quang chien 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh; khái quát các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ?

a. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

Sau Đại hội VII của Đảng khẳng định: "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng". Từ đó đ• có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh, đành rằng các định nghĩa đó không trái ngược nhau, nhưng chưa phản ảnh đầy đủ về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng có thể khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: "Tư tưởng HCM một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng x• hội (giai cấp), giải phóng con người"

Khái niệm trên chỉ rõ các vấn đề sau:

- Xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm: Tư tưởng về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa x• hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa x• hội; về Đảng Cộng sản; về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân...Mà nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa x• hội

- Khái nịêm chỉ ra nguồn gốc lí luận, tư tưởng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: Chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại

- Khái niệm khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh

b. Khái quát các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không thể hình thành ngay một lúc, mà phải trải qua một thời kỳ tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam và thế giới. Dựa vào nội dung chuyển biến tring tư tưởng làm căn cứ phân kỳ, tư tưởng của Người được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:

* Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (1890-1911). Đây là giai đoạn HCM tiếp thu truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc; hấp thụ vốn văn hoá phương Đông và bước đầu tiếp xúc văn hoá phương Tây; chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, hình thành nên hoài b•o cứu nước.Giai đoạn này, gia đình, quê hương là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách HCM.

* Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm con đường CM Việt Nam (1911-1920). Đây là giai đoạn Người bôn ba tìm đường cứu nước: Tìm hiểu các cuộc CM lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động chính quốc. Tháng 7.1920 tiếp xúc với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tìm thấy con đường cứu nước chân chính cho dân tộc.t

* Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường CM Việt Nam (1920-1930). Đây là giai đoạn HCM hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam: Tham gia hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa của ĐCS Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Người cùng khổ để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa. Hoạt động trong Quốc tế cộng sản. Cuối năm 1924, Người về Quảng châu (Trung Quốc) đ• tổ chức "Hội Việt Nam CM thanh niên", ra báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ đưa về nước hoạt động CM. 3.2.1930, chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nước, sáng lập ĐCS Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện của Đảng.

Các văn kiện này đ• đánh đến sự hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường CM Việt Nam.

* Giai đoạn vượt qua khó khăn thử thách kiên trì con đường đ• xác định của CM Việt Nam (1930-1940): Do không nắm được tình hình thực tế các nước thuộc địa phương Đông và Việt Nam, lại bị chi phối quan điểm "tả khuynh" lúc bấy giờ, QTCS đ• chỉ trích phê phán đường lối mà HCM đ• xác định trong Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam là " hữu khuynh", "Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi". Đại hội VII QTCS (1935) tự phê bình về khuynh hướng "tả khuynh", cô độc, bè phái, bỏ rơi ngọn cờ dân tộc, dân chủ trong phong trào cộng sản, để kẻ thù lợi dụng chống phá CM và Đại hội chuyển hướng về sách lược, chủ trương thành lập mặt trận dân chủ chống phát xít

CM thế giới và CM Việt Nam đ• chứng minh giá trị và sức sống của tư tưởng HCM là hoàn toàn đúng đắn.

* Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng HCM (1941-1969): Sau 30 năm xa Tổ quốc, 1941 Người về nước trực tiếp l•nh đạo phong trào CM Việt Nam, đưa đến thắng lợi của CM tháng 8-1945. Đó là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng HCM. Sau khi giành chính quyền, Đảng và nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mĩ, xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam. Thời kỳ tư tưởng HCM được bổ sung, phát triển, hoàn thiện về chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, về xây dựng CNXH, xây dựng Đảng...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro