Tài liệu RCV 30/4/2015

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Hiệp định Genève ( Genève, Thụy Sỹ) về khôi phục hòa bình ở Triều Tiên và Đông Dương(Lào,Việt Nam, Campuchia): 20/7/1954. Đoàn Việt Nam: Trưởng đoàn Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan - Đại sứ tại Bắc Kinh, cố vấn và là người phát ngôn của đoàn, chủ trì các cuộc họp báo; Tạ Quang Bửu - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cố vấn về quân sự kiêm Trưởng bộ phận quân sự; Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương, cố vấn về luật pháp; Trần Công Tường - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cố vấn giúp đoàn dịch và duyệt các văn bản bằng tiếng Pháp

- Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng: 16/5/1955 và rút khỏi Cát Bà: 22/5/1955

- Vĩ tuyến 17 - Cầu Hiền lương, bắc qua sông Bến Hải, thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, quảng trị

- 5/1957 Ngô Đình Diệm tuyên bố tại Washington: Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17

- Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh tại VN 27/1/1973. Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng đại diện các bên ký chính thức Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định có hiệu lực ngay lập tức. Bà Nguyễn Thị Bình là phụ nữ duy nhất đại diện Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình tại Paris giai đoạn 1968 - 1973

- Đoàn VN: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn miền bắc Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ làm cố vấn) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (đoàn miền nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn), Việt Nam Cộng hòa và Mỹ vs cố vấn của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger

- Lính Mỹ cuối cùng rút khỏi VN: 29/3/1973. Tuy nhiên Mỹ và chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phó tổng thống: Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Hương) vẫn thực hiện học thuyết Nixon (Richard Nixon) nhằm phá hoại hiệp định Paris.

- 6/1/1975 giải phóng tỉnh Phước Long. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Hội nghị Bộ Chính trị phân tích sự suy yếu của địch báo hiệu một thời cơ mới đang đến.

Đồng chí Lê Duẩn kết luận " Ta phải giáng một đòn chiến lược trong năm 1975...Chưa bao giờ ta có điều kiện và thời cơ chiến lược to lớn thuận lợi như hiện nay để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam, tiến tới hoàn thành thống nhất Tổ quốc.

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (19.6 - 6.7.1973 ( đợt 1), từ 1.10 đến 4.10.1973 (đợt 2) vạch ra đường lối hoàn thành sự nghiệp giả phóng miền Nam. Từ ngày 18.12.1974 đến 8.1.1975, Bộ Chính trị đã họp Hội nghị mở rộng để xác định và bổ sung hoàn chỉnh quyết tâm cuối cùng, theo sự phát triển mới của tình hình cách mạng Việt Nam.

- Chiến dịch mùa xuân năm 1975 là tên gọi của những cuộc Tổng tấn công quân sự cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngoài Trận Phước Long được coi là trận đánh trinh sát chiến lược, cuộc Tổng tấn công này gồm ba chiến dịch liên tiếp nhau:Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 24 tháng 3), Chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng (từ 21 tháng 3 đến 29 tháng 3) và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 tháng 4 đến 30 tháng 4).

- Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

- 8 giờ 30 phút sáng ngày 8.4.1975, trung uý phi công Nguyễn Thành Trung (nay là đại tá không quân Việt Nam) của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Nguyễn Thành Trung tên thật Là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9.10.1947. Được sự chỉ đạo trực tiếp của cơ sở bí mật nội tuyến, Nguyễn Thành Trung có nhiệm vụ phải ẩn mình chờ lệnh vào giờ G, để hành động. Anh đã dũng cảm, mưu trí, tránh được sự theo dõi của địch, giữ nghiêm kỷ luật, kiên định lập trường suốt thời gian hoạt động trong hàng ngũ không quân địch.

- Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc (9/4/1975 - 22/4/1975) là chiến dịch quyết định giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam vàQuân lực Việt Nam Cộng hòa trước cửa ngõ Sài Gòntrong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Xuân Lộc được coi là " Cánh cửa thép" cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ hướng đông của Mỹ nguỵ.

- Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Xe tăng 390 gồm có lái xe là Trung sĩ Nguyễn Văn Tập; pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên (Trung sĩ); Phó Đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng (Thiếu úy, lên thay pháo thủ số 2 bị thương) và ông Toàn là trung úy, chính trị viên đại đội.

- Chiếc xe tăng này đã làm nên giây phút lịch sử khi là xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Tuy nhiên, phải tới 20 năm sau, tức năm 1995, chi tiết này mới được nữ nhà báo Pháp Francoise Demulder chứng minh bằng những hình ảnh tư liệu của mình.

- Trước đó, chiếc tăng 843 được cho là chiếc xe đầu tiên làm nên giây phút lịch sử đó.

- Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.

- Trại David nằm tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm ghi dấu quá trình tranh đấu gian khổ thực hiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

- 7.4.1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra mệnh lệnh đối với các đơn vị đang hành quân tiến vào Nam:

" Mệnh lệnh


1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.


2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên và chiến sĩ.


Ngày 7.4.1975.


Văn"

** Nhận định:

* Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai" - Lê Duẩn

- Trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác-Lê-nin, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ" (nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam).

- "Toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã đưa Việt Nam tới đỉnh cao của giải phóng dân tộc và uy tín của quốc tế. Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tác nhân đưa đến những thay đổi rất quan trọng trong chiến lược của các nước lớn mà còn làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á." (Trần Quang Cơ)

- "Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 là một thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc ta." (Văn Tiến Dũng)

- "Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ" (Võ Nguyên Giáp).

- "Ngày 30 tháng 4, không có chuyện miền Bắc chiến thắng hay miền Nam chiến bại, mà chỉ có Đế quốc Mỹ thất bại trước nhân dân Việt Nam mà thôi." (Bùi Tín)

- "Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng, mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta chiến thắng đế quốc Mỹ" (Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh quân quản Sài Gòn, nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh)

* Hoa Kỳ

- "Không còn nghi ngờ gì nữa đối với các ý đồ của Bắc Việt Nam. Họ sẽ tấn công Nam Việt Nam khi nào có thời cơ thuận lợi; nhưng lần này sẽ là 1 cuộc tấn công quân sự với khí thế áp đảo!" (William Colby)

- "Chiến tranh Việt Nam, theo phân tích cuối cùng, là một trận đấu giữa Mỹ và người được họ bảo vệ và trợ cấp dồi dào với phong trào cách mạng mà gốc rễ giai cấp và cơ sở tư tưởng đưa lại cho họ một sức bật và một sức mạnh to lớn... Nguồn sức mạnh quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trên ba mươi lăm năm qua là quan niệm của họ về một đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nhấn mạnh của họ đối với ý nghĩa hàng đầu của mọi hành động và giá trị đưa đến một xã hội xã hội chủ nghĩa. Khả năng của Đảng phát triển một tổ chức mà cuộc sống của những thành viên phù hợp với những nguyên tắc nói trên, đã làm cho họ đạt được mục tiêu của họ". Gabriel Kolko

- "Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội" - Frances Fitzgerald

- "Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ bằng sự tàn bạo của sức mạnh kỹ thuật của mình, nước Mỹ, một nước giàu mạnh nhất trên quả đất này, cuối cùng có thể bị những người cộng sản Việt Nam đuổi ra khỏi bán đảo Đông Dương. Nếu đúng như vậy, thì thắng lợi của người Việt Nam sẽ là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc" (Neil Sheehan).

- "Chính quyền Việt Nam Cộng hoà sụp đổ chỉ sau 55 ngày kể từ khi quân giải phóng bắt đầu tấn công. Điều này cũng chứng minh cho căn bệnh mà chính quyền này đã bị nhiễm phải ngay từ khi thành lập: sự manh mún về chính trị; thiếu các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng và có năng lực; một tầng lớp trên mệt mỏi và tham nhũng không có khả năng điều chỉnh cho thích nghi đã tạo nên một cơ sở quốc gia yếu kém đến mức nguy hiểm... Trước những thực tế khắc nghiệt này, nỗ lực nhằm tạo nên một thành trì chống cộng ở ngay phía nam vĩ tuyến 17 đã có mầm mống thất bại ngay từ đầu."George C. Herring.

- "Đó là một cuộc chiến tranh (chiến tranh Việt Nam) lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hoa Kỳ chắc sẽ không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng... Ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải lặp lại sai lầm trong lịch sử" (Tom Polgar, nhân viên cao cấp tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam).

- "Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam, chiến thắng vào năm 1975, chính là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ." - Henry Kissinger

* Việt Nam Cộng hòa

- "Họ (Hoa Kỳ) đã đâm sau lưng chúng tôi" - Nguyễn Văn Thiệu

- "Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao... Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã từ bỏ miền Nam Việt Nam." - Nguyễn Hữu Hạnh

- "Ngày 10 tháng ba, 1975 Quân đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Ban Mê Thuột. Đến ngày 30-4 đã tiến vào Sài gòn. Tốc độ như vũ bão, vỏn vẹn chỉ có 52 ngày... Nói tới cung cách ra đi, sao thật quá thê thảm. Trong trường kỳ, việc bỏ rơi, nhất là "cung cách tháo chạy" đã làm tổn hại rất nhiều tới "mức độ tin cậy" của chính sách ngoại giao cũng như uy tín Hoa kỳ. Bạn thì hết tin tưởng, kẻ thù thì hết kính sợ." - Nguyễn Tiến Hưng







Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro