QUY TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Sơ lược về các giai đoạn trong quy trình tạo lập văn bản. 

Nhìn chung, quá trình tạo lập văn bản bao gồm bốn giai đoạn tiếp nối nhau: định hướng, lập chương trình biểu đạt (lập đề cương), tạo văn bản và kiểm tra, sửa chữa văn bản (bản thảo). Quy trình này được tiến hành khi người viết tự chọn đề tài để viết hay được yêu cầu với đề văn cho sẵn như trong nhà trường.  

Ðịnh hướng là giai đoạn người viết xem xét, phân tích đề tài/đề văn, trên cơ sở đó xác định chủ đề của bài viết, loại văn bản và hướng sưu tập tư liệu cũng như phạm vi giới hạn của tư liệu sẽ sử dụng.  

Lập chương trình biểu đạt là giai đoạn người viết động não để triển khai, cụ thể hoá chủ đề thành các mặt chủ đề bộ phận thuộc nhiều cấp độ, kết hợp với việc tập hợp tư liệu cần thiết, trên cơ sở chọn lựa, sắp xếp lại thành đề cương (dàn ý) của bài viết với hệ thống các số mục, đề mục cụ thể.  

Tạo văn bản là giai đoạn người viết vận dụng kiến thức về từ, câu, đoạn, văn bản để lần lượt hiện thực hoá đề cương thành văn bản dưới dạng bản thảo.  

Kiểm tra sửa chữa bản thảo là giai  đoạn người viết đọc lại bản thảo, phát hiện lỗi sai và sửa chữa để bài viết hoàn chỉnh hơn.  

2- Các giai đoạn tạo lập văn bản. 

2.1 Ðịnh hướng. 

Trong giai đoạn này, người viết cần tiến hành các thao tác:  

a) Chọn đề tài hay xem xét, phân tích đề văn cho sẵn để xác định một cách cụ thể chủ đề có liên quan. 

Chẳng hạn, với đề tài Nạn phá rừng, người viết có thể từng bước thu hẹp đề tài và xác định chủ đề như sau:  

- Nạn phá rừng  

( Nạn phá rừng ở Việt Nam.  

( Nạn phá rừng ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam  

( Tác hại của nạn phá rừng ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam  

b) Xác định loại hình văn bản.  

Ở bước này, người viết phải xác định rõ văn bản sẽ viết thuộc loại gì, phong cách nào. Trình bày hay nghị luận (biện luận)? Chẳng hạn với đề tài vừa nêu, ta có thể viết thành một bài văn trình bày.  

c) Xác định hướng sưu tập tư liệu và giới hạn của phạm vi tư liệu. 

Tư liệu có thể sưu tập theo nhiều nguồn: báo chí, sách vở, các phương tiện phát thanh, truyền hình hay thực tế mà người viết chứng kiến, trải nghiệm.  

2.2- Lập chương trình biểu đạt.  

Ở giai đoạn này, người viết cần thực hiện các thao tác:  

a) Ðộng não để triển khai chủ đề toàn thể từng bước thành các chủ đề bộ phận.  

III. QUY TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN TOP

http://tieulun.hopto.org
Chẳng hạn, với chủ đề và đề tài vừa xác định trên, ta có thể triển khai thành các mặt:  

- Nguyên nhân của nạn phá rừng.  

+ Tình trạng di dân tự do.  

+ Mở rộng diện tích canh tác.  

+ Khai thác củi, gỗ.  

- Biểu hiện của nạn phá rừng.  

+ Ðốt  rừng  

+ Ðốn chặt cây cối.  

- Quy mô, địa điểm diễn ra nạn phá rừng.  

+ Ở Tây Nguyên: bao nhiêu héc ta, thời điểm nào?  

+ Ở miền Trung: bao nhiên héc ta, thời điểm nào?  

- Tác hại của nạn phá rừng.  

+ Nạn hạn hán, thiếu nước ở vùng hạ lưu sống ngòi vào mùa khô.  

+ Nạn lũ lụt vào mùa mưa.  

- Hướng ngăn chặn phá rừng:  

+ Biện pháp giáo dục.  

+ Biện pháp luật pháp  

v.v....  

b) Chọn lựa, sắp xếp các chủ đề bộ phận và tư liệu có liên quan thành đề cương cụ thể.  

Ở giai đoạn này cần lưu ý mấy điểm:  

- Phải chọn lựa và sắp xếp các chủ đề bộ phận và tư liệu có liên quan theo một trật tự thích hợp.  

- Các số mục và đề mục phải đảm bảo tính hệ thống và tính nhất quán. Tránh hiện tượng trùng lắp, chồng chéo giữa các chủ đề.  

2.3- Tạo văn bản. 

Ở giai đoạn này, người viết vận dụng tri thức về văn bản và đoạn văn để lần lượt diễn đạt hệ thống các đề mục thành các phần, các đoạn văn cụ thể. Trong quá trình tạo văn bản cần lưu ý đến cách viết các phần, các đoạn:  

a) Viết phần mở đầu:  

Dẫn nhập bằng vài ba câu rồi nêu chủ đề của văn bản một cách rõ ràng xác định.  

b) Viết các đoạn văn trong phần khai triển.  

- Câu chủ đoạn của các đoạn văn phải ngắn gọn, súc tích. Khi nêu xong chủ đề của đoạn, phải ngắt câu (bằng dấu chấm).  

- Các câu thuyết đoạn có thể được viết bằng câu đơn hay câu ghép, và nội dung triển khai phải bám sát chủ đề đã nêu.  

- Câu kết đoạn của các đoạn văn phải dựa trên cơ sở sự việc, chi tiết số liệu đã nêu. Cần tránh lối khái quát gò ép, máy móc, khiên cưỡng.   

c) Viết phần kết luận.  

Phần kết luận không cần viết dài (đoạn văn gồm vài ba câu), trong đó nhất thiết phải có câu kết đề đúc kết, khái quát lại chủ đề của cả bài. Các câu còn lại có thể gợi mở, liên hệ sang vấn đề khác có liên quan.  

2.4- Kiểm tra, sửa chữa văn bản.  

Ở giai đoạn này, người viết vừa đọc lại, vừa suy ngẫm xem xét, xác định lỗi sai và sửa chữa. Cụ thể là phát hiện và sửa chữa các loại lỗi như:  

Lỗi chính tả (xem chương bốn), lỗi từ ngữ (xem chương ba), lỗi ngữ pháp (xem chương hai) và lỗi liên kết văn bản. Chương này chỉ tập trung trình bày lỗi liên kết văn bản.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro