quản trị 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Có thể hiểu thuật ngữ "Quản trị" như sau:

(a) Quản trị là quá trình quản lý.

(b) Quản trị là sự bắt buộc người khác hành động.

(c) Quản trị là tự mình hành động hướng tới mục tiêu bằng chính nổ lực cá nhân.

(d) Quản trị là phương thức làm cho hành động để đạt mục tiêu bằng và thông qua những người khác.

Câu 3: Mục đích của quá trình quản trị là:

(a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát các nguồn nhân tài, vật lực của tổ chức.

(b) Làm cho hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao.

(c) Làm cho hoạt động của tổ chức hướng về mục tiêu.

(d) Dẫn hoạt động của tổ chức đi đến những kết quả mong  muốn.

Câu 4: Mọi yếu tố cấu thành nguồn lực của tổ chức đều quan trọng, nhưng trong đó, quan trọng nhất là:

(a) Nhân lực (con người)

(b) Vật lực là máy móc thiết bị, nhà xưởng,...

(c) Vật lực là nguyên, nhiên, vật liệu,...

(d) Tài lực (tiền).

Câu 5: Quá trình quản trị bao gồm các hoạt động cơ bản, đó là:

(a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát.

(b) Kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính.

(c) Kỹ thuật, tài chính, nhân sự, kinh doanh.

(d) Lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp, tuyển dụng nhân lực, kiểm tra và thanh tra.

Câu 6: Khi nói về quản trị, không được hiểu:

(a) Quản trị là một phương thức làm cho hoạt động hướng tới mục tiêu sao cho đạt hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. 

(b) Quản trị bao gồm những chức năng cơ bản, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát.

(c) Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản lý là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó. (*)

(d) Quản trị gắn liền với hiệu quả vì nếu không quan tâm đến hiệu quả, người ta chẳng cần phải quản trị.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng:

(a) Khi nói về kết quả của một quá trình quản trị thì cũng có nghĩa là nói về hiệu quả của quá trình đó.

(b) Hiệu quả của một quá trình quản trị chỉ đầy đủ ý nghĩa khi nó hàm ý so sánh kết quả với chi phí bỏ ra trong quá trình quản trị đó.

(c) Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản trị là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó.

(d) Khi kết quả của một quá trình quản trị rất cao, thì hiển nhiên hiệu quả của quá trình đó cũng rất cao.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác:

(a) Hiệu quả của một quá trình quản trị cao khi kết quả đạt được cao hơn so với chi phí.

(b) Hiệu quả của một quá trình quản trị thấp khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được.

(c) Hiệu quả của một quá trình quản trị cao có nghĩa là chi phí đã bỏ ra là thấp nhất.

(d) Hiệu quả của một quá trình quản trị tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra cho quá trình ấy.

Câu 9: Hoạt động của một quá trình quản trị được coi là đạt hiệu quả cao hơn chính nókhi:

(a) Đầu vào tăng trong khi đầu ra giữ nguyên.

(b) Đầu vào giữ nguyên trong khi đầu ra giảm xuống.

(c) Đầu vào giảmxuống và đầu ra tăng lên.

(d) Đầu vào tăng lên và đầu ra giảm xuống.

Câu 10: Hãy chỉ ra phát biểu nào sau đây không đúng:

(a) Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì  muốn có hiệu quả.

(b) Chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị.

(c) Thời xa xưa, người ta chẳng cần quan tâm đến quản trị vì tài nguyên chưa khan hiếm, sức người không những sẳn có mà còn dư thừa.

(d) Người ta quan tâm đến quản trị là vì muốn phối hợp các nguồn nhân, tài, vật lực một cách hiệu quả.

Câu 11: Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hầu  như  người ta quản trị mà chẳng quan tâm đến hiệu quả, đó là vì:

(a) Năng suất lao động của chúng ta quá cao, không cần phải quan tâm đến các chi phí nữa.

(b) Mọi người đều làm chủ tập thể, nên hiển nhiên đạt hiệu quả cao.

(c) Người ta chưa được học quản trị nên không biết hiệu quả là gì.

(d) Mọi ngưồn lực cho đầu vào và việc giải quyết đầu ra hầu như đã được nhà nước lo liệu rất đầy đủ.

Câu 12: Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức:

(a) Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt.

(b) Một tổ chức có nhiều thành viên

(c) Một tổ chức có một cơ cấu mang tính hệ thống.

(d) Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty.

Câu 13: Trong một quá trình quản trị, người thừa hành là:

(a) Người trực tiếp làm một công việc hay một nhiệm vụ, và không có trách nhiệm trông coi công việc của những người khác.

(b) Người chỉ cần thừa hành những mệnh lệnh của cấp trên.

(c) Người đừng quan tâm đến công việc của người khác.

(d) Người chấp hành thực hiện tất cả các ý kiến của mọi người khác.

Câu 14: Nhà quản trị không phải là:

(a) Người điều khiển công việc của những người khác, làm việc ở những vị trí và mang những trách nhiệm khác nhau.

(b) Người làm việc trong tổ chức, nhưng chỉ có nhiệm vụ  điều khiển công việc của người khác.

(c) Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

(d) Người có những chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không giống như những người thừa hành.

Câu 15: Nói về cấp bậc quản trị, người ta chia ra:

(a) Hai cấp: cấp quản trị và cấp thừa hành. 

(b) Ba cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành, và cấp thực hiện.

(c) Ba cấp: cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở.

(d) Bốn cấp: cấp cao, cấp giữa, cấp cơ sở và cấp thấp.

Câu 16: Một thư ký điều hành trong một công ty chịu trách nhiệmchính với Giám đốc công ty và phải điều hành công việc của 06 nhân viên thư ký văn phòng khác. Vậy người thư ký điều hành đólà: 

(a)  Người quản trị cấp cao.

(b) Người quản trị cấp điều hành.

(c) Người quản trị cấp giữa.

(d) Người quản trị cấp cơ sở.

Câu 17: Ông Trưởng Phòng hành chánh trong một công ty (có 5 Phòng trực thuộc Giám đốc công ty) quản lý số lượng nhân viên trong phòng là 14 người, chia thành 3 nhóm: nhóm hành chánh-văn thư, nhóm công xa, và nhóm bảo vệ (mỗi nhóm có một nhóm trưởng). Vậy Ông Trưởng Phòng Hành chánh đó là:   

(a) Người quản trị cấp cao. 

(b) Người quản trị cấp giữa.

(c) Người quản trị cấp thấp.

(d) Người quản trị cấp chỉ huy.

Câu 18: Người ta phân biệt kỹ năng của một người quản trị gồm:

(a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm tra.

(b) Kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, và nhân sự.

(c) Kỹ thuật, nhân sự, và tư duy.

(d) Điều hành, chỉ huy và lãnh đạo.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về kỹ năng của người quản trị:

(a) Kỹ năng kỹ thuật là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể; nói cách khác, là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.

(b) Kỹ năng nhân sự là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và tập thể trong tổ chức, dù đó là thuộc cấp, đồng nghiệp ngang hàng, hay cấp trên.

(c) Kỹ năng tư duy là khả năng hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được.

(d) Đã là người quản trị, ở bất cứ vị trí nào, loại hình tổ chức hay doanh nghiệp nào, thì tất yếu phải có cả ba kỹ năng kỹ thuật, nhân sự và tư duy như  nhau.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây liên quan với các kỹ năng của người quản trị là không chính xác:

(a) Ông Giám đốc Công ty hiểu biết về nghiệp vụ tài chính kế toán thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta. 

(b) Ông Trưởng Phòng Hành chánh có quan hệ tốt với mọi người trong công ty và được mọi người yếu mến thì ta gọi đó là kỹ năng nhân sự của ông ta.

(c) Ông Trưởng Phòng kinh doanh có nhận định đúng đắn và kịp thời về việc không thể tổ chức đưa hàng đến bán ở Nha Trang trong dịp hè năm nay như đãdự kiến thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta.  

(d) Chị Tổ trưởng Tổ văn thư đã kịp thời nhận thấy có vấn đề gì đó bất thường trong cách soạn thảo một văn bản của nhân viên dười quyền thì ta gọi đó là kỹ năng tư duy của chị ta. 

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các kỹ năng trong một công ty:

(a) Ông Giám đốc cần phải giỏi về nghiệp vụ kế toán hơn ông Kế toán trưởng thì mới chỉ huy được Phòng tài chính-kế toán. 

(b) Ông Trưởng Phòng Hành chánh cần nhận ra những điểm chưa chuẩn xác trong lối soạn thảo văn bản của nhân viên soan thảo văn thư.

(c) Ông Trưởng Phòng Kinh doanh cần có kỹ năng giao tế nhân sự tốt hơn ông Trưởng Phòng Kỹ thuật vì phải tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày.

(d) Cô thư ký trưởng không cần biết về cách xếp một là thư và bỏ vào phong bì, vì đã có nhân viên thư ký văn phòng dưới quyền làm việc ấy.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng trong một tổ chức:

(a) Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng kỹ thuật càng giảm dần tính quan trọng, tức nhà quản trị cấp cao thì không đòi hỏi phải có kỹ năng về các chuyên môn nghiệp vụ cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở.

(b) Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng tư duy càng cần phải cao, tức nhà quản trị cấp cao nhất thiết phải có kỹ năng tư duy, sáng tạo, nhận định, đánh giá cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở..

(c) Các nhà quản trị cấp cơ sở cần thiết phải có kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp giữa vì họ phải gắn liền với những công việc mang tính chuyên môn nghiệp vụ.

(d) Nhà quản trị cấp giữa cần có kỹ năng nhân sự cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp cơ sở vì họ phải vừa tiếp xúc với cấp trên, vừa tiếp xúc với cấp dưới.

Câu 23: Vai trò quan hệ con người của một người quản trị sẽ không bao gồm: 

(a) Vai trò đại diện (có tính chất nghi lễ trong tổ chức).

(b) Vai trò lãnh đạo (phối hợp và kiểm tra công việc của những người dưới quyền).

(c) Vai trò nhà kinh doanh (xuất hiện khi nhà quản trị  tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức)

(d) Vai trò liên lạc (quan hệ với người khác trong và ngoài tổ chức).

Câu 24: Các vai trò thông tin của một người quản trị sẽ không bao gồm:

(a) Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin liên quan đến tổ chức và đến hoạt động của đơn vị mình.

(b) Vai trò giữ bảo mật tất cả những thông tin nhận được.

(c) Vai trò phổ biến thông tin đến những người liên quan

(d) Vai trò cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan trong cùng đơn vị.

Câu 25: Các vai trò quyết định của một người quản trị sẽ không bao gồm:

(a) Vai trò nhà kinh doanh, tức là có vai trò mang lại lợi nhuận cho tổ chức, dù đó là loại hình tổ chức nào.

(b) Vai trò giải quyết các xáo trộn, tức phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định).

(c) Vai trò phân phối các nguồn lực.

(d) Vai trò nhà thương thuyết, đàm phán.

Câu 26: Phát biểu sau đây là sai khi nói về tính phổ biến của quản trị:

(a) Hoạt động quản trị thể hiện rõ nét và đầy đủ ở các doanh nghiệp. 

(b) Ở các cơ quan quản lý nhà nước như các cơ quan Bộ, Sở, Tổng Cục, Uy ban,... hiển nhiên có hoạt động quản trị.

(c) Ở các trường học thì có hoạt động quản trị, còn ở các bệnh viện thì không vì ở đây chỉ làm công việc cứu người.  

(d) Trong một đội đá banh, một đội bóng chuyền, người ta vẫn thấy có hoạt động quản trị diễn ra.

Câu 27: Phát biểu sau đây là sai khi nói về tính phổ biến của quản trị:

(a) Một người đang làm hiệu trưởng của một trường đại học về làm Tổng giám đốc của một Tổng Công ty vẫn có thể được vì cho dù hai lĩnh vực hoạt động này là khác nhau.

(b) Những tổ chức khác nhau đều phải đối phó với những vấn đề quản trị như  nhau.

(c) Những nhà quản trị thường thuyên chuyển giữa hai khu vực quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh.

(d) Những nhà quản trị của các tổ chức đều thực hiện những chức năng như nhau.

Câu 28: Anh hưởng của nhà quản trị trong các tổ chức thể hiện ở chỗ:

(a) Nhà quản trị giỏi tất yếu đưa tổ chức đến thành công. 

(b) Nhà quản trị tồi chắc chắn đưa tổ chức đến thất bại.

(c) Nhà quản trị có thể đưa tổ chức đến thành công nhưng cũng có thể đi đến thất bại, nhưng đừng nên tuyệt đối hóa điều này.

(d) Nhà quản trị có thể đưa tổ chức đến thành công nhưng cũng có thể đi đến thất bại, nhưng còn phụ thuộc vào những người dưới quyền có chịu hợp tác với ông ta hay không.

Câu 29: Không nên hiểu Quản trị ngày nay được xem là một nghề, với minh chứng sau đây:

(a) Những người có năng lực quản trị đã, đang và sẽ chuyển sang hành nghề tư vấn về quản trị.

(b) Những nhà quản trị có khuynh hướng ngày càng tách rời những người sở hữu.

(c) Có nhiều tổ chức đang thực hiện chức năng chuyên đào tạo ra những người quản trị.

(d) Những người quản trị ngày càng có khuynh hướng nhận thức đúng đắn về vai trò của mình.

Câu 30: Không thể nói Quản trị học là một trong những lĩnh vực khoa học, là vì:

(a) Quản trị học có đối tượng nghiên cứu cụ thể, có phương pháp phân tích.

(b) Quản trị học có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu vềcác hoạt động quản trị trong lịch sử loài người.

(c) Quản trị học là một môn khoa học liên ngành, vì nó sử dụng nhiều tri thức của nhiều ngành khác nhau.

(d) Quản trị học là một môn học căn bản ở các nhà trường.

Câu 31:  Cần phải hiểu Thực hành quản trị là một nghệ thuật, là:

(a) Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị nhưng cũng phải biết vận dụng các lý thuyết đó một cách linh hoạt và những tình huống cụ thể.

(b) Những nhà quản trị cấp cao thành công chủ yếu nhờ kinh nghiệm của mình. 

(c) Nhiều nhà quản trị đã thành công trên thực tế lại chưa trải qua một khóa học nào về quản trị.

(d) Bằng mọi giá, nhà quản trị phải vận dụng các kiến thức quản trị để gặt hái lợi nhuận cho công ty.

Câu 32: Có thể nói hoạt động quản trị là hoạt động có từ khi xuất hiện loài người trên trái đất, nhưng lý thuyết quản trị lại là sản phẩm của xã hội hiện đại. Câu này có thể được hiểu như sau:  

(a) Không cần có lý thuyết quản trị, người ta vẫn có thể quản trị được.

(b) Lý thuyết quản trị ra đời là một tất yếu đối với xã hội loài người vốn từ lâu đã có hoạt động quản trị.

(c) Lý thuyết quản trị chẳng qua là một sự sao chép những hoạt động quản trị vốn có trong xã hội loài người.

(d) Hoạt động quản trị là nội dung, còn lý thuyết quản trị chỉ là hình thức mà thôi.

Câu 33: Tầm quan trọng của lịch sử  quản trị thể hiện ở chỗ:

(a) Các nhà quản trị vẫn dùng những lý thuyết và kinh nghiệm quản trị đã hình thành trong lịch sử vào trong nghề nghiệp của mình.

(b) Có rất nhiều tác phẩm viết về lịch sử quản trị đã, đang và sẽ được xuất bản ra.

(c) Lý thuyết quản trị cũng phải dựa trên các bằng chứng về lịch sử quản trị.

(d) Hầu hết các sinh viên đều phải học quản trị.

Câu 34: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về quá trình xuất hiện các lý thuyết quản trị:

(a) Thời Trung cổ, lý thuyết quản trị chưa được ra đời, vì đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình.

(b) Ở các nước phương Tây, những ý kiến quản trị áp dụng trong kinh doanh chỉ bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16.

(c) Cuộc cách mang công nghiệp ở thế kỷ 18 là mốc lịch sử đánh dấu sự hoàn thiện của các lý thuyết quản trị.

(d) Đến cuối thế kỷ 19, có nhiều  nổ lực nghiên cứu nhằm đưa ra những lý thuyết quản trị vẫn còn mới mẻ nhưng chưa có một công trình tổng hợp nào về nguyên tắc và kỹ thuật quản trị một cách đầy đủ.

Câu 35: Động lực chủ yếu nhất cho việc thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của các lý thuyết quản trị là:

(a) Cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ thứ 18.

(b) Sự ứng dụng động lực máy hơi nước, làm thay đổi qui mô sản xuất từ gia đình thành các nhà máy.

(c) Taylor là người đặt nền móng đầu tiên cho quản trị học hiện đại vào đầu thế kỷ 20.

(d) Khuynh hướng chức năng của người sở hữu và chức năng của người quản trị ngày càng đuợc phân biệt rõ rệt.

Câu 36: Trong thời kỳ biệt lập, người ta đã nghiên cứu quản trị theo các hướng tiếp cận sau, ngoại trừ:

(a) Khoa học phát triển xã hội loài người.

(b) Tâm lý con người.

(c) Quản trị hành chánh.

(d) Định lượng.

Câu 37: Ở thời kỳ hội nhập các lý thuyết quản trị, người ta tiếp cận các khảo hướng sau đây, ngoại trừ::

(a) Quá trình.

(b) Tất nhiên.

(c) Ngẫu nhiên.

(d) Hệ thống.

Câu 38:  Không nên hiểu Văn hóa của tổ chức:

(a) Là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tập thể chứ không phải trong một cá nhân.

(b) Chỉ là một từ ngữ mô tả.

(c) Có liên quan đến cách nhận thức của các thành viên đối với tổ chức, bất kể là họ yêu hay ghét tổ chức đó.

(d) Là một tổ chức có văn hóa.

Câu 39:Một trong bốn nội dung sau đây sẽ mô tả không chính xác đặc tính cơ bản về văn hóa của một tổ chức, đó là:

(a) Sự tự quản cá nhân và các Cơ chế .

(b) Sự hỗ trợ của các nhà quản trị  Sự tuân thủ tuyệt đối của nhân viên.

(c) Sự đoàn kết và sự Sự khen thưởng trong một tổ chức.

(d) Sức chịu đựng những xung đột Sự chịu đựng những rủi ro

Câu 40:Người ta ít nói về sự  ảnh hưởng của văn hóa tổ chức trong thực hành trên quản trị ở khía cạnh:

(a) Đối xử tình cảm với nhân viên.

(b) Điều động nhân viên.

(c) Điền khuyết nhân viên.

(d) Tuyển nhân viên từ ngoài vào tổ chức.

Câu 41: Môi trường tổng quát của một tổ chức bao gồm những yếu tố, những lực lượng bên ngoài tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng không trực tiếp đến tổ chức. Đó là các yếu tố sau đây, ngoại trừ:

(a) Các yếu tố kinh tế-chính trị-pháp luật.

(b) Các yếu tố xã hội-tự nhiên.

(c) Các yếu tố khách hàng.

(d) Các yếu tố kỹ thuật-công nghệ.

Câu 42: Môi trường đặc thù của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và bên ngoài, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Có các yếu tố sau đây, ngoại trừ:

(a) Kinh tế quốc dân.

(b) Đối thủ cạnh tranh - Đối thủ mới tiềm ẩn - Sản phẩm thay thế.

(c) Người cung cấp.

(d) Khách hàng.

Câu 43: Có thể hiểu quyết định quản trị là:

(a) Một nội dung cơ bản của hoạt động quản trị.

(b) Các ý kiến của mọi thành viên trong tổ chức nhằm xây dựng và và phát triển tổ chức đó.

(c) Các khuynh hướng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của một tổ chức.

(d) Các ý tưởng của nhà quản trị.

Câu 44:Quyết định quản trị có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:

(a) Trực tiếp hướng vào các tổ chức; chỉ có nhà quản trị mới ra quyết định.

(b) Liên quan đến việc sử dụng những thông tin về vấn đề cần phải giải quyết.

(c) Luôn làm phát triển hoạt động của hệ thống bị quản trị.

(d) Được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về tính khách quan của sự vận động và phát triển của hệ thống bị quản trị.

Câu 45:Các chức năng của các quyết định quản trị sẽkhông bao gồm:

(a) Chức năng định hướng về mục tiêu của tổ chức.

(b) Chức năng đảm bảo các nguồn lực.

(c) Chức năng hợp tác và phối hợp các bộ phận trong tỗ chức.

(d) Chức năng hoạch định tổ chức, điều khiển, kiểm tra.

Câu 46: Nếu phân loại theo tính chất của các quyết định, sẽ không có:

(a) Quyết định chiến lược.

(b) Quyết định thường xuyên.

(c) Quyết định chiến thuật.

(d) Quyết định tác nghiệp.

Câu 47: Nếu  phân loại các quyết định quản trị theo thời gian thực hiện, ta sẽ không có:

(a) Quyết định dài hạn.

(b) Quyết định trung hạn.

(c) Quyết định ngắn hạn.

(d) Quyết định đáo hạn.

Câu 48: Nếu  phân loại các quyết định quản trị theo phạm vi thực hiện, ta sẽ không có:

(a) Quyết định chiến lược.

(b) Quyết định toàn cục.

(c) Quyết định bộ phận.

(d) Quyết định chuyên đề.

Câu 49: Nếu  phân loại các quyết định quản trị theo các khía cạnh khác nhau trong hoạt động của tổ chức, sẽ không có:

(a) Quyết định kinh tế- kỹ thuật.

(b) Quyết định chuyên đề.

(c) Quyết định xã hội.

(d) Quyết định tổ chức.

Câu 50: Những yêu cầu đối với quyết định quản trị sẽ không nhất thiết phải đạt được:

(a) Có căn cứ khoa học, thống nhất, tuân theo các quy định, thể chế chung.

(b) Đúng thẩm quyền và có định hướng.

(c) Cụ thể về mặt thời gian và thỏa mãn các yêu cầu kịp thời.

(d) Độ chính xác tuyệt đối trước khi thực hiện.

 Câu 51: Quá trình ra quyết định gồm các nội dung sau đây:

1)     Nhận rõ tiêu chuẩn của quyết định

2)     Biết chắc là có nhu cầu quyết định.

3)     Lựa chọn khả năng tối ưu nhất.

4)     Lượng hóa các tiêu chuẩn

5)     Đánh giá các khả năng

6)     Phát hiện những khả năng lựa chọn

Trình tự các nội dung trên được sắp xếp theo trình tự sau đây sẽ là dúng:

(a) 1) ; 2) ; 3) ; 4) ; 5) ; 6).

(b) 6) ; 5) ; 4) ; 3) ; 2) ; 1).

(c) 2) ; 1) ; 4) ; 6) ; 5) ; 3).

(d) 2) ; 1) ; 5) ; 4) ; 3) ; 6)

Câu 52: Có một nội dung sau đây không được coi là  tiền đề cho một quyết định hợp lý:

(a) Đảm bảo tính tuyệt đối của hiệu quả sẽ đạt được.

(b) Không có mâu thuẫn về mục tiêu và các khả năng lựa chọn có tính khả thi.

(c) Nên xếp cố định các tiêu chuẩn ưu tiên để chọn lựa các khả năng.

(d) Sự lựa chọn cuối cùng phải được đánh giá là tối ưu.

Câu 53: Những phẩm chất cá nhân cần cho quyết định hiệu quả sẽ không nhất thiết phải đòi hỏi:

(a) Kinh nghiệm.

(b) Khả năng xét đoán và óc sáng tạo.

(c) Tính kỹ lưỡng, cẩn thận và đề phòng tuyệt đối.

(d) Khả năng định lượng

Câu 54: Quyết định tập thể có những ưu điểm sau  đây, ngoại trừ:

(a) Nhanh chóng và dễ dàng hơn quyết định cá nhân.

(b) Kiến thức và thông tin đầy đủ hơn.

(c) Tăng cường tinh hợp pháp.

(d) Giải pháp được nhiều người chấp nhận hơn

Câu 55: Quyết định tập thể có những nhược điểm sau  đây, ngoại trừ:

(a) Mất thời gian hơn quyết định cá nhân.

(b) Mang tính độc đoán cao.

(c) Có những áp lực nhóm về sự đồng nhất các quan điểm.

(d) Trách nhiệm không rõ ràng.

Câu 56: Có thể hiểu hoạch định là:

(a) Quá trình ấn định các mục tiêu và xác định các biện pháp tốt nhất đểđạt mục tiêu.

(b) Quá trình lực chọn các mục tiêu cho tổ chức.

(c) Quá trình lập kế hoạch.

(d) Quá trình đi đến những mục tiêu đã đặt ra.

Câu 57: Hành động sau đây không phải là hoạch định:

(a) Ông Trưởng Phòng Kinh doanh của một công ty đang soạn ra các qui chế, qui định để các nhân viên thực hiện theo.

(b) Ông Giám đốc xác định chiến lược của công ty đến năm 2005 là phải xuất khẩu được hàng sang các nước Châu Au, đồng thời chỉ ra các biện pháp để thực hiện điều đó.

(c) Ông Trưởng Phòng Hành chánh đang hướng dẫn một nhân viên soạn thảo và trình bày một bản kế hoạch theo những nội dung và ý kiến chỉ đạo của Ông Giám đốc.

(d) Anh Tổ trưởng Tổ bảo vệ của một cơ quan đặt ra những nội dung cần chú ý và thực hiện theo trong dịp Tết Nguyên đán chằm bảo vệ tốt cơ quan trong dịp lễ lớn này của dân tộc.

Câu 58: Hành động sau đây của một người thư ký mang tính chất là một công việc hoạch định:

(a) Soạn thảo văn bản.

(b) Sắp xếp thời gian tuần sau cho Giám đốc.

(c) Đánh máy bản kế hoạch cho Ông Giám đốc.

(d) Chép lại những mục tiêu và biện pháp thực hiện trong năm tới tư băng ghi âm do Ông Giám đốc đọc.

Câu 59: Hoạch định giúp nhà quản trị những lợi ích chính sau đây, ngoại trừ:

(a) Tư duy tốt các tình huống quản trị.

(b) Phối hợp các nguồn lực hữu hiệu hơn.

(c) Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp.

(d) Sẵn sàng né tránh những thay đổi của môi trường bên ngoài.

Câu 60: Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho nhà quản trị vì:

(a) Gợi cho nhà quản trị sự hướng dẫn.

(b) Giảm bớt hậu quả của những biến động, giảm tối thiểu những lãng phí, lặp lại.

(c) Đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm soát được dễ dàng.

(d) Có thể hoạch định lại và thực hiện lại từ đầu.

Câu 61: Hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp khác nhau ở những yếu tố sau đây, ngoại trừ một yếu tố không thật chính xác, đó là:

(a) Con người thực hiện.

(b) Thời hạn.

(c) Khuôn khổ, phạm vi.

(d) Mục tiêu.

Câu 62: Phát biểu sau đây không đúng khi bàn về hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp:

(a) Ông Giám đốc đặt mục tiêu đến năm 2010 phải tăng thị phần trong nước lên đến 70%, thì ta gọi đó là hoạch định chiến lược.

(b) Ông Trưởng Phòng Bán hàng của Công ty sản xuất bút bi đặt ra mục tiêu phải xâm nhập được hàng của mình vào một trường Đại học lớn cuối cùng ở thành phố Hồ Chí Minh (sau khi đã vào được các trường khác) thì ta gọi đó là hoạch định chiến lược.

(c) Ông Trưởng Phòng Hành chánh thiết lập một phương án tổ chức buổi lễ đón nhận huân chương Độc lập hạng nhất cho công ty thì ta gọi đó là hoạch định tác nghiệp.

(d) Cô Thư ký sắp xếp và chuẩn bị cho một chuyến công tác ra ngoài nước trong vòng 03 tháng của Giám đốc thì ta gọi đó là hoạch định tác nghiệp.

Câu 63: Mục tiêu quản trị là:

(a) Mục đích của tổ chức.

(b) Những mong đợi của người quản trị.

(c) Những mốc mà tổ chức cần đạt được nhằm đạt được mục đích của mình.

(d) Sứ mạng của tổ chức.

Câu 64: Mục tiêu có các yêu cầu dưới nay, ngoại trừ:

(a) Đảm bảo tính liên tục và mục tiêu sau phải phủ định mục tiêu  trước.

(b) Phải rõ ràng và tiên tiến.

(c) Xác định rõ thời gian thực hiện.

(d) Có các kết quả cụ thể.

Câu 65: Quản trị bằng mục tiêu (MBO) không đòi hỏi các yêu cầu sau:

(a) Sự cam kết của quản trị viên cao cấp và sự hợp tác của các thành viên để xây dựng mục tiêu chung.

(b) Sự cam kết của các thành viên sẵn sàng tuân thủ mọi mệnh lệnh của nhà quản trị.

(c) Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản.

(d) Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực hiện kế hoạch.

Câu 66: Ở các doanh nghiệp lớn, có các loại chiến lược sau đây, ngoại trừ:

(a) Ổn định.

(b) Phát triển.

(c) Cắt giảm để tiết kiệm.

(d) Giải thể và thành lập lại doanh nghiệp mới.

Câu 67: Các kế hoạch đơn dụng thường gặp trong hoạch định tác nghiệp không bao gồm:

(a) Chính sách.

(b) Chương trình.

(c) Dự án.

(d) Ngân sách.

Câu 68: Các kế hoạch thường trực thường gặp trong hoạch định tác nghiệp không bao gồm:

(a) Chính sách.

(b) Thủ tục.

(c) Qui định.

(d) Chương trình.

Câu 69: Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị, liên quan đến các hoạt động:

(a) Giải tán bộ máy tổ chức và thành lập nên các bộ phận mới trong tổ chức một cách định kỳ.

(b) Xác lập các mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận.

(c) Định kỳ thay đổi vai trò của những người quản trị và những người thừa hành.

(d) Sa thải nhân viên cũ và tuyển dụng nhân viên mới một cách đều đặn.

Câu 70: Trong các nguyên tắc của tổ chức quản trị, không có nguyên tắc sau đây:

(a) Thống nhất chỉ huy và thống nhất điểu khiển.

(b) Tổ chức gắn với mục tiêu; đạt hiệu quả, giảm chi phí.

(c) Cân đối về giữa quyền hành và trách nhiệm, về công việc giữa các bộ phận.

(d) Linh hoạt, đối phó với thay đổi môi trường bên ngoài.

(e) Cả 4 đáp án trên đều sai

Câu 71: Cơ sở để thiết kế bộ máy tổ chức sẽ không nhất thiết đòi hỏi phải là:

(a) Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

(b) Môi trường vĩ mô, vi mô và công nghệ của doanh nghiệp.

(c) Các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực.

(d) Tuân thủ tiến trình của chức năng tổ chức ở những tổ chức khác tương tự với mình.

Câu 72: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Tầm hạn quản trị :

(a) Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp tùy thuộc vào năng lực nhà quản trị, trình độ nhân viên, độ ổn định của công việc.

(b) Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển một các tốt đẹp nhất.

(c) Tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một xí nghiệp.

(d) Tầm hạn quản trị là số lượng nhân viên dưới quyền (kể cả những người trực thuộc những người này, nếu có) mà một nhà quản trị có thể điều khiển một các tốt đẹp nhất.

Câu 73: Theo Max Weber , có 3 yếu tố hình thành nguồn gốc của quyền hành. Vậy có một nội dung sau đây là không thuộc quan điểm của ông ta:

(a) Đảm nhận chức vụ hợp pháp.

(b) Cấp dưới thừa nhận quyền hành đó là chính đáng.

(c) Cấp dưới thừa nhận chức vụ của cấp trên là hợp lý.

(d) Bản thân nhà quản trị có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng.

Câu 74: Phân cấp quản trị là:

(a) Sự  phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của nhà quản trị cấp trên cho các nhà quản trị cấp dưới.

(b) Duy trì quyền hạn của những nhà quản trị cấp trên.

(c) Giao hết  cho các cấp dưới quyền hạn của mình.

(d) Sự chia đều quyền hạn giữa các nhà quản trị với nhau.

Câu 75: Cơ cấu tổ chức là:

(a) Sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong một tổ chức thành một thể thống nhất.

(b) Việc xây dựng quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng giữa các bộ phận.

(c) Tạo ra một môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận.

(d) Bộ máy tổ chức.

Câu 76: Phát biểu nào sau đây về mô hình tổ chức là sai:

(a) Một công ty được sắp xếp gồm 4 phòng Tài vụ, Hành chánh-nhân sự, Kế hoạch-kinh doanh; Kỹ thuật, thì ta gọi đó là tổ chức theo chức năng.  

(b) Một Công ty có Giám đốc công ty và các Giám đốc phụ trách riêng từng loại sản phẩm của công ty, thì ta gọi đó là tổ chức theo sản phẩm.

(c) Một Công ty có Giám đốc công ty và 03 Giám đốc phụ trách: bán hàng cho các đại lý, xuất khẩu hàng ra các nước, và bán hàng cho tiêu dùng lẻ trong nước, thì ta gọi đó là tổ chức theo khách hàng.

(d) Một Công ty có các mạng lưới đại lý ở các tỉnh, thành phố khắp nước thì ta gọi đó là tổ chức theo địa bàn hoạt động.

Câu 77: Hoạt động nào sau đây không thuộc chức năng điều khiển của người quản trị:

(a) Tuyển dụng, hướng dẫn, và đào tạo nhân viên.

(b) Sắp xếp các nhân nhân viên đã tuyển dụng.

(c) Động viên nhân viên.

(d) Giải quyết các xung đột mâu thuẫn.

Câu 78: Quá trình tuyển chọn nhân viên gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây, nhưng trong đó có một giai đoạn được mô tả kém chính xác, đó là:

(a) Xác định nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.

(b) Mô tả công việc và xác định tiêu chuẩn của chức danh công việc.

(c) Tìm nguồn ứng viên từ bên ngoài.

(d) Tuyển chọn ứng viên tốt nhất theo yêu cầu của công việc.

Câu 79: Quan điểm của lý thuyết động viên của Taylor không ngụ ý:

(a) Công nhân lười biếng.

(b) Nhà quản trị hiểu biết hơn công nhân.

(c) Phải động viên bằng các phần thưởng kinh tế.

(d) Không cần dạy nhiều cho công nhân mà để họ tự tìm tòi, sáng tạo.

Câu 80: Phương pháp động viên theo lý thuyết của Taylor không đề cập đến:

(a) Dạy công nhân cách làm việc tốt nhất.

(b) Đôn đốc theo dõi công nhân làm việc.

(c) Gợi ý để công nhân tự suy nghĩ ra cách làm việc.

(d) Kích thích kinh tế bằng tiền lương, tiền thưởng.

Câu 81: Trong khi nghiên cứu cơ sở của lý thuyết tâm lý xã hội về sự động viên, người ta không thấy có:

(a) Dạy cho công nhân hiểu về tâm lý và sự tác động của nó đối với năng suất lao động.

(b) Sự  thừa nhận nhu cầu xã hội của công nhân, và tạo điều kiện cho con người lao động cảm thấy hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung.

(c) Nên cho người lao động tự do hơn để quyết định những gì liên quan đến công việc được giao.

(d) Sự  quan tâm nhiều hơn đến các nhóm không chính thức.

Câu 82: Khi bàn về động viên, người ta sử dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow với ngụ ý rằng:

(a) Nhu cầu của con người là có 5 loại: vật chất-sinh lý; an toan; xã hội; được tôn trọng; và tự hoàn thiện bản thân.

(b) Con người luôn luôn muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn vị trí hiện tại của mình.

(c) Nhu cầu của con người thì có nhiều bậc từ thấp đến cao, khi được thỏa mãn nhu cầu ở một bậc nào đó thì con người có khuynh hướng vướng đến muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn.

(d) Cần nhận định nhu cầu hiện tại của nhân viên để có biện pháp động viên phù hợp.

Câu 83: Trong các lý thuyết hiện đại về sự động viên, không thể kể đến lý thuyết:

(a) Lýthuyết của Taylor.

(b) Lýthuyết nhu cầu của Maslow.

(c) Lýthuyết hai bản chất khác nhau của con người của Mc.Gregor.

(d) Lýthuyết hai yếu tố động viên của Herzberg.

Câu 84: Khi bàn về động viên trong quản trị, lý thuyết về bản chất con người của Mc.Gregor ngụ ý rằng:

(a) Người có bản chất X là loại người không thích làm việc, lười biếng trong công việc, không muốn chịu trách nhiệm, và chỉ khi làm việc khi bị người khác bắt buộc.

(b) Người có bản chất Y là loại nguời hamthích làm việc, biết tự kiểm soát để hoàn thành mục tiêu, sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, và có khả năng sáng tạo trong công việc.

(c) Cần phải tìm hiểu, phân loại bản chất của công nhân để sa thải dần công nhân bản chất X, thay thế dần chì toàn những c6ng nhân có bản chất Y.

(d) Biện pháp động viên cần thích hợp với bản chất con người.

Câu 85: Herzberg đã đưa ra lý thuyết động viên của mình bằng cách:

(a) Theo dõi và điều tra ngầmthái độ của công nhân.

(b) Trực tiếp thăm hỏi công nhân.

(c) Điều tra hiệu quả làm việc của công nhân thông qua các nhà quản trị.

(d) Phân tích năng suất lao động của công nhân qua các thống kê.

Câu 86: Herzberg phân các yếu tố động viên thành 2 loại yếu tố: yếu tố bình thường và yếu tố động viên nhằm mục đích:

(a) Chỉ cho các nhà quản trị thấy các yếu tố bình thường sẽ không đem lại sự hăng hái hơn, nhưng nếu không có thì người lao động sẽ bất mãn và làm việc kém hăng hái.

(b) Chỉ cho các nhà quản trị thấy các yếu tố động viên sẽ thúc đẩy người lao động làm việc hăng hái hơn, nhưng nếu không có, họ vẫn họ vẫn làm việc bình thường.

(c) Nhà quản trị cần áp dụng đều cả hai loại yếu tố bình thường và động viên.

(d) Nhà quản trị cần lưu ý hai mức độ khác nhau của thái độ lao động của nhân viên và đừng lẫn lộn giữa nhưng biện pháp.

Câu 87: Tiến sĩ  Yves Enregle cho rằng lãnh đạo là làm cho người khác làm việc và hiểu biết công việc để giao phó cho người khác làm. Theo đó ông ta ngụ ý:

(a) Người lãnh đạo luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc thay người khác nếu  như  họ không chấp hành lệnh hoặc không làm được việc mình giao phó.

(b) Người lãnh đạo cần dạy người khác làm việc.

(c) Trên cơ sở hiểu biết công việc, người lãnh đạo làm sao đó để người khác làm được việc.

(d) Khi hiểu biết công việc, người lãnh đạo sẽ rất dễ dàng bắt buộc người khác làm việc vì họ sẽ không dám khinh thường người lãnh đao.

Câu 88: Tiêu chuẩn của một người lãnh đạo hữu hiệu có lẽ sẽ không cần thiết:

(a) Biết sử dụng đúng người, đúng chỗ, và luôn đáp ứng các mong muốn của mọi người.

(b) Có mặt ở mọi nơi, nắm bắt công việc, lắng nghe mọi người, nhưng không làm việc của người khác.

(c) Có các cá tính-phẩm chất: lạc quan, bền bỉ, điềm tĩnh, trung thực, cởi mở song cương quyết, giản dị,…

(d) Hướng về các giá trị chung.

Câu 89: Có lẽ không nên hiểu uy tín lãnh đạo thực sự là:

(a) Khả năng làm cho người khác chịu làm việc.

(b) Khả năng ảnh hưởng đến người khác.

(c) Khả năng cảm hóa người khác.

(d) Khả năng làm cho người khác tuân phục và tin tưởng một cách tự nguyện.

Câu 90: Nguồn gốc của uy tín lãnh đạo không thể là:

(a) Do quyền lực hợp pháp.

(b) Do phẩm chất cá nhân lãnh đạo.

(c) Do khả năng của người lãnh đạo.

(d) Do sự tuyên bố của người lãnh đạo.

Câu 91: Uy tín thật và uy tín giả của người lãnh đạo có điểm chung là:

(a) Cùng xuất phát từ quyền lực và chức vụ hợp pháp của người lãnh đạo.

(b) Cùng là một sự ảnh hưởng đến người khác.

(c) Cùng gây sự tôn trọng và kính trọng nơi người khác.

(d) Cùng do phẩm chất và giá trị cá nhân của người lãnh đạo quyết định nên.

Câu 92: Người ta không cho rằng uy tín giả của người lãnh đạo xuất phát từ :

cấp dưới sợ hãi, do khoảng cách quản trị, do cộng nhận, do tốt bụng, do mua chuộc,…

(a) Sự sợ hãi hoặc sự công nhận của cấp dưới.

(b) Khoảng cách quản trị.

(c) Sự mua chuộc người khác.

(d) Các kỹ năng của người quản trị.

Câu 93: Người ta phân loại phong cách lãnh đạo thành nhiều kiểu, nhưng không thấy nói đến phong cách:

(a) Độc đoán.

(b) Thờ ơ.

(c) Dân chủ

(d) Tự do.

Câu 94: Phong cách lãnh đạo độc đoán không mang đặc điểm sau đây:

(a) Không tính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để ra quyết định.

(b) Không phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng.

(c) Chỉ phù hợp với những tập thể thiếu kỷ luật, không tự giác, công việc trì trệ,...cần chấn chỉnh nhanh.

(d) Khá thu hút người khác tham gia ý kiến.

Câu 95: Phong cách lãnh đạo dân chủ không mang đặc điểm sau đây:

(a) Thu hút cả tập thể vào việc thảo luận, bàn bạc trước khi ra quyết định.

(b) Luôn luôn được áp dụng trong các công ty.

(c) Có thể phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên.

(d) Không áp dụng được ở những tổ chức vô kỷ luật.

Câu 96: Theo phong cách lãnh đạo tự do thì:

(a) Mọi người tư do hành động theo ý mình.

(b) Người lãnh đạo tự do điều khiển người khác theo những tùy hứng ngẫu  nhiên.

(c) Người lãnh đạo chỉ cung cấp thông tin cho người khác làm, tính chất phân quyền cao.

(d) Người lãnh đạo để cho người khác tự do suy nghĩ và hành động, sau đó điều chỉnh các sai sót (nếu có)

Câu 97: Cần hiểu chức năng kiểm tra của người quản trị là:

(a) Sự mong muốn biết những sai lệch giữa thực tế và kế hoạch.

(b) Sự theo sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành.

(c) Sự điều chỉnh những mong muốn cho phù hợp với khả năng thực tế diễn ra.

(d) Sự xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm tra và so sánh với kế hoạch đặt ra, rút kinh nghiệm.

Câu 98: Chức năng kiểm tra sẽ có nhiều mục đích, nhưng chung qui là:

(a) Đạt được mục tiêu đề ra với nhiệu quả cao nhất có thể được,

(b) Phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phận chịu trách nhiệm để chấn chỉnh.

(c) Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách tiết kiệm.

(d) Rút kinh nghiệm cho những lần thực hiện sau.

Câu 99: Chức năng kiểm tra trong quản trị sẽ mang lại tác dụng là:

(a) Đánh giá được toàn bộ quá trình quản trị và có những giải pháp thích hợp.

(b) Làm nhẹ gánh nặng cho cấp chỉ huy, dồn việc xuống cho cấp dưới.

(c) Qui trách nhiệm được những người sai sót.

(d) Cấp dưới sẽ tự nâng cao trách nhiệm hơn vì sợ bị kiểm tra và bị phát hiện ra các bê bối.

Câu 100: Một quá trình kiểm tra cơ bản trình tự qua các bước sau đây:

(a) Xây dựng các tiêu chuẩn, điều chỉnh các sai lệch, đo lường việc thực hiện.

(b) Đo lường việc thực hiện, điều chỉnh các sai lệch, xây dựng các tiêu chuẩn.

(c) Đo lường việc thực hiện, xây dựng các tiêu chuẩn, điều chỉnh các sai lệch.

(d) Xây dựng các tiêu chuẩn, đo lường việc thực hiện, điều chỉnh các sai lệch.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro