quy nạp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A, Đặc trưng chung của quy nạp:

. Phương pháp nhận thức cái chung qua cái đơn nhất, cái riêng là phương pháp quy nạp của suy luận và gọi là suy luận quy nạp( quy nạp).

Suy luận quy nạp là suy luận, trong đó kết luận là tri thức chung đc khái quát từ các tri thức ít chung hơn

 Tiền đề tất yếu của suy luận quy nạp là sự thừa nhận quy luật phát triển của tg khách quan. Sự tồn tại quy luật cho fep hiện cái riêng và do đó fat hiện cái chung.

Muốn thực hiện vững chắc suy luận quy nạp, cần tuân theo 2 đk:

-          kết luận của suy luận quy nạp là tin cậy, khi nó đc khái quát hóa từ các dấu hiệu bản chất.

-          Suy luận quy nạp chỉ đc sd khi đối tượng là cùng loại, tương tự.

Quy nạp khác cơ bản suy diễn ở những điểm sau:

-          Kết luận của suy luận quy nạp đc rút ra trên cơ sở tập hợp tiền đề.

-          Kết luận của suy luận quy nạp có thể rút ra với tất cả các tiền đề phủ định.

-          Mọi tiền đề của suy luận quy nạp là các phán đoán đơn nhất và riêng.

-          Kết luận của suy luận quy nạp là xác suất. Tính xác suất đó đc bảo đảm ngay cả khi các tiền đề là chân thực.

Suy luận quy nạp bao gồm: quy nạp hoàn toàn và quy nạp ko hoàn toàn.

B, Quy nạp hoàn toàn:

- là quy nạp trong đó kết luận chung về đối tượng nào đó rút ra trên cơ sở nghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó.

Để thực hiện quy nạp hoàn toàn cần :

+ Biết chính xác số đối tượng của lớp nghiên cứu, số lượng đối tượng đó fai ko lớn

+ Thấy rõ dấu hiệu sẽ khái quát thuộc về mỗi đối tượng của lớp

 Sự đồng nhất của các đối tượng nằm trong các tiền đề với toàn bộ lớp đối tượng là cơ sở để rút ra kết luận chung tương ứng với lớp đó, tức là cơ sở của quy nạp hoàn toàn. Kết luận chung đó chỉ tương ứng với mỗi đối tượng có trong các tiền đề.

C, Quy nạp ko hoàn toàn:

- là quy nạp trong đó kết luận chung về lớp đối tượng nào đó rút ra trên cơ sở nghiên cứu 1 số đối tượng của lớp ấy.

Quy nạp ko hoàn toàn đc áp dụng khi ko thể nghiên cứu tất cả các đối tượng của 1 lớp nào đó, nhưng lại kết luận cho toàn bộ lớp đối tượng đó.

Quy nạp ko hoàn toàn mở rộng tri thức của chúng ta từ cái biết đến cái chưa biết. Nó cho phép dựa vào số lượng giới hạn của đối tượng để rút ra kết luận về thuộc tính và tính quy luật của số lượng vô hạn đối tượng Quy nạp ko hoàn toàn đc chia ra : quy nạp phổ thông và quy nạp khoa học

a, Quy nạp fo thông:

- là sự khái quát, trong đó nhờ liệt kê dấu hiệu lặp lại ở một số đối tượng của 1 lớp nào đó ngta đi đến kết luận dấu hiện lặp lại có trong toàn bộ các đối tượng của lớp ấy.

Quy nạp fo thông còn đc gọi là quy nạp thông qua liệt kê đơn giản khi ko gặp những trường hợp mâu thuẫn. Nếu trong số các trường hợp nghiên cứu dù chỉ gặp 1 trường hợp mâu thuẫn thì kết luận của nó là ko chắc chắn. Kết luận sẽ bị bác bỏ hoặc fai thay đổi.

Để nâng cao mức độ đáng tin cậy của kết luận và tránh sai lầm trong quy nạp fo thông cần fai:

+ Nghiên cứu 1 số lượng lớn trường hợp có thể xảy ra

+ Đa dạng hóa các trường hợp nghiên cứu.

+ Lấy các dấu hiệu bản chất để khái quát hóa.

b, Quy nạp khoa học:

- là quy nạp, trong đó kết luận về toàn bộ lớp đối tượng đc rút ra trên cơ sở dấu hiệu bản chất, tất yếu hay mối liên hệ tất yếu là các dấu hiệu chung, vốn có quy định sự tồn tại của tất cả các đối tượng trong 1 lớp xđ. Nếu chưng minh chăc chắn rằng, dầu hiệu nào đó là dấu hiệu bản chất, tất yếu của 1 fan đối tượng trong lớp chúng ta có thể kết luận dứt khoát dấu hiệu ấy thuộc về toàn bộ lớp đối tượng.

Trong khoa học, ngta hay sử dụng suy luận dựa trên các mối liên hệ tất yếu giữa các sự vật và hiện tượng. Đó chính là mối liên hệ nhân quả.

Để phát hiện mối liên hệ nhân quả fai sử dụng quan sát khoa học và thí nghiệm.

D, Quy nạp khoa học dựa trên phương pháp thiết lập các mối liên hệ nhân quả.

a, Phương pháp jong nhau:

- là phương pháp tìm ra sự jong nhau trong sự khác biệt. Hiện tượng nghiên cứu xuất hiện trong những đk khác nhau, nhưng lại có 1 đk chung. Đk chung này, có thể là nguyên nhân của hiện tượng đó vì hiện tượng jong nhau ko thể do nguyên nhân khác nhau đưa lại.

Phương pháp này đc diễn đạt như sau: nếu hai hay nh trường hợp của hiện tượng nghiên cứu chỉ jong nhau ở 1 điều kiện thì đk đó có thể là nguyên nhân của hiện tượng ấy.

Kết luận của phương pháp jong nhau là kết luận xác suất.

b, Phương pháp khác biệt:

-          dựa trên cơ sở so sánh các trường hợp khi hiện tượng nghiên cứu xảy ra và ko xảy ra. Cả 2 trường hợp đó fai xem xét trong những đk như nhau, trừ 1 đk. Đk bị loại trừ tồn tại trong trường hợp hiện tượng xuất hiện và ko tồn tại trong trường hợp hiện tượng ko xuất hiện. Vì vậy đk như nhau ko thể do những nguyên nhân khác nhau sinh ra, nên có thể kết luận, đk bị loại trừ là nguyên nhân sinh ra hiện tượng nghiên cứu.

 Nội dung của phương pháp khác biệt là : nếu hiện tượng xuất hiện và ko xuất hiện trong những trường hợp khác nhau có những đk khác nhau, trừ 1 đk, thì đk bị loại trừ có thể là nguyên nhân( hay 1 fan nguyên nhân) của hiện tượng đó.

Trong lập luận của phương thức này tiền đề thứ nhất nêu ra các đk giả định nguyên nhân của hiện tượng nghiên cứu.  So với phương pháp jong nhau, phương pháp khác biệt có những ưu điểm hơn:

+ có thể tạo lại hiện tượng nghiên cứu bằng thí nghiệm, do đó tin đc vào sự đúng đắn hay ko đúng đắn của kết luận sợ bộ về nguyên nhân của hiện tượng nghiên cứu.

+ Phương pháp này chỉ cần 2 lần nghiên cứu

+ đôi khi nó có thể “ tiên đoán “ sự tồn tại đk tạm thời chưa biết, nhưng đk lại có thể là nguyên nhân của hiện tượng nghiên cứu.

 Vì vậy, phương pháp khác biệt đem lại mức độ xác suất cao, thường cho kết quả tin cậy.Đôi khi ngta dùng phương pháp khác biệt để kiểm tra phương pháp jong nhau. VD: nếu trong những đk A,B,C,A,D,M,A,K,P hiện tượng “ a” xuất hiện thì A là nguyên nhân của hiện tượng a. Để kiểm tra kết luận này, có thể loại trừ A khỏi các trường hợp nghiên cứu. Nếu hiện tượng “a” ko xuất hiện thì kết luận chắc chắn đáng tin cậy.

c, Phương pháp biến đổi kèm theo:

Nếu mỗi khi xuất hiện hay biến đổi hiện tượng nào đó dẫn đến xuất hiện hay biến đổi hiện tượng khác kèm theo hiện tượng ấy thì hiện tượng thứ nhất, có thể là nguyên nhân của hiện tượng thứ 2.

Phương pháp này đc sử dụng khi ko có khả năng tách nguyên nhân ra khỏi hệ quả ngay cả trong đk thí nghiệm cũng như trong các trường hợp khi mối liên hệ nhân quả của các hiện tượng đã đc xđ bằng phương pháp khác và đòi hỏi thiết lập sự fu thuộc về số lượng jua nguyên nhân và hệ quả.

Mức độ xác suất của kết luận theo phương pháp biến đổi kèm theo phụ thuộc vào số lượng đk lựa chọn trong đó hiện tượng xảy ra, cũng như fu thuộc vào sự biến đổi của 1 đk duy nhất bảo đảm đạt đến chừng mực nào ( đk duy nhất đc giả định là nguyên nhân)

d, Phương pháp loại trừ ( phần dư)

Nếu biết những đk cần thiết của hiện tượng nghiên cứu, trừ 1 đk ko là nguyên nhân của nó thì đk bị loại trừ có thể là nguyên nhân của hiện tượng đó.

 Tất cả các phương pháp thiết lập mỗi quan hệ nhân quả đc sd kết hợp trong nghiên cứu. Chúng củng cố và bổ sung lẫn nhau, góp phần to lớn vào nhận thức hiện thực khách quan.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nap#quy