quan tri

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 10: Chức năng lãnh đạo là gì? Một nhà lãnh đạo thành công cần những phẩm chất gì?

Quản trị là quá trình sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu thông qua các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến người khác để họ thể hiện những hành vi nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Nội dung:

-   Hiểu biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, chỉ dẫn những người khác. (trong đó “động cơ” là mục đích chủ quan của con người, thúc đẩy con người hành động đáp ứng các nhu cầu đặt ra)

-   Chọn lọc những phong cách làm việc cho phù hợp với những đối tượng cùng hoàn cảnh và sở trường của người lãnh đạo

-   Giải quyết các xung đột giữa các cá nhân, thắng được sức ỳ của các thành viên.

Nguyên tắc lãnh đạo:

1) Đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu

-   Mỗi cá nhân, bộ phận trong tổ chức có mục tiêu nhất định; để lãnh đạo thành công, nhà quản trị phải tạo ra sự giao thoa “hài hòa” giữa các mục tiêu của mỗi cá nhân với mỗi bộ phận và toàn bộ tổ chức. Phải dung hòa được lợi ích của cá nhân với nhau và với tập thể, giữa cá bộ phận với nhau và toàn bộ tổ chức.

-   Sự thống nhất về mục tiêu, nguyện vọng, ước muốn là cơ sở bền vững cho sự thống nhất về nhận thức cà hành động, tạo sức mạnh của tổ chức để đạt được mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi cá nhân, bộ phận.

2) Nhà quản trị phải đóng vai trò là “phương tiện” để nhân viên thỏa mãn được nhu cầu và ước muốn của họ

- Nhân viên thường có xu hướng phục tùng, đi theo, làm theo những ai giúp họ thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của họ

- Hoạt động lãnh đão của nhà quản trị là chỉ dẫn, tạo động lực cho nhân viên để họ hành động thực hiện mục tiêu của tổ chức, qua đó đạt được mục tiêu riêng của mình. Để làm được điều đó, nhà quản trị phải biết được nhu cầu, động cơ và hành vi của nhân viên.

3) Làm việc (lãnh đạo) phải theo chức trách, quyền hạn.

- Mổi nhà quản trị trong hệ thống tổ chức đều có quyền, trách nhiệm theo quy định và chỉ được sử dụng quyền hạn trong phạm vi chức trách của mình để tác động (gây ảnh hưởng) đến nhân viên dưới quyền mình

- Tránh xu hướng lạm dụng hay né tránh quyền lực đều có thể dẫn đến hậu quả xấu trong hành động lãnh đạo.

- Sử dụng quyền lực phải gắn với trách nhiệm.

4) Ủy nhiệm và ủy quyền

- Ủy nhiệm và ủy quyền là trao nhiệm vụ và quyền để họ thay mình thực hiện (giải quyết) nhiệm vụ nào đó

- Cho người khác quá trình ủy quyền gồm:

   + Xác định kết quả mong muốn

   + Giao nhiệm vụ

   + Giao quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ

-   Ủy quyền có thể bằng miện hay bằng văn bản

-   Ủy nhiệm, ủy quyền giúp nhà quản trị có thể giảm nhẹ công việc phải làm (vì 1 người không thể làm tất cả mọi việc để hoàn thành mục tiêu) để tập trung vào những khâu then chốt, vừa kích thích tính tự chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của cấp dưới qua đó hoàn thành phần công việc (lãnh đạo) trong phạm vi chức trách tốt hơn.

-   Các nguyên tắc cần tuân thủ trong ủy nhiệm, ủy quyền:

+  Ủy nhiệm, ủy quyền phải trong phạm vi chức trách của mình;

+ Trao quyền phải gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ tương xứng;

+ Thời hạn ủy quyền, ủy nhiệm phải xác định rõ;

- Cần tránh 2 xu hướn trong ủy nhiệm, ủy quyền:

   + Cấp trên ôm đồm, không đủ cấp dưới dẫn đến mệt mỏi, công việc không chạy, hiệu quả thấp.

   + Giao cho cấp dưới xong buông xuôi, không kiểm soát à hậu quả xấu.

Phong cách lãnh đạo là biểu hiện của phong cách nhà quản trị, là những dạng chung nhất của hành vi, cách ứng xử của người lãnh đạo đối với người dưới quyền trong quá trình lãnh đạo nhằm đạt được mục tiêu.

Các phong các lãnh đạo:

1) Độc đoán (chuyên quyền): Nhà quản trị thường thu hút tập thể vào tham gia thảo luận để quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, bản thân chỉ tự quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm, còn các vấn đề khác thường ủy quyền cho cấp dưới tự quyết định trong giới hạn cho phép. Khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp. Nhà quản trị sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện nhân viên.

Ưu điểm là giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và giữ bí mật ý đồ. Tuy nhiên sẽ triệt tiêu tính sáng tạo của mọi ngừoi trong tồ chức. Đây là phong cách đặc biệt cần thiết khi tổ chức hay bộ phận mới thành lập, khi có nhiều mâu thuẫn và xung đột phát sinh trong hệ thống khi cần giải quyết những vấn đề khẩn cấp và cần giữ bí mật.

2) Dân chủ: Nhà quản trị thường thu hút tập thể vào tham gia thảo luận để quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, bản thân chỉ tự quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm, còn các vấn đề khác thường ủy quyền cho cấp dưới tự quyết định trong giới hạn cho phép. Khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp. Nhà quản trị sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện nhân viên.

Ưu điểm là phát huy được tính sáng tạo của đội ngũ nhân  lực và tạo đuợc bầu không khí phấn khởi, nhất trí trong tập thể. Tuy nhiên có thề làm chậm quá trình ra quyết định dẫn đến mất thời cơ.

3) Tự do (tản quyền): Nhà quản trị tham gia rất ít vào công việc của tập thể, thường chỉ truyền đạt chỉ thị, quyết định của mình cho các cấp phó rồi để cho tập thể tự do làm việc. Nhà quản trị cho phép tập thể hoàn thành công việc theo bất cứ cách nào mà họ cho là phù hợp.

à Phong cách lãnh đạo tốt thể hiện ở mức độ hiệu quả của sự tác động từ nhà quản trị đối với người khác (nhất là cấp dưới) trong công việc của mình.

Ưu điểm tạo ra khả năng chủ động sáng tạo tối đa cho con ngừoi. Tuy nhiên dễ đưa tập thể tới tình trạng vô tổ chức và đổ vỡ. Chỉ có thể áp dụng có hiệu quả đối với những đơn vị có mục tiêu độc lập, rõ ràng và có đội ngũ nhân lực có kỹ năng và ý thức kỷ luật cao.

Phong cách lãnh đạo được nhà quản trị lựa chọn áp dụng phụ thuộc vào:

-   Các yếu tố của bản thân nhà lãnh đạo: tính cách, trình độ, năng lực, tình trạng tâm sinh lý, vị trí công tác, nghề nghiệp, mục tiêu mong muốn đạt được

-   Các yếu tố bên ngoài: hoàn cảnh, tình huống quản trị, trạng thái tinh thần, tâm lý … và đối tượng tác động , bầu không khí, văn hóa tổ chức.

Phẩm chất của nhà lãnh đạo

-   Biết mình: Tức là hiẻu rõ tâm tính của bản thân một cách chân thực và thoải mái. Đồng thời phải có mục tiêu, động cơ rõ ràng cũng như có sức ảnh hữong đối với ngừoi khác. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cần phải tự tin, thể hiện sự tự tin trong khả năng của mình để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn và các thử thách.

-   Tự chủ: ngừoi lãnh đạo cần có khả năng chế ngự, điều  khiển tâm trạng, tình cảm theo hứong có lợi. Biết cách tạo môi trừong làm việc tin cậy, công bằng cho nhân viên của mình. Ngoài ra, cần linh hoạt thích ứng với sự thay đổi, là nguời tiên phong mở đừong, chủ động nắm bắt các cơ hội. Có khả năng chấp nhận những gì mình cho là rủi ro vừa phải và tính toán đựoc rủi ro trong các quyết định kinh doanh.

-   Động cơ mạnh: Ngừoi lãnh đạo hơn ai hết cần có động lực vưon tới thành công, đam mê với công việc, theo đuổi mục tiêu một cách nỗ lực và bền bỉ. Đặt những mục tiêu cho bản thân mang tính thử thách. Nỗ lực cao để thực hiện mục tiêu. Tiếp tục giữ lập trừong bền vững của mình truớc đối thủ hoặc những dấu hiệu ít có thành công ở phút ban đầu. Lạc quan và tận tụy với công việc.

-   Khả năng đồng cảm: hiểu tâm trạng của nhân viên và biết cân nhắc tâm tư của họ khi đưa ra quyết định. Nhạy cảm trong môi trừong đa văn hóa.

-   Khả năng xã hội: Có khả năng xử lý hiệu quả các mối quan hệ và xây dựng mạng lứoi, biết tìm ra điểm chung và tạo ra sự hòa hợp. Có khả năng thuyết phục, hứong ngừoi khác đến các mục tiêu đối nội và đối ngoại. Có khả năng xây dựng nhóm và lãnh đạo nhóm tốt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro