THUYẾT MINH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.  


Có thể cho người nghèo những thứ ấy
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn (1).
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.  


 Nhà Rồng là một trong những công trình kiến trúc được thực dân Pháp xây dựng khá sớm ở Sài Gòn nhằm phục vụ mục đích khai thác thuộc địa, có tên là cảng Sài Gòn. Tòa nhà này có kiểu dáng mô phỏng kiển trúc Tây Âu thế XIX nhưng trên nóc lại đắp những con rồng theo kiểu phương Đông. Vì thế người Sài Gòn sau này gọi tòa nhà này là Nhà Rồng và bến cảng nơi có tòa nhà là Bến Nhà Rồng.

  Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành (lấy tên là Văn Ba - phụ bếp trên tàu) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.  

  Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, trở thành lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Tất Thành đã dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết  

 khi Bác Hồ rời khỏi trường Dục Thanh (Phan Thiết) lên Sài Gòn và ở tại ngôi nhà số 5 Châu Văn Liêm (chi nhánh của Liên Thành Thương Xá) Nhà số 5 Châu Văn Liêm và bến cảng Nhà Rồng là hai di tích quan trọng trong số những di tích về Bác Hồ ở TPHCM. Căn nhà số 5 chính là nơi Bác Hồ đã ở sau khi rời Phan Thiết vào Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Thời kỳ đó, căn nhà này là cơ sở của chi nhánh Thương quán Liên Thành, đặt tại bến Testard - Chợ Lớn. Năm 1915 địa danh này đổi thành đường Tổng đốc Phương và nay là đường Châu Văn Liêm. Bác Hồ đã ở đây từ tháng 9-1910 đến tháng 6-1911.

Trong thời gian này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Văn Ba) vừa dạy học vừa đi làm kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động. Đây là khoảng thời gian có ý nghĩa hết sức quan trọng để Người chuẩn bị mọi mặt trước thời khắc lịch sử ngày 5-6-1911. Ngày 4-6-1911 với giấy tờ tùy thân mang tên Văn Ba, Bác Hồ đã rời căn nhà này để xuống con tàu của Pháp mang tên Amiral Latouche Treville. Một ngày sau đó con tàu này rời bến cảng Sài Gòn đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước với vai trò là một người phụ bếp trên tàu.

Hiện nay căn nhà này là Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1988. Căn nhà rộng 4m, dài 8,8m, 1 tầng trệt, 1 tầng lầu. Tại đây có bàn thờ Bác Hồ, trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật liên quan đến thời trẻ của Bác.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro