quyet dinh 178

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (so 178/2007 - 03/12/2007)

Điều 2. Vị trí và chức năng

Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Chương II: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ VÀ BỘ TRƯỞNG

Chương III : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ

Điều 15. Cơ cấu tổ chức của Bộ

1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước gồm:

a) Vụ; b) Văn phòng; c) Thanh tra; d) Cục; đ) Tổng cục và tương đương; e) Cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài.

Không nhất thiết các Bộ, cơ quan ngang Bộ có tổ chức quy định tại các điểm d, đ, e khoản 1 Điều này.

2. Các tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.

Các tổ chức sự nghiệp nhà nước được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ chỉ bao gồm các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước và báo, tạp chí, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ.

Các tổ chức sự nghiệp khác hiện có đã được cấp có thẩm quyền thành lập, Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp đó.

3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không quá 03 người.

4. Các vụ, cục, tổng cục và tương đương về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc Bộ được quy định cụ thể tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Điều 16. Vụ

1. Vụ được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

2. Việc thành lập vụ theo yêu cầu một vụ được giao nhiều việc có mối quan hệ liên thông với nhau, nhưng một việc không giao cho nhiều vụ trong cùng cơ cấu tổ chức của Bộ.

3. Có thể thành lập phòng trong vụ trên nguyên tắc vụ được giao tham mưu, tổng hợp nhiều lĩnh vực tương đối độc lập. Những vụ thành lập phòng được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.

4. Vụ không có con dấu; Vụ trưởng được ký các văn bản hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực do vụ chịu trách nhiệm và đóng dấu của Bộ theo thừa lệnh của Bộ trưởng.

Điều 17. Văn phòng Bộ

1. Văn phòng Bộ thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.

2. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Bộ trưởng giao.

4. Văn phòng Bộ được thành lập phòng và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là phòng) theo các lĩnh vực công tác thuộc văn phòng.

5. Văn phòng Bộ có con dấu riêng để giao dịch; Chánh văn phòng được ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền hoặc thừa lệnh của Bộ trưởng.

Điều 18. Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ được thành lập để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Thanh tra Bộ được thành lập phòng.

3. Thanh tra Bộ có con dấu riêng; Chánh Thanh tra được ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền hoặc thừa lệnh của Bộ trưởng và được xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Cục thuộc Bộ

1. Cục được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Đối tượng quản lý của cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực đó; phạm vi hoạt động của cục không nhất thiết ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:

a) Phòng; b) Văn phòng; c) Tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc (nếu có).

Cục được giao thực thi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực phân cấp hạn chế cho địa phương, có thể được thành lập chi cục thuộc cục. Những cục có chi cục được quy định trong nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ. Khi cần thành lập mới thì Bộ quản lý ngành trình Thủ tướng Chính phủ cho phép và giao cho Bộ trưởng quyết định thành lập.

Việc thành lập tổ chức thanh tra thuộc cục để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

4. Cục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực do cục chịu trách nhiệm và không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

5. Việc thành lập cục theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, trên nguyên tắc có đối tượng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ

1. Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục) được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Đối tượng quản lý của tổng cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực đó.

3. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:

a) Vụ; b) Văn phòng; c) Thanh tra; d) Tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc.

Đối với tổng cục được tổ chức và quản lý theo hệ thống ngành dọc, cần có các cục trực thuộc đặt ở địa phương hoặc đối với những tổng cục cần có cục quản lý chuyên ngành trực thuộc được quy định tại quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của tổng cục.

4. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ và không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

5. Tổng cục được thành lập theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, trên nguyên tắc có đối tượng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ

1. Việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng cần thiết do Bộ đảm nhiệm.

Chỉ thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ khi loại dịch vụ công đó nhà nước chưa chuyển giao cho các tổ chức ngoài khu vực nhà nước đảm nhiệm hoặc loại dịch vụ công đó các tổ chức ngoài khu vực nhà nước không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện.

Đối với những ngành, lĩnh vực đã có quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đó.

2. Tổ chức sự nghiệp nhà nước không có chức năng quản lý nhà nước.

3. Tổ chức sự nghiệp nhà nước được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ chức năng theo từng ngành, lĩnh vực.

4. Tổ chức sự nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro