Chương 3: Các vương quốc hỗn tập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những vương quốc mới được thành lập này gặp phải vô vàn những khó khăn, thử thách.
Trước hết, những vương quốc như trên không phải hoàn toàn được xem là mới khi những vùng đất như thế này được sát nhập thành một đơn vị hành chính của một vương quốc khác do đó mà được gọi là hỗn tập. Ở những nơi như vậy, những khó khăn vốn có bắt nguồn từ những thay đổi chính yếu mà ra: người dân muốn thay đổi nhà cầm quyền để hưởng cuộc sống tốt hơn. Sự mong mỏi này đã dẫn đến hành vi đối nghịch với bộ máy cầm quyền đương thời. Họ đã nhầm vì nhiều khi tình trạng sống của họ có thể sẽ còn tệ hơn trước đây nữa. Hệ quả không thể tránh khỏi của nhu cầu tự nhiên khác là tìm kiếm nơi vị quân vương hùng mạnh mới là duy trì quân đội mạnh để áp đảo các lực lượng ngoại xâm. Vô hình chung việc duy trì quân phí, cùng với dã tâm chinh phạt lãnh thổ khác để mở rộng biên cương bờ cõi của vị quân vương mới này làm dân chúng lầm than hơn.
Theo quan điểm của vị quân vương một mặt ngài muốn chiếm giữ lãnh thổ của kẻ bại trận mà tên này trước đây đã tổn hại lợi ích của ngài. Một mặt khác, vị quân vương này không thể giữ lại những kẻ bội nghĩa đã giúp ngài thành công chiếm đóng lãnh thổ của họ và sử dụng các biện pháp vũ lực chống lại những vị tướng bảo vệ đất nước của mình khỏi cảnh bị ngoại quốc xâm lăng và đô hộ. Với quyền lực của mình, vị quân vương luôn ra lệnh quân đội can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác trên danh nghĩa giúp đỡ người dân nơi đây.
Đơn cử là câu chuyện về vua Louis XIII, hoàng đế nước Pháp. Vì sao cùng với đạo quân hùng mạnh, ngài đã đổ bộ, chiếm đóng xứ Milan để rồi thất thủ? Nguyên nhân của sự đại bại ấy là do đạo quân của Lodovico Sforza cũng đủ để đánh bật đội quân Pháp ra khỏi lãnh thổ nước mình. Nguyên nhân khác đến từ chính người dân nước sở tại. Khi họ mở cổng thành đón đạo quân của vua Louis XIII vào lãnh thổ nước họ, vua Louis XIII không thể thoả mãn được những ước vọng của họ và người dân nơi này không thể chịu đựng cách thức điều hành mới đến từ vị vua nước Pháp.
Thật đúng khi nói rằng nếu các vị quân vương đô hộ vùng xứ sở loạn lạc đầy rẫy sự nổi dậy, khởi nghĩa vũ trang,...rất khó để quản lý và có khi phải đánh mất vùng thuộc địa ấy. Những kẻ chinh phạt trừng phạt những tên phiến loạn, tìm kiếm nghi phạm,...là hình thức răn đe các cuộc nổi loạn có tính chất tương tự xảy ra tiếp theo.
Khi Pháp cai trị xứ Milan lần thứ nhất, xung đột biên giới do công tước Lodovico chỉ huy đã diễn ra. Kết quả là sự bại trận của Pháp. Lần thứ hai, Pháp tiếp tục bị mất quyền cai trị trên xứ Milan khi toàn bộ người dân đều đấu tranh chống lại sự cai trị của Pháp, và đuổi đạo quân này ra khỏi biên cảnh nước Ý. Do đó, Pháp đã bị tước quyền cai trị cả hai lần trên xứ Milan như vậy đó.
Nếu như nguyên nhân của lần thất bại đầu tiên đã được nêu rõ trên những trang giấy của tôi thì nguyên nhân của lần thất bại thứ hai phải được phân tích rõ để thấy các phương thức tốt hơn mà các vị quân vương khác đã áp dụng khi rơi vào hoàn cảnh tương tự vậy mà vua Louis XIII đã bỏ qua.
Tôi muốn nói rằng các nơi bị thụ đắc và tiếp quản bởi một vương quốc khác có thể cùng nòi giống, hệ ngôn ngữ hoặc giả có thể khác hẳn hoàn toàn.
Ở trường hợp đầu tiên công cuộc giữ vững được địa vị cai trị khi tiếp quản vùng này đơn giản hơn rất nhiều khi người dân xứ này chưa từng thụ hưởng qua nền tự do đúng nghĩa. Đối với, vị vua chúa tiền nhiệm, những kẻ xâm lược chỉ việc tiêu diệt họ để giữ vững cơ đồ của mình. Đối với dân chúng, vị quân vương mới này đảm bảo điều kiện sống như cũ cho họ. Đơn cử như xứ Bretagne, Bourgogne, Gascogne và Normandie là một phần lãnh thổ không thể tách rời đối với Pháp quốc và sống hoà hợp với chế độ mẫu quốc dù ngôn ngữ hay phong tục tập quán có đôi chỗ khác biệt. Những kẻ cai trị vùng đất thụ đắc như thế cần chú ý hai điểm sau đây: một là như tôi vừa đề cập ở trên là tiêu diệt hết hậu hoạn đến từ vương triều cũ và hai là đừng thay đổi hệ thống luật pháp và phương thức nộp thuế của họ. Như vậy mà tiến hành thì chỉ trong thời gian ngắn thuộc địa đó sẽ hoà hợp với mẫu quốc và trở thành một phần hành chính dưới sự cai trị của vị quân vương tiến hành xâm lược.
Nhưng trong trường hợp thứ hai, tôi muốn đề cập đến trường hợp thụ đắc vùng lãnh thổ mà hệ ngôn ngữ, phong tục tập quán và thể chế khác biệt thì những người đi chinh phục gặp phải khó khăn trùng trùng. Lúc này đành phải trông chờ vào vận may và khả năng của những người này thôi. Một trong những phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất là những kẻ đô hộ này phải đến đóng quân trên lãnh thổ mới chiếm được để đảm bảo sự cai trị của mình là lâu dài và chắc chắn. Như trường hợp của vua Thổ Nhĩ Kỳ phải đóng quân và thiết lập sự cai trị trên lãnh thổ Hy Lạp mới có thể giữ vững được xứ thuộc địa.
Có chiếm đóng trên lãnh thổ thụ đắc rồi, thì triều đại cai trị mới có thể nhanh chóng giải quyết tình hình lộn xộn rối ren tại nơi đó. Nếu không thì họ không thể nhận biết được vấn đề trở nên nghiêm trọng thế nào để xử lý.
Hơn thế nữa, sự hiện diện của bậc quân vương ở lãnh thổ mới chiếm cứ được sẽ ngăn những hành vi áp bức của những kẻ dưới quyền họ có nhiệm vụ coi quản nơi đây và người dân xứ thuộc địa có thể dễ dàng tâu lên Vua chúa những nỗi khó khăn của họ. Hơn thế nữa có nhiều lý do để người dân kính ngưỡng bậc quân vương của họ nhiều hơn nếu họ sợ ngài. Do đó mà nếu vị quân vương muốn xâm chiếm lãnh thổ như vậy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu họ cư ngụ trên mảnh đất đó lâu dài.
Phương thức tốt hơn mà tôi đề cập sắp tới đây là thiết lập người định cư mới ở một hoặc hai nơi trọng yếu trên lãnh thổ đó. Nếu không làm vậy vị vua phải duy trì số lượng lớn vũ khí và bộ binh để tiếp quản nơi này. Việc thiết lập người định cư mới sẽ chẳng tốn kém chút nào trừ việc gây thiệt hại đối với người dân bản địa khi họ phải nhường phần đất đai, nhà cửa cho những người di cư được vị quân vương đưa tới. Đa số người dân thuộc địa chịu nhiều tổn hại khi đoàn người mới đến định cư trên mảnh đất này là người lang bạt và nghèo khổ. Những người như vậy thì có thể gây ra được thiệt hại gì cho đấng quân vương. Dân cư còn lại trên lãnh thổ thụ đắc đó thì lặng im chỉ vì họ muốn an cư lập nghiệp. Họ biết rằng nếu làm gì sai họ cũng sẽ bị đối xử tàn tệ như những người khác mà thôi. Tôi cho rằng, đoàn định cư mới đến này trung thành với vị Vương của họ và sẽ chẳng gây thiệt hại đáng kể gì đối với dân bản địa. Như tôi từng nói, phần lớn những người chịu thiệt thòi do dòng chảy nhập cư mới này phần lớn là người phiêu bạt, nghèo khổ không thể làm gì gây hại đến việc bảo hộ xứ này của vị quân vương cả. Những bậc quân vương cần lưu ý một điều đối với những người như vậy cần trấn an họ còn không phải xử tử họ vì họ chỉ có thể gây nên những làn sóng phản đối để đạt được lợi ích nhỏ. Khi vị quân vương này muốn đàn áp được họ phải dùng cách nào để họ không thể nào phản kháng với tính chất tương tự vậy vào những lần tiếp theo.
Nhưng nếu thay vì đấng quân vương quyết định cử một đạo quân thay vì những dòng người di cư đến xứ thuộc địa thì phí tổn sẽ cao hơn rất nhiều. Ngân sách quốc gia phải chi nhiều tiền để duy trì đạo quân này. Hành động này sẽ dấy nên sự oán thán, căm phẫn của người dân xứ thụ đắc khi phải chịu đựng di chuyển của quân đội, xây dựng doanh trại,... Cứ mỗi lần như thế, người dân ở xứ đó sẽ nổi dậy chống lại nhà vua và chế độ cai trị áp bức họ. Sau khi so sánh được mất của hai phương án trên rõ ràng việc cử những dòng người đến định cư lâu dài trên xứ thuộc địa hoá ra lại hiệu quả và ít tốn kém hơn so với việc cử đạo quân đến thường trú trên mảnh đất này.
Khi một vương quốc thế tập chinh phục những xứ có sự va chạm về nền văn minh, văn hoá và cả ngôn ngữ còn có nhiều điều phải lưu ý. Đầu tiên, bậc quân vương phải nắm lấy quyền lãnh đạo và bảo vệ những lân bang yếu hơn và suy giảm quân lực của những xứ sở có khả năng uy hiếp an ninh và cơ đồ của mình và dưới bất kỳ lý do nào cũng phải ngăn cản những vương quốc có tiềm lực ngang ngửa mình xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia mình. Sợ hãi, tham lam, lục đục nội bộ là tiền đề cho sự xâm lược của các quốc gia khác. Nhớ chuyện năm xưa khi người Etoliens mở đường cho người La Mã xâm lược Hy Lạp cũng cùng đạo lý với việc người dân bản địa để cho đạo quân của nước khác đặt chân vào lãnh thổ nước mình.
Đây là những khả năng có thể diễn ra khi đề cập đến tình trạng trên. Khi một quốc gia tiến hành hành động xâm lăng đối với quốc gia khác thì bậc quân vương nơi đó tỏ ra yếu thế hơn thì những kẻ thân cận và ủng hộ ngài có xu thế ngả về phía những kẻ xâm lăng kia để mưu cầu đường sống và danh lợi cho mình. Những kẻ xâm lược này có thể dễ dàng thôn tính được đất nước đó khi mượn lực của những tên gian thần và khi thành công thì phải kiềm hãm được những tên này và khi đó chính họ - những kẻ xâm lăng mới là người nắm quyền cao nhất ở xứ sở mới thiết lập được. Nếu những tên xâm lược này bỏ qua những phương án kể trên để hoà hợp với xứ thuộc địa, bậc quân vương sẽ mất trắng thành quả của công cuộc chinh phục lãnh thổ thụ đắc. Hoặc giả, bậc quân vương vẫn duy trì được sự cai trị của mình trên mảnh đất đó thì khó khăn và sự thù địch ngài nhận lãnh sẽ nhiều vô số kể.
Người La Mã khi họ chiếm đóng được xứ nào rồi là ngay lập tức gửi ngay dân của mình đến xứ đó, bảo hộ dân lành và đàn áp những kẻ chống lại bộ máy cai trị và ngăn không cho bất kỳ ai ngoại trừ người La Mã đặt chân trên xứ thuộc địa của mình. Điển hình như khi người La Mã chiếm được xứ Hy Lạp rồi thì dung dưỡng người Etoliens và Athens, làm quân đội Macedonia kiệt quệ, đánh đuổi tướng Antiochus.
Người La Mã trong những trường hợp đó đã có những quyết sách mà những vị vua khôn ngoan nên làm. Không những phải nghĩ về những điều rối ren có thể xảy ra mà còn phải nghĩ cách khắc phục chúng bằng tất cả những biện pháp tốt và đầy thận trọng nhất có thể áp dụng. Thật vậy, việc có thể tiên đoán được những vấn đề có thể xảy ra có thể nghĩ ra được các cách khôn khéo hơn để giải quyết chúng thay vì đợi vấn đề xảy ra rồi mới nghĩ cách đương đầu vì quân vương và cả bộ máy cầm quyền không đủ thời gian để nghĩ ra những cách thức giải quyết khôn khéo khác thích hợp. Theo lối diễn ngôn khi người bệnh có triệu chứng sốt thông thường thì theo ý kiến chuyên môn có thể dễ dàng chẩn và có phương pháp điều trị thích hợp khi biết nguyên nhân gây bệnh. Còn nếu không thì tình trạng bệnh nhân chỉ có thể ngày một tệ đi mà thôi. Điều trên cùng đạo lý với thuật trị nước. Khi bậc quân vương có khả năng dự đoán những khả năng có thể diễn ra trong tương lai Ngài có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan còn nếu không thì những phương án đưa ra khi ở thế bị động thường được xem là bước cờ dở. Quay lại trường hợp của người La Mã, họ luôn nghĩ ra những khả năng xấu có thể xảy ra để kịp thời đưa ra phương án đối phó để ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh. Nếu họ biết càng kéo dài thời gian thì sẽ đẩy La Mã đến tình trạng bất lợi thì họ sẽ chủ động khai chiến. Thế nên họ đã phát động chiến tranh với vua Phillipe ngay trên mảnh đất Hy Lạp. Người La Mã bấy giờ chán ngấy những lời triết lý như "Phải biết tận dụng thời gian" vì họ coi trọng tính hiệu quả của công việc và sự thận trọng trong định hướng chính sách của họ vì theo họ thời gian qua đi có thể đem lại điềm lành cũng như rủi.
Quay lại trường hợp của nước Pháp và phân tích xem đất nước này có làm theo những phương sách mà tôi đề cập ở trên hay không? Tôi chỉ nói về trường hợp của Vua Louis XII thay vì Vua Charles VIII vì  mọi người đã biết cách Vua Louis XII  đã áp dụng những phương án trên để giữ vững thành quả của công cuộc viễn chinh trên đất Ý. Trong những dòng tôi sắp kể ra đây, mọi người sẽ thấy cách bậc quân vương này đã làm trên lãnh thổ thụ đắc khác hẳn với những vị Vua khác trong trường hợp Ngài sẽ làm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sachdich