Trước khi tất cả bắt đầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mẹ kể rằng, khi tôi mười bốn tháng, bà nội đưa tôi đi chơi công viên. Tôi chạy ra phần đường dành cho xe, thấy xe chạy đến, bà chạy theo gọi nhưng tôi không nghe thấy, mặc cho chiếc xe bấm còi inh ỏi tôi vẫn cứ tiếp tục chạy. Và cuống lên, khó khăn lắm mới nuôi được tôi bảo bên đường, tôi lại tưởng là bà đùa với mình, nên ôm lấy bà cười khanh khách.
Khi tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói hai tai của tôi bị mất thính lực rất khó chữa. Kết luận ấy của bác sĩ khiến cả nhà tôi như từ thiên đường rơi xuống địa ngục.
Năm bốn tuổi, tôi theo mẹ tới miếu Phu Tử* xem hội hoa đăng, người đông như kiến, mặc dù mẹ đã nắm tay tôi rất chặt, nhưng tôi vẫn tuột khỏi tay mẹ. Sau khi phát hiện ra, mẹ hớt hải chạy tìm tôi dọc theo con đường mà hai mẹ con đã đi qua... cuối cùng thì mẹ cũng tìm thấy tôi ở trước cửa hàng McDonald's. Mẹ kể rằng, hồi ấy vì tôi còn rất bé nhưng đã biết ngồi yên một chỗ để chờ mẹ đến đón. Khi lớn lên, tôi nghĩ, nếu tai tôi nghe được, thì chắc hẳn tôi đã nghe được tiếng gọi đầy lo lắng của mẹ, và sẽ không khiến mẹ lo đến thế...
*Miếu Phu Tử: Tức miếu thờ Khổng Tử.
Mẹ tôi rất tin tưởng rằng, tuy không nghe được, nhưng đầu óc của con gái bà rất tốt. Mẹ bắt đầu dạy chữ cho tôi khi tôi hai tuổi, rồi đưa tôi đến học ở một trường mẫu giáo bình thường.
  Mẹ dạy tôi nói, dạy rất nhiều lần, nhưng tôi không thể phát âm chính xác được. Vì tôi, mẹ đã mua một chiếc máy trợ thính rất đắt tiền vào thời điểm đó.
  Chiếc máy trợ thính trở thành cầu nối duy nhất giữa tôi với thế giới của âm thanh. Tôi đã nghe được giọng nói hơi khàn khàn của mẹ. Sau mấy tháng luyện tập, cuối cùng tôi cũng đã có thể phát âm được những câu hoàn chỉnh.
  Khi nói được, tôi đã cất tiếng gọi ông, gọi ba, khiến ông bà tôi đều bật khóc và cứ ôm lấy tôi. Tôi hiểu vì sao họ khóc.
  Trong một giờ học ngữ văn ở trường mẫu giáo, bỗng nhiên cô giáo bảo tôi ngồi xuống phía dưới cùng, các bạn ngồi thành hai hàng bên cạnh tôi, họ lần lượt đi tới bên cạnh cô giáo, chỉ trỏ vào tôi, tôi không biết họ đã nói những gì, họ còn dùng súng nước phun vào tôi. Lúc đó, hai tay tôi giữ chặt lấy chiếc máy trợ thính, máy trợ thính không thể tiếp xúc với nước được, tôi biết nó rất đắt, vì thế người tôi ướt đầm nước.
Cảm giác buồn tuổi và oán ghét các bạn phút chốc tràn ngập lòng tôi, nó cũng khiến tôi hiểu rằng, tôi khác với các bạn, chỉ cần tôi mạnh mẽ thì họ sẽ không dám làm gì tôi nữa.
Thế là tôi xé sách, cướp đồ của bạn học, và tỏ ra rất hung dữ với họ. Khi cô giáo phê bình, tôi tắt máy tính và nhìn xuống đất, không nói một lời nào. Cô giáo không biết phải làm gì với tôi, đành để mặc. Khi mẹ đến đón tôi, cô đã nói hết với mẹ.
Trên đường về nhà, mẹ đã đánh tôi, tô không khóc và cũng không kêu, nỗi căm ghét đối với cô giáo càng được nhân lên. Sau đó, một hôm, tôi cào rách mặt một bạn nữ trong lớp, cô giáo lôi tôi đến trứớc mặt bạn ấy và bảo tôi phải xin lỗi. Tôi nhìn khuôn mặt nghe nhạc vì nước mắt của bạn đó, cười thành tiếng. Cô giáo tức quá, đánh vào mông tôi, tôi kêu lên vì đâu, rồi sau đó lao vào cào cấu của cô giáo.
Khi mẹ đến đón tôi, tôi òa lên khóc nức nở, rồi ôm chặt lấy mẹ không chịu buông ra. Mẹ của người bạn bị tôi cào vào mặt tìm đến để hỏi tội tôi, nhưng mẹ không hề mắng mỏ mà chỉ lặng lẽ ôm tôi vào lòng và bồi thừờng tiền thuốc men cho cô bạn kia. Về nhà, tôi ngồi chơi, một lúc sau, tôi ngẩng đầu lên thì thấy mẹ đang nhìn tôi cười đôi mắt chứa chan lệ.
Sau đó, Ông có bạn nào trong lớp mẫu giáo muốn chơi với tôi nữa. Lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là cô độc. Tôi không xé sách vở hay cướp đồ của các bạn nữa, nhưng mỗi lần cô giáo gọi, tôi đều giả bộ như không nghe thấy, cứ một mình ngồi chơi với đám đồ chơi. Cô giáo không kiên nhẫn được nữa đi đến bên cạnh, tóm lấy tôi. Tôi kêu lên giận dữ và nhe răng ra định cảnh khiến cô giáo sợ, lùi về sau mấy bước. Tôi đắc ý, cuối đầu xuống tiếp tục chơi với đồ chơi của tôi.
Lâu sau, mẹ đưa tôi đến lớp phục hồi chức năng của Trường Cầm Điếc Nam Kinh. Tôi phát hiện ra rằng các bạn ở đây cũng đeo máy trợ thính như tôi, họ cười và làm động tác "chào bạn" với tôi. Cảm giác cô độc và sợ hãi trong lòng tạm thời được xua tan, nên chỉ một lát sau tôi đã ngồi xuống cùng chơi với họ. Mẹ tôi đã nở nụ cười hạnh phúc mà đã lâu rồi tôi không được nhìn thấy. Ở trường, tôi biết nói và rất thích đọc sách, cô giáo rất quý tôi, các bạn cũng rất tốt với tôi, tôi đã trải qua những năm tháng tiểu học rất vui và có quen.
Điều khiến tôi thấy tự hào là tôi luôn có một tình bạn vững bền trong suốt gần 20 năm trời- thứ mà những người bình thường không sao có được. Ở đó, tôi rất cảm ơn các bạn học cũ vì khi vui họ đã chia sẻ để niềm vui được nâng lên, và khi tôi buồn họ cũng san sẻ để nỗi buồn còn lại ít nhất. Họ đã cùng tôi đi qua chặng đường gần 20 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Hồi học trung học, tôi tình cờ thấy Tiên Tiên* trong hiệu sách, bia rất đẹp em đã ngủ muốn tôi, thế là lần đầu tiên tôi mua nó. Trong Tiên Tiên, tôi đã biết được chị Mười Bốn*. Sau đó, ý nghĩ mời chị ấy viết một câu chuyện cho những bé gái bị điếc đột nhiên loé lên trong đầu tôi khi tôi đọc xong cuốn Trúc mã không thanh mai của chị.
*Tiên Tiên: Tên khác của tạp chí Cinderella- tạp chí chuyên đăng truyện ngôn tình( nhiều kì) của Trung Quốc- đơn vị xuất bản Rừng Hổ Phách
*Chị Mười Bốn: Tức Thập Tứ Khuyết- Tác giả Rừng Hổ Phách
Tôi viết ý tưởng đó lên tấm phiếu điều tra và gửi về Ban biên tập, nhưng không hi vọng nhiều lắm. Không ngờ, ít lâu sau, tôi thấy những lời đó của tôi xuất hiện trên Tiên Tiên. Đầu óc tôi bỗng nhiên trở lên trống rỗng, nỗi vui mừng lập tức nhấn chìm tôi, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy đôi chút li lắng, liệu chị Mười Bốn có viết không? Chị ấy có cảm nhận được những diễn biến trong lòng của những cô bé bị điếc như tôi không?!
Trong Rừng Hổ Phách, chị ấy đã viết rất sống động, mỗi một niềm vui, mỗi một nỗi buồn của Tô Ngu và cả diễn biến tâm lý phong phú của cô, khiến tôi mấy lần quên mất Tô Ngu là một người điếc.
Người điếc, tuy tai điếc nhưng lòng không điếc. Họ cũng cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, sự quan tâm, yêu quý của cô giáo, tình cảm mến của bạn be, nỗi buồn với các mức độ khác nhau, nỗi sợ hãi trước bóng tối, nỗi đau khổ do sự cô đơn mang lại... như những người bình thường khác.
Mong rằng, tất cả những cô bé không nghe thấy và cả những cô bé nghe thấy đều được hạnh phúc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro