Quy tắc chọn lọc ở phổ electron

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.3. Quy tắc chọn lọc ở phổ electron

Cường độ hấp thụ ứng với mỗi chuyển mức được biểu diễn bởi công thức sau :

ε  =  0,87.1020.P.a

Trong đó: P là xác suất chuyển (nhận giá trị từ 0 đến 1), a là diện tích hứng bức xạ của hệ hấp thụ. Hệ hấp thụ ở đây được hiểu là phần phân tử nhận trách nhiệm hấp thụ bức xạ tức là nhóm mang màu (chromophore).

Đối với phổ dao động các quy tắc chọn lọc là tương đối đơn giản. Đối với các chuyển mức electron, các quy tắc chọn lọc là phức tạp hơn nhiều vì chúng là hàm của tính đối xứng và độ bội của cả trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. Dưới đây là tóm tắt nội dung:

vTất cả các hàm sóng trong phân tử đều được phân thành chẵn (kí hiệu là g) hoặc lẻ (kí hiệu là u). Đối với các phân tử đối xứng, các chuyển mức g à u hoặc u à g được phép,  còn các chuyển mức g à g và u à u là bị cấm. Quy tắc này gọi là quy tắc chọn lọc theo chẵn lẻ.

vChuyển mức giữa các trạng thái có độ bội khác nhau là bị cấm. Chẳng hạn chuyển mức singlet à triplet là bị cấm do độ bội . Chuyển mức bị cấm do độ bội có ε không vượt quá 1.

vChuyển mức ở các phân tử không có tâm đối xứng thì phụ thuộc vào tính đối xứng của trạng thái đầu và trạng thái cuối.

Các vân phổ với ε nhỏ hơn 103 là kết quả của các chuyển mức bị cấm theo các mô hình đơn giản nhưng lại xảy ra được do phân tử thực là khác với mô hình đơn giản mà ta xây dựng cho nó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nina