quan tri tai chinh 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 5.1.1 Khái niệm và thành phần của vốn lưu động Vốn lưu động (working capital) là các loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn hạn, thường thì trong vòng một năm. Đây là những dạng tài sản tồn tại dưới dạng tiền hoặc những tài sản được kỳ vọng có thể chuyển đổi được thành tiền trong ngắn hạn Thuộc nhóm này gồm có: tiền mặt và các loại chứng khoán ngắn hạn; các khoản phải thu và tồn kho... Tiền mặt và các loại chứng khoán ngắn hạn (Cash and marketable securities): Đây là dạng tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất mà doanh nghiệp sở hữu. Tiền mặt có được một phần từ thu các khoản phải thu, hoặc từ các hóa đơn thanh toán tiền hàng của khách hàng, còn phần lớn là dưới hình thức tiền gởi trong tài khoản của doanh nghiệp ở ngân hàng. Các loại chứng khoán ngắn hạn như: trái phiếu kho bạc, thương phiếu, tín phiếu ... có thể chuyển đổi được thành tiền nhanh chóng với chi phí thấp và gần như không có tổn thất về mặt giá trị trong một thị trường vốn hoạt động lành mạnh.

Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trong quản trị tiền mặt. Thực tế, công ty sẽ có lợi nếu giữ một lượng tiền mặt lớn trong tay vì nó sẽ có cơ hội đầu tư, giảm bớt được lượng tiền mặt vay ngắn hạn theo nhu cầu, nhưng mặt khác chi phí giữ tiền mặt có khi lại cao hơn lài thu được từ tiền mặt đầu tư. Chính vì vậy ở đây chúng ta phải tính đến lượng tiền mặt tối ưu để chi phí giữ tiền mặt phải là nhỏ nhất. Các khoản phải thu (Account receivable): Khi doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả chậm (không thanh toán ngay), các hóa đơn hàng chưa thanh toán hay gọi là tín dụng thương mại tạo nên các khoản mục ” các khoản phải thu ” . Khoản phải thu sẽ trở thành tiền mặt khi đến thời điểm đáo hạn tín dụng (phụ thuộc vào thời hạn tín dụng của mỗi doanh nghiệp). Tồn kho (Inventory)): Là một loại tài sản lưu động quan trọng khác. Tài khoản dự trữ bao gồm: nguyên vật liệu trong kho; nguyên liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm đang nằm chờ trong quá trình sản xuất, thành phần nằm trong kho chờ xuất; thành phần đã xuất kho đang trên đường vận chuyển đến khách hàng. Khả năng thanh khoản của hàng tồn kho phụ thộc rất lớn vào đặc điểm của từng ngành kinh doanh. Trong tiến trình quản trị vốn lưu động, có một yếu tố có tính đối trừ, liên quan chặt chẽ đến khả năng sử dụng vốn lưu động đó là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các loại nợ có thời gian đáo hạn dưới một năm. Thông thường, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: các khoản phải trả ngắn hạn, các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, nợ phải trả định kỳ (accruals) và các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả. Ngày nay, để thuận tiện và khoa học trong công tác quản trị vốn, người ta phân vốn lưu động thành ba dạng cơ bản sau: - Vốn lưu động thường xuyên (Permanent working capital): Là nguồn vốn có nhu cầu thường xuyên trong trong kỳ hạch toán ngắn hạn (thường trong khoản một năm). Đây chính là nguồn vốn nhu cầu tối thiểu cho sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn lưu động thay đổi (Temporary working capital): Là vốn nhu cầu tăng thêm ở các thời điểm khác nhau trong năm do tính chất sản xuất theo mùa của một số doanh nghiệp (thủy sản hoặc chế biến nông sản )

- Vốn lưu động ròng (Net working capital): là thuật ngữ biểu thị cân đối hiệu số giữa tổng quy mô vốn lưu động trong doanh nghiệp và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thuật ngữ này còn được gọi là vốn khả dụng hay vốn luân chuyển. 5.1.2 Tầm quan trọng của vốn lưu động trong doanh nghiệp Vốn lưu động có một tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động doanh nghiêp: - Các doanh nghiệp có thể giảm vốn đầu tư vào tài sản cố định bằng cách thuê mướn cơ sở và thiết bị. - Các doanh nghiệp cần vốn tiền mặt, vốn đầu tư vào các khoản phải thu và tồn kho trong quá trình hoạt động của mình. - Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khó tiếp cận với thì trường tài chính dài hạn, vì vậy nó phải trông cậy nhiều vào mua chịu và tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến Vốn lưu động thuần, vì nó làm tăng tài sản cố định. 5.1.3 Nguyên tắc tài trợ vốn lưu động - Tài sản lưu động thường xuyên sẽ được tài trợ từ cả hai nguồn vốn là vay dài hạn và vay ngắn hạn. - Vốn lưu động thay đổi sẽ được tài trợ bằng nguồn vay ngắn hạn, và chỉ tài trợ trong những trường hợp cần thiết. - Tiền mặt và các khoản phải thu có thể thu lại được từ nguồn ” tài sản nợ ” . Các khoản tồn kho, và tài sản khác sẽ được tài trợ bằng nguồn vay dài hạn. - Tài sản lưu động khác và tài sản cố định sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn vay dài hạn. 5.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp - Quy mô của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cần nhiều vốn lưu động hơn doanh nghiệp lớn, vì : - Nó có ít vốn lưu động hơn các doanh nghiệp lớn. - Sự thiếu nợ từ phía khách hàng có thể sẽ là tai họa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp: Nhu cầu vốn lưu động sẽ càng lớn nếu: - Lượng tồn kho cần dự trữ nhiều. - Thời hạn tín dụng được quy định một cách đơn giản. - Nguồn tín dụng sẵn có: Nếu một doanh nghiệp sẵn có một nguồn tín dụng, nó sẽ cần ít vốn lưu động hơn. - Vốn lưu động trong sản xuất: Trong sản xuất, có hai yếu tố quyết định nhu cầu Chu kỳ sản xuát càng dài thì nhu cầu vốn lưu động càng lớn. Hiệu quả của sản xuất. 5.1.5 Vốn lưu động và chu kỳ luân chuyển vốn lưu động Trong quản trị vốn lưu động người ta thường dùng thuật ngữ vốn lưu động thuần. Vốn lưu động ròng được tính bằng hiệu giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Trong trường hợp tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ có vốn lưu động thuần mang dấu dương. Tìm hiểu tại sao doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động thuần chúng ta lấy ví dụ một doanh nghiệp nhỏ sản xuất đồ mộc mỹ nghệ. Có thể hình dung hoạt động của doanh nghiệp như sau: Đầu tiên, Doanh nghiệp dùng tiền mặt mua nguyên liệu và các vật liệu cần dùng khác cho sản xuất. Sau đó họ đem gia công thành những sản phẩm mộc mỹ nghệ như các mặt hàng lưu niệm bằng gỗ, tranh sơn mài ... Cuối cùng, khi các sản phẩm đã hoàn tất, họ đem bán chúng cho khách hàng theo phương thức tín dụng (trả chậm). Hình 5.1 cho ta thấy chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp.

Tại thời điểm bắt đầu của quá trình sản xuất, chúng ta có khoản mục vốn bằng tiền (một loại tài sản lưu động). Tiền sẽ được sử dụng để mua nguyên vật liệu cần cho sản xuất sản phẩm, vốn tiền mặt lúc này đã được chuyển sang hình thức vốn nguyên vật liệu nằm trong khâu dự trữ (cũng là tài sản lưu động). Nguyên vật liệu được đưa vào quá trình sản xuất, lúc này vốn nguyên liệu được chuyển sang hình thức sản phẩm dở dang và thành phẩm trong khâu sản xuất (tài sản lưu động trong khâu dự trữ). Khi sản phẩm hoàn thiện được bán, vốn dưới hình thức dự trữ được chuyển thành vốn dưới hình thức các khoản phải thu (một loại tài sản lưu động khác). Và cuối cùng khi khách hàng thanh toán tiền cho công ty, số tiền thu được sẽ hoàn trả vốn ban đầu đưa vào sản xuất và có thêm một phần thặng dư. Vốn lại quay trở về trạng thái ban đầu dưới hình thức tiền mặt, kết thức một chu kỳ sản xuất. Các thành phần của vốn lưu động luôn thay đổi theo chu kỳ sản xuất, nhưng tổng vốn lưu động là cố định. Đó chính là một lý do vì sao người ta sử dụng vốn lưu động thuần để đo lường tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Nếu chu kỳ sản xuất dài hơn, chúng ta cần nhiều vốn hơn dưới dạng tồn kho (dự trữ) để có thể duy trì sản xuất. Tương tự, khách hàng cũng thường kéo dài thòi hạn thanh toán của họ và như vậy các khoản phải thu tăng cao. Mặc khác, nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mộc mỹ nghệ có thể thanh toán chậm các hóa đơn mua nguyên vật liệu của nó, nó có thể giảm bớt số vốn nhu cầu. Nói một cách khác, khoản phải trả làm giảm vốn lưu động thuần.

Giá trị khoản phải trả TB Giá vồn hàng bán năm/365 Giá trị khoản phải thu TB Doanh thu năm/365 - Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động : Là khoảng thời gian tính từ khi mua nguyên vật liệu cho đến khi thu được tiền từ các ” khoản phải thu ” của công ty. Công thức tính: Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động = (Thời gian tồn kho + thời gian thu các khoản phải thu) – Thời gian thanh toán các khoản phải trả Thời gian sản xuất càng dài thì doanh nghiệp càng phải có xu lượng dự trữ lớn. Tương tự, khách hàng càng chậm thanh toán bao nhiêu thì giá trị khoản phải thu cũng càng lớn bấy nhiêu. Mặc khác, nếu doanh nghiệp có thể trì hoãn thanh toán tiền mua nguyên vật liệu cho khách hàng, thì nó có thể giảm bớt được nhu cầu lượng tiền mặt cần. Nói một cách khác, khoản phải trả làm giảm vốn lưu động thuần. - Thời gian tồn kho : Là thời gian trung bình nguyên vật liệu hoặc thành phẩm được lưu kho (nằm trong kho). Công thức tính: Thời gian tồn kho = - Thời gian thu các khoản phải thu ( có thể được ký hiệu là ACP: Average collection Period hoặc DSO: Day Sales Outstanding ) : là thời gian trung bình cần thiết để các khoản phải thu của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt. Thời gian thu khoản phải được thu được gọi là ’ Kỳ thu tiền bình quân ’ và nó được tính bằng công thức: Thời gian thanh toán các khoản phải thu = - Thời gian thanh toán các khoản phải trả: là thời gian trung bình được tính từ khi mua nguyên liệu và thuê lao động cho đến khi thanh toán các hóa đơn mua nguyên vật liệu và tiền lương. Công thức tính: Thời gian thanh toán các khoản phải trả = Giá trị tồn kho trung bình Giá vốn hàng bán hàng năm/365

5.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI TRỌ VỐN NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN Muốn kinh doanh chúng ta cần phải có vốn – Vốn được dùng để đầu tư mua nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, đầu tư vào khoản phải thu và các loại tài sản khác để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả. Dĩ nhiên, tất cả các loại tài sản này không thể mua hết một lần được, nó được tích lũy dần theo thời gian cùng với sự phát triển của doanh nghiệp và giá trị của nó được gọi là tổng vốn nhu cầu. Tổng vốn nhu cầu bao gồm vốn cố định (dưới hình thức tài sản cố định) và vốn lưu động (tài sản lưu động). Vốn lưu động bao gồm vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động thay đổi (theo mùa). Như vậy, mức tài trợ dài hạn sẽ bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Chúng ta vẫn thường thấy các doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn một cách bất hợp lý. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn dài hạn cho mục đích ngắn hạn liệu có hợp lý hay không?

Giả sử nhu cầu vốn lưu động (vốn ngắn hạn) biến động theo đường cong trên hình 5.3. Các đường thẳng A 1 , A, B, C là các mức tài trợ vốn dài hạn cho vốn lưu động theo mùa. Nếu tài trợ vốn dài hạn ở mức C: Công ty sẽ phải thường xuyên đi vay ngắn hạn để hoạt động. Chính sách này được gọi là chính sách đầu tư chặt chẽ. Nếu tài trợ vốn dài hạn ở mức A hay mức A 1 : Công ty hoàn toàn có thể yên tâm luôn có đủ và dư vốn cho hoạt động SX – KD. Nhưng công ty phải trả lãi vay cho cả khoản vốn dư không dùng tới do vậy việc duy trì lượng tiền dư thừa hoặc mua chứng khoán ngắn hạn thường dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chính sách này được gọi là chính sách đầu tư thoáng. Nếu tài trợ vốn dài hạn ở mức B: Ở những thời điểm thiếu công ty phải đi vay ngắn hạn, còn ở những thời điểm tạm thời dư vốn, công ty sẽ đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn hoặc cho vay ngắn hạn. Trong thực tế, các DN thường duy trì vốn dài hạn ở mức B. Chính sách này được gọi là chính sách trung dung (kết hợp giữa hai chính sách đầu tư thoáng và đầu tư chặt chẽ). 5.3 QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN Quản trị vốn luân chuyển (còn được gọi là vốn ngắn hạn) bao gồm: quản trị tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu, tồn kho, vay ngắn hạn, và khoản phải trả. Đó là tất cả các khoản mục nằm trong phạm vi vốn ngắn hạn trong Bảng cân đối kế toán và phần nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (thể hiện tại một phần trong Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán). Vốn lưu động (ròng) = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Việc quản trị vốn ngắn hạn đồi hỏi chủ thể phải hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của từng nguồn vốn. Chẳng hạn, việc kéo dài thời hạn thanh toán các khoản phải trả thường được xem là một biện pháp để tăng vốn lưu động. Tuy nhiên, cách chiếm dụng vốn như thế có thể làm giảm uy tín trong kinh doanh và thông thường, đây không phải là một giải pháp hiệu quả.

5.3.1 Quản trị tiền mặt Mục tiêu của hoạt động quản trị tiền mặt là tối thiểu hoá lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải tồn trữ trong doanh nghiệp trong điều kiện đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Sở dĩ, doanh nghiệp phải theo đuổi mục tiêu này là vì bản thân tiền mạt là một loại tài sản không sinh lời (chỉ dùng để thực hiện các hoạt động thanh toán, lưu thông) và việc tồn trữ tiền mạt trong doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, làm phức tạp hoá các hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp vẫn phải lưu giũ một lượng tiền mặt nhất định vì các lý do sau: - Tiền mặt được dùng thể thực hiện các giao dịch đối với các khoản phải trả và phải thu thường xuyên. - Tiền mặt thường được dùng để ký quỹ trong hoạt động tài trợ vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Tiền mặt là một phần của tài sản dự phòng trong kinh doanh nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ những biến động trong doàng ngân lưu của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trong hoạt động quản trị tiền mặt, doanh nghiệp sẽ theo đuổi một số mô hình sau đây: Mô hình quản trị tiền mặt theo quan điểm tồn kho: Theo quan điểm này, việc xác định chi phí lưu giũ tiền mặt sẽ bao gồm chi phí cơ hội của tiền trong suốt thời gian lưu trữ. Lượng tiền mặt tối ưu sẽ được xác định theo mô hình EOQ (sẽ được trình bày ở phần sau) Mô hình quản trị tiền mặt của MILLER – ORR. Mô hình tồn kho chỉ có thể áp dụng rất hạn chế cho những công ty có dòng ngân lưu đều đặn. Trong thực tế, lượng tiền vào và ra hàng ngày không bao giờ ổn định cả. Mô hình Miller – Orr được đưa ra vào năm 1966 và được áp dụng hiệu quả ở rất nhiều công ty. Mô hình này sử dụng mức tiền mặt tối thiểu an toàn mà một tổ chức cần phải có để đưa ra mức giới hạn trên và mức chuẩn lượng tiền mặt nên giữ. Cách tính như sau: Khoảng cách = 3 * 3 2 * * 4 3 n NL r P  Trong đó : P = chi phí/GD  2 NL = Phương sai NL/ngày r N = lãi suất ngày Mức chuẩn (return point) = Giới hạn dưới + (1/3) khoảng cách Việc quản trị tiền mặt tối ưu dựa trên điều kiện phải có thống kê quá khứ để biết được phương sai của ngân lưu hàng ngày. Các quyết định tuân theo quy luật sau: Khi tiền mặt có đạt đến giới hạn trên, mua chứng khoán hoặc gởi tiết kiệm để giảm tiền mặt xuống mức chuẩn. Khi tiền mặt hạ xuống giới hạn dưới, bán chứng khoán hoặc rút tiết kiệm để nâng lượng tiền mặt lên bằng mức chuẩn.

3.3.2 Quản trị đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn - Chứng khoán ngắn hạn ( hay còn gọi là chứng khoán có khả năng thanh khoản cao) là chứng khoán có thể bán ngay khi cần trên thị trường chứng khoán. Loại chứng khoán này ít biến động, ít rủi ro, do đó lãi suất của nó thường ít biến động và thấp. - Lý do đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn: Các loại chứng khoán có thanh khoản cao thường có thu nhập thấp hơn các loại tài sản tài chính khác. Mặc dù vậy các công ty vẫn phải đầu tư vào nó với các lý do sau: Dùng để thay thế tiền mặt dưới hình thức tài sản tương đương tiền mặt. Một số doanh nghiệp giữ một tập danh mục chứng khoán ngắn hạn để thay thế một lượng tiền mặt lớn. Khi tiền mặt hết, doanh nghiệp sẽ bán chứng khoán để tái tạo nguồn vốn tiền mặt cần thiết. Trong trường hợp này, chứng khoán được dùng để thay thế tiền mặt và nó được coi là tài sản tương đương tiền mặt. Đầu tư tạm thời. Hình thức đầu tư tạm thời của chứng khoán thường xuất hiện trong các trường hợp sau: + Tài trợ theo mùa hay chu kỳ sản xuất. Nếu doanh nghiệp có chính sách đầu tư chặt chẽ, vốn dài hạn sẽ lớn hơn tài sản lưu động thường xuyên, khi lượng tồn kho và khoản phải thu ở mức thấp công ty sẽ mua chứng khoán ngắn hạn. Mặt khác, với chính sách đầu tư thoáng, doanh nghiệp sẽ không mua chứng khoán ngắn hạn. Với chính sách trung dung, khi tới kỳ đáo hạn, tài sản thường xuyên sẽ được tài trợ bằng vay dài hạn, các nhu cầu tồn kho và các khoản phải thu tăng theo mùa sẽ được tài trợ bằng vay ngắn hạn, nhưng doanh nghiệp vẫn phải dự trữ các loại chứng khoán ngắn hạn vào những thời điểm ổn định. + Đáp ứng các nhu cầu tài trợ . Chứng khoán ngắn hạn thường được tích lũy ngay trước ngày thanh toán thuế hàng quý của doanh nghiệp. Nếu một trái phiếu phát hành đã tới ngày đáo hạn doanh nghiệp có thể đầu tư một tập danh mục chứng khoán ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn. - Một số rủi ro khi đầu tư vào chứng khoản thanh khoản cao. - Rủi ro về mất khả năng thanh toán của công ty phát hành chứng khoán: Đó là rủi ro của công ty phát hành nợ không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay. - Rủi ro đột ngột: là loại rủi ro xuất hiện đột ngột làm tăng rủi ro về khả năng thanh toán nợ của công ty phát hành chứng khoán. - Rủi ro về lãi suất: Rủi ro xuất hiện khi nhà đầu tư tăng lãi suất. - Rủi ro về lạm phát: rủi ro xuất hiện khi tỉ lệ lạm phát tăng cao làm giảm giá trị của tiền tệ. - Rủi ro thanh khoản: rủi ro xuất hiện khi chứng khoán không thể bán được trong một thời gian ngắn gọi là rủi ro thanh khoản - Thu nhập của chứng khoán: chứng khoán nào có rủi ro càng lớn, chứng khoán đó có lợi nhuận càng cao. - Một số loại chứng khoán ngắn hạn phổ biến: + Trái phiếu kho bạc nhà nước: được nhiều người biết đến và rất thông dụng đối với các do anh nghiệp trong đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Kho bạc chỉ bán trái phiếu dưới hình thức trái phiếu vô danh. Trái phiếu được mua không ghi tên chủ đầu tư trên đó. Chính đặc tính này đã làm cho chúng dễ chuyển nhượng từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác. Trái phiếu Kho bạc rất thịnh hành trên thị trường thứ cấp không chỉ vì nó có tình thanh khoản cao mà thời gian đáo hạn của nó chỉ có một tuần hoặc có thể ngắn hơn. Trái phiếu Kho bạc Nhà nước có tình thanh khoản cao do vậy độ rủi ro thấp và vì vậy lãi suất của nó cũng thấp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng trái phiếu Kho bạc như một loại tài sản thay thế tiền mặt. + Chấp thuận ngân hàng: Chấp thuận ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong tài trợ cho các giao dịch ngoại thương. Thường, một chấp thuận ngân hàng là một hối phiếu (lệnh chi trả) nhận tiền ở một ngân hàng cụ thể bởi một nhà xuất khẩu có lệnh thanh toán đối với lô hàng xuất cho khách hàng là người giữ tài khoản của ngân hàng cụ thể đó. Các chấp thuận ngân hàng thường có thời hạn từ 30 đến 180 ngày. Thời hạn thường sử dụng nhiều nhất là 90 ngày. Vì rủi ro của chấp thuận ngân hàng cao hơn và mức thanh khoản của nó lại thấp hơn nên chấp thuận ngân hàng có lãi suất cao hơn trái phiếu Kho Bạc. + Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (CD): Đó là một giấy chấp nhận tiền được gửi tại một ngân hàng trong một thời gian cố định (tiền gửi có thời hạn). Tiền gửi có một lãi suất cố định. Chứng chỉ tiền gửi CDs được các ngân hàng trung tâm mời chào. Thời gian đáo hạn của CDs có thể từ 1 đến 18 tháng. Các ngân hàng bán CDs trên cơ sở chênh lệch so với trái phiếu kho bạc, vì vậy nó không bán theo phương thức có chiết khấu. CDs được phát hành dưới hình thức có thể ghi danh hoặc không ghi danh. Sau đó được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Thực tế, CDs là loại thông dụng nhất. CDs có thu nhập cao hơn chấp thuận ngân hàng. + Thương phiếu: là một loại nợ ngắn hạn, đó là một phiếu hẹn thanh toán không có đảm bảo được một tổ chức kinh doanh bán hàng nhằm tăng vốn hoạt động. Doanh nghiệp phát hành nợ có thể bán thương phiếu cho các nhà đầu tư hối phiếu. Thương phiếu có thời gian đáo hạn từ 3 đến 270 ngày. Thương phiếu được bán dưới hình thức không ghi danh. Không tồn tại thị trường thứ cấp cho thương phiếu. Thu nhập từ thương phiếu của nhà đầu tư bị đánh thuế hoàn toàn theo mức thuế chính phủ. + Chấp thuận mua lại: là những hợp đồng hợp pháp bao gồm việc bán chứng khoán của người vay cho người cho vay, với sự ủy thác của bên vay để mua lại chứng khoán tại mức giá hợp đồng cộng thêm chi phí lãi suất quy định. Người vay có thể là một định chế tài chính, một ngân hàng thương mại hoặc là một thương gia trong Hội đồng Chứng khoán Chính Phủ. Chấp thuận mua lại có thể đáo hạn cho từng thời gian cụ thể, hoặc không cố định thời gian đáo hạn. Lãi suất của nó thường nhỏ hơn lãi suất trái phiếu kho bạc. 5.3.3 Quản trị các khoản phải thu - Tích lũy các khoản phải thu. Tổng các khoản phải thu chưa thanh toán tại một thời điểm cho trước được xác định bởi hai yếu tố: * Lượng doanh thu tín dụng/ngày * Kỳ thu tiền bình quân Công thức tính: Khoản phải thu = (Doanh thu tín dụng/ngày) x (Kỳ thu tiền bình quân) - Theo dõi tình hình thu khoản phải thu. Muốn có một chính sách tín dụng tối ưu thì chúng ta phải xác định được khoản phải thu tối ưu, điều này phụ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp có dư vốn và chi phí sản xuất ít biến động sẽ có điều kiện thực hiện tín dụng rộng rãi hơn và như vậy khoản phải thu của nó sẽ nhiều hơn so với doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn vào sản xuất. Chính sách tín dụng tối ưu thay đổi đối với các doanh nghiệp khác nhau. Các nhà đầu tư – cả các cổ đông, cả các nhà quản lý, ngân hàng cho vay – đều cần phải hết sức chú ý theo dõi khoản phải thu. Để thực hiện việc này chúng ta có thể theo dõi các bản báo cáo tài chính. Khi doanh thu tín dụng được thực hiện, các hiện tượng sau đây có thể xuất hiện: Tồn kho giảm một lượng bằng chi phí sản xuất (giá vốn) hàng hóa Khoản phải thu tăng lên một lượng bằng giá hàng bán ra Phần chênh lệch là lợi nhuận sẽ được đưa thêm vào lợi nhuận giữ lại. - Kỳ thu tiền bình quân : là thời gian trung bình cần thiết để có thể thu hồi hết khoản phải thu (doanh thu tín dụng). Doanh thu bình quân ngày được tính bằng công thức: Doanh thu bình quân/ngày = Doanh thu/365

- Một số biện pháp được sử dụng để đo lường chất lượng tín dụng: Phương pháp phán đoán ” năm Cs ” : là phương pháp truyền thống thường được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng. + Tư cách tín dụng (Character): là thái độ tự giác trong thanh toán nợ của khách hàng. Yếu tố này được coi là rất quan trọng vì mỗi một giao dịch tín dụng được ngầm hiểu một sự hứa hẹn thanh toán. + Khả năng thanh toán (Capacity) : Có thể tự đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua tình hình thanh toán thực tế của họ. + Vốn (Capital) : Là thước đo điều kiện tài chính của một doanh nghiệp nó liên quan đến hệ số rủi ro, tỉ số nợ/vốn, tỉ số thanh toán VLĐ, và tỉ số thanh toán lãi vay từ thu nhập (TIE). + Vật thế chấp (Collateral) : Liên quan đến tài sản mà khách hàng có thể thế chấp để bảo đảm cho khoản nợ của mình. + Điều kiện kinh tế (Condition) : Liên quan đến sự phát triển nền kinh tế vĩ mô và vi mô có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Ví dụ, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái khả năng thanh toán nợ của khách hàng giảm mạnh. Phương pháp thống kê: Thường được áp dụng rộng rãi trong đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng. Phương pháp này dựa trên các số liệu thống kê về thanh toán của từng cá nhân khách hàng để phân tích và đanh giá khách hàng. Nguồn thông tin tín dụng: có hai nguồn thông tin tín dụng quan trọng là (1) thông tin từ các hiệp hội tín dụng mà bạn có thể trao đổi tin tức về các khách hàng tín dụng của bạn. (2) là nguồn tin bên ngoài có thể có được từ các báo cáo tín dụng của chi nhánh với các thông tin về thu hồi tín dụng, nó được bán để lấy tiền hoa hồng. Chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng liên quan đến quá trình thực hiện thu khoản phải thu đáo hạn của doanh nghiệp. Ví dụ, một hóa đơn thanh toán tiền mua hàng đã quá hạn 10 ngày, doanh nghiệp cần báo cho khách hàng biết về sự chậm trễ này. Sau đó, DN sẽ gọi điện thoại đến khách hàng nếu khách hàng vẫn không chịu thanh toán (quá 30 ngày). Có thể khoản phải thu sẽ được thu hồi muộn hơn thòi hạn tín dụng áp dụng. Việc thay đổi chính sách tín dụng có ảnh hưởng đến doanh thu, thời gian thu hồi nợ và tỉ lệ % nợ khó đòi. Chiết khấu bán hàng. Chiết khấu là việc giảm giá hàng hóa cho những khách hàng thanh toán sớm (khuyến khích khách hàng thanh toán nợ sớm). Chiết khấu được phân tích trên cơ sở bảng cân đối chi phí và thu nhập của các chiết khấu khác nhau. Ví dụ, một doanh nghiệp quyết định thay đổi chính sách tín dụng của nó từ ” net 30 ” (thời hạn thanh toán của khách hàng là 30 ngày) sang ” 2/10, net 30 ” (thời hạn thanh toán là 30 ngày, cho những khách hàng thanh toán sớm trong 10 ngày đầu, sẽ được hưởng chiết khấu 2%). Sự thay đổi này sẽ mang lại cho doanh nghiệp hai nguồn lợi: (1) nó sẽ có thêm khách hàng mới và (2) áp dụng chiết khấu sẽ khuyến khích được khách hàng thanh toán sớm, giảm được kỳ thu tiền bình quân. Tỷ lệ chiết khấu tối ưu sẽ được hình thành tại điểm mà chi phí biên tế và lợi nhuận cân bằng nhau. Bán hàng theo thời vụ: là thời gian các khách hàng mua hàng hóa sớm mà không phải thanh toán theo nhu cầu cho đến mùa bán của người mua. Ví dụ, một công ty may quần áo tắm bán hàng với thời hạn thanh toán là ” 2/10, net 30, ngày 1 tháng 5 ” . Điều này có thể hiểu là hóa đơncó hiệu lực từ ngày 1 tháng 5, bất kể là hàng được bán vào thàng giêng. Chiết khấu có thể tính cho những khách hàng thanh toán từ ngày 1-10/5 và thời hạn thanh toán cuối cùng vào ngày 30/5. Công ty may hoạt động suốt trong năm, nhưng bán quần áo tắm lại chỉ tập trung vào mùa xuân và mùa hè. Như vậy việc sử dụng yếu tố thời vụ sẽ dẫn tới một số khách hàng mua hàng dự trữ sớm trước thời vụ đến. - Các nhân tố khác ảnh hưởng đến chính sách tín dụng. - Lợi nhuận tiềm năng: chúng ta phải xem xét khả năng bán hàng tín dụng cũng như tài sản đầu tư vào các khoàn phải thu chưa được thanh toán, nếu như doanh thu tín dụng thức tế có lợi nhuận lớn hơn doanh thu bằng tiền mặt. - Các điều kiện hợp pháp: Các doanh nghiệp cần phải có giá cố định cho tất cả các khách hàng. Không nên tự tiện nâng giá đối với một khách hàng này, hoặc giảm đối với một khách hàng khác, hoặc có một chính sách tín dụng thuận lợi cho một khách hàng này hơn một khách hàng khác, như vậy là không hợp pháp - Công cụ tín dụng: + Trương mục mở: đó là một hình thức tín dụng được thõa thuận giữa người bán và người mua. Khi khách hàng nhận được hàng, họ sẽ ký một hóa đơn chấp thuận thanh toán cho người bán theo trương mục mở của họ tại ngân hàng. + Phiếu hẹn thanh toán: đó là một chứng từ bao gồm tổng, % lãi suất, tiến độ thanh toán và các thời hạn cũng như các điều kiện liên quan đến việc thanh toán nợ. + Hối phiếu thương mại: đó là một lệnh chi trả tiền cho người bán được ký bởi người mua trước khi nhận được hàng. Người bán viết một hối phiếu thanh toán – trong đó có kết hợp với séc và phiếu hẹn thanh toán – rồi báo cho người mua tổng số tiền cần thanh toán vào một ngày cụ thể. Hối phiếu này sau đó được gửi đến cho ngân hàng của người mua cùng với các hóa đơn vận chuyển để nhận quyền sở hữu hàng hóa. Ngân hàng gửi hối phiếu đến cho người mua ký và hối phiếu đã ký được gửi trả lại ngân hàng. Ngân hàng sau đó sẽ gửi các chứng từ vận chuyển hàng hóa tới khách hàng của nó, người mà tại thời điểm này có thể khiếu nại về hàng hóa. Ngân hàng trong trường hợp này, phục vụ như một người trung gian, bảo đảm rằng người mua không nhận được quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi hối phiếu của người bán được thanh toán đủ. + Điều kiện bán hàng theo hợp đồng: đó là một phương pháp tài chính, trong đó người bán sẽ giữ lại quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi người mua thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng. Điều kiện bán hàng theo hợp đồng được sử dụng đầu tiên cho các loại hàng hóa máy móc, các thiết bị và những loại thường được mua trên cơ sở từng phần theo thời hạn hai hoặc ba năm. * Phân tích thay đổi chính sách tín dụng trong công ty. Ví dụ 5.4 : Tập đoàn Ken Group thực hiện phân tích thay đổi chính sách tín dụng từ ” 1/10, net 30 ” sang ” 2/10, net 40 ” . Doanh thu hàng năm của công ty là 4.000 ngàn USD. Dưới chính sách tín dụng hiện thời, 50% khách hàng thanh toán trong 10 ngày đầu (được hưởng chiết khấu), 40% khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày và 10% khách hàng còn lại thanh toán trong 40 ngày. Chi phí sản xuất chiếm 70% doanh thu, trong đó chi phí đầu tư cho các khoản phải thu là 20%. Công ty chi 50 ngàn USD hàng năm để phân tích tín dụng và thu nợ khó đòi. 2.5% doanh thu mất không thể thu hồi được. Công ty tin rằng, dưới chính sách tín dụng mới doanh thu sẽ tăng thêm 1.300 ngàn USD/năm nâng tổng số doanh thu lên 5.300 ngàn USD.

Công ty cho rằng, dưới chính sách tín dụng mới 60% khách hàng sẽ thanh toán nợ trong 10 ngày đầu và nhận 2% chiết khấu, 20% khách hàng sẽ thanh toán nợ trong vòng 40 ngày và 20% khách hàng còn lại sẽ thanh toán nợ trong vòng 50 ngày. Dưới chính sách tín dụng mới, nợ khó đòi là 6% doanh thu, chi phí phân tích tín dụng là 20 tỷ USD. Thuế suất thuế thu nhập của công ty là 28%. Hỏi Tập đoàn Ken Group có nên thay đổi chính sách tín dụng? Giả sử một năm có 365 ngày. Để trả lời cho câu hỏi có nên thay đổi chính sách tín dụng của một công ty hay không, chúng ta phải đưa vào phân tích lãi ròng dưới hai chính sách tín dụng cũ và mới của công ty. Nếu chính sách tín dụng mới có lãi ròng lớn hơn chính sách cũ, công ty nên chấp nhận phương án thay đổi chính sách tín dụng. Ngược lại, nếu lãi ròng của chính sách tín dụng mới nhỏ hơn chính sách cũ, công ty sẽ giữ chính sách cũ, vì việc thay đổi chính sách tín dụng không có hiệu quả. Chi phí cho khoản thu phải được tính bằng công thức: Chi phí cho khoản phải thu = Kỳ thu tiền bình quân *(Doanh thu /365) * %Chi phí biến đổi *Lãi suất đầu tư khoản phải thu

Một số lưu ý khi sử dụng mô hình EOQ: - Trên thực tế, không phải lúc nào nguồn cung cũng có thể đáp ứng được nhu cầu – nghĩa là không phải lúc nào đặt hàng cũng có được. - Nhu cầu cho sản xuất nói riêng và nhu cầu của khách hàng nói chung thường xuyên biến động, nên khi quản trị tồn kho phải luôn luôn tổ chức dự trữ an toàn. - Thời gian thực hiện đơn hàng thường không cố định và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thị trường và điều kiện tự nhiên. - Một số sản phẩm, hàng hóa không thể bảo quản trong điều kiện bình thường thì rất khó để áp dụng mô hình EOQ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro