quan tri tai chinh 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, mỗi loại hình doanh nghiệp luôn có những ưu thế khác nhau, tuỳ vào từng điều kiện kinh doanh cụ thể mà các chủ sở hữu có thể quyết định cho mình một loại hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, trong xu hướng ngày càng hiện đại hoá nền kinh tế, công ty cổ phần sẽ trở nên phổ biến và chiếm đa số. Công ty cổ phần sẽ đóng vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế của đất nước. Loại hình doanh nghiệp này đặc biệt quan trọng khi nó gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán - một mảng quan trọng của thị trường tài chính. Xuất phát từ tính phổ biến và tầm quan trọng đó, trong phạm vi tập giáo trình này, chúng ta sẽ tập trung sử dụng loại hình công ty cổ phần để minh hoạ cho các tình huống và mô hình quản trị tài chính doanh nghiệp.

1.2 MỤC TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Để điều hành được doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, nhà quản trị luôn chịu sự chi phối và kỳ vọng từ ba chủ thể, bao gồm: chính bản thân những nhà quản trị (managers), những người chủ sở hữu hay còn gọi là cổ đông (shareholders) và những người có liên quan (stakeholders). Nhà quản trị luôn mong đợi những kết quả tốt đẹp từ hoạt động kinh doanh của mình mà đích đến của những kết quả đó chính là lợi nhuận ròng (Net Earning/ Earning after Tax). Khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, nếu lợi nhuận ròng hạch toán được càng lớn thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để bổ sung nguồn vốn, tái đầu tư, mở rộng kinh doanh cho kỳ sau... Đây là tín hiệu tốt đẹp mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng mong đợi. Thực tế này đã mở ra mục tiêu tài chính đầu tiên là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, với các cổ đông, họ không chỉ nhìn vào quy mô của các khoản lợi nhuận mà vấn đề mà người ta quan tâm là hiệu quả của các khoản vốn góp. Để thuyết phục được chủ sở hữu, doanh nghiệp phải tối đa hoá thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning per Share - EPS). Một khi doanh nghiệp đạt được mục tiêu này, giá cổ phiếu trên thị thường sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Và đấy là mục tiêu cuối cùng mà nhà quản trị doanh nghiệp muốn đạt được: tối đa hoá giá cổ phiếu trên thị trường (Market price per share) Cổ đông, bên cạnh việc thường xuyên chia sẻ các mục tiêu của nhà quản trị doanh nghiệp, người ta còn đặt ra mục tiêu giảm thiểu mâu thuẩn lợi ích của chủ thể sở hữu doanh nghiệp và chủ thể điều hành doanh nghiệp. Mục tiêu này xuất phát từ một thực tế là trong công ty cổ phần có một sự tách rời giữa quyền sở hữu (đại diện là Hội đồng quản trị - HĐQT) và quyền quản lý doanh nghiệp (Ban giám đốc - BGĐ). Sự tách rời này sẽ dẫn đến nguy cơ Ban giám đốc sẽ ra quyết định kinh doanh chỉ vì lợi ích các nhân mà không phục vụ cho lợi ích của tập thể cổ đông. Điều này làm mâu thuẩn trong lợi ích của cổ đông và những người quản lý doanh nghiệp. Để giảm thiểu quan hệ mâu thuẩn này, bên cạnh việc tăng cường cơ chế giám sát và kiểm soát, hội đồng cổ đông thường áp dụng những tác động vào đòn bầy kinh tế của các cấp quản lý như gắn lương bổng với hiệu quả kinh doanh, ưu tiên quyền chọn mua cổ phiếu để kết nạp những nhà quản lý trở thành cổ đông công ty... Để đạt được các mục tiêu nêu trên, doanh nghiệp không thể tách rời khỏi môi trường kinh doanh mà ở đó có rất nhiều các người liên quan như người lao động, người tiêu dùng, khách hàng... và đặc biệt là môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, doanh nghiệp còn phải hướng đến một mục tiêu cuối cùng là thực hiện trách nhiệm đối với xã hội . Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp phải không ngừng bảo vệ người tiêu dùng, đào tạo nhân viên, xả thải đúng chuẩn mực quy định, không khai thác huỷ diệt và phải tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường...

1.3 KHÁI QUÁT NỘI DUNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Quản trị tài chính là một quá trình hoạch định liên quan đến việc tạo lập, duy trì, quản lý và khai thác tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Để quản trị hiệu quả, tài chính doanh nghiệp phải luôn xem xét để đưa ra ba quyết định chủ yếu, đó là: Quyết định đầu tư; Quyết định tài trợ và Quyết định phân phối kết quả kinh doanh.

1.3.1 Quyết định đầu tư Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định tài chính doanh nghiệp. Ở mức độ tổng quát, nội dung của quyết định đầu tư liên quan đến việc lựa chọn, sàn lọc cơ hội đầu tư, hình thành các dự án kinh doanh, hoạch định tài chính cho dự án và cuối cùng là thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án trên phương diện tài chính. Việc ra quyết định đầu tư sẽ quyết định trực tiếp đến quy mô và hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm gia tăng tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại sẽ dẫn đến những rủi ro, tổn thất cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Chi tiết trong hoạt động kinh doanh thường xuyên, quyết định đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp xác lập quy mô và cấu trúc của các loại tài sản nằm phía bên trái của Bảng cân đối tài sản trong doanh nghiệp. - Quyết định đầu tư tài sản lưu động sẽ liên quan đến các nội dung như quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hoá và quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn. - Quyết định đầu tư tài sản cố định bao gồm các nội dung về hình thành mới hoặc thay thế tài sản cố định, quyết định thuê tài sản, quyết định đầu tư tài chính dài hạn. - Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài sản lưu động bao gồm các quyết định về cấu trúc vốn tối ưu, điểm hoà vốn tối ưu...

1.3.2 Quyết định tài trợ Quyết định tài trợ trong tài chính được hiểu là các phương thức tìm kiếm nguồn vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhằm thực hiện các quyết định đầu tư. Liên quan đến vấn đề này, quản trị tài chính sẽ giải quyết các nội dung sau: - Nên tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu hay nguồn vốn vay? Nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn? - Khi doanh nghiệp quyết định tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì phải tính đến việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư hay phát hành cổ phiếu mới? Tương tự như vậy, khi doanh nghiệp quyết định tài trợ bằng vốn vay thì phải ra soát các nguồn tín dụng khả thi như vay ngân hàng, sử dụng tín dụng thương mại hay sử dụng các công cụ tài chính khác... - Cơ cấu của các nguồn tài trợ bao nhiêu là tối ưu? Để ra quyết định tài trợ hiệu quả, người ra quyết định phải cân đối tất cả nguồn lực hiện có của doanh nghiệp kết hợp với các công cụ phân tích tài chính khá phức tạp. Đây là nội dung chứa đựng nhiều kỹ thuật chuyên biệt quản trị tài chính.

1.3.3 Quyết định phân phối kết quả kinh doanh Quyết định phân phối được xem là công việc cuối của của nhà quản trị tài chính. Một khi thực hiện hoàn tất hai quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, cuối kỳ, doanh nghiệp sẽ thu được kết quả kinh doanh. Nếu kinh doanh có hiệu quả, phần lợi nhuận sau thuế có thể được sử dụng để phân chia cổ tức, có thể sẽ được giữ lại để tái đầu tư, bổ sung nguồn vốn cho kỳ sau. Nguợc lại, khi doanh nghiệp gặp rủi ro, kinh doanh thua lỗ thì việc chia sẻ rủi ro của các chủ thể tham gia kinh doanh sẽ được phân bổ theo những nguyên tắc nào. Có thể nói, quyết định phân phối là một quyết định thận trọng vì nó không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích của chủ sở hữu, liên quan đến nguồn tài trợ vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo mà còn tác động đến cả giá trị doanh nghiệp và giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường. 1.4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.4.1 Tổ chức bộ máy quản trị tài chính trong doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào quy mô và trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp mà chức năng quản trị tài chính sẽ được tổ chức riêng hoặc ghép với chức năng kế toán, hình thành bộ phận tài chính - kế toán. Tuy nhiên, hai chức năng kế toán và tài chính trong doanh nghiệp có một sự khác biệt rất lớn về bản chất và vai trò hoạt động. Kế toán thường được biết đến với các hoạt động cung cấp thông tin như ghi chép nghiệp vụ đã phát sinh, hệ thống các dữ liệu trong quá khứ và tổ chức báo cáo. Trong lúc đó, tài chính lại chú trọng đến việc sử dụng các thông tin kế toán để phân tích, dự báo và đưa ra các quyết định trong tương lai. Sự khác biệt này sẽ được phản ánh trong sơ dồ tổ chức 1.1 Thông thường trong các công ty cổ phần hiện đại, người ta thường gắn chức giám đốc cho các nhà quản trị chức năng như giám đốc sản xuất, giám đốc marketing, giám đốc bán hàng... Chức danh Giám đốc tài chính hay Nhà quản trị tài chính cũng được dùng để gọi người phụ trách lĩnh vực tài chính trong doanh nghiệp, gọi tắt là CFO (Chief Financial Officer). Để quá trình ra quyết định được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, các CFO phải thiết lập cho mình một hệ thống thông tin riêng, dựa trên các nguồn dữ liệu kế toán kết hợp với các kỹ thuật phân tích tài chính bao gồm: - Các báo cáo kế toán tài chính như Bảng cân đối kế toán, Bảng xác định kết quả kinh doanh, Bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo quyết toán. - Các chỉ số tài chính - Các mô hình dự báo khả năng sinh lợi và rủi ro

- Nguyên tắc giá trị tiền tệ theo thời gian Sơ đồ 1.1: Vị trí của tài chính trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp Ngoài ra, trong quá trình ra quyết định, doanh nghiệp còn phải chú trong vào các thông tin phi tài chính như nhân lực, sản xuất, thương hiệu...Việc kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đầu vào sẽ giúp tạo được đầu ra là các quyết định tài chính đúng đắn và hiệu quả. Hệ thống thông tin ra quyết định tài chính được thể hiện trong sơ đồ 1.2. Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Giám đốc nhân sự Giám đốc Tài chính Giám đốc Kỹ thuật,.. Phòng Tài chính  Hoạch định vốn đầu tư  Quản trị vốn (lưu động & TSCĐ)  Quan hệ giao dịch với NH  Phân phối lợi nhuận  Quản trị bảo hiểm và rủi ro  Phân tích và hoạch định tài chính Phòng Kế toán  Lập, kiểm tra chứng từ  Quản lý sổ sách kế toán  Kế toán tài chính  Kế toán quản trị  Kiểm toán nội bộ  Lập các báo cáo tài chính  Quản lý dữ liệu kinh doanh

1.4.2 Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp Nhằm đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính phải đảm nhận năm nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Đảm bảo nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp: Để thực hiện được nhiệm vụ này, nhà quản trị tài chính phải luôn tìm cách huy động mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý nhất, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. - Huy động vốn với chi phí thấp nhất: Mọi doanh nghiệp luôn hướng đến mục tiêu tối thiểu hoá chi phí. Trong lĩnh vực tài chính, việc tối thiểu hoá chi phí bắt đầu từ tính ổn định và chủ động nguồn tài chính dài hạn cho doanh nghiệp. Dựa trên việc hoạch định các nguồn tài trợ dài hạn, nhà quản trị tài chính sẽ huy động các nguồn tài trợ ngắn hạn. Việc kết hợp hợp lý giữa các nguồn tài trợ sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cao và giảm thiểu chi phí huy động vốn.

- Sử dụng vốn hiệu quả: Mức độ hiệu quả sử dụng vốn có liên quan chặt chẽ đến các quyết định đầu tư. Về vấn đề này, nhà quản trị tài chính phải luôn tính toán cấu trúc của đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn đầu tư, sàn lọc các cơ hội và các phương án tổ chức kinh doanh. - Phân tích tài chính và hoạch định tài chính: Hoạt động phân tích tài chính phải được tiến hành thường xuyên và thận trọng nhằm xác định thế mạnh và mặt yếu về tình hình tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà quản trị tài chính sẽ kiểm soát các hoạt động và hoạch định nhu cầu sử dụng nguồn lực trong tương lai. - Quản trị rủi ro: Rủi ro là yếu tố luôn song hành với công tác hoạch định. Chính các biến cố rủi ro sẽ làm cho kết quả các hoạt động sai lệch với mục tiêu đặt ra ban đầu. Vì vậy, để đạt được hiệu quả, nhà quản trị tài chính phải nắm bắt các kỹ thuật quản trị rủi ro, bao gồm: đánh giá rủi ro, đo lường mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh, từ đó phải quyết định các kỹ thuật tài trợ rủi ro sao cho hiệu quả nhất. 1.4.3 Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị tài chính Tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế - tiền tệ và giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể thuộc môi trường bên ngoài. Hoạt động tài chính có thể được hàm chứa trong ba lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau, đó là thị trường vốn, đầu tư vốn và quản lý tài chính kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện được chức năng quản trị tài chính trong các lĩnh vực này, đòi hỏi quản trị viên phải có những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. - Thị trường vốn (Capital Markets): Đây là lĩnh vực hoạt động của nhiều định chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, công ty kinh doanh tài chính... Tại các đơn vị này, có nhiều vị trí công tác cho những người có kiến thức về quản trị tài chính. Các yêu cầu cơ bản khi muốn theo đuổi những công việc này là cần có những hiểu biết nhất định về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất, các quy định mà các định chế tài chính phải tuân thủ, quy trình thiết lập, khai thác và quản lý các công cụ tài chính như thế chấp, chứng chỉ tiền gửi...Tại đây cũng rất cần có các kiến thức về quản trị kinh doanh vì công tác quản lý các định chế tài chính cũng bao hàm toàn bộ các chức năng như kế toán, quản lý hệ thống dữ liệu, quản trị nhân sự, marketing .. và tất nhiên sẽ không thể thiếu quản trị tài chính. Bên cạnh đó, các công việc này cũng sẽ yêu cầu rất cao các kỹ năng về thuyết trình, soạn thảo văn bản, thuyết phục khách hàng... Công việc khởi đầu thường gặp trong lĩnh vực này là một nhân viên ngân hàng thương mại. Ở cương vị này, chung ta sẽ đi sâu vào các tác nghiệpvà tìm hiểu các hoạt động kinh doanh từ việc quản lý tài khoản (Teller ’ s work) đến việc quản lý tiền gửi (deposit management) hoặc cho vay (loan making and management). Tương tự, chúng ta có thể sẽ trở thanh chuyên viên trong các lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, đại lý bảo hiểm, khai thác tín dụng .... - Đầu tư vốn (Investment): Những nhà hoạt động đầu tư thường làm việc cho các văn phòng môi giới (brokerage house) với tư cách là chuyên viên phân tích doanh số (sales analyst) hoặc chuyên viên phân tích chứng khoán (security analyst) hoặc tham gia làm việc cho một ngân hàng, một công ty bảo hiểm với tư cách là người quản lý doanh mục đầu tư (portfolio management). Khi tham gia vào hoạt động đầu tư, chức năng của chúng ta sẽ nhằm vào việc quản trị doanh số, phân tích chứng khoán độc lập và lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu. - Quản trị tài chính kinh doanh trong doanh nghiệp (Financial Management): Đây là lĩnh vực hoạt động rộng rãi nhất và có nhiều cơ hội làm việc nhất cho những ai có kiến thức về quản trị tài chính doanh nghiệp. Công tác quản trị tài chính cần thiết cho mọi loại hình tổ chức kinh doanh, từ các định chế tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, đến các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực. Các công việc liên quan đến hoạt động quản trị tài chính bao gồm: Quyết định hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, lựa chọn hình thức huy động vốn, các quyết định về chính sách tín dụng trong bán hàng, quản lý hàng dự trữ, quản trị rủi ro và công nợ, quản trị tiền mặt, đầu tư chứng khoán, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư... Tuỳ vào cách thức tổ chức bộ máy của từng doanh nghiệp cụ thể mà chúng ta có thể được bố trí vào các phòng chức năng của doanh nghiệp như phòng kế hoạch tài chính, phòng kinh doanh, phòng quản lý tín dụng, phòng bán hàng... Ngày nay, trong bối cảnh thị trường tiền tệ và lãi suất có nhiều biến động, các công ty ngày càng tập trung nhiều vào kế hoạch tài chính, qua đó làm tăng thêm tầm quan trọng của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Tầm quan trọng cũng tăng thêm trong lĩnh vực marketing, kế toán, sản xuất hay một lĩnh vực khác có liên quan đến tài chính trong công việc của họ.

1.5 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 1.5.1 Khái niệm và chức năng của thị trường tài chính Thị trường tài chính là thị trường giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính (financial assets) như trái phiếu kho bạc (treasury bills), trái phiếu công ty (corporate bonds), trái phiếu chính phủ (goverment bonds), cổ phiếu đại chúng (common stocks), cổ phiếu ưu đãi (prefferd stocks), sổ tiết kiệm (saving notes) và quyền chọn (options). Đối tượng tham gia vào thị trường tài chính có thể là các cá nhân, các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ. Bên cạnh các thành viên chính này, thị trường còn có các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới và các định chế tài chính trung gian khác. Việc tham gia vào thị trường tái chính sẽ tạo ra các lợi ích cho các chủ thể và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể là: - Đối với các cá nhân: Thị trường tài chính là kênh đầu tư hữu hiệu để tìm kiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro. Các hoạt động đầu tư của các cá nhân phổ biên như gửi tiết kiệm, cầm cố, thế chấp, cho vay, mua bán chứng khoán... Ngoài mục đích lợi nhuân, tất cả những hoạt động còn góp phần tăng thanh khoản cho các cá nhân sở hữu các tài sản tài chính. - Đối với doanh nghiệp: Thị trường tài chính là nơi doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn mới thông qua hoạt động phát hành các loại chứng khoán hay đầu tư các nguồn lực nhàn rỗi ngắn hạn. Thị trường tài chính còn là nơi cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định. Những tín hiệu từ thị trường sẽ phản ánh đích thực và chính xác nhất các phản ứng của công chúng về chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ sở đề doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện chính sách kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn - Đối với chính phủ: Thị trường tài chính sẽ cung cấp các công cụ để cân đối ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ khác để thực hiện chính sách tài chính tiền tệ hiệu quả. Nhìn một cách khái quát, thị trường tài chính được xem như là một dạng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, có tác dụng hỗ trợ phát triển thông qua việc tạo vốn và thu hút vốn, định hướng và điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, cung như điều tiết vốn từ các khu vực có hiệu quả sử dụng vốn thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. 1.5.2 Phân loại thị trường tài chính Tuỳ vào mục đích và cách thức tiếp cận, người ta có thể sử dụng những tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường tài chính. Để có thể hiểu bản chất và tham gia tác nghiệp trên các thị trường tài chính cơ bản, trong phần này, chúng ta sẽ phân loại thị trường tài chính theo hai tiêu thức, đó là kỳ hạn chứng khoán và phương thức giao dịch chứng khoán. - Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch chứng khoán, thị trường tài chính được phân thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là những thị trường tài chính chuyên giao dịch các loại tài sản tài chính có thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm. Thị trường tiền tệ bao gồm ba mãng thị trường nhỏ là thị trường ngoại hối, thị trường cho vay ngắn hạn và thị trường liên ngân hàng. Thị trường ngoại hối chuyên giao dịch trao đổi các loại ngoại tệ. Thị trường cho vay ngắn hạn là cơ chế giao dịch tín dụng giữa các ngân hàng thương mại với công chúng và doanh nghiệp. Thị trường liên ngân hàng là một cơ chế diễn ra giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với nhau và với ngân hàng nhà nước. Tại thị trường này, lãi suất cơ bản được hình thành và được xem là lãi suất cho vay liên ngân hàng. Thị trường vốn là thị trường chuyên giao dịch các cổ phiếu và giấy nhận nợ có kỳ hạn dài hơn một năm. Thị trường vốn cũng được phân chia thành thị trường cầm cố bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng thuê mua. Thị trường cầm cố bất động sản là một cơ chế cung cấp các khoản tài trợ dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu hay các loại bất động sản. Thị trường chứng khoán là một cơ chế giao dịch các loại chứng khoán, tại thị trường này, các thông tin về khả năng sinh lời của chứng khoán được xem là một chuẩn mực trong đầu tư. Thị trường tín dụng thuê mua là nơi diễn ra các giao dịch tín dụng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác thuê dài hạn hoặc mua trả góp các loại máy móc thiết bị, bất động sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Căn cứ vào phương thức giao dịch chứng khoán, thị trường tài chính được phân thành thị trường sơ cấp (primary market) và thị trường thứ cấp (secondary market) Thị trường sơ cấp là thị trường giao dịch các loại chứng khoán mới phát hành. Khi chính phủ và các công ty phát hành lần đầu các loại chứng khoán ra công chúng (IPO - Initial Public Oferring) thì họ thường sử dụng thị trường này. Các công ty thường bán các loại cổ phiếu và trái phiếu ra thị trường sơ cấp theo hai hình thức là phát hành rộng rãi ra công chúng hoặc phát hành thông qua một nhóm các định chế tài chính được chọn lọc từ trước. Một trường hợp khác, trong quá trình kinh doanh, nếu công ty muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, những cổ phiếu này cũng phải được đem bán ở thị trường sơ cấp (bán lần thứ hai). Thị trường thứ cấp là một cơ chế chuyên trao đổi, mua đi bán lại các loại chứng khoán đang lưu hành. Có hai loại thị trường thứ cấp là thị trường bán đấu giá (auction market) và thị trường bán buôn (dealer market). Với các công ty cổ phần đại chúng, cổ phiếu thường giao dịch trên các thị trường bán đấu giá có tổ chức. Trong lúc đó, đa số các công cụ nợ lại thường được giao dịch trên các thị trường bán buôn.

Như vậy, trong quá trình kinh doanh, nếu công ty muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, những cổ phiếu này cũng phải được đem bán ở thị trường sơ cấp 1.5.3 Các định chế tài chính Các định chế tài chính là các trung gian tài chính và các thể chế tài chính, đảm nhận chức năng trung chuyển vốn (tư bản) từ người cho vay (dư thừa vốn) sang người đi vay (có nhu cầu sử dụng vốn). Các tổ chức tài chính này còn có những nhiệm vụ quan trọng khác như: huy động và cho vay vốn với quy mô lớn để phát triển kinh tế; Quản trị nguồn vốn và ngân sách tiền mặt của các tổ chức; Dự toán vốn nhu cầu cho các doanh nghiệp; Xác định lãi xuất tiền gửi và cho vay; Thiết lập các định chế tài chính nhà nước ... Các định chế tài chính có thể là các ngân hàng thương mại ; Hiệp hội tiết kiệm ; Hiệp hội tín dụng ; Công ty tài chính ; Công ty bảo hiểm... Ngân hàng thương mại là loại định chế tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thị trường tài chính. Đây là nơi giao dịch các khoản tiền vay và tiền gửi của các tổ chức hoặc các cá nhân thông qua các tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. Nguồn vốn huy động được sẽ được thực hiện các nghiệp vụ tài trợ, bảo lãnh, thanh toán theo yêu cầu của cá nhân và doanh nghiệp. Hiệp hội tiết kiệm là loại trung gian tài chính chuyên thu hút vốn, huy động tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của các cá nhân để cho vay dài hạn các nhu cầu mua sắm tài khoản dài hạn. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ của các hiệp hội này thường được thực hiện dưới hình thức cầm cố. Hiệp hội tín dụng là một hình thức tổ chức hợp tác xã tín dụng, liên kết các thành viên là những người trong cùng một tổ chức nghề nghiệp hoặc tín ngưỡng, có chức năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các thành viên và cho vay trong nội bộ nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho tiêu dùng cá nhân hoặc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là nguồn tài trợ có chi phí thấp nhất. Công ty tài chính chuyên phát hành các loại chứng khoán và vay tiền của các ngân hàng thương mại để có nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay. Những khoản cho vay của các công ty tài chính thường dành cho những khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao, thường bị các ngân hàng thương maị từ chối cho vay. Để bù đắp cho mức rủi ro cao, lãi suất cho vay của các công ty tài chính thường cao hơn so với lãi suất cho vay của các định chế tài chính khác.. Công ty bảo hiểm Bảo hiểm thường chia thành hai loại, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Các công ty bảo hiểm hoạt động theo một phương thức chung là sử dụng một phần các khoản phí đóng bảo hiểm của khách hàng để thanh toán các khoản bồi thường, phần còn lại công ty dùng để đầu tư vào các loại tài sản tài chính, cho vay hoặc thực hiện các nghiệp vụ tài chính để kiếm lời. Công ty thuê mua (leasing company) là loại định chế chuyên huy động các nguồn trung hạn và dài hạn từ các chủ thể tiết kiệm và các ngân hàng thương mại để tài trợ cho các hợp đồng thuê mua máy móc thiết bị của các doanh nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro