kn và các hình thức ĐMCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6. Đổi mới công nghệ

.1. Khái niệm và các điều kiện đổi mới công nghệ

Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trãi qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một loại hình kỹ thuật đặc trưng quyết định sự phát triển của xã hội loài người ở giai đoạn đó.

Thông tin là một xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công nghệ. Bởi vậy, đổi mới công nghệ mang tính tất yếu.

Nhận thức về đổi mới công nghệ:

1. Là hoạt động hết sức cần thiết với các nước đang phát triển ( vì KHCN thúc đẩy phát triển kinh tế XH)

2. VN có nhiều tài nguyên, nhưng thiếu KHKT, chưa khai thác và khai thác chế biến thiếu hiệu quả, nên cần đổi mới.

3.Đổi mới Cn sẽ giải quyết được những vấn đề trong đời sống XH: Năng suất, chất lượng, giá thành...ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh hàng hóa trong nước và quốc tế)

4.ĐMCN phù hợp với quy luật phát triển ( nên đổi mới đi từ thấp đến cao, tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, phải biết nắm lấy thời cơ, tạo ra thời cơ...)

5. ĐMCN mang tính tất yếu, nên nhận biết thời điểm thích hợp để đổi mới có hiệu quả.

6. ĐMCN là 1 quy trình lâu dài, diễn ra liên tục và là quy trình tri thức.

Tính tri thức thể hiện ở việc tiếp thu những tinh hoa, phù hợp với khả năng và điều kiện vốn có.

7. ĐMCN nằm trong đổi mới mở cửa chung của nhà nước. Đây đc coi là một công cụ hỗ trợ nhà nước mở cửa thành công.

8. DDMCN hỗ trợ để nhà nước thực hiện mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa....

Chúng ta cần nhận thức về hành động trong đổi mới công nghệ và hành động chủ động trong đổi mới công nghệ.

ĐMCN được hiểu là toàn bộ những hoạt động chủ động để thay thế phần cơ bản ( phần cốt lõi) của 1 hay 1 nhóm công nghệ bằng những công nghệ mới hơn, hiện đại hơn, tiên tiến hơn và phù hợp hơn.

Ở đây, chủ động nên hiểu theo nghĩa:

1. Xây dựng chương trình cho hoạt động đổi mới, thực hiện mục tiêu chiến lược cho đổi mới

2.Có kế hoạch thực hiện mục tiêu đó

3.Có đầu tư vào việc thực hiện mục tiêu.

4.Kiểm soát quá trình

5.Điều chỉnh...

2. Các hình thức đổi mới công nghệ

1.Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo:Gồm đổi mới gián đoạn và đổi mới liên tục

+ Đổi mới gián đoạn còn gọi là đổi mới căn bản (Radical Innovation), thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chín muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới.

+ Đổi mới liên tục còn gọi là đổi mới tăng dần (Incremental Innovation), nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có.

Đổi mới liên tục ở doanh nghiệp đóng góp đáng kể cho sản xuất.

VD: ngành lọc dầu ở Hoa Kỳ, đổi mới liên tục trong thời gian 30 năm đã cho phép giảm đi 98% lao động, 80% vốn, tiết kiệm 50% năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm

2. Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng

bao gồm

+ Đổi mới sản phẩm: Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới (mới về mặt công nghệ).

+ Đổi mới quá trình: Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường một quá trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ).

Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể là đổi mới gián đoạn hay liên tục.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ

1. Thị trường

Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá trình đổi mới. Nếu thị trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thực sư hoàn thành sau khi sản phẩm hay quá trình được người tiêu dùng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất quan trọng của đổi mới là marketing.

2. Nhu cầu

Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu. Có thể là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mô như chính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ...) làm xuất hiện nhu cầu, VD: do áp lực của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô tô. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng thúc đẩy đổi mới.

3. Hoạt động R&D

R&D là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới. Báo cáo về năng lực cạnh tranh của châu Âu nêu rõ: "Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả". Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới công nghệ.

4. Cạnh tranh

Nói chung, cạnh tranh thúc đẩy đổi mới.

5.. Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới

Để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính phủ thường có những chính sách thích hợp....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro