Trộm mộ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện bí ẩn liên quan tới những kẻ trộm mộ và cỗ quan tài quỷ.

Chuyện này do lão Hoàng kể lại, độ chừng mười mấy hai mươi năm, sớm trôi vào dĩ vãng.

Lúc đó, tôi còn theo chân lão Mãn bôn ba khắp chốn, cuộc sống khó khăn trùng trùng, miễn kiếm được tiền chuyện gì chúng tôi cũng dám làm, tình cờ lúc đó có một mối làm ăn lớn: dẫn người mua tới chợ đồ cổ Phan Gia Viên.

Nhắc đến Phan Gia Viên, người ta thường nghĩ tới khu chợ đồ cổ sầm uất trong mấy cuốn tiểu thuyết đạo mộ đương thời, cho nên rất nhiều người đi tham quan Bắc Kinh đều phải đặt chân tới Phan Gia Viên, thử xem bản thân có thể mua được món hời nào không.

Thật ra, chuyện này hoàn toàn không thể xảy ra.

Phan Gia Viên có một quy tắc: Hai bên thanh toán rõ ràng sòng phẳng, hàng hóa đã mua không chấp nhận đổi trả.

Mọi người có thể không biết, tên đầy đủ của Phan Gia Viên là chợ đồ cũ Phan Gia Viên, bán "đồ cũ" chứ không phải bán "đồ cổ ".

Bạn mua hàng hóa từ Phan Gia Viên, người bán đưa cho bạn hóa đơn mua bán "đồ cũ", "sản phẩm thủ công", sau khi mua về, bạn tìm chuyên gia thẩm định, chuyên gia nói đồ cổ còn khá mới.

Bạn tức giận khi phát hiện mình bị lừa, khăng khăng yêu cầu trả hàng với lý do đây vốn là sản phẩm thủ công, chẳng phải đồ cổ, lúc này người bán sẽ bảo bạn nhìn kỹ tên mặt hàng ghi trên hóa đơn mua bán, trên đó vốn viết "sản phẩm thủ công". Bạn hoàn toàn không có cửa đổi trả hàng hóa ở Phan Gia Viên, cho nên nếu muốn tới Phan Gia Viên tìm món hời thực sự là điều viển vông, nằm mơ chưa chắc đã thấy.

Thế nếu muốn mua sản phẩm thủ công khá cổ thì nên đến đâu mua?

Đến cửa hàng buôn bán đồ cổ.

Cửa hàng có đồ cổ thật sẽ không bao giờ tự ý chào hàng, cần thông qua người quen giới thiệu mới có thể xem hàng báo giá.

Mấy món bán trong tiệm đều là những thứ không sạch sẽ, mấy món đồ cổ thật sự sạch sẽ sớm đã được đưa đi bán đấu giá, vì vậy hầu hết những thứ nằm trong lòng đất đều có vấn đề.

Vấn đề gì?

Nói trắng ra, mấy món đồ cổ đó được thu thập từ việc trộm mộ. Lúc đó bọn tôi bán đồ nướng trong khu Tam Lý Đồn, sẵn tiện nhận vài mối làm ăn, dẫn người nước ngoài, đại gia vùng khác tới mua đồ cổ.

Chủ tiệm đồ cổ chúng tôi hợp tác năm đó họ Ngô, con cả trong nhà, nhưng giờ như không biết Kim Liên cắm sừng nên chúng tôi đều gọi anh ấy là Ngô nhị ca.

(*) họ Ngô với họ Võ (hay họ Vũ) đều viết là Wu, thanh điệu khác nhưng thanh mẫu, vận mẫu giống nhau.

(*)Kim Liên (Phan Kim Liên) nhân vật trong Thủy hử truyện, vợ Võ Đại Lang, tư thông với Tây Môn Khánh sau thông đồng hạ độc Võ Đại Lang, cuối cùng Võ Tòng (em trai Võ Đại Lang) g.iết c.hết Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên để tế lễ anh trai mình.

Mặc dù sau đó tôi không còn sống ở Bắc Kinh nhưng vẫn còn giữ liên lạc, thi thoảng tôi còn đặt mua mấy món đồ cổ từ chỗ anh.

Giữa khuya hôm qua, lão Ngô bất ngờ gọi điện cho tôi, hỏi chỗ tôi còn cất giữ đồ của lão Trương không?

Tôi hoang mang, lão Trương lão Vương gì đây, đồ quỷ gì nữa?

Anh nói: "Đúng là thứ quỷ ma, cậu mau chóng nghĩ lại xem, nếu như có thì phải lập tức vứt đi!"

Nghĩ tới nghĩ lui, tôi cũng chưa nhớ ra lão Trương rốt cuộc là ai, lão Trương lão Vương, kiểu xưng hô này quả thật rất thường gặp, nhất thời nghĩ không ra.

Lão Ngô nhắc tôi mấy câu, nói: "Dọn tàn cuộc cho công trường ấy!"

Anh biết tôi vẫn chưa nhớ ra, bèn mắng tôi một trận, nói: "Chính là tên trộm mộ c.hết tiệt năm đó!"

Ha, không nhắc tới trộm mộ, có lẽ cả năm tôi cũng không nhớ tới người đó, lão Trương này đúng là một tên trộm mộ thứ thiệt!

Năm đó chúng tôi kéo khách tới tiệm Ngô nhị ca, mấy món đồ cổ bán trong tiệm đều mua lại từ chỗ lão Trương.

Trong giới kinh doanh đồ cổ, không có người nào làm ăn sạch sẽ.

Nhiều người cho rằng tôi là người làm ăn chân chính, tích đức không cần ai thấy, hành thiện ắt có trời xanh biết.

Thật vô lý hết sức!

Kinh doanh đồ cổ, không cấu kết với trộm mộ thì qua lại với bọn trộm mộ.

Tại sao ư?

Rất đơn giản, bởi vì họ không mua được đồ cổ, nhất là đồ cổ giá rẻ.

Mọi người có từng nghĩ tới, đồ cổ từ đâu mà có chưa?

Sưu tầm đồ cổ dân gian chủ yếu có mấy con đường sau.

Thứ nhất: khai thác đất thổ cư, lượm đồng nát từ chỗ người dân, nhưng đó là chuyện của 40 năm trước, đất nước mới tiến hành cải cách mở cửa, người dân chưa được phổ cập kiến thức nên vẫn có thể dựa vào đó kiếm món hời.

Sau này khai quật trong nước không còn như ý, hầu hết tiểu thương đều đi nước ngoài, bởi vì lúc đó nước ngoài thu giữ rất nhiều quốc bảo nước ta, nhất là lần liên quân tám nước năm 1900, vì thế làm thất lạc vô số bảo vật mà người nước ngoài lại không am hiểu nền văn hóa phương Đông, tùy tiện đem đi bán với giá thành rất rẻ.

Vì vậy mỗi lần ra nước ngoài kiếm món hời đều thu về một mối làm ăn lớn.

Nhưng đó cũng là chuyện của mười mấy năm trước.

Bây giờ muốn tìm đồ tốt quả thật khó khăn muôn trùng, làm gì còn có đồ tốt lưu lạc dân gian, âu cũng chỉ có một vài tự viện, đạo quán còn dùng thôi.

Thật ra tự viện, đạo quán lưu giữ rất nhiều cổ vật, dù sao họ cũng kế tục hương hỏa mấy ngàn năm, dưới mật đạo còn cất giấu vô số kỳ trân dị bảo.

Nhưng dạng này phải xem cơ duyên, cơ duyên tới họ sẽ tự động tặng cho bạn, đa phần đều là thứ hiếm có khó tìm, đồ cổ trưng bày trong nhà tôi đều do các tự viện, đạo quán tặng.

Cho nên Phan Gia Viên hoặc một tiệm đồ cổ nào đó phạm vi kinh doanh lớn một tẹo, việc thu mua cổ vật của họ chủ yếu dựa vào mấy người trộm mộ.

Bỏ đi, lợi ích kiếm được từ phương pháp kinh doanh này khá đậm, cũng tương đối mẫn cảm, tôi không tiện nói nhiều, chúng ta vẫn nên quay về câu chuyện mười mấy năm trước.

Dù sao số đồ cổ trong tay anh Ngô đều là hàng thật giá tốt, có vài thứ được mua lại từ chỗ lão Trương.

Tôi dò hỏi: "Có phải lão Trương đó thuộc dạng cao thủ nổi danh không?"

Ngô nhị ca nói: "Cao nhân cái móc, chó dọn tàn cuộc thì có."

"Dọn tàn cuộc" là gì?

(*) từ đó mình dịch lại cho đúng theo cách hiểu thông thường, chứ không đúng theo tên thuật ngữ.

Tỷ như Bắc Kinh có nhiều cổ mộ, nhất là vùng ngoại ô phía Đông, phía Đông phong thủy tốt, tập trung rất nhiều lăng mộ thời nhà Thanh, vì thế khi đào móng để xây dựng các công trình ở phía Đông Bắc Kinh, nhà thầu thường đào trúng cổ mộ.

Đào phải cổ mộ khi làm công trình xây dựng là chuyện hết sức xui xẻo, giống như việc tự ý di dời mộ phần hoặc bốc mộ cải táng, vô cùng bất kính với người đã khuất, thế nên nếu làm không tốt sẽ rất dễ trúng tà, xử lý không ổn thỏa có thể phải trả giá bằng cả tính mạng, nguy hiểm khôn lường.

Nếu bạn thông báo cho triều đình, nhờ triều đình xử lý cổ mộ, trước khi đội ngũ chuyên gia đến hiện trường, nhà thầu phải bảo vệ khu vực cần nghiên cứu, toàn bộ công trình đều phải trì hoãn tiến độ thi công, tổn thất nhiều bên.

Vì thế chuyện này đối với nhà thầu hay đội ngũ công trình mà nói, đa phần họ sẽ không trình báo mà sẽ đợi người tới thay họ thu dọn.

Lão Trương là người chuyên thụ lý những chuyện này, người trong nghề hay gọi "dọn tàn cuộc".

Quan hệ giữa họ với nhà thầu rất tốt, chỉ cần công trình nào đó đào phải quan tài, họ sẽ xuống dưới bê quan tài cùng ngọc thạch, đồ đồng, gốm sứ các loại lên xử lý.

Cương thi cũng thế. Cương thi là một "cổ vật" rất đáng tiền, người nước ngoài rất thích sưu tầm cương thi, xem cương thi như xác ướp. Có điều cương thi rất khó bảo tồn, có lần họ gặp phải một cương thi, khó khăn lắm mới chế trụ (trói) được nó, nhét vào xe tải, kết quả dọc đường đi thi thể đột nhiên thối rữa chảy nước vàng, lúc tới nơi giao hàng, hình hài cương thi nguyên vẹn ban đầu trở thành một vũng sáp vàng.

Lão Trương nhăn mũi nói: "Cái mùi xác c.hết đó, đừng nhắc nữa, làm 'thơm' hết cả con xe!"

Lúc đó tôi rất tò mò, cũng từng hỏi lão Trương: "Làm thế nào mới trộm được mộ? Chẳng lẽ giống như trong tiểu thuyết, xác định phương vị phong thủy các loại?"

Lão Trương nói: "Quả thật có chuyện xem phương vị, nhưng mấy thứ đó phải do cao nhân nhiều kinh nghiệm chỉ điểm, tôi mời không nổi họ, bọn tôi có một cách đơn giản hơn: tìm cây nhiều năm tuổi."

"Vùng Bắc Kinh bọn tôi, chỉ cần thấy cây nhiều năm tuổi, đào một đường thẳng xuống dưới gốc cây, dưới đó ắt có cổ mộ. Có điều mấy ngôi mộ đó đều thuộc dạng nhỏ lẻ, cuối thời Thanh, dân quốc, đa phần không đáng tiền, nhưng nói sao thì vẫn khỏe hơn lượm ve chai."

Nói tới đây, lão Trương cười thành tiếng.

Tôi cứ thấy lão Trương là người khoan dung độ lượng, nhưng lão Ngô lại bảo ông là người không mấy đường hoàng, tránh gặp mặt thường xuyên.

Có lần anh Ngô dẫn tôi qua chỗ ông xem đồ cổ, từ đó dần dần biết được lý do.

Lão Trương là người rất kỳ lạ, cầm đầu một băng đảng lớn ở phía đông Bắc Kinh, trong tay có vài thuộc hạ lành nghề, tôi vốn tưởng ông sẽ sống trong mấy hộp đêm đèn mờ nhấp nháy, bọn thuộc hạ đều vận đồ đen, đứng thẳng người chờ mệnh lệnh như trên phim ấy chứ.

Không ngờ, họ lại chen chúc nhau trú ngụ trong một khoảng sân dột nát bên kia đường Đông Lục Hoàn, trên người vận đồ rách rưới, chỗ vá chỗ lành, còn có mấy thiếu phụ ngồi trong sân trông con.

Lão Trương bước ra, chắp tay nói: "Để mọi người chê cười rồi, chỗ nghèo nàn, mấy đứa nhỏ sợ không còn đường sống nên ra ngoài 'đánh du kích', sinh vài đứa con!"

Sau đó vẫy tay gọi một cậu trai trẻ, lôi từ góc nhà một chiếc hòm da cũ kỹ, trong chiếc hòm chất đầy các loại đồ dùng để chôn theo người c.hết, bình lọ đủ kiểu.

Anh Ngô chọn vài món đồ, thương lượng giá cả, sau đó lão Trương nhất mực muốn bọn tôi ở lại, kéo tới quán trọ nếm thử hương vị mấy món ăn quê, cùng nhau trò chuyện đôi câu.

Bầu không khí lúc đó khá ổn, tôi thuận miệng hỏi lão Trương một vấn đề: "Các ông tới nơi an nghỉ của người c.hết, liệu có từng trúng tà chưa?"

Vừa dứt lời, lão Ngô đẩy nhẹ khuỷu tay tôi, ý bảo tôi đừng hỏi nhiều. Nhưng lời thốt ra rồi, làm sao thu lại được?

Bầu không khí bất chợt lạnh dần. Lão Trương chầm chậm ngẩng đầu, nhìn tôi đăm chiêu, sau đó bắt lấy tay tôi, từ trong túi lấy một con dao găm cắm thẳng xuống bàn.

Anh Ngô giữ chặt một bên tay ông: "Lão Trương, thằng em tôi còn nhỏ, không hiểu chuyện, tôi thay mặt nó xin lỗi anh!"

Lão Trương nhìn tay anh Ngô, sau đó nhìn tôi.

Tiểu Bàng bên cạnh cũng nói: "Sau này, hàng chỗ anh đều xuất bán từ chỗ tôi, đảm bảo không để bên anh chịu thiệt."

Lão Trương vẫn nhìn chằm chằm, trên trán anh Ngô cũng bắt đầu lấm tấm vài giọt mồ hôi.

Lão Trương đột nhiên cười, nói: "Tôi đùa chút thôi!"

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, bầu không khí tươi vui trở lại.

Mặt ông đanh lại, hỏi một câu nghiêm túc: "Các anh muốn c.hết không?"

Mọi người nhìn nhau tỏ vẻ không hiểu, lão Trương nói tiếp: "Chuyện này nói ra, chỉ sợ dọa c.hết các anh."

Mọi người: ......

Sau đó ông kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện vô cùng tà môn, quả thật rất đáng sợ, liên quan tới một cỗ quan tài quỷ.

Lão Trương nói, chuyện này xảy ra hồi năm ngoái ngoại ô phía đông Bắc Kinh lúc đó phát hiện một ngôi mộ cổ.

Nơi đó rất kỳ quái, vốn dĩ là một cái cây nhiều năm tuổi, sau đó dưới gốc cây bổng dưng xuất hiện một chỗ đất trũng sâu chừng nửa mét, cây cỏ khô cằn, không sinh trưởng, màu đất chuyển dần thành một màu đỏ quái dị, như thể được nung qua lửa.

Chỗ trũng to bằng nửa sân bóng, có người trèo lên cây nhìn xuống, trông chỗ trũng như dấu ấn bàn tay người, thậm chí còn có thể nhìn thấy rõ từng đường chỉ tay hiện lên.

Lão Trương cũng cảm thấy kỳ lạ, nhưng lúc đó không có tiền, đành miễn cưỡng cắn răng làm tiếp!

Nơi đó nghiêng sang một bên, bọn họ phải thức trắng đêm đào mộ, bốc tách từng lớp, ngoại trừ lớp ngoài hơi cứng, phía dưới cũng dần trở nên bình thường.

Kích thước mộ phần không to, lão Trương nhìn sơ một lượt quy mô hình dáng và cấu tạo, đoán chừng là mộ phần của một vị quan sáu bảy phẩm, không béo bở gì.

Sau khi đào thủng huyệt mộ, bọn họ xuống tìm kiếm, phát hiện trong huyệt mộ chất đầy đồ vật liên quan tới đạo giáo, quỷ họa phù các loại, rất nhiều tiền và mấy thứ đồ nhìn như pháp khí.

Mấy thứ đó tuy không đáng tiền, nhưng có còn hơn không, thế là ông ra lệnh bảo mọi người đi xung quanh kiếm thêm vài món.

Sau đó có một cậu trai trẻ kéo nhẹ áo ông, vẻ mặt kỳ lạ, hướng mắt chỉ chỉ chiếc quan tài.

Hóa ra chiếc quan tài cũ nát đó đã được mở ra.

Ông toát mồ hôi lạnh.

Bởi vì bọn họ biết rõ, huyệt mộ này hoàn toàn không có ai xuống đào, vậy cỗ quan tài đó do ai mở ra? Lẽ nào người nằm trong quan tài còn sống?

Lão Trương vẫy vẫy tay, mọi người nắm góc áo cậu trai trẻ, sợ hãi tột cùng, từ từ lùi về sau.

Đợi mọi người bước ra ngoài, ông cắt đứt đầu một con gà trống ném vào trong quan tài.

Nếu quan tài thật sự có vấn đề, một khi ngửi thấy mùi máu gà nhất định sẽ có động tĩnh, nhưng ai nấy đều hồi hộp đứng đợi bên ngoài, phát hiện bên trong yên lặng đến đáng sợ.

Lão Trương cảm thấy có điều gì đó không đúng, thầm nghĩ: "Nếu đã vậy, chi bằng đưa tay sờ mó bên trong, nói không chừng còn có đồ tốt."

Kết quả ông tới chỗ quan tài, từ từ mò vào trong, cuối cùng sờ thấy một cổ thi thể.

Ông men theo người thi thể, sờ lên miệng, xem thử vị quan nọ có ngậm ngọc trong miệng hay không.

Người nghèo ngậm tiền đồng, người giàu ngậm ngọc.

Lão Trương mò tới mò lui, thấy không đúng lắm!

Tại sao ư? Bởi vì gương mặt người này móp méo khi đưa tay ấn xuống, giống như chiếc bong bóng được thổi phồng lên.

Ông không thèm quan tâm tới quy củ, vội bảo người tới tháo nắp quan tài ra, chỉ thấy một chàng thư sinh tuổi còn khá trẻ nằm thẳng tắp bên trong cỗ quan tài tựa như đang ngủ say.

Người lão Trương run run, đưa tay sờ cỗ thi thể thêm lần nữa, phát hiện người bên trong giống như được làm từ giấy cứng, bên ngoài trông có vẻ được bảo dưỡng rất tốt, nhưng sờ vào thì đã mục nát vỡ vụn.

Lão Trương thở phào một hơi, thật xúi quẩy, cho rằng cổ thi thể này là người giấy, người xưa thích dùng trồng sinh cơ, làm hình nộm y như người thật, ghi sinh thần bát tự người nọ lên trên hình nộm, coi như c.hết thay người đó một lần, kỳ thực là một bí thuật kéo dài thọ mệnh.

(*)trồng sinh cơ: một bí thuật phong thủy, dùng kéo dài thọ mệnh (tục mệnh).

Người nộm này làm vô cùng tinh xảo, giống người thật y như đúc, thậm chí còn có sức sống hơn người sống.

Nhưng lão Trương sờ kỹ lại, thấy không đúng, người nộm này không phải làm bằng giấy mà làm bằng thịt.

Ông kêu người đưa vỏ thịt người ra khỏi cỗ quan tài, cởi bỏ lớp quần áo bên ngoài để nhìn kỹ hơn, phát hiện sau lưng người nọ có một lỗ rách, khá giống với chuyện ve sầu thoát xác, chỉ bỏ lại lớp vỏ bên ngoài.

Vậy thi thể thực sự đã đi đâu?

Lão Trương nghĩ tới dấu tay khổng lồ in trên mặt đất, lớp đất nung đỏ như lửa và cổ quan tài quỷ, cảm thấy càng lúc càng sợ hãi, sau đó nghĩ tới các loại pháp khí đạo giáo trong huyệt mộ, nghi ngờ người nọ có lẽ không phải người tu đạo, mấy loại pháp khí kia e là dùng để trấn áp hắn.

Ông vội vàng lấy mấy thứ đồ vừa trộm được vứt đi, đưa các anh em rời khỏi đó.

Kể tới đây, lão Trương không uống trà nữa, đưa tay với lấy bình r.ượu, cắn mở, ngẩng đầu uống cạn một hơi, sắc mặt tái nhợt, mồ hôi chảy ròng ròng.

Lão Ngô cũng thấy tinh thần ông không ổn, tìm cớ kéo chúng tôi về.

Trước khi đi, ông nằng nặc đòi tặng bọn tôi vài món đồ, bọn tôi không trả lại được nên đành nhận lấy.

Vì vậy chuyện lúc nãy lão Ngô hỏi tôi, chính là tôi còn giữ mấy món đồ chơi đó hay không?

Những thứ đó không đáng bao tiền, chỉ là một tấm bùa làm bằng ngọc cổ, tôi chẳng biết mình vứt nó ở xó nào.

Tôi hỏi lão Ngô: "Chỗ lão Trương thế nào rồi? Cũng mười mấy năm không gặp?"

Lão Ngô cười, nói: "Vừa mới uống r.ượu với y hôm qua, chả trách mười mấy năm không gặp, thì ra là đi tù!"

Anh nói với tôi, từ lần lão Trương trộm mộ thấy vỏ thịt người trong cỗ quan tài đó, ông bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn, cứ có người nào đó đi theo ông.

Có lần nửa đêm tỉnh dậy, thấy có bóng người vận đồ kiểu dáng xưa đứng ngay đầu giường, nhìn ông cười, còn nói nhỏ vài câu với ông. Bất luận ông vùng vẫy thế nào, nỗ lực ra sao, vẫn không tài nào nghe được người đó nói gì.

Đáng sợ hơn là, người nọ vận đồ giống y như cỗ thi thể trong huyệt mộ. Khi đó, ông bất giác tỉnh dậy, không rõ rốt cuộc là bóng đè hay do gặp ảo giác.

Ban đầu lão Trương nghĩ đây đơn thuần chỉ là ác mộng, sau đó càng ngày càng nghiêm trọng, cho đến một chiều hoàng hôn nọ, ông thật sự đã thấy được người đó.

Nhưng ông nói thế nào đi nữa, những người khác đều không nhìn thấy, chỉ có một mình ông có thể thấy được người đó mà thôi.

Lão Trương dường như phát điên, tới bệnh viện khoa tâm thần chẩn đoán, cũng tới tự viện đạo quán cầu thần bái Phật, tất cả đều không có tác dụng.

Sau đó có người mách ông một cách, cũng là cách tốt nhất giúp ông trốn khỏi sự truy đuổi của kẻ đó và sự truy lùng của cảnh sát: chủ động khai báo, tạo dựng một vài sự rắc rối, sau đó ngồi tù.

Nhà tù là nơi giam giữ những người làm chuyện ác, có câu "ma quỷ sợ ác nhân", nhiều người ác tập trung một chỗ, muốn trúng tà cũng khó.

Nghe vậy, ông chủ động báo án, tự nhận bản thân là một tay trộm mộ, từng trộm qua ngôi mộ nào, sau đó lĩnh số vào nhà tù bóc lịch.

Ông nói: "Khi tới trại giam thì chẳng còn sợ hãi nữa, tám người chen chúc nhau ngủ trên nền đá ẩm thấp, hoàn cảnh vô cùng tồi tệ, nhưng đổi lại được một cuộc sống bình yên."

Kết quả dưới sự khoan hồng của cảnh sát, họ như bắt được vàng, khui thêm vài vụ án lúc trước, cuối cùng kết án hai mươi năm tù! Cứ thế, ông từ từ bóc lịch trong đấy, sau đó nhờ biểu hiện tích cực nên được giảm án vài năm rồi mới được thả ra tù.

Lão Trương vốn là người cô độc, vợ còn chưa lấy, chỉ có người mẹ mù lòa, không biết còn sống hay không.

Cho nên sau khi ra tù, ngay cả tiền lộ phí cũng chẳng có, chỉ có thể tới Phan Gia Viên tìm lão Ngô mượn vài đồng bạc lẻ về quê nhà.

Lão Ngô cũng bùi ngùi, bèn mời ông đi uống r.ượu, cùng nhau ôn lại chuyện cũ, kể nhau nghe vô vàn biến đổi suốt mười mấy năm qua, dặn ông sau này sống đường hoàng, làm người tử tế, không cần phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi, thời buổi khoa học kỹ thuật cao, vào tù lần nữa thì khéo mà ngậm kẹo đồng!

Mọi người cơm no r.ượu say, lão Trương cũng xúc động không thôi, nói: "Mặc dù gần hai mươi năm trôi qua, giành được cái mạng già, bằng không lần đó nhất định không thoát được!"

Lão Ngô tò mò hỏi: "Rốt cuộc năm đó xảy ra chuyện gì?"

Ông nói, sau đó ông cân nhắc kỹ lưỡng một tẹo, cảm thấy huyệt mộ đó là mộ tà, trong đó nhất định có yêu quái, yêu quái chạy vào trong quan tài nhập vào thi thể vị quan nọ.

Cho nên dấu bàn tay khổng lồ in trên mặt đất, cỗ quan tài cùng các loại pháp khí khác nhau đều dùng để trấn áp con yêu quái đó.

Cuối cùng không biết qua bao nhiêu năm, con yêu quái kia vẫn thoát khỏi lăng mộ cổ, thoát ly khỏi cổ thi thể mục nát rồi chuồn mất dạng.

Còn về chuyện người đó tại sao cứ đi theo ông, nói hươu nói vượn, thật không biết do đâu.

Lão Trương tự mình nhớ lại khẩu hình miệng người nọ, giống như nói: "Cuối cùng ngươi cũng tới."

Cũng giống như: "Ngươi-ta đổi nhau nhé."
—-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro