Xúc động: phản ứng của thân thể với tâm trí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xúc động, thì sao? Bạn bị mắc vào xúc động của mình nhiều hơn là vào tâm trí mình. Tâm trí, theo cách dùng từ này là ý nghĩ. Nó bao gồm xúc động và tất cả mọi hình mẫu phản ứng tâm trí - xúc động vô ý thức.

Xúc động nảy sinh khi tâm trí và thân thể gặp nhau. Nó là phản ứng của thân thể với tâm trí, hay bạn có thể nói đó là sự phản xạ của tâm trí lên thân thể. Chẳng hạn, một ý nghĩ tấn công, một ý nghĩ thù địch tạo ra một năng lượng sẵn có mà chúng ta gọi là giận dữ và thân thể sẵn sàng đánh nhau. Ý nghĩ cho rằng bạn đang bị đe dọa làm cho thân thể co lại, đây là phía vật lí chúng ta gọi là nỗi sợ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những xúc động mạnh gây ra những thay đổi sinh hoá của thân thể. Những thay đổi sinh hoá này biểu hiện khía cạnh vật chất của xúc động. Bạn thường không ý thức về các hình mẫu ý nghĩ. Bạn có thể nhận biết điều này qua việc quan sát xúc động của mình mà thôi.

Bạn càng bị đồng nhất với việc suy nghĩ của mình: những cái thích và không thích, phán xét và diễn giải, tất cả nói lên rằng bạn ít hiện diện khi quan sát tâm thức. Nếu bạn không thể cảm thấy xúc động của mình, nếu bạn bị cắt rời khỏi chúng, thì bạn cuối cùng chỉ kinh nghiệm chúng trên mức độ vật lí thuần tuý, như một vấn đề, như một triệu chứng vật lí.

Một hình mẫu xúc động vô ý thức mạnh có thể biểu lộ như một biến cố bên ngoài xảy ra cho bạn. Chẳng hạn, bạn quan sát những người mang nhiều giận dữ bên trong mà không nhận biết về nó và không diễn đạt nó, thì phần nhiều có thể bị tấn công: bằng lời, bằng thể chất bởi những người giận dữ khác, và thường, thì không vì những lí do rõ ràng. Họ có phát xạ giận dữ mạnh làm cho người nào đó bắt được nó trong tiềm thức và điều đó làm lẩy cò cho cơn giận tiềm tàng riêng của họ.

Nếu bạn khó khăn cảm nhận xúc động của mình, thì hãy bắt đầu bằng cách tập trung chú ý vào năng lượng bên trong của thân thể mình. Hãy cảm thấy thân thể từ bên trong. Điều này đặt bạn vào tiếp xúc với xúc động của mình.

Nếu xúc động là phản xạ của tâm trí lên thân thể, nhưng đôi khi có xung khắc giữa hai điều này: tâm trí nói “không” trong khi xúc động nói “có”?

Nếu bạn thực sự muốn biết tâm trí mình, thì thân thể cho bạn sự phản xạ đúng. Cho nên hãy nhìn vào xúc động, tốt hơn là cảm thấy nó trong thân thể mình. Nếu có xung khắc rõ ràng giữa chúng, thì ý nghĩ là điều dối trá, xúc động là điều chân lí.

Không phải là chân lí tối thượng về bạn là ai, mà là chân lí tương đối về trạng thái tâm trí bạn tại thời điểm đó. Xung khắc giữa các ý nghĩ bề mặt và các tiến trình tâm trí vô ý thức là điều thông thường. Bạn có thể chưa có khả năng đưa hoạt động tâm trí vô thức của mình vào nhận biết như các ý nghĩ. Nó phản xạ vào thân thể như xúc động, điều này bạn có thể trở nên nhận biết. Quan sát xúc động theo cách này là cùng một điều với lắng nghe, quan sát ý nghĩ.

Sự khác biệt duy nhất ở chỗ, khi ý nghĩ ở trong đầu bạn, thì xúc động có cấu phần vật lí mạnh, do vậy chủ yếu cảm thấy trong thân thể. Bạn có thể cho phép xúc động hiện hữu đó mà không bị kiểm soát bởi nó. Bạn không còn là xúc động nữa; bạn là người quan sát, sự hiện diện quan sát. Nếu bạn thực hành điều này, tất cả mọi điều là vô thức trong bạn sẽ đem ra ánh sáng của ý thức.

Vậy quan sát xúc động của mình là quan trọng giống như quan sát ý nghĩ mình sao?

Bạn hãy làm thành thói quen tự hỏi mình: Cái gì đang diễn ra bên trong mình vào khoảnh khắc này? Câu hỏi đó chỉ cho bạn chiều hướng đúng. Nhưng đừng phân tích, chỉ quan sát thôi. Hãy hội tụ chú ý của bạn vào bên trong. Hãy cảm thấy năng lượng của xúc động này. Nếu không có xúc động hiện hữu, hãy đưa sự chú ý của bạn vào sâu hơn bên trong của thân thể bạn. Nó là lối cổng đi vào Hiện hữu.

Xúc động thường biểu thị cho một hình mẫu ý nghĩ khuếch đại và tiếp năng lượng. Bởi vì việc nạp năng lượng thường xuyên không cưỡng lại của nó, nên không dễ ngay từ đầu duy trì đủ sự hiện diện có khả năng quan sát nó. Nó muốn chiếm quyền cai quản bạn, nó thường thành công - trừ phi bạn có đủ sự hiện diện của mình.

Nếu bạn bị kéo vào sự đồng nhất vô ý thức với xúc động qua việc thiếu sự hiện diện, thì cũng là điều bình thường, xúc động tạm thời trở thành “bạn”. Cái vòng luẩn quẩn dựng lên giữa suy nghĩ và xúc động của bạn: chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Hình mẫu ý nghĩ tạo ra sự phản xạ khuếch đại của bản thân nó dưới dạng xúc động, tần số rung động của xúc động giữ việc nuôi dưỡng cho hình mẫu ý nghĩ nguyên thuỷ. Bằng cách cứ quanh quẩn mãi về mặt tâm trí trong tình huống, biến cố và người là nguyên nhân cảm nhận của xúc động này, ý nghĩ này tiếp năng lượng cho xúc động, đến lượt nó xúc động lại tạo năng lượng cho hình mẫu ý nghĩ, cứ thế mãi.

Về cơ bản, tất cả mọi xúc động đều là những thay đổi của một xúc động không phân hoá nguyên thuỷ có nguồn gốc của nó trong việc mất nhận biết bạn là ai bên ngoài tên tuổi và hình dạng. Bởi vì bản chất không phân hoá của nó, khó mà tìm ra cái tên mô tả chính xác cho xúc động này. “Nỗi sợ” tới gần, nhưng bên ngoài cảm giác liên tục về sự đe dọa, nó cũng còn bao hàm một cảm giác sâu lắng về sự bỏ rơi và không đầy đủ.

Có thể tốt nhất là dùng một thuật ngữ mang tính không phân hoá cho xúc động cơ sở đó và đơn giản gọi nó là “đau”. Một trong những nhiệm vụ chính của tâm trí là tranh đấu, loại bỏ cái đau xúc động đó, điều là lí do cho hoạt động không ngừng của nó, nhưng tất cả mọi điều có thể đạt tới đều chỉ là sự che đậy nó một cách tạm thời.

Trong thực tế, tâm trí càng đấu tranh vất vả gạt bỏ cái đau, thì cái đau lại càng lớn. Tâm trí không thể tìm ra giải pháp. Nó cũng không thể đảm đương việc cho phép bạn tìm ra giải pháp, bởi vì bản thân nó là phần cố hữu của “vấn đề”. Bạn hãy tưởng tượng một viên cảnh sát trưởng cố gắng tìm ra kẻ đốt nhà khi kẻ đốt nhà lại chính là viên cảnh sát trưởng. Bạn không thoát khỏi cái đau đó chừng nào bạn còn chưa dừng ý thức về cái ta của mình vào sự đồng nhất với tâm trí, điều được nói từ bản ngã. Tâm trí bị lung lay ngay từ vị trí quyền lực của nó và Hiện hữu tự hiển lộ như bản tính thực của bạn.

Thế thì những xúc động tích cực như tình yêu, niềm vui, thì sao?

Chúng là không tách rời khỏi trạng thái tự nhiên của bạn về tính nối liền bên trong với Hiện hữu. Những thoáng nhìn về tình yêu, niềm vui và những khoảnh khắc ngắn ngủi của sự an bình sâu sắc là có thể cho bất kì khi nào một lỗ hổng xuất hiện trong luồng ý nghĩ. Với hầu hết mọi người, những lỗ hổng như vậy xảy ra hiếm hoi, ngẫu nhiên. Trong những khoảnh khắc khi tâm trí trả lại “vô lời”, thì cái gì đó được lẩy cò bởi cái đẹp lớn lao, sự nỗ lực thể chất cực kì, thậm chí mối nguy hiểm lớn. Bỗng nhiên, có sự tĩnh lặng bên trong. Bên trong cái tĩnh lặng đó có niềm vui tinh tế nhưng mãnh liệt, có tình yêu và có an bình.

Thông thường, những khoảnh khắc như vậy đều ngắn ngủi, vì tâm trí nhanh chóng trở lại hoạt động gây ồn ào của nó mà chúng ta gọi là suy nghĩ. Tình yêu, niềm vui và an bình không thể nở hoa khi bạn còn chưa tự giải phóng mình khỏi sự chi phối của tâm trí. Nhưng chúng không phải là xúc động. Chúng nằm bên ngoài xúc động, ở mức sâu hơn nhiều. Bạn cần trở nên tràn đầy ý thức về xúc động của mình, có khả năng cảm thấy chúng trước khi bạn có thể cảm thấy cái nằm bên ngoài chúng. Xúc động (emotion) theo nghĩa từ này là “náo động”. Từ emotion này có gốc Latin emovere, nghĩa là “gây náo động”.

Tình yêu, niềm vui và an bình là những trạng thái sâu của Hiện hữu là ba khía cạnh của trạng thái gắn liền bên trong với Hiện hữu.

Hiểu theo nghĩa hẹp, chúng không đối lập. Đấy là vì chúng nảy sinh từ bên ngoài tâm trí. Mặc khác xúc động lại là một phần của tâm trí nhị nguyên, là chủ đề của luật các mặt đối lập. Điều này có nghĩa là bạn không có tốt, cũng không có xấu. Cho nên người chưa chứng ngộ, điều kiện bị đồng nhất với tâm trí, điều đôi khi bị gọi sai là niềm vui thường là những vui thú ngắn ngủi của sự thay thế liên tục của chu trình đau đớn/vui thú.

Vui thú bắt nguồn từ cái gì đó bên ngoài bạn, trong khi niềm vui lại nảy sinh từ bên trong. Chính điều cho bạn vui thú hôm nay cho bạn đau đớn ngày mai bởi nó rời bỏ bạn. Cho nên sự vắng mặt của nó cho bạn đau đớn. Điều thường nói tới như tình yêu có thể là vui thú được kích động chốc lát, nhưng nó lại là sự níu bám si mê, một điều kiện có thể biến thành cái đối lập của nó chỉ bởi một cái bật tay. Nhiều quan hệ “yêu” khi sự hài hoà ban đầu trôi qua, thực tế là dao động giữa “yêu” và ghét, hấp dẫn và tấn công.

Tình yêu thực không làm cho bạn đau khổ. Làm sao nó có thể thế? Nó không bỗng nhiên biến thành ghét. Nó không làm niềm vui thực biến thành nỗi đau. Ngay cả trước khi bạn chứng ngộ - trước khi bạn giải phóng mình khỏi tâm trí mình - bạn có thể có những thoáng nhìn về niềm vui đúng, tình yêu đúng, sự an bình bên trong sâu sắc, tĩnh lặng nhưng vẫn sống động. Đây là những khía cạnh của bản tính đúng của bạn, thường bị che mờ bởi tâm trí.

Ngay cả bên trong mối quan hệ si mê “thường”, có những khoảnh khắc mà sự hiện diện của cái gì đó xác thực hơn, cái gì đó không thể hỏng, có thể cảm thấy. Nhưng chúng chỉ là những thoáng nhìn, chẳng mấy chốc chúng bị che phủ qua sự can thiệp của tâm trí. Thế thì dường như bạn có cái gì đó quí giá và bị mất nó, tâm trí bạn có thể thuyết phục bạn rằng đằng nào, thì đó cũng chỉ là ảo tưởng thôi. Chân lí là ở chỗ, đấy không phải là ảo tưởng và bạn không thể làm mất nó. Nó là một phần của trạng thái tự nhiên của bạn, điều có thể bị che tối nhưng không có thể bị phá huỷ bởi tâm trí.

Ngay cả khi bầu trời phủ đầy mây, mặt trời vẫn không biến mất. Nó vẫn có đó ở phía bên kia của những đám mây. Phật nói rằng đau đớn, khốn khổ nảy sinh qua ham muốn, thèm muốn. Do đó, tự do với đau đớn chúng ta cần cắt bỏ gông cùm của ham muốn.

Tất cả mọi sự thèm muốn đều là tâm trí tìm kiếm cứu giúp, hoàn thành những thứ bên ngoài và trong tương lai như cái thay thế cho niềm vui của Hiện hữu. Chừng nào mà bạn còn là tâm trí mình, thì bạn còn là những thèm muốn đó, những nhu cầu đó, ham muốn, gắn bó, ác cảm. Ngoài chúng ra không có cái “tôi” ngoại trừ một khả năng đơn thuần, một tiềm năng chưa thoả mãn, một hạt mầm chưa nhú ra.

Trong trạng thái đó, ngay cả ham muốn của bạn trở thành tự do, chứng ngộ cũng chỉ là thèm muốn thoả mãn, hoàn thành trong tương lai. Cho nên đừng tìm kiếm trở nên tự do khỏi ham muốn, “đạt tới” chứng ngộ. Hãy trở nên hiện diện. Hãy có đó như người quan sát tâm trí. Thay vì trích dẫn Phật, hãy là Phật, hãy là “người thức tỉnh”, đây là điều từ Phật nghĩa là gì.

Con người từng bị nắm bắt của đau đớn trong nhiều thời đại, kể từ khi họ đi vào cõi thời gian và tâm trí, làm mất nhận biết về Hiện hữu. Tại điểm đó, họ bắt đầu cảm nhận bản thân mình như những mảnh mẩu vô nghĩa trong một vũ trụ xa lạ, không nối với Cội nguồn và với nhau.

Đau đớn là không tránh khỏi chừng nào bạn còn bị đồng nhất với tâm trí mình, điều còn phải nói chừng nào bạn còn vô ý thức - nói về tâm linh. Điều đang nói ở đây chủ yếu về nỗi đau xúc động, là nguyên nhân chính của cái đau thể chất, bệnh tật thể chất: bất ổn, hận thù, thương thân, mặc cảm, giận dữ, phiền muộn, ghen tị, …thậm chí hơi chút cáu bẳn, hay tất cả mọi dạng của cái đau. Mọi niềm vui thú, chiều cao xúc động đều chứa bên trong nó hạt mầm của đau đớn: cái đối lập không tách rời của nó, cái biểu lộ đúng thời điểm.

Bất kì ai dùng ma tuý lên “cao” đều biết rằng chỗ cao cuối cùng biến thành chỗ thấp, rằng vui thú biến thành dạng đau đớn nào đó. Nhiều người cũng biết từ kinh nghiệm riêng của mình: một mối quan hệ thân thiết có thể biến từ nguồn vui thú thành nguồn đau khổ dễ dàng và nhanh chóng làm sao. Nhìn từ viễn cảnh cao hơn, cả hai cực tích cực và tiêu cực đều là hai mặt của cùng một đồng tiền, là hai phần của cái đau nền tảng vốn không tách rời khỏi trạng thái bản ngã đồng nhất với tâm trí của tâm thức.

Có hai mức độ của cái đau: cái đau bạn tạo ra bây giờ, cái đau từ quá khứ vẫn còn sống trong tâm trí và thân thể bạn. Việc dừng tạo ra cái đau trong hiện tại và làm tan biến cái đau quá khứ.

Sưu tầm & thay đổi

Tuhieuminh.blogspot.com

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#timytuong