Truyện: Con mèo giữa đám bồ câu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyện: Con mèo giữ đám bồ câu
Tác giả: Agâth Christie
Dịch giả: Phủ Quý

Trước tiên nói về việc tại sao mình lại mua quyển sách này, thì là vì mình có một thói quen là sẽ lựa những quyển có tên tác giả in to bự hơn tên sách. Những quyển sách có tác giả được viết to hơn cả tựa thì thường sẽ là tác giả nổi tiếng, phong cách viết từ ổn trở lên, dù thật ra đôi khi mình cũng chả biết tác giả là ai. Lý do thứ hai củ chuối không kém, đến từ những dòng chữ đại loại như "in lần thứ 3/4/5/6..." Gì đó, hoặc Đại loại là "Sách bán chạy số 1 tại..." Tiếp đến, bìa sách vẽ hình một con mèo đen to đùng (không hề cute) rất đỗi ngầu lòi, thu hút ánh nhìn của những kẻ yêu mèo như mình. Cuối cùng thì, quyển sách này được phân loại: trinh thám. Mình thích thể loại trinh thám.

Nếu chỉ đơn giản hỏi mình có thích quyển sách này không, thì câu trả lời là.....KHÔNG. Mình viết không hay như người ta, cũng chăng được xuất bản sách, nên sẽ không có tư cách khen hay chê gì cả, mà chỉ nêu cảm nhận cá nhân thôi nhé.

Nội dung truyện xoay quanh một vài vụ án ở ngôi trường nữ sinh nổi tiếng nhất nước Anh. Bối cảnh theo mình đoán là cận đại. Khi mà người ta đã có điện thoại để bàn những vẫn thích viết thư cho nhau. Đừng hỏi mình nhân vật chính là ai, vì mình ...biết mới lạ đó. Truyện bắt đầu theo kiểu giới thiệu rất rất nhiều nhân vật, trong đó bao gồm các giáo viên, từ hiệu trưởng đến từng bộ môn, vài học sinh nổi bật, cho đến phụ huynh, thậm chí cả nhân viên làm vườn. Nội cái việc cố nhớ hết tên nhân vật gắn với thân phận của họ thôi cũng là một việc khá nhức đầu với mình.

Phần tiếp theo lại chạy đến tận một đất nước hồi giáo xa xôi tên Ramat, và các diễn biến chính trị tại nơi đó. Đọc đến gần cuối truyện, thì đoạn này và đoạn đầu mới được liên kết lại với nhau, nhưng đọc giả có thể hiểu lờ mờ rằng, mọi rắc rối đều bắt nguồn từ nơi này. Và cũng từ đoạn này, xuất hiện thêm một mớ hầm bà lằng cách nhân vật phụ khác, đầy đủ tên tuổi chức vụ, kèm theo bối cảnh nổi loạn, chiến tranh của quốc gia đó. Khi đọc đến đoạn này mình lại tự hỏi, rốt cuộc mình còn phải nhớ thêm bao nhiêu người nữa đây, và ai quan trọng, ai thì không để lượt bỏ bớt?

Đọc mãi đến hơn một tháng mình mới lết nổi đến nửa quyển sách, mà chỉ lòng vòng với các nhân vật liên tục xuất hiện, biến mất, xuất hiện và biến mất. Đến tận nửa quyển sách thì vụ án đầu tiên mới xuất hiện. Không quá kịch tính cũng không quá gay cấn. Tác giả không mô tả nhiều về nạn nhân theo kiểu kinh dị hay bí ẩn. Cảnh sát tham gia điều tra, và cảnh sát cũng có tên. Mình lại phải nhớ thêm tên anh cảnh sát, vì mình nghĩ anh là nhân vật chính. Ngoài ra ở đoạn này, có một nhân vật xuất hiện từ trước, với tên giả, tự mình để lộ sánh tính. Mình thật sự hơi bị hụt hẫn (thêm cả buồn cười nữa), vì cứ ngỡ với kiểu tên giả, làm mật vụ cho chính phủ là sẽ kiểu ngầu ngầu bí ẩn, ai dè muốn là tự phun bí mật ra luôn.

Truyện được viết theo lối kế.....không biết ngôi thứ mấy luôn, chắc là thứ ba, vì khi mà mình đang lơ mơ nhận nhầm anh cảnh sát sẽ là nhân vật chính với khả năng phá án thần sầu thì tác giả lần nữa "say no". Người khám phá ra bí mật đầu tiên lại là một cô bé học sinh gần như không đóng bất cứ vai trò nào trong truyện. Quyết định sáng suốt tiếp theo đó là con bé bỏ trường đi tìm một ông thám tử cố vấn, vốn là bạn thân của một người dì không máu mũ với mẹ của cô bé (???!!!) Từ đây, ông thám tử dàn xếp mọi chuyện gọn gàng, sạch sẽ, và giải quyết mọi bí ẩn đằng sau những vụ án ở ngôi trường Meadowbank.

Các bạn nghĩ ở đây sẽ cua gắt gì đó hả? Ờ thì chắc tác giả cũng muốn cua, và đã cua, nhưng thật sự thì không đủ gắt với mình. Hung thủ được dụ ra chứ không phải tìm ra từ bằng chứng hay lập luận, hung thủ thứ hai thì có hơi ngoài dự đoán tí, nhưng cũng không có bằng chứng gì nốt. Thêm vào đó, cái lý do phạm tội vô cùng củ chuối. Lưu ý, cái nguyên nhân đó hoàn toàn là cố ý chứ không phải vô tình. Vậy mà luật pháp còn chưa kịp xử thì hung thủ thứ hai đã chết vì lý do sức khỏe (bã giết người xong, bã sợ quá, ám ảnh, sinh bệnh, già rồi nữa, thế là đi gặp tổ tiên luôn)

Đến đoạn này hẳn ông thám tử cố vấn là nhân vật chính nhỉ? Ồ không, không, không. Ông ây chỉ xuất hiện ở một phần ba quyển sách, giải quyết mọi thứ xong thì lại xuất hiện thêm vài nhân vật m ới toanh được bàn giao lại để dọn dẹp hậu quả. Tất nhiên, vẫn tên, vẫn thân phận, vẫn một đống thứ lằng nhằng đi theo, nhưng gần như không cần thiết.

Xuyên suốt dọc truyện không có nhiều chi tiết manh mối để đọc giả cùng suy luận, nên mình cảm thấy bị chán. Bất ngờ mà tác giả mang đến ở đoạn vụ án thứ hai, vụ bắt cóc cũng như hung thủ thứ hai hoàn toàn nằm trong dự đoán (người chơi hệ linh cảm) của mình, không gây được cao trào hay điểm nhấn.

Giờ thì chắc mọi người cũng hiểu sao mình lại không thích quyển sách này rồi nhỉ? Nhưng nếu hỏi mình, quyển sấch này có đáng đọc không, thì chắc là có, vì dù sao nó cũng giúp mình giết thời gian, có cái nhìn thú vị về tư duy sáng tạo mà bà hiệu trưởng trong truyện đưa đến. Nhìn một mặt khác thì ngay từ phần dẫn, nhà xuất bản cũng có đề cập đến việc, chất lượng sách của tác giả Agatha Christie vốn không đồng đều. Cộng với việc đây là tác giả sống cùng thời và được so sánh với William Shakespeare, nên có thể hiểu là sách không hợp gu mình chứ không phải sách dở. Ngoài ra, quyển sách này dường như nằm trong một bộ tuyển tập, dù mình dường như không thấy có sự liên kết nào bên ngoài nội dung truyện, nhưng nếu thật sự là vậy, thì đơn giản là mình quá vội đánh giá khi chưa hiểu hết thế giới rộng lớn mà tác giả vẽ nên.

Có bạn nào đọc quyển sách này rồi không? Cho mình biết suy nghĩ đi nè! Nếu chưa, thì bạn có thể tìm đọc và quay lại cho mình biết bạn nghĩ gì, giúp mình hiểu thêm, cũng như cảm nhận tốt hơn chiều sâu của quyển sách này nha.

Thân ái, thỏ vào hang đọc sách tiếp đây!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#review