Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

  

TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG


Chương I. PHÂN LOẠI ĐÁM ĐÔNG


Chương II. ĐÁM ĐÔNG BỊ COI LÀ PHẠM TỘI


Chương III. HỘI THẨM TÒA ĐẠI HÌNH


Chương IV. ĐÁM ĐÔNG BẦU CỬ


Chương V. NGHỊ VIỆN

Chương I. PHÂN LOẠI ĐÁM ĐÔNG

  

TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG

à

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Phân chia tổng quát những đám đông. - Phân loại chúng.

1/ Đám đông không thuần nhất. - Những đám đông khác biệt nhau như thế nào. - Ảnh hưởng của chủng tộc. - Tâm hồn đám đông càng yếu đuối bao nhiêu thì tâm hồn chủng tộc càng mạnh mẽ bấy nhiêu. - Tâm hồn chủng tộc biểu thị tình trạng văn minh, còn tâm hồn đám đông biểu thị tình trạng dã man.

2/ Đám đông thuần nhất. - Phân chia những đám đông thuần nhất - Phe phái, đẳng cấp và giai cấp.

Trong cuốn sách này, chúng tôi đã chỉ ra những tính cách tổng quát chung của các đám đông tâm lí. Vấn đề còn lại là phải chỉ ra những tính cách đặc thù thêm vào những tính cách tổng quát ấy tuỳ theo các loại tập thể khác nhau khi, dưới ảnh hưởng của những tác nhân kích thích phù hợp, chúng tự biến mình thành đám đông.

Trước tiên, chúng ta hãy trình bày đôi lời về sự phân loại những đám đông.

Điểm xuất phát của chúng ta sẽ là quần hợp đơn giản. Hình thức thấp nhất của nó bao gồm những cá nhân thuộc về các chủng tộc khác nhau. Nó chẳng có mối liên hệ chung nào khác ngoài ý chí ít nhiều tôn kính đối với một thủ lĩnh. Những người dã man có nguồn gốc rất khác nhau đã xâm chiếm Đế chế La Mã trong nhiều thế kỉ có thể được xem như là hình mẫu về loại quần hợp này.

Ở cấp độ cao hơn những quần hợp thuộc các chủng tộc khác nhau này, dưới ảnh hưởng của một vài yếu tố, là những đám đông đã có được các tính cách chung, và cuối cùng đã họp thành một chủng tộc. Nếu gặp dịp chúng sẽ biểu hiện nhưng đặc tính riêng biệt của đám đông, nhưng những đặc tính này ít nhiều bị đặc tính của chủng tộc thống trị.

Hai loại quần hợp này, dưới ảnh hưởng của những nhân tố được nghiên cứu trong sách này, có thể biến đổi thành những đám đông có tổ chức hay đám đông tâm lí. Trong những đám đông có tổ chức, chúng tôi chia ra như sau:

A: Đám đông không thuần nhất (hétérogène)

1) Vô danh (anonyme), ví dụ: đám đông đường phố.

2) Không vô danh hoặc hữu danh, (non- anonyme), ví dụ: ban hội thẩm - nghị viện v.v...

B. Đám đông thuần nhất (homogène)

1) Phái (secte), ví dụ: phái chính trị - giáo phái v.v...

2) Đẳng cắp hay tầng lớp (caste), ví dụ: tầng lớp quân sự, chức sắc tôn giáo, tầng lớp thợ thuyền v.v...

3) Giai cấp (classe), ví dụ: giai cấp tư sản, giai cấp nông dân v.v…

Chúng ta cần nói vài lời về các tính chất phân biệt những loại đám đông khác nhau này.

1. Đám đông không thuần nhất

Đây là những tập thể mà ta đã nghiên cứu tính cách trong sách này. Chúng gồm có những cá nhân bất kì, dù nghề nghiệp hay trình độ trí tuệ của họ ra sao.

Bây giờ ta biết rằng, chỉ riêng việc những con người họp thành một đám đông hoạt động, tâm lí tập thể của họ đã cơ bản khác biệt với tâm lí cá nhân, và trí tuệ không làm cho họ thoát khỏi sự khác biệt đó. Chúng ta đã thấy, trong những tập thể, trí tuệ không có một vai trò nào cả. Chỉ những tình cảm vô thức tác động mà thôi.

Một yếu tố cơ bản, đó là chủng tộc, cho phép tạo ra sự khu biệt khá sâu sắc những đám đông không thuần nhất.

Chúng ta đã nhiều lần nói tới vai trò của chủng tộc, và chúng ta đã chỉ ra rằng đó là yếu tố mạnh mẽ nhất có khả năng quyết định hành động của con người. Nó cũng biểu lộ tác động của mình vào những tính cách của đám đông. Một đám đông gồm những cá nhân bất kì, nhưng toàn bộ là người Anh hay người Trung Hoa, sẽ khác biệt sâu sắc với một đám đông khác cũng gồm những cá nhân bất kì, nhưng thuộc các chủng tộc khác nhau, ví dụ Nga, Pháp, Tây Ban Nha.

Những dị biệt sâu sắc do cấu tạo tinh thần mang tính di truyền tạo ra trong cung cách cảm thụ và suy nghĩ của con người, sẽ bùng phát tức thì ngay khi những hoàn cảnh, kể ra cũng khá hiếm hoi, tập hợp trong cùng một đám đông, theo một tỉ lệ gần bằng nhau những cá nhân thuộc nhiều dân tộc khác nhau, cho dù nhìn bề ngoài có giống nhau về những lợi ích đã tập trung họ đến mấy. Những người xã hội chủ nghĩa thường có mưu toan tập hợp các đại biểu của quần chúng công nhân của từng quốc gia vào các đại hội; mưu toan ấy luôn dẫn tới bất hoà dữ dội. Một đám đông người Latin, dù giả định là cách mạng hay bảo thủ đến mấy, khi muốn thực hiện những yêu cầu của mình, bao giờ cũng kêu gọi tới sự can thiệp của Nhà nước. Đám đông ấy bao giờ cũng mang tính tập trung và ít nhiều độc tài. Trái lại, một đám đông người Anh hay Mỹ lại không biết tới Nhà nước, mà chỉ kêu gọi tới sáng kiến riêng. Một đám đông người Pháp tha thiết trước hết với sự bình đẳng, và một đám đông người Anh lại tha thiết với sự tự do. Chính do những sự khác biệt chủng tộc này, cho nên có bao nhiêu dân tộc thì gần như có bấy nhiêu dạng thức chủ nghĩa xã hội và chế độ dân chủ.

Vậy nên, tâm hồn chủng tộc thống trị hoàn toàn tâm hồn đám đông. Nó là tầng nền vững chắc để hạn chế những dao động của đám đông. Ta hãy coi câu sau như một định luật chủ yếu: Những tính cách thấp kém của đám đông càng ít nổi bật bao nhiêu thì tâm hồn của chủng tộc càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Tình trạng đám đông và sự thống trị của đám đông, đó là thời dã man hoặc là sự quay trở về thời dã man. Chỉ khi đạt tới một tâm hồn được cấu tạo vững chắc, thì chủng tộc mới ngày càng thoát ra khỏi sức mạnh nông nổi của đám đông và thoát khỏi tình trạng dã man.

Độc lập với sự phân loại dựa vào chủng tộc, sự phân loại quan trọng duy nhất phải làm với đám đông không thuần nhất, đó là chia tách chúng thành đám đông vô danh như đám đông đường phố, và đám đông không vô danh, như những nghị viện và hội thẩm. Ý thức trách nhiệm, vốn vắng mặt nơi nhóm trước và được phát triển ở nhóm sau, đã đem tới cho những hành vi của họ những khuynh hướng thường rất khác nhau.

2. Đám đông thuần nhất

Những đám đông thuần nhất gồm:

1- Phe phái; 2- Đẳng cấp; 3- Giai cấp.

Phe phái chỉ cấp độ thứ nhất trong việc tổ chức những đám đông thuần nhất. Nó gồm những cá nhân có giáo dục, có nghề nghiệp, và đôi khi thuộc nhiều môi trường rất khác nhau; giữa họ chỉ có mối liên hệ duy nhất là những niềm tin. Ví dụ như các giáo phái và nhóm phái chính trị.

Đẳng cấp là cấp độ cao nhất về tổ chức mà đám đông có thể đạt tới. Trong khi nhóm phái gồm những cá nhân có nghề nghiệp, giáo dục, môi trường rất khác nhau và chỉ gắn với nhau bằng niềm tin chung, thì đẳng cấp chỉ gồm những cá nhân có cùng nghề nghiệp và do đó có sự giáo dục và môi trường gần giống nhau. Ví dụ như đẳng cấp quân sự và đẳng cấp chức sắc tôn giáo.

Giai cấp thì gồm những cá nhân có nguồn gốc khác nhau tập hợp lại, không phải bằng niềm tin chung như những thành viên của nhóm phái, cũng không có chung nghề nghiệp như thành viên của đẳng cấp, mà có chung một số quyền lợi, một số thói quen đời sống và có giáo dục rất giống nhau. Ví dụ như giai cấp tư sản, giai cấp nông dân v.v…

Trong sách này tôi chỉ quan tâm tới những đám đông không thuần nhất, và dành việc nghiên cứu những đám đông thuần nhất (nhóm phái, đẳng cấp, giai cấp) cho một cuốn sách khác. Ở đây tôi không nhấn mạnh đến những tính cách của nhóm sau, và lúc này tôi chỉ quan tâm tới một vài loại đám đông không thuần nhất được chọn như những điển hình.

Created by AM Word2CHM

Chương II. ĐÁM ĐÔNG BỊ COI LÀ PHẠM TỘI

TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG

à

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Những đám đông bị coi là phạm tội. - Một đám đông có thể phạm tội về mặt luật định nhưng không Phạm tội về mặt tâm lí. - Hành vi của đám đông hoàn toàn vô thức. - Những ví dụ khác nhau. - Tâm lí những người tàn sát hồi tháng Chín. - Cách lập luận, sự nhạy cảm, tính hung dữ và đạo đức của họ.

Sau một thời gian nào đó bị kích thích, đám đông rơi vào tình trạng những người máy đơn giản, vô ý thức, bị những gợi ý dẫn dắt, hình như trong bất cứ trường hợp nào cũng khó có thể gọi những đám đông ấy là phạm tội. Tôi giữ lại cái tính từ sai lầm này chỉ vì nó đã được thịnh hành trong những nghiên cứu tâm lí học mới đây. Một số hành vi của đám đông là phạm tội chắc chắn nếu ta chỉ xem xét chúng trong bản thân chúng, nhưng phạm tội trong trường hợp ấy cũng giống hệt như hành vi của một con hổ ăn thịt một người Hindu, sau khi để cái xác đó cho lũ hổ con cắn xé cho vui.

Những tội ác của đám đông thường có động lực là một gợi ý mạnh mẽ, và những cá nhân tham dự vào đó bị thuyết phục, sau đó họ đã tuân theo một bổn phận, điều này hoàn toàn không phải trường hợp phạm tội thông thường.

Chuyện kể về những tội ác mà đám đông phạm phải sẽ làm sáng tỏ điều nói trên.

Ta có thể dẫn ra làm ví dụ điển hình, trường hợp giết viên quản ngục Bastille, ông Launay. Sau khi nhà ngục bị chiếm, một đám đông rất kích động vây quanh viên quản ngục, rồi đánh ông ta từ mọi phía. Người ta đề nghị treo cổ ông, chặt đầu ông, hay trói ông sau đuôi một con ngựa. Trong khi vật lộn, do vô ý viên quản ngục đá vào chân một người tham dự. Một ai đó đề nghị rằng người bị đá phải chặt đầu ông quản ngục, và lời gợi ý liền được đám đông hoan nghênh.

“Người này là một đầu bếp không địa vị, một kẻ nửa hiếu kì, đến ngục Bastille để xem chuyện gì đang xảy ra ở đó, anh ta cho rằng vì đó là ý kiến toàn thể nên hành động đó là yêu nước thậm chí anh ta còn tin sẽ xứng đáng được gắn huân chương khi giết một tên quái vật. Với thanh kiếm người ta cho mượn, anh ta chém xuống cái cổ để trần; nhưng lưỡi kiếm mài không sắc nên chặt không đứt, anh ta liền rút trong túi ra một con dao nhỏ có cán màu đen (vì với tư cách là đầu bếp nên anh ta biết xẻ thịt) và anh ta đã hoàn thành công việc một cách tốt đẹp".

Ở đây ta thấy rõ cái cơ chế đã được chỉ ra ở trên. Vâng theo một lời gợi ý, lời gợi ý này càng mạnh mẽ hơn vì nó mang tính tập thể, kẻ giết người tin rằng mình đã làm một hành vi rất xứng đáng và lòng tin ấy càng tự nhiên hơn vì anh ta có sự nhất loạt tán đồng của đồng bào mình. Một hành vi tương tự cũng có thể được coi là phạm tội xét về mặt luật pháp, nhưng lại là không phạm tội xét về mặt tâm lí.

Những tính cách chung của đám đông bị coi là phạm tội chính là những tính cách mà chúng tôi đã nhận thấy ở mọi đám đông: tính dễ bị gợi ý, tính nhẹ dạ, tính hay thay đổi, thổi phồng những tình cảm tốt hay xấu, biểu hiện một số hình thức về đạo đức v.v…

Chúng ta sẽ gặp lại tất cả những tính cách này ở một trong những đám đông đã để lại một kí ức thê thảm trong lịch sử của chúng ta: đó là kí ức về những kẻ tàn sát hồi tháng Chín. Ngoài ra, nó cũng biểu hiện nhiều điểm tương đồng với ký ức về vụ thảm sát Saint-Barthélemy. Tôi mượn những chi tiết trong câu chuyện Taine đã kể, ông đã trích câu chuyện này ra từ hồi kí của thời đó.

Người ta không biết chính xác ai đã ra lệnh hay gợi ý phải dọn sạch những nhà tù bằng cách tàn sát tù nhân. Có lẽ là Danton, vì điều ấy khả thể, cũng có lẽ là người khác, điều ấy chẳng quan trọng gì; điều duy nhất thúng ta quan tâm là sự gợi ý mạnh mẽ mà đám đông có nhiệm vụ tàn sát đã nhận được.

Đám đông những kẻ đi tàn sát gồm khoảng ba trăm người, và cấu thành cái điển hình hoàn hảo của một đám đông không thuần nhất. Ngoài một số rất nhỏ những tên đầu trộm đuôi cướp, đám đông ấy chủ yếu gồm các chủ cửa hàng nhỏ và thợ thủ công thuộc nhiều thành phần nghề nghiệp: thợ giày, thợ khóa, thợ làm tóc giả, thợ nề, người làm công, người môi giới v.v… Dưới ảnh hưởng của việc thu nhận những gợi ý, giống như người đầu bếp kể trên, những người này hoàn toàn tin tưởng rằng họ đang thực hiện một nghĩa vụ ái quốc. Họ phải làm tròn một chức năng kép, vừa làm quan tòa vừa làm đao phủ, nhưng họ không hề tự coi tỉnh là kẻ phạm tội một chút nào.

Thấm nhuần tầm quan trọng của nhiệm vụ, họ bắt đầu bằng việc thành lập một thứ tòa án, và ngay lập tức tinh thần đơn giản quá mức và sự công bằng cũng chẳng kém phần đơn giản của đám đông xuất hiện. Nhìn thấy số lượng bị cáo quá đông, trước tiên người ta quyết định rằng những quý tộc, thầy tu, sĩ quan, hầu cận nhà vua, nghĩa là tất cả những cá nhân mà chỉ riêng nghề nghiệp thôi cũng là một chứng cứ phạm tội dưới con mắt của một người ái quốc chân chính, sẽ bị tàn sát hàng loạt mà không cần phải có quyết định đặc biệt gì. Còn đối với những người khác, họ sẽ bị xét xử qua nét mặt và thanh danh. Ý thức thô thiển của đám đông như vậy đã được thoả mãn, nó sẽ có thể tiến hành tàn sát một cách hợp pháp, và thả lỏng cho những bản năng hung dữ hoành hành, điều mà tôi đã chỉ ra sự sinh thành ở chỗ khác, đồng thời những tập thể bao giờ cũng có khả năng phát triển bản năng ấy đến mức độ cao. Vả lại, chúng cũng không ngăn cản - mà điều này cũng là quy tắc trong đám đông - sự biểu hiện kèm theo những tình cảm trái ngược nhau, như là một sự nhạy cảm thường cũng cực đoan như tính hung dữ.

“Họ có lòng cảm thông cởi mở và tính nhạy cảm thoảng qua của người công nhân Paris. Ở nhà tù Abbaye, một uỷ viên liên minh, khi biết người ta đã để tù nhân không có nước uống suốt hai mươi sáu giờ, đã nhất quyết muốn giết người trực hành lang chểnh mảng và ông ta đã làm điều ấy dù bản thân các tù nhân không yêu cầu. Khi một người tù được xử trắng án, (do toà án được ngẫu hứng lập nên), thì lính gác, đao phủ, tất cả mọi người ôm hôn anh ta với niềm hoan hỉ, người ta hoan hô nhiệt liệt", sau đó người ta lại quay trở về giết những người khác hàng loạt. Trong cuộc tàn sát, một sự vui vẻ đáng yêu không ngừng ngự trị. Họ nhảy múa, và hát hò chung quanh những xác chết, sắp đặt những ghế dài "dành cho các quý bà" sung sướng được chứng kiến xử tử những nhà quý tộc. Họ cũng tiếp tục chứng tỏ một sự công bằng đặc biệt. Một đao phủ ở nhà tù Abbaye than phiền rằng các quý bà có chỗ ngồi hơi xa nên nhìn không rõ, và rằng chỉ một vài người đến tham dự có niềm vui thích được đập chết những tên quý tộc, người ta thuận theo ý kiến đúng đắn này, và quyết định sẽ cho các nạn nhân đi chầm chậm giữa hai hàng những kẻ giết người, những kẻ mà chỉ có thể đập nạn nhân bằng sống kiếm, để kéo dài nhục hình. Ở nhà ngục Force, người ta lột trần truồng nạn nhân, hành hạ nhừ nát tù nhân trong vòng nửa giờ; rồi khi mọi người đã nhìn thấy chán chê, người ta mới kết thúc bằng cách mổ bụng họ.

Vả lại những kẻ tàn sát cũng rất thận trọng, và biểu lộ tính đạo đức mà chúng tôi đã nhận thấy có trong đám đông. Họ từ chối việc chiếm đoạt tiền bạc và đồ trang sức của nạn nhân, họ mang những thứ đó nộp lên bàn hội đồng.

Trong mọi hành vi của họ, ta luôn gặp lại những hình thức lập luận thô sơ này, chúng đặc trưng cho tâm hồn đám đông. Vậy nên sau khi đã giết 1.200 hay 1.500 kẻ thù của dân tộc, một vài người nhận xét rằng các nhà tù khác giam những ăn mày già yếu, bọn lang thang, đám tù nhân trẻ, trên thực tế là giam nhốt những miệng ăn vô tích sự; sự gợi ý ấy lập tức được chấp nhận, người ta thấy vì lí do trên tốt nhất là nên loại bỏ đám người này. Vả lại, trong đám này chắc chắn, còn có những kẻ thù dân tộc, ví dụ như một quý bà Delarue nào đó, goá phụ của một kẻ đánh thuốc độc: “Bà ta hẳn tức giận vì bị tù; nên có thể bà ta sẽ châm lửa đốt Paris; bà ta hẳn đã nói lên điều ấy, bà ta đã nói điều ấy. Cần một nhát chổi nữa”. Sự chứng minh có vẻ hiển nhiên, và tất cả đã bị tàn sát hàng loạt, bao gồm cả khoảng năm mươi đứa trẻ từ mười hai đến mười bảy tuổi, vả lại, chính chúng có thể trở thành kẻ thù của quốc gia, và do đó hiển nhiên là có lợi khi loại bỏ chúng.

Sau một tuần, mọi việc kết thúc, những kẻ tàn sát có thể nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi. Trong thâm tâm họ tin rằng họ đã rất xứng đáng với tổ quốc; họ đến đòi chính quyền một phần thưởng; những người hăng hái nhất còn đi tới chỗ yêu cầu được gắn huân chương.

Lịch sử Công xã năm 1871 cũng cho chúng ta nhiều sự kiện tương tự với các sự kiện kể trên. Với ảnh hưởng đang lớn lên của đám đông, và sự đầu hàng liên tiếp của nhiều quyền lực trước đám đông, chúng ta chắc hẳn còn phải chứng kiến vô số những sự kiện cùng loại.

Created by AM Word2CHM

Chương III. HỘI THẨM TÒA ĐẠI HÌNH

TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG

à

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Hội thẩm viên tòa đại hình. - Tính cách chung của những ban hội thẩm. - Thống kê cho thấy những quyết định của họ độc lập với thành phần của họ. - Các hội thẩm viên bị gây ấn tượng thế nào. - Tác động yếu ớt của sự suy luận. - Phương pháp thuyết phục của các luật sư nổi tiến - Bản tính của những tội ác mà các hội thẩm viên tỏ ra khoan dung hay nghiêm khắc. - Lợi ích của thể chế ban hội thẩm và một nguy hiểm vô cùng nếu thay thế nó bằng các quan tòa.

Không thể nghiên cứu ở đây tất cả các loại hội thẩm viên, tôi sẽ chỉ xem xét loại quan trọng nhất, đó là những hội thẩm viên của tòa đại hình. Những hội thẩm viên này là một ví dụ tốt nhất về đám đông không thuần nhất hữu danh. Ở đấy, ta lại thấy tính dễ bị gợi ý, sự ưu trội của những tình cảm vô thức, khả năng suy luận yếu kém, ảnh hưởng của những người chủ xướng v.v… Khi nghiên cứu họ, chúng ta sẽ có dịp quan sát những mẫu thú vị về sai lầm mà những người không am hiểu tâm lí học đám đông có thể mắc phải.

Trước tiên, những ban hội thẩm cung cấp cho ta một bằng chứng về tầm quan trọng ít ỏi mà trình độ tinh thần của các thành viên khác nhau họp thành đám đông xét về những quyết định của họ biểu hiện. Chúng ta đã thấy rằng khi một hội đồng cần đưa ra ý kiến về một vấn đề hoàn toàn mang tính kĩ thuật, thì trí tuệ không sắm một vai trò gì cả; và một cuộc hội họp của các nhà bác học hay các nghệ sĩ, thực ra chỉ là việc họ đã hội họp nhau lại, còn những vấn đề có tính tổng quát họ không có những nhận định khác một cách rõ rệt so với nhận định của một cuộc hội họp những người thợ nề hay người bán hàng thực phẩm gia vị. Ở các thời kì khác nhau, chính quyền chọn lựa kĩ càng trong đám những người được mời đến để thành lập ban hội thẩm, và người ta tuyển lựa họ trong những tầng lớp sáng suốt: giáo sư, công chức, người có học v.v... Ngày nay, ban hội thẩm được tuyển lựa chủ yếu trong những người buôn bán nhỏ, những ông chủ nhỏ, những người làm công. Thế mà, điều làm cho những người chuyên viết kí sự pháp đình rất ngạc nhiên, đó là dù thành phần của ban hội thẩm ra sao, thì thống kê cũng chứng tỏ rằng những quyết định của họ đều giống hệt như nhau. Bản thân các quan tòa, tuy rất chống đối với thể chế ban hội thẩm, cũng phải công nhận điều khẳng định này là chính xác. Ông Bérard des Glaieux, cựu chánh án tòa đại hình, trong cuốn Hồi ức, đã viết về vấn đề này như sau:

“Ngày nay, trên thực tế, việc lựa chọn ban hội thẩm nằm trong tay những uỷ viên hội đồng thành phố, những người chấp nhận hay loại bỏ, tuỳ theo ý họ, tuỳ theo những mối bận tâm chính trị và bầu cử gắn liền với hoàn cành của họ… Đa số người được chọn gồm những người buôn bán ít quan trọng hơn những người ngày xưa được chọn, và những người làm công của một số cơ quan… Mọi ý kiến phụ thuộc vào nghề nghiệp trong vai trò người xét xử từ những vị có nhiệt tình của tân tín đồ, đến những người có thiện chí nhất đều gặp nhau trong những hoàn cảnh tầm thường nhất, tinh thần của ban hội thẩm không thay đổi: phán quyết của đoàn hội thẩm luôn giống hệt nhau”.

Từ đoạn văn tôi vừa mới trích dẫn, ta hãy giữ lại những kết luận rất xác đáng, và nên bỏ qua những lí giải kém thuyết phục. Ta không nên quá ngạc nhiên về sự kém thuyết phục này, bởi vì những trạng sư và quan tòa hình như cũng thường không hiểu biết về tâm lí học đám đông, và do đó không hiểu tâm lí các vị hội thẩm. Tôi cảm thấy chứng cứ về điều này trong sự việc mà tác giả trên đã kể lại, rằng ông Lachaud, trạng sư nổi tiếng nhất của tòa đại hình đã sử dụng triệt để quyền phản đối nếu ban hội thẩm gồm toàn những người thông minh, tài giỏi. Thế mà, kinh nghiệm - chỉ kinh nghiệm thôi - cuối cùng mới làm người ta hiểu sự vô ích của việc phản đối ấy. Chứng cứ là ngày nay viện kiểm sát và các trạng sư, ít ra là ở Paris, đã hoàn toàn từ bỏ quyền phản đối ấy và như ông des Glajeux đã nhận xét, "những phán quyết không thay đổi, chúng không tốt hơn và cũng không tệ hơn".

Như mọi đám đông, các vi hội thẩm đều bị tình cảm gây ấn tượng rất mạnh, còn sự suy luận gây ấn tượng rất yếu. Một trạng sư viết: "Họ không cưỡng lại nổi khi nhìn thấy một phụ nữ cho con bú, hay thấy một đàn trẻ con côi cút". Ông des Glajeux nói: "Chỉ cần một người phụ nữ dễ thương thôi là đủ để được hưởng lòng khoan dung của ban hội thẩm".

Không thương xót đối với những tội ác có vẻ như có thể gây tổn hại tới mình - vả lại chúng đúng là những tội ác đáng sợ nhất với xã hội - trái lại các vị hội thẩm rất độ lượng với những tội ác được gọi là vì tình. Họ hiếm khi nghiêm khắc đối với tội giết trẻ sơ sinh của những cô gái chửa hoang, và còn ít nghiêm khắc hơn với những cô gái bị bỏ rơi đã hắt axit vào kẻ quyến rũ; bằng bản năng họ cảm thấy rõ những tội ác này chẳng mấy nguy hiểm đối với xã hội, và trong một đất nước nơi luật pháp không bảo vệ những cô gái bị bỏ rơi, thì tội ác của người phụ nữ báo thù có ích hơn là có hại, nó răn đe những kẻ quyến rũ tương lai.

Những đoàn hội thẩm, như mọi đám đông, đều dễ bị uy tín làm choáng ngợp, ông chánh án des Glajeux đã nhận xét xác đáng rằng, rất dân chủ xét về mặt thành phần, họ lại rất quý phái xét về mặt cảm xúc: "Tên tuổi, dòng dõi, có gia tài lớn, nổi tiếng, có một luật sư nổi tiếng giúp đỡ, những thứ nổi bật, những đồ vật sáng nhoáng, họp thành cái phụ trợ rất đáng kể trong tay các bị cáo". Tác động lên tình cảm của những vị hội thẩm, và như với mọi đám đông, lập luận rất ít thôi, hoặc chỉ dùng những hình thức suy luận thô sơ hẳn là sự quan tâm của mọi trạng sư giỏi. Một trạng sư Anh nổi tiếng nhờ thành công ở toà đại hình đã chỉ rõ phương cách tác động:

“Trong khi biện hộ, anh ta quan sát chăm chú ban hội thẩm. Đó là thời điểm thuận lợi. Với sự nhạy bén và thói quen, trạng sư đọc được trên những gương mặt hiệu quả của mỗi câu nói, của mỗi từ ngữ, và từ đó rút ra những kết luận của mình. Trước tiên cần phải phân biệt những thành viên đã đứng về phía vụ kiện từ trước. Người biện hộ hoàn thành trong nháy mắt việc kiểm soát họ, sau đó, anh ta chuyển sang những thành viên có vẻ như bực dọc, và anh ta cố gắng đoán xem tại sao họ lại chống lại bị cáo. Đó là phần tế nhị của công việc, vì có thể có muôn vàn lí do để muốn kết tội một con người, bên ngoài ý thức về công lí".

Vài dòng trên tóm tắt rất đầy đủ mục đích của nghệ thuật hùng biện, và cũng chỉ cho ta thấy tại sao bài diễn văn được soạn thảo sẵn từ trước lại không có ích, bởi vì mỗi lúc cần biến đổi những từ ngữ được sử dụng tuỳ theo ấn tượng được tạo ra.

Diễn giả không cần làm lay chuyển tất cả các thành viên của một ban hội thẩm, mà chỉ những người đứng đầu sẽ quyết định ý kiến chung. Giống như trong mọi đám đông, bao giờ cũng có một số ít cá nhân dẫn dắt những người khác. Vị trạng sư nói trên bảo rằng: “Tôi đã có kinh nghiệm là, vào lúc ra phán quyết, chỉ cần có một hay hai người cương nghị là đủ để lôi kéo những người còn lại trong đoàn hội thẩm". Chính hai hay ba người này cần được thuyết phục bằng những gợi ý khéo léo. Thoạt tiên và trước hết là phải làm họ vui lòng. Con người trong đám đông mà ta đã làm vui lòng là người đã gần như bị thuyết phục và hoàn toàn sẵn lòng để thấy những lí do nào đó mà ta đưa ra với ông ta là tuyệt vời. Tôi tìm thấy giai thoại sau đây trong một công trình thú vị nói về ông Lachaud:

“Người ta biết rằng trong suốt quãng thời gian những cuộc biện hộ khi bày tỏ ý kiến với tòa đại hình, ông Lachaud không rời mắt khỏi hai hay ba hội thẩm viên mà ông biết hay cảm thấy có ảnh hưởng nhưng tính nết cau có. Thông thường, ông đạt được việc hạn chế những con người ương ngạnh này. Tuy nhiên, có một lần, ở tỉnh lẻ, ông thấy một người như vậy, mà ông đã uổng công đưa ra sự biện hộ bền bỉ nhất suốt bốn lăm phút, đó là người ngồi đầu tiên ở hàng ghế thứ hai, hội thẩm viên thứ bảy. Thật là tuyệt vọng! Đột nhiên, giữa chừng một đoạn chứng minh say sưa, Lachaud ngừng lại và nói với ông chánh án tòa đại hình: "Thưa ngài chánh án, mong ngài có thể cho kéo tấm màn che, chỗ kia, phía trước mặt. Ông hội thẩm thứ bảy bị mặt trời làm chói mắt". Ông hội thẩm thứ bảy đỏ mặt, mỉm cười, cảm ơn. Ông đã thắng trong vụ bào chữa đó".

Nhiều nhà văn, trong đó có nhiều người rất lỗi lạc trong thời gian qua đã đấu tranh mạnh mẽ với thể chế ban hội thẩm, tuy nhiên đó là thể chế bảo vệ duy nhất mà chúng ta có được để chống lại những sai lầm thực sự rất hay xảy ra của một đẳng cấp không bị kiểm soát. Những người này thì muốn ban hội thẩm chỉ được tuyển lựa trong những giai tầng sáng suốt; nhưng chúng tôi đã chứng minh rằng, ngay cả trong trường hợp ấy, những quyết định cũng giống hệt như những quyết định hôm nay đang công bố. Những người khác thì căn cứ vào các sai lầm mà các hội thẩm viên mắc phải, lại muốn huỷ bỏ ban hội thẩm và thay thế bằng thẩm phán. Nhưng làm sao họ lại có thể quên rằng những sai lầm đã bị phê phán rất nhiều đối với ban hội thẩm ấy, thường chính các quan tòa mắc phải trước tiên; bởi vì khi bị cáo ra trước ban hội thẩm thì anh ta đã bị nhiều quan tòa coi như có tội rồi: ông quan tòa điều tra, ông chưởng lí của nước Cộng hoà, rồi phòng công tố. Và khi ấy, người ta không nhận thấy rằng nếu bị cáo đã bị các quan tòa phán xử một cách dứt khoát rồi, thay vì phải được các vị hội thẩm xét xử thì có nghĩa hắn sẽ mất cái cơ may duy nhất là được công nhận vô tội. Trước tiên, những sai lầm của các vị hội thẩm đã luôn là sai lầm của các quan tòa. Vậy duy nhất chỉ có các quan tòa mới là người phải bị quy trách nhiệm, khi ta thấy những sai lầm pháp lí đặc biệt quái gở; ví dụ như vụ kết án ông bác sĩ X, ông này đã bị một cán bộ điều tra quá thiển cận của tòa án truy tố, dựa trên lời tố cáo của một cô gái ngớ ngẩn kết tội ông bác sĩ đã cho cô phá thai với 30 franc; chắc chắn ông đã bị đưa đến nhà tù khổ sai nếu sự bất bình của công luận không bùng nổ, khiến người đứng đầu Nhà nước lập tức phải ra lệnh ân xá thả ông. Thanh danh của bị cáo đã được tất cả đồng bào của ông tôn xưng, làm rõ tính thô bạo của sai lầm. Bản thân các quan tòa phải công nhận điều đó; tuy nhiên do tinh thần đẳng cấp, họ làm đủ mọi cách có thể để ngăn không cho lệnh ân xá được kí. Trong mọi sự việc tương tự, bị bao quanh bằng những chi tiết kĩ thuật mà ban hội thẩm không thể hiểu nổi, dĩ nhiên họ nghe theo viện kiểm sát, họ tự nhủ rằng dù sao vụ kiện cũng đã được nghiên cứu kĩ bởi các quan tòa thành thạo mọi tình tiết. Lúc đó, hỏi ai là tác giả đích thực của sai lầm: các vị hội thẩm hay các quan toà? Chúng ta hãy "giữ gìn cẩn thận" ban hội thẩm. Có lẽ đó là loại đám đông duy nhất mà không một cá nhân nào sẽ có thể thay thế. Chỉ riêng ban hội thẩm mới có thể làm dịu bớt những khắc nghiệt của thứ luật pháp cào bằng tất cả, trên nguyên tắc phải mù quáng và không biết tới những trường hợp cá biệt. Không biết đến tình thương, mà chỉ biết đến văn bản pháp luật; quan tòa với sự cứng rắn nghề nghiệp sẽ trừng phạt bằng cùng một hình phạt bọn trộm cắp giết người và cô gái nghèo bị kẻ quyến rũ bỏ rơi mà sự khốn khổ đã dẫn cô tới phạm tội giết trẻ sơ sinh; trong khi ban hội thẩm bằng bản năng cảm nhận rất rõ rằng cô gái bị quyến rũ ít tội lỗi hơn nhiều so với kẻ quyến rũ, tuy gã này thoát khỏi lưới pháp luật, và cô gái xứng đáng được hưởng tất cả sự khoan dung của nó.

Biết rất rõ tâm lí của đẳng cấp là gì, và cũng biết tâm lí của các loại đám đông khác là gì, tôi chẳng thấy có trường hợp nào, nếu bị kết án sai về một tội ác, lại không thích được giải quyết với các vị hội thẩm hơn là với các quan tòa. Tôi có nhiều cơ may được công nhận là vô tội với các vị thứ nhất, và rất ít cơ may với các vị sau. Ta hãy sợ hãi sức mạnh của đám đông, nhưng hãy sợ hãi nhiều hơn nữa sức mạnh của một số đẳng cấp. Loại thứ nhất còn có thể để cho ta thuyết phục, còn loại thứ hai chẳng bao giờ xiêu lòng cả.

Created by AM Word2CHM

Chương IV. ĐÁM ĐÔNG BẦU CỬ

TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG

à

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Tính cách chung của đám đông bầu cử. - Người ta thuyết phục đám đông bầu cử ra sao. - Những phẩm chất mà ứng cử viên phải có. - Sự cần thiết của uy tín. Tại sao công nhân và nông dân rất hiếm khi chọn lựa những ứng cử viên trong giai cấp mình. - Sức mạnh của từ ngữ và công thức đối với cử tri. - Phương diện chung của những cuộc thảo luận bầu cử - Ý kiến của cử tri được hình thành ra sao. - Sức mạnh của các uỷ ban. - Chúng là hình thức đáng sợ nhất của sự chuyên chế. - Những uỷ ban của Cách mạng. - Mặc dù giá trị tâm lí học rất kém, phổ thông đầu phiếu vẫn không thể thay thế được. - Tại sao những cuộc bỏ phiếu đều giống nhau, thậm chí cả khi người ta thu hẹp quyền bỏ phiếu chỉ cho một tầng lớp công dân hạn chế. - Ở tất cả các quốc gia, phổ thông đầu phiếu diễn giải điều gì.

Đám đông bầu cử, nghĩa là tập thể được gọi đến để bầu ra những người có quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấu thành những đám đông không thuần nhất; nhưng vì chúng chỉ thu hẹp trong một điểm rất xác định: lựa chọn giữa những ứng cử viên khác nhau, nên người ta chỉ có thể nhận thấy ở những đám đông này một vài tính cách trong những tính cách đã mô tả ở phần trên.

Những tính cách tiêu biểu của đám đông mà đám đông bầu cử thể hiện chủ yếu là khả năng yếu kém trong lập luận, thiếu óc phê phán, tính nhẹ dạ, thói dễ bị kích động và tính giản đơn. Người ta cũng phát hiện ra trong các quyết định của họ ảnh hưởng của những lãnh tụ và vai trò của các nhân tố đã kể trước đây: sự khẳng định, sự lặp đi lặp lại, uy tín và sự lây nhiễm

Ta hãy nghiên cứu xem người ta lôi cuốn những đám đông bầu cử như thế nào. Từ những phương cách thành công nhất, tâm lí của họ sẽ được suy ra rõ ràng.

Đối với ứng cử viên, điều kiện đầu tiên phải có là uy tín. Uy tín cá nhân chỉ có thể được thay thế bằng uy tín của sự giàu có. Tài năng, thậm chí thiên tài cũng không phải là những yếu tố dẫn đến thành công.

Sự cần thiết phải có uy tín đối với ứng cử viên, nghĩa là có thể áp đặt không cần tranh cãi, là chủ yếu. Nếu những cử tri, mà đa số gồm công nhân và nông dân, hiếm khi chọn một người trong họ để đại diện cho mình, thì đó là vì những cá nhân xuất thân từ hàng ngũ công nông, đối với họ chẳng có uy tín chút nào. Khi ngẫu nhiên họ đề bạt người trong hàng ngũ của mình, thì thường chỉ vì những lí do phụ, ví dụ để ngăn trở một con người nổi bật, một ông chủ quyền thế mà hàng ngày cử tri phải phụ thuộc, và làm như vậy người cử tri có ảo tưởng được trở thành ông chủ trong chốc lát.

Nhưng việc có được uy tín vẫn không đủ để đảm bảo cho ứng cử viên thành công. Cử tri thiết tha với việc người ta mơn trớn những thèm khát và tính kiêu căng của mình, cần phải dồn dập nói với anh ta những lời phỉnh nịnh quá đáng nhất, đừng ngần ngại cho anh ta những lời hứa hẹn hư ảo nhất. Nếu anh ta là công nhân, ta có thể lăng nhục và bêu xấu người chủ của anh ta. Còn về phần ửng cử viên đối địch, ta phải cố gắng đánh bại ông ta bằng cách chứng minh thông qua sự khẳng định, lặp đi lặp lại và lây nhiễm, rằng ông ta là kẻ vô lại bậc nhất, rằng chẳng ai không biết ông ta đã phạm nhiều tội ác. Dĩ nhiên, chẳng cần tìm một chút gì gọi là chứng cứ. Nếu đối phương kém hiểu biết về tâm lí học đám đông, ông ta sẽ tìm cách tự biện hộ bằng những cứ liệu, mà lẽ ra ông ta chỉ cần đáp lại những khẳng định bằng những khẳng định khác, và từ bây giờ ông ta sẽ không có một cơ may nào để giành thiến thắng.

Chương trình được soạn thảo sẵn của ứng cử viên không nên quá rõ ràng, bởi vì sau này đối phương của ông ta sẽ có thể phản đối lại; nhưng chương trình nói vo thì cứ việc nói quá lên. Những cải cách đáng kể nhất có thể được hứa hẹn mà không phải e sợ. Lúc đương cuộc, những lời phóng đại ấy gây được nhiều hiệu quả, còn đối với tương lai những lời ấy chẳng cam kết cái gì. Thực tế, người ta luôn nhận thấy rằng cử tri không bao giờ bận tâm để biết xem người trúng cử thực hiện được bao nhiêu chương trình tranh cử dù nhờ đó mà ứng cử viên đã được hoan nghênh và là lí do để ông ta đắc cử

Ở đây ta nhận ra mọi nhân tố thuyết phụ mà chúng tôi đã mô tả. Ta sẽ còn gặp lại chúng trong tác động của từ ngữ và công thức mà chúng tôi đã chỉ ra những ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng. Diễn giả biết sử dụng chúng để tuỳ thích dẫn dắt đám đông đến nơi mà ông ta muốn. Những cụm từ như: tư bản bỉ ổi, những kẻ bóc lột đê tiện, người công nhân đáng khâm phục, xã hội hoá sự giàu có v.v… bao giờ cũng gây ra cùng một hiệu quả, mặc dù đã mòn cũ. Nhưng ứng cử viên tìm được một công thức mới, không có một nghĩa chính xác, và do đó có thể đáp ứng nhiều khát vọng khác nhau nhất, sẽ thu được thành công chắc chắn. Cuộc cách mạng Tây Ban Nha đẫm máu năm 1873 đã được tiến hành với một trong những từ ngữ thần kì đó, với ý nghĩa phức hợp, khiến mỗi người có thể giải thích theo cách của riêng mình. Một nhà văn đương thời đã kể lại sự sinh thành ra nó bằng nhưng lời lẽ đáng được thuật lại:

“Những đảng viên cấp tiến phát hiện rằng nền cộng hoà thống nhất là một chế độ quân chủ trá hình; và để làm vui lòng họ, Nghị viện Tây Ban Nha đồng thanh công nhận nền cộng hoà liên bang (république fédérale), mặc dù không một cử tri nào có thể giải thích được họ vừa bỏ phiếu cho cái gì. Nhưng cái công thức đó bỏ bùa tất cả mọi người, đó là một cơn say, một cơn thác loạn. Trên trái đất, người ta vừa khai mở một triều đại của đức hạnh và hạnh phúc. Một người cộng hoà bị kẻ thù từ chối không cho cái danh hiệu liên bang, sẽ tức giận vì điều đó giống như một lời chửi rủa chết người. Trên đường phố, người ta bắt chuyện với nhau bằng cách nói: Salud y republica federal! (chào cộng hoà liên bang), sau đó người ta hát bài tụng ca về sự vô kỉ luật thần thánh và về chế độ tự trị của binh lính. Nền cộng hoà liên bang là cái gì? Người này hiểu đó là sự giải phóng cho các tỉnh, những thể chế giống như thể chế của Hoa Kì hay là sự phi tập trung hoá hành chính; người khác lại nghĩ tới sự thủ tiêu mọi quyền hành, tới việc mở ra sự giải thể xã hội rộng lớn. Những người xã hội chủ nghĩa ở Barcelone và ở Andalousie lại rao giảng quyền tối cao tuyệt đối của các công xã, họ muốn đem lại cho Tây Ban Nha mười nghìn đô thị tự trị độc lập, chỉ chấp nhận luật pháp của chính bản thân họ, bằng cách cùng lúc thủ tiêu quân đội và cảnh sát. Trong những tỉnh miền Nam, người ta nhanh chóng thấy sự nổi dậy lan truyền từ thành phố này qua thành phố khác, từ làng này sang làng khác. Khi một công xã công bố thành lập, mối bận tâm trước tiên của họ là phá huỷ điện tín và phá huỷ đường xe lửa để cắt đứt mọi sự liên lạc với những vùng lân cận và với [thủ đô] Madrid. Không một làng mạc tồi tàn nào lại không muốn "ra ở riêng". Chế độ liên bang bị thay thế bằng chủ nghĩa phân quyền địa phương tàn nhẫn, đốt nhà, giết người, và ở khắp nơi những hội hè trác táng đẫm máu được cử hành".

Còn về ảnh hưởng mà những suy luận có thể tác động lên tâm trí cử tri, chỉ có không đọc những bản báo cáo về các cuộc mít tinh tranh cử thì mới giữ lại được chút ảo tưởng về vấn đề này. Trong đó, người ta trao đổi những lời khẳng định, những lời thoá mạ, đôi khi những cú đấm thẳng tay, chứ chẳng bao giờ dùng lí lẽ. Nếu sự yên tĩnh được thiết lập trong chốc lát, đó là vì có một người tham dự khó tính nói rằng ông ta muốn đặt ra cho ứng cử viên một câu hỏi khó xử, câu hỏi đó luôn làm cử toạ thích thú. Nhưng sự thoả mãn của những người đối lập chẳng kéo dài được lâu, vì tiếng nói của kẻ thắc mắc sẽ nhanh chóng bị tiếng gào thét của những kẻ đối lập át giọng. Người ta có thể xem bản báo cáo sau đây, được rứt ra từ nhiều báo cáo tương tự khác, như điển hình về những cuộc họp công cộng; tôi mượn nó từ những tờ nhật báo.

“Một nhà tổ chức đề nghị những người tham dự cử ra một chủ tịch, bão tố bùng lên dữ dội. Những người vô chính phủ nhảy lên diễn đàn để chiếm bàn chủ toạ. Những người xã hội chủ nghĩa chống cự kịch liệt; người ta nện nhau, bên này tố cáo bên kia là mật thám, là kẻ bán mình cho chính phủ v.v… Một công dân rời hội trường với một mắt sưng vù”.

“Cuối cùng, bàn chủ toạ cũng được đặt tàm tạm giữa sự huyên náo, và diễn đàn rơi vào tay chiến hữu X.

Diễn giả kịch liệt chống lại những người xã hội chủ nghĩa, những người này ngắt lời diễn giả bằng cách hét to: "Đồ đần độn! đồ kẻ cướp! đồ vô lại!" v.v…, chiến hữu X. đáp lại những tính ngữ này bằng cách trình bày một lí thuyết cho rằng những người xã hội chủ nghĩa là “bọn ngu ngốc" hay là “lũ hề”".

“… Đảng Allemanis, tối hôm qua, đã tổ chức ở phòng Thương mại, phố Faubourg-du-Temple, một cuộc họp lớn chuẩn bị cho ngày hội Lao động mồng một tháng Năm. Khẩu hiệu là: "Bình tĩnh và yên lặng".

“Chiến hữu G. coi những người xã hội chủ nghĩa là "lũ đần độn" và "lũ lăng nhăng".

Vì những lời này, diễn giả và thính giả thoá mạ lẫn nhau đến mức thượng cẳng chân hạ cẳng tay, ghế tựa, ghế dài, cả bàn đều vào cuộc. v.v… và v.v…”

Ta đừng vội tưởng rằng loại tranh cãi như thế là đặc thù của một giai tầngcử tri nhất định, và phụ thuộc hoàn cảnh xã hội của họ. Trong tất cả các cuộc hội họp vô danh, bất kể mang tính chất gì, dù nó chỉ gồm những người có học, thì cuộc thảo luận cũng dễ dàng mang hình thức như vậy. Tôi đã chỉ ra rằng những con người trong đám đông thường hướng tới sự ngang bằng nhau về mặt tinh thần, và mỗi lúc chúng ta lại gặp những bằng chứng về điều đó. Đây, chẳng hạn, đoạn trích về một cuộc họp chỉ gồm toàn sinh viên, mà tôi trích từ một tờ báo:

“Càng về khuya sự ồn ào càng tăng lên; tôi không tin rằng một diễn giả nào có thể nói đến hai câu mà không bị ngắt lời. Mỗi lúc, tiếng la hét lại nổi lên từ chỗ này hay chỗ khác, hay cùng một lúc nổi lên từ mọi phía; người ta vỗ tay hoan hô, người ta huýt sáo; những cuộc tranh cãi kịch liệt xảy ra giữa các thính giả khác nhau, những chiếc gậy khua lên đe doạ, người ta gõ xuống sàn theo nhịp; tiếng la ó truy kích những kẻ ngắt lời: “cút đi! Cút khỏi diễn đàn đi!"

M-C … ban phát hào phóng cho hiệp hội những tính ngữ như bỉ ổi và hèn nhát, quái thai, đê hèn, mua chuộc hay trả thù, và tuyên bố anh ta muốn huỷ bỏ hiệp hội, v.v… và v.v…"

Người ta sẽ có thể tự hỏi, trong những điều kiện như vậy, làm sao ý kiến của cử tri có thể hình thành được. Nhưng đặt ra một câu hỏi như thế sẽ là tự tạo ra cho mình một ảo tưởng kì quặc về mức độ tự do mà một tập thể có thể được hưởng. Đám đông có những ý kiến bị áp đặt, chứ không bao giờ có những ý kiến được suy luận. Trong trường hợp chúng ta quan tâm, ý kiến và phiếu bầu của cử tri đều nằm trong tay những hội đồng bầu cử mà những người đứng đầu thường là mấy bác bán hàng rượu vang rất có ảnh hưởng đối với công nhân và được họ tin cậy.

Ông Schérer, một trong những người cam đảm nhất bảo vệ nền dân chủ hiện thời đã viết: “Bạn có biết một uỷ ban bầu cử là cái gì không? Đó hoàn toàn đơn giản là chìa khoá cho những thiết chế của chúng ta, bộ phận chủ chốt của cỗ máy chính tri. Ngày hôm nay nước Pháp đang được những uỷ ban cai trị." Vậy nên chẳng phải là quá khó để tác động lên chúng miễn là ứng cử viên có thể chấp nhận được và có đủ tiền bạc. Theo sự thú nhận của các nhà tài trợ, ba triệu cũng đủ để bảo đảm sự tái đắc cử nhiều lần của tướng Boulanger.

Đó là tâm lí những đám đông bầu cử. Nó giống như tâm lí những đám đông khác. Không tốt hơn cũng chẳng tệ hơn.

Như vậy, từ những điều nói trên, tôi chẳng rút ra kết luận nào chống lại sự phổ thông đầu phiếu. Nếu tôi phải quyết định số phận của nó, thì tôi sẽ bảo tồn nó như nó vốn thế, vì những lí do thực tiễn, sinh ra chính từ nghiên cứu về tâm lí học đám đông của chúng tôi, và vì lí do mà tôi sắp trình bày.

Chắc chắn không ai không thấy những bất cập quá rõ của phổ thông đầu phiếu. Ta không thể chối cãi rằng các nền văn minh là công trình của thiểu số những con người cao siêu đã tạo nên đỉnh của hình tháp mà các tầng dưới cứ càng được mở rộng ra thì giá trị tinh thần càng giảm đi, họ là đại diện cho lớp bề sâu của một dân tộc. Chắc hẳn không phải sự vĩ đại của một nền văn minh có thể phụ thuộc vào việc bỏ phiếu của các phần tử bên dưới, chỉ đại diện đơn thuần cho số lượng. Và chắc chắn hơn nữa, sự phổ thông đầu phiếu của đám đông thông thường rất nguy hiểm. Những cuộc bỏ phiếu ấy đã làm chúng ta phải trả giá bằng nhiều cuộc xâm lược; và với sự chiến thắng của chủ nghĩa xã hội, những cuồng tưởng về quyền tối thượng bình dân chắc chắn còn bắt chúng ta phải trả giá đắt hơn nữa.

Nhưng những lí lẽ bác bỏ tuyệt vời xét về lí thuyết này, lại mất hoàn toàn sức mạnh về mặt thực tiễn, nếu ta nhớ lại cái sức mạnh vô địch khi những tư tưởng biến thành tín điều. Tín điều về quyền tối thượng của đám đông, xét về mặt triết học, cũng chẳng vững chắc gì hơn những tín điều tôn giáo thời Trung cổ, nhưng ngày nay nó đang có một sức mạnh tuyệt đối. Vậy nên cũng không thể công kích nổi nó, giống như những tư tưởng tôn giáo của chúng ta xưa kia. Hãy giả định một nhà tư tưởng tự do hiện đại, nhờ quyền năng ma thuật, được đưa về giữa thời Trung cổ. Bạn có tin rằng sau khi đã nhận thấy sức mạnh tối cao của những tư tưởng tôn giáo đang thống trị lúc đó, liệu anh ta có mưu toan chống lại chúng không? Khi rơi vào tay một pháp quan muốn thiêu sống anh ta vì tội đã kí giao kèo với quỷ, hay đã có mặt trong dạ hội phù thủy, thì liệu anh ta có nghĩ tới việc tranh cãi về sự tồn tại của quỷ và cuộc dạ hội phù thuỷ hay không? Người ta không tranh cãi với những niềm tin của đám đông cũng như chẳng ai đi tranh cãi với những cơn bão xoáy. Tín điều về phổ thông đầu phiếu ngày nay có quyền năng như những tín điều Ki Tô giáo ngày xưa. Những diễn giả và nhà văn nói về nó với sự kính cẩn và ca tụng mà vua Louis XIV đã chưa từng biết tới. Vậy cần phải đối xử với nó ngang hàng như đối xử với mọi tín điều tôn giáo. Chỉ có thời gian mới tác động nổi lên các tín điều mà thôi.

Vả lại cũng thật là vô ích khi thử làm lay chuyển tín điều này chừng nào còn có những lí do hiển nhiên ủng hộ nó. Tocqueville nói rất đúng: “Trong thời đại bình đẳng, con người chẳng tin nhau chút nào, bởi vì họ giống nhau; nhưng chính sự đồng dạng ấy đem lại cho họ niềm tin hầu như vô hạn vào sự xét đoán của công chúng; bởi vì họ nghĩ rằng ai cũng đều có đầu óc sáng suốt thì chẳng có lí gì chân lý lại không thuộc về đa số”.

Bây giờ giả định rằng với sự bỏ phiếu hạn chế - hạn chế về năng lực chẳng hạn - thì liệu người ta có cải thiện được việc bầu cử của đám đông không? Tôi tuyệt nhiên không thể chấp nhận điều này vì chính những lí do mà tôi đã nói về sự thấp kém tinh thần của tất cả những tập thể, dù thành phần của chúng có thể ra sao. Trong đám đông, con người luôn luôn bình đẳng với nhau, và đối với những vấn đề chung, sự bỏ phiếu của bốn mươi viện sĩ hàn lâm cũng không tốt hơn sự bỏ phiếu của bốn mươi phu gánh nước. Tôi tuyệt nhiên không tin rằng bất cứ một cuộc bầu cử nào bị phê phán nhiều đến như phổ thông đầu phiếu, bầu cử về việc phục hồi Đế chế chẳng hạn, lại khác đi nếu những người bỏ phiếu được tuyển chọn chuyên biệt gồm toàn các nhà bác học và người có học. Không phải vì một cá nhân biết tiếng Hy Lạp hay toán học; là kiến trúc sư, là bác sĩ thú y, thầy thuốc hay luật sư, mà ông ta có được sự sáng suốt đặc biệt trước những vấn đề xã hội. Tất cả những nhà kinh tế của chúng ta đều là người có học vấn, phần đông là giáo sư và viện sĩ. Liệu có một vấn đề chung nào: chủ nghĩa bảo hộ, chế độ tiền tệ song bản vị v.v…, mà họ có thể họp lại để đi đến nhất trí với nhau không? Chính vì môn khoa học của họ chỉ là một hình thức rất giảm nhẹ của sự dốt nát phổ quát. Trước những vấn đề xã hội, nơi bao gồm vô vàn ẩn số, thì tất cả những dốt nát đều ngang nhau.

Vậy nếu chỉ riêng những con người bị nhồi nhét đầy khoa học họp thành tập hợp cử tri, thì việc bầu bán của họ cũng sẽ chẳng tốt hơn so với việc bầu bán hiện nay. Họ sẽ chủ yếu bị dẫn dắt theo tình cảm của mình và theo tinh thần đảng phái của họ. Chúng ta sẽ chẳng bớt đi chút khó khăn hiện thời nào, mà hơn nữa chắc chắn chúng ta sẽ có sự chuyên chế nặng nề của những đẳng cấp.

Bầu hạn chế hay phổ thông, tiến hành ở một đất nước cộng hoà hay một đất nước quân chủ, diễn ra ở Pháp, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, thì việc bầu cử của đám đông đều giống nhau, và điều mà nó luôn thể hiện, đó là những khát vọng và những nhu cầu vô thức của chủng tộc. Bình quân những người trúng cử đối với mỗi đất nước đại diện cho tâm hồn trung bình của chủng tộc. Từ thế hệ này sang thế hệ khác ta lại thấy nó gần như đồng nhất.

Và chính vì vậy một lần nữa chúng ta lại rơi vào khái niệm cơ bản về chủng tộc rất thường hay gặp này, và vào một khái niệm khác, được sinh ra từ khái niệm thứ nhất, đó là những thể chế và những chính phủ chỉ đóng một vai trò ít có ý nghĩa trong đời sống của những dân tộc. Những thể chế và chính phủ ấy chủ yếu được dẫn dắt nhờ tâm hồn chủng tộc, nghĩa là nhờ những cặn bã xa xưa mà tâm hồn ấy là tổng số. Chủng tộc là bộ máy chằng chịt của những điều cần thiết hàng ngày, đó là những ông chủ bí ẩn chỉ đạo số phận của chúng ta.

Created by AM Word2CHM

Chương V. NGHỊ VIỆN

TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG

à

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Đám đông nghị viện phần lớn có những tính cách chung với đám đông không thuần nhất hữu danh. - Sự đơn giản hoá quá mức những ý kiến. - Tính dễ bị gợi ý và giới hạn của nó. - Ý kiến kiên định, không khoan nhượng và ý kiến lưu động. - Tại sao sự do dự lại chiếm ưu thế. - Vai trò của những người đứng đầu. - Nguyên do uy tín của họ. - Họ là chủ nhân đích thực của một nghị viện mà những cuộc bầu cử cũng chỉ là cuộc bầu cử của thiểu số. - Sức mạnh tuyệt đối mà họ sử dụng. - Những yếu tố trong nghệ thuật hùng biện của họ. - Ngôn từ và hình ảnh. - Sự tất yếu tâm lý khiến nhũng người cầm đầu thiển cận lại chinh phục được rộng rãi. - Diễn giả không uy tín không thể làm cho người ta chấp nhận lí lẽ của mình. - Sự thổi phồng những tình cảm tốt hay xấu trong các nghị viện. - Ở một số thời điểm, nghị viện đã đi tới chỗ hành động hoàn toàn ngoài ý muốn. - Các buổi họp của Hội nghị Quốc ước. - Trường hợp nghị viện mất đi những tính cách của đám đông. - Ảnh hưởng của các chuyên gia trong các vấn đề kĩ thuật. - Cái lợi và mối hiểm nguy của chế độ nghị viện ở mọi đất nước. - Nó đáp ứng những yêu cầu mới; những nó cũng kéo theo sự lãng phí tài chính và hạn chế dần dần mọi quyền tự do. - Kết luận tác phẩm.

Nghị viện là những đám đông không thuần nhất hữu danh. Mặc dù sự tuyển chọn của chúng biến đổi tuỳ theo từng thời đại và từng dân tộc, chúng vẫn có những tính cách rất giống nhau. Ảnh hưởng của chủng tộc biểu lộ rõ ở đó để làm giảm bớt hoặc tăng lên, nhưng không ngăn sự biểu hiện của tính cách. Những nghị viện của các vùng miền rất khác nhau như nghị việ của Hy Lạp, của Italia, của Bồ Đào Nha, của Tây Ban Nha, của Pháp, và của Mỹ, trong các học thảo luận bỏ phiếu, đều có những biểu hiện ất giống nhau, và làm cho chính quyền phải đương đầu với những khó khăn rất giống nhau.

Vả lại, chế độ nghị viện biểu thị lí tưởng mọi dân tộc văn minh hiện đại. Nó chuyển tải một tư tưởng sai lầm xét về mặt tâm lí nhưng lại thường được mọi người chấp nhận, cho rằng đông người họp lại có khả năng nhiều hơn so với ít người, khi phải đưa ra một quyết định khôn ngoan và độc lập về một vấn đề nhất định.

Trong nghị viện, ta lại thấy những đặc tính chung của đám đông: tư tưởng đơn giản quá mức, thói dễ bị kích động, tính dễ bị gợi ý, sự thổi phồng tình cảm, ảnh hưởng ưu trội của người đứng đầu. Nhưng vì sự cấu thành đặc biệt của chúng, những đám đông nghị viện có một vài khác biệt mà chúng tôi sẽ nhanh chóng chỉ ra.

Sự đơn giản hoá quá mức những ý kiến là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nghị viện. Trong mọi đảng phái, ở mọi dân tộc nhất là dân Latin, ta bắt gặp một khuynh hướng bất biến, muốn giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp nhất bằng các nguyên lí trừu tượng đơn giản nhất, và bằng những quy luật tổng quát có thể ứng dụng cho mọi trường hợp. Dĩ nhiên những nguyên lí thay đổi với từng đảng phái; nhưng thực ra, chỉ như những cá nhân trong đám đông, họ luôn có khuynh hướng phóng đại giá trị của những nguyên lí này, và đẩy chúng đến tận những hệ quả cuối cùng. Vậy nên cái mà nghị viện biểu thị trước tiên, đó là những ý kiến cực đoan.

Điển hình hoàn hảo nhất về sự đơn giản hoá quá mức của nghị viện đã được những người Jacobins thực hiện trong cuộc Đại cách mạng của chúng ta. Tất cả đều giáo điều và logic, đầu óc đầy những điều khái quát mơ hồ, họ lo toan áp dụng những nguyên lí cố định mà không quan tâm tới các sự kiện; và ta có thể có lí để nói rằng họ đã đi qua cuộc Cách mạng mà không nhìn thấy nó. Với những tín điều rất đơn giản dùng làm kim chỉ nam, họ tin tưởng tái tạo một xã hội hoàn chỉnh, và kéo một nền văn minh tinh tế về một giai đoạn rất xa xưa của sự phát triển xã hội. Những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện giấc mơ của mình cũng mang dấu ấn của sự đơn giản hoá quá mức tuyệt đối. Thực vậy, họ tự hạn chế vào việc cương quyết phá huỷ những gì cản trở họ. Hơn nữa, tất cả: những nghị sĩ phái Girondins, phái Núi, những người tham gia sự kiện tháng Thermidor v.v… đều bị thúc đẩy do cùng một tinh thần ấy.

Những đám đông nghị viện rất dễ bị gợi ý; và như đối với mọi đám đông, sự gợi ý xuất phát từ những người đứng đầu có uy tín; nhưng trong nghị viện, tính dễ bị gợi ý có những giới hạn rất rõ ràng mà ta cần chỉ ra.

Đối với tất cả những vấn đề về lợi ích địa phương hay vùng miền, mỗi thành viên của nghị viện lại có những ý kiến kiên định, không khoan nhượng, mà chẳng có lập luận nào có thể lay chuyển. Tài năng của một Démosthène cũng không đạt được việc làm thay đổi lá phiếu bầu của một đại biểu về các vấn đề như chủ nghĩa bảo hộ hay đặc quyền nấu rượu tại gia, chúng biểu thị những yêu cầu của các cử tri có thế lực. Sự gợi ý của các cử tri này khá là ưu trội để huỷ bỏ tất cả những gợi ý khác, và giữ một sự kiên định tuyệt đối cho ý kiến.

Đối với những vấn đề chung: lật đổ một bộ, thiết lập một thứ thuế v.v... không có sự kiên định ý kiến nào, và những gợi ý của các lãnh tụ có thể tác động, nhưng không hoàn toàn như trong những đám đông bình thường. Mỗi một đảng đều có những lãnh tụ của mình, mà đôi khi có ảnh hưởng ngang nhau. Kết quả là người nghị sĩ đứng giữa những gợi ý trái ngược nhau và ông ta tất nhiên trở nên rất do dự. Chính vì vậy, người ta thấy ông ta, chỉ trong khoảng thời gian 15 phút, đã bỏ phiếu một cách trái ngược, thêm cho một đạo luật một điều khoản phá huỷ đạo luật ấy: ví dụ tước quyền tuyển và sa thải công nhân của nhà công nghiệp, rồi lại hầu như huỷ bỏ biện pháp này bằng một điểm bổ sung.

Và chính vì vậy, ở mỗi khoá lập pháp, một nghị viện có những ý kiến rất kiên định và những ý kiến khác rất do dự. Về cơ bản, nhiều nhất là những vấn đề chung, chính sự do dự thống trị, sự do dự được nuôi dưỡng nhờ nỗi sợ hãi thường trực của cử tri, mà sự gợi ý ngầm bao giờ cũng có khuynh hướng làm cân bằng ảnh hưởng của những người đứng đầu.

Tuy nhiên chính người đứng đầu rốt cuộc mới là những ông chủ đích thực trong nhiều cuộc tranh luận, nơi các thành viên của một nghị viện không có những ý kiến dứt khoát từ trước.

Sự cần thiết của những người đứng đầu này là rõ ràng bởi vì, dưới danh nghĩa là lãnh đạo các nhóm, ta thấy họ trong những nghị viện ở tất cả các nước. Họ là những vị chúa tể đích thực của một nghị viện. Những con người trong đám đông không thể thiếu một ông chủ. Và chính vì thế những cuộc bỏ phiếu trong một nghị viện nói chung chỉ đại diện cho những ý kiến của một thiểu số nhỏ.

Những người đứng đầu ít tác động bằng sự lập luận, song lại tác động nhiều bằng uy tín của họ. Và chứng cứ rõ nhất, đó là nếu một hoàn cảnh nào đó tước mất uy tín của họ, họ sẽ không còn ảnh hưởng nữa.

Uy tín của người đứng đầu mang tính cá nhân, và không gắn với tên tuổi cũng không gắn với sự nổi tiếng. Ông Jules Simon khi nói đến những vĩ nhân trong nghị viện năm 1848 mà ông từng tham dự, đã cho chúng ta những ví dụ thật kì lạ:

“Hai tháng trước khi trở thành đấng toàn năng, Louis Napoléon đã chẳng là gì cả”.

“Victor Hugo lên diễn đàn. Ông không thành công. Người ta nghe ông cũng như nghe Félix Pyat; người ta cũng không vỗ tay hoan hô. Ông Vanlabelle khi nói về Félix Pyat bảo tôi rằng: “Tôi không thích tư tưởng của ông ta; nhưng đó là một trong những nhà văn lớn nhất và nhà hùng biện giỏi nhất của nước Pháp". Edgar Quinet, một trí tuệ hiếm có và mạnh mẽ, đã chẳng được roi ra gì. Ông ta đã có lúc nổi tiếng trước khi khai mạc nghị viện; còn trong nghị viện, ông chẳng hề có chút tiếng tăm nào cả.

Những nghị viện chính trị là nơi trên trái đất mà ánh hào quang của thiên tài ít được cảm nhận nhất. Ở đây người ta chỉ tính đến một sự hùng biện thích hợp với thời gian và nơi chốn, và công lao phục vụ không phải vì tổ quốc, mà vì đảng phái. Để cho người ta tỏ lòng kính trọng với Lamartine vào năm 1848 và với Thiers vào năm 1871, đã phải cần đến sự khuyến khích bằng lợi ích khẩn thiết, cấp bách. Hiểm nguy qua đi, người ta đồng thời quên ngay lòng biết ơn và cả nỗi sợ hãi".

Tôi trích lại đoạn văn trên vì những sự kiện mà nó bao hàm, chứ không phải vì những lí giải mà nó đưa ra.

Chúng thuộc về một thứ tâm lí học tầm thường. Một đám đông mất ngay tức thì tính cách đám đông nếu nó tính đến những nghĩa vụ đã giao cho người đứng đầu, dù là vì tổ quốc hay vì đảng phái. Đám đông tuân theo người đứng đầu, bị uy tín của ông ta tác động, và ở đây không một ý thức về quyền lợi hay biết ơn nào can thiệp vào.

Cho nên một người đứng đầu sẵn có uy tín đầy đủ sẽ có một quyền năng gần như tuyệt đối. Người ta biết một nghị sĩ nổi tiếng có ảnh hưởng rộng lớn trong nhiều năm nhờ vào uy tín của mình; đã bị thua trong cuộc bầu cử vừa rồi sau một vài sự kiện tài chính. Chỉ một tín hiệu đơn giản của ông ta thôi, là những vị bộ trưởng bị lật đổ. Một nhà văn đã ghi lại rõ ràng tầm quan trọng trong hành động của ông ta với vài dòng sau:

“Chính vì ông M.X. mà chúng ta đã phải mua xứ Bắc Kì đắt gấp ba lần cái giá phải trả, đã phải bước vào Madagasca chỉ với một chân không chắc chắn, đã bị tước đoạt cả một đế chế ở vùng Niger hạ, đã mất đi lợi thế mà chúng ta từng có được ở Ai Cập. - Những lí thuyết của ông M.X. đã làm chúng ta mất nhiều lãnh thổ hơn cả những thảm hoạ của Napoléon đệ Nhất".

Không cần phải quá oán giận nhà lãnh đạo được nhắc đến ấy. Rõ ràng ông ta đã làm chúng ta phải trả giá quá đắt; nhưng phần lớn ảnh hưởng của ông ta là do ông nghe theo ý kiến chung của mọi người; mà vấn đề thuộc địa, vào thời điểm đó, ý kiến chung hoàn toàn không phải như bây giờ. Hiếm có một lãnh tụ đi trước ý kiến chung; hầu như bao giờ ông ta cũng bằng lòng đi theo ý kiến chung và lại còn kết hợp nó với mọi sai lầm.

Ngoài uy tín, các phương pháp thuyết phục của người đứng đầu là những nhân tố mà chúng tôi nhiều lần đã liệt kê. Để sử dụng chúng một cách khéo léo, người đứng đầu phải hiểu sâu môn tâm lí học đám đông, ít ra cũng theo cách vô thức, và phải biết nói với đám đông như thế nào. Trước hết cần phải biết ảnh hưởng lôi cuốn của từ ngữ, công thức và hình ảnh. Phải có được sự hùng biện đặc biệt, phức hợp: khẳng định mạnh mẽ, thoát khỏi những chứng cứ, và những hình ảnh gây ấn tượng được đóng khung trong các lập luận rất sơ sài. Đó là thứ hùng biện ta gặp trong những nghị viện, bao gồm cả Quốc hội Anh, tuy nó là một nghị viện điềm tĩnh nhất trong các nghị viện.

Nhà triết học Anh, ông Maine nói: "Chúng ta có thể luôn đọc được những cuộc tranh cãi ở Hạ viện, nơi mọi tranh luận chỉ là trao đổi giữa những điều chung chung chẳng mấy quan trọng với những cá tính khá mạnh mẽ. Loại công thức đại khái này gây một hiệu quả kì diệu lên trí tưởng tượng của nền dân chủ thuần tuý. Bao giờ nó cũng dễ dàng làm cho đám đông chấp nhận những lời khẳng định chung chung được trình bày bằng những từ ngữ gây xúc động, dù rằng những lời khẳng định ấy không bao giờ được xác minh, và có lẽ không có bất cứ sự xác minh nào cả".

Tầm quan trọng của những "từ ngữ gây xúc động" được chỉ ra trong đoạn trích dẫn trên không phải là phóng đại. Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh hiệu lực đặc biệt của từ ngữ và công thức. Cần phải chọn chúng sao cho chúng gợi lên được những hình ảnh rất sinh động. Câu nói sau đây được mượn trong bài diễn văn của một lãnh tụ ở nghị viện nước ta là một mẫu tuyệt vời cho điểm này:

“Cái ngày mà cùng một con tàu đưa nhà chính trị ám muội và kẻ vô chính phủ giết người tới miền đất nóng bỏng lưu đày, thì họ sẽ có thể nối lại cuộc đàm thoại, và người nọ sẽ xuất hiện trước kẻ kia như hai mặt bổ sung cho nhau của một trật tự xã hội".

Hình ảnh được gợi lên như vậy là rất rõ ràng, và tất cả những đối thủ của diễn giả đều cảm thấy bị hình ảnh ấy đe doạ. Ngay lập tức họ nhìn thấy những miền đất nóng bỏng, rồi con tàu sẽ mang họ đi, bởi vì chẳng phải họ cũng có thể là loại người được hạn chế khá mơ hồ gồm các nhà chính trị bị đe doạ đó sao? Lúc đó, họ cảm thấy một nỗi sợ hãi ngấm ngầm mà những đại biểu Hội nghị Quốc ước chắc đã cảm nhận được từ các bài diễn văn mơ hồ của Robespierre ít nhiều đều lấy máy chém ra đe doạ, và dưới ảnh hưởng của nỗi sợ này, họ luôn nhượng bộ ông ta.

Các lãnh tụ đều hưởng lợi khi chiều theo những lời phóng đại khó tin nhất. Diễn giả mà tôi vừa mới trích dẫn một câu, đã có thể khẳng định mà không gây được sự phản kháng, rằng các chủ nhà băng và các cố đạo đã thuê tiền bọn đánh bom, và rằng những nhà quản trị các công ty tài chính lớn xứng đáng nhận hình phạt như bọn vô chính phủ. Những khẳng định như thế luôn tác động lên đám đông. Sự khắng định đừng bao giờ quá hung bạo, lời tuyên bố cũng không nên quá đe doạ. Chẳng gì đe doạ thính giả hơn là thứ hùng biện này. Khi phản đối, họ sợ bị coi là kẻ phản bội hay kẻ đồng loã.

Như tôi đã nói về điều này, kiểu hùng biện đặc biệt ấy luôn ngự trị ở tất cả các nghị viện; và trong những thời kì quyết định, nó chỉ càng tăng thêm mà thôi. Về phương diện này, việc đọc diễn văn của các diễn giả lớn cấu thành những nghị viện của Cách mạng [Pháp] là rất lí thú. Mỗi lúc họ lại tự cho là có bổn phận phải ngừng lại để xua tan tội ác và ngợi ca đức hạnh, rồi sau đó họ nổi nóng lên nguyền rủa chống lại những bạo chúa, và thề sẽ sống tự do hay là chết. Cự toạ đứng dậy vỗ tay hoan hô cuồng nhiệt, rồi lại bình tĩnh, ngồi xuống.

Người lãnh đạo đôi khi có thể thông minh, và có học thức; nhưng điều đó đối với ông ta thường có hại hơn là có lợi. Bằng cách chỉ ra tính phức tạp của sự việc, bằng cách cho phép lí giải và am hiểu, trí tuệ luôn làm cho các tông đồ trở nên khoan dung, làm giảm mạnh cường độ và sự mãnh liệt của những niềm tin cần thiết. Các lãnh tụ lớn của mọi thời đại, nhất là những lãnh tụ của Cách mạng bạo lực nhiều khi đã thiển cận một cách thảm hại; và chính những người thiển cận nhất lại có ảnh hưởng to lớn nhất.

Diễn văn của những người nổi tiếng nhất trong các lãnh tụ, ví dụ Robespierre, thường gây kinh ngạc do chúng rời rạc; nếu chỉ đọc chúng thôi, ta sẽ không tìm được ở đấy lời giải đáp nào có thể chấp nhận được về vai trò quá ư to lớn của nhà độc tài đầy quyền uy:

"Những lời sáo cũ và rườm rà của thứ hùng biện mô phạm và của văn hoá Latin phát ra từ một tâm hồn thơ dại hơn là nhạt nhẽo, và trong việc công kích hay bảo vệ, dường như chỉ tự giới hạn trong câu nói kiểu "Lại đây nào!" của các cậu học trò. Không một tư tưởng, không một giọng văn, cũng không một nét riêng, đó là sự nhàm chán trong cơn phong ba. Khi đọc xong cái thứ văn buồn tẻ này, người ta liền muốn kêu lên một tiếng ôi! của Camille Desmoulins đáng mến".

Đôi khi ta thấy kinh hãi khi nghĩ tới cái quyền lực được trao cho một con người có uy tín một niềm tin mạnh mẽ gắn kết với đầu óc quá hẹp hòi. Tuy nhiên lại phải thực hiện những điều kiện này để không đếm xỉa đến trở ngại và chỉ biết có ý chí mãnh liệt. Bằng bản năng, đám đông đã nhận ra trong những con người có niềm tin mãnh liệt ấy một ông chủ mà đám đông luôn cần tới.

Trong một nghị viện, sự thành công của một bài diễn văn hầu như chỉ phụ thuộc vào uy tín mà diễn giả có, chứ không hề phụ thuộc vào nhũng lí lẽ mà ông ta đề xuất. Và chứng cứ rõ nhất, đó là khi vì một nguyên nhân nào đó, diễn giả bị mất uy tín, thì đồng thời ông ta mất luôn tất cả ảnh hưởng, nghĩa là mất khả năng điều khiển cuộc bỏ phiếu theo ý muốn của mình.

Còn diễn giả vô danh, khi đến mang theo một diễn văn có những lí lẽ thuyết phục, nhưng chỉ lí lẽ thôi, ông ta chẳng có chút cơ may nào dù chỉ là được người khác lắng nghe. Một cựu nghị sĩ, ông Descube, mới đây đã phác hoạ vài nét về hình ảnh một nghị sĩ không có uy tín:

“Khi lên diễn đàn, ông ta lấy từ cặp ra một hồ sơ, ông cẩn thận trải nó ra trước mặt và bắt đầu nói rất tự tin.

Ông tự phỉnh nịnh rằng đã chuyển được vào tâm hồn người nghe niềm tin đang sục sôi trong ông. Ông cân lên nhắc xuống những luận chứng của mình; trong đầu ông đầy những con số và cứ liệu; ông tin rằng mình có lí. Trước những điều hiển nhiên mà ông đưa ra, mọi kháng cự sẽ là vô ích. Ông bắt đầu nói, tin tưởng vào quyền chính đáng của mình, và cũng vào sự chăm chú của các đồng sự, chắc chắn họ sẽ phải cúi mình trước chân lí.

Ông nói, và ngay lập tức ông ngạc nhiên vì sự chuyển động trong phòng họp, ông hơi khó chịu vì tiếng ồn ào nổi lên.

Tại sao mọi người không giữ im lặng? Tại sao chẳng ai chú ý cả? Vậy những người kia nghĩ gì, sao họ chỉ nói chuyện với nhau? Mục đích gì quá khẩn thiết đã bắt họ chuyển từ chỗ ngồi này sang chỗ khác?

Một nỗi lo âu hiện lên trên vầng trán. Ông nhíu mày, ngừng nói. Được vị chủ tịch khích lệ, ông lại tiếp tục, nói cao giọng hơn. Người ta lại càng ít chú ý hơn. Ông nhấn giọng, ông bồn chồn; tiếng ồn tăng thêm xung quanh ông. Ông chỉ còn tự nghe bản thân mình nói mà thôi, ông liền dừng lạn; rồi sợ rằng sự im lặng của mình sẽ càng khiêu khích thêm tiếng kêu đáng buồn: “Kết thúc đi!" nên ông lại cứ nói tiếp. Tiếng ồn ào trở nên không chịu nổi".

Khi những nghị viện bị đẩy lên đến một mức độ kích động nào đó, họ trở nên giống hệt những đám đông không thuần nhất bình thường, và do đó tình cảm của họ biểu hiện đặc tính là luôn luôn cực đoan. Người ta sẽ thấy họ vươn tới những hành vi anh hùng vĩ đại nhất hay quá khích tồi tệ nhất. Cá nhân sẽ không còn là chính mình nữa, và anh ta sẽ bỏ phiếu cho những biện pháp trái ngược hẳn với quyền lợi cá nhân mình.

Lịch sử cuộc Cách mạng Pháp đã chỉ ra nghị viện có thể trở nên mất tỉnh táo và vâng theo những gợi ý trái ngược nhất với quyền lợi riêng của họ đến mức nào. Đối với tầng lớp quý tộc, phải từ chối đặc quyền của mình là một sự hi sinh rất lớn, và dù vậy họ đã không do dự làm điều đó vào cái đêm trứ danh Lập hiến. Đối với sinh mạng của các uỷ viên Quốc ước, đó là nguy cơ thường trực khi họ từ chối quyền bất khả xâm phạm; tuy nhiên họ đã làm điều đó và không sợ sẽ chặt đầu lẫn nhau, dù họ biết rất rõ rằng cái giá treo cổ mà hôm nay họ đưa đồng sự của mình lên, ngày mai sẽ dành cho họ.

Nhưng họ đã đi tới mức độ hành động hoàn toàn ngoài ý muốn mà tôi đã mô tả, và chẳng có một động cơ nào có thể ngăn họ chiều theo những gợi ý đã thôi miên họ. Đoạn văn sau trích ra từ hồi kí của một người trong số các vị đó, ông Billaud - Varennes, rất tiêu biểu cho điểm này: "Những quyết định mà người ta cứ trách móc chúng tôi mãi thông thường thì một hay hai ngày trước đó, chúng tôi không muốn đưa chúng ra: chỉ có sự khủng hoảng đã gây nên chúng". Chẳng có gì đúng hơn nữa.

Những hiện tượng vô thức như thế được biểu hiện trong tất cả các phiên họp hỗn loạn của Hội nghị Quốc ước.

Taine nói: “Họ tán thành và ra sắc lệnh những gì mà họ kinh hãi, không chỉ là những điều ngốc nghếch và điên rồ, mà còn là những tội ác, giết người vô tội, giết bạn bè của họ. Đồng thanh nhất trí và hoan hô tán thành sôi nổi, cánh tả kết hợp với cánh hữu, đã đưa Danton, thủ lĩnh tự nhiên của họ, người khởi xướng và dẫn dắt Cách mạng, lên giá treo cổ. Cũng đồng thanh nhất trí và với sự hoan hô vổ tay rôm rả, cánh hữu kết hợp với cánh tả, bỏ phiếu thông qua những sắc lệnh tồi tệ nhất của chính quyền Cách mạng. Đồng thanh nhất trí, và với những tiếng kêu ngưỡng mộ nhiệt tình, với những biểu lộ tán thưởng đầy đam mê dành cho Collot d'Herbois, cho Couthon, và cho Robespierre, Hội nghị Quốc ước, qua những cuộc tái bầu cử tự phát và nhiều lần, giữ nguyên cái chính phủ giết người mà phái Đồng Bằng ghét bỏ vì nó giết người, mà phái Núi căm ghét vì nó tàn sát mình. Phái Đồng Bằng và phái Núi, đa số và thiểu số cuối cùng đã bằng lòng giúp cho cuộc tự sát của chính họ. Ngày 22 tháng Đồng cỏ, toàn bộ Hội nghị Quốc ước đã giơ cổ họng ra [cho người ta đâm]; ngày 8 tháng Nóng, trong mười lăm phút đầu tiên sau khi Robespierre đọc diễn văn, Hội nghị Quốc ước lại giơ cổ họng ra tiếp".

Bức tranh có thể hiện ra u ám. Tuy nhiên nó chính xác. Những nghị viện được kích thích đầy đủ và bị thôi miên biểu hiện những tính cách như thế. Chúng trở thành một bầy đàn hay thay đổi tuân theo tất cả những xung động. Tôi trích dẫn theo Tạp chí văn học (Revue littéraire) đoạn mô tả sau về nghị viện năm 1848, của một nghị sĩ mà ta không nghi ngờ gì về niềm tin dân chủ, ông Spuller, rất điển hình cho điều này. Người ta thấy ở đây mọi tình cảm được phóng đại trong những đám đông mà tôi đã miêu tả, và tính hay thay đổi quá mức này cho phép di chuyển từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác qua những gam tình cảm trái ngược nhất.

“Những chia rẽ, những ghen tức, những nghi ngờ, rồi tới lượt niềm tin mù quáng và hi vọng không giới hạn đã dẫn dắt đảng cộng hoà đến chỗ diệt vong. Sự ngây ngô và hồn nhiên của đảng này cũng ngang bằng với sự ngờ vực tất cả của nó. Không có chút cảm thức về tính hợp pháp, cũng không có tinh thần kỉ luật, những khiếp sợ và ảo tưởng không giới hạn: người nông dân và đứa trẻ gặp nhau ở điểm này. Sự bình tĩnh của họ đối nghịch với lòng thiếu kiên nhẫn của họ. Tính hoang dã cũng giống như tính dễ bảo của họ. Đó là đặc trưng của một khí chất vẫn chưa hoàn tất và thiếu giáo dục. Cái tốt không làm họ ngạc nhiên, và tất cả làm họ bối rối. Run rẩy, sợ hãi, gan dạ, anh hùng, họ lao mình qua lửa và họ lùi bước trước một cái bóng.

Họ không biết chút nào về những hiệu quả và quan hệ của sự vật. Nhanh chóng nản lòng cũng như vội vàng hứng khởi, đối tượng cho tất cả những kinh hoàng, luôn quá cao hoặc quá thấp, không bao giờ ở mức độ cần thiết và trong chừng mực thích hợp. Lưu lỏng hơn cả nước, họ phản chiếu mọi sắc màu và mang mọi hình dạng. Vậy liệu ta có thể hi vọng họ mang lại nền tảng gì đây cho chính quyền?"

May thay không phải tất cả những tính cách mà chúng tôi vừa mô tả trong các nghị viện đều được biểu hiện thường xuyên. Nghị viện chỉ là đám đông ở một số thời điểm. Còn những cá nhân họp thành nghị viện vẫn giữ được cá tính trong phần lớn trường hợp; và chính vì vậy một nghi viện có thể xây dựng những đạo luật tuyệt hảo về kĩ thuật. Thật vậy, tác giả của những đạo luật này là một con người đặc biệt, đã chuẩn bị chúng trong sự im lặng của phòng làm việc và đạo luật được bỏ phiếu thông qua thực ra là tác phẩm của một cá nhân, chứ không phải tác phẩm của một nghị viện. Dĩ nhiên, đó là những đạo luật tốt nhất. Chúng chỉ trở nên tai hại khi một loạt những điều khoản bổ sung khốn khổ làm cho chúng mang tính tập thể. Tác phẩm của một đám đông ở khắp nơi và bao giờ cũng non kém so với tác phẩm của một cá nhân riêng lẻ. Chính các chuyên gia đã cứu nguy cho những nghị viện thoát khỏi các giới hạn quá hỗn loạn và thiếu kinh nghiệm. Lúc đó, người chuyên gia là một lãnh tụ nhất thời. Nghị viện không tác động lên ông ta còn ông ta tác động lên nghị viện.

Mặc cho tất cả những khó khăn trong vận hành, những nghị viện vẫn biểu thị cái mà các dân tộc vẫn còn thấy là tốt nhất để tự trị và nhất là để thoát khỏi cái ách của những chế độ bạo tàn cá nhân một cách khả dĩ nhất. Chắc chắn nghị viện là lí tưởng về một chính quyền, ít nhất đối với các triết gia, nhà tư tưởng, nhà văn, nghệ sĩ và nhà bác học, tóm lại đối với tất cả những người cấu thành cái chóp đỉnh của một nền văn minh.

Vả lại, thực ra, nghị viện chỉ có hai mối hiểm nguy nghiêm trọng; một là sự lãng phí bắt buộc về tài chính; hai là hạn chế dần dần tự do cá nhân.

Nguyên nhân đầu tiên của những hiểm nguy này là hậu quả bắt buộc của những yêu cầu và sự thiếu nhìn xa trông rộng của đám đông bầu cử. Khi một thành viên của nghị viện đề nghị một biện pháp mang lại sự thoả mãn bề ngoài cho những tư tưởng dân chủ, ví dụ như đảm bảo hưu trí cho tất cả công nhân, tăng lương cho thợ làm đường, giáo viên v.v..., thì những nghị sĩ khác, bị nỗi sợ hãi của các cử tri gợi ý, sẽ không dám tỏ vẻ coi thường quyền lợi của cử tri bằng cách gạt bỏ biện pháp được đề nghị, dù biết rằng biện pháp ấy buộc ngân quỹ phải đài thọ nặng nề và cần thiết phải tạo ra những thứ thuế mới. Do dự trong bỏ phiếu là không thể với họ. Những hậu quả của việc tăng chi tiêu thì còn xa vời và không có hậu quả tai hại đối với họ, trong khi ấy hậu quả của việc bỏ phiếu phủ quyết sẽ hiển hiện rõ ràng vào ngày sắp tới khi họ phải ứng cử lại trước cử tri.

Bên cạnh nguyên nhân đầu tiên của sự tăng chi tiêu này, còn có một nguyên nhân khác không kém bắt buộc, đó là phải chấp thuận mọi chi tiêu cho lợi ích thuần tuý địa phương. Một nghị sĩ sẽ không thể phản đối chuyện này, bởi vì chi tiêu ấy còn biểu thị những yêu cầu của cử tri, và mỗi một nghị sĩ chỉ có thể nhận được cái ông ta cần cho khu vực của mình, với điều kiện phải nhượng bộ những yêu cầu tương tự của các đồng sự.

Nguyên nhân thứ hai của những hiểm nguy nói ở trên, đó là nghị viện hạn chế các quyền tự do một cách cưỡng bức, điều này bề ngoài không thấy rõ, tuy rất thực. Nó là hậu quả của những đạo luật nhiều không đếm xuể, luôn hạn chế tự do mà những nghị viện với suy nghĩ đơn giản quá mức của họ thường không thấy rõ hậu quả, và họ tưởng mình có bổn phận phải bỏ phiếu tán thành chúng.

Mối hiểm nguy ấy quả là không thể tránh khỏi, bởi vì bản thân nước Anh, - chắc chắn đó là điển hình hoàn hảo nhất về chế độ nghị viện, nơi người đại biểu được độc lập nhiều nhất với cử tri của mình - cũng không thoát khỏi nó. Herbert Spencer, trong một công trình đã cũ, đã chỉ ra rằng sự tăng thêm cái tự do mẽ ngoài hẳn được theo sau là sự giảm sút cái tự do có thực. Ông đã quay trở lại cũng chủ đề ấy, trong cuốn sách gần đây, Cá nhân chống lại Nhà thước (L’Individu contre l'État), ông đã phát biểu về vấn đề nghị viện Anh như sau:

"Kể từ thời kì này, việc lập pháp đã theo tiến trình mà tôi chỉ ra, những biện pháp có tính độc tài nhân lên nhanh chóng, liên tục làm hạn chế tự do cá nhân, và theo hai cách: nhũng quy định đã được thiết lập, mỗi năm một nhiều, áp đặt cho công dân một sự cưỡng bức tại nơi mà xưa kia hành vi của anh ta được hoàn toàn tự do, và buộc anh ta thực hiện những hành vi mà trước kia anh ta có thể làm hay không làm, tuỳ thích. Đồng thời những đóng góp công cộng càng ngày càng nặng nề, nhất là đóng góp cho địa phương, đã hạn chế hơn nữa tự do của anh ta, bằng cách làm giảm phần lợi nhuận riêng mà anh ta có thể chi tiêu theo ý mình, và tăng phần đã tước đoạt của anh ta để chi tiêu tuỳ theo ý thích của những nhân viên nhà nước".

Việc hạn chế dần quyền tự do này được biểu hiện ở mọi đất nước dưới một hình thức đặc biệt mà Herbert Spencer đã không chỉ ra, và đó là: tạo ra một loạt vô số những biện pháp lập pháp, tất cả nói chung thuộc trật tự hạn chế, tất yếu dẫn tới sự tăng số lượng, quyền lực và ảnh hưởng của những công chức có nhiệm vụ áp dụng các biện pháp ấy. Như vậy những công chức có khuynh hướng dần dần trở thành ông chủ đích thực của các nước văn minh. Sức mạnh của họ càng lớn hơn khi mà trong những thay đổi quyền lực liên tục, đẳng cấp hành chính là đẳng cấp duy nhất thoát khỏi những thay đổi này, là đẳng cấp duy nhất vô trách nhiệm, vô nhân xưng và vĩnh tồn. Thế mà, trong mọi nền chuyên chế, chẳng có gì nặng nề hơn những kẻ được trình diện dưới hình thức tay ba này.

Việc tạo ra liên tục những đạo luật và hạn định vây quanh mọi hành vi nhỏ nhặt nhất của đời sống bằng các thể thức tranh cãi viển vông nhất, có kết quả tai hại là càng ngày càng thu hẹp phạm vi tự do vận động của các công dân. Là nạn nhân của ảo tưởng cho rằng bằng cách nhân lên những đạo luật, sự bình đẳng và tự do sẽ được đảm bảo tốt nhất, các dân tộc, mỗi ngày, lại chấp nhận nhiều cản trở nặng nề hơn.

Không phải là không phương hại khi họ chấp nhận chúng. Đã quen chịu đựng mọi cái ách, họ nhanh chóng kết thúc bằng việc tìm kiếm chúng, và dẫn tới mất tất cả tính tự chủ và nghị lực. Lúc đó, họ chỉ còn là những cái bóng hư ảo, những người máy thụ động, không ý chí, không chống cự, không sức mạnh.

Nhưng lúc đó con người không thấy những động lực trong bản thân mình nữa, họ buộc phải tìm kiếm chúng, ở bên ngoài mình. Sự thờ ơ và bất lực của công dân càng tăng lên thì vai trò của chính phủ buộc phải lớn hơn nữa. Bản thân các chính phủ tất nhiên phải có tinh thần dám nghĩ dám làm và tinh thần chỉ đạo mà những người thường không có nữa. Nhà nước phải dám làm tất cả, chỉ đạo tất cả, che chở tất cả. Nhà nước trở thành một Thượng đế toàn năng. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng quyền lực của những thứ Thượng đế ấy không bao giờ quá bền lâu, cũng không quá mạnh mẽ.

Sự hạn chế dần mọi quyền tự do ở một số dân tộc, mặc dầu sự phóng túng bề ngoài cho họ ảo tưởng là vẫn có quyền tự do, hình như là hậu quả của sự già cỗi của các dân tộc ấy, cũng giống như sự già cỗi của một chế độ nào đó. Đó là triệu chứng báo trước thời kì suy tàn mà không một nền văn minh nào cho tới nay thoát khỏi.

Nếu ta xét đoán điều này qua những bài học của quá khứ và qua những triệu chứng đang bùng lên rộng khắp, thì nhiều nền văn minh hiện đại của chúng ta đã đi tới giai đoạn cực kì già cỗi, báo trước thời kì suy thoái. Hình như những thời kì tương tự như thế là định mệnh với mọi dân tộc, bởi vì người ta thường thấy lịch sử vẫn lặp lại dòng chảy của nó.

Về những thời kì phát triển chung của các nền văn minh này, thật dễ dàng để chỉ ra chúng một cách sơ lược, và cuốn sách của chúng ta kết thúc với việc tóm tắt chúng.

Nếu chúng ta xem xét, ở những nét chủ yếu, sự tạo sinh ra cái vĩ đại và cái suy tàn của những nền văn minh đi trước nền văn minh của chúng ta, thì ta thấy gì?

Ở buổi bình minh của những nền văn minh này, một đám bụi người, nguồn gốc khác nhau, họp lại do những ngẫu nhiên của các cuộc di cư, xâm lược và chinh phục. Dòng máu khác nhau, ngôn ngữ và niềm tin cũng khác nhau, những con người này chỉ có mối ràng buộc chung là luật lệ được công nhận một nửa của một thủ lĩnh. Trong các quần tụ lộn xộn ấy, nhưng tính cách tâm lí của đám đông gặp nhau ở mức độ cao nhất. Chúng có sự gắn bó nhất thời, lòng dũng cảm, sự yếu đuối, những xung động và bạo lực. Chẳng có gì ổn định trong đó. Đó là những người dã man.

Rồi thời gian hoàn tất công trình của nó. Sự hợp nhất những môi trường, sự lặp đi lặp lại trong việc lai giống, những cần thiết của một đời sống chung từ từ tác động. Sự quần tụ các đơn vị khác nhau bắt đầu hợp nhất và hình thành một chủng tộc, nghĩa là một kết tụ có những tính cách và tình cảm chung, mà sự di truyền sẽ càng ngày càng cố định lại. Đám đông đã trở thành một dân tộc, và dân tộc này sẽ có thể thoát ra khỏi tình trạng dã man.

Tuy nhiên, nó chỉ hoàn toàn thoát khỏi tình trạng đó sau những cố gắng lâu dài, khi những tranh đấu không ngừng lặp lại và vô vàn sự bắt đầu lại, dân tộc sẽ có được một lí tưởng. Chẳng hệ trọng gì cái bản tính của lí tưởng này, dù là sự sùng bái thành Rome, là sức mạnh của Athènes hay sự thắng lợi của Allah, cũng đủ để đem cho mọi cá nhân của chủng tộc một sự thống nhất hoàn hảo về tình cảm và tư tưởng trên con đường hình thành.

Chính lúc đó một nền văn minh mới có thể sinh ra với những thể chế, niềm tin và nghệ thuật của nó. Được giấc mơ lôi kéo, chủng tộc sẽ lần lượt có được tất cả những gì đem lại sự rạng rỡ, sức mạnh và sự vĩ đại. Chắc chắn chủng tộc vẫn còn là đám đông ở một số thời điểm, nhưng khi đó, đằng sau những tính cách lưu động và thay đổi của đám đông là cái nền tảng vững chắc này - tâm hồn chủng tộc, nó hạn chế một cách sít sao độ lan rộng các dao động của một dân tộc và điều chỉnh cái ngẫu nhiên.

Nhưng sau khi đã thực hiện hành động sáng tạo của mình, thời gian lại bắt đầu công việc phá huỷ mà cả thần thánh lẫn con người cũng không thoát khỏi. Khi đạt tới một trình độ về sức mạnh và tính phức tạp nào đó, thì nền văn minh ngừng phát triển và khi nó không lớn lên nữa, nó sẽ buộc phải nhanh chóng suy thoái. Đối với nó, thời khắc của tuổi già đã điểm.

Cái thời điểm không thể tránh khỏi này bao giờ cũng được đánh dấu bởi sự suy yếu của lí tưởng từng nâng đỡ tâm hồn chủng tộc. Chừng nào lí tưởng ấy lu mờ, thì mọi toà lâu đài tôn giáo, chính trị và xã hội mà nó từng là nguồn cảm hứng đều bắt đầu lung lay.

Với sự biến mất dần lí tưởng, chủng tộc cũng ngày càng mất đi cái đã làm nên sự gắn kết, sự thống nhất và sức mạnh của nó. Cá nhân có thể phát triển về nhân cách và trí tuệ, nhưng đồng thời chủ nghĩa vị kỉ tập thể của chủng tộc cũng bị thay thế bằng sự phát triển quá mức chủ nghĩa vị kỉ cá nhân kèm theo sự suy thoái tính cách và giảm thiểu khả năng hành động. Cái đã làm nên một dân tộc, một sự thống nhất, một khối, sẽ kết thúc khi trở thành một quần tụ những cá nhân không cố kết, và những truyền thống, những thể chế còn được giữ lại một cách giả tạo trong một thời gian nào đó mà thôi.

Lúc đó, bị chia rẽ bởi quyền lợi và tham vọng, không còn biết tự cai quản nữa, con người yêu cầu được chỉ đạo trong từng hành vi nhỏ nhặt nhất, và Nhà nước sử dụng ảnh hưởng thu hút của nó.

Đánh mất hẳn lí tưởng cổ xưa, cuối cùng chủng tộc đánh mất hoàn toàn tâm hồn của mình; nó chỉ còn là một đám bụi những cá nhân riêng lẻ và lại trở về điểm xuất phát của mình: một đám đông. Nó có mọi tính cách tạm thời, không vững chắc và không có ngày mai. Nền văn minh chẳng có sự cố định nào, bị phó mặc cho mọi ngẫu nhiên. Bọn tiện nhân thành bà hoàng và những kẻ dã man tiến lên. Nền văn minh có thể hình như còn sáng chói bởi vì nó vẫn có cái bộ mặt bên ngoài mà một quá khứ dài đã tạo nên, nhưng thực tế, đó là một toà lâu đài mọt ruỗng chẳng gì chống đỡ nổi nữa và sẽ sụp đổ khi gặp cơn bão đầu tiên.

Chuyển từ một đời sống dã man đến văn minh bằng cách theo đuổi một giấc mơ, rồi đi xuống và tiêu vong ngay khi giấc mơ ấy đã mất sức mạnh, đó là vòng đời của một dân tộc.

Created by AM Word2CHM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro