Quy chế pháp lý về phá sản, giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Quy chế pháp lý về phá sản, giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng

a/. Phá sản tổ chức tín dụng

Thuộc phạm vi điều chỉnh của luật phá sản doanh nghiệp.

Ngoài ra đối với các tổ chức tín dụng, Điều 98 Luật các tổchức tín dụng quy định: Sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng mà tổ chức tín dụng đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì có thể bị tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp.

b/ Giải thể tổ chức tín dụng

Giải thể tổ chức tín dụng là việc chấm dứt sự tồn tại một tổ chức tín dụng, xóa tên tổ chức tín dụng đó trong sổ đăng ký kinh doanh.

Giải thể tổ chức tín dụng có bản chất pháp lý khác với phá sản tổ chức tín dụng về lý do, nguyên llhân, thủ tục tiến hành và hậu quả pháp lý.

Theo quy đính của luật tổ chức tín dụng, việc giải thể tổ chức tín dụng đ­ược thực hiện trong các trường hợp sau:

- Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và đ­ược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

- Khi hết hạn hoạt động mà tổ chức tín dụng không xin gia hạn hoặc xin gia hạn mà không đ­ược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

- Bị thu hồi giấy phép hoạt động.

c/ Thanh lý tổ chức tín dụng

- Trong tr­ường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý của tổ chức tín dụng đư­ợc thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

- Trong tr­ường hợp tổ chức tín dụng giải thể thì tổ chức tín dụng phải tiến hành thanh lý ngay dư­ới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Mọi chi phí liên quan đến thanh lý do tổ chức tín dụng bị thanh lý chịu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mrnguyen