RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CÂU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. KHÁI NIỆM VỀ CÂU                                                                                                                                                    Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.           II. GIẢN YẾU VỀ CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT                                                                                                            Nói đến cấu trúc câu là nói đến các thành phần tạo câu cùng với chức năng, mối quan hệ qua lại và sự phân bố chúng trong tổ chức nội bộ câu.  

Dựa vào vai trò tạo câu, các thành phần câu được chia thành ba loại lớn: thành phần nòng cốt, thành phần phụvà thành phần biệt lập.  

1- Thành phần nòng cốt của câu. 

Thành phần nòng cốt là loại thành phần cơ bản, cốt lõi của câu mà dựa vào nó câu mới có thể tồn tại. Thành phần nòng cốt bao gồm hai loại nhỏ: chủ ngữ và vị ngữ.  

1.1- Chủ ngữ (subject, sujet).  

Chủ ngữ (viết tắt : C) là loại thành phần nòng cốt có chức năng biểu thị đối tượng mà câu đề cập đến. Nó trả

lời cho câu hỏi: câu nói về ai, cái gì, việc gì?  

Ví dụ:  

Hai người // lặng lẽ rẽ xuống con đường nhỏ (KL)  

Mặt trời cuối thu // nhọc nhằn chọc thủng màn sương.  

Từ // nhìn Hộ ba lần (N.T.T).  

Người mẹ gầy ốm và ba đứa con còm cõi //quây quần với nhau trong xó bếp (N.C).  

Về từ loại, chủ ngữ thường do danh từ hay đại từ đảm nhiệm. Một số từ loại khác như động từ, tính từ và số từ cũng có thể làm chủ ngữ.  

Về cấu tạo, chủ ngữ có thể là một từ, một chữ chính phụ hay một kết cấu chủ - vị dưới bậc câu (gọi là tiểu cú) tạo thành.  

Ví dụ:  

I. KHÁI NIỆM VỀ CÂU TOP

II. GIẢN YẾU VỀ CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT TOP

Trăng // đã lặn (C = một từ).  

Gió rét // thổi hun hút (C = một từ)  

Một cơn gió lọt / lọt vào // Làm Sinh tỉnh giấc (C = một kết cấu chủ - vị).  

1.2- Vị ngữ (Predicate, pédicat). 

Vị ngữ (viết tắt: V) là loại thành phần nòng cốt có chức năng biểu thị nội dung thuyết minh về đối tượng được câu nói đến. Nó trả lời cho câu hỏi: đối tượng được nói đến làm gì, như thế nào, ra sao?  

Ví dụ:  

Hai người // lặng lẽ rẽ xuống con đường nhỏ.  

Gió rét // thổi hun hút.  

Một cơn gió loạt vào // làm Sinh tỉnh giấc.  

Về mặt từ loại, vị ngữ thường do động từ hay tính từ đảm nhiệm. Một vài từ loại khác như đại từ, số từ cũng có thể làm vị ngữ.  

Về mặt cấu toạ, vị ngữ có thể do một từ, một ngữ hay do một kết cấu chủ vị dưới bậc câu (tiểu cú) tạo thành.  

Ví dụ:  

Nó // ăn (V = một từ)  

Gió rét // thổi hun hút (V = một ngữ).  

Từ // bản tính / rất hiền lành (V = một tiểu cú).  

Về trật tự phân bố chủ ngữ, trong câu tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước vị ngữ là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ ngữ có thể đứng sau vị ngữ:  

- Trong câu cảm thán.  

Ví dụ:  

Rất đẹp // hình ảnh lúc nắng chiều!  

Vinh dự thay // anh kép Tư Bền!  

- Trong câu nghi vấn mang tính chất tu từ.  

Ví dụ:

Có nghĩa gì đâu // một buổi chiều?  

- Trong câu đảo vị ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung thuyết minh.  

Ví dụ:  

Ðã tan tác // những bóng thu hắc ám.  

Ðã xanh lại // trời thu tháng tám.  

Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần nòng cốt, nên chúng thường xuất hiện trong câu. Tuy nhiên, hai thành phần này cũng có thể vắng mặt trong một số trường hợp:  

- C hay / và V bị tỉnh lược dựa vào hoàn cảnh giao tiếp.  

Ví dụ:  

Nói gì đó? (C bị tỉnh lược).  

(Ai khóc?) - Nó (V bị tỉnh lược).  

(Bao giờ anh đi?) - Chiều nay (C và V bị tỉnh lược).  

- C hay / và V bị tỉnh lược dựa vào văn cảnh.  

Ví dụ:  

Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng (C bị tỉnh lược).  

Sáng hôm sau, Ðiền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng và tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. 

(C và V bị tỉnh lược)  

C không xuất hiện trong câu tồn tại.  

Ví dụ:

Có khách!  

Ðã hết giờ làm việc.  

Giữa nhà, kê một chiếc giường xiêu vẹo.  

Ngoài một số trường hợp vừa nêu, nếu câu thiếu C hay/và thiếu V thì đó là câu sai ngữ pháp.  

2- Thành phần phụ của câu. 

Thành phần phụ của câu bao gồm hai loại nhỏ: trạng ngữ và khởi ngữ.  

2.1- Trạng ngữ. 

Trạng ngữ (viết tắt: Tr) là loại thành phần phụ có chức năng bổ sung thêm thông tin phụ cho sự việc được kết cấu C - V nòng cốt nêu ra. Thông tin phụ mà Tr bổ sung có thể là thời gian, nơi chốn, cách thức, phương tiện, trạng thái, đối tượng có liên quan v.v...  

Ví dụ:  

Hôm qua, em đi chùa hương.  

Ngoài hiên, mưa rơi rơi.  

Ở khắp các ngõ, lố nhố từng đám người.  

Với tôi, tất cả đều vô nghĩa.  

Ngập ngừng, Pha không đáp.  

Về mặt cấu tạo, Tr có thể là một từ, một ngữ có hay không giới từ dẫn nhập, tuỳ vào loại trạng ngữ cụ thể. Khi Tr là một ngữ, nó có thể chứa tiểu cú.  

Ví dụ:  

Dạo anh / còn làm bí thư xã, anh thường đến thăm tôi.  

Khi Cách mạng / thành công, tôi mới lên thăm.  

Về vị trí, Tr thường đứng trước C- V (chiếm tỉ lệ 80%). Tr cũng có thể xen vào giữa hay đứng sau C - V. 

Trong trường hợp Tr đứng trước C - V, Tr thường được phân cách với kết cấu C - V bằng dấu phẩy. Trường hợp Tr xen vào giữa hay đứng sau C - V cũng vậy.  

Ví dụ:  

Với tôi, tất cả đều vô nghĩa.  

Hộ, đối với Từ, còn là ân nhân nữa.  

Họ đón lấy giọt mưa với nỗi vui sướng thầm lặng.  

Tôi về đến nhà lúc trời nhá nhem tối.  

Ðể xác định được những danh ngữ, giới ngữ xen vào giữa hay nằm sau C - V có phải là Tr hay không, ta kiểm tra bằng cách đảo chúng lên đầu câu. Nếu câu văn không thay đổi nghĩa hay không sai, thì đó là Tr.  

Ví dụ:  

Họ đón lấy giọt mưa với nỗi vui sướng thầm lặng.  

Với nỗi vui sướng thầm lặng, họ đón lấy giọt mưa.  

Tôi nghỉ phép đến hết tháng 8.  

Ðến hết tháng 8, tôi nghỉ phép (-).  

2.2- Khởi ngữ (Tr chỉ chủ đề, đè ngữ). 

Khởi ngữ (viết tắt là K) là loại thành phần phụ có chức năng nhấn mạnh một chi tiết nào đó trong sự việc được kết cấu C - V nêu lên. Ðiểm mà K nhấn mạnh có thể trùng với C, với V hay trùng với một bộ phận nào đó trong 

V.  

Ví dụ:

Tôi thì tôi dứt khoát không nhờ vả nó.  

Nhờ vả nó thì tôi dứt khoát không nhờ.  

Nó, tôi dứt khoát không nhờ vả.  

Về cấu tạo, K có thể do một từ hay một ngữ tạo thành. Khi K là một ngữ, nó có thể chứa tiểu cú.  

Ví dụ:  

Quyển sách anh / vừa nói, tôi đã đọc nhiều lần.  

Về vị trí, K bao giờ cũng đứng trước C - V và được phân cách C - V bằng dấu phẩy, nếu không có trợ từ thì xen vào.  Về nội dung nghĩa, cần lưu ý rằng, câu bình thường không có K khác với câu có K ở chỗ: câu có K luôn mang một hàm ý nào đó.  

Ví dụ:

Nó chửi tôi. (không có K)  

Tôi, nó cũng chửi.  

Câu sau mang nhiều hàm ý: Nó đã chửi ai đó rồi, và lẽ ra, nó chừa tôi ra. Thế mà nó cũng không chừa. Nó quá hỗn xược v.v...  

3- Thành phần biệt lập. 

Thành phần biệt lập là loại thành phần đứng tách riêng ra trong tổ chức câu và có mối quan hệ lỏng lẻo với kết cấu C - V nòng cốt.  

Thành phần biệt lập bao gồm nhiều loại nhỏ:  

3.1- Chuyển ngữ (Tr chuyển tiếp, thành phần phụ chuyển tiếp). 

Chuyển ngữ là loại thành phần biệt lập có chức năng xác lập và biểu thị mối quan hệ giữa câu này với câu khác trong chuỗi câu, đoạn văn v.v... Nói cách khác, chức năng của thành phần này là liên kết câu, tạo nên sự mạch lạc của đoạn văn, ngôn bản.  

Ví dụ:  

Người nào cũng muốn đặt bàn chân lâu lâu trên mặt đất. Bởi vì họ hiểu rằng họ sẽ xa đất rất lâu. Và có thể sẽ xa đất mãi mãi. (A.Ð)  

Về mặt cấu tạo, chuyển ngữ có thể là một từ và bao giờ cũng là quan hệ từ (liên từ, giới từ). Các quan hệ từthường làm chuyển ngữ là: và, rồi, nhưng, song, tuy nhiên, vì, bởi vì, nên, cho nên, giữa, với, bằng ... Chuyển ngữ còn có thể do một tổ hợp từ cố định hoá (quán ngữ) hay có xu hướng cố định hoá tạo thành. Chẳng hạn như các tổhợp: mặt khác, trái lại, ngược lại, bên cạnh đó, chẳng hạn như, ví dụ như, do đó, mặc dù vậy, tóm lại, nói tóm lại v.v...  

Về vị trí, chuyển ngữ thường đứng trước kết cấu C - V nòng cốt và được phân cách bằng dấu phẩy, nếu ta tổhợp. Nếu chuyển ngữ là một từ thì không cần dùng dấu phẩy.  

Ví dụ:  

Nếu quan niệm như thế thì trong Truyện Kiều, xứng đáng gọi là tài chỉ có Từ Hải. Và như vậy, cáo chết của 

Từ Hải mới chính là biểu hiện của thuyết tài mệnh tương đó. Nhưng trái ngược lại, Nguyễn Du không dùng thuyết tài mệnh tương đố để giải thích trường hợp Từ Hải. (N.L)  

3.2- Cảm thán ngữ. 

Cảm thán ngữ là loại thành phần đặc biệt có chức năng biểu thị các trạng thái cảm xúc đi kèm theo sự kiện được câu thông báo.  

Ví dụ:  

Ôi, lòng Bác vậy, cứ thương ta! (T.H)  

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! (T.H)  

Về cấu tạo, cảm thán ngữ có thể do một từ  - từ cảm - đảm nhiệm. Một số từ cảm thường làm cảm thán ngữ là: à, ạ, ôi, ơi, ái, úi... Cảm thán ngữ cũng có thể do một tổ hợp từ tạo thành. Chẳng hạn như các tổ hợp: ái chà, hỡi ôi, than ôi, đặc biệt là tổ hợp: danh từ kết hợp với các từ ơi, à...  

Về vị trí, cảm thán ngữ có thể đứng đầu câu hay cuối câu. Và ở vị trí nào, nó cũng thường được tách ra khỏi các thành phần khác bằng dấu phẩy.  

3.3- Hô ngữ (thành phần gọi - đáp). 

Hô ngữ bao gồm hai loại nhỏ: hô ngữ gọi và hô ngữ đáp.  

a) Hô ngữ gọi: 

Hô ngữ gọi là loại thành phần đặc biệt có chức năng biểu thị đối tượng được người nói gọi đến trong câu.  

Ví dụ:  

Con ơi, nhớ lấy câu này (CD)  

Trâu ơi, ta bảo trâu này (CD)  

Về cấu tạo, hô ngữ có thể là một từ, thường là danh từ riêng hay danh từ chung, hay là một tổ hợp gồm danh từ, danh ngữ kết hợp với các từ đệm ơi, à, ạ, này...  

Ví dụ:  

Anh Chí ạ, anh muốn đâm người nào cũng không khó (N.C)  

Nhanh tay lên nào, anh chị em ơi! 

Anh ơi, lại đây với em!  

Về vị trí, hô ngữ gọi có thể đứng ở đầu hay ở cuối câu và bao giờ nó cũng được phân cách khỏi các thành phần khác 

bằng dấu phẩy.  

b) Hô ngữ đáp: 

Hô ngữ đáp là loại thành phần đặc biệt có chức năng đánh dấu câu trả lời đồng thời biểu thị thái độ, phản ứng của người nói.  

Ví dụ:  

Vâng, tôi đi đây.

Dạ, em mới vừa về tới.

Dạ phải, chính tôi đã nói thế.

Về cấu tạo, hô ngữ đáp có thể là một từ: vâng, ạ, ừ, phải, đúng, không, hay là một tổ hợp: dạ vâng, dạ phải, dạđúng, dạ không v.v...  Về vị trí, hô ngữ gọi bao giờ cũng đứng ở đầu luôn được phân cách khỏi các thành phần khác bằng dấu phẩy.  

3.4- Giải thích ngữ. 

Giải thích ngữ là loại thành phần đặc biệt có chức năng giải thích thêm cho một từ ngữ nào đó, hay ghi chú thêm về thái độ, lời lẽ, cảm xúc... của người nói.                                                                           Ví dụ:  

Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, là nhà đại thi hào cổ điển Việt Nam”.  

Cô ta cười, cái cười chua chát. (N.K)  

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và giá lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng 

dài và hẹp. (T.T)  

Về cấu tạo, hô ngữ có thể là một từ, , hay là một câu hoàn chỉnh. Trong trường hợp giải thích ngữ là một câu, 

nó còn được gọi là câu đệm hay câu chêm xen.  

Ví dụ:  

Trái khế này rất ngọt, Huệ nói, anh ăn mà xem. (Ð.H)  

Cô bé ngày xưa (có ai ngờ) 

Cũng vào du kích (G.N)  

Hai thằng đó thì tôi biết - Hai Râu nói. (A.Ð)  

Về vị trí, nếu giải thích ngữ có chức năng giải thích, thì nó đứng liền sau từ ngữ được giải thích. Nếu giải thích ngữcó chức năng ghi chú thêm, thì nó có thể  được xen vào giữa hay đặt ở cuối câu. Và xuất hiện ở vị trí nào, giải thích ngữ cũng phải được tách khỏi các thành phần khác bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm hay dấu ngoặc đơn.                                                       III. CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP VÀ CÁCH SỬA CHỮA                                                                                         1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh : 

Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh là loại lỗi ngữ pháp có biểu hiện :  hiện dạng của câu thiếu một hay một vài 

thành phần nòng cốt, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó.  

Loại lỗi này bao gồm nhiều kiểu lỗi nhỏ :  

     1.1. Câu sai thiếu chủ ngữ.:

  Câu sai thiếu chủ ngữ là kiểu lỗi câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông báo, mà dựa 

vào văn cảnh, ta không thể xác định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó. 

  Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần có chức năng nêu lên đối tượng mà người viết, người nói đề

cập đến. Về từ loại, chủ ngữ thường do đại từ, danh từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do đó, một câu bị xem là 

thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của nó chỉ có động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ có giá trị như vị ngữ, hay hiện 

dạng gồm có vị ngữ và thành phần phụ.  

Ví dụ:

         (a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên lành của người dân. Ðược thể hiện rõ 

nét qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình Chiểu(BVHS).  

         (b) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh 

đạo của Ðảng là vô hạn. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên(BVHS).

III. CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP VÀ CÁCH SỬA CHỮA TOP

http://tieulun.hopto.org         (c) Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị tinh thần của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn 

nhau(BVHS).  

         (d) Qua tác phẩm này, tố cáo xã hội bất công(BVHS).  

  Hiện tượng câu sai thiếu chủ ngữ xuất hiện trong bài viết của học sinh THPT khá nhiều. Trong bài viết của học sinh 

THCS, loại lỗi này xuất hiện phổ biến hơn.  

  Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học sinh chưa nắm vững cách thức tổ chức câu, cụ thể là chưa có ý thức 

về tính hoàn chỉnh tương đối của câu.  

  Thiếu chủ ngữ làm cho câu không hoàn chỉnh về cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu này, ta không hiểu được học 

sinh muốn nói về ai, cái gì, điều gì.  

Ðối với kiểu lỗi sai này, cách sửa chữa chủ yếu là tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ có sẵn. Tất nhiên, việc 

tạo ra chủ ngữ một mặt phải dựa vào vị ngữ có sẵn, mặt khác phải xem xét câu trong mối quan hệ với nội dung và cấu 

trúc của đoạn văn, tức là phải đặt câu trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu chung quanh.  

Các câu sai đã dẫn có thể được sửa chữa như sau :  

         (a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Tội ác của bọn chúng cũng như

khí phách hiên ngang, bất khuất của nghĩa binh đã được phản ánh sâu sắc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần 

Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình chiểu[1] .  

         (b) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến sức mạnh vô địch của tập thể, của quần chúng, nhân dân dưới sự

lãnh đạo của Ðảng. Sức mạnh ấy có thể đánh đổ bất cứ thế lực áp bức, bóc lột nào và thúc đẩy xã hội đi lên 

trên con đường tiến bộ.  

         (c) Bên cạnh lời dặn dò đó, nhà thơ (tác giả) còn chỉ ra cho chúng ta thấy rõ giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu 

thương, giúp đỡ lẫn nhau.  

         (d) Qua tác phẩm ấy, tác giả đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức, bất công.  

  Cần phải phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với câu tỉnh lược chủ ngữ trong văn bản. Chỉ nên xem hiện tượng khuyết 

chủ ngữ là câu sai khi căn cứ vào văn cảnh chứa nó, ta không xác định được đối tượng được nói đến là gì, và do đo,ï 

không thể phục hồi chủ ngữ bằng cách lặp từ vựng, thế đại từ hay thế bằng từ đồng nghĩa. Còn câu tỉnh lược thì dựa 

vào văn cảnh, ta có thể phục hồi chủ ngữ bằng các cách vừa nêu.  

Ví dụ:

                             Họ là những người  dân ấp, dân lân, vì mến nghĩamà làm quân chiêu mộ. Là đội quân tự nguyện, tự

giác, chiến đấu dũng cảm, không hề run sợ trước súng đạn tối tân của kẻ thù(BVHS).  

  Dựa vào câu thứ nhất thứ nhất, ta có thể phục hồi chủ ngữ của câu thứ hai trong ví dụ trên như sau :  

            Họ là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm...  

  Cũng cần phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với kiểu câu mà cấu trúc chuẩn mực của nó không có chủ ngữ. Ðó là câu 

tồn tại, một kiểu cấu trúc đặc thù trong tiếng Việt. Kiểu câu này có nội dung thông báo sự tồn tại, xuất hiện hay biến 

mất của sự vật, hiện tượng, tính chất. Về mặt cấu trúc, đặc điểm của kiểu câu này là chỉ có vị ngữ hay trạng ngữ và vị

ngữ, trong đó, thành tố trung tâm của vị ngữ là các động từ biểu thị ý nghĩa tồn tại (có, còn, hết...), các động từ dùng 

với ý nghĩa trạng thái, hay các tính từ có ý nghĩa số lượng (đông, ít, vắng...). Và trạng ngữ, nếu có, là một danh ngữ

hay giới ngữ, có nội dung biểu thị phạm vi không gian, thời gian.  

Ví dụ:

                             (a) Bên cạnh chị Sứ, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác(BVHS).

http://tieulun.hopto.org                             (b) Có người rất sớm đã tìm được hướng đi đúng cho đời mình(NLPBCL, T.III).  

                             (c) Trong cuộc kháng chiến cứu nước, có những chiến sĩ lao mình lấp lỗ châu mai để cho đơn vị

mình tiến lên (NTG - VVHVN).  

                             (d) Bên đường, đứng chơ vơ một ngôi miếu cổ đen rêu(N.Ð.T).  

1.2. Câu sai thiếu vị ngữ : 

  Câu sai thiếu vị ngữ là kiểu câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị nội dung thuyết minh mà dựa vào văn 

cảnh, ta không thể xác định và khôi phục lại cấu trúc đầy đủ của nó. 

  Trong tổ chức nội bộ câu, vị ngữ là thành phần nêu lên nội dung thuyết minh về đối tượng được nói đến. Nội dung 

thuyết minh có thể là hành động, tính chất, trạng thái ... của đối tượng. Về từ loại, vị ngữ thường do động từ, tính từ

hay các ngữ tương đương đảm nhiệm. Như vậy, câu sai thiếu vị ngữ là kiểu câu sai mà hiện dạng của nó có thể thuộc 

ba trường hợp sau :  

            (1) Danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ).  

            (2) Danh từ / danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ), giới ngữ (có giá trị như trạng ngữ).  

            (3) Danh từ / danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ), danh ngữ (có giá trị như giải thích ngữ).  

Ví dụ:

                   (a) Tâm ngửng lên nhìn nét mặt hiền từ của bà Tư, rồi lại quay đi, hơi e thẹn. Vì nàng có tâm sự kín riêng. 

Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe. Những ngày phiên 

chợ Bằng, Tâm thường thấy người ấy ra hàng Tâm mua kim chỉ(T.L. - GÐM).  

                   (b) Sự xả thân vì đại nghĩa để chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc(BVHS).  

                   (c) Xuân Diệu, một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống(BVHS).  

                   (d) Việt Nam, đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt, những điệu hát câu hò 

thắm đượm tình quê(BVHS).  

                   (e) Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì 

đại nghĩa(BVHS).  

  Trong ví dụ (a), hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe  chỉ là một 

danh ngữ, chưa đủ tư cách là câu. Bởi lẽ, ta không thể hiểu được hình ảnh người con trai ấy như thế nào, ra sao. Câu 

(b) cũng vậy : mới chỉ là một danh ngữ. Câu (c) gồm một bút danh (Xuân Diệu), có giá trị như chủ ngữ, và một danh 

ngữ, có giá trị như giải thích ngữ. Ðọc câu này, ta không rõ Xuân Diệu như thế nào, ra sao. Câu (d) cũng tương tự

như ví dụ (c) : một danh từ riêng (Việt Nam) và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Ví dụ (e) gồm có một 

danh ngữ (Người nghĩa sĩ Cần Giuộc) và hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ chỉ cách thức. Tất cả các trường 

hợp nêu trên đều chưa phải là câu, bởi vì chúng đều không có thành phần nêu lên nội dung thuyết minh về đối tượng 

được đề cập đến.  

  Hiện tượng câu sai thiếu vị ngữ xuất hiện khá nhiều trong bài làm của học sinh, nhiều hơn kiểu câu sai thiếu chủ

ngữ, nhất là kiểu có hiện dạng giống như trường hợp (2), (3).  

  Thiếu vị ngữ tất nhiên làm cho câu không hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu sai kiểu này, ta 

không rõ đối tượng được nói đến như thế nào, ra sao.  

  Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến câu sai thiếu vị ngữ là do học sinh nhận thức mơ hồ, thiếu chính xác về tính hoàn 

chỉnh tương đối của câu, hay do học sinh nhầm lẫn các danh ngữ, giới ngữ (có giá trị như giải thích ngữ, trạng ngữ

đứng sau chủ ngữ ) với vị ngữ, từ đó, tưởng rằng câu đã hoàn chỉnh.

http://tieulun.hopto.org  Về cách sửa chữa kiểu lỗi sai này, nhìn chung có hai hướng : Thứ nhất là chuyển đổi cấu trúc có sẵn thành câu có 

chủ - vị hoàn chỉnh. Thứ hai là tạo thêm vị ngữ sao cho phù hợp với cấu trúc có sẵn. Chọn cách sửa chữa nào là tùy 

vào câu sai cụ thể.  

  Các câu sai vừa dẫn có thể sửa chữa như sau :  

Câu (a), sửa theo cách thứ hai :  

... Vì nàng có tâm sự kín riêng. Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe 

đang ám ảnh trong tâm trí của nàng...[1] .  

                   Câu (b), sửa theo hai cách :  

                   Vì đại nghĩa, nghĩa binh đã xả thân chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. 

           Hay :

                   Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc đã tạo nên nét đẹp hùng tráng ở người nghĩa binh nông 

dân.  

                   Câu (c), sửa theo cách thứ nhất :  

                   Xuân Diệu là một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống.  

                   Câu (d), sửa theo cách thứ nhất :  

                   Việt Nam là đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt và những điệu hát, câu hò 

thắúm đượm tình quê.  

                   Câu (e), sửa theo hai cách :  

                   Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu mến làng xóm, quê hương tha thiết, đã xả thân quên mình vì 

đại nghĩa.  

           Hay :  

                   Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu mến làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì 

đại nghĩa, đã chiến đấu quên mình khi đối mặt với quân thù.  

  Trừ câu (a), hai cách sửa chữa mà chúng tôi vừa áp dụng đối với các câu sai(b), (c), (d) và (e) mới chỉ là hai hướng 

sửa chữa chung đối với kiểu lỗi sai này. Bởi vì, sửa chữa như vậy vẫn tách rời câu sai với văn cảnh chứa chúng. Do 

đó, trước mỗi câu sai thiếu vị ngữ, ta áp dụng cách sửa chữa nào và sửa chữa như thế nào, điều đó cần phải được xem 

xét trong mối quan hệ về ngữ nghĩa - lô-gích với các câu lân cận trong đoạn văn.  

  Cũng cần lưu ý thêm, trước hiện tượng câu mà hiện dạng của nó chỉ là một danh ngữ, chúng ta cần phải cân nhắc, 

phân biệt giữa một bên là câu sai (như các câu (a), (b)) và một bên là kết quả của hiện tượng tỉnh lược (tỉnh lược chủ

ngữ và động từ trung tâm của vị ngữ), làm cho hiện dạng của  câuchỉ còn là một ngữ, có giá trị giải thích, thuyết minh 

cho câu trước.  

Ví dụ:

                   (a) Văn học thời kì này đã phản ánh được tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tinh thần chiến đấu, hy 

sinh dũng cảm của những người chiến sĩ ở ngoài mặt trận, của những người mẹ, người vợ ở hậu phương

(BVHS).  

                   (b) Nhưng giữa bao nhiêu tối tăm dày đặc ấy, ánh sáng vẫn ngời lên. Aïnh sáng của lòng thương người và 

yêu đời vô hạn (NL PBCL, T.III ).  

http://tieulun.hopto.org1.3. Câu thiếu kết cấu chủ - vị noöng cốt.

  Câu thiếu chủ - vị nòng cốt là kiểu lỗi ngữ pháp mà hiện dạng của câu chỉ là một hay vài thành phần phụ ngoài 

nòng cốt, và dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó. 

  Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt thường rơi vào câu đơn, và hiện dạng của kiểu lỗi câu sai này có thể quy về hai 

biểu hiện chính :  

            (1) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ)  

            (2) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ), danh ngữ (có chức năng như giải thích ngữ).  

  Ví dụ :  

                   (a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ

(BVHS).  

                   (b) Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân

(BVHS).  

                   (c) Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẻ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ

đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. (BVHS).  

                   (d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi 

liều ! (N.K.T - MÐLNNM).  

                   (e) Ở phòng khách và nơi nghỉ ngơi, được trang trí những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc 

những ô vải rộng. Phần nhiều mô tả cảnh mùa thu của những cánh rừng nhiệt đới(TNH 1993).  

          Hiện dạng của câu (a) là một giới ngữ có chứa tiểu cú. Giới ngữ này chỉ có giá trị là một trạng ngữ. Hiện dạng 

của câu (b) chỉ gồm hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ. Hiện dạng của câu (c) gồm một giới ngữ, có chức năng 

như trạng ngữ , và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Hiện dạng của câu (d) gồm một tổ hợp, có giá trị như

chuyển ngữ (thành phần phụ chuyển tiếp), và một danh ngữ, có giá trị như trạng ngữ. Hiện dạng của câu thứ nhất 

trong ví dụ (e) gồm một giới ngữ, có giá trị như trạng ngữ, và hai động ngữ, có giá trị như hai giải thích ngữ liên 

hoàn. Tất cả các câu văn trên đều không có kết cấu chủ - vị nòng cốt, kết cấu chủ vị ở bậc câu.  

  Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt xuất hiện khá phổ biến trong bài viết của học sinh, nhất là sai theo dạng (2) (kiểu 

lỗi này cũng xuất hiện không ít trên sách báo in ấn chính thức).  

  Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai này là do học sinh không nắm vững kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là về tính 

hoàn chỉnh của câu, dẫn đến sự lẫn lộn giữa các thành phần nòng cốt với các loại thành phần phụ ngoài nòng cốt. 

Cũng có trường hợp do sử dụng dấu chấm thiếu chính xác, học sinh mắc phải kiểu lỗi này.  

  Ví dụ :  

                   (f) Một lần, khi nghe bà Nghị gọi con gái là cái hai. Hắn đã cau mày trách vợ : Sao bà cứ gọi bằng lối 

xách mé như vậy ? Tôi đã dặn bà phải gọi nó bằng mợ...(BVHS).  

  Trong câu trên, vì học sinh sử dụng sai dấu chấm nên đã tách hai danh ngữ có giá trị như hai trạng ngữ khỏi kết cấu 

chủ - vị nòng cốt, làm cho chúng trở thành câu sai.  

  Ðối với lỗi kiểu sai này, nhìn chung có hai cách sửa chữa : tạo thêm kết câu chủ - vị dựa trên cấu trúc có sẵn hay 

chuyển đổi cấu trúc có sẵn của câu sai thành câu hoàn chỉnh.  

  Dưới đây là các câu sai đã được sửa chữa :  

                   (a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu một trăm năm đô hộ, người 

http://tieulun.hopto.orgnghĩa sĩ Cần Giuộc vốn là những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm chỉ biết côi cút làm ăn, toan lo nghèo 

khó.  

                   (b) Với tinh thần đoàn kết một lòng, nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm, xem thường mọi thứ vũ khí tối 

tân của giặc.  

                   (c) Ðể làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ - nông 

dân đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc, Nguyễn Ðình Chiểu đã khắc họa đậm nét tư thế hiên ngang của 

họ khi đối mặt với kẻ thù.  

                   (d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi 

liều, cậu đã không dám nghe theo / đã chối từ một cách hèn nhát.  

                   (e) Phòng khách  và nơi nghỉ ngơi được trang trí bằng những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc 

những ô vải rộng ...  

  Câu (a) được sửa chữa theo cách tạo thêm kết cấu chủ - vị nòng cốt dựa trên cấu trúc có sẵn của câu sai. Câu (b) 

được sửa chữa theo cách chuyển đổi cấu trúc của câu sai thành câu đúng, có bổ sung thêm vị ngữ thứ hai. Câu (c) 

được sửa theo cách tạo thêm kết cấu chủ - vị nòng cốt. Câu (d) cũng được sửa theo cách tương tự. Câu (e) được sửa 

theo cách chuyển đổi cấu trúc có sẵn thành câu đúng.  

  Cũng như đối với kiểu câu sai thiếu chủ ngữ và câu sai thiếu vị ngữ, khi sửa chữa câu sai thiếu kết cấu chủ - vị nòng 

cốt, chọn lựa cách sửa chữa nào là phải tùy vào câu sai cụ thể. Và khi tiến hành sửa chữa, nhất thiết phải xem xét mối 

quan hệ về ngữ nghĩa - lô-gích giữa câu sai với các câu lân cận trong đoạn văn để đảm bảo sự mạch lạc giữa các câu. 

  Riêng câu (f), chỉ cần thay dấu chấm băng dấu phẩy, ta sẽ có câu đúng :  

  Một lần, khi nghe bà Nghị gọi con gái là  cái Hai, hắn đã cau mày trách vợ ...   

1.4. Câu ghép phụ thuộc thiếu cú.

  Câu ghép phụ thuộc (qua lại) là loại câu ghép có hai cú (hai kết cấu chủ - vị nòng cốt) kết hợp với nhau theo quan hệ

phụ thuộc. Ðiều đó có nghĩa là, trong loại câu ghép này    , hai cú ràng buộc, nương dựa lẫn nhau, không thể tách rời 

nhau. Ðặc điểm đó cũng quy định, ở dạng chuẩn, loại câu ghép này phải có hai cú, có hiện dạng đầy đủ hay không 

đầy đủ, không kể thành phần phụ ngoài nòng cốt.  

  Trong câu ghép phụ thuộc, hai cú thường kết hợp với nhau bằng cặp liên từ hô ứng, hay một số cặp từ loại khác, lâm 

thời có chức năng liên kết hai cú. Nếu gọi L1 là liên từ thứ nhất , L2 là liên từ thứ hai, ta có mô hình cấu trúc tiêu 

biểu của câu ghép phụ thuộc ở dạng đầy đủ như sau :  

                                L

1

C

1

 - V

1

, L

2

 C

2

 - V

2

  Câu ghép phụ thuộc thiếu cú là kiểu lỗi sai mà hiện dạng của câu chỉ có cú thứ nhất : L1C1 - V1, hoàn toàn thiếu cú 

thứ hai, hay cú thứ hai chỉ có thành phần phụ ngoài noöng cốt. 

  Ví dụ :  

                   (a) Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát. Nguyễn Ðình 

Chiểu đã dùng ngòi bút sắc bén của mình làm vũ khí đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù , và hết lòng 

ca ngợi người nông dân dám quên mình vì nghĩa lớn(BVHS).  

                   (b) Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt, bị chúng hành hạ tra tấn dã man. Chị đã dùng phương tiện thông tin của 

giặc để báo cho anh em, đồng chí trong hang biết : Các đồng chí đừng nghe tụi nó nói láo, tôi không đầu 

hàng đâu... (BVHS).  

                   (c) Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám. Dù tâm hồn 

ông có lúc chán nản, hoài nghi, cô đơn. Ông đã có những đóng góp lớn cho nền thi ca Việt Nam giai đoạn 

http://tieulun.hopto.orgbấy giờ(BVHS).  

                   (d) Còn về bác Phúc, nếu bác có khuyết điểm dạo làm chủ nhiệm trước đây, mà chắc là có thôi !(N.K.T - 

MÐLNNM).  

  Trong ví dụ (a), câu thứ nhất chỉ gồm có trạng ngữ và một cú nêu lên nguyên nhân. Câu này chỉ có một cú. Câu thứ

nhất trong ví dụ (b) và câu thứ hai trong ví dụ (c) cũng chỉ có một cú, nêu lên điều kiện cực đoan. Trong ví dụ (d), 

cấu trúc câu gồm có một tổ hợp từ có giá trị chuyển tiếp (Còn về bác Phúc), một kết cấu chủ - vị nòng cốt nêu lên 

điều kiện, và một ngữ đoạn có giá trị như một chú thích ngữ (mà chắc là có thôi !).  

  Cũng có trường hợp hiện dạng của câu đầy đủ hai cú ; nhưng do học sinh dùng sai dấu chấm, hai cú bị tách rời, trở

thành câu sai :  

                   (e) Nguyễn Du thấy rõ xã hội phong kiến đầy dẫy bất công, oan trái. Nhưng vì ông không thể giải thích 

nỗi cuộc đời và không biết làm thế nào để thay đổi nó. Cho nên ông không tránh khỏi buồn phiền, bế tắc

(BVHS).  

  Câu ghép phụ thuộc thiếu cú xuất hiện khá nhiều trong bài làm của học sinh. Trong bài làm của sinh viên đại học, 

kiểu lỗi này vẫn xuất hiện rải rác. (Kiểu lỗi này cũng không hiếm trên sách báo in ấn chính thức, kể cả tác phẩm của 

các nhà văn chuyên nghiệp như chúng tôi đã dẫn ra).    

Ðối với câu ghép phụ thuộc thiếu cú, hướng sửa chữa chung là tạo thêm cú thứ hai (L2 C2 - V2) sao cho cú này 

tương hợp về ngữ nghĩa, lô-gích với cú thứ nhất đã có. Tất nhiên, khi sửa chữa từng câu cụ thể, một ặmt ta phải dựa 

vào cấu trúc và nội dung biểu đã của cú đã có ; mặt khác, nhất thiết phải xem xét đến mối quan hệ giữa câu được sửa 

chữa với các câu chung quanh. Và nếu thấy cần, chúng ta còn phải sửa chữa nhỏ những câu chung quanh như thêm 

bớt, thay đổi từ ngữ, để đảm bảo sự liên kết giữa các câu.  

  Các câu (a), (b), (c), (d) có thể sửa chữa như sau :  

                   (a) Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì nhu nhược, hèn nhát, nên triều đình nhà Nguyễn đã đầu 

hàng, kiï hòa ước với giặc. Trong tình hình đó, Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng ngòi bút sắc bén của mình làm 

vũ khí đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù và hết lòng ca ngợi những người nông dân dám quên mình 

vì nghĩa lớn.  

           Hay :  

                   Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát, nên đã đầu hàng, kí 

hòa ước với giặc. Trong tình hình đó, Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng ngòi bút sắc bén của mình làm vũ khí 

đấu tranh...  

  Lưu ý : Hai câu trên đều được sửa chữa bằng cách tạo thêm cú thứ hai (và tạo thêm trạng ngữ cho câu tiếp theo để

đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu). Chỗ khác nhau là : trong câu sửa chữa thứ nhất, chủ ngữ của cú thứ nhất 

bị tỉnh lược ; còn trong câu sửa chữa thứ hai, chủ ngữ của cú thứ hai bị tỉnh lược.  

                    (b) Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt , bị chúng tra tấn, hành hạ dã man, nhưng chị không hề khuất phục. Trái 

lại, chị còn dùng phương tiện thông tin của chúng để báo cho đồng chí, anh em trong hang biết : Các đồng 

chí...  

                    (c) Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong trào lưu thơ ca lãng mạn trước Cách mạng 

tháng Tám. Dù có lúc ông cảm thấy bi quan, hoài nghi, cô đơn, nhưng bản chất tâm hồn nhà thơ là yêu đời, 

thiết tha với cuộc sống... 

                    (d) Còn về bác Phúc, nếu bác có khuyết điểm dạo làm chủ nhiệm, mà chắc là có thôi, thì bác nên thành 

thật nhìn nhận.  

           Riêng đối với trường hợp sai do học sinh chấm câu sai, như câu (e), thì sửa chữa bằng cách thay dấu chấm 

bằng dấu phẩy để ghép hai cú lại thành một câu hoàn chỉnh :

http://tieulun.hopto.org                   (e) Nguyễn Du thấy rõ xã hội phong kiến đầy dẫy bất công, oan trái. Nhưng vì ông không thể giải thích 

nổi cuộc đời và không biết làm thế nào để thay đổi nó, cho nên  ông không tránh khỏi buồn phiền, bế tắc.  

  Cũng có thể sửa câu này theo cách khác :  bỏ L1 (vì) trong cú thứ nhất, giữ nguyên dấu chấm và cú thứ hai. Sửa như

vậy tức là ta biến cú thứ nhất thành câu đơn, còn cú thứ hai trở thành câu ghép qua lại bị tỉnh lược cú thứ nhất, hiện 

dạng chỉ còn cú thứ hai, và L2 (cho nên) trở thành phương tiện liên kết câu (phương tiện nối) :  

                   Nguyễn Du thấy rõ xã hội phong kiến đầy dẫy bất công, oan trái. Nhưng ông không thể giải thích nổi 

cuộc đời và không biết làm thế nào để thay đổi nó. Cho nên ông không tránh khỏi buồn phiền, bế tắc. 

  Ở đây, cũng cần phân biệt câu ghép phụ thuộc thiếu cú, một kiểu lỗi ngữ pháp, với câu ghép phụ thuộc có hiện dạng 

một cú, kết quả của việc tỉnh lược câu trong văn bản, một biến thể cấu trúc của câu ghép phụ thuộc, vẫn được xem là 

chuẩn mực. Như đã trình bày, cấu trúc của câu ghép phụ thuộc thiếu cú chỉ có cú thứ nhất (L1C1-V1). Trong khi đó, 

hiện dạng của câu ghép phụ thuộc tỉnh lược lại chỉ có cú thứ hai (L2C2-V2 ), cú thứ nhất xem như đã  lược bỏ.  

  Ví dụ :  

                   Ðối với đối tượng của mình, nói chung Nguyễn Khuyến ít có thái độ hằn học, mạt sát. Nhưng ông lại có ý 

thức rất rõ về cái thế hơn hẳn của mình về mặt nhân cách, đạo đức và về cả khoa danh nữa. Cho nên ông 

thường lấy tư cách của người đứng trên nhìn xuống, vừa đả kích, lại vừa thương hại (LSVHVN,T.IV A). 

  Trong ví dụ trên, câu thứ hai và câu thứ ba là hiện dạng còn lại của câu ghép phụ thuộc tỉnh lược cú thứ nhất. Dựa 

vào văn cảnh, ta có thể phục hồi lại dạng đầy đủ của hai câu này như sau :  

  Câu thứ hai :  

                   Mặc dù đối với đối tượng của mình, Nguyễn Khuyến ít có thái độ hằn học, mạt sát, nhưng ông lại có ý 

thức rất rõ về cái thế hơn hẳn của mình...  

  Câu thứ ba :  

                   Vì ông có ý thức rất rõ về cái thế hơn hẳn của mình về mặt nhân cách, đạo đức và cả khoa danh nữa, cho 

nên ông thường lấy tư cách của người đứng trên nhìn xuống, vừa đả kích, lại vừa thương hại.  

  Nhưng nếu viết đầy đủ như vậy thì câu sau sẽ lặp lại câu trước, trở nên dài dòng, không cần thiết. Vì lẽ đó, người viết đã không hiển ngôn hóa cú thứ nhất của hai câu, hiện dạng của hai câu chỉ còn cú thứ hai, và L2  (nhưng, cho nên) trở thành phương tiện nối câu.  

  Khi sửa chữa câu (f) theo cách thứ hai, thực chất là chúng ta đã vận dụng phép tỉnh lược như vừa trình bày.  

2. Câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp. 

  Khác với câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh, câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp, mặc dù không thiếu các thành phần nòng cốt (thậm chí còn thừa nữa), nhưng hiện dạng của câu có những ngữ đoạn kết hợp với nhau không đúng quy tắc ngữ pháp, nên trở thành lỗi sai.  

  Dựa vào tính chất, đặc điểm của hiện tượng sai, có thể chia loại lỗi này thành ba kiểu lỗi nhỏ :  

2.1. Câu đứt cấu trúc ngữ pháp. 

  Khi tham gia vào tổ chức nội bộ của câu, nhìn chung, các từ, ngữ phải đảm bảo mối quan hệ về ngữ pháp (và ngữnghĩa), dựa trên các quy tắc kết hợp có sẵn. Mối quan hệ qua lại đó trong tổ chức câu được xác lập bằng trật tự tuyến tính giữa các từ, ngữ, hay bằng từ công cụ, hai phương thức ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt.  

  Ðứt cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi sai mà hiện dạng câu có những ngữ đoạn rời rạc, mối quan hệ về mặt ngữ pháp (và ngữ nghĩa) giữa chúng với các ngữ đoạn khác không được xác lập rõ ràng, cụ thể. 

  Xem xét các ví dụ dưới đây :  

                   (a) Bài thơ trên chúng ta thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua các câu hỏi tu từ(BVHS).  

                   (b) Sự bóc lột hết sức tàn bạo dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp cộng với sự bóc lột của địa chủphong kiến, nhân dân ta vô cùng điêu đứng, khổ sở(BVHS).  

                   (c) Sự trói chặt của bóng đêm đáng sợ đó Xuân Diệu thấy cảnh vật chung quanh không còn tươi thắm, mà nó chỉ một màu đen ảm đạm(BVHS)  

                   (d) Tinh thần chiến đấu hi sinh dũng cảm của những người nghĩa sĩ họ luôn nêu cao khí thế tiến công, trang bị thô sơ, nghèo nàn(BVHS).  

  Trong ví dụ (a), mối quan hệ giữa danh ngữ bài thơ trênvới kết cấu chủ - vị đứng sau nó không được xác lập rõ ràng, cụ thể. Tương tự, trong câu (b), danh ngữ sự bóc lột hết sức tàn bạo dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp cộng với sự bóclột của địa chủ phong kiếnkhông có quan hệ rõ ràng, cụ thể với kết cấu chủ - vị nòng cốt về mặt ngữ pháp, do đó, chúng ta khó xác định được chức năng cú pháp của danh ngữ này. Trong câu (c), danh ngữ sự trói chặt của bóng đêm đáng sợ đólà ngữ đoạn bị đứt rời khỏi kết cấu trúc câu, đó là chưa kể đến lỗi từ ngữ. Câu(d), có hai ngữ đoạn bịđứt rời khỏi kết cấu chủ - vị ở giữa câu. Ngữ đoạn thứ nhất là danh ngữ tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người nghĩa sĩ , ngữ đoạn thứ hai là trang bị thô sơ, nghèo nàn. Mối quan hệ về mặt ngữ pháp giữa hai ngữ đoạn này với kết cấu chủ - vị không được xác lập một cách cụ thể bằng những phương tiện ngữ pháp cần thiết.  

  Hiện tượng đứt cấu trúc ngữ pháp xuất hiện khá nhiều trong bài viết của học sinh PTCS. Kiểu lỗi này xuất hiện 

tương đối ít trong bài viết của học sinh THPT, và chỉ tập trung trong bài viết của học sinh lớp 10. Trong bài viết của học sinh lớp 11 và lớp 12, thỉnh thoảng mới bắt gặp kiểu lỗi này. Bài có sai, thường không quá hai, ba lỗi.  

  Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học sinh suy nghĩ thiếu chặt chẽ, không nắm vững kiến thức cơ bản trong việc vận dụng các phương thức ngữ pháp để sắp xếp các ngữ đoạn, các thành phần câu theo trật tự thích hợp, và sử dụng chính xác các từ công cụ nhằm liên kết, xác lập mối quan hệ ngữ pháp qua lại giữa các ngữ đoạn trong câu.  

  Sửa chữa lỗi đứt cấu trúc ngữ pháp, hướng chung là nốicác ngữ đoạn bị đứt lại. Trước hết, chúng ta xem xét mối quan hệ tiềm ẩn giữa các ngữ đoạn trong câu để xác định ngữ đoạn bị đứt có khả năng làm thành phần gì. Trên cơ sởđó, chúng ta dùng từ công cụ để nốichúng với các thành phần khác, sao cho chức năng cú pháp của chúng được xác lập rõ ràng, cụ thể. Nếu trật tự của các ngữ đoạn bị đứt không phù hợp, chúng ta có thể vừa thay đổi trật tự, vừa sử dụng từ công cụ để nốichúng như trình bày.  

  Các câu  đứt cấu trúc đã dẫn có thể được sửa chữa như sau :  

                   (a) Trong bài thơ trên, chúng ta thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua các câu hỏi tu từ.  

                   (b) Dưới sự bóc lột hết sức tàn bạo, dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp và bọn địa chủ phong kiến, nhân dân ta vô cùng điêu đứng, khổ sở.  

                   (c) Trong sự bủa vây của bóng đêm đáng sợ đó, Xuân Diệu thấy cảnh vật chung quanh không còn tươi thắm nữa, mà tất cả đều khoác lên một màu ảm đạm.  

                   (d) Với tinh thần chiến đấu, hi sinh dũng cảm, người nghĩa sĩ luôn nêu cao khí thế tiến công, mặc dù vũ  khí, trang bị của họ hết sức thô sơ, lạc hậu.  

  Khi sửa chữa câu đứt cấu trúc ngữ pháp, cách thức và mức độ sửa chữa phải được áp dụng sao cho phù hợp với từng câu sai cụ thể. Ðồng thời, chúng ta cũng cần chú ý đến mối quan hệ giữa câu được sửa chữa với các câu chung quanh.

2.2. Câu chập cấu trúc ngữ pháp.

  Do sự quy định của quan hệ cú pháp, trong tổ chức nội bộ câu, mỗi từ, ngữ đều đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định : hoặc là làm thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, các loại thành phần phụ ngoài kết cấu chủ -vị nòng cốt), hoặc là làm thành tố trong cụm từ (chính tố, phụ tố), xét ở một bậc quan hệ cú pháp nào đó. Nếu câu có những từ, ngữ đồng thời đảm nhiệm hai chức năng cú pháp, xét ở một bậc quan hệ cú pháp, thì đó chính là lỗi chập cấu trúc ngữpháp.  

  Nói cách khác, chập cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi sai có biểu hiện ở cùng một bậc quan hệ cú pháp, từ, ngữ vừa đảm nhiệm chức năng này, xét trong mối quan hệ với ngữ đoạn trước nó, vừa đảm nhiệm chức năng khác, xét trong mối quan hệ với ngữ đoạn sau nó. 

  Xem xét vài ví dụ dưới đây :  

                   (a) Ðó là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ(BVHS).  

                   (b) Tác giả đã cho chúng ta thấy nỗi khổ nhục của mẹ con người ăn mày không dám nhìn ai mà chỉ biết cúi đầu tủi hổ cho số phận mình. (BVHS).  

                   (c) Trong tác phẩm Tắt đèncũng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến.(BVHS).  

  Trong câu (a), Vũ Trọng Phụng, xét trong mối quan hệ với danh ngữ một thành công lớn, là định tố biểu thị ý nghĩa sở thuộc. Nhưng xét trong mối quan hệ với động ngữ đã xây dựng nên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ,Vũ Trọng 

Phụng lại có chức năng như chủ ngữ. Ðây chính là hiện tượng chập cấu trúc ngữ pháp. Trong câu (b) mẹ con người ăn mày là định tố, xét trong mối quan hệ với danh ngữ  nỗi khổ nhục. Nhưng xét trong mối quan hệ với hai động ngữkhông dám nhìn aivà chỉ biết cúi đầu tủi hổ cho số phận mình, mẹ con người ăn mày lại có chức năng như chủ ngữ. 

Như vậy, danh ngữ mẹ con người ăn mày là ngữ đoạn bị chập. Trong câu (c), tác phẩm Tắt đèn có giá trị như một trạng ngữ, xét trong mối quan hệ với giới từ trong. Nhưng danh ngữ này lại có chức năng như chủ ngữ, xét trong mối quan hệ với động ngữ cũng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam..... Danh ngữ tác phẩm  

Tắt đèn là ngữ đoạn bị chập.  

  Chập cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi khá phổ biến trong bài viết của học sinh. Kiểu lỗi này xuất hiện nhiều hơn lỗi đứt cấu trúc ngữ pháp. Có hơn 30% bài viết của học sinh mà chúng tôi đã khảo sát mắc kiểu lỗi này. Bài sai ít là một, hai lỗi. Bài sai nhiều lên đến bốn, năm lỗi (kiểu lỗi này cũng xuất hiện rải rác trên sách báo in ấn chính thức).  

  Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng chập cấu trúc ngữ pháp là do tư duy của học sinh thiếu mạch lạc. Thêm 

vào đó là sự non yếu về kiến thức ngữ pháp, cụ thể là những hiểu biết về các thành phần, thành tố trong cấu trúc câu  tiếng Việt và mối quan hệ ràng buộc qua lại giữa chúng về mặt cú pháp.  

  Chập cấu trúc ngữ pháp là một trong những nguyên nhân làm cho câu văn lủng củng, mối quan hệ về mặt ngữ pháp (và ngữ nghĩa) giữa các thành phần, thành tố nhập nhằng, thiếu phân minh.  

  Dựa vào chức năng cú pháp của ngữ đoạn bị chập, có thể chia lỗi chập cấu trúc ngữ pháp thành các kiểu lỗi nhỏ như sau :  

                      Chập trạng ngữ với chủ ngữ :

  Ðây là hiện tượng danh từ / danh ngữ vừa có giá trị như là trạng ngữ, xét trong mối quan hệ với giới từ đứng trước, lại vừa có giá trị như là chủ ngữ, xét trong mối quan hệ với ngữ động từ hay ngữ tính từ đứng sau[1].  

  Ví dụ :  

                   (a) Qua bài thơ Tiếng rucủa Tố hữu đã để lại trong lòng ta một ấn tượng sâu sắc(BVHS).  

                   (b) Qua thơ văn yêu nước giai đoạn này đã làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. (BVHS).  

                   (c) Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã cho ta thấy vẻ đẹp hào hùng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp (BVHS).  

                   (d) Qua bài thơ Sở kiến hànhđã lên án gay gắt bản chất thối nát của chế độ phong kiến. (BVHS).  

                   (e) Với bút pháp sắcxảo đã tạo cho người đọc thấy được sự lố lăng của xã hội đương thời.(BVHS).  

  Chập trạng ngữ với chủ ngữ là kiểu lỗi phổ biến nhất trong các kiểu lỗi chập cấu trúc ngữ pháp.  

          Có ba cách sửa chữa kiểu lỗi sai này :  

  Cách thứ nhất : Triệt tiêu chức năng trạng ngữ của danh từ /danh ngữ bị chập bằng cách bỏ giới từ đầu câu, làm cho danh từ /danh ngữ bị chập chỉ còn giữ chức năng chủ ngữ. Tất nhiên, chúng ta chỉ áp dụng cách này khi nghĩa của câu cho phép, chẳng hạn như năm câu vừa dẫn :  

                   (a) Bài thơ Tiếng rucủa Tố Hữu đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc.  

                   (b) Thơ văn yêu nước giai đoạn này  đã làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.  

                   (c) Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũngü đã cho ta thấy vẻ đẹp hào hùng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.  

                   (d) Bài thơ Sở kiến hành đã lên án gay gắt bản chất thối nát của chế độ phong kiến.  

                   (e) Bút pháp sắc sảo (của tác giả) đã giúp cho người đọc thấy được sự lố lăng của xã hội đương thời.  

  Cách thứ hai : Tách danh ngữ bị chập thành hai thành phần ngữ pháp khác nhau : trạng ngữ và chủ ngữ, nếu nhưdanh ngữ bị chập có định tố biểu thị quan hệ sở thuộc và nghĩa của câu cho phép. Thao tác cụ thể là bỏ giới từ của, thay vào đó bằng dấu phẩy. Chẳng hạn như đối với câu (a), (c) đã dẫn :  

                   (a) Qua bài thơ Tiếng ru, Tố Hữu đã để lại trong lòng ta một ấn tượng sâu sắc.  

                   (c) Qua bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp hào hùng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.  

  Cách thứ ba : Triệt tiêu chức năng chủ ngữ của ngữ đoạn bị chập bằng cách đặt dấu phẩy sau nó, và dựa vào văn cảnh, tạo chủ ngữ khác cho câu. Cách này áp dụng đối với trường hợp danh ngữ bị chập không có định tố biểu thị ý nghĩa sở thuộc. Chẳng hạn như đối với các câu (b), (d), (e) :  

                   (b) Qua thơ văn yêu nước giai đoạn này, các tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.  

                   (d) Qua bài thơ Sở kiến hành, Nguyễn Du đã lên án gay gắt bản chất thối nát của chế độ phong kiến.  

                   (e) Với bút pháp sắc sảo, tác giả (nhà văn) đã giúp cho người đọc thấy được sự lố lăng của xã hội đương thời.  

                      Chập định tố với chủ ngữ :

  Ðây là hiện tượng danh từ / danh ngữ vừa có chức năng như định tố, xét trong mối quan hệ với danh từ / danh ngữ đứng trước, lại vừa có chức năng như chủ ngữ, xét trong mối quan hệ với động ngữ hay tính ngữ đứng sau.  

  Ví dụ :  

                   (a) Ðó là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng đã dựng lên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ.(BVHS).  

                  (b) Tác giả đã cho chúng ta thấy nỗi khổ nhục của mẹ con người ăn mày không dám nhìn ai mà chỉ biết cúi đầu tủi hổ cho số phận mình.(BVHS).  

                   (c) Bài thơ là tiếng nói chân tình của tác giả kêu gọi mọi người phải biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. (BVHS).  

                   (d) Cái công việcnuôi già dạy trẻ kia đâu có phải là những công việc làm đổ mồ hôi sôi nước mắtcủa những người phụ nữ trong ca dao đã phải gánh chịu bao nhiêu tầng áp bức mà còn phải đã gánh theo chồng lại gánh theo con. (LSVHVN, T.III)  

                   (e) Trong truyện ngắnChí phèo , Nam Cao đã vạch trần tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến là thủ phạm đã biến Chí Phèo từ một anh nông dân hiền lành, chất phác thành một tên lưu manh mất hết tính người. (BVHS).  

                   (f) Nguyễn Công Hoan không nên khai thác những chi tiết như mẹ ăn thịt con (dầu có thực trong cuộc sống), bởi chưa chắc nó đã làm cho người đọc căm ghét lũ thực dân chính là tội phạm gây ra nạn đói khủng khiếp, mà chỉ làm cho người đọc thấy ghê sợ. (TGVXVNHÐ).  

  Chập định tố với chủ ngữ là kiểu lỗi tuy không phổ biến bằng chập trạng ngữ với chủ ngữ, nhưng cũng cần được lưu ý. Bởi vì kiểu lỗi này xuất hiện rải rác trong nhiều bài viết của học sinh. Bài viết của sinh viên đại học cũng không hiếm kiểu lỗi sai này . Sách báo in ấn chính thức cũng vậy.  

  Có ba cách sửa lỗi chập định tố với chủ ngữ, tùy vào từng hiện tượng sai cụ thể.  

  Cách thứ nhất : Triệt tiêu chức năng chủ ngữ của danh từ / danh ngữ bị chập bằng cách đặt dấu phẩy sau nó và tạo ra chủ ngữ cho động từ, tính từ hay ngữ tương đương đứng sau bằng cách lặp từ ngữ, dùng từ đồng nghĩa lâm thời hay dùng đại từ để thay thế. Sửa theo cách này là tách câu sai thành nhiều cú đẳng lập.  

          Các câu (a), (b), (c) có thể sửa chữa theo cách vừa nêu :  

                   (a) Ðó là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng, ông (nhà văn, tác giả) đã dựng lên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ.  

                   (b) Tác giả đã cho chúng ta thấy nỗi khổ nhục của mẹ con người ăn mày, họ không dám nhìn ai, mà chỉbiết cúi đầu tủi hổ cho số phận của mình.  

                   (c) Bài thơ là tiếng nói chân thành của tácgiả, nhà thơ kêu gọi mọi người phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.  

  Cách thứ hai : Tiến hành tương tự cách thứ nhất. Nhưng thay vì dùng dấu phẩy để tách câu sai thành nhiều cú, chúng ta dùng dấu kết thúc câu thích hợp, tách câu sai thành nhiều câu liên kết.  

  Các câu (a), (b), (c), (d) có thể sửa chữa theo cách này :  

                   (a) Ðó là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng. Ông (nhà văn, tác giả) đã dựng lên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ.  

                   (b) Tác giả cho chúng ta thấy nổi khổ nhục của mẹ con người ăn mày. Họ không dám nhìn ai, mà chỉ biết cúi đầu tủi hổ cho số phận của mình.  

                   (c) Bài thơ là tiếng nói chân tình của tác giả. Tác giả (nhà thơ) kêu gọi mọi người phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.  

                   (d) Cái công việc nuôi già dạy trẻkia đâu có phải là những công việc làm đổ mồ hôi sôi nước mắtcủa những người phụ nữ trong ca dao?Họ đã gánh chịu bao nhiêu tầng áp bức mà còn phảiđã gánh theo chồng lại gánh theo con.  

 Cách thứ ba:  Áp dụng trong trường hợp sau ngữ đoạn bị chập là động từ là, có bổ tố đứng sau là danh ngữ. Tiến hành theo cách này, ta loại bỏ động từ là, thay vào đó bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu hai chấm, nhằm triệt tiêu chức năng chủ ngữ của ngữ đoạn bị chập và biến danh ngữ, vốn là bổ tố của là, thành giải thích ngữ.  

  Câu (e) và (f) có thể sửa chữ theo cách này :  

                   (e) Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã vạch trần tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến, thủ phạm đã biến Chí Phèo từ một anh nông dân hiền lành, chất phác thành một tên lưu manh mất hết tính người.  

                   (f) Nguyễn Công Hoan không nên khai thác những chi tiết như mẹ ăn thịt con (dầu có thực trong cuộc sống), bởi chưa chắc nó đã làm cho người đọc căm ghét lũ thực dân, tội phạm gây ra nạn đói khủng khiếp, mà chỉ làm cho người đọc thấy ghê sợ.  

   

                      Chập bổ tố với chủ ngữ :

  Chập bổ tố với chủ ngữ là hiện tượng danh từ / danh ngữ vừa có chức năng như bổ tố đối với động từ, tính từ hay ngữ tương đương đứng trước, lại vừa có chức năng như chủ ngữ đối với động từ, tính từ hay ngữ tương đương đứng sau, xét ở cùng một bậc quan hệ cú pháp.  

  Ví dụ :  

                   (a) Nguyễn Du thông cảm sâu sắc đối với mẹ con người ăn mày đã gánh chịu bao đau khổ, mà thủ phạm chính là bọn phong kiến thống trị đã không đảm bảo được cuộc sống ấm no cho người dân lương thiện.(BVHS).  

                   (b) Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện Chí Phèolà câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người.(BVHS).  

                   (c) Tâm trạng chủ yếu của nhà thơ là lòng yêu tuổi xuân, khát vọng sống mãnh liệt được thể hiện nổi bật qua bài thơ Vội vàng. (BVHS).  

                   (d) Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Du đã khắc họa đậm nét nhân vật Từ Hải có vóc dáng phi thường, có khí phách hiên ngang, quen thói vẫy vùng ngang dọc giữa chốn giang hồ. (BVHS).  

  Trong câu (a), danh ngữ mẹ con người ăn mày vừa có giá trị như bổ tố của thông cảm sâu sắc, lại vừa có giá trị nhưchủ ngữ đối với động ngữ đã phải gánh chịu bao đau khổ. Cũng trong câu này, danh ngữ bọn phong kiến thống trịvừa có giá trị như bổ tố của là, lại vừa có giá trị như chủ ngữ đối với động ngữ đã không đảm bảo được sống ấm no cho người dân lương thiện.Trong câu (b), danh ngữ truyện Chí Phèo là ngữ đoạn bị chập : nó vừa có chức năng như bổ tố của là,  lại vừa có chức năng như chủ ngữ đối với ngữ đoạn là câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người. Trong câu (c), hai danh ngữ lòng yêu tuổi xuân, khát vọng sống mãnh liệt là hai danh ngữ bị chập : chúng vừa có chức năng như bổ tố ngữ đối với là, lại vừa có chức năng như chủ ngữ đối với động ngữ được thể hiện nổi bật qua bài thơ Vội vàng.Trong câu (d) , danh ngữ nhân vật Từ Hải vừa có chức năng như bổ tố của khắc họa đậm nét, lại vừa có chức năng như chủ ngữ, xét trong mối quan hệ với các động ngữ có vóc dáng phi thường, có khí phách hiên ngang, quen thói vẫy vùng ngang dọc. Như vậy, danh ngữ nhân vật Từ Hảilà ngữđoạn bị chập.  

  Trong bài viết của học sinh mà chúng tôi đã khảo sát, hiện tượng chập bổ tố với chủ ngữ xuất hiện không phổ biến lắm. Tỉ lệ kiểu lỗi này tương đương với lỗi chập định tố với chủ ngữ.  

  Có ba cách sửa chữa kiểu lỗi chập bổ tố với chủ ngữ, tùy vào hiện tượng sai cụ thể.  

  Cách thư nhất :  Triệt tiêu chức năng chủ ngữ của ngữ đoạn bị chập bằng cách đặt dấu phẩy sau nó và tạo chủ ngữcho động ngữ đứng sau bằng cách lặp từ ngữ, dùng từ đồng nghĩa lâm thời hay dùng đại từ thay thế. Sửa như vậy là tách câu sai thành nhiều cú đẳng lập  

 Tất cả bốn câu vừa dẫn đều có thể sửa chữa theo cách này :  

                   (a) Nguyễn Du thông cảm sâu sắc đối với mẹ con người ăn mày, họ đã phải gánh chịu bao đau khổ, mà thủ phạm chính là bọn phong kiến thống trị, bọn chúng đã không đảm bảo được cuộc sống ấm no cho người dân.  

                   (b) Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện Chí Phèo, đó  là câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người.  

                   (c) Tâm trạng chủ yếu của nhà thơ là lòng yêu tuổi xuân và khát vọng sống mãnh liệt, tâm trạng ấy được thể hiện nổi bật qua bài thơ Vội vàng.  

                   (d) Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Du đã khắc họa đậm nét nhân vật Từ Hải, Từ Hải có vóc dáng phi thường, có khí phách hiên ngang, quen thói vẫy vùng ngang dọc giữa chốn giang hồ.  

  Vì sửa theo cách thứ nhất là tách câu ra thành nhiều cú, nên kết quả thu được thường là những câu dài dòng, luộm thuộm. Do đó, ta nên sửa theo cách thứ hai.  

  Cách thứ hai : Tiến hành giống như cách thứ nhất. Nhưng thay vì dùng dấu phẩy, ta dùng dấu chấm tách câu được sửa ra thành nhiều câu liên kết.  

  Các câu (a), (b), (c) (d) có thể sửa chữa theo cách vừa nêu :  

                   (a) Nguyễn Du đã cảm thông sâu sắc đối với mẹ con người ăn mày. Họ đã phải gánh chịu bao đau khổ, mà thủ phạm chính là bọn phong kiến thống trị. Bọn chúng đã không đảm bảo được cuộc sống ấm no cho người dân.  

                   (b) Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện Chí Phèo. Ðó là câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người.  

                   (c) Tâm trạng chủ yếu của nhà thơ là lòng yêu tuổi xuân và khát vọng sống mãnh liệt. Tâm trạng ấy được thể hiện nổi bật qua bài thơ Vội vàng.  

                    (d) Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Du đã khắc họa đậm nét nhân vật Từ Hải. Từ Hải có vóc dáng phi thường, có khí phách hiên ngang, quen thói vẫy vùng ngang dọc giữa chốn giang hồ.  

  Cách thứ ba : Áp dụng đối với trường hợp ngữ đoạn bị chập đứng trước động từ là, và sau nó là danh từ / danh ngữ, làm bổ tố. Tiến hành theo cách sửa chữa này, ta loại bỏ là, thay thế nó bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu hai chấm, nhằm triệt tiêu chức năng chủ ngữ của ngữ đoạn bị chập và biến danh từ / danh ngữ, vốn làm bổ tố của là, thành giải thích ngữ.  

  Câu (b) , có thể được sửa chữa theo cách này :  

(b) Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện Chí Phèo - câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người.  

  Cách thứ tư : Nếu cấu trúc và nghĩa của câu cho phép, ta triệt tiêu chức năng chủ ngữ của ngữ đoạn bị chập bằng cách đặt dấu phẩy sau nó, động ngữ đứng sau ngữ đoạn bị chập sẽ trở thành vị ngữ của một cú mà chủ ngữ xem nhưkhông được hiển ngôn hóa - một hiện tượng cô đúc cú pháp (syntactic condensation).  

  Các câu (b), (c) có thể sửa theo cách này :  

                   (b) Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện Chí Phèo, là câu chuyện đáng thương về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người. 

                   (c) Tâm trạng chủ yếu của nhà thơ là lòng yêu tuổi xuân và khát vọng sống mãnh liệt, được thể hiện nổi bật qua bài thơ Vội vàng.

 Về cấu trúc nghĩa, cấu trúc chiều sâu, hai câu trên phải được hiểu như sau :  

  Câu (b) :  

Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện Chí Phèo, ì truyện Chí Phèolà câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người.  

  Câu (c) :  

Tâm trạng chủ yếu của nhà thơ là lòng yêu tuổi xuân và khát vọng sống mãnh liệt, lòng yêu tuổi xuân và khát vọng sống mãnh liệt ấy được thể hiện nổi bật qua bài thơ Vội vàng.  

2.3. Câu rối cấu trúc ngữ pháp. 

  Rối cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi câu sai ngữ pháp mà hiện dạng của nó có những ngữ đoạn đan chéo vào nhau một cách rối rắm, sai quy tắc kết hợp, làm cho quan hệ cú pháp và chức năng cú pháp của chúng lệch lạc, thiếu phân minh. 

  Ví dụ :  

                   (a) Ðừng tưởng rằng bàn đá chông chênh là bàn đá kê không vững thì chỉ đúng là một phần thôi, mà còn là cái khó khăn của cách mạng buổi đầu. (BVHS).  

                   (b) Lúc bọn thằng Xâm bắt chị đứng trước máy để kêu gọi anh em trong hang ra hàng, nhưng chị đã 

không nói gì về hoạt động của đồng đội. (BVHS).  

                   (c) Như đôi tay ông, với những ngón to, đầu tù, thô tháp nhưng đấy là đôi tay vàng. (N.K.T - MÐLNNM).

                   (d) Nhưng điều đáng quý hơn cả là trong người Từ Hải luôn tiềm tàng khát vọng cháy bỏng, nhưng quý hơn là cùng với tự do của mình đem đêïn tự do cho người khác, biết tôn trọng giá trị của người khác, chứng tỏ Từ Hải rất hiểu tư cách và tính tình của Kiều. (BVHS). 

                   (e) Trong xã hội đối với con người quan hệ giữa cái nết và cái đẹp đối với người phụ nữ phải có cái nết thật thà hiền lành và cái đẹp xấu xa độc ác. (BVHS)  

                   (f) Qua bài thơ Sở kiến hànhkhi đọc qua chúng ta nhận thấy có hai điểm đối lập thể hiện qua hai nhóm ba mẹ con người ăn mày, đói rách, khổ sở, đối lập với bọn quan lại giàu có, sung sướng, no đủ và phí của, đây  chính là giá trị tố cáo chế độ phong kiến đương thời và lên tiếng kêu thương và bênh vực cho mẹ con người ăn mày. (BVHS).  

                   (g) Nguyễn Du không những cảm thông cho những  số phận của những cô gái lầu xanh, những  người tôi tớ, mà tình thương của tác giả còn là thông cảm cho những người tha phương cầu thực sống không nhà không cửa, ăn đói mặc rét phải chịu muôn đắng ngàn cay mà xã hội thối nát dành cho họ như vậy, nhưng tấm lòng nhân đạo thương người của tác giả đối với những con người tha phương cầu thực sống cảnh ăn đói mặc rét như vậy mà tác giả ở đây còn tố cáo cái xấu xa kiêu căng tàn bạo của xã hội phong kiến ăn sung mặc sướng có kẻ hầu người hạ mà làm ngơ trước nỗi khổ cực của người dân, thản nhiên ngồi mâm cổ.  (BVHS).  

  Có thể chia lỗi rối cấu trúc thành hai kiểu lỗi nhỏ, dựa vào mức độ rối : rối cấu trúc nhẹ và rối cấu trúc nặng.  

  Rối cấu trúc nhẹ :  

  Rối cấu trúc nhẹ là kiểu lỗi câu rối, về cơ bản, có các thành phần, thành tố tương đối chuẩn mực, chấp nhận được. Nhưng bên cạnh đó, câu lại có những yếu tố, đặc biệt là các từ công cụ mở đầu các ngữ đoạn, bị kết hợp sai quy tắc ngữ pháp, tạo thành những nút rối. Các câu (a), (b), (c), thuộc trường hợp này.

  Rối cấu trúc nặng :

Rối cấu trúc nặng là kiểu lỗi câu rối, trong đó, đa số các ngữ đoạn đều bị kết hợp chồng chéo, rối rắm, sai quy tắc ngữ pháp, do đó, khó mà xác định một cách rõ ràng, phân minh chức năng cú pháp của chúng. Các câu (d), (e), 

(f), (g) thuộc trường hợp này.  

  Trong bài viết của học sinh THPT, lỗi rối cấu trúc ngữ pháp xuất hiện không phổ biến lắm. Bài có sai, thường không quá hai, ba lỗi, và đa số thuộc kiểu lỗi rối nhẹ. Trong bài viết học sinh THCS, lỗi rối cấu trúc ngữ pháp xuất hiện tương đối phổ biến. Có nhiều bài viết đầy dẫy kiểu lỗi này.  

  Rối cấu trúc ngữ pháp là một trong những kiểu lỗi ngữ pháp cần được lưu ý đến nhất. Bởi vì kiểu lỗi ngữ pháp này phản ánh rõ sự yếu kém về năng lực diễn đạt của học sinh.  

  Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi rối cấu trúc ngữ pháp là sự yếu kém về năng lực tư duy và kiến thức ngữ pháp, cụ thể là kiến thức về cấu trúc câu, về quan hệ cú pháp và các kiểu quan hệ cú pháp, về các phương thức và phương tiện ngữ pháp... Thêm vào đó là lối viết theo bản năng, nghĩa là nghĩ thế nào, viết thế ấy, lắp ghép từ ngữ một cách quàng xiên, thiên thẹo, thiếu ý thức phân định câu cũng như phân định các thành phần, thành tố trong tổ chức nội bộ của từng câu... Và kết quả thu được là những chuỗi từ ngữ hỗn độn, chứ thật sự không phải là câu với ý nghĩa đúng đắn của nó. Các trường hợp rối nặng vừa dẫn phản ảnh rõ điều đó.  

  Sửa chữa lỗi rối cấu trúc ngữ pháp, phải tùy vào mức độ rối và hiện tượng rối cụ thể.  

            Ðối với câu rối cấu trúc nhẹ :  

  Như đã nói, trừ một vài nút rối, câu rối cấu trúc nhẹ có những thành phần, thành tố tương đối chuẩn mực, chấp nhận được. Do đó, khi sửa chữa câu rối thuộc kiểu này, cách thức chủ yếu là tháo gỡcác nút rối. Cụ thể là điều chỉnh, thay thế các yếu tố bị kết hợp sai quy tắc, phản ánh sai quan hệ cú pháp. Nếu câu sai có những ngữ đoạn thiếu chính xác về ý nghĩa hay trật tự, ta cũng cần phải sửa chữa , thay đổi cách diễn đạt sao cho câu đảm bảo chuẩn mực về cả hai mặt : cấu trúc và ý nghĩa.  

  Các câu (a), (b), (c) có thể được sửa chữa như sau :  

                   (a) Nếu cho  rằng (hình ảnh) bàn đá chông chênhlà bàn đá kê không vững, thì chỉ đúng một phần thôi. 

Hình ảnh đó còn nói lên tình thế khó khăn của cách mạng thời kì đầu.  

                   (b) Lúc bọn thằng Xâm bắt chị (Sứ) đứng trước máy để kêu gọi anh em ra hàng, chị đã dùng chính phương tiện thông tin của chúng động viên anh em và thông báo tình hình bên ngoài cho anh em trong hang biết.  

                   (c) Ðôi tay ông, tuy ngón to, đầu tù, thô tháp,nhưng đấy là đôi tay vàng.  

            Ðối với câu rối cấu trúc nặng :

          Sửa chữa câu rối cấu trúc nặng, trước hết cần xác định lại nội dung cơ bản mà học sinh muốn biểu đạt. Trên cơsở đó, xét xem những ngữ đoạn, những yếu tố nào trong cấu trúc câu bị rối, phản ánh sai quan hệ cú pháp hay lệch lạc về nội dung biểu đạt. Tiếp theo là tách các ngữ đoạn ra và định hướng chức năng cú pháp của chúng : Ngữ đoạn nào có thể làm thành phần nòng cốt ? Ngữ đoạn nào làm thành phần phụ ? Ngữ đoạn nào là cú chính ? Ngữ đoạn nào là cú phụ ? ... Cuối cùng, ta vận dụng các phương thức ngữ pháp sắp xếp, liên kết các ngữ đoạn lại thành câu chuẩn mực. Khi tổ chức lại câu, cần lưu ý : Các yếu tố phản ánh sai quan hệ cú pháp, phải thay thế bằng yếu tố khác. Các ngữ đoạn trùng lặp về nội dung biểu đạt hay có nội dung biểu đạt quá vụng về, không có giá trị thông tin, phải loại bỏ. Trong trường hợp câu sai có cấu trúc quá dài, có nội dung phức tạp, ta nên tách ra thành nhiều câu liên kết. Cũng cần lưu ý thêm rằng, những câu rối cấu trúc, đồng thời có nội dung biểu đạt quá vụng về, ngô nghê, lệch lạc, chẳng hạn như câu (e) đã dẫn, chúng ta không nhất thiết phải sửa chữa.  

  Sau đây, chúng ta thử áp dụng cách sửa chữa vừa nêu đối với các câu (d), (f) và (g).  

  Câu (d):  

  Dựa vào cấu trúc có sẵn của câu, ta thấy học sinh muốn thể hiện ba nội dung chính :  

  - Khát vọng tự do ở Từ Hải, tự do của bản thân mình và tự do của người khác. 

  - Ý thức tôn trọng giá trị và nhân phẩm của người khác ở Từ Hải. 

  - Sự hiểu biết của Từ Hải về tư cách, phẩm chất của Thúy Kiều. 

  Nhưng để diễn đạt ba nội dung đó, cấu trúc của câu có những ngữ đoạn rối rắm, chồng chéo lên nhau, và vài từ dùng sai, làm cho các ngữ đoạn không lô-gích với nhau về ý nghĩa. Cụ thể là :  

            - Nhưng điều đáng quý hơn cả là trong người Từ Hải / nhưng quý hơn là cùng với tự do của mình. 

  Hai ngữ đoạn này chồng chéo lên nhau về chức năng và phần lớn nội dung biểu đạt. Phải loại bỏ một trong hai ngữ đoạn.  

            - biết tôn trọng giá trị của người khác, chứng tỏ Từ Hải rất hiểu tư cách và tính tình của Kiều. 

  Ðộng từ chứng tỏlàm cho ngữ đoạn này thiếu lô-gích về nghĩa. Do đó, có thể loại bỏ nội dung biểu đạt thứ ba, thể hiện bởi động ngữ chứng tỏ Từ Hải, hay thay bằng nội dung khác.  

  Câu (c) có thể được tổ chức lại như sau :  

Nhưng điểm nổi bật ở con người Từ Hải là khát vọng tự do cháy bỏng, tự do của bản thân mình và tựdo của người khác, cùng với ý thức tôn trọng giá trị, nhân phẩm.  

  Và có thể viết thêm một câu, thay cho động ngữ đã bị loại bỏ :  

Chính khát vọng và ý thức ấy đã thúc đẩy Từ Hải ra tay cứu Kiều thoát khỏi cảnh lầu xanh nhơ nhuốc, đưa Kiều lên địa vị một phu nhân.  

  Câu (f) :  

  Câu (f) có hai nội dung cơ bản, quan hệ chặt chẽ với nhau :  

  - Hai cảnh đời (hình ảnh) trái ngược nhau trong bài thơ Sở kiến hành: bốn mẹ con người ăn mày đói khổ, rách rưới  và bọn quan lại no say, xa hoa, lãng phí. 

          - Tiếng nói tố cáo và thái độ đồng cảm, bênh vực của tác giả toát lên từ hai cảnh đời trái ngược với nhau.  

  Nhưng cấu trúc câu có nhiều ngữ đoạn rối rắm, chồng chéo lên nhau, vi phạm quy tắc kết hợp về mặt ngữ pháp. Cụ

thể là :  

            - Qua bài thơ Sở kiến hành / khi đọc qua.  

  Hai ngữ đoạn này chồng chéo lên nhau về chức năng cú pháp và nội dung biểu đạt.  

            -có hai điểm đối lập.../ đối lập với.  

  Hai ngữ đoạn này chồng chéo lên nhau, đó là chưa kể đến một số từ ngữ dùng chưa hay, thiếu chính xác : điểm, nhóm, no đủ, phí của.  

            - đây chính là giá trị tố cáo /  và lên tiếng kêu thương và bênh vực họ.  

  Hai ngữ đoạn này không lô-gích với nhau. Bởi vì đây- đại từ, thay thế cho hai hình ảnh đối lập - chỉ có thể mang ý nghĩa tố cáo, chớ không thể lên tiếng kêu thương và bênh vựcđược.

  Câu (f) có thể được tách ra thành các ngữ đoạn với chức năng cú pháp dự kiến như sau :  

            - Qua bài thơ Sở Kiến Hành/ khi đọc qua :  

  Một trong hai ngữ đoạn có thể làm trạng ngữ.  

            - chúng ta nhận thấy có hai điểm đối lập nhau.  

  Ngữ đoạn này làm kết cấu chủ - vị nòng cốt thứ nhất, sau khi loại bỏ yếu tố thừa thãi, chồng chéo lên nhau, và thay thế các từ, ngữ thiếu chính xác.  

            - ... thể hiện qua ... no đủ và phí của:  

  Ngữ đoạn này chuyển thành giải thích ngữ, sau khi loại bỏ các yếu tố dư thừa, chồng chéo lên nhau và thay thế các từ, ngữ dùng sai.  

            - đây chính là giá trị tố cáo... cho mẹ con người ăn mày:  

  Ngữ đoạn này làm kết cấu chủ - vị thứ hai, sau khi chuyển đổi cấu trúc, thay thế một vài từ, ngữ có nội dung biểu đạt vụng về, thiếu lô-gích.  

  Trên cơ sở những điều vừa phân tích, câu (f) có thể được tổ chức lại thành hai câu liên kết :  

Ðọc bài thơ Sở kiến hành, chúng ta nhận thấy có hai cảnh đời (hình ảnh) trái ngược (đối lập ) với nhau : bốn mẹ con người  ăn mày đói khổ, rách rưới và bọn quan lại no say, xa hoa, lãng phí. Hai cảnh đời đối lập với nhau ấy có ý nghĩa phê phán gay gắt chế độ phong kiến thối nát, đồng thời qua đó, tác giả còn bảy tỏ thái độ cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ trong xã hội. 

  Câu (g) :  

  Câu (g) bao gồm ba nội dung cơ bản, có quan hệ chặt chẽ với nhau :  

  - Tấm lòng cảm thông của Nguyễn Du đối với thân phận của các cô gái lầu xanh, những người lao động vất vả, khổ

nhọc... 

          - Tấm lòng cảm thông của Nguyễn Du đối với mẹ con người ăn mày, sống không nhà cửa...  

  - Thái độ phê phán của Nguyễn Du đối với chế độ phong kiến thối nát, bất công và bọn quan lại thống trị sống xa 

hoa, thản nhiên trước nỗi thống khổ của nhân dân... 

  Diễn đạt ba nội dung cơ bản đó, cấu trúc câu văn có nhiều chỗ rối rắm, chồng chéo lên nhau.  

  Hiện tượng rối thứ nhất bộc lộ qua mối quan hệ giữa hai ngữ đoạn :  

                   - không những cảm thông cho những số phận của những cô gái lầu xanh../ mà tình thương của tác giảcòn cảm thông cho...  

  Hiện tượng rối thứ hai thể hiện qua mối quan hệ giữa :  

            - những người tha phương cầu thực.../ mà xã hội dành cho họ như vậy.  

  Hiện tượng rối thứ ba, rối nặng nhất về cấu trúc, là sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung biểu đạt ở ngữ đoạn :  

                   - nhưng tấm lòng nhân đạo thương người của tác giả đối với những con người tha phương cầu thực sống cảnh ăn đói mặc rét như vậy mà tác giả ở đây còn...  

  Hiện tượng rối thứ tư bộc lộ qua mối quan hệ ngữ nghĩa - lô-gích giữa các ngữ đoạn :                                                                                         - ...tố cáo cái xấu xa kiêu căng tàn bạo của xã hội phong kiến / ăn sung mặc sướng có kẻ hầu người hạ mà làm ngơ trước nỗi khổ cực của nhân dân / thản nhiên ngồi mâm cổ. 

  Dựa trên ba nội dung cơ bản vừa nêu, câu (g) có thể được tách ra và tổ chức lại thành một chuỗi câu liên kết nhưsau :  

                   Nguyễn Du không những cảm thông cho số phận của những cô gái lầu xanh, những người lao động dãi dầu mưa nắng, mà nhà thơ còn tỏ lòng xót thương vô hạn trước những người ăn mày, những kẻ không nhà không cửa, ăn đói mặc rét, sống nhờ vào sự bố thí của người khác, chịu muôn đắng nghìn cay. Xuất phát từ tấm lòng nhân đạo mênh mông ấy, Nguyễn Du đã vạch trần bản chất thối nát, bất công của chếđộ phong kiến thời bấy giờ. Dưới chế độ ấy, bọn quan lại thống trị sống xa hoa, lãng phí, và thản nhiên trước những kiếp đời lầm than, tăm tối, bần cùng của nhân dân. 

          Việc phân loại lỗi câu sai ngữ pháp do vi phạm quy tắc kết hợp thành nhiều kiểu lỗi như đã trình bày là nhằm mục đích tạo cơ sở thuận lợi cho việc xem xét, nhận diện và sửa chữa câu sai ngữ pháp. Trong thực tế bài viết của học sinh, hiện tượng hai, ba kiểu lỗi xuất hiện cùng lúc trong câu văn là khá phổ biến. Ðối với hiện tượng câu sai nhiều kiểu lỗi phức tạp như vậy, chúng ta cần từng bước phân tích và phân loại lỗi sai, trên cơ sở đó, vận dụng kết hợp nhiều cách sửa chữa để tổ chức lại câu sao cho thật phù hợp. Và một lần nữa, xin lưu ý rằng, khi tiến hành sửa chữa câu sai ngữ pháp, một mặt chúng ta phải căn cứ vào cấu trúc có sẵn và nội dung biểu đạt của câu ; mặt khác, phải đặt câu sai trong văn cảnh, nghĩa là phải xem xét câu sai trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu chung quanh. 

Kết quả sửa chữa câu sai được xem là tối ưu khi câu đã sửa chữa đảm bảo ba yêu cầu : Thứ nhất, nội  dung biểu đạt của nó vừa chính xác, vừa trung thực với ý đồ biểu đạt của học sinh ; chỉ nên điều chỉnh, thay đổi, thêm bớt trong trường hợp nội dung biểu đạt của câu quá vụng về hay lệch lạc, mâu thuẫn. Thứ hai, cấu trúc câu đã sửa chữa phải phù hợp với chuẩn mực ngữ pháp. Thứ ba, câu đã sửa chữa phải liên kết chặt chẽ với các câu chung quanh ở cả hai bình diện : nội dung và hình thức.                                                                                                                                                  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro