Chương 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tháng 12 năm 2001, trường THCS số 1 quận Tân Hoảng.

Hiệu trưởng Hoàng Bính Tùng đang trò chuyện vui vẻ với cháu trai của mình trong văn phòng.

Cháu trai tên là Đỗ Thiếu Bình, là một "doanh nhân".

 Vòng tròn bên trái là Hoàng Bính Tùng, vòng tròn bên phải là Đỗ Thiếu Bình

Gần đây Đỗ Thiếu Bình đã tiếp nhận một đơn đặt hàng từ dự án lớn --- xây dựng một sân thể thao tiêu chuẩn.

Đây là hạng mục mà cậu Hoàng Bính Tùng đích thân "đưa" cho.

Bàn xong chuyện, Hoàng Bính Tùng ám chỉ mà vỗ vỗ vai Đỗ Thiếu Bình.

Đỗ Thiếu Bình làm sao mà không hiểu ý của cậu mình chứ?

Ai không biết rằng dự án có rất nhiều dầu và nước tham gia, và nhà thầu đều là người một nhà nên có thể nói rằng "thêm càng thêm thân".

Rõ ràng hai người này đang âm mưu gì đó sau lưng, không nói cũng tự hiểu ý nhau.

Nhưng đây dù sao cũng là công trình dự án trường học, vẫn tính là hoạt động kinh doanh "công cộng".

Cho nên về tình về lý nên tìm một người trong trường làm giám sát.

Thế là trường THCS số 1 Tân Hoảng đã cử hai giáo viên từ văn phòng Tổng hợp --- Đặng Thế Bình và Diêu Bản Anh.

Trách nghiệm của hai người là giám sát tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng công trình.

Rất nhanh công trình đã được khởi động.

Là cháu trai của hiệu trưởng, Đỗ Thiếu Bình điều hành công việc kinh doanh của riêng mình ở quận Tân Hoảng.

Cho nên ngày nào cũng lười đến công trường, mười mấy ngày mới đi xem một chút.

Người thay anh ta giám sát là thuộc hạ "Mã Tử" La Quang Trung.

Tất nhiên Đỗ Thiếu Bình với tư cách là tổng giám đốc vẫn nắm chắc các khoản chi tiêu tài chính trong tay.

Nếu không "có thể tiết kiệm hết mức có thể", thì sao có thể để càng nhiều tiền chảy vào túi mình?

Nhưng Đỗ Thiếu Bình quên mất một chuyện:

Ngay cả khi có một người cậu là hiệu trưởng, điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người khuất phục trươc quyền lực của bản thân.

Luôn có một số "cái gai" muốn làm hỏng chuyện tốt của anh ta.

Cái gai nhiều lần khiến Đỗ Thiếu Bình đau đầu chính là Đặng Thế Bình.

 Ảnh cũ của Đặng Thế Bình

Đặng Thế Bình 51 tuổi, là người có địa vị và chức vị cao ở trường THCS số 1 Tân Hoảng.

Trong mắt học sinh, đồng nghiệp và người nhà ông là một "người thầy mẫu mực" tiêu chuẩn.

Kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, năng lực xuất sắc và kinh nghiệm phong phú.

Không chỉ như vậy, ông còn là người có tinh thần công bằng rất lớn.

Đặng Thế Bình nói với học sinh nhiều nhất về hai chữ: "Chính trực."

"Các em đều là tương lai của tổ quốc, nếu không chính trực thì sao có thể chịu trách nghiệm cho bản thân trong tương lai? Làm sao có thể chịu trách nghiệm cho tương lai của tổ quốc?"

Ngữ khí nóng nảy của ông già nhỏ bé này đã giành được sự ưu ái của nhiều người bằng khả năng giảng dạy và sự chính trực của mình.

Trẻ em ngưỡng mộ ông.

Học sinh tôn trọng ông.

Đồng nghiệp kính phục ông.

Nhưng trong "tất cả mọi người" ấy không hề có Đỗ Thiệu Bình.

Rất hiển nhiên, sự "chính trực" của Đỗ Thiệu Bình khiến cho việc "động tay động chân" của Đỗ Thiệu Bình trong các khoản tiền thanh toán công trình gặp rất nhiều phiền phức.

Theo hợp đồng đấu thầu, tổng số tiền thanh toán cho đường chạy của dự án là 800.000 nhân dân tệ.

Nhưng để trục lợi từ đó, hiệu trưởng Hoàng Bính Tùng và Đỗ Thiệu Bình đã bí mật sửa lại hợp đồng!

Công trình vẫn chưa thi công xong, bên trường học đã trả 1,4 triệu nhân dân tệ cho dự án.

Như chúng ta đã biết, số lượng quỹ dự án được xác định theo quy mô dự án và tổng các chi phí khác nhau.

Thêm 600.000 nhân dân tệ mà không có lý do, nó dùng để làm gì đây?

Lẽ nào dùng để nâng cấp vật liệu xây dựng?

Đương nhiên không phải!

Hầu hết số tiền này đã vào túi của hai cậu cháu kia.

Không chỉ vậy, không phải tất cả 800.000 quỹ dự án đều được sử dụng để xây dựng sân thể thao.

Vì để "tiết kiệm tiền", Đỗ Thiệu Bình còn phân phó cho cấp dưới của mình lúc mua vật liệu xây dựng toàn bộ mua đồ rẻ tiền.

Những thứ này thậm chí còn không phải đồ rẻ tiền đơn thuần mà là "hàng lỗi" đã bị các dân buôn đào thải ra.

Cho nên dưới tình huống này, làm sao có thể xây dựng ra một sân thân thể thao hợp quy định?

Đặng Thế Bình nhìn tất cả những điều này và không thể không tức giận.

Ông không những không chấp nhận lời gạ gẫm của Đỗ Thiếu Bình mà còn chỉ trích hành vi này là hại người và thu lợi cho mình.

Đây là sân thể thao xây cho học sinh dùng!

Nếu sân bị sụt lở khi chạy hay học thể dục, ai sẽ đảm bảo an toàn cho học sinh?

Hơn nữa bản thân Hồ Nam mưa nhiều, công trình có chất lượng như vậy mưa một cái hình dáng ban đầu sẽ bị lộ ra.

Đặng Thế Bình, người có tinh thần trách nghiệm cao không thể cho phép Đỗ Thiệu Bình tiếp tục hành xử bừa bãi.

Ông nhiều lần đưa ra những ý kiến khác nhau với Đỗ Thiếu Bình, hai người đã cãi nhau không biết bao nhiêu lần về chuyện công trình.

Đặng Thế Bình là người của trường học, Đỗ Thiếu Bình không có tư cách quản ông.

Dụ dỗ cũng không được, nếu thật sự xảy ra tranh chấp thì bản thân mình cũng không được lợi gì.

Mà hiệu trưởng Hoàng Bính Tùng, vì thể diện của mình lại không thể công khai ngáng chân Đặng Thế Bình.

Cho nên trong thời gian xây dựng hai năm, mối bất bình giữa Đặng Thế Bình và Đỗ Thiếu Bình càng ngày càng sâu sắc hơn.

Là một người nổi tiếng ở Tân Hoảng, Đỗ Thiệu Bình luôn hoành hành ngang ngược, không coi ai ra gì;

Trước nay anh ta chỉ đi ức hiếp người khác, từ bao giờ một lão già dạy học lại muốn dạy mình cách làm việc?

Khi tiến độ của dự án tiến triển, sự kiên nhẫn của Đỗ Thiếu Bình đối với Đặng Thế Bình dần đạt đến giới hạn.

Dây cót, căng quá sẽ luôn có lúc bị đứt.

Vào ngày dự án kết thúc, chuỗi lý trí của Đỗ Thiếu Bình cuối cùng cũng bị tan rã.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phanxac