phần một

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

• Một câu hò ví dặm đường đi •

Cái ngày cậu Xuân về, dân cái xóm Chợ Bảy đổ xô ra xem. Mọi người kháo.

- Thằng cháu ông Năm tây quá!

.

Từ sau cách mạng tháng tám, cái cuộc đời cơ cực của con người lao động chung quanh cái xóm Chợ Bảy cũng được gọi là khá khẩm hơn chút. Người tậu được nhà, kẻ chuộc được vợ con khỏi cái kiếp bán vợ đợ con (*). Nói chung là cái xóm Chợ Bảy coi bộ cũng được chút so với cái cảnh bần hèn chạy đôn chạy đáo khắp trời Bắc thuở thời chiến.

(*): Cho vợ con đi ở đợ để trang trải hoàn cảnh túng thiếu

Ngày hôm nay, cái xóm nhỏ này đón lấy một người lạ, thằng nhỏ đó gọi là cậu Xuân, cháu con ông Năm khá nhất vùng về từ thành phố Hà Nội xuống cái xóm Chợ Bảy nhỏ xíu này. Cháu ông Năm cũng ba đốn đứa mà chả có đứa nào lại giống cậu Xuân. Ngày cậu về, gia đình ông Năm ra đón, chắc xót thằng cu không biết lần về cái xóm nên từ sáng sớm người ta thấy nhà ông bận rộn dữ lắm. Cũng phải! Đã gần tết rồi đấy mà! Cháu ông Năm về cũng vì cái tết duy nhất trong năm.

Đón cậu Xuân về, quanh cái nhà ông Năm thế mà nhộn nhịp lắm. Con cháu ông Năm đông đúc, vốn có phúc ba đời nên cháu ông, con ông cũng có cái duyên lên thành phố làm việc. Ví như cậu Xuân, cậu đỗ trường chuyên nên ăn nói cũng phải phép hơn người trong xóm. Cái khẩu âm khẩu ngữ của người bản địa thế thì sao so với lời ăn lời nói của dân thành phố chính tông được. Mà thằng Xuân, chết thay nó còn là con lai nên bọn nhóc con nhà xóm Chợ Bảy cũng theo chân người lớn đi rình cậu.

Người trong xóm vốn chưa thấy điều gì mới lạ, quanh cái khổ, cái nghèo, cái túng thiếu, cái nợ nần gần như một cái gì đó mới mẻ họ chưa từng trông qua. Bấy giờ cháu ông Năm, cái thằng cháu con lai do thầy(*) nó người Hà Nội mà bu(*) nó người bển(**) về nên đâm ra họ mới đi tò mò đến vậy.

(*) Thầy, bu: cách gọi cha mẹ ở nông thôn miền Bắc.
(**) Ý chỉ người nước ngoài.

Cậu Xuân bảnh lắm, mặc áo dạ lông trong, áo đa bờ xuy(*) bên ngoài, cậu Xuân xách cái túi nải theo cùng, đủng đỉnh toàn quà cáp. Cậu chia cho từng người, sân nhà cậu đông người đến chả đếm nổi, sau khi chia xong cậu xin được ở lại vườn, cốt cũng do cậu muốn ngắm cái xóm Chợ Bảy mộc mạc thêm một tí.

(*) áo khoác ngoài bằng lông dạ, thường dài quá đầu gối.

Chợ Bảy nhỏ, ai cũng hay thế mà nhà thì cũng nhỏ như vậy. Nhà ông Năm thì to hơn chút, do cái cái vườn giậu trồng toàn cây thuốc, bả dột (*), bạc hà, bạch hạc(**)...Đủ cả. Cậu Xuân nhìn một hồi mới thấy có mấy cái đầu ló lên ló xuống sau vườn giậu nhà cậu, cậu ngó lên nhìn. Hoá ra là mấy đứa nhóc tì, cậu hừ mũi một cái, chúng làm mất tâm trạng của cậu.

(*) Bả dột: có hoa họ cúc dùng làm thuốc.
(**) Bạch hạc: cây nhỏ, hoa màu trắng, hình cò bay, dùng làm thuốc

Bọn trẻ lần đầu trông thấy người thành phố, ít ra cũng da vàng mắt đen đằng này đây cậu Xuân tóc vàng mắt xanh, đặc rì cái chất Tây bên bển. Bọn trẻ gọi cậu là thằng Tây một cách thô kệch, thứ mà bọn chúng nên suy nghĩ lại vài giây sau đó. Lũ trẻ nháo nhào, chen nhau, xí con mắt qua vườn giậu thối mà hô lên. Bọn nhỏ chọc cậu, cậu Xuân nghe chứ chưa nói lại.

- Kìa mày! Thằng Tây! Nó trắng như sữa vậy!

- Thằng Tây này nó không hiểu chúng mình nói gì đâu!

Rồi bọn nhỏ cười phá lên, áo bụi lấm lem dính đầy đất do chúng chen ngay cái vườn giậu thuốc nhà ông Năm mà nên. Cậu Xuân nhẹ chân bước vào gian nhà, trước khi bỏ vào, cậu liếc xéo không quên mắng lại.

- Bố bọn ranh!

Giọng lớ lớ, lũ trẻ nghe xong cười sặc sụa.

- A! Thằng Tây nói tiếng ziệt! Thằng Tây nói tiếng ziệt!!

.

- Cậu Xuân về đẹp ghê mạy! Dáng đậm(*), da trắng mà mặt thì non!

(*) Ý chỉ có da có thịt.

- Đẹp thiệt á bà!

Con Muội cùng con Hoa xen nhau tranh nói cái mã cậu Xuân. Con Muội vừa nói vừa thái rau trong khi cái Hoa nó băm mấy miếng ớt thiên ra làm gỏi đãi người thành phố trở về. Ông Năm bảo chúng nó làm nhiều tại nhà nay đông, phải nhiều món đãi khách, thậm chí còn trêu trêu con Muội là thích cháu nào thì ông Năm cho rước cháu đó về làm chồng. Con Muội nghe xong mặt nó đỏ như quả cà chín ngoài vườn thế mà nó làm lơ, cười hì hì rồi bông đùa vài câu với ông Năm trước khi nó xoay xở với mâm cơm cho khách.

Cậu Xuân lọt vô mắt con Muội từ lâu. Hồi cậu còn bé, con Muội cũng có lần đi chơi với cậu. Mặt cậu hiền, trán cao, tiền đồ sáng lạn. Cậu còn hay cười, hay trêu nó như ông Năm già vậy. Thế mà cậu lên thành phố được sáu năm không về, bây giờ mới có dịp, tết nay trông thấy cậu, con Muội mừng vui khôn xiết. Con Muội vốn là con ở, không có quan hệ thân thuộc với ông Năm, thế mà do ông Năm có cái tính thương người, coi nó cũng như con cháu trong nhà. Cả con Hoa cũng thế, chị chị em em được đối đãi rất tốt.

- Mạy thích cậu Xuân thì bảo cậu về làm chồng! Mạy cũng đã mười sáu rồi còn gì? Không bảo cậu, khéo cậu lên thành phố bỏ mạy lại giờ!

- Chị Hoa cứ đùa! Tui nào đâu dám mơ tưởng cậu!

Con Muội cười tủm tỉm, nó ghẹo lại chị Hoa. Hai chị em cười đùa rôm rả mãi mới ngừng. Mà quả con Muội thích cậu Xuân, nó để ý cậu từ lâu rồi. Mà thấy cậu chỉ chăm lo học hành, sợ cậu cũng có người thương trên Hà thành nên con Muội nó cũng không có dám. Mỗi tội nãy nó lúi cúi trong bếp nên cậu Xuân như thế nào nó chưa có rõ. Thân nó còn là con ở, con Muội cũng nghĩ mình không có cửa thật!

.

- Con ở trển có vui không con? Nay thành thế nào rồi con?

Nội Hướng năm nay trạc ngoài lục tuần(*) miệng khóm, răng đen do ăn trầu, nội đội cái khăn mỏ quạ trên đầu che đi cái vẻ già nua nơi đôi ngươi đang nhìn đầy trìu mến về phía cậu Xuân. Cả hai bà cháu ngồi trên cái chiếu ọp ẹp bàn chuyện qua lại, hầu hết toàn chuyện vui, chuyện xa nhà, chuyện cui cúi làm ăn.

(*) Sáu mươi tuổi.

Nội Hướng thương thằng Xuân nhất trong nhà, điều đó ai cũng biết cả. Thằng Xuân con lai, nó cũng trải qua cái cơ cực ngày bé, ngoại hình của nó đã là một cái tủi rồi cho nên nội Hướng thương lắm, ngày nó đi nội căn dặn mãi đến khi nó về, nội cũng không ngừng hỏi han.

- Dạ nội, trên thành vui lắm! Con cũng có công ăn việc làm! Nội đừng có lo!

Nội Hướng nghe thế đánh cho nó một cái, cậu Xuân ngồi cạnh nội trên môi đậm nét cười.

- Thế thầy mày sao rồi? Cái thằng đó tết này cũng không về!

Nội Hướng đột nhiên đổi cách xưng hô, nội nói rành rọt như thuở trẻ. Nội là dân ba đờ ghe (*) nên cái ăn nói hằng ngày của nội mỗi khi chửi bới ai đó cũng bị nhiễm như cái thuở nội còn ngồi trên thuyền bắt cá. Nghe nội Hướng chửi thầy mình như thế, cậu Xuân chỉ cười chứ không dám nói lại. Cậu không rành cái mối quan hệ giữa nội Hướng và thầy mình nên coi như nếu không biết, cậu cũng chả dám nói.

(*) Ý chỉ dân làng chài.

- Dạ nội! Thầy con khoẻ! Thầy hít điếu lào hằng ngày! Khoẻ re!

- Ừ! Nó còn hít là còn sống! Thôi nay con về! Con cứ đi chơi cho thoả nhé! Hiếm lắm mới có dịp con về nên nội cũng mừng!

.

Mâm cơm đãi khách gần tết có miếng giò thơm, canh mọc ngũ sắc và dĩa gỏi gà. Cậu Xuân nhìn một hồi đến chóng mặt trước khi cậu ngồi xuống đất, sát cạnh con cháu nhà ông Năm để dùng chung bữa cơm. Vì đãi khách nên ăn ngay phòng chính, con ở thì phòng bếp nên gần như con Muội cũng khó lòng nói chuyện với cậu Xuân.

Cậu Xuân phủi phủi chân, nhận lấy đôi đũa từ nội Hướng. Cậu gắp miếng thịt cho vào bát, người người nhà nhà xót cậu ở xa nên cũng bỏ vào bát cậu đầy ắp đồ ăn. Ăn no xong, cậu được xếp phòng để nghỉ, gian nhà trên là chỗ để đãi khách nên cậu cũng vác cái túi nải hồi sáng bò lên phòng. Nhưng lúc lên, con Muội ngang nghiên chặn lại cậu. Cậu Xuân ngớ người, cậu đảo quanh cái não của mình để nhớ xem con Muội là đứa nào.

Mà đảo cả não rồi Xuân cũng không nhớ. Con muội nay mười sáu, dáng người ốm tòm ốm teo, đã thế da nó đen như đít nồi, riêng đôi ngươi còn sáng, lấp lánh như ánh đèn pha ngoài đường phố Hà Nội.

- Xuân ơi! Là Muội nè? Xuân có nhớ hông?

Xuân nghe từ con Muội, môi nó chúm lại, giọng ngọt đến lạ thường. Cậu Xuân à lên một tiếng rồi đặt vào tay con Muội quà vặt từ trong túi nải cậu còn. Đó là một cây bút mực, cậu mang theo để viết, để ghi lại cái chuyến mò về xóm Chợ Bảy. Nhưng thấy con Muội như thế, Xuân nghĩ Muội nói khéo muốn quà như bao người. Nên cậu cho, còn cười cười nói.

- Muội nè! Anh tặng!

Con Muội nhận lấy quà cậu Xuân, nó cầm mãi trong tay chẳng chịu buông, kể cả nếu chị Hoa có đòi nó nhất quyết cũng không cho. Con Muội xúng xính áo quần mới đón cậu, lạ thay cậu Xuân không chú ý đến. Nó chu môi, hờn cậu.

- Cậu Xuân chả nhớ tui! Mà nay cậu về! Mới đặng trưa cậu có muốn đi chơi không? Tui đưa cậu đi!

Cậu Xuân gật một cái rụp. Vốn ở thành phố cậu chỉ chú đầu vào học hành nay về lại quê nơi thầy mình lớn lên nên cậu cũng muốn rảnh rổi đi chơi một chút. Hơn nữa nội Hướng cũng đã bảo cậu, cứ đi chơi cho vui!

- Đi thì đi! Mà khoan để anh thay đồ đã! Anh mặc thế này! Đi không có tiện!

Nói rồi, Xuân phóng vụt lên lầu. Con Muội trông theo, nó vui lắm! Cười miết tới giờ. Thậm chí má nó đỏ hây hây, chị Hoa bảo nó rồi tầm tuổi này thân gái cứ nghĩ chuyện lứa đôi.

- Tui chờ cậu ngoài hiên nhà á nhaaa!

Cậu Xuân thay xong đồ thì chạy từ lầu trên chạy xuống, lúc đi xuống cậu còn ghé qua bàn thờ. Sở dĩ cậu là dân thành thị, cũng ít khi thấy bàn thờ gia tiên quy củ như thế này. Bàn thờ cao, bát hương sếm vàng nghi ngút toả khói, quanh cái đỉnh đồng chạm khắc hình long hình phượng, đằng trước bát hương là đôi ngọn đèn dầu, làm toả sáng như vầng nhật nguyệt. Phía sau bát hương chính là ảnh của người đã khuất, nét mặt trang nghiêm, choàng áo nhặm(*). Còn ở tường sau là hoành phi, trong xóm Chợ Bảy do nhà ông Năm khá giả nhất mới có đối xứng tự sơn son thếp vàng treo cuốn thư đề tự " Phúc mãn đường " trông rất đẹp. (*)

(*) Tham khảo từ phong tục bàn thờ tổ tiên.
(*) Đồ tang. Có nơi gọi là áo xô trắng.

Cậu Xuân nhìn một hồi rồi khẽ cúi đầu một cách gượng gạo, cậu không quen cúng bái nên chả trách cậu chỉ biết đứng lặng hồi lâu. Gian phòng thờ im lặng, đèn tối màu, còn treo leo lét ánh nháy đỏ soi đường làm cậu có chút rờn rợn tuy nhiên vì bàn thờ bố trí quá đẹp, cậu nhanh quên cứ đứng ngẩn ra nhìn mãi. Cho đến khi cậu sực nhớ ra, à mình có hẹn với con Muội.

Cậu chạy xuống nhà, vừa hay lại có bọn trẻ con trong xóm đang dạo canh ngọ đi chơi. Con Muội trông thấy liền hô lên, cậu Xuân xỏ dép chạy từ trong nhà chạy ra đến bên cạnh con Muội. Gọi là cậu thế nhưng Xuân năm nay chỉ mới mười tám mười chín, trẻ măng cho nên mới thấy bọn trẻ cậu Xuân cũng muốn đua đòi.

- Ê này lũ kia! Cho chị mày tham gia cái nào!

Con Muội hô lớn tiếng, bọn trẻ dừng lại. Tức thì lúc ấy có hai đứa trẻ nắm tay nhau bước ra, chúng là con chị Hà đại, nhà ở cuối xóm, sống bằng nghề đan mây đan nứa- gọi là chị Hà đại tại hồi trẻ chị là chị đại nức tiếng của cái xóm nhỏ. Tính chị dữ nên hai đứa con theo đó cũng dữ như bu nó, hai anh em, đứa tên Lan đứa tên Đảm quắc mắt lườm con Muội đến khét nồi canh.

- Con nhỏ này! Ai là chị mày?

Thằng Lan quắc mắt ghê lắm, cái liếc y chang như bu nó vậy. Rồi Lan ngước mắt lên nhìn cậu Xuân, nó nhìn một hồi lâu trước khi cười phá lên.

- Ra mày là cái loại áo gấm đi đêm nhỉ? (*)

(*) Áo gấm đi đêm: ví người giàu sang nhưng không muốn lộ ra thân phận.

==============
Phần này chủ yếu mình tập trung vào bối cảnh, hẹn phần sau với đầy drama hơn :)))

Địa danh Chợ Bảy không có thật, mình nghĩ ra thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro