Bài Làm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC.

Tên: Nguyễn Thị Bảo Quý.

Học sinh lớp: 9a6.

Trường: THCS Hùng Vương.

Bài dự thi: Môn hóa học.

1.Tên tình huống:
Tác hại của việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học ảnh hưởng đến môi trường đất và môi trường nước ở Bảo Lộc - Lâm Đồng.

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:

a. Tình huống:

Vào tiết 16 của bộ môn hóa, lớp chúng em được tìm hiểu về bài phân bón hóa học và vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.

Theo như sự hiểu biết cá nhân của em và những thông tin từ sách giáo khoa. Phân bón hóa học là một trong những thành phần tuy chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thực vật( khoảng 10%) nhưng lại là yếu tố vi lượng quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển và năng suất của cây trồng.

Vậy, phân bón là gì?

Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm bớt công sức trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng cây. Bởi đất trồng không thể cung cấp đủ các thành phần vi lượng cho sự phát triển ấy, nên chúng hầu hết phải phụ thuộc vào phân bón hóa học do con người cung cấp.

- Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong phân bón hóa học mà cây trồng cần được cung cấp chủ yếu là : N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,...

- Trong đó:

+ Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh.

+ Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.

+ Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.

+ Nguyên tố S: Tổng hợp protein.

+ Nguyên tố Ca và Mg: Giúp cho cây sản sinh chất diệp lục.

Từ những thông tin đó, em đã thấy được tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và các loại cây trồng nói riêng. Vì vậy việc sử dụng phân bón hóa học để bón cho cây là vô cùng cần thiết, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nông - lâm cũng nên khuyến khích người dân bổ sung phân bón hóa học để tăng thêm hiệu quả cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.

Nhưng trên thực tế, bởi những những lợi ích to lớn mà phân bón hóa học đem lại, các bác làm nông với sự hiểu biết còn hạn chế nên họ đã quá lạm dụng phân bón hóa học để kích thích sự tăng trưởng của cây. Họ không biết rằng, việc làm ấy đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường mà chúng ta đang sinh sống. Thực trạng này ở Bảo Lộc quê em cũng đã xảy ra rất nhiều, nguyên nhân xâu xa là mọi người đã không tìm hiểu kĩ về các loại phân bón và không biết rằng việc sử dụng lâu dài phân hóa học mà không bổ sung các nguồn phân hữu cơ, hay việc lạm dụng chúng quá mức nhằm nâng cao năng suất đã để lại nhiều hệ lụy cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đất mà nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nó có khả năng cải tạo đất.

Đặc biệt, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ và mỗi loài thì có một nhu cầu dinh dưỡng riêng, việc bón quá nhiều phân hoá học sẽ dẫn đến tình trạng "dư thừa" mà thực vật không thể hấp thu hết và chúng lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá chúng biến thành những hợp chất gây nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng thì tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng. Nguồn nước và đất đai đã và đang bị hủy hoại do chính việc sử dụng phân bón quá liều lượng mà người dân gây ra, bởi vậy ta cần giải quyết thực trạng này để tránh những hệ lụy không lường trước được đối với môi trường.

b. Mục tiêu đề ra để giải quyết tình huống trên.

- Giảm lượng sử dụng phân bón hóa học để bảo vệ môi trường đất và môi trường nước.

- Nâng cao hiểu biết của người dân về việc sử dụng phân bón hóa học như thế nào cho đúng liều lượng và hợp lí.

- Giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đất đai bạc màu do dùng quá nhiều phân bón hóa học, cải tạo và bổ sung các vi lượng khác như phân vi sinh hoặc phân hữu cơ cho chè và cà phê.

- Tuyên truyền và giải đáp các thắc của người dân về vấn đề sử dụng và những quy định thiết yếu đối với phân hóa học.

- Phạt nặng những hành vi buôn bán và tiêu thụ phân bón kém lượng, để lại những tàn dư độc hại trong đất và nước.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.

a. Tổng quan.

- Bảng số liệu thống kê việc sử dụng phân bón hóa học, số lần bón và những thông tin liên quan : (Bộ môn Toán).


- Việc sử dụng phân bón hóa học ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và con người: (Bộ môn Địa).

+ Ô nhiễm mạch nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đồng thời làm ô nhiễm sông hồ, phá hủy thủy quan thiên nhiên, giết chết các sinh vật sống trong nước.

+ Tàn dư của phân bón hóa học trong đất làm đất bị thoái hóa, bạc màu. Đặc biệt ở vùng núi cao như Tây Nguyên sẽ bị xói mòn, thực vật cằn cỗi, không phát triển do bị ngộ độc.

+ Gây nên hiệu ứng nhà kính, do trong quá trình phân hủy các thành phân bón hóa học, một số chất không phân hủy được do thiếu nước nên đã bốc hơi, làm thay đổi khí hậu gây ra nhiều khó khăn về mặt thời tiết như bão, sương muối và lốc xoáy cấp độ nhẹ.

+ Phá hoại tài nguyên thiên nhiên do các nhà máy sản xuất phân bón hóa học: Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn gây ra do từ nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Do quá trình xử lý môi trường chưa đảm bảo, nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu vực lân cận gây chết hàng hoạt các loại động, thực vật... Mặt khác các công nghệ xử lý môi trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho các khu vực dân cư sống lân cận.

+ Làm giảm tính đa dạng của các hệ sinh thái và làm đảo lộn các mỗi quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật,do đó điều này làm hệ sinh thái dần bị mất cân bằng.

- Tác hại của phân bón hóa học ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: ( Môn hóa học ).

+ Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd).... là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Ngoài ra còn gây nên các bệnh lí khác như: ung thư dạ dày, hội chứng Blue baby,....

+ Một số thành phần có hại trong phân bón hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng trong phân bón được tích luỹ trong nông sản. Lượng tồn dư này có thể vượt mức cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Làm biến đổi gen các loài sinh vật và thực vật. (Môn sinh học).

+ Một số cây trồng bị nhiễm độc nên bị biến đổi gen, tạo ra những giống cây trồng với năng suất và sản lượng thấp.

+ Thành phần hóa học trong phân bón cũng là nguyên nhân làm biến dị gen của các loài sinh vật, nguy hiểm nhất là các loại vi khuẩn và muỗi hoặc các vi sinh vật khác ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngay cả các loài sâu bệnh khi biến dổi gen sinh sôi với số lượng vượt qua mức phản ứng ( là giới hạn thường biến của một kiểu gen) sẽ phá hoại mùa màng, giảm năng suất chống chịu sâu bệnh của cây.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta. ( Giáo dục công dân.)

Trên cơ sở về bộ môn giáo dục, thiên nhiên và môi trường bị tàn phá là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân quá kém. Kèm theo đó là chỉ vì những lợi nhuận trước mắt mà quên đi những hệ lụy của thiên nhiên đối với cuộc sống trong tương lai. Mặc dù đã tiến hành giải quyết thực trạng này nhưng không hiệu quả và thiếu trách nhiệm, thiếu kiến thức về các lĩnh vực khoa học- tự nhiên để có những giải pháp hữu hiệu nhất. Cần nâng cao sự hiểu biết về nhận thức, hành động và hợp tác giữa các cơ quan trong khu vực.

- Vẽ tranh về chủ đề bảo vệ thiên nhiên và giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học.( Mĩ thuật)

( Do gmail con không biết gửi ảnh nên con sẽ gửi cho cô trên facebook sau nhé!)

- Cách làm phân hữu cơ, vi sinh để giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học. ( Môn công nghệ )

Đào một hố rộng tầm 5-7 m, bỏ những chất thải trong sinh hoạt hay động vật như: xác cây, hoa quả bị hỏng, phân chuồng (phân gà, phân heo,...), vỏ cà phê,.... và các loại sinh vật tạo mùn như giun, sâu... để giảm thời gian ủ. Sau đó tiến hành lấp kín hố lại và chờ khoảng một tháng thì có thể đem sử dụng bón cho cây trồng.

- Tuyên truyền người dân giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học. ( Môn tin học)

+ Thiết kế trang web tuyên truyền bảo vệ môi trường, tác hại và lợi ích của phân bón hóa học.

+ Thiết kế các logo, áp phích bảo vệ môi trường.

- Hình ảnh liên quan:




- Bài hát về việc tuyên truyền bảo vệ môi trường.( Âm Nhạc)

Earth Song - Michael Jackson có sức lay động hàng triệu người. Nhân ngày Môi trường Thế giới 5/6, hãy cùng chúng tớ nghe lại những ca khúc quốc tế nổi tiếng nhất về đề tài này nhé!

Link nhạc: https://www.youtube.com/watch?v=S5y8sUuVFvg

Earth song tạm dịch là: "Bài ca trái đất", một tiêu đề thật tươi đẹp khi ta nghĩ đến màu xanh, đến những cánh đồng bao la, đến đại dương thăm thẳm và đến ánh mặt trời rực rỡ.......Tất cả đều là sự sống, là hy vọng. Nhưng "Bài ca trái đất" ở đây lại là bài hát thức tỉnh tượng trưng như bài ca sám hối. Tương lai của một hành tinh đang quằn quại dưới bàn tay phá huỷ của con người là những câu hỏi khắc khoải và đau đớn. Tương lai ấy có thể là sự diệt vong vĩnh viễn, thế nên những câu hỏi ngày càng trở nên gấp gáp và tuyệt vọng. Sẽ đi về đâu những gì là sự sống của trái đất, hoà bình và tương lai cho những đứa trẻ và sẽ còn lại gì cho mai sau khi khắp nơi là sự hoang tàn khô cháy của thiên nhiên, là máu của những loài động vật hiền lành dễ thương và máu của chính con người do con người làm chảy. Giai điệu thống thiết như tiếng kêu quằn quại đau đớn của một con thú bị thương, lời ca như tiếng khóc tuyệt vọng của những đứa trẻ khiến những trái tim khô cứng nhất cũng phải rung lên mạnh mẽ trong nỗi thức tỉnh bàng hoàng về những điều tồi tệ con người đã làm với chính hành tinh, chính đồng loại và chính tương lai những đứa con của mình. Bài ca trái đất chính là bài ca về thiên nhiên, về môi trường, về hoà bình, về tự do, về sự sống và về lương tâm con người. 
***
* Dịch một phần lời bài hát *

Thế còn ánh bình minh chói lọi thì sao?

Thế còn những giọt mưa trong lành thì sao?

Thế còn tất cả những điều....

Mà bạn từng nói chúng ta phải đạt được ấy....

Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng.

Tất cả những giọt máu chúng ta đã đổ ra.

Khiến đất mẹ buồn đau, khiến bãi biển rơi lệ trong nỗi ám ảnh khủng khiếp ....vv....

4. Giải pháp giải quyết tình huống:

Để giải quyêt tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng toàn diện . Nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:

- Thông qua các cơ quan truyền thông, các hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí... tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu được lợi ích và tác hại của phân bón hóa học đối với môi trường, sức khỏe con người cũng như toàn bộ sinh vật. Triển khai và phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng phân bón có hiệu quả, đem lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới.

- Vận động nông dân sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh thay thế cho phân bón hóa học.

- Nêu cao khẩu hiệu về nội dung giải thích tác hại và lợi ích của việc sử dụng phân bón hóa học ở khắp các con đường trong thành phố Bảo Lộc.

- Xây dựng, ban hành kịp thời và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, sử dụng phân bón, tạo ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc sử dụng phân bón quá liều, hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá mức quy định.

- Xây dựng nhiều thùng rác đựng các bao phân bón hóa học vừa được sử dụng. Tránh vứt lung tung gây ô nhiễm môi trường, ngoài ra có thể giặt sạch bao để bán ve chai và sử dụng lại để đựng cà phê khi đến mùa vụ.

- Cần sớm xây dựng Luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón, trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định quy định xử phạt chi tiết đối với lĩnh vực phân bón. Có các chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo hạn chế tối đa các loại phân bón kém chất lượng, phân bón có các chất độc hại vượt quá mức quy định.

- Tổ chức nhiều cuộc tọa đàm với người nông dân ở địa phương em .

- Tiến hành nhiều cuộc hội thảo để nông dân có thể nắm bắt tình hình và lựa chọn những phân bón hợp lí cho cây trồng.

- Khuyến khích người dân sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.

5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các thiết bị sử dụng trong việc giải quyết tình huống.

a. Tình huống cách giải quyết tình huống:

- Trong quá trình quan sát việc sử dụng đất tại địa phương, nhóm chúng em nhận thấy hiện tượng đất có màu ngả vàng và cây trồng một vài nơi bị cằn cỗi, sinh trưởng chậm. Chúng em đã đến vùng trồng cà phê ở Thôn 4 xã Dambri, và được gia đình bác họ của em - Bác Ngũ Quang Vinh giúp đỡ nhiệt tình trong việc thu thập thông tin và xin được phối hợp để thực hiện việc nghiên cứu của nhóm.

- Qua quá trình tìm hiểu, Bác Vinh cho biết gia đình bác chủ yếu dùng các loại phân bón hóa học cho việc trồng cà phê như: Phân đạm, phân kali và phân lân. Do gia đình không chăn nuôi gia súc, gia cầm nên lượng phân chuồng bón cho đất hàng năm là tất ít.

-Trong khi đó, vùng đất bác đang cư ngụ là đất đỏ bazan, có màu đỏ vàng do quá trình phong hóa đá bazan, đất có các khoáng hoạt tính kaolinit, oxyt Fe/Al và các hợp chất nên có màu đỏ vàng là chủ đạo. Cũng vì nguyên nhân này, đặc biệt là địa hình núi cao nên đất bazan nghèo bazơ do bị rửa trôi CaO, MgO, SiO2, S, các chất vi lượng nên đất tại Tây Nguyên và đặc biệt là vùng Dambri thường bị chua (độ pH từ 3,9 - 5,2).

- Chúng em tích lũy được một số kiến thức từ các loại phân bón mà bác Vinh đã sử dụng:

+ Khi sử dụng phân bón hóa học như phân đạm: Amoniclorua( NH4Cl); Amonisunfat( (NH4)2SO4); Amonintrat( NH4NO3); kali ( KNO3)...
Một mặt các loại phân trên cung cấp cho đất các nguyên tố dinh dưỡng như N; K; P nhưng mặt khác chúng cũng tạo nên các ion Cl-; SO42-; NO3-; H+... do xảy ra các phản ứng hóa học.

+ Các ion sẽ kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra các axit HNO3; HCl; H2SO4... chính các axit này là tác nhân làm cho đất bị chua.

- Sau đây là một số nguyên nhân khiến cây cà phê phát triển chậm.

+ Với diện tích đất trồng của bác là một mẫu. Lượng phân bón cần cung cấp tối da cho cây trồng lá khá nhiều, tầm từ tám đến chín tạ , nhưng bác đã sử dụng đến một tấn hai/ha.

+ Độ pH đo được từ thang pH là 4,8 < 7 suy ra đất bị chua khá nặng. Nhưng trong vòng ba năm trở lại đây, bác Vinh chưa thực hiện quy trình khử chua cho đất.

- Từ sự phân tích ở trên, nhóm đã quyết định đề ra các biện pháp khắc phục và cải tạo đất cho nhà bác Vinh như sau:

(+) Cách tiến hành khử chua và cải tạo đất:

Bước 1: Sử dụng vôi bột bón cho đất với liều lượng là 700kg/ha, 2 năm/lần và bón rải đều trên mặt vườn. Nhóm chúng em đã mua giúp gia đình bác 1 (kg) vôi bột tại cơ sở sản xuất các loại phân & vôi " Tiếp Dũng"  Giá thành của 1(kg) vôi bột bán trên thị trường là 2.7000/ kg. Và giảm 200 đồng/kg nếu lấy với số lượng lớn từ 1tạ trở lên.

+ Nguyên nhân: Việc bón vôi bột sẽ xảy ra phản ứng trung hòa:

H2SO4 + Ca(OH)2 -> CaSO4 + 2H2O
2HCl + Ca(OH)2 -> CaCl2 + 2H2O
2HNO3 + Ca(OH)2 -> Ca(NO3)2 + 2H2O

+Ngoài ra việc bón vôi cho đất còn có tác dụng bổ sung nguyên tố Canxi và diệt khuẩn trong đất nhưng cũng phải đảm bảo các quy trình hóa học theo bảng sau:

- Bước 2: Sau khi dùng vôi bột để khử chua thì cần phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ ( phân chuồng, phân xanh...) để bón bổ sung cho đất vì sau khi khử chua đất thường bị chai do tạo thành CaSO4. 2H2O( thạch cao).Điều kiện gia đình bác Vinh không chăn nuôi nên không có phân chuồng, nhóm cũng đã tư vấn cho bác tạo phân hữu cơ từ: Xác cây cỏ, hoa quả bị hỏng, vỏ cà phê, cây hoa quỳ cắt khúc tầm 2-3cm (loại cây mọc rất nhiều trên các tuyến đường của TP Bảo Lộc) .... và các loại sinh vật tạo mùn như giun, sâu... Rồi ủ cho hoai mục để tạo nguồn phân xanh cho đất. Có thể tạo nguồn phân vi lượng bổ sung canxi và khử chua cho đất từ vỏ của một số loài ốc, hến, trai...
Khi bón các loại phân chuồng cần, phân xanh cần phải ủ trong môi trường yếm khí theo đúng quy trình để làm ung trứng giun, sán để tránh các loại sâu bệnh.

- Bước 3: Giữ vững quy trình cải tạo đất và bảo vệ đất trong tương lai, cùng nhau giảm thiểu số lượng sử dụng phân bón hóa học và chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt.

Qua ba bước thực hiện đơn giản, với sự góp ý và phân tích của nhóm chúng em, em mong gia đình bác Vinh sẽ cải tạo được đất trồng trong việc trồng trọt và tăng năng suất cũng sản lượng trồng cây cà phê.

b. Hội ý chung trong việc sử dụng phân bón hóa học ở Bảo Lộc- Lâm Đồng.

Quá trình giải quyết tình huống diễn ra theo nhiều phương diện. Các bước thực hiện chung:

- Bước 1: Tiến hành chụp ảnh hiện trường, sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, thống kê các số liệu và liên hệ thực tế.

- Bước 2: Điều tra nguyên nhân, lựa chọn, phân tích và tổng hợp các tư liệu, kiến thức vừa tìm được để tìm ra giải pháp cụ thể.

- Bước 3: Tiến hành thực hiện các biện pháp xử lí hiện trạng dùng quá nhiều phân bón hóa học, áp dụng hướng giải quyết ở bước 2. Vận động người dân sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ đê giảm bớt việc sử dụng phân bón hóa học. Tích lũy kinh nghiệm và chia sẻ những mặt tích cực và đồng thời nêu lên tác hại của các thành phần hóa học có trong phân bón, từ đó cùng nhau hướng đến một môi trường đất và nước sạch đẹp, nói không với việc lạm dụng quá nhiều phân hóa học sẽ giúp cuộc sống của toàn dân trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn!

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:

-Đây là một vấn đề thường thấy trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc và cũng khó thống kê được kết quả cụ thể. Nhưng khi thực hiện những giải pháp này, chúng ta sẽ nâng cao ý thức của mọi người trong việc sử dụng phân bón đúng cách, không nên quá lạm dụng phân bón hóa học. Để góp phần giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và xã hội.

- Chúng em thực hiện các giải pháp sẽ hiểu sâu hơn về kiến thức các môn khác tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở và thực tiễn đời sống. Việc làm này cũng giúp chúng em có kĩ năng sống : hợp tác, đoàn kết, trình bày, đưa ra quyết định, chia sẻ và trở thành những nhà tuyên truyền viên giỏi, có kinh nghiệm.

- Vì một ngày mai của quê hương đất nước và của hành tinh chúng ta, mong rằng hành động: " Vì một môi trường trong lành, không lạm dụng phân bón hóa học để bảo vệ cuộc sống của người dân" sẽ được đồng tình, nhân rộng và sẽ đem đến những hiệu quả trước mắt và lâu dài. Các bạn ơi, hãy chung tay vì" Môi trường sạch đẹp" vì " Ngôi nhà chung" của chúng ta các bạn nhé!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bíẩn