Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng Quyển 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

<P>

<P align=center><B>Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích</B></P>

<P align=center><B>Cảm Ứng Tụng</B></P>

<P align=center><B>Quyển 4</B></P>

<P align=center><B>觀世音菩薩本跡感應頌</B><B>,</B></P>

<P align=center><B>卷四</B></P>

<P align=center><B>彭澤菩薩戒弟子許止淨述</B></P>

<P align=center><B>Phần 1</B></P>

<P align=center><B> </B></P>

<P align=center>Bành Trạch Bồ Tát Giới đệ tử Hứa Chỉ Tịnh soạn</P>

<P align=center>Ấn Quang Đại Sư giám định</P>

<P align=center>Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa</P>

<P align=center>Giảo chánh: Minh Tiến, Huệ Trang, Vạn Từ</P>

<P> </P>

<P align=center><B>Trình bày ý nghĩa của việc trích lục đại lược kinh văn làm chứng</B></P>

<P align=center> </P>

<P>      Trong một vi trần trọn đủ các kinh trong tam thiên đại thiên thế giới. Trong một quyển kinh chép các sự việc trong tam thiên đại thiên thế giới. Một vi trần là như thế, mà vi trần nào cũng giống như thế. Huống chi trong vô lượng kiếp trước, đức Quán Âm Đại Sĩ ta thành Chánh Giác đã lâu, an trụ Tịch Quang, thường hưởng pháp lạc! Chỉ vì thệ nguyện rộng sâu, tâm độ sanh tha thiết, nên lại chẳng lìa Tịch Quang, hiện hình trong chín giới, trọn khắp pháp giới, hiện khắp các sắc thân. Sự - lý Bổn Tích ấy nếu chẳng phải là Phật sẽ không thể nào biết được, một kẻ phàm phu nhỏ nhoi làm sao có thể gom góp, biên soạn hòng tán tụng được ư? Nhưng kẻ uống nước biển cả chỉ cầu no bụng, người đến tiệm bán thuốc chỉ mong lành bệnh, há cứ phải một miệng hút cạn [nước biển], uống sạch hết các loại thuốc thì mới được hay sao? Vì thế, tôi trích lục đại lược những chuyện nhằm tỏ rõ bổn tích của Đại Sĩ từ các kinh Đại Thừa ghép vào sau phần tụng văn để chứng tỏ rõ ràng, ngõ hầu người đọc đều biết ơn Đại Sĩ sâu xa nhất mà cùng sanh lòng cảm kích tu trì. Nhưng Đại Sĩ ứng hiện trọn khắp căn cơ, chẳng sót một vật nào thì cố nhiên trọn đủ các pháp, nhiếp khắp chín giới; bọn ta tu tập hãy nên theo pháp môn nào? Cần biết rằng: Thấy đạo quý ở chỗ vạn pháp viên dung, tu đạo cốt yếu cậy nơi một môn thâm nhập! Huống chi tôi là kẻ độn căn nghe pháp trễ tràng, chí khăng khăng Tịnh Độ, chẳng màng đến chuyện gì khác, chỉ niệm đâu nghĩ tại đó, ngày ngày huân tập, tiêm nhiễm, nào ngờ mỗi phen đọc một kinh, thấy một pháp, chạm vào mắt đều là cảnh Tịnh Độ, lọt vào tai đều là âm thanh nơi Tịnh Độ, những điều chứa trong lòng đều là nghĩa Tịnh Độ. Vì thế, đối với việc biên tập phần kinh chứng (dẫn kinh văn làm chứng cho tụng văn), vẫn dùng pháp môn Tịnh Độ để tiến nhập.</P>

<P>Pháp môn Tịnh Độ thích hợp khắp ba căn, chẳng sót một vật[1] nào. Cương tông để tu Tịnh Độ chỉ tại "đại Bồ Đề tâm bất thoái". Trong hội Hoa Nghiêm, Đại Sĩ dạy bảo Thiện Tài, cố nhiên ý càng chân thật, thiết tha. [Đạt đến] Bồ Đề bất thoái lại do "xa lìa ác tri thức, thân cận thượng thiện nhân". Hai kinh Bi Hoa và Thọ Ký nói chẳng cùng tận. Bí quyết tu Tịnh Độ là <I>"sanh lòng tin, phát nguyện, chấp trì danh hiệu".</I> Nếu có thể tịnh niệm liên tục thì sẽ tự nhiên cảm ứng đạo giao, cậy vào Phật lực, vãng sanh Tây Phương, chứng Vô Sanh Nhẫn, đạt lên địa vị Bất Thoái, đấy là sự lý quyết định chẳng thay đổi. Vì thế biết: Một pháp Trì Danh đơn giản nhất, dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất, viên mãn nhất. Do vậy, phẩm Phổ Môn mới nói [những ai] xưng danh đức Quán Âm đều được giải thoát. Vì thế, hai kinh Thủ Lăng Nghiêm và Thỉnh Quán Âm mới nói<I>"cầu đại Niết Bàn, đắc đại Niết Bàn"</I>.</P>

<P>Cái nhân để sanh Tịnh Độ là tín nguyện; tín nguyện được phát khởi do tâm vui thích. Vì thế, Quán Kinh giảng rộng y báo và chánh báo, kinh Thọ Ký trình bày tột bậc sự trang nghiêm. [Vãng sanh] Tịnh Độ bị chướng ngại bởi Ái Căn, mà nguồn cội của Ái Căn là Ngã Chấp. Vì thế, Tâm Kinh dùng Bát Nhã để quán chiếu cái Không, kinh Thỉnh Quán Âm dùng Thiền Quán để phá chấp. Lại còn cậy vào sức mật chú gia trì để đích thân tiếp nhận ân tiếp dẫn của Phật Di Đà thì Đẳng Giác, Sơ Tâm, Thập Ác, Ngũ Nghịch, cùng theo về một đường, đều lên chín phẩm.</P>

<P>Pháp môn Tịnh Độ rộng lớn tinh vi, không pháp nào chẳng trọn, không căn cơ nào chẳng nhiếp, há chẳng phải là cầm [bảo châu] Ma Ni để mưa ra các thứ báu, dùng phàm tâm để thành Quả Giác đó ư? Kính dâng sở đắc ngu muội nhằm làm tròng mắt [cho độc giả] đọc kinh. Tên của những bộ kinh đã dùng để sao lục được kể ra như sau:</P>

<P> </P>

<P>      1. <B><I>Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh</I></B> (gọi tắt là kinh Hoa Nghiêm), chương thứ hai mươi bảy, tức phần Thiện Tài tham học với Quán Tự Tại Bồ Tát trong phẩm Nhập Pháp Giới (trong quyển 68).</P>

<P> </P>

<P>      2. <B><I>Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh</I></B> (gọi tắt là kinh Lăng Nghiêm), chương Quán Thế Âm Bồ Tát Viên Thông (trong quyển thứ sáu).</P>

<P> </P>

<P>      3. <B><I>Lăng Nghiêm Kinh Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương</I></B> (ở cuối quyển thứ năm. Chép thêm chương này nhằm giảng rõ Tịnh Độ).</P>

<P> </P>

<P>      4. <B><I>Diệu Pháp Liên Hoa Kinh</I></B> (gọi tắt là kinh Pháp Hoa), phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn (trong quyển thứ bảy).</P>

<P> </P>

<P>      5. <B><I>Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh</I></B> (gọi tắt là Tâm Kinh, ghi thêm chú thích sơ lược và [trích lục tác phẩm Tâm Kinh] Thích Yếu của tổ Ngẫu Ích).</P>

<P> </P>

<P>      6. <B><I>Quán Thế Âm Bồ Tát Đắc Đại Thế Bồ Tát Thọ Ký Kinh</I></B> (gọi tắt là kinh Thọ Ký. Tần Già Tạng Kinh[2] lại dựa theo bản cổ của Cao Ly Tạng Kinh mà gọi kinh này là Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký Kinh).</P>

<P> </P>

<P>      7. <B><I>Bi Hoa Kinh</I></B>: Hai phẩm Đại Thí và Thọ Ký (tức quyển thứ hai và quyển thứ ba).</P>

<P> </P>

<P>      8. <B><I>Thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni Kinh</I></B> (gọi tắt là Tiêu Phục Độc Hại Chú Kinh).</P>

<P> </P>

<P>      9. <B><I>Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh</I></B> (gọi tắt là Quán Kinh).</P>

<P> </P>

<P>      10. <B><I>Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh</I></B> (gọi tắt là Đại Bi Chú Kinh).</P>

<P> </P>

<P>      11. <B><I>Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh</I></B> (gọi tắt là Thập Nhất Diện Chú Kinh).</P>

<P> </P>

<P>      12. <B><I>Bất Không Quyến Sách Chú Tâm Kinh</I></B> (gọi tắt là Bất Không Quyến Sách Kinh).</P>

<P> </P>

<P>      13. <B><I>Mười sáu loại kinh trong Mật bộ</I></B> (trình bày đại lược).</P>

<P> </P>

<P>      Các kinh Đại Thừa dù Hiển hay Mật, ghi chép những sự thực nơi Bổn và Tích của đức Quán Âm và những pháp yếu do Ngài đã nói nhiều đến nỗi khó thể sao chép trọn hết. Tôi sao lục vài kinh để trình bày đại khái, người đọc hãy nên xét rõ.</P>

<P>       </P>

<P><B>1. Phẩm Nhập Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm, chương thứ 27: Thiện Tài tham học Quán Tự Tại Bồ Tát</B></P>

<P> </P>

<P>      Cư sĩ Bệ Sắt Chi La (Hán dịch là Triền Khỏa) bảo Thiện Tài[3] rằng:</P>

<P>      - Thiện nam tử! Phía Nam nơi đây có quả núi tên là Bổ Đát Lạc Ca (Hán dịch là Hải Đảo, còn dịch là Tiểu Bạch Hoa). Nơi ấy có Bồ Tát hiệu là Quán Tự tại. Ngươi đến chỗ Ngài hỏi "Bồ Tát học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo" như thế nào?</P>

<P> </P>

<P>      Liền nói bài tụng:</P>

<P>      <I>Trên biển có núi, lắm thánh hiền,</I></P>

<P><I>      Các báu tạo thành cực thanh tịnh.</I></P>

<P><I>      Hoa quả rừng cây đều trọn khắp,</I></P>

<P><I>      Suối chảy, ao chuôm đều đầy đủ,</I></P>

<P><I>      Dũng mãnh trượng phu Quán Tự Tại,</I></P>

<P><I>      Vì lợi chúng sanh trụ núi ấy,</I></P>

<P><I>      Ngươi nên đến hỏi các công đức,</I></P>

<P><I>      Ngài sẽ dạy ngươi đại phương tiện.</I></P>

<P> </P>

<P>      Khi ấy, Thiện Tài đồng tử theo thứ tự du hành từ từ, đến núi ấy, tìm kiếm vị Bồ Tát ấy khắp nơi. Thấy trong hang núi nơi phía Tây, suối chảy vòng quanh, tỏa sáng, cây cối rậm rạp, cỏ thơm mềm mịn xoay theo chiều bên phải phủ kín đất. Quán Tự Tại Bồ Tát ngồi xếp bằng trên đá báu kim cang. Vô lượng Bồ Tát đều ngồi trên đá báu, cung kính vây quanh, Ngài vì họ tuyên nói pháp đại từ bi, dạy họ nhiếp thọ[4] hết thảy chúng sanh.</P>

<P>Thiện Tài thấy rồi, hoan hỷ, hớn hở, chắp tay nhìn kỹ, mắt chẳng tạm nháy, nghĩ như thế này:</P>

<P>- Thiện tri thức chính là Như Lai, thiện tri thức là mây hết thảy pháp, thiện tri thức là kho chứa các công đức, thiện tri thức khó thể gặp gỡ, thiện tri thức là nhân báu của Thập Lực, thiện tri thức là đuốc trí vô tận, thiện tri thức là rễ mầm phước đức, thiện tri thức là hết thảy trí môn, thiện tri thức là bậc dẫn đường trong biển trí, thiện tri thức là vật trợ đạo cho Nhất Thiết Trí.</P>

<P>Rồi liền đến chỗ Đại Bồ Tát. Khi ấy, Quán Tự Tại Bồ Tát dõi nhìn Thiện Tài, bảo rằng:</P>

<P>- Ngươi đến đây hay lắm! Ngươi đã phát ý Đại Thừa, nhiếp khắp chúng sanh, khởi tâm chánh trực, chuyên cầu Phật pháp, đại bi sâu nặng, cứu giúp, che chở hết thảy, diệu hạnh Phổ Hiền liên tiếp hiện tiền, đại nguyện thâm tâm viên mãn thanh tịnh, siêng cầu Phật pháp, [pháp nào cũng] đều có thể lãnh thọ, tích tập thiện căn thường chẳng chán đủ, vâng thuận thiện tri thức chẳng trái nghịch lời dạy. Ngươi sanh từ biển cả công đức trí huệ của Văn Thù Sư Lợi, tâm thành thục, đắc thế lực của Phật, đã đạt được quang minh tam-muội rộng lớn, dốc lòng mong cầu diệu pháp rất sâu, thường thấy chư Phật, sanh đại hoan hỷ, trí huệ thanh tịnh giống như hư không; đã tự hiểu rõ, lại vì người khác nói, an trụ trong quang minh trí huệ của Như Lai.</P>

<P>Khi ấy, Thiện Tài đồng tử đảnh lễ dưới chân Quán Tự Tại Bồ Tát, nhiễu vô số vòng rồi đứng chắp tay, bạch rằng:</P>

<P>- Thưa thánh giả, con trước đây đã phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng chưa biết Bồ Tát học Bồ Tát hạnh như thế nào, tu Bồ Tát đạo như thế nào? Con nghe nói thánh giả có thể khéo dạy bảo, xin hãy giảng cho con.</P>

<P>Bồ Tát bảo rằng:</P>

<P>- Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi đã có thể phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.</P>

<P>Thiện nam tử! Ta đã thành tựu môn giải thoát Bồ Tát Đại Bi Hạnh.</P>

<P>Thiện nam tử! Ta dùng hạnh môn Bồ Tát Đại Bi này để bình đẳng giáo hóa hết thảy chúng sanh liên tục không ngừng.</P>

<P>Thiện nam tử! Ta trụ trong hạnh môn Đại Bi này, thường ở chỗ hết thảy Như Lai hiện khắp trước hết thảy chúng sanh, hoặc dùng Bố Thí để nhiếp thủ chúng sanh, hoặc dùng Ái Ngữ, hoặc dùng Lợi Hành, hoặc dùng Đồng Sự để nhiếp thủ chúng sanh, hoặc hiện sắc thân để nhiếp thủ chúng sanh, hoặc hiện các thứ lưới quang minh thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn màu sắc để nhiếp thủ chúng sanh, hoặc dùng âm thanh, hoặc dùng oai nghi, hoặc vì họ thuyết pháp, hoặc hiện thần biến, khiến cho tâm họ ngộ, được thành thục, hoặc hiện thân hình giống như họ, cùng ở chung với họ để thành thục họ.</P>

<P>Thiện nam tử! Ta tu hành hạnh môn Đại Bi này, nguyện thường cứu vớt, che chở hết thảy chúng sanh, nguyện hết thảy chúng sanh lìa nỗi sợ nơi đường hiểm, lìa nỗi sợ nhiệt não, lìa nỗi sợ mê hoặc, lìa nỗi sợ trói buộc, lìa nỗi sợ sát hại, lìa nỗi sợ bần cùng, lìa nỗi sợ chẳng sống sót, lìa nỗi sợ tiếng xấu, lìa nỗi sợ chết, lìa nỗi sợ đại chúng, lìa nỗi sợ nẻo ác, lìa nỗi sợ tối tăm, lìa nỗi sợ dời chuyển, lìa nỗi sợ yêu thương mà phải chia ly, lìa nỗi sợ oán ghét phải gặp gỡ, lìa nỗi sợ bức bách thân, lìa nỗi sợ bức bách tâm, lìa nỗi sợ lo buồn. Lại nguyện như thế này: Nguyện các chúng sanh nếu nghĩ đến ta, hoặc xưng danh ta, hoặc thấy thân ta, đều được tránh khỏi hết thảy sợ hãi.</P>

<P>Thiện nam tử! Ta dùng phương tiện này để làm cho các chúng sanh lìa sợ hãi rồi lại dạy họ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển (Thiện Tài nghe xong, liền chứng Tùy Thuận Nhất Thiết Chúng Sanh Hồi Hướng).</P>

<P> </P>

<P><B>Nhận định</B>: Giáo hóa hết thảy chúng sanh, nhưng trước hết dạy "phải bình đẳng" là vì lẽ gì? Lời sớ giải viết: <I>"Bình đẳng là Đồng Thể đại bi".</I> Đại Sĩ đã coi chúng sanh bình đẳng với chính mình, đồng thể với chính mình thì Ngài mong mỏi bọn chúng sanh ta ắt phải từ bi oai lực, công đức trang nghiêm, mỗi mỗi đều bằng với Ngài mới thôi, chứ không phải chỉ lìa nỗi sợ hãi là đủ. Vì thế, nói: <I>"Ta dùng phương tiện này để làm cho các chúng sanh lìa sợ hãi rồi lại dạy họ phát Bồ Đề tâm"</I>, lìa sợ hãi chỉ là phương tiện nhằm phát tâm!</P>

<P>Ngài thị hiện các thứ nhằm nhiếp thủ chúng sanh, khiến cho tâm họ lãnh ngộ, được thành thục, tức là thành thục Bồ Đề; nhưng do chúng sanh nhất định chẳng thể thành thục ngay trong một đời, cho nên phải mong họ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển. Đọc đến đây, có thể thấy Đại Sĩ triệt để vì con người, lòng Từ sâu xa, ân tột bực. Chúng ta trên thấu hiểu lòng Đại Sĩ, ắt phải vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, suy sâu, xét kỹ, khéo tự suy xét. Dẫu cho tự xét mình đời này chẳng thoái chuyển, nhưng đời sau mờ mịt, biết làm sao đây? Nếu không niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, còn có đường nào khác để cầu may nữa đây? Do vậy, có thể hiểu [vì sao] Đại Sĩ vừa mới phát tâm Bồ Đề bèn mang lòng giữ lấy Tịnh Độ sâu xa, người học không thay đổi đường lối của bậc từ phụ thì sẽ an ủi tấm lòng Đồng Thể của Ngài vậy.</P>

<P> </P>

<P><B>2. Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Viên Thông Chương</B></P>

<P> </P>

<P>      Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng:</P>

<P>      - Bạch đức Thế Tôn, con nghĩ nhớ trong vô số hằng hà sa kiếp xưa, lúc ấy có đức Phật xuất hiện trong thế gian, tên là Quán Thế Âm. Con phát Bồ Đề tâm nơi đức Phật ấy. Đức Phật ấy dạy con từ Văn - Tư - Tu nhập Tam Ma Địa. Thoạt đầu từ nơi cái Nghe, nhập lưu[5], quên đi cái được nghe. Khi cái được nhập (Sở Nhập) đã vắng lặng rồi thì hai tướng động và tịnh hết sạch, chẳng còn sanh nữa. Dần dần tiến lên như thế, cái Nghe và cái được Nghe[6] đều hết sạch, chẳng trụ nơi hết sạch cái Nghe, sự nhận biết (Giác) và đối tượng nhận biết (Sở Giác) đều không, sự không giác ấy cực viên, không và sở không[7] đều diệt. Sanh và diệt đã bị diệt thì tịch diệt hiện tiền, đột nhiên vượt thoát thế gian và xuất thế gian, mười phương viên minh, đạt được hai thứ thù thắng:</P>

<P>Một là trên hợp với tâm diệu giác sẵn có của mười phương chư Phật, có cùng một từ lực với Phật Như Lai.</P>

<P>Hai là dưới hợp với mười phương hết thảy lục đạo chúng sanh, có cùng một lòng bi ngưỡng với các chúng sanh.</P>

<P>Bạch đức Thế Tôn! Do con cúng dường Quán Âm Như Lai nên được đức Như Lai ấy truyền cho con Như Huyễn Văn Huân Văn Tu Kim Cang Tam Muội, do có cùng một từ lực với Phật Như Lai nên khiến cho thân con thành tựu ba mươi hai ứng thân vào các cõi nước.</P>

<P>Bạch đức Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát nhập tam-ma-địa, tấn tu vô lậu, thắng giải hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện thân Phật vì họ thuyết pháp, khiến cho họ giải thoát. Nếu các vị hữu học, diệu minh tịch tĩnh, thắng diệu viên mãn hiện tiền[8], con sẽ ở trước họ hiện thân Độc Giác, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ giải thoát. Nếu các vị hữu học, đoạn mười hai duyên, duyên đoạn thắng tánh, thắng diệu hiện tiền viên mãn[9], con sẽ ở trước họ hiện thân Duyên Giác vì họ thuyết pháp, khiến cho họ giải thoát. Nếu các vị hữu học đắc Tứ Đế Không, tu<I> </I>đạo nhập diệt, thắng tánh hiện tiền viên mãn[10], con sẽ ở trước họ hiện thân Thanh Văn, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ giải thoát.</P>

<P>Nếu các chúng sanh ngộ giải rõ ràng dục tâm, chẳng phạm dục trần, cái thân tham dục ấy đã được thanh tịnh, con sẽ ở trước họ, hiện thân Phạm Vương vì họ thuyết pháp, khiến cho họ giải thoát. Nếu các chúng sanh, muốn làm chúa tể cõi trời, thống lãnh chư thiên, con sẽ ở trước họ, hiện thân Đế Thích, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh muốn thân tự tại, du hành mười phương, con sẽ ở trước họ hiện thân Tự Tại Thiên[11], vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu chúng sanh muốn thân tự tại, bay đi trên hư không, con sẽ ở trước họ hiện thân Đại Tự Tại Thiên[12], vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích thống lãnh quỷ thần, cứu giúp, bảo vệ cõi nước, con sẽ ở trước họ, hiện thân Thiên Đại Tướng Quân[13], vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích thống lãnh thế giới, bảo vệ chúng sanh, con sẽ ở trước họ, hiện thân Tứ Thiên Vương, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích sanh vào cung trời, xua đuổi, sai khiến quỷ thần, con sẽ ở trước họ, hiện thân Tứ Thiên Vương Quốc Thái Tử[14], vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu.</P>

<P>Nếu các chúng sanh thích làm vua trong loài người, con sẽ ở trước họ, hiện thân vua trong loài người, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích làm người cầm đầu những dòng họ lớn, được thế gian tôn sùng, đề cao, con sẽ ở trước họ, hiện thân trưởng giả[15], vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích nói danh ngôn, tự sống thanh tịnh[16], con sẽ ở trước họ, hiện thân cư sĩ, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích cai trị cõi nước, phân tích, quyết đoán mọi chuyện trong bờ cõi, xóm làng, con sẽ ở trước họ, hiện thân tể quan, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích các môn số thuật, vâng giữ các môn Nhiếp Vệ[17], con sẽ ở trước họ, hiện thân Bà-la-môn, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có nam tử, thích học xuất gia, trì các giới luật, con sẽ ở trước họ, hiện thân tỳ-kheo, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có người nữ thích học xuất gia, trì các cấm giới, con sẽ ở trước họ, hiện thân tỳ-kheo-ni, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có người nam ưa trì Ngũ Giới, con sẽ ở trước họ hiện thân Ưu-bà-tắc, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có người nữ, sống theo Ngũ Giới, con sẽ ở trước họ, hiện thân Ưu-bà-di, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có nữ nhân, dùng nội chánh[18] lập thân để sửa sang nước nhà, con sẽ ở trước họ, hiện thân nữ chủ và quốc phu nhân, mạng phụ, đại gia[19], vì họ thuyết pháp khiến cho họ thành tựu. Nếu có chúng sanh chẳng hư hoại nam căn, con sẽ ở trước họ hiện thân đồng nam (trẻ trai) vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có gái trinh, thích tự giữ mình, chẳng mong bị xâm phạm, bạo hành, con sẽ ở trước họ, hiện thân đồng nữ, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu.</P>

<P>Nếu có chư thiên thích thoát khỏi kiếp trời, con sẽ hiện thân trời, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có các loài rồng[20] thích thoát thân rồng, con sẽ hiện thân rồng, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu có Dược Xoa[21] thích vượt khỏi loài mình, con sẽ ở trước họ, hiện thân Dược Xoa, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu Càn Thát Bà[22] thích thoát thân ấy, con sẽ ở trước họ, hiện thân Càn Thát Bà vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu A Tu La[23] thích thoát thân ấy, con sẽ ở trước họ, hiện thân A Tu La vì họ thuyết pháp, khiến cho họ thành tựu. Nếu Khẩn Na La[24] muốn thoát loài ấy, con sẽ ở trước họ, hiện thân Khẩn Na La, vì họ thuyết pháp, khiến họ thành tựu. Nếu Ma Hô La Già[25] thích thoát thân ấy, con sẽ ở trước họ, hiện thân Ma Hô La Già vì họ thuyết pháp, khiến họ thành tựu. Nếu các chúng sanh thích làm người, muốn tu thành người, thì con sẽ hiện thân người, vì họ thuyết pháp, khiến họ thành tựu. Nếu các phi nhân, hữu hình hay vô hình, hữu tưởng, vô tưởng, thích thoát khỏi loài ấy, con sẽ ở trước họ đều hiện những thân ấy, vì họ thuyết pháp, khiến họ thành tựu. Đấy gọi là ba mươi hai ứng thân mầu nhiệm, trong sạch. Những thân để vào trong các cõi nước đều là do diệu lực tam-muội Văn Huân Văn Tu vô tác tự tại thành tựu[26].</P>

<P>Bạch Thế Tôn! Con lại do vô tác diệu lực của môn Văn Huân Văn Tu Kim Cang Tam Muội này mà được hết thảy chúng sanh trong mười phương tam thế lục đạo có cùng một lòng bi ngưỡng, khiến cho các chúng sanh đối với thân tâm của con liền đạt được mười bốn thứ công đức vô úy:</P>

<P>Một là do con chẳng tự quán sát âm thanh, mà quán cái trí năng quán[27] nên khiến cho những chúng sanh khổ não trong mười phương quán âm thanh ấy liền được giải thoát.</P>

<P>Hai là xoay chuyển sự nhận biết hư vọng nơi sáu căn, khôi phục chân tánh[28], khiến các chúng sanh gieo mình vào trong lửa, lửa chẳng thể đốt được.</P>

<P>Ba là quán ngược lại tánh nghe, khôi phục cái Nghe chân thật[29], khiến cho các chúng sanh dù bị nước lớn cuốn trôi, nước chẳng thể làm chết đuối được!</P>

<P>Bốn là đoạn diệt vọng tưởng, tâm không sát hại, khiến cho các chúng sanh vào trong những nước quỷ, quỷ chẳng thể hại được[30].</P>

<P>Năm là huân tu Nhĩ Căn, thành tựu tánh Nghe, sáu căn tiêu tan vọng, khôi phục sự chân thật giống như [sự tiêu tan vọng, khôi phục chân thật] nơi sự nghe tiếng[31], có thể khiến cho chúng sanh sắp sửa bị hại, đao gãy từng đoạn, khiến cho binh khí như cắt vào nước, cũng như thổi ánh sáng, tánh của nó không dao động.</P>

<P>Sáu là dùng sự Phản Văn để huân tập sự sáng suốt sẵn có, sự sáng suốt trong trẻo, sẵn có ấy chiếu sáng trọn khắp pháp giới[32], thì tánh của những sự u ám chẳng thể tồn tại được, có thể khiến cho chúng sanh, Dược Xoa, La Sát, Cưu Bàn Trà quỷ[33] và Tỳ Xá Giá[34], Phú Đan Na[35] v.v... tuy ở gần sát bên cạnh nhưng mắt chúng chẳng thể thấy được.</P>

<P>Bảy là tánh động tịnh của âm thanh tiêu diệt trọn vẹn, xoay trở lại cái Nghe để ngược dòng chứng nhập tánh, lìa các trần vọng[36], có thể khiến cho chẳng bị vướng mắc bởi giam cầm, trói buộc, gông cùm.</P>

<P>Tám là âm thanh tiêu diệt, sự Nghe viên mãn, sanh ra từ lực trọn khắp[37], có thể khiến cho chúng sanh đi qua đường hiểm, giặc chẳng thể cướp được.</P>

<P>Chín là huân tu tánh Nghe, rời khỏi các Trần, Sắc chẳng thể cướp đoạt [bản tâm thanh tịnh][38], có thể khiến cho hết thảy những chúng sanh nhiều dâm dục sẽ xa lìa tham dục.</P>

<P>Mười là tánh Nghe thuần nhất, không còn các Trần, Căn và Cảnh (Trần) viên dung, không còn sự nhận biết và đối tượng được nhận biết[39], có thể khiến cho hết thảy những chúng sanh phẫn hận lìa các sự nóng giận.</P>

<P>Mười một là tiêu trừ vọng trần, khôi phục sự sáng suốt sẵn có, pháp giới thân tâm giống như lưu ly, sáng ngời thấu suốt vô ngại[40], có thể khiến cho hết thảy các A-điên-ca[41] vốn bị tánh tối tăm, chậm lụt ngăn che sẽ được vĩnh viễn xa lìa si ám.</P>

<P>Mười hai là dung hợp huyễn hình trở về với tánh Nghe chân thật, đạo tràng bất động, dấn mình vào thế gian, chẳng hoại thế giới[42], có thể trọn khắp mười phương cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như vi trần, đối với mỗi vị Phật đều làm pháp vương tử, có thể khiến cho chúng sanh không con trong pháp giới, kẻ nào muốn cầu con trai thì sanh con trai phước đức, trí huệ.</P>

<P>Mười ba là sáu căn viên thông, bản tánh vốn sẵn sáng suốt (Minh) và tác dụng chiếu soi của tánh sáng ấy (Chiếu) không hai, chứa đựng mười phương pháp giới, lập nên Đại Viên Kính Không Như Lai Tạng, vâng thuận pháp môn bí mật của mười phương vi trần Như Lai[43], có thể khiến cho chúng sanh không con trong pháp giới, kẻ nào muốn cầu con gái sẽ sanh đứa con gái đoan chánh, phước đức, mềm mỏng, thuận thảo, được mọi người kính yêu, có tướng tốt.</P>

<P>Mười bốn là trong tam thiên đại thiên thế giới này, có trăm ức mặt trời, mặt trăng, có sáu mươi hai ức hằng hà sa các vị Pháp Vương Tử hiện đang trụ trong thế gian để tu hành chánh pháp, nêu gương, giáo hóa chúng sanh, tùy thuận chúng sanh, mỗi vị có trí huệ và phương tiện khác biệt. Do con đạt được sự viên thông nơi bổn căn, phát khởi diệu nhĩ môn, sau đấy thân tâm vi diệu, chứa đựng, trọn khắp pháp giới[44], có thể khiến cho chúng sanh nào trì danh hiệu của con và người trì tất cả danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa các vị pháp vương tử kia thì phước đức của hai người ấy sẽ giống hệt như nhau chẳng khác.</P>

<P>Bạch Thế Tôn! [Phước đức do trì] danh hiệu của con chẳng khác gì [phước đức do trì] danh hiệu của các vị kia số nhiều đến như thế là do con tu tập, đắc môn viên thông chân thật vậy. Đấy gọi là mười bốn môn thí vô úy lực, phước trọn khắp chúng sanh.</P>

<P>Bạch Thế Tôn! Con lại do đạt được đạo viên thông tu chứng vô thượng này mà lại có thể khéo đạt được bốn thứ vô tác diệu đức chẳng thể nghĩ bàn:</P>

<P>Một là do con khi vừa đạt được chân tâm của tánh nghe, trọn đủ diệu lý và diệu trí, sự tinh minh nơi tâm không còn lệ thuộc vào cái Nghe nữa, sự thấy nghe hay biết chẳng bị phân cách, chướng ngại, hợp thành bảo giác viên dung thanh tịnh. Vì thế, con có thể hiện ra rất nhiều hình dáng kỳ diệu, có thể nói vô biên thần chú bí mật[45]. Trong ấy, hoặc hiện một đầu, ba đầu, năm đầu, bảy đầu, chín đầu, mười một đầu. Như thế cho đến một trăm lẻ tám đầu, ngàn đầu, vạn đầu, tám vạn bốn ngàn thước-ca-la[46] đầu, hai tay, bốn tay, sáu tay, tám tay, mười tay, mười hai tay, mười bốn, mười sáu, mười tám, hai mươi, cho đến hai mươi bốn, như thế cho đến một trăm lẻ tám tay, ngàn tay, vạn tay, tám vạn bốn ngàn tay mẫu-đà-la[47], hai mắt, ba mắt, bốn mắt, chín mắt, như thế cho đến một trăm lẻ tám mắt, ngàn mắt, vạn mắt, tám vạn bốn ngàn mắt báu thanh tịnh, hoặc từ, hoặc oai, hoặc Định, hoặc Huệ, cứu vớt, bảo vệ chúng sanh, đắc đại tự tại.</P>

<P>Hai là con do Văn Tư thoát khỏi sáu trần, như âm thanh vượt khỏi tường vách vây quanh, chẳng thể bị ngăn ngại. Vì thế, con có thể khéo léo biến hiện mỗi một hình tướng, tụng mỗi một chú, thì hình tướng và chú ấy có thể ban sự không sợ hãi cho các chúng sanh. Vì thế, vi trần cõi nước trong mười phương đều gọi con là bậc Thí Vô Úy.</P>

<P>Ba là con do tu tập Nhĩ Căn thanh tịnh vốn mầu nhiệm viên thông nên đối với những thế giới đã đi qua đều có thể khiến cho chúng sanh bỏ thân mạng, của cải quý báu, xin con xót thương.</P>

<P>Bốn là con đắc Phật tâm, chứng đến rốt ráo, có thể dùng các món trân bảo cúng dường mười phương Như Lai, cũng như thí cho chúng sanh trong lục đạo của mười pháp giới, cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu tam-muội đắc tam-muội, cầu trường thọ đắc trường thọ. Như thế cho đến cầu đại Niết Bàn đắc đại Niết Bàn.</P>

<P>Phật hỏi pháp viên thông, con từ Nhĩ Môn Viên Chiếu Tam Muội, duyên theo tâm tự tại để nhập vào tướng lưu chuyển, đắc Tam-ma-đề (Chánh Định), thành tựu Bồ Đề, ấy là bậc nhất.</P>

<P>Bạch Thế Tôn, đức Phật Như Lai ấy khen con khéo đắc pháp môn viên thông, ngay trong đại hội, thọ ký cho con hiệu là Quán Thế Âm. Do con quán, nghe mười phương viên minh, nên danh hiệu Quán Âm trọn khắp mười pháp giới.</P>

<P>Khi ấy, đức Thế Tôn ở trên tòa sư tử, từ năm phần trên thân[48] cùng phóng ra ánh sáng báu, chiếu rót vào đỉnh đầu của mười phương vi trần Như Lai và các vị Bồ Tát pháp vương tử. Các đức Như Lai ấy cũng từ nơi năm phần trong thân thể cùng phóng ra ánh sáng báu, từ vi trần phương rót vào đỉnh Phật và rót vào đỉnh các vị đại Bồ Tát và A La Hán trong hội [Lăng Nghiêm này]. Rừng cây, ao chuôm đều vang ra tiếng pháp, ánh sáng đan xen vào nhau, giống như lưới đan bằng sợi báu. Các đại chúng ấy đạt được điều chưa từng có, hết thảy đều đạt được Kim Cang Tam Muội. Ngay lập tức, trời mưa xuống các hoa sen bằng trăm chất báu, xanh, vàng, đỏ, trắng, xen kẽ, phơi phới [rơi xuống]. Mười phương hư không hóa thành màu như bảy báu. Trong cõi Sa Bà này, đại địa, núi, sông đều cùng lúc chẳng hiện, chỉ thấy mười phương vi trần cõi nước hợp thành một cõi, tiếng phạm bái[49], ca vịnh tự nhiên trỗi lên. Khi ấy, đức Như Lai bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử:</P>

<P>- Nay ông xem hai mươi lăm vị đại Bồ Tát và A La Hán vô học[50] này, mỗi vị nói ra phương tiện thành đạo lúc đầu của mình, đều nói cách tu tập viên thông chân thật. Bọn họ tu hành quả thật không có sai biệt hơn, kém, trước, sau. Nay ta muốn làm cho A Nan khai ngộ thì trong hai mươi lăm hạnh ấy, hạnh của vị nào thích đáng với căn cơ của ông ta, cũng như sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong cõi này nhập Bồ Tát thừa, cầu vô thượng đạo thì sẽ do phương tiện nào mà dễ được thành tựu nhất?</P>

<P>Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử vâng lãnh ý chỉ từ bi của đức Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, nương vào oai thần của Phật, nói kệ đáp lời Phật:</P>

<P><I> </I></P>

<P><I>Tánh biển giác trong lặng, viên mãn,</I></P>

<P><I>Tánh giác tròn lặng vốn mầu nhiệm,</I></P>

<P><I>Tánh nguyên minh chiếu, sanh ra Sở</I>,</P>

<P><I>Sở đã lập, tánh chiếu liền mất<B>[51]</B>.</I></P>

<P><I>Do mê vọng mà có hư không,</I></P>

<P><I>Nương hư không, thế giới thành lập.</I></P>

<P><I>      Tưởng ngưng lặng biến hiện cõi nước,</I></P>

<P><I>      Do tri giác mà có chúng sanh.</I></P>

<P><I>      Hư không được sanh trong đại giác,</I></P>

<P><I>      Giống như bọt nước trong biển cả,</I></P>

<P><I>      Các cõi hữu lậu như vi trần,</I></P>

<P><I>      Đều nương hư không mà sanh thành,</I></P>

<P><I>      Bọt đã diệt, hư không vốn không,</I></P>

<P><I>      Lẽ nào còn hình tướng ba cõi?</I></P>

<P><I>      Trở về nguồn, tánh nào có hai?</I></P>

<P><I>      Nhưng phương tiện lại có nhiều cửa,</I></P>

<P><I>      Không gì chẳng thấu suốt thánh tánh,</I></P>

<P><I>      Thuận hay nghịch đều là phương tiện,</I></P>

<P><I>      Do hàng sơ tâm nhập tam-muội,</I></P>

<P>      <I>Mau chóng, chậm chạp chẳng giống nhau,</I></P>

<P><I>      Sắc tưởng ngưng kết thành các trần</I></P>

<P><I>      Tâm chưa tỏ, chẳng thể thấu triệt,</I></P>

<P><I>      Làm sao ngay nơi chẳng thông suốt,</I></P>

<P><I>      Lại có thể đắc tánh viên thông? <B>[52]</B></I></P>

<P><I>      Âm thanh xen lẫn với lời nói,</I></P>

<P><I>      Ý nghĩa hạn cuộc trong Danh, Cú,</I></P>

<P><I>      Nếu một chẳng chứa đựng hết thảy,</I></P>

<P><I>      Thì làm sao đắc tánh viên thông?<B>[53]</B></I></P>

<P>      <I>Hương chỉ lúc ngửi mới rõ biết,</I></P>

<P><I>      Hễ tách lìa, liền vốn chẳng có,</I></P>

<P><I>      Chẳng thể thường hằng nhận biết được.</I></P>

<P><I>      </I><I>Làm sao đạt được tánh viên thông?<B>[54]</B></I></P>

<P><I>      Vị: Chẳng phải tánh sẵn có<B>[55]</B>,</I></P>

<P><I>      Cần phải nếm mới biết có vị,</I></P>

<P><I>      Sự cảm nhận chẳng thường duy nhất,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Xúc do đụng chạm mới rõ biết</I></P>

<P><I>      Không chạm vật, chẳng hiểu rõ Xúc,</I></P>

<P><I>      Tánh có hợp, rời<B>[56]</B> không nhất định,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Còn Pháp thì được gọi là Nội Trần,</I></P>

<P><I>      Do nương ngoại trần, phải có Sở,</I></P>

<P><I>      Năng - Sở chẳng thể duyên trọn khắp,</I></P>

<P>      <I>Làm sao đạt được tánh viên thông</I>?[57]</P>

<P>      <I>Tánh Thấy tuy vốn sẵn rỗng rang</I></P>

<P><I>      Chỉ thấy đằng trước, chẳng thấy sau,</I></P>

<P><I>      Bốn phương bàng vẫn thiếu mất nửa,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?<B>[58]</B></I></P>

<P><I>      Mũi thở ra vào tuy thông suốt,</I></P>

<P><I>      Giữa thở và hít, có tạm ngừng,</I></P>

<P><I>Luận cặn kẽ, chúng chẳng dung hợp,</I></P>

<P><I>Làm sao đạt được tánh viên thông?<B>[59]</B>,</I></P>

<P><I>      Lưỡi hễ không nếm cũng vô dụng<B>[60]</B>,</I></P>

<P><I>      Do Vị mà sanh ra sự nhận biết,</I></P>

<P><I>      Vị mất thì Lưỡi cũng như không,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Thân giống như đối tượng đụng chạm<B>[61]</B>,</I></P>

<P><I>      Đều chẳng thể nào nhận biết trọn,</I></P>

<P>      <I>Hạn cuộc, chẳng thể ngầm biết được!<B>[62]</B></I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Ý căn xen tạp các loạn tưởng</I>[63],</P>

<P>      <I>Tâm lặng trong, chúng chẳng hiện nữa,</I></P>

<P><I>      Nếu không thể thoát các tưởng niệm,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Nhãn thức xen tạp với Căn, Trần,</I></P>

<P><I>      Gạn tới cùng, vốn chẳng có tướng,</I></P>

<P><I>      Tự thể vốn đã không nhất định,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?<B>[64]</B></I></P>

<P><I>      Tâm nghe thông suốt khắp mười phương<B>[65]</B>,</I></P>

<P><I>      Phát sanh nhờ bởi sức đại nhân,</I></P>

<P><I>      Nhưng hàng sơ tâm chẳng thể nhập,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Tưởng nơi chót mũi vốn quyền biến,</I></P>

<P><I>      Chỉ nhằm nhiếp tâm cho an trụ,</I></P>

<P><I>Tâm trụ biến thành cảnh sở trụ<B>[66]</B></I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Thuyết pháp vận dụng tiếng, văn từ<B>[67]</B>,</I></P>

<P><I>      Cần phải là đã khai ngộ trước,</I></P>

<P><I>      Danh, cú chẳng phải là vô lậu,</I></P>

<P>      <I>Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Trì, phạm chỉ nhằm trói buộc thân<B>[68]</B>,</I></P>

<P><I>      Ngoài cái thân, lấy gì trói buộc?</I></P>

<P><I>      Vốn chẳng trọn khắp hết thảy được!</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Thần thông do túc nhân mà có<B>[69]</B>,</I></P>

<P><I>      Đâu dính dáng tới pháp phân biệt,</I></P>

<P><I>      Niệm duyên chẳng hề lìa sự vật,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Nếu như quán sát tánh Địa Đại<B>[70]</B>,</I></P>

<P><I>      Cứng chắc, ngăn ngại, chẳng thông suốt,</I></P>

<P><I>      Hữu vi há phải là thánh tánh?</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Nếu như quán sát tánh Thủy Đại<B>[71]</B>,</I></P>

<P><I>      Tưởng niệm há phải là chân thật?</I></P>

<P><I>      Nếu không giác quán đạt như như,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông</I>?</P>

<P>      <I>Nếu như quán sát tánh Hỏa Đại,</I></P>

<P><I>      Chán tam giới, chẳng phải thật lìa,</I></P>

<P><I>      Sơ tâm chẳng thể dùng cách này,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?<B>[72]</B></I></P>

<P><I>      Nếu như quán sát tánh Phong Đại, <B>[73]</B></I></P>

<P><I>      Động, tịnh, không gì chẳng đối đãi,</I></P>

<P><I>      Đối đãi chẳng là vô thượng giác!</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Nếu như quán sát tánh Không Đại,</I></P>

<P><I>      Hư không tối, lụt, chẳng phải giác,</I></P>

<P><I>      Không giác nào phải là Bồ Đề,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông</I>? [74]</P>

<P>      <I>Nếu như quán sát tánh Thức Đại<B>[75]</B>,</I></P>

<P><I>      Quán thấy Thức ấy chẳng thường trụ,</I></P>

<P><I>      Hễ để tâm liền thành hư vọng,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?</I></P>

<P><I>      Tất cả các hành đều vô thường,</I></P>

<P><I>      Tánh của tưởng niệm vốn sanh diệt,</I></P>

<P><I>      Nhân và quả cảm lấy khác biệt,</I></P>

<P><I>      Làm sao đạt được tánh viên thông?<B>[76]</B></I></P>

<P><I>      Con nay bạch với đức Thế Tôn,</I></P>

<P><I>      Phật xuất hiện trong cõi Sa Bà,</I></P>

<P><I>      Giáo thể chân thật của cõi này,</I></P>

<P><I>      Thanh tịnh vốn ở nơi nghe tiếng,</I></P>

<P><I>      Nếu muốn tu chứng Tam Ma Đề</I>,</P>

<P>      <I>Quả thật phải do từ nghe tiếng,</I></P>

<P><I>      Lìa khỏi nỗi khổ, đắc giải thoát,</I></P>

<P><I>      Hay thay ngài Quán Thế Âm!</I></P>

<P><I>      Ở trong hằng hà sa kiếp số,</I></P>

<P><I>      Vào cõi nước nhiều như vi trần,</I></P>

<P><I>      Đạt sức tự tại rất to lớn,</I></P>

<P><I>      Ban cho chúng sanh sự vô úy,</I></P>

<P><I>      Quán Thế Âm, âm thanh nhiệm mầu,</I></P>

<P><I>      Tiếng trong sạch và tiếng sóng gầm,</I></P>

<P><I>      Cứu đời khiến cho được yên ổn,</I></P>

<P><I>      Xuất thế gian, đắc quả thường trụ,</I></P>

<P><I>      Con nay kính bạch đức Như Lai,</I></P>

<P><I>      Như lời ngài Quán Âm đã nói,</I></P>

<P><I>      Ví như có người ở yên lặng,</I></P>

<P><I>      Khắp mười phương đều cùng đánh trống,</I></P>

<P><I>      Cùng lúc nghe tiếng khắp mười chỗ,</I></P>

<P>      <I>Đấy chính là viên thông chân thật,</I></P>

<P><I>      Mắt bị ngăn che sẽ chẳng thấy,</I></P>

<P><I>      Miệng và mũi cũng giống như vậy,</I></P>

<P><I>      Thân phải tiếp xúc mới nhận biết,</I></P>

<P><I>      Tâm niệm lăng xăng không đầu mối,</I></P>

<P><I>      Cách vách vẫn nghe được tiếng vang,</I></P>

<P><I>      Xa gần đều có thể nghe rõ,</I></P>

<P><I>      Năm căn đều chẳng sánh bằng Tai,</I></P>

<P><I>      Do vậy, nó thật sự viên thông,</I></P>

<P><I>      Do tánh âm thanh có động, tịnh</I></P>

<P><I>      Mà nghe thành có tiếng hay không,</I></P>

<P><I>      Không tiếng bèn bảo là chẳng nghe,</I></P>

<P><I>      Chẳng phải thật sự không tánh nghe,</I></P>

<P><I>      Không tiếng, tánh Nghe vẫn chẳng diệt,</I></P>

<P><I>      Có tiếng, tánh Nghe cũng chẳng sanh,</I></P>

<P><I>      Xa lìa trọn vẹn sanh và diệt,</I></P>

<P><I>      Đấy quả thật là thường chân thật,</I></P>

<P><I>      Dẫu cho đang ở trong mộng tưởng</I></P>

<P><I>      Chẳng vì không nghĩ mà chẳng nghe,</I></P>

<P><I>      Tánh Nghe vượt thoát sự suy nghĩ,</I></P>

<P><I>      Thân và tâm chẳng thể sánh bằng,</I></P>

<P><I>      Nay ở trong cõi Sa Bà này,</I></P>

<P>      <I>Các thứ thanh luận<B>[77]</B> được tuyên nói,</I></P>

<P><I>      Chúng sanh mê tánh Nghe sẵn có</I></P>

<P><I>      Đuổi theo thanh trần nên lưu chuyển,</I></P>

<P><I>      Dẫu cho A Nan giỏi ghi nhớ,</I></P>

<P><I>      Chẳng tránh khỏi lạc vào tà tưởng,</I></P>

<P><I>      Sao lại chẳng từ chỗ chìm đắm,</I></P>

<P><I>      Xoay ngược dòng để chẳng còn vọng?</I></P>

<P><I>      A Nan! Ông hãy nên nghe kỹ,</I></P>

<P><I>      Tôi nay nương theo oai lực Phật,</I></P>

<P><I>      Tuyên nói phép tam-muội chân thật,</I></P>

<P><I>      Chắc như Kim Cang vương, như huyễn</I></P>

<P><I>      Chẳng nghĩ bàn, sanh ra chư Phật,</I></P>

<P><I>      Ông nghe hết thảy môn bí mật,</I></P>

<P><I>      Số lượng nhiều như số vi trần,</I></P>

<P><I>      Mà chẳng trừ khử dục lậu trước,</I></P>

<P><I>      Nghe nhiều chất chứa thành lầm lỗi,</I></P>

<P><I>      Ông dùng cái Nghe trì Phật pháp,</I></P>

<P><I>      Sao chẳng tự nghe nơi cái Nghe?</I></P>

<P><I>      Cái Nghe há phải tự nhiên sanh?</I></P>

<P><I>      Do âm thanh mà có danh tự,</I></P>

<P><I>      Xoay cái Nghe thoát khỏi thanh trần,</I></P>

<P><I>      Sự thoát ấy, ai gọi tên được?</I></P>

<P><I>      Khi một căn đã trở về nguồn,</I></P>

<P><I>      Tất cả sáu căn đều giải thoát,</I></P>

<P><I>      Thấy nghe như quáng lòa hư huyễn,</I></P>

<P><I>      Tam giới hệt hoa đốm trên không,</I></P>

<P><I>      Xoay tánh Nghe, trừ khử gốc lòa,</I></P>

<P><I>      Trần tướng tiêu, tánh giác viên tịnh,</I></P>

<P><I>      Cực thanh tịnh, trí quang thông suốt,</I></P>

<P><I>      Tịch chiếu trọn khắp cả hư không,</I></P>

<P><I>      Trở lại quán sát việc thế gian,</I></P>

<P><I>      Giống như chuyện ở trong giấc mộng,</I></P>

<P><I>      Nàng Ma Đăng Già là chiêm bao,</I></P>

<P><I>      Ai nắm giữ được thân ông nữa?</I></P>

<P><I>      Như nhà huyễn thuật giỏi trong đời,</I></P>

<P><I>      Huyễn hoặc hiện ra các nam nữ,</I></P>

<P><I>      Tuy thấy các căn của họ động,</I></P>

<P>      <I>Chủ yếu chỉ do máy điều khiển,</I></P>

<P><I>      Tắt máy, tất cả đều yên lặng,</I></P>

<P><I>      Các huyễn trở thành chẳng có tánh,</I></P>

<P><I>      Sáu căn cũng giống y như thế,</I></P>

<P><I>      Vốn cùng nương một tánh tinh minh,</I></P>

<P><I>      Chia ra thành sáu thứ hòa hợp,</I></P>

<P><I>      Một thứ đã rời bỏ, quay về,</I></P>

<P><I>      Thì sáu công dụng đều chẳng thành,</I></P>

<P><I>      Trong một niệm, trần cấu tiêu trừ,</I></P>

<P><I>      Ắt liền thành viên minh tịnh diệu,</I></P>

<P><I>      Hễ còn Trần thì còn phải học,</I></P>

<P><I>      Sáng suốt tột bực, thành Như Lai,</I></P>

<P><I>      Hỡi này đại chúng và A Nan,</I></P>

<P><I>      Hãy xoay lại cái Nghe điên đảo,</I></P>

<P><I>      Để nghe ngược lại nơi tự tánh,</I></P>

<P><I>      Hiểu tự tánh, thành đạo vô thượng,</I></P>

<P><I>      Viên thông thật sự là như thế,</I></P>

<P><I>      Đấy chính là đường nẻo Niết Bàn,</I></P>

<P><I>      Duy nhất của vi trần chư Phật,</I></P>

<P><I>      Các đức Như Lai trong quá khứ,</I></P>

<P><I>      Đều đã thành tựu nơi môn này,</I></P>

<P><I>      Các vị Bồ Tát trong hiện tại,</I></P>

<P><I>      Mỗi vị đều nhập tánh viên minh,</I></P>

<P><I>      Những người tu học trong vị lai,</I></P>

<P><I>      Cũng sẽ nương theo pháp thế này,</I></P>

<P><I>      Tôi cũng do pháp này mà chứng,</I></P>

<P><I>      Chứ chẳng riêng ngài Quán Thế Âm</I></P>

<P><I>      Thật đúng như lời Thế Tôn nói,</I></P>

<P><I>      Phật hỏi con các pháp phương tiện,</I></P>

<P><I>      Nhằm cứu giúp trong thời mạt kiếp,</I></P>

<P><I>      Trong những người cầu thoát thế gian,</I></P>

<P><I>      Thành tựu được cái tâm Niết Bàn,</I></P>

<P><I>      Ngài Quán Thế Âm là bậc nhất,</I></P>

<P><I>      Còn tất cả những phương tiện khác,</I></P>

<P><I>      Đều nhờ vào oai thần của Phật,</I></P>

<P><I>      Từ ngay nơi sự, bỏ trần lao,</I></P>

<P><I>      Không phải phép tu học lâu dài,</I></P>

<P><I>      Căn tánh nông sâu đều giảng được,</I></P>

<P><I>      Cúi xin đảnh lễ Như Lai Tạng,</I></P>

<P><I>      Vô lậu, không còn sự nghĩ suy,</I></P>

<P><I>      Nguyện gia bị cho đời vị lai,</I></P>

<P><I>      Với pháp môn này, không lầm lẫn,</I></P>

<P><I>      Phương tiện này thành tựu dễ dàng,</I></P>

<P>      <I>Đáng nên đem dạy cho A Nan,</I></P>

<P><I>      Và kẻ trầm luân đời vị lai,</I></P>

<P><I>      Chỉ dùng Nhĩ Căn để tu tập,</I></P>

<P><I>      Viên thông vượt trỗi các pháp khác,</I></P>

<P><I>      Bởi tâm chân thật như thế đấy!</I></P>

<P> </P>

<P>      Khi ấy A Nan và các đại chúng thân tâm tỏ rõ, nhận được sự khai thị to lớn, quán sát Bồ Đề và đại Niết Bàn của Phật giống hệt như người có việc đi xa, chưa quay về được, nhưng hiểu rõ đường lối để trở về nhà của mình. Đại chúng trong cả hội, thiên long bát bộ, hàng Nhị Thừa hữu học, và hết thảy các vị Bồ Tát mới phát tâm số đến mười hằng hà sa, đều thấu hiểu bổn tâm, xa lìa trần cấu, đắc pháp nhãn trong sạch. Bà Tánh tỳ-kheo-ni[78] nghe nói kệ xong, thành A La Hán, vô lượng chúng sanh đều phát Vô Đẳng Đẳng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.</P>

<P>           </P>

<P>      <B>Nhận định</B>: Nếu có người hỏi: Ông biên tập các bài kinh về Đại Sĩ để làm chứng, muốn khiến cho người khác tin tưởng, hướng dẫn người ta tu học, sao chẳng hoằng dương Nhĩ Căn Viên Thông, lại chỉ đề cao niệm Phật, há chẳng phải là trái nghịch pháp môn của Đại Sĩ, chống đối sự chọn lựa của ngài Văn Thù ư?</P>

<P>Đáp: Tôi nào có dám! Nhưng ông còn chưa suy xét sâu xa chương kinh này, chẳng hiểu tướng mạo của kinh nên nghi ngờ đó thôi! Pháp Nhĩ Căn Viên Thông như ông nghĩ đó làm sao phù hợp với pháp môn trong đời này?</P>

<P>[Người ấy] nói: Xoay cái Nghe lại để nghe nơi tự tánh, hễ vượt thoát liền chứng nhập ngay, đấy chính là một nghĩa trọng yếu của nhà Thiền.</P>

<P>Đáp: Các bậc cổ đức của Thiền môn phần nhiều sẵn đủ túc căn, chẳng cần phải tốn công tu tập mà tự sanh trí huệ, giống như ngài Tu Bồ Đề trong hội kinh này. Từ đấy về sau, căn cơ dần dần chậm lụt hơn, Tổ Sư nặng lòng đau đáu, bèn dùng một câu nói chẳng có ý nghĩa gì để chặn lấp cái tâm [suy lường, phân biệt] của kẻ học, khiến cho họ phát khởi nghi tình, tham cứu sâu xa, chắc thật, bỗng nhiên dung hợp, phá rỗng toang [kiến chấp], khế hợp bổn tâm thì sẽ lại giống như Tất Lăng do suy xét nỗi đau[79], thân tâm bỗng nhiên rỗng không, có bao giờ là từ xoay trở lại tánh Nghe để thâm nhập ư?</P>

<P>[Người ấy] nói: Những vị giải thích Lăng Nghiêm phần nhiều dùng Tam Chỉ Tam Quán, pháp Phản Văn (xoay lại cái Nghe) chẳng lìa Chỉ Quán. Như vậy thì điều được tông Thiên Thai đề xướng há chẳng phải là đã vượt ra ngoài pháp Niệm Phật do ngài Văn Thù đã chọn ư?</P>

<P>Đáp: Đúng như lời ông nói, pháp Niệm Phật được ngài Văn Thù chọn lựa, còn pháp môn Chỉ Quán thuộc chương mở đầu của kinh này chính là pháp được Phật Thích Ca chọn lựa, đến phần Viên Thông thì lại chọn pháp Viên Thông của ngài Quán Âm. Vì sao vậy? Tam Chỉ Tam Quán của tông Thiên Thai chỉ lấy ý thức làm chủ, đấy chính là điều bị đức Như Lai quở trách, bị Đại Sĩ gạt bỏ.</P>

<P>Hỏi: Vậy thì pháp Niệm Phật làm sao phù hợp được?</P>

<P>Đáp: Chỉ nhìn bề ngoài thì không có gì phù hợp khít khao cả, nhưng nếu suy xét sâu đến tận cốt tủy thì vạn pháp viên dung, càng thâm nhập sâu phép Phản Văn thì:</P>

<P>- Một pháp chẳng lập, chính là Thiền Tông.</P>

<P>- Quán chiếu không gián đoạn, chuyển Thức thành Trí chính là tông Thiên Thai.</P>

<P>- Y Tha[80] chẳng khởi, đốn nhập Viên Thành[81], chính là Tướng Tông (Duy Thức Tông).</P>

<P>- Lìa hết thảy tánh, một đạo thanh tịnh, chính là Luật Tông.</P>

<P>Pháp môn của Đại Sĩ không gì chẳng bao gồm nên gọi là <I>"đắc chân viên thông" </I>(đạt được sự viên thông chân thật), nói <I>"thiển thâm đồng thuyết pháp"</I> (dù căn cơ cạn hay sâu đều có thể cùng thuyết pháp được) nên người chọn lựa (ngài Văn Thù) đành phải hạ thấp ngài Thế Chí, đặc biệt tán dương Quán Âm, nhưng xét rốt ráo pháp phù hợp với Đại Sĩ từ đầu đến cuối thì phải đề cao Trì Danh. Vì vậy, [ngài Văn Thù] đã đề cao rõ ràng một môn và ngầm chọn một môn. Vì sao nói vậy? Pháp Trì Danh dạy trước hết thanh phải hợp với tâm, tâm phải hợp với thanh, thanh và tâm dung hợp lẫn nhau, chẳng phải là từ sự Nghe mà vào trong dòng Nghe, cho đến mức Căn và Trần đều mất đó ư? Lâu ngày thuần thục sẽ không còn có tâm Năng Niệm, không còn đức Phật được niệm, chẳng phải là Giác và Sở Giác đều không ư? Niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, chẳng phải là Không lẫn Sở Không đều diệt ư? Tam-muội hiện tiền, tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai biệt, chẳng phải là "<I>tịch diệt hiện tiền, thượng đồng, hạ hợp</I>" ư? Chỉ có pháp môn này khế hợp sự tu chứng của Đại Sĩ nhất!</P>

<P>Do vậy, pháp Nhĩ Căn của ngài Quán Âm lẽ ra phải xếp trước [pháp Tỵ Căn Viên Thông] của ngài Châu Lợi [Bàn Đặc], nhưng lại xếp riêng vào cuối cùng, [phép Viên Thông] nơi căn thứ sáu của ngài Thế Chí lẽ ra phải xếp trước phép Viên Thông của ngài Di Lặc, mà cũng được xếp ra sau. Hai vị Đại Sĩ chính là bậc lãnh đạo trong Tịnh Độ, mà cũng là hai vị đứng đầu trong hội Lăng Nghiêm. Ý chỉ nhỏ nhiệm nằm ngoài ngôn ngữ ấy, há có nên chẳng xét tới ư?</P>

<P>Lại càng phải nên thấu hiểu sâu xa: Chuyện trong thiên hạ, người sáng lập cơ nghiệp, lưu truyền giềng mối thì khó, chứ kẻ tập tước[82], thọ phong thì dễ. Pháp thế gian đã như thế thì pháp xuất thế gian cũng giống như vậy. Đại Sĩ phát tâm Bồ Đề đầu tiên ở chỗ Kim Quang Sư Tử Phật, đến khi chứng đắc môn Viên Thông này, chẳng biết đã trải qua bao nhiêu thời kiếp. Huống chi trước khi Bồ Tát phát tâm, đức Phật nói: <I>"Hằng hà sa số còn biết được số, chứ Đại Sĩ gieo các thiện căn chẳng thể nói kể được".</I> Vì thế, pháp môn Nhĩ Căn tuy nói là <I>"thành thánh trong sát-na"</I>, nhưng Ngài đã trải qua bao kiếp mà tu thành, quả thật chẳng thể nào nói nổi, chẳng thể diễn tả được! Hiện nay, chúng sanh đang nhằm thời Mạt có thể làm được hay chăng? Vì thế, chương này trước hết nêu bày pháp Nhĩ Căn Viên Thông, ngõ hầu người có túc căn biết pháp để chọn lựa, để rồi từ trong vô tác diệu đức, nói "<I>có thể làm cho chúng sanh cầu đại Niết Bàn đắc đại Niết Bàn"</I>, ba căn cùng nhiếp, dẫn khắp tất cả trở về nguồn. Nếu chúng sanh quả thật có thể cậy vào tự lực để chứng Niết Bàn thì cần gì phải cầu từ Đại Sĩ? Nói <I>"cầu"</I> chính là nhằm dạy người ta hãy trì danh, lễ bái! Đại Sĩ từ Nan Hành Đạo (đạo khó hành) mà sáng lập cơ nghiệp, lưu truyền giềng mối khiến cho lũ chúng sanh ta đạt được Dị Hành Đạo (đạo dễ hành), tập tước, thọ phong, đấy gọi là <I>"diệu đức chẳng thể nghĩ bàn, căn cơ sâu hay cạn đều có thể cùng thuyết pháp".</I> Kẻ đọc kinh mà không chú ý điều này thì lòng từ bi vô lượng của Đại Sĩ sẽ bị vùi lấp mãi mãi.</P>

<P>Lại nữa, nếu quả thật Đại Sĩ chẳng chọn pháp Niệm Phật thì cớ sao trong kinh Vô Lượng Thọ chẳng nhiếp độ người [tu tập theo cách] Phản Văn về Tịnh Độ, mà lại nhiếp thọ người niệm Phật. Cớ sao trong kinh Pháp Hoa chẳng dạy chúng sanh xoay trở lại nghe nơi tự tánh mà lại dạy lễ kính, xưng danh? Nếu ngài Văn Thù thật sự chẳng chọn pháp Niệm Phật thì cớ sao trong [Văn Thù Sở Thuyết] Bát Nhã Kinh, Ngài lại dạy người ta hãy chú tâm nơi một đức Phật, chuyên xưng danh hiệu? Cớ sao trong kinh Quán Phật, Ngài nguyện khi mạng chung được thấy A Di Đà Phật? Ấy là vì kinh này gồm trọn giáo pháp trong suốt cả một đời [đức Phật], bao gồm trọn khắp hết thảy pháp môn, trình bày ý nghĩa tột bực tinh vi, hoằng pháp rộng khắp tột bậc, kẻ chưa có đủ đạo nhãn thật khó thể tìm được bờ bến.</P>

<P>Nhưng đọc phần kinh văn nói về sự chọn lựa, trừ khử vọng thức thì thấy "nhất tâm bất loạn" của Niệm Phật đáng quý, đọc phần kinh văn phô bày trọn vẹn về tạng tánh thì y báo và chánh báo của Cực Lạc chẳng ở ngoài tâm chúng sanh, đọc phần kinh văn nói về sự thọ sanh trong bảy đường thì thấy sự đọa lạc đáng sợ, đọc phần kinh văn giảng về Ngũ Ấm Ma thì thấy Thiền Na khó tu. Chương này là do pháp môn của Đại Sĩ rộng lớn, chưa thể tôn xưng riêng mình ngài Thế Chí, nhưng cả bộ kinh từ đầu đến cuối quả thật chẳng khác gì khuyên người ta hãy chết lòng niệm Phật.[83] Bọn chúng ta suy đi xét lại ý nghĩa tường tận thì sẽ chẳng đến nỗi biện luận dông dài!</P>

<P> </P>

<P><B>3. Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương</B> (phụ lục)</P>

<P> </P>

<P class=MsoBodyText>Ðại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng hạnh với Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân đức Phật, bạch Phật rằng:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Con nhớ trong hằng hà sa kiếp xưa kia, có đức Phật xuất thế tên là Vô Lượng Quang. Mười hai vị Như Lai liên tiếp [xuất hiện] trong cùng một kiếp. Vị Phật cuối cùng tên là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Ðức Phật ấy dạy con pháp Niệm Phật tam-muội. Ví như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên. Hai người như thế dù có gặp nhau mà như chẳng gặp, hoặc có thấy nhau cũng như không thấy. Hai người nhớ nhau, hai cái nhớ ấy càng sâu. Như thế cho đến từ đời này sang đời khác như hình và bóng chẳng hề trái nghịch, sai khác nhau. Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, dẫu nhớ ích gì? Nếu con nhớ mẹ như khi mẹ nhớ con thì mẹ con trải qua nhiều đời chẳng xa cách nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa, chẳng cần đến phương tiện, tâm tự được mở mang. Như người nhiễm hương, thân thường có mùi hương. Ðấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm. Lúc con tu nhân vốn là dùng tâm niệm Phật để nhập Vô Sanh Nhẫn. Nay con ở trong thế giới này, nhiếp người niệm Phật quay về Tịnh Ðộ. Phật hỏi pháp nào Viên Thông, con chẳng chọn lựa. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Ðịa, đấy là bậc nhất.</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      <B>Nhận định</B>: Quán Âm và Thế Chí cùng là pháp vương tử của A Di Đà Phật, cùng dùng oai đức thần lực ở trong mười phương pháp giới nhiếp thọ người niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ. Pháp Viên Thông của ngài Quán Âm nhằm để nói với hạng lợi căn trong thuở ấy và trong đời Mạt, còn pháp Viên Thông của ngài Thế Chí thích hợp trọn khắp ba căn thượng - trung - hạ, khiến cho dù thánh hay phàm đều cùng ngay trong đời hiện tại thoát khỏi cõi Sa Bà này, sanh về cõi Cực Lạc kia, cho đến đắc đại Niết Bàn, viên thành Phật đạo. Ngài Quán Âm do đại từ bi bèn thuận theo từng loại mà hiện thân, tầm thanh cứu khổ, không gì chẳng ngoài muốn dẹp khổ cho hết thảy chúng sanh, muốn ban vui cho hết thảy chúng sanh, nhưng vãng sanh Tây Phương quả thật là dẹp khổ rốt ráo, ban vui rốt ráo. Trong tâm Bồ Tát, chỉ muốn khiến cho các chúng sanh đắc đại Niết Bàn, nhưng do chúng sanh sở nguyện bất nhất; vì thế, Ngài rủ lòng thuận theo cơ nghi khiến cho họ đạt được lợi ích. Cho nên nói: "<I>Cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu tam-muội đắc tam-muội, cầu trường thọ được trường thọ, như thế cho đến cầu đại Niết Bàn đắc đại Niết Bàn"</I>. Đại Niết Bàn chính là thật sự chứng Trí Đoạn rốt ráo, viên thành Phật đạo. Nếu sanh về Tây Phương, trong một đời liền đạt địa vị Bổ Xứ, chính là có thể phần chứng quả Đại Niết Bàn. So với những kẻ trải bao kiếp tu hành trong thế giới này để chứng đắc thì cố nhiên sự khó - dễ dẫu có nói hết năm cũng chẳng thể trọn! Vì thế, sau phần Viên Thông của ngài Quán Âm, chép thêm chương Viên Thông của ngài Thế Chí để mong hết thảy Phật tử cùng tu Niệm Phật tam-muội, cùng sanh về Tịnh Độ, cùng với Quán Âm và Thế Chí thân cận Di Đà, độ thoát chúng sanh, ngõ hầu đắc đại Niết Bàn, viên thành Phật đạo (Cầu vợ, cầu con, cầu thọ, mỗi chuyện đều có Sự và Lý. Cầu vợ về mặt Sự chính là cầu được vợ hiền đức, có thể giúp chồng dạy con như ba bà Thái đời Châu. Nếu không, cần gì phải hướng về Bồ Tát cầu vợ? Chúng sanh mong cầu đủ mọi thứ khác nhau, chỉ nêu lên bốn điều như vợ, con v.v... rồi dùng bốn chữ <I>"như thế cho đến"</I> để bao gồm những điều còn lại, lấy <I>"đắc Niết Bàn</I>" để kết thúc, đủ thấy Bồ Tát hễ có cảm liền ứng, không nguyện gì chẳng thỏa. Nhưng muốn được Bồ Tát thỏa điều ta mong cầu, ắt phải đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, chí thành khẩn thiết, niệm danh hiệu Bồ Tát thì sẽ tự được như nguyện. Thích Ấn Quang kính đề).</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText><B>4. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm</B></P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      Lúc bấy giờ, Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo bày vai phải, chắp tay hướng về Phật, thưa như thế này:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Bạch Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên nào mà tên là Quán Thế Âm?</P>

<P class=MsoBodyText>      Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Này thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não, nghe nói tới vị Quán Thế Âm Bồ Tát này, nhất tâm xưng danh thì ngay lập tức Quán Thế Âm Bồ Tát quán sát âm thanh ấy, [khiến cho họ] đều được giải thoát. Nếu có ai trì danh hiệu của vị Quán Thế Âm Bồ Tát này thì giả sử đi vào lửa lớn, lửa chẳng thể đốt được, do vì sức oai thần của vị Bồ Tát này vậy. Nếu bị nước lớn cuốn trôi, xưng danh hiệu Ngài, liền đến được chỗ cạn.</P>

<P class=MsoBodyText>Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sanh vì cầu các thứ báu như vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chân châu v.v... mà vào biển cả, giả sử hắc phong thổi thuyền bè của họ giạt vào nước quỷ La Sát, trong ấy nếu có dù chỉ một người xưng danh Quán Thế Âm Bồ Tát thì những người ấy đều được thoát khỏi nạn La Sát. Do nhân duyên ấy, Ngài có tên là Quán Thế Âm.</P>

<P class=MsoBodyText>Nếu lại có người sắp bị hại mà xưng danh Quán Thế Âm Bồ Tát thì những đao trượng của kẻ [toan làm hại] ấy đang cầm liền gãy từng đoạn nên [người sắp bị hại ấy] được giải thoát. Nếu các cõi nước trong tam thiên đại thiên đầy dẫy Dạ Xoa, La Sát toan muốn não hại con người, nhưng nghe xưng danh Quán Thế Âm Bồ Tát thì các ác quỷ ấy còn chẳng thể dùng mắt dữ để nhìn, huống là làm hại!</P>

<P class=MsoBodyText>      Nếu lại có người, dù có tội hay vô tội, gông, cùm, xiềng, xích trói buộc thân hình mà xưng danh Quán Thế Âm Bồ Tát [thì những gông cùm ấy] thảy đều hư nát, liền được giải thoát.</P>

<P class=MsoBodyText>Nếu các cõi nước trong tam thiên đại thiên đầy dẫy oán tặc, có một vị thương chủ[84] dẫn các thương nhân đem theo đồ quý báu nặng nề đi qua đường hiểm, trong số ấy có một người xướng lên lời này: "Các thiện nam tử! Chớ nên sợ hãi, các ông hãy nên một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát ấy có thể ban cho chúng sanh sự không sợ hãi. Nếu các ông xưng danh Ngài thì sẽ được giải thoát khỏi bọn oán tặc này". Các thương nhân nghe xong, đều cùng thốt lên: "<I>Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát</I>". Do xưng danh nên liền được giải thoát.</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý! Sức oai thần của Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát vòi vọi như thế. Nếu có chúng sanh lắm dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát liền được lìa dục. Nếu lắm nóng giận, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát liền được lìa giận. Nếu nhiều ngu si, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát liền được lìa si.</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai thần to lớn như thế, tạo nhiều lợi ích. Vì thế, chúng sanh thường nên tâm niệm. Nếu có nữ nhân  muốn cầu con trai, lễ bái, cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức, trí huệ. Nếu muốn cầu con gái, liền sanh con gái đoan chánh, tướng tốt, đã trồng cội đức từ trước, mọi người yêu kính.</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức như thế. Nếu có chúng sanh cung kính lễ bái Quán Thế Âm Bồ Tát phước chẳng luống uổng. Vì thế, chúng sanh đều nên thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát, lại còn suốt đời cúng dường thức ăn, y phục, đồ nằm, thuốc thang, ý ông nghĩ sao, thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy công đức nhiều chăng?</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý thưa:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Bạch Thế Tôn, rất nhiều!</P>

<P class=MsoBodyText>      Phật dạy:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thậm chí lễ bái, công đức một lúc thì phước của hai người ấy giống hệt như nhau không khác. Trong trăm ngàn vạn ức kiếp chẳng thể cùng tận.</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát được lợi ích vô lượng vô biên phước đức như thế.</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Bạch Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ Tát dạo trong thế giới Sa Bà này như thế nào, vì chúng sanh thuyết pháp như thế nào, sức phương tiện ấy là như thế nào?</P>

<P class=MsoBodyText>Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh trong cõi nước nên dùng Phật thân để họ đắc độ thì Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Bích Chi Phật để họ đắc độ, liền hiện thân Bích Chi Phật để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Thanh Văn để họ đắc độ, liền hiện thân Thanh Văn để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Phạm Vương để họ đắc độ, liền hiện thân Phạm Vương để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Đế Thích để họ đắc độ, liền hiện thân Đế Thích để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Tự Tại Thiên để họ đắc độ, liền hiện thân Tự Tại Thiên để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Đại Tự Tại Thiên để họ đắc độ, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Thiên Đại Tướng Quân để họ đắc độ, liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Tỳ Sa Môn[85]để họ đắc độ, liền hiện thân Tỳ Sa Môn để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân tiểu vương để họ đắc độ, liền hiện thân tiểu vương để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân trưởng giả để họ đắc độ, liền hiện thân trưởng giả để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân cư sĩ[86] để họ đắc độ, liền hiện thân cư sĩ để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân tể quan để họ đắc độ, liền hiện thân tể quan để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Bà La Môn để họ đắc độ, liền hiện thân Bà La Môn để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di để họ đắc độ, liền hiện thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân phụ nữ của hàng trưởng giả, cư sĩ, tể quan, Bà La Môn để họ đắc độ bèn hiện thân phụ nữ để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân đồng nam, đồng nữ để họ đắc độ, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ để thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân trời, rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, nhân, phi nhân v.v... để họ<I> </I>đắc độ, liền đều hiện [những thân ấy] thuyết pháp cho họ. Nên dùng thân Chấp Kim Cang thần[87] để họ đắc độ, liền hiện thân Chấp Kim Cang thần để thuyết pháp cho họ.</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý! Vị Quán Thế Âm Bồ Tát này thành tựu công đức như thế, dùng các thứ thân hình dạo trong các cõi nước, độ thoát chúng sanh. Vì thế các ông hãy nên một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát. Vị Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát này có thể ban cho sự không sợ hãi trong khi [chúng sanh] sợ hãi, gặp nạn cấp bách. Vì vậy, thế giới Sa Bà này đều gọi Ngài là Thí Vô Úy Giả (đấng ban cho sự không sợ hãi).</P>

<P class=MsoBodyText>      Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Bạch Thế Tôn! Con nay sẽ cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.</P>

<P class=MsoBodyText>      Liền cởi chuỗi anh lạc kết bằng các thứ bảo châu đeo nơi cổ, giá trị trăm ngàn lạng vàng, để tặng cho [Quán Thế Âm Bồ Tát], nói như sau:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Thưa nhân giả! Hãy nhận lấy chuỗi anh lạc pháp thí quý báu này.</P>

<P class=MsoBodyText>      Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát không chịu nhận. Vô Tận Ý lại bạch Quán Thế Âm Bồ Tát rằng:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Nhân giả hãy vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi anh lạc này.</P>

<P class=MsoBodyText>      Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Ông hãy nên thương xót Vô Tận Ý Bồ Tát và tứ chúng, trời, rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Ma Hầu La Già, nhân, phi nhân v.v... mà nhận chuỗi anh lạc ấy.</P>

<P class=MsoBodyText><I>      </I>Ngay lúc đó, Quán Thế Âm Bồ Tát thương hàng tứ chúng và trời, rồng, nhân, phi nhân v.v... nhận chuỗi anh lạc ấy, chia làm hai phần: Một phần dâng lên Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng lên tháp của Đa Bảo Phật.</P>

<P class=MsoBodyText>      - Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có thần lực tự tại như vậy, dạo trong thế giới Sa Bà.</P>

<P class=MsoBodyText>      Khi ấy, Vô Tận Ý Bồ Tát dùng kệ hỏi rằng:</P>

<P class=MsoBodyText>      <I>- Thế Tôn diệu tướng trọn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Con nay lại hỏi Ngài,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Nhân duyên nào Phật tử,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Tên là Quán Thế Âm?</I></P>

<P class=MsoBodyText>      <I>Đấng diệu tướng trọn vẹn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Nói kệ đáp Vô Tận:</I></P>

<P class=MsoBodyText>      <I>- Ông nghe hạnh Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Khéo ứng các nơi chốn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Thệ rộng sâu như biển,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Trải kiếp chẳng nghĩ bàn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hầu nhiều ngàn ức Phật,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Phát nguyện lớn thanh tịnh,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Ta vì ông nói lược,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Nghe tên và thấy thân,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Tâm niệm chẳng luống uổng,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Diệt sạch khổ các cõi,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Giả sử dấy lòng hại,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Xô lọt hầm lửa lớn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hầm lửa biến thành ao,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hoặc trôi giạt biển lớn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Rồng, cá, các nạn quỷ,</I></P>

<P class=MsoBodyText>      <I>Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Sóng mòi chẳng chìm được,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hoặc tại đỉnh Tu Di,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Bị người xô ngã xuống,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Như mặt trời treo không,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hoặc bị kẻ ác đuổi,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Rớt xuống núi Kim Cang,</I></P>

<P class=MsoBodyText>      <I>Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Chẳng tổn hại mảy lông,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hoặc gặp oán tặc vây,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Cầm đao toan làm hại,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Chúng đều dấy tâm từ,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hoặc gặp nạn vua khổ,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Sắp hành hình mất mạng,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Đao liền gãy từng khúc,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Hoặc tù rạc gông cùm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Tay chân bị xiềng xích,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Cởi gỡ, được giải thoát,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Nguyền rủa, các thuốc độc,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Toan làm hại đến thân,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Trở ngược kẻ làm hại,</I></P>

<P class=MsoBodyText>      <I>Hoặc gặp ác La Sát,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Rồng độc, các bọn quỷ,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Chúng đều chẳng dám hại,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Nếu ác thú vây quanh,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Nanh vuốt nhọn đáng sợ,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Ùa chạy mất tăm tích,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Rắn độc cùng bò cạp,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Phun hơi độc mù mịt,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Nghe tiếng tự rút chạy,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Mây sấm nháng chớp xẹt,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Mưa đá, tuôn mưa lớn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Tiêu tan ngay lập tức,</I></P>

<P class=MsoBodyText>      <I>Chúng sanh bị khổn ách,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Vô lượng khổ bức thân,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Quán Âm diệu trí lực,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Thường cứu khổ thế gian,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Trọn đủ sức oai thần,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Rộng tu trí phương tiện,</I></P>

<P class=MsoBodyText>      <I>Các cõi nước mười phương,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Không cõi nào chẳng hiện,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Đủ mọi các nẻo ác,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Địa ngục, quỷ, súc sanh,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Sanh, lão, bệnh, tử khổ,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Dần dần khiến tiêu diệt,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Chân quán, thanh tịnh quán,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Trí huệ quán rộng lớn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Bi quán và từ quán,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Thường nguyện, thường chiêm ngưỡng,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Thanh tịnh vô cấu quang,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Huệ nhật phá các tối,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Dẹp tai kiếp gió lửa,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Chiếu sáng khắp thế gian,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Bi thể răn như sấm</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Ý từ diệu dường mây,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Tuôn mưa pháp cam lộ,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Diệt trừ lửa phiền não,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Kiện tụng, ra cửa quan,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Trong quân trận sợ hãi,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Do sức niệm Quán Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Các oán đều lui tan,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Diệu Âm, Quán Thế Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Phạm Âm, Hải Triều Âm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Tiếng trỗi thế gian kia,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Cho nên phải thường niệm,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Niệm niệm chớ sanh nghi.</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Quán Thế Âm tịnh thánh</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Trong khổ não, chết, nạn,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Thường làm nơi nương tựa,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Trọn hết thảy công đức,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Mắt từ nhìn chúng sanh,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Biển phước chứa vô lượng,</I></P>

<P class=MsoBodyText><I>      Vì thế nên đảnh lễ.</I></P>

<P class=MsoBodyText><I> </I></P>

<P class=MsoBodyText>      Khi ấy, Trì Địa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bạch trước đức Phật rằng:</P>

<P class=MsoBodyText>      - Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nghe nghiệp tự tại, sự phổ môn thị hiện, và sức thần thông trong phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát này thì nên biết là người ấy công đức chẳng ít.</P>

<P class=MsoBodyText>      Khi đức Phật nói phẩm Phổ Môn này, tám vạn bốn ngàn chúng sanh trong đại chúng đều phát Vô Đẳng Đẳng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm.</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      <B>Nhận định</B>: Phẩm này hoàn toàn tương đồng với đoạn văn nói về ba mươi hai ứng thân và mười bốn món Vô Úy trong chương [Nhĩ Căn] Viên Thông của kinh Lăng Nghiêm, nhưng chương kinh kia nói về sự tu chứng, phô bày cả nhân lẫn quả, còn phẩm kinh này chỉ trình bày những công năng thuộc mặt quả nhằm khuyên người ta hãy trì danh, lễ kính. Vì thế, xưa nay những ai tụng kinh xưng danh, đều được Bồ Tát ứng hiện như dùi gõ xuống mặt trống [liền phát ra tiếng]. Trưởng giả Lý Thông Huyền nói: <I>"Bồ Tát từ bi, quang minh chiếu thế gian, nghe khổ liền cứu, nhưng ắt phải đợi [chúng sanh] niệm rồi mới ứng là có ý làm cho [kẻ niệm] hồi tâm, chuyên duyên theo thiện pháp, khiến cho công đức, thiện căn [của người ấy] sâu chắc vậy. Điều ấy cố nhiên là tấm lòng Đại Bi, vô tác diệu đức vô tận"</I>. Trong hội Hoa Nghiêm, Đại Sĩ bảo Thiện Tài:<I>"Ta trụ trong hạnh môn Đại Bi này, hiện khắp trước hết thảy chúng sanh"</I>. Vậy thì mỗi lời nói, mỗi hành động của chúng ta ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào đều chẳng ở ngoài thân từ bi của Đại Sĩ. Chỉ vì trải bao kiếp hôn mê, như kẻ mù lòa từ thuở lọt lòng, hằng ngày đối trước ánh mặt trời mà chẳng tự biết, chợt gặp ách nạn, hết thảy trần lao vọng tưởng đều bị khuất phục chẳng khởi, chỉ còn một ý niệm cầu cứu như lửa mạnh cháy bùng, như dòng lũ chảy xiết, chẳng ngờ lập tức tương ứng với Đại Sĩ, thần lực vòi vọi bèn hiện ra trọn đủ, thọ dụng vô tận. Chứ Đại Sĩ có bao giờ là nghe hay chẳng nghe, cứu hay chẳng cứu đâu?</P>

<P class=MsoBodyText>Người học biết sâu xa lý này, tin chư Phật, Bồ Tát thường ở trước mặt, hướng lành, đổi lỗi, chẳng dám tự dối. Đến lúc tụng kinh càng phải tuân theo lời dạy của pháp sư Ấn Quang, chí thành khẩn thiết, như đối trước thánh dung, đích thân nghe viên âm, chẳng manh nha một niệm giải đãi, chẳng khởi một niệm phân biệt. Từ đầu đến cuối kính cẩn tụng niệm thì nghiệp chướng tự tiêu, phước huệ tự tăng vậy!</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText><B>5. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh</B> (đính kèm lời chú giải sơ lược. Bát Nhã được cõi này dịch là trí huệ, Ba La Mật Đa cõi này dịch là Đáo Bỉ Ngạn (đến bờ kia), nghĩa là dùng trí huệ quán chiếu, vượt qua biển khổ sanh tử, đến bờ kia Niết Bàn)</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      <B><I>Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.</I></B></P>

<P class=MsoBodyText>(Quán Tự Tại Bồ Tát khi hành sâu xa Bát Nhã Ba La Mật Đa, soi thấy năm uẩn đều không, vượt hết thảy khổ ách).</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      Quán Tự Tại chính là Quán Thế Âm. Ngài Hiền Thủ bảo vị Bồ Tát này có đại trí, đối với cảnh "lý sự vô ngại" đã quán thông đạt, tự tại. Lại nữa, Ngài có lòng đại bi, quán sát căn cơ để đến cứu tự tại vô ngại, nên có tên như vậy. <I>"Hành thâm"</I> có nghĩa là tu luyện thành công đã lâu, chẳng phải là điều kẻ thô tâm hời hợt, vừa mới hiểu biết nông cạn đã ngừng [tu tập] mà dám mong mỏi.<I>"Ngũ Uẩn"</I> chính là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Chữ Sắc này so với chữ Sắc trong Lục Trần thì phạm vi bao gồm rất rộng, toàn bộ Ngũ Căn và Lục Trần, tổng cộng mười một pháp, đều là Sắc cả. Thọ là lãnh nạp. Tưởng là tư tưởng. Hành là tạo tác. Thức là phân biệt. Thức gọi là Tâm Vương, Thọ, Tưởng, Hành đều là Tâm Sở. Ngài Tông Lặc nói Bồ Tát do soi thấy Ngũ Uẩn không tịch, lìa khổ sanh tử, lại thương chúng sanh đang mê, điên đảo làm càn, trái đạo lý, nghịch luân thường, tạo Thập Ác, Ngũ Nghịch, đến nỗi hứng chịu các nỗi khổ, bèn dạy họ dùng trí huệ quán sát hòng được giải thoát.</P>

<P class=MsoBodyText>      Ngài Hám Sơn nói: <I>"Nếu chúng ta biết Ngũ Uẩn vốn là không, Tứ Đại chẳng có thì đâu còn có nghiệp lụy nào trói buộc, đâu còn nhân ngã, thị phi để tranh cãi, đâu còn cùng quẫn, thông suốt, được - mất để so đo, đâu còn giàu sang, nghèo hèn để bận lòng nữa ư?"</I> Đoạn kinh văn nói về mười bốn món Vô Úy trong chương [Nhĩ Căn] Viên Thông của kinh Lăng Nghiêm có thể dùng để chú thích đoạn này.</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      <B><I>Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị.</I></B></P>

<P class=MsoBodyText>      (Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc chính là Không, Không chính là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy).</P>

<P class=MsoBodyText>     </P>

<P class=MsoBodyText>      Xá Lợi Tử chính là Xá Lợi Phất. Chúng sanh chấp sắc thân là Ngã, khó dẹp trừ nhất, nên nêu Sắc đầu tiên. Ngài Tông Lặc nói: <I>"Sắc chính là Tứ Đại huyễn sắc, Không chính là Bát Nhã Chân Không. Chúng sanh mê lầm chân không thành huyễn sắc, như nước đông thành băng. Bồ Tát biết huyễn sắc chính là chân không, như băng tan thành nước. Thể của chúng chẳng khác nên nói 'bất dị'. Ấy là 'sắc bất dị không' nhằm phá Thường Kiến</I>[88]<I>"</I>. Phàm phu chấp sắc thân là thật, lầm lạc mong mỏi nó tồn tại thường hằng, mưu tính sao cho nó tồn tại trăm năm ngàn đời, chẳng biết thân này niệm niệm đổi dời, như lửa thành tro, dần dần tiêu mất, rốt cuộc thành không. Ngoại đạo đề xướng Kim Đan Giáo[89] muốn dùng cách nuốt nước miếng, vận chuyển hơi thở, lầm lạc cầu kết thành tiên đan[90], xuất hồn, chẳng biết các chất dịch và hơi thở thuộc về Sắc, hít ra thở vào thuộc về Thọ, chú tâm giữ cho hơi thở đi theo đúng kinh mạch thuộc về Tưởng, nung luyện [hỏa hầu] thuộc về Hành, nguyên thần thuộc về Thức, toàn thể hư vọng làm sao đạt được chân thường? Vì thế, dùng câu <I>"bất dị Không"</I> để cảnh tỉnh.</P>

<P class=MsoBodyText><I>"Không bất dị Sắc"</I> nhằm phá Đoạn Kiến. Ngoại đạo chẳng biết thân do nghiệp mà khởi, nghiệp từ tâm sanh, luân chuyển tuần hoàn, nhân quả chẳng mất, bảo xằng "con người chết đi thần hồn cũng phiêu tán, chặt, đốt, xay, giã lấy đâu để thực hiện!" Chẳng biết thân chết nhưng tánh chẳng diệt (như quả hạt của cỏ cây, tuy nung, nướng, nấu, luộc, hễ tánh của nó là hòa hoãn thì [quả hạt dẫu đã nấu nướng v.v...] vẫn là hòa hoãn, có tánh độc thì vẫn độc, tánh thăng thì vẫn thăng, tánh giáng thì vẫn giáng[91]. Loài vô tình còn như thế, huống hồ con người ư?) Nhân quả rành rành chẳng sai. Nếu lại có người bảo "con người chết rồi sẽ làm người, loài vật chết đi lại làm loài vật, trời sanh muôn vật nhằm nuôi dưỡng con người, cho nên sát sanh ăn thịt, những loài vật ngu ngốc như thế làm sao có thể đòi nợ mạng được?" thì họ chẳng biết nghiệp có thăng trầm, tánh không sai khác, vốn bình đẳng, sự lý luân hồi quả thật đáng làm căn cứ! Đến nỗi hạng Nhị Thừa tuy y theo đạo để tu tập, nhưng chẳng thấu đạt "<I>tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức</I>", ngỡ chúng là có thật nên coi tam giới như lao ngục, tránh né chúng như lánh đồ dơ, chẳng dấy lòng độ sanh, nên nói: <I>"Không bất dị Sắc".</I> Ấy là vì Bát Nhã Chân Không như tấm gương tròn lớn, hết thảy huyễn sắc như ảnh hiện trong gương. Nếu biết "gương chẳng khác ảnh", sẽ hiểu ý nghĩa "<I>Không bất dị Sắc".</I></P>

<P class=MsoBodyText>Lại sợ chúng sanh căn độn, vẫn giữ hai kiến chấp Sắc và Không, nên lại nói trùng điệp dung hội rằng: <I>"Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc"</I>, giống như băng chính là nước, nước chính là băng. Biết Sắc chẳng khác Không thì chẳng có thanh, sắc, của cải, lợi lộc để tham, không có ngũ dục lục trần để luyến mến, nhanh chóng vượt khỏi cảnh giới phàm phu (Đây chính là ý nghĩa của câu<I>"Phú quý phù vân"</I> (phú quý như mây nổi) trong sách Luận Ngữ và câu <I>"vạn chung hà gia"</I>[92] (muôn chung có ích gì) trong sách Mạnh Tử). Biết Không chẳng khác Sắc thì chẳng khởi Diệt Định, mà hiện các oai nghi, chẳng động bổn tế, thực hiện sự nghiệp độ sanh, nhanh chóng vượt trỗi ngoại đạo, Nhị Thừa (Đây chính là ý nghĩa của câu <I>"bất kiến nhi chương, bất động nhi biến, vô vi nhi thành, cập vi vật bất nhị, sanh vật bất trắc"</I> (không thấy mà biểu lộ, không động mà biến đổi, không tạo tác mà thành, chẳng khác gì với vật mà sanh thành muôn vật chẳng thể lường) trong sách Trung Dung). Biết Sắc và Không bình đẳng, giống hệt như nhau thì niệm niệm độ sanh, chẳng thấy có chúng sanh để độ, tâm tâm cầu Phật, chẳng thấy Phật quả để cầu, mà nhanh chóng chứng cùng một cảnh với Phật.</P>

<P class=MsoBodyText>Sắc Uẩn đã như vậy thì quán sát bốn Uẩn kia tương tự. Vì thế nói <I>"Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị".</I> Thử dùng chuyện hiện thời để làm chứng thì kẻ đắc Thiên Lý Nhãn, núi, rừng, tường vách chẳng thể ngăn che được, chẳng phải là <I>"Sắc tức thị Không"</I> đó ư? Kẻ giỏi thuật Thôi Miên thì tâm niệm của người khác, người ấy đều có thể biết rõ, chẳng phải là Không tức Sắc đó ư? Cái thân được chưng diện, nhưng dùng tia X quang để chiếu thì y phục lẫn cái thân xác thịt đều như mây tiêu, khói tan, chẳng phải là Sắc tức Không đó ư? Mắt huệ quán chúng sanh, cố nhiên là như vậy! Dùng kính hiển vi để nhìn vào một giọt nước hay quan sát một kẽ hở trên không trung thì những loài động vật bé tí lăng xăng tụ họp chen chúc trong ấy, đấy chẳng phải là<I>"Không tức là Sắc"</I> hay sao? Chư thiên nhìn chúng ta cũng giống như vậy đó! (Thân chư thiên cao trăm ngàn trượng cho đến cả trăm ngàn do-tuần). Cớ sao người đời cứ phải ở trong huyễn cảnh mà tranh giành man dại như thế?</P>

<P class=MsoBodyText>     <B><I></I></B></P>

<P class=MsoBodyText><B><I>      Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.</I></B></P>

<P class=MsoBodyText>      (Này Xá Lợi Tử! Tướng Không của các pháp ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng, chẳng giảm).</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      <I>"Chư pháp"</I> chính là Ngũ Uẩn. <I>"Không"</I> là nói về tướng, muốn cho con người hiểu rõ nên cưỡng chỉ tướng trạng, nghĩa là Chân Không tuy chính là Sắc, Thọ v.v..., nhưng Sắc tùy duyên khởi, Chân Không chẳng sanh; Sắc tùy duyên diệt, Chân Không chẳng diệt. Lại nữa, thuận theo dòng mà chẳng nhiễm, ra khỏi chướng chẳng tịnh, chướng hết chẳng giảm, đức viên mãn chẳng tăng. Đấy gọi là <I>"một pháp chẳng lập"</I> vậy.</P>

<P class=MsoBodyText>     </P>

<P class=MsoBodyText>      <B><I>Thị cố Không trung vô Sắc, vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức, vô Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, vô Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, vô Nhãn Giới, nãi chí Vô Ý Thức Giới.</I></B></P>

<P class=MsoBodyText>      (Vì thế, trong Không chẳng có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, chẳng có Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, chẳng có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, chẳng có Nhãn Giới, cho đến chẳng có Ý Thức Giới).</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      Đoạn này lần lượt đem cái Không ứng với những điều còn lại giống như cái Không [đã nói] trong phần Ngũ Uẩn ở trên, tức là Lục Căn không, Lục Trần không cho đến Thập Bát Giới không. Thập Bát Giới là sáu căn hợp với sáu trần, thêm vào sáu Thức để nói.</P>

<P class=MsoBodyText>Kinh Lăng Nghiêm có nói như người chẳng nháy mắt, mắt nhìn trừng trừng, phát mệt, sẽ thấy hoa đốm bay tán loạn trên hư không, và lại có hết thảy những tướng cuồng loạn chẳng thật. Hãy nên biết Sắc Ấm cũng giống như thế! Như người chà hai bàn tay vào nhau, liền hư vọng sanh ra những tướng rít, trơn, lạnh, nóng. Hãy nên biết Thọ Ấm cũng giống như thế. Như người nói đến quả mơ chua, trong miệng ứa nước, nghĩ đến trèo lên vách đá cheo leo, lòng bàn chân nhơm nhớp [mồ hôi], hãy nên biết Tưởng Ấm cũng giống như vậy. Ví như dòng nước chảy xiết, từng con sóng nối tiếp nhau, lớp trước lớp sau chẳng trái vượt, hãy nên biết Hành Ấm cũng giống như thế (ví như niệm niệm lưu chuyển chẳng ngơi). Như người lấy cái bình Tần Già[93], nút hai lỗ lại, không gian bị chứa đầy trong đó, đem đi xa ngàn dặm, bù đắp cho nước khác, hãy nên biết Thức Ấm cũng giống như vậy (Ví như thức thần theo nghiệp thọ sanh trong tam giới). Tiếp đó, Lục Nhập, Nhị Thập Xứ, Thập Bát Giới, mỗi mỗi đều nói rõ nó là hư vọng, lời văn rườm rà chẳng thể chép trọn.</P>

<P class=MsoBodyText>      Lại nói: Lìa tối, lìa sáng, chẳng có bản thể của cái Thấy. Lìa động, lìa tĩnh, vốn không có tánh chất Nghe. Không thông, không tắc, tánh Ngửi chẳng sanh. Chẳng biến đổi, chẳng điềm nhiên, sự nếm không cách nào xuất hiện được. Chẳng lìa, chẳng hợp, giác xúc (sự nhận biết do đụng chạm) vốn không. Chẳng diệt, chẳng sanh thì sự hiểu rõ sẽ dựa vào đâu [mà có]? (Điều này có nghĩa là đã lìa khỏi Trần thì Căn và Thức sẽ chẳng có). Lại nói: Chúng sanh từ vô thỉ đến nay chạy theo các thứ sắc, thanh, theo ý niệm lưu chuyển, chưa từng khai ngộ tánh "tịnh, diệu, thường". Nếu bỏ sanh diệt, giữ lấy chân thường thì thường quang hiện tiền, căn, trần, thức tâm sẽ ngay lập tức tiêu mất ("Chân thường" chính là Chân Không bất sanh bất diệt được nói trong kinh này. "Thường quang hiện tiền" chính là trí huệ quán chiếu).</P>

<P class=MsoBodyText>Đoạn này chỉ nói tiếp ý <I>"Sắc tức thị Không",</I> nên biết rằng: Nếu hiểu "Không tức là Sắc" thì chữ Vô có thể thay bằng chữ Tức, nghĩa là <I>"Không trung tức Sắc, tức Thọ, Tưởng, Hành, Thức, tức Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý"</I> v.v... Theo kinh Bi Hoa, ngài Quán Âm trong suốt bảy năm không có dục tưởng, không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc tưởng, liền lấy sự trang nghiêm của vi trần số cõi Phật trong mười phương tạo thành sự trang nghiêm cho cõi Phật của chính mình. Người học có thể rỗng không sự hôi nhơ nơi sáu căn này thì sẽ liền có thể đắc Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Thần Túc Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông v.v... ba mươi hai tướng đại nhân, tám mươi vẻ đẹp phụ. Có thể rỗng không sự xen tạp nhơ bẩn nơi sáu Trần thì sẽ đắc Sắc "đất vàng, cát vàng, bảy báu trang nghiêm" và Thanh "tiếng linh báu, lưới báu xinh đẹp vượt trỗi nhạc trời", Hương, Vị, Xúc, Pháp mỗi mỗi đều tuyệt diệu chẳng thể diễn tả được, chỉ là từ trong một chữ Tín mà chuyển dời vậy.</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      <B><I>Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận</I></B>.</P>

<P class=MsoBodyText>      (Không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết).</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      Đây chính là rỗng không mười hai nhân duyên. Vô Minh là một niệm vọng động của chúng ta từ vô thỉ đến nay khiến cho sự sáng suốt nơi tánh bị mê tối nên gọi là Vô Minh. Vô Minh duyên Hành (nên hiểu Duyên là Khởi (dấy lên)), ý nói tạo tác các nghiệp (Hai chi này (tức Vô Minh và Hành) chính là cái nhân đã tạo trong đời quá khứ). Hành duyên Thức, nghĩa là nghiệp lực lôi kéo tám thức đầu thai. Thức duyên Danh Sắc, nghĩa là hễ vào trong thai thì Ngũ Ấm đều đủ, một thức thuộc về Sắc, bốn thức kia thuộc về Danh. Danh Sắc duyên Lục Nhập, nghĩa là sáu căn đã thành, đầy đủ thể chất để vào đời. Lục Nhập duyên Xúc, nghĩa là sau khi ra khỏi thai, sáu căn tiếp xúc sáu trần. Xúc duyên Thọ nghĩa là tiếp nhận những sự tốt xấu trong thế gian (Năm chi này chính là Quả phải hứng chịu trong đời hiện tại). Thọ duyên Ái, nghĩa là tham nhiễm những chuyện như Ngũ Dục v.v... Ái duyên Thủ, nghĩa là từ nơi cảnh dấy tâm mong giữ lấy. Thủ duyên Hữu nghĩa đã tạo nhân, ắt sẽ lại chuốc lấy quả (Ba chi này chính là nhân trong đời hiện tại). Hữu duyên Sanh, nghĩa là gánh chịu cái thân trong đời vị lai. Sanh duyên Lão Tử, nghĩa là trong vị lai lại quay về nơi biến đổi, tiêu diệt (Hai chi này là cái quả phải chịu trong đời vị lai).</P>

<P class=MsoBodyText>Mười hai nhân duyên này bao trùm nhân quả ba đời, luân chuyển không ngớt, gọi là Lưu Chuyển Môn. Tu Giới - Định - Huệ Học, cầu cho Vô Minh hết, Hành hết, Thức hết, cho đến lão tử chấm dứt thì gọi là Hoàn Diệt Môn. Nếu pháp thật sự là có thì chẳng thể diệt được, [do pháp] có sanh có diệt nên nó chính là hư vọng, hễ mê thì đi theo nó nên có nỗi khổ đọa lạc tam đồ, hễ ngộ thì sẽ chuyển nó, nên có niềm vui vượt lên cõi Phật. Nghiệp lực to lớn nhưng tâm lực càng to lớn hơn nữa!</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      <B><I>Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo.</I></B></P>

<P class=MsoBodyText>      (Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo)</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      Đấy là rỗng không Tứ Đế. Khổ chính là quả khổ trong thế gian. Tập chính là cái nhân của sự khổ trong thế gian. Diệt chính là quả vui của sự xuất thế. Đạo chính là cái nhân của sự vui xuất thế. [Tứ Đế được nói ở đây] có cùng một ý nghĩa một đằng Lưu Chuyển, một đằng Hoàn Diệt như trong phần [nói về Thập Nhị Nhân Duyên] trên đây. Hễ hiểu phần trước thì sẽ ngộ được phần này.</P>

<P class=MsoBodyText>     </P>

<P class=MsoBodyText>      <B><I>Vô trí diệc vô đắc.</I></B></P>

<P class=MsoBodyText>      (Không trí mà cũng không đắc).</P>

<P class=MsoBodyText> </P>

<P class=MsoBodyText>      Hết thảy đã là không thì không có trí huệ để chiếu, mà cũng không có Bồ Đề để đắc. Đấy chính là cảnh giới của Pháp Thân.</P>

<P class=MsoBodyText>     </P>

<P class=MsoBodyText>      <B><I>Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa Cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.</I></B></P>

<P class=MsoBodyText>      (Do không có gì để được nên Bồ Tát nương theo Bát Nhã Ba La Mật tâm không vướng mắc. Do không vướng mắc nên không có sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo Niết Bàn).</P>

<P>     </P>

<P>       Phần này tiếp nối ý của phần trên nhằm nói "không đắc mà đắc, đấy mới là chân đắc". Bồ Đề Tát Đỏa dịch là Giác Hữu Tình, tức là Bồ Tát. Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa, trong tâm thuần là trí huệ, cho nên không vướng mắc, sợ hãi, chẳng khởi mộng tưởng điên đảo nơi cảnh, có nghĩa là tâm diệt thì mọi pháp diệt. Niết Bàn dịch là Viên Tịch, không đức nào chẳng trọn là Viên, không chướng nào chẳng tận là Tịch, tức là Tịch Quang Tịnh Độ, là cảnh giới tự thọ dụng của Phật.<I>"Cứu cánh Niết Bàn"</I> nghĩa là nhập Vô Dư Niết Bàn.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.</I></B></P>

<P>      (Ba đời chư Phật do nương theo Bát Nhã Ba La Mật nên đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).</P>

<P> </P>

<P>      <I>"Tam thế"</I> là quá khứ, hiện tại, vị lai. A là Vô, Nậu Đa La là Thượng, Tam Miệu là Chánh Đẳng, Tam Bồ Đề là Chánh Giác. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là tên của Phật Quả. Tam thế chư Phật đều từ đây mà tu chứng, vì thế Bát Nhã là mẹ của chư Phật.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Cố tri Bát Nhã Ba La Mật thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa Chú.</I></B></P>

<P>      (Cho nên biết Bát Nhã Ba La Mật là đại thần chú, là đại minh chú, là chú không gì hơn, là chú không gì có thể sánh bằng, có thể trừ hết thảy khổ, chân thật không dối. Vì thế, nói chú Bát Nhã Ba La Mật).</P>

<P> </P>

<P>      Đoạn này ca tụng công đức của Bát Nhã. Do có đại thần lực nên gọi là <I>"đại thần chú".</I> Do có đại quang minh nên gọi là <I>"đại minh chú".</I> Các pháp chẳng thể nào vượt trội Bát Nhã nên gọi là <I>"vô thượng chú".</I> Các pháp không thể nào sánh bằng nên gọi là <I>"vô đẳng đẳng chú".</I> Trên đây là phần Hiển Thuyết nhằm làm cho hành giả sanh huệ, diệt phiền não chướng. Tiếp theo là phần Mật Thuyết, khiến cho người tụng được phước, diệc ác nghiệp chướng.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Tức thuyết chú viết: "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha".</I></B></P>

<P>      (Liền nói chú rằng: "Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi svāhā ").</P>

<P> </P>

<P>      <I>"Chú"</I> là lời bí mật của Phật, Bồ Tát, chỉ nên thành kính tụng trì, chắc chắn sẽ tiêu tai, được phước, không cần phải giải thích. Nếu cứ cưỡng giải thích, sẽ đâm ra chẳng đạt hiệu nghiệm.</P>

<P> </P>

<P>      (Tâm Kinh văn từ tuy giản lược, lý cực rộng sâu, giải thích nông cạn chỉ nhằm lợi ích kẻ sơ cơ. Tác phẩm Thích Yếu thích hợp ba căn, không còn gì khéo hơn. Vì thế, tôi sao chép vào đây để lưu truyền rộng rãi. Thích Ấn Quang ghi).</P>

<P>     </P>

<P><B>Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh</B> (phụ lục tác phẩm Thích Yếu của tổ Ngẫu Ích)</P>

<P> </P>

<P>      Kinh này chỉ thẳng một niệm tâm nhỏ nhoi hiện tiền của chúng ta chính là Tam Bát Nhã[94]. Ba thứ "tâm, Phật, chúng sanh" không sai biệt, nhưng chúng sanh pháp quá rộng, Phật pháp quá cao, đối với kẻ sơ tâm chỉ có quán tâm là dễ. Vì thế, đại bộ (kinh Đại Bát Nhã) gồm hơn sáu trăm quyển đã dựa theo Phật pháp và chúng sanh pháp để trình bày Bát Nhã cặn kẽ; còn nay kinh này chỉ dựa trực tiếp trên tâm pháp để hiển thị Bát Nhã. Tuy kinh Đại Bát Nhã giảng rộng về Phật pháp và chúng sanh pháp nhưng những điều ấy chưa bao giờ chẳng phải là tâm pháp. Tuy kinh này giảng thẳng vào tâm pháp, vẫn chưa hề chẳng trọn đủ Phật pháp và chúng sanh pháp; vì thế được gọi là <I>"cả ba không sai biệt", </I>do một niệm tâm hiện tiền nhỏ nhoi của chúng ta rỗng sáng, thấu suốt, thường hiểu biết rành rành, chẳng ở các nơi "trong, ngoài, trung gian", mà cũng chẳng vướng nơi hình tích "quá khứ, hiện tại, vị lai". Đấy chính là Quán Chiếu Bát Nhã.</P>

<P>Dùng một tâm niệm nhỏ nhoi hiện tiền của chúng ta để hiện rành rành từ Căn, Thân, Khí Giới[95] cho đến các cõi nước giả hay thật trong mười pháp giới, bình đẳng ấn trì, không trước, không sau, đồng thời lập tức đầy đủ, đấy chính là Văn Tự Bát Nhã. Ấy là vì núi, sông, đại địa, sáng, tối, Sắc, Không v.v... tánh của hết thảy các cảnh giới, không gì chẳng phải là văn tự, chứ không phải chỉ có giấy, mực, lời nói mới là văn tự!</P>

<P>Do một tâm niệm nhỏ nhoi hiện tiền của chúng ta, tánh của tất cả tri giác và tánh của cảnh giới không chia, không tách, không Năng, không Sở, không đúng, không sai, đều chỉ là một pháp giới thể. Đấy chính là Thật Tướng Bát Nhã.</P>

<P>Thật Tướng Bát Nhã chẳng phải là bờ bên này, chẳng phải là bờ bên kia. Do đạt được Thật Tướng của niệm hiện tiền nên sanh tử chính là Niết Bàn, đó gọi là Ba La Mật.</P>

<P>Quán Chiếu Bát Nhã cũng chẳng phải là bờ bên này, chẳng phải là bờ bên kia; do soi rõ một niệm hiện tiền này chính là Thật Tướng nên Hoặc biến thành trí, đó gọi là Ba La Mật.</P>

<P>Văn Tự Bát Nhã cũng chẳng phải là bờ bên này, chẳng phải là bờ bên kia; do hiển hiện một niệm hiện tiền chính là Thật Tướng nên kết nghiệp chính là giải thoát, đó gọi là Ba La Mật.</P>

<P>Vì thế, tâm này chính là Tam Bát Nhã, Tam Bát Nhã chỉ là một tâm. Lý này thường hằng, chẳng thể thay đổi, nên gọi là Kinh. Nương theo đấy để thành hạnh, ba đời chư Phật, Bồ Tát cùng tuân hành, nên gọi là Kinh. Nói pháp môn này, thiên ma, ngoại đạo chẳng thể hoại loạn nên gọi là Kinh.</P>

<P> </P>

<P><B><I>Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.</I></B></P>

<P> </P>

<P>      Muốn biết đường trong núi, phải hỏi người từng trải; vì thế nêu ra người quán tâm thành hạnh để làm gương mẫu. "<I>Quán</I>" chính là trí năng quán, tức là nhất tâm tam quán, gọi chung là Quán Chiếu Bát Nhã. Tự Tại là do chứng lý đế Thật Tướng, được đại giải thoát đối với các cảnh giới. Bồ Tát, dịch là Giác Hữu Tình chính là danh hiệu tự lợi, lợi tha; trí khế hợp Thật Tướng nên tự lợi trọn đủ, trí tuyên nói văn tự nên lợi tha trọn khắp. Vì thế gọi là Bồ Tát. Điều này nhằm chỉ rõ người có thể hành [phép quán chiếu này].</P>

<P>      <I>"Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa"</I>: Đắc tam trí nhất tâm, chẳng giống với Tam Thừa trong Quyền Giáo, vì thế gọi là <I>"thâm".</I> Câu này nói chung về pháp được hành. <I>"Thời"</I> là nói ngược lại từ bao kiếp về trước, từ lúc đã được sự tương ứng ấy mãi cho đến hết đời vị lai, từ đầu đến cuối chẳng lìa Bát Nhã sâu xa. <I>"Chiếu kiến"</I> là nói riêng về cái trí dùng để quán sát (Năng Quán Trí), tức là Quán Chiếu Bát Nhã. <I>"Ngũ Uẩn"</I> là nói riêng về cảnh được quán, tức Văn Tự Bát Nhã.<I>"Giai không"</I> là nói riêng về đế lý được hiển lộ [bởi Quán Chiếu Bát Nhã], đấy chính là Thật Tướng Bát Nhã. Ngũ Ấm không ấm nào chẳng phải là Không, Giả, Trung, lìa trọn bốn câu, bách phi tánh tuyệt, nên cưỡng gọi là Không. <I>"Độ nhất thiết khổ ách"</I>: Tự thoát khỏi khổ nhân và khổ quả của hai thứ tử (Phần Đoạn và Biến Dịch), mà cũng làm cho chúng sanh trong tam giới cùng thoát khỏi nhân quả của hai thứ Tử, đấy chính là hiệu quả của việc hành pháp ấy, đó cũng chính là Ba La Mật Đa.</P>

<P>     </P>

<P>      <B><I>Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố Không trung vô Sắc, vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức, vô Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, vô Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô Vô Minh, diệc vô Vô Minh tận, nãi chí vô Lão, Tử, diệc vô Lão, Tử tận, vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo, vô Trí, diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố.</I></B></P>

<P> </P>

<P>      Đoạn này giải thích rộng về sự thật nơi cảnh <I>"Ngũ Uẩn đều là Không" </I>quán chiếu tự tại trong những thứ ấy (tức những cảnh được quán như Ngũ Uẩn v.v...), bởi lẽ, nếu chẳng quán chiếu thì sẽ chẳng thể hiểu thấu suốt sự thật nơi cảnh này được. Hễ tâm chẳng khởi lên thì thôi, chứ tâm vừa móng lên chút xíu, ắt Căn, Thân, Khí Giới sẽ liền hiện ngay, đó gọi là Sắc Uẩn; ắt sẽ có nhận lãnh các cảnh khổ hay vui, đó gọi là Thọ Uẩn; ắt sẽ có chấp vào tướng, đặt bày danh từ, lời lẽ, đó gọi là Tưởng Uẩn; ắt sẽ sanh diệt, dời đổi chẳng ngừng, đó gọi là Hành Uẩn; ắt sẽ phân biệt các pháp rành rành, đó gọi là Thức Uẩn.</P>

<P>Do vậy biết: Hễ khởi lên một tâm nhỏ xíu thì theo lẽ tự nhiên sẽ trọn đủ cả năm tầng vẩn đục. Nay dùng Bát Nhã rất sâu để chiếu thì sẽ biết rõ Sắc chỉ là Tâm, chứ chẳng có Sắc thật sự nào khác; hết thảy căn, thân, khí giới đều như hoa đốm trên không, như vật trong mộng, cho nên Sắc chẳng khác Không! Không cũng chỉ là tâm, chứ không có cái Không nào khác. Nếu có một pháp nào vượt khỏi Niết Bàn thì ta cũng nói là như huyễn, như mộng, cho nên Không chẳng khác Sắc. Đã nói <I>"chẳng khác"</I> (bất dị) thì đã thành ra <I>"tương tức"</I> (chính là lẫn nhau).</P>

<P>Vẫn sợ kẻ bị mê tình phủ lấp, hiểu bàn tay ngửa khác với bàn tay úp nên lại nói trùng lặp: <I>"Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc".</I> Nghĩa là hễ nhón lấy một Sắc chừng bằng vi trần thì Thể của nó chính là cả pháp giới, theo chiều ngang trọn khắp, theo chiều dọc tột cùng. Vì vậy, <I>"tức thị Không"</I> hàm ý: Toàn Sự chính là Lý, chẳng có chút xíu Lý tánh nào chẳng nằm trong Sự ấy, tức là vi trần trọn đủ toàn bộ Lý chân không, lại còn cùng lúc trọn đủ toàn bộ mọi sự trong pháp giới, nên chính là Sắc, nên được gọi là "toàn Sự chính là Lý". Chẳng có chút xíu sự tướng nào chẳng nằm trong Lý ấy. Như vậy thì ở ngay nơi Thể, dứt bặt sự đối đãi, chẳng có hai vật. Đã hiểu thấu suốt Thật Tướng nơi Sắc Uẩn thì đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều cứ suy theo đó sẽ biết.</P>

<P>Lại sợ kẻ mê chấp cho rằng Thật Tướng của Ngũ Uẩn do từ chiếu kiến sanh ra, nên lại chỉ rõ rằng: Bản thể của các pháp Ngũ Uẩn ấy chính là Thật Tướng của Chân Không, nó vốn tự như vậy, chứ không phải là Thật Tướng sanh, Ngũ Uẩn diệt. Bởi lẽ, Ngũ Uẩn vốn tự chẳng sanh, chẳng diệt, nên gọi là <I>"Không tướng".</I></P>

<P>Lại sợ kẻ mê chấp cho rằng tướng Không của Ngũ Uẩn tuy chẳng sanh diệt, nhưng có nhơ, sạch, nghĩa là [tưởng rằng] phàm phu thuận theo nhiễm duyên mà nhơ, thánh nhân thuận theo tịnh duyên mà sạch, nên lại chỉ dạy rõ ràng rằng: Ngũ Uẩn của phàm phu cũng chính là tướng Không, Ngũ Uẩn của thánh nhân cũng chính là tướng Không, nào có nhơ, sạch ư?</P>

<P>Lại sợ kẻ mê chấp cho rằng tướng Không của Ngũ Uẩn tuy chẳng nhơ hay sạch, nhưng có tăng - giảm, ngỡ rằng phàm phu mê nên sanh tử khốc liệt, ấy là tăng, đức tướng ẩn lấp, ấy là giảm; do thánh nhân ngộ nên Chiếu có công dụng vô tận, đó là tăng, Hoặc nghiệp tiêu vong, đó là giảm. Vì thế, lại chỉ dạy rõ ràng rằng: Lúc mê thì cũng chỉ có tướng Không của các pháp này, mà lúc ngộ thì cũng chỉ là tướng Không của các pháp này, nào có tăng giảm ư?</P>

<P>Đã nêu rõ sự thật mầu nhiệm nơi Ngũ Uẩn này rồi, liền tiếp tục áp dụng rộng rãi vào hết thảy pháp tướng sai biệt để dung hội, dứt tuyệt tình kiến [phân biệt] thánh phàm [sai khác], bèn nói:<I>"Thị cố Không trung vô Sắc" </I>cho đến<I> "diệc vô đắc".</I> Thế nhưng, nói <I>"vô sắc"</I> cho đến <I>"vô sở đắc"</I>, há có phải là đợi sau khi dung hội, dứt tuyệt [những kiến chấp phân biệt] rồi thì chúng mới không có hay sao? Ấy là vì chúng vốn có gì để đạt được! Do vốn là không có gì để đạt được nên gọi là Đế. Hiểu thấu sự vô đắc này thì gọi là Quán, nhưng nói chung "chẳng lìa Ngũ Uẩn" là cảnh được quán. Lại nữa, dù là Cảnh, hay Đế, hay Quán, nói chung đều chẳng rời khỏi một niệm tâm nhỏ nhoi hiện tiền. Một tâm rành rành trọn đủ ba nghĩa, Đế chính là Thật Tướng, Quán chính là Quán Chiếu, Cảnh chính là Văn Tự, chẳng phân biệt là ngang hay dọc, mà cũng chẳng phải là một hay khác, vì thế gọi là <I>"thâm Bát Nhã".</I></P>

<P> </P>

<P><B><I>Bồ Đề Tát Đỏa, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.</I></B></P>

<P> </P>

<P>Đoạn này nêu lên trọn khắp chư Phật, Bồ Tát để làm chứng, nhằm giảng rõ Bát Nhã sâu xa, thật sự có thể độ thoát hết thảy khổ ách. Nghĩa là chư Như Lai trong quá khứ đã thành tựu môn này, chư Bồ Tát trong hiện tại nay mỗi vị đều nhập viên minh, những người tu học trong tương lai cũng sẽ y theo pháp như vậy, chứ chẳng phải chỉ mình ngài Quán Thế Âm.</P>

<P><I>"Vô quái ngại"</I>: Kết nghiệp chính là giải thoát, rốt ráo phương tiện tịnh Niết Bàn.</P>

<P><I>"Vô khủng bố"</I>: Khổ quả chính là Pháp Thân, rốt ráo tánh tịnh Niết Bàn.</P>

<P><I> "Viễn ly điên đảo mộng tưởng"</I>: Phiền Hoặc chính là trí sáng, rốt ráo viên tịnh Niết Bàn. Nương vào Thật Tướng Bát Nhã đắc Chân Tánh Bồ Đề. Nương theo Quán Chiếu Bát Nhã đắc Thật Trí Bồ Đề. Nương theo Văn Tự Bát Nhã đắc Phương Tiện Bồ Đề. Bồ Đề là Như Như Trí, Trí ắt phải ngầm hợp Lý, Niết Bàn chính là Như Như Lý, Lý ắt phải khế hợp Trí. Vì thế, mới nói đại lược nhằm soi rọi lẫn nhau.</P>

<P>Bát Nhã sâu xa này chính là đại thần chú vì có đủ diệu dụng. Nó là đại minh chú vì trí soi rọi tướng. Nó là vô thượng chú vì bản thể là Thật Tướng. Nó chính là vô đẳng đẳng chú (chú không có gì sánh bằng) vì không có một pháp nào có thể bằng được tâm này. Tâm này có thể bình đẳng với hết thảy pháp vì có thể khiến cho chúng đều quy về Thật Tướng ấn. Tâm chú này đích thực có thể trừ các khổ nhân, khổ quả của sự phân biệt tự tha, Phần Đoạn, Biến Dịch, chân thật chẳng dối, phải nên tin tưởng chắc thật vậy.</P>

<P> </P>

<P><B><I>Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha.</I></B></P>

<P> </P>

<P>Nơi phần Hiển Thuyết trong đoạn trước đã chỉ ra Bát Nhã chính là chú, ở đây là Mật Thuyết. Cần biết rằng: Chú chính là Bát Nhã, đã hiển thuyết lại còn mật thuyết, Hiển và Mật đều trọn đủ bốn lợi ích Tất Đàn[96]. Chẳng phiên dịch [ý nghĩa của chú] là hay nhất, chớ nên dò dẫm suy lường!</P>

<P> </P>

<P align=center><B>Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích </B><B>Cảm Ứng Tụng</B></P>

<P align=center><B>Quyển 4, phần 1 hết</B> </P>

<P>     </P>

<P>     </P>

<P>     </P></P>

<BR clear=all>

<P class=MsoFootnoteText>[1] Chữ "<I>vậ</I>t" ở đây chỉ cho tất cả chúng sanh trong mười pháp giới, chứ không phải là đồ vật hay con vật.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[2] Tần Già Tạng Kinh (hay chỉ gọi tắt là Tần Già Tạng) là bản in riêng của tinh xá Tần Già, sử dụng chữ đúc bằng chì để in, ấn hành vào đầu thời Dân Quốc, vốn có tên đầy đủ là Tần Già Tinh Xá Giảo Khan Đại Tạng Kinh, được xuất bản trong khoảng từ năm 1909 đến năm 1913. Bản này gồm có 1.916 bộ, 8.416 quyển, chia thành 414 tập, mỗi tập được đánh số theo bài Thiên Tự Văn (<I>"thiên địa huyền hoàng...</I>"), nghĩa là mỗi tập được gọi theo từng chữ trong bài văn ấy, như tập thứ 1 là Thiên, tập thứ hai là Địa, cho đến tập cuối cùng là chữ Sương. Mỗi trang kinh gồm 40 cột, mỗi cột 45 chữ, được in vạch mực ở giữa chia mỗi trang thành hai trang nhỏ. Nội dung chủ yếu dựa theo bản in Hoằng Ấn Tạng của Nhật Bản, nhưng lược bỏ toàn bộ những trước tác của Nhật Bản. Điều này rất hợp lý, vì trong tạng kinh Nhật Bản có những bài viết của sư Nhật Liên (sáng tổ Nhật Liên Tông hay còn gọi là Tân Pháp Hoa Tông) thiên chấp nặng nề, giải thích giáo nghĩa hẹp hòi, độc đoán, hung hăng, hoàn toàn đánh mất những giáo nghĩa tinh vi, cao siêu, đặc sắc của tông Thiên Thai.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[3] Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Thiện Tài đồng tử (Sudhana Kumāra) một trong năm trăm đứa con của một vị trưởng giả tại thành Phước Lâm. Khi cậu bé được sanh ra, trong nhà tự nhiên trồi lên rất nhiều kho báu. Do vậy, đặt tên là Thiện Tài. Nhưng Thiện Tài chỉ một lòng cầu đạo, đến tham học với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, được ngài giảng dạy chứng Căn Bản Trí, rồi tuân theo lời dạy, tham học với khắp năm mươi ba vị thiện tri thức (vị đầu tiên là tỳ-kheo Đức Vân, vị cuối cùng là Phổ Hiền Bồ Tát) để chứng Hậu Đắc Trí. Năm mươi ba vị thiện tri thức này lần lượt dạy Thiện Tài các pháp môn để lần lượt chứng nhập năm mươi hai địa vị Bồ Tát trên con đường chứng thành Đẳng Giác.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[4] Nhiếp thọ, còn gọi là "nhiếp thủ" (Parigraha): Còn dịch là Nhiếp Hộ, nguyên nghĩa là tiếp nhận, chăm sóc, quan tâm, thâu tóm, không bỏ sót. Từ ngữ này thường được dùng để chỉ sự quan tâm chăm sóc của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng sanh, nhằm hướng dẫn họ đến con đường giải thoát.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[5] Chữ "nhập lưu" được pháp sư Viên Anh giảng như sau: <I>"Nhập lưu là tương phản với "xuất lưu". Xuất lưu là tánh nghe thay vì quán chiếu Thanh Trần hư huyễn, lại rong ruổi theo Thanh Trần, đánh mất bản thể thanh tịnh của tánh nghe. Nay 'nhập lưu' là dùng Quán Trí để nhập, lấy tai làm Sở Nhập (đối tượng để nhập), xoay chuyển căn tai để quán chiếu chân tánh".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[6] Cái Nghe (Văn) là Nhĩ Thức, cái được Nghe (Sở Văn) chính là đối tượng nhận biết của Nhĩ Thức.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[7] Chữ Không thứ nhất chỉ cho chủ thể, tức là hành nhân đã không còn thấy có đối tượng để quán chiếu, thấu hiểu bản chất của các Trần (nói rộng là tất cả các pháp) là không, tâm quán chiếu ấy cũng là không. Chữ Sở Không chỉ cho những đối tượng được quán chiếu là Không bởi sự quán chiếu ấy.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[8] Trong Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đây là hiện thân Độc Giác, trong cả ba khoa (tức ba đoạn liên tiếp), đều nói 'hữu học' tức là những người này chưa đạt đến địa vị Vô Học. 'Tịnh tĩnh diệu minh': Trong địa vị tu đạo, thích ở một mình nơi tốt lành, thanh vắng nên gọi là Tịch Tĩnh; cầu trí huệ tự nhiên nên gọi là Diệu Minh. 'Thắng diệu hiện viên' là diệu huệ thù thắng; nghĩa là khi trí huệ tự nhiên sắp hiện tướng viên mãn, như lúc dùi gỗ tìm lửa, đã được tướng trạng nóng rực, lửa sắp sanh ra".</I></P>

<P>[9] Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa: <I>"Đây là hiện thân Duyên Giác. 'Duyên đoạn thắng tánh': Thắng tánh chính là vô sanh lý tánh, do vượt trỗi mọi pháp thế gian nên nó xứng tánh, tánh ấy ắt phải do đoạn các duyên (do quán mười hai nhân duyên mà thấu triệt bản thể các duyên là Không) mà được hiển lộ nên gọi là Duyên Đoạn Thắng Tánh. 'Thắng diệu': Do ngộ tánh của nhân duyên là Không nên gọi là Thắng Diệu. Khi sự thắng diệu ấy sắp hiện tiền viên mãn thì trong lúc chưa mãn ấy, ta (Quán Thế Âm Bồ Tát) đối trước hàng hữu học đó, hiện thân Duyên Giác nhằm thỏa lòng mong cầu của họ để thuyết pháp duyên sanh vô tánh khiến họ giải thoát Phần Đoạn Sanh Tử, chứng quả Duyên Giác".</I></P>

<P>[10] Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa: <I>"Đây là hiện thân Thanh Văn. Nếu có các hàng hữu học thuộc địa vị Kiến Đạo, dùng tám nhẫn và tám trí (tổng cộng là mười sáu tâm) đoạn được những phiền hoặc thuộc phẩm Hạ trong Tứ Đế, đoạn được Kiến Hoặc thì gọi là Tứ Đế Không. Nếu dự vào địa vị Tu Đạo, đoạn các Tư Hoặc trong tam giới, trong tám</I> <I>mươi mốt phẩm, mỗi một đều là chứng một phần Trạch Diệt Vô Vi, nên gọi là 'tu đạo nhập diệt'. Thắng tánh ở đây chính là tánh của Diệt Đế Vô Sanh. Khi tướng viên mãn sắp hiện, như trời chưa mưa nhưng đã kéo mây thì ta liền ở trước hàng hữu học ấy, hiện thân Thanh Văn, thuận theo lòng họ ưa thích, nói pháp Diệt Đế Vô Sanh khiến cho họ giải thoát các lậu trong thế gian, vượt thoát tam giới, chứng Phương Tiện Hữu Dư Độ Niết Bàn".</I></P>

<P>[11] Tự Tại Thiên, gọi đủ là Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmitava Śavartin), là tầng trời thứ sáu, tức tầng cao nhất trong Dục Giới. Còn gọi là Hóa Lạc Thiên hoặc Hóa Tha Tự Chuyển Thiên. Chư thiên sống trong cõi này không tự biến hiện sự lạc dục để hưởng thụ mà lợi dụng sự biến hóa của người khác nên có tên như vậy. Thiên vương cõi này cũng như Ma Hê Thủ La Thiên Vương đều là những ma vương lợi hại đối với Phật giáo.</P>

<P>[12] Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara), dịch âm là Ma Hê Thủ La Thiên Vương tức vua của tầng trời cao nhất trong Sắc Giới, là chúa tể của tam thiên đại thiên thế giới. Đây là một danh xưng khác của thần Thấp Bà (Shiva), tức thần hủy diệt trong Ấn Độ Giáo. Trong kinh điển, vị này vừa là thần hộ pháp, vừa là Ma Vương lợi hại nhất. Vị thiên vương này còn được biết dưới các danh xưng như Thương Yết La Thiên, Y Xá Na Thiên v.v... Bồ Tát hiện thân trời này nhằm hóa độ những ngoại đạo sùng bái Đại Tự Tại Thiên, tức những kẻ thường được gọi là Đồ Thán Ngoại Đạo (ngoại đạo bôi than hay tro lên thân) hay Tự Tại Ngoại Đạo, hay Shaivist.</P>

<P>[13] Thiên Đại Tướng Quân là từ ngữ chỉ chung các vị tướng soái của các vị thiên vương. Trong Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch, Pháp sư Giao Quang đã giảng từ ngữ này như sau: <I>"Tứ Thiên Vương là chủ soái, mỗi vị có tám đại tướng, Vi Đà làm Thượng Thủ. Theo Kim Quang Minh Kinh, Tán Chi làm đại tướng thống lãnh hai mươi tám bộ [quỷ thần] tuần du thế gian".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[14] Theo Đại Cát Nghĩa Kinh: <I>"Hộ Thế Tứ Vương mỗi vị có chín mươi mốt người con, hình mạo, dáng vẻ đoan chánh, có thế lực lớn, giống như Na Tra vậy</I>". Sách Quán Đảnh Sớ cho biết: "<I>Trong niên hiệu Thiên Bảo đời Đường, năm nước thuộc Tây Phiên đến cướp phá Tây An, quân nhà Đường không chống cự được. Đường Huyền Tông bèn hạ chiếu vời Bất Không Tam Tạng vào cung, trì tụng Hộ Quốc Nhân Vương Đà La Ni. Sư vừa tụng mười bốn biến, chợt thấy năm trăm vị thần tướng cầm giáo đứng trước điện, thưa: 'Con thứ hai của Bắc PhươngThiên Vương là Độc Kiện đến cứu Tây An'. Bọn giặc tấn công Tây An thấy trên hư không có vô số thiên binh, thiên tướng, kinh sợ bỏ chạy, lui binh'. Quan tâu lên, vua vui mừng, truyền mỗi chùa trong các châu phủ lập Thiên Vương Điện để thờ phụng".</I></P>

<P>[15] Theo pháp sư Viên Anh, tại Ấn Độ, để được gọi là "trưởng giả" phải hội đủ mười đức:</P>

<P>1. Dòng dõi sang quý, tức là những người thuộc những dòng họ cao quý, giàu mạnh trong giai cấp Sát-đế-lợi (Ksatriya).</P>

<P>2. Có địa vị cao quý, chẳng hạn như thừa tướng, lão thần trong triều.</P>

<P>3. Rất giàu có.</P>

<P>4. Có oai thế, tướng mạo trang nghiêm, oai hùng, khiến người khác thoạt nhìn đã kính sợ.</P>

<P>5. Trí sâu: Tâm sáng như mặt trời, mặt trăng, thông minh, thuần hậu.</P>

<P>6. Tuổi cao.</P>

<P>7. Giới hạnh thanh tịnh, đáng làm gương mẫu cho người khác.</P>

<P>8. Lễ nghi đầy đủ, tức là dáng diệu an hòa, xử sự đúng phép tắc, khiến cho người khác cảm thấy vinh dự, hoan hỷ khi được thân cận.</P>

<P>9. Được bề trên khen ngợi, tức là được các bậc vương giả ca ngợi.</P>

<P class=MsoFootnoteText>10. Được kẻ dưới quy ngưỡng: Được nhân dân, bầy tôi kính phục.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[16] Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Thanh tịnh tự cư: Thân sống trong trần lao nhưng chẳng nhiễm dục lạc thế gian, tâm luôn thanh tịnh, sống đúng theo lẽ đạo</I>".<I></I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[17] Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Thiên văn, địa lý, âm dương độ số, gọi chung là Số, chữa bệnh, bói toán, tướng số, họa bùa vào nước v.v... thì gọi là Thuật. Chế ngự, thâu liễm thân tâm, bớt nhọc nhằn để tâm thần thanh tịnh thì gọi là Nhiếp. Bảo vệ sanh mạng, giữ tinh, dưỡng khí gọi là Vệ".</I></P>

<P>[18] Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Địa vị chánh đáng của nữ giới là ở trong gia đình nên gọi là Nội Chánh. Mọi chuyện trong gia đình do nữ nhân chủ trì, hiếu kính bố mẹ chồng, giáo dục con cái, đấy là Nội Chánh. Tuy sang cả vẫn siêng năng, tuy giàu có vẫn tiết kiệm, trinh, tĩnh, kín đáo, nhàn nhã, dùng những điều ấy để trau giồi đức hạnh của người nữ nên gọi là Lập Thân.... Do dùng Nội Chánh để Lập Thân, nên thân được trau giồi, cảm hóa người trong gia đình, ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia. Chữ Gia chỉ chung từ bậc đại phu trở lên, chữ Quốc chỉ từ bậc chư hầu trở lên. Nữ nhân có thể dùng Nội Chánh để lập thân, tu thân thì đấy chính là cái gốc để tề gia trị quốc".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[19] Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Nữ Chủ: Vợ của thiên tử (tức hoàng hậu). Quốc phu nhân: Vợ của các vị đứng đầu các bang, các quận. Mạng phụ: Những người vợ được nhận bằng sắc phong tước của triều đình, tức là những người do chồng làm quan mà vợ được phong tước. Đại gia: Những bậc tài lẫn đức cùng trọn đủ, có thể làm thầy cho các bậc nữ chủ, như vợ của ông Tào Thế Thục đời Hán, do thường theo con gái của Ban Siêu vào cung, giảng dạy hoàng hậu và các quý nhân nên cõi đời gọi bà là Tào Đại Gia".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[20] Theo ngài Quán Đảnh, có bốn loại rồng (Naga): Một là rồng bảo vệ cung trời, hai là rồng chuyên giăng mây xối mưa, ba là rồng khai ngòi, khoét sông, bốn là rồng bảo vệ các kho báu. Do trong quá khứ họ từng tu phước nên có thần thông biến hóa, phần nhiều hóa hiện hình người, nhưng trong năm lúc họ sẽ không thể nào chẳng mang thân giống như rắn: khi sanh nở, khi ngủ, khi hành dâm, khi sân hận, khi chết. Kinh Trường A Hàm nói rồng có ba thứ hoạn nạn: Một là bị cát nóng nung thân, hai là gió phá tan cung điện, ba là bị Kim Xí Điểu ăn nuốt. Cái nhân biến thành rồng là do trong kiếp trước tu rất nhiều phước, nhưng quá sân hận, tâm không ngay thẳng, lại phạm giới, thích tranh chấp, hơn thua quyết liệt.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[21] Dược Xoa (Yaksha), còn phiên âm là Dạ Xoa, dịch nghĩa là Năng Đạm Quỷ (quỷ ăn nuốt), Tiệp Tật Quỷ (quỷ nhanh lẹ), Dũng Kiện (mạnh mẽ), Khinh Tiệp (nhẹ nhàng, lanh lẹ) v.v... Đây là một loại quỷ thần (gồm ba loại Địa Hành, Không Hành và Phi Hành) thuộc Thiên Long Bát Bộ, được thống lãnh bởi Bắc Phương Tỳ Sa Môn thiên vương. Họ có hình mạo giống người, nhưng dữ tợn, tuy vậy, vẫn có những vị phát tâm hộ pháp.</P>

<P>[22] Càn Thát Bà (Gandharva), còn phiên âm là Kiện Đạt Bà, Kiện Đạt Phược, Kiện Thát Bà, Càn Đạp Bà, Ngạn Đạn Phược, Ngạn Đạt Phạ, hoặc Kiện Đà La, dịch nghĩa là Khứu Hương (ngửi mùi thơm) hoặc Hương Thần, là một trong tám bộ quỷ thần, là thuộc hạ của Đông Phương Đề Đầu Lại Tra (Dhrtarāstra) thiên vương. Họ là nhạc thần của Đế Thích, chuyên tấu nhạc phụng sự chư thiên. Khi Đế Thích muốn nghe nhạc liền đốt Trầm Hương, họ ngửi thấy mùi sẽ liền đến ngay.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[23] A Tu La (Asura), còn phiên âm là A Tố Lạc, A Tô La, hay A Tu Luân, là loài được coi là nửa thần nửa người trong Phật giáo. Họ là những người tu tập nhiều thiện căn, nhưng hay nóng giận, chấp trước, nên thân hình họ thiếu đoan chánh, tuy có thần thông, nhưng phước báo kém hẳn chư thiên, thường ganh tỵ, hay kéo quân đánh nhau với chư thiên. Họ sống ở chân núi Tu Di. Trong kinh Phật, những vị Tu La Vương nổi tiếng nhất là Bà Trĩ (Dũng Kiện), Khư La Kiển Giam (tiếng rống như sấm), Tỳ Ma Chất Đa La (Hoa Hoàn), La Hầu (vị này hay che lấp mặt trời, mặt trăng).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[24] Khẩn Na La (Kinnara), còn phiên âm là Khẩn Nại Lạc, là một trong tám bộ quỷ thần, giống người, đầu có một sừng (do vậy, đôi khi dịch nghĩa là Nghi Nhân - ngỡ là người nhưng không phải là người), tiếng ca thánh thót, là nhạc thần cõi trời, chuyên phụ trách ca hát. Càn Thát Bà tấu nhạc, còn Khẩn Na La chuyên ca vũ.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[25] Ma Hô La Già (Mahoraga) còn phiên âm là Ma Hầu La Già, hoặc Mạc Hô Lạc Già, là một loài rắn lớn.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[26] Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Các thân ấy cùng một lúc biến hiện, ứng theo mỗi loại nên gọi là Diệu, chẳng chấp vào tướng nên gọi là Tịnh. Hơn nữa, Diệu là chẳng thể nghĩ bàn, Tịnh là không bị nhiễm đắm. Tam luân (thân, ngữ, ý) của Đại Sĩ đều chẳng thể nghĩ bàn nên gọi là Diệu, mỗi mỗi đều chẳng đắm nhiễm nên gọi là Tịnh. Văn Huân Văn Tu: Do tánh Nghe từ trong bổn giác huân tập bên trong, nên diệu trí nơi Thỉ Giác được hun đúc để phát khởi. Dùng công phu tu tập Phản Văn (xoay trở lại để nghe nơi tánh Nghe) nên luôn luôn nghe nơi tự tánh, nung đốt tập khí chấp trước, cởi gỡ được sáu Kết, phá Ngũ Ấm, vọng hết, chân lộ, tịch diệt hiện tiền. 'Vô tác diệu lực': Chẳng cần phải suy nghĩ mà có lực dụng chẳng thể nghĩ bàn, không cần phân thân mà hiện khắp, cảm ứng khắp mọi căn cơ, giống như vầng trăng trên trời, có cần phải suy nghĩ để soi bóng trong mọi chỗ có nước ư ?"</I></P>

<P>[27] Nguyên văn <I>"do ngã bất tự quán âm, dĩ quán quán giả",</I> pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Chữ Quán [thứ hai] chỉ trí năng quán (tức trí dùng để quán sát mọi cảnh), trí quang chẳng chiếu ra ngoài, cho nên chẳng tự quán âm thanh của thế gian, bởi lẽ cái người để quán cái trí năng quán ấy là ai vậy? Câu thứ nhất ('bất tự quán âm') là tách rời khỏi Trần, câu sau ('dĩ quán quán giả') là nói đến chiếu tánh, cũng tức là trái trần hợp giác".</I></P>

<P>[28] Nguyên văn là "<I>tri quán toàn phục",</I> pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Hai chữ Tri Quán bao gồm tác dụng thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm nhận, biết của sáu căn. Toàn Phục là xoay chuyển</I> (Toàn: 旋) <I>cái vọng, khôi phục</I> (Phục: 复) <I>lẽ Chân, xoay chuyển vọng tri, vọng kiến nơi duyên trần nhằm khôi phục chân tri, chân kiến nơi tự tánh. Đại Sĩ dùng công phu Phản Văn nơi Nhĩ Căn để tìm lại nguồn cội của tánh Nghe, xoay chuyển sự Nghe hư vọng để thoát lìa Thanh Trần, chẳng vướng mắc trong Lục Trần. Một căn đã trở về với nguồn cội thì sáu căn đều thành giải thoát. Tri Quán Toàn Phục tức là lửa lớn nơi sự tri giác bên trong đã tắt thì lửa nơi thế gian bên ngoài chẳng thể làm hại được</I>".</P>

<P>[29] Nguyên văn <I>"quán thính toàn phục"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Câu này nói về diệu lực, câu tiếp theo nói đến đại dụng. Câu này có nghĩa là quán ngược lại tánh Nghe, xoay chuyển cái Nghe hư vọng để khôi phục cái Nghe chân thật/ Cái Nghe thuộc về thủy, nên khi những nghiệp được cái Nghe giao xen thì sẽ thấy nước lớn. Nay đã xoay chuyển cái Nghe, khôi phục được bản tánh chân thật thì không còn nghiệp tạo bởi cái Nghe nên nước chẳng thể chìm được".</I></P>

<P>[30] Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Vọng tưởng chính là thức thứ sáu. Trong phần trước, đức Phật đã cho biết thức chẳng phải là tâm như sau: 'Đấy không phải là tâm ông mà là tiền trần, tưởng tượng hư vọng, ví như kẻ giặc có thể sát hại pháp thân huệ mạng của chúng sanh, giống như La Sát ăn thịt người rất đáng sợ hãi'. Ở đây, Đại Sĩ do xoay lại cái Nghe, nhập vào chân tánh, ngoài chẳng duyên theo các trần, trong chẳng vướng theo Căn, Căn lẫn Trần đều không còn dính mắc nữa, thức tâm cũng diệt, nên gọi là 'đoạn diệt vọng tưởng'. Vọng tưởng đã diệt thì tâm không còn ý niệm sát hại, hoàn toàn vượt thoát khỏi tâm hạnh của quỷ thần. Dùng sức trừ diệt ấy để gia bị chúng sanh nên khiến cho các chúng sanh ở trong các nước quỷ La Sát chỉ nhất tâm xưng danh Ngài thì quỷ chẳng thể hại được!"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[31] Nguyên văn<I>"huân văn thành văn, lục căn tiêu phục, đồng ư thanh thính",</I> pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Huân văn thành văn: Đại Sĩ xoay lại cái Nghe để chiếu soi tánh, dùng đó để un đúc cái Nghe hư vọng khiến cho nó trở thành chân văn (nghe chân thật). Nhĩ Căn đã tiêu tan vọng, khôi phục Chân như thế, thì sáu căn cũng đều tiêu tan vọng, khôi phục Chân giống như thế. Giống như đối với Thanh Trần và tánh Nghe, mỗi một cặp tương ứng đều tiêu vọng, khôi phục sự chân thật giống như vậy. Trần mất, Căn tận, Căn và Trần đã tiêu thì lẽ nào sự giác minh (sự nhận biết sáng suốt) chẳng được viên mãn, mầu nhiệm ư</I>?"</P>

<P class=MsoFootnoteText>[32] Nguyên văn <I>"văn huân tinh minh, minh biến pháp giới"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Dùng sự xoay lại cái Nghe để huân tu, khôi phục, tái lập tánh bổn nguyên trong trẻo sáng suốt, khiến cho sự sáng suốt sẵn có được tỏa rạng. Tánh sáng suốt chiếu ngời trọn khắp pháp giới. Quỷ thần chính là sự tối tăm u ám xen nhiễm nơi tánh, há còn tồn tại được chăng ? Đấy chính là ý nghĩa phá tối vậy".</I></P>

<P>[33] Cưu Bàn Trà (Kumbhanda), còn phiên âm là Câu Bàn Đồ, Cứu Bàn Đồ, Cung Bàn Đồ hoặc Cưu Mãn Noa, hay Bàn Tra, dịch nghĩa là Ủng Hình Quỷ (quỷ có hình giống cái vò), Đông Qua Quỷ (quỷ có thân hình trông giống như quả bí), Yểm Mỵ Quỷ. Loài quỷ này thích ăn tinh khí của con người, biến hóa khôn cùng, ở trong chốn núi hoang đồng vắng, là bộ thuộc của Tỳ Lâu Lặc Xoa thiên vương (Virūdhaka: Tăng Trưởng thiên vương).</P>

<P>[34] Tỳ Xá Giá (Piśāca) còn phiên âm là Tỳ Xá Xà, dịch nghĩa là Thực Tinh Khí Quỷ, địa vị thấp hơn loài La Sát, là ác quỷ thích hại người, là bộ thuộc của Trì Quốc thiên vương (Dhrtarāstra). Loài quỷ này thích ăn tinh khí và máu thịt của con người. Tuy thế, cũng có quỷ Tỳ Xá Giá phát tâm hộ pháp.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[35] Loại quỷ này gọi đủ là Ca Tra Phú Đan Na (Katabhutana), còn phiên là Yết Tra Bố Đát Na, Yết Tra Phú Đan Na, dịch âm là Ký Xú Quỷ, Cực Xú Quỷ. Theo Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni Kinh, loài quỷ này có hình dáng giống như lợn, hết sức hôi thối, thường gây hại cho người và loài vật, nhất là thường làm hại trẻ con, khiến chúng hay khóc đêm, ốm yếu.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[36] Nguyên văn <I>"âm tánh viên tiêu, quán thính phản nhập, ly chư trần vọng"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Âm tánh viên tiêu: Hai tánh động và tịnh của âm thanh đều tiêu diệt, tức là hai tướng động và tịnh trọn chẳng còn sanh nên gọi là Viên Tiêu. Quán thính phản nhập: Quán chiếu tánh Nghe, đi ngược dòng (tức là xoay trở lại quán tánh Nghe, không chấp vào đối tượng được nghe (thanh trần), không chấp vào Căn, không chấp vào tánh Nghe) nên gọi là Phản Nhập. Như thế, hễ nhập được một tánh vô vọng (chứng ngộ một tánh là chân thật, không còn bị vọng kiến, tình thức nhiễm trước, che lấp công năng chân thật của tánh ấy) thì chẳng những Thanh Trần tiêu diệt, mà các Trần khác như Sắc, Hương v.v... đều tiêu diệt, nên gọi là Ly Chư Trần Vọng. Khi Căn và Trần đã diệt thì các sự thấy, nghe v.v... nơi các căn cũng đều chuyển vọng thành chân, Căn lẫn Trần chẳng còn, dùng diệu lực ấy gia bị chúng sanh, khiến cho những kẻ bị nạn hễ xưng danh liền được cảm ứng".</I></P>

<P>[37] Nguyên văn <I>"diệt âm viên văn, biến sanh từ lực"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Diệt âm viên văn: Khi Đại Sĩ xoay trở lại cái Nghe, chứng nhập tánh, thì âm thanh không còn (nên gọi là Diệt Âm), giải thoát thanh trần, tánh Nghe được tỏ lộ trọn vẹn, chứng nhập</I> <I>thể tánh của Căn đến mức tột cùng. Do Trần đã diệt, nên ngoài không còn chống đối, đối kháng; do Căn đã viên nên mọi thứ đều trở về nhất tâm, có thể sanh ra từ lực trọn khắp (biến sanh từ lực)".</I></P>

<P>[38] Nguyên văn <I>"huân văn ly trần, sắc sở bất kiếp"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: "<I>Tham, sân, si gọi là Tam Độc, do chúng gây hại cho pháp thân huệ mạng nên gọi là Tam Độc. Hơn nữa, Tam Độc là nhân tạo ra Tam Đồ, chúng sanh lắm sân đọa địa ngục, chúng sanh lắm tham đọa ngạ quỷ, chúng sanh lắm si đọa súc sanh. Nay nói không sợ hãi Tam Độc chẳng phải là không sợ hãi sự ác mà là do trì danh nên lìa Tam Độc, do đại oai lực [của Đại Sĩ] nên không sợ hãi. Trong các thứ Tham thì tham dục nặng nhất. Chỉ có dâm dục là con người dễ bị vi phạm nhất. Thấy sắc động lòng, ắt đọa trong hầm sâu ái dục. Dục lại khó đoạn nhất, là điều gây hại lớn nhất. Thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ được ly dục, cậy vào sức oai thần của Bồ Tát và sức trì niệm danh hiệu của chính mình (đấy là "huân văn ly trần"), đoạn trừ tam độc (do trong Tam Độc, sắc dục (thuộc Tham) là nặng nề nhất, nên nói "Sắc bất sở kiếp" (Sắc chẳng cướp đoạt được), nghĩa là nêu rõ : Cái mạnh mẽ, tàn hại nhất đã không thể gây hại người trì niệm thì Tam Độc đều không thể làm gì người ấy !"</I></P>

<P>[39] Nguyên văn <I>"thuần âm vô trần, căn cảnh viên dung, vô đối, sở đối"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Thuần âm vô trần: Diệu tánh của sự Nghe âm thanh thuần nhất, không còn thấy có Thanh Trần nào để đối ứng với sự Nghe ấy nữa, tức là hai tướng động - tịnh (tức là sự chấp trước thấy có âm thanh vang lên và âm thanh mất đi) trọn chẳng còn sanh nữa. Đã không còn có cảnh đối ứng (Trần) thì cũng chẳng còn cái Căn để nhận biết cái cảnh ấy nữa nên Căn lẫn Trần cùng mất, chỉ là sự giác ngộ quý báu, viên dung, thanh tịnh, trong ngoài giống hệt như nhau, viên dung nhất thể, không phân biệt, không chướng ngại".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[40] Nguyên văn <I>"tiêu trần toàn minh, pháp giới, thân tâm, do như lưu ly, minh lãng vô ngại"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Si là do tánh bị vọng trần che lấp, do vô minh gây chướng ngại. 'Tiêu trần toàn minh': Tiêu trừ cảnh sở duyên của các căn là vọng trần, xoay chuyển, khôi phục lại sự sáng suốt sẵn có nơi tự tánh, cởi gỡ dính mắc, trở về với sự nguyên chân, tỏ lộ sự sáng suốt sẵn có. Do vậy, pháp giới bên ngoài, thân tâm bên trong giống hệt như báu lưu ly, rỗng rang, chiếu sáng ngời, trong ngoài thông suốt, không bị chướng ngại".</I></P>

<P>[41] A-điên-ca (Atyantika), còn phiên âm là A Điên Để Ca, dịch nghĩa là Tất Cánh hoặc Vô Tánh Xiển Đề, tức là một loại hữu tình rốt ráo không thể thành Phật được. Nói cách khác, A-điên-ca là danh xưng khác của Nhất Xiển Đề (Icchantika). Sách Thành Duy Thức Luận Chưởng Trung Khu Yếu, quyển thượng giảng: <I>"A Điên Để Ca, dịch là Tất Cánh, tức là rốt ráo không đạt được Niết Bàn"</I>.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[42] Nguyên văn <I>"dung hình phục văn, bất động đạo tràng, thiệp nhập thế gian, bất hoại thế giới"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Hai câu 'dung hình phục văn, bất động đạo tràng' nói về lý chứng tu hành. Thân hình Tứ Đại huyễn vọng trọn chẳng còn (tức là không còn chấp vào Tứ Đại nên Tứ Đại không thể khởi tác dụng gây mê hoặc, do không còn tác dụng gây mê hoặc nên gọi là 'tiêu dung' (tiêu trừ, dung hợp). Cái Nghe (Văn) và đối tượng của cái Nghe (sở văn) đều mất, xoay chuyển lại, khôi phục tánh Nghe Nhất Chân nên sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền, chứng nhập Lý Thể chẳng lay động, nên gọi là 'bất động đạo tràng'. 'Thiệp nhập thế gian, bất hoại thế giới': Khởi đại tác dụng xứng hợp thể tánh, Bồ Tát có thể hiện thân vào trong vi trần cõi Phật, dùng một thân hiện ra vô lượng thân, vào trong tất cả các cõi thế gian (hữu tình thế gian lẫn chánh giác thế gian) trong ba đời, tùy loại hiện thân, chẳng hoại tướng thế gian, nương vào Lý để thành tựu Sự".</I></P>

<P>[43] Nguyên văn <I>"lục căn viên thông, minh chiếu vô nhị, hàm thập phương giới, lập đại viên kính, không Như Lai tạng"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Viên là viên dung, sáu căn có thể sử dụng lẫn cho nhau. Tức là dùng bất cứ một căn nào đều có khởi tác dụng thấy, nghe, ngửi, nếm, hay, biết". Thông là thông đạt, tức sáu căn chẳng hề bị ngăn cách. Hai chữ Viên Thông bao trùm hết các câu kế tiếp. Do thông đạt nên Minh và Chiếu không hai, sáu căn thông lợi, phát khởi tác dụng của sự Chiếu (nhận biết) từ bản tánh sáng suốt (Minh), Minh và Chiếu không hai, không khác. Cho nên chân tâm ví như một tấm gương tròn lớn, hay còn gọi là Đại Viên Kính Trí vì nó có thể tiếp nhận hết thảy pháp môn bí mật của vi trần Như Lai. Do nó viên dung nên chứa đựng trọn khắp các cõi trong mười phương, có thể tiếp nhận các pháp môn của chư Phật, đại, tiểu, quyền, thật hoàn toàn chẳng bỏ sót chút nào, nên gọi là Không Tạng (tức là giống như cái kho to lớn như hư không có thể dung chứa vô tận)"</I>.</P>

<P>[44] Nguyên văn <I>"do ngã sở đắc viên thông bổn căn, phát diệu nhĩ môn, nhiên hậu thân tâm vi diệu dung hợp, châu biến pháp giới"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Do tôi đạt được sự viên thông nơi Nhĩ Căn, tức là đã đạt được sự viên thông nơi cái Căn chánh yếu (bổn căn). Chữ Bổn Căn gồm hai nghĩa:</I></P>

<P><I>1. Nhĩ Căn là căn vốn sẵn lanh lợi nhất trong Sa Bà, nên muốn đạt Tam Ma Đề thì phải từ sự Nghe mà chứng nhập.</I></P>

<P><I>2. Nhĩ Căn Viên Thông là môn chánh yếu trong các môn Viên Thông, là con đường để vi trần Phật chứng nhập Niết Bàn.</I></P>

<P class=MsoFootnoteText><I>Nhĩ môn được gọi là Diệu vì đức Cổ Phật Quán Thế Âm trong quá khứ đã do Văn, Tư, Tu, nương theo diệu lý bất sanh bất diệt của tánh Nghe mà phát khởi diệu trí "phản văn chiếu tánh" (xoay trở lại quán sát sự nghe để thấu hiểu tánh), soi thấu triệt Ngũ Ấm, giải trừ sáu Kết, chứng bản thể viên thông, phát sanh tác dụng tự tại. 'Nhiên hậu thân tâm vi diệu hàm dung, châu biến pháp giới': Sau đấy xứng theo Thể, khởi tác dụng ứng hóa không ngằn mé, đấy là sự vi diệu nơi thân. Soi xét căn cơ không sai lầm là sự vi diệu nơi</I> <I>tâm. Chữ 'hàm dung' chỉ diệu tâm vì tâm dung chứa mười phương và chúng sanh trong vô lượng thế giới. Chữ "châu biến' chỉ diệu thân, ý nói thân trọn khắp thánh, phàm, tịnh, nhiễm".</I><I></I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[45] Nguyên văn <I>"do ngã sơ hoạch diệu diệu văn tâm, tâm tinh di văn, kiến, văn, giác, tri, bất năng phân cách, thành nhất viên dung, thanh tịnh bảo giác, cố ngã năng hiện chúng đa diệu dung, năng thuyết vô biên bí mật thần chú".</I> Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Xét đến nguyên do thì do ta được đức Quán Âm Như Lai dạy dùng Văn Tư Tu để nhập Tam Ma Địa, nên thoạt đầu từ nơi cái Nghe trở về nguồn, quán chiếu cái tánh, từ bổn giác diệu lý khởi lên Thỉ Giác diệu trí. Dùng diệu trí để chiếu diệu lý, lý và trí cùng diệu nên gọi là Diệu Diệu Văn Tâm. Hơn nữa, trong tánh của sáu căn thì diệu tánh của Nhĩ Căn vượt trỗi thù thắng hơn các Căn khác, tức là diệu nhất trong các môn. Lúc mới đạt được tâm này, dùng nó để tu nhân nên gọi là 'sơ hoạch diệu diệu văn tâm'. 'Tâm tinh di văn': Di </I>(遺)<I> có nghĩa là vượt thoát, tức là cái Nghe và đối tượng bị Nghe đều diệt, chỉ còn một cái tâm tinh minh, vượt thoát Căn lẫn Trần. Nói 'thấy, nghe, hay, biết' là dùng bốn món để bao gồm cả sáu món tinh minh nơi sáu Căn. Những điều thấy, nghe v.v... này chẳng bị phân cách bởi sáu căn do Trần đã mất, Căn chẳng còn, trở về nguồn là một, chẳng khởi tác dụng phân biệt chấp trước, nên trước hết đạt được Nhân Không. Chẳng trụ nơi hóa thành, tăng tấn dần dần, chứng được Pháp Không. Thẳng mãi đến cuối cùng thì Sanh lẫn Diệt đều diệt, tịch diệt hiện tiền, trở về với chân thể cội gốc, trở thành viên dung vô ngại, vốn sẵn thanh tịnh. Do sáu căn có thể dùng lẫn cho nhau nên gọi là viên dung, do các trần chẳng nhiễm nên gọi là thanh tịnh. Chứng nhập ba Như Lai tạng tâm và bổn giác lý thể ví như bảo châu Ma ni nên gọi là bảo giác. Bảo giác chân tâm vốn sẵn thanh tịnh, vốn chẳng có một pháp nào để đắc, đấy chính là Không Như Lai Tạng. Như bản thể của châu Ma Ni là thanh tịnh vô nhiễm, chân tâm tùy duyên, tuy hiện các Sắc, nhưng bản thể của Châu chẳng thay đổi. Cho nên ta có thể từ một thân hiện ra nhiều hình dáng, chẳng hạn hiện đầu, hiện tay, hiện mắt. 'Chú' có nghĩa là bí mật, đấy chính là lời lẽ bí mật của chư thánh, do những địa vị thấp hơn không thấu hiểu được nên gọi là 'mật chú'. Kẻ ở địa vị thấp hơn hễ trì mật chú ấy sẽ đạt được lợi ích, có trọn đủ lực dụng thần diệu nên gọi là Thần Chú".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[46] Thước-ca-la (Cakra): có nghĩa là Luân, Kim Cang, Kiên Cố Bất Thoái.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[47] Mẫu-đà-la (Mudrā): Ấn khế. Tay mẫu-đà-la chính là tay kết ấn.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[48] Nguyên văn Ngũ Thể, chỉ đầu, hai tay và hai chân.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[49] Phạm bái (Brahmābhasa): Dùng nhạc điệu để tụng kinh, tán dương, tán thán công đức của đức Phật. Phạm là thanh tịnh, Bái (Bhasa) là tán dương. Do những nhạc điệu tán dương này làm cho người nghe hoan hỷ, tăng trưởng pháp hỷ, di dưỡng tinh thần, không gây tham đắm hay khởi lên phiền não, nên gọi là Phạm (thanh tịnh).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[50] Vô học (Asaiksa): Bậc đã đến chỗ cùng cực của chân lý. Do người nếu chưa đạt đến chỗ chân lý tột cùng của Phật giáo thì còn phải tu học để tiến lên, nên những người ấy gọi là Hữu Học. Trái lại, Vô Học là bậc đã đạt đến chân lý tột cùng, không còn bị điều gì làm cho mê lầm, không còn gì phải tu học nữa. Từ ngữ này thường dùng để chỉ bậc A La Hán.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[51] Nguyên văn <I>"nguyên minh chiếu sanh sở, sở lập chiếu tánh vong"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Nguyên minh là chẳng sanh tác dụng soi chiếu sai lầm, đấy gọi là bổn minh (vốn sẵn sáng suốt), trọn chẳng có một vật mảy may nào. Nay từ tánh nguyên minh ấy sanh tác dụng chiếu soi (nhận biết sự vật) một cách lầm lạc, nên Chiếu ấy là vọng chiếu! 'Sanh Sở': Do vọng chiếu nên mới có Vọng (mê lầm) được sanh ra. Do vọng cảnh là đối tượng của Chiếu đã được tạo lập nên tánh chân chiếu liền mất (tức là có đối đãi, thấy có Năng Chiếu và Sở Chiếu), nên mới nói: "Sở lập, chiếu tánh vong".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[52] Nguyên văn <I>"sắc tưởng kết thành trần, tinh liễu bất năng triệt, như hà bất minh triệt, ư thị hoạch viên thông"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đây là luận định về môn viên thông Sắc Trần của ngài Ưu Bà Ni Sa Đà. Ngài do thấy tánh của Sắc là Không mà nhập viên thông. Ý lời kệ nói: Sắc chỉ dựa vào vọng tưởng ngưng kết mà thành hình, nó là loại Trần gây chướng lấp tự tâm, nên nếu tâm đã sáng tỏ thì lẽ nào chẳng thấu hiểu rốt ráo Sắc Trần, Sắc Trần đâu còn có tác dụng ngăn lấp nữa ! Nhưng đối với bậc sơ tâm thì do họ còn chưa thấu suốt sáng tỏ, thấu triệt Sắc Trần là huyễn vọng thì làm sao họ có thể nương vào Sắc Trần để mau chóng đạt được Viên Thông?</I>"</P>

<P class=MsoFootnoteText>[53] Nguyên văn <I>"âm thanh tạp ngữ ngôn, đản y danh cú vị, nhất phi hàm nhất thiết, vân hà hoạch viên thông?"</I>Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đây là môn Thanh Trần Viên Thông của ngài Kiều Trần Như. Chữ Âm Thanh chỉ cho lời nói thẳng thắn, chân thật, chữ Ngữ Ngôn chỉ lời nói tà vạy. Nghĩa là trong một pháp Thanh Trần này, chưa khỏi xen tạp ngữ ngôn văn tự tà vạy. Trong câu 'đản y danh cú vị', chữ Y </I>(伊) <I>phải hiểu là Bỉ (</I>彼: <I>cái đó).</I><I> Danh nhằm phô bày tự tánh. Dùng một chữ để đặt tên thì gọi là Danh, chẳng hạn như Bình (cái bình), chứ không nói cụ thể cái bình nào. Cú dùng để chỉ sự sai biệt như nói hai chữ Hoa Bình, tức là có mang ý nghĩa biểu thị cụ thể nên gọi là Cú. Dùng nhiều chữ để kết hợp thì là Văn. Nay nói đến Vị tức là nói đến ý nghĩa của cái lý được phô diễn bởi Văn. Do vậy, câu 'đản y danh cú vị' có nghĩa là mỗi một câu [trong ngôn ngữ thế gian] chỉ có ý nghĩa được bao hàm trong Danh và Cú ấy mà thôi ! Hơn nữa, một Danh chẳng thể dung chứa trọn khắp hết thảy Danh, một Cú trọn chẳng thể chứa đựng hết thảy Cú, một Nghĩa trọn chẳng thể bao gồm hết thảy Nghĩa, thế thì kẻ sơ tâm làm sao có thể nương theo vật chẳng dung thông trọn khắp ấy để mau chóng đạt Viên Thông cho được?"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[54] Đây là môn Hương Trần Viên Thông của Hương Nghiêm đồng tử.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[55] Nói là 'chẳng sẵn có', vì phải dùng lưỡi để nếm mới biết có Vị. Đây là môn Vị Trần Viên Thông của Dược Vương và Dược Thượng Bồ Tát.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[56] Hợp, rời : Khi thân căn tiếp xúc với vật thì gọi là Hợp, khi thân căn không tiếp xúc với vật là Ly (rời). Đây là môn Xúc Trần Viên Thông của ngài Bạt Đà Bà La.</P>

<P>[57] Nguyên văn: <I>"Pháp xưng vi nội trần, bằng trần tất hữu sở, năng sở phi biến thiệp, vân hà hoạch viên thông?"</I> Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đây là môn Pháp Trần Viên Thông của ngài Ma Ha Ca Diếp. Pháp Trần chẳng có thực chất giống như năm Trần trước mà chỉ là hình bóng phản chiếu của năm Trần, nó phải dựa vào Ý để làm duyên, phối hợp với năm Trần bên ngoài để hình thành. Như vậy thì Ngũ Trần bên ngoài là chủ thể phản chiếu vào Ý, Pháp Trần là cái được phản chiếu, lưu giữ trong Ý, do thuộc bên trong nên gọi là Nội Trần. Đó chính là Sở. Nhưng do ngoại trần có năm món, phản chiếu bóng dáng ắt có trước sau, nên Nội Trần cũng thành ra năm thứ, bóng dáng không gì chẳng sai khác. Khi khởi ý nghĩ tưởng</I> <I>thì Ý chỉ có thể chuyên nơi một cảnh, Ý bỏ cảnh này, duyên theo cảnh kia liên tục, tức là Năng (chủ thể phản chiếu, tức Ngũ Trần bên ngoài) và Sở (Nội Trần bên trong) không luôn luôn khắng khít với nhau nên làm sao bậc sơ tâm lại có thể đối với thứ không thường hằng trọn khắp này mà mau đạt viên thông cho được?"</I></P>

<P>[58] Nguyên văn <I>"Kiến tánh tuy đỗng nhiên, minh tiền bất minh hậu, tứ duy khuy nhất bán, vân hà hoạch viên thông?"</I> Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đây là môn Nhãn Căn Viên Thông của ngài A Na Luật. Kiến tánh là nói đến tánh của Kiến Căn, Kiến Căn chính là Nhãn Căn. Tánh ấy tuy có thể thấy thấu suốt rõ ràng, nhưng nếu luận trên phương diện trước sau thì mắt chỉ có thể thấy được đằng trước, không thể thấy sau gáy, nếu luận trên bốn phương bàng (Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc) thì chỉ thấy được hai phương bàng phía trước, nên mới nói 'tứ duy khuy nhất bán' (bốn góc, thiếu một nửa)".</I></P>

<P>[59] Nguyên văn <I>"Tỵ tức xuất nhập thông, hiện tiền vô giao khí, chi ly phi thiệp nhập, vân hà hoạch viên thông?",</I>pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đây là môn Tỵ Căn Viên Thông của ngài Châu Lợi Bàn Đặc. 'Tỵ tức' là hơi thở ở nơi mũi. Thở ra thông thấu bên ngoài, hít vào thông thấu bên trong nên nói 'xuất nhập thông'. Khi hơi thở ra đã hết, không thể hít vào ngay được, khi hít vào hết, không thở ra ngay được, nên lúc hơi thở tạm ngừng một chút ấy được gọi là 'hiện tiền'. Nếu luận một cách chi ly thì có những lúc thở ra không hít vào, hít vào không thở ra (tuy rất ngắn ngủi). Nếu bàn luận cặn kẽ như vậy thì hơi thở ra và hít vào chẳng thể dung hợp trọn khắp lẫn nhau nên làm sao bậc sơ tâm có thể dựa vào đó để mau chóng đạt được Viên Thông?"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[60] Đây là môn Thiệt Căn Viên Thông của ngài Kiều Phạm Bát Đề.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[61] Đây là môn Thân Căn Viên Thông của ngài Tất Lăng Già Bà Ta. Đối tượng của Xúc (Sở Xúc) chính là Xúc Trần.</P>

<P>[62] Nguyên văn <I>"nhai lượng bất minh hội"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Thân Căn và Xúc Trần một đằng là Hữu Tri, một đằng là Vô Tri, mỗi thứ có giới hạn riêng, khi chúng tách rời nhau thì Thân chẳng thể nào ngầm cảm nhận Xúc Trần được".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[63] Đây là môn Ý Căn Viên Thông của ngài Tu Bồ Đề.</P>

<P>[64] Nguyên văn <I>"thức kiến tạp tam hòa, cật bổn xưng phi tướng, tự thể tiên vô định, vân hà hoạch viên thông?"</I>, pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đây là môn Nhãn Thức Viên Thông của ngài Xá Lợi Phất. Chữ 'thức kiến' phải hiểu là 'kiến thức' tức Nhãn Thức, 'Tạp tam hòa': Căn và Trần đối ứng thì Thức phát sanh trong ấy, tức là nói Năng và Sở phối hợp với nhau. 'Cật bổn xưng phi tướng': Cái Thức được sanh ra ấy truy gạn tới tận cội nguồn thì nó chẳng do đâu mà có. Một là Thức chẳng do Căn sanh, nhưng nếu chỉ có Căn không có Trần thì Thức chẳng thể tự sanh. Hai là Thức chẳng do Trần sanh, Sắc Trần không hay biết, chẳng thể làm nhân sanh ra Thức được. Ba là chẳng phải do Căn và Trần hòa hợp mà sanh ra Thức. Căn là hữu tri, Trần là vô tri, nếu Thức được sanh ra bởi Căn và Trần thì nó phải có một phần hữu tri và vô tri, nhưng Thức chẳng phải vậy. Cho nên toàn bộ thể tánh của nó là hư vọng, chẳng thật, nên gọi là 'phi tướng'. Bản thể của nó đã không nhất định thì làm sao kẻ sơ tâm có thể dựa theo đây để mau chóng đạt được viên thông?"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[65] Đây là môn Nhĩ Thức Viên Thông của Phổ Hiền Bồ Tát.</P>

<P>[66] Đây là môn Tỵ Thức Viên Thông của ngài Tôn Đà La Nan Đà. Câu thứ ba trong bài kệ này là <I>"trụ thành tâm sở trụ",</I> pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Đã có tâm để trụ vào cái tướng trắng trên chót mũi, đấy là phương tiện quyền biến nhằm dứt trừ tâm tán loạn. Kẻ sơ tâm sẽ chấp vào đó nên cái tâm sẽ vướng vào cái cảnh tạm dùng để làm cho tâm được trụ".</I></P>

<P>[67] Đây là môn Thiệt Thức Viên Thông của ngài Phú Lâu Na. Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Ngài Phú Lâu Na được thành tựu là nhờ sức biện tài từ bao kiếp, chứ không phải do công năng của Thiệt Thức chỉ trong một thời. Bởi lẽ, nếu Danh Thân, Cú Thân, Văn Thân chẳng tương ứng thì Thiệt Thức sẽ thuộc về pháp hữu vi, chẳng phải là pháp vô lậu. Vậy thì bậc sơ tâm làm sao mau chóng đạt được viên thông?"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[68] Đây là môn Thân Thức Viên Thông của ngài Ưu Ba Ly. Trì là giữ giới, Phạm là phạm giới.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[69] Đây là môn Ý Thức Viên Thông của ngài Đại Mục Kiền Liên.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[70] Đây là môn Địa Đại Viên Thông của Trì Địa Bồ Tát.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[71] Đây là môn Thủy Đại Viên Thông của Nguyệt Quang Bồ Tát.</P>

<P>[72] Đây là môn Hỏa Đại Viên Thông của ngài Ô Sô Sắt Ma (Ucchusma: Uế Tích Kim Cang, Biến Uế Kim Cang). Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Ngài Ô Sô Sắt Ma chán nhàm tam giới có lửa dục, cầu ly dục. Nhưng nếu chưa đạt đến mức 'thân lẫn tâm đều đoạn, tánh đoạn cũng chẳng còn' thì chưa phải là ly dục thật sự. Nhưng kẻ sơ tâm chưa đoạn hết được cơ duyên dấy động sự da dâm, chỉ nhờ vào thiểu dục hay vô dục thì làm sao có thể dùng được làm phương tiện?"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[73] Đây là môn Phong Đại Viên Thông của Lưu Ly Quang Bồ Tát.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[74] Đây là môn Không Đại Viên Thông của Hư Không Tạng Bồ Tát. Pháp sư Viên Anh giảng: <I>"Nếu lấy hư không làm cảnh để quán, quán sát kỹ càng Tứ Đại không nơi nương tựa, vọng tưởng sanh diệt, hư không chẳng hai, Phật quốc vốn giống nhau. Hư không có tướng tối tăm, trơ trơ bất động, bản thể của nó chẳng có tác dụng linh minh giác tri. Nếu không có tác dụng ấy thì chẳng phải là Bồ Đề, nay dùng cái nhân tối tăm, trơ trơ để cầu cái quả linh minh thì có khác nào mài băng cầu lửa, làm sao hàng Sơ Tâm có thể nương vào vật bất giác này để mau chóng thành tựu viên thông cho được?"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[75] Đây là môn Thức Đại Viên Thông của Di Lặc Bồ Tát.</P>

<P>[76] Đây là môn Căn Đại Viên Thông của Đại Thế Chí Bồ Tát. Theo Ấn Quang đại sư, nếu không chú ý đến sự kiện Văn Thù Bồ Tát chọn lựa pháp Viên Thông nhằm thích hợp căn cơ của đại chúng thượng thủ trong pháp hội này là ngài A Nan thượng căn lợi trí và những vị Đại Thừa Bồ Tát đã tiến nhập Bồ Tát thừa, chứ không phải ngài Văn Thù chọn pháp Viên Thông cho khắp cả ba căn. Do vậy, Văn Thù Bồ Tát chỉ đề cao pháp Phản Văn Tự Tánh của đức Quán Âm. Những người không tự lượng căn tánh của chính mình, không thấu hiểu điều vi tế này sẽ dễ dàng chê bai, bác bỏ pháp Căn Đại Viên Thông của Đại Thế Chí Bồ Tát là thấp hèn. Chúng tôi xin trích nguyên lời giảng của pháp sư Viên Anh như sau:<I>"Chiếu theo thứ tự của Căn Đại thì pháp này lẽ ra phải xếp vào hàng thứ sáu, nay lại đưa môn Thức Đại của ngài Di Lặc ra đằng trước, đưa môn Căn Đại của ngài Thế Chí vào nơi đây, đủ thấy Bồ Tát (tức ngài Văn Thù) biết rõ: <B>Muốn tu Lăng Nghiêm Đại Định thì khi phán định môn Viên Thông, phải lấy pháp của đức Quán Âm đứng đầu, nhưng nếu cầu lấy pháp thích hợp khắp ba căn, thâu tóm độn căn lẫn lợi căn thì chỉ có một môn Niệm Phật!</B> Phàm những gì thuộc về hành động, dời chuyển đều thuộc về các hành, đều là vô thường, nhưng ngài Thế Chí nói: 'Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối'. Đã là nhiếp trọn thì thuộc về Căn Đại. <B>Đủ thấy niệm Phật chẳng phải là miệng niệm, chẳng phải là niệm bằng thức thứ sáu trong tâm, mà là Ý Căn (thức thứ bảy) nhiếp trọn sáu Căn để niệm. Tuy nói là 'tịnh niệm', nhưng rốt cuộc trở thành hữu niệm. Đã nói là 'tiếp nối' thì khó tránh khỏi sanh diệt, nên nói là 'niệm tánh vốn sanh diệt'. Dùng cách niệm Phật này để làm nhân nhằm đạt cái quả vãng sanh Tịnh Độ thì nhân quả phù hợp, vạn người tu, vạn người về</B>. <B>Nếu dùng cái nhân sanh diệt này để cầu chứng quả 'viên thông chẳng sanh diệt' trong hiện đời thì nhân trái nghịch quả, cảm ứng đều khác nhau, nên nói 'nhân quả nay khác biệt".</B></I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[77] Thanh luận: Các thứ đàm luận bằng ngôn ngữ. Trong cõi này, Nhĩ Căn lanh lợi nhất nên Phật phải dùng âm thanh để giảng giải Phật pháp, vì thế gọi là thanh luận.</P>

<P>[78] Theo pháp sư Từ Hàng trong tác phẩm Lăng Nghiêm Kinh Đề Chỉ, bà Tánh tỳ-kheo-ni chính là nàng Ma Đăng Già. Pháp sư giảng: <I>"Tánh có hai thứ là bổn tánh và thạch tánh. Bổn tánh chính là Phật tánh, ví như Ma Đăng Già tuy là gái ca xướng kém hèn, bổn tánh vẫn chẳng mất. Còn thạch tánh chính là ái tánh (do tư dục ngoan cố, trơ lì khó xoay chuyển giống như đá nên gọi là thạch tánh), Ma Đăng Già yêu mê mệt A Nan chính là thạch tánh chứ không phải bổn tánh. A Nan và Ma Đăng Già là vợ chồng nhiều kiếp</I><I> nên mê đắm như đá cứng chắc. Nếu đức Phật không sai Văn Thù Sư Lợi dùng chú ngữ cứu ra, A Nan sẽ bị đọa lạc. Trong kinh này vì sao lấy A Nan và Ma Đăng Già làm vai diễn chánh? Là vì A Nan là em họ bên nội của đức Phật, từng cùng với Phật đối trước Không Vương Phật phát tâm. A Nan thích đa văn, chẳng chuyên tâm tu hành, cho nên chưa thành Phật. Người tu hành phải tự tu tự chứng, người khác tuyệt đối chẳng thể làm thay được.... Ma Đăng Già là nữ nhân hạ tiện nhất, nhưng gặp Phật tu hành, liền chứng Tam Quả. Cô ta không có tâm học Phật mà vẫn chứng Tam Quả. Nếu chúng ta chịu dụng tâm tu hành một chút, chắc chắn sẽ thành tựu hơn hẳn cô ta. Do vậy, kinh Lăng Nghiêm dùng hai vị này làm diễn viên chánh!"</I></P>

<P>[79] Tất Lăng chính là tên gọi tắt của tôn giả Tất Lăng Già Bà Ta (Pilinda-vatsa), dịch nghĩa là Dư Tập. Do Ngài đã năm trăm đời làm Bà La Môn nên còn tập khí kiêu mạn rất lớn. Ngài thấy có người đi khất thực phải vượt sông Hằng khổ sở, bèn quát nữ thần sông Hằng : "Tiểu tỳ ! Ngưng chảy đi!". Nước sông liền tách làm hai cho người ấy đi qua. Nữ thần tức tối đến mách với Phật. Phật bảo ngài Tất Lăng Già Ba Ta hãy sám hối với nữ thần, ngài nói: "Tiểu tỳ! Ta sám hối tạ lỗi với ngươi". Mọi người hiện diện đều cười: "Đã sám hối tạ lỗi mà còn chửi người ta!" Nhân đó, Phật mới cho biết do ngài Tất Lăng năm trăm đời làm Bà La Môn nên tập khí kiêu mạn rất nhiều, thường gọi phụ nữ là <I>"tiểu tỳ</I>" (con hầu nhỏ nhoi) là do thói quen, chứ tâm Ngài không có ý nhục mạ. Trong phần 25 pháp Viên Thông của kinh Lăng Nghiêm, Ngài đã thuật phép quán thân (Thân Căn Viên Thông). Do vừa đi khất thực vừa tư duy những lời giảng của đức Phật về sự thống khổ trong thế gian, bất ngờ đạp phải gai độc, bị thương, đau đớn. Ngài quán sát tánh nhận biết sự đau đớn ấy chính làm giác tâm thanh tịnh, cái biết bị đau chẳng phải là cái bị đau. Như vậy lẽ nào một thân lại có hai tánh biết? Do quán như vậy, thân tâm không tịch, tiêu hết lậu tập, thành A La Hán.</P>

<P>[80] Y Tha Khởi Tánh (Paratantra-svabhāva) là một trong Tam Tánh trong Tướng Tông. Y Tha có nghĩa là hết thảy sự vật đều do các duyên hòa hợp, do tâm thức biến hiện mà có, hư huyễn không thật. Như vậy, sự vật do nương vào các duyên khác mà sanh khởi nên gọi là Y Tha (nương vào các duyên khác). Một ví dụ cho Y Tha Khởi Tánh là dây thừng. Dây thừng do các sợi dây nhỏ bện lại, mỗi sợi dây là do nhiều tế bào gai (đay) hợp thành v.v....</P>

<P class=MsoFootnoteText>[81] Viên Thành Thật Tánh (Parinispanna-svabhāva) là một thuật ngữ khác nhằm chỉ Chân Như trong Tướng Tông. Viên Thành Thật Tánh gồm ba tánh chất:</P>

<P class=MsoFootnoteText>1. Viên mãn: tướng của các pháp chỉ hạn cuộc nơi pháp thể của pháp ấy, còn diệu lý Chân Như thì trùm khắp mọi nơi.</P>

<P class=MsoFootnoteText>2. Thành tựu: Các pháp là không, vô thường, vô ngã... còn thật thể thường trụ của Chân Như thì không sanh diệt.</P>

<P class=MsoFootnoteText>3. Chân thật: Thể của các pháp là hư vọng, còn tánh của Chân Như thì thường trụ và trọn khắp.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[82] Tập tước: Con thừa hưởng tước hiệu của cha, còn gọi là Tập Ấm. Những người tập ấm ấy thường được gọi là Ấm Sinh.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[83] Nguyên văn <I>"tử tâm niệm Phật",</I> nghĩa là dứt sạch mọi so đo, tính toán, vọng tưởng, giả dối, tà vạy để chân thật niệm Phật.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[84] Thương chủ: người dẫn đầu đoàn lái buôn.</P>

<P>[85] Tỳ Sa Môn Thiên vương (Vaiśravana), còn gọi là tài thần Kubera (còn viết là Kuvera hoặc Kuber, trong Mật Điển thường phiên âm là Câu Tỳ La Thần), dịch nghĩa là Đa Văn, là một trong bốn vị trời hộ thế (Hộ Thế Tứ Thiên Vương). Do ngài thống lãnh các Dạ Xoa nên đôi khi kinh gọi ngài là Dạ Xoa Vương tuy Ngài không phải là Dạ Xoa. Ngài quản thủ phương Bắc nên kinh thường gọi là Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương. Trong Ấn Độ Giáo, do có truyền thuyết vị trời này từng thống lãnh quân Dạ Xoa đánh bại Ma Vương La Phạ Nã nên Tỳ Sa Môn thiên vương còn được gọi là Vũ Thần.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[86] Cư sĩ (Grha-pati): Nguyên gốc là những người còn tại gia, có tài sản, thường thuộc giới thương nhân, đức cao, trọng vọng. Kinh Phật thường dùng chữ "cư sĩ" để chỉ những vị tại gia hành Bồ Tát hạnh, tin tưởng Đại Thừa, về sau từ ngữ này thường được dùng để gọi chung tất cả hàng tại gia Phật tử.</P>

<P>[87] Chấp Kim Cang Thần: Có ba cách hiểu danh xưng này:</P>

<P>1. Chấp Kim Cang Thần (Vajrapani) là một trong những danh xưng khác của Kim Cang Thủ, Kim Cang Dạ Xoa, Kim Cang Lực Sĩ v.v... Đây là vị thần cầm Kim Cang trượng, thủ hộ cung điện của Đế Thích. Khi Phật xuất thế, vị này liền giáng hạ Diêm Phù, thường theo Phật ủng hộ đạo tràng.</P>

<P>2. Chấp Kim Cang Thần là danh xưng của mười sáu vị cầm kim cang xử trong Mật Điển, mười sáu vị này là do tâm Bồ Đề của chư Phật biến hiện, tức là Hư Không Vô Cấu Kim Cang, Kim Cang Luân, Kim Cang Nha, Tô Lạt Đa Kim Cang, Danh Xưng Kim Cang, Đại Phần Kim Cang, Kim Cang Lợi, Tịch Nhiên Kim Cang, Đại Kim Cang, Thanh Kim Cang, Liên Hoa Kim Cang, Quảng Nhãn Kim Cang, Chấp Diệu Kim Cang, Kim Cang Kim Cang, Trụ Vô Hý Luận Kim Cang, Hư Không Vô Biên Du Hý Kim Cang. Theo Xuất Sanh Nghĩa: <I>"Lại nữa, từ phương dưới có mười sáu vị Chấp Kim Cang Thần từ tâm dũng kiện Bồ Đề của hết thảy Như Lai sanh ra, nhằm minh thị lúc Như Lai tu hành có vi trần số phiền não chướng ngại tâm, Ngài bèn dùng Kim Cang Huệ phá trừ. Sau khi thành tựu Đại Giác, bèn có vi trần số trí môn là tác dụng của Kim Cang Huệ. Vì thế, lại hiện ra những thân bạo ác đáng sợ, vận dụng trí đại oai để điều phục những kẻ cứng cỏi khó điều phục, quát tháo chấn động cõi đại thiên, trấn áp quần ma".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>3. Theo Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Đại Giáo Vương Kinh, Chấp Kim Cang Thần là tên gọi khác của Kim Cang Thủ Bồ Tát, một thân biến hiện của Phổ Hiền Bồ Tát, chính là hóa thân của vô ngại diệu trí lực của hết thảy chư Phật Như Lai.</P>

<P>Theo pháp sư Diễn Bồi trong Phổ Môn Phẩm Giảng Lục: "<I>Chấp Kim Cang Thần là thần Hộ Pháp của Phật giáo, do Ngài tay thường cầm Kim Cang Bảo Xử, nên mang tên Chấp Kim Cang Thần. Tương truyền, trong quá khứ có Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế, cưới hai phu nhân. Phu nhân thứ nhất sanh một ngàn vương tử, phu nhân thứ hai chỉ sanh được hai vương tử. Một ngàn vương tử của bà phu nhân thứ nhất sau khi tiếp xúc Phật pháp, đều phát khởi đại Bồ Đề tâm, rộng hành Bồ Tát đạo, thành bậc Bồ Tát danh xứng với thật, tương lai đương nhiên sẽ thành Phật, nhưng ai sẽ thành Phật trước? Phụ vương vì muốn biết rõ điều này, truyền các vương tử phát Bồ Đề tâm rút thăm để định thứ tự thành Phật. Kết quả, đầu tiên là Câu Lưu Tôn Phật (Krakucchanda Buddha), cuối cùng là Lâu Chí Như Lai (Rucika Buddha). Thích Ca là vị thành Phật thứ tư. Sở dĩ phải định thứ tự là vì trong một thế giới, chẳng thể có hai đức Phật cùng xuất hiện trong đời. Hai vị vương tử của phu nhân thứ hai thấy các huynh trưởng đều phát Bồ Đề tâm, tương</I> <I>lai sẽ thành Phật, ngay đó, vị đại vương tử phát nguyện làm Đại Phạm Thiên Vương, khi</I> <I>các anh thành Phật sẽ thỉnh chuyển pháp luân. Vương tử thứ hai phát nguyện làm thần Hộ Pháp, sau khi các anh thành Phật sẽ hộ trì Phật pháp. Chấp Kim Cang Thần chính là vị vương tử thứ hai của bà phu nhân thứ hai</I>".</P>

<P class=MsoFootnoteText> </P>

<P class=MsoFootnoteText>[88] Thường Kiến (Sasvatadrsti), còn gọi là Thường Tà Kiến, hoặc Thường Luận. Đây là tà kiến chủ trương thế giới thường trụ, bất biến, tự ngã của con người bất diệt, chấp trước các pháp hữu vi thế gian. Có nhiều loại Thường Kiến, nếu dựa theo ba đời và hữu tướng, vô tướng để phối hợp sẽ thành sáu mươi hai món tà kiến.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[89] Kim Đan Giáo, còn được biết dưới danh xưng Tại Lý Hội hoặc Học Hảo là một chi phái của Bạch Liên Giáo, do Dương Lai Như sáng lập tại huyện Tức Mặc, tỉnh Sơn Đông, rêu rao "dung hợp tam giáo thành một thể", chủ trương cấm uống rượu, cấm hút thuốc phiện, mang tính chất hội kín nhằm lật đổ Thanh Triều, khôi phục nhà Minh. Năm Quang Tự 17 (1891), lãnh tụ Dương Duyệt Xuân đã sách động quần chúng khởi nghĩa, thiêu hủy giáo đường Thiên Chúa Giáo, tấn công giáo sĩ, tấn công quân Thanh. Nhà Thanh phải tốn rất nhiều công sức mới dẹp yên được.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[90] Theo Nội Đan (nhằm phân biệt với Ngoại Đan phải dùng đến dược vật), Đạo Sĩ chủ trương hít thở, nung luyện tinh khí thần sao cho Tinh - Khí - Thần hợp nhất, tạo thành thân trường sanh bất tử. Họ chủ trương quá trình nung luyện ấy gọi là Hỏa Hầu, tức là điều tiết vận chuyển sức nóng của nội hỏa phối hợp với 12 giờ Âm Dương trong một ngày. Theo họ, Nội Hỏa chính là sức nóng bên trong cơ thể do hấp thụ khí vũ trụ (Thái Dương chân khí). Mỗi ngày có 12 giờ (12 thời thần), đi hết một vòng Giáp Tý là 60 giờ, tức là một "hầu". Nói cách khác, luyện Hỏa Hầu là một quy cách nhằm nắm giữ ý niệm trong thuật luyện đan, khống chế nội khí trong cơ thể và mỗi trình độ tu luyện có cách tập Hỏa Hầu riêng.</P>

<P>[91] Thăng, Giáng là hai trong bốn cách phân chia tác dụng (thăng, giáng, trầm, phù) của từng loại thuốc trong Đông Y. Theo họ, các bệnh tật có thể chia thành bốn loại lớn: Hướng thượng (như ói mửa, ho suyễn v.v...), hướng hạ (như tiêu chảy, băng huyết, lòi dom v.v...) hoặc hướng ngoại (như đổ mồi hôi trộm), hướng nội (như biểu hiện bệnh tình không rõ rệt). Để chữa các căn bệnh đó sẽ dùng các loại thuốc có tác dụng đối trị như Thăng (nâng lên), Giáng (hạ xuống) v.v... Chẳng hạn như với căn bệnh hướng thượng thì dùng thuốc có tác dụng Giáng, bệnh hướng hạ thì dùng thuốc có tánh Thăng, bệnh hướng ngoại thì dùng thuốc có tánh Trầm, bệnh hướng nội thì dùng thuốc có tánh Phù v.v... Những loại thuốc được coi là Giáng thường có tác dụng khử phong, tán hàn v.v...</P>

<P>[92] Đây là một câu trong thiên Cáo Tử Thượng của sách Mạnh Tử: <I>"Vạn chung tắc bất biện lễ nghĩa nhi thọ chi, vạn chung ư ngã hà gia yên?"</I> Chung là một đơn vị đo lường thời cổ, sáu thạch bốn đấu là một chung. Theo cụ Lý Bỉnh Nam, câu này phải hiểu như sau: <I>"Đối với bổng lộc đến một vạn chung, có kẻ liền tiếp nhận chẳng cần suy xét xem bổng lộc ấy có hợp với lễ nghĩa hay chăng, bổng lộc vạn chung đối với ta có gì là tốt đẹp đâu?"</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[93] Bình Tần Già: Ở Ấn Độ vào thời cổ, người ta thường làm bình có cái quai chạm thành hình chim Ca Lăng Tần Già (Kalavinka), bình này có khoét hai lỗ để đổ chất lỏng vào.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[94] Trí Độ Luận nêu ra ba thứ Bát Nhã: Thật Tướng Bát Nhã, Quán Chiếu Bát Nhã và Văn Tự Bát Nhã.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[95] Khí giới (器界) chỉ y báo, tức "khí thế gian thế giới", những cảnh bên ngoài làm nơi nương tựa cho Căn và Thân (chánh báo).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[96] Tứ Tất Đàn: Tất Đàn (Siddhānta), có nghĩa là Thành Tựu. Phương tiện giáo hóa chúng sanh của Phật có thể chia thành bốn loại:</P>

<P class=MsoFootnoteText>1. Thế giới Tất Đàn: Thuận theo phương cách suy nghĩ, khảo sát của thế giới, dùng văn tự, ngôn ngữ, quan niệm của thế gian để thuyết minh đạo lý chân thật khiến cho phàm phu thích nghe pháp, dần dần khế nhập chánh trí của Phật.</P>

<P class=MsoFootnoteText>2. Các các vị nhân Tất Đàn: Dùng lập trường lấy con người làm gốc, nhấn mạnh trách nhiệm của con người, nhằm xoay chuyển tập quán phàm phu, kiến lập nhân sinh quan và vũ trụ quan Phật pháp cho con người. .</P>

<P class=MsoFootnoteText>3. Đối trị Tất Đàn: Những pháp được nói theo cách thế giới Tất Đàn chỉ trừ được ác tướng thô lậu, chẳng thể trừ dẹp cội rễ và tướng vi tế của ác nghiệp. Do vậy phải quán sát từng căn bệnh của chúng sanh để thuyết pháp phù hợp nhằm giúp họ đối trị phiền não, tập khí tận gốc.</P>

<P class=MsoFootnoteText>4. Đệ nhất nghĩa Tất Đàn: Khi kiến giải của chúng sanh đã sạch vọng tưởng, chấp trước bèn dẫn dụ họ tiến nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế, chứng nhập Chân Như Thật Tướng.</P>

<P class=MsoFootnoteText> </P>

<P align=center><B>Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích</B></P>

<P align=center><B>Cảm Ứng Tụng</B></P>

<P align=center><B>Quyển 4</B></P>

<P align=center><B>觀世音菩薩本跡感應頌</B><B>,</B></P>

<P align=center><B>卷四</B></P>

<P align=center><B>彭澤菩薩戒弟子許止淨述</B></P>

<P align=center><B>Phần 2</B></P>

<P align=center><B> </B></P>

<P align=center>Bành Trạch Bồ Tát Giới đệ tử Hứa Chỉ Tịnh soạn</P>

<P align=center>Ấn Quang Đại Sư giám định</P>

<P align=center>Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa</P>

<P align=center>Giảo chánh: Minh Tiến và Huệ Trang</P>

<P> </P>

<P><B>6. Quán Thế Âm Bồ Tát Đắc Đại Thế Bồ Tát Thọ Ký Kinh</B> (trích lục)</P>

<P> </P>

<P>      Một thời, Phật ngự trong Tiên Nhân Lộc Uyển tại thành Ba La Nại, cùng với hai vạn đại tỳ-kheo, một vạn hai ngàn vị Bồ Tát nhóm họp. Hoa Đức Tạng Bồ Tát bạch Phật:</P>

<P>      - Làm thế nào để chẳng thoái chuyển nơi Bồ Đề và năm thứ thần thông, đắc Như Huyễn tam-muội, dùng phương tiện khéo để hóa thành các thân tùy theo từng loại chúng sanh nhằm thành tựu thiện căn cho họ, vì họ thuyết pháp, khiến cho họ đắc Bồ Đề?</P>

<P>      Phật dạy:</P>

<P>      - Thành tựu một pháp sẽ đắc Như Huyễn tam-muội. Một pháp là gì? Chính là không nương tựa: Chẳng nương vào tam giới, cũng chẳng nương vào bên trong, lại chẳng nương vào bên ngoài, từ vô sở y (không có gì để nương tựa) mà đạt được sự quán sát chánh đáng. Đã quán sát chánh đáng rồi, liền đắc chánh tận (sự dứt diệt đúng thật), nhưng tri giác chẳng bị tổn giảm. Do tâm không<I> </I>giảm, ắt sẽ đạt đến chánh huệ. Nghĩa là: Hết thảy pháp từ duyên mà khởi. Nếu không có nhân duyên thì chẳng có pháp được sanh. Tuy hết thảy pháp từ nhân duyên mà sanh, nhưng không có gì được sanh. Khéo hiểu sâu xa ý nghĩa như vậy rồi thì sẽ biết hết thảy các pháp như huyễn, chỉ là ức tưởng ngôn ngữ, là pháp được tạo tác, biến hóa mà thôi. [Thấu hiểu] các pháp được tạo tác rốt ráo đều là không, sẽ đắc Như Huyễn tam-muội, có thể hóa hiện thân hình, tùy theo thiện căn của chúng sanh mà thuyết pháp cho họ.</P>

<P>      Hoa Đức Tạng Bồ Tát bạch Phật:</P>

<P>      - Trong đại chúng đây, có Bồ Tát nào đắc tam-muội ấy hay chăng?</P>

<P>      Phật bảo:</P>

<P>      - Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi v.v... sáu mươi vị Chánh Sĩ.</P>

<P>      Lại bạch rằng:</P>

<P>      - Nơi phương khác lại có Bồ Tát nào thành tựu tam-muội như thế hay chăng?</P>

<P>      Phật dạy:</P>

<P>      - Trong thế giới An Lạc ở phương Tây có Bồ Tát, một là Quán Thế Âm, hai là Đắc Đại Thế đắc tam-muội này. Lại nữa, nếu có Bồ Tát nào từ nơi vị Chánh Sĩ ấy, trong bảy ngày bảy đêm, nghe nhận pháp này, liền đắc Như Huyễn tam-muội.</P>

<P>      [Hoa] Đức Tạng nói:</P>

<P>      - Cõi ấy ắt có vô lượng Bồ Tát đắc tam-muội này, vì cớ sao? Người sanh về cõi ấy đều sẽ đến chỗ vị Chánh Sĩ ấy, nghe nhận pháp này.</P>

<P>      Phật nói:</P>

<P>      - Đúng như vậy! Đúng như thế. Có vô lượng A-tăng-kỳ Bồ Tát từ nơi vị Chánh Sĩ ấy đắc tam-muội này.</P>

<P>      [Hoa] Đức Tạng bạch Phật:</P>

<P>      - Xin hãy làm cho vị Chánh Sĩ ấy đến thế giới này hòng những kẻ thiện căn đã chín muồi được nghe thuyết pháp, đắc tam-muội này. Lại nguyện thấy A Di Đà Phật, khiến cho thiện nam tử, thiện nữ nhân phát Bồ Đề tâm, nguyện sanh về cõi ấy. Sanh về cõi ấy rồi sẽ trọn chẳng thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.</P>

<P>      Khi ấy, đức Thế Tôn liền phóng quang từ tướng bạch hào giữa mày chiếu đến thế giới An Lạc. Đại chúng trong hội này đều thấy A Di Đà Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, quyến thuộc vây quanh, chói ngời như núi báu, cao rạng đặc biệt thù thắng, oai quang rực rỡ, chiếu khắp các cõi. Khi ấy, trong đại chúng này có tám vạn bốn ngàn chúng sanh phát Bồ Đề tâm. Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm và Đắc Đại Thế bạch với đức Phật ấy rằng:</P>

<P>      - Chúng con nay muốn đến thế giới Sa Bà, lễ bái, cúng dường Thích Ca Mâu Ni Phật.</P>

<P>      Lại bảo với bốn mươi ức Bồ Tát quyến thuộc hãy cùng qua nghe pháp. Do sức thần thông, mỗi vị đều vì quyến thuộc hóa ra bốn mươi ức đài báu trang nghiêm. Các đài báu ấy ngang dọc mười hai do-tuần, vàng, bạc, lưu ly, xích châu, xa cừ, mã não hợp thành. Lại dùng xích châu, chiên-đàn, hoa sen xanh, đỏ, vàng, trắng để trang nghiêm, tuôn các thứ hoa. Trên đài có tám vạn bốn ngàn hóa ngọc nữ, cầm nhạc khí, hương, hoa. Phía trên có hóa Phật, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp. Lại treo những chuỗi bằng các thứ chân châu, bày các bình báu xinh đẹp, đựng đầy hương bột. Các lọng báu xinh đẹp, giăng che phía trên, trồng cây bằng chất báu mầu nhiệm. Tám vạn bốn ngàn linh báu và lưới báu giăng phủ bên trên. Giữa các cây có ao bảy báu, nước tám công đức đầy ắp trong ấy, hoa sen bằng các thứ báu, ánh sáng và màu sắc chiếu ngời tươi tắn. Gió nhẹ lay động các hàng cây báu, phát ra âm thanh vi diệu vượt trỗi thiên nhạc. Mỗi một đài báu quang minh chiếu sáng rực tám vạn bốn ngàn do-tuần.</P>

<P>      Khi ấy, Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế và các quyến thuộc như trong khoảng lực sĩ co duỗi cánh tay liền đến thế giới này. Dùng sức thần thông khiến cho thế giới này đất bằng phẳng như nước, và tám mươi ức Bồ Tát trước sau vây quanh. Do đại công đức, trang nghiêm thành tựu, đoan nghiêm đặc biệt thù thắng chẳng thể ví dụ được, quang minh chiếu khắp thế giới Sa Bà.</P>

<P>      Hoa Đức Tạng nói:</P>

<P>    - Nay trong thế giới Sa Bà này, các đài báu mầu nhiệm trang nghiêm như thế là do thần lực của ai?</P>

<P>      Phật dạy:</P>

<P>      - Là do sức thần thông của Quán Thế Âm và Đắc Đại Thế. Ông hãy quán hằng hà sa thế giới ở phương Đông, thấy trước mỗi vị Phật ấy đều có Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế trang nghiêm giống như trên đây. Nam, Tây, Bắc phương, bốn góc, trên dưới cũng giống như thế.</P>

<P>      Hoa Đức Tạng nói:</P>

<P>      - Rất lạ, bạch Thế Tôn! Vị Đại Sĩ này có thể thành tựu tam-muội như thế. Hai vị Chánh Sĩ này đã phát Bồ Đề tâm nơi đức Phật nào?</P>

<P>      Phật dạy:</P>

<P>      - Trong vô lượng chẳng thể nghĩ bàn A-tăng-kỳ kiếp rất lâu xa trong quá khứ, có thế giới tên là Vô Lượng Đức Tụ An Lạc Thị Hiện, Phật hiệu là Kim Quang Sư Tử Du Hý, quốc độ trang hoàng thanh tịnh, so với sự trang nghiêm của [cõi nước] A Di Đà Phật thì [sự trang nghiêm trong cõi Cực Lạc] giống như nước dính trên đầu sợi lông, còn [sự trang nghiêm trong] cõi Kim Quang Sư Tử Phật như nước trong biển cả. Khi ấy, có vua tên là Oai Đức phụng sự Như Lai. Phật vì vua diễn nói vô lượng pháp ấn, như là thương xót chúng sanh vô lượng, trang nghiêm Tịnh Độ vô lượng, cho đến một niệm thiện căn đều nên hồi hướng vô lượng. Vua ở nơi đình đài trong vườn, nhập tam-muội, hai bên vua có hoa sen từ dưới đất trồi lên, hai đồng tử (bé trai) hóa sanh trong ấy. Vua dùng kệ hỏi hai đồng tử, yêu cầu họ nói ra danh hiệu. Đồng tử bên phải nói kệ đáp:</P>

<P> </P>

<P>      <I>Hết thảy các pháp không</I>,</P>

<P>      <I>Cớ sao hỏi danh tự?</I></P>

<P><I>      Pháp quá khứ đã diệt,</I></P>

<P><I>      Pháp tương lai chưa sanh,</I></P>

<P><I>      Pháp hiện tại chẳng trụ,</I></P>

<P><I>      Nhân giả hỏi tên ai?</I></P>

<P> </P>

<P>      Đồng tử bên trái nói kệ đáp:</P>

<P>      <I>Tên nào cũng đều không,</I></P>

<P><I>      Tên nào cũng chẳng được,</I></P>

<P>      <I>Muốn cầu tên chân thật,</I></P>

<P><I>      Chưa bao giờ thấy nghe,</I></P>

<P><I>      Nói danh tự, ngữ ngôn,</I></P>

<P><I>      Đều là giả đặt bày,</I></P>

<P><I>      Tôi tên là Bảo Ý,</I></P>

<P><I>      Hắn tên là Bảo Thượng.</I></P>

<P> </P>

<P>      Lúc ấy, [hai đồng tử] cùng vua đi đến chỗ Phật. Hai đứa trẻ dùng kệ hỏi Phật:</P>

<P>      <I>Làm thế nào cúng dường,</I></P>

<P><I>Vô thượng Lưỡng Túc Tôn,</I></P>

<P><I>      Hoa, hương, các âm nhạc,</I></P>

<P><I>      Thức ăn, thuốc, đồ nằm,</I></P>

<P><I>      Các cúng dường như thế,</I></P>

<P><I>      Thế nào là tối thắng?</I></P>

<P><I> </I></P>

<P>      Phật nói kệ đáp:</P>

<P>      <I>Nên phát tâm Bồ Đề,</I></P>

<P><I>      Rộng giúp các quần sanh,</I></P>

<P><I>      Ví trọn hằng sa kiếp,</I></P>

<P><I>      Dâng cúng các Như Lai,</I></P>

<P><I>Đồ quý đẹp trang nghiêm,</I></P>

<P><I>      Và hoan hỷ vâng đội,</I></P>

<P><I>      Chẳng bằng dùng từ tâm,</I></P>

<P><I>      Hồi hướng nơi Bồ Đề,</I></P>

<P><I>      Phước ấy là tối thắng,</I></P>

<P><I>      Cúng thứ khác chẳng bằng!</I></P>

<P><I>      Vượt trội chẳng thể tính,</I></P>

<P><I>      Ắt thành Đẳng Chánh Giác.</I></P>

<P> </P>

<P>      Hai đứa trẻ lại nói kệ rằng:</P>

<P>      <I>Chư thiên, long, quỷ thần,</I></P>

<P><I>      Nghe tôi sư tử hống,</I></P>

<P><I>      Nay đối trước Như Lai,</I></P>

<P><I>      Hoằng thệ phát Bồ Đề,</I></P>

<P><I>      Sanh tử vô lượng kiếp,</I></P>

<P><I>      Bổn Tế chẳng thể biết,</I></P>

<P><I>      Do vì một chúng sanh,</I></P>

<P><I>      Trải số kiếp hành đạo,</I></P>

<P><I>      Huống trong các kiếp ấy,</I></P>

<P>      <I>Độ thoát vô lượng chúng,</I></P>

<P><I>      Tu hành đạo Bồ Đề,</I></P>

<P><I>      Mà sanh lòng mỏi mệt,</I></P>

<P><I>      Nếu từ nay trở đi,</I></P>

<P><I>      Tôi khởi tâm tham dục,</I></P>

<P><I>      Sân, si, keo, ganh thảy,</I></P>

<P><I>      Chính là lừa Thế Tôn,</I></P>

<P><I>      Chẳng khởi tâm Thanh Văn,</I></P>

<P><I>      Cũng chẳng cầu Duyên Giác,</I></P>

<P><I>      Sẽ trong vạn ức kiếp,</I></P>

<P><I>      Đại bi độ chúng sanh,</I></P>

<P><I>      Như cõi Phật ngày nay,</I></P>

<P><I>      Thanh tịnh diệu trang nghiêm,</I></P>

<P><I>      Đến khi con đắc đạo,</I></P>

<P><I>      Vượt trỗi ức trăm ngàn.</I></P>

<P> </P>

<P><I>      </I>Phật bảo Hoa Đức Tạng:</P>

<P>      - Vua Oai Đức thuở ấy chính là thân ta, hai đồng tử là Quán Âm và Thế Chí. Ở nơi đức Phật ấy, họ phát Bồ Đề tâm đầu tiên.</P>

<P>      Hoa Đức Tạng thưa:</P>

<P>      - Khi họ chưa phát tâm đã thành tựu trí huệ rất sâu, liễu đạt danh tự bất khả đắc.</P>

<P>      Phật nói:</P>

<P>      - Cát trong sông Hằng có thể biết được số, còn vị Đại Sĩ này trước kia cúng dường Phật, gieo các thiện căn thì chẳng thể tính kể được! Tuy chưa phát tâm mà đã trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn, ở trong các chúng sanh là bậc dũng mãnh nhất. Trong tương lai chẳng thể tính đếm kiếp lâu xa, sau khi A Di Đà Phật nhập Niết Bàn, nếu có chúng sanh chẳng thấy Phật, có các Bồ Tát đắc Niệm Phật tam-muội thì thường thấy A Di Đà Phật. Sau khi Phật diệt độ, hết thảy bảo vật, ao tắm, hoa sen, các hàng cây báu thường diễn pháp âm chẳng khác gì Phật. Khi chánh pháp diệt, sau nửa đêm, lúc tướng sáng xuất hiện, Quán Thế Âm Bồ Tát thành Đẳng Chánh Giác, hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai. Sự trang nghiêm nơi cõi nước của đức Phật ấy thì trong hằng sa kiếp chư Phật nói chẳng thể tận. Đem so sự trang nghiêm trong cõi nước của Kim Quang Sư Tử Phật với cõi nước của Công Đức Sơn Vương Phật thì chẳng thể dùng toán số để sánh được. Cõi nước Phật ấy không có danh từ Thanh Văn, Duyên Giác, thuần là các Bồ Tát đầy ắp trong ấy, có tên là Chúng Bảo Phổ Tập Trang Nghiêm, thọ mạng của Như Lai cũng như vậy.</P>

<P>      Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát dùng sức thần thông khiến cho chúng hội này cùng thấy mười phương vô số chư Phật Thế Tôn đều thọ ký cho họ.</P>

<P><I> </I></P>

<P><B>7. Bi Hoa Kinh, phẩm Đại Thí và phẩm Thọ Ký  </B>(trích lục)</P>

<P><I> </I></P>

<P>      Phật bảo Tịch Ý Bồ Tát:</P>

<P>      - Xưa kia, qua khỏi các A-tăng-kỳ kiếp nhiều như cát sông Hằng, thế giới Phật này có tên là San Đề Lam. Đại kiếp khi ấy có tên là Thiện Trì, Chuyển Luân Thánh Vương tên là Vô Tránh Niệm. Vua có một ngàn con trai, Thái Tử thứ nhất tên là Bất Thuấn (vị thứ hai là Đắc Đại Thế, thứ ba là Văn Thù, thứ tư là Kim Cang Trí, thứ năm là Hư Không Ấn, thứ sáu là Hư Không Nhật, thứ bảy là Sư Tử Hương, thứ tám là Phổ Hiền, thứ chín là A Súc, thứ mười là Hương Thủ). Suốt trọn ba tháng, cúng dường Bảo Tạng Như Lai và các tỳ-kheo tăng, dâng lên những thứ giúp họ an trụ giống hệt như thánh vương. Một ngàn người con như vậy, mỗi vị đều cúng Phật giống như vị Thái Tử thứ nhất, mỗi vị đều phát tâm, hoặc nguyện làm Đao Lợi thiên vương, hoặc cầu làm Phạm Vương, hoặc cầu làm Ma Vương, hoặc cầu làm Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc nguyện giàu to, hoặc cầu làm Thanh Văn. Trong các vị vương tử ấy, thậm chí chẳng có một vị cầu chứng Duyên Giác, huống hồ cầu Đại Thừa!</P>

<P>      Khi ấy Chuyển Luân Vương do bố thí nên lại cầu đạt địa vị Chuyển Luân Vương. Lúc bấy giờ, đại thần là Bảo Hải Phạm Chí, đi trọn khắp chỗ của hết thảy mọi người trong cõi Diêm Phù Đề, xin những thứ cần dùng, trước hết muốn làm cho thí chủ quy y Tam Bảo, phát Bồ Đề tâm. Lại còn khuyên dụ trời, rồng, quỷ thần v.v... phát Bồ Đề tâm. Khi đó, hết thảy chúng sanh không một ai chẳng nghe theo Phạm Chí phát Bồ Đề tâm. Phạm Chí trong khi ngủ say thấy mười phương hằng hà sa Phật, mỗi vị đều trao cho hoa sen xinh đẹp. Trên mỗi đài hoa hiện hình tượng nhật luân (vầng mặt trời), trong mỗi nhật luân đều tỏa ra sáu mươi ức ánh sáng chui vào miệng Phạm Chí. Thấy trong bụng có sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn Bồ Tát ngồi xếp bằng trên hoa sen. Lại thấy vua ấy (tức vua Vô Tránh Niệm) huyết bẩn cả thân, ruổi chạy bốn phương, đầu mặt giống lợn, ăn các thứ trùng. Đã ăn trùng xong bèn có vô lượng chúng sanh đến ăn thân vua, thọ thân nhiều lần cũng đều giống như vậy. Lại thấy các vương tử: Hoặc là mặt lợn, hoặc là mặt voi, hoặc là mặt trâu, hoặc mặt sư tử, hoặc mặt cáo, sói, báo, hoặc mặt khỉ vượn, thân lấm bẩn máu, cũng đều ăn vô lượng chúng sanh. Lại có vô lượng chúng sanh đến ăn thân họ, thọ thân nhiều lượt cũng giống như thế. Phạm Chí bèn hướng về đức Phật kể lại đầy đủ, Phật dạy:</P>

<P>      - Trong mộng, ông thấy thân người mặt lợn cho đến nhiều lượt thọ thân là vì có những kẻ si, trụ trong tam phước. Những người như vậy sẽ sanh làm ma hay trời, chịu nỗi khổ lui sụt, mất mát. Nếu sanh trong loài người sẽ hứng chịu nỗi khổ vì sanh, già, bệnh, chết, ưu bi, áo não, khổ vì yêu thương mà bị chia lìa, khổ vì oán ghét mà phải gặp gỡ, khổ vì mong cầu chẳng thỏa. Sanh trong ngạ quỷ sẽ phải chịu khổ đói khát. Sanh trong súc sanh sẽ vô minh tối tăm, khổ vì bị đứt đầu. Sanh trong địa ngục, chịu các thứ khổ.</P>

<P>      Khi ấy, Bảo Hải Phạm Chí khuyên Chuyển Luân Vương phát Bồ Đề tâm xong, lại bạch Thái Tử hãy hồi hướng Bồ Đề. Thái Tử đáp rằng:</P>

<P>      - Ta trở về cung trước, ngồi ngay ngắn tư duy, rồi trở lại chỗ Phật, nhất định phát tâm, nguyện giữ lấy các thứ cõi Phật tịnh diệu.</P>

<P>      Lễ Phật lui ra, đến cung điện của chính mình, ở chỗ riêng biệt, tư duy tu tập các thứ trang nghiêm cho thế giới Phật của chính mình. Trong bảy năm ấy, tâm [Thái Tử] không ham muốn, cho đến không có ý tưởng hương, vị, xúc, pháp, được thấy mười phương thế giới. Trong mỗi một phương, đối với tất cả sự trang nghiêm trong các thế giới Phật nhiều như số vi trần trong một vạn cõi Phật, tùy theo những điều đã thấy mà chọn lấy [điều mình ưa thích]. Bảy năm sau, Chuyển Luân Thánh Vương được thọ ký làm Phật, hiệu là Vô Lượng Thọ. Thái Tử nói:</P>

<P>      - Con nay quán chúng sanh trong địa ngục chịu nhiều khổ não, trong chúng trời người, ắt có kẻ tâm có trần cấu. Do tâm có trần cấu, nhiều phen bị đọa trong ba ác đạo. Con lại nghĩ như thế này: Các chúng sanh ấy do thân cận ác tri thức nên thoái thất chánh pháp, đọa trong chỗ tối tăm to lớn, hết sạch các thiện căn, thâu giữ các thứ tà kiến v.v... tâm bị che lấp, đi nơi đường tà.</P>

<P>      Bạch Thế Tôn! Con nay dùng đại âm thanh bảo các chúng sanh: 'Tất cả hết thảy thiện căn của tôi hồi hướng hết về A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Nguyện khi tôi hành Bồ Tát đạo, nếu có chúng sanh gặp phải những chuyện khổ não, sợ hãi v.v... lui sụt chánh pháp, đọa vào chỗ tối tăm to lớn, ưu sầu, trơ trọi, cùng quẫn, không ai cứu giúp, che chở, không nơi nương tựa, không nơi nương ở, mà nếu có thể nghĩ nhớ đến tôi, xưng danh tự của tôi, nếu được thiên nhĩ của tôi nghe thấy, thiên nhãn trông thấy, mà các chúng sanh ấy nếu chẳng thoát khỏi những khổ não đó, tôi sẽ trọn chẳng thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề'.</P>

<P>      Lại bạch Phật rằng:</P>

<P>      - Bạch Thế Tôn! Con nay sẽ lại vì chúng sanh mà phát nguyện thù thắng, cao trỗi.</P>

<P>Bạch Thế Tôn! Như con nay chính mình đã có thể mau chóng được lợi lạc, nguyện cho Chuyển Luân Thánh Vương sau khi hết các A-tăng-kỳ kiếp nhiều như cát một sông Hằng thứ nhất rồi, vừa mới bước vào A-tăng-kỳ kiếp nhiều như cát sông Hằng thứ hai, thế giới khi ấy tên là An Lạc. Đại vương thành Phật hiệu là Vô Lượng Thọ, thế giới trang nghiêm, chúng sanh thanh tịnh, làm vị vua chánh pháp. Đức Phật Thế Tôn ấy trong vô lượng kiếp làm Phật sự đã xong, việc làm đã hoàn tất, nhập Vô Dư Niết Bàn, cho đến khi chánh pháp còn tồn tại, thì trong thời gian ấy, con tu Bồ Tát đạo, ngay trong khi ấy, hay làm Phật sự. Chánh pháp của đức Phật ấy diệt vào đầu đêm thì liền ngay cuối đêm, con liền thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.</P>

<P>      Bảo Tạng Phật liền thọ ký rằng:</P>

<P>     - Này thiện nam tử! Ông quán trời người và hết thảy chúng sanh trong ba ác đạo, sanh tâm đại bi, vì muốn đoạn các khổ não của chúng sanh, vì muốn làm cho chúng sanh trụ trong an lạc.</P>

<P>      Này thiện nam tử! Ta nay đặt tên cho ông là Quán Thế Âm. Khi ông hành Bồ Tát đạo đã có trăm ngàn vô lượng ức na-do-tha chúng sanh được lìa khổ não. Khi ông làm Bồ Tát đã có thể làm Phật sự lớn lao. Lúc Vô Lượng Thọ Phật bát Niết Bàn rồi, khi chánh pháp diệt sạch, cõi ấy sẽ đổi tên thành Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu Thế Giới. Tất cả các thứ trang nghiêm vô lượng vô biên, thế giới An Lạc chẳng thể bằng được! Ông vào cuối đêm, trên tòa Kim Cang dưới cội Bồ Đề, trong khoảng một niệm, thành Đẳng Chánh Giác, hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai. Thọ mạng của vị Phật ấy là chín mươi sáu ức na-do-tha trăm ngàn kiếp. Khi Ngài bát Niết Bàn rồi, chánh pháp trụ thế sáu mươi ba ức kiếp.</P>

<P>      Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:</P>

<P>      - Nếu sở nguyện của con được thành tựu thì nay trong lúc con lễ Phật, sẽ khiến cho chư Phật trong mười phương nhiều như cát sông Hằng, mỗi vị đều thọ ký cho con, cũng khiến cho các thế giới trong mười phương nhiều như cát sông Hằng chấn động sáu cách.</P>

<P>      Khi ấy, mười phương thế giới chấn động sáu cách[1], các vị Phật trong ấy đều thọ ký cho [Quán Thế Âm Bồ Tát]. Lúc đó, Bảo Tạng Như Lai vì Quán Thế Âm Bồ Tát nói kệ rằng:</P>

<P> </P>

<P>      <I>Bậc đại bi công đức,</I></P>

<P><I>      Nay hãy nên đứng dậy,</I></P>

<P><I>      Đất chấn động sáu cách,</I></P>

<P><I>      Và trong các cõi Phật,</I></P>

<P><I>      Mười phương các đức Phật</I></P>

<P><I>      Đã thọ ký cho ông,</I></P>

<P><I>      Ông sẽ thành Phật đạo,</I></P>

<P><I>      Vì thế nên hoan hỷ.</I></P>

<P> </P>

<P>      <B>Nhận định</B>: Trong kinh Đại Bi, đức Phật bảo A Nan: <I>"Quán Thế Âm Bồ Tát trong vô lượng kiếp trước đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai".</I> Sự thọ ký trong kinh này chính là trong vô lượng kiếp sau, kế thừa ngôi vị của đức Di Đà, hiệu là Công Đức Sơn Vương Như Lai, chính là thị tích[2], chẳng còn ngờ chi nữa! Cổ Phật thùy tích, chính là nhằm dạy bảo kẻ chẳng biết phát Bồ Đề tâm, lại cầu làm thiên vương, ma vương, Chuyển Luân thánh vương, hay mong được giàu to, đến nỗi đầu mặt giống như lợn, bị các loài trùng ăn, nhiều lượt thọ thân chẳng có thuở thoát ra. Bậc Đại Bi Bồ Tát cảnh tỉnh kẻ si mê, xả thân thành loài vật, há chẳng mổ tim vẩy máu, chấn động đất trời ư? Than ôi! Kẻ đọc đến đây chẳng biết cảm kích ân đức, ứa lệ thì đáng gọi là kẻ chẳng có tánh người!</P>

<P>Thế nhưng cảm ân đâu khó, báo ân mới khó! Báo ân như thế nào? Chính là phát Bồ Đề tâm vậy! Bồ Đề tâm nếu nói rộng thì như trong phẩm Phạm Hạnh, nói đại lược thì là Tứ Hoằng Thệ, tách ra thì là mười đại nguyện vương, nói hợp lại thì chính là cầu sanh Tịnh Độ. Nhưng nếu như có kẻ riêng đối với một câu cuối cùng lại nghi ngờ, bảo: Bồ Đề tâm chân không, vô tướng, còn cầu sanh Tịnh Độ thì vui thích, hâm mộ sự trang nghiêm, chưa khỏi chấp tướng! Bồ Đề tâm lấy đại bi làm gốc, [vậy thì] cầu sanh Tịnh Độ chán lìa đời ác, quá thiếu đại bi! Đối với những cái nhìn nông cạn, thô lậu như thế, há cần phải nói rộng rãi những ý nghĩa cao xa, chỉ hỏi những kẻ tu tập vô tướng hiện thời, há có thể trong suốt bảy năm không ham muốn cho đến không nghĩ đến hương, vị, xúc hay chăng?</P>

<P>      Nhưng Đại Sĩ đã chứng cảnh giới này, vì sao lại nhìn khắp vi trần sự trang nghiêm để tùy ý chọn lấy, lại hỏi những kẻ phát nguyện độ sanh hiện thời, có thể khiến cho những ai xưng danh mình liền được giải thoát hay chăng? Đại Sĩ trọn đủ đạo lực này, cớ sao làm bậc Bổ Xứ trong thế giới Cực Lạc, được Như Lai thọ ký, lại ban cho danh hiệu Đại Bi? Đại để, những điều này đều là vì Đại Sĩ thấy thấu triệt chúng sanh trong đời Mạt chướng nặng, nguyện nhẹ, nghiệp sâu, trí cạn; đại chúng đông đảo nói chung đều cầu đời này phú quý, đời sau sang cả. Lại vì có những kẻ tà trí hâm mộ thần tiên ngoài biển, cung tiên trên trời, vì thế chẳng thoát khỏi luân hồi, dễ đọa vào ác đạo, [cho nên Bồ Tát] cảnh tỉnh họ, khuyên họ phát Bồ Đề tâm, biết Bồ Đề đáng quý.</P>

<P>Lại vì có lắm kẻ hiểu lầm Bát Nhã, vứt Có, chấp Không, hoặc chẳng suy xét tự lực, [chính mình còn đang mắc kẹt] dưới giếng [mà toan] cứu người. Vì chúng sanh thân cận ác tri thức, lui sụt, đánh mất chánh pháp, đọa trong chỗ tối tăm to lớn, tâm bị tà kiến che lấp mà cảnh tỉnh họ, nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Bởi lẽ, sanh về Tịnh Độ chính là [sanh về] chốn vui sướng được ở cùng một chỗ với các vị thượng thiện nhân, không có bạn ác, chim quý, cây báu thường nói pháp âm, không tà kiến nào có thể chen vào được, đắc bất thoái chuyển nơi Bồ Đề, đại nguyện dễ thành tựu. Giáo hóa chúng sanh thì phải lấy thân làm gương, đấy chính là lý do "ưa tịnh, chán nhơ". Lại còn tận tình thổ lộ, nhưng người dạy thì ra rả, kẻ nghe lại rẻ rúng, cũng là phụ bạc ân sâu rủ lòng thị tích của bậc cổ Phật lắm thay!</P>

<P>Nếu có kẻ lại bảo: Cớ sao đức Thích Ca Mâu Ni Phật khi làm Phạm Chí phát tâm bèn giữ lấy cõi nhơ? Đáp: Như Lai đại giác, lìa hết thảy tánh, há có sạch hay nhơ? Giữ lấy tịnh, hay giữ lấy cấu, đều là thuận theo ngôn ngữ của thế tục, nhằm thực hiện sự nghiệp độ sanh đó thôi! Nhưng chúng sanh có muôn loại khác nhau, vì thế thị tích khó thể theo cùng một đường lối. Nếu không có Phật Thích Ca thì danh tự Tịnh Độ còn chưa thể được nghe thì lấy đâu để niệm Phật cầu sanh? Nếu chẳng có Quán Âm, thì kẻ Kiến Hoặc, Tư Hoặc chưa đoạn sạch còn mong chi mau chứng lên Bất Thoái? Nếu nói cứ phải giữ lấy tịnh chẳng giữ lấy cấu thì đức Thích Ca giáng sanh, hiện kim thân sai khác, Quán Âm ứng hóa, hiện thân hình giống với chúng sanh, từ trong cấu hiện tịnh, trong tịnh hiện cấu, phải nói như thế nào đây? Chúng ta là chúng sanh khổ não, hãy nên chuyên nghĩ "<I>sanh tử là chuyện lớn, vô thường nhanh chóng</I>", há có nên lầm lạc sanh phân biệt đối với sự ứng hóa của Phật, Bồ Tát ư? Cố nhiên, Đại Sĩ khuyên người bỏ trược lấy tịnh, Như Lai thuyết pháp bốn mươi chín năm, chỗ nào cũng tán dương Tịnh Độ, khuyên con người hãy nên phát nguyện vãng sanh. [Chúng ta] chẳng thấu hiểu thánh tâm, chẳng vâng theo lời Phật, há chẳng những là cô phụ tấm lòng cứu độ của Đại Sĩ mà cũng là trên phụ ân Phật, dưới phụ tánh linh của chính mình đó vậy!</P>

<P>     </P>

<P><B>8. Thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni Kinh</B> (trích lục)</P>

<P> </P>

<P>      Một thời, đức Phật ngự trong Đại Lâm Tinh Xá ở vườn cây Am La tại thành Tỳ Xá Ly cùng với một ngàn hai trăm năm mươi tỳ-kheo, hai vạn vị Bồ Tát nhóm họp. Khi ấy, nhân dân trong nước Tỳ Xá Ly mắc phải chứng bệnh ngặt nghèo to lớn: Một là mắt đỏ như máu, hai là hai tai chảy mủ, ba là mũi ứa máu, bốn là đớ lưỡi không nói được, năm là những thứ ăn vào hóa ra thô rít, sáu thức bế tắc giống như người say. Có năm Dạ Xoa mặt đen như mực, nhưng có năm mắt, răng nanh cong vểnh lên, hút tinh khí của con người.</P>

<P>      Trong thành có một trưởng giả tên là Nguyệt Cái đến chỗ Phật bạch rằng:</P>

<P>      - Nước này gặp phải bệnh ác, lương y Kỳ Bà tận hết đạo thuật mà chẳng thể cứu, kính mong đức Thế Tôn thương xót hết thảy, cứu vớt bệnh khổ.</P>

<P>      Đức Thế Tôn bảo rằng:</P>

<P>      - Cách đây không xa, ở ngay tại Tây Phương có đức Phật tên là Vô Lượng Thọ, có các Bồ Tát tên là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí thường do đại bi mà thương xót hết thảy, cứu vớt khổ ách. Ông nên năm vóc gieo sát đất, hướng về các Ngài làm lễ, đốt hương, rải hoa, hệ niệm, đếm hơi thở, khiến cho tâm chẳng tán loạn trong khoảng mười niệm, vì chúng sanh mà thỉnh đức Phật ấy và hai vị Bồ Tát.</P>

<P>      Lúc đức Phật nói lời ấy, từ trong quang minh của đức Phật, được thấy Vô Lượng Thọ Phật và hai vị Bồ Tát. Do thần lực của Như Lai, đức Phật và Bồ Tát đều cùng đến cõi này, trụ trên khung cửa thành, phóng quang minh lớn, chiếu cả thành Tỳ Xá Ly đều biến thành sắc vàng, Người dân Tỳ Xá Ly liền sắp đặt cành dương, nước sạch, dâng cho Quán Thế Âm Bồ Tát. Đức Đại Bi Quán Thế Âm xót thương, cứu giúp, bảo vệ hết thảy chúng sanh nói như thế này:</P>

<P>      - Các ngươi nên nhất tâm xưng Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát, đại bi, đại danh xưng, cứu giúp, che chở kẻ khổ ách. Xưng niệm Tam Bảo ba lượt, xưng danh Quán Thế Âm ba lượt như thế, năm vóc gieo xuống đất, hướng về phương Tây, nhất tâm nhất ý giữ cho hơi thở được định, chắp tay, nói kệ rằng:</P>

<P> </P>

<P>      <I>Nguyện cứu con khổ ách,</I></P>

<P><I>      Đại bi che hết thảy,</I></P>

<P><I>      Phóng trọn quang minh sạch,</I></P>

<P><I>      Diệt trừ tối si ám,</I></P>

<P><I>      Được thoát khổ độc hại,</I></P>

<P><I>      Phiền não và các bệnh,</I></P>

<P><I>      Ắt đến chỗ của con,</I></P>

<P><I>      Ban con đại an lạc,</I></P>

<P><I>      Con nay cúi đầu lễ,</I></P>

<P><I>      Nghe tên đấng cứu nạn,</I></P>

<P><I>      Con nay tự quy y,</I></P>

<P><I>      Thế gian từ bi phụ,</I></P>

<P><I>      Kính mong nhất định tới,</I></P>

<P><I>      Cứu khỏi khổ ba độc,</I></P>

<P><I>      Ban sự vui đời này,</I></P>

<P><I>      Cùng với đại Niết Bàn,</I></P>

<P><I> </I></P>

<P>      Liền bạch Phật rằng:</P>

<P>      - Thần chú như vậy nhất định cát tường. Người nghe thần chú này vĩnh viễn hết sạch các khổ, đắc Niệm Phật Định, hiện tiền thấy Phật. Con nay nói ra thần chú "cứu giúp, che chở chúng sanh" của mười phương chư Phật.</P>

<P>      Nói chú[3] xong, người thành Tỳ Xá Ly bình phục như cũ. Khi ấy, đức Thế Tôn thương xót chúng sanh, lại thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát nói Tiêu Phục Độc Hại Chú[4]. Quán Thế Âm đại bi huân tâm, thuyết Phá Ác Nghiệp Chướng Tiêu Phục Độc Hại Chú. Phật bảo A Nan:</P>

<P>      - Thần chú này tên là Ban Cho Hết Thảy Chúng Sanh Thuốc Cam Lộ Mầu Nhiệm, Không Sợ Hãi Bệnh Tật, Sợ Chết Ngang Trái, Sợ Trói Buộc, Sợ Tham Dục, Sân Khuể, Ngu Si Ba Độc. Vì vậy, thế giới Sa Bà này đều gọi Quán Thế Âm Bồ Tát là Đấng Thí Vô Úy.</P>

<P>      Thành Vương Xá có nữ nhân bị ác quỷ dựa, ta dạy người nữ ấy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thiện tâm tiếp nối, nhập cảnh giới lành. Nên biết sức oai thần của vị Bồ Tát này khuất phục, dẹp tan quỷ thần, được thấy sắc tượng khôn sánh nơi thân ta. Lúc ấy, nơi mỗi một lỗ chân lông của ta sanh ra hoa sen báu, vô số hóa Phật khác miệng cùng tiếng ca ngợi đấng Đại Bi Thí Vô Úy.</P>

<P> </P>

<P>      Đức Thế Tôn nói kệ rằng:</P>

<P>      <I>Đại bi, đại danh xưng,</I></P>

<P><I>      Bậc cát tường, an lạc,</I></P>

<P><I>      Thường nói câu cát tường,</I></P>

<P><I>      Cứu giúp kẻ rất khổ,</I></P>

<P><I>      Nếu chúng sanh nghe tên,</I></P>

<P><I>      Lìa khổ, được giải thoát,</I></P>

<P><I>      Cũng dạo chơi địa ngục,</I></P>

<P><I>      Đại bi chịu khổ thay,</I></P>

<P><I>      Hoặc ở trong súc sanh,</I></P>

<P><I>      Hóa thân hình súc sanh,</I></P>

<P><I>      Dạy chúng đại trí huệ,</I></P>

<P><I>      Khiến phát vô thượng tâm,</I></P>

<P><I>      Hiện ra thân ngạ quỷ,</I></P>

<P><I>      Tay tuôn sữa thơm đẹp,</I></P>

<P><I>      Thí kẻ đói khát ngặt,</I></P>

<P><I>      Khiến cho được no đủ.</I></P>

<P>      <I>Đại từ, đại bi tâm,</I></P>

<P><I>      Dạo chơi trong năm đường,</I></P>

<P><I>      Thường dùng thiện tập huệ,</I></P>

<P><I>      Phương tiện khéo vô thượng</I></P>

<P><I>      Dạy khắp hết thảy chúng,</I></P>

<P><I>      Khiến lìa sanh tử khổ,</I></P>

<P><I>      Thường đến nơi an lạc,</I></P>

<P><I>      Đến bờ đại Niết Bàn.</I></P>

<P><I>     </I></P>

<P>Đức Phật bảo A Nan:</P>

<P>- Chương cú sáu chữ này nhất định cát tường. Nếu có ai nghe, sẽ được đại thiện lợi, đắc vô lượng công đức.</P>

<P>Trong thành Vương Xá có tỳ-kheo tên Ưu Ba Tư Na ở trong chốn rừng lạnh nói với đại chúng:</P>

<P>      - Xưa kia, tôi sát sanh vô lượng, nghe chương cú sáu chữ của Quán Thế Âm Bồ Tát, chánh niệm tư duy, quán sát tâm và tâm mạch, hệ niệm một chỗ, thấy Quán Thế Âm Bồ Tát liền được giải thoát, thành A La Hán. Làm thế nào để thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát và mười phương Phật? Hãy giữ cho thân ngay ngắn, tâm ngay thẳng, khiến cho tâm bất động. Dùng bàn tay trái đặt trên bàn tay phải, cong lưỡi cho chạm vòm họng, giữ cho hơi thở điều hòa, quân bình, chẳng thô, chẳng tán, an tường thong thả đếm từng hơi thở từ một đến mười, ý chẳng phân tán, khiến cho tâm sáng sạch. Do sức định tâm bằng cách đếm hơi thở ấy, như thuận theo dòng nước chảy, sẽ mau thấy được Quán Thế Âm và mười phương Phật.</P>

<P>      Phật bảo các tỳ-kheo:</P>

<P>      - Các ông muốn uống pháp vị cam lộ vô thượng thì hãy nên tự nhiếp thân, ngồi ngay ngắn, chánh thọ, ý chẳng hướng ra ngoài, quán Khổ, Không, Vô Thường bại hoại, mòn diệt, chẳng lâu dài, tu năm môn Thiền. Hãy nên tự quán thân: Từ đầu đến chân, đối với mỗi đốt lóng đều hệ niệm, ngưng trụ chẳng tán, quán sát kỹ càng các lóng giống như cây chuối, trong ngoài đều rỗng không. Nên biết Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như thế.</P>

<P>Khi ấy, Ưu Ba Tư Na hỏi ngài Xá Lợi Phất:</P>

<P>- Nhãn và Nhãn Thức tương ứng với Sắc, nhiếp trụ như thế nào? Nhĩ và Nhĩ Thức tương ứng với Thanh, Tỵ và Tỵ Thức tương ứng với Hương, Thiệt và Thiệt Thức tương ứng với Vị, Ý và Ý Thức tương ứng với phan duyên, nhiếp trụ như thế nào? Giặc Thức như khỉ vượn, đùa bỡn sáu căn, duyên khắp các pháp, nhiếp trụ như thế nào?</P>

<P>Ngài Xá Lợi Phất nói:</P>

<P>- Hãy nên quán Địa Đại, đất không có tánh cứng. Thủy Đại thì tánh nước chẳng trụ. Phong Đại thì tánh gió vô ngại, do điên đảo mà có. Hỏa Đại thì tánh lửa chẳng thật, nhờ vào nhân duyên mà sanh. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, mỗi một tánh đều giống nhau.</P>

<P>Ưu Ba Tư Na bỗng nhiên thấu hiểu, nhập Bát Niết Bàn. Phật bảo Xá Lợi Phất:</P>

<P>- Nếu ai có tội nghiệp từ đời trước và những ác hạnh cực nặng đã tạo trong đời này, trong mộng được thấy Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ như cơn gió mạnh thổi qua mây đóng thành tầng, mây đều trôi tứ tán, [được lìa trọng tội ác nghiệp], sanh trước chư Phật. Ta nay vì kẻ thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và chương cú Tiêu Phục Độc Hại vô thượng mà nói kệ tán thán:</P>

<P> </P>

<P><I>Nếu ai được nghe danh hiệu ta,</I></P>

<P><I>Cũng nghe Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Tụng trì chú này lìa các ác,</I></P>

<P><I>Chẳng đọa địa ngục và súc sanh,</I></P>

<P><I>Hoa sen hóa sanh làm cha mẹ,</I></P>

<P><I>      Tâm tịnh mềm mại, không trần cấu,</I></P>

<P><I>      Ắt nghe vô thượng đại huệ minh,</I></P>

<P><I>      Tâm định như đất chẳng thể động,</I></P>

<P><I>      Hết thảy Phật xuất hiện trong đời,</I></P>

<P><I>      Vì nhằm an lạc các chúng sanh,</I></P>

<P><I>      Thân mỗi một vị, tuy khác miệng,</I></P>

<P><I>      Ngồi ngay ngắn trên tòa Kim Cang,</I></P>

<P><I>      Miệng phóng quang minh đủ năm màu,</I></P>

<P><I>      Lưỡi có hình như cánh hoa sen,</I></P>

<P><I>      Tán thán ca ngợi bậc Đại Bi,</I></P>

<P><I>      Đấng sư tử điều ngự các pháp,</I></P>

<P>      <I>Quán Thế Âm bảo vệ cõi đời,</I></P>

<P><I>      Nhất định tiêu tan các độc hại,</I></P>

<P><I>      Dẹp trừ sạch hết ba độc căn,</I></P>

<P><I>      Thành tựu Phật đạo chẳng còn ngờ,</I></P>

<P><I> </I></P>

<P>      Thiện nam tử, thiện nữ nhân được nghe danh tự tựa đề kinh này sẽ thường được thấy Phật, trọn đủ thiện căn, sanh về cõi Phật thanh tịnh.</P>

<P> </P>

<P>      <B>Nhận định</B>: Đây là Như Lai muốn cho con người hướng về, hâm mộ Tây Phương, nên rủ lòng ban truyền kinh tiếp dẫn này. Như trong kinh Bi Hoa, Phật Di Đà và đức Quán Âm thị hiện làm hạng độn căn nhằm cảnh tỉnh con người hãy cầu sanh Tịnh Độ, dụng ý giống hệt. Ấy là vì mười phương Như Lai đều cùng từ một biển diệu trang nghiêm, ngược dòng thoát ra, bất luận phô bày Bổn hay thị hiện Tích, hiện tịnh hay hiện trược, oai lực từ bi, công đức, thần thông, mỗi mỗi đều vô lượng, quyết chẳng có hơn hay kém. Như thế thì đối với tai nạn bệnh khổ của hết thảy chúng sanh, bất luận thuộc Sự hay Lý, tự chẳng có lẽ nào chỉ riêng đức Quán Âm mới có thể trị được, chứ Phật Thích Ca chẳng thể trị được! Nhưng trong lúc đức Phật và Văn Thù, Di Lặc, hai vạn vị đại Bồ Tát nhóm họp, chẳng trị bệnh cho người trong nước ấy, mà lại dạy họ hãy dốc lòng Thành nơi Tam Thánh, thiết tha thỉnh cầu Quán Âm. Ý nghĩa của việc dẫn dụ con người hâm mộ ưa thích Tịnh Độ, quy mạng Đại Sĩ là như thế nào vậy? Kinh này lấy "buộc tâm niệm Phật" làm Tông, lấy "hiện tiền được thấy Quán Thế Âm Bồ Tát và mười phương Phật" làm Thú[5]. Các pháp như Sổ Tức, quán nhân duyên v.v... đều là trợ hạnh của niệm Phật !</P>

<P>      (Nếu có kẻ nghi "nên lấy trì chú làm Tông" tức là chẳng biết trì chú hay trì danh nói chung đều quy về niệm Phật, mà trì danh càng thiết yếu hơn. Bởi lẽ, kẻ trì chú ắt phải kiêm trì danh, nhưng người trì danh chẳng cần phải kiêm trì chú. Hơn nữa, trong kinh nhiều lần nhắc tới chuyện <I>"xưng niệm chương cú sáu chữ"</I>, ngài Thiên Thai tuy giải thích là chú lực, nhưng cũng dùng kèm thêm thuyết "Phật, Pháp, Tăng, Quán Thế Âm" là sáu chữ. Vì thế, biết trì danh càng thiết yếu.</P>

<P>Hoặc lại có kẻ nghi kinh đặt nặng pháp Sổ Tức (đếm hơi thở) và quán nhân duyên, phải coi những pháp ấy là Tông, tức là chẳng biết Tông là nhân, còn Thú là quả. Nhân và quả ắt phải tương ứng, tướng trạng của sự chứng đắc nơi phép Sổ Tức chẳng qua là tâm nhãn sáng suốt, thấu tỏ, thấy được vật ở trong thân. Tướng trạng chứng đắc của phép quán nhân duyên chẳng qua là thấy mười hai nhân duyên và không Nhân, không Ngã, đều chẳng thể thấy Phật trong hiện tiền! Vì thế, [kinh này] lấy niệm Phật làm Tông).</P>

<P>Người học hãy nhất tâm niệm Phật, chẳng cần phải tham nhiều, chuộng rộng, phạm phải điều răn "chớ tạp tu". Nếu tập khí phiền não quá nặng, cầu tịnh tâm trong chốc lát chẳng được thì hãy chọn lựa một pháp để đối trị, làm tiền phương tiện cho nhất tâm bất loạn, cố nhiên không gì là chẳng được! Do chọn lựa kinh luận nên tôi chép lại mấy điều luận rõ về tướng trạng của kinh này ghép vào ngay sau đoạn này để giúp cho việc tu tập.</P>

<P> </P>

<P>      Năm môn Thiền còn gọi là Ngũ Đình Tâm Quán: Sổ Tức nhằm trị tán loạn, Nhân Duyên Quán nhằm đối trị ngu si, Bất Tịnh Quán trị dâm dục, Từ Tâm Quán trị sân khuể, Niệm Phật trị chung các bệnh, cho nên gọi là vua của các tam-muội.</P>

<P>      Sách Tiểu Chỉ Quán viết: <I>"Khi mới nhập Thiền, giữ cho thân yên ổn, tháo đai lưng, dùng chân trái đè lên chân phải, kéo sát gần thân, tay trái đặt trên tay phải, chồng khít lên nhau. Tiếp đó, giữ thân ngay ngắn khiến cho xương sống đừng cong, đừng ưỡn, mũi ngang với rốn, mặt giữ ngay ngắn, môi và răng tựa vào nhau, lưỡi hướng lên vòm họng, nhắm mắt để khỏi thấy ánh sáng bên ngoài. Tiếp đó, điều hòa hơi thở sao cho thở ra hít vào không nghe tiếng, như còn, như mất. Tưởng hơi thở ra vào không chướng ngại nơi trọn khắp lỗ chân lông trên thân. Khi tâm đã yên, nếu bị hôn ám thì chú tâm nơi chót mũi để trị hôn trầm. Nếu tâm chao động thì chú tâm nơi rốn để trị phập phều, tán loạn</I> (Niệm Phật thì dùng niệm lớn tiếng tụng rõ để trị hôn trầm, dùng từng chữ phân minh, từng tiếng tương ứng với tâm để trị phập phều, tán loạn, so với cách này càng tuyệt hơn).<I>Như thế thì sẽ có thể trừ được những tật cũ, có thể đạt được Định đạo".</I></P>

<P>      Nhân Duyên Quán có nghĩa là các pháp không có tự tánh, cũng chẳng từ cái khác sanh, chẳng cùng chung, nhưng chẳng phải là không có nhân. Vì thế nói là "vô sanh", chứ không phải chỉ nói riêng về mười hai nhân duyên. Tùy Tự Ý Tam Muội chép: <I>"Trước hết, quán hơi thở ra vào khắp thân, dần dần cảm thấy thân này: Da, thịt, gân, xương có những lỗ hổng trọn khắp, giống như cây chuối. Quán lâu sẽ càng thêm rỗng sáng giống như bọt nước, dần dần mỏng như bong bóng nước, dần dần mờ nhạt như hình bóng, cuối cùng giống hệt như hư không. Thân này ví như bóng mây, như mây trôi trên không, soi bóng trên mặt đất. Mây ví cho nghiệp đã qua, bóng ví cho thân hiện tại. Mây tan thì bóng chẳng còn, nghiệp tận thì thân cũng thế, thân vốn không có thể, vô sắc lẫn vô hình, nghiệp đã qua và bóng dáng của thân vốn sẵn thường vắng lặng".</I></P>

<P>     Bất Tịnh Quán thì như sách Tọa Thiền Tam Muội viết: "<I>Thoạt đầu quán tóc, lông, móng, răng, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, gan, phổi, tim, lá lách, thận, bao tử, ruột già, ruột non, phân, tiểu, mũi, rãi, mỡ, não, màng bọc, các thứ bất tịnh như thế. Kế đến quán tướng xanh bầm, phình trương, máu thịt hư nát, nước hôi chảy ròng ròng, giòi bọ đục khoét, coi sắc đẹp như cái túi da thối, sẽ tự chẳng tham đắm".</I></P>

<P>      Từ Tâm Quán là như sách [Tọa Thiền] Tam Muội nói: <I>"Hành giả thoạt đầu nghĩ tới các thứ cảnh vui như kẻ lạnh được áo, người nóng được mát, kẻ đói khát được ăn uống, kẻ nghèo hèn được phú quý v.v... Nguyện những người thân yêu đều đạt được [những sự vui sướng ấy], buộc tâm nơi lòng Từ, chẳng có ý niệm khác. Dần dần nghĩ đến mọi người, coi hết thảy mọi người đều như kẻ thân yêu, đều nguyện cho họ được vui sướng. Lại nghĩ đến những kẻ oán ghét, tuy họ với ta thù oán, há họ chẳng có điều lành khác đáng kể ư? Chẳng thể do một điều oán mà mất sạch những điều tốt lành khác! Lại nữa, trong đời quá khứ, có thể họ là người thân yêu của ta, chẳng thể kết oán với người thân! Lại nghĩ: Nhân từ có công đức khó lường, quả báo của sân độc đáng sợ, khiến cho vô lượng chúng sanh trong khắp thế giới đều được vui sướng thì tâm ta mới vui vẻ, đấy là Từ Tâm tam-muội".</I></P>

<P>      Nhân Duyên Quán và Bất Tịnh Quán trị chung ba độc tham - sân - si, như phẩm Thánh Hạnh trong kinh [Đại Bát] Niết Bàn đã dạy:</P>

<P><I>"Quán sát thân này từ đầu đến chân, tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, lá lách, thận, tim, phổi, gan, mật, ruột, bao tử, mạng mỡ, óc, màng bọc, tủy xương, mủ, máu, ai là ta?</I></P>

<P><I> Xương là Ngã ư? Xương như vậy là từ nhân duyên sanh, do bàn chân tựa vào xương cổ chân, do xương cổ chân tựa vào xương ống chân, xương ống chân chống vào đầu gối, đầu gối chống vào đùi, đùi chống vào xương chậu, xương chậu chống vào eo, eo tựa vào xương sống, xương sống đỡ xương sườn, xương sườn nâng xương cổ, xương cổ đỡ xương má, cho đến xương sọ. Lại do cổ đỡ xương bả vai, bả vai đỡ cánh tay, cánh tay đỡ cổ tay, cổ tay nối bàn tay, bàn tay đỡ ngón. Nếu hết thảy tất cả xương trên thân tách lìa thì [thân thể sẽ không còn tồn tại nữa, hành giả] sẽ đoạn được ba thứ ham muốn nơi hình mạo, tư thái, sự đụng chạm mềm mịn. Thân như vậy là do nhân duyên bất tịnh cùng nhau hòa hợp tạo thành, vì sao có thể ngồi, đứng dậy, đi, ở, co, duỗi, cúi, ngửa, nhìn, nháy, hít, thở, buồn khóc, vui cười. Trong ấy không có chủ, ai khiến cho nó như thế?</I></P>

<P><I>Hoặc Thức là Ngã ư? Lại quán Thức này, lần lượt sanh diệt giống như dòng nước chảy, cũng chẳng phải là Ngã. Hoặc hơi thở ra vào là Ngã ư? Lại quán hơi thở này, đúng là tánh của gió, tánh của đất chẳng phải là Ngã, tánh của gió, nước, lửa cũng chẳng phải là Ngã. Thân này hết thảy vô ngã, chỉ có gió tâm, nhân duyên hòa hợp mà thị hiện các thứ. Ví như do sức của thần chú mà biến hiện huyễn thuật, cũng như đàn Không Hầu<B>[6]</B> tùy ý vang ra tiếng thì sẽ ở nơi đâu mà sanh tham dục? Nếu bị nhục mạ thì lại ở nơi đâu mà sanh nóng giận? Ba mươi sáu vật trên thân này bất tịnh, hôi thối, từ chỗ nào mà có kẻ nhục mạ? Nếu người ta đến đánh thì cũng nên tư duy như vậy, chớ nên nổi giận. Quán như thế rồi sẽ trụ trong địa vị Kham Nhẫn"</I>.</P>

<P> </P>

<P><B>9. Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh</B> (lược trích)</P>

<P> </P>

<P>      Vy Đề Hy bạch Phật:</P>

<P>      - Chúng sanh đời vị lai nên quán Vô Lượng Thọ Phật và hai vị Bồ Tát như thế nào?</P>

<P>      Phật dạy:</P>

<P>      - Hãy nên tưởng hoa sen trên ao bảy báu. Trên mỗi một cánh hoa ấy tưởng có màu của trăm thứ báu, có tám vạn bốn ngàn đường gân giống như nét vẽ cõi trời, mỗi đường gân có tám vạn bốn ngàn ánh sáng. Cánh hoa nhỏ có kích thước là hai trăm năm mươi do-tuần. Hoa sen như vậy có đủ tám vạn bốn ngàn cánh, trong mỗi một cánh có trăm ức Ma Ni châu vương chiếu sáng ngời. Mỗi một viên Ma Ni châu phóng ra một ngàn tia quang minh. Ánh sáng ấy như cái lọng do bảy báu hợp thành phủ khắp mặt đất. Báu Thích Ca Tỳ Lăng Già dùng để làm đài, tám vạn báu Kim Cang Chân Thúc Ca và báu Phạm Ma Ni, lưới chân châu đẹp đẽ dùng để trang hoàng. Trên đài có bốn trụ tràng báu, như trăm ngàn vạn ức núi Tu Di. Trên tràng giăng lưới báu như cung trời Dạ Ma, có năm trăm ức bảo châu vi diệu chiếu sáng ngời. Mỗi một viên châu có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi một ánh sáng tỏa ra tám vạn bốn ngàn sắc vàng khác nhau. Mỗi một sắc vàng trọn khắp cõi báu, biến hóa khắp nơi, mỗi sắc vàng đều biến hiện hình tướng khác biệt, hoặc hiện thành đài Kim Cang, hoặc thành lưới chân châu, hoặc là mây gồm nhiều loại hoa để làm Phật sự trong mười phương.</P>

<P>Kế đó, hãy nên tưởng Phật, vì sao vậy? Chư Phật Như Lai là thân pháp giới, vào trong tâm tưởng của hết thảy chúng sanh. Vì vậy, khi tâm các ngươi tưởng Phật thì tâm ấy chính là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình, tâm ấy làm Phật thì tâm ấy là Phật. Biển Chánh Biến Tri của chư Phật từ tâm tưởng sanh. Vì thế, hãy nên một lòng hệ niệm, quán kỹ đức Phật ấy.</P>

<P>      A Nan nên biết! Thân của Vô Lượng Thọ Phật có màu như trăm ngàn vạn ức vàng Diêm Phù Đàn trong cõi trời Dạ Ma. Thân Phật cao sáu mươi vạn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần. Bạch hào giữa hai mày uyển chuyển cuộn theo chiều bên phải như năm quả núi Tu Di. Mắt Phật như nước bốn biển, xanh trắng phân minh. Các lỗ chân lông trên thân tỏa ra quang minh như núi Tu Di. Viên quang của đức Phật ấy như trăm ức tam thiên đại thiên thế giới. Trong viên quang có trăm vạn ức na-do-tha hằng hà sa hóa Phật. Mỗi một hóa Phật cũng có vô số hóa Bồ Tát rất đông để làm thị giả. Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi một tướng đều có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong mỗi một hảo, lại có tám vạn bốn ngàn quang minh. Mỗi một quang minh chiếu khắp chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới, nhiếp thủ chẳng bỏ. Quang minh, tướng hảo ấy và các vị hóa Phật chẳng thể nói trọn, chỉ nên ức tưởng, khiến cho tâm nhãn được thấy. Thấy sự ấy rồi liền thấy mười phương hết thảy chư Phật. Do thấy chư Phật nên gọi là Niệm Phật tam-muội. Quán như thế gọi là Quán Nhất Thiết Phật Thân. Do quán thân Phật mà cũng thấy được tâm Phật. Tâm Phật đại từ bi, dùng Vô Duyên Từ nhiếp các chúng sanh. Người quán như vậy bỏ thân, sanh sang đời khác, sẽ sanh ở trước Phật, đắc Vô Sanh Nhẫn. Vì thế, người trí hãy nên buộc lòng, quán kỹ Vô Lượng Thọ Phật.</P>

<P>Quán Vô Lượng Thọ Phật từ một tướng hảo để nhập quán, chỉ quán tướng bạch hào giữa hai mày cho thật rõ ràng. Thấy được tướng bạch hào giữa hai mày thì tám vạn bốn ngàn tướng hảo sẽ tự nhiên hiện. Thấy Vô Lượng Thọ Phật chính là thấy mười phương vô lượng chư Phật. Do được thấy vô lượng chư Phật nên chư Phật hiện tiền thọ ký.</P>

<P>Kế đó, lại nên quán Quán Thế Âm Bồ Tát. Vị Bồ Tát này thân cao tám mươi vạn ức na-do-tha do-tuần, thân màu vàng tía, đỉnh đầu có nhục kế, cổ có viên quang, mỗi phía đều tỏa rộng đến trăm ngàn do-tuần. Trong viên quang ấy có năm trăm hóa Phật giống như Thích Ca Mâu Ni Phật. Mỗi một hóa Phật có năm trăm hóa Bồ Tát, vô lượng chư thiên để làm thị giả. Trong ánh sáng tỏa khắp quanh thân, chúng sanh trong năm đường, hết thảy sắc tướng đều hiện trong ấy. Trên đỉnh đầu dùng báu Tỳ Lăng Già Ma Ni để làm mão trời, trong mão trời có một vị hóa Phật đứng, cao hai mươi lăm do-tuần.</P>

<P>Quán Thế Âm Bồ Tát sắc mặt như vàng Diêm Phù Đàn, tướng bạch hào giữa hai mày có đủ màu của bảy thứ báu, tỏa ra tám vạn bốn ngàn thứ quang minh. Mỗi một quang minh có vô lượng vô số trăm ngàn hóa Phật. Mỗi một hóa Phật có vô số hóa Bồ Tát làm thị giả, biến hiện tự tại đầy khắp mười phương thế giới. Tay Bồ Tát có màu như hoa sen hồng, có tám mươi ức quang minh vi diệu dùng làm chuỗi ngọc. Trong những chuỗi ngọc ấy, hiện khắp hết thảy các sự trang nghiêm. Lòng bàn tay có màu của năm trăm ức hoa sen nhiều màu. Mười đầu ngón tay, mỗi một đầu ngón có tám vạn bốn ngàn đường vân giống như nét ấn. Mỗi một vạch có tám vạn bốn ngàn màu. Mỗi một màu có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy mềm mại, chiếu khắp hết thảy. Bồ Tát dùng tay báu ấy để tiếp dẫn chúng sanh.</P>

<P>Khi Ngài giở chân lên, dưới chân có tướng bánh xe ngàn căm, tự nhiên hóa thành năm trăm ức đài quang minh. Khi đặt chân xuống, có hoa Kim Cang Ma Ni rải rắc hết thảy, không đâu chẳng trọn khắp. Nơi những thân tướng khác, các thứ hảo trọn đủ giống như Phật chẳng khác biệt, chỉ có nhục kế trên đỉnh đầu và Vô Kiến Đảnh Tướng là chẳng bằng Phật. Người quán như vậy chẳng gặp các họa, tịnh trừ nghiệp chướng, trừ tội trong vô số kiếp sanh tử. Vị Bồ Tát như vậy chỉ nghe tên Ngài đã được vô lượng phước, huống hồ quán kỹ! Nếu muốn quán tưởng, trước hết hãy quán nhục kế, rồi quán mão trời, những tướng khác cũng theo thứ tự mà quán.</P>

<P>      Kế đó, quán Đại Thế Chí Bồ Tát. Vị Bồ Tát thân lượng lớn nhỏ cũng như Quán Thế Âm, viên quang mỗi phía rộng một trăm hai mươi lăm do-tuần, chiếu xa hai trăm năm mươi do-tuần, quang minh khắp thân chiếu thấu các cõi trong mười phương, [các cõi ấy đều hóa] thành màu vàng tía, chúng sanh hữu duyên thảy đều được thấy. Chỉ thấy được ánh sáng nơi một lỗ chân lông của vị Bồ Tát thì sẽ liền thấy quang minh tịnh diệu của mười phương vô lượng chư Phật. Vì thế, vị Bồ Tát này tên là Vô Biên Quang. Ngài dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp hết thảy, khiến cho lìa tam đồ, đắc vô thượng lực. Vì thế, vị Bồ Tát này có hiệu là Đại Thế Chí. Mão trời của vị Bồ Tát này có năm trăm hoa báu; mỗi một hoa báu có năm trăm đài báu. Trong mỗi một đài, tướng cõi nước tịnh diệu rộng lớn của mười phương chư Phật đều hiện trong ấy. Nhục kế trên đỉnh giống như hoa Bát-đầu-ma[7]. Trên nhục kế có một bình báu chứa đầy quang minh, hiện khắp các Phật sự. Những tướng khác nơi thân giống hệt như Quán Thế Âm chẳng khác gì.</P>

<P>Khi vị Bồ Tát này đi, mười phương thế giới hết thảy chấn động. Trong lúc cõi đất lay động, có năm trăm ức hoa báu, mỗi một hoa báu trang nghiêm cao rộng rõ ràng như thế giới Cực Lạc. Khi vị Bồ Tát này ngồi, các cõi nước bảy báu cùng lúc lay động từ cõi Kim Quang Phật ở phương dưới cho đến cõi Quang Minh Vương Phật ở phương trên. Trong khoảng ấy, vô lượng vi trần số phân thân của Vô Lượng Thọ Phật, phân thân của Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đều vân tập về cõi nước Cực Lạc, đầy nghẹt không trung, ngồi trên tòa hoa sen, diễn nói diệu pháp độ chúng sanh khổ.</P>

<P>Người quán như thế sẽ trừ tội trong vô số kiếp A Tăng Kỳ sanh tử, chẳng ở trong thai bào, thường dạo nơi các cõi nước tịnh diệu của chư Phật. Nếu ai chí tâm, muốn sanh về Tây Phương thì trước hết hãy quán tượng Vô Lượng Thọ Phật cao một trượng sáu đứng trên mặt nước ao. Như đã nói trong phần trên, thân lượng [của A Di Đà Phật] vô biên, tâm lực của phàm phu chẳng thể quán được. Nhưng do sức túc nguyện của đức Như Lai ấy, hễ có ai nhớ tưởng ắt sẽ được thành tựu. Chỉ tưởng Phật tượng sẽ được vô lượng phước, huống hồ lại quán thân tướng đầy đủ của Phật. A Di Đà Phật thần thông như ý, trong mười phương cõi biến hiện tự tại. Hoặc hiện thân lớn đầy chật hư không, hoặc hiện thân nhỏ một trượng sáu, tám thước. Những thân hình được hiện đều là sắc vàng ròng. Hóa Phật trong viên quang và các hoa sen báu như trong phần trên đã nói. Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát hết thảy chỗ nơi thân giống hệt nhau, chúng sanh chỉ quán tướng nơi đầu sẽ biết là Quán Thế Âm hoặc biết là Đại Thế Chí. Hai vị Bồ Tát này giúp A Di Đà Phật giáo hóa khắp hết thảy.</P>

<P>      Thượng Phẩm Thượng Sanh là nếu có chúng sanh nguyện sanh về cõi ấy, phát ba thứ tâm, liền được vãng sanh: Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm, ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Người đầy đủ ba tâm này ắt sanh về cõi ấy. Lại có ba loại chúng sanh sẽ được vãng sanh. Một là từ tâm không giết, đủ các giới hạnh; hai là đọc tụng kinh điển Đại Thừa Phương Đẳng, ba là tu hành sáu niệm[8], hồi hướng, phát nguyện, nguyện sanh về cõi ấy. Đủ các công đức này từ một ngày cho đến bảy ngày thì liền được vãng sanh. Khi sanh về cõi ấy, do người này tinh tấn, dũng mãnh, A Di Đà Như Lai và Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, vô số hóa Phật, trăm ngàn tỳ-kheo, Thanh Văn đại chúng, vô lượng chư thiên, cung điện bảy báu. Quán Thế Âm Bồ Tát cầm đài Kim Cang cùng Đại Thế Chí Bồ Tát đến trước hành giả. A Di Đà Phật phóng đại quang minh, chiếu vào thân hành giả, và các vị Bồ Tát đều đưa tay nghênh tiếp. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí và vô số Bồ Tát khen ngợi hành giả, khuyến tấn tâm người ấy. Hành giả thấy rồi, hoan hỷ, hớn hở, tự thấy thân mình ngồi trên đài Kim Cang, theo sau đức Phật như trong khoảng khảy ngón tay sanh về cõi kia. Sanh về cõi kia rồi, thấy sắc thân của Phật, các tướng trọn đủ, thấy các Bồ Tát sắc tướng trọn đủ, quang minh, rừng báu, diễn nói diệu pháp. Nghe rồi liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn, trong khoảnh khắc, phụng sự khắp chư Phật, trong trọn khắp mười phương, ở trước chư Phật lần lượt được thọ ký, trở về nước mình, đắc vô lượng trăm ngàn môn đà-la-ni.</P>

<P>      Người Thượng Phẩm Trung Sanh khéo hiểu nghĩa thú, chẳng cần thọ trì, đọc tụng kinh điển Phương Đẳng, đối với Đệ Nhất Nghĩa, tâm chẳng kinh sợ, tin sâu nhân quả[9], chẳng báng Đại Thừa. Dùng công đức ấy hồi hướng nguyện cầu sanh về cõi Cực Lạc. Người hành hạnh này lúc lâm chung, A Di Đà Phật và Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, vô lượng đại chúng, quyến thuộc vây quanh, cầm đài tử kim (vàng tía) đến trước hành giả, khen rằng: "Pháp tử! Ngươi hành Đại Thừa, hiểu Đệ Nhất Nghĩa. Vì thế, nay ta đến đón ngươi", Ngài cùng với một ngàn vị hóa Phật, cùng lúc xòe tay [tiếp dẫn]. Hành giả tự thấy ngồi trên đài tử kim, chắp tay, khen ngợi chư Phật, như trong khoảng một niệm liền sanh trong ao bảy báu nơi cõi kia. Đài tử kim ấy như hoa sen to, qua một đêm mới nở. Hành giả thân có màu như vàng tía được trau giồi, dưới chân có hoa bảy báu, Phật và Bồ Tát đều cùng lúc phóng quang chiếu vào thân hành giả, mắt [người ấy] liền được mở sáng. Do những điều tu tập từ trước, nghe khắp các âm thanh thuần nói về Đệ Nhất Nghĩa Đế rất sâu, liền từ đài vàng bước xuống, lễ Phật, chắp tay, khen ngợi Thế Tôn. Sau bảy ngày, ngay lập tức liền được đắc Bất Thoái Chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Ngay lập tức liền có thể bay đi, đến khắp mười phương, phụng sự khắp chư Phật. Ở chỗ chư Phật, tu các tam-muội, trải qua một tiểu kiếp đắc Vô Sanh Nhẫn, hiện tiền thọ ký.</P>

<P>      Người Thượng Phẩm Hạ Sanh cũng tin nhân quả, chẳng báng Đại Thừa, nhưng chỉ phát vô thượng đạo tâm, dùng công đức ấy hồi hướng nguyện cầu sanh về cõi Cực Lạc. Khi hành giả lâm chung, A Di Đà Phật và Quán Thế Âm, Đại Thế Chí cùng với các vị Bồ Tát cầm hoa sen vàng, hóa ra năm trăm vị Phật, đến đón người ấy. Năm trăm vị hóa Phật cùng lúc đưa tay nghênh đón, khen rằng: "Pháp tử! Ngươi nay thanh tịnh phát vô thượng đạo tâm, ta đến đón ngươi". Khi thấy việc này, người ấy liền thấy thân mình ngồi trên hoa sen vàng. Ngồi xong, hoa khép lại, theo sau Thế Tôn, liền được sanh vào ao bảy báu. Qua một ngày một đêm, hoa sen mới nở. Trong vòng bảy ngày, bèn được thấy Phật. Tuy thấy thân Phật, nhưng tâm chẳng hiểu rõ các tướng hảo. Sau hai mươi mốt ngày mới thấy rõ ràng, nghe các âm thanh đều diễn diệu pháp, trải khắp mười phương, cúng dường chư Phật. Ở trước chư Phật nghe pháp rất sâu. Trải qua ba tiểu kiếp đắc bách pháp minh môn[10], trụ Hoan Hỷ Địa.</P>

<P>      Hạng Trung Phẩm Thượng Sanh là nếu có chúng sanh thọ trì Ngũ Giới, trì Bát Giới Trai (Bát Quan Trai Giới), tu hành các giới, chẳng tạo Ngũ Nghịch, không có các lầm lỗi. Đem thiện căn ấy hồi hướng nguyện cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Khi lâm chung, A Di Đà Phật và các tỳ-kheo quyến thuộc vây quanh, phóng ánh sáng sắc vàng, đến chỗ người ấy, diễn thuyết Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, khen ngợi xuất gia được lìa các khổ. Hành giả thấy rồi, tâm hết sức hoan hỷ, tự thấy thân mình ngồi đài hoa sen, quỳ dài[11] chắp tay, lễ Phật. Trong khi chưa ngẩng đầu lên, liền được sanh về thế giới Cực Lạc. Hoa sen liền nở. Trong khi hoa nở, nghe các thứ âm thanh khen ngợi Tứ Đế, ngay lập tức liền đắc đạo A La Hán, Tam Minh, Lục Thông, đủ tám giải thoát.</P>

<P>      Trung Phẩm Trung Sanh là nếu có chúng sanh trong một ngày một đêm, trì tám trai giới, hoặc một ngày một đêm giữ giới Sa Di[12], hoặc một ngày một đêm giữ Cụ Túc Giới[13], oai nghi không thiếu. Dùng công đức ấy hồi hướng phát nguyện cầu sanh về cõi Cực Lạc, giới hương huân tu. Hành giả như thế lúc lâm chung, thấy A Di Đà Phật và các quyến thuộc phóng ánh sáng sắc vàng, cầm hoa sen bảy báu, đến trước hành giả. Hành giả tự nghe trên hư không có tiếng khen ngợi: "Thiện nam tử! Như ngươi là người lành, do tùy thuận lời dạy của tam thế chư Phật nên ta đến đón ngươi". Hành giả thấy ngồi trên hoa sen, hoa sen liền khép lại, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới ở trong ao báu. Sau bảy ngày hoa mới nở. Hoa đã nở rồi, mở mắt, chắp tay, khen ngợi Thế Tôn, nghe pháp hoan hỷ, đắc Tu Đà Hoàn. Nửa kiếp sau thành A La Hán.</P>

<P>      Trung Phẩm Hạ Sanh là nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân hiếu dưỡng cha mẹ, hành hạnh nhân từ của thế gian. Người ấy khi lâm chung gặp thiện tri thức vì người ấy rộng nói những sự vui trong cõi A Di Đà Phật, cũng nói bốn mươi tám nguyện của tỳ-kheo Pháp Tạng. Nghe chuyện ấy xong liền mạng chung, ví như trong khoảng tráng sĩ co duỗi cánh tay, liền sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Sau bảy ngày gặp Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, nghe pháp hoan hỷ, đắc Tu Đà Hoàn. Qua một tiểu kiếp thành A La Hán.</P>

<P>      Hạ Phẩm Thượng Sanh là nếu có chúng sanh làm các nghiệp ác, tuy chẳng phỉ báng kinh điển Phương Đẳng, nhưng người ngu như thế tạo nhiều pháp ác, chẳng hề hổ thẹn. Lúc lâm chung, gặp thiện tri thức, vì người ấy nói danh hiệu tựa đề của mười hai bộ kinh Đại Thừa. Do nghe danh hiệu các kinh như thế, trừ khử ác nghiệp cực nặng trong ngàn kiếp. Bậc trí lại dạy người ấy chắp tay, xưng "Nam Mô A Di Đà Phật". Do xưng danh hiệu Phật, trừ tội trong năm mươi ức kiếp sanh tử. Lúc bấy giờ, đức Phật ấy liền sai hóa Phật, hóa Quán Thế Âm, hóa Đại Thế Chí, đến trước hành giả, khen rằng: "Này thiện nam tử! Do ngươi xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến đón ngươi". Nói lời ấy xong, hành giả liền thấy quang minh của hóa Phật trọn khắp trong phòng. Thấy xong hoan hỷ liền mạng chung, cưỡi hoa sen báu, theo sau hóa Phật, sanh trong ao báu. Trải qua bốn mươi chín ngày, hoa sen bèn nở. Trong khi hoa nở, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh, ở trước người ấy, vì họ nói mười hai bộ kinh rất sâu. Nghe xong tin hiểu, phát vô thượng đạo tâm. Sau mười tiểu kiếp, trọn đủ bách pháp minh môn, được nhập Sơ Địa.</P>

<P>      Hạ Phẩm Trung Sanh là nếu chúng sanh hủy phạm Ngũ Giới, Bát Giới và Cụ Túc Giới. Kẻ ngu như thế trộm vật Tăng Kỳ[14], ăn cắp vật của hiện tiền tăng, thuyết pháp bất tịnh, chẳng hề hổ thẹn, dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Tội nhân như thế do vì ác nghiệp đáng đọa địa ngục. Lúc mạng sắp hết, các thứ lửa địa ngục cùng lúc hiện đến, gặp thiện tri thức do lòng đại từ bi vì kẻ ấy khen nói thập lực oai đức của A Di Đà Phật, khen ngợi rộng rãi quang minh, thần lực của đức Phật ấy, cũng như khen ngợi Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Người ấy nghe xong, trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Lửa mạnh địa ngục hóa thành gió nhẹ mát rượi, thổi các hoa trời, trên mỗi hoa đều có hóa Phật, hóa Bồ Tát đón tiếp người ấy. Như trong khoảng một niệm, liền được sanh vào trong ao bảy báu, ở trong hoa sen trải qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí dùng tiếng Phạm âm an ủi người ấy, vì người ấy nói kinh điển Đại Thừa rất sâu. Nghe pháp ấy xong, ngay lập tức liền phát vô thượng đạo tâm.</P>

<P>      Hạ Phẩm Hạ Sanh là nếu có chúng sanh chẳng làm thiện nghiệp, [mà tạo] Ngũ Nghịch, Thập Ác, trọn đủ các điều bất thiện. Kẻ ngu như thế do ác nghiệp nên đáng đọa vào ác đạo trải qua nhiều kiếp, chịu khổ vô cùng. Người ngu như thế tới lúc lâm chung gặp thiện tri thức an ủi nhiều cách, vì kẻ ấy nói diệu pháp, dạy kẻ ấy niệm Phật[15]. Kẻ ấy bị sự khổ bức bách, chẳng thể niệm Phật, thiện hữu bảo rằng: "Nếu ngươi chẳng thể yên định niệm đức Phật ấy thì hãy nên xưng danh Vô Lượng Thọ Phật. Chí tâm như thế khiến cho tiếng niệm chẳng dứt, đầy đủ mười niệm xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, trong mỗi một niệm, trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Khi mạng chung, thấy hoa sen vàng giống như vầng mặt trời, ở trước người ấy. Như trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh thế giới Cực Lạc. Ở trong hoa sen, đủ mười hai đại kiếp, hoa sen mới nở. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí dùng âm thanh đại bi, vì kẻ ấy rộng nói Thật Tướng của các pháp và cách trừ diệt tội. Nghe xong hoan hỷ, ngay lập tức phát tâm Bồ Đề. Thiện nam tử, thiện nữ nhân chỉ nghe danh hiệu Phật và danh hiệu hai vị Bồ Tát liền trừ tội trong vô lượng kiếp sanh tử, huống là ức niệm! Nếu là người niệm Phật thì Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là bạn thù thắng, sẽ ngồi nơi đạo tràng, sanh trong nhà chư Phật.</P>

<P> </P>

<P>      <B>Nhận định</B>: Quán Âm Đại Sĩ phân thân trong các cõi số nhiều như vi trần, tầm thanh cứu khổ. Tuy mỗi loài mong cầu khác nhau, nhưng Ngàì đều khiến cho được mãn nguyện; quả thật chỉ muốn làm cho hết thảy chúng sanh đắc đại Niết Bàn, viên thành Phật đạo mà thôi! Nhưng do chúng sanh căn khí bất nhất, chẳng thể khế hợp trực tiếp điều Ngài mong mỏi nên chẳng thể không dùng Dục để lôi kéo họ trước, rồi mới khiến cho họ nhập Phật trí. Vãng sanh Tây Phương chính là con đường trọng yếu thẳng chóng để đắc đại Niết Bàn. Vì thế, Ngài phù tá Phật Di Đà tiếp dẫn chúng sanh, khiến cho thượng thánh hạ phàm đều cùng trong đời này thoát cõi Sa Bà đây, sanh sang cõi Cực Lạc kia nhằm thỏa bổn nguyện độ sanh. Nay sao kinh hòng dẫn chứng, riêng phần Cửu Phẩm trong Quán Kinh là sao lục cặn kẽ nhất để mong cho hết thảy những người cùng hàng hiểu cặn kẽ oai đức, thần lực của Tam Thánh, nhân hiện tại và quả mai sau của chín phẩm [vãng sanh], hòng phát tâm vô thượng, tạo chí hướng vãng sanh mạnh mẽ, hăm hở. Biết như thế thì sẽ an ủi được tấm lòng đau đáu đại bi cứu khổ triệt để của Đại Sĩ, mà cũng chẳng phụ thiên chân Phật tánh vốn sẵn có ở ngay trong tâm của chúng ta.</P>

<P> </P>

<P><B>10. Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh</B> (lược trích)</P>

<P> </P>

<P>      Một thời, đức Phật ngự tại núi Bổ Đà Lạc Ca, trong đạo tràng Bảo Trang Nghiêm nơi cung điện của Quán Thế Âm cùng với vô ương số[16] Bồ Tát, vô lượng đại Thanh Văn, vô lượng thiên, long bát bộ thần v.v... đều đến nhóm họp. Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát ngầm phóng quang minh thần thông, chiếu sáng rực mười phương cõi nước đều biến thành sắc vàng. Ánh sáng của mặt trời và mặt trăng đều chẳng hiện. Tổng Trì Vương Bồ Tát thấy vậy, ngạc nhiên cho là điều chưa từng có, hỏi Phật:</P>

<P>- Tướng thần thông như thế là do ai phóng ra?</P>

<P>Phật dạy:</P>

<P>- Nay trong hội này có Bồ Tát tên là Quán Thế Âm Tự Tại, từ vô lượng kiếp đến nay, thành tựu đại từ đại bi, khéo có thể tu tập vô lượng môn đà-la-ni, vì muốn an lạc các chúng sanh nên ngầm hiện sức đại thần thông như thế.</P>

<P>Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:</P>

<P>- Con có Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú, nay con muốn nói. Do vì làm cho các chúng sanh được an lạc, vì được thọ mạng, vì được giàu có, dư dật, vì trừ diệt hết thảy ác nghiệp tội nặng, vì tăng trưởng các công đức của hết thảy bạch pháp, vì mau có thể trọn đủ hết thảy các thứ mong cầu. Kính xin Thế Tôn xót thương cho phép.</P>

<P>Phật nói:</P>

<P>- Ông đại từ bi an lạc chúng sanh, muốn nói thần chú, Như Lai tùy hỷ.</P>

<P>Quán Thế Âm nói:</P>

<P>- Con nhớ vô lượng ức kiếp trong quá khứ có Phật hiệu là Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai. Đức Phật ấy thương con và hết thảy chúng sanh, nói Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, dùng cánh tay sắc vàng xoa đỉnh đầu con bảo: "Ông nên trì tâm chú này, vì khắp hết thảy chúng sanh đời ác trong tương lai mà tạo đại lợi lạc". Con trong khi ấy chỉ mới trụ Sơ Địa, do vừa nghe chú này bèn vượt lên Đệ Bát Địa, liền phát thệ rằng: "Nếu trong tương lai con có thể tạo lợi ích an lạc cho hết thảy chúng sanh thì khiến cho thân con trọn đủ ngàn mắt, ngàn tay". Nguyện như thế xong, ngay lập tức trọn đủ. Ngàn vị Phật trong mười phương đều phóng quang minh, chiếu chạm thân con và mười phương vô biên thế giới. Kẻ nào muốn tụng trì thì phải khởi tâm từ bi đối với chúng sanh, trước hết hãy nên phát nguyện theo con:</P>

<P> </P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con mau biết hết thảy pháp,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con sớm được mắt trí huệ,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con mau độ hết thảy chúng,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con sớm đắc thiện phương tiện,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con mau ngồi thuyền Bát Nhã,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con sớm vượt được biển khổ,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con sớm đắc Giới Định đạo,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con sớm lên núi Niết Bàn,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con sớm về nhà vô vi,</I></P>

<P><I>Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,</I></P>

<P><I>Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh,</I></P>

<P><I>Nếu con hướng núi đao,</I></P>

<P><I>Núi đao tự gãy sụp,</I></P>

<P><I>Nếu con hướng vạc lửa,</I></P>

<P><I>Vạc lửa tự tiêu diệt,</I></P>

<P><I>Nếu con hướng địa ngục,</I></P>

<P><I>Địa ngục tự khô cạn,</I></P>

<P><I>Nếu con hướng ngạ quỷ,</I></P>

<P><I>Ngạ quỷ tự no đủ,</I></P>

<P><I>Nếu con hướng Tu La,</I></P>

<P><I>Ác tâm tự điều phục,</I></P>

<P><I>Nếu con hướng súc sanh,</I></P>

<P><I>Tự đắc đại trí huệ,</I></P>

<P><I> </I></P>

<P>Phát nguyện ấy xong, chí tâm xưng niệm danh hiệu của con, cũng nên chuyên niệm Bổn Sư của con là A Di Đà Như Lai, rồi mới tụng chú. Một đêm tụng đủ bảy biến sẽ trừ được trọng tội trong trăm ngàn vạn ức kiếp sanh tử nơi thân. Nếu các trời người tụng trì chương cú Đại Bi thì khi lâm chung, mười phương chư Phật đều đến đưa tay [tiếp dẫn], muốn sanh cõi Phật như thế nào sẽ đều tùy theo lòng mong mà được vãng sanh. Kẻ tụng trì thần chú Đại Bi mà đọa trong ba ác đạo thì con thề chẳng thành Chánh Giác. Ai tụng trì thần chú Đại Bi mà chẳng sanh về các cõi nước Phật thì con thề chẳng thành Chánh Giác. Ai tụng trì thần chú Đại Bi mà trong đời này hết thảy điều mong cầu chẳng được toại nguyện thì chẳng được gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni. Chỉ trừ chẳng lành, trừ chẳng chí thành, hết thảy Thập Ác, Ngũ Nghịch, báng người, báng pháp, phá giới, phá trai, phá tháp, hoại chùa, trộm Tăng Kỳ vật, ô uế phạm hạnh thanh tịnh, hết thảy ác nghiệp tội nặng như thế đều trừ sạch, chỉ trừ một chuyện: Sanh lòng nghi đối với chú này.</P>

<P>Lại nữa, người tụng Đại Bi Tâm Chú được mười lăm thứ sanh tốt lành, chẳng hứng chịu mười lăm thứ chết xấu ác. Một là chẳng bị chết vì đói khát, khốn khổ; hai là chẳng bị chết vì gông xiềng, đánh đập; ba là chẳng bị chết vì oán gia, cừu thù; bốn là chẳng bị chết trong trận mạc; năm là chẳng bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại; sáu chẳng chết vì bị rắn độc, bọ cạp cắn; bảy là chẳng chết vì nước chìm, lửa đốt; tám là chẳng chết vì trúng thuốc độc; chín là chẳng bị cổ độc hại chết; mười là chẳng bị cuồng loạn, mất trí mà chết; mười một là chẳng bị chết vì rơi té nơi rừng núi, vách đá; mười hai là chẳng chết vì kẻ ác, ma mị; mười ba là chẳng chết vì tà thần ác quỷ thừa dịp làm hại; mười bốn là chẳng bị chết vì bệnh ngặt dây dưa; mười lăm là chẳng chết vì tự hại trái phận.</P>

<P>[Mười lăm thứ sanh tốt lành]: Một là nơi chỗ sanh về, thường gặp vua tốt lành; hai là thường sanh nơi nước tốt lành; ba là thường gặp thời tốt lành; bốn là thường gặp bạn lành; năm là thân căn thường được đầy đủ; sáu là đạo tâm thuần thục; bảy là chẳng phạm giới cấm; tám là tất cả quyến thuộc ân nghĩa, hòa thuận; chín là tài sản dồi dào; mười là thường được người khác cung kính, nâng đỡ; mười một là tất cả của cải không bị kẻ khác cướp đoạt; mười hai là những điều mong muốn đều được toại ý; mười ba là long, thiên, thiện thần thường luôn ủng hộ, bảo vệ; mười bốn là sanh vào nơi được thấy Phật, nghe pháp; mười lăm là nghe chánh pháp, ngộ ý nghĩa sâu. Hết thảy trời, người hãy nên thường tụng trì, đừng sanh biếng nhác.     </P>

<P>Quán Thế Âm Bồ Tát nói lời ấy xong liền nói Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đại Đà La Ni Thần Diệu Chương Cú như thế này:</P>

<P><I>Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ Đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đá bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đá sa mế. Tát bà a tha đậu thâu bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà tát đa na ma bà già. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha: Án, a bà lô hê. Lô ca đế. Ca lô đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà, tát bà. Ma ra, ma ra, ma hê, ma hê, rị đà dựng. Câu lô, câu lô, yết mông. Độ lô, độ lô, phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra, đà ra, địa rị ni. Thất Phật ra da. Giá ra, giá ra. Ma ma</I> (đến chỗ này xưng tên người thọ trì) <I>phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê, y hê. Thất na, thất na. A ra sâm phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô, hô lô, ma ra. Hô lô, hô lô, hê rị. Sa ra, sa ra. Tất rị, tất rị. Tô rô, tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắt ni na. Ba dạ ma na. Sa bà ha. Tất đà dạ. Sa bà ha. Ma ha tất đà dạ. Sa bà ha. Tất đà dụ nghệ, thất bàn ra da. Sa bà ha. Na ra cẩn trì. Sa bà ha. Ma ra na ra. Sa bà ha. Tất ra tăng a mục kiếp<B>[17]</B> da. Sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ. Sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ. Sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ. Sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn già ra da. Sa bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ. Sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ. Sa bà ha. Án, tất điện đô. Mạn đá ra. Bạt đà dạ. Sa bà ha.</I></P>

<P><I> </I></P>

<P>Nói chú này xong, đại địa sáu lượt chấn động, trời mưa hoa báu. Mười phương chư Phật đều cùng hoan hỷ, thiên ma ngoại đạo hoảng sợ lông dựng cả lên. Hết thảy đại chúng trong hội đều được chứng quả, hoặc đắc Tứ Quả cho đến Thập Địa. Vô lượng chúng sanh phát Bồ Đề tâm. Đại Phạm thiên vương bạch cùng Bồ Tát rằng:</P>

<P>- Kính mong Đại Sĩ vì con nói hình mạo, tướng trạng của đà-la-ni này.</P>

<P>Quán Thế Âm Bồ Tát nói:</P>

<P>- Tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm vô vi, tâm không nhiễm đắm, tâm không quán, tâm cung kính, tâm khiêm hạ, tâm vô tạp loạn, tâm không kiến thủ, tâm vô thượng Bồ Đề là [hình mạo, tướng trạng của đà-la-ni này]. Ông hãy nên y theo đây để tu hành. Đà-la-ni này do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật trong quá khứ nói ra, nhằm làm cho những người tu hành Lục Độ mau được trọn đủ, nhằm làm cho người chưa phát tâm Bồ Đề sẽ mau phát, nhằm làm cho hàng Bồ Tát chưa đạt đến Sơ Trụ sẽ mau đạt được. Lại làm cho họ đạt được Phật địa, tự nhiên thành tựu ba mươi hai tướng, tám mươi thứ tùy hình hảo, có thể làm cho nước trong bốn đại hải trào dâng, có thể làm cho núi Tu Di, núi Thiết Vy nát như vi trần. Nếu các trời, người trì tụng đà-la-ni này mà tắm gội trong sông ngòi, biển cả, những chúng sanh trong ấy được dính nước tắm từ nơi thân người ấy thì hết thảy ác nghiệp trọng tội đều tiêu diệt, liền được chuyển sanh vào Tịnh Độ nơi phương khác, liên hoa hóa sanh, chẳng nhận lãnh thân sanh từ bào thai hoặc thân thấp sanh, noãn sanh; huống hồ người thọ trì, đọc tụng. Nếu người tụng trì đi trên đường sá, khi gió lớn thổi tới, lùa qua lông, tóc, y phục trên thân người ấy rồi phớt qua những loài chúng sanh thì hết thảy trọng chướng ác nghiệp của những kẻ được cơn gió thừa thổi chạm vào thân sẽ đều cùng diệt sạch, chẳng còn phải hứng chịu quả báo trong ba đường ác, thường sanh trước Phật.</P>

<P>Hãy nên biết: Quả báo, phước đức của người thọ trì chẳng thể nghĩ bàn, trời, rồng, quỷ thần đều dấy lòng cung kính người ấy, tôn trọng như Phật. Hãy nên biết người ấy là Phật thân tạng vì được chín mươi chín ức hằng hà sa Phật yêu mến, là quang minh tạng vì được quang minh của hết thảy Như Lai chiếu tới, là từ bi tạng vì thường dùng đà-la-ni cứu chúng sanh, là diệu pháp tạng vì nhiếp khắp hết thảy các môn đà-la-ni, là thiền định tạng vì trăm ngàn tam-muội thường hiện tiền, là hư không tạng vì thường dùng Không Huệ để quán chúng sanh, là vô úy tạng vì long, thiên, thiện thần thường hộ trì, là diệu ngữ tạng vì tiếng đà-la-ni nơi miệng chẳng đoạn tuyệt, là thường trụ tạng vì tam tai ác nghiệp chẳng thể hoại, là giải thoát tạng vì thiên ma ngoại đạo chẳng thể níu giữ, là dược vương tạng vì thường dùng đà-la-ni trị bệnh cho chúng sanh, là thần thông tạng vì dạo chơi các cõi Phật, đắc tự tại. Nếu ai có thể vì các chúng sanh dẹp trừ khổ nạn, đúng pháp tụng trì, thì nên biết người ấy chính là người đầy đủ đại bi, chẳng bao lâu sẽ thành Phật, sẽ chứng Tứ Sa Môn Quả ngay trong đời này. Bậc lợi căn có huệ quán thì quả vị Thập Địa quyết sẽ đạt được, chẳng khó; huống hồ những phước báo nhỏ nhặt trong thế gian ư? Tất cả những mong cầu không gì chẳng được toại nguyện.</P>

<P>Phật bảo A Nan:</P>

<P>- Thần chú như thế có tên là Quảng Đại Viên Mãn, một tên khác là Vô Ngại Đại Bi, tên khác nữa là Cứu Khổ Đà La Ni, tên nữa là Diên Thọ Đà La Ni, tên nữa là Diệt Ác Thú Đà La Ni, tên nữa là Phá Ác Nghiệp Chướng Đà La Ni, tên nữa là Mãn Nguyện Đà La Ni, tên nữa là Tùy Tâm Tự Tại Đà La Ni, tên nữa là Tốc Siêu Thượng Địa Đà La Ni.</P>

<P>A Nan thưa:</P>

<P>- Vị Bồ Tát này có danh hiệu như thế nào mà có thể khéo tuyên thuyết đà-la-ni như vậy?</P>

<P>Phật nói:</P>

<P>- Vị Bồ Tát này tên là Quán Thế Âm Tự Tại, cũng tên là Niêm Sách, còn có tên là Thiên Quang Nhãn. Vị Bồ Tát này sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn, từ vô lượng kiếp trong quá khứ đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, do đại bi nguyện lực vì muốn phát khởi hết thảy Bồ Tát, an lạc thành thục các chúng sanh nên hiện làm Bồ Tát. Đại chúng các ông, các vị Bồ Tát Ma Ha Tát, Đế Thích, Phạm Vương, long thần đều nên cung kính, đừng sanh khinh mạn. Hết thảy trời người thường phải nên cúng dường, chuyên xưng niệm danh hiệu [Quán Thế Âm Bồ Tát], đắc vô lượng phước, diệt vô lượng tội, mạng chung sẽ vãng sanh về cõi Phật A Di Đà.</P>

<P> </P>

<P><B>11. Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh</B> (lược trích)</P>

<P> </P>

<P>      Một thời, đức Phật ngự tại đạo tràng Măng Tre ở thành Thất La Phiệt, Quán Tự Tại Bồ Tát và vô lượng câu-chi na-dữu-đa (na-do-tha) trăm ngàn thần tiên trì chú (thời cổ, gọi Phật, Bồ Tát là "nội tiên", chứ không phải là tiên nhân của ngoại đạo như trong thế tục), trước sau vây quanh. Đến nơi xong, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch rằng:</P>

<P>      - Con có thần chú tâm tên là Thập Nhất Diện[18], trọn đủ oai lực lớn, do mười một câu-chi chư Phật đã nói. Con nay nói ra vì muốn lợi lạc hết thảy hữu tình, diệt hết thảy ác, những điều mong cầu trong tâm đều được toại ý. Con chẳng thấy người, trời, ma, Phạm Vương có thể dùng hết thảy tai ương, hoạn nạn ngang trái, ma chướng, đao, gậy, độc dược, trù ếm, nguyền rủa để làm hại người dùng chú này bảo vệ thân mình, chỉ trừ kẻ ác nghiệp quyết định đã báo ứng chín muồi. Thế Tôn chứng biết, chuyện ấy ắt phải như vậy, chỉ nên tin nhận, chẳng nên phân biệt. Thần chú tâm này được hết thảy chư Phật cùng khen ngợi, cùng tùy hỷ.</P>

<P>Con nhớ quá khứ Căng Già sa kiếp (tức Hằng hà sa) trước, có Phật hiệu là Bách Liên Hoa Nhãn Vô Chướng Ngại Đảnh Xí Thịnh Công Đức Quang Vương Như Lai, khi ấy con làm đại tiên nhân, từ nơi đức Phật nhận được thần chú này, thấy mười phương Phật, ngay lập tức chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vì thế, tịnh tín nam nữ hãy nên cung kính, chí tâm hệ niệm. Mỗi lúc sáng sớm, tụng chú này 108 biến thì nơi thân hiện tại sẽ được mười thứ lợi ích thù thắng:</P>

<P>- Một là thân thường không bệnh.</P>

<P>- Hai là mười phương chư Phật nhiếp thọ.</P>

<P>- Ba là của cải, cơm áo, thọ dụng vô tận.</P>

<P>- Bốn là có thể khuất phục oán địch không sợ hãi</P>

<P>- Năm là khiến cho những kẻ tôn quý cung kính, coi trọng lời nói.</P>

<P>- Sáu là cổ độc, quỷ mị chẳng thể làm hại.</P>

<P>- Bảy là hết thảy đao gậy chẳng thể làm hại.</P>

<P>- Tám là nước chẳng thể chìm được.</P>

<P>- Chín là lửa chẳng thể thiêu được.</P>

<P>- Mười là trọn chẳng chết ngang trái.</P>

<P>Lại được bốn thứ công đức lợi ích thù thắng:</P>

<P>- Một là khi lâm chung được thấy chư Phật.</P>

<P>- Hai là trọn chẳng đọa vào các đường ác.</P>

<P>- Ba là chẳng chết vì hiểm nạn, tai ách.</P>

<P>- Bốn là được sanh về thế giới Cực Lạc.</P>

<P>Lại trong Căng Già sa kiếp về đời quá khứ, có Phật hiệu là Mỹ Âm Hương, con làm thân đại cư sĩ, ở nơi đức Phật nhận được chú này, liền vượt thoát bốn vạn kiếp sanh tử. Tụng trì chú này lại đắc đại bi trí tạng của chư Phật, hết thảy pháp môn giải thoát của Bồ Tát. Nếu tụng chú này một biến liền diệt được bốn tội căn bản[19] và Ngũ Vô Gián, khiến cho những tội ấy chẳng còn sót. Con do chú này mà danh hiệu tôn quý, khó thể được nghe. Nếu có ai xưng niệm danh hiệu của trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa Phật và lại có kẻ tạm thời chí tâm xưng niệm danh hiệu của con thì công đức của hai người ấy bình đẳng như nhau. Những ai xưng danh con đều đắc địa vị Bất Thoái Chuyển, lìa hết thảy bệnh, thoát hết thảy chướng, hết thảy sợ hãi, diệt trừ điều ác nơi thân - ngữ - ý, huống hồ thọ trì, đọc tụng thần chú do con đã nói, tu hành đúng như lời dạy, đối với Vô Thượng Bồ Đề, người ấy sẽ lãnh nhận như đang nắm trong bàn tay.</P>

<P> </P>

<P><B>12. Bất Không Quyến Sách Chú Tâm Kinh</B> (lược trích)</P>

<P> </P>

<P>      Một thời, đức Phật ngự tại núi Bố Đát Lạc Ca, trong cung của Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, vô lượng cây bằng nhiều chất báu vây quanh trang nghiêm. Đại tỳ-kheo, Bồ Tát, trời, người vây quanh. Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật rằng:</P>

<P>      - Con có thần chú tâm tên là Bất Không Quyến Sách. Trong chín mươi mốt kiếp xưa kia có thế giới tên là Thắng Quán, Phật hiệu là Thế Chủ Vương Như Lai, con từ đức Phật nhận lãnh chú tâm này, giáo hóa vô lượng trăm ngàn thiên tử khiến cho họ hướng đến Bồ Đề. Do công đức này đạt được mười ức tam-ma-địa, bất không diệu trí làm thượng thủ.</P>

<P>      Bạch Thế Tôn! Nếu ở chỗ nào có chú tâm này thì nơi ấy liền có mười hai ức chư thiên ủng hộ. Nếu ai trước kia đã tạo ác nghiệp, phỉ báng chánh pháp và chư Phật, Bồ Tát, quyết định đáng đọa vào địa ngục Vô Gián, nếu người ấy nghe chú này mà sanh lòng hối hận, hổ thẹn, trong một ngày đêm thọ trì trai giới, đọc thần chú này, liền có thể tiêu diệt hết thảy tội nghiệp, hoặc chuyển thành quả báo nhẹ phải hứng chịu trong đời này như bị bệnh nhiệt, hoặc đau mắt, tai, mũi, lưỡi, chân tay, lóng đốt v.v... hoặc các loại ghẻ chốc, bị phỉ báng, nhục mạ và các sự ác khác bức bách, não loạn thân tâm và các giấc mộng quái lạ. Do đã hứng chịu trong đời này nên nghiệp ác vô gián liền được tiêu diệt.</P>

<P>Nếu có chúng sanh nghe thần chú này, tuy vẫn chẳng sanh cung kính, hoặc đến nỗi khinh mạn, hủy báng, chê bai thì vẫn sanh khởi phước thù thắng. Như người lấy hương chiên-đàn, hoặc trầm, xạ v.v... chửi bới, hủy báng, dè bỉu, nghiền nát, dùng [bột hương ấy] bôi lên thân, thì những thứ hương ấy trọn chẳng nghĩ như thế này: "Kẻ này hủy báng ta" mà tiếc nuối mùi hương, chẳng ban cho. Chú này cũng giống như thế! Tuy có những sự phỉ báng, hủy nhục, chê bai, hoặc kẻ cong vạy giả vờ biên chép, thọ trì, cúng dường, vẫn đều tạo thành nhân duyên thiện căn. Đời đời sanh ở chỗ nào cũng thường chẳng lìa tư lương giới định trí huệ phước đức.</P>

<P>Nếu có ai trong ngày mồng Tám mỗi tháng chuyên tâm trai giới, chẳng xen tạp các lời nói khác, tụng thần chú này bảy biến thì nơi thân hiện tại được hai mươi thứ lợi ích thù thắng: Một là thân không bệnh tật, hai là do ác nghiệp trước kia có các tật bệnh, sẽ mau được tiêu diệt, ba là thân sáng nhuận, da dẻ mềm mịn, bốn là mọi người yêu kính, giữ kín các căn, năm là sẽ được của cải, sáu là chẳng bị trộm cắp cướp đoạt, bảy là chẳng bị nước chìm, lửa cháy, tám là chẳng bị sức vua xâm đoạt, chín là sự nghiệp đã làm đều khéo hoàn thành, mười là mùa màng gieo trồng chẳng bị gió cuồng, mưa dữ, sương, mưa đá, sâu rầy, châu chấu tổn hại, mười một là tụng chú kết giới, hết thảy nghịch cảnh đều được tiêu diệt, mười hai là chẳng bị ác quỷ đoạt mất tinh khí, mười ba là hết thảy hữu tình yêu thích, ưa thấy, mười bốn là chẳng sợ oán cừu, mười lăm là nếu có oán thù sẽ mau cởi gỡ, mười sáu là chẳng sợ bị xâm hại, trù ếm, cổ độc, tà mị chẳng thể gây hại, mười bảy là phiền não triền cấu chẳng thể nhiều phen hiện hành, mười tám là đao, chất độc, nước, lửa chẳng thể gây tổn thương, mười chín là chư thiên thiện thần thường theo hộ vệ, hai mươi là đời đời chẳng lìa từ bi hỷ xả.</P>

<P>Lại đạt được tám pháp: Một là khi lâm chung, Quán Tự Tại Bồ Tát hóa hình tượng tỳ-kheo hiện đến trước người ấy, hoan hỷ an ủi, khuyên nhủ; hai là không có các đau khổ; ba là chánh niệm hiện tiền; bốn là Tứ Đại an ổn; năm là không có các thứ rò rỉ, bẩn thỉu chẳng sạch; sáu là nếu như bị bệnh thì chẳng bị nằm bẹp nơi giường gối; bảy là đắc vô tận biện tài; tám là mạng chung sẽ tùy theo ý muốn sanh về tịnh độ của chư Phật, chẳng lìa bạn lành. Con nay vì an lạc các loài và vì những kẻ tạo tội, nguyện nói chú tâm này.</P>

<P>      Đức Thế Tôn bảo Quán Tự Tại Bồ Tát rằng:</P>

<P>      - Ta cũng tùy hỷ thần chú tâm này, [thần chú tâm này] là cha mẹ của các Bồ Tát trong đời tương lai, khiến cho các sự nghiệp do Bồ Tát thực hiện mau được thành tựu, những chuyện sợ hãi mau được diệt trừ.</P>

<P>Quán Tự Tại Bồ Tát nói chú[20] xong, thưa:</P>

<P>- Thần chú này thành tựu sự nghiệp tối thắng như thế. Kẻ chưa hoàn thành hãy nên dùng vải điệp trắng vẽ hình tượng Phật. Ở bên phải Phật vẽ tượng Quán Tự Tại Bồ Tát, thân màu vàng pha trắng, đỉnh có búi tóc xoắn ốc, tóc xanh rủ xuống, đầu đội mão hoa, khoác da nai, che bên vai trái, những thân phần khác được trang nghiêm bởi anh lạc, vòng, xuyến. Trong đàn rải hoa trắng, đựng nước thơm, cúng đồ ăn ngon. Hành giả chí thành đảnh lễ, chuyên tâm tụng chú đủ tám ngàn biến, tự thấy khắp thân mình phóng quang minh giống như ngọn lửa. Quán Tự Tại Bồ Tát liền hiện trước người ấy, tùy lòng mong cầu đều làm cho được trọn đủ.</P>

<P> </P>

<P><B>13. Mười sáu loại kinh thuộc Mật Bộ</B> (trình bày đại lược)</P>

<P> </P>

<P>      * Kim Cang Khủng Bố Tập Hội Phương Quảng Nghi Quỹ Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương Kinh[21]: Phật ngự tại cung điện trên Bảo Phong Đại Sơn, Quán Tự Tại Bồ Tát nói tâm chân ngôn và đầu, đảnh, nhãn v.v.. mười lăm chân ngôn.</P>

<P> </P>

<P>      * Quán Tự Tại Bồ Tát Đát Phạ Đa Rị Tùy Tâm Đà La Ni Kinh[22]: Phật tại thế giới Cực Lạc, Quán Thế Âm Bồ Tát nói Tùy Tâm Tự Tại Vương Chú và bốn mươi tám ấn pháp và đàn pháp trị hết thảy bệnh.</P>

<P> </P>

<P>      * Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Đại Giáo Vương Kinh (Sarva-tathagata-tattva-samgraha-sutra)[23]: Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngự trên cung trời Sắc Cứu Cánh, nói bốn đại minh, đến đỉnh núi Tu Di, nhập tam-muội, xuất sanh mười sáu vị Kim Cang đại Bồ Tát. Bốn vị Như Lai là A Súc, Bảo Sanh, Quán Tự Tại Vương, Bất Không Thành Tựu mỗi vị cũng nói đại minh, hiện hình tượng Kim Cang. Tỳ Lô Giá Na Phật lại hiện ra bốn đại minh phi, bốn vị Như Lai cũng hiện ra bốn vị  minh phi.</P>

<P> </P>

<P>      * Đại Phương Quảng Mạn Thù Thất Lợi Quán Tự Tại Bồ Tát Nghi Quỹ Kinh: Đức Thế Tôn nhìn khắp cung trời Tịnh Cư, khen ngợi Quán Tự Tại Bồ Tát, thọ ký [Bồ Tát sẽ] thành Phật. Đại Sĩ trở về tòa của mình, nhập Phổ Quang Minh Đa La tam-muội, từ tròng mắt phải phóng quang, lưu xuất một diệu nữ, bảo khắp các chúng sanh, thề độ biển khổ, dạo khắp thế giới, trở về chỗ Phật, lễ Quán Tự Tại Bồ Tát, cầm hoa sen xanh, đứng chiêm ngưỡng.</P>

<P> </P>

<P>      * A Rô Lực Kinh[24]: Quán Thế Âm Bồ Tát nói: "<I>Án, a rô lực ca, sa phạ ha".</I> Đây là tâm chú của hết thảy Liên Hoa Bộ, người trì chú này sẽ sanh về Cực Lạc.</P>

<P> </P>

<P>      * Quảng Đại Liên Hoa Trang Nghiêm Mạn Noa La Diệt Nhất Thiết Tội Chú Kinh[25]: Đức Phật ngự tại Lộc Dã, quốc vương Phạm Thọ ngẫu nhiên đến một ngôi chùa, vị Tăng trong chùa dùng tràng hoa [vốn được] treo trên đỉnh [tượng] Phật để đón vua. Vua đeo [tràng hoa ấy] bị nhức đầu, em gái vua khuyên anh gặp Phật. Phật nói nguyên nhân. Đại Ý Bồ Tát hỏi về quả báo của việc sử dụng vật thuộc Thường Trụ Tăng, đức Phật nói: "Ắt đọa địa ngục!" [Đại Ý Bồ Tát] lại hỏi cách cứu vớt, đức Phật bèn ba lượt thỉnh Quán Tự Tại Bồ Tát nói thần chú.</P>

<P> </P>

<P>      * Diệp Y Quán Tự Tại Bồ Tát Kinh[26]: Đức Phật ngự tại thế giới Cực Lạc, Kim Cang Thủ Bồ Tát thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát nói Diệp Y Quán Tự Tại Bồ Tát Chú và các pháp trì tụng, cầu nguyện.</P>

<P>     </P>

<P>      * Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh[27]: Phật ngự tại nước Xá Vệ, Bồ Tát và [thiên long] bát bộ nhóm họp, từ đại địa ngục xuất hiện quang minh lớn chiếu nước Xá Vệ, hiện đại trang nghiêm. Trừ Cái Chướng Bồ Tát thưa hỏi nhân duyên, Phật vì Bồ Tát nói sự cứu khổ nhiều kiếp của Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát và danh hiệu của các thứ tam-muội Bồ Tát đã trụ.</P>

<P> </P>

<P>      * Như Ý Luân Đà La Ni Kinh[28]: Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật: <I>"Con có Đại Liên Hoa Phong Kim Cang Bí Mật Như Ý Luân Chú, như châu Ma Ni, khiến cho sở nguyện của chúng sanh đều được trọn đủ".</I></P>

<P> </P>

<P>      * Phật Thuyết Nhất Kế Tôn Đà La Ni Kinh[29]: Phật ngự tại Thứu Phong (đỉnh núi Linh Thứu), Quán Tự Tại Bồ Tát từ đỉnh đầu hóa ra một La Sát Vương nói thần chú, hàng phục các quỷ thần ác.</P>

<P> </P>

<P>      * Trong Phật Thuyết Đà La Ni Tập Kinh (Dhārani-samuccaya)[30], Quán Thế Âm Bộ, nửa quyển 3, có Mã Đầu Quán Âm[31] pháp ấn chú và Thiên Chuyển Quán Âm[32] tâm ấn chú.</P>

<P>     </P>

<P>      * Quán Thế Âm Bồ Tát Lục Tự Đại Minh Chú: Hết thảy Như Lai đều chẳng biết chỗ nào để có được chú này, trải cả kiếp để tìm cầu. Lục Tự chính là <I>"án, ma ni bát mê hồng".</I></P>

<P> </P>

<P>      * Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm Bồ Tát Thần Chú Kinh[33]: Có thể diệt tội, trị bệnh, hàng phục ma oán, thỏa mãn mong cầu, cầu mưa, dứt mưa, các thứ công đức thù thắng. Có hai mươi lăm thứ ấn, chú pháp, khác với Đại Bi Tâm Chú (đời Đường, ngài Trí Thông dịch kinh này xong, cảm hiện thánh chứng).</P>

<P> </P>

<P>      * Thanh Tịnh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Hiền Đà La Ni Kinh[34]: Phật ngự tại núi Linh Thứu, Quán Thế Âm Bồ Tát nói chú phụng thỉnh, chú kết giới, chú căn bản, có thiên nữ mặc áo trắng quỳ hướng về phía Bồ Tát.</P>

<P> </P>

<P>      * Nhất Thiết Như Lai Danh Hiệu Chú Kinh[35]: Đức Phật mới vừa thành đạo, Quán Tự Tại Bồ Tát nói chú này, người thọ trì chẳng đọa ác đạo, sanh lên trời, thành Phật.</P>

<P>     </P>

<P>      * Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chân Ngôn Du Già Quán Hạnh Nghi Quỹ: Trước hết quán thành thân của bổn tôn Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, tu các pháp ấn. Kế đó, quán hành bố tự pháp[36], khiến cho thân mình và thân bổn tôn giống như hình tượng trong gương, chẳng một, chẳng khác.</P>

<P align=center><B> </B></P>

<P align=center><B>Kim Cang Kinh Công Đức Tụng</B></P>

<P align=center><B> </B></P>

<P><B>Lời tựa của Kim Cang Kinh Công Đức Tụng</B></P>

<P align=center> </P>

<P>      Lục Độ là pháp trọng yếu để Bồ Tát trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh; nhưng năm Độ như kẻ lòa, Bát Nhã như người dẫn lối. Nếu năm Độ không có Bát Nhã thì chẳng thể rốt ráo đạt đến bờ kia, chẳng thể gọi là Ba La Mật. Bát Nhã như tâm, năm Độ như thân. Bát Nhã không có năm Độ thì cũng chẳng thể rốt ráo đạt đến bờ kia, chẳng thể gọi là Ba La Mật. Nếu cả hai điều này đều đủ thì mỗi một Độ đều có thể rốt ráo đạt đến bờ kia, đều đáng gọi là Ba La Mật. Kinh Kim Cang chính là khuôn phép để phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo, tu trọn Lục Độ, nhưng vì kinh văn giản lược, chỉ nêu Bố Thí để làm thí dụ. Nếu chẳng trụ vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp để hành những chuyện như Bố Thí v.v... thì có thể độ thoát hết thảy chúng sanh, nhưng chẳng thấy ta là người độ, và pháp để độ, cũng như chẳng thấy tướng của chúng sanh được độ thì bốn tướng chẳng sanh, tam tâm[37] há được, không trụ vào đâu mà sanh tâm, không có gì để đắc mà thành Phật. Vì thế, người thọ trì bốn câu, ba câu, hai câu, một câu, công đức khó tuyên. Người trì trọn bộ kinh còn cần chi phải nói nữa? Do vậy, từ xưa đến nay, rất nhiều người ta đọc tụng. Người đốn ngộ tự tánh, triệt chứng duy tâm, sống dự vào dòng thánh, thác về cõi An Dưỡng, kể sao cho xiết. Những kẻ kém hơn thì tiêu trừ tội nghiệp, tăng trưởng thiện căn, chuyển họa thành phước, ngu biến thành trí càng nhiều hơn nữa!</P>

<P>Cư sĩ Hứa Chỉ Tịnh chọn lấy những sự tích cảm ứng được chép trong sách vở xưa nay, phân loại, viết lời tụng. Bạn ông ta là Lưu Khế Tịnh lại soạn lời chú thích, ngõ hầu người đọc đều biết nghĩa lý uyên thâm, công đức rộng lớn, sanh lòng chánh tín, gắng sức bắt chước người xưa tu học, tùy theo công hạnh sâu hay cạn mà cũng đạt được các thứ lợi ích. Kinh dạy: <I>"Nhất thiết chư Phật, cập chư Phật A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp, giai tùng thử kinh xuất" </I>(Hết thảy chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật đều từ kinh này mà ra). Nếu có thể phát tâm chí thành, cung kính thọ trì sẽ được dự vào trong số những vị Phật đời vị lai, nguyện ai nấy đều gắng lên.</P>

<P>Trung Thu năm Giáp Tý, tức năm Dân Quốc 13 (1924), Cổ Tân Thường Tàm Quý Tăng Ấn Quang Thích Thánh Lượng kính soạn.</P>

<P> </P>

<P><B>* Phụ Lục - Kim Cang Cảm Ứng</B></P>

<P> </P>

<P>      Ông Mã Kỳ Sưởng ở An Huy, tự là Thông Bạch, chính là bậc đại gia trong văn học hiện thời, trước thuật hết sức phong phú. Thoạt đầu ông chỉ nghiên cứu Nho tông, chẳng biết tới Phật pháp. Mười mấy năm gần đây, mới biết Phật là bậc đại thánh nhân, giáo pháp của Ngài có những chuyện chẳng thể nghĩ bàn; do vậy, hằng ngày tụng kinh Kim Cang kiêm niệm Phật hiệu, cầu sanh Tây Phương. Cô con gái thứ ba tên là Quân Can gả cho chàng họ Phương, khá thông minh, thông hiểu văn lý, có phong cách của bậc liệt nữ thời cổ, Thông Bạch rất yêu mến. Cô ta đề xướng nữ học chẳng tiếc sức thừa. Thoạt đầu, cô ta tốt nghiệp từ trường nữ tư thục Vụ Bổn ở Thượng Hải, kế đó, nhận lời mời của Bắc Dương đại thần Viên công (Viên Thế Khải), mở trường Nữ Sư Phạm ở Thiên Tân. Về sau, cô ta lại du học ở Nhật Bản để mở rộng kiến thức, chỉ có điều là đối với Phật pháp, trọn chẳng hề tin tưởng.</P>

<P>      Tháng Năm năm Dân Quốc 15 (1926), cô bị sản hậu thành bệnh, đau khổ khó thể chịu đựng được! Thông Bạch thương xót, đối trước cô ta niệm kinh Kim Cang. Cô ta vừa nghe tiếng niệm kinh, thân tâm liền an vui. Đến khi kinh tụng xong lại cảm thấy đau khổ. Thông Bạch bèn niệm suốt đêm. Cô ta chợt ngồi dậy, bảo cha ngưng niệm kinh, giống như đã khỏe, lại nói: "Đối với những đạo lý đã nói trong kinh Kim Cang, con đều ngộ được". Cô bèn muốn hiện tướng đại nhân thuyết pháp Vô Sanh, ngõ hầu hết thảy những ai thấy nghe đều gieo cùng thiện căn, giả vờ bảo nhà cửa chật chội, muốn đến dưỡng bệnh trong y viện. Do ông Thông Bạch và con rể là Phương Thời Giản cùng sống ở kinh đô, thuê nhà ở chung, nên [nhà cửa] chẳng thể nào rộng rãi, tĩnh lặng được. Thông Bạch thấy con gái ý chí kiên quyết, bèn bảo chồng cô ta đưa đến y viện Đức Quốc, chọn lấy gian phòng tốt nhất cho cô ta nằm. Cô ta bảo chồng và nhân viên chăm sóc của y viện hãy tránh đi, rồi bèn ngồi chắp tay qua đời. Chao ôi! Lạ thay! Chuyện này giống như chuyện Linh Chiếu, con gái của Bàng cư sĩ, dùng chuyện nhật thực để gạt cha rời khỏi tòa, rồi bèn chiếm lấy tòa để ngồi qua đời, nào có khác gì? Lý Mộc Công trọn chẳng tin Phật, nghe Thông Bạch kể nhân duyên này (Mộc Công là môn sinh của Thông Bạch. Mùa Thu năm Dân Quốc thứ 20[38] (1931), Thông Bạch về An Huy, đi qua đất Hỗ, đến nhà Mộc Công bèn kể chuyện này), cả nhà quy y Tam Bảo. Phổ Môn phẩm có nói<I>"nên dùng thân nào để độ được bèn hiện thân ấy để thuyết pháp"</I>, há chẳng đáng tin ư? Nhưng chồng cô ta là Phương Thời Giản đối với hành trạng của cô ta lại ngược ngạo bỏ mặc, tội lỗi ấy quả thật chẳng phải nông cạn!</P>

<P>Thích Ấn Quang ghi</P>

<P> </P>

<P align=center><B>Kim Cang Kinh Công Đức Tụng</B></P>

<P align=center>Bành Trạch Bồ Tát giới đệ tử Hứa Chỉ Tịnh soạn,</P>

<P align=center>Bành Trạch Bồ Tát Giới đệ tử Lưu Khế Tịnh chú thích</P>

<P> </P>

<P>Tụng văn chia làm ba phần:</P>

<P>1. Trần thuật ý nghĩa.</P>

<P>2. Phần ca tụng chánh yếu.</P>

<P>3. Hồi Hướng</P>

<P> </P>

<P><B>I. Trần thuật ý nghĩa</B></P>

<P> </P>

<P>Đây là phần thứ nhất, trần thuật ý nghĩa.</P>

<P> </P>

<P><B><I>Từng nghe tám tạng kết kinh, Bát Nhã là mẹ của Như Lai.</I></B></P>

<P> </P>

<P><B>Chú thích: </B>Theo Bồ Tát Xử Thai Kinh, ngài Ca Diếp sai A Nan kết tập các pháp do đức Phật đã nói, từng lời, từng chữ chẳng để thiếu sót. [Kinh điển được kết tập, chia thành] Bồ Tát Tạng, Thanh Văn Tạng, Giới Luật Tạng, mỗi phần đều gom vào một chỗ. Khi ấy, những kinh do A Nan nêu ra, được chia thành Thai Hóa Tạng, Trung Ấm Tạng, Ma Ha Diễn Phương Đẳng Tạng, Giới Luật Tạng, Thập Trụ Bồ Tát Tạng, Tạp Tạng, Kim Cang Tạng và Phật Tạng nên gọi là <I>"tám tạng".</I> Kinh Đại Bát Nhã chép: <I>"Thậm thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, nãi chư Phật chi mẫu, năng sanh thập phương nhất thiết chư Phật" </I>(Bát Nhã Ba La Mật Đa rất sâu là mẹ của chư Phật, vì có thể sanh ra mười phương hết thảy chư Phật). Trong kinh này (tức kinh Kim Cang) có nói hết thảy chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật đều từ kinh này mà ra.</P>

<P> </P>

<P><B><I>Tứ phương phân hóa, Kim Cang được Bồ Tát tôn quý.</I></B><I></I></P>

<P> </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo Hoa Nghiêm Sớ, đức Tỳ Lô Giá Na Phật từ bốn trí[39] lưu xuất tứ phương Như Lai: Đông phương A Súc, Nam phương Bảo Sanh, Tây phương Vô Lượng Thọ, Bắc phương Bất Không Thành Tựu. Bốn vị Như Lai mỗi vị đều có bốn Kim Cang Bồ Tát và Tứ Nhiếp[40], Bát Cúng Dường Kim Cang Bồ Tát[41]. Kinh Lăng Nghiêm có câu: <I>"Tùng Càn Huệ Địa, chí Đẳng Giác dĩ" </I>(Từ Càn Huệ Địa cho đến khi đã đạt Đẳng Giác), tức là [tiến trình] giác ngộ được bắt đầu bằng sự chứng nhập địa vị đầu tiên là Càn Huệ Địa trong tâm Kim Cang. Vì thế, sách Bát Thức Quy Củ Tụng viết: <I>"Kim Cang đạo hậu, dị thục không" </I>(đến khi viên mãn Phật quả thì thức thứ tám mới rỗng không)[42], câu này nói về địa vị Đẳng Giác, vì đã vượt khỏi Thập Địa. Sách Phật Học Chỉ Nam chép lời của Ông Đàm Khê như sau: <I>"Kim Cang là vị thần tánh tình chất trực</I>"[43]. Đấy là kéo bè kết đảng những người có cùng ý kiến với mình để công kích kẻ khác ý kiến, đáng gọi là "mắt thịt chẳng nhận biết thánh nhân", nực cười lắm thay!</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Vì</I></B> <B><I>thế, trong vườn Cấp Cô, hiểu Không liền có hiệu Bồ Đề.</I></B></P>

<P> </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Trong mười vị đại đệ tử của đức Phật, ngài Tu Bồ Đề được gọi là bậc Giải Không đệ nhất.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Trong cung Đâu Suất, vốn do Di Lặc nói kệ, nhập Nhật Quang Định, mười tám trụ mới phân.</I></B></P>

<P>     </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo truyện ngài Bà Đậu Bàn Tẩu (Vasubandhu: Thiên Thân) và Kim Cang Kinh Vô Trước Luận thì Vô Trước Bồ Tát nhập Nhật Quang Định, lên cung trời Đâu Suất, hỏi Di Lặc Bồ Tát. Di Lặc Bồ Tát liền nói tám mươi bài kệ để giảng rõ ý chỉ của kinh. Ngài Vô Trước tạo luận, lập ra bảy thứ nghĩa cú để giải thích kinh này. Trong phần thứ ba, giảng về Hành Sở Trụ Xứ, ngài Vô Trước lại chia ra mười tám thứ Trụ.</P>

<P>     </P>

<P><B><I>Xử báu đập tan, hai mươi bảy mối nghi ắt đoạn.</I></B></P>

<P><B><I> </I></B></P>

<P><B>Chú thích</B>: Trong Kim Cang Kinh Thiên Thân Luận, nơi phần Chánh Tông, trước hết giải thích về sự hộ niệm, phó chúc. Kế đó, sau phần "Bồ Tát phải nên đúng như lời dạy mà trụ" lại chia thành hai mươi bảy chương, trong mỗi chương đều có phần giải trừ nghi ngờ khiến cho [người đọc] sanh chánh tín. Vì thế gọi là "đoạn nghi sanh tín". Bát Nhã có thể đoạn được hết thảy mối nghi, giống như xử báu Kim Cang[44] của Đế Thích có thể đập tan hết thảy mọi vật cứng nhất. Vì thế, dùng xử báu Kim Cang để sánh ví Kim Cang Bát Nhã.</P>

<P> </P>

<P><B><I>Xiển dương đã trọn khắp Tây Thiên, công đức lan dần sang Đông Độ. Cỏ thanh chỉ trổ hiện điềm lành, dịch giả được tôn là thánh nhân.</I></B></P>

<P> </P>

<P><B>Chú thích</B>: Theo Cao Tăng Truyện, năm Hoằng Thỉ thứ 3 (401) đời Diêu Tần, hành trong vườn Tiêu Dao[45] đều biến thành cỏ thanh chỉ[46], vua bèn đón ngài Cưu Ma La Thập vào ải, dịch các kinh như Kim Cang v.v... Người sau tôn xưng Ngài là thánh sư.</P>

<P> </P>

<P><B><I>Lời khen bắt nguồn từ chỗ Hoàng Mai: "Ai ngộ kinh này liền thành Phật, Tổ".</I></B></P>

<P> </P>

<P><B>Chú thích</B>: Theo Truyền Đăng Lục, vào thời Đường Cao Tông, Thiền Tông Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trụ tại chùa Đông Thiền núi Hoàng Mai, thường khuyên người khác chỉ trì kinh Kim Cang sẽ tự kiến tánh, liễu ngộ [được ý kinh] sẽ thành Phật.</P>

<P> </P>

<P><B><I>Vung mộc xích rồi liền xuống tòa, giảng kinh trong điện nhà Lương.</I></B></P>

<P> </P>

<P><B>Chú thích</B>: Theo Truyền Đăng Lục, Lương Vũ Đế thỉnh Phó Đại Sĩ giảng kinh Kim Cang. Đại Sĩ mới thăng tòa, dùng mộc xích[47] chỉ xuống bàn một cái rồi liền bước xuống tòa, vua ngạc nhiên. Ngài Chí Công nói: "Đại Sĩ đã giảng kinh xong!"</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Tâm vô trụ mà hay sanh, Tào Khê nối nghiệp tổ.</I></B></P>

<P> </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo Truyền Đăng Lục, vào đời Đường, Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang cho Lục Tổ Huệ Năng, đến câu <I>"ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"</I> (hãy nên chẳng trụ vào đâu để sanh tâm), Lục Tổ đại ngộ, thưa: <I>"Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt, nào ngờ tự tánh vốn tự trọn đủ, nào ngờ tự tánh có thể sanh ra muôn pháp"</I>. Ngũ Tổ liền truyền y bát. Lục Tổ bèn quay về Quảng Đông, về sau, trụ tại Tào Khê thuyết pháp.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Pháp Nhãn xem kinh, há chẳng phải quyển vàng này.</I></B></P>

<P><B><I> </I></B></P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo Truyền Đăng Lục, vào đời Nam Đường, ngài Pháp Nhãn Văn Ích nói: <I>"Kinh dạy: Hết thảy chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật đều từ kinh này ra. Hãy nói xem: Kinh này là gì, chẳng phải là quyển vàng trục đỏ hay sao? Đừng nhận lầm vạch cân"<B>[48]</B>.</I></P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Đức Sơn mua bánh, đốt Thanh Long Sớ.</I></B></P>

<P> </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo Truyền Đăng Lục, vào đời Đường, ngài Đức Sơn Tuyên Giám ở Lãng Châu, trên đường đến Phong Dương, gặp một bà bán bánh, do vậy, mua bánh để lót dạ. Bà ta chỉ vào quang gánh của Sư hỏi: "Đây là văn tự gì vậy?" Đáp: "Thanh Long Sớ Sao[49]". Bà ta hỏi: "Sư giảng kinh gì?" Đáp: "Kinh Kim Cang". Bà ta nói: "Tôi có một câu hỏi, nếu Sư đáp được, tôi sẽ tặng món điểm tâm. Đáp không được thì hãy đi nơi khác! Kinh Kim Cang nói 'tâm quá khứ chẳng thể được, tâm hiện tại chẳng thể được, tâm vị lai chẳng thể được', chưa rõ Thượng Tọa điểm cái tâm nào?" Ngài Đức Sơn cứng họng, liền qua chỗ ngài Long Đàm. Sư đã thấu hiểu chuyện ấy rồi bèn đem bộ sớ giải đốt đi.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Ấy là vì chẳng trụ nơi Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, bốn tướng đều không. Quán như mộng, huyễn, bọt, bóng, sương, chớp, ba tâm há được? Vì thế, đức bố thí, Nam, Tây, Bắc phương, bốn góc, trên, dưới chẳng thể lường! Công diễn nói, ngàn vạn ức phần, toán, số, thí dụ chẳng thể bằng được! Quả đúng là ai có thể vào năm trăm năm sau sanh lòng tin thanh tịnh thì chính là đã ở chỗ ngàn vạn đức Phật gieo các thiện căn.</I></B></P>

<P> </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Những điều trên đây đều xuất phát từ kinh này.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Chỉ Tịnh thuở trẻ lắm bệnh, sớm biết quy y, đến già quán Không, tin tưởng, ngưỡng mộ càng thêm tha thiết. Ngưỡng mong dùng lợi ích do trì kinh của bậc tiên triết làm môn đắc độ cho phường hậu hiền, mến yêu khuôn phép rộng lớn, kính cẩn soạn lời tán tụng.</I></B></P>

<P> </P>

<P><B>II. Phần ca tụng chánh yếu</B></P>

<P> </P>

<P>      Chia thành mười phần:</P>

<P>      1. Vãng sanh Tịnh Độ.</P>

<P>      2. Lâm chung hiện tướng lành.</P>

<P>      3. Được trường thọ.</P>

<P>      4. Được hồi sinh.</P>

<P>      5. Khỏi tật bệnh.</P>

<P>      6. Cứu thoát khỏi giết chóc.</P>

<P>      7. Thoát nạn hành hình, trói buộc, gông xiềng.</P>

<P>      8. Cứu nước, lửa, hiểm nạn.</P>

<P>      9. Tiêu tội báo.</P>

<P>      10. Cảm ứng thần linh.</P>

<P> </P>

<P><B>1. Vãng sanh Tịnh Độ</B></P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Bèn có thanh y dẫn lối, Minh vương gọi Minh Tuấn là thầy.</I></B></P>

<P><B><I>     </I></B></P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo sách Kim Cang Trì Nghiệm, vào năm Vĩnh Huy nguyên niên (650) đời Đường, sư Thích Minh Tuấn chết bất ngờ, thấy hai gã áo xanh dẫn đến gặp vua cõi âm, hỏi suốt đời Sư tu tập môn nào? Minh Tuấn đáp: "Chỉ tụng kinh Kim Cang". Vua nói: "Lành thay! Nếu tụng mười vạn biến, năm sau ắt sanh về Tịnh Độ, đệ tử chẳng được thấy thầy nữa!" bèn thả về. Minh Tuấn càng thêm tinh tấn. Đến tháng Ba năm Vĩnh Huy thứ 2 (651), Sư ngồi qua đời, mọi người đều ngửi thấy mùi hương lạ.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Áo hoa đến đón, bạn tiên hỏi Duy Cung ở nơi nào?</I></B></P>

<P> </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo sách Phật Tổ Thống Kỷ, vào đời Đường, vị Tăng chùa Pháp Tín ở Kinh Châu là Duy Cung niệm kinh Kim Cang suốt ba mươi mấy năm. Mỗi ngày niệm 50 biến. Vị tăng cùng chùa là Linh Khuy ra khỏi chùa một dặm, gặp năm sáu người, trẻ tuổi, hết sức xinh đẹp, y phục tinh sạch, ai nấy đều cầm nhạc khí, hỏi: "Cung thượng nhân ở chỗ nào?" Linh Khuy bảo cho họ biết chỗ và hỏi họ từ đâu tới. Đáp: "Từ Tây Phương đến đón Cung thượng nhân". Một người lấy hoa sen từ trong bọc ra, hoa còn đang ngậm búp, to như nắm tay, cánh sen tỏa ánh sáng lạ, họ rảo bước về hướng chùa. Đến chiều, Duy Cung bèn mất, cả chùa nghe tiếng đàn sáo.</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Tay ném đao, cân, mừng đồ tể tu hành.</I></B></P>

<P><B><I> </I></B></P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo sách Pháp Hoa Trì Nghiệm, vào đời Tống, ở phía Nam thành Hồ Châu có người đồ tể tên là Lục Ông. Năm hai mươi ba tuổi, thấy một vị vân thủy tăng[50] đến cửa, miệng nói: "Giáo hóa người hữu duyên". Họ Lục chẳng hiểu, vị Tăng nói: "Ông giết trâu, dê vô số. Nếu chẳng đổi nghề, đời sau ắt đọa làm những loài ấy. Ông có thiện căn từ đời trước, hãy nên cật lực trì kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang hòng tiêu trừ ác nghiệp, tăng trưởng thiện phước". Nói xong, chẳng thấy đâu nữa! Họ Lục bèn tỉnh ngộ, ăn chay, kiêng giết, vẽ hình A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí. Sáng tối cúng dường, hằng ngày tụng hai kinh ấy để sám hối, nguyện độ những chúng sanh đã bị giết sớm được sanh về Tịnh Độ. Năm tám mươi mốt tuổi, khoảng nửa tháng trước [khi mất], ông hẹn khắp các thân hữu: Trong ngày mồng Chín tháng Mười Một sẽ đãi cơm, cáo biệt. Đến hạn, ông tắm gội, ngồi ngay ngắn, đọc kệ tụng rồi mất. Kệ tụng như sau:</P>

<P> </P>

<P>      <I>Ngũ thập dư niên ly sát nghiệp.</I></P>

<P><I>      Thủ phao đao xứng ám tu hành,</I></P>

<P><I>      Kim triêu đắc phó Bồ Đề lộ,</I></P>

<P><I>      Thủy lý liên hoa hỏa lý sanh.</I></P>

<P>      (Năm chục năm hơn lìa sát nghiệp,</P>

<P>      Ngấm ngầm tu tập, vứt cân, đao,</P>

<P>      Bồ Đề nay bước trên đường ấy,</P>

<P>      Nước trổ sen tươi giữa lửa hồng)</P>

<P> </P>

<P>      <B><I>Tràng phan đụng mặt, thấy người hộ tống phu nhân.</I></B></P>

<P>     </P>

<P>      <B>Chú thích</B>: Theo Viên Trung Lang Tập, vào đời Minh, vợ ông Cung Trọng Thuần ở Công An là Chúc Thị, được nghe pháp môn Tịnh Độ từ vị huynh đệ là Viên Hoằng Đạo, tin tưởng, bèn chuyên trì danh hiệu Phật kiêm tụng kinh Kim Cang. Một hôm, bà bảo các con: "Đức Phật nói ba hôm sau sẽ đến đón ta". Đến kỳ hạn, bà bèn tắm gội ngồi giữa nhà, quyến thuộc xúm xít, hồi lâu sau, bà tự nói: "Phật đến rồi! Giữa mày phóng bạch hào quang dài mấy trượng" Lại nói thấy một vị Tăng tướng hảo trang nghiêm, tự xưng là Tu Bồ Đề, trong khoảnh khắc, hóa thành hơn một trăm vị Tăng. Có người bên cạnh nói: "Trong kinh nói tới một trăm ba mươi tám vị Tu Bồ Đề, chính là vị này đấy". Các quyến thuộc cùng đốt hương, niệm danh hiệu Phật. Chúc Thị mỉm cười qua đời. Trong gác có đứa hầu gái mới chín tuổi, chợt ngã xuống đất, rồi đứng lên nói thấy mấy người khổng lồ mặc giáp vàng cầm tràng phan dẫn đường cho phu nhân, cán tràng chạm vào mặt nên bất ngờ té xuống đất. Xem kỹ thì mặt nó còn vết trầy rành rành. Đã liệm xong thì từ trong quan tài lại tỏa ra mùi hương lạ.</P>

<P align=center><B>Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích</B><B>Cảm Ứng Tụng</B></P>

<P align=center><B>Quyển 4, phần 2 hết</B> </P>

<P> </P>

<P>       </P>

<BR clear=all>

<P class=MsoFootnoteText>[1] "<I>Lục chủng chấn động</I>" có ba loại:</P>

<P class=MsoFootnoteText>1. Lục chủng chấn động là trong sáu lúc đại thiên sẽ chấn động: Khi Phật nhập thai, xuất thai, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết Bàn.</P>

<P class=MsoFootnoteText>2. Lục chủng chấn động là sáu phương cùng chấn động, tức Đông phương trồi lên Tây phương hụp xuống, Nam phương trồi lên, Bắc phương hụp xuống v.v...</P>

<P class=MsoFootnoteText>3. Lục chủng chấn động là sáu cách chấn động, tức: động (lay động), dũng (trồi lên), chấn (rung động), kích (va chạm), hống (rung động phát ra tiếng vang lớn), bộc (rung động, nứt tách ra). Khi xảy ra các thứ chấn động này, chúng sanh không thể nhận biết, kinh Phật ví phàm phu lúc ấy như đứa con nằm trong nôi, dù nôi đu đưa vẫn ngủ say sưa. Chỉ những ai đắc Thiên Nhãn Thông mới nhận biết được sự chấn động này.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[2] Thị Tích (còn gọi là Thùy Tích): Biến hóa nhằm hóa độ một hạng căn cơ nào đó, giống như vầng trăng in bóng trong dòng nước, thì bóng trăng gọi là Tích.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[3] Thập Phương Chư Phật Cứu Hộ Chúng Sanh Thần Chú: <I>"Đa da tha, ô hô nị, mô hô nị, diêm bà nị, đam bà nị, an trà lỵ, bàn trà lỵ, thủ bì đế, bát bát trà trà ra ra, bà tư nị, đa điệt tha, y lê, mị lê, đề lê, thủ lê, gia ba lê, khư đê đoan kỳ, chiên đà lê, ma đắng kỳ, lặc xoa, lặc xoa, tát bà tát đỏa, tát bà bà da bì, sa ha đa trà tha già đế, già đế, nị già đế, tu lưu tỳ, tu lưu tỳ, lặc xoa, lặc xoa, tát bà bà da bì, sa ha".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[4] Tiêu Phục Độc Hại Chú: "<I>Đa điệt tha, đà hô nị, mô hô nị, diêm bà nị, đam bà nị, a bà hê, mô hô nị, an trà lê, bàn trà lê, thâu bệ đế, bàn trà ra, bà tư nị, hưu, hưu, lâu, lâu, an trà lê, đâu, đâu, lâu, lâu, bàn trà lê, chu chu, lâu lâu, nị bàn trà lê, đậu đậu, phú phú, bàn trà ra, bà tư nị thẩn trì, chẩn trì, nị chẩn trì, tát bà a bà da yết đa, tát bà niết bà bà đà già, a bà da, ty ly đà, bế điện, sa ha".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[5] Tông là điều được một bộ kinh đề cao, tức pháp môn chánh yếu, cương lãnh tu hành của bộ kinh đó. Thú là kết quả sẽ đạt được do thực hiện tông chỉ được nêu ra bởi Tông.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[6] Không Hầu là một loại đàn của Tây Vực, số dây không nhất định, tối thiểu là năm dây, tối đa là hai mươi lăm dây. Đàn được chia làm hai loại đứng và nằm, thân đàn có hình dáng vòng cung, đầu đàn thường chạm thành hình chim phượng (Phượng Đầu Không Hầu), dây đàn căng dọc theo thân đàn giống như dây cung. Do cấu trúc của nó khá giống với đàn Harp (Thụ Cầm) hiện thời nên người Hoa cũng gọi đàn Harp là Không Hầu. Loại đàn này rất thịnh hành thời cổ nhất là trong các dàn Nhã Nhạc của cung đình do âm thanh của nó réo rắt, lan xa, tao nhã. Loại Tiểu Không Hầu (đây chính là loại đàn thường được vẽ trong các bức cổ họa mô tả cảnh chư thiên tấu nhạc cúng dường, nhất là trong các bích họa ở động Đôn Hoàng) thường được tấu bằng cách ôm vào lòng, dùng ngón tay gẩy, còn Thụ Không Hầu và Ngọa Không Hầu phải đặt trên giá.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[7] Bát-đầu-ma (Padma): Hoa sen hồng.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[8] Lục niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[9] Ở chỗ này, Hòa Thượng Tịnh Không có một kiến giải hết sức độc đáo. Trong khi giảng kinh Vô Lượng Thọ, Ngài đã nhắc đến đoạn kinh văn này và nói: <I>"Đã là đệ tử Phật, đương nhiên phải tin nhân quả. Nếu không tin nhân quả thì làm sao còn gọi là Phật tử cho được? Tin sâu nhân quả trong đoạn này chính là tin chắc dùng cái nhân niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ sẽ đắc quả thành Phật".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[10] Bách Pháp Minh Môn chính là trí huệ môn của hàng Sơ Địa Bồ Tát. Minh là trí huệ, Môn nghĩa là tiến nhập. Trí huệ có thể hiểu thấu suốt chân tánh của trăm môn sai biệt nên gọi là Minh Môn. Chữ Bách Pháp có hai cách hiểu:</P>

<P class=MsoFootnoteText>1. Bách pháp là một trăm pháp của hàng Thập Tín như trong kinh Bồ Tát Anh Lạc đã giảng.</P>

<P class=MsoFootnoteText>2. Bách pháp là một trăm pháp thuộc về Ngũ Vị như trong Bách Pháp Minh Môn Luận đã giảng.</P>

<P class=MsoFootnoteText>Nói chung, người ta thường hiểu theo cách thứ hai, tức là đối với hết thảy các pháp trong thế gian được quy nạp thành một trăm loại lớn (nên gọi là bách pháp). Hiểu theo cách nào thì đắc bách pháp minh môn cũng đều có nghĩa là đã thấu hiểu Thật Tướng của các pháp.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[11] Nguyên văn "<I>trường quỵ</I>": Quỳ thẳng mình, chỉ có đầu gối và cẳng chân tỳ xuống đất, từ đầu đến đầu gối giữ cho nằm trên một đường thẳng.</P>

<P>[12] Sa Di (Śrāmanera) là danh xưng để gọi là những hàng xuất gia nam giới sơ cấp. Chữ Sa Di được dịch nghĩa là Cần Sách Nam (người nam siêng năng tinh tấn) ý nói sẽ siêng gắng cầu được thọ giới Sa Di. Chữ này còn dịch là Tức Từ, nghĩa là "dứt ác, hành từ". Nữ nhân thì được gọi là Sa Di Ni. Người xuất gia, sau khi được Tăng đoàn chấp thuận, xét thấy tư cách phù hợp, thì phải được một vị tỳ-kheo tối thiểu đã thọ Cụ Túc Giới từ 10 năm trở lên thế độ, truyền thọ Ngũ Giới và Thập Giới. Sa Di lại được chia thành nhiều loại:</P>

<P>1. Khu Ô Sa Di (Sa Di đuổi quạ): từ 7 tuổi đến 13 tuổi.</P>

<P>2. Ứng Pháp Sa Di: Từ 14 đến 19 tuổi, do đã có thể thông hiểu, vâng giữ đúng pháp.</P>

<P>3. Danh Tự Sa Di: Những người từ 20 đến 70 tuổi, bởi lẽ, những người này đã có thể thọ giới Cụ Túc, nhưng do chưa thọ Đại Giới, nên tạm gọi là Sa Di.</P>

<P class=MsoFootnoteText>Riêng đối với nữ nhân, trước khi được thọ đại giới thành tỳ-kheo-ni thì Sa Di Ni lại phải qua một giai đoạn nữa gọi là Thức Xoa Ma Na (Học Pháp Nữ).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[13] Cụ Túc Giới: Giới của tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni. Thông thường, theo truyền thống Bắc Tông, Cụ Túc Giới được truyền thừa và tuân thủ theo như Tứ Phần Luật quy định. Tỳ-kheo thọ 250 giới, tỳ-kheo-ni thọ 348 giới. Người thọ Cụ Túc Giới tối thiểu phải tròn 20 tuổi, nhưng không được vượt quá 70 tuổi, đã từng thọ Sa Di Giới, không vi phạm lỗi, không có ác tướng, ẩn tật, và phải được sự chứng minh và truyền thọ giới pháp của Tam Sư Thất Chứng.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[14] Tăng Kỳ (Samghika): Có nghĩa là Đại Chúng. Tăng Kỳ vật là đồ vật thuộc chúng hiện tiền tăng, thường trụ tăng.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[15] Chữ "niệm Phật" ở đây chỉ chung các phép niệm Phật không phải là Trì Danh, đặc biệt chỉ cho cách Quán Tưởng Niệm Phật trong Quán Kinh. Chính từ câu này, Thiện Đạo đại sư đã nhấn mạnh Quán Kinh quy kết về Trì Danh Niệm Phật.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[16] Vô Ương Số (Asamkhyeyam hoặc Asankhya) là từ ngữ dịch nghĩa của chữ A-tăng-kỳ. Ương (央) ở đây là hết, cùng tận. Chữ A-tăng-kỳ vốn dùng để chỉ một thời gian rất dài, về sau được dùng để chỉ một con số rất lớn. Chữ này còn được dịch là Vô Lượng Số. Nếu hiểu là một con số lớn cụ thể thì một A-tăng-kỳ là một ngàn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn triệu (tám chữ vạn. Một vạn vạn là một ức, một vạn ức là một triệu). Đôi khi kinh điển dùng chữ này để phiếm chỉ con số rất lớn, chẳng thể đếm được. Theo ngu ý, trong kinh này, chữ Vô Ương Số dùng với ý nghĩa phiếm chỉ.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[17] Cư sĩ Hứa Chỉ Tịnh chép chữ này là "kiếp" (劫), còn những bản lưu hành thường chép là khê (佉, còn đọc là "khư").</P>

<P class=MsoFootnoteText>[18] Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm Chú: <I>"Kính lễ Tam Bảo, kính lễ Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như Lai, kính lễ Nhất Thiết Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, kính lễ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát Đại Bi giả. Đát điệt tha, ám, đạt ra, đạt la. Địa rị, địa rị. Đỗ rô, đỗ rô. Nhất sái phạt sái. Chiết lệ, chiết lệ. Bát ra chiết lệ, bát ra chiết lệ. Câu tố mê. Câu tô ma phạt lệ. Nhất lý, di lý. Chỉ lý, chỉ trưng. Xã ma ba lệ da, tuất đà tát đỏa. Mạc ha ca rô ni ca, sa ha"</I> (Namo ratna trayāya. Namah ārya jñāna sagāra vairochana vyuhā rājāya tathāgatāya arhate samyaksam buddhāya. Namah sarva tathāgatebhyah, arhadbhyah samyaksam buddhebhyah. Namah ārya Avalokiteshvarāya bodhisattvāya, mahāsattvāya mahākārunikāya. Tadyathā: Aum, dhara dhara. Dhiri, dhiri. Dhuru, dhuru. Itti, vatte. Chale, chale. Prachale, prachale. Kusume. Kusuma vare. Ili, mili. Citi jvalam. Apanaye, svāha). Phần phiên âm tiếng Hán dựa theo bản dịch của ngài Huyền Trang (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, kinh số 1071, tập 20), phần tiếng Phạn dựa theo tác phẩm <I>Nyung Na, The means of Achievement of the Eleven-faced Great Compassionate One, Avalokiteshvara</I> (do Lama Thubten Zopa Rinpoche và George Churinoff biên dịch, Wisdom Publications, Boston, 1995, trang 105). So với bản tiếng Phạn, bản của ngài Huyền Trang dài hơn.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[19] Bốn tội căn bản chính là Sát, Đạo, Dâm, Vọng (giết, tội, dâm, nói dối).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[20] Bất Không Quyến Sách Thần Chú<I>: "Đát điệt tha: Ám, chiết lạc, chiết lạc. Chỉ lý, chỉ lý. Chủ lỗ, chủ lỗ. Khể thủ cụ đại bi giả. Tát lạc, tát lạc. Tử lý, tử lý. Chỉ lý, chỉ lý. Tỵ lý, tỵ lý. Khể thủ đại liên hoa thủ. Yết la, yết la. Cát lợi, cát lợi. Khuất lộ, khuất lộ. Khể thủ đại tịnh hữu tình. Bột phược, bột phược. Tha bà, tha bà. Khẩn ni, khẩn ni. Khể thủ cực tịnh hữu tình. Yết lạc, yết lạc. Chỉ lợi, chỉ lợi. Củ lỗ, củ lỗ. Khể thủ đắc đại thế giả. Chiết la, chiết la. San chiết la, san chiết la. Tỳ chiết la, tỳ chiết la. Y chiết tra, y chiết tra. Bạt lạc, bạt lạc. Tỵ lợi, tỵ lợi. Bộ lỗ, bộ lỗ. Ế hế, ế hế. Khể thủ đại bi đại thú vương tướng. Đạt lạc, đạt lạc. Tát lạc, tát lạc. Chiết lạc, chiết lạc. Bát lạc, bát lạc. Hát lạc, hát lạc. Ha ha. Hế hế. Hô hô. Ông ca lạc. Khể thủ đại phạm vương tướng. Đạt lạc, đạt lạc. Địa rị, địa rị. Đỗ lỗ, đỗ lỗ. Đát lạc, đát lạc. Tát lạc, tát lạc. Bát lạc, bát lạc. Phiệt lạc, phiệt lạc. Khể thủ bách thiên quang trang nghiêm thân. Thập phiệt la, thập phiệt la. Đáp bá, đáp bá. Bạc già phạm. Khể thủ nhật nguyệt diêm ma phiệt lỗ noa cự phệ la thích phạm. Dữ tài đẳng thiên tiên chúng sở cúng dường chi. Mạt lạc, mạt lạc. Di lý, di lý. Mẫu lỗ, mẫu lỗ. Tốt lỗ, tốt lỗ. Chủ lỗ, chủ lỗ. Khể thủ tát nại đồng tử lỗ đạt la y, tỳ sắt nộ đạt nại đà, tiên na dược ca, tỳ na dược ca chúng đa hình tướng. Đạt lạc, đạt lạc. Địa lý, địa lý. Đỗ lỗ, đỗ lỗ. Thát lạc, thát lạc. Yết lạc, yết lạc. Bát lạc, bát lạc. Đỗ lạc, đỗ lạc. Lạt lạc, lạt lạc. Hát lạc, hát lạc. Mạt lạc, mạt lạc. Phiệt lạc, phiệt lạc. Khể thủ dữ nguyện phổ quán thắng quán thế tự tại, đại tự tại. Mẫu hô, mẫu hô. Mẫu lỗ, mẫu lỗ. Mẫu da, mẫu da. Muộn giá, muộn giá. Lạc xoa, lạc xoa. Khể thủ năng linh ngã cập nhất thiết hữu tình. Giải thoát nhất thiết bố úy. Giải thoát nhất thiết yểm cổ. Giải thoát nhất thiết tai hoạnh. Giải thoát nhất thiết tật bệnh. Giải thoát nhất thiết tà mị võng lượng. Giải thoát nhất thiết oán gia sát phược khủng hát</I> <I>đỏa đả. Giải thoát nhất thiết vương nạn, tặc nạn. Giải thoát nhất thiết thủy hỏa phong nạn. Giải thoát nhất thiết đao độc đẳng nạn giả. Yết noa, yết noa. Khẩn ni, khẩn ni. Khuất nữu, khuất nữu. Chiết lạc, chiết lạc. Khể thủ năng khai thị nhất thiết căn lực giác chi đạo chi tứ thánh đế giả. Đáp ma, đáp ma. Táp ma, táp ma. Mạt sa, mạt sa. Khể thủ năng trừ chư đại hắc ám. Sanh trưởng mãn túc lục ba la mật đa giả. Di lý, di lý. Trá trá trá trá, trá trá trá trá. Trí trí trí trí, chú chú chú chú. Khể thủ bị phục y nê da bì. Cụ đại từ bi, tự tại, đại tự tại. Năng phá nhất thiết ác quỷ thần giả. Tốc lai, tốc lai, cứu hộ ngã đẳng. Cự lô, cự lô. Bát lạc, bát lạc. Tát lạc, tát lạc. Yết lạc, yết lạc. Yết trá, yết trá. Mạt trá, mạt trá. Khể thủ trụ tịnh độ cụ đại bi giả. Thân bội bạch cát tường lũ. Cảnh đới chúng bảo anh lạc. Thủ quan hoa man bảo quan. Ư bảo quan trung đương ư đỉnh thượng hữu nhất thiết trí tượng. Thủ chấp hy hữu đại bảo liên hoa. Ư chư tĩnh lự đẳng trì giải thoát chúng diệu công đức, giai bất khuynh động, thiện năng thành thục nhất thiết hữu tình. Cụ đại từ bi, năng trừ nhất thiết nghiệp chướng. Năng cứu nhất thiết bệnh khổ. Phổ năng an ủy nhất thiết hữu tình. Ám, hiệt lợi đát lại lộ ca tỳ đồ da. Án, mộ già bát xa, hiệt rị đạt da. Án, bát lạt để hát đa. Án, bái, sa ha. Nạp mạc a mạc già da, sa ha. Nạp mạc a thị đa da, sa ha. Nạp mạc a bát la để đa da, sa ha. Nạp mộ phiệt lạc bát lạt đả da, sa ha. Nạp mộ tát bà yết ma tất đạt duệ, sa ha. Yểm xã da tráng, sa ha".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[21] Bản kinh này do ngài Bất Không dịch vào đời Đường, được đánh số 1033, tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Bài chú căn bản do Quán Thế Âm Bồ Tát nói trong kinh này có tên là Tự Tâm Chân Ngôn ("<I>Nẵng mô ra đát nẵng ra dạ dã. Nẵng mô a rị dạ phạ lộ chỉ đế thấp phạ ra dã. Mạo địa tát đát phạ dã, ma ha tát đát phạ dã. Ma ha ca rô ni ca dã. Đát nễ dã tha: Bả nạp ma bát nê. Sa ra, sa ra. Ê hệ, duệ hế. Bà nga vãm. Nẵng rị dạ phạ lộ chỉ đế thấp phạ ra, a rô lực</I>").</P>

<P class=MsoFootnoteText>[22] Bài kinh này được đánh số 1103b trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, do ngài Trí Thông dịch vào đời Đường. Tùy Tâm Tự Tại Vương Chú: <I>"Nẵng mô ra đát na đa ra dã da. Nẵng mô a rị da phạ lô chỉ đế thấp phạ ra da. Mạo địa tát phạ da. Ma ha đát phạ da. Ma ha ca rô ni ca da. Đát nễ dã tha: Án, đa rị, đa rị, đốt đa rị. Đốt đốt đa rị, đốt rị. Sa phạ ha"</I>.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[23] Bản kinh này được đánh số 882 trong tập 18 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, gồm 3 quyển do ngài Thi Hộ dịch vào đời Tống.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[24] Bản kinh này có tên gọi đầy đủ là A Rị Đa La Đà La Ni A Rô Lực Kinh, được đánh số 1039, xếp vào tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, do ngài Bất Không dịch vào đời Đường.</P>

<P>[25] Bản kinh này được đánh số 1116, xếp vào tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, do ngài Thi Hộ dịch vào đời Đường. Bài chú trong kinh này cũng có tên là Đại Bi Tâm Đà La Ni: <I>"Nẵng mô ra đát nẵng đát ra dạ dã. Nẵng ma a rị dã phạ lộ kiết đế thấp phạ ra dã, mạo địa tát đát phạ dã. Ma hạ tát đát phạ dã. Ma hạ ca rô ni ca dã. Đát nễ dã tha. Bát nạp mi, bát nạp mi, bát nạp ma, bát ra để sắt sỉ đế, bát nạp mô na ra. Ma hạ mạn noa la dụ hế sa ra, sa ra. Ca ra, ca ra, chỉ rị, chỉ rị, câu rô, câu rô. Ma hạ bà dã tam ma để đỗ. Nẵng đỗ, nẵng vĩ, đỗ nẵng vĩ, đỗ nẵng, hế rị dựng. Ma hạ vĩ nễ duệ, thâu đà dã, thâu đà dã, tát rị phạ, nặc cảm ma ba lãm ba ra ni di. Một đà dã. Một đà dã. Ma hạ nặc noa, nẵng bát ra nĩ bế, sa phạ hạ".</I></P>

<P>[26] Bản kinh này được đánh số 1100 trong tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, do ngài Bất Không dịch vào đời Đường. Diệp Y Quán Thế Âm Bồ Tát tâm chú: <I>"</I><I>Nẵng</I> <I>mô ra đát nẵng đát ra dạ dã. Nẵng mô a mi đá bà dã, đát tha nghiệt đá dạ, ra hạ đế tam miệu tam một đà dã. Nẵng mô a rị dã phạ lộ chỉ đế thấp phạ ra dã, mạo địa tát đát phạ dã. Ma ha tát đát phạ dã. Ma hạ ca rô ni ca dã. Nẵng mồ ma hạ sa tha ma bát ra bả đá dã. Mạo địa tát đát phạ dã. Ma hạ tát đát phạ dã. Ma hạ ca rô ni ca dã. Phạ ma ninh đát vãm nẵng ma tả mi. Đát vãm nẵng ma tả mi phạ ma ninh. Tỳ xá chỉ bát ra noa xả phạ rị. Bát ra noa xả phạ rị tỳ xá chỉ. Bà nga phạ để bả xả bả ra thâu bát xả đà rị nê. Dạ nĩnh ca, nĩnh chất. Bà dạ nĩnh duật đáp bả, nễ dã ma nẵng nĩnh duật đáp bả niên đế. Dạ ca thất chất nễ đa dữu, dạ ca thất chất đát ma rị dữu. Dạ ca thất chất, ma hạ ma rị dữu. Duệ kế chất nỗ bát nại ra phạ. Duệ kế chất nỗ bát dạ bà. Duệ kế chất nại địa dã bà phạ. Duệ kế chất nỗ bả tát ngược. Ô bả tát nga tam mãn đà phạ. Ốt bát niên đế. Tát phạ nĩnh đá nĩnh tát phạ sa đả. Tát phệ đế phạ ra. Y vũ bát niên đế nẵng. Bán ni đa sa đa na ninh nẵng tát để duệ. Tát để dã phạ kế nẵng. Nhạ nhạ nhạ nhạ. Y tỷ thất chỉ bán ni đá. Địa sắt sỉ đới mạn đát ra bát nãi. Ma ma tát phạ đát phược nan giả. Ra ca sảng củ rô. Ngu bất tỉnh củ rô. Bả rị đát ra nẫm củ rô. Bả rị nghiệt ra đát củ rô. Bả rị nghiệt ra đát củ rô. Bả rị bát ra nẵng củ rô. Phiến tỉnh củ rô. Sa rô sa để dã dã nẵng củ rô. Nan noa bả rị hạ lãng củ rô. Thiết sa đát ra bả rị hạ lãng củ rô. Sái nam củ rô. Vĩ sái nộ sái nam củ rô. Vỹ sái nẵng xả nẵng củ rô. Tỷ ma mãn đãng củ rô. Đà ra nễ mãn đảng tả củ rô. Đát nhĩ dã tha. A mật rị đế, a mật rị cấu nạp bà phệ. A thấp phạ sa đảng nghê. Ma ma ra, ma ma ra. Xả ma bát ra, xả ma. Đổ nô vĩ, đổ nô. Đổ lê, đổ mẫu lê, sa phạ hạ</I>".</P>

<P class=MsoFootnoteText>[27] Bản kinh này được đánh số 1050, xếp vào tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, do ngài Thiên Tức Tai dịch vào đời Tống. Lục Tự Đại Minh Chú được coi là xuất phát từ kinh này.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[28] Kinh này do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch vào năm Cảnh Long thứ 3 (709), được xếp vào tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, được coi là một trong những kinh điển chuyên dùng để tiêu tai cầu phước trong Mật Giáo. Kinh này còn có ba bản dịch khác nữa:</P>

<P class=MsoFootnoteText>1. Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú Kinh, do ngài Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường.</P>

<P class=MsoFootnoteText>2. Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni Kinh do ngài Bảo Tư Duy dịch vào đời Đường.</P>

<P class=MsoFootnoteText>3. Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni Chú Kinh do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường.</P>

<P class=MsoFootnoteText>So ra, bản của ngài Bồ Đề Lưu Chí đầy đủ nhất và lưu loát nhất. Bài căn bản chú trong kinh này được xếp vào trong Thập Chú của công phu sáng trong Thiền môn. Trong Đại Tạng Kinh còn có những bản niệm tụng nghi quỹ dành cho kinh này như Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Luân Đà La Ni Niệm Tụng Pháp (do ngài Bảo Tư Duy dịch), Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Niệm Tụng Nghi Quỹ (do ngài Bất Không dịch), Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già (do ngài Bất Không dịch), Quán Tự Tại Như Ý Luân Bồ Tát Du Già Yếu Pháp (do ngài Kim Cang Trí dịch) v.v...</P>

<P class=MsoFootnoteText>[29] Kinh này cũng do ngài Bất Không dịch vào đời Đường, được đánh số 1110 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 20. Vị La Sát Vương này do có một búi tóc nên gọi là Nhất Kế (hoặc chỉ phiên âm là Ế Ca Nhạ Trá, Ekajata). Vị này được đặc biệt tôn sùng trong dòng Cổ Mật của Phật Giáo Tây Tạng. Tâm chân ngôn là: <I>"Án, rô thất ra da, mẫu niết rị ninh duệ, nhạ tra, nhạ tra duệ, hồng, hồng, tra, sa phạ ha". </I>Tùy tâm chân ngôn: "<I>Ế hế duệ hế. Ế ca nhạ tra, ma ma mục khư nhạ da, sa phạ ha".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[30] Như tên gọi, đây là một tổng tập nhiều bài kinh nhỏ khác nhau (do nhiều người dịch) gồm 12 quyển, bao gồm nhiều chú pháp chia thành năm loại lớn (Phật Bộ, Bồ Tát Bộ, Kim Cang Bộ, Thiên Bộ, Phổ Tập Hội Đàn Pháp).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[31] Mã Đầu Quán Âm (Hayagriva) còn gọi là Mã Đầu Kim Cang, Mã Đầu Đại Lực Sĩ, hoặc Mã Đầu Minh Vương, đôi khi các nghi quỹ chỉ phiên âm danh hiệu Ngài là Ha Da Yết Rị Bà, hoặc Hạ Dã Ngật Lý Phạ, là một trong sáu thân quan trọng của Quán Thế Âm trong Mật Giáo. Do Ngài có hình đầu ngựa ở trên đỉnh nên gọi là Mã Đầu Quán Âm. Đây chính là thân hộ pháp minh vương chủ yếu nhằm hóa độ súc sanh đạo. Ngài thường được tạc tượng với sắc thân hồng, ba mặt, tám tay, mỗi mặt có ba mắt to tròn, nhe nanh, trợn mắt, tóc rối bồng dựng lên tua tủa. Truyền thống Mật Tông Tây Tạng thường vẽ hình Ngài có hai cánh. Hình dạng này thường được gọi là Sư Tử Vô Úy Tướng. Tám tay biểu thị bi trí song vận, ba mắt phẫn nộ biểu thị hàng phục ác ma trong tam giới, nanh nhọn chĩa ra ngoài biểu thị chấn nhiếp hết thảy ma chướng gây chướng ngại cho người tu học. Bổn thệ của Ngài là hàng phục La Sát, ác ma, ác thần, hết thảy ác chướng gây ra bởi tám bộ quỷ thần, tiêu trừ nghiệp chướng, ôn dịch, bệnh khổ, dẹp trừ hết thảy tà pháp do ác ma tạo ra.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[32] Trong bản kinh Thiên Chuyển Đà La Ni Quán Thế Âm Bồ Tát Chú Kinh có nói: "<I>Nghiệp chướng tụ tập trong ngàn kiếp, hễ niệm tụng chú này một lúc sẽ đều tiêu diệt sạch, gieo thiện căn với một ngàn đức Phật, vượt khỏi sự lưu chuyển sanh lão bệnh tử trong một ngàn kiếp. Khi bỏ thân này liền thấy một ngàn vị Chuyển Luân Vương".</I>Dựa theo ý này, vào thời Đường - Tống, Mật giáo Trung Hoa đã chế ra Thiên Chuyển Quán Âm Chú Đồ gồm hình Quán Thế Âm ngồi giữa, chung quanh viết thành 5 tầng chú ngữ. Ba tầng đầu viết theo hình tròn xoay, hai tầng sau viết thành hình vuông, đều xoay theo chiều kim đồng hồ. Tầng thứ nhất là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Thiên Chuyển Diệt Tội Đà La Ni, tầng thứ hai là Pháp Thân Duyên Sanh Kệ, tầng thứ ba là Đại Kim Cang Cát Tường Phật Nhãn Đà La Ni, tầng thứ tư là Nhất Thiết Như Lai Tùy Tâm Đà La Ni, và tầng ngoài cùng là Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ngũ Tự Đà La Ni. Xen vào giữa bốn góc của hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tức là ở giữa tầng ba và tầng tư là chủng tự của Kim Cang Ca Bồ Tát, Kim Cang Vũ Bồ Tát, Kim Cang Hỷ Bồ Tát, và Kim Cang Man Bồ Tát.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[33] Bản kinh này có tên gọi đầy đủ là Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú Kinh do ngài Trí Thông dịch vào đời Đường. Kinh này thường được coi là bản dịch khác của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh (do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch). Ngoài ra, kinh này còn có một bản dịch khác Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Mỗ Đà La Ni Thân Kinh (do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch vào đời Đường). Hỷ Kiến Chi Phần Đại Diệu Thân Bảo Tràng Thiên Tý Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Đại Bi Thân Đà La Ni (tức quyển 11 của bộ Thích Giáo Tối Thượng Thừa Mật Tạng Đà La Ni Tập) là một dị bản khác của bản dịch này. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng còn có những bản kinh liên quan đến chú Đại Bi như Kim Cang Đảnh Du Già Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Tu Hành Nghi Quỹ Kinh (do ngài Bất Không dịch), Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Trị Bệnh Hợp Dược Kinh (do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch), Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú Bổn (do ngài Kim Cang Trí dịch), Thế Tôn Thánh Giả Thiên Nhãn Thiên Thủ Thiên Túc Thiên Thiệt Thiên Tý Quán Tự Tại Bồ Đề Tát Đỏa Đát Phạ Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (mất tên người dịch), Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (do ngài Bất Không dịch), Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh (do ngài Tam Muội Tô Phạ La dịch vào đời Đường), Đại Bi Tâm Đà La Ni Tu Hành Niệm Lược Nghi (do ngài Bất Không dịch), Thiên Thủ Quán Âm Tạo Thứ Đệ Pháp Nghi Quỹ (do ngài Thiện Vô Úy dịch vào đời Đường) v.v...</P>

<P class=MsoFootnoteText>[34] Kinh này cũng do ngài Trí Thông dịch vào đời Đường (được đánh số 1038 và xếp vào tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh). Một bản dịch khác của kinh này là Quán Tự Tại Bồ Tát Thuyết Phổ Hiền Đà La Ni Kinh (do ngài Bất Không dịch vào đời Đường).</P>

<P>[35] Kinh này có tên gọi đầy đủ là Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Danh Hiệu Đà La Ni Kinh, do ngài Pháp Hiền dịch vào đời Tống. Kinh này khá ngắn. Trước tiên, Quán Thế Âm Bồ Tát nêu lên danh hiệu của các đức Phật như: Bảo Sư Tử Tự Tại Như Lai, Bảo Vân Như Lai, Bảo Trang Nghiêm Tạng Như Lai, Sư Tử Đại Vân Như Lai, Vân Sư Tử Như Lai, Tu Di Như Lai, Sư Tử Hống Như Lai, Sư Tử Lợi Như Lai, Phạm Âm Như Lai, Thiện Ái Như Lai, Liên Hoa Thượng Như Lai, Nhiên Đăng Như Lai, Liên Hoa Sanh Như Lai, Tốn Na La Như Lai, Trì Hoa Như Lai, Trì Bảo Như Lai, Pháp Sanh Như Lai, Nhật Quang Như Lai, Nhật Chiếu Như Lai, Nguyệt Quang Như Lai, Vô Lượng Tạng Như Lai, Vô Lượng Trang Nghiêm Tạng Như Lai, Vô Lượng Quang Như Lai, Liên Hoa Tạng Như Lai, Thiên Diệu Âm Như Lai, Câu Chỉ La Âm Như Lai. Rồi nói bài chú như sau: <I>"Đát nễ tha: Tát đổ ra thi đế du nhạ na thiết đa tát hạ tát ra ni. Nhạ sá bà ra mạt cô trá lãng hất rị đa. Đà ra ni sa hạ. Tát rị phạ, đát tha nga đa mẫu lý để đa. Đà ra ni sa hạ. A phạ lộ kiết đế thuyết ra dã sa hạ. Tát rị phạ đát tha nga đô ô sắt nị sa. Đà ra ni sa hạ. Tát rị phạ đát tha nga đa bà thỉ đa. Đạt rị ma tắc kiến đà. Đà ra ni sa hạ. Tát rị phạ đá tha nga đa bà thỉ đa. Táp bát đa đà ra ni sa hạ. Bát nạp ma a bà nhĩ ca dã sa hạ. A sắt trá ma hạ bạt dã đà ra ni sa hạ. Thuế đa phạ lan noa dã sa hạ. Tát rị phạ đát tha nga đa na ma đà ra ni sa hạ. A thi đế bát nạp ma thiết nhĩ ca dã đát tha nga đa đà ra ni sa hạ. Bát nạp ma hạ tất đa dã sa hạ. Tát rị phạ mãn đát ra đà ra ni sa hạ".</I></P>

<P class=MsoFootnoteText>[36] Bố tự pháp: Quán tưởng để đặt các chữ Phạn vào các vị trí tương ứng, chẳng hạn quán nơi tim mình có hoa sen, bên trên có vầng mặt trăng chồng lên tầng mặt trời, từ chính giữa mặt trăng xuất hiện chữ Aum có màu trắng v.v...</P>

<P class=MsoFootnoteText>[37] Tam tâm: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[38] Nguyên văn ghi là "mùa Thu năm Dân Quốc thứ 10 (1921)", nhưng trong đoạn trên ghi là cô Quân Can mất vào năm Dân Quốc 15 (1926). Chắc chắn đây là lỗi ấn loát. Do vậy, chúng tôi sửa thành năm Dân Quốc 20 cho phù hợp, tuy rất có thể là ông Thông Bạch trở về An Huy ngay trong năm ấy (tức năm Dân Quốc 15).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[39] Tứ Trí là do tám thức chuyển biến thành, chỉ có quả vị Phật mới trọn đủ Tứ Trí:</P>

<P class=MsoFootnoteText>1. Từ năm thức đầu (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Thức) chuyển thành Thành Sở Tác Trí.</P>

<P class=MsoFootnoteText>2. Ý Thức chuyển thành Diệu Quán Sát Trí.</P>

<P class=MsoFootnoteText>3. Mạt Na Thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí.</P>

<P class=MsoFootnoteText>4. A Lại Da Thức chuyển thành Đại Viên Kính Trí.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[40] Theo Kim Cang Đảnh Du Già Lược Xuất Niệm Tụng Kinh, Tứ Nhiếp Bồ Tát biểu thị sự nhiếp thọ chúng sanh phát xuất từ trí lực vô tận của Như Lai, gồm:</P>

<P class=MsoFootnoteText>1. Kim Cang Câu (Vajrankusa): Lôi kéo, chiêu dụ chúng sanh hướng về Phật đạo.</P>

<P class=MsoFootnoteText>2. Kim Cang Sách (Vajravesa): Trói buộc, giữ yên chúng sanh nơi chánh đạo, không thoái chuyển.</P>

<P class=MsoFootnoteText>3. Kim Cang Tỏa (Vajrasphota): Giữ cho chúng sanh kiên định nơi pháp đã chứng, tiến hướng tăng tấn.</P>

<P class=MsoFootnoteText>4. Kim Cang Linh (Vajravesa): Chúng sanh an trụ nơi pháp, hoàn thành sự nghiệp, hoan hỷ, hớn hở.</P>

<P class=MsoFootnoteText>Nếu chiếu theo ý nghĩa của Hiển Giáo, bốn vị Bồ Tát này tương ứng với hạnh Tứ Nhiếp (Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự).</P>

<P class=MsoFootnoteText>[41] Bát Cúng Dường Kim Cang Bồ Tát: Gồm có Nội Cúng Dường và Ngoại Cúng Dường. Nội Cúng Dường Bồ Tát biểu thị cho những Chánh Định Đức do Như Lai đã chứng được, từ trong chánh định Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai) lưu xuất ra bốn vị Nội Cúng Dường Bồ Tát: Kim Cang Hỷ (thân cận A Súc Như Lai), Kim Cang Man (thân cận Bảo Sanh Như Lai), Kim Cang Ca (thân cận A Di Đà Như Lai), Kim Cang Vũ (thân cận Bất Không Thành Tựu Như Lai). Ngoại Cúng Dường do bốn vị Như Lai mỗi vị lưu xuất nhằm cúng dường Đại Nhật Như Lai, tức là A Súc Như Lai lưu xuất Hương Cúng Dường Bồ Tát, Bảo Sanh Như Lai lưu xuất Hoa Cúng Dường Bồ Tát, A Di Đà Như Lai lưu xuất Đăng Cúng Dường Bồ Tát, Bất Không Thành Tựu lưu xuất Đồ Hương Bồ Tát.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[42] Trong sách Bát Thức Quy Củ Trực Giải, tổ Ngẫu Ích đã giảng câu này như sau: <I>"Thức này có nhiều tên gọi. Tên thứ nhất là A Lại Da Thức, do nó bị thức thứ bảy chấp là Ngã. Cái tên gọi này mãi cho đến khi chứng được Bất Động Địa thì mới vĩnh viễn khuất phục Ngã Chấp, bỏ được danh xưng này. Tên thứ hai là Dị Thục Thức. Do thiện nghiệp, ác nghiệp, vô lậu nghiệp [được chứa trong thức ấy] khi chín muồi sẽ chiêu cảm lấy quả báo. Tên gọi này mãi cho đến khi viên mãn Phật quả nơi đạo Kim Cang rồi mới bỏ được. Tên thứ ba là Nhất Thiết Chủng Thức, được sử dụng cho các địa vị phàm thánh xét về nhân lẫn quả, mãi cho đến khi thành Phật rồi thì nó mới chỉ gìn giữ những hạt giống thiện vô lậu"</I>.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[43] Nguyên văn: <I>"Kim Cang nãi mộc cương chi thần".</I> Từ ngữ <I>"mộc cương"</I> xuất phát từ một câu trong Hán Thư:<I>"Châu Xương, mộc cương nhân dã".</I> Nhan Sư Cổ chú giải: <I>"Ý nói người tánh chất cứng cỏi như gỗ đá vậy"</I>. Từ đó, từ ngữ <I>"mộc cương"</I> dùng để chỉ người tánh tình chất trực, cứng cỏi, đôi khi cũng dùng để chỉ người cứng cỏi đến mức ngoan cố. Trong các trước tác trước đó, do không xét kỹ, ông Đinh Phước Bảo đã hiểu lầm chữ Kim Cang trong tựa đề kinh Kim Cang chính là thần Kim Cang hộ pháp thay vì Kim Cang là một chất cứng rắn không có gì có thể phá hoại được nó. Khi bị phê bình, thay vì phục thiện sửa sang, qua tác phẩm Phật Học Chỉ Nam, ông Đinh lại dẫn lời của Ông Đàm Khê để lấp liếm sự thiếu sót của mình, chứ không chịu thừa nhận sai sót, cho nên mới bị ông Lưu Khế Tịnh chê trách.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[44] Xử (Vajra) gọi đủ là Kim Cang Xử (đôi khi thường được dịch là "chày Kim Cang"), vốn là vũ khí của Đế Thích làm bằng chất Kim Cang, không loài nào đương cự được. Kim Cang cứng rắn nhất, không gì có thể phá hủy hay tiêu hủy được. Kim Cang Xử thường bị người Tây Phương dịch thành "lưỡi tầm sét" (thunderbolt), khiến cho ý nghĩa sâu thẳm của Kim Cang Xử bị hiểu sai lệch khá nhiều!</P>

<P class=MsoFootnoteText>[45] Vườn Tiêu Dao vốn là Thượng Uyển của vua Hậu Tần (Diêu Trành và Diêu Hưng), về sau được dành riêng cho ngài Cưu Ma La Thập ở để dịch kinh.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[46] Thanh Chỉ là một loại cỏ thơm, lá xanh non, có lông mịn, nở hoa màu trắng vào mùa Hạ, quả có hình thon tròn, thuộc họ Đương Quy, củ có thể dùng để làm thuốc, thường được chia thành nhiều loại như Hưng An Chỉ, Xuyên Bạch Chỉ, Hàng Bạch Chỉ v.v...</P>

<P class=MsoFootnoteText>[47] Mộc Xích (còn gọi là Thủ Xích hay chỉ gọi gọn là Xích) là một khối gỗ nhỏ từ hai đến ba tấc, để trơn hoặc sơn đỏ, trên lưng khắc ba chữ Án Á Hồng. Trước khi tuyên pháp ngữ trong giảng tòa hay trong các pháp hội, vị chủ sám sẽ dùng Xích đập xuống bàn, tạo sự chú ý. Đôi khi trong các pháp hội, vị Sám Chủ còn dùng Xích để vỗ xuống bàn nhằm tạo hiệu lệnh cho các kinh sư hòa tiếng chuyển giọng khi đổi sang một thể điệu tán tụng mới.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[48] Quyển vàng trục đỏ (hoàng quyển xích trục) là thuật ngữ để chỉ kinh Phật. Do thời cổ, kinh thường được in trên giấy vàng (do tẩm hóa chất nên có màu vàng, thường là chất hoàng liên, để ngừa mối mọt) dài, cuộn thành quyển, chứ không xếp thành sách như sau này. Hai đầu tờ giấy lớn ấy phải gắn trục bằng gỗ sơn đỏ (vừa để trang trí, vừa dễ thấy để người đọc nắm hai trục từ từ mở ra, không làm rách kinh).</P>

<P class=MsoFootnoteText>Vạch cân (định bàn tinh): Những vạch khắc trên đòn cân để người dùng cân biết được trọng lượng của vật đem cân.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[49] Thanh Long Sớ Sao chính là tác phẩm chú giải kinh Kim Cang của ngài Đức Sơn Tuyên Giám. Sư tinh thông kinh tạng, thường giảng kinh Kim Cang nên mới viết bộ Thanh Long Sớ Sao (một trăm quyển), nổi danh lừng lẫy thuở ấy, đến nỗi người ta thường gọi Sư là Châu Kim Cang (do họ ngoài đời của Sư là Châu). Nghe nói Thiền gia phương Nam chủ trương <I>"chẳng lập văn tự, kiến tánh trực chỉ",</I> Sư cảm thấy bất bình, cho là lũ cuồng ma ở phương Nam hoại loạn Phật pháp, quyết đến cật vấn nhằm khuất phục họ, bèn gánh Thanh Long Sớ Sao rời đất Thục. Vừa mới đến Phong Dương thì gặp bà bán bánh, được điểm hóa, Sư mới dứt cuồng tâm, dốc lòng theo học với ngài Long Đàm thiền sư. Khi đã liễu ngộ, bèn đối trước Phật điện, đốt sạch bộ Thanh Long Sớ Sao.</P>

<P class=MsoFootnoteText>[50] Tức du tăng, do những vị ấy thường du hóa, không ở nơi nào nhất định, giống như mây trôi nước chảy tùy duyên tự tại nên gọi là Vân Thủy Tăng.</P>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro