quy trinh quy pham 2013

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I/ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHAI THÁC ĐƯỜNG SẮT

Câu 1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt QCVN: Biểu thị trạng thái bình thường của các loại tín hiệu cố định và tầm nhìn tín hiệu đường sắt như thế nào?

Trả lời:

A/ Trạng thái bình thường của các loại tín hiệu cố định

Điều 80: . Trạng thái bình thường của các loại tín hiệu cố định như sau:

- Tín hiệu vào ga, ra ga, vào bãi, ra bãi, tín hiệu phòng vệ, tín hiệu của trạm đóng đường, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dồn - phòng vệ phải biểu thị Ngừng.

- Tín hiệu thông qua, trong khu gian đóng đường tự động (trừ tín hiệu thông qua liền trước tín hiệu vào ga) phải biểu thị chạy tàu với tốc độ quy định.

- Tín hiệu báo trước, cánh thông qua trên tín hiệu vào ga hoặc bãi phải biểu thị chạy với chú ý hoặc giảm tốc độ.

Điều 81

Tín hiệu cố định khi bị hỏng phải trở về trạng thái bình thường hoặc biểu thị ngừng. Tín hiệu thông qua ở khu gian đóng đường tự động khi hỏng phải tự động biểu thị ngừng.

B/ Tầm nhìn tín hiệu

Điều 64: Mọi tín hiệu, biển báo phải đảm bảo liên tục rõ ràng trong khoảng cách quy định sau:

- Tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường ít nhất 800m.

- Tín hiệu ra ga ra bãi trên đường chính, tín hiệu vào bãi, tín hiệu báo trước và tín hiệu dốc gù ít nhất 400m.

- Tín hiệu ra ga, ra bãi trên các đường phụ, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dẫn đường và các loại biểu thị khác ít nhất 200m.

- Ở những nơi do đường cong, địa hình hoặc kiến trúc che khuất không bảo đảm tầm nhìn quy định trên thì cho phép giảm tầm nhìn của tín hiệu vào ga, thông qa, phòng vệ, ngăn đường xuống còn ít nhất 400m, trường hợp cá biệt có thể dưới 400m nhưng phải lớn hơn 200m.

Điều 65.Trong khu đoạn đóng đường không tự động phải lắp đặt tín hiệu báo trước cho tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ khi gặp một trong những trường hợp sau đây:

- Tầm nhìn của tín hiệu nói trên dưới 800m.

- Các tín hiệu nói trên là tín hiệu đèn màu.

- Tín hiệu phòng vệ ở nơi đường sắt giao cắt trên mặt bằng hoặc cầu chung đường sắt với đường bộ trên cùng một mặt bằng.

Điều 66. Khoảng cách từ tín hiệu báo trước đến tín hiệu chính không dưới 800m

Tầm nhìn của tín hiệu báo trước đến tín hiệu chính không dưới 800m.

Tầm nhìn của tín hiệu báo trước và tín hiệu chính có tín hiệu báo trước không được dưới 400m, ở nhũng địa hình khó khăn mà tầm nhìn của cả hai tín hiệu được phép ít nhất là 200m thì khoảng cách giữa cột tín hiệu chính và cột tín hiệu báo trước không dưới 1000m.

Câu 2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt QCVN: Để xác định trạng thái kỹ thuật của đầu máy, phải tiến hành kiểm tra như thế nào? Khi kiểm tra phải chú ý vấn đề gì?

Trả lời:

Điều 143: Phải tiến hành kiểm tra để xác định trạng thái kỹ thuật của đầu máy, ôtô ray, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt theo quy định sau:

- Kiểm tra hằng ngày, kiểm tra khi lên xuống ban; kiểm tra khi về xí nghiệp, trạm quay đầu máy và ở các ga quy định;

- Kiểm tra trước khi đưa vào xí nghiệp hoặc nhà máy để sửa chữa và sau khi đã sửa chữa xong.

- Kiểm tra giữa 2 kỳ rửa máy (đối với đầu máy hơi nước)

- Kiểm tra định kỳ hàng năm theo tiêu quy định tại các quy trình, tiêu chuẩn hiện hành.

Điều 144. Khi kiểm tra đầu máy, ô tô ray, toa xe động lực và phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt, phải chú ý kiểm tra:

- Trạng thái làm việc của các bộ phận chi tiết máy so với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định để bảo đảm chạy tàu an toàn.

- Độ tin cậy, chính xác của các thiết bị tự động bảo vệ đầu máy và ô tô ray, thiết bị cảnh báo lái tàu, các thiết bị đo lường, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.

- Độ tin cậy, chính xác của hệ thống hãm và móc nối đỡ đấm.

Câu 3: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt QCVN: Cấm vận dụng đầu máy Diesel có một trong những khuyết tật nào?

Trả lời:

Điều 145 :Cấm vận dụng đầu máy và các phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt có một trong những khuyết tật sau đây:

a. Còi không tốt.

b. Bơm gió và hãm tự động không tốt, đồng hồ áp suất báo không chính xác, xà hãm hoặc suốt hãm không có quang treo an toàn như thiết kế.

c. Hệ thống xả cát không tốt

d. Hệ thống đèn chiếu sáng không đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

e. Móc nối đỡ đấm không tốt.

f. Đai nhíp, thanh treo nhíp, lá nhíp, lò xo tròn có vết nứt hoặc bị gãy.

g. Các bu lông liên kết bị lỏng hoặc cong nứt, gãy. Các chốt bi của các bộ phận liên quan trực tiếp đến an toàn chạy tàu bị nứt gãy.

Đối với đầu máy Diesel, ô tô ray, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt nếu có một trong những khyết tật sau cũng cấm vận dụng:

1. Động cơ Diesel làm việc không ổn định, có một xy lanh không làm việc.

2. Có tiếng gõ lạ trong động cơ Diesel.

3. Áp suất dầu bôi trơn động cơ Diesel thấp dưới mức quy định, chất lượng dầu bôi trơn không đạt tiêu chuẩn vận dụng.

4. Bơm dầu, bơm nước, bơm nhiên liệu không tốt, lưu lượng và áp suất không đảm bảo đúng quy định.

5. Một trong các loại đồng hồ sau đây hỏng hoặc báo không chính xác:

- Đồng hồ nhiệt độ nước, dầu động cơ Diesel hoặc dầu truyền động thủy lực.

- Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn động cơ Diesel.

- Đồng hồ chỉ cường độ, điện áp của máy phát điện chính và ắc quy.

- Đồng hồ báo tốc độ.

6. Hỏng một trong các quạt làm mát động cơ Diesel, động cơ điện kéo và bộ chỉnh lưu điện.

7. Có một trong các động cơ điện kéo bị hỏng.

8. Ắc quy không tốt.

9. Bộ tiết chế hoạt động không tốt.

10. Hệ thống tự động bảo vệ đầu máy và cảnh báo lái tàu không tốt.

11. Bánh xe răng các hộp truyền động bị sứt mẻ quá quy định. Các hộp giảm tốc trục hoặc động cơ trục bị rò rỉ.

12. Ổ lăn hộp đầu trục và hộp truyền động không tốt.

13. Bình chữa cháy không tốt hoặc thiếu

14. Các thiết bị, tiện nghi phục vụ hành khách của ô tô ray, toa xe động lực vi phạm các quy định theo tiêu chuẩn hiện hành.

15. Thiết bị ghi tốc độ bị hư hỏng, báo tốc độ không chính xác.

Câu 4: Hãm tự động của đoàn tàu phải được thử theo những quy định nào được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt QCVN?

Trả lời:

Điều 220 . Hãm tự động của đoàn tàu phải được thử theo quy định sau đây:

1. Thử toàn bộ để kiểm tra sự hoàn hảo của hệ thống hãm và được tiến hành trong trong các trường hợp sau

- Thử sau khi đoàn tàu đến ga ( ở những ga có quy định thử hãm)

- Trước khi khởi hành ở ga lập tàu.

- ở ga dọc đường có nối thêm toa xe vào tàu cũng phải thử hãm toàn bộ để kiểm tra tác dụng hãm của những toa xe nối thêm và toa xe cuối cùng của đoàn tàu.

2. Thử hãm đơn giản để kiểm tra sự thông gió tốt từ đầu máy đến toa xe cuối cùng và được tiến hành trong các trường hợp sau:

- Sau khi vòi hãm và ống gió chính bị đứt, hỏng, bị cắt.

- Sau khi dừng tàu quá 20p.

- Khi áp suất gió của thùng gió chính giảm xuống dưới áp suất quy định.

- Khi hãm tự động của đầu máy thứ nhất bị hỏng phải giao việc điều khiển hãm cho đầu máy thứ 2.

- Khi thay ban lái tàu chính mà không thay đầu máy.

3. Thử hãm toàn bộ thời gian:

- Tàu chạy qua các khu gian có độ dốc lớn và dài phải thử hãm toàn bộ giữ thời gian. Tên ga và loại tàu có tác nghiệp thử hãm giữ thời gian do thủ trưởng TC.ĐH GTVT ĐS quy định.

Câu 5:Trách nhiệm của ban lái tàu(Lái tàu và phụ lái tàu) khi lên ban và trong khi làm việc được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 278 . Ban lái tàu gồm lái tàu và phụ lái tàu có trách nhiệm:

1. Khi lên ban và trong khi làm việc ban lái tàu phải tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường. Quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu. Bảo dưỡng tốt đầu máy, tiết kiệm nhiên liệu và dầu mỡ.

2. Khi lên ban và trong khi làm việc cấm, ban lái tàu:

- Phá niêm phong kẹp chì để mở thiết bị ghi tốc độ trên đầu máy.

- Uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác bị cấm sử dụng .

- Làm các việc khac không liên quan đến công tác chạy tàu.

a. Lái tàu

Lái tàu là người trực tiếp điều khiển tàu chạy phải có trách nhiệm sau:

1. Phải thông hiểu những điều liên quan đến phạm vi công tác của mình trong QPKTKT ĐS, QTTH. QTCT.

2. Thành thạo quy trình tác nghiệp của ban lái tàu,phương pháp sử dụng đầu máy, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ chạy tàu.

3. Vận hành đầu máy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng lịch trình theo BĐCT, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình quy phạm.

4. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện thao tác dừng tàu khẩn cấp.

5. Chỉ được phép điề khiển tàu chạy khi có giấy phép lái tàu tương ứng với loại phương tiện điều khiển và trong quá trình lái tàu phải luôn mang theo giấy phép.

6. Có quyền từ chối không cho đầu máy chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo ngay cho thủ trưởng doanh nghiệp của mình biết để giải quyết.

7. Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của TBCT ga kể cả khi đầu máy chạy đơn.

8. Trong khi chạy tàu, lái tàu lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có lien quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định.

9. Trong quá trình chạy tàu, lái tàu phải kiểm tra tác dụng của phanh hãm tự động theo quy trình quy phạm, đặc biệt trong trường hợp tàu lên, xuống dốc cao và dài.

b. Phụ lái tàu

Phụ lái tàu là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu có trách nhiệm:

1. Quan sát tín hiệu trên đường để kịp thời báo cho lái tàu biết để xử lý.

2. Giám sát lái tàu chạy đúng tốc độ quy định.

3. Giúp lái tàu 1 số công việc khác theo sự phân công của lái tàu.

Câu 6: Trình bày quy định về tốc độ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt QCVN?

Trả lời:

Điều 286.

1. Tốc độ chạy tàu trên các khu gian, khu đoạn, đoạn không được vượt quá tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ.

2. Khi tàu chạy qua cột tín hiệu đèn màu báo ánh sáng màu màu vàng hặc cột tín hiệu báo trước có cánh ở trạng thái bình thường, tàu phải chạy với tốc độ thích hợp để dừng được trước cột tín hiệu tiếp theo báo ngừng.

3. Tốc độ chạy tàu qua ghi theo hướng rẽ: phải đúng theo tốc độ do thủ trưởng tổ chức được giao quản lý KCHTĐS quy định căn cứ theo cấu tạo và trạng thái của ghi.

4. Khi tàu do đầu máy đẩy đoàn xe tốc độ không vượt quá 20km/h.

5. Khi tàu chạy vào đường cụt trong ga, tàu chạy với tốc độ không quá 10km/h.

6. Khi qua địa điểm phòng vệ bằng tín hiệu giảm tốc độ tàu phải chạy đúng với tốc độ đã quy định giảm ở đó.

7. Nếu ở địa điểm đã có công lệnh giảm tốc độ nhưng lại có giấy cảnh báo ghi tốc độ khác với tốc độ quy định trong công lệnh, tàu phải chạy theo tốc độ thấp nhất.

8. Khi ở những địa điểm có đặt tín hiệu phòng vệ giảm tốc độ mà không quy định tốc độ cụ thể nhưng không có cảnh báo hoặc công lệnh quy định tốc độ, tàu phải chạy với tốc độ không quá 15km/h.

9. Khi đầu máy hơi nước chạy ngược chiều mà xe than nước có giá chuyển hướng, tốc độ không được vượt quá 55km/h. Nếu xe than nước không có giá chuyển hướng hoặc đầu máy không có bánh xe dẫn đường thì phải theo đúng tốc độ do thủ trưởng TCĐHGTVTĐS quy định.

II/ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT.

Câu 1: Hệ thống tín hiệu giao thông gồm mấy loại, và được sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Điều 5

1. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu của tàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.

2. Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu gồm : Cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.

3. Tín hiệu đèn màu là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu.

4. Tín hiệu cánh là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu.

5. Biển báo hiệu gồm 2 nhóm sau đây:

a. Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu.

b. Biển hiệu, mốc hiệu để bắt buộc lái tàu phải chấp hành.

6. Pháo hiệu phòng vệ, đuốc, đèn đỏ, vật cầm trên tay quay tròn để báo hiệu dừng tàu khẩn cấp.

7. Tín hiệu của tàu gồm đèn, còi, biển báo ở đuôi tàu và cờ.

Câu 2: Hãy cho biết tín hiệu tay báo đón gửi tàu của TBCT ga và tín hiệu báo cho tàu chạy của Trưởng tàu (hoặc phó tàu)?

Trả lời :

: Điều 75

1. Tín hiệu tay báo đón gửi tàu của TBCT ga báo hiệu gồm có:

a. Tín hiệu tay gửi tàu báo hiệu như sau:

- Ban ngày : Cờ vàng cuộn giơ cao thảng đứng ở tay bên phía có tàu cần gửi.

- Ban đêm : Ánh đèn màu lục của đèn tay giơ cao thẳng đứng ở tay bên phía có tàu cần gửi

2. Tín hiệu tay báo thông qua báo hiệu như sau:

- Ban ngày : Cờ vàng cuộn thẳng đứng với cánh tay đua ngang về phía có tàu sắp thông qua

- Ban đêm : Ánh đèn màu lục của đèn tay hướng về phía có tàu sắp thông qua

3. Tín hiệu "bắt" tàu thông qua ở những ga không có tín hiệu ra ga, khi cần bắt giữ tàu quy định thông qua phải ngừng lại, TBCT ga báo hiệu ngừng theo quy định ( khoản 1 điều 73 QTTH). Tín hiệu ngừng phải báo liên tục kèm theo còi miệng cho đến khi tàu dừng hẳn mới thôi.

Điều .77

Tín hiệu tay báo cho tàu chạy (của trưởng tàu) báo hiệu như sau:

- Ban ngày : cờ vàng mở phất qua lại trên đầu hướng về phía có tàu cần xuất phát.

- Ban đêm: Ánh đèn màu lục của đèn tay đưa qua lại trên đầu hướng về phía tàu cần xuất phát.

Sau khi tàu đã dừng, trưởng tàu hoặc phó tàu là người có trách nhiệm phát tín hiệu cho tàu chạy. Lái tàu chỉ được cho tàu chạy sau khi đã nhận được tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu(hoặc phó tàu) mặc dù đã có bằng chứng cho phép chạy vào khu gian..

Câu 3: Tín hiệu đèn màu vào ga, tín hiệu đèn màu vào bãi báo những tín hiệu như thế nào?

Trả lời:

Điều 11: Tín hiệu đèn màu vào ga, tín hiệu đèn màu vào bãi báo những tín hiệu sau:

1. Sáng 1 đèn màu đỏ : Không cho phép tàu vượt qua tín hiệu này.

2. Sáng 1 đèn màu lục: Cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng thông qua ga (hoặc bãi) trên đường chính.

3. Sáng 1 đèn màu vàng: Cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng vào đường chính và chuẩn bị dừng.

4. Sáng 2 đèn màu vàng: Cho phép tàu qua ghi theo hướng rẽ vào đường phụ và chuẩn bị dừng.

5. Sáng 1 đèn màu lục và sáng 1 đèn màu vàng: Cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng vào ga và chuẩn bị dừng, báo cho biết tín hiệu vào bãi đã mở.

6. Sáng 1 đèn màu sữa và 1 đèn màu đỏ: Cho phép tàu đi vào với tốc độ không quá 15km/h và phải chuẩn bị sẵn sàng dừng lại khi có chướng ngại.

Câu 4: Tín hiệu đèn màu ra ga báo những tín hiệu như thế nào?

Trả lời:

Điều 12: Tín hiệu đèn màu ra ga báo những tín hiệu sau:

1. Khu gian đóng đường tự động

a. Sáng 1 đèn màu đỏ : Không cho phép tàu vượt qua tín hiệu này.

b. Sáng 1 đèn màu lục: Biểu thị phía trước có ít nhất 2 phân khu thanh thoát, cho phép tàu chạy vào khu gian với tốc độ quy định.

c. Sáng 1 đèn màu vàng: Cho phép tàu chạy vào khu gian và chú ý phía trước chỉ có 1 phân khu đóng đường thanh thoát.

d. Sáng 2 đèn màu lục: cho phép tàu chay vào khu gian theo hướng rẽ.

2. Khu gian đóng đường nửa tự động:

a. Sáng 1 đèn màu đỏ: Không cho phép tàu vượt qua tín hiệu này.

b. Sáng 1 đèn màu lục: Cho phép tàu chạy vào khu gian.

c. Sáng 2 đèn màu lục: Cho phép tàu chạy vào khu gian theo hướng rẽ.

Câu 5: Tín hiệu cánh ra ga biểu thị những tín hiệu nào?

Trả lời:

Điều 27: Tín hiệu cánh ra ga biểu thị những tín hiệu sau:

1. Không cho phép tàu vượt qua tín hiệu:

- Ban ngày: Một cánh màu đỏ nằm ngang tạo với thân cột thành góc 90 độ.

- Ban đêm: Sáng 1 đèn màu đỏ ở vị trí tương ứng với cánh.

2. Cho phép tàu chạy vào khu gian

- Ban ngày: Một cánh màu đỏ nằm nghiêng xuống tạo với thân cột thành góc 45 độ.

- Ban đêm: Sáng 1 đèn màu lục ở vị trí tương ứng với cánh.

Câu 6: Tín hiệu cánh vào ga biểu thị những tín nào?

Trả lời:

Điều 26: Tín hiệu cánh vào ga biểu thị những tín hiệu sau:

1. Tín hiệu vào ga 2 cánh:

a. Không cho phép tàu vượt qua tín hiệu:

- Ban ngày: Cánh trên màu đỏ nằm ngang tạo với thân cột thành góc 90 độ, cánh dưới màu đỏ nằm xuôi theo thân cột.

- Ban đêm: Sáng 1 đèn màu đỏ ở vị trí tương ứng với cánh trên.

b. Cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng vào đường chính và chuẩn bị dừng

- Ban ngày: Cánh trên màu đỏ nằm nghiêng xuống tạo với thân cột 1 góc 45 độ, cánh dưới màu đỏ nằm xuôi theo thân cột.

- Ban đêm: Sáng 1 đèn màu vàng ở vị trí tương ứng với cánh trên.

c. Cho phép tàu qua ghi theo hướng rẽ vào đường đón gửi và chuẩn bị dừng:

- Ban ngày: Cánh trên màu đỏvà cánh dưới màu đỏ đều nằm nghiêng xuống tạo với thân cột 1 góc 45 độ.

- Ban đêm: Sáng 1 đèn màu vàng ở vị trí tương ứng với cánh trên và sáng 1 đèn màu vàng ở vị trí tương ứng với cánh dưới.

2. Tín hiệu vào ga 3 cánh:

a. Không cho phép tàu vượt qua tín hiệu:

- Ban ngày: Cánh trên màu đỏ, cánh giữa màu vàng đều nằm ngang tạo với thân cột thành góc 90 độ, cánh dưới màu đỏ nằm xuôi theo thân cột.

- Ban đêm : Sáng 1 đèn màu đỏ ở vị trí tương ứng với cánh trên.

b. Cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng và thông qua ga trên đường chính với tốc độ quy định:

- Ban ngày:Cánh trên màu đỏ và cánh giữa màu vàng đều nằm nghiêng xuống tạo với thân cột thành góc 45 độ, cánh dưới màu đỏ nằm xuôi theo thân cột.

- Ban đêm: Sáng 1 đèn màu vàng ở vị trí tương ứng với cánh trên và sáng 1 đèn ở vị trí tương ứng với cánh dưới.

c. Cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng vào đường chính và chuẩn bị dừng:

- Ban ngày: Cánh trên màu đỏ nằm nghiêng xuống tạo với thân cột thành góc 45 độ, cánh giữa màu vàng nằm ngang tạo với thân cột thành góc 90 độ, cánh dưới màu đỏ nằm xuôi theo thân cột.

- Ban đêm: sáng 1 đèn màu vàng ở vị trí tương ứng với cánh trên.

d. Cho phép tàu qua ghi theo hướng rẽ vào đường đón gửi và chuẩn bị dừng:

- Ban ngày: Cánh trên màu đỏ và cánh dưới màu đỏ đều nằm nghiêng xuống tạo với thân cột thành góc 45 độ, cánh giữa màu vàng nằm ngang tạo với thân cột thành góc 90 độ.

- Ban đêm: Sáng 2 đèn màu vàng: 1 đèn màu vàng ở vị trí tương ứng với cánh trên và sáng 1 đèn màu vàng ở vị trí tương ứng với cánh dưới.

-

III/ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẠY TÀU VÀ CÔNG TÁC DỒN.

Câu 1: Bằng chứng cho phép tàu chạy từ điểm phân giới vào khu gian hoặc phân khu là gì?

Trả lời:

Điều 6: Bằng chứng cho phép tàu chạy từ điểm phân giới vào khu gian hoặc phân khu là:

- Với phương pháp đóng đường tự động và nửa tự động : Biểu thị đèn màu vàng sáng hoặc đèn màu lục sáng của tín hiệu ra ga hoặc thông qua.

- Với phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường : Thẻ đường thuộc khu gian đó.

- Với phương pháp đóng đường bằng điện tín : Phiếu đường, giấy phép theo mẫu quy định hoặc mệnh lệnh khác.

- Với phương pháp đóng đường bằng thông tri : Giấy phép màu đỏ.

Câu 2: Chạy tàu với phương pháp đóng đường nửa tự động, bằng chứng cho phép tàu vào làm việc trong khu gian rồi trở về ga gửi hoặc tàu có đầu máy phụ đẩy vào khu gian rồi trở về là gì theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn?

Trả lời:

Điều 41: Bằng chứng cho phép tàu làm việc hoặc máy đẩy trở về đóng đường nửa tự động:

- Khi cho tàu làm việc vào khu gian rồi trở về ga gửi TBCT ga làm thủ tục đóng đường chạy tàu bình thường và giao cho lái tàu thẻ hình chìa khóa lấy từ đài khống chế để làm bằng chứng chạy tàu lưc trở về ga gửi. Ngoài ra còn phải cấp cho lái tàu, trưởng tàu cảnh báo ghi rõ địa điểm dừng tàu, thời gian làm việc và thời hạn trở về ga.

- Khi gửi tàu có đầu máy phụ đẩy vào khu gian rồi trở về, TBCT ga làm thủ tục đóng đường chạy tàu bình thường và giao cho lái tàu thẻ hình chìa khóa lấy từ đài khống chế để làm bằng chứng lúc trở về ga gửi. Ngoài ra, còn phải cấp cho lái tàu, trưởng tàu cảnh báo ghi rõ địa địa điểm dừng đẩy và quay về..

- Trường hợp đài khống chế không có chìa khóa, phải chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín.

-

Câu 3: Nêu biện pháp cho tàu chạy lùi trong khu gian theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn?

Trả lời

Điều 139: Biện pháp cho tàu chạy lùi trong khu gian được quy định như sau:

1. Đối với tàu số chẵn(chạy tàu với phương pháp đóng đường nửa tự động, thẻ đường, điện tín) và các tàu mang thông tri mẫu A(phương pháp đóng đường bằng thông tri) khi chạy lùi không phải phòng vệ.

- Sau khi đã hội ý với lái tàu, trưởng tàu trở về đuôi tàu đứng trên toa xe đầu tiên theo hướng tàu chạy lùi để làm tín hiệu cho lái tàu.

- Trong khi tàu lùi, trưởng tàu phải luôn luôn quan sát quãng đường phía trước, chú ý các địa điểm thi công, cầu chung, đường ngang, đường sắt cắt nhau, ghi đường nhánh.. nếu thấy có chướng ngại thì làm ngay tín hiệu ngừng cho lái tàu, khi cần có thể dùng van hãm khẩn để bắt tàu dừng lại.

- Nếu đầu máy đơn, lái tàu phải thay trưởng tàu làm các công việc trên. Khi có kéo toa xe, lái tàu phải cử một nhân viên trong ban lái máy đứng ở toa xe đầu tiên theo hướng tàu chạy lùi để kịp thời phát hiện chướng ngại mà bắt tàu dừng lại.

- Nếu đã cử người đi phòng vệ phia sau tàu, trước khi lùi nhân viên phòng vệ được thu hồi tín hiệu và lên tàu.

- Tốc độ chạy lùi không quá 15km/h.

- Thời gian chạy lùi không quá 60 phút kể từ khi tàu bị dừng.

2. Đối với tàu số lẻ (trừ tàu mang thông tri mẫu A khi chạy với phương pháp đóng đường bằng thông tri) khi chạy lùi phải phòng vệ.

- Sau khi đã hội ý với lái tàu, trưởng tàu cử người đi phòng vệ đuôi tàu, vừ đi vừa cầm tín hiệu.

- Ban ngày cờ đỏ mở, ban đêm đèn tay ánh đèn màu đỏ hướng về phía trước, ánh đèn màu trắng hướng về phía sau. Nếu không có nhân viên nào khác trên tàu, trưởng tàu chỉ định một nhân viên trong ban lái tàu đi phòng vệ.

- Tàu chỉ được phép lùi khi nhân viên phòng vệ đi cách đuôi tàu ít nhất 800m. Đoàn tàu lúc nào cũng phải giữ khoảng cách này với người phòng vệ. Và khi dừng lại ở điểm thích hợp thì lái tàu kéo còi cảnh giác(một tiếng dài một tiếng ngắn) để nhân viên phòng vệ dừng lại và đặt tín hiệu phòng vệ.

- Nhân viên phòng vệ vừa đi vừa kiểm tra quãng đường phía trước.Nếu thấy có chướng ngại phải lập tức làm tín hiệu cho tàu ngừng.

- Nếu nghe thấy tiếng tàu khác chạy tới, nhân viên phòng vệ phải lập tức làm tín hiệu ngừng cho tàu mình và tiến về phía trước làm tín hiệu ngừng cho tàu kia.

- Trưởng tàu phải luôn luôn chú ý tín hiệu của nhân viên phòng vệ để làm tín hiệu ngừng tàu cho lái tàu và nếu cần có thể sử dụng van hãm khẩn cấp để hãm tàu.

- Tốc độ tàu chạy lùi không quá 5 km/h. Nhưng thời gian tàu chạy lùi không được quá 60 phút từ khi tàu bị dừng.

- Trong mọi trường hợp nếu xét thấy không bảo đảm có thể tiếp tục chạy tới ga bên hoặc không đảm bảo quy định thời gian chạy lùi ở trên, trưởng tàu phải lập tức phòng vệ theo quy định để xin cứu viện hoặc tổ chức kéo từng phần về ga.

Câu 4: Nêu nhiệm vụ của lái tàu trong khi dồn được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn?

Trả lời:

Điều 233: Nhiệm vụ của lái tàu trong khi dồn

1. Chấp hành chính xác, khẩn trương các tín hiệu chỉ thị nhận được.

2. Chú ý theo dõi chiều hướng ghi, các chướng ngại trên đường dồn;

3. Bảo đảm an toàn công tác dồn và an toàn lao động;

4. Không được chuyển dịch đầu máy khi chưa có tín hiệu của trưởng dồn. Nếu tín hiệu không rõ ràng, phải yêu cầu báo tín hiệu lại (Trường hợp đang dồn , cần thiết có thể dừng đoàn dồn lại);

5. Đối với ghi điện điều khiển tập trung hoặc ở bãi dồn có đặt tín hiệu đèn màu, phải chú ý trạng thái biểu thị của tín hiệu này;

6. Khi đẩy đoàn xe, phải thường xuyên kéo còi cảnh giác và chú ý tín hiệu của trưởng dồn để điều chỉnh tốc độ thích hợp và kịp thời dừng khi cần thiết.

Câu 5: Tốc độ khi dồn được quy định như thế nào theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn?

Trả lời:

Điều 223: Khi dồn không được vượt quá tốc độ quy định sau:

1. 25km/h khi kéo toa xe trên đường thanh thoát;

2. 15km/h khi đẩy toa xe trên đường thanh thoát hoặc không kể kéo hay đẩy toa xe khi chạy qua ghi theo hướng rẽ;

3. 10km/h khi dồn toa xe có người ngồi ( trừ người áp tải), toa xe xếp quá khổ giới hạn, toa xe xếp hàng nguy hiểm;

4. 5km/h khi dồn đẩy tay;

5. 3km/h khi nối xe hoặckhi toa xe đang dồn đến gần toa xe khác, đến gần bục chắn hoặc khi đi qua cầu cân.

Câu 6: Thủ tục, điều kiện tiến hành và bằng chứng cho phép dồn ra ngoài giới hạn ga trong phương pháp đóng đường nửa tự động được quy định thế nào tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn?

Trả lời:

Điều 245: Thủ tục điều kiện tiến hành và bằng chứng cho phép dồn ra ngoài giới hạn ga ( trừ trường hợp dồn theo đuôi tàu chạy trước) trong phương pháp đóng đường nửa tự động:

- Chỉ được tiến hành khi khu gian thanh thoát, sau khi làm thủ tục đóng đường gửi tàu và đã được ga bên đồng ý. Ngoài việc mở tín hiệu ra ga trực ban chạy tàu còn phải giao cho lái tàu thẻ hình chìa khóa và cảnh báo ghi rõ nội dung dồn ra ngoài giới hạn ga.

- Nếu không có thẻ hình chìa khóa hoặc dồn từ đường không có cột tín hiệu ra ga, phải đình chỉ sử dụng đóng đường nửa tự động, chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín; thủ tục và điều kiện dồn tiến hành theo quy định tại khoản 4 của điều này.

-

IV/ QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP CỦA BAN LÁI TÀU ĐẦU MÁY DIESEL

Câu 1: Hãy nêu phạm vi trách nhiệm của phụ lái tàu hoặc lái tàu ( trả lời theo chức danh của mình) được quy định tại quy trình tác nghiệp của ban lái tàu đầu máy diesel?

Trả lời:

A/ Lái Tàu

Điều

1. Lái tàu là người chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn ban của mình, phải gương mẫu và đôn đốc toàn ban chấp hành nghiêm chỉnh quy trình - quy phạm, chế độ, chỉ thị, mệnh lệnh bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, chỉ tiêu sử dụng nhiên liệu, vật liệu đảm bảo chạy tàu an toàn đúng giờ, bảo dưỡng đầu máy tốt luôn sạch sẽ.

2. Lái tàu là người chịu trách chính đại diện cho ban lái tàu của mình liên hệ công tác và liên hiệp lao động với các bộ phận liên quan, nếu vị bận việc khác có thể cử phụ lái tàu thay mặt nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

3. Ban lái tàu trong lúc làm nhiệm vụ phải mặc trang phục đúng quy định, đeo biển chức danh để tiện giao dịch với bên ngoài. Lái tàu phải mang giấy phép lái tàu.

4. Khi giao nhận đầu máy phải kiểm tra chu đáo theo đúng trình tự kiểm tra quy định đối với từng loại đầu máy trước và sau khi khởi động động cơ Diesel. Chú ý kiểm tra phát hiện kịp thời các hư hỏng để phân công người trong ban tự sửa chữa hoặc khai báo xin thợ sửa chữa.

5. Đôn đốc công tác tác nghiệp chỉnh bị để cho máy ra kho đúng giờ, có đầy đủ nhiên liệu, dầu mỡ cát, nước, phụ tùng dự trữ, dụng cụ sửa chữa, dụng cụ làm việc, đèn chiếu sáng, cờ đèn tín hiệu, pháo hiệu, chèn, dụng cụ cứu viện nếu có. Nếu đầu máy về kho chậm cần tranh thủ thời gian tác nghiệp để đầu máy ra kho bớt chậm.

6. Tự tay tiến hành thử hãm tại ga xuất phát, ga tác nghiệp theo quy định, chủ động thực hiện hãm khi chạy khu gian đầu tiên để nắm vững trạng thái hãm đoàn tàu.

7. Ghi chép đầy đủ báo cáo vận chuyển sổ tay lái tàu tình trạng chất lượng đầu máy và yêu cầu sửa chữa, báo cáo thành tích, tai nạn chạy tàu và các giấy tờ quy định khác giao nộp đúng hạn.

8. Trong lúc chạy tàu hoặc dồn lái tàu và phụ lái tàu phải xác nhận nhanh chóng chính xác tín hiệu, biển hiệu, biểu chí bất kỳ trong trường hợp nào cũng không được chạy vượt quá tốc độ quy định, vượt quá tín hiệu ngừng tàu, mốc xung đột. Khi tàu dừng nếu chưa xác nhận được tín hiệu cho phép cấm chuyển dịch đầu máy.

9. Khi chạy đầu máy đơn và các trường hợp quy định đã ghi trong quy trình chạy tàu, lái tàu phải đảm nhiệm nhiệm vụ của trưởng tàu.

10. Nếu đoàn tàu có 2 đầu máy trở lên, thì lái tàu đầu máy chính chịu trách nhiệm chính về các phần xác nhận tín hiệu, đường, cầu, chiều ghi, bằng chứng cho phép chiếm dụng khu gian ...vv. Các phần khác như sức kéo, giờ giấc tốc độ ... vv thì lái tàu các đầu máy đều có trách nhiệm.

11. Trong khi làm nhiệm vụ nếu phát hiện những thiếu sót của các đơn vị bạn (vận chuyển, cầu đường, thông tin tín hiệu ...vv) có ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu, thì lúc xuống ban cần kịp thời phản ánh với trực ban đầu máy để báo cáo cấp trên.

12. Khi xảy ra tai nạn hoặc đầu máy hư hỏng dọc đường, lái tàu phải nắm tình hình cụ thể, báo cáo rõ ràng với trưởng tàu, điều độ và đơn vị chủ quản. Đề xuất yêu cầu hoặc xin ý kiến giải quyết. Đồng thời căn cứ vào đó mà quyết định việc chạy tàu.

13. Khi phụ lái tàu có giấy phép học lái do cơ quan có thẩm quyền cấp, lái tàu cần tạo điều kiện cho phụ lái tàu được tập luyện nhưng phải luôn đứng gần để hướng dẫn giúp đỡ và đảm bảo an toàn.

B/ Phụ lái Tàu

1. Trong thời gian làm nhiệm vụ, phụ lái tàu chịu sự lãnh đạo trực tiếp của lái tàu, chịu trách nhiệm liên đới với lái tàu về những tai nạn do vi phạm quy trình quy phạm gây ra.

2. Khi giao nhận ban, chịu trách nhiệm giao nhận dụng cụ sửa chữa, dụng cụ làm việc, đèn chiếu sáng, cờ, đèn tín hiệu, pháo hiệu, chèn, dụng cụ cứu viện nếu có,phụ tùng dự trữ, nhiên liệu, dầu, mỡ, nước dự trữ ...vv.

3. Phụ lái tàu là người chịu trách nhiệm kiểm tra nhiên liệu, dầu, mỡ, cát, nước làm mát cho các bộ phận của đầu máy. Đồng thời đảm bảo lượng dữ trữ cần thiết về dầu, mỡ, nước làm mát cho đầu máy.

4. Nếu giữa đường lái tàu vì lý do nào đó (ốm đau, tai nạn, ...vv) không tiếp tục lái được thì:

a. Phụ lái tàu nếu có giấy phép học lái, phải giúp lái tàu hãm tàu lại, báo cáo với trưởng tàu. Sau khi báo cáo với trưởng tàu.

- Nếu trong khu gian mà đoạn đường còn lại có độ dốc không quá 15 o/oo được phép lái đoàn tàu về ga với điều kiện tốc độ không quá 15km/h .Từ cột hiệu vào ga giảm tốc độ xuống 10km/h. Sau khi hãm dừng tàu trong ga báo cáo xin mệnh lệnh điều độ, điều độ chạy tàu sẽ lên hệ với đơn vị chủ quản tìm người thay thế .

- Đối với khu gian đoạn đường còn lại có độ dốc trên 15 o/oo thì.

Nếu đoàn tàu đang xuống dốc phải hãm tàu lại báo cáo với trưởng tàu để xin người thay thế.

Nếu đoàn tàu đang lên dốc được phép chạy lên hết dốc rồi hãm tàu lại, nhưng nếu tàu đang chạy vì 1 lý do nào đó phải dừng lại, phụ lại tàu phải dùng hãm dùng tàu hãm chặt đoàn tàu. Báo cáo tình hình với trưởng tàu để xin thay người. tuyệt đối cấm cho tàu lùi để lấy đà.

b. Phụ lái tàu nếu chưa có giấy phép học lái, thì dù loại tàu và đường sá ra sao cũng phải dùng hãm thường giảm áp từ 1KG/cm2 đến 1,4 KG/cm2 hãm cho tàu dừng lại, báo cáo tình hình với trưởng tàu để xin người thay thế.

5. Khi phụ lái tàu có giấy phép học lái, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ của bản thân ra còn được lại tàu của mình cho phép và trực tiếp đứng gần hướng dẫn giúp đỡ, được quyền tập lái nhưng lái tàu phải chịu trách nhiệm chính.

Câu 2: Hãy nêu trách nhiệm của lái tàu, phụ lái tàu khi kiểm tra đầu máy trước khi khởi động động cơ Diesel?

Trả lời:

Điều 22:

Đ.22 Khi kiểm tra đầu máy trước khi khởi động động cơ Diesel :

1. Lái tàu chịu trách nhiệm:

a. Kiểm tra toàn bộ thiết bị điện và điều khiển(như tủ điện, ắc quy, các máy phát, và động cơ điện, hệ thống dây dẫn, chiếu sáng ...vv).

b. Kiểm tra động cơ Diesel, hệ thống nhiên liệu, dầu bôi trơn, làm mát, hâm nóng(nếu có).

c. Kiểm tra bộ truyền động, cơ cấu đảo chiều.

d. Kiểm tra hệ thống hãm, xả cát, lò xo, bộ phận chạy, hộp giảm tốc, trục các đăng, giá chuyển hướng, đầu đấm ...vv.

e. Kiểm tra đôn đốc việc làm của phụ lái tàu khi cần thiết phối hợp với phụ lái tàu, bổ sung cát, dầu, mỡ, nước, nhiên liệu.

2. Phụ lái tàu chịu trách nhiệm:

a. Kiểm tra lượng nhiên liệu, xin bổ sung khi cần thiết.

b. Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ, bơm cao áp, bộ điều tốc, bơm gió, hộp truyền động và đảo chiều, hộp giảm tốc, bàn trượt, hệ thống hãm và các bộ phận khác tùy theo đặc điểm của từng loại đầu máy tùy tình hình thực tế phải thay đổi, bổ sung theo mức quy định.

c. Kiểm tra nước làm mát, thay hoặc bổ sung khi cần thiết.

d. Giao nhận và kiểm tra phụ tùng dự trữ, dụng cụ làm việc, dụng cụ sử chữa, và các dụng cụ kèm theo đầu máy, lĩnh dầu mỡ, nước, giẻ lau ...vv.

e. Báo cáo lái tàu biết kết quả kiểm tra, xử lý của mình làm nhiệm vụ tự sửa chữa và các việc khác do lái tàu phân công.

Câu 3: Hãy nêu những quy định của ban lái tàu trước khi xuất phát được quy định tại quy trình tác nghiệp của ban lái tàu đầu máy diesel?

Trả lời:

Điều 38:

- Trước giờ xuất phát 10 phút, lái tàu phải báo cho phụ lái tàu biết và cùng nhau làm công tác chuẩn bị xuất phát cho chu đáo.

- Trước khi xuất phát đầu máy phải bảo đảm nhiệt độ nước làm mát, áp suất dầu bôi trơn, nhiên liệu, các đồng hồ gió và các cảnh báo biểu thị trên bàn điều khiển ở trạng thái bình thường. Trường hợp cần thiết được phép nâng tốc độ vòng quay động cơ để hâm nóng động cơ hoặc cấp đủ gió cho đoàn tàu.

Điều.39.

- Trước lúc xuất phát cần chú ý:

1. Đọc cả ban nghe và xác nhận cảnh báo, mệnh lệnh và các giấy tờ khác do trực ban ga giao.

2. Kiểm tra và xác nhận bằng chứng cho phép chiếm dụng khu gian, tín hiệu ra ga, thẻ đường, phiếu đường, giấy phép ...vv có đầy đủ và chính xác không.

Câu 4: Trong lúc chạy tàu gặp những trường hợp nào lái tàu phải hãm cho tàu dừng lại, nếu cần liên hệ với trưởng tàu và những người có trách nhiệm để giải quyết.

Trả lời:

Điều 56:

Trong lúc chạy tàu gặp những trường hợp sau đây lái tàu phải hãm cho tàu dừng lại, nếu cần liên hệ với trưởng tàu và những người có trách nhiệm để giải quyết.

1. Trên đường, trên tàu, dưới ga có tín hiệu báo ngừng tàu.

2. Qua địa điểm trước đây có đặt tín hiệu ngừng tàu cố định, mà nay mất mà lái tàu chưa nhận được thông báo.

3. Tín hiệu đã báo cho vào(An toàn) nhưng đột nhiên lại đổi thành tín hiệu ngừng tàu.

4. Tín hiệu không chính xác, không thống nhất hoặc không rõ ràng.

5. Khi phát hiện đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt phía trước đường tiến của tàu mình.

6. Trên đường hoặc cạnh đường sắt có chướng ngại cản trở đoàn tàu chạy.

7. Trên đường hoặc sát đường sắt có người hoặc súc vật đã kéo còi baod nhiều lần vẫn không tránh có thể xảy ra tai nạn.

8. Đầu máy, toa xe trong tàu hư hỏng không thể tiếp tục chạy được.

9. Đoàn tàu bị cháy hoặc cháy cạnh đường sắt có thể gây cháy lan sang đoàn tàu.

10. Gặp nước lũ, úng ngập đường sắt.

11. Phát hiện đường xá, cầu, cống ...vv hư hỏng không đảm bảo an toàn cho tàu chạy qua.

12. Đầu máy, toa xe trật bánh.

13. Đoàn tàu đi nhầm vào đường khác như đường nhánh, đường không quy định đón gửi tàu ...vv.

14. Phát hiện đoàn tàu không tròn vẹn.

15. Phát hiện đoàn tàu chạy chưa có bằng chứng cho phép chiếm dụng khu gian hoặc bằng chứng không đúng.

16. Gặp những vấn đề khác uy hiếp an toàn chạy tàu.

Câu 5: Từ khi đầu máy về kho đến khi xuống ban, ban lái tàu phải thực hiện những nhiệm vụ gì được quy định tại quy trình tác nghiệp của ban lái tàu đầu máy diesel?

Trả lời:

Điều 77:

Khi đầu máy về kho, ban lái tàu phải theo dõi việc bổ sung cho đủ nhiên liệu, kiểm tra đầu máy chu đáo, sắp xếp các loại dụng cụ gọn gàng, lau chùi đầu máy và dụng cụ sạch sẽ, sửa chữa những hư hỏng trong phạm vi tự sửa chữa, khai báo cho trực ban biết và yêu cầu sửa chữa những hư hỏng khác (nếu có).

Trước khi rời đầu máy, phải dùng hãm con hãm đầu máy, khi tắt máy lái tàu tiến hành theo đúng trình tự quy định của từng loại đầu máy. Sau đó ngắt tất cả các công tắc điện, cầu dao ắc quy và khóa buồng lái.

Điều 78

Sau khi hoàn thành mọi việc, ban lái tàu vào phòng trực ban làm thủ tục xuống ban:

1. Ghi chép đầy đủ các mục quy định trong báo cáo vận chuyển, sổ tay lái tàu, tính chỉ tiêu nhiên liệu, hội ý rút kinh nghiệm, ưu khuyết điểm về chuyến tàu vừa qua.

2. Viết báo cáo thành tích và tai nạn (nếu có), viết báo cáo đường xấu và các ý kiến đề xuất với các đơn vị bạn...vv nộp báo cáo theo đúng quy định.

3. Báo cáo với trực ban các mặt quy định trong phạm vi trách nhiệm của mỗi người, làm xongmoij thủ tục cần thiết sau đó xuống ban.

Điều 79

Ban lái tàu, lên xuống ban ở ngoài đơn vị mình quản lý (đoạn ngoài) vẫn phải làm các thủ tục như đối với đoạn chính và gửi báo cáo về theo cách thức do đơn vị quy định.

Câu 6: Để chủ động hãm dừng tàu, điều chỉnh tốc độ chạy tàu nhằm bảo đảm an toàn.Khi sử dụng hãm lái tàu cần chú ý chấp hành các quy định nào được quy định tại quy trình tác nghiệp của ban lái tàu đầu máy diesel?

Trả lời:

Điều 91:

Lái tàu phải thành thạo trong việc sử dụng hãm, chủ động hãm dừng tàu, điều chỉnh tốc độ chạy tàu để đảm bảo an toàn. Khi sử dụng hãm, lái tàu cần chú ý chấp hành các quy định dưới đây:

1. Khi sử dụng hãm thường, lần giảm áp đầu tiên không được nhỏ hơn 0,4 KG/cm2 nhưng không vượt quá 1 KG/cm2.

2. Nếu phải giảm áp thêm (truy áp) thì lần giảm áp thêm không được nhiều hơn lần trước.

3. Khi sử dụng hãm thường, tổng lượng giảm áp và truy áp không được vượt quá 1,4 KG/cm2.

4. Giảm áp lần trước nếu chưa xả gió hết thì chưa được giảm áp thêm, trừ các trường hợp bất thường.

5. Đoàn tàu đã hãm vào đến giữa ga, nếu muốn nhả hãm rồi sau đó hãm lại phải đợi cho tốc độ đoàn tàu dưới 10km/h. Phải tính đến trắc dọc ga, thời gian cấp gió có đủ hay không và phải giữ lại áp suất hãm đầu máy để các móc nối của đoàn tàu ở trạng thái ép chặt. Tránh tình trạng cấp gió không đủ, khi hãm không có tác dụng gây vượt mốc, chẻ ghi, hoặc gây giằng giật gây xung động mạnh.

6. Trước lúc hãm, sau khi nhả hãm phải xác nhận kim đồng hồ áp suất gió, ngoài ra mỗi khu gian ít nhất phải xác nhận một lần.

7. Trên cầu, trên ghi, lúc qua đường cong bán kính nhỏ, nếu không cần thiết không nên sử dụng hãm. Nếu phải sử dụng hãm không nên hãm quá mạnh.

8. Trong lúc chạy tàu, trường hợp thật cần thiết mới được sử dụng hãm khẩn cấp. Khi hãm khẩn cấp phải xả cát và đợi cho đoàn tàu ngừng hẳn mới được cấp gió, nhả hãm. Trước khi tiếp tục chạy lại cần cấp gió đầy đủ và luôn chú ý cấp đủ gió trong quá trình chạy sau đó.

9. Sử dụng hãm lúc xuống dốc lớn và dài cần đặc biệt chú ý đến quan hệ giữa năng lực hãm đoàn tàu, tốc độ và trắc dọc của cầu đường. Thời gian cấp gió giữa hai lần hãm phải đủ để khi hãm lại có tác dụng, đề phòng gió không nạp đủ sẽ hạn chế hoặc mất tác dụng hãm làm đoàn tàu bị vượt tốc độ hoặc trôi dốc. Để ghìm tốc độ đoàn tàu, có đủ thời gian cấp gió có thể dùng phương pháp hãm trao đổi giữa hãm lớn và hãm nhỏ.

10. Giảm áp khi xuống dốc lớn và dài không nên sử dụng hết lượng giảm áp tối đa, nên dành lại một lượng từ 0,2 - 0,4 KG/cm2, khi cần thiết có thể tăng áp lực hãm để dừng tàu.

11. Khi đã giảm áp đến mức tối đa hoặc vượt tối đa mà đường phía trước còn là dốc lớn kéo dài thì phải tính đến thời gian cấp gió và động năng gia tốc của đoàn tàu. Nếu xét thấy không đảm bảo an toàn, có thể giữ hãm để cho đoàn tàu ngừng hẳn, dùng hãm con hãm đầu máy, sau đó bơm đủ gió thùng gió chính rồi mới nhả hãm cho đoàn tàu, nhả hãm đầu máy, tiếp tục chạy.

V/ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHẠY TÀU ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LÁI TÀU

Câu 1: Những người nào được đi trên đầu máy và trách nhiệm của người đi trên đầu máy ( trừ ban lái máy)?

Trả lời:

a) Những người được phép đi trên đầu máy:

- Các đồng chí lãnh đạo ĐSVN. Lãnh đạo các C.ty ĐS thành viên, LHSKĐS. Lãnh đạo các xí nghiệp đầu máy đi công tác.

- Những cán bộ nhân viên làm trực tiếp trên đầu máy hoặc liên quan trực tiếp đến đầu máy như : kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, hoặc người có giấy phép lên đầu máy.

- Khi đầu máy chạy đơn, Ban lái tàu dự bị (máy ghép) được phép đi trên đầu máy.

- Cán bộ có lệnh đặc biệt của Tổng giám đốc ĐSVN. Hoặc tổng Giám đốc C.ty ĐS thành viên, LHSKĐS.

b) Trách nhiệm của người đi trên đầu máy:

- Phải có thẻ ủy nhiệm hoặc giấy giới thiệu đi kiểm tra của Tổng giám đốc ĐSVN hoặc các C.ty ĐS thành viên, LHSKĐS.

- Phải xuất trình giấy tờ cho ban lái tàu.

- Không được làm ảnh hưởng đến công tác của ban lái tàu.

- Giúp ban lái tàu thực hiện đúng nội quy về quy trình tác nghiệp của ban lái tàu.

Câu 2: Thế nào là tai nạn GTĐS, cách phân loại tai nạn GTĐS được quy định tại thông tư 15/2009?

Trả lời:

a) Khái niệm :

Tai nạn giao thông Đường bao gồm tai nạn do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân chủ quan: là tai nạn do vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường sắt của tổ chức cá nhân thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.

- Nguyên nhân khách quan là: tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.

b) Phân loại

Tính chất

Tai nạn giao thông bao gồm tai nạn chạy tàu và tai nạn khác:

- Tai nạn chạy tàu: là tai nạn xảy ra khi phương tiện GTĐS đâm nhau, trật bánh, đổ. Đâm va chạm vào chướng ngại, phương tiện GTĐS khác và ngược lại, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản của cá nhân, tổ chức.

- Tai nạn khác: là những tai nạn về người, xảy ra khi phương tiện giao thông Đs va, cán người. Người nhảy lên hay rơi từ trên phương tiện GTĐS xuống; ném đất đá hoặc các vật khác lên phương tiện GTĐS gây thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người.

Mức độ thiệt hại

- Tai nạn GTĐS ít nghiêm trọng là tai nạn có 1 đến 5 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 5 đến dưới 50 triệu đồng.

- Tai nạn GTĐS nghiêm trọng là tai nạn có từ 1 đến 2 người chết hoặc có 6 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu dồng đến dưới 1 tỷ đồng.

- Tai nạn GTĐS đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 3 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên.

Câu 3:Hãy nêu nguyên tác giải quyết tai nạn GTĐS được quy định tại thông tư 15/2009?

Trả lời:

A/ Nguyên tác giải quyết tai nạn GTĐS :

1. Việc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng và kịp thời.

2. Khi xảy ra tai nạn GTĐS, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ĐS phải có trách nhiệm phối hợp giải quyết.

3. Tổ chức cứu chữa ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn.

4. Thông tin, báo cáo kịp thời về vụ tại nạn cho các tổ chức cá nhân có liên quan.

5. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi nhận được tin báo về tai nạn GTĐS phải đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

6. Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là chủ tịch Hội đồng) hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ, kể cả các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác để phục vụ cho công tác cứu chữa tai nạn GTĐS.

Tổ chức khôi phục hoạt động giao thông ĐS nhanh nhất và không gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.

B/ Nguyên tác giải quyết sự cố giao thông Đường sắt:

- Các sự cố giao thông đường sắt đều phải được lập biên bản

- Khi có sự cố GTĐS xảy ra ở khu gian việc lập biên bản do Trưởng tàu hoặc lái tàu( nếu tàu không có trưởng tàu). Trường hợp sự cố GTĐS xảy ra trong phạm vi ga việc lập biên bản do TBCT ga hoặc trưởng ga thực hiện

Câu 4: Trình bày trách nhiệm của lái tàu(nếu tàu không có trưởng tàu) và báo tin về tai nạn ( trình tự báo tin, biện pháp báo tin, nội dung thông tin phải báo) khi xảy ra tai nạn giao thông ĐS tại thông tư 15/2009?

Trả lời:

A/ Trách nhiệm của lái tàu(nếu tàu không có trưởng tàu) khi xảy ra tai nạn GTĐS.

1. Tổ chức sơ cứu, cấp cứu ngay người bị nạn, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp, người bị nạn theo quy định (Đ.16 - TT15).

2. Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn theo quy định ( Đ.17 - TT15).

3. Thông tin, báo cáo ngay về vụ tai nạn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại( mục 2 chương 3 TT15).

4. Lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn theo mẫu quy định tại phụ lục 1 TT15(nếu đã có trưởng ga hoặc cơ quan công an lập hồ sơ tai nạn) hoặc lập hồ sơ ban đầu vụ tai nạn chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại mục 3 chương 3 TT15.

B. Trình tự báo tin

1. Trưởng tàu hoặc lái tàu( nếu không có trưởng tàu) phải báo cáo ngay cho TBCT ga hoặc điều độ chạy tàu.

2. TBCT ga phải báo ngay cho những tổ chức cá nhân sau:

a. Điều độ chạy tàu. b. TBCT ga bên. c. Trưởng ga

3. Trưởng ga phải báo co các tổ chức cá nhân sau

a. Cơ quan công an nơi gần nhất.

b. UBND nơi gần nhất (Trường hợp xảy ra tai nạn chết người và trong các trường hợp cần sự phối hợp của UBND các cấp)

c. Thanh tra Đường sắt khu vực (Đối với tai nạn chạy tàu)

d. Các đơn vị liên quan trong khu ga và phân ban an toàn giao thông đường sắt khu vực ( trong trường hợp xảy ra tai nạn GTĐS trên đường sắt quốc gia).

4. Điều độ chạy tàu, Trực ban điều độ phải báo ngay cho tổ chức cá nhân sau

a. Lãnh đạo trung tâm điều hành vận tải đường sắt, lãnh đạo ban an toàn GTVT thuộc ĐSVN

b. Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý. Khai thác đường sắt chuyên dùng và các đơn vị liên quan khác, tổ chức lực lượng đến thanh tra giải quyết tai nạn.

5. Lãnh đạo TT ĐHVT đường sắt Việt Nam để chỉ đạo tổ chức giải quyết tai nạn cứu hộ theo quy định.

C/ Biện pháp báo tin

- Khi xảy ra tai nạn phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp thông qua các phương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp để báo tin về tai nạ đến các tổ chức cá nhân có liên quan theo quy định tại điều 18 thông tư 15/2009.

- Trong các trường hợp các cá nhân quy định tại điều 18 thông tư này không liên lạc được với các tổ chức có liên quan thì yêu cầu tổ chức cá nhân mình đã liên lạc cùng phối hợp hỗ trỡ trong việc báo tin đến các tổ chức cá nhân còn lại.

D/ Nội dung thông tin phải báo

1. Nội dung ban đầu về tai nạn phải kịp thời chính xác bao gồm một số nội dung chính như sau

a. Địa điểm xảy ra tai nạn ( Km, khu gian, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố)

b. Thời gian xảy ra tai nạn

c. Số người chết, số người bị thương.

d. Các thông tin khác theo yêu cầu của người nhận thông báo.

2. Ngoài việc báo tin theo quy định tại khoản 1 điều này. Trưởng tàu, lái tàu ( nếu tai nạn xảy ra trong khu gian) Trưởng ga hoặc TBCT ga ( nếu tai nạn xảy ra trong phạm vi ga) phải lập báo cáo tai nạn theo mẫu quy định. Báo cáo tai nạn được gửi cùng hồ sơ ban đầu vụ tai nạn tới cơ quan chức năng theo quy định khoản 3 điều 22 thông tư này.

Câu 5: Hãy nêu các hình thức xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về giấy phép lái tàu, bằng chứng chỉ chuyên môn được quy định tai nghị định 44/2006?

Trả lời:

Điều 18:

1. Phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với hành vi làm việc trên tàu màu không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện GTĐS mà sử dụng giấy phép lái tàu quá hạn hoặc giấy phép lái tàu không phù hợp với phương tiện điều khiển.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đối với hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, giấy phép lái tàu giả hoặc không có giấy phép lái tàu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, giấy phép lái tàu giả đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 điều này.

Câu 6: Hãy nêu các hình thức xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định đối với lái tàu và phụ lái tàu được quy định tại nghị định 44/2006?

Trả lời:

Điều

1. Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với lái tàu và phụ lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Rời vị trí lái máy khi đầu máy đang hoạt động.

b. Chở người không có trách nhiệm hoặc chở hàng hóa trên đầu máy.

2. Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với phụ lái tàu không thực hiện nghiêm túc chế độ hô đáp, không giám sát tốc độ chạy tàu, không quan sát tín hiệu, biển báo, biển hiệu để báo cho lái tàu dẫn đến lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng.

b) Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng.

c) Điều khiển tàu chạy vượt quá tốc độ quy định.

3. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu có 1 trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng.

b) Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng.

c) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định từ 5% đến 10%.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định từ trên 10% đến 20%

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển tàu chạy quá tốc độ trên 20%.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đối với lái tàu và phụ lái tàu điều khiển phương tiện GTĐS mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 40 mg/ 1 lít khí thở hoặc sử dụng chất kích thích khác mà pháp luật cấm.

7. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Đưa người, hàng hóa ra khỏi đầu máy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 điều này.

b) Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu từ 90 đên 180 ngày đối với lái tàu vi phạm khoản 3, 4, 5 và khoản 6 điều này.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu từ 90 đến 180 ngày đối với phụ lái tàu (nếu có giấy phép) vi phạm quy định tại khoản 6 điều này.

Câu 7: Hãy nêu các hình thức xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về dồn tàu được quy định tại nghị định 44/2006?

Trả lời:

Điều 26

Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Cho đầu máy dịch chuyển khi chưa nhận được kế hoạch dồn hoặc tín hiệu của người chỉ huy dồn cho phép.

2. Vượt quá tốc độ dồn cho phép.

3. Dồn phóng thả trôi từ dốc gù các toa xe có ghi "cấm phóng" và ác toa xe khác theo quy định không được dồn phóng hoặc tại các ga có quy định cấm dồn phóng.

4. Dồn phóng vào các đường có toa xe đang tác nghiệp kỹ thuật, đang sửa chữa, đang xếp dỡ hàng, vào đường nhánh trong khu gian, vào đường chưa được chiếu sáng đầy đủ hoặc khi trời có sương mù, mưa to, gió lớn.

5. Để toa xe vượt khỏi mốc tránh va chạm sau mỗi cú dồn trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định.

6. Để đầu máy, toa xe đỗ trên đường an toàn, đường lánh nạn khi không có lệnh của người có thẩm quyền.

7. Dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa được phép của nhân viên điều độ chạy tàu.

Câu 8: Hãy nêu các hình thức xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về chạy tàu được quy định tại nghị định 44/2006?

Trả lời:

Điều 27

1. Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với trực ban chạy tàu, lái tàu có hành vi không ký xác nhận trong tồn căn cảnh báo.

2. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đối với lái tàu cho tàu chạy lùi trong các trường hợp sau đây:

a. Khi sương mù, mưa to, gió lớn mà không xác nhận được tín hiệu.

b. Khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau tàu đó có tàu chạy cùng chiều.

c. Tàu chạy lùi trong khu gian đóng đường tự động khi chưa có lệnh.

d. Tàu đã xin cứu viện.

e. Tàu có đầu máy đẩy vào khu gian rồi trở về.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu có hành vi cho tàu chạy vào khu gian mà chưa có chứng vật chạy tàu.

4. Hình thức phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu 180 ngày đối với lái tàu, phụ lái tàu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 điều này.

Câu 9: Hãy nêu các hình thức xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt được quy định tại nghị định 44/2006?

Trả lời :

Điều 29

1. Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Đã xác nhạn được tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp.

b. Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đối với lái tàu, trưởng tàu khi chưa nhận được tín hiệu an toàn của trực ban chạy tàu ga hoặc người làm tín hiệu truyền mà đã cho tàu chạy.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đối với lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu vào ga, ra ga đang ở trạng thái đóng khi chưa được phép của người chỉ huy chạy tàu ở ga.

b. Không dừng tàu khi đã đè lên pháo phòng vệ đã nổ bình thường.

c. Tiếp tục cho tàu chạy khi nhận được tín hiệu ngừng tàu.

4. Hình thức phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu từ 90 đến 180 ngày đối với lái tàu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.

Câu 10: Người điều khiển phương tiện GTĐS qua đường ngang phải thực hiện những điều gì và nêu những quy đĩnh về dừng đỗ tàu khi duy tu sửa chữa đường sắt? được quy định tại điều lệ đường ngang 30/3/ 2006.

Trả lời:

Điều 46

- Khi sắp tới đường ngang người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phải kéo còi, chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.

Điều 47

a. Khi duy tu sửa chữa đường sắt nếu cần phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang mà làm ảnh hưởng đến giao thông đường bộ phải được phép của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có ý kiến thống nhất bằng văn bản của đơn vị quản lý đường bộ.

b. Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu thì người phụ trách phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng thanh thoát.

c. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang thì thời gian đỗ không được vượt quá 3 phút trên đường ngang cấp 1, 2, không được vượt quá 5 phút với đường ngang cấp 3( trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ giao thông vận tải).

VI/ NỘI QUY LAO ĐỘNG, QUY TÁC ATLĐ - VSLĐ

Câu 1: Hãy nêu các quy định về trật tự trong cơ quan, đơn vị được quy định tại nội quy lao động 20/2/2012.

Trả lời:

Điều 17

Người sử dụng lao động và người được người sử dung lao động ủy quyền phải có trách nhiệm phổ biến, truyền đạt hoặc tổ chức cho người lao động được học tập các văn bản quy phạm pháp luật; các quy định, nội quy, quy chế của ngành, của xí nghiệp. Người sử dụng lao động và người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật; các quy định, nội quy, quy chế của ngành, của xí nghiệp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình công nghệ, yêu cầu kỹ thuật, quy tắc làm việc cho các ngành nghề. Nghiêm cấm người lao động tự ý đổi ban, đổi việc cho nhau, tự ý rời bỏ vị trí làm việc, tự ý sử dụng các máy móc thiết bị không được giao quản lý sử dụng. Người lao động phải chấp hành các quyết định của người sử dụng lao động, và những người được người sử dụng lao động ủy quyền. Khi điều hành công việc người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

Điều 18

1. Người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác vào thời điểm quy định bắt đầu làm việc

2. Hết giờ làm việc mới được rời khỏi vị trí sản xuất, công tác. Trong giờ làm việc không được làm việc riêng, không tự ý làm các việc không được phân công. Không được đưa những người không có nhiệm vụ vào nơi làm việc.

3. Mọi trường hợp người lao động nghỉ làm việc đều phải xin phép, chưa được phép đã nghỉ coi như tự ý bỏ việc.

4. Người lao dộng đang trong thời gian làm việc không được ra khỏi vị trí làm việc. Trường hợp đặc việt muốn ra khỏi vị trí làm việc phải xin phép và chỉ được rời khỏi vị trí làm việc khi đã được người phụ trách đồng ý. Nếu đã hết giờ làm việc, cần thiết phải ở lại nơi làm việc để giải quyết nốt phần việc đang dở thì phải được người phụ trách đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về an ninh, an toàn nơi làm việc.

Câu 2: Hãy nêu nghĩa vụ và quyền hạn của người lao động trong công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động được quy định tại nội quy lao động ?

Trả lời:

Điều 22: Người lao động có nghĩa vụ:

1. Chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động, về QTQP chạy tàu, phòng chống cháy nổ và các quy định khác có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Người lao động phải sử dụng thành thạo và bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị an toàn, dụng cụ lao động, các máy móc, thiết bị ...đã được trang cấp.

2. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có nguy cơ gây tai nạn lao động, vi phạm QTQP về an toàn chạy tàu, gây cháy nổ, gây bệnh nghề nghiệp, không đảm bảo vệ sinh lao động hoặc các sự cố nguy hiểm khác. Tham gia cứu chữa và khắc phục nhanh chóng hậu quả khi có sự cố xảy ra.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, không khai báo, hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn chạy tàu, tai nạn lao động, tai nạn thiết bị ...

4. Phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, đảm bảo đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của mỗi nghành nghề.

5. Đối với các trường hợp đã bị nghiện chất ma túy được xí nghiệp tạo điều kiện cho đi cai nghiện vẫn không từ bỏ được thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Xí nghiệp không tiếp nhận những lao động đang sử dụng các chất ma túy.

Điều 23: Quyền hạn

Người lao động được quyền từ chối công việc nếu xét thấy công việc đó không đảm bảo an toàn lao động, nhưng phải báo cáo ngay với người phụ trách tại thời điểm từ chối nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân.

Câu 3: Hình thức xử lý kỷ luật chuyển việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 6 tháng, kéo dài thời gian nâng bậc không quá 6 tháng được áp dụng trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Điều 26

Người lao động vi phạm những lỗi sau đây sẽ bị xử lý hình thức chuyển việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 6 tháng, kéo dài thời hạn nâng lương, nâng bậc không quá sáu tháng, hoặc cách chức:

1. Đang trong thời gian bị kỷ luật khiển trách mà tái phạm, nếu hành vi tái phạm ở mức khiển trách, hoặc đã bị khiển trách quá 2 lần trong 1 năm

2. Về sử dụng thời giò làm việc:

a. Lợi dụng các điều kiện nhue thiết bi, dụng cụ, điện ... để làm việc riêng trong giờ sản xuất. Tự ý đưa người lạ (hoặc để người lạ) và nơi làm việc kết hợp để làm việc riêng.

b. Ngủ hoặc tự ý thay đổi đội hình sản xuất trong khi làm việc gây hậu quả nghiêm trọng.

c. Không chấp hành sự phân công, công việc của người phụ trách ( Trưởng phòng, quản đốc, đội trưởng, trạm trưởng, tổ trưởng) làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hoặc tự ý làm những việc không được người phụ trách phân công dẫn đến hư hỏng sản phẩm, lãng phí vật tư nguyên nhiên vật liệu, làm mất an toàn về người và thiết bị.

3. Về thực hiện sản phẩm:

a. Làm bừa làm ẩu, bớt xén trình tự thao tác, làm hư hỏng hoặc phản công sản phẩm phải làm lại như: Chi tiết, cụm chi tiết máy, các sản phẩm gia công cơ khí; để rơi vãi vật tư, dầu mỡ ... gây thiệt hại về kinh tế giá trị thiệt hại từ 10 triệu đồng trở lên.

b. Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ ( hoặc giao nộp sản phẩm) không đúng thời hạn quy định làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.

c. Có hành vi lấy cắp nhiên liệu dầu mỡ, bị phát hiện ngăn chặn hoặc đã thu hồi được tang vật.

d. Người lao động trong khi thi hành nhiệm vụ vi phạm các hành vi có liên quan đến QTQP. Trong khi lái tàu không sử dụng thiết bị chống ngủ gật ( tự ý cô lập).

e. Cung cấp các số liệu quản lý, các bí mật của xí nghiệp cho cá nhân đơn vị khác chưa được người sử dụng lao động đồng ý bằng văn bản. Tự ý làm sai lệch các số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh. Tẩy xóa tài liệu, số liệu để mưu lợi cá nhân vi phạm các nguyen tắc quản lý của xí nghiệp.

4. Về an toàn vệ sinh lao động:

a. Vi phạm các quy tắc về an toàn vệ sinh lao động hoặc trực tiếp để xảy ra mất an toan cho người và thiết bị, gây thiệt hại về kinh tế do phải sửa chữa lại thiết bị giá trị thiệt hại từ 10 triệu đồng trở lên hoặc bị tai nạn về người phải đi giám định lại sức khỏe.

b. Phát hiện hoặc thấy những người khác trong khi đang làm việc bị tai nạn lao động mà không tham gia cứu chữa, cố tình che giấu nguyên nhân, chủ động xóa hiện trường hoặc làm biến dạng hiện trường nơi tai nạn xảy ra.

c. Trước khi sử dụng thiết bị áp lực không kiểm tra thiết bị gây tai nạn. khi dồn không kéo còi cảnh báo gây tai nạn trong kho, trong xưởng. Không thực hiện các biện pháp an toàn trong khu vực cẩu, cổng trục, cầu trục, pha lăng hoạt động gây tai nạn.

d. Đun nấu để xảy ra hỏa hoạn. khi hàn không có biện pháp chống cháy để xảy ra hỏa hoạn.

e. Không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi dồn trong kho, trong xưởng để va chạm làm hư hỏng nặng các tài sản, thiết bị hoặc xảy ra tai nạn.

f. Làm việc trên cao không dùng dây đeo an toàn bị tai nạn hoặc không cảnh báo thực hiện các biện pháo an toàn để vật rơi xuống gây tai nạn cho người khác.

g. Người phụ trách bộ phận, an toàn vệ sinh viên, không kiểm tra nhắc nhở để công nhân bộ phận mình vi phạm nội quy an toàn, bị tai nạn lao động gây thương tích phải đi giám định sức khỏe hoặc chết người.

5. Về an ninh trật tự và chấp hành các quy định, chế độ chính sách:

a. Hành hung người đang thi hành công vụ.

b. Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi hoặc tham ô tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

c. Cố ý làm trái các quy chế quy định của xí nghiệp gây hậu quả nghiêm trộng. Tuyên truyền vận động những người khác làm trái các quy chế quy định của xí nghiệp ảnh hưởng đến quyền lợi ích của cá nhân, tập thể gây hậu quả nghiêm trọng.

d. Vi phạm pháp luật bị các cơ quan luật pháp xử lý cải tạo tại ngoại không giam giữ nếu có liên quan đến quan hệ lao động.

6. Về việc giảm thời hạn chịu kỷ luật:

Người lao động bị xử lý kỷ luật: Kéo dài thời gian nâng lương, nâng bậc, chuyển đi làm việc khác có mức lương thấp hơn, sau khi chấp hành đã được 50% thời gian chịu kỷ luật, nếu có nhiều tiến bộ, có những đóng góp tích cực có thể được giám đốc xem xét giảm thời gian chịu kỷ luật.

Câu 4: Hình thức kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp nào trong nội quy lao động?

Trả lời:

Điều 27

1. Trong thời gian bị kỷ luật :Đang trong thời gian bị kỷ luật chuyển đi làm việc khác, hoặc cách chức mà tái phạm. Mức độ tái phạm phải xử lý chuyển đi làm việc khác hoặc cách chức.

2. Về sử dụng thời giờ làm việc : Tự ý rời bỏ vị trí sản xuất 5 ngày trong vòng 1 tháng (Cộng dồn) hoặc 20 ngày trong 1 năm (cộng dồn) không có lý do.

3. Về thực hiện sản phẩm :

a. Làm bừa làm ẩu, bớt xén trình tự, thao tác quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Vi phạm các quy định quản lý về trang thiết bị, công nghệ, vật tư, nhiên liệu và các quy chế, quy định quản lý khác. Để rơi vãi vật tư, dầu mỡ,... gây thiệt hại về kinh tế giá trị thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên.

b. Không thực hiện tốt các bước kiểm tra chất lượng phụ tùng, chi tiết, cụm chi tiết, thiết bị để hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay thế, gây thiệt hại về kinh tế, giá trị thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên.ư

c. Lái tàu vượt tốc độ làm trật bánh đổ tàu gây hậu quả nghiêm trọng.

d. Người chịu trách nhiệm chính (trưởng dồn, quay ghi dẫn máy, người phụ trách bộ phận được chỉ định chỉ đạo công tác dồn) trong khi dồn không thực hiện các biện pháp phòng vệ, để đoàn dồn va chạm mạnh làm hư hỏng nặng các thiết bị, hoặc làm cho người khác bị tai nạn lao động.

4. Về an toàn vệ sinh lao động phong chống cháy nổ: Vi phạm các quy tắc về an toàn vệ sinh lao động để xảy ra tai nạn lao động chết người. Đun nấu để xảy ra hỏa hoạn làm hư hỏng thiết bị, giá trị thiệt hại trên 50 triệu đồng.

5. Về an ninh trật tự và chấp hành các quy định, chế độ chính sách:

a. Vi phạm các quy chế, quy định, nội quy của xí nghiệp đến mức phải truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

b. Tàng chứa, mua bán, sử dụng các chất gây nghiện ma túy, các loại hàng hóa nhà nước cấm trong khu vực do xí nghiệp quản lý, bị các cơ quan pháp luạt xử lý.

c. Cố tình bao che khuyết điểm. Cản trở người thừa hành nhiệm vụ để trốn tránh pháp luật.

d. Vi phạm các quy định trong nội dung kế hoạch lien tịch 2959/LT -ĐS - CĐ - ĐTNĐS ngày 28/12/2006 của Tổng ccong ty Đường sắt Việt Nam về việc môi giới mua bán nhiên liệu dầu mỡ,lấy cắp nhiên liệu dầu mỡ dưới mọi hình thức trái.

e. Tham ô, lấy cắp tài sản. Tiết lộ bí mật kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của xí nghiệp, của ngành, giá trị thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên.

Câu 5: Trách nhiệm vật chất ( bồi thường thiệt hại về vật chất) của người lao động thế nào?

Trả lời:

Điều 28

Người lao động có những hành vi vi phạm nội quy lao động, ngoài việc bị xử lý kỷ luật lao động còn phải bồi thường thiệt hại về vật chất theo quy định sau:

1. Người lao động do thiếu tinh thần trách nhiệm, do vi phạm quy trình công nghệ, quy trình kỹ thuật quy định về an toàn chạy tàu, ATLĐ, ATCN, làm hư hỏng, mất mát máy móc, dụng cụ, thiết bị, sản phẩm và các tài sản khác của xí nghiệp gây thiệt hại cho sản xuất, gây lãng phí về vật tư, nguyên - nhiên - vật liệu đều phải bồi thường vật chất. Mức bồi thường vật chất như sau:

- Thấp nhất là 50% giá trị theo thời giá trị trường tại thời điểm xảy ra; cao nhất cũng không quá 100%.

- Người lao động phải thực hiện trách nhiệm bồi thường vật chất, được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng theo quy định tại điều 89 luật lao động.

2. Những bộ phận để xảy ra sự cố an toàn giao thông đường sắt gây chậm tàu hoặc phải cứu hộ đoàn tàu, ngoài việc bồi thường vật chất quy định tại điều này còn bị phạt toàn bộ thời gian làm chậm các đoàn tàu

- Mức phạt 10.000 đ/ phút và 300.000 đồng/ vụ, theo quy định tại quy chế khen thưởng và kỷ luật về an toàn chạy tàu ban hành kèm theo quyết định 450/QĐ - ĐS - TTGT ngày 7/4/2004 của tông giám đốc công ty Đường sắt Việt Nam.

3. Người lao động vi phạm nội quy lao động gây thiệt hại về kinh tế, vi phạm quy trình sửa chữa, quy trình công nghệ phải làm lại hoặc đầu máy ra xưởng trong thời gian bảo hành bị hư hỏng phải sửa chữa lại ... mà phải bồi thường trách nhiệm vật chất thì được xem xét hoàn cảnh cụ thể có thể giảm mức bồi thường, nhưng thấp nhất cũng bằng ba tháng lương ( theo mức lương tối thiểu) và thực hiện theo điều 89 luật lao động

4. Trường hợp người lao động bị bất khả kháng theo quy định tại khoản 2 mục V thông tư 19/2003/ TT - BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của bộ lao động và thương binh xã hội thì không phải bồi thường.

Câu 6: Hãy nêu những quy tác về an toàn lao động, vệ sinh lao động riêng đối với công nhân lái tàu phải thực hiện trong quá trình lái tàu dọc đường được quy định tại quy tác ATVSLĐ - PCCN 7/5/2004?

Trả lời:

Trong khi kiểm tra tác nghiệp đầu máy phải thực hiện những quy tắc quy định ở điều 26, 27 chương 5 ngoài ra ban lái máy phải:

- Kiểm tra theo quy trình tác nghiệp ban lái máy đã quy định.

- Chịu trách nhiệm chính về việc kiểm tra giao nhận các thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ đã trang bị cho đầu máy, nếu hư hỏng hoặc mất tác dụng phải đề nghị thay thế ngay.

- Phải chuẩn bị đủ các điều kiện như nước uống, các tấm che nắng, các điều kiện chống nóng khác để đảm bảo sức khỏe khi lái máy trên đường.

- Chỉ được nổ máy ra kho kéo tàu khi đã có đủ điều kiện về an toàn và khi công tác kiểm tra tác nghiệp, chuẩn bị đã xong, đầu máy có đủ điều kiện ra kho theo quy định và phải đủ thành phần trong ban máy trong buống lái.

Điều 21

Trong quá trình lái tàu dọc đường Ban lái máy phải

- Thực hiện nghiêm túc chế độ hô đáp xác nhận trạng thái hoạt động của đầu máy, trạng thái đường phía trước để chủ động xử lý những tình huống có thể xảy ra.

- Khi tàu đang chạy cấm ra ngoài thành máy, leo trèo lên nóc máy, nóc toa xe hoặc đi lại trên trên 2 đầu đấm, đề phòng trượt chân, cành cây hay dây điện, thành cầu va đập vào người. Chỉ khi thật sự cần thiết mới thò đầu ra khỏi khung của sổ để kiểm tra phía sau nhưng trước khi kiểm tra phải quan sát phía trước tránh chướng ngại bất ngờ va đập vào đầu

- Nghiêm cấm việc ngồi trên thành cửa sổ để bắt thẻ đường bằng tay, ngồi bên cửa ra vào khi đoàn tàu đang chạy đề phòng bị rơi xuống đường.

- Trong khi tàu đang chạy nếu đầu máy bị hỏng mà nhất thiết phải sửa chữa, ban máy phải hãm tàu dừng hẳn để kiểm tra sửa chữa hoặc về ga gần nhất để kiểm tra trạng thái kỹ thuật và xử lý hư hỏng. Cấm không được ra sửa khi tàu đang chạy.

- Trong buồng lái tuyệt đối không được mang theo chất hóa học, chất dễ cháy nổ hoặc đưa hàng hóa của hành khách lên đầu máy vừa vi phạm QTQP mà còn làm ảnh hưởng đến khoảng không gian cản trở quá trình thao tác của ban lái tàu và ảnh hưởng đến sức khỏe trong khi lái tàu.

- Trong khi lái tàu tuyệt đối không được ném bất cứ vật gì trên đầu máy xuống hai bên đường. Trường hợp không may bị rơi các trang bị cá nhân hoặc các thiết bị của đầu máy, nếu không ảnh hưởng đến an toàn biểu đồ chạy tàu thì nhất thiết không được dừng tàu để nhảy xuống lấy.

- Không được vừa chạy vừa kiểm tra trạng thái kỹ thuật toa xe.

- Nghiêm cấm việc đốt lửa trong buồng lái nếu đầu máy không có thiết bị bếp điện.

Điều 22 : Khi dừng tàu ở các ga dọc đường ban lái máy phải:

- Không được rời khỏi vị trí đầu máy. Chỉ được mở máy chạy khi đã có đủ thành phần của ban lái máy.

- Cần thiết phải kiểm tra kỹ thuật đầu máy, phải tuân thủ quy tắc an toàn trong khi tác nghiệp chỉnh bị kỹ thuật đã được quy định trong quy tắc này.

Điều 23 : Khi đoàn tàu về tới ga cuối cùng cấm ban lái máy nhảy tàu để tranh thủ lây cơ báo.

- Khi có vấn đề cần làm việc với cơ quan có liên quan ban máy phải cử một người ở lại để trông coi máy đề phòng hỏa hoạn và các sự cố bất thường có thể xảy ra.

- Không được làm các công việc không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

- Nếu có vấn đề gì ảnh hưởng đến công tác an toàn chạy tàu thì báo cáo với trưởng tàu, Trực ban và báo cáo với Xí nghiệp khi xuống ban để phối hợp giải quyết.

Điều 24: Khi đưa đầu máy về kho quay đầu ban máy phải:

- Thực hiện nghiêm túc những quy tắc đã được quy định như khi đang lái máy trên đường, trong khi quay đầu không được nhảy xuống khi đầu máy còn chạy chậm trong kho.

- Phải đưa đầu máy vào đúng vị trí kiểm tra, tác nghiệp hãm dừng hẳn và chèn chặt 2 đầu bánh xe đầu máy mới được tắt máy.

- Chỉ được kiểm tra công tác chỉnh bị khi động cơ đã dừng hẳn lại

- Quá trình kiểm tra tác nghiệp như điều 26,27 chương 5.

Điều 25 : Khi đưa máy vào bảo dưỡng sử chữa ban lái máy phải chấp hành những quy tắc an toàn trong khi đồng thời phải:

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc an toàn quy định đối với các bộ phận, phân xưởng, phân đoạn, các trạm đầu máy

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc như đối với công nhân sửa chữa đầu máy.

- Không được giao tay lái cho những người không có trách nhiệm lái trong quá trình sửa chữa.

VII/ QUY ĐỊNH CHẠY TÀU HÀNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐUÔI TÀU, LÁI TÀU PHỤ TRÁCH ĐOÀN TÀU

Câu 1: Hãy nêu quy định tác nghiệp của ban lái tàu tại ga lập tàu (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)?

Trả lời:

Điều 10. Lên ban

Ban lái tàu khi lên ban ngoài việc thực hiện tác nghiệp theo quy định của ban lái tàu còn phải thực hiện các tác nghiệp sau:

1. Nhận bộ TBĐT, kiểm tra chất lượng các tính năng hoạt động, hiển thị đảm bảo chính xác, ắc quy phải được nạp đủ điện, ký sổ giao nhận với Trực ban đầu máy.

2. Nhận các ấn chỉ, biểu báo, biểu mẫu, các loại biên bản, đơn xin cứu hộ v.v...

3. Nhận đủ các dụng cụ phòng vệ như: cờ, đèn, chèn, pháo (theo quy định).

4. Nhận đủ các dụng cụ cần thiết trong quá trình chạy tàu như: Kìm nguội 01 cái, dây thép ф 4mm 3 mét hoặc (dây thép ф 2mm 5 mét) để sử dụng khi cần thiết trong quá trình chạy tàu.

5. Lấy các số điện thoại của các đơn vị, cá nhân liên quan trên hành trình chạy tàu (trực ban điều độ, nhân viên điều độ tuyến, lãnh đạo, trực ban đầu máy hoặc phân đoạn vận dụng v.v...) lưu vào máy hoặc ghi vào sổ tay để tiện liên lạc khi cần thiết.

6. Ban lái tàu phải có mặt tại ga lập tàu trước giờ tàu chạy 60 phút để thực hiện các tác nghiệp liên quan tới đoàn tàu.

Điều 11. Nhận, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch chạy tàu

Ban lái tàu sau khi nối máy vào đoàn tàu phải thực hiện nhận hồ sơ đoàn tàu do mình phụ trách. Gồm có:

1. Nhật ký đoàn tàu, do nhân viên nhà ga giao, thực hiện.

a) Kiểm tra nhật ký đoàn tàu;

b) Cộng lại tấn số đoàn tàu;

c) Kiểm tra thứ tự lập tàu, tính hợp cách;

d) Kiểm tra lực hãm cần thiết của đoàn tàu.

2.Nhận túi hồ sơ hàng hóa, hóa đơn gửi hàng, do nhân viên nhà ga giao, kiểm tra thông tin trên túi hồ sơ hàng hóa để xác định hành trình của đoàn tàu.

3. Liên hệ với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến và trực ban chạy tàu ga để nắm kế hoạch chạy tàu và xác báo thành phần đoàn tàu.

4. Hồ sơ toa xe: Phiếu giao nhận phụ tùng toa xe do nhân viên giao tiếp toa xe trạm khám chữa toa xe giao.(BM 02 - ĐSVN - TBBĐT)

5. Địa điểm giao nhận hồ sơ hàng hóa, hồ sơ toa xe và xác báo thành phần đoàn tàu tại phòng chỉ huy chạy tàu ga.

Điều 12. Kiểm tra đoàn xe

1. Kiểm tra toa xe:

a) Kiểm tra, đối chiếu giữa phiếu giao nhận phụ tùng toa xe với thực tế từng toa xe trong đoàn tàu;

b) Trạng thái toa xe như: Trạng thái hãm tay, hãm tự động;

c) Khoảng cách đệm, thứ tự lập tàu.

2. Kiểm tra thương vụ

Kiểm tra: Số hiệu toa xe, ký hiệu viên niêm phong (nếu có), kiểm tra hàng hóa và quy cách gia cố hàng hóa tại các toa xe có hóa đơn gửi hàng nằm ngoài túi hồ sơ (nếu có).

3. Việc kiểm tra trạng thái toa xe kết hợp song trùng với việc kiểm tra thương vụ. Nếu có các phát sinh cùng với ga, nhân viên của chi nhánh vận tải hàng hóa tại ga, Trạm khám chữa toa xe giải quyết kịp thời.

Điều 13. Lắp đặt thiết bị và thử hãm đoàn tàu

1. Lắp MCĐT vào cần giật đầu đấm, hoặc giá lắp đặt thiết bị tại phương tiện cuối đoàn tàu, nối ống mềm của thiết bị với ống mềm phương tiện cuối tàu, kiểm tra lại mối nối đảm bảo chắc chắn, khóa bảo vệ thiết bị, mở thông gió cho MCĐT, đưa bộ TBĐT vào hoạt động.

2. Thực hiện thử hãm đoàn tàu theo quy định hiện hành.

Điều 14. Chuẩn bị cho tàu chạy

1. Sắp xếp gọn gàng các hồ sơ toa xe, hồ sơ hàng hóa để tiện giao nhận trong quá trình chạy tàu.

2. Chỉ cho tàu chạy khi có tín hiệu gửi tàu của trực ban chạy tàu ga.

Câu 2: Hãy nêu quy định tác nghiệp của ban lái tàu tại các ga có thay ban lái tàu (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)?

Trả lời:

Điều 24

Tại các ga có thay ban lái tàu:

1. Tại các ga có thay ban lái tàu nhưng không thay đầu máy, thì ban lái tàu phải có mặt tai ga trước giờ tàu chạy 30p để thực hiện các tác nghiệp liên quan tới đoàn tàu như sau:

a. Nhận bộ TBĐT, kiểm tra chất lượng các tính năng hoạt động, hiển thị đảm bảo chính xác, ắc quy phải được nạp đủ điện, ký sổ giao nhận với ban lái tàu trước xuống ban giao nhận lại.

b. Nhận đầy đủ các dụng cụ, giấy tờ cần thiết trong quá trình chạy tàu, hồ sơ và kế hoặc chạy tàu như khi lên ban tại ga lập tàu do ban lái tàu trước giao lại.

c. Kiểm tra đoàn xe theo quy định như tại ga lập tàu, thử hãm theo quy định và chuẩn bị cho tàu chạy.

2. Trường hợp tại ga có thay ban lái tàu nhưng không có cải biên thành phần đoàn tàu, hai ban lái tàu thực hiện giao nhận hồ sơ đoàn tàu ngay tại đầu máy.

Điều 25

: Tại các ga có thay đầu máy, Ban lái tàu khi lên ban ngoài việc thực hiện tác nghiệp theo quy định của ban lái tàu, đầu máy phải ra ga trước giờ tàu chạy 60 phút và thực hiện các tác nghiệp đối với ban lái tàu theo quy định này như tại ga lập tàu.

Câu 3: Hãy nêu quy định tác nghiệp của ban lái tàu tại các ga dọc đường có cắt nối thêm xe (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)?

Trả lời

Điều 26. Tại các ga dọc đường có cắt nối thêm toa xe

1. Đối với toa xe cắt lại:

a) Giao toa xe và hồ sơ toa xe phiếu giao nhận toa xe cho ga cắt xe hoặc trạm khám chữa toa xe (nếu có);

b) Giao túi hồ sơ hàng hóa cho TBCT ga;

c) Giao báo cáo vận chuyển của đầu máy và nhật ký đoàn tàu cho ga ghi chép tác nghiệp tại ga.

1. Đối với toa xe nối thêm:

a) Nhận hồ sơ toa xe, túi hồ sơ hóa đơn gủi hàng do ga sở tại giao;

b) Kiểm tra toa xe, thương vụ hàng hóa đối với các toa xe nối thêm như tại ga lập tàu (theo Điều 12 của quy định này).

2. Sau khi dồn xong thành phần mới của đoàn tàu, cùng ga thực hiện thử hãm theo quy định và kiểm tra thành phần đoàn tàu, xác định lại tổng trọng đoàn tàu và số tấn hãm cần thiết, hiện có của đoàn tàu do ga ghi trong nhật ký đoàn tàu.

3. Đối với toa xe cắt lại do bị sự cố hoặc mệnh lênh đột xuất, lái tàu cùng nhân viên nhà ga lập biên bản phổ thông, mở niêm phong túi đựng hồ sơ, xác nhận, bàn giao lại hóa đơn, chứng từ của các toa xe cắt lại, xác nhận lại số hóa đơn còn lại lại trong túi hồ sơ, thay túi hồ sơ mới, niêm phong lại theo quy định.

Câu 4: Trong quá trình chạy tàu dọc đường, nếu TBĐT phát sinh sự cố (Thiết bị cảnh báo pin MCĐT yếu và TBĐT hư hỏng lái tàu không nắm bắt được thông tin về áp lực gió đuôi tàu và không khắc phục được sự cố trong trường hợp có 1 đầu máy kéo) thì ban lái tàu giải quyết như thế nào? (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)

Trả lời:

Điều 43

Trong quá trình chạy tàu, nếu TBĐT phát sinh sự cố thì ban lái tàu giải quyết như sau:

1. Thiết bị có cảnh báo pin MCTĐ yếu

a. Trường hợp tàu đang dừng đỗ lại tại ga khi thiết bị cảnh báo pin MCĐT yếu thì ban lái tàu phải khẩn trương thay thế pin MCĐT;

b. Trường hợp tàu đang chạy trong khu gian khi thiết bị cảnh báo pin MCĐT yếu lái tàu cho chạy đến ga đầu khu gian dừng tàu báo trực ban ga và điều độ chạy tàu tuyến để thay pin MCĐT;

2. Bộ TBĐT hư hỏng lái tàu không nắm được thông tin về áp lực gió đuôi tàu và không khắc phục được sự cố trong trường hợp đoàn tàu có 1 đầu máy kéo:

a. Khi bộ TBĐt hư hỏng không thể khắc phục được tàu đang dừng đỗ tại ga, lái tàu phải báo TBCT ga, nhân viên điều độ chạy tàu tuyến và xí nghiệp xin cứu hộ.

b. Tàu đang chạy ở khu gian: Lái tàu phát hiện bộ TBĐT hư hỏng phải tiến hành hãm dừng đoàn tàu lại. Phân công phụ lái tàu tiến hành kiểm tra và thử hãm đơn giản đoàn tàu.

- Hãm đoàn tàu bình thường và đủ áp lực hãm theo đúng quy định thì tiếp tục cho tàu chạy về ga gần nhất phía trước, báo nhân viên điều độ tuyến và Xí nghiệp xin cứu viện thiết bị.

- Trong đoàn tàu có toa xe hỏng hãm, lực hãm đoàn tàu không đủ quy định nhưng toa xe cuối cùng vẫn có hãm tự động tốt và đoàn tàu thông gió thì căn cứ lực hãm hiện có của đoàn tàu hạn chế tốc độ theo bảng 8 (Tiêu chuẩn áp lực guốc hãm của tàu hàng dùng hãm tự động) chạy về ga phía trước.

- Đoàn tàu không thông gió: ban lái tàu phải khẩn trương tìm nguyên nhân sửa chữa khắc phục để đoàn tàu thông gió, tính lại lực hãm và cho tàu về ga phía trước với tốc độ theo bảng 8 (Tiêu chuẩn áp lực guốc hãm của tàu hàng dùng hãm tự động).

- Sau khi tàu bị sự cố vào ga, lái tàu viết đơn xin cứu hộ:

+ Phần nguyên nhân ghi: Hỏng bộ TBĐT ghi cụ thể tình trạng hư hỏng như hết ắc quy, hư hỏng bộ phận nào ...

+ Phần yêu cầu ghi : đề nghị thay thế bộ TBĐT hoặc phải đề xuất phương án thay thế, sửa chữa cụ thể.

- Khi nhận được đơn xin cứu hộ của lái tàu, nhân viên điều độ tuyến điện báo ngay cho điều độ đầu máy để sớm có phương án thay TBĐT hoặc có biện pháp giải quyết khác để cho tàu tiếp tục chạy không để tàu đỗ bất hợp lý. Các xí nghiệp đầu máy sau khi nhận được lệnh cứu viện khẩn trương cử người có trách nhiệm và bằng phương tiện giao thông nhanh nhất đưa TBĐT tốt đến thay thế.

Câu 5: Hãy nêu trình tự giải quyết tai nạn sự cố đoàn tàu khi đoàn tàu hàng chạy trong khu gian xảy ra sự cố, tai nạn? (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)?

Trả lời:

Điều 44: Khi đoàn tàu hàng chạy trong khu gian xảy ra sự cố, tai nạn

1. Đoàn tàu va cán người và phương tiện khác nhưng có thể tiếp tục chạy lại được, cho phép đoàn tàu chạy tiếp sau khi ban lái tàu thực hiện như sau:

a. Trường hợp nạn nhân vẫn còn sống, giải quyết theo điều 16 TT 15/2009/TT-BGTVT

b. Trường hợp nạn nhân vụ tai nạn đã chết thì giải quyết theo điểm 1 của điều 23 TT 15/2009/TT-BGTVT.

- Đoàn tàu gặp sự cố và không thể tiếp tục chạy được:

1. Đoàn tàu va cán người và phương tiện khác: Giải quyết theo quy định tại (Thông tư 15/2009/TT- BGTVT ngày 04/8/2009 của Bộ Giao thông vận tải). Trong thời gian giải quyết tai nạn, sự cố nếu phải kéo dài thời gian thì ban lái tàu phải xin cứu hộ đoàn tàu.

-

2. Trường hợp không thể tiếp tục chạy tàu:

- a) Ban lái tàu phải khẩn trương báo tin theo quy định tại (Chương III - Mục 2 "Báo tin về tai nạn" của Thông tư số 15/2009/TT-BGTVT ngày 04/8/2009 của Bộ Giao thông vận tải);

-

- b) Khi nhận được thông tin đoàn tàu tai nạn nhân viên điều độ chạy tàu tuyến phải làm thủ tục phong tỏa khu gian và triển khai các biện pháp giải quyết tiếp theo;

-

- c) Trực ban chạy tàu ga khi nhận được thông tin đoàn tàu bị tai nạn, sự cố nằm trong khu gian phải lập tức phòng vệ (theo quy định) tại vị trí ngang cột tín hiệu ra ga đầu khu gian tai nạn. Khi có lệnh phong tỏa khu gian của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến thực hiện phong tỏa khu gian theo quy định. Trưởng ga khi có thông tin đoàn tàu bị tai nạn trong khu gian phải đến ngay hiện trường để giải quyết sự cố, tai nạn theo quy định;

-

- d) Trường hợp đoàn tàu chiếm dụng khu gian kéo dài quá 3 lần thời gian chạy kỹ thuật quy định mà không có thông tin về đoàn tàu, điều độ chạy tàu tuyến phải chỉ đạo trực ban chạy tàu ga tìm mọi biện pháp để liên lạc với ban lái tàu nếu vẫn không được thì phải cử người vào khu gian để kiểm tra;

-

- e) Trường hợp đoàn tàu bị tai nạn trong khu gian đóng đường tự động phụ lái tàu phải thực hiện phòng vệ phía đuôi tàu theo quy định.

-

- 3. Mọi công tác giải quyết sự cố, tai nạn khác vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành.

Câu 6: Hãy nêu trình tự giải quyết tai nạn, sự cố khi đoàn tàu hàng bị chết dốc, gặp sự cố phải dừng lại trong hầm (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)?

Trả lời:

Điều 45

Khi đoàn tàu bị chết dốc, trong điều kiện lái tàu có thể quan sát được phía đuôi tàu, đảm bảo được vấn đề an toàn khi thực hiện việc lùi tàu, tiến hành cử phụ lái tàu đi làm tín hiệu phía đuôi tàu như điều 139 QCVN 07:2011/BGTVT, thực hiện việc lùi tàu lấy đà để chạy tiếp như điều 291 QCVN 07:2011/BGTVT

Điều 46

Khi đoàn tàu gặp sự cố phải dừng lại trong hầm

1. Ban lái tàu phải tìm cách xử lý để khắc phục nhằm khôi phục sự hoạt động của đoàn tàu. Nếu đoàn tàu có thể tiế tục chạy lại được cho phép đoàn tàu tiếp tục chạy dù TBĐT đã mất kết nối giữa MCĐT và LTĐK.

2. Khi đoàn tàu gặp sự cố mà ban lái tàu không thể tự xử lý , khắc phục được, phải lập tức làm thủ tục cứu viện theo các quy định hiện hành.

Câu 7: khi đoàn tàu về đến ga cuối hành trình hoặc giải thể đoàn tàu Lái tàu phải thực hiện các công việc gì? Thủ tục xuống ban của lái tàu được quy định như thế nào? (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)

Trả lời:

Điều 47

Khi đoàn tàu về ga cuối của hành trình hoặc ga giải thể đoàn tàu.

Lái tàu:

a. Giao lại toàn bộ hồ sơ hàng hóa, đoàn xe cho trực ban chạy tàu ga.

b. Giao hồ sơ toa xe cho nhân viên giao tiếp toa xe trạm khám chữa toa xe, nếu ga không có trạm khám chữa toa xe thì giao cho TBCT ga. Lái tàu báo lại những hư hỏng bất thường của đoàn xe trong quá trình vận hành ( nếu có).

c. Lấy xác nhận của trực ban chạy tàu ga vào báo cáo vận chuyển của đầu máy và nhật ký đoàn tàu.

Điều 48

Xuống ban của lái tàu:

1. Hoàn thành hồ sơ báo cáo tai nạn, trở ngại chạy tàu, sự cố hàng hóa, vi phạm quy trình quy phạm.

2. Nộp chứng từ, ấn chỉ liên quan như:

a. Báo cáo vận chuyển của đầu máy.

b. Nhật ký đoàn tàu

c. Các biên bản, báo cáo tại phòng trực ban đầu máy

3. Bàn giao bộ TBĐT đã nhận trước khi đi tàu theo quy định quản lý của đơn vị.

4.

Câu 8: Việc ghi chép báo cáo vận chuyển của đầu máy, đầu máy đẩy và trách nhiệm của ban lái tàu đối với nhật ký đoàn tàu, báo cáo vận chuyển được quy định như thế nào? (Quy định tại Quyết định 1774 ngày 20/12/2012)

Trả lời

Điều 50

Ghi chép báo cáo vận chuyển của đầu máy.

1. Báo cáo vận chuyển của đầu máy do trực ban đầu máy lập giao cho lái tàu theo quy định hiện hành.

2. Phần liên quan đến thành phần đoàn tàu, thời gian dồn của đầu máy tại ga lập tùa do trực ban chạy tàu ga lập ghi. Khi thay đổi thành phần, thời gian dồn tại ga dọc đường do trực ban chạy tàu ga sở tại ghi.

3. Khi thay ban lái tàu nhưng không có cải biên thành phần đoàn tàu , ban lái tàu lên ban phải sao chép thành phần đoàn tàu từ nhật ký đoàn tàu sang báo cáo vận chuyển.

Điều 51 Ghi chép báo cáo vận chuyển đối với đầu máy đẩy

Trực ban chạy tàu ga tại ga có nối máy đẩy thực hiện việc xác nhận thông tin từ nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, ghi chép báo cáo vận chuyển đối với đầu máy làm nhiệm vụ đẩy tại cột của mục 10 (mặt sau báo cáo vận chuyển) cụ thể như sau: Tên ga (cột 6) Tổng trọng đoàn tàu ( cột 9) Tổng số xe ( cột 18), ký tên đóng dầu xác nhận của ga ( Cột 24 - Ghi chú)

Điều 52 Ban lái tàu có trách nhiệm quản lý nhật ký đoàn tàu, báo cáo vận chuyển của đầu máy từ khi nhận đến khi xuống ban giao lại cho trực ban trạm đầu máy tiếp nhận bảo quản phục vụ công tác thống kê.

VIII/ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐUÔI TÀU.

Câu 1: Hãy nêu cách bảo quản và lắp đặt máy chính đuôi tàu? (EOT)

Trả lời:

Bảo quản

Sau khi vận dụng bộ thiết bị đuôi tàu, ban lái tàu giao trả cho bộ phận quản lý. Khi tách rời bộ thiết bị đuôi tàu cần thực hiện các theo các bước sau.

1. Sau khi tách rời máy chính EOT khỏi đoàn xe dùng chìa khóa mở tháo bình ắc quy và bật công tắc nguồn trên bình ắc quy từ vị trí "on" sang vị trí "off" sau đó lắp lại bình ắc quy vào máy chính EOT.

2. Tắt công tắc nguồn trên radio HOT, rút dây nguồn ra khỏi mạch điện điều khiển, tách rời bộ điều khiển HOT, ăng ten. Đặt các cụm thiết bị vào hộp chuyên dùng.

3. Ban lái tàu giao toàn bộ thiết bị cho bộ phận có chức năng quản lý bộ thiết bị đuôi tàu, bộ phận chức năng có trách nhiệm bảo quản, quản lý, sao lưu dữ liệu, sạc ắc quy ...

Lắp đặt máy chính EOT

a. Bật nguồn và tắt nguồn: Bật nút nguồn trên bình ắc quy sang nut "on", sau đó đẩy pin vào rãnh bên dưới máy chính EOT. Khi pin đã ở đúng vị trí và được khóa chắc chắn, máy chính EOT bắt đầu vận hành. Để cắt nguồn cấp điện, cắm khóa vào lỗ khóa ở phía sau máy chính EOT , xoay chìa theo chiều kim đồng hồ để mở khóa, và sau đó mang pin ra khỏi rãnh.

Đặc biệt lưu ý: điện phải được tắt khi trở lại máy chính EOT và nút ngồn trên bình ắc quy phải được bật sang phía "off"

b. Lắp đặt và chuyển dịch:

Có một khóa móc đẩy và kéo trên máy chính EOT, để cài đặt trước tiên sử dụng khóa theo chiều kim đồng hồ để mở khóa trước khi treo máy chính EOT, nới lỏng các chốt ghép bên trong ổ khóa bằng tay gạt ly hợp, đẩy ổ khóa và chốt an toàn ở phía chốt ghép tự động kẹp tay gạt ly hợp đồng thời. (Lưu ý: khi hoàn thành, thử lại để chắc chắn là nó được khóa cẩn thận. Đối với tay gạt ly hợp ở vị trí tương đối thấp, sau khi treo máy chính EOT, cuộn ống dẫn khí của máy chính EOT một vài lần xung quanh tay gạt ly hợp và sau đó có thể kết nối với ống dẫn khí của tàu hỏa).

Để chuyển dịch, cắm chìa khóa vào lỗ khóa, xoay theo chiều kim đồng hồ để mở khóa, mở chốt ghép và nâng chốt an toàn đồng thời chuyển dịch máy chính EOT khỏi tay gạt ly hợp.

c. Chuyển dịch

Bằng tay nắm di động, khớp nối của ống dẫn khí của máy chính EOT có thể sử dụng dễ dàng. Mối nối phải chắc chắn và chính xác để tránh rò rỉ khí.

Câu 2: Hãy nêu các chức năng và hoạt động cơ bản của bộ điều khiển (HOT) ?

Trả lời:

Chức năng

- Nhấn nút màu xanh

Truy vấn áp suất không khí máy chính EOT, tin nhắn thoại "áp suất không khí đầu máy ... là ..... Kpa"

- Nhấn nút màu đen

Nhập số HOT vào máy chính EOT, tin nhắn thoại "Hoàn thành nhập số HOT ..."

- Nhấn nút màu đỏ

Thực hiện xả khí máy chính EOT, trợ giúp phanh,. Tin nhắn thoại "xả khí đầu máy ..."

- Nhấn nút màu đen và xanh lá cây.

Xóa số đầu máy chính trong máy chính EOT, tin nhắn thoại "số đầu máy ... đã xóa"

- Nếu không có thông báo nào nhận được từ máy chính EOT trong vòng 2 - 3 giây sau hoạt động trên, bộ điều khiển HOT sẽ tự động gửi lại chỉ dẫn. Chỉ dẫn kiểm tra áp suất không khí, nhập số HOT và xóa số có thể lặp lại tối đa 2 lần trong khi chỉ dẫn xả khí có thể lặp lại tối đa 4 lần.

Hoạt động cơ bản

- Cảnh báo giọng nói

Cảnh báo áp suất không khí: " Lưu ý! Lưu ý! Đầu máy ..., áp suất không khí ... Kpa"

Cảnh báo áp suất không khí bằng không (cảnh báo toa xe không hoạt động) : "Lưu ý! Lưu ý! Đầu máy ..., cảm biến áp suất không hoạt động".

- Những chức năng khác

Máy chính EOT yêu cầu nhập số HOT: " .... (Số máy chính EOT) yêu cầu nhập HOT.

Máy chính EOT hoàn thành xả khí: "đầu máy ... hoàn thành xả khí".

Câu 3: Hãy nêu các lưu ý khi bật tắt nguồn máy chính EOT?

Trả lời:

1. Bật nguồn: bặt ắc quy, đẩy ắc quy vào rãnh bên dưới máy chính EOT sau đó máy chính EOT được bật nguồn. Khi đó sẽ nghe thấy am thanh van điện từ bắt đầu vận hành và máy chính EOT phát tín hiệu, có nghĩa là máy chính EOT phát tín hiệu, khởi động thành công.

2. Tắt nguồn: cắm lỗ khóa vào trong khóa ở phía sau máy chính EOT, vặn chìa khóa theo chiều kim đồng hồ để mở khóa, mang ắc quy ra khỏi rãnh và tắt ắc quy.

Lưu ý:

a) Khi máy chính EOT đang bật nhập số HOT vào máy chính EOT, áp suất không khí của ống dẫn khí máy chính EOT phải thấp hơn 460Kpa. Nếu không máy chính EOT sẽ không gửi tín hiệu " Yêu cầu nhập số HOT"

b) ắc quy phải được lắp đặt đúng vị trí và được khóa chắc chắn để tránh bị rơi. Nếu nó không được đẩy vào đúng vị trí, nó phải được lấy ra và được lắp đặt lại. Nghiêm cấm để ắc quy bị va chạm.

c) Khi máy chính EOT đã được trả lại trước khi tàu hỏa vào ga, ắc quy phải được đưa ra ngoài ngay lặp tức và nguồn điện của máy chính EOT phải được tắt để hủy bỏ quan hệ " 1 - 1".

d) Đặt ắc quy đúng cách để tránh ngắn mạch.

e) Khi máy chính EOT được bật nếu nghe thấy tin nhắn thoại có nội dung "ắc quy thiết bị EOT yếu", có nghĩa là điện áp ắc quy thấp và ắc quy phải được nạp ngay lập tức.

Câu 4: Hãy nêu các bước vận hành thiết bị đuôi tàu khi xuất phát đoàn tàu?

Trả lời:

1. Người vận hành thiết bị EOT nhập 4 số của đầu máy đang vận hành (Lưu ý : không phải số hiệu đoàn tàu) vào máy chính EOT và lắp đặt máy chính EOT ở đuôi tàu hỏa. VD lắp trên đầu máy D13E - 717 nhập số 0717.

2. Người vận hành thiết bị EOT xác minh với lái tàu xem số đầu máy có đúng không. Nếu số đầu máy là chính xác, lái tàu nhấn nút "Xanh" để kiểm tra áp suất không khí và nghe tin nhắn thoại "đầu máy 0717 Áp suất không khí 000 Kpa.( giả sử nếu ống dẫn khí máy chính EOT chưa kết nối với ống dẫn khí tàu hỏa. Nếu sau khi ấn nút "Xanh" vài lần mà không thấy tín hiệu trả lời, có nghĩa là số đầu máy không chính xác và người vận hành thiết bị EOT phải được thông báo nhập lại số đầu máy).

3. Người kiểm tra tàu hỏa kết nối ống dẫn khí máy chính EOT với ống dẫn khí tàu hỏa và mở van góc. Lái tàu kiểm tra áp suất khong khí, và nếu tin nhắn thoại báo cáo rằng áp suất không khí vẫn giữ ở 000Kpa, số tàu hỏa và số theo dõi phải được xác minh và người vận hành thiết bị EOT phải lắp đặt lại máy chính EOT.

Câu 5: Hãy nêu các cảnh báo sự cố trong quá trình sử dụng thiết bị đuôi tàu?

Trả lời:

1. Cảnh báo áp suất không khí bất thường.

a. Ngưỡng cảnh báo: 460Kpa khi áp suất tương đối tối đa của tàu hỏa là 500Kpa. Không cảnh báo nếu áp suất không khí lớn hơn 460Kpa, hoặc dưới 300Kpa khi máy chính EOT khởi động.

b. Giọng nói thúc giục : "Lưu ý! Lưu ý! Đầu máy xxxx, áp suất không khí ...Kpa.

c. Cảnh báo sẽ được gửi lặp đi lặp lại với khoảng thời gian tối thiểu 20 giây (tùy thuộc vào tốc độ giảm của không khí). Kiểm tra áp suất không khí sẽ ngừng cảnh báo. Nếu áp suất không khí không giảm hoặc phanh hoạt động bình thường, cảnh báo sẽ chấm dứt.

2. Cảnh báo cảm biến áp suất không khí bằng không:

a. Tình huống một toa xe bị tách ra và ống dẫn khí bị hỏng khi tàu đang chạy.

b. Giọng nói thúc giục: "Lưu ý! Lưu ý! Đầu máy xxxx,Áp suất không khí bằng không"

c. Cảnh báo sẽ được lặp lại ba lần với khoảng thời gian 15 giây. Kiểm tra áp suất không khí sẽ chấm dứt cảnh báo.

3. Cảnh báo cảm biến áp suất không khí không hoạt động

a. Tình huống: Cảm biến áp suất TP1 bất thường, ví dụ ngắn mạch.

b. Giọng nói thúc giục: "Lưu ý! Lưu ý! Đầu máy xxxx, cảm biến áp suất không khí không hoạt động"

c. Cảnh báo sẽ được gửi đi lặp đi lặp lại với khoảng thời gian tối thiểu 20 giây.(tùy vào tốc độ giảm áp của áp suất không khí). Kiểm tra áp suất không khí sẽ ngừng cảnh báo.

4. Cảnh báo điện áp ắc quy thấp khi máy chính EOT được bật và tiến hành tự kiểm tra.

a. Tình huống: Nếu điện áp ắc quy thấp hơn 7,2v máy chính EOT sẽ gửi cảnh báo điện áp ắc quy thấp lặp đi lặp lại và sẽ không nhận bất cứ chỉ dẫn nào.

b. Giọng nói thúc giục: Nếu cảnh báo được nhận dạng bởi thiết bị kiểm tra tự động của máy chính EOT, giọng nói thức giục : "Thiết bị EOT: xxxx, điện áp ắc quy thấp". Nếu cảnh báo được nhận dạng bởi radio quản lý EOT, giọng nói thúc giục " thiết bị EOT: xxxx, ắc quy yếu".

c. Cảnh báo sẽ được gửi đi lặp đi lặp lại vơi thời gian khoảng 20 giây.

5. Cảnh báo điện áp ắc quy thấp khi máy chính EOT đang hoạt động

a. Tình huống : Điện áp ắc quy từ 6,8 - 7,1v, sau khi số HOT được nhập vào máy chính EOT. Trong trường hợp đó máy chính vẫn có khả năng nhận chỉ dẫn từ đầu máy.

b. Giọng nói thúc giục: "Lưu ý! Lưu ý! Đầu máy xxxx, ắc quy yếu"

c. Cảnh báo sẽ được gửi đi lặp đi lặp lại khoảng thời gian 20 giây (tùy thuộc vào tốc đọ giảm áp suất không khí). Để kiểm tra áp suất không khí sẽ ngừng cảnh báo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro