chết đi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Nội dung của kế hoạch bao gồm những gì?

TL:

-Nội dung của kế hoạch bao gồm 2 nội dung chính:

  1.Mục tiêu của kế hoạch

- Xác định mục tiêu, yêu cầu, tính cấp bách (why), nội dung công việc (what),
- Xác định địa điểm, thời gian và đơn vị thực hiện (where, when, who),

  2. Biện pháp thực hiện kế hoạch

- Xác định cách thức thực hiện (how)
- Xác định phương pháp kiểm tra (check), kiểm soát (control)
- Xác định phương pháp,nguồn lực thực hiện

- Xác định pp điều chỉnh.

Câu 2: Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường hoạt động theo nguyên tắc nào?

TL:

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường hoạt động  theo nguyên tắc sử dụng những đòn bẩylợi ích kinh tế, những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, ngăn ngừa tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tới môi trường. Công cụ kinh tế trong QLMT có tác động trực tiếp tới thu nhập, hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động khác cókhai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường.


Câu 3: Quản lý môi trường là gì?

TL:

"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".

Câu 4: Nêu định nghĩa và các yếu tố tạo thành của hoạt động quản lý?

TL:

-Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là:

1- Xây dựng kế hoạch;

2- Tổ chức thực hiện kế hoạch, gồm cả tổ chức việc lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch;

3- Chỉ đạo việc thực hiện KH - gồm cả chỉ đạo việc lập kế hoạch, điều chỉnh, kiểm soát;

4- Điều chỉnh kế hoạch cũng như điều chỉnh các khâu của quản lý

 5- Kiểm soát việc thực hiện kế hoach cũng như các khâu khác của quản lý

-Quản lý chính là thực hiện kế hoạch đặt ra thông qua: tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát việc thực hiện  kế hoạch ấy”.


Câu 5: Nêu khái niệm và phân loại  phí và lệ phí; Nêu ví dụ về phí và lệ phí Môi trường?

TL:

***Khái niệm chung về phí và lệ phí

Lệ phí là khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp.

Phí là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Lệ phí mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Người được hưởng dịch vụ của nhà nước mới phải nộp phí. Hay nói một cách khác lệ phí mang tính chất hoàn trả trực tiếp, mức thu xây đựng trên cơ sở đáp ứng  nhu cầu bù đắp chi phí và dịch vụ công cộng và một phần nhỏ cho nhu cầu động viên vào ngân sách.

Phí không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, mức thu phí được xây dựng  trên cơ sở đáp ứng chi phí cần thiết cho hoạt động của nhà nước  về việc đó và khả năng đóng góp  của các đối tượng phải nộp phí.

Phân loại phí và lệ phí

Theo quy mô, phí và lệ có thể chia ra làm hai loại chủ yếu:

·                     Loại mang tính chất phổ biến như: phí giao thông, phí môi trường, học phí, viện phí, thuỷ lợi phí…Những loại này do chính phủ quy định về nguyên tắc và giao cho Bộ tài chính phối hợp với các ngành chủ quan thi hành.

·                     Loại mang tính chất địa phương như phí chợ, phí cầu đường do địa phương xây dựng, bảo dưỡng. Loại phí này do UBND tỉnh hoặc cấp tương đương xây dựng trình hội đồng nhân dân  và Bộ tài chính xét duyệt.

Các loại phí và lệ phí môi trường

·Lệ phí vệ sinh môi trường  ở các đô thị liên quan đến việc thu dọn rác sinh hoạt, quét dọn đường phố.

·Lệ phí đổ rác, xử lý rác thải độc hại,

·Lệ phí  giám sát, thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường…

·Các loại phí môi trường như phí xử lý rác thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường các bãi thải, vv..


 

Câu 6: Hãy nêu các nguồn thông tin, dữ liệu có thể khai thác cho việc lập báo cáo hiện trạng Mt, cơ sở cho việc hoạnh định kế hoạch BVMT ?

TL

Nguồn thông tin và dữ liệu phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng MT

1.Thông tin và số liệu từ các liên giám thống kê của tổng cục thống kê, của các bộ ngành và của các cục thống kê cấp tỉnh

2.Thông tin và số liệu từ các kêt quả quan trắc MT của hệ thống quan trắc MT quốc gia và hệ thông quan trăc MT của các địa phương

3.Thông tin và số liệu từ các bộ, ngành, các sở, ban ngành liên quan

4.Thông tin và số liệu từ các nguồn khác

a)Kết quả quan trắc của các trạm quan trắc hoặc trung tâm quan trắc Mt năm ngoài hệ thống các trạm MT quốc gia và địa phương

b)Kết quả nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho báo cáo hiện trạng MT

c)Kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hay đề tài nghiên cứu cấp khoa học cấp bộ, cấp nhà nước đã được nghiệm thu và công bố, công khai chính thức

5.Các chương trình nghiên cứu ,khảo sát bổ sung về những vấn đề MT chuyên đề ( do chính cơ quan chủ trì XD báo cáo thực hiện) nhằm mục đích hỗ trợ dữ liệu cho công tác XD báo cáo hiện trạng MT.

 


 

Câu 7:


 

Câu 8: Nêu khái niệm về thuế Môi trường? Nguyên tắc tính thuế môi trường? Luật thuế môi trường quy định những nội dung gì?

TL:

Thuế môi trường

Là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động nhầm bảo vệ môi trường quốc gia.

+ Các nguyên tắc tính thuế môi trường:

 - Hướng vào mục tiêu phát triển bền vững và chính sách kế hoạch môi trường cụ thể của quốc gia

-  Người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền

- Mức thuế và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường quốc gia.

- Biểu thuế và mức thuế và phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường quốc gia, các thông lệ quốc tế và các tiêu chuẩn môi trường thế giới.

+ Các yếu tố cơ bản của luật thuế

+ Đối tượng nộp thuế

+ Đối tượng tính thuế :

      * Thuế suất: Mức thu được ấn định trên 1 đối tượng tính thuế.

       * Biểu thuế, thống kê các loại thuế quy định cho     một đối tượng tính thuế.

+ Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế.

+ Thủ tục quản lý thu nộp thuế


 

Câu 9: Liệt kê các công cụ pháp lý trong QLMT, nêu ví dụ.

TL:

Công cụ Pháp lý trong QLMT:

1.     Hiến pháp,

2.     Bộ luật về Bảo vệ Môi trường,

3.     Các bộ luật liên quan khác,    

4.     Các văn bản dưới luật:

      -  Nghị định Chính phủ,

      -  Thông tư hướng dẫn,

      -   Quyết định…

      -   Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Quốc gia,

Ví dụ:

1. Luật:  Bộ luật về Bảo vệ Môi trường 2005

             Ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005

              Luật thuế môi trường 2010

           Ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010

2. Nghị định

+ Nghị định số 80/2006/ND-CP : Về việc quy định chib tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005, với 2 phụ lục:

 PL1: Danh mục các dự án phải lập báo cáo DTM,

PL2: Danh mục các dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo DTM của Bộ TNMT.

+ Nghị định số 81/2006/ND-CP  Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

3. Quyết định:

+Quyết định số 23/2006/QD-BTNMT  Về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại

+Quyết định số 19/2007/QD-BTNMT Về việc ban hành Quy định về điều  kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo DTM. Và nhiều Quyết định liên quan tới QLMT  khác….

4. Thông tư hướng dẫn:

+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT: Nội dung: hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ONMT cần xử lý.

Thông tư số 06/2007/TT-BKH

Nội dung: hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/ND-Cp quy định việc BVMT trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

Và nhiều Thông tư của bộ TNMT và các Bộ khác liên quan tới QLMT….

 


Câu 10: Công cụ QLMT là gì? Phân loại  các công cụ QLMT.

TL:

+ Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện những nội dung của công tác quản lý môi trường.

Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi công cu có một chức năng nhất định, liên kết và hổ trợ lẫn nhau.

+ Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ:

ØCông cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách

ØCông cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế.

ØCông cụ hỗ trợ: các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá tác động môi trường, kiểm kê thống kê nguồn thải, quan trắc môi trường, công nghệ xử lý, TC, Quy chuẩn MT….

+ Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất gồm:

-        Công cụ pháp lý,

-        Công cụ kinh tế,

-        Công cụ kỹ thuật.

 


Câu 11: Liệt kê các đối tượng  quản lý trong QLMT?

TL:

 

1.     Quản lý môi trường theo lãnh thổ: Vùng, tỉnh, huyện, đô thị, nông thôn, KCN…

2.     Quản lý môi trường theo ngành kinh tế : Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, năng lượng, khai thác khóang sản…

3.     Quản lý môi trường theo thành phần, chỉ tiêu cụ thể của môi trường: Không khí, Nước, Đất…

4.     Quản lý tài nguyên: tài nguyên nước, biển, khí hậu, đất, sinh vật, rừng, du lịch…

5.   Quản lý chất lượng môi trường: ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước thải, nước mặt, nước ngầm…

6.   Quản lý nguồn gây ô nhiễm: ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn về lượng phát thải, cấp phép xả thải, ĐTM, các cam kết BVMT của các chủ nguồn thải.

7.   Quản lý kỹ thuật môi trường: quản lý hệ thống quan trắc, giám định, thẩm định chất lượng máy, thiết bị, lưu trữ và cung cấp các dịch vụ thông tin dữ liệu môi trường

8.   Quản lý tài chính BVMT: quản lý nguồn tài chính cho BVMT, qũy môi trường ở TW, các ngành, địa phương

9.  Quản lý kế họach môi trường: quản lý việc xây dựng và thực thi các kế họach BVMT từ TW đến địa phương.

. . .


Câu 12: Kế hoạch quan trắ môi trường là gì? Nó bao gồm những yêu cầu gì?

TL:

-Kế hoạch quan trắc môi trường là một chương trình quan trắc được lập ra nhằm đáp ứng một số mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm những yêu cầu về thông tin, các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp phân tích, đo, thử; yêu cầu về nhân lực và kinh phí thực  hiện.

Câu 13: Nêu các mục tiêu chủ yếu của QLMT VN hiện nay?

TL:

1. Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người:

–         Cải tiến, chấn chỉnh công tác ĐTM

–         Phân lọai các cơ sở gây ô nhiễm và có kế họach xử lý phù hợp

–         Ưu tiên áp dụng công nghệ sạch, ít chất thải

–         Xử lý chất thải tại các đô thị và KCN, bệnh viện

–         Thực hiện kế họach quốc gia về ứng cứu sự cố

 

2. Phát triển đất nước theo nguyên tắc PTBV được Hội nghị Rio-92 thông qua:

–               Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng

–               Cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống

–               Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất

–               Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất

–               Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức vì sự PTBV

–               Tạo điều kiện để cộng đồng tự QLMT của mình

–               Tạo cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc PTBV

–               Xây dựng khối liên minh tòan thế giới về bảo vệ và phát triển

–               Xây dựng một xã hội bền vững

3. Tăng cường công tác QLMT từ trung ương đến địa phương; Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ:

   a.  Hoàn thiện tổ chức hệ thống quản lý:

–         Nâng cấp cơ quan QLNN về môi trường

–         Kế họach hóa công tác BVMT từ TW đến địa phương

–         Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường

    b. Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các công cụ QLMT; Xây dựng các công cụ thích hợp cho từng ngành, địa phương và tùy thuộc vào trình độ phát triển:

   + Tăng cường các Công cụ pháp lý:  

–         Hòan chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về BVMT,

–         Rà sóat và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, quy định pháp luật khác,

–         Thể chế hóa việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển và BVMT

+ Công cụ kinh tế:

–         Ban hành chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng công nghệ sạch.

–         Thể chế hóa việc đóng góp chi phí BVMT, thuế môi trường, thuế tài nguyên, qũy môi trường…

  + Công cụ Kỹ thuật:

–         Xây dựng mạng lưới QTMT quốc gia, vùng, lãnh thổ và gắn với mạng lưới tòan cầu

–         Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường


Câu 14: Hệ thống kỹ thuật trong QLMT gồm 3 TP – liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, giúp chúng ta đánh giá đc hiện trạng, theo dõi được diễn biến và dự báo về CLMT – làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch BVMT bao gồm những gì? Nêu cá cấu thành cơ bản của chúng?

TL:

**3 thành phần không tách rời:

A-QL CLMT qua hệ thống quan trắc, phân tích clmt

B-Quản lý nguồn phát thải qua monitoring, đo đạc, kiểm kê, thống kê, thanh tra nguồn phát thải

C-Quản lý môi trường = công cụ tin học, viễn thám: mô hình hóa, ảnh vệ tinh:

-Trong thực tế Vn hiện nay, công cụ kỹ thuật được quan tâm nhất là quan trắc, pt môi trường

-Quan trắc môi trường là quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhìu chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về time, ko gian, phương pháp và quy trình đo lường đẻ cung cấp thông tin cơ bản có dộ tin cậy, độ chính xác cao, có thể đánh giá diến biễn CLMT

- Kế hoạch quan trắc môi trường là một chương trình quan trắc được lập ra nhằm đáp ứng một số mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm những yêu cầu về thông tin, các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp phân tích, đo, thử; yêu cầu về nhân lực và kinh phí thực  hiện.

-Các bước chủ yếu trong quan trắc mt:

 

.


Câu 15: Nêu lý do 1 cơ quan tổ  chức doanh nghiệp mong muốn nhận đc chứng  nhận ISO 14001?

TL:

******Lý do:

-ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện với các tổ chứa

- Để xây dựng 1 hệ thống quản lý môi trường hớp vs tiêu chuẩn đòi hỏi  những lỗi lực và chi phí

- Các lỗi lực và chi phí sẽ phụ thuộc vào thực trạng của ct.

=> Câu trả lời có thể là:

+ áp lực từ phía pháp luật

+ Áp lực từ phía khách hàng

+ Áp lực từ các công ty bảo hiểm

+ Áp lực từ ngân hàng

-->Có thể là do nghĩa vụ pháp lý, có thể động lực là lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng hệ thống

******Lý do cho việc áp dụng ht QLMT

-Dễ dàng hơn trong kinh doanh: một tiêu chuẩn sẽ giảm các rào cản về kinh doanh

- Đáp ứng với yêu cầu pháp luật

- Tăng lòng tin

-Giảm rủ ro và trách nhiệm pháp lý: các tổ chức đc chứng nhận ISO 14001 í gặp vẫn đề về môi trường hơn các tổ chức không đc chứng nhận

- Tiết kiệm: Tổ chức sẽ tiết kiệm đc nhiều hơn thông qua các nỗ lực giảm thiểu chất thải và ngăng ngừag ô nhiễm.

- Có đk kinh doanh thuận lợi: Các khách hàng mong muốn kinh doanh với các tổ chức đc biết đến trong việc bảo vệ môi trường

- Cần cải tiến hiệu suất sản xuất

- Đáp ứng đc yêu cầu của các bên hữu quan

- Giảm áp lực về môi trường

- Nâng cao hình ảnh  của công ty

-è Với sự quan tâm đến mt ngày càng nhiều, động cơ cho việc chứng nhận ISO 14001 là mục đích sống còn của tổ chức. Một đk hiển nhiên là chỉ trong vào nă nữa, một hệ thống quản lý mt có hiệu quả sẽ là vé vào cửa cua rthij trường thương mại quốc tế. Nếu không có chứng chỉ đó, các tổ chức sẽ khó tồn tại trong thị trường này.


Câu 16: Mục đích của ISO 14000 là gì? Nêu cách thức thực hiện mục đích này?

TL:

****Mục đích của ISO 14000 là:

- Hỗ trợ trong việc bvmt và kiểm soát ô nhiếm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội

- Hỗ trợ các tổ chức phòng trách các ảnh hưởng của môi trường phát sing từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức

-Đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức đấp ứng đc yêu cầu của pháp luật

**** Cách  thức thực hiện mục đích của ISO 14000

1- Cam kết của lãnh đạo: Cam kết của lãnh đạo phải được thể hiện từ giai đoạn bắt đầu thực hiện và trong suốt quá trình duy trì thực hiện Hệ thống Quản lý môi trường. Nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo trong việc thiết lập các mục tiêu của ISO 14001 cũng như sự tham gia tích cực các hoạt động môi trường liên quan, thì sẽ không có cơ hội để hoà hợp và thực hiện thành công Hệ thống Quản lý môi trường.

2- Tuân thủ với chính sách môi trường: “Chính sách môi trường do lãnh đạo lập ra hoặc lập ra dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo, đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra “các đường lối chung” , “các khuynh hướng môi trường” và “các nguyên tắc hành động” đối với tổ chức.

3- Lập kế hoạch môi trường: Để có Hệ thống Quản lý môi trường  hiệu quả, tổ chức phải xác định của các hoạt động có thể có các tác động đến môi trường, đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Sau đó tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện các mục đó. Trong kế hoạch phải đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ tiêu môi trường và thiết lập chương trình để đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

4- Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía cạnh môi trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong Hệ thống Quản lý môi trường và phải được tất cả mọi nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó.

     5-  Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người mà công việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông qua các khoá đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống Quản lý môi trường.

6-  Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả.

7- Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan:  Kiểm soát các hoạt động của Hệ thống Quản lý môi trường được chứng minh qua các thủ tục dạng văn bản của các quá trình có thể có tác động đến môi trường và qua việc kiểm soát sự tuân thủ chặt chẽ các thủ tục. Để có thể thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm soát tài liệu nhằm đảm bảo (1) Các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng và (2) Các thay đổi đều phải tuân theo thủ tục đã được phê duyệt.

8- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Hệ thống Quản lý môi trường  phải có thủ tục để xác định tình trạng khẩn cấp về môi trường. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp phải được thực hiện và được chứng minh qua các khoá đào tạo tập huấn và thực hành cụ thể trong Hệ thống Quản lý môi trường của tổ chức

9-  Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa:  Hệ thống Quản lý môi trường phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Đây là bước rất quan trọng trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra- Khắc phục (PDCA) của Hệ thống Quản lý môi trường. Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn

10-  Lưu giữ hồ sơ: Hệ thống Quản lý môi trường  phải duy trì các hồ sơ môi trường quan trọng làm bằng chứng cho các kết quả hoạt động của mình. Hồ sơ có thể rất nhiều và đa dạng, hồ sơ rất hữu ích cho tổ chức, cho chuyên gia đánh giá, cho các cơ quan pháp luật và cho các bên hữu quan khác.

11-  Xem xét của lãnh đạo: Hệ thống Quản lý môi trường phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục.

12-  Cải tiến liên tục: Cần xây dựng hệ thống để xác định các cơ hội cải tiến Hệ thống Quản lý môi trường. Cải tiến liên tục xuất hiện khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp, tuy nhiên cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập các quá trình mới thay thế quá trình cũ, thay đổi công nghệ hoặc chiến lược mới.


Câu 17: Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại; Về công nghiệp bao gồm các ngành nào? Cơ quan chuyên môn phụ trách về bảo vệ môi trường của bộ công thương là cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nó?

TL:

****Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành công nghiệp sau:

  - Cơ khí, luyện kim, điện,

   - Năng lượng mới, năng lượng tái tạo,

  - Dầu khí,  hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp,

   - Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến  khoáng sản,

  - Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm   và công nghiệp chế biến khác,

 

*****Về môi trường công tác quản lý môi trường được giao cho Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.Cục có 3 phòng chức năng về Môi trường gồm:: 

- Phòng Quản lý môi trường

- Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường

- Trung tâm Quan trắc và Ứng dụng phát triển công nghệ môi trường;

 

******Do 1 Phó Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo :

- Các hoạt động về quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp bền vững theo định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam;
- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành; các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường; chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất công nghiệp

- 3 Phòng chức năng: Phòng Quản lý môi trường, Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Quan trắc và Ứng dụng phát triển công nghệ môi trường;

Câu 18: nêu khái niệm về GIS? Lấy VD ứng dụng của GIS trong QLMT ?

TL

Khái niệm:

      Hệ thống thông tin địa lí GIS là một công cụ máy tính để lạp bản đồ và phân tích các sự vật hiện tượng thực hiện trên Trái đất

      Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dl thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lí, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ.

      GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hỗ trợ trong:

         Phân tích các sự kiện

         Dự đoán tác động

         Hoạch định chiến lược       

Khi xây dựng một kế hoạch cho một công việc mới như:

-tìm một vị trí tốt cho một dự án

-tính toán tối ưu cho một giải  pháp ...

      GIS cho phép  :

       -tạo lập bản đồ

       - phối hợp thông tin

       -khái quát các viễn cánh

       -giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đâ, thiếu GIS không thực hiện được.

GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường họ,chính phủ và cá doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quết vấn đề

      Lập bản đồ và ptich địa lí không phải là kĩ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ.

      Trước công nghệ GIS, chỉ có môt số ít người có nhưng kĩ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định

      Ngày nay, GIS là 1 ngành CN hàng tỉ dola với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong cac trường đại học trên toàn thế giới

      Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS

      GIS được kết hợp bởi hàng trăm thành phần chính

-        Phần cứng

-        Phần mềm

-        Dữ liệu

-        Con người

-        Phương pháp

 

****Ví dụ ứng dụng của GiS trong QLMT:

         Xu hướng hiện nay trong quản lí mt là sử dụng tối đa khả năng  cho phép của GIS. Sự phát triển của phần cứng làm cho máy tính có nhiều khả năng hơn, mạnh hơn và các ứng dungjGIS cũng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng bời các khả năng hiển thị dl 3 chiều, các công cụ phân tích không gian và giao diện tùy biến

Bốn lĩnh vực hiện diện của GIS (4M)

·      Quan sát và đo đạc các thông số mt

·      Xây dựng các bản đồ diển tả các đặc tính nào đó của Trái Đất

·      Theo dõi các diễn biến môi trường theo không gian và thời gian

·      Mô hình hóa các quá trình, diễn biến xay ra trong mt

Các ứng dụng của GIS được liên tục phát triển trong lĩnh vực quản lí vào bảo vệ mt

-        Kiểm kê nguồn thải, nguồn tài nguyên

-        Mô hình hóa ( tổ chức dl vào ra, thể hiện kết quả)

-        Ql các sự cố mt

-        Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mt

-        Cung cấp thông nhanh và hiệu quả cho các nhà hoạch định chính sách trong các hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch mt

 

Ví dụ Ứng dụng GIS trong quản lý  tài nguyên nước:                     

-        1- Kiểm soát mức nước ngầm 
        Duy trì mực nước ngầm thích hợp trong các vùng khai khoáng là một vấn đề lớn. Sử dụng GIS để kiểm soát mực nước ngầm cho các vùng khai thác than, tạo các bản đồ mực nước ngầm, kết hợp với các dữ liệu khác như thổ nhưỡng, địa hình, quy mô khai thác mỏ, công nghệ kỹ thuật được sử dụng, cung cấp công cụ đắc lực cho các nhà phân tích

-        2- Kiểm soát sự phục hồi mực nước ngầm
   Ðánh giá sự phục hồi mực nước ngầm là rất khó khăn, nhưng với công nghệ GIS công việc này trở nên dễ dàng hơn. Dùng GIS để xây dựng các lớp bản đồ cho mỗi tính toán về sự phục hồi mực nước ngầm. Những lớp này sau đó được kết hợp lại để tạo nên một bản đồ cuối cùng biểu diễn sự phục hồi của mỗi vùng.
GIS giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng tính toán và mô phỏng đồng thời tốc độ phục hồi mực nước ngầm của các vùng khác nhau. 

-        3- Phân tích hệ thống sông ngòi
  
Sử dụng GIS để phân tích hệ thống sông cũng như toàn bộ vùng lưu vực sông. Với công nghệ GIS có thể xây dựng mô phỏng mạng lưới sông ngòi của khu vực cùng các thông số đặc trưng.

-        4- Quản lý các lưu vực sông
  
      Lưu vực sông là một hệ thống nhạy cảm và phức tạp. Quản lý lưu vực sông đòi hỏi lưu lượng nước đầy đủ, duy trì sự ổn định của các hệ sinh thái, kiểm soát lũ. GIS hỗ trợ quản lý vùng lưu vực sông .GIS được sử dụng để mô hình hoá sự cân bằng nước, quá trình xói mòn, và kiểm soát lũ cho khu vực. 

-        5- Kiểm soát các nguồn nước
   GIS được dùng để quản lý sự phân bố của các nguồn nước, nhờ đó các nhà khoa học có thể dễ xác định vị trí các nguồn nước này trong toàn bộ hệ thống.


 

Câu 19: Chức năng quản lý nhà nước về môi trường của Bộ Tài nguyên Môi trường được thực hiện ở Tổng cục môi trường, nêu chức năng nhiệm vụ và các đơn vị  trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ này.

TL:

1. Nhiệm vụ Tổng cục Môi trường

Tổng cục Môi trường thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Dự thảo các văn bản pháp quy, kế hoạch về BV môi trường:

- Quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, thông tư, quyết định,  chỉ thị, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường.

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án về môi trường

2.Chỉ đạo, kiểm tratổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự ánvề môi trường sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

3. Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục; trả lời, giải đáp chính sách, pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực:

      -  Kiểm soát ô nhiễm:

      -  Quản lý chất thải và cải thiện môi trường:

       -  Bảo tồn đa dạng sinh học:

      -  Bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển:

     -  Thẩm định và đánh giá tác động môi trường:

     -  Quan trắc và thông tin môi trường:

      -  Hợp tác quốc tế và khoa học, công nghệ:

      -  Truyền thông môi trường:

      -  Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

2. Các đơn vị thuộc TC MT thực hiện trực tiếp nhiệm vụ QL về MT

       1. Cục Kiểm soát ô nhiễm.

       2. Cục Bảo tồn đa dạng sinh học.

       3. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường.

       4. Cục Thẩm định và Đánh giá tác động MT.

       5 . Trung tâm Quan trắc môi trường.


Câu 20: Nêu nhiệm vụ, chức năng, đối tượng quản lý của Bộ Tài nguyên Môi trường?

TL:

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Nhiệm vụ (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường) của Bộ TN MT:

1. Dự thảo các văn bản pháp quy về Môi trường:

    Dự án luật, Dự thảo nghị quyết của Quốc hội,

   Dự án pháp lệnh, Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

   Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

3. Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện:

         - Các văn bản quy phạm pháp luật,

         - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

        - Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.


Câu 21: Chương trình kiểm thải chuyên đề là gì? Liệt kê các ví dụ?

TL:

****Quản ký nguồn thải:

-Nguồn thải là nơi phát sinh ra các chất thải – bao gồm các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí.

- Quản lý nguồn thải là hđ điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá về nguồn phát thải làm cho cơ sở cho việc xây dựng kh quản lý chất thải

****Khái Niệm kiểm thải chuyên để:

-Kiểm thải chuyên đề là các chương trình điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá về nguồn thải vs nội dung cụ thể. Ví dụ như:

+ Chương trình kiểm thải các chất ohas hủy tầng ôzôn

+ Chương trình kiểm thải các chất gây mưa axit

+ Chương trình kiểm thải các chất gây hiệu ứng nhà kính

+ Chưởng trình kiểm thải các chất thải nguy hại

+ Chương trình kiểm thải PM2.5, PM10...

+ Chương trình kiểm thải VOC...

*** Mục đích quản lý nguồn thải theo nhóm tác động, làm cơ sơe để các chinh sách, xây dựng, các biện pháp giảm thiểu đối với các chất thải, nguồn thải cụ thể, cũng như đánh giá hiệu quả của các chính sách, biện pháp này.

-Chương trình kiểm thải chuyên đề có thể đc thực hiện theo đối tượng ngành thành phần môi trường như chương trình.


Câu 22: Nêu các thông tin cần thiết(về nguồn thải) phục vụ công tác quản lý nguồn thải?

TL:

***Quản lý nguồn thải làm gì??

-Nắm đc thông tin đây đủ về nguồn thải(trả lời câu hỏi: ở đâu? Cái gì? Bao nhiêu? Khi nào?..) chúng ta mới có cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý chất thải:

+Phòng ngừa, giảm thiểu:

*Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu

*Sản xuất sạch hơn, tiêu dùng sinh thái

+ Xử lý chất thải:

*Phân loại, thu ghom, vận chuyển

* Thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải.

+ Tiêu hủy, thải bỏ vào môi trường

*****Các thông số cố định của nguồn thải

-Vị trí của nguồn thải, mã số nguồn:

+ Định vị nguồn thải dùng GPS

+ xác định vị trí trên bản đồ

-Các thông tin cố định về nguồn thải:

+ Tên cơ sở có nguồn thải, địa chỉ, số đăng ký kinh doanh

+ Công nghệ sản xuất

+ Công nghệ xử lý

+ Kích thước cửa xả..

--Khả năng thay đổi và quy định báo cáo khi có thay đổi

*****Các thông số biến động

=-Các thồn số vật lý của nguồn thải

+ Nhiệt độ chất thải

+ Vận tốc xả thải

+ Lưu lượng xả thải

= Thành phần hóa học, lượng chất thải

+ Thành phần hóa học của chất thải

+ Lượng của mỗi loại chất thải

= Các thông số công nghệ

+ Các thông số đo được = các thiết bị đo trong điều khiển công nghệ

+ Các thông số liên quan đến tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, tiêu thụ điện năng/...

=Phiếu điều tra nguồn thải.


Câu 23: Nguồn thải là nơi phát sinh ra các chất thải , bao gồm các chất thải ở các dạnh rắn, lỏng, khí.Hãy nêu khái niệm về quản lý nguồn thải? Tại sao phải quản lý nguồn thải?

TL:

******Quản lí nguồn thải là ji?(0.5)

-Nguôn thải là nơi phat sinh ra các chất thải-bao gồm các chất thải ở dạng rắn lỏng khí.

-Quản lí nguồn thải là hoạt động điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá về nguồn phác thải làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lí chất thải.\

*****Tsao phai quản lí nguồn thải?(1đ)

Ø  Nắm được thông tin đầy đủ về nguông thải( ở đâu? Cái ji? Bao nhiêu? Khi nào?....)chúng ta mới có cơ sở để xây dựng kế hoach quản lí chất thải:

ü  Phòng ngừa. Giảm thiểu:

. tiếc kiêm năng lượng nguyên liệu

. Sản xuất sạch hơn, tiêu dùng sinh thái

ü  Xử lí chất thải:

. phân loại, thu gom, vận chuyển

. Thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải

ü  Tiêu hủy. Thải bỏ vào môi trường.

Ø  . thực hiện luật BVMT( các điều khoản quy định liên quan đến QLNT)

Vi du:

Điều 57. Kiểm soát, xử lí ô nhiễm môi trường biển

Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giả phap ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu với môi trường biển.

Điều 60: Kiểm soát, xử lí môi trường nước trong lưu vực sông

Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đânhs giá và có giả pháp kiểm soát, xử lí trước khi thải vào sông.

Điều 66: trách nhiệm quả lí chất thải

1-    Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thỉa có trách nhiệm giảm thiểu, tía chế, tía sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ.

2-    Chất thải  phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất, để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải

Điều 76: Quy hoạch về thu gom, xử lí, chôn lấp chất thải nguy hại.

1-Bộ xây dựng chủ trì phối hợp với bộ tài nguyên và môi trường và UBND cáp tỉnh, quy hoạch toogr thể quốc gia vè thu gom, xử lí, chôn lấp chất thỉa nguy hại trình thủ tướng chính phử phê dyệt.

2-Nội dung qy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lí, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:

a)    Điều tra, đânhs giá, dự báo nguonf phát sinh chất thỉa nguy hại, loại và khối lượng chất thỉa nguy hại.

Ø  Thực hiện các cam ước quốc tế:

Điều 84(LBVMT VN)

Quản lí khí thải gay hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon

Bộ tài nguyên mt co trahcs nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà chxhcn vn là thành viên.


Câu 24: bảo đàm chất lượng/ kiểm soát cl( QA/QC) trong PTN và lập báo cáo kq quan trắc về cl mt là gì?

TL:

- Bảo đàm cl và quan trắc mt là 1 hệ thống tích hợp các hđ ql và kt trong một tổ chức nhằm đảm bảo cho hoạt quan trắc mt đạt được các tiêu chuẩn cl đã quy định

- Kiểm soát cl trong quan trắc mt là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được đọ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tc cl nhawmg đảm bảo cho hđ quan trắc mt đạt tiêu chuẩn cl này.

- Các hoạt động QA/QC phòng thí nghiệm chính là việc xd và áp dụng hệ thống qlcl và đo có sự đan xen, kết hợp các hoạt động QC, theo yêu cầu của ISO/IEC Guide 25

- TCVN 5958: 1995, yêu cầu chung về năng lực của PTN/ hiệu chuẩn hiện nay đã được chuyển thành tiêu chuẩn quốc tế mang tên ISO/IEC 17025:1999, tg ứng với TCVN ISO/IEC 17025:2001

- QA/QC trong xử lí số liệu:

+ Có 2 loại số liệu dc lưu giữ: một loại được lưu giữ sẵn và máy tính; một loại là số liệu đo được của chương trình uan trắc hiện hành

+ Phải đảm bảo cho các loại số liệu này được phân biệt rõ ràng, k nhằm lẫn với nhau và an toàn

+ Khi sd phần mềm máy tính cần quan tâm đến việc kiểm tra, phân tích và duy trì hệ thống máy tính. Phần mềm của máy tính cũng có thể thực hiện các chức năng kiểm soát khác nhau như phép pt tương quan và việc sử dụng các cặp giới hạn.

- QA/QC trong pt số liệu:

+Phân tích số liệu là giai đoạn chuyển số liệu thô thành thông tin sd được

+ để thông tin nhận được từ số liệu thô có thể so sánh và truy nguồn gốc, phải triển khai biên bản ptich số liệu

+phải có phương pháp tư liệu hóa chuản mực các số liệu đã có thành CSDL để truy cập và sd khi cần thiết.


Câu 25: Nêu các thành phần cơ bản của mạng lưới quan trắc môi trường. Phân loại các trạm quan trắc dưới góc độ ký thuật?

TL:

***Các thành phần cơ bản của mạng lưới quan trắc:

I-Mạng lưới quan trắc nền:

-Quan trắ môi trường không khí

- Quan trắc môi trường nền nước sông

- QT MT nền nước hồ

- QT MT nền nước dưới đất và ven biển, ngoài khơi

II- Mạng lưới QT MT tác động:

-ĐV quan trắc vs trang thiết bị qt hiện đại – tự động.

- QT tác động mt không khí: 58 tỉnh, thành phố trực thuộc TW, khu CN

- QT tác động MT nước mặt lục địa: 64 tỉnh, thành phố trực thuộc TW, khu CN

- 21 tỉnh, thành phố trực thuộc TW qun trắc mưa axit

- 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan trắc môi trường đất; cửa sông; cảng biển; bãi tắm; vùng nuôi trồng thủy sản; ngoài khơi..

- QT môi trường phòng xạ

- QT chất thải rắn ở các tỉnh thành phố

- QT đa dạng sinh học ở các vườn quốc và khu bảo tồn thiên nhiên

****Phân loại các trămh QT dưới góc độ kỹ thuật

1-Theo tính chất cua PP lấy mẫu

-Thụ động

- Chủ động

2- Theo mức độ tự động hóa của khâu lấy mẫu, phân tích:

+ Tự động hoàn toàn

+ Bán tự động

+ Thủ công

3 – Tho thời gian hoạt động:

+ Tức thời, không liên tục(tự động cẩm tay)

+ Tức thời liên tục(Trạm tự động)

+ Trung bình theo thời gian

4 – Theo tính di động của trạm, điểm đo:

+ Trạm, tiết bị di động

+ Điểm đo cố định, thiết bị di động

+ Thiết bị di động, điểm không cố định

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro