Repair car formular

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ THÔNG THƯỜNG

1.Các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật 2.Các hư hỏng thông thường ở động cơ xăng 3.Các hư hỏng thông thường ở động cơ diesel 4.Những hư hỏng thông thường của gầm ô tô 5.Những hư hỏng thông thường về điện 6.Một số hư hỏng thông thường khác

Để sử dụng tốt ôtô, tăng thời hạn sử dụng và đảm bảo độ tin cậy của phương tiện ôtô trong quá trình vận hành, bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa ôtô là điều cần thiết; cần tiến hành kịp thời và có chất lượng. Bởi vì, trạng thái kỹ thuật của xe luôn bị thay đổi từ tốt đến xấu trong quá trình khai thác ví dụ như: - Động cơ giảm công suất, xe không đạt tốc độ tối đa, thời gian gia tốc tăng, sức kéo của xe bị giảm. - Nhiên liệu bị tiêu xăng - Thời gian phanh và quãng đường phanh tăng, các bánh xe phanh không đều dẫn đến giảm tính năng an toàn.

Vì vậy, để đảm bảo giữ gìn xe luôn tốt nhằm giảm bớt hư hỏng phụ tùng tạo điều kiện giá thành vận chuyển và an toàn trong giao thông, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh các bước bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vì bảo dưỡng và sửa chữa càng hoàn hảo thì độ tin cậy và tuổi thọ của xe ôtô càng cao. Tuy nhiên việc làm này còn cần sắp sếp một cách lôgic để đưa đến một kết quả tốt nhất.

Chúng ta nhận thấy rằng mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật là duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ôtô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sứa chữa, đảm bảo cho ôtô chuyển động với độ tin cậy cao. Vì thế, bảo dưỡng là việc cần làm thường xuyên (hàng ngày).Còn sửa chữa ngằm mục đích khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ôtô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng. Do đó, sửa chữa là công việc phải tiến hành lập tức và kịp thời.

BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT CHO XE Ô TÔ

Trước hết, bạn cần thiết hiện bảo dưỡng thường xuyên trước hoặc sau khi xe hoạt động theo các bước:

- Bảo dưỡng mặt ngoài của xe:

+ Quét dọn, lau chùi

+ Rửa xe bằng nước sạch, không dùng các hoá chất tẩy rửa

+ Xì khô, làm sạch phần ngoài xe

+ Nên sử dụng dầu đánh bóng hoặc sáp đánh bóng để giữ cho vỏ xe ôtô có độ bóng đẹp như mới.

* Yêu cầu: xe ôtô sạch sẽ, bóng đẹp và có khả năng chống ăn mòn

- Kiểm tra bảo dưỡng động cơ và gầm xe

+ Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ bằng cách rút thước thăm dầu xem ở mức dầu, nếu mức dầu ở giữa vạch Min - Max là phù hợp.

+ Bổ sung nước làm mát động cơ bằng cách mở nắp két nước để kiểm tra (chú ý không thực hiện khi nước trong két đang sôi)

Nếu mức nước nằm giũa vạch Min-Max ghi trên bình nước phụ là đủ và chỉ bổ sung khi nước dưới vạch Min.

+ Điều chỉnh độ căng của dây đai: bằng cách dung ngón tay cái ấn vào đúng giữa dây đai, nếu độ võng không vươt quá 10mm thì độ căng phải điều chỉnh trở về mức quy định.

- Kiểm tra trạng thái của lốp xe:

+ Kiểm tra áp suất hơi bằng đồng hồ đo áp suất hơi lốp

+ Kiểm tra sự mòn mặt lốp bằng cách xem chiều sâu của các rãnh lốp, nếu đã mòn thì phải thay lốp mơí. Đồng thời để độ mòn hoa lốp và tuổi thọ các lốp bằng nhau, bạn nên tiến hành đảo lốp.

- Kiểm tra phanh:

+ Để đảm bảo an toàn trên đường giao thông, phanh là "dây đai an toàn" của tài xế. Vì thế trước mỗi chuyến đi, bạn hãy chú ý kiểm tra và điều chỉnh phanh.

+ Nếu bạn kéo từ từ cần điều khiển phanh tay tới mức có thể, đồng thời vừa kéo vừa đếm nấc phanh mà nấc đếm nằm trong khoảng từ 7-9 là tốt, nếu ít hơn hoặc nhiều hơn bạn phải điều chỉnh lại tay lái để đạt được độ an toàn nhất

*Mọi việc làm trên đều nhằm đạt được những lợi ích chính của bảo dưỡng:

- Xe hoạt động tốt an toàn, hiệu quả và bền.

- Tiết kiệm chi phí sửa chữa

- Tiết kiệm nhiên liệu

- Giảm ô nhiễm không khí, tác hại môi trường để tránh tác hại tới sức khoẻ của con người.

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở ĐỘNG CƠ XĂNG

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường

Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt.Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Động cơ không khởi động được

Hư hỏng:

- Khi bật khoá khởi động, động cơ không quay hoặc quay quay yếu

Nguyên nhân:

- Bình điện hết

- Các đầu dây nối

- Khoá điện máy khởi động

- Do rôto hoặc stato bị chạm chập

Cách khắc phục:

- Kiểm tra xiết chặt đầu mối bình điện

- Kiểm tra các đầu dây nối

- Sửa chữa khoá điện và máy khởi động

- Đưa về trạm sửa chữa, bảo dưỡng

b. Khi bật khoá điện khởi động trục khuỷu quay bình thường nhưng máy không nổ

Nguyên nhân:

- Hệ thống đánh lửa (biến áp đánh lửa, dây cao áp, bộ chia điện, nến đánh lửa...)

- Cuộn điện (cuộn kích từ)

- Bộ chế hoà khí, bơm xăng

- Đường ống dẫn nhiên liệu

Cách khắc phục:

- Kiểm tra bộ tăng điện, bộ chia điện, dây cao áp, nến điện, nếu cần thì thay thế

- Thay cuộn kích từ

- Kiểm tra khắc phục hỏng hóc của bộ chế hoà khí, bơm xăng

- Kiểm tra đường nhiên liệu

c. Động cơ bị sặc xăng

Nguyên nhân:

- Khởi động nhiều lần mà không nổ

- Tỉ lệ hoà khí (xăng, gió không đúng) bầu lọc gió bị tắc do bụi bẩn

Cách khắc phục:

- Tháo nến điện ra làm sạch và khô điện cực

- Khởi động động cơ và giữ thời gian trong vòng 15 giây

- Lắp lại nến điện

- Khởi động lại đông cơ nhưng không đạp chân ga

- Dùng khí nén thổi sạch bầu lọc gió và chỉnh lại tỉ lệ hoà khí

d. Động cơ bị nóng, nhiệt độ nước làm mát tăng cao, công suất giảm

Nguyên nhân:

- Hệ thống làm mát hay hệ thống bôi trơn bị trục trặc

- Thời điểm đánh lửa sai.

Cách khắc phục:

- Cần tìm chỗ đỗ xe an toàn và tắt động cơ

- Nếu nước làm mát trong két nước sôi phải đợi nước sôi mới được mở két nước

- Kiểm tra dây đai bơm nước và tìm chỗ rò rỉ nước

- Nếu dây đai đứt phai thay, không có rò rỉ nước phải bổ sung nước vào két làm mát

- Kiểm tra và đặt lại thời điểm đánh lửa

e. Động cơ dễ chết máy

Nguyên nhân:

- Nến đánh lủa

- Dây cao áp bị trục trặc

Cách khắc phục

- Kiểm tra làm sạch dây điện của nến điện

- Kiểm tra dây cao áp

f. Động cơ vẫn nổ, sau khi đã tắt khoá điện

Nguyên nhân:

- Bộ chế hoà khí trục trặc

- Thời điểm đánh lửa sai

- Khoá điện hỏng

- Muội than trong buồng đốt nhiều

Cách khắc phục:

- Sửa chửa bộ chế hoà khí

- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa

- Tháo bugi đánh lại

- Làm sạch buồng đốt

g. Có tiếng nổ trong đường ống xả

Nguyên nhân

- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá muộn)

- Khe hở nhiệt của supap không đúng

Cách khắc phục:

- Kiểm tra bộ ngắt nhiên liệu

- Kiểm tra bầu lọc gió

- Chỉnh lại khe hở suppap

- Điều chỉnh thời điểm đánh lửa

h. Có tiếng nổ trong đường ống nạp

Nguyên nhân:

- Bướm gió mở

- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá sớm)

- Khe hở nhiệt suppap không đúng

- Ap lực động cơ không đủ

Cách khắc phục

- Kiểm tra bướm gió

- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa

- Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở nhiệt suppap

- Kiểm tra áp suất động cơ

g. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao

Nguyên nhân:

- Bình xăng, công tắc bình xăng, ống dẫn bình xăng, tỉ lệ hoà khí sai, bộ chế hoà khí có hiện tượng dò xăng

- Lực cản lan quá lớn

- Đánh lửa quá sớm hoặc quá trễ

- Ap lực xilanh không đủ (tụt hơi)

- Garăngti quá cao

- Chạy tốc độ thấp hay cao trong tình trạng quá tải

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và sửa chữa đường ống nhiên liệu

- Chỉnh lại thời điểm đánh lửa

- Làm hơi (hay đại tu lại)

- Chỉnh lại garăngti

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở ĐỘNG CƠ DIESEL

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường

Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Động cơ khó khởi động

Nguyên nhân:

- Bình điện yếu

- Đầu nối với cực của bình điện hỏng, không tiếp xúc hoặc bị bẩn

- Tiếp mát không tốt

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và nạp điện hoặc thay bình điện khác

- Đánh sạch và xiết chặt lại các đầu nối của bình điện

b. Máy khởi động vẫn hoạt động tốt, nhưng động cơ không nổ

- Hết nhiên liệu

- Lõi lọc nhiên liệu bị tắc

- Nhiên liệu lẫn không khí

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và bổ xung nhiên liệu vào thùng chứa nhiên liệu

- Thay lõi lọc

- Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu

c. Động cơ chỉ chạy ở tốc độ thấp

Nguyên nhân:

- Để tốc độ không tải quá thấp

- Thùng chứa còn ít nguyên liệu

- Lõi lọc bị tắc

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại tốc độ của động cơ ở chế độ không tải

- Đổ thêm nhiên liệu

- Thay hoặc rửa lõi lọc

d. Động cơ bị quá nóng

Nguyên nhân:

- Mặt ngoài của két nước bị bẩn

- Thiếu nước làm mát

- Két nước bị tắc

- Van bằng nhiệt bị hỏng

Cách khắc phục:

- Rửa sạch két nước

- Đổ thêm nước và kiểm tra xem có bị rò rỉ không

- Phun nước xúc rửa két nước

- Kiểm tra van hằng nhiệt

e. Động cơ xả khói đen

Nguyên nhân:

- Tắc lọc khí

- Tắc ống cao su đường hút

Cách khắc phục:

- Rửa hoặc thay lọc khí

- Thay ống cao su

f. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá mức

Nguyên nhân:

- Nhiên liệu diesel kém chất lượng

- Mức dầu nhờn động cơ quá cao

- Đường ống nhiên liệu bị rò rỉ

- Bơm cao áp chỉnh không đúng

- Bộ hơi mòn nhiều

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và thay nhiên liệu

- Chỉnh lại bơm cao áp

- Kiểm tra áp suất cuối kỳ nén

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở GẦM Ô TÔ

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường

Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Tay lái nặng

Nguyên nhân:

- Xếp hàng quá nhiều về phía trước

- Lốp non

- Thiếu dầu trợ lực tay lái

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại cách xếp hang

- Bơm lốp đủ áp suất quy định

- Bổ sung đủ dầu cho trợ lực tay lái

b. Tay lái khó trở về vị trí thẳng (cân bằng)

Nguyên nhân:

- Thiếu dầu bơi trơn ở các khớp nối của hệ thống lái

- Bạc lái xiết quá chặt

- Vít vô tân (bánh răng vít và thanh răng) chỉnh không đúng

- Góc đặt bánh xe không đúng

Cách khắc phục:

- Tra dầu mỡ vào các khớp nối

- Nới lỏng bạc lái cho chuẩn (chú ý nếu lỏng quá sẽ bị dơ)

- Chỉnh lại vít vô tân (thanh răng và vít răng)

- Chỉnh lại góc đặt bánh xe

c. Tay lái bị rung

Nguyên nhân:

- Đai ốc bắt chặt bánh xe bị lỏng

- Các khớp nối của hệ thống bánh lái chưa chặt

- Mòn bạc trụ lái

- Mòn bạc thanh rằng thước lái

- Giàn cân bằng lái bị cong hay cao su phần cân bằng bị thoái hoá

- Bánh xe không cân bằng

- Do lốp bị vặn hay lốp chửa

- Lốp non hoặc các lốp bơm căng không đều

- Lốp mòn không đều

- Khi lọt vào đường dầu của hệ thống trợ lực lái

Cách khắc phục :

- Xiết chặt các đai ốc

- Xiết chặt lại các khớp nối

- Thay, tiện lại bạc mới

- Chỉnh lại bạc tỳ thước lái

- Thay bạc tròn hay căn lại cho khe hở hợp lý

- Cân bằng lại các bánh xe

- Thay thế cao su phần cân bằng, kiểm tra lốp hoặc bơm lại lốp

- Bơm lốp đủ áp suất quy định

- Thay lốp

- Xả khí trong hệ thống trợ lực lái

d. Tay lái nhao (sang trái hoặc sang phải)

Nguyên nhân:

- Ap suất lốp không đều

- Cao su tay lái bị thoái hoá

- Góc đặt vô lăng không đúng

- Độ chụm bánh và song hành bánh xe sai

- Bị dơ táo lái

- Rôtuyn lái hỏng do làm việc lâu ngày

Cách khắc phục:

- Bơm lốp đúng áp suất quy định

- Thay thế cao su tay lái

- Chỉnh lại góc đặt vô lăng, độ chụm và độ song hành bánh xe.

- Thay thế táo lái

- Thay thế rôtuyn

e. Phanh không ăn

Nguyên nhân:

- Hành trình của bàn phanh không đúng

- Đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ

- Piston bánh trước bị bó thường ở phanh đĩa

- Bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng

- Cúp pen phanh bị hỏng

- Dây phanh tay bị đứt hoặc bị bó

- Má phanh quá mòn

Cách khắc phục:

- Chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh

- Xiết chặt lại các đầu khớp nối, thay thế các đệm

- Xả khí lẫn trong dầu phanh

- Tháo ra lấy giấy ráp mịn và dầu đánh lại

- Thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên

- Thay cúp ben, dây phanh, má phanh mới

f. Bó phanh

Nguyên nhân:

- Hành trình của bàn phanh không đúng

- Phanh tay điều chỉnh sai

- Lò xo kéo hoặc lò so hồi vị má phanh bị hỏng

- Xy lanh bánh xe bị kẹt

- Xy lanh phanh chính bị hỏng

- Khi bị nước ngập do khớp nối tang trống phanh tay bị sét gỉ dẫn đến bó phanh

- Ăc phanh bị bó do khô dầu hay nước vào

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại hành trình bàn phanh

- Điều chỉnh lại phanh tay

- Thay lò xo kéo ở cơ cấu phanh

- Thay thế xi lanh bánh xe

- Thay thế xi lanh bánh chính

- Tháo khớp nối và bảo dưỡng bằng cách đánh rỉ sét phần khớp tang trống

- Đánh sạch và cho thêm mỡ

j. Phanh bị ăn lệch một bên

Nguyên nhân:

- Cúp ben dưới xi lanh chia bị hỏng

- Ap suât hơi lốp không đủ hoặc áp xuất hơi lốp ở các bánh xe không đều

- Xếp hang lệch một bên

- Lốp mòn không đều

- Tang trống phanh bị méo

- Má phanh bị dính dầu

Cách khắc phục:

- Thay thế cúp ben

- Bơm lốp đúng áp suất quy định

- Xếp lại hàng trên xe

- Thay lốp mới nếu cần thiết

- Sửa chữa lại tang trống phanh

- Làm sạch ở má phanh

g. Ap suất của khí nén không đủ

Nguyên nhân:

- Đường dẫn khí nén bị hở

- Dây đai bơm khí nén bị chùng

Cách khắc phục:

- Xiết chặt lại các đầu nối của đường ống

- Điều chỉnh lại độ căng của dây đai

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở PHẦN ĐIỆN

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường

Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Khi bật chìa khoá điện, động cơ chưa làm việc mà đèn báo nạp điện không bật sáng

Nguyên nhân:

- Cầu chì bị đứt

- Bóng đèn báo cháy

- Đầu nối lỏng

- Điều chỉnh điện IC hỏng

Cách khắc phục:

- Kiểm tra cầu trì nạp và cầu chì đánh lửa

- Thay thế bóng đèn

- Xiết lại các đầu nối

- Thay hoặc điều chỉnh điện IC

b. Khi động cơ đã làm việc mà đèn báo nạp điện vẫn bật sáng

Nguyên nhân

- Dây đai máy phát bị chùng

- Cáp nối đầu cực bình điện bị lỏng hoặc gỉ

- Cầu chì bị đứt

- Tiết chế hoặc máy phát bị hỏng

- Đường dây có sự cố

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại độ căng dây đai máy phát, hoặc thay dây đai

- Xiết lại đầu nối bình điện

- Thay cầu chì nạp

- Thay đường dây mới

c. Khi khởi động, máy khởi động không quay

Nguyên nhân:

- Bình điện yếu

- Đầu cáp bắt vào cực bình điện bị lỏng, bị gỉ

- Máy khởi động có sự cố

Cách khắc phục:

- Kiểm tra mức dung dịch và tỷ trọng dung dịch của bình điện

- Nạp lại điện cho bình điện

- Kiểm tra sửa chữa khoá điện và máy khởi động

d. Máy khởi động tiếp tục quay khi đã tắt khoá điện

Nguyên nhân:

- Máy khởi động có sự cố

- Ổ khoá điện co sự cố

- Dây điện bị chập

Cách khắc phục:

- Sửa chữa máy khởi động

- Thay ổ khoá điện

- Thay dây điện

e. Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay

Nguyên nhân:

- Bánh răng khởi động bị mẻ hoặc máy khởi động có sự cố

- Vành răng đã bị hỏng

- Khớp một chiều bị hỏng

- Rơle để trên máy đề bị hỏng

Cách khắc phục:

- Thay máy khởi động

- Thay vành răng bánh đà

- Thay khớp và rơle đề

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG KHÁC

a. Hệ thống chiếu sang bị mất

Nguyên nhân:

Do chạm, chập đứt cầu chì, cháy bong, hỏng rơle

Cách khắc phục:

- Kiểm tra sửa chữa đường dây, thay cầu chì, rơle

b. Hệ thống còi điện

Nguyên nhân:

- Thường do thiếu mát

- Cầu chì hoặc rơle còi bị hỏng

Cách khắc phục:

- Vặn lại hay thay đường dây mát của còi

- Thay thế cầu chì hoặc rơle còi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lai