vai trò của Công Nghệ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.Vai trò của công nghệ

.1. Công nghệ và tăng trưởng kinh tế

Sự đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế nhờ vào đầu tư nhà máy và thiết bị mới, sử dụng nhân lực có kỹ năng và kiến thức cao hơn, hoặc do cải tiến và đổi mới công nghệ.

Theo R.Solow, sự phát triển công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Báo cáo "Technology in the national interest" (1996) của Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia Hoa kỳ nhấn mạnh công nghệ là động lực của tăng trưởng kinh tế và thành quả của các công ty - góp phần vào tăng trưởng kinh tế, có liên quan chặt chẽ với việc sử dụng công nghệ. Do vậy, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nhằm hổ trợ cho phát triển công nghệ:

- Hỗ trợ trực tiếp cho R&D và thương mại hoá công nghệ.

- Thực hiện các chính sách tài chánh, đầu tư để khuyến khích các hoạt động R&D.

- Chính sách công nghệ phải hỗ trợ cho các mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Một số nhà kinh tế cho rằng co thể xác định được các chu kỳ tăng trưởng kinh tế dài hạn được thúc đẩy bởi sự thay đổi công nghệ. Theo họ, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, chính sự phát triển của năng lượng hơi nước đã làm các nền kinh tế ở châu Âu và Hoa kỳ phát triển. Điện lực và động cơ đốt trong đã đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn giữa thế kỷ 20. Và đến nay, các công nghệ mới như công nghệ thông tin đang tạo nên một làn sóng tăng trưởng kinh tế mới.

Sự phát triển của công nghệ thông tin còn kéo theo một tác động quan trọng khác là phổ biến một mô hình tổ chức sản xuất mới. Vai trò quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin thể hiện ở một tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy việc đầu tư vào công nghệ thông tin làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được tổ chức lại lao động, nhưng lại làm giảm năng suất chung của các yếu tố sản xuất của những doanh nghiệp không tổ chức lại lao động. Như vậy, nếu đầu tư vào công nghệ thông tin được đi kèm với các biện pháp tổ chức lại lao động thì đó sẽ là một công cụ tốt để doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực của mình. Nếu không, người ta sẽ nhìn thấy máy vi tính khắp nơi, nhưng chỉ có một số trong đó phát huy được hiệu quả. Đây chính là biểu hiện của nghịch lý Solow.

1.1.4.2. Công nghệ và cạnh tranh

"Sự thay đổi công nghệ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy cạnh tranh. Nó giữ vai trò quan trọng trong sự thay đổi cơ cấu công nghiệp và trong việc tạo ra những ngành công nghiệp mới.

Xét về mặt công nghệ, doanh nghiệp có thể tạo được lợi thế cạnh tranh khi sử dụng AMT (Advanced Manufacturing Technologies). Sau đây là đặc điểm của một số công nghệ thuộc AMT:

- Tự động hoá văn phòng (OA): Có thể được xem là tự động hoá các quá trình của văn phòng bằng các công nghệ thích hợp. Tự động hoá văn phòng cho phép:

+ Tạo ra nhiều thông tin thương mại.

+ Quay vòng nhanh các tư liệu thương mại.

+ Giảm sai sót trong quản lý.

+ Phục vụ khách hàng tốt hơn.

+ Nâng cao khả năng ra quyết định...

- Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (Computer Aided Design - CAD): Mục tiêu của CAD là tự động hoá từng bước, tiến tới tự động hoá cao trong thiết kế sản phẩm. Lợi ích của CAD:

+ Nâng cao năng suất vẽ và thiết kế.

+ Rút ngắn thời gian kể từ khi nhận đơn đặt hàng đến khi giao sản phẩm.

+ Cho phép phân tích, thiết kế một cách cụ thể và hiệu quả hơn.

+ Giảm sai sót trong thiết kế.

+ Các tính toán trong thiết kế đạt độ chính xác cao hơn.

+ Dễ dàng tiêu chuẩn hoá trong thiết kế...

- Chế tạo có sự trợ giúp của máy tính (Computer Aided Manufacturing - CAM): Mô phỏng quá trình chế tạo, lập trình chế tạo sản phẩm trên các máy công cụ tự động (Computer Numerical Control - CNC). Ưu điểm của CAM:

+ Tăng năng suất lao động.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Giảm diện tích sản xuất.

+ Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

+ Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân...

CAD và CAM tích hợp lại thành hệ thống CAD/CAM. Hệ thống này được sử dụng ngày càng hiệu quả trong công nghiệp: ngành da giày, ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, chế tạo máy động lực, máy điện, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông...

- Công nghệ nhóm (GT): Là một khái niệm sản xuất khi các chi tiết được gia công theo nhóm dựa vào đặc tính kết cấu hoặc qui trình công nghệ. GT cho phép:

+ Hoàn thiện khâu thiết kế và tăng tính tiêu chuẩn hoá của thiết kế.

+ Giảm khối lượng công việc trong khâu xử lý vật liệu.

+ Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, thời gian sản xuất.

+ Đơn giản hoá việc lập qui trình sản xuất và rút ngắn chu ký sản xuất...

- Hệ thống chế tạo linh hoạt (Flexible Manufacturing System - FMS): Là hệ thống có trình độ tự động hoá cao, được sử dụng để chế tạo nhiều loại chi tiết. FMS bao gồm các máy CNC, robot, hệ thống cung cấp chương trình để điều khiển toàn bộ công việc... Các ưu điểm:

+ Tăng tính linh hoạt.

+ Xử lý nhiều loại vật liệu.

+ Giảm giá thành, giảm chi phí cho dụng cụ cắt.

+ Tăng hệ số sử dụng máy.

+ Giảm phế liệu.

+ Giảm mặt bằng sản xuất.

+ Tăng năng suất lao động.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro