sach ve wto (unicode to hop)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TMQT TRƯỚC GATT

I.      TMQT TỪ GIAI ĐOẠN CỔ ĐẠI ĐẾN THỜI KỲ TRUNG CỔ

II.   TMQT TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

III.      TỪ HIẾN CHƯƠNG LA HAVANA ĐẾN HIỆP ĐỊNH GATT 1947

IV.  HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG GATT 1947

1. Các vòng đàm phán tập trung vào cắt giảm thuế quan: 

2. Các vòng đàm phán về cắt giảm thuế quan là các biện pháp phi thuế quan: 

3. Vòng đàm phán tổng thể Uruguay (1986-1994, 128 nước)

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG, CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO

I.      MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA WTO

II. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ CỦA WTO

1.   Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

2.   Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

3.   Nguyên tắc mở cửa thị trường 

4.   Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO

1.     Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết  tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại

2.   Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO

IV. TƯ CÁCH THÀNH VIÊN WTO

V. CƠ CHẾ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA WTO

VI. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

1.     Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947

2.     Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, quy chế “nhóm chuyên gia" và Cơ quan phúc thẩm thường trực

2.2. Thực  hiện qđịnh của Cơ quan giải quyết tranh chấp & áp dụng biện pháp trả đũa

2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp khác

2.4. Các nước đang phát triển và Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (xem phần VI)

VII. CƠ CHẾ KIỂM ĐIỂM CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG III: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ

1.     Các quy định chung

1.1  Các loại thuế hải quan

1.2. Các quy định của Hiệp định Định giá hải quan

1.2.1 Tiêu chuẩn chính: Trị giá giao dịch

HỘP 1 : Định giá hải quan: những điều chỉnh được phép đối với giá cả hàng hoá (Hiệp định Định giá hải quan, Điều 8)

HỘP 2: Những trường hợp cho phép hải quan có thể không chấp nhận giá trị hàng hóa do người NK khai báo

1.2.2. Năm tiêu chuẩn khác

a.Trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất

b. Trị giá quy giao dịch của hàng hoá tương tự

c. Trị giá quy nạp

d. Trị giá theo tính toán

e. Biện pháp lựa chọn linh hoạt

Hộp 3:  Nguyên tắc xác định hàng hoá đồng nhất hay tương tự (Hiệp định Định giá hải quan, Điều 15.2)

2. Các nước đang phát triển với Hiệp định

3. Tác động đối với kinh doanh

HIỆP ĐỊNH KIỂM TRA HÀNG HOÁ TRƯỚC KHI ĐƯA XUỐNG TÀU

1. Khái quát

1.1. Tình hình chung

1.2 Mục đích sử dụng các dịch vụ PSI

1.3. Bối cảnh ra đời của Hiệp định

1.3.1. Mối quan tâm của các nhà XK ở các nước phát triển

1.3.2. Phản ứng của các nước sử dụng các dịch vụ PSI

2. Các quy định chính của Hiệp định

2.1. Mục đích của Hiệp định

Hộp 4. Các nước sử dụng các dịch vụ PSI và những nước XK: các nghĩa vụ chủ yếu Nghĩa vụ của các nước NK sử dụng các dịch vụ PSI:

2.2. Điều khoản kiểm tra giá cả

Hộp 5: Điều khoản kiểm tra giá cả (Hiệp định về Kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu, Đểu 2. 20)

2.3. Các đều khoản về khiếu nại và giải quyết tranh chấp

3. Các nước đang phát triển với Hiệp định

4. Tác động đối với kinh doanh

TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM VÀ BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ

 1. Vai trò của tiêu chuẩn

2. Những quy định chung

2.1 Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

2.1.1. Tiêu chuẩn sản phẩm

2.1.2. Các quy định kỹ thuật

a. Các điều kiện chính

b. Các tiêu  chuẩn kỹ thuật cần phải  dựa vào quy định quốc tế

c. Soạn thảo và đóng góp ý kiến cho các tiêu chuẩn sản phẩm

d. Những nguyên tắc quản lý chứng nhận sự hợp chuẩn

e. Sự thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ bảo đảm hợp chuẩn

f. Nghĩa vụ của các cơ quan địa phương

2.1.3. Các tiêu chuẩn tự nguyện

2.2. Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS.

Hộp 6: Tác động của quy định vệ sinh dịch tễ và sức khoẻ đối với quy hoạch XK: ví dụ về XK rau quả tươi 

2.3. Sự khác nhau giữa SPS và TBT

3. Các nước đang phát triển với Hiệp định

3.1 Hiệp định SPS với các nước đang phát triển

3.2. Hiệp định TBT và các nước đang phát triển

4. Tác động đối với kinh doanh

Hộp 7: Danh sách minh hoạ hàng NK phải áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc.

HIỆP ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU

1. Khái quát

2. Những quy định chung

2.1. Các điều khoản chính

2.2 Cấp phép NK tự động

2. 3. Cấp phép không tự động (Điều 3)

3. Các nước đang phát triển với Hiệp định

4. Tác động đối với kinh doanh.

CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU

1. Khuyến khích XK: hoàn trả thuế gián thu

2. Các biện pháp kiểm soát XK

2.1. Thuế XK

2.2. Hạn chế XK

3. Tác động đối với kinh doanh

CHƯƠNG IV:  CÁC BIỆN PHÁP TRỢ CẤP TỰ VỆ VÀ ĐỐI KHÁNG

HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

1. Trợ cấp công nghiệp: SCM

1.1. Định nghĩa trợ cấp và mục đích của SCM.

Hộp 8: Định nghĩa trợ cấp (Trích SCM, Điều l)

1.2. Phân loại trợ cấp

1.2. 1. Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ)

HỘP 9: Các trợ cấp bị cấm (SCM, Điều 3)

HỘP l0: Danh mục minh hoạ các khoản trợ cấp XK (Trích SCM, Phụ lục I)

1.2.2. Các loại trợ cấp được phép

HỘP 11:  Các hình thức trợ cấp đặc thù (SCM, Điều 2)

HỘP 12: Trợ cấp có thể bị khiếu kiện (SCM, Điều 5)

HỘP 13: Tiêu chuẩn x.định ''thiệt hại nghiêm trọng'' tới lợi ích của nước khác (SCM-Điều 6)

ii. Trợ cấp được phép không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh)

Trợ cấp nghiên cứu và phát triển; Trợ cấp phát triển khu vực; Trợ cấp bảo vệ môi trường

HỘP 14: Trợ cấp không bị khiếu kiện (SCM, Điều 8)

1.2.3. Biện pháp khắc phục cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi trợ cấp

HỘP 15: Biện pháp khắc phục cho các nước NK (SCM, Điều 4, 7 và 9)

1.2.4. Biện pháp đối kháng

HỘP 16: Điều khoản Hoàng hôn (Sunset) và de minimis (SCM, Điều 21.3 và 11.9)

1.2.5. Tổ chức (Điều 24)

1.2.6. Thông báo và giám sát (Điều 25 và 26):

1.3. Các nước đang phát triển với Hiệp định

HỘP 17: Đãi ngộ đặc biệt với các nước đang phát triển (SCM, Điều 2.7)

BẢNG 2: Nguyên tắc chung về các biện pháp ưu tiên và thời gian chuyển đổi đối với các trợ cấp đèn đỏ

2. Trợ cấp nông nghiệp: Hiệp định về Nông nghiệp

2.1. Các biện pháp hỗ trợ của CP (Điều 6 và 7)

2.1.2. Trợ cấp đèn xanh (Hiệp định về Nông Nghiệp, Phụ lục 2.1) 

Hộp 18:  Danh sách minh hoạ các trợ cấp được miễn cam kết cắt giảm (AOA, Phụ lục 2)

2.2. Trợ cấp XK và NK ( từ Điều 8 Điều 11)

3. Tác động đối với kinh doanh

HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

1. Khái quát

2. Những quy định chính

2.1. Cam kết xóa bỏ VERs

2.2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng

2.3. Thủ tục điều tra

2.4. Áp dụng biện pháp tự vệ

2.5. Bồi thường thiệt hại thương mại

2.6. Đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển

2.7. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ

3. Tự vệ nhằm mục đích pháp triển: nguyên tắc linh hoạt cho các nước đang phát triển

3.1. Những quy định chung

3.2. Điều kiện để các nước đang phát triển áp dụng biện pháp tự vệ

3. Tác động đối với kinh doanh

HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG PHÁ GIÁ VÀ THUẾ ĐỐI KHÁNG

1. Khái quát

2. Khái niệm phá giá

HỘP 19: Định nghĩa về phá giá (Trích ADA, Điều 2)

3. Nguyên tắc và thủ tục áp dụng thuế đối kháng và thuế chống phá giá

3.1. Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh thuế

3.1.1. Thiệt hại đối với ngành công nghiệp trong nước

HỘP 20: Xác định thiệt hại (Trích ADA, Điều 3)

3.1.2. Mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK được trợ giá hoặc phá giá với sự thiệt hại của ngành công nghiệp trong nước.

3.1.3. Gộp các loại hàng NK

3. 1.4. Khởi kiện của nguyên đơn

3.2. Các quy định thủ tục

3.2. 1. Cung cấp thông tin trong đơn kiện

3.2.2. Thông báo cho CP

3.2.3. Quyền cung cấp chứng cớ

3.2.4. Thông tin do các nhà XK cung cấp và các quy đinh về thông tin tốt nhất.

3.2.5. Điều tra tại chỗ

3.3. Các quy định về phương pháp

HỘP 21: Tham vấn và giải quyết tranh chấp (Trích ADA, Điều 17.

3.3. 1. SCM

3.3.2. ADA

i. So sánh giá

ii. Giá trung bình

iii. Quy đổi tiền

iv. Giá cấu thành

3.4. .Nguyên tắc de minimis

3.5. Nguyên tắc thuế thấp hơn

3.6. Các biện pháp tạm thời

3.7. Cam kết nâng giá

3.8. Công khai trước khi có quyết định cuối cùng

3.9. Xác định mức tài trợ và mức phá giá

3.10. Điều khoản hoàng hôn

4. Tác động đối với kinh doanh

Chương V: HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI (TRIMS)

Giới thiệu chung

1.1. Khái quát

1.2. Xu hướng mở cửa đầu tư

BẢNG 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1995 và 1996 (tỷ USD) 

Các nước đang phát triển và Hiệp định

Chương VI : HIỆP ĐỊNH VỀ DỆT MAY VÀ HIỆP ĐỊNH VỀ NÔNG NGHIỆP

1.      Một số quy định chung

2. Quy định của WTO về thuế của các biện pháp tự do hoá trên.

3. Các sản phẩm công nghiệp

3.1. Cắt giảm thuế

BẢNG 4: Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệpa/ của một số nưóc phát triển trước và sau Vòng đàm phán Uruguay (%)

BẢNG 5: Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệpa/ của một số nước đang phát triển trước và sau Vòng đàm phán Uruguay (%)

BẢNG 6: Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệpa/ của một số nền kinh tế chuyển đổi (%)

3.2. Ràng buộc thuế

3.3. Xoá bỏ các hạn chế số lượng

3.3.1. Thương mại dệt may trước Vòng Uruguay

3.3.2. Đưa thương mại dệt may vào GATT

3.3.3. Phương pháp hoà nhập Hiệp định về Dệt may (ATC)

3.3.4. Hoà nhịp các biện pháp hạn chế không nằm trong MFA (ATC, Điều 3)

3.3.5. Những biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp (ATC, Điều 6)

3.3.6. Xoá bỏ những biện pháp "vùng xám"

4. Các sản phẩm nông nghiệp

4.1. Tổng quan

4.2. Các biện pháp tại cửa khẩu

4.2.1. Thuế hoá

4.2.2. Tỷ lệ phần trăm cắt giảm đối với thuế

4.2.3. Sản phẩm nhiệt đới

4.2.4. Sản phẩm ôn đới

5. Đánh giá những thành quả của tự do hoá

5.1. Thành quả về mặt thu nhập

HỘP 24: Các cam kết mở cửa hiện tại và tối thiểu (Hiệp định về Nông  nghiệp, Điều 5.2)

5.2. Thành quả đối với thương mại thế giới

5.3. Những nhân tố tác động

HỘP 25: Tóm tắt các cam kết mở cửa thị trường

5.4. Tiềm năng phát triển thương mại đối với những nước đang phát triển

5.5. Tác động đối với kinh doanh

Chương VII : THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS)

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giới thiệu

1.1.  Tầm quan trọng của dịch vụ

1.2. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)

1.2.1. Cấu trúc của GATS

1.2.2. Phạm vi áp dụng của GATS (Điều II)

1.2.3. Những lĩnh vực dịch vụ không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS

1.2.4. Những lĩnh vực được đưa vào chương trình làm việc trong tương lai của GATS

2. Nội dung chủ yếu của GATS 

2.1. Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN)

2.2. Nguyên tắc Minh bạch hay công khai (Điều III)

2.3. Chế độ đãi ngộ quốc gia (Điều XVII, XVIII)

2.4. Công nhận lẫn nhau (Điều VII)

2.5. Tiếp cận thị trường (Điều XVI)

2.6. Quy định trong nước (Điều VI)

2.7. Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ (Điều VIII)

2.8. Biện pháp thuế (Điều XIV)

2.8.1. Đối với thuế trực tiếp

2.8.2. Đối với thuế gián tiếp

2.9. Ngoại lệ chung và ngoại lệ liên quan đến an ninh (Điều XIV)

2.10. Trợ cấp (Điều XV)

2.11. Thanh toán và chuyển tiền quốc tế (Điều XI)

2.12. Tập quán thương mại (Điều IX)

2.13. Việc đi lại của nhà cung cấp dịch vụ (phần Phụ lục)

2.14. Liên kết kinh tế (Điều V)

2.15. Tự do hóa từng bước (Điều XIX)

2.16. Thay đổi các cam kết cụ thể (Điều XXI)

3. Danh sách các cam kết

3.1 Bản chất và nội dung cam kết của các nước

HỘP 26: Bản chất cam kết của các nước trong GATS

3.2.Các cam kết về tự do hóa.

3.2.1. Hạn chế theo chiều ngang

BẢNG 7: Mẫu danh sách các cam kết cụ thể  

HỘP 27: Nội dung và những hạn chế trong cam kết theo chiều ngang của các nước đang phát triển trong việc cho phép thiết lập sự hiện diện TM của nước ngoài trên lãnh thổ của mình.

3.2.2. Danh sách các ngoại lệ MFN

3.2.3. Cam kết theo lãnh vực

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI HIỆP ĐỊNH

1. Nhận thức các lợi ích chung

2. Nghĩa vụ

3. Thời gian thực hiện Hiệp định

4. Hỗ trợ kỹ thuật

TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH DOANH

1. Đánh giá lợi ích

2. Tầm quan trọng của NK dịch vụ

3. Những cơ hội mới về hợp tác bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

4. Cơ hội cho XK

5. Mối liên hệ giữa các cam kết và luật lệ trong nước

6. Các cơ hội cho các tự nhiên nhân cung cấp dịch vụ

7. Tầm quan trọng của việc thông qua một pháp nhân

8. Cơ hội để mở rộng thương mại giữa các nước đang phát triển

NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA GATS

HỘP 28: Một số hạn chế của GATS

 

 


SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

Trong hơn 50 năm tồn tại của hệ thống GATT/WTO, TM đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng KT thế giới. Nếu như tỷ trọng TM trong GDP của toàn cầu là 7% năm 1950, thì nay là 23%. Nếu như trước GATT gần 50 năm (1900- 1948), TM thế giới tăng chưa đến 2 lần, thì sau GATT hơn 40 năm (1950-1991), TM thế giới tăng gấp 50 lần. Từ 1950 đến 1991, tốc độ tăng trung bình của TM thế giới là 11,2%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm của thế giới. Một phần ba trong tổng số 25 cường quốc TM là các nước đang phát triển. Từ 1948 đến 1997, TM hàng hoá tăng 14 lần trong khi sản xuất của thế giới tăng 5,5 lần. Trong vòng 10 đến 15 năm qua, tỷ trọng TM của các nước đang phát triển trong TM toàn cầu đã tăng từ 20-25%, và khu vực chế biến tăng gấp đôi (từ 10-20%), và nếu tiếp tục xu thế này thì có thể vượt 50% vào năm 2020. Cũng trong cùng thời gian này, 10 nước đang phát triển với l,5 tỷ dân đã tăng gấp đôi thu nhập bình quân/người. Từ 1990-1996, tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các nước đang phát triển là 5,4%, gấp 3 lần tỷ lệ tăng trưởng của các nước phát triển. Trong cùng giai đoạn này, XK từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển tăng trung bình 10,1%/năm, trong khi từ các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp tăng trung bình 7,3%.

TMQT cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động KT của nhân loại và sự phát triển của TMQT cũng gắn liền với những tiến triển và thăng trầm của lịch sử nhân loại.

 

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TMQT TRƯỚC GATT

I. TMQT TỪ GIAI ĐOẠN CỔ ĐẠI ĐẾN THỜI KỲ TRUNG CỔ

TMQT đã có từ rất sớm trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời ở châu Âu. Mạng lưới TM cổ đại đầu tiên đã xuất hiện vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên tại vùng Lưỡng Hà, sau đó lan rộng sang Ba tư và hướng về phía Tây đến Ai Cập và về phía Đông đến vùng thuộc Pakitxtan ngày nay, lên phía Bắc mà nay là Udơbêkitxtan và đi tiếp sang Trung Hoa hình thành nên con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử cổ đại.

 Từ năm 1500 đến năm 40 trước Công nguyên, vùng Địa Trung Hải là nơi có hệ thống TMQT, giao lưu buôn bán phát triển. Nhiều tập quán về TM và hàng hải QT đã ra đời trong thời kỳ này và một số vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay. Các cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế đã tạo ra những con đường TM kéo dài đến tận Ba Tư. La Mã đã trở thành đế quốc TM hùng mạnh nhất thời cổ đại.

TM khu vực cũng rất phát triển tại châu Á, giữa Trung Hoa, Ấn Độ và các xứ sở mà ngày nay là các quốc gia Đông Nam Á. Những phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy hàng hoá từ Trung Hoa được các thương nhân đưa đến Việt Nam và các nước ở Đông Nam Thái Bình Dương cho đến tận Hawai từ 1000-2000 năm trước Công nguyên.

Tuy nhiên, do việc đi lại khó khăn nên hàng hoá trao đổi vào thời kỳ cổ đại chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng xa xỉ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của thiểu số tầng lớp Vua chúa và giới thương gia giàu có. Nhìn chung nền KT của các quốc gia cổ đại vẫn mang đặc điểm tự cung tự cấp là chính.

Đến thời trung cổ, do những cuộc chiến tranh phong kiến và tôn giáo liên miên, nên TMQT đã trải qua một giai đoạn suy thoái kéo dài. Hình thức TMQT được các thương nhân thời kỳ đó ưa thích nhất là hội chợ. Hội chợ thường được các thương nhân tổ chức tại một địa điểm lựa chọn từ trước (thường là tại các ngã đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại của thương nhân đến từ các vùng khác nhau) và vào một thời điểm đã định từ rước đó hội chợ thu hút các thương nhân vì ở đó họ được hưởng một số ưu đãi như miễn thuế, miễn tiền thuê bãi để hàng... Có thể nói, hội chợ thời trung cổ là hình thức phôi thai của khu vực mậu dịch tự do đầu tiên. Đã từng xuất hiện một số hội chợ nổi tiếng trong lịch sử như Champagne (Pháp), Gant (Bỉ)...

Bắt đầu từ thế kỷ XIV, cùng với những phát kiến lớn về địa lý, đặc biệt là từ khi phát hiện ra châu Mỹ (1492), TMQT đã bước vào một thời kỳ mới: châu Âu buôn bán với Tân thế giới và Viễn Đông.

II. TMQT TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Thế kỷ XV đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử thế giới nói chung và TMQT nói riêng. Với Sắc chỉ “Inter Coetera'' ban hành ngày 4-5-1493, Giáo hoàng Alexandre VI đã phân chia đại dương thế giới thành hai khu vực. Đường chia của Giáo hoàng (cách mũi Hảo Vọng 10 hải lý về phía Tây) đã phân chia đại dương thành hai khu vực truyền đạo cho các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, trên thực tế hai vương triều Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, những cường quốc hàng hải mạnh nhất thế giới khi đó mới là những người hưởng lợi nhiều nhất từ Sắc chỉ của Giáo hoàng. Ngày 7-6-1494 hai nước này đã ký Hiệp ước Tordesillas phân chia đại dương, đường phân chia này chỉ cách đường phân chia truyền đạo của Giáo hoàng 37 hải lý về phía ngoài mũi Hảo Vọng. Để khuyến khích các thương nhân mạo hiểm đi khai thác và tìm kiếm thêm các thuộc địa mới, các nước này đã bảo đảm cho họ những đặc quyền TM đặc biệt đầy lợi lộc. Dựa trên Hiệp ước Tordesillas, (có thể coi đó là hiệp ước phân chia thị trường thế giới đầu tiên, các thương gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những người đầu tiên tiến hành khai thác và buôn bán với các thổ dân châuMỹ. Tuy nhiên, hành vi có thể nói là độc quyền TM của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã vấp phải sự phản ứng từ các quốc gia Tây - Âu khác, đặc biệt là Hà Lan và Anh. Năm 1609, một nhà ngoại giao và luât gia Hà Lan là Hugo Grotius đã xuất bản cuốn Mare Liberum (Biển tự do) khẳng định quyền của tất cả các quốc gia được tự do hàng hải và TM. Năm 1635, một luật gia khác người Anh là John Selden đã đáp lại bằng Mare Clausum (biển đóng) để biện minh cho chủ quyền của Anh đối với các vùng biển bao quanh nước Anh và độc quyền của các tàu mang cờ Anh được chuyên chở bàng hoá đến các cảng của Anh.

Dưới sự bảo vệ của hải quân nước mình, các Công ty Đông Ấn của Anh, Hà Lan đã dần dần thay thế các thương gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc buôn bán với Viễn Đông và Bắc Mỹ. Các công ty này thiết lập các cảng biển, nhà kho để chứa hàng tại những khu vực địa lý quan trọng về chiến lược như Xingapo, Malaeca, Java...Có thể nói những công ty này là cha đẻ của các công ty xuyên quốc gia sau này.

Sự phát triển của TM trong thời kỳ từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX không tách rời sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân. Ngoài TM, các nước phương Tây bắt đầu thực hiện những đầu tư quan trọng ở nước ngoài. Kênh đào Suez và Panama là những ví dụ điển hình của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoàn toàn do tư nhân bỏ vốn dưới hình thức ''nhượng quyền” (Concession. Hình thức nhượng quyền cũng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như khai thác tài nguyên. Các tập đoàn dầu lửa lớn như: Standard Oil, Royal, Dutch Sell đã có những đầu tư cũngdưới hình thức nhượng quyền tại Trung Đông. Tại Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp cũng áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đường sắt Công Minh - Hải Phòng, khai thác than ở Quảng Ninh, thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng... Trong thời kỳ thực hiện “chính sách KT mớí" (NEP), V.I. Lênin cũng đã rề ra chính sách nhượng quyền để thu hút đầu tư và kỹ thuật tư bản trong hoàn cảnh một chế độ mới ra đời và phải nhanh chóng phát triển để đứng vững trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản.

Giai đoạn lịch sử nói trên của TMQT cũng được đánh dấu bởi sự ra đời của một số lý thuyết kinh điển về TMQT mà những luận điểm then chốt nhất cho đến nay vẫn còn được coi là những nguyên tắc nền tảng cho việc hoạch định chính sách TM của tất cả các qưốc gia.

Thuyết trọng thương (mercantilism) có thể coi là lý thuyết đầu tiên về TMQT của thời kỳ tiền chủ nghĩa tư bản và đã là cơ sở lý luận cho chính sách TM Anh, Pháp, Đức trong khoảng 300 năm (thế kỷ XV-XVIII) chủ nghĩa trọng thương có ba nội dung chính : coi trọng và tìm mọi cách XK thật nhiều hàng hoá để tăng thu nhập vàng và bạc cho ngân khố quốc gia ; hạn chế tối thiểu việc việc NK để tránh nguy cơ chảy máu vàng và bạc ; nhà nước kiểm soát TM với bên ngoài thông qua một số công ty độc quyền để đảm bảo ngân khố của quốc gia không bị thất thu và các công ty độc quyền là công cụ thích hợp nhất để thi hành chính sách này. Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại thương đối với sự phát triển KT, phủ nhận hình thái KT tự cung tự cấp phong kiến. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa trọng thương là mới chỉ “trọng ta” mà chưa “trọng người” (chỉ muốn xuất thật nhiều mà không muốn nhập), chưa thấy được lợi ích dài hạn của việc trao đổi TM bình đẳng, cùng có lợi. Đó là chưa nói đến tình trạng độc quyền của một số công ty do nhà nước kiểm soát cũng dẫn đến việc lũng đoạn giá cả làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của sản xuất và TMQT.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa trọng thương đã được J.Keynes và một số nhà KT học thuộc trường phái ''Keynism'' phát triển thành chủ nghĩa ''trọng thương mới'' (neo-mercantilism. Trường phái này đã ảnh hưởng quan trọng đến chính sách TM của một số nước và lãnh thổ như: Đức, Pháp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nền KT công nghiệp hoá mới ở Đông Nam Á.

 Lý thuyết thứ hai có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của TMQT là chủ nghĩa tự do TM (free-trade liberatism) ra đời và phát triển tại Anh vào nửa cuối thế kỷ XVIII, trong bối cảnh QT rất thuận lợi cho Anh lúc đó đang là cường quốc KT và quân sự hùng mạnh nhất thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra rất sôi động tại Tây Âu và Bắc Mỹ.Cơ sở lý luận chính của ''Tự do TM'' là lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (một nước chỉ sản xuất những hàng hoá cho phép sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên) và lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo (khi tham gia vào TMQT quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất tất cả các loại hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất và XK những hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất và như vậy vẫn có thể thu được lợi ích từ việc tham gia vào TMQT. Theo lý thuyết này, một nền TMQT tự do sẽ có lợi cho tất cả các nước và sẽ liên kết các nền KT quốc gia lại với nhau trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá. Lần đầu tiên, ngoại thương đã được các nước Tây Âu đặc biệt là Anh coi là một trong những động lực chủ yếu để tăng trưởng KT và tạo tiền đề để chinh phục thị trường thế giới. Giai đoạn 1850-1875 là 25 năm vàng son nhất của chủ nghĩa tự đo TM. Tổng giá trị trao đổi TMQT đã tăng từ 10 tỷ phrăng vàng vào năm 1830 lên 58 tỷ phrăng vàng vào năm 1870. Việc phát triển các phương tiện giao thông vận tải mới, rẻ tiền và an toàn hơn như tàu thủy hơi nước và tàu hoả đã làm giảm đáng kể cước phí vận chuyển hàng hoá. Giá vận chuyển đường biển đã giảm 10 lần từ năm 1850 cho đến 1857, ví dụ như giá cước chuyên chở một tấn hàng hoá từ Marseille đến Sài Gòn đã giảm trong thời gian này từ 950 phrăng vàng xuống còn 90 phrăng vàng. Sự phát triển của TMQT cũng kéo theo những nguồn vốn khổng lồ, chủ yếu của Anh và Pháp được đầu tư vào các thị trường mới như Bắc Mỹ, Nga và Viễn Đông. Có một chi tiết khá thú vị trong thời kỳ này đó là cán cân TM hàng hoá của các cường quốc phương Tây với các thuộc địa của mình luôntrong tình trạngnhập siêu (số liệu 1875: NK của Anh là 9.424triệu phrăng vàng, XK là 7.106 triệu phrăng vàng, NK của Pháp là 3.873 triệu phrăng vàng, nhậpkhẩu của Đức là 3.907 triệu phrăng vàng, XK là 3.065 triệu phrăng vàng. Ngược lại, cán cân dịch vụ giữa thuộc địa và mẫu quốc lại luôn thặng dư nhờ những khoản siêu lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư và vận chuyển hàng hải. Mức lãi suất đầu tư trung bình ở Châu Âu trong thời kỳ này chỉ có 3% trong khi lãi suất đầu tư ở thuộc địa là 8%. Đó là chưa nói đến giá nhân công rẻ mạt ở các nước thuộc địa. Anh là nước đầu tư nhiều nhất ra bên ngoài với tổng giá trị 2,3 tỷ bảng Anh trước chiến tranh thế giới thứ nhất và thu nhập từ vốn đầu tư chiếm đến 10% tổng thu nhập quốc gia.

Ngoài khía cạnh KT, chủ nghĩa tự do TM đã được một số cường quốc phương Tây sử dụng như một công cụ trong chính sách ngoại giao QT. Anh đã thuyết phục được Pháp ký hiệp định TM tự do vào năm 1860. Hiệp định này đã giảm đáng kể mức thuế quan giữa hai nước, trừ thép vẫn được bảo hộ ở mức thuế quan là 30%. Đối với Anh thì việc ký hiệp định TMvới một “kẻ thù truyền kiếp” như Pháp được coi là một thắng lợi quan trọng về mặt ngoại giao hơn là về mặt KT (Anh đã bị nước Pháp của Napoléon tiến hành phong toả trên phạm vi toàn lục địa.

Ngoài thuyết trọng thương và tự do TM là hai lý thuyết thuần tuý về TMQT, còn có một số lý thuyết khác có tính chất chính trị nhiều hơn, đặc biệt là lý thuyết về liên kết KT trong khuôn khổ Liên minh thuế quan Đức (Zollverein. Lý thuyết này được Bismark (Thủ tướng Phổ và sau đó là Thủ tướng đầu tiên của nước Đức thống nhất) sử dụng để thực hiện quá trình thống nhất về mặt chính trị và KT của khoảng 30 quốc gia nói tiếng Đứcxung quanh Phổ từ 1820 đến 1834. Liên minh thuế quan Đức, bao gồm 26 triệu dân vào năm 1834 với một nền công nghiệp non trẻ chưa đủ sức để cạnh tranh với hai kẻ thù truyền kiếp là Anh và Pháp. Với nhận thức như vây, Bismark đã chủ trương áp dụng một chính sách phát triển dựa trên hai luận điểm: bảo hộ đối với bên ngoài và xây dựng một thị trường chung bên trong cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh thuế quan Đức. Chính sách bảo hộ với bên ngoài đã được một giáo sư KT tại Đại học Tổng hợp Nuremberg là Friedrich List phát triển thành một học thuyết độc đáo về bảo hộ TM dựa trên sự nhất thể hoá về KT. Theo List thì có một số quốc gia do có hoàn cảnh thuận lợi đã đi trước các nước khác trong lĩnh vực công nghiệp, TM và hàng hải. Các nước này đã nhanh chóng nhận ra rằng những ưu thế nói trên là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để đạt được và duy trì sức mạnh áp đảo về mặt chính trị và quân sự. Những nước này chủ trương ''tự do hoá''' dựa trên những biện pháp được tính toán kỹ càng nhằm mục đích duy trì thế độc quyền để kìm hãm sự phát triển của các nước khác. List chủ trương Đức phải xây dựng một nền nghiệp quốc gia toàn diện thông qua việc giải phóng các yếu tố và lực lượng sản xuất nội tại, hoàn thiện và củng cố các thể chế của Liên minh thuế quan. Đồng thời Đức cũng phát triển các quan hệ KT với bên ngoài thông qua việc ký một hiệp định tự do TM với Pháp (Hiệp định Franfurt 1862. Cho đến năm 1878, công nghiệp của Đức đã có thế cạnh tranh với Pháp và về nông nghiệp đã cạnh tranh được với Nga. Sự phát triển của Đức đã dẫn đến những thay đổi lớn lao về chính trị và KT châu Âu. Mô hình Liên minh thuế quan sau này đã được Pháp và Đức áp dụng để thiết lập Thị trường chung châu Âu.

 Thời kỳ từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) cho đến trước khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai (1939) có thể coi là một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử TMQT. Châu Âu sau chiến tranh lâm vào khủng hoảng KT trầm trọng nhất của chủ nghĩa tư bản, chế độ bản vị vàng bị bãi bỏ vì tất cả các đồng tiền châu Âu đều mất giá, lạm phát ở mức phi mã (hyperinflation), dự trữ vàng kiệt quệ vì đã được bán để mua vũ khí và trả nợ chiến tranh Anh, Đức và Pháp là những nước chịuảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng những năm 1930. Mỹ lúc đầu có tài trợ cho Tây Âu để khôi phục lại KT nhưng sau Đó đã phải hạn chế các khoản tín dụng bằng đồng USD vì không muốn rơi vào tình trạng lạm phát. Việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ và hạn chế tín dụng đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản của hàng loạt các ngân hàng Đức và gây lên một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử với sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán. Quan trọng nhất (Ngày thứ hai đen tối. Nước Mỹ với chính sách KT - xã hội mới (New Deal) của F.Roosevelt thực chất là quay lại với chủ nghĩa bảo hộ và biệt lập truyền thống, tuy có cứu vãn được nền KT Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái nhưng nền KT lớn nhất thế giới này đã không thực hiện được vai trò đầu tàu để kéo nền KT thế giới đi lên. Nước Anh lần đầu tiên, kể từ năm 1846, đã từ bỏ chính sách tự do TM để quay lại với chủ nghĩa bảo hộ với việc ban hành Luật thuế NK năm 1932 đánh 10% thuế quan đối với tất cả các mặt hàng NK trừ lương thực và nguyên liệu sản xuất. Đồng thời Anh cũng chủ động phá giá đồng bảng Anh để tăng khả năng XK. Tuy nhiên, những biện pháp này đã không đem lại kết quả mong muốn. Nước Đức của Hitler bị, tàn phá hoàn toàn trong chiến tranh và oằn lưng để trả các món bồi thường chiến tranh khổng lồ cho Pháp, đã tiến một chính sách KT tự cung tự cấp và quân phiệthoá công nghiệp để chuẩn bị phục thù. Hitler đã cho thi hành một chính sách kiểm soát hối đoái rất chặt chẽ, và hạn chế tối đa NK để cân bằng cán cân TM; đồng thời XK hàng công nghiệp với giá thấp hơn giá thực để cạnh tranh với Anh và Pháp. Với sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng, các trao đổi TMQT nay chỉ còn thực hiện dưới dạng hàng đổi hàng (clearing.

Giai đoạn 1918-1989 cũng đánh dấu sự thất bại của một số nỗ lực của các nước phương Tây nhằm xây dựng một hệ thống TMQT đa phương. Năm l927, Hội quốc liên (SDN) đã tổ chức một hội nghị QT để soạn thảo một hiệp định về cắt giảm thuế quan và các biện pháp phải thuế quan trong vòng 6 tháng đồng thời cũng thảo một điều khoản về quy chế tối huệ quốc. Tuy nhiên, do không nhận đuược sự ủng hộ của Đức và Italia và quan trọng hơn là Mỹ, cường quốc TM lớn nhất thế giới lại đứng ngoài Hội quốc liên, bản thân CP Mỹ lúc đó chưa được Quốc hội cho phép đàm phán với nước ngoài để cắt giảm thuế quan nên dự thảo Hiệp định thuế quan của SDN đã thất bại. Năm 1933 một hội nghị về thuế quan đã được tổ chức tại London với mục tiêu thỏa thuận về sự ổn định giá cả, chấm dứt việc phá giá tiền tệ vì mục đích cạnh tranh, thủ tiêu các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng… Tuy nhiên, hội nghị này đã thất bại và các nước đã không đạt được thỏa thuận cả gói về các biện pháp làm lành mạnh hoá và thúc đẩy tăng trưởng TM. Lần đầu tiên mức tăng trưởng TMQT (-0,5%) thấp hơn mức tăng trưởng của sản xuất (5,5%) và là con số âm. Một số chương trình thiết lập các khu vực mậu dịch tự do cũng gặp phải thất bại (Liên minh thuế quanBenelux, khu vực mậu dịch tự do Scandinavơ, khu vực mậu dịch tự do các nước dọc sông Đanuýp…. Phải đến năm 1934, Quốc hội Mỹ lần đầu tiên đã thông qua luật về hiệp định TM hỗ tương(Reciprocal trade Agreements Act), cho phép Tổng Thống được đàm phán và ký các hiệp định với nước ngoài trong thời hạn 3 năm về việc cắt giảm thuế quan đến mức tối đa là 50%. Tuy nhiên, việc thông qua Luật về các hiệp định TM hỗ tương năm 1934 (gia hạn vào năm 1937) cũng không mang lại kết quả như mong muốn vì 3 lý do chính. Thứ nhất, chính quyền Mỹ chỉ muốn cắt giảm những mức thuế quan đang rất cao hoặc đánh vào những mặt hàng không có lợi cho các nhà XK nước ngoài tại thị trường Mỹ (ví dụ như: ô tô, sắt, thép, vật liệu xây dựng…. Thứ hai là hệ thống bảo hộ của Mỹ chủ yếu dựa trên hàng rào thuế quan, trongkhi châu Âu lại chủ yếu dựa trên hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng các biện pháp kiểm soát hối đoái. Chính vì vậy mà rất khó đạt được mục tiêu ''hỗ tương'' (reciprocity) mà Quốc hội Mỹ đặt ra. Và lý do cuối cùng là cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần, với các sự kiện tại Êtiôpia, Áo, Tiệp Khắc đã khiến cho việc đàm phán cắt giảm thuế quan không còn là ưu tiên chính trị số một của Tổng Thống F.Roosevelt nữa. Việc tổ chức một hệ thống TMQT chỉ thực sự được cộng đồng QT quan tâm đến khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

III.TỪ HIẾN CHƯƠNG LA HAVANA ĐẾN HIỆP ĐỊNH GATT 1947

Hiệp định chung về thuế quan và TM, gọi tắt theo tiếng Anh là GATT, là một trọng những thành quả việc tổ chức lại các quan hệ KT QT sau Chiến tranh thế giớithứ hai. Lịch sử của GATT cho thấy Mỹ là nước đầu tiên đưa ra sáng kiến thành lập môt tổ chức TMQT với nhiệm vụ điều hành nền TMQT. Ngay từ năm 1941, Tổng thống Mỹ F.Roosevelt đã đề nghị với thủ tướng Anh W.Churchill đưa vào trong 8 điểm của Hiến chương Đại Tây Dương một nội dung nhấn mạnh sự cần thiết của tất cả các nước tham gia vào TMQT. “Tất cả các quốc gia và dân tộc cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để nhằm bảo đảm những điều kiện lao động tốt nhất tiến bộ KT và an ninh QT”. Nguyên tắc hợp tác QT đã được Mỹ đưa vào trong các Hiệp định thuê - vay (Leasing Agreements) ký với Liên Xô (ll-6-1942), Anh (23-2-1942) và Pháp (28-2-1945. Mục tiêu của Mỹ trong việc thành lập một tổ chức TMQT còn đi xa hơn mục tiêu mà Quốc hội Mỹ đã thông qua trong Luật về các hiệp định TM hỗ tương năm 1934.Ý đồ chiến lược của Mỹ không chỉ giới hạn ở chỗ ký kết các hiệp định cắt giảm thuế quan trên cơ sở hỗ tương mà còn phải thiết lập một thể chế QT đa phương mà Mỹ có thể kiểm soát để phục vụ cho quyền lợi của Mỹ. Để tránh hành động quá đơn phương, Mỹ đã đề nghị Anh cùng đứng chung ''liên doanh'' trong việc soạn thảo các ''đề nghị'' thiết lập các tổ chức KT QT sau Chiến tranh.Đến năm 1943, một thỏa thuận về các nguyên tắc cho việc thành lập một tổ chức TMQT đã được các chuyên viên Anh và Mỹ thông qua: cắt Giảm liên tục thuế quan; bãi bỏ các hạn chế về số lượng, trừ những hạn chế vì mục đích duy trì cân bằng cán cân thanh toán; cấm việc trợ giá cho XK; khuyến khích các công ty nhà nước hoạt động TM theo những nguyên tắc thị trường.

Tại Hội nghị Bretton Woods (7-1944), cùng với việc thành lập hai tổ chức KT QT là Quỹ Tiền tệ QT (IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát tnển QT (IBRD), 44 nước tham dự Hội nghị cũng đã quyết định sẽ đàm phán để thành lập “Tổ chức TMQT”, viết tắt theo tiếng Anh là ITO. Sau đó, nhiệm vụ này được giao phó cho LHQ chủ trì. Ngày 18-2-1946, theo đề nghị của Mỹ, LHQ đã triệu tập một ''Hội nghị QT về TM và việc làm''. Trước đó, vào tháng 12 - 1945, Mỹ đã mời 14 nước tham gia vào các cuộc đàm phán TM nhiều bên về cắt giảm thuế quan. Như vậy là vào cùng một thời điểm đã diễn ra hai cuộc đàm phán TM nhiều bên. Cuộc đàm phán thứ nhất dưới sự bảo trợ của LHQ nhằm đi đến việc thành lập một ''Tổ chức TMQT” và một cuộc đàm phán mang tính chất kỹ thuật hơn chuyên về cắt giảm thuế quan.

 Trong khuôn khổ của LHQ, đã có ba hội nghị QT được tổ chức (tại London, tháng 10-1946; tại Geneva tháng 8-1947 và tại La Havana từ tháng ll-1947 đến tháng 3-1948) để soạn thảo ra văn kiện thành lập ITO có tên gọi là “Hiến chương La Havana'', một công ước quốc bao gồm 106 điều và 16 phụ lục. Mục tiêu của ITO là tạo việc làm đầy đủ và tăng trưởng TM. Để đạt được mục tiêu kép nói trên, Hiến chương đề ra bốn biện pháp hành động chủ yếu: tái thiết và phát triển KT, tất cả các nước đều được tiếp cận với các nguồn cung cấp nguyên liệu và yếu tố sản xuất khác trên cơ sở bình đẳng; cắt giảm các trở ngại đối với TMQT, hợp tác và tư vấn với ITO. Quá trình đàm phán để đi đến Hiến chương ITO cho thấy những bất đồng sâu sắc giữa Mỹ, Tây Âu và các nước đang phát triển về mục tiêu và ưu tiên của ITO (PhầnVI.Trong khi đối với Mỹ, mục tiêu quan trọng nhất là mở cửa thị trường các nước Tây Âu và Nhật Bản hạn chế đến mức tối đa hàng rào thuế quan và tự do TM trên cơ sở bình đẳng và tối huệ quốc thì châu Âu lại ưu tiên cho việc tái thiết lại nền KT sau chiến tranh tuy đồng ý về nguyên tắc giảm dần thuế quan nhưng muốn bảo vệ một số ngành công nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục cho đến khi đạt được khả năng cạnh tranh. Riêng Anh và Pháp vẫn muốn tiếp tục duy trì những ưu đãi TM đặc biệt với các thuộc địa của họ. Còn các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Chi lê, Li băng thì kiên quyết chống lại điều khoản tối huệ quốc vì cho rằng điều khoản này sẽ đặt các nước này vào trong thế cạnh tranh tuy bình đẳng về danh nghĩa nhưng lại bất bình đẳng trên thực tế. Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Mỹ La tinh, chiếm khoảng một nửa các nước đang phát triển tham gia Hội nghị đã đòi phải có những ưu đãi và ngoại lệ cho các nước này để bảo vệ và phát triển các ngành công nghiệp non trẻ. Ba năm đàm phán gay go đã dẫn đến việc 53 nước ký kết văn kiện cuối cùng của Hội nghị La Havana ngày 24-3-1948. Đáng tiếc là “Hiến chương La havana'' đã không bao giờ có hiệu lực và ITO cũng không bao giờ ra đời mà nguyên nhân chính lại là Mỹ, nước đã đưa rạ sáng kiến thành lập ITO. Như đã nói ở phần trên, Tổng thống Mỹ được Quốc hội cho phép tiến hành đàm phán để ký kết các hiệp định TM hỗ tương nhưng kết quả cuối cùng của Hội nghị La Havana lại là việc thành lập nên một tổ chức QT với những thẩm quyền có thể đụng chạm đến quyền lực của Quốc hội Mỹ trong lĩnh vào TM. Vì vậy mà CP Mỹ buộc phải đệ trình Hiến chương La Havana lên Thượng viện xin phép phê chuẩn và đã được tổng thống Truman đệ trình lần đầu tiên vào tháng 4-1949. Tuy nhiên, chính các thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Tổng thống lại là những người chỉ trích gay gắt nhất Hiến chương dành quá nhiều những ngoại lệ đối với quy chế tối huệ quốc và đi ngược lại những nguyên tắc của chủ nghĩa tự do TM, ví dụ như cho phép duy trì hạn chế số lượng vì thâm hụt cán cân thanh toán hay việc duy trì những ưu đãi đặc biệt giữa chính quốc và thuộc địa, cho phép duy trì những cácten QT độc quyền ấn định giá cả của một số nguyên liệu trái với tinh thần của Luật Chống độc quyền (Serman Act. Hiến chương La havana Đã được các ủy ban của Thượng viện xem xét trong suốt mùa hè năm 1949. Sự kiện phong tỏa Berlin và sau đó là sự mở đầu cuộc chiến tranh lạnh tại châu Âu đã khiến cho những cuộc điều tra về việc thành lập một ITO không còn được chính quyền Mỹ ưu tiên nữa. Đến năm 1951, sau ba lần không thành, Tổng thống Truman đã quyết định thôi không đệ trình Hiến chương ITO lên Thượng viện để xin phê chuẩn nữa. Các nước khác sau khi thấy Mỹ quyết định không phê chuẩn hiến chương La Havana cũng đã quyết định không đệ trình lên Quốc hội nước mình văn kiện này.

Như đã nói ở trên, song song với cuộc đàm phán về “Hiến chương La Havana” dưới sự bảo trợ của LHQ, từ ngày 10-4 đến 30-10-1947 tại Geneva, đại diện của 25 nước cũng đã kết thúc vòng đàm phán TM đa phương đầu tiên theo đề nghị của Mỹ về cắt giảm thuế quan đối với khoảng một nửa số hàng hóa trongTMQT. Ngày 30-10-1947, sau khi đã bổ sung thêm chương IV (Chính sách TM) của Dự thảo, Hiến chương LaHavana vừa đàm phán xong vào thỏa thuận cắt giảm 10 tỷ USD thế quan với 45.000 cam kết nhân nhượng, 23 nước đã ký Nghị định thư áp dụng tạm thời “Hiệp định chung về thuế quan và TM”, gọi tắt theo tiếng Anh là GATT 1947.

IV.HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG GATT 1947

Do Hiến chương La Havana không bao giờ được phê chuẩn, nên Hiệp định GATT với 38 điều đã được các nước áp dụng ''tạm thời'' trong hơn 40 năm như là hiệp định đa phương duy nhất điều chỉnh quan hệ TMQT. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, GATT đã trở thành một hệ thống thể chế và pháp lý của nền TMQT. Mặc dù có những khiếm khuyết nhất định, GATT đã đóng vai trò là người bảo vệ các nguyên tắc TM tự do và thị trường.

Một trong những khiếm khuyết lớn nhất của GATT 1947 là tính chất ''tạm thời'' của hiệp định này với tư cách là một điều ước QT. Nghị định thư áp dụng tạm thời GATT 1947 qđịnh: ''các bên ký kết sẽ áp dụng các điều khoản tại Phần I và Phần III cũng như tại Phần II trong chừng mực những điều khoản tại Phần II không trái với luật pháp hiện hành của các bên ký kết''. Qđịnh áp dụng Phần II của GATT 1947 đã cho phép một số bên ký kết GATT duy trì một số luật ban hành trước ngày 1-1-1948 có những điều khoản trái với những nghĩa vụ qđịnh tại Phần I và Phần III của GATT. Một số nước như Mỹ và Canađa đã sử dụng quyền đặc miễn này mà trong ngôn ngữ của GATT gọi là “grandfather rights”, trong khi đó Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản lại không thể sử dụng quyền đặc miễn nay vì họ không phải là các bên ký kết ban đầu của GATT.

Cũng do về mặt pháp lý, GATT 1947 không phải là một tổ chức QT nên đã gây ra một số tranh cãi liên quan đến khái niệm ''tư cách thành viên'' của GATT. Trường hợp xin khôi phục lại tư cách thành viên GATT của Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Trung Quốc là một ''Bên ký kết ban đầu'' nhưng đến năm 1950, Đài Loan đã quyết định rút khỏi GATT sau khi thấy chính quyền Mỹ từ bỏ việc đệ trình thượng viện Mỹ xin phê chuẩn ''Hiến chương La Havana''. Từ năm 1980, Mỹ bắt đầu cho Trung Quốc hưởng quy chế ''Tối huệ quốc'' được gia hạn hàng năm, trên cơ sở Điều IV, Luật TM Hoa Kỳ, năm 1974. Tháng 7-1986, Trung Quốc chính thức nộp đơn xin khôi phục lại tư cách ''Bên ký kết ban đầu” của GATT. Tuy nhiên, đề nghị này của Trung Quốc đã không được các chuyên gia pháp lý của GATT chấp thuận với lý do GATT không phải là một tổ chức QT, do đó không có vấn đề kế thừa hoặc khôi phục lại tư cách thành viên, do vậy Trung Quốc phải đàm phán để ''quay lại'' GATT.

Hiệp định GATT qđịnh hai loại thủ tục gia nhập: gia nhập thông qua đàm phán (điều XXXIII) và gia nhập thông qua giới thiệu (Điều XXVI.5. Gia nhập thông qua đàm phán là việc ứng cử viên (có thể là một nước hoặc một lãnh thổ độc lập về mặt thuế quan như Hồng Kông hoặc Macao) đàm phán với tất cả các bên ký kết GATT về điều kiện gia nhập bao gồm từ việc cắt giảm thuế quan, các biện pháp bảo hộ phải thuế quan đến nhưng biện pháp KT vĩ mô như chính sách giá, thuế, chính sách cạnh tranh và có thể mở rộng sang cả những vấn đề chính trị- pháp lý như hệ thống hành chính trung ương và địa phương, hệ thống tài phán tư pháp hành chính, vấn đề độc quyền TM nhà nước…

Thủ tục gia nhập thông qua giới thiệu là việc một bên ký kết của GATT giới thiệu việc xin gia nhập của ứng cử viên mà bên ký kết chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trong quan hệ QT. Thủ tục này được sử dụng trong trường hợp xin gia nhập của các nước cựu thuộc địa hoặc của những nước nằm dưới sự ủy trị QT. Hồng Kông, Macao và Đông Dương thuộc Pháp thuộc những trường hợp này. Khi ký kết GATT vào năm 1947 thì Pháp ký với danh nghĩa Liên hiệp Pháp (French Union) và trong Phụ lục B của GATT nói rõ là Hiệp định này cũng được áp dụng đối với tất cả các quốc gia thành viên của Liên hiệp Pháp trong đó có ba nước Đông Dương.

Sau hơn 40 năm, số lượng các bên ký kết GATT đã tăng, từ 25 quốc gia và lãnh thổ vào năm 1948 lên đến 99 nước vào năm 1990 là lúc kết thúc giai đoạn giữa kỳ của Vòng đàm phán Uruguay. GATT từ chỗ chỉ là một hiệp định tổng quát về thuế quan và TM đã thực sự trở thành tổ chức TM đa phương, quản lý và điều chỉnh hơn 80% các trao đổi TM hàng hoá và dịch vu trên toàn thế giới.

 Tuy có những khiếm khuyết như đã trình bày ở phần trên, GATT đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và tiến hành các vòng đàm phán TM đa phương về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan.

Từ năm 1947 đến năm 1994, đã có 8 vòng đàm phán TM đa phương được tiến hành trong khuôn khổ GATT 1947. Nội dung của các vòng đàm phán đã được mở rộng dần từ cắt giảm thuế quan và biện pháp phải thuế quan đến cải cách hệ thống pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Kết quả chính đạt được qua 8 vòng đàm phán có thể tóm tắt như sau:

1. Các vòng đàm phán tập trung vào cắt giảm thuế quan:Geneva (Thụy sĩ, tháng 10 -1947, 23 nước); Annecy (Pháp, 1949, 19 nước) ; Torquay (Anh, 1950- 1951, 32 nước ; Geneva(Thụy sĩ, 1955-1956, 33 nước) và Dillon (1960-1961, 39 nước.

Năm vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ GATT có nội dung về cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm chế biến (các sản phẩm nông nghiệp không được các nước đưa vào đàm phán) và sử dụng phương pháp cắt giảm song phương. Theo phương pháp này, các bên ký kết có liên quan sẽ đàm phán songphương với nhau để cắt giảm thuếquan đối với từng sản phẩm cụ thể. Tổng cộng qua 5 vòng đàm phán, đã có gần 60.000 sản phẩm được cắt giảm thuế quan. Mọi cam kết giảm thuế quan phải được đưa vào biểu cam kết về thuế quan và về nguyên tắc ràng buộc các bên ký kết(nguyên tắc ràng buộc. Tuy nhiên Điều XXVIII cho phép các bên ký kết có liên quan có thể đàm pháp để sửa đổi hoặc bãi bỏ cam kết giảm thuế quan mà các nước này đã đưa ra trong vòng đàm phán trước đó, nhưng với điều kiện phải có cam kết về cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm khác có trị giá tương đương hoặc phải đền bù cho bên ký kết bị thiệt hại (các nước thành viên EC đã phải đền bù cho Mỹ và một số nước khác nhau sau khi Cộng đồng KT châu Âu thành lập năm 1957 do một số nước thành viên EC đã tăng mức thuế quan cho phù hợp với mức thuế quan thống nhất của EC. Phương pháp cắt giảm thuế quan song phương được tiến hành giữa một bên là nước NK chính và một bên là nước XK chính sản phẩm có liên quan. Nếu hai nước này đạt được thỏa thuận về cắt giảm thuế quan thì mức thuế quan mới sẽ được áp dụng tự động đối với tất cả các bên ký kết khác theo nguyên tắc tối huệ quốc. Phương pháp cắt giảm song phương tuy đơn giản nhưng kết quả rất hạn chế vì các bên phải đàm phán về từng sản phẩm riêng rẽ mất nhiều thời gian và không thích ứng với nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của TMQT.

2. Các vòng đàm phán về cắt giảm thuế quan là các biện pháp phi thuế quan:

Vòng Kennedy (từ tháng 11-năm 1963 đến tháng 5-1967, 74 nước), vòng Tokyo (từ tháng 9-1973 đến tháng 11-1979, 99 nước.

Các vòng đàm phán nói trên đã sử dụng phương pháp cắt giảm thuế quan mới là, cắt giảm theo dòng thuế hay còn gọi là phương pháp cắt giảm thuế quan đa phương.

Phương pháp cắt giảm thuế quan theo dòng được Mỹ đề nghị trên cơ sở “luật về mở rộng TM”(Tra de Expansion Act) năm 1962. Luật này cho phép Tổng thống Kennedy được đàm phán để cắt giảm thuế theo dòng tối đa là 50% đối với những sản phẩm chiếm đến 80% tổng kim ngạch TM giữa Mỹ và 6 nước cộng đồng châu Âu.

Sở dĩ Mỹ đưa ra phương pháp này vì mức thuế quan trung bình của Mỹ cao hơn mức thuế quan thống nhất của EC. Nên nếu cắt giảm theo dòng thuế thì thuế quan ở Mỹ vẫn cao hơn mức thuế quan trung bình của EC. Đáp lại, EC đãđề nghị một phương pháp khác gọi là phương pháp phối hợptheo đó bên nào có mức thuế quan bình quân cao hơn thì phải giảm nhiều hơn so với bên có mức thuế quan bìnhquân thấp hơn.

 Vòng Kennedy đã đưa đến việc cắt giảm trung bình 35% đối với hơn 30.000 hạng mục thuế, đồng thời cũng đạt được thành công đầu tiên trong lĩnh vực giảm biểu các hàng rào phi thuế quan với việc thông qua những qđịnh đầu tiên về chống phá giá và trị giá HQ. Tuy nhiên, Vòng Kenneđy đã không đem lại kết quả đáng kể nào đối với các sản phẩm nông nghiệp do EC dưới sức ép của Pháp và Hà Lan đã kiên quyết từ chối đề nghị của Mỹ đàm phán cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực này.

 Vòng Tokyo bắt đầu từ ngày 14-9-1973 với sự tham gia của 99 nước tại Geneva và kết thúc tại Tokyo, vào tháng 11-1979. Vòng Tokyo đã đạt được những kết quả quan trọng trên 3 vấn đề: cắt giảm thuế quan; hàng rào phi thuế quan và cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp.

Về thuế quan, Vòng Tokyo đã đạt được những kết quả rất lớn: mức thuế quan của các nước phát triển đối với các sản phẩm công nghiệp giảm trung bình 30%, dẫn đến mức thuế quan trung bình của các nước này chỉ còn 6%. Một số sản phẩm ''nhạy cảm" như hàng dệt may, da, thực phẩm, thép cũng được giảm nhiều. Một số hạn ngạch NK nông sản cũng được nớirộng hơn.

Trong lĩnh vực phi thuế quan, Vòng Tokyo đã thông qua được 5 ''bộ luật'' (code) về các biện pháp phi thuế quan: trợ cấp; trị giá HQ; mua sắm CP; tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục cấp phép NK và hai thỏa thuận về nông nghiệp và một thỏa thuận về công nghiệp hàng không. Tuy nhiên, việc tham gia những bộ luật và thỏa thuận này chỉ mang tính chất tự nguyện; các bên ký kết GATT không có nghĩa vụ phải ký kết hoặc gia nhập các “bộ luật” và thỏa thuận này.

Về cơ chế giải quyết tranh chấp, Vòng Tokyo cũng đã thông qua được thỏa thuận nhằm hệ thống hoá thực tiễn giải quyết tranh chấp trên cơ sở Điều XXII và Điều XXIII của GATT.

3. Vòng đàm phán tổng thể Uruguay (1986-1994, 128 nước)

Vòng Tokyo vừa kết thúc, Mỹ đã đưa ra một đề nghị mở tiếp một vòng đàm phán mới. Đề nghị này của Mỹ nhằm mục tiêu chiến lược: đối phó với những thế lực bảo hộ tại Mỹ vốn rất bực tức về việc Mỹ thường xuyên bị nhập siêu lớn trong TM với Nhật Bản, Tây Âu và một số nước và nền KT công nghiệp hóa mới; áp đặt những tư tưởng của chủ nghĩa tự do KT của Reagan đối với Tây Âu, Nhật Bản và các nước đang phát triển; giải quyết dứt điểm các hồ sơ tranh chấp về nông nghiệp, dịch vụ và văn hoá với Tây Âu và các nước khác.

Hội nghị Bộ trưởng GATT tại Punta del Este (Uruguay, tháng 9-1986) đã quyết định mở vòng đàm phán TM đa phương mới dự kiến sẽ kết thúc trước năm 1990, Tuyên bố Punta den Este, bao gồm hai phần, phần thứ nhất liên quan đến TM hàng hoá, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, vấn đề tiếp cận thị trường, các biện pháp đầu tư liên quan đến TM, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Phần thứ hai của Tuyên bố lần đầu tiên đã đưaTM dịch vụ vào đàmphán. Các cuộc đàm phán đã diễn ra tại Geneva ở cấp đại sứ và chuyên viên trong khuôn khổ ủy ban về đàm phán TM đa phương và rất nhiều Nhóm Công tác chuyên ngành. Đây là vòng đàm phán bị bế tắc nhiều lần nhất, chủ yếu là do những bất đồng về nông nghiệp giữa Mỹ và châu Âu và dưới áp lực rất lớn của các phương tiện thông tin và dư luận xã hội phương Tây. Hội nghị kiểm điểm giữa kỳ họp tại Montreal (Canađa) từ ngày 4 đến ngày 8-12-1988 đã không đem lại một kết quả gì cụ thể do bất đồng sâu sắc giữa Mỹ và châu Âu. Về vấn đề cắt giảm trợ giá trong XK nông sản. Vòng đàm phán Uruguay đã được khởi động trở lại vào tháng 4-1989. Tuy nhiên, cho đến tháng 12 - 1990 tại Heysel, gần Bruselles, Mỹ và EC cũng vẫn không đạt được thỏa thuận về những vấn đề nguyên tắc như trợ giá XK nông sản và dịch vụ tài chính.

Tháng 12-1991, Tổng giám đốc GATT khi đó là A. Dunkel đã đưa ra một dự thảo thỏa thuận chung cuộc để các bên ký kết xem xét, nhưng dự thảo này đã bị EC bác bỏ vì cho rằng về toàn cục nó không cân bằng và đặc biệt là không thể chấp nhận được trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngày 23-11-1992, Mỹ và EC đã đạt được Thỏa thuận về nông nghiệp (Thỏa thuận Blair House), theo đó Mỹ đã đạt được mục tiêu mở cửa thị trường nông nghiệp của EC và EC chấp nhận giảm trợ giá XK nông sản trong 6 năm và cắt giảm 36% trợ cấp của Nhà nước đối với các nhà sản xuất nông nghiệp ở châu Âu. Thỏa thuận Blair House đã bị Pháp, nước chiếm đến 50% tổng giá trị XK nông sản của EC phản đối kịch liệt. CP cánh hữu của Balladur cho rằng Thỏa thuận Blair House đã phá vỡ nền tảng của chính sách nông nghiệp chung của EC vàthủ tiêu khả năng phát triển thị trường của hàng nông sản châu Âu. Dưới sức ép của Pháp, ủy ban châu Âu đã buộc phải yêu cầu Mỹ thương lượng lại hồ sơ nông nghiệp. Cuộc thương lượng Mỹ - EC về nông nghiệp giữa hai nhà đàm phán TM mới là Micky Cantor của Mỹ và Lon Brittan của EC đã đưa đến thỏa hiệp ngày 15-12-1993 có lợi hơn cho EC về nông nghiệp. EC tuy chấp nhận mở cửa thị trường thịt bò và thịt lợn cho Mỹ nhưng có quyền hạn chế số lượng NK tối đa là 76.500 tấn /năm. Những nền tảng cơ bản của chính sách nông nghiệp chung của EC đã được duy trì. Trong trường hợp có sự NK ồ ạt nông sản vào EC dẫn đến những sự biến động lớn về tiền tệ trên thị trường QT EC có quyền áp dụng điều khoản“bảo vệ” và nâng mức thuế quan lên quá 15%. Chính sách trợ cấp sản xuất nông nghiệp của EC cũng được Mỹ thừa nhận và sẽ phải được cắt giảm dần trong vòng 9 năm thay vì 6 năm như thỏa thuận Blair House. Thỏa thuận ngày 15-12-1993 đã cho phép khai thông bế tắc lớn nhất để đi đến việc ký kết tại Marrakesh (Ma rốc) vào tháng 4-1994 Hiệp định thành lập WTO và các hiệp định TM kèm theo.

Một vấn đề gây bất đồng lớn thứ hai giữa Mỹ, EC và các nước đang phát triển là vấn đề tự do hoá lĩnh vực dịch vụ. Cũng như trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ là lĩnh vực bất đồng chủ yếu giữa Mỹ và EC với tư cách là hai cường quốc XK dịch vụ lớn nhất thế giới. Việc đàm phán về tự do hoá dịch vụ vấp phải hai loại trở ngại chính.

Thứ nhất là một số ngành dịch vụ có tính chiến lược như viễn thông hàng không vẫn còn thuộc độc quyền của các công ty do Nhà nước kiểm soát (chủ yếu là ở các nước EC).

Thứ hai là, một số ngành dịch vụ chịu sự điều tiết rất chặt chẽ từ phía Nhà nước do liên quan đến việc bảo đảm an toàn cho khách hàng, ví dụ như dịch vụ tài chính, ngân hàng, xây dựng, y tế, pháp lý... Hiệp định chung về TM dịch vụ GATS đạt được tại Vòng đàm phán Uruguay thực chất chỉ mới là một hiệp định chung về các vấn đề nguyên tắc, danh mục các cam kết về dịch vụ kèm theo rất nghèo nàn và kèm theo rất nhiều ngoại lệ. Một số ngành dịch vụ then chốt như dịch vụ tài chính, vận tải hàng hải, viễn thông, nghe - nhìn... sẽ được các nước tiếp tục đàm phán sau trong khuôn khổ của WTO. Tuy nhiên, lần đầu tiên các nước đã công nhận áp dụng quy chế ''tối huệ quốc” đối với TM dịch vụ (có ngoại lệ đối với các tổ chức hội nhập KT khu vực) và cam kết sẽ không thay đổi luật pháp của mình nhằm áp đặt thêm các biện pháp có tính chất phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Hiệp định GATS đã đem lại nhiều lợi ích cho các nước EC, đặc biệt là Pháp, nước XK dịch vụ lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, với 10% thị trường dịch vụ toàn cầu và doanh số lên đến 500 tỷ USD vào năm 1994.

Thực tế cho thấy sau khi Hiệp định GATS được ký kết, xu hướng tự do hoá và phải điều chỉnh hoá (deregulation) ở cả Mỹ và EC đã diễn ra với tốc độ chóng mặt với những vụ sát nhập xuyên Đại Tây Dương để tạo lên những nhà cung cấp dịch vụ siêu khổng lồ lớn nhất thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông (vụ sáp nhập công ty viễn thông Anh BT và Công ty Điện thoại viễn thông liên Mỹ- MCI), hàng không (Liên minh toàn cầu giữa Hãng hàng không Pháp – AIRFRANCE và Hãng hàng không Mỹ - DELTA AIRLINE)… Xu hướng này đang và sẽ có chiều hướng ngày càng phát triển, vượt ra khỏi sự kiểm soát của các quốc gia và các tổ chức QT.

Ngoài nông nghiệp và dịch vụ, văn hoá cũng là một trong những vấn đề gây bất đồng lớn giữa Mỹ và EC, đặc biệt là với Pháp. Các nước châu Âu đã nhận thức được sự nguy hiểm của sự lan tràn khắp thế giới của các sản phẩm nghe-nhìn của Mỹ (80% thu nhập của các rạp chiếu phim châu Âu là từ phim Mỹ, trong khi phim châu Âu chỉ chiếm có 1% trên thị trường Mỹ. Bất đồng giữa Mỹ và EC trên vấn đề văn hoá không chỉ đơn thuần về khía cạnh TM mà thực chất đây là một cuộc đấu tranh vì sự tồn tại của các nền văn hoá và một thế giới đa văn hoá. Để duy trì và phát triển công nghiệp nghe - nhìn châu Âu, EC đã thi hành một chính sách trợ cấp cho các nhà sản xuất châu Âu. Với quyết định ''Truyền hình không biên giới'', ủy ban châu Âu đã định ra hạn mức đối với thời lượng phát hình và phát sóng các sản phẩm nghe-nhìn có nguồn gốc xuất xứ không phải châu Âu. Lẽ dĩ nhiên những chính sách “bảo hộ văn hoá'' như vậy đã không được Mỹ chấp nhận. Mỹ yêu cầu EC phải áp dụng các nguyên tắc của GATT đối với các sản phẩm văn hoá, hủy bỏ các yêu cầu về hạn ngạch áp dụng đối với sản phẩm của Mỹ. EC đã đáp lại bằng chiến thuật rất khôn khéo, đồng ý đưa lĩnh vực nghe-nhìn vào đàm phán nhưng là để đi đến việc công nhận một quy chế đặc biệt cho lĩnh vực này dưới tên gọi ''ngoại lệ văn hoá''. Đồng thời EC cũng viện dẫn Hiệp định Mậu dịch tự do bắc Mỹ (NAFTA) mà Mỹ ký với Canađa và Mêhicô, trong đó công nghiệp nghe - nhìn cũng đã bị Canađa (cả các tỉnh nói tiếng Anh và Pháp) loại bỏ khỏi phạm vi áp dụng của Hiệp định. Các nước Pháp ngữ đóng một vai trò quyết định trong cuộc đấu giữa một bên là “chủ nghĩa bảo hộ văn hoá'' và một bên là ''chủ nghĩa đế quốc văn hoá''. Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp họp tại Môrixơ từ 18 đến 19-10-1994 đã thông qua Nghị quyết yêu cầu loại bỏ lĩnh vực văn hoá ra khỏi các qđịnh của GATT, ''sự sáng tạo về tinh thần không thể đồng nghĩa với sự sản xuất hàng hoá''.

Các nước đang phát triển theo đuổi những mục tiêu khác nhau khi tham gia vào Vòng đàm phán Uruguay. Nhìn chung các nước này cho rằng xét về toàn cục họ sẽ có lợi nhiều hơn nếu Vòng đàm phán Uruguay kết thúc thắng lợi với một lý do rất đơn giản là nếu thất bại thì các nước phát triển sẽ từ bỏ chủ nghĩa đa phương để chuyển sang chủ nghĩa đơn phương với những hạn chế NK độc đoán và hàng rào bảo hộ phi thuế quan như tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật. Các nước này (trừ một số NICs) tham gia vào các ''hiệp đấu” không cân sức này chủyếu là vì những lý do chính trị chứ không phải KT. Khó khăn lớn nhất đối với những nước này khi đàm phán cắt giảm thuế quan là xử lý trong nội bộ, điều hoà sự xung đột quyền lợi giữa các bên là các nhóm đại diện cho quyền lợi của các ngành XK và một bên là các nhóm chủ trương bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, điều chỉnh quyền lợi giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nước. Mức độ cắt giảm thuế quan và phi thuế quan phản ánh "tương quan lực lượng'' giữa các nhóm chính trị ''đối lập” nhau ở trong nước. Trên thực tế, các cuộc đàm phán thực chất về TM được tiến hành giữa các nước phát triển với nhau và với một số NICs. Đối với những nước này, việc đưa ra cam kết giảm thuế quan nói chung không gặp nhiều khó khăn vì mức thuế quan hiện hành của họ đã rất thấp. Ngoài ra khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của các nước này chịu ảnh hưởng rất ít của thuế quan vì ba yếu tố quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường QT là giá thành, thị trường tiêu thụ và tỷ giá hối suất nằm dưới sự kiểm soát của các CP và công ty xuyên quốc gia phương Tây.

Nhìn chung, các nước đang phát triển chấp nhận thỏa hiệp cuối cùng giữa Mỹ và EC. Thứ nhất, các nước đang phát triển từ nay đã có trong tay một phương tiện để tăng cường từ an toàn về mặt pháp lý trong các quan hệ TMQT và giảm thiểu nguy cơ lạm dụng sức mạnh từ phía các cường quốc công nghiệp phát triển thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO, hiệu quả và công bằng hơn. Thứ hai, các nước đang phát triển đã đạt được yêu cầu bãi bỏ Hiệp định Đa sợi có tính chất bảo hộ thị trường hàng dệt- may của các nước phát triển. Thứ ba, các nước này cũng đạt được những thời hạn chuyển tiếp dài hơn trong việc thực hiện một số hiệp định và thỏa thuận của WTO.

CHƯƠNG II

 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG, CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA WTO

 WTO với tư cách là một tổ chức TM của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng KT và TM, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:

·         Thúc đẩy tăng trưởng TM hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;

·         Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp TM giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống TM đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp QT, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của TMQT, phù hợp với nhu cầu phát triển KT của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền KT thế giới;

·         Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.

WTO thực hiện 5 chức năng sau:

·         Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận TM đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ TMQT của họ.

·         Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán TM đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

·         Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định TM đa phương và nhiều bên.

·         Là cơ chế kiểm điểm chính sách TM của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá TM và tuân thủ các qđịnh của WTO, Hiệp định thành lập WTO (Phụ lục 3) đã qđịnh một cơ chế kiểm điểm chính sách TM áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.

·         Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức KT QT khác như Quỹ Tiền tệ QT Và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của KT toàn cầu.

II. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ CỦA WTO

Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của vòng đàm phán Uruguayký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp QT. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang qđịnh về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau:

·         Hiệp định thành lập Tổ chức TM Thế giới;

·         20 hiệp định đa phương về TM hàng hoá;

 4 hiệp định đa phương về TM dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách TM;

 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của CP, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;

 23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán Uruguay.

Tổ chức TM thế giới được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia; mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.

1.      Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFNđược thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ''tối huệ quốc'' không được sử dụng trong điều này. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được qđịnh trong các hiệp định TM song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự ''đối xử ưu đãi nhất''. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 qđịnh mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT- và WTO.

Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ''hàng hoá'' thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang TM dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS.

Mặc dù được coi là ''hòn đá tảng'' trong hệ thống TM đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn qđịnh một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN. Ví dụ như Điều XXIV của GATT qđịnh các nước thành viên trong các hiệp định TM khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1947 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập ''Hệ thống ưu đãi phổ cập'' (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập một số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển khác theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971của Đại hội đồng GATT về ''Đàm phán TM giữa các nước đang phát triển'', cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định TM dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển, trên cơ sở Quyết định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi TM toàn cầu giữa các nước đang phát triển (Global System of Trade preferences among developing Countries- GSPT) đã được ký năm 1989.

Mặc dù được tất cả các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền tảng nhưng thực tế cho thấy các nước, phát triển cũng như đang phát triển, không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này. Thông thường thì vi phạm của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn vi phạm của các nước phát triển.

Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nha ra trước GATT về thuế suất đặc biệt đối với cà phê chưa rang. Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha qđịnh các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê Arập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác. Hai loại cà phê đầu được NK miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Sau khi xem xét nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến kết luận như sau: ''Hiệp định GATT không qđịnh nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào. Tuy nhiên, Điều I.1 của GATT qđịnh nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự… Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau. Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ cafein mạnh hay nhẹ. Năm loại cà phê chưa rang NK có tên trong danh mục thuế quan của Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng một mức thuế quan cao hơn đối với hai loại cà phê Arập và Robusta, được NK từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với qđịnh của Điều I, khoản 1 hiệp định GATT.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT), qđịnh tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và đều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá NK, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi phạm áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obligation), có nghĩa là hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các qđịnh về mua, bán, phân phối, vận chuyển. Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào trong danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ (exception.

Các nước, về nguyên tắc, không được áp đụng những hạn chế số lượng NK và XK, trừ những ngoại lệ được qđịnh rõ ràng trong các hiệp định của WTO, cụ thể đó là các trường hợp mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b); nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trongnước chống lại sựgia tăng đột ngột về NK hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trườngquốc gia do XK quá nhiều (Điều XIX); vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lý do an ninh quốc gia (Điều XXI.

Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay NK. Vấn đề này được qđịnh lần đầu tại điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thỏa thuận Vòng Tokyo 1979 và hiện nay trong Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thỏa thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và Thỏa thuận Tokyo ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại: loại ''xanh''; loại“vàng'' và loại ''đỏ'' theo nguyên tắc ''đèn hiệu giao thông'' (traffic lights.

Riêng về vấn đề hạn chế số lượng đối với hàng dệt may được qđịnh trong Hiệp định Đa sợi (MFA) và hiện nay được thay thế bởi Hiệp định về hàng dệt may của vòng đàm phán Uruguay(ATC. Hiệp định ATC đã chấm dứt 30 năm các nước phát triển phân biệt đối xử đối với hàng dệt may của các nước đang phát triển. Các nước phát triển sẽ có một thời gian chuyển tiếp là 10 năm để bãi bỏ chế độ hạn ngạch về số lượng hiện hành. Điều 1 của Hiệp ATC cũng qđịnh điều khoản cứu xét đặc biệt đối với một số nhóm nước; ví dụ như các nước cung cấp nhỏ, các nước mới bước vào thị trường (new entrants), các nước phát triển nhất, các nước đã ký hiệp định MFA từ 1986 cũng như các nước XK bông.

Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia trên thực tế gây ra rất nhiều tranh chấp giữa các bên ký kết GATT/WTO Bởi một lý do dễ hiểu là nếu các nước dễ chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các nước thứ ba thì nước nào cũng muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa. Mục tiêu chính của nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá NK và hàng hoá nội địa cùng loại trong vụ Vênêxuêla kiện Mỹ về thuế môi trường đối với xăng dầu, bồi thẩm đoàn của GATT đã khẳng định lại Điều III 2 Hiệp định GATT qđịnh nghĩa vụ của các bên ký kết tạo những điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho cả hàng hoá NK và hàng sản xuất trong nước. Trong vụ kiện khác mà Mỹ liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, bồi thẩm đoàn của GATT đã khẳng định lại nguyên tắc việc áp dụng thuế nội địa, luật và qđịnh về mua bán vận chuyển phân phối và sử dụng hàng

hoá không được mang tính chất bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước.

Về vấn đề ''doanh nghiệp nhà nước độc quyền TM'', Hiệp định không cấm các bên ký kết thành lập hoặc duy trì những doanh nghiệp nhà nước kiểu như vậy nhưng phải bảo đảm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia vẫn được áp dụng đối với những doanh nghiệp này. Trong vụ Mỹ kiện Thái lan về những hạn chế số lượng và tăng thuế tiêu thụ đánh vào thuốc lá điếu NK, Nhóm chuyên gia của GATT đã quyết định rằng CP Thái Lan có quyền thành lập ''Thai Tobacco Monopoly” là công ty của Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực NK và phân phối thuốc lá thái Lan và có quyền sử dụng công ty này để điều chỉnh giá cả và hệ thống bán lẻ thuốc lá. Tuy nhiên, ngược lại Thái Lan cũng có nghĩa vụ theo đãi ngộ quốc gia không được đối xử với thuốc lá NK kém ưu đãi hơn so với thuốc lá sản xuất trong nước. Vì vậy, việc Thái Lan hạn chế NK nguyên liệu sản xuất thuốc lá ngoại và tăng thuế tiêu thụ nội địa căn cứ vào tỷ lệ ''nội hoá'' trong thuốc lá là vi phạm Điều III của GATT về đãi ngộ quốc gia. Bồi thẩm đoàn của GATT đồngthời cũng bác bỏ lập luận của Thái Lan viện dẫn điều khoản cho phép hạn chế số lượng vì lý do sức khoẻ vì cho rằng mục tiêu thực sự của CP Thái Lan không phải là để hạn chế việc tiêu thụ thuốc lá nói chung (việc hạn chế NK và tăng thuế không áp dụng đối vớí sợi và giấy để sản xuất thuốc lá nội địa) mà thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá của Thái Lan.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ TM đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường là tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.

3.      Nguyên tắc mở cửa thị trường

Nguyên tắc ''mở cửa thị trường'' hay còn gọi một cách hoa mỹ là tiếp cận thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống TM đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống TM toàn cầu mở cửa.

Về mặt chính trị, ''tiếp cận thị trường'' thể hiện nguyên tắc tự do hoá TM của WTO. Về mặt pháp lý “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.

4.      Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc ''tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau'' và được công nhận trong án lệ của vụ Uruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế NK khác nhau đối với cùng một mặt hàng NK. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một Nhóm Công tác (Working Group) để xem xét vụ này. Nhóm Công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lý việc áp đụng các mức thuế NK khác nhau đối với cùng một mặt hàng không trái với các qđịnh của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng'' mà Uruguay có quyền mong đợi từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích TM của Uruguay. Trên cơ sở kết luận của nhóm công tác, Đại hội đồngthông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan “đàm phán” với Uruguay để thay đổi các cam kết, và nhân nhượng thuế quan trước đó. Vụ kiện củaUruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìnchung có lợi cho các nước đang phát triển từ nay cácnước phát triển cóthể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lý không vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hiệp địnhGATT nếu nhữngnướcnày có những hành vi trái với nguyên tắc cạnh tranh công bằng.

 

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO

WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp: 1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách TM; 2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định TM đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS; 3. Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO.

Hộp: Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách TM

 Hội nghị Bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO, họp ít nhất hai năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên. Điều IV.1 Hiệp định thành lập WTO qđịnh Hội nghị Bộ trưởng WTO thực hiện tất cả các chức năng của WTO và có quyền quyết định mọi hành động cần thiết để thực hiện những chức năng đó. Hội nghị Bộ trưởng WTO cũng có quyền quyết định về tất cả các vấn đề trong khuôn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO.

 Đại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng WTO, các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Đại hội đồng (GeneralCouncil) đảm nhiệm. Đại hội đồng WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Thành viên của Đại hội đồng WTO là đại diện ở cấp Đại sứ của CP tất cả các thành viên. Đa số các nước đang phát triển thường cử luôn Đại sứ, Trưởng đại diện bên cạnh LHQ tại Geneva làm đại sứ tại WTO; các nước phát triển, đặc biệt là các cường quốc TM hàng đầu như Mỹ, EU đều cử Đại sứ riêng về WTO tại Geneva. Các ủy ban báo cáo lên Đại hội đồng WTO.

Đại hội đồng có quyền thành lập các ủy ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng là: ủy ban về TM và phát triển; ủy ban về các hạn chế cán cân thanh toán; ủy ban về ngân sách, tài chính và quản trị; ủy ban về các hiệp định TM khu vực. Ba ủy ban đầu được thành lập theo hiệp định về thành lập WTO, ủy ban cuối cùng được thành lập vào tháng 2-1996 theo quyết định của Đại hội đồng WTO.

Ngoài ra còn có hai ủy ban là ''ủy ban về hàng không dân dụng” và “ủy ban về mua sắm CP” được thành lập theo quyếtđịnh của Vòng Tokyo và có số thành viên hạn chế (chỉ những nước kýkết các ''bộ luật'' có liên quan của vòng Tokyo mới được tham gia), vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ của WTO. Nhưng những ủy ban này không phải báo cáo (report) mà chỉ có nghĩa vụ thông báo (notify) thường xuyên về hoạt động của họ lên Đại hội đồng WTO.

Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách TM: Điều IV.2 Hiệp định WTO qđịnh, ngoài các việc thực hiện các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp, Đại hội đồng -WTO còn thực hiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các Hiệp định TM đa phương, trong đó quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năng kiểm điểm chính sách TM. Chính vì vậymà Đại hội đồng WTO đồng thời là “cơ quan giải quyết tranh chấp” (DSB - Dispute Settlement Body) khi thực hiện chức năng giải quyếttranh chấp và là ''Cơ quan kiểm điểm chính sách mại''(TPRB - Trade Policy Review Body) khi thựchiện chức năng kiểm điểm chính sách TM.

1. Các Cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định TM đa phương

WTO có 3 hội đồng (Council) được thành lập để giám sát việc thực thi 3 hiệp đinh TM đa phương là: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS. Tất cả nước thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 hội đồng này. Ba hội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các công việc của mình lên Đại hội đồng WTO.

Ngoài ra còn có các cơ quan được các hội đồng của WTO thành lập với tư cách là cơ cấu trực thuộc (subsidiary bodies) để giúp các hội đồng này trong việc thực hiện các chức năng kỹ thuật, ví dụ như ''ủy ban về thâm nhập thị trường'', ủy ban về trợ giá nông nghiệp” và các ''Nhóm công tác (working group) được thành lập trên cơ sở tạm thời để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ như các “nhóm Công tác về việc gia nhập WTO" của một số nước.

2.      Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO

Khác với GATT 1947, WTO có một Ban Thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng 500 viên chức và nhân viên thuộc biên chế chính thức của WTO. Đứng đầu Ban Thư ký WTO là Tổng giám đốc WTO. Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài vai trò điều hành, Tổng giám đốc cửa WTO còn có một vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống TM đa phương. Chính vì vậy mà việc lựa chọn các ứngcử viên vào chức vụ này luôn là một cuộc chạy đua ác liệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng, cấp Bộ trưởng, Phó Thủ tướng hoặc Tổng thống (Trong số các ứng cử viên vào chức vụ Tổng giám đốc đầu tiên của WTO có ông Salinas, cựu Tổng thống Mêhicô.

Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc do Hội nghị Bộ trưởng quyết định. Biên chế Ban Thư ký WTO do Tổng giám đốc quyết định. Tổng giám đốc và thành viên Ban Thư ký WTO có quy chế tương tự như của viên chức các tổ chức QT, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo các quyết định và tôn chỉ của WTO. Họ được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ tương tự như viên chức của các tổ chức chuyên môn cua LHQ. Cũng như những người tiền nhiệm trước kia trong GATT, Tổng giám đốc WTO có vai trò hết sức quan trọng, dẫn dắt các vòng đàm phán TM đa biên và giải quyết tranh chấp (Ông Rugiero, Tổng giám đốc sắp mãn nhiệm cửa WTO đã đóng vai trò trung gian hoà giải rất tích cực và có hiệu quả trong vụ tranh chấp giữa Mỹ và EU liên quan đến việc áp dụng các đạo luật Helms-Burton và D’Amato-Kennedy năm 1997. Vị trí đặc biệt của Tổng giám đốc WTO thể hiện một trong những nét đặc trưng trong ngoại giao đa phương ngày nay khi trên thực tế các quan chức lãnh đạo cao cấp của các tổ chức QT ngày càng đóng vai trò “điều hành'' (managing) nhiều hơn là “chấp hành'' (executive).

IV. TƯ CÁCH THÀNH VIÊN WTO

Tuy là một tổ chức QT liên CP nhưng thành viên của WTO không chỉ có các quốc gia có chủ quyền mà cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ như EU, Hồng Công, Macao.

Có hai loại thành viên theo qđịnh của Hiệp định về WTO: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập là những nước là một bên ký kết GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31-12-1994 (tất cả các bên ký kết GATT đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO. Thành viên gia nhập là các nước hoặc lãnh thổ gia nhập hiệp Hiệp định WTO sau ngày 1-1-1995 các nước này đều phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải được Đại hồi đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất hai phần ba số phiếu thuận.

Khác với việc gia nhập, việc rút khỏi WTO phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định riêng của từng nước. Điều XV Hiệp định về WTO qđịnh việc rút khỏi WTO bao hàm cả việc rút khỏi tất cả các hiệp định TM đa phương và sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày WTO nhậnđược thông báo bằng văn bản về việc rút. Thượng viện Mỹ khi bỏ phiếu chophép Tổng thống phê chuẩn Hiệp định WTO đã thông qua quyết định về việc nước này sẽ rút khỏi WTO nếu một ủy ban đặc biệt bao gồm 5 cựu thẩm phán liên bang của Mỹ kết luận rằng Mỹ đã bịCơ quan giải quyết tranh chấp của WTO xử cho thua một cách “phi lý” hoặc các quyền lợi cơ bản (substantial) của Mỹ đã bị ''vi phạm” trong 3 quyết định liên tiếp của cơ quan này. Việc EU rút khỏi WTO phức tạp hơn vì ủy ban châu Âu (Cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu) không có thẩm quyền thay mặt tất cả các nước thành viên EU để ra mộtquyết định như vậy. Đây là một vấn đề còn đang tranh cãi giữa các chuyên gia pháp lý của EU. Một số cho rằng EU chỉ có thể rút khỏi WTO khi tất cả các nước thành viên EU đều rút khỏi tổ chức này. Một số khác cho rằng chỉ cần một hoặc một sốthành viên chủ chốt của EU như Đức, Pháp, Anh... rút khỏi WTO cũng đủ để cho EU không còn tư cách đại diện cho 15 nước thành viên tại tổ chức này.

Ngân sách hoạt động của WTO do tất cả các nước thành viên đóng góp trên cơ sở tương ứng với phần của mỗi nước trong TMQT. Tỷ lệ đóng góp tối thiểu là 0,03 % ngân sách của WTO.

V. CƠ CHẾ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA WTO

Về phương diện ra quyết định, WTO là một tổ chức KT QT liên CP khác với một số tổchức khác. Về nguyên tắc, các quyết định lớn và quan trọng nhất của WTO do CP tất cả các nước thành viên thông qua, hoặc ở cấp bộ trưởng tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc ở cấp Đại sứ tại Đại hội đồng WTO. Tất cả các quyết định nàythông thường được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Khác với IMF hoặc WB, Ban Thư ký hoặc Tổng giám đốc WTO không được các nước thành viên chuyển giao thực hiện những quyền lực quan trọngvà quan điểm của WTO không ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách TM của các nước thành viên (đây là sự khác nhau cơ bản giữa WTO và IMF hoặc WB. Những nghĩa vụ trong WTO là kết quả của các cuộc đàm phán TM đa phương trên cơ sở nhân nhượng và thỏa hiệp giữa tất các nước.Việc không thực hiện một nghĩa vụ trong WTO,trong trường hợp xấu nhất chỉ có thể dẫn đến việc nước bị thiệt hại có quyềnyêu cầu WTO chophép áp dụng các biện pháp trả đũa nhưng phải tương ứng với mức độ thiệt hại mà nước này đãphải chịu. Nếu so sánh với các biện pháp chế tài của IMF hoặc WB thì có thể nói là “kỷ luật tập thể” ở WTO,nói chung vẫn còn ''mềm'' và “nhẹ'' hơn.

Theo điều XVI, khoản 1 của Hiệp định về WTO, cơ chế ra quyết định của WTO sẽ tiếp tục cách làm hơn 40 năm qua của GATT 1947, có nghĩa là WTO sẽ tiếp tục ápdụng nguyêntắc đồng thuận (consensus) trongviệc ra quyết định, mặc dù Hiệp định về WTO có một số điềukhoản về việc bỏ phiếu.

Để tránh trường hợp việc thông qua quyết định có thể bị phong toả hoặc trì hoãn, Hiệp định về WTO qđịnh một số trường hợp bỏ phiếu như sau:

 Quyết định sửa đổi một số nguyên tắc nền tảng như “tối huệ quốc”, nguyên

tắc “đãi ngộ quốc gia” (phải được sự nhất trí củatất các nước thành viên.

 Các quyết định về việc giải thích các điều khoản của hiệp định WTO, và các

hiệp định đa biên và cho phép một nước miễn thực hiện một nghĩa vụ nào đó cần được ba phần tư phiếu thuận.

 Các quyết định sửa đổi các điều khoản khác trongcác hiệp định TM

đa phương cần được hai phần ba số phiếu thuận. Những nước không đồng ý với quyết định của đa số có thể bị Hội nghị Bộ trưởng WTO yêu cầu rút khỏi WTO.

VI. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Là một tổ chức QT dựa trên các nghĩa vụ pháp lý (rule-based) GATT trước kia cũng như WTO hiện nay đều cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và côngbằng, nhằm bảo đảm để tất cả các nước thành viên dù lớn hay nhỏ, dù là nước phát triển hay đang pháttriển cũng đều phải tuân thủ “ luật chơi chung” của TMQT. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 đã được hầu hết các chuyên gia về TMQT đánh giá rất cao và được công nhận như là một trong những thành công quan trọng nhất của GATT sau gần 50 năm tồn tại. Giáo sư Luật KT QT Ernst-Ulrich Petersmann, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về GATT/WTO đã có nhận xét như sau “Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT có tầm quan trọng sống còn đối với việc duy trì một hệ thống TMQT mở cửa, bởi vì cơ chế đó không chỉ đơn thuần giải quyết êm thấm các tranh chấp mà nó còn là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của các CP và quan trọng hơn cả là đó làmột vũ khí dùng để răn đe những nước chủ trương chính sách ngoại giao TM dựa trên sức mạnh. Những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đã được WTO kế thừa và phát triển. Sau gần 5 năm hoạt động, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã thực sự trở thành một trong những định chế có quyền lực nhất trên thế giới. Ngay cả các siêu cường như EU, Mỹ cũng phải chấp nhận đưa các tranh chấp của họ ra giải quyết trước WTO và chấp nhận thực hiện các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, mặc dù đôi lúc những nước này đã công khai phản đối lại các quyết định này, một điều khó có thể tưởng tượng tại các tổ chức QT khác, ví dụ như LHQ.

1.Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947

Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 được xây dựng trên cơ sở của Điều XXII và Điều XXIII Hiệp định GATT. Điều XXII qđịnh về thủ tục tư vấn(consultation) giữa các bên ký kết liên quan đến việc áp dụng và thực hiện GATT. Điều XXIII qđịnh về thủ tục hoà giải (conciliation) giữa các bên tranh chấp trong trường hợp quyền lợi TM của một nước bị vô hiệu hoá (nullification) hoặc bị suy giảm (impairment) do hành vi của một bên ký kết khác. Hiệp định GATT 1947 qđịnh cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Đại hội đồng GATT. Trên thực tế phần lớn công việc giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT giao phó vào thời kỳ đầu cho các nhóm công tác và từ năm 1952 cho các nhóm chuyên gia.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT mang tính chất “hoà giải” nhiều hơn là “tranh tụng”, có mục đích làm cho các bên tranh chấp hiểu nhau hơn nhằm đi đến một giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được.

Nhiệm vụ hoà giải được giao cho nhóm chuyên gia bao gồm 3 hoặc 5 thành viên thường được chọn trong số những nhà ngoại giao làm việc tại phái đoàn đại diện ở Geneva hoặc quan chức CP của những nước thứ ba, có kinh nghiệm nhiều năm về những vấn đề của GATT. Nhóm chuyên gia có nhiêm vụ xem xét một cách khách quan thực chất nội dung tranh chấp, việc vi phạm Hiệp định nếu có và những thiệt hại có thể có đối với một bên tranh chấp và sẽ soạn thảo một báo cáo để trình lên Đại hội đồng GATT xem xét. Việc thông qua báo cáo được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng đã gây nhiều khó khăn cho cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT vì, về lý thuyết bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể phản đối hoặc trì hoãn việc thành lập Nhóm chuyên gia và phong toả việc thông qua báo cáo. Sự chậm trễ trong việc giải quyết tranh chấp trong nhiều trường hợp đã không đem lại tác dụng trên thực tế cho bên thắng kiện do sản phẩm hoặc ngành sản xuất bị thiệt hại đã mất khả năng cạnh tranh sau một thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài.

Ngoài ra, việc thông qua một số ''bộ luật'' của Vòng Tokyo 1979 với những cơ chế giải quyết tranh chấp riêng rẽ (mua sắm CP, hàng không dân dụng...) đã làm ảnh hưởng đến tính thống nhất và làm suy yếu cơ chế giải quyết tranh chấp chung của GATT. Một số tranh chấp mới nảy sinh như tranh chấp về những biện pháp TM liên quan đến đầu tư, về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, về TM dịch vụ… lại không thuộc thẩm quyền của GATT 1947 và việc giải quyết những tranh chấp đó bên ngoài hệ thống TM đa phương nhiều khi đã dẫn đến các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với các nước đang phát triển.

2.Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định TM có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán QT về giải thích điều ước QT.

 Ngoài ra, WTO cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp củaGATT' 1947 như: tái lập sự cân bằng giữaquyền và nghĩa vụ giải quyếttích cực các tranh chấp; cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO. Nguyên tắc cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống TM toàn cầu. Tuy nhiên, nguyên tắc này không bao hàm rõ ràng ý có cấm các nước thành viên không được đơn phương xác định các hành vi của nước thành viên khác có vi phạm các hiệp định của WTO hay không. Lợi dụng sự không rõ ràng này nên một số nước thành viên phát triển như Mỹ, EU.. vẫn tiếp tục đơn phương áp dụng các đạo luật của riêng mình như điềukhoản Super 301 trong Luật TM Mỹ hoặc Qđịnh 384/96 của Hội đồng châu Âu để “kết án” và trừng phạt các nước thành viên WTO khác.

2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, quy chế “nhóm chuyên gia" và Cơ quan phúc thẩm thường trực

 Cơ quan giải quyết tranh chấp: Viết tắt theo tiếng Anh là DSB (Disput Settlement Body) có quyền quyết định thành lập và thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia và nhóm phúc thẩm, giám sát việc thực hiện các quyết định về giải quyết tranh chấp, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các hiệp định TM với một nước thành viên, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Nhóm chuyên gia: công việc chính về giải quyết tranh chấp do các nhóm chuyên gia thực hiện: Các nhóm chuyên gia này do DSB thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ. Khác với cơ cấu nhóm chuyên gia thời kỳ GATT 1947 chủ yếu được ưu tiên lựa chọn trong các quan chức CP các nước thành viên, nhóm chuyên gia thời WTO được ưu tiên lựa chọn trong số những chuyên gia (expert) độc lập, không làm việc cho CP, có uy tín QT về chính sách hoặc luật TMQT. Thành phần của mỗi nhóm chuyên gia từ 3-5 người. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia là giúp Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, làm sáng tỏ nội dung tranh chấp và khuyến nghị một giải pháp để các bên hữu quan giải quyết tranh chấp của họ phù hợp với các hiệp định TM có liên quan. Trong quá trình xem xét sự việc, nhóm chuyên gia có quyền tìm kiếm thông tin từ mọi nguồn và trưng cầu ý kiếngiám định của các chuyên gia bên ngoài về những vấn đề kỹ thuật. Toàn bộ quá trìnhgiải quyết tranh chấptừ thời điểm các bên tranh chấp tự thương lượng với nhau cho đến khi nhóm chuyên gia đệ trình báo cáo lên DSB tối đa không quá một năm, trong đó thời gian kể từ thời điểm thành lập nhóm chuyên gia cho đến khi đệ trình báo cáo tối đa không quá 6 tháng. Báo cáo của nhóm chuyên gia sẽ được gửi đến cho các bên tranh chấp trong vòng 6 tháng, trong trường hợp tranh chấp liên quan đến những hàng hoá dễ hư hỏng trong vòng 3 tháng và gửi đến tất cả các thành viên của WTO sau đó 3 tuần. Sau 60 ngày, báo cáo của nhóm chuyên gia sẽ tự động trở thành quyết định của DSB nếu không có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên WTO, kể cả hai bên tranh chấp bác bỏ nội dung của báo cáo.

Cơ quan phúc thẩm thường trực: một trong những nét mới của bộ máy giải quyết tranh chấp của WTO là việc thành lập Cơ quan phúc thẩm thường trực. Cơ quan này có 7 thành viên, do Cơ quan giải quyết tranh chấp bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm, là những Chuyên gia pháp lý và TMQT có kinh nghiệm lâu năm. Cơ quan này có chức năng xem xét theo thủ tục phúc thẩm báo cáo của nhóm chuyên gia, theo đề nghị của một trong các bên tranh chấp. Tuy nhiên, phạm vi “phúc thẩm'' chỉ áp dụng đối với những kết luận và giải thích pháp lý được đưa ra trong báo cáo của nhóm chuyên gia. Khi có đề nghị xem xét phúc thẩm, Cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ lập ra một nhóm phúc thẩm riêng biệt cho mỗi một vụ tranh chấp, bao gồm 3 thành viên. Nhóm phúc thẩm có thẩm quyền hoặc giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ những giải thích và kết luận pháp lý nêutrong báo cáocủa nhóm chuyên gia. Báo cáo của nhóm phúc thẩm sẽ được đệ trình lên DSB để thông qua. Việc thông qua báo cáo phúc thẩm được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận tiêu cực và gần như mang tính chất tự động. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thực hiện vô điều kiện quyết định cuối cùng của DSB trên cơ sở báo cáo phúc thẩm. Thời hạn xem xét phúc thẩm là 60 ngày, có thể được gia hạn nhưng không quá 90 ngày.

2.2. Thực hiện quyết định của DSB và áp dụng biện pháp trả đũa

Quyết định về giải quyết tranh chấp được DSB thông qua theo nguyên tắc đồng thuận tiêu cực có giá trị pháp lý và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên tranh chấp.

Thông thường thì bên thua kiện có nghĩa vụ bãi bỏ các qđịnh hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp mà nhóm chuyên gia kết luận là vi phạm điều khoản trong các hiệp định có liên quan của WTO. Để bảo đảm là bên thua kiện sẽ thực hiện nghiêm túc quyết định của DSB và để tránh tình trạng ''rơi vào im lặng'', WTO đề ra một cơ chế theo dõi và giám sát việc thực hiện quyết định. Trong vòng 30 này kể từ ngày thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia, bên thua kiện phải thông báo cho DSB biết về những biện pháp mà nước này dự định áp dụng để thực hiện khuyến nghị của nhóm chuyên gia. Nếu nước này vì lý do nào đó không thể thực hiện ngay khuyến nghị của nhóm chuyên gia thì DSB có thể cho phép nước này được thực hiện trong một thời hạn ''hợp lý''. Và nếu trong thời hạn hợp lý đó bên thua kiện vẫn không thể thực hiện được khuyến nghị của nhóm chuyên gia thì nước này có nghĩa vụ thương lượng với bên thắng kiện về mức độ bồi thường thiệt hại, ví dụ như giảm thuế quan đối với một sản phẩm nào đó có lợi cho bên thắng kiện. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày chấm dứt thời hạn hợp lý, các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận về mức độ bồi thường thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa, cụ thể là tạm ngưng việc cho bên thua kiện hưởng những nhân nhượng thuế quan hoặc tạm ngưng thực hiện những nghĩa vụ đối với bên thua kiện theo hiệp định có liên quan.

Biện pháp trả đũa phải tương ứng với mức độ thiệt hại và phải được thực hiện trong lĩnh vực (sector) TM mà bên thua kiện bị thiệt hại. Để bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa và rút kinh nghiệm, WTO qđịnh trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp trả đũa mà lĩnh vực bị thiệt hại là không thực tế hoặc không có hiệu quả thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong một lĩnh vực khác (trả đũa chéo. Chẳng hạn một nước đang phát triển sẽ khó có thể áp dụng một cách hiệu quả biện pháp trả đũa trong lĩnh vực TM hàng hoá đối với một nước phát triển nhưng nếu trả đũa trong lĩnh vực TM dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ thì có thể sẽ hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, trong một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bên thắng kiện còn có thể yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong những lĩnh vực thuộc các hiệp định TM khác với hiệp định TM bên thua kiện vi phạm. Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng và trong trường hợp có tranh chấp về mức độ trả đũa, WTO cũng đành cho bên thua kiện quyền đưa tranh chấp nói trên ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Quyết định trọng tài về vấn đề này là quyết định cuối cùng và có giá trị thi hành đối với tất cả các bên.

2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp khác

Ngoài cơ chế của DSB, các nước thành viên WTO còn có thể sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác trong Công pháp QT như trọng tài liên quốc gia (intersate arbitration), trung gian (mediation) và hòa giải (conciliation. Điều 25 Thỏa thuận DSU qđịnh các nước thành viên có thể giải quyết tranh chấp với nhau thông qua trọng tài đối với những tranh chấp nếu các nước này thỏa thuận nhất trí sử dụng cơ chế này và chấp nhận tuân thủ quyết định của trọng tài.

Các nước cũng có thể sử dụng cơ chế trung gian hoặc hoà giải của một bên thứ ba. Riêng đối với những tranh chấp mà một bên là nước kém phát triển nhất thì Tổng giám đốc WTO có thể đứng ra làm trung gian hoặc hoà giải.

Ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp chung ra, một số hiệp định TM đa biên của WTO cũng qđịnh những cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt. Ví dụ như Hiệp định về trợ cấp có qđịnh thủ tục riêng về giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng dệt trước Cơ quan giám sát hàng dệt. Trong trường hợp các qđịnh về cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt khác với những qđịnh về cơ chế giải quyết tranh chấp chung thì những qđịnh trong cơ chế đặc biệt thắng thế.

2.4. Các nước đang phát triển và Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (xem thêm phần VI)

Mặc dù luôn chiếm đa số tại GATT, nhưng vì những lý do lịch sử (đa số các nước đang phát triển đã từng là thuộc địa của các nước phát triển) nên các nước đang phát triển thường có thái độ ''nghi ngờ'' và ''e dè'' đối với những cơ chế do các nước phương Tây đặt ra. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1985, ủy ban TMQT của Mỹ (USIC) đã chỉ ra một số nguyên nhân làm cho các nước đang phát triển ít sử dụng đến Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT:

 Thứ nhất, các nước đang phát triển không có đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý các tranh chấp TMQT và cũng không có khả năng tài chính để đi thuê các chuyên gia phương Tây;

 Thứ hai, tâm lý lo sợ rằng nếu đi kiện cáo các nước phát triển thì có khi họ phải chịu thiệt nhiều hơn là được lợi, “chưa được vạ thì má đã sưng''. Sự phụ thuộc vào thị trường và các nguồn giúp đỡ về tài chính của phương Tây là một trong những lý do' khiến các nước đang phát triển rất ngại va chạm với các nước phát triển và nếu có tranh chấp thì các nước này chủ trương xử lý song phương, kín đáo và thường là sẵn sàng nhượng bộ;

 Thứ ba, các nước đang phát triển nhận thức được rằng cho dù họ có thắng kiện và dám dũng cảm áp đặt các biện pháp trả đũa hợp pháp chăng nữa thì cũng không đem lại hiệu quả và có thể có một ảnh hưởng tích cực đến cách cư xử của các nước phát triển;

 Thứ tư, tuy tham gia GATT ngay từ khi mới thành lập nhưng các nước đang phát triển vẫn còn giữ thái độ lưỡng lự trong tiến trình hội nhập vào nền KT thế giới. Đa số các nước này cho rằng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng chỉ là một trong những công cụ của các nước phương Tây sử dụng để ép buộc họ mở cửa thị trường.

Vì những lý do nói trên, quan điểm chung của các nước đang phát triển đối với Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trong khoảng 30 năm (từ 1948-1979) là ''phớt lờ” cơ chế này. Trong khoảng thời gian này, số vụ kiện của các nước đang phát triển chỉ chiếm có 12% tổng số các vụ kiện tại GATT và đa số là kết thúc thông qua thương lượng trước khi nhóm chuyên gia của GATT thông qua báo cáo cuối cùng.

Chỉ đến thời kỳ sau Vòng Tokyo, các nước đang phát triển, đặc biệt là một số nước NIC như Braxin, Mêhicô, Ấn Độ, Achentina mới thực sự quan tâm và sử dụng thường xuyên hơn Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Sự thay đổi này xuất phát từ những lý do sau. Thứ nhất, sự giảm sút của TM thế giới những năm 1970 do tác động của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa đã dẫn đến việc trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển. Thứ hai, quá trình công nghiệp hoá tại một số nước đang phát triển đã đem lại những thành quả đầu tiên nổi bật nhất là trong một số ngành sản xuất công nghiệp và chế biến, các nước NIC đã đạt được ưu thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của phương Tây và đã bắt đầu dừ thừa năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực như may mặc, điện tử dân dụng, thép. Các nước này bắt đầu nhận thức được cần phải sử dụng nhiều công cụ để tiếp cận thị trường tiêu thụ của các nước phương Tây và khi cần thiết sử dụng cả Cơ chế giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra việc thành lập một Bộ phận pháp lý (Legal Office) trực thuộc Ban Thư ký, GATT đã giúp cung cấp những trợ giúp kỹ thuật có hiệu quả cho các nước đang phát triển trong việc nghiên cứu về cơ cấu thể chế và pháp lý của GATT và tư vấn pháp lý cho các nước này trong quá trình chuẩn bị các tài liệu và thủ tục khiếu kiện.

Trong vòng 15 năm (1979-1994), số lượng các vụ kiện của các nước đang phát triển chống lại các nước phát triển đã tăng lên đến 25% tổng số các vụ kiện tại GATT (25/117 vụ.

Ở vòng đàm phán Uruguay, Braxin đã đưa ra đề nghị cần thiết phải áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Đề nghị này đã được chấp nhận và thể hiện trong Thỏa thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, cụ thể như sau:

 Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải trong trường hợp có tranh chấp với các nước phát triển;

 Trong thành phần của nhóm chuyên gia nhất thiết phải có một thành viên là công dân của một nước đang phát triển, trừ khi nước đang phát triển có liên quan không yêu cầu như vậy;

 Thời gian để giải quyết tranh chấp với các nước đang phát triển có thể được kéo dài hơn so với qđịnh chung;

 Các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa đối với bên thua kiện là nước đang phát triển;

 Các nước phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối với bên thua kiện là nước phát triển;

 Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Ban Thư ký WTO trợ giúp Pháp lý khi có tranh chấp;

 Các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5-4-1966.

Các nước đang phát triển đã nhanh chóng nhận thức lợi ích từ việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và chỉ sau gần 5 năm, các nước đang phát triển đã trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO.

Tính đến ngày 31-12-1998, các nước đang phát triển dẫn đầu số lượng các vụ kiện (37%) nhiều hơn Mỹ (34%) và EU (21 %) và 80% trong số đó kết thúc thắng lợi. Có thể nói Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ có hiệu quả để giải quyết tranh chấp TM với các nước phát triển. Và xét về toàn cục thì Cơ chế này là một bước phát triển tiến bộ theo hướng công bằng hơn trong quan hệ TMQT.

VII. CƠ CHẾ KIỂM ĐIỂM CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

Một trong những yêu cầu Cơ bản đối với những công ty tham gia vào TMQT là tính ổn định và có thể dự đoán trước của chính sách và hệ thống pháp lý về TM. Trong WTO, hai mục tiêu này được thực hiện thông qua Cơ chế kiểm điểm chính sách thươngmại (TPRM), đạt được tại Vòng đàm phán Uruguay và đã được áp dụng tạm thời từ năm l989 theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ tại Montréal, Canađa. Nội dung chính của TPRM là xem xét định kỳ, đánh giá chính sách và thực tiễn TM của tất cả các thành viên WTO. Việc kiểm điểm thực hiện theo nguyên tắc nước thành viên có vị trí càng quan trọng trong TMQT thì càng phải kiểm điểm thường xuyên hơn các nước thành viên khác. Vì vậy, bốn cường quốc TM lớn nhất thế giới là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada sẽ kiểm điểm 2 năm/ lần, 16 thành viên xếp tiếp theo đó sẽ kiểm điểm 4 năm/ lần. Trung bình một năm có khoảng 20 nước phải kiểm điểm chính sách TM.

Cơ chế kiểm điểm chính sách TM khác với Cơ chế giải quyết tranh chấp là không có quyền cưỡng chế hoặc giải thích các điều khoản của các Hiệp định của WTO.

Mục đích của TPRM là thông qua cơ chế kiểm điểm giúp các thành viên tuân thủ các luật lệ, qđịnh của WTO và các cam kết riêng của mình. Đồng thời, nhân dịp kiểm điểm này, các nước thành viên có cơ hội giải thích và làm cho các thành viên khác hiểu biết hơn về chính sách và thực tiễn TM của nước mình cũng như về những khó khăn mà nước đó có thể gặp phải khi thực hiện các cam kết của mình.

Việc kiểm điểm chính sách TM được tiến hành trên cơ sở hai báo cáo, một do Ban Thư ký WTO soạn thảo và một do nước kiểm điểm soạn thảo Báo cáo của Ban Thư ký được soạn theo mẫu bao gồm phần ''Nhận xét khái quát'' và 4 chương về môi trường KT, các khía cạnh thể chế và ra quyết định về TM và đầu tư, các biện pháp thực hiện chính sách và thực tiễn TM trong từng lĩnh vực. Để đảm bảo tính đúng đắn về những thông tin nêu trong báo cáo, Ban Thư ký sẽ cử một đoàn quan chức đi thăm nước kiểm điểm để thảo luận và kiểm tra lại các số liệu và thông tin có liên quan đến chính sách TM của nước này.

Báo cáo của nước kiểm điểm có tên gọi là ''Tuyên bố về chính sách'' (Policy Statement) có nội dung chính là giới thiệu khái quát về những mục tiêu và phương hướng chính trong chính sách TM của mình và đánh giá về triển vọng trong tương lai. Hai báo cáo nói trên sẽ được các thành viên WTO xem xét, thảo luận tại phiên họp của cơ quan kiểm điểm. Nước kiểm điểm sẽ phải trả lời hoặc giải thích về những điểm nêu trong báo cáo của Ban Thư ký. Phần nhận xét khái quát trong báo cáo của Ban Thư ký và kết luận cuối cùng của chủ tịch phiên họp được công bố công khai và đưa lên trang chủ của WTO trên Internet.

TPRM đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống TM đa phương. TPRM được coi là diễn đàn duy nhất, nơi tất cả các thành viên phải định kỳ ''tự kiểm điểm'' về chính sách và thực tiễn TM của mình trước tất cả các thành viên khác. TPRM cũng là cơ hội để các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển nhận sự trợ giúp kỹ thuật của Ban Thư ký WTO, tìm hiểu về các chính sách TM của các thành viên khác. TPRM cũng giúp các thành viên thúc đẩy các cải cách TM cần thiết nhân dịp kiểm điểm việc thực hiện những cam kết TM.

TPRM cũng thúc đẩy quá trình minh bạch hoá trong việc ra quyết định và luật lệ về TM tại các nước thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định về TPRM cũng nói rõ “minh bạch hoá” là vấn đề chính trị nội bộ của mỗi nước và phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có tính đến sự khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp của từng nước thành viên.

 

CHƯƠNG III

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ

Khi thuế quan được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá (ad-valorem, nghĩa là theo tỷ lệ của giá trị hàng NK) thì giá trị khoản thuế thu được sẽ phụ thuộc vào việc HQ định giá giá trị của hàng chịu thuế như thế nào. Hiệp định Định giá HQ qđịnh HQ xác định mức thuế trên cơ sở giá cả giao dịch mà người NK mua hàng. Tuy nhiên, theo quyết định tại Vòng đàm phán Uruguay, HQ có thể từ chối giá cả giao dịch khi họ có lý do để nghi ngờ giá trị tính thuế do người NK khai báo hoặc những chứng từ hàng hoá do người NK nộp là không chính xác hoặc không đúng sự thật. Khi đó HQ phải cho người NK cơ hội để biện giải giá cả của họ. Khi HQ không hài lòng với sự biện giải đó, họ có nghĩa vụ phải gửi cho người NK bằng văn bản nêu rõ lý do tại sao họ không chấp nhận giá trị giao dịch mà người NK khai báo.

Trong trường hợp có sự khác biệt trong việc định giá tính thuế khi giá trị tính thuế trên cơ sở giá cả giao dịch của người NK không được chấp nhận, Hiệp định đưa ra 5 phương thức cụ thể xác định giá trị tính thuế. Trong khi xác định giá trị tính thuế theo những phương thức này, HQ phải tư vấn cho người NK và cân nhắc quan điểm của họ.

Nhiều nước đang phát triển là thành viên của WTO hiện nay định giá trên cơ sở Hệ thống xác định giá trị Brussels của Tổ chức HQ thế giới (WCO. Các nước này sẽ phải sửa đổi luât lệ trong nước cho phù hợp với các quy tắc của Hiệp định định giá HQ trong thời gian chuyển đổi là 5 năm (nghĩa là đến 1-1-2000) kể từ khi Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực (1995.

1. Các qđịnh chung

1.1 Các loại thuế HQ

Thuế HQ được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá (chẳng hạn 20% giá

trị của hàng NK) hoặc như là thuế đặc định (chẳng hạn 2 USD/kg hay 2 USD/lít. Đối với một số sản phẩm cũng còn có loại thuế hỗn hợp bao gồm cả thuế theo giá trị và thuế đặc định (chẳng hạn 10% giá trị + 2 USD/kg.

Trừ một số trường hợp ngoại lệ, hầu hết các nước đều đánh thuế theo giá trị (ad-valorem) vì 3 lý do cơ bản. Thứ nhất, CP dễ ước tính khoản thunhập từ nguồn thuế này là thuế được tính trên cơ sở giá trị chứ không phải trên cơ sở khối lượng hay cân nặng. Thứ hai, thuế tính theo giá trị công bằng hơn thuế đặc định vì thực chất nó sẽ thấp hơn đối với hàng hoá rẻ hơn và cao hơn đối với Hàng hóa đắt hơn. Ví dụ thuế đặc định là 2 USD/lít thì mức thuế sẽ bằng 50% đối với một chai rượu vang trị giá 2 USD và chỉ bằng 10% đối với một chai rượu giá đắt hơn 2 USD. Thuế tính theo giá trị gia tăng (chẳng hạn 10%) sẽ là 0,2 USD đối với một chai rượu giá 2 USD và là 2 USD đối với một chai rượu giá 20 USD. Thứ ba, đối với việc đàm phán để giảm thuế quan thì việc giảm mức thuế sẽ dễ hơn nếu thuế tính theo giá trị.

Tuy nhiên, giá trị của khoản thuế thu được sẽ phụ thuộc vào phương thức xác định giá tính thuế. Chẳng hạn, nếu HQ xác định giá trị để tính thuế là 1.000 USD, và mức thuế là 10% thì khoản thuế sẽ là 100 USD. Nhưng mặt khác, nếu giá trị để tính thuế được xác định là 1.200 USD thì khoản thuế đó sẽ là 120 USD và người NK sẽ phải trả một khoản thuế là 120 USD cho cùng mặt hàng đó. Tác động tích cực của việc ràng buộc thuế đối với TM sẽ bị giảm đi đáng kể nếu HQ sử dụng giá khác với giá ở hoá đơn của người NK để xác định giá tính thuế. Do vậy, những quy tắc được áp dụng để xác định giá trị hàng hoá có vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo khoản thuế mà người NK phải trả không cao hơn mức thuế danh nghĩa trong biểu thuế của nước họ.

1.2. Các qđịnh của Hiệp định Định giá HQ

Những qđịnh chi tiết của GATT về định giá hàng hoá cho mục đích thông qua được nêu trong Hiệp định Định giá HQ (tên đầy đủ là Hiệp định về thực hiện Điều VII của GATT 1994. Hệ thống định giá của Hiệp định dựa trên các tiêu chuẩn đơn giản và công bằng có xem xét tới các tập quán TM. Bằng việc yêu cầu tất cả các nước thành viên hài hoà hoá hệ thống luật trong lãnh thổ của mình trên cơ sở các quy tắc của Hiệp định, Hiệp định này đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng các quy tắc để người NK có thể tính trước một cách chắc chắn khoản thuế phải trả đối với một lượng NK nhất định.

1.2.1 Tiêu chuẩn chính : Trị giá giao dịch

HỘP 1 : Định giá HQ: những điều chỉnh được phép đối với giá cả hàng hoá (Hiệp định Định giá HQ, Điều 8)

Để đạt tới giá trị giao dịch, những chi phí sau có thể tính vào giá mà người NK thực trả hoặc phải trả để NK hàng hoá:

 Phí hoa hồng và môi giới, trừ phí hoa hồng trả cho đại lý bán hàng;

 Chi phí bao bì đóng gói, container;

 Đầu vào do người mua cung cấp miễn phí hoặc với giá ưu đãi để sản xuất hàng NK như nguyên vật liệu, dụng cụ, v.v. hoặc các dịch vụ như bản thiết kế, bản kế hoạch…;

 Phí bản quyền và giấy phép;

 Khoản tiền của người bán có được do bán lại hoặc sử dụng hàng NK;

 Chi phí vận tải, bảo hiểm và những chi phí liên quan khác để chuyên chở hàng hoá tới nơi NK nếu giá cả tính là giá CIF.

Điều 8 cũng nêu rõ, chỉ có những chi phí kể trên mới được tính vào giá cả giao dịch, ngoài ra không có ngoại lệ nào khác và liệt kê những chi phí không được tính vào trị giá HQ, nếu nó tách biệt với giá hàng hoá thực trả hoặc phải trả. Các phí đó là:

 Chi phí vận tải sau khi đã tới địa điểm thông quan ở nước NK;

 Chi phí xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, trợ giúp kỹ thuật sau khi NK hàng hoá;

Thuế quan và thuế ở nước NK.

Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định là giá trị hàng hoá để thông quan sẽ được tính dựa trên giá cả thực trả hoặc phải trả khi hàng hoá được XK sang nước NK (chẳng hạn theo giá hoá đơn), bao gồm một số khoản thanh toán mà người mua phải trả như chi phí bao bì và container, phí bản quyền, giấy phép (xem Hộp 1. Nguyên tắc này không bao gồm những chi phí hoa hồng và chiết khấu đặc biệt cho đại lý độc quyền và người được chuyển nhượng độc quyền bán hàng.

Vòng đàm phán Tokyo đã giới hạn nghiêm ngặt những tiêu chuẩn khác nhau mà trên cơ sở đó HQ có thể không chấp nhận trị giá giao dịch của người NK. Đây là vấn đề mà nhiều nước đang phát triển quan tâm. Họ cho rằng nguyên tắc này đã hạn chế quá mức khả năng của HQ trong việc đối phó với việc khai giảm giá trị hàng hoá của các thương nhân để trốn tránh nộp thuế. Đó là một trong những lý do vì sao một loạt các nước đang phát triển ngần ngại không tham gia vào Hiệp định này trong giai đoạn trước khi Tổ chức WTO ra đời.

Quyết định về các trường hợp khi cơ quan HQ có lý do để nghi ngờ sự thực hoặc tính chính xác của giá trị hàng hoá khai báo (được gọi là Quyết định chuyển trách nhiệm dẫn chứng) được thông qua theo sáng kiến của các nước đang phát triển tại Vòng đàm phán Uruguay, đã khắc phục khiếm khuyết này. Hiệp định ở vòng đàm phán Tokyo đặt trách nhiệm dẫn chứng vào HQ khi HQ từ chối không chấp nhận giá trị hàng hoá do người NK khai báo (xem Hộp 2. Vòng đàm phán Uruguay chuyển trách nhiệm dẫn chứng sang người NK khi HQ, trên cơ sở các thông tin về giá cả và các dữ liệu khác, ''có lý do để nghi ngờ sự thực hoặc tính chính xác của các chi tiết hay của những chứng từ bổ sung'' do người NK khai báo.

HỘP 2: Những trường hợp cho phép HQ có thể không chấp nhận giá trị hàng hóa do người NK khai báo

1. Khi việc bán hàng không xảy ra;

2. Khi người mua hạn chế bán hoặc sử dụng hàng hoá đó. Giá trị giao dịch không được chấp nhận khi hợp đồng bán hàng áp đặt một số hạn chế bán hoặc sử dụng hàng hóa đó, trừ khi:

 Hạn chế đó là do luật định (chẳng hạn do yêu cầu bao bì đóng gói),

 Hạn chế do giới hạn khu vực địa lý mà ở đó có thể không bán loại hàng đó (ví dụ hợp đồng phân phối giới hạn việc bán hàng cho các nước châu Âu),

 Hạn chế không ảnh hưởng tới giá trị của hàng hoá (chẳng hạn mẫu mã mới được NK không nên báo trước một ngày cụ thể nào đó.

3. Khi việc bán hàng hoặc giá cả hàng hoá phải chịu một số điều kiện do đó không thể xác định được giá trị (chẳng hạn người bán xác định giá cả hàng hoá với điều kiện người mua cũng sẽ mua các hàng hoá khác với một số lượng nhất định);

4. Khi một phần tiền bán lại hàng hoá của người mua chuyển cho người bán;

5. Khi người mua và người bán có mối quan hệ thân quen với nhau và giá cả được xác định trên cơ sở mối quan hệ đó;

Để bảo đảm tính khách quan của việc HQ không chấp nhận trị giá giao dịch, Hiệp định mới qđịnh rằng luật pháp các nước phải dành cho người NK một số quyền nhất định. Trước hết, khi HQ tỏ ra nghi ngờ về sự thực hoặc tính chính xác cửa giá trị hàng hóa đã khai báo, người NK phải được quyền giải thích, kể cả quyền cung cấp các chứng từ hoặc những bằng chứng khác để chứng minh rằng giá trị hàng hoá mà họ khai báo là giá trị thực của hàng NK. Thứ hai, khi HQ không thoả mãn với những lời giải thích đó thì người NK có quyền đề nghị HQ cung cấp cho họ bằng văn bản lý do nghi ngờ tính chính xác của giá trị hàng hoá mà họ khai báo. Điều khoản này bảo vệ lợi ích của người NK bằng cách cho họ có quyền khiếu nại quyết định đó của HQ lên cấp cao hơn và nếu có thể lên toà án hoặc một cơ quan độc lập trong hệ thống HQ.

Nguyên tắc lấy trị giá giao dịch của hàng hoá do người NK khai báo làm cơ sở để định giá HQ không chỉ được áp dụng với những giao dịch sải tay (giao dịch giữa các công ty độc lập) mà còn với cả những giao dịch giữa các bên liên quan, thường là giao dịch giữa các công ty xuyên quốc gia và công ty con, các chải nhánh của công ty xuyên quốc gia đó. Giá cả trong trường hợp này được tính trên cơ sở giá chuyển giao là giá giao dịch trong nội bộ công ty hoặc giữa các bên có quan hệ thân thích nên có thể trị giá giao dịch đó không phản ánh đúng trị giá thực của hàng NK. Ngay cả trong những trường hợp như vậy, Hiệp định cũng yêu cầu HQ phải trao đổi với người NK để xác định bản chất mối quan hệ, hoàn cảnh của giao dịch đó và liệu mối quan hệ đó có ảnh hưởng tới giá cả không. Nếu HQ sau khi xem xét đánh giá và thấy rằng mối quan hệ đó không ảnh hưởng tới giá cả đã khai báo thì trị giá giao dịch sẽ được xác định trên cơ sở những giá cả đó.

Ngoài ra, để đảm bảo rằng trên thực tế, HQ không chấp nhận trị giá giao dịch không chỉ đơn giản là do các bên có quan hệ với nhau, Hiệp định qđịnh người NK có quyền yêu cầu trị giá giao dịch phải được chấp nhận khi người NK chứng minh được rằng trị giá đó xấp xỉ với những trị giá giao dịch đã được kiểm tra ở địa điểm thông quan trên cơ sở;

·         Trị giá HQ được xác định trong những giao dịch NK trước

đây, xảy ra cùng thời điểm với giao dịch này giữa những người mua bán không có quan hệ thân quen với nhau về những hàng hóa tương tự hay những hàng hoá đồng nhất, hoặc;

·         Trị giá theo tính toán hay trị giá quy nạp của những hàng hồi tương tự

hay đồng nhất (xem phần dưới.

1.2.2. Năm tiêu chuẩn khác

HQ sẽ phải xác định trị giá tính thuế như thế nào khi họ quyết định không chấp nhận trị giá giao dịch do người NK khai báo? Để bảo vệ lợi ích cho người NK và để đảm bảo rằng trong những trường hợp đó trị giá được xác định trên cơ sở công bằng, Hiệp định giới hạn sự khác biệt bữa HQ các nước trong việc định giá HQ bằng cách đưa ra 5 tiêu chuẩn. Hiệp định cũng qđịnh rằng những tiêu chuẩn này phải được áp dụng theo một trật tự hợp lý như đã qđịnh trong Hiệp định và chỉ trong trường hợp HQ thấy không thể áp dụng được tiêu chuẩn thứ nhất thì trị giá sẽ được xác đinh trên cơ sở các tiêu chuẩn sau.

Các tiêu chuẩn được sử dụng theo thứ tự như sau:

a.Trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất

Khi trị giá không thể được xác định trên cơ sở trị giá giao dịch, nó có thể được xác định bằng cách sử dụng trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất ở những lần giao dịch trước đó (Xem Hộp 3.

b. Trị giá quy giao dịch của hàng hoá tương tự

Khi trị giá của hàng hoá không thể được xác định theo phương pháp trên, nó sẽ được xác định trên cơ cơ sở giá trị giao dịch của hàng hoá tương tự. Theo cả hai tiêu chuẩn này, trị giá được chọn để tính thuế phải liên quan đến hàng hoá NK được bán để xuất sang nước NK và ở tại thời điểm hàng được XK (xem hộp 3)

c. Trị giá quy nạp

Hai phương pháp tiếp theo là phương pháp trị giá quy nạp và trị giá theo tính toán.

Trị giá quy nạp được xác định trên cơ sở lấy đơn giá ở thị trường nội địa của sản phẩm NK đang cần được xác định trị giá hoặc của sản phẩm đồng nhất hoặc tương tự sau khi đã trừ đi các chi phí như lợi nhuận, thuế HQ chi phí vận tải và bảo hảiểm, những chi phí khác phát sinh ở nước NK.

d. Trị giá theo tính toán

Trị giá theo tính toán được xác định bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất của hàng hoá tính trị giá một khoản tiền lãi, và các chi phí khác tương đương với khoản phí thể hiện trong giá bán của các hàng hoá cùng loại với hàng hoá đó được sản xuất ở nước XK dể XK sang nước NK.

e. Biện pháp lựa chọn linh hoạt

Khi trị giá HQ không thể xác định được theo một trong bốn phương pháp trên, thì trị giá này có thể được xác định bằng cách áp dụng một cách linh hoạt bất cứ phương pháp nào trong bốn phương pháp đó miễn là các tiêu chuẩn xác định phải phù hợp với Điều VII của Hiệp định chung. Tuy nhiên, giá trị xác định như vậy không nên dựa vào các yếu tố như:

·         Giá hàng hoá XK sang thị trường thứ ba;

·         Trị giá HQ tối thảiểu;

·         Tri giá tùy ý hoặc không có thực.

Theo nguyên tắc chung, Hiệp định cho phép khi giá trị giao dịch không được chấp nhận thì giá trị của hàng hoá sẽ được xác định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn nói trên trên cơ sở thông tin từ nước NK để xác định trị giá đó. Tuy nhiên, để xác định trị giá theo tính toán, việc xem xét chi phí sản xuất hàng hoá và các thông tin khác cần thiết phải từ các nước khác ngoài nước NK Do vậy, Hiệp định cho rằng để bảo đảm người NK không phải chịu những gánh nặng không cần thiết, trị giá theo tính toán chỉ được sử dụng khi người mua và người bán có quan hệ thân thiết với nhau và nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp cho cơ quan HQ ở nước NK mọi cơ sở dữ liệu chi phí cần thiết, phục vụ cho quá trình kiểm định hàng hoá của họ.

Hộp 3:Nguyên tắc xác định hàng hoá đồng nhất hay tương tự (Hiệp định Định giá HQ, Điều 15.2)

Xác định hàng hoá là đồng nhất hay tương tự đối với hàng hoá trong giao dịch để tính thuế dựa theo các đặc tính sau của hàng hoá:

Hàng hoá là đồng nhất nếu:

·         Hàng hoá đó giống hệt nhau cả về đặc tính vật lý, chất lượng, hình dáng;

Hàng hoá là tương tự nếu:

·         Rất giống hàng hoá trong giao dịch về phương diện thành phần, nguyên liệu, và đặc tính;

·         Có khả năng thực hiện chức năng tương tự và có thể được mua bán hoán đổi cho nhau với hàng hoá trong giao dịch;

Ngoài ra, để được coi là hàng hoá đồng nhất hay tương tự thì hàng hoá đó phải được;

·         Sản xuất ở cùng một nước, và

·         Do cùng một nhà sản xuất với hàng hoá trong giao dịch.

Tuy nhiên, giao dịch NK liên quan đến hàng hoá đồng nhất hoặc tương tự trong trường hợp không có cùng một nhà sản xuất thì phải xem xét tới khả năng hàng hoá đó của nhà sản xuất khác ở cùng một nước với hàng hoá trong giao dịch.

2. Các nước đang phát triển với Hiệp định

Trước ngày 1-1-1995 chỉ có 11 trong số các nước đang phát triển là thành viên của GATT tham gia vào Hiệp định Định giá HQ. Việc tổ chức WTO ra đời đã làm thay đổi tình thế. Hiệp định thành lập WTO yêu cầu tất cả các thành viên của tổ chức này phải chấp nhận tất cả các Hiệp định đa phương đã được thoả thuận trong Vòng đàm phán Uruguay,Vì Hiệp định định giá HQ là một Hiệp định đa phương nên các nước đang phát triển là thành viên của WTO cũng tự động tham gia.

Các nước đang phát triển có một khoảng thời gian 5 năm để thực hiện Hiệp định này. Do vậy, một số nước đang phát triển là thành viên sáng lập WTO sẽ áp dụng Hiệp định từ ngày 1-1-2000. Thời gian 5 năm này cho phép họ có đủ thời gian để dần dần thay đổi hệ thống hiện tại của nước mình cho phù hợp với Hệ thống định giá của Hiệp định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những nước này, Hiệp định cũng kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức QT như WCO trợ giúp về mặt kỹ thuật để chuẩn bị cho việc thực hiện Hiệp định và để đào tạo nhân sự.

3.Tác động đối với kinh doanh

Mục đích chính của Hiệp định là bảo vệ lợi ích của những nhà kinh doanh trung thực bằng việc yêu cầu HQ phải chấp nhận xác định trị giá tính thuế là giá mà người NK thực sự phải trả trong giao dịch kinh doanh cụ thể. Việc xác định này được áp dụng đối với các giao dịch giữa các bên độc lập với nhau và giao dịch giữa những bên mua bán có quan hệ với nhau. Hiệp định cũng công nhậnrằng những người NK khác nhau có thể mua cùng một hàng hoá với giá khác nhau. Trên thực tế, việc giá mua hàng của một nhà NK thấp hơn giá của nhà NK khác không cho phép HQ lấy đó làm cơ sở để không chấp nhận trị giá giao dịch. HQ chỉ có thể từ chối trị giá giao dịch khi họ có lý do để nghi ngờ tính trung thực hoặc tính chính xác cuả giá cả khai báo của hàng NK. Thậm chí trong những trường hợp đó, HQ phải cho người NK có cơ hội để biện minh cho giá khai báo của mình; trong trường hợp sự biện minh đó không được chấp nhận thì phải thông báo cho người NK bằng văn bản lý do họ không chấp nhận trị giá giao dịch và trị giá hàng hoá sẽ được xác định bằng các phương pháp khác. Ngoài ra, bằng việc cho phép người NK có quyền được thông báo tất cả các bước trong quá trình định giá, Hiệp định cũng đảm bảo rằng sự khác biệt trong việc xem xét giá trị khai báo của HQ là phải khách quan.

Ngoài việc cho phép người NK có quyền được thông báo tất cả các bước trong quá trình định giá, Hiệp định còn yêu cầu luật của các nước phải cho phép ngườiNK có các quyền sau:

·         Quyền được rút hàng NK khỏi HQ khi có sự chậm trễ trong

việc định giá HQ, bằng cách cung cấp số lượng đầy đủ, dưới hình thức đảm bảo hay đặt cọc một số tiền bằng số tiền thuế quan mà hàng hóa đó phải chịu.

·         Quyền được yêu cầu giữ kín mọi thông tin mật cung cấp cho HQ,

·         Quyền được khiếu nại tới một bộ phận, đôc lập trong cơ quan HQ và tới toà án về những quyết định của HQ mà không sợ bị phạt.

(^.^) vs (^o^)

HIỆP ĐỊNH KIỂM TRA HÀNG HOÁ TRƯỚC KHI ĐƯA XUỐNG TÀU

Hiệp định về Kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu (PSI) đã được đàm phán ở Vòng Uruguay đã mang lại cho các nước đang phát triển những công cụ để đối phó với vấn đề nâng hoặc hạ giá hàng NK. Hiện có hơn 30 nước đang phát triển đang sử dụng dịch vụ của các công ty PSI để kiểm tra giá hàng NK tại các nước XK.

Hiệp định công nhận rằng việc các nước đang phát triển sử dụng những dịch vụ này là rất cần thiết để kiểm tra số lượng, chất lượng, hay giá của hàng NK và ngăn chặn hành động nâng, giảm giá hoặc gian lận hoá đơn.

Để tránh việc các công ty PSI tùy ý không chấp nhận giá cả của hàng hoá đã thoả thuận ban đầu giữa người NK và người XK, Hiệp định đưa ra những nguyên tắc và luật lệ mà các công ty này phải tuân thủ khi kiểm tra giá cả ở nước XK. Đặc biệt, Hiệp định cũng qđịnh các công ty PSI khi KT giá cả XK, nên so sánh với giá của hàng XK cùng loại hoặc tương tự:

·         Tới nước NK, hoặc

·         Tới các thị trường khác.

Khi sử dụng giá XK hàng hoá tới các thị trường khác, cần phải xem xét các nhân tố KT và các nhân tố khác ảnh hưởng tới giá XK đến các thị trường khác nhau.

Hiệp định cũng thành lập một cơ chế để xem xét những khiếu nại của người XK khi họ thấy rằng các quyết định xém xét lại giá của các công ty PSI là tùy tiện và không tuân theo các nguyên tắc của nó.

Tại các nước sử dụng dịch vụ PSI, cơ quan HQ không thể tự động xác định trị giá giao dịch trên cơ sở giá cả ghải trong các báo các của các công ty PSI. Hiệp định Định giá HQ qđịnh rõ rằng khi cơ quan HQ sử dụng giá do các công ty PSI đưa ra thì họ cẩn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định. Điều đó có nghĩa là cơ quan HQ sẽ phải coi giá của các công ty PSI là giá tham khảo. Trong trường hợp khi xem xét giá của người NK khai báo và tham khảo giá của các công ty PSI, và HQ nhận thấy rằng giá của các công ty PSI phơn ánh trị giá thực của hàng hoá, thì cơ quan HQ có thể xác định trị giá giao dịch trên cơ sở giá này nếu người NK không phản đối. Tuy nhiên, khi người NK không đồng ý với giá do các công ty PSI xác định cơ quan HQ sẽ phải xác định giá trị giao dịch bằng các phương pháp qđịnh trong Hiệp định Định giá HQ.

1. Khái quát

1.1. Tình hình chung

Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, người NK đã sử dụng dịch vụ của những công ty kiểm định độc lập để kiểm tra chất lượng và số lượng của những sản phẩm mà họ muốn NK. Việc kiểm tra này được tiến hành trước khi xếp hàng xuống tàu ở nước XK, nhằm đảm bảo với người NK rằng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng theo như hợp đồng và số lượng XK là chính xác. Không chỉ có các công ty kinh doanh tư nhân mà cả các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan của CP cũng sử dụng dịch vụ của những công ty kiểm định đó. Trên thực tế, luật ở nhảiều nước qđịnh rằng hàng hoá do CP mua sắm phải được các công ty kiểm định có chất lượng kiểm tra và chứng nhận.

Kể từ giữa những năm 1960, một số nước đang phát triển đã sử dụng dịch vụ của các công ty PSI để kiểm định hàng hoá NK và kiểm tra giá cả trước khi xếp hàng xuống tàu ở nước XK. Mục đích chính là để ngăn chặn việc nâng giá hoặc giảm giá hàng NK cũng như các biện pháp NK không hợp lệ và thảiếu lành mạnh khác. Ngày nay, hơn 30 nước ở châu Á, châu Phải và Mỹ la tinh sử dụng dịch vụ của các công ty PSI để:

·         Kiểm định chất lượng hàng hoá NK sao cho bảo đảm phù hợp

với hợp đồng,

·         Kiểm tra giá cả,

·         Bảo đảm người XK phân loại hàng hoá theo đúng phân loại thuế quan của nước NK.

Kiểm định thực trạng hàng hóa là một trong các thủ tục quan trọng của các công ty PSI để đảm bảo giá cả mà người XK ghi trong hoá đơn phản ánh giá trị thực của hàng hoá và không có hiện tượng nâng hoặc hạ giá hàng hoá. Việc kiểm định này giúp đảm bảo rằng hàng hoá mà người NK mua đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, nhờ đó giảm bớt những khả năng xảy ra tranh chấp sau khi hàng hoá được chuyên chở tới. Việc kiểm định này cũng phòng ngừa việc NK những hàng hoá có hại cho sức khoẻ và không bán được (chẳng hạn việc cấm NK các hoá phẩm và dược phẩm kém chất lượng) từ nước XK.

Các công ty PSI thực hiện việc kiểm định thực trạng hàng hóa và rà soát giá cả cho hầu hết tất cả hàng hoá NK của những nước sủ dụng dịch vụ của họ.Phần lớn các hợp đồng đều không loại trừ những hàng hóa có giá trị thấp hơn mức giá trị qđịnh theo tiêu chuẩn kiểm định trước khi xếp hàng xuống tàu.

Hiện nay, có 5 công ty PSI cung cấp dịch vụ kiểm định hàng hoá trước khi đưa xuống tàu ở các khu vực cũng như trên thế giới. Đó là các công ty thành viên của ủy ban kiểm định trước khi xuống tàu của Liên đoàn QT các công ty kiểm định (IFIA. Mục đích chính của Liên đoàn là xây dựng một cơ sở luật lệ chung để điều hành hoạt động của các công ty kiểm định.

1.2 Mục đích sử dụng các dịch vụ PSI

Hiệp định chia các hợp đồng kiểm định thành hai nhóm chính theo mục đích mà khách hàng yêu cầu đối với các dịch vụ của PSI. Theo thuật ngữ mà các công ty PSI hay dùng, đó là HĐ ngoại hối và HĐ HQ. HĐ ngoại hối thường có mục đích ngăn ngừa sự rò rỉ vốn khi có sự nâng giá hàng hóa. HD HQ được áp dụng với mục đích chính của CP là ngăn ngừa việc các thương nhân khai giá hàng hoá thấp hơn so với trị giá thực của hàng hoá hoặc cố ý khai sai loại hàng để có được thuế suất thấp khiến cho nguồn thu ngân sách từ thuế bị thiếu hụt.

Cách đây vài năm, mục đích chính của CP là ngăn ngừa hiện tượng nâng giá hàng NK. Các thương nhân thường có ý định nâng giá hàng NK khi có sự hạn chế NK và hạn chế giao dịch ngoại hối.

Do hầu hết các nước đang phát triển hiện nay đang trong quá trình tự do hóa thể chế TM và loại bỏ các hạn chế về ngoại hối của mình nên các nước này dựa vào các dịch vụ PSI để ngăn ngừa sự đánh tụt giá hàng hóa làm giảm nguồn thu thuế của HQ cũng như sự rò rỉ ngoại hối thông qua việc nâng giá hàng NK.

1.3. Bối cảnh ra đời của Hiệp định

1.3.1. Mối quan tâm của các nhà XK ở các nước phát triển

Việc mở rộng dịch vụ PSI và việc rà soát giá cả hàng hoá được các nhà kinh doanh và các ngành quan tâm, đặc biệt là ở một số nước phát triển. Các nhà XK đặc biệt lo lắng khi họ buộc phải rà soát lại giá cả khi các công ty PSI chứng minh được rằng giá cả theo hợp đồng của họ là bị nâng lên. Việc thiếu tính minh bạch không chỉ tạo ra nghi ngờ về giá cả đàm phán với người mua mà còn đặt các nhà XK vào vị trí bất lợi vì không có thủ tục nào để phúc thẩm các quyết định của các c.ty PSI. Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc kiểm định hàng hoá và rà soát giá cả dẫn đến việc các chuyến hàng bị chậm trễ gây nhiều tốn kém cho nhà XK.

1.3.2. Phản ứng của các nước sử dụng các dịch vụ PSI

Trong phiên thảo luận đầu tiên tại vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển đã lập luận rằng việc sử dụng các dịch vụ PSI để bắt buộc kiên định phẩm chất hàng hoá và rà soát giá cả đã vô tình tạo ra hàng rào phải thuế quan đối với TM. Quan điểm này đã bị các nước đang phát triển bác bỏ. Họ cho rằng giá cả do các công ty PSI đề xuất trong các báo các sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thông quan hàng hoá ở cửa khẩu NK. Theo quan điểm của những nước này, không nên xem xét ảnh hưởng của việc sử dụng những dịch vụ này đối với TM mà không tính đến mục đích chính sách lớn hơn khi sử dụng những dịch vụ này. Kinh nghiệm cho thấy các dịch vụ PSI là công cụ hữu hảiệu nhất để ngăn ngừa hiện tượng chạy vốn ra ngoài qua việc nâng giá hàng hoá và cũng để ngăn ngừa việc mất nguồn thu ngân sách từ thuế do các nhà kinh doanh đánh tụt giá hàng hóa.

2. Các qđịnh chính của Hiệp định

2.1. Mục đích của Hiệp định

Hiệp định về kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu phải bảo đảm giải toả được mối lo ngại của những DN XK ở các nước phát triển và việc bảo vệ các quyền lợi thiết yếu của các nước đang phát triển coi trọng những dịch vụ của các công ty PSI. Hiệp định qđịnh rằng những điều khoản của Hiệp định chỉ áp dụng cho việc tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi xuống tàu ở nước XK (nếu CP những nước này có tham gia vào Hiệp định. Thuật ngữ ''kiểm tra hàng trước khi xuống tàu” được định nghĩa là tất cả các hoạt động l.quan đến việc k.tra chất lượng, số lượng, giá cả hàng hoá, kể cả vấn đề tỷ giá trao đổi ngoại tệ l.quan tới xuất NK và các đ.kiện tài chính khác và phân loại hàng hoá XK vào đúng hạng mục thuế quan.

Hiệp định cho rằng một số nước đang phát triển sử dụng các dịch vụ PSI vì nó cần thiết cho việc đánh giá chất lượng, số lượng, và giá cả hàng NK. Mục đích chính của Hiệp định nhằm đưa ra các quy tắc và luật lệ đồng bộ cho các nước sử dụng dịch vụ PSI và các nước XK để các hoạt động của họ không tạo ra các hàng rào ngăn cản TM. Những điều khoản chính của Hiệp định đưa ra các nguyên tắc để giảm bớt hoặc hạn chế sự chậm trễ trong việc kiểm tra chất lượng, giá cả hàng hoá của các công ty PSI cũng như đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục kiểm tra và giữ kín các thông tin kinh doanh (xem Hộp 4.

Hộp 4. Các nước sử dụng các dịch vụ PSI và những nước XK: các nghĩa vụ chủ yếu Nghĩa vụ của các nước NK sử dụng các dịch vụ PSI:

 Không phân biệt đối xử: Mọi thủ tục và tiêu chuẩn được áp dụng trên cơ sở công bằng cho mọi nhà XK. Các nhà kiểm định thực hiện việc kiểm định một cách đồng bộ;

 Đãi ngộ quốc gia: Các nước sử dụng các dịch vụ PSI sẽ không áp dụng những qđịnh của quốc gia mình để kiểm định hàng hoá NK kém ưu đãi hơn so với hàng hoá tương tự trong nước;

Địa điểm kiểm định: Việc kiểm định hàng hóa được tiến hành ở nước XK và trong trường hợp không có điều kiện thực hiện ở nuớc XK thì có thể tiến hành ở nước sản xuất ra hàng hoá đó;

 Tiêu chuẩn: Kiểm định số lượng và chất lượng hàng hoá được thực hiện theo tiêu chuẩn do người NK và người XK thoả thuận hoặc theo tiêu chuẩn quốc tê;

 Minh bạch: Đảm bảo tính minh bạch bằng việc người XK được cung cấp các thông tin về luật lệ, các qđịnh của nước sử dụng các dịch vụ PSI, đồng thời cũng đưa cung cấp thông tin về thủ tục và tiêu chuẩn kiểm định;

 Các thông tin mật: Các thông tin mật được đảm bảo không tiết lộ cho các bên thứ ba;

 Chậm trễ: Cần tránh mọi sự chậm trễ không hợp lý trong quá trình kiểm định hhoá.

 Kiểm tra giá cả.

 Thủ tục khiếu nại.

Nghĩa vụ của các nước XK liên quan tới các hoạt động của PSI:

 Không phân biệt đối xử: luật lệ và quy tắc được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử;

 Minh bạch : Mọi luật lệ, quy tắc được xuất bản thông báo công khai;

 Trợ giúp kỹ thuật : Các nước sử dụng các dịch vụ PSI được cấp kỹ thuật để họ dần dần giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ PSI trong khi kiểm tra giá cả.

2.2. Điều khoản kiểm tra giá cả

Hiệp định cũng đề ra những quy tắc để các công ty PSI kiểm tra giá cả ở nước XK. Đặc biệt, Hiệp định đề ra rằng để xác định việc giá XK có phản ánh giá trị thực của hàng hoá hay không, thì phải so sánh với giá XK của hàng hoá đồng thất hoặc tương tự ở chính nước XK đó khi xuất hàng sang thị trường nước NK hoặc các thị trường khác.

Tuy nhiên, khi giá XK tới các thị trường khác được sử dụng để sosánh thì cần phải tính tới các nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới giá cả ở các thịtrường khác nhau. Nói cách khác, giá XK hàng hoá của các công ty tới các thị trường khác nhau nhìn chung là khác nhau do ảnh hưởng của các nhân tố cung cầu, tăng trưởng, cũng như thu nhập đầu người và mức sống của người dân ở các thị trường đó. Một công ty XK có thể xuất với giá cao hơn tới các thị trường châu Âu so với châu Phải. Hiệp định qđịnh khi so sánh giá cả các công ty PSI không được áp dụng tùy ý mức giá thấp nhất cho chuyến hàng đó vì có nhảiều nhân tố ảnh hưởng đến sự khác nhau về giá cả XK sang các nước khác nhau (xem Hộp 5.

Vì một trong những mục tiêu là tiêu chín các CP khi sử dụng dịch vụ PSI là để ngăn ngừa mất nguồn thu ngân sách từ thuế do việc đánh tụt giá NK nên vấn đề đặt ra là HQ sẽ sử dụng giá cả của các côngty PSI như thế nào để xác định giá trị hàng hoá thông quan.

HQ phải xem xét từng trường hợp và trên cơ sở so sánh giá do người NK khai báo và giá của công ty PSI, lựa chọn mức giá đúng hơn. Nếu HQ nhận thấy giá của công ty PSI phản ánh giá trị thực của hàng hoá và người nhạp khẩu không phản đối thì giá trị của hàng hoá sẽ được tính trên cơ sở giá của công ty PSI này. Trong tất cả các trường hợp, phải có đảm bảo rằng trong việc xác định giá cả giao dịch, công ty PSI đã tuân thủ các nguyên tắc liên quan tới việc điều chỉnh nhảiều yếu tố (như hoa hồng mua, hoa hồng đại lý…) theo tinh thần của Hiệp định Định giá HQ.

Hộp 5: Điều khoản kiểm tra giá cả (Hiệp định PSI, Điều 2. 20)

Các nước sử dụng các dịch vụ PSI đảm bảo rằng để ngăn ngừa hiện tượng nâng hoặc giảm giá của hàng hoá và hiện tượng gian lận TM, các công ty kiểm hàng trước khi đưa xuống tàu phải thực hiện việc kiểm tra giá cả theo các tiêu chuẩn sau:

1. Các công ty kiểm tra hàng hoá trước khi đưa xuống tàu chỉ được phép không chập thuận giá cả thoả thuận giữ nhà NK và nhà XK nếu các công ty này chứng minh đưa rằng giá cả đó là không thoả đáng và sau khi thực hiện việc rà xoát giá cả theo một quy trình kiểm tra phù hợp với các tiêu chuẩn đẫ được qđịnh.

2. Công ty PSI đó sẽ kiểm tra giá cả bằng cách so sánh giá cả hàng hoá NK này với giá cả của hàng hoá cùng loại hoặc tương tự cũng của nước XK đó vào cùng thời gian giao dịch phù hợp với thực tiễn TM và HQ có tính tới chiết khấu ròng nếu có. Việc so sánh dựa trên các cơ sở sau:

 Giá cả có cơ sở so sánh đúng đắn, có tính tới các nhân tố KT liên quan của nước NK cũngnhư của các nước khác khi sử dụng giá cả của những nước này để so sánh.

 Công ty PSI sẽ không dựa vào giá cả hàng hoá XK tới các nước khác nhau để tuỳ ý áp đặt giá thấp nhất cho chuyến hàng đó.

3. Khi thực hiện kiểm tra giá cả, các công ty PSI sẽ đưa ra các chi phí phù hợp với các điều khoản của hợp đồng bán hàng, có sử dụng các yếu tố điều chỉnh có ảnh hưởng tới giao dịch, các yếu tố này không chỉ giới hạn ở mức độ TM và khối lượng bán, mà còn bao gồm các điều kiện và thời hạn bán hàng, các điều khoản nâng giá, tiêu chuẩn chất lượng mẫu mã đặc biệt, tiêu chuẩn đóng gói và chuyên chở đặc biệt, khối lượng đặt hàng, địa điểm bán hàng, các ảnh hưởng mang tính thời vụ, bản quyền và các chi phí khác liên quan đến sở hữu trí tuệ, dịch vụ (trừ trường hợp các yếu tố này được tính vào hoá đơn HQ riêng); các yếu tố điều chỉnh này cũng bao gồm một số yếu tố liên quan tới giá của người XK, chẳng hạn mối quan hệ hợp đồng giữa người XK và người NK.

4. Việc kiểm tra chi phí vận tải sẽ chỉ liên quan tới chi phí vận tải đã được thoả thuận theo phương thức vận tải nước XK trong hợp đồng mua bán.

5. Những chi phí dưới đây sẽ không được sử dụng với mục đích kiểm tra giá cả.

 Giá bán hàng hoá đó tại nước NK;

 Giá khẩu hàng hoá đó của một nước khác;

 Chi phí sản xuất;

 Giá hoặc giá trị hay áp đặt.

Tất nhiên, cũng có một số trường hợp người NK phản đối giá cả của các công ty PSI mà HQ chấp nhận và cho rằng, giá khai HQ của họ mới phản ánh giá trị thực của hàng hoá. Trong những trường hợp như vậy, người NK có quyền yêu cầu HQ cho họ cơ hội để nộp những chứng từ và các bằng chứng khác để chứng minh tính đúng đắn của giá cả họ đã khai báo. Nếu sau khi xem xét các bằng chứng, HQ vẫncó hiện tượng giá khai báo của người NK được nâng hoặc giảm xuống thì, theo qđịnh của Hiệp định Định giá HQ, HQ cũng không thể định giá dựa trên giá của các công ty PSI mà phải theo các phương thứccủa Hiệp định Định giá HQ.

2.2. Các đều khoản về khiếu nại và giải quyết tranh chấp

Các nhà XK chỉ trích rằng vẫn thiếu một cơ quan giải quyết khiếu nại cho các hoạt động của các công ty PSI. Khi họ cho rằng việc quyết định kiểm tra lại giá cả là tùy tiện và không đúng, và các công ty PSI lại từ chối xem xét lại quyết định đó thì họ không biết khiếu nại ở đâu. Để tạo thuận lợi cho việc xem xét những khiếu nại đó, Hiệp định đưa ra một cơ chế gồm 3 bước:

Đầu tiên, hiệp định kêu gọi các công ty PSI chỉ định những đại diện chính thức để người XK có thể khiếu nại các quyết định của các công ty PSI. Bước thứ hai, các công ty PSI sẽ thành lập một cơ quan xem xét độc lập (IRE) để cả ngườiXK và công ty PSI có thể trình lên các khiếu nại của mình. Các khiếu nại trình lên IRE sẽ được Ban Hội thẩm gồm ba người xem xét. Một người của Phòng TMQT (ICC), một người từ liên đoàn QT các công ty kiểm định và người thứ ba là chuyên gia về TM đồng thời là Chủ tịch do IRE chỉ định. Cuối cùng, Hiệp định công nhận rằng các nước sử dụng các dịch vụ PSI và các nước XK có thể giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO.

2.3Các nước đang phát triển với Hiệp định

Hiệp định Kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu công nhận rằng một số nước đang phát triển sử dụng các dịch vụ kiểm tra hàng trước khi đưa xuống tàu và những nước này sẽ còn tiếp tục phải sử dụng chừng nào điều đó vẫn còn cần thiết để xác minh chất lượng, khối lượng hoặc giá cả hàng NK.

Điều 3.3 của Hiệp định chỉ rõ rằng, theo yêu cầu, các nước XK sẽ cung cấp cho những người sử dụng dịch vụ này, đặc biệt là các nước đang phát triển, các hỗ trợ kỹ thuật song phương, đa phương và theo các điều khoản được thống nhất.

2.4. Tác động đối với kinh doanh

Bằng việc đưa ra những nguyên tắc đối với các hoạt động PSI, Hiệp định về kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu nhằm mục đích giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn những khó khăn mà các nước XK gặp phải trong những giao dịch với các nước sử dụng các dịch vụ PSI. Ngoài ra, Hiệp định cũng đưa ra cơ chế xem xét khiếu nại. Khi những nhà XK cảm thấy giá cả của họ đưa ra nhân viên công ty PSI đánh gía một cách tùy tiện, họ có thể khiếu nại lên đại diện chính thức có thẩm quyền do công ty kiểm định đó chỉ định và nếu vẫn chưa hài lòng có thể khiếu nại lên IRE.

CP của những nước sử dụng các dịch vụ PSI được lợi nhờ tăng được nguồn thu ngân sách từ thuế quan do ngăn ngừa được việc định tụt giá hàng hoá và giảm được sự rò rỉ vốn thông qua việc nâng giá hàng hoá. Ngoài ra, việc sử dụng các dịch vụ PSI cũng đem lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp.

Trước hết, bằng việc thúc đẩy thông quan các nhà sản xuất sẽ giảm được chi phí. Thứ hai, sử dụng các dịch vụ PSI cũng làm giảm mức độ tham nhũng của nhân viên HQ và do vậy giảm bớt yêu cầu hối lộ để thông quan hàng hoá. Thứ ba, khi kiểm tra giá cả, các công ty PSI thực hiện việc kiểm tra tất cả các hàng hoá NK để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng và số lượng trong hợp đồng mua bán. Do vậy, người NK được bảo đảm rằng họ sẽ nhận được hàng hoá phù hợp với các điều khoản cửa hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi các công ty PSI Ký hợp Đồng với CP, người NK không được quyền nhật trợ giúp từ các công ty này khi họ nhận ra rằng hàng NK thực tế không đáp ứng được các điều khoản của hợp đồng mua bán.

(^.^) vs (^o^)

TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM VÀ BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ

Các nước thường yêu cầu các sản phẩm NK tuân thủ những tiêu chuẩn bắt buộc nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của mọi người và môi trường.

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với TM (TBT) qđịnh rằng các nước không được sử dụng những tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc này để gây ra những trở ngại không cần thiết đối với TMQT. Hơn thế, việc sử dụng chúng phải dựa trên những căn cứ khoa học rõ ràng.

Hiệp định chỉ rõ các tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với TM nếu như chúng được xây dựng trên những tiêu chuẩn được QT thừa nhận. Đối với những nước áp dụng các qđịnh bắt buộc này vì những lý do địa ]ý, khí hậu và các lý do khác thì họ phải minh bạch hoá những tiêu chuẩn này dưới dạng mẫu phác thảo, sau đó gửi tới người sản xuất ở các nước khác tham khảo xin ý kiến. Hiệp định cũng buộc các nước thành viên phải cân nhắc những ý kiến đóng góp này trong quá trình hoàn thiện các qđịnh về tiêu chuẩn bắt buộc và bảo đảm rằng tất cả những đặc tính của sản phẩm sản xuất tại nước khác hoặc NK từ nước khác tới phải được phản ánh đầy đủ.

Các tiêu chuẩn tự nguyện không có tính ràng buộc cũng có thể gây trở ngại đối với TMQT nếu có sự khác nhau lớn giữa những tiêu chuẩn này của các nước thành viên. Do đó các qđịnh trong Hiệp định TBT về soạn thảo, thông qua và áp dụng những tiêu chuẩn này đã yêu cầu các nước buộc các c.quan tiêu chuẩn QG trong khi soạn thảo những tiêu chuẩn tự nguyện phải sử dụng các qđịnh và nguyên tắc tương tự với các tiêu chuẩn bắt buộc.

Các nước cũng yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp NK phải tuân thủ các quy đinh vệ sinh thực vật và vệ sinh dịch tễ của họ. Mục đích chính của những qđịnh này là để bảo vệ con người, động, thực vật khỏi những côn trùng và bệnh tật có thể thâm nhập vào qua các sản phẩm nông nghiệp NK. Các nguyên tắc do Hiệp định về Vệ sinh dịch tễ đề ra cũng tương tự như các nguyên tắc về tiêu chuẩn bắt buộc. Tuy nhiên, vẫn có một số sự khác biệt quan trọng.

Hiệp định về TBT qđịnh các tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng NK. Hiệp định về SPS cho phép các nước áp dụng các biện pháp trên cơ sở phân biệt đối xử, có cân nhắc các nhân tố như sự khác nhau về mức độ hoành hành của từng loại côn trùng hoặc dịch bệnh. Hiệp định SPS còn qđịnh các nước phải có những biện pháp hạn chế hàng NK tạm thời như là biện pháp phòng ngừa trong những trường hợp có nguy cơ dịch bệnh lan tràn nhưng chưa có đủ các bằng chứng khoa học để chứng minh. Những qđịnh như vậy không có trong hiệp định TBT.

 1. Vai trò của tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí bằng cách cắt giảm chủng loại của nông cụ máy móc và nguyên vật liệu trong sản xuất. Điều này giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, thiết kế, giao hàng, và bảo quản. Các tiêu chuẩn này rất cần thiết trong kinh doanh QT vì chúng bảo đảm mức độ thống nhất của chất lượng TM. Đồng thời các tiêu chuẩn cũng hạn chế mâu thuẫn trong chuyên môn hoá sản xuất và bảo đảm chất lượng hàng hoá và dịch vụ xuất NK.

Nhiều tiêu chuẩn được sử dụng trong giao dịch kinh doanh mang tính tự nguyện. Còn trên thực tế, các doanh nghiệp XK có thể thấy rằng một số tiêu chuẩn có tác động như các tiêu chuẩn bắt buộc. Điều này xảy ra khi các doanh nghiệp lớn từ chối không mua hàng do không phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm họ đề ra.

Các CP thường áp dụng tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn với nhiều sản phẩm. Những tiêu chuẩn này đuợc thông qua để bảo vệ người tiêu dùng, những người không có phương tiện gì để đánh giá những hiểm hoạ tiềm ẩn trong những sản phẩm này. Các tiêu chuẩn cũng được thiết lập để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong những năm gần đây, khi ý thức về bảo vệ môi trường được nâng cao, những tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ sức khoẻ mới được công bố.

Khi các tiêu chuẩn sản phẩn áp dụng ở các nước có sự khác nhau đáng kể, các nhà sản xuất phải điều chỉnh dây chuyền sản xuất để đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của thị truờng chính của họ. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng chi phí máy móc và hạn chế các công ty tận dụng cơ hội để sản xuất đại trà. Nó cũng lý giải vì sao các tổ chức QT cố gắng hoà hợp các tiêu chuẩn trên cơ sở QT.

2. Những qđịnh chung

2.1 Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với TM (TBT)

2.1.1. Tiêu chuẩn sản phẩm

Các qđịnh QT về tiêu chuẩn sản phẩm được đưa ra trong quy Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với TM. Hiêp định sử dụng thuật ngữ “các qđịnh kỹ thuật” để chỉ những tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ. Thuật ngữ ''tiêu chuẩn'' được sử dụng đối với các tiêu chuẩn tự nguyện. Cả hai thuật ngữ này bao trùm;

·         Những đặc tính của sản phẩm;

·         Phương pháp và quy trình s.xuất (PPM) có ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm;

·         Những biểu tượng và thuật ngữ sử dụng ; và

·         Các tiêu chuẩn đóng gói và nhãn mác sử dụng đối với sản phẩm.

Những qđịnh trong Hiệp định chỉ áp dụng đối với các phương pháp và tiến trình s.xuất khi những phương pháp này có ảnh hưởng đến chất lượng hoặc những đặc tính khác của s.phẩm. Những phương pháp và quy trình sản xuất khác ko được đưa vào Hiệp định này.

 2.1.2. Các qđịnh kỹ thuật

a. Các điều kiện chính

Hiệp định TBT thừa nhận rằng các nước có quyền áp dụng những qđịnh kỹ thuật được coi là những tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc (gồm cả những tiêu chuẩn về đóng gói và nhãn mác. Ngoài những mục tiêu khác, những qđịnh này được ban hành để bảo đảm chất lượng hàng XK, bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người, động vật, thực vật hoặc môi trường. Hiệp định yêu cầu các nước thành viên phải bảo đảm rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật của họ đáp ứng những điều kiện nhất định sau:

Phải được áp dụng trên cơ sở tối huệ quốc với hàng NK từ tất cả các nguồn.

 Không được áp dụng trên cơ sở phân biệt đối xử giữa hàng NK và hàngvà hàng sản xuất trong nước (Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia);

·         Không được gây ra những ''trở ngại không cần thiết đối với TM''; và

·         Phải được áp dụng trên cơ sở thông tin khoa học rõ ràng.

Hiệp định cũng qđịnh những tiêu chuẩn cụ thể để các cơ quan có thẩm quyền lưu ý soạn thảo các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm rằng những tiêu chuẩn này không gây ra những trở ngại không cần thiết đối với TM.

b. Các tiêuchuẩn kỹ thuật cần phải dựa vào qđịnh QT

Một phương pháp để bảo đảm rằng những tiêu chuẩn kỹ thuật không gây trở ngại đối với TM là phải căn cứ trên các tiêu chuẩn QT. Vì vậy Hiệp định TBT buộc các nước phải có nghĩa vụ sử dụng các tiêu chuẩn QT làm cơ sở cho các tiêu chuẩn kỹ thuật của họ, trừ trường hợp những cơ quan có thẩm quyền đánh giá các tiêu chuẩn QT là không hiệu quả hoặc không phù hợp với điều kiện khí hậu địa lý hoặc các lý do kỹ thuật khác.

Hơn nữa, để hoà hợp các qđịnh kỹ thuật trên cơ sở QT, Hiệp định kêu gọi các thành viên WTO tham gia tích cực vào Tổ chức Tiêu chuẩn QT (ISO) và các tổ chức tiêu chuẩn QT khác.

c. Soạn thảo và đóng góp ý kiến cho các tiêu chuẩn sản phẩm

Hiệp định qđịnh những nguyên tắc thủ tục nhất định là các nước phải tuân thủ khi áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật không dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn QT. Các nước thành viên phải thông báo cho Ban Thư ký WTO biết khi họ áp dụng các qđịnh kỹ thuật không dựa trên những tiêu chuẩn QT hiện hành. Thêm vào đó họ phải thông báo trước việc áp dụng những tiêu chuẩn này. Những tiêu chuẩn này phải được thông báo cho nước XK biết để họ có cơ hội đóng góp ý kiến nhằm bảo đảm những đặc tính của sản phẩm sản xuất trong nước của họ được cân nhắc xem xét khi những qđịnh này được thông qua.

d. Những nguyên tắc quản lý chứng nhận sự hợp chuẩn

Đối với một số sản phẩm phải áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc, các cấp có thẩm quyền có thể sẽ yêu cầu hàng NK chỉ được bán nếu người sản xuất hoặc XK có giấy chứng nhận bảo đảm chuẩn của một tổ chức hoặc một phòng thí nghiệm đã được thừa nhận tại nước NK rằng sản phẩm đó đã phù hợp với các tiêu chuẩn bắt buộc. Để bảo đảm cho người cung cấp nước ngoài không bị đặt vào tình thế bất lợi khi xin giấy xác nhận sự hợp chuẩn, Hiệp định TBT qđịnh:

·         Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn không được phân biệt đối xử giữa

những người cung cấp nước ngoài và cung cấp trong nước.

·         Bất cứ chi phí nào đánh vào người cung cấp nước ngoài đều phải công bằng so với các chi phí đối với hàng sản xuất trong nước; và sự lựa chọn mẫu cho việc kiểm tra đánh giá không được gây ra những bất lợi cho người cung cấp hàng nước ngoài.

e. Sự thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ bảo đảm hợp chuẩn

Đối với các sản phẩm mà các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải có xác nhận hợp chuẩn, Hiệp định khuyến khích các nước thừa nhận kết quả của việc kiểm tra đánh giá do các cơ quan chuyên môn của các nước XK thực hiện nếu họ cho rằng các tiêu chuẩn sản phẩm và thủ tục đối với việc đánh giá sự hợp chuẩn giống các thủ tục của họ. Tuy nhiên, Hiệp định TBT cũng nhấn mạnh rằng việc ký kết các thoả thuận về việc thừa nhận các giấy chứng nhận đánh giá sự hợp chuẩn của nhau chỉ có thể thực hiện được khi nước NK tin tưởng vào khả năng kỹ thuật của cơ quan đánh giá hợp chuẩn của nước XK.

f. Nghĩa vụ của các cơ quan địa phương

Ở nhiều nước, các qđịnh kỹ thuật về tiêu chuẩn bắt buộc cũng như các hệ thống đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn này được hình thành và áp dụng không chỉ bởi các cơ quan trung ương mà còn cả các cơ quan địa phương và các tổ chức phi CP. Hiệp định qđịnh các nước thành viên phải có nghĩa vụ yêu cầu các cơ quan trung ương của họ tuân thủ những nguyên tắc của Hiệp định TBT trong việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc. Tuy nhiên, vì nhiều CP trung ương là nơi có tư các pháp nhân ký Hiệp định, theo hiến pháp lại không được pháp nhận những ràng buộc về nghĩa vụ này thay cho các cấp địa phương. Vì thế Hiệp định kêu gọi các CP này “có những biện pháp hợp lý mà họ có thể” để bảo đảm rằng những cơ quan địa phương cũng tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định.

2.1.3. Các tiêu chuẩn tự nguyện

Như đã nhấn mạnh ở trên, nhiều tiêu chuẩn được sử dụng bởi các ngành công nghiệp và XK là tiêu chuẩn tự nguyện. Những tiêu chuẩn này thường do các cơ quan tiêu chuẩn ở các nước thành viên đặt ra. Các tiêu chuẩn tự nguyện vẫn có thể gây ra trở ngại trong TMQT nếu có sự khác biệt lớn giữa nước này đối với nước khác. Vì thế Hiệp định đưa ra Đạo luật về những hoạt động hiệu quả, theo đó các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia phải tuân thủ những qđịnh trong việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn. Đạo luật qđịnh các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia phải làm theo các nguyên tắc và luật lệ tương tự như đối với các tiêu chuẩn bắt buộc. Do đó, Đạo luật buộc các nước phải:

·         Sử dụng các tiêu chuẩn QT làm cơ sở cho các tiêu chuẩn quốc gia;

·         Trong phạm vi của nguồn lực cho phép, thực hiện đầy đủ việc chuẩn bị những tiêu chuẩn QT cho các sản phẩm định áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia.

Hơn nữa, để cho các nhà sản xuất nước ngoài làm quen với quá trình tiêu chuẩn hoá do cơ quan tiêu chuẩn quốc gia ở những nước khác nhau thực hiện thì những thì những cơ quan này phải công bố kết quả công việc của họ “ít nhất sáu tháng một lần”, để cung cấp thông tin về những tiêu chuẩn mà họ đang chuẩn bị và những tiêu chuẩn mà họ đã áp dụng trước đó. Khi xuất bản những tiêu chuẩn này, các cơ quan quốc gia phải thông báo cho Trung tâm thông tin của ISO/IEC về tên của các ấn phẩm và nơi bán cũng như làm thế nào để có thể mua được những ấn phẩm này.

Đạo luật cũng qđịnh rằng các cơ quan tiêu chuẩn phải dành một khoảng thời gian là 60 ngày để tiếp nhận ý kiến đóng góp của các đối tác từ nước ngoài. Những ý kiến đóng góp này thường được gửi thông qua các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Đạo luật cũng kêu gọi cơ quan tiêu chuẩn thành lập bộ phận tiếp nhận những ý kiến đóng góp trên trong quá trình hoàn thiện tiêu chuẩn của mình.

2.2. Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS.

Nhiều sản phẩm NK nông nghiệp đặc biệt là cây hoa quả và rau tươi, thịt, sản phẩm thịt và các thực phẩm khác có thể phải đáp ứng những qđịnh đề Vệ Sinh dịch tễ cũng như những tiêu chuẩn sản xuất khác. Hơn nữa, nhiều nước đã hạn chế việc XK những sản phẩm này nếu chúng không đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng đưa ra trong các qđịnh về tiêu chuẩn.

Hộp 6 dưới đây minh hoạ tác động của những qđịnh này đối với TM thế giới.

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) chỉ rõ những nguyên tắc và qđịnh mà các nước thành viên phải áp dụng trong việc quản lý các sản phẩm NK. Hiệp định định nghĩa những biện pháp vệ sinh dịch tễ là những biện pháp nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật khỏi những;

 Nguy hiểm của việc thâm nhập và lan truyền các loại côn trùng, bệnh tật;

 Nguy hiểm trong các hoạt động của các chất phân huỷ chất độc hại thực phẩm và những đồ ăn uống khác;

 Bệnh truyền nhiễm qua động vật, cây trồng hoặc những sản phẩm từ những động vật cây trồng này.

Cũng như trong Hiệp định TBT, Hiệp định SPS yêu cầu các nước phải:

Hộp 6: Tác động của qđịnh vệ sinh dịch tễ và sức khoẻ đối với quy hoạch XK: ví dụ về XK rau quả tươi

Nhiều nước NK rau quả tươi lớn có những qđịnh chặt chẽ về bảo vệ thực vật. Các nước này yêu cầu những mặt hàng NK tươi sống từ các nước có những côn trùng đặc biệt, nhất là hoa quả thuộc họ Tephridate phải được xử lý cẩn thận để ngăn chặn sự lây lan của loại côn trùng này trên lãnh thổ của họ. Trước kia ethylene dibromide (EDB) được sử dụng rộng rãi để khử côn trùng trước khi NK. Việc cấm sử dụng EDB ở Nhật, Mỹ và các nước khác đã gây ảnh hưởng xấu đến việc xuất NK rau quả tươi từ các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới. Những biện pháp diệt trừ côn trùng khác ngoài EDB như xử lý bằng hơi nước, hơi nóng, nước nóng, làm đông lạnh xuống 0oc trong khoảng thời gian nhất định và các loại hoá chất khác như methyl bromide, phosiphine và cyanide đã được sử dụng và có tác dụng khác nhau.

 Sử dụng những tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị QT làm cơ sở cho các qđịnh về SPS của họ;

Tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức QT đặc biệt là Đạo luật về Thực phẩm ăn uống; Hiệp định đề bảo vệ thực vật QT, nhằm đẩy mạnh việc hoà hợp hoá các qđịnh SPS trên thế giới;

Tạo điều kiện cho các đối tác ở những nước khác có cơ hội để đóng góp ý kiến vào dự thảo các tiêu chuẩn này nếu chúng không căn cứ trên các qđịnh tiêu chuẩn QT hoặc khi các tiêu chuẩn QT được coi là không phù hợp;

 Chấp nhận những biện pháp SPS của các nước XK nêu những tiêu chuẩn này đạt mức độ tương tự như mức độ của các nước NK.

2.3. Sự khác nhau giữa SPS và TBT

Mặc dù có những qđịnh tương tự, các Hiệp định SPS và TBT vẫn có những điểm khác nhau cơ bản:

Thứ nhất, Hiệp định TBT yêu cầu các tiêu chuẩn sản phẩm phải được áp dụng trên cơ sở Tôi huệ quốc.

Hiệp định SPS chó phép các tiêu chuẩn được áp dụng trên cơ sở phân biệt đối xử có điều kiện, chúng ''không được phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không biện minh giữa những thành viên có điều kiện tương tự hoặc giống nhau''. Lý do chính khi đưa ra qđịnh này là, xuất phát từ sự khác nhau về khí hậu, những điều kiện về an toàn thực phẩm côn trùng hoặc bệnh tật, việc áp dụng những tiêu chuẩn giống nhau về vệ sinh dịch tễ và thực vật đối với các sản phẩm cây trồng và động vật từ các nước khác nhau không phải lúc nào cũng phù hợp.

 Thứ hai, Hiệp định SPS tạo điều kiện cho các nước linh hoạt hơn so với Hiệp định TBT trong việc tuân theo các tiêu chuẩn QT. Như đã nhấn mạnh ở trên, Hiệp định TBT cho phép một nước không tuân theo các tiêu chuẩn QT nếu điều đó là cần thiết do ''những khác nhau căn bản về khí hậu và địa lý hoặc những vấn đề kỹ thuật khác”. Vì vậy, các điều khoản của Hiệp định nêu rõ rằng việc áp dụng một tiêu chuẩn khác (hoặc thấp hơn hoặc cao hơn) sẽ phải dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật.

Trong khi đó, Hiệp định SPS nêu rõ một nước có thể sử dụng hoặc duy trì biện pháp SPS có mức độ bảo hộ cao hơn mức độ bảo hộ của các tiêu chuẩn QT nếu đưa ra được những bằng chứng khoa học hoặc nếu nước đó cho rằng mức độ bảo hộ cao hơn đó là phù hợp Trong trường hợp sau, Hiệp định đưa ra những hướng dẫn nhất định và chỉ rõ rằng mức độ bảo hộ phù hợp phải dựa trên việc đánh giá rủi ro trong hoàn cảnh nhất định, những bằng chứng về khoa học rõ ràng, các phương pháp và quy trình sản xuất và sự hoành hành của sâu bệnh hoặc dịch bệnh.

Thứ ba, khi đánh giá hiểm hoạ đối với sức khoẻ cây trồng và vật nuôi, những nhân tố KT ví dụ như sự lan truyền của dịch bệnh và sâu bệnh, các chi phí giám sát ở nước NK và những chi phí khác để hạn chế những hiểm hoạ này cũng phải được cân nhắc.

Thứ tư, khi xác định mức độ bảo hộ của SPS, phải luôn chú ý tới những ảnh hưởng tiêu cực đối với TM.

Thứ năm, Hiệp định SPS cho phép các nước áp dụng các biện pháp SPS trên cơ sở tạm thời như một biện pháp khắc phục trong trường hợp có nguy cơ lan tràn dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn phải có những ''bằng chứng khoa học”.

3.2. Các nước đang phát triển với Hiệp định

3.1 Hiệp định SPS với các nước đang phát triển

Hiệp định qđịnh các nước kém phát triển nhất có hoãn việc thực hiện các điều khoản về NK trong vòng 5 năm, các nước đang phát triển khác có thể hoãn thực hiện các điều khoản này, trừ phần liên quan tới đánh giá rủi ro và minh bạch hóa, đến cuối năm 1996. Hiệp định cũng qđịnh việc hỗ trợ kỹ thuật giữa các thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển để củng cố hệ thống an toàn thực phẩm, vệ sinh động thực vật. Hiệp định khuyến khích các nước có sự linh hoạt, nếu có thể, trong việc áp dụng các qđịnh vệ sinh dịch tễ có ảnh hưởng tới các sản phẩm thuộc lợi ích của các nước đang phát triển. Hiệp định cũng cho phép Uỷ ban, trong một số trường hợp cụ thể, đưa ra các ngoại lệ đặc biệt giới hạn về thời gian, đối với các nước đang phát triện trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình (Điều 9, 10 và 14.

3.2. Hiệp định TBT và các nước đang phát triển

Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối với TM bao gồm một số điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật giữa các thành viên với nhau (đặc biệt là đối với các thành viên đang phát triển) trong việc chuẩn bị các qđịnh kỹ thuật, thành lập các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và tham gia vào các tổ chức QT (Điều II. Điều 12 ghi cụ thể và chi tiết hơn về cách đối xử đối với các nước đang phát triển. Ngoài một số điều khoản nhắc nhở chung về nhu cầu của các nước đang phát triển (đặc biệt là các nước kém phát triển nhất), có hai điểm đáng lưu ý:

Thứ nhất, Hiệp định công nhận rằng các nước đang phát triển có thể chấp nhận các qđịnh, tiêu chuẩn, và các phương pháp xét nghiệm với mục đích bảo vệ các công nghệ, phương thức và quy trình sản xuất mang tính bản xứ và trong những trường hợp đó họ không phải chấp thuận các tiêu chuẩn QT không phù hợp với sự phát triển, nhu cầu về tài chính TM của mình.

Thứ hai, Hiệp định cũng cho phép có những ngoại lệ đặc biệt, được giới hạn về thời gian, đối với các nước đang phát triển còn gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định do nhu cầu phát triển và TM riêng cũng như mức độ phát triển công nghệ của nước đó (Điều lệ 4 và 12.8).

4. Tác động đối với kinh doanh

Ở hầu hết các nước, số lượng các qđịnh kỹ thuật về tiêu chuẩn bắt buộc ngày càng tăng lên. Xu hướng này cho thấy phản ứng của CP trước đòi hỏi ngày càng tăng của công chúng về mức độ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của hàng NK, và không được có những tác động nguy hại đối với sức khoẻ của người tiêu dùng cũng như môi trường. Những đòi hỏi tương tự thường gây sức ép đối với những cơ quan có chức năng khi xây dựng và áp dụng những qđịnh chặt chẽ hơn về sức khoẻ và vệ sinh (xem Hộp 7.

Một trong những vấn đề các doanh nghiệp vấp phải khi phát triển XK là thiếu những thông tin phù hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh và sức khỏe áp dụng đối với các sản phẩm của họ ở thị trường trọng điểm. Để giúp đỡ các doanh nghiệp thu thập những thông tin như vậy, hai Hiệp định yêu cầu mỗi nước thành viên phải thiết lập những điểm hỏi đáp thông qua đó các doanh nghiệp có thể thu thập được những thông tin cần thiết về:

 Các qđịnh kỹ thuật và các tiêu chuẩn tự nguyện đang áp dụng hoặc đề nghị cho áp dụng;

 Các thủ tục định giá hợp chuẩn được áp dụng hoặc đang đề nghị áp dụng;

 Các qđịnh vệ sinh và dịch tễ đang áp dụng hoặc đề nghị cho áp dụng;

 Các thủ tục điều tra và kiểm soát, các biện pháp kiểm dịch và sản xuất; các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, và những thủ tục xét duyệt phụ gia thực phẩm;

 Các thủ tục đánh giá mức độ rủi ro.

Như đã nhấn mạnh, nhằm bảo vệ lợi ích của người cung cấp hàng nước ngoài, hai Hiệp định yêu cầu các tiêu chuẩn - cả tự nguyện lẫn bắt buộc - cũng như những tiêu chuẩn về sức khoẻ và vệ sinh dịch tễ không được gây trở ngại không cần thiết đối với TM trong quá trình xây dựng và áp dụng chúng. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của mình trong trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện các qđịnh, các doanh nghiệp XK phải kiểm tra xem liệu những tiêu chuẩn sản phẩm, các qđịnh sức khoẻ và vệ sinh dịch tễ hoặc các. Yêu cầu kiểm tra, và đánh giá thị trường XK của họ có phù hợp với những tiêu chuẩn và nguyên tắc mà hai Hiệp định trên qđịnh hay không. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy không phù hợp, họ sẽ thông báo cho những cơ quan chức năng ở nước XK. Điều đó sẽ cho phép CP nước XK đưa những vấn đề này ra thảo luậnsong phương với CP của nước NK trong các diễn đàn của WTO để yêu cầu sửa đổi các qđịnh và tiêu chuẩn vi phạm.

Hộp 7: Danh sách minh hoạ hàng NK phải áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc.


Thiết bị và máy móc:

 Nồi hơi

 Các công cụ lắp ráp và sản xuất tự động

 Thiết bị làm bằng thép và gỗ

 Thiết bị y tế

 Thiết bị chế biến thực phẩm

Hàng tiêu dùng

 Dược phẩm

 Mỹ phẩm

 Chất tẩy tổng hợp

 Thiết bị điện tử gia dụng

 Vô tuyến và đầu video

 Thiết bị quay phim chụp ảnh

 Ô tô, xe máy

Đồ chơi

 Một số loại thực phẩm

Nguyên liệu thô và nguyên liệu dùng cho nông nghiệp:

 Phân bón

 Thuốc trừ sâu

 Các loại hoá chất độc hại

Danh mục nông sản thường có các qđịnh vệ sinh dịch tễ:

 Rau quả tươi

 Hoa quả và các loại thực phâm khác

 Thịt và sản phẩm thịt

 Sản phẩm sữa

 Các loại thực phẩm chế biến


Trên thực tế, khả năng tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định trên của các CP phụ thuộc vào mức độ thông tin mà các CP nhận được về những khó khăn của các doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp, họ chỉ có thể làm như vậy khi họ có hiểu biết đầy đủ về các qđịnh của Hiệp định.

Các Hiệp định này nêu rõ rằng, đối với một số lĩnh vực nhất định, các qđịnh của chúng chỉ có thể được thực hiện khi có bộ máy phù hợp cho việc tham khảo và hợp tác giữa các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, các cơ quan có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các Hiệp định này với các doanh nghiệp XK hoặc với các Hiệp hội XK. Vì vậy, những Hiệp định này yêu cầu rằng để bảo đảm việc áp dụng các tiêu chuẩn không gây trở ngại không cần thiết đôi với TM, các nước phải tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức QT trong việc hình thành các tiêu chuẩn QT đối với sản phẩm mà họ đề nghị sử dụng tiêu chuẩn hoặc qđịnh. Tuy nhiên, việc tham gia này cần phải có sự hợp tác giữa các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất, và các cơ quan nhà nước. Phần lớn các trường hợp, trách nhiệm đối với công tác nghiên cứu và chuẩn bị các nghiên cứu cần thiết cho các thảo luận QT là do các doanh nghiệp chuẩn bị.

Các Hiệp định cũng yêu cầu rằng trong trường hợp các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ và sức khoẻ không phù hợp với các tiêu chuẩn QT, thì bản thảo các tiêu chuẩn này phải được công bố và tạo điều kiện cho các nước thành viên đóng góp ý kiến. Mục đích chính của nguyên tắc này nhằm bảo đảm rằng các qđịnh được áp dụng phải tính đến các tiêu chuẩn về sản xuất và các tiêu chuẩn khác của các nước khác. Các ngành công nghiệp XK và sản xuất có trách nhiệm chính trong việc cung cấp những thông tin này.

 

(^.^) vs (^o^)

HIỆP ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU

Các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép NK có thể tác động xấu đến NK, đặc biệt nếu những Thủ tục đó không minh bạch hoặc làm chậm việc cấp giấy phép một cách không cần thiết. Hiệp định về Thủ tục cấp giấy phép NK (ILP) chia giấy phép làm hai loại: tự động và không tự động. Giấy phép tự động phải được cấp trong khoảng thời gian tối đa là 10 ngày sau khi nhận được đơn xin cấp giấy phép NK. Giấy phép không tự động, thường được dùng để quản lý các hạn chế số lượng, phải được cấp trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận được đơn xin cấp giấy phép theo nguyên tắc ''đến trước - cấp trước'', và 60 ngày nếu tất cả các đơn xin cấp giấy phép được xem xét cùng một lúc.

Hơn nữa, Hiệp định cũng đặt ra những nguyên tắc và luật lệ cụ thể bảo đảm dòng lưu chuyển TMQT không bị cản trở bởi việc sử dụng sai lệch các thủ tục cấp giấy phép NK và các thủ tục đó, được thực hiện một cách công bằng và bình đẳng.

1.Khái quát

Nguyên tắc cơ bản của GATT là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho TM. Do đó, các thủ tục, giấy tờ về xuất NK cần giảm xuống mức tối thiểu. Tuy nhiên, GATT cũng công nhận rằng vì nhiều lý do, các nước thường yêu cầu người NK phải xin giấy phép. Hệ thống giấy phép này, trong một số ít trường hợp, được các nước thành viên sử dụng để quản lý hạn chế số lượng và được sử dụng để tìm hiểu các thống kê TM hoặc giá cả của một số loại hàng hoá.

Hiệp định ILP đưa ra các luật lệ cho việc áp dụng và thực hiện những thủ tục hành chính về cấp giấy phép NK. Hiệp định định nghĩa ''việc cấp giấy phép'' là ''những thủ tục hành chính... đòi hỏi việc nộp đơn... cho cơ quan hành chính hữu quan như là điều kiện ban đầu cho việc NK... hàng hoá'' (Điều 1.1. Các hệ thống cấp giấy phép được chia làm hai loại: tự động và không tự động (Điều 2, 3. Theo hệ thống tự động, cơ quan chức năng không được gây cản trở cho việc cấp giấy phép (giấy phép phải được cấp trong một thời hạn nhất định. Hệ thống cấp giấy phép không tự động quản lý các hạn chế hạn ngạch và các biện pháp khác, và cơ quan quản lý được toàn quyền quyết định việc cấp giấy phép trong trường hợp này. Hiệp định đưa ra những luật lệ chung cho cả hai hệ thống và các luật riêng cho từng hệ thống. Cơ quan cấp giấy phép nhà nước phải tuân thủ những luật lệ đó. Mục tiêu cơ bản của những luật này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà NK và các nhà cung cấp nước ngoài. Luật lệ đòi hỏi cơ quan cấp giấy phép phải đảm bảo sao cho thủ tục cấp giấy phép:

·         Không được rắc rối hơn mức thật sự cần thiết cho việc quản lý hệ thống cấp giấy phép có xem xét tới mục đích của việc áp dụng những thủ tục này;

·         Phải rõ ràng, minh bạch và dự đoán trước được; và

·         Bảo vệ lợi ích của nhà NK và cung cấp nước ngoài, tránh các chậm chễ không cần thiết và những hành động chuyên quyền, tùy tiện.

2.Những qđịnh chung

2.1. Các điều khoản chính

Hiệp định buộc các quốc gia thành viên phải công bố mọi thông tin về thủ tục cấp giấy phép NK để các nhà NK, XK và CP của họ nhận thức đầy đủ về (Điều 14.a):

 Những cá nhân, công ty và tổ chức nào được nộp đơn xin cấp giấy phép;

 Cơ quan hành chính có trách nhiệm cấp giấy phép; và

 Những mặt hàng phải xin giấy phép.

Để bảo vệ lợi ích của nhà NK và tạo thuận lợi cho việc cấp giấy phép nhanh, Hiệp định cũng qđịnh (Điều 1.5 - 11):

Mẫu đơn xin cấp giấy phép và các thủ tục, kể cả thủ tục gia hạn giấy phép phải càng đơn giản càng tốt;

 Không được từ chối những đơn có những sai sót nhỏ về mặt hồ sơ không làm thay đổi những số liệu cơ bảntrong hồ sơ đó;

 Hình phạt đối với những lỗi đó, trừ trường hợp có ý đồ gian lận hoặc là những sự bất cẩn lớn, không được nặng hơn hình thức cảnh cáo;

 Hàng NK được cấp giấy phép sẽ không bị từ chối vì những khác biệt nhỏ trong gía trị, số lượng hay cân nặng so với con số ghi trong giấy phép, khi những khác biệt đó phù hợp với tập quán TM hoặc do hao tổn về cân nặng, số lượng trong khi xếp hàng lên tàu hay xếp hàng cồng kềnh.

2.2 Cấp phép NK tự động

Trong các hệ thống khi cơ quan hành chính cấp giấy phép không sử dụng bất kỳ một quyền tự định đoạt nào và khi “ giấy phép được cấp trong mọi trường hợp “, Hiệp định yêu cầu việc phê duyệt hoặc cấp giấy phép phải được thực hiện ngay lập tức, khi nhận được đơn xin, và trong mọi trường hợp phải “trong vòng tối đa 10 ngày làm việc”.

2. 3. Cấp phép không tự động (Điều 3)

Như đã đề cập ở trên, hệ thống cấp giấy phép không tự động được sử dụng, khi mục đích chủ yếu của CP là hạn chế NK. Các CP có thể làm điều này bằng cách thông báo công khai hạn ngạch được định trước hay những hạn chế số lượng áp dụng cho những mặt hàng phải hạn chế NK. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có thể không công bố minh bạch về số lượng được phép NK.

Trong khi việc cấp giấy phép NK được sử dụng để quản lý hạn ngạch, Hiệp định đòi hỏi phải có thông báo về tổng số hạn ngạch (giá trị hoặc số lượng), ngày bắt đầu áp dụng và thời hạn hiệu lực của hạn ngạch để các nhà XK, NK, cung cấp nước ngoài và CP của họ có được thông tin đầy đủ. Hơn nữa, khi hạn ngạch được phân bổ cho các nước cung cấp sản phẩm, thì nước cấp hạn ngậch không những phải cung cấp thông tin về số lượng hạn ngạch cấp cho từng nước mà còn phải thông báo cụ thể cho CP tất cả các nước cung cấp sản phẩm quan tâm tới sự phân bổ hạn ngạch.

Hiệp định cũng qđịnh giấy phép NK phải được cấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận dược đơn xin cấp giấy phép và thủ tục qđịnh giấy phép được cấp trên cơ sở “đến trước phục vụ trước'', và trong vòng 60 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn xin cấp giấy phép khi những đơn này ''được xem xét cùng một lúc''.

Hơn nữa, luật lệ cũng đảm bảo rằng trong quá trình phân bổ giấy phép cần phải xem xét tới những khó khăn mà nhà NK gặp phải khi sử dụng giấy phép được cấp cho họ. Theo nguyên tắc, giấy phép sẽ được cấp cho những nhà NK dã sử dụng tốt nhất các giấy phép trước đó. Đồng thời, khi những nhà NK đã không sử dụng tốt giấy phép được cấp vì những lý do chính đáng, thì cần chú ý không để họ bị phạt bằng việc bị từ chối cấp cấp giấy phép hoặc giảm giá trị hay số lượng cho phép trong giấy phép.

Các cơ quan chức năng cung cấp giấy phép pHQ tâm đặc biệt tới việc cấp giấy phép cho những nhà NK mới, đặc biệt cho những nhà NK hàng hoá, từ các nước đang phát triển và kém phát triển nhất.

3. Các nước đang phát triển với Hiệp định

Hiệp định về Thủ tục cấp giấy phép NK chỉ ra rằng các nước khi thực hiện việc cấp giấy phép NK không những phải đảm bảo phù hợp với các qđịnh của GATT, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với TM mà còn phải chú ý tới nhu cầu phát triển, TM và tài chính của các thành viên đang phát triển (phần mở đầu, Điều 1.2. Khi phân phối giấy phép cho các nhà NK, các thành viên cần đặc biệt chú ý tới những nhà NK mua hàng từ các thành viên đang phát triển, và đặc biệt, các thành viên kém phát triển nhất (Điều 3.5.

Cũng như tất cả các thành viên khác, khi sử dụng hệ thống cấp giấy phép không tự động, các nước đang phát triển phải cung cấp, khi được yêu cầu, toàn bộ thông tin liên quan tới việc quản lý các hạn chế, phân phối giấy phép NK cho các nhà NK, những giấy phép đã được cấp trong thời gian vừa qua, và nếu có thể, số liệu thống kê về NK của các mặt hàng liên quan. Tuy nhiên, các nước đang phát triển không cần thiết phải chịu thêm gánh nặng hành chính hoặc tài chính để đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu thống kê (Điều 3.5.a.

Bằng cách thông báo cho Uỷ ban về cấp giấy phép NK các nước thành viên đang phát triển không tham gia ký kết Hiệp định Vòng Tokyo có thể hoãn thực hiện các nghĩa vụ sau tới hai năm:

 Chấp nhận việc áp dụng hệ thống cấp giấy phép tự động trong bất

cứ ngày làm việc nào trước khi hàng hoá được kiểm tra HQ.

 Cấp giấy phép tự động ngay khi nhận đơn, hoặc trong vòng tối đa là

10 ngày làm việc (Điều 2.2, chú thích 5.

4. Tác động đối với kinh doanh.

Bằng việc buộc các cơ quan nhà nước thải tuân theo các luật lệ và nguyên tắc của mình, Hiệp định tìm cách bảo vệ lợi ích của cả nhà cung cấp nước ngoài muốn XK hàng hoá cần có giấy phép NK và các ngành sản xuất quan tâm đến việc NK các mặt hàng đó. Ngoài ra, Hiệp định yêu cầu các nước áp dụng thủ tục cấp giấy phép phải bảo đảm cho người NK:

 Giấy phép sẽ được cấp nhanh chóng trong thời hạn định, và

·          Không bị phạt vì những lỗi nhỏ trong hồ sơ xin cấp giấy phép.

CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU

GATT cho phép một sản phẩm XK được miễn tất cả các loại thuế gián thu tại nước XK Ngoài ra, nó cũng cho phép các nước được đánh thuế vào hàng XK nếu như việc này là cần thiết để quản lý hàng XK hoặc để đạt được các mục tiêu chính sách khác cũng như đối với hàng NK, điều luật này cấm việc hạn chế XK trừ một số trường hợp cụ thể sau:

1. Khuyến khích XK: hoàn trả thuế gián thu

Luật của GATT cho phép một sản phẩm XK được miễn các loại thuế sau:

·Thuế HQ và các thuế gián thu khác đánh vào đầu vào sản phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất:

·Thuế gián thu đánh vào hàng XK; và

·Thuế gián thu đánh vào việc sản xuất và phân phối hàng XK.

Khái niệm ''thuế gián thu'' bao gồm các loại thuế là thuế bán hàng, thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế độc quyền cung tiêu, lệ phí hành chính, thuế chuyển nhượng, thuế thiết bị, tài sản. Hiệp định trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM) qđịnh rằng các loại thuế mà CP qđịnh được miễn sẽ tạo ra trợ cấp XK nhưng chỉ rõ rằng việc miễn thuế HQ hoặc thuế gián thu cho một sản phẩm XK mà các loại thuế này vẫn đánh vào các sản phẩm tương tự tiêu thụ trong nước, cũng như việc hoàn các loại thuế này không vượt quá số thuế thực thu thì sẽ không bị coi là trợ cấp.

Điều quan trọng ở đây là hiểu được nguyên nhân của những điều luật này. Theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của GATT, ngoài thuế HQ, một nước có thể đánh thuế một hàng hoá NK bằng các loại thuế gián thu khác áp dụng cho sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước miễn là các loại thuế này không ở mức cao hơn so với thuế đánh vào hàng hoá trong nước. Vì vậy, nếu sản phẩm XK không được miễn các loại thuế gián thu ở nước XK, thì sản phẩm đó sẽ phải chịu thuế hai lần, cả ở nước XK và nước NK.

Tuy nhiên, GATT qđịnh sản phẩm XK đó vẫn phải chịu các loại thuế trực thu, như thuế thu nhập và thuế lợi tức đánh vào các doanh nghiệp sản xuất. SCM (SCM) qđịnh rằng việc “miễn thuế, giảm thuế, hay nộp chậm các loại thuế trực thu hoặc phí phúc lợi xã hội liên quan tới sản phẩm XK'' đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng XK sẽ thuộc diện trợ cấp XK bị cấm. Lý do KT biện hộ cho luật này dựa trên giả thiết cho rằng gánh nặng thuế gián thu nói chung được chuyển vào sản phẩm và thể hiện ở bán sản phẩm đó, trong khi đó thuế trực thu không chuyển được và các nhà sản xuất phải gánh chịu.

Ngày nay, hầu hết các nước đều có các chương trình khuyến khích XK. Nhờ vào chính sách này mà các doanh nghiệp XK có thể được miễn thuế, được hoàn lại thuế HQ đánh vào sản phẩm ''đầu vào'', của quy trình sản xuất sản phẩm XK hoặc hoàn lại thuế gián thu đối vối những sản phẩm này. Hơn nữa để đảm bảo rằng các doanh nghiệp XK không bị bất lợi trong việc bán hàng ở thị trường nước ngoài, các nước hiếm khi đánh thuế hàng XK.

2. Các biện pháp kiểm soát XK

GATT công nhận rằng trong một số trường hợp nhất định, các nước có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát XK. Cũng như đối với hàng NK, trong những trường hợp này, các nước phải ưu tiên cho các biện pháp trên cơ sở giá cả. Do vậy, các điều luật này cho phép các nước sử dụng thuế XK nhưng cấm áp đặt những hạn chế đôi với hàng XK trừ phi những hạn chế này thuộc một trong số những ngoại lệ.

2.1. Thuế XK

Với mục đích tăng nguồn thu ngân sách, một số nước đang phát triển đánh thuế XK. Ngày nay, những nước này đang giảm việc áp dụng loại thuế này do những tác động tiêu cực của chúng đối với TM XK.

Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề nguồn thu ngân sách, thuế XK có thể được áp dụng nhằm đạt được một số mục tiêu chính sách khác. Ví dụ thuế XK có thể được áp dụng tạm thời ngay sau khi phá giá đồng tiền nếu như giá XK so với đồng ngoại tệ giảm không mang lại tăng trưởng XK như mong muốn trong khi đem lại quá nhiều lợi ích cho các nhà XK.

Các quốc gia XK hàng hoá sơ cấp có thể đánh thuế nhằm cải thiện điều kiện TM của họ. Các loại thuế này có thể được sử dụng để quản lý XK nhằm tăng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước hoặc quản lý việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước do những lý do về môi trường và sinh thái.

Một trong những lợi thế chính của thuế XK so với hạn chế XK là nó cung cấp thêm nguồn thu cho CP. CP thường sử dụng nguồn thu này để trợ giúp các nhà sản xuất các sản phẩm và hàng hoá chịu thuế.

 Nguyên tắc cơ bản của GATT - yêu cầu các nước mở rộng quy chế tối huệ quốc - áp dụng đối với cả thuế XK và NK (GATT 1994, Điều l.l. Nguyên tắc Tối huệ quốc cũng áp dụng với:

·         Phương pháp đánh các loại thuế trên; và

·         Tất cả các luật lệ và thủ tục liên quan đến việc XK.

2.2. Hạn chế XK

Các điều khoản của GATT về cấm hạn chế NK cũng được áp dụng đối với XK, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Do đó, một quốc gia có thể hạn chế hoặc cấm XK nếu điều này là cần thiết để thực hiện tiêu chuẩn hoặc các quy tắc đối với việc phân loại, đánh giá hay tiếp tế hàng hoá trong TMQT (GATT 1994, Điều XI.2(b)); và

·         Ngăn ngừa hoặc giảm những thiếu hụt nghiêm trọng đối với thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu khác (GATT 1994, Điều XI.2(a).

Ngoài ra, điều luật này không cho phép các nước dụng những hạn chế sau:

·         Đối với nguyên liệu thô nhằm bảo vệ hoặc thúc đẩy tự phát triển của

ngành công nghiệp chế tạo trong nước;

·         Để tránh sự cạnh tranh giữa các nhà XK.

3. Tác động đối với kinh doanh

Điều quan trọng là người kinh doanh phải biết rằng luật của GATT cho phép việc hoàn thuế HQ đánh vào đầu vào sản xuất cũng như các loại thuế gián thu đánh vào sản phẩm XK. Đối với thuế HQ, trên thực tế hầu hết các nước hoặc miễn thuế NK đầu vào dùng để sản xuất hàng XK hoặc cho phép các nhà XK được hoàn lại thuế để sau khi xưất khẩu.

Hầu hết các nước đều có những cơ chế khuyên khích cho phép nhà XK được nhận lại thuế gián thu đánh vào sản phẩm XK. Do việc cắt giảm các loại thuế này được áp dụng ở hầu hết các nước, các doanh nghiệp ở những nước không áp dụng các ưu đãi này có thể sẽ bị bất lợi trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải bảo đảm sao cho lượng thuế hoàn lại không vượt quá số thuế HQ thực thu đối với đầu vào sản xuất và thuế gián thu đánh vào hàng XK. Bất kỳ một khoản hoàn lại nào vượt quá mức thuế thực thu sẽ bị coi là trợ cấp XK.

Như đã đề cập trước đây, các nước đều bị cấm trợ cấp XK. Các nước đang phát triển có một khoảng thời gian chuyển đổi là 8 năm để loại bỏ danh mục trợ cấp XK hiện hành. Những điều luật này không cho phép cắc nước đó áp dụng trợ cấp XK, trong thời gian chuyển đổi, đối với các sản phẩm không được hưởng trợ cấp trước đây. Ngoài ra, điều luật này chỉ cho phép hoàn trả các loại thuế gián thu đánh vào hàng XK. Các loại thuế trực thu đánh vào doanh thu XK không được miễn giảm hoặc hoàn lại cho các nhà XK.

Nguyên tắc cơ bản của GATT qđịnh sản phẩm XK được giảmcác loại thuế gián thu cũng có nghĩa là, trong những trường hợp đặc biệt các nước vẫn có thể đánh thuế XK. Tuy nhiên, việc duy trì thuế này cần phải được xem xét thường xuyên. Nhà kinh doanh cần biết rằng các loại thuế trên cũng như thuế NK, chỉ có thể được các CP áp dụng trên cơ sở MFN. Một quốc gia không được nâng cao thuế XK hàng hoá đối với một quốc gia trong khi giảm thuế hoặc miễn thuế XK hàng hoá đối với quốc giá khác.

CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP TRỢ CẤP TỰ VỆ VÀ ĐỐI KHÁNG

HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

1. Trợ cấp công nghiệp: SCM

SCM đưa ra định nghĩa về trợ cấp và phân loại ba dạng trợ cấp theo đặc tính, mục đích và bản chất. Ngoài ra, hiệp định còn xác định mối quan hệgiữ các biện pháp đối kháng và các biện pháp khắc phục đối với mỗi loại trợ cấp, đưa ra cách đối xử khác biệt ưu đãi hơn đối với các thành viên đang phát triển, cũng như thời hạn quá độ đối với các thành viên đang trong quá trình chuyển đổi từ nền KT kế hoạch tập trung sang KT thị trường.

1.1. Định nghĩa trợ cấp và mục đích của SCM.

 Theo qđịnh tại Điều l SCM (xem Hộp 8), một ngành công nghiệp được coi là đã nhận một khoản trợ cấp khi ngành này được lợi do các hành động của CP qđịnh ở các mục a. và d.

Hộp 8: Định nghĩa trợ cấp (SCM, Điều l)

1.1. Trong Hiệp định này, trợ cấp được coi là có tồn tại khi:

a.1. Có sự đóng góp tài chính của CP hay cơ quan nhà nước trong lãnh thổ của một thành viên (trong Hiệp định này gọi là ''CP''), nghĩa là khi:

i. hoạt động của CP liên quan đến việc chuyển tiền trực tiếp (ví dụ các khoản cho không, cho vay và hỗ trợ cổ phiếu), bảo đảm chuyển tiền hoặc chuyển nợ trực tiếp (như bảo lãnh thuế);

ii. CP miễn hoặc hoãn thu các khoản thuế đến hạn (ví dụ,các biện pháp khuyến khích tài chính như tín dụng, thuế);

iii. CP cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ ngoài cơ sở hạ tầng chung hay mua hàng hoá;

iv. CP tài trợ cho một cơ chế cấp vốn, hoặc uỷ thác, hay ra lệnh cho một tổ chức tư nhân thực hiện một hay nhiều chức năng tại các mục từ i đến iii trên đây trong khi những chức năng này thông thường thuộc về CP và hoạt động đó về thực chất khác với những hoạt động thông thường của CP, hoặc

a.2. Có các hình thức hỗ trợ thu nhập hay trị giá theo tinh thần Điều XVI của GATT 1994; và

b. Vì vậy đối tượng trợ cấp được lợi.

Khái niệm được lợi ở đây rất quan trọng trong việc xác định một biện pháp có phải là trợ cấp hay không. Mặc dù Hiệp định chỉ đưa ra những hướng dẫn hạn chế về vấn đề này, nhưng có thể nói trợ cấp là một hoạt động của CP tạo ra lợi ích không phù hợp với cách tính TM. Vì vậy, việc CP mua cổ phần theo các điều kiện mà một nhà đầu tư tư nhân không bao giờ chấp nhận một khoản cho vay với điều kiện thuận lợi hơn đề nghị củacác ngân hàng TM, hay việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ của CP với mức giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường có thể tạo ra lợi ích và do đó có thể là trợ cấp.

Mục đích của Hiệp định không phải là để ngăn cản quá mức quyềncủa các CP áp dụng trợ cấp mà để ngăn cấm hoặc hạn chế các CP sử dụng các loại trợ cấp cóảnh hưởng xấu tới TM của các nước khác. Vì vậy Hiệp định đã phân trợ cấp thành loại bị cấm và loại được phép.

1.2. Phân loại trợ cấp

SCM chia trợ cấp thành ba loại theo đặc tính, mục đích và bản chất: l/ trợ cấp bị cấm hoàn toàn (trong bài gọi là ''trợ cấp đèn đỏ); 2/ trợ cấp không bị cấm nhưng có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng (trong bài gọi là trợ cấp đèn vàng); và 3/ trợ cấp không bị cấm và cũng không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng (trong bài gọi là “trợ cấp đèn xanh'') (xem Bảng 1. Hiệp định cũng xác định mối quan hệ giữa các biện pháp đối kháng và các cách khắc phục đối với mỗi loại trợ cấp.

1.2. 1. Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ)

Bảng 1: Phân loại trợ cấp

Đặc thù

Trợ cấp đèn đỏ

- Trợ cấp XK và trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng NK được xếp vào loại trợ cấp đèn đỏ

- Các trợ cấp đèn đỏ có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng

- Trợ cấp đèn đỏ được coi là mang tính đặc thù

Trợ cấp đèn vàng

- Các trợ cấp đặc thù được xếp vào loại trợ cấp đèn vàng

- Các trợ cấp đèn vàng có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng

Không

đặc thù

Trợ cấp đèn xanh

- Trợ cấp đèn xanh gồm trợ cấp nghiên cứu và phát triển (R&D), trợ cấp phát triển khu vực và bảo vệ môi trường mang tính đặc thù nhưng bảo đảm một số điều kiện

- Những trợ cấp này không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng

- Các trợ cấp không mang tính đặc thù xếp vào loại trợ cấp đèn xanh

- Trợ cấp đèn xanh không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng.

Trừ một số ngoại lệ nhất định như đối xử ưu tiên đối với các nước đang phát triển và các nền KT chuyển đổi, tất cả các trợ cấp đèn đỏ đều bị hạn chế; nếu một trợ cấp đèn đỏ được áp dụng, nó có thể trở thành đối tượng của các biện pháp khắc phục. Hơn nữa các biện pháp khắc phục có thể được sử dụng cùng với các biện pháp đối kháng; tuy nhiên, liên quan với tác động của từng loại trợ cấp trên thị trường nội địa của nước NK, chỉ có một biện pháp (hoặc đối kháng hoặc khắc phục) sẽ được áp dụng.

Trước đây, qđịnh cấm sử dụng trợ cấp XK chỉ áp dụng cho các nước phát triển, nhưng hiện nay đă mở rộng sang cả các nước đang phát triển. Tuy nhiên các nước đang phát triển, trừ một số ngoại lệ, có thể từng bước loại bỏ trợ cấp XK trong thời gian quá độ 8 năm. Họ cũng có 5 năm chuyển tiếp để giảm bớt các trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng NK.

Có hai loại trợ cấp đèn đỏ là: trợ cấp XK và trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng NK (xem Hộp 9)

SCM coi các biện pháp sau đây là trợ cấp XK (xem Hộp l0):

- Các biện pháp trợ cấp trực tiếp dựa trên cơ sở thực hiện XK;

- Các biện pháp giúp bảo lưu tiền như là một phần thưởng cho người XK;

- Các biện pháp ưu tiên trong việc chuyên chở trong nước và cước vận chuyển đối với hàng XK hơn đối với hàng tiêu dùng nội địa;

HỘP 9: Các trợ cấp bị cấm (Điều 3 SCM)

3.1 Từ các trường hợp được qđịnh tại Hiệp định về Nông nghiệp, những khoản trợ cấp sau đây, theo ý nghĩa tại Điều l, phải bị ngăn cấm:

a. Các khoản trợ cấp được qđịnh trong luật hay được cấp trên thực tế, căn cứ vào hoạt động XK, bao gồm cả những trợ cấp được qđịnh trong Phụ lục I, bất kể đó là trợ cấp đơn nhất hay trong một số điều khoản khác;

b.Các khoản trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng NK, bất kể đó là trợ cấp đơn nhất hay trong một số điều kiện khác.

3.2. Các nước thành viên không được phép cấp hay duy trì các khoản trợ cấp như qđịnh tại mục 3.1

- Các biện pháp cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho sản xuất hàng XK với các điều kiện ưu đãi hơn cho sản xuất hàng tiêu dùng nội địa;

- Các biện pháp miễn toàn bộ hay một phần, cắt giảm hoặc hoãn thu một số thuế trực tiếp (ví dụ: thuế lợi tức) hay các phí công cộng xã hội đối với các hoạt động liên quan tới XK;

- Các biện pháp miễn hay cắt giảm, riêng đối với hàng XK, các loại thuế gián tiếp (ví dụ: thuế giá trị gia tăng) khi vượt mức giá trị được tạo ra nếu đem bán cho người tiêu dùng trong nước;

- Các biện pháp cung cấp bảo đảm tín dụng XK hoặc các chương trình bảo hiểm XK với mức phí không đủ để bù đắp các chi phí hoạt động dài hạn cũng như các rủi ro của chương trình;

Trừ một số ngoại lệ, tín dụng XK của CP được cung cấp ở mức thấp hơn so với giá đi vay của CP khi chúng được dùng để bảo đảm lợi thế về vật chất trong các thời hạn tín dụng XK.

HỘP l0: Danh mục minh hoạ các khoản trợ cấp XK (Phụ lục I)

a. CP trợ cấp trực tiếp cho một công ty hay một ngành công nghiệp căn cứ vào hoạt động XK;

b. Các kế hoạch giữ lại tiền tệ hay bất cứ hoạt động tương tự nào liên quan tới viện trợ cấp cho hàng XK;

c. Cước phí vận tải trong nước và cước phí vận tải hàng XK do CP cung cấp hay uỷ thác, với những điều kiện thuận lợi hơn vận tải hàng hoá trong nước;

d. CP hay các cơ quan trực thuộc CP trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các kế hoạch của CP, như cung cấp dịch vụ, hàng hoá trong nước, hoặc NK để phục vụ cho việc sản xuất hàng XK, với các điều kiện và qđịnh thuận lợi đối với những hàng hoá, dịch vụ tương tự hay cạnh tranh trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước, nếu (trong trường hợp là hàng hoá) những qđịnh hay điều kiện đó thuận lợi hơn so với những điều kiện TM trên thị trường thế giới đối với các nhà xất khẩu;

e. Miễn giảm toàn bộ hay từng phần hoặc hoãn thu đặc biệt, các loại thuế trực thu hay chi phí phúc lợi xã hội mà các doanh nghiệp TM hoặc công nghiệp đã hoặc phải trả mà có liên quan tới hàng XK;

f. Chấp thuận những khấu trừ đặc biệt liên quan trực tiếp đến hàng XK hoặc hoạt động XK cao hơn các khoản được phép khấu trừ tương tự đối với hàng tiêu thụ trong nước, theo các tính toán dựa trên cơ sở thuế trực thu;

g. Miễn hay hoãn các loại thuế gián thu tích luỹ trong các giai đoạn trước đó đối với hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng để sản xuất hàng XK vượt quá mức miễn giảm hay hoãn số thuế gián thu tích luỹ tương tự đối với hàng hoá, dịch vụ đã sử đụng để sản xuất các sản phẩm cùng loại dùng để tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, thuế gián thu tích luỹ giai đoạn trước có thể được miễn hoặc giảm hoặc hoãn đối với những sản phẩm XK, thậm chí khi không miễn giảm hoặc hoãn cho các sản phẩm cùng loại khi tiêu thụ trong nước, nếu các loại thuế gián thu giai đoạn trước để đánh vào các sản phẩm dùng để s.xuất hàng XK.

h. Giảm hay hoàn trả lệ phí NK vượt quá các loại phí cùng loại đã thu đối với hàng NK để sản xuất hàng XK. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt, một công ty có thể sử dụng số lượng hàng hoá nội địa ngang bằng, có chất lượng và đặc tính tương đương như hàng NK để sản xuất hàng XK nhằm thay thế hàng NK tạo ra lợi ích từ việc áp dụng những qđịnh này, nếu hoạt động xuất NK cùng diễn ra trong cùng một khoảng thời gian hợp lý không vượt quá 2 năm.

i. Các chương trình của CP (hay các cơ quan đặc biệt thuộc sự kiểm soát của CP) bảo lãnh hay bảo hiểm tín dụng XK cho các chương trình bảo lãnh hay bảo hiểm đối với việc tăng chi phí sản phẩm XK hay rủi ro hối đoái, với tỷ suất không đủ để trang trải chi phí hoạt động dài hạn và tiền lỗ của các chương trình này.

j. CP (hay các cơ quan thuộc sự kiểm soát của CP hoặc được CP uỷ quyền) trợ cấp các khoản tín dụng XK với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ mà CP thực tế phải trả cho những quỹ mà họ vay (hoặc sẽ phải trả nếu họ vay trên các thị trường vốn QT để có tiền trong cùng thời hạn và những điều khoản tín dụng khác được xem là cùng loại tiền như tín dụng XK) hay họ phải thanh toán toàn bộ (hoặc một phần các chi phí của các nhà XK hay các tổ chức tài chính để có được những khoản tín dụng được sử dụng ở mức độ bảo đảm thuận lợi về tài chính trong lĩnh vực tín dụng XK.

k. Các loại phí khác đánh vào t.khoản công và là trợ cấp XK theo Điều XVI của GATT 1994.

1.2.2. Các loại trợ cấp được phép

Theo qđịnh của Hiệp định, về nguyên tắc các CP được phép sử dụng các loại trợ cấp ngoài những loại bị cấm đã được nêu ở trên. Tuy nhiên, Hiệp định phân biệt trợ cấp được phép thành hai loại: trợ cấp có thể bị khiếu kiện và trợ cấp không bị khiếu kiện. Hiệp định sử dụng khái niệm đặc thù (xem Hộp 11) để phân biệt hai loại trợ cấp này.

i. Trợ cấp được phép nhưng có thể bị khiếu kiện (trợ cấp đèn vàng)

Nói chung, trợ cấp đèn vàng là các loại trợ cấp đặc thù. Một loại trợ cấp được coi là mang tính đặc thù nếu việc áp dụng nó bị hạn chế ở phạm vi:

- Một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp;

- Một lĩnh vực công nghiệp hay một nhóm các ngành công nghiệp;

- Một vùng địa lý chỉ định thuộc phạm vi quản lý của chính quyền sử dụng trợ cấp.

HỘP 11:Các hình thức trợ cấp đặc thù (SCM, Điều 2)

2.1 Để xác định hình thức trợ cấp được định nghĩa tại khoản l của Điều l có phải là loại trợ cấp đặc thù dành cho một doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp hoặc nhiều ngành công nghiệp (trong Hiệp định này gọi là “các doanh nghiệp nhất định'') thuộc quyền quản lý của cơ quan có thẩm quyền hay không, thì phải áp dụng những nguyên tắc sau:

a. Khi cơ quan có thẩm quyền hay các qđịnh pháp luật điều chỉnh hoạt động của cơ quan này giới hạn sự trợ cấp đối với các doanh nghiệp nhất định thì những khoản trợ cấp như vậy phải được coi là đặc thù;

b. Khi cơ quan có thẩm quyền hay các qđịnh pháp luật điều chỉnh hoạt động của cơ quan này đặt ra tiêu chuẩn khách quan hay những điều kiện để được hưởng một (hay một số) trợ cấp thì không phải là hình thức trợ cấp đặc thù, với điều kiện là quyền được hửơng trợ cấp là đương nhiên và các điều kiện, tiêu chuẩn phải được tuân thủ triệt để. Các điều kiện và tiêu chuẩn phải được qđịnh rõ ràng trong các văn bản pháp luật, các qđịnh hay văn bản chính thức khác để có thể kiểm tra một cánh dễ dàng.

c. Mặc dù hình thức trợ cấp là theo các nguyên tắc qđịnh tại mục (a) và (b) không thuộc loại trợ cấp đặc thù, nhưng nếu có lý do để tin rằng trên thực tế hình thức trợ cấp đó là đặc thù thì các yếu tố khác có thể được xem xét. Những yếu tố đó là: giới hạn về số lượng các doanh nghiệp nhất định được hưởng chương trình trợ cấp, ưu thế trong việc được hưởng trợ cấp của các doanh nghiệp nhất định, việc cấp không cân đối số lượng lớn các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhất định và cách thức quyết định xét hưởng trợ cấp của cơ quan có thẩm quyền. Khi áp dụng các qđịnh của mục này phải lưu ý tới phạm vi đa dạng các hoạt động KT thuộc quyền quản lý của cơ quan có thẩm quyền cũng như thời hạn hoạt động của chương trình trợ cấp.

2.2. Hình thức trợ cấp đặc thù là khoản trợ cấp chỉ dành cho một số doanh nghiệp nhất định, nằm trong một vùng địa lý nhất định thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Việc các cấp chính quyền được phép đưa ra hay thay đổi các mức thuế có thể áp dụng chung không được coi là biện pháp trợ cấp đặc thù theo mục đích của Hiệp định này.

2.3. Bất kỳ hình thức trợ cấp nào thuộc các trường hợp được qđịnh tại Điều 3 đều được xem là trợ cấp đặc thù.

2.4. Việc xác định hình thức trợ cấp đặc thù theo các qđịnh của Điều này phải được chứng minh rõ ràng trên cơ sở các bằng chứng cụ thể.

Tất cả các loại trợ cấp đặc thù (ngoài những loại được xác định rõ trong phần tiếp theo) được coi là có thể bị khiếu kiện nếu gây hại tới lợi ích của các thành viên khác. Hành vi gây hại nêu rõ trong Hiệp định gồm (xem hộp 12):

a. Gây thiệt hại nghiêm trọng tới lợi ích của nước khác (xem Hộp 13);

b. Làm phương hại tới ngành công nghiệp nội địa của nước NK ;

c. Vô hiệu hoá hoặc làm giảm tác dụng của các nhượng bộ ràng buộc theo GATT.

HỘP 12: Trợ cấp có thể bị khiếu kiện

 (SCM, Điều 5)

a. Không một nước thành viên nào được phép gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với lợi ích của nước thành viền khác thông qua việc sử dụng bất cứ biện pháp trợ cấp được qđịnh tại khoản l và 2 của Điều 1, như:

b. Làm thiệt hại đến ngành công nghiệp trong nước của thành viên khác;

c. Làm mất hay suy giảm lợi ích trực tiếp hay gián tiếp của các thành và khác theo GATT 1994, đặc biệt là những lợi ích có được từ việc áp dụng các biểu thuế miễn giảm theo Điều II của GATT 1994;

d. Gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nước thành viên khác.

e. Điều này không áp dụng đối với những khoản trợ cấp được duy trì đối với các sản phẩm công nghiệp như đã qđịnh trong Điều 18 của Hiệp định về nông nghiệp.

Thiệt hại về vật chất là một cơ sở khác nữa cho việc xác định tính có thể bị khiếu kiện. Đặc biệt, đây là cơ sở để các nước NK có thể đánh thuế đối kháng lên những hàng được trợ cấp gây thiệt hại cho nền công nghiệp nội địa của nước đó.

HỘP 13: Tiêu chuẩn xác định ''thiệt hại nghiêm trọng'' tới lợi ích của nước khác(SCM, Điều 6)

Hiệp định làm rõ hơn rằng sẽ được coi là làm thiệt hại nghiêm trọng tới lợi ích của một nước khác khi:

- Tổng giá trị của trợ cấp tính theo giá hàng của một sản phẩm vượt quá 5%;

- Các trợ cấp bù lỗ của một ngành công nghiệp;

- Các trợ cấp không phải là biện pháp chỉ áp dụng một lần nhằm bù lỗ cho một DN;

- CP xoá nợ trực tiếp.

Trong tất cả các trường hợp khác, để có thể chứng tỏ rằng tổn thất nghiêm trọng thực chất đã xảy ra, bên nguyên phải chứng tỏ được tác động của trợ cấp là:

- Nhằm thay thế hoặc ngăn cản NK sản phẩm tương tự từ các thành viên khác;

- Nhằm chuyển dịch hoặc ngăn cản XK của một thành viên sang thị trường một nước thứ ba;

- Nhằm giảm giá hoặc ép giá đáng kể trên thị trường nước áp dụng trợ cấp;

- Thị phần của nước áp dụng trợ cấp XK trên thị trưởng thế giới tăng so với thị phần trung bình trong 3 năm trước của sản phẩm hay hàng hoá được trợ cấp.

Các trợ cấp đèn vàng không bị cấm nhưng xét riêng từng loại thì có thể là đối tượng của các biện pháp khắc phục đối với trợ cấp đèn vàng nếu chúng gây ra những tác động xấu, như gây thiệt hại nghiêm trọng tới các nước khác. Hơn nữa, như trên đã đề cập, các biện pháp khắc phục đối với trợ cấp đèn vàng có thể được áp dụng cùng với các biện pháp đối kháng; tuy nhiên, liên quan tới tác động của từng loại trợ cấp trên thị trường nội địa của nước NK, chỉ có một biện pháp (hoặc là biện pháp đối kháng hoặc biện pháp khắc phục) sẽ được áp dụng.

 

ii. Trợ cấp được phép không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh)

Trợ cấp đèn xanh không bị cấm và cũng không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng. Trợ cấp đèn xanh bao gồm các trợ cấp không mang tính đặc thù và những trợ cấp đặc thù nhưng đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

Trợ cấp được áp dụng trên cơ sở các tiêu chuẩn khách quan tức là về bản chất mang tính KT và áp dụng đồng đều, ''không ưu tiên doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác”, là không mang tính đặc thù. Do đó, những trợ cấp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xác định trên cơ sở quy mô doanh nghiệp và số nhân viên, thường là không mang tính có thể bị khiếu kiện.

Các trợ cấp đèn xanh đặc thù đã được báo cáo lên Uỷ ban về Trợ cấp và biện pháp đối kháng, và được Ủy ban thông qua trước khi được đưa vào thực hiện, đều không bị khiếu kiện. Các trợ cấp đèn xanh được liệt kê tại Hộp 14.

Trợ cấp nghiên cứu và phát triển

Trong số các trợ cấp nghiên cứu và phát triển, các trợ cấp dành cho nghiên cứu công nghiệp không được vượt quá 75% chi phí; các trợ cấp dành cho các hoạt động phát triển trước cạnh tranh không được vượt quá 50%. Ở đây còn có sự hạn chế đối với việc sử dụng loại quỹ nào trong trường hợp này, ví dụ, để bù đắp chi phí tiền công.

Trợ cấp phát triển khu vực

Loại trợ cấp này bao gồm sự giúp đỡ đối với các khu vực xa xôi, kém phát triển hơn trong phạm vi lãnh thổ của một thành viên khi được nó đặt dưới một chương trình phát triển khu vực tổng thể. Tuy nhiên, trợ cấp không được mang tính đặc thù trong phạm vi khu vực và khu vực được nhận trợ cấp phải có tỷ lê thất nghiệp cao hơn ít nhất là l0% so với mức trung bình của cả nước hoặc có thu nhập thấp hơn ít nhất 15%.

Trợ cấp bảo vệ môi trường

Các trợ cấp bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy việc nâng cấp các, thiếu bị hiện có, theo tiêu chuẩn mới vê môi trường qđịnh trong luật pháp, được phép sử dụng khi việc nâng cấp thiết bị này gây ra sức ép nặng nề hay những gánh nặng tài chính đối với các công ty và trợ cấp phải đảm bảo những điều kiện sau: duy nhất một lần, không được vượt quá 20% chi phí; trợ cấp không bù đắp giá của việc thay thế hay đưa vào hoạt động của các thiết bị; trợ cấp gắn trực tiếp và cân đối với kế hoạch giảm ô nhiễm và các tác hại của một công ty; trợ cấp không bù đắp bất cứ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất có thể đạt được; trợ cấp dành cho tất cả các công ty có thể nhập các thiết bị mới và/hay các dây chuyền công nghệ.

HỘP 14: Trợ cấp không bị khiếu kiện (Điều 8 SCM)

8.l. Các khoản trợ cấp sau đây được coi là không thể bịkhiếu kiện:

a. Những khoản trợ cấp không thuộc loại hình thức trợ cấp ĐB theo qđịnh tại Điều 2;

b. Những khoản trợ cấp tuy thuộc hình thức trợ cấp đặc biệt theo qđịnh tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều kiện được qđịnh tại các khoản 8.2 (a), 8.2 (b), 8.2 (c) dưới đây:

8.2. Mặc dù có các qđịnh của phần III và V, những khoản trợ cấp sau đây được coi là không thể bị khiếu kiện.

a. Trợ cấp hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu của các công ty hay cơ quan nghiên cứu và giáo dục trên cơ sở hợp đồng được ký kết với các công ty nếu trợ cấp không quá 75% của chi phí nghiên cứu công nghiệp hay 50% của chi phí cho hoạt động phát triển trước cạnh tranh;

Và với điều kiện là các khoản trợ cấp hỗ trợ này được cấp riêng cho:

i. Chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, các nhân viên kỹ thuật và các nhân viên khác tuyển dụng cho hoạt động nghiên cứu);

ii. Chi phí mua sắm thiết bị, đất đai và các trụ sở được sử dụng duy nhất và thường xuyên cho các hoạt động nghiên cứu (trừ khi chuyển nhượng trên cơ sở TM);

iii. Chi phí cho tư vấn và các dịch vụ tương đương được sử dụng duy nhất cho hoạt động nghiên cứu, bao gồm cả việc mua các công trình nghiên cứu, bí quyết công nghệ, bằng sáng chế…

iv. Tổng chi phí bổ sung trực tiếp phải gánh chịu do hoạt động nghiên cứu đem lại;

b. Các chi phí hành chính khác trực tiếp phải gánh chịu do hoạt động nghiên cứu đem lại như chi phí về vật liệu, nguồn cung cấp…

c. Những khoản trợ cấp hỗ trợ cho những vùng khó khăn trong lãnh thổ của nước thành viên theo mức chung về phát triển vùng và không đặc thù (theo ý nghĩa của Điều 2) đối với các vùng được lựa chọn với điều kiện là:

i. Mỗi vùng khó khăn phải có ranh giới địa lý rõ ràng với sự đồng nhất về mặt hành chính và KT có thể xác định được;

ii. Vùng được xem là khó khăn được xác định trên cơ sở các tiêu phí ''khách quan và trung hoà'' chỉ rõ các khó khăn của vùng không phải là tạm thời, các tiêu chí đánh giá như vậy phải được qđịnh rõ ràng trong các văn bản pháp luật, qđịnh hay văn bản chính thức khác, để có thể kiểm tra được dễ dàng;

iii. Tiêu chí đánh giá vùng khó khăn phải bao gồm việc tính toán về mức độ phát triển KT dựa trên ít nhất một trong các yếu tố sau:

¬ Hoặc là thu nhập trên đầu người, hoặc thu nhập hộ gia đình trên đầu người, hoặc GDP trên đầu người, nhưng không vượt quá 85% mức trung bình trên lãnh thổ hữu quan;

¬ Tỷ lệ thất nghiệp ít nhất phải là ll10% mức trung bình trên lãnh thổ hữu quan;

¬ Mức độ phát triển KT này được tính trong khoảng thời gian 3 năm. Tuy nhiên, cách tính toán mức độ phát triển đó có thể được kết hợp và bao gồm cả những yếu tố khác.

d. Hỗ trợ nhằm tăng cường sự phù hợp của các cơ sở đang tồn tại với những yêu cầu môi trường mới do pháp luật và/hay những qđịnh đặt ra dẫn tới những khó khăn lớn hơn và gánh nặng tài chính đối với các công ty, với điều kiện là các khoản hỗ trợ đó:

 i. Là biện pháp đúng lúc, chỉ áp dụng một lần, và

ii. Bị giới hạn tới 20% của chi phí dành cho sự điều chỉnh phù hợp với những tổ chức môi trường mới;

iii. Không trang trải cho chi phí thay thế và hoạt động do đầu tư hỗ trợ mà các công ty phải chịu toàn bộ;

iv. Liên kết trực tiếp và cân đối với kế hoạch giảm khó khăn và ô nhiễm của công ty và không trang trải bất cứ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được và

v. Có giá trị đối với tất cả các công ty có thể tiếp nhận các thiết bị mới và/hoặc các dây chuyền sản xuất mới.

Các trợ cấp đèn xanh đặc thù có thể là đối tượng của các biện pháp khắc phục nếu chúng gây ra những thiệt hại khó bù đắp tới nền công nghiệp nội địa của một thành viên.

1.2.3. Biện pháp khắc phục cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi trợ cấp

Có những biện pháp khắc phục nào cho các ngành công nghiệp mà các CP của các thành viên cho rằng quyền lợi của họ bị tổn hại bởi hàng NK được trợ cấp? Hiệp định đưa ra hai biện pháp khắc phục (xem Hộp 15):

Thứ nhất, khi một nước cho rằng một dạng trợ cấp bị cấm đang được sử dụng hay nước này bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một dạng trợ cấp được phép sử dụng, có thể đưa vấn đề ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

Thứ hai, trong trường hợp các ảnh hưởng xấu này là dưới dạng ''thiệt hại vật chất'' đối với ngành công nghiệp trong nước, nước NK có thể đánh thuế đối kháng lên các hàng NK mà không cần phải đưa ra cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, loại thuế này chỉ được áp dụng khi cuộc điều tra ở mức quốc gia, trên cơ sở kiến nghị của ngành công nghiệp bị ảnh hưởng, kết luận rằng hàng NK được trợ cấp đã gây ra tổn thất cho ngành công nghiệp trong nước. Thuế đối kháng không được áp dụng cho các sản phẩm được hưởng lợi từ trợ cấp không bị khiếu kiện.

HỘP 15: Biện pháp khắc phục cho các nước NK

 (SCM, Điều 4, 7 và 9)

Có hai dạng biện pháp khắc phục mà một nước NK có thể áp dụng khi nước này cho rằng việc sử dụng trợ cấp của các thành viên khác đang ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của họ. Nước này có thể đánh thuế đối kháng nếu sau quá trình điều tra trên cơ sở kiến nghị của ngành công nghiệp bị ảnh hưởng có kết luận rằng hàng NK được trợ cấp đang gây thiệt hại về vật chất công nghiệp. Nước này cũng có thể đưa vấn đề ra cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) để đòi bồi thường.

Các trợ cấp bị cấm. Bất kỳ nước nào nếu cho rằng một nước khác đang sử dụng trợ cấp bị cấm và nếu thảo luận song phương không dẫn tới việc rút bỏ các biện pháp này có thể đưa vấn đề ra DSB.

Các trợ cấp có thể bị khiếu kiện. Một nước nếu phát hiện ra rằng một loại trợ cấp có thể bị khiếu kiện của một nước khác ảnh hưởng xấu tới lợi ích có mình nếu các thảo luận song phương không đem lại giải pháp thống nhất có thể đưa ra DSB để giải quyết.

Các trợ cấp không bị khiếu kiện. Thuế đối kháng không được phép đánh lên các sản phẩm được hưởng lợi từ các trợ cấp không thể bị khiếu kiện. Tuy nhiên, khi một nước ''có lý do để tin'' rằng các chương trình trợ cấp đã có ''những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng'' đến ngành công nghiệp trong nước như gây ra thiệt hại khó khắc phục, có thể yêu cầu thảo luận với nước áp dụng trợ cấp. Nếu thảo luận thất bại, nước này có thể yêu cầu uỷ ban về Trợ cấp và biện pháp đối kháng, được thành lập theo Hiệp định, xác định rõ có đúng là có những ảnh hưởng như vậy hay không.

 Trong cả ba trường hợp trên, nếu nước áp dụng trợ cấp thất bại trong việc có những bước đi thích hợp để thực hiện những lời khuyên được đưa ra, DSB và Uỷ ban về Trợ cấp và biện pháp đối kháng có thể cho phép nước bị ảnh hưởng áp dụng những biện pháp trả đũa.

1.2.4. Biện pháp đối kháng

Các biện pháp đối kháng có thể được sử dụng đối với trợ cấp đèn đỏ và đèn vàng khi việc NK các hàng hoá được trợ cấp làm phương hại tới ngành công nghiệp nội địa cạnh tranh. Chúng được sử dụng để bù đắp các ảnh hưởng của trợ cấp bằng cách, ví dụ đánh thuế đối kháng (hạn chế theo giá trị trợ cấp) đối với việc NK các hàng hoá được trợ cấp hay bảo đảm cam kết bù đắp từ nước trợ cấp (là sẽ huỷ bỏ hay cấm viện trợ cấp, hoặc người XK sẽ tăng giá lên.

Các biện pháp đối kháng chỉ được áp dụng sau khi cuộc điều tra được khởi xướng và tiến hành theo đúng thủ tục qđịnh trong Hiệp định. Các biện pháp đối kháng cũng là đối tượng của điều khoản ''hoàng hôn'' và ''de minimis'' (xem Hộp 16.

HỘP 16: Điều khoản Hoàng hôn (Sunset) và de minimis

(SCM, Điều 21.3 và 11.9)

Điều khoản Hoàng hôn là điều khoản qđịnh rằng việc chấm dứt đánh thuế đối kháng không muộn hơn 5 năm kể từ sau khi nó được áp dụng, trừ trường hợp cơ quan chức trách xác định, xuất phát từ quan điểm riêng của họ hay từ yêu cầu hợp lệ được chứng thực của ngành công nghiệp nội địa, và cơ quan điều tra nhận thấy rằng các thiệt hại do trợ cấp vẫn tiếp tục hay có khả năng tái diễn.

Điều khoản de minimis là điều khoản qđịnh việc chấm dứt điều tra trong trường hợp tổng giá trị của trợ cấp của một sản phẩm tính theo giá hàng không quá 1%.

 Hơn nữa, các nước phải có nghĩa vụ nêu rõ phương pháp tính giá trị hỗ trợ được qđịnh trọn luật pháp hoặc trong các quy tắc thực hiện của họ. Hiệp định mới đưa ra các nguyên tắc để tính toán lợi ích của việc CP mua cổ phiếu, các khoản cho vay, bảo đảm nợ, việc cung cấp hay mua sắm các dịch vụ, hàng hoá bởi các CP.

SCM chỉ rõ các qđịnh và thủ tục mà ban điều tra phải tuân theo trong quá trình điều tra và tính toán mức thuế đối kháng có thể áp dụng.

1.2.5. Tổ chức (Điều 24)

SCM quyết định thành lập Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (trong phần này gọi là ''Uỷban”) và Nhóm các chuyên gia thường trực. Nhóm các chuyên gia thường trực là một tổ chức xem xét bản chất các trợ cấp theo các nguyên tắc của Hiệp định. Theo yêu cầu của các nước, nhóm chuyên gia này có thể đưa ra lời phán quyết về việc cấm một loại trợ cấp. Nhóm này cũng đưa ra ý kiến có tính cố vấn về sự tồn tại cũng như bản chất của một loại trợ cấp nếu như có yêu cầu của một nhóm hay bất cứ một thànhviên nào.

1.2.6. Thông báo và giám sát (Điều 25 và 26):

Để bảo đảm tính minh bạch của các trợ cấp, SCM có các qđịnh chi tiết về trách nhiệm của các thành viên thông báo các trợ cấp mang tính đặc thù, không có sự phân biệt đối với các điều khoản trong Điều XVI của GATT 1994, và việc Ủy ban xem xét các trợ cấp được thông báo, v.v.. Đối với các biện pháp đối kháng, Hiệp định cũng có những nguyên tắc về nộp báo cáo một năm hai kỳ, thông báo các thủ tục trong nước,…

1.3. Các nước đang phát triển với Hiệp định

Căn cứ trên thực tế là các trợ cấp có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT của các nước đang phát triển, SCM có các biện pháp ưu tiên đối với các nước đang phát triển liên quan tới trợ cấp đèn đỏ, biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp, biện pháp đối kháng...(xem Hộp 17.

Trong thời gian chuyển đổi cho tới khi Hiệp định có hiệu lực hoàn toàn, Điều 28 và 29 qđịnh các thành viên phải thông báo cho Uỷ ban tất cả các trợ cấp đang tồn tại không phù hợp với Hiệp định trong vòng 90 ngày kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, đồng thời phải tuân thủ hoàn toàn các qđịnh của Hiệp định trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Ngoài ra, các thành viên không được phép mở rộng quy mô của bất kỳ trợ cấp không phù hợp nào, cũng như không một trợ cấp nào như vậy được gia hạn trước lúc hết hạn.

HỘP 17: Đãi ngộ đặc biệt với các nước đang phát triển

 (SCM, Điều 2.7)

27.1. Các thành viên trong Hiệp định thừa nhận rằng trợ cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển KT của các nước nước đang phát triển.

27.2. Các trường hợp bị cấm theo qđịnh tại Điều 3.1.a sẽ không áp dụng đối với:

a. Các nước thành viên đang phát triển được qđịnh trong Phụ lục VII;

b. Các nước thành viên đang phát triển khác trong thời hạn 8 năm kể từ ngày gia nhập Hiệp định WTO, theo các qđịnh tại Điều 27.4.

27.3. Các trường hợp trợ cấp bị cấm theo qđịnh tại Điều 3.1.b không áp dụng đối với các nước thành viên đang phát triển trong thời hạn 5 năm và không được áp dụng đối với các nước thành viên kém phát triển trong thời hạn 8 năm, kể từ ngày gia nhập Hiệp định WTO.

27.4. Bất cứ nước thành viên đang phát triển nào được qđịnh tại Điều 27.2(b) cũng phải phân chia việc áp dụng các khoản trợ cấp XK của mình thành các giai đoạn trong thời hạn 8 năm, tốt hơn cả là chia thành các giai đoạn liên tục. Tuy nhiên, các nước này không được tăng mức trợ cấp XK của mình và trong trường hợp sử dụng trợ cấp XK này trái với nhu cầu phát triển thì phải dừng ngay trợ cấp đó trong một khong thời gian ngắn hơn như qđịnh trong mục này. Nếu nước thành viên đang phát triển nào thấy cần áp dụng những khoản trợ cấp này ngoài thời hạn 8 năm, thì một năm trước khi hết hạn nước đó phải xin ý kiến của Uỷ ban. Uỷ ban này sẽ xem xét việc gia hạn thời hạn áp dụng các biện pháp trợ cấp trên cơ sở xem xét các nhu cầu về tài chính, KT và phát triển của các thành viên xin gia hạn. Nếu uỷ ban xác định rằng việc gia hạn thời gian là hợp lý và có căn cứ thì hàng năm nước này phải xin ý kiến của uỷ ban về việc có cần tiếp tục duy trì những khoản trợ cấp đó hay không. Nếu uỷ ban không đưa ra câu trả lời thì nước thành viên đang phát triển phải chia ra từng giai đoạn cho các khoản trợ cấp còn lại trong vòng 2 năm kể từ khi thời hạn chính thức chấm dứt.

27.5. Khi một nước thành viên đang phát triển đã đạt được sức cạnh tranh trong XK một mặt hàng nào đó thì nước đó phải chia việc sử dụng các biện pháp trợ cấp XK thành từng giai đoạn đối với mặt hàng đó trong khoảng thời gian 2 năm. Tuy nhiên, đối với một số thành viên đang phát triển như qđịnh trong Phụ lục VII và đã đạt được sức cạnh tranh trong XK một hay nhiều sản phẩm, việc áp dụng các khoản trợ cấp cho các sản phẩm đó phải được dần dần chia ra thành từng giai đoạn trong thời hạn 8 năm.

27.6. Nước thành viên đang phát triển được coi là coi là có khả năng cạnh tranh trong XK một sản phẩm nào đó nếu có doanh số XK loại sản phẩm đó đạt ít nhất 35% giao dịch TG về sản phẩm đó trong 2 năm liên tiếp. Khả năng cạnh tranh XK có thể xuất hiện khi: (a) trên cơ sở TB của nướcthành viên đang phát triển về sức cạnh tranh xuân khẩu của họ; hay (b) trên cơ sở tính toán của Ban Thư ký thực hiện theo yêu cầu của bất cứ thành viên nào. UB phải xem xét việc thi hành qđịnh này trong 5 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

Hiệp định cũng qđịnh đãi ngộ đặc biệt cho các nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền KT kế hoạch tập trung sang KT thị trường đối với những trợ cấp cần thiết trong quá trình chuyển đổi. Sau khi thông báo đầy đủ cho Ủy ban, các nước chuyển đổi có thời gian 7 năm kể từ ngày gia nhập WTO để hủy bỏ các trợ cấp đèn đỏ (xem bảng 2.

BẢNG 2: Nguyên tắc chung về các biện pháp ưu tiên và thời gian chuyển đổi đối với các trợ cấp đèn đỏ

Trợ cấp XK

Trợ cấp khuyến khích s.dụng hàng nội so với hàng NK

Các nước kém phát triển nhất (LDCs)

Không áp dụng

Không áp dụng trong 8 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Các nước đang phát triển có GDP bình quân hàng năm 1.000 USD

Không áp dụng

Không áp dụng trong 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Các nước đang phát triển khác

Không áp dụng trong 8 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Không áp dụng trong 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Các nước phát triển

Không áp dụng trong 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Không áp dụng trong 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Các nước chuyển đối

Không áp dụng trong 7 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Không áp dụng trong 7 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Cho tới nay, phần lớn các qđịnh của SCM đã được thực hiện đầy đủ ngoại trừ việc một số thành viên không thực hiện nghĩa vụ thông báo (về trợ cấp mang tính đặc thù và các biện pháp đối kháng. Ngoài ra cũng còn một số vấn đề thủ tục hành chính chưa được giải quyết (như thủ tục phân xử trợ cấp đèn xanh và thủ tục cho nhóm các chuyên gia thường trực.

2. Trợ cấp nông nghiệp: Hiệp định về Nông nghiệp

Ngoài mức bảo hộ cao, sự bóp méo TMQT trong sản phẩm nông nghiệp là kết quả của các loại trợ cấp mà chủ yếu là ở các nước phát triển. Những năm qua, trong khi GATT đã thành công trong việc xây dựng các qđịnh cho trợ cấp hàng công nghiệp thì tổ chức này lại thất bại trong việc đưa ra các qđịnh cho trợ cấp của CP đối với khu vực nông nghiệp. Hiệp định về nông nghiệp, lần đầu tiên đã có những cố gắng mang tính hệ thống để xây dựng các qđịnh cho trợ cấp đối với sản phẩm nông nghiệp.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc xử lý các trợ cấp dành cho sản phẩm nông nghiệp sẽ tuân theo các nguyên tắc trong Hiệp định về Nông nghiệp mặc dù (các nguyên tắc này cũng bị chi phối bởi các qđịnh của Hiệp (định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng.

Những qđịnh này khác so với qđịnh dành cho hàng công nghiệp. SCM, đối với hàng công nghiệp, được chia trợ cấp thành 3 loại theo hệ thống đèn báo giao thông: đỏ, vàng và xanh. Trong khi đó, Hiệp định về Nông nghiệp không có qđịnh về trợ cấp đèn đỏ (hay trợ cấp bị cấm. Cách tiếp cận của Hiệp định là yêu cầu các CP giảm bớt việc sử dụng trợ cấp. Hiệp định phân trợ cấp thành hai loại: xanh và vàng. Trợ cấp đèn xanh là những loại được phép sử dụng và cam kết cắt giảm không áp dụng trợ cấp đèn vàng bao gồm những trợ cấp thuộc cam kết cắt giảm.

2.1. Các biện pháp hỗ trợ của CP (Điều 6 và 7)

Các biện pháp hỗ trợ của CP được chia thành các loại “vàng” (đối tượng để huỷ bỏ) và “xanh” (không phải đối tượng để huỷ bỏ.

Trợ cấp đèn vàng chủ yếu bao gồm trợ cấp hỗ trợ nội địa. Hịêp định về Nôngnghiệp qđịnh mức trần về tổng hỗ trợ nội địa, tính theo Lượng hỗ hỗ trợtổng cộng (AMS) mà CP được phép áp dụng các nhà sản xuất trong nước. Thêm vào đó, Hiệp định yêu cầu các nước phát triển phải giảm bớt 20% AMS trong vòng6 năm từ mức trung bình giai đoạn1986-1988; các nước đang phát triển phải giảm 13,3% trong vòng 10 năm.

AMS được tính toán trên cơ sở từng sản phẩm bằng cách sử dụng mức chênh lệch giữa, giá trung bình tham khảo bên ngoài (average external reference price) của một sản phẩm và giá áp dụng có quản lý, nhân với số lượng sản xuất. Để có AMS, trợ cấp trong nước đối với sản phẩm không mang tính đặc thù được cộng vào với tổng trợ cấp tính trên cơ sở từng sản phẩm.

2.1.2. Trợ cấp đèn xanh (Hiệp định về Nông Nghiệp, Phụ lục 2.1)

Tất những trợ cấp không cóảnh hưởng bóp méoTM, ảnh hưởng của việc trợ giá cho các nhà sản xuất hay chỉ có ở mức tối thiểu, cũng như không gây ảnh hưởng tới sản xuấtđược cói là trợ cấp (đèn xanh và được miễn khỏi cam kết cắt giảm (xem Hộp 18. Do đó, Hiệp địa không cấm một cách nghiêm ngặt quyền của các CP dành trợ cấp nhằm tăng năng xuất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hay áp dụng các biện pháp thích hợp để hỗ trợ nông dân.

Hộp 18:Danh sách minh hoạ các trợ cấp được miễn cam

kết cắt giảm (Hiệp định về Nông nghiệp, Phụ lục 2)

Các trợ cấp sau đây được miễn khỏi cam kết cắt giảm, nếu như đảm bảo được những yêu cầu cụ thể, đưa ra trong Hiệp định:

·Chi tiêu của CP về nghiên cứu nông nghiệp, kiểm soát sâu bệnh, kiểm tra và phân loại các sản phẩm cụ thể, marketing và dịch vụ quảng cáo.

·Sự tham gia mang tính chất tài chính của CP trong các chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng lướithu nhập an toàn.

·Tiền chống thiên tai.

·Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu thông qua:

a. Chương trình nghỉ hưu của nhà sản xuất được hoạch địnhnhằm thuận lợi hoáviệcnghỉ hưu của những người tham gia sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thể đưa ra thị trường;

b.Chương trình chuyển đổi nguồn lực đượchoạch định thằm chuyển đất đai và các nguồn lực khác bao gồm gia súc ra khỏi sản xuất nông nghiệp:

c. Đầu tư hỗ trợ được hoạch định nhằm giúp đỡ việc kết cấu lại cả về tài chính lẫn vật chất hoạt động của một nhà sản xuất.

·Tiền trong các chương trình liên quan đến nuôi trường.

·Tiền trong các chương trình hỗ trợ phát triển vùng.

Các trợ cấp đèn xanh mô tả ở trên được miễn khỏi AMS. Thêm vào đó, những khoản tiền trả trực tiếp cho các nhà sản xuất trong các chương trình hạn chế sản xuất được miễn khỏi AMS nếu bảo đảm những điều kiện nhấtđịnh. Hơn nữa, khi trợ cấp dành cho một sản phẩm cụ thể nhỏ nhỏ hơn 5% giá trị sản xuất, khoản chi phí cho trợ cấp đó được miễn không tính. Tương tự, trợ cấp nội địa cho sản phẩm không mang tính đặc thù sẽ được loại khỏi tính toán nếu giá trị của nó không vượt quá.5% giá trị sản xuất nông nghiệp. Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ de minimis này là 10%.

Mặc dù AMS được tính trên cơ sở từng sản phẩm, nhưng cam kết cắt giảm trợ cấp được áp dụng cho giá trị tổng hợp. Cách này cho phép các nước duy trì tình linh hoạt và di chuyển hỗ trợ giữa các sản phẩm khá rộng do họ ở trong phạm vi của mức trần.

2.2. Trợ cấp XK và NK (từ Điều 8 Điều 11)

Hiệp định xây dựng một mức trần về cả giá trị và khối lượng của XK hàng nông nghiệp có trợ cấp. Các nước phát triển sẽ giảm bớt chi phí trợ cấp XK 36% trong 6 năm, theo từng kỳ bằng nhau (từ mức của giai đoạn 1986-1990. Lượng NK được trợ cấp cũng phải giảm bớt 21% trong vòng 6 năm, theo từng kỳ bằng nhau và cũng từ mức của giai đoạn 1986-1990.

Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ cắt giảm là 24% và 14% tùy, theo từng nước, theo từng kỳ bằng nhau, trong vòng 10 năm. Hiệp định cũng chỉ rõ rằng trong tương lai, không trợ cấp XK nào được áp dụng cho sản phẩm không phải là đói tượng của các cam kết cắt giảm trợ cấp XK.

Những cắt giảm này có ý nghĩa quan trọng đối với TM thế giới, nhất là về các sản phẩm được trợ cấp nhiều như lúa mì, thịt, sản phẩm sữa và đường. Tổng số tiền chi cho trợ cấp XK đối với hàng nông nghiệp tính cho đến cuối giai đoạn thực hiện sẽ giảm từ 22,5 tỷ USD xuống 14,5 tỷ USD, trong đó Liên minh châu Âu chiếm một nửa.

3. Tác động đối với kinh doanh

Sự trợ cấp của CP có rất nhiều ý nghĩa. Khi một CP trợ cấp cho các dự án, chẳng hạn dự án nghiên cứu công nghệ hiện đại, lợi ích của việc này có thể sẽ vượt ra ngoài lĩnh vực công nghiệp trực tiếp liên quan. Điều này là hoàn toàn đúng bởi vì kết quả của các dự án sẽ lan rất rộng. Sự hỗ trợ của CP đối với các hoạt động nghiên cứu sẽ đóng góp không chỉ cho sự phát triển của nền KT nội địa mà còn cho phát triển của toàn bộ nền KT thế giới.

Các trợ cấp có thể được sử dụng để khuyến khích các ngành công nghiệp kém cạnh tranh giảm năng lực dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực không có lợi nhuận. Do đó, trợ cấp có tác dụng giúp cho quá trình thay đổi cơ cấu và di chuyển nhân lực diễn ra nhẹ nhàng hơn. Những loại trợ cấp này vì thế mà thúc đẩy việc phân bố nguồn lực hợp lý cũng như NK những mặt hàng có tính cạnh tranh.

Mặt khác, các loại trợ cấp cũng có thể làm bóp méo TM khi được sử dụng vào việc bảo hộ ngành công nghiệp trong nước mà không tính tới sức cạnh tranh của nó.Các CP thường sử dụng trợ cấp dể kéo dài một cách không cần thiết quá trình thích nghi tự nhiên trong một số ngành công nghiệp nhất định. Trong khoảng thời gian ngắn các trợ cấp này có thể đạt sản phẩm trong nước ở vị trí cạnh tranh cao hơn. Đồng thời, các trợ cấp này cũng duy trì hoặc làm tăng mức lợi nhuận của các sản phẩm và giữ cho ngành công nghiệp này ổn định.

Tuy nhiên, trong giai đoạn dài hạn, sự bất lợi của trợ cấp sẽ trở nên rõ ràng. Chúng cản trở khả năng phát triển của môi trường cạnh tranh quyết liệt và làmsuy yếu những cố gắng hợp lý hoá của các công ty. Do đó, trong dài hạn và trung hạn, trợ cấp có thể gây cản trở sự phát triển của một ngành công nghiệp và sự phân bố hợp lý các nguồn lực trong nước.

Ví dụ, các trợ cấp có xu hướng ngăn cản những nỗ lực của các doanh nghiệp tăng năng suất và hợp lý hoá sản xuất trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Các trợ cấpvì vậy cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước và sự phân bố hợp lý các nguồn lực ở cấp độ KT toàn cầu sự sai lạc trong phân bố các nguồn lực và phân công lao động QT cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng . Thậm chí khi các trợ cấp được áp dụng để bù đắp những tổn thất ngắn hạn trên thị trường, vẫn có khả năng mục tiêu và thời hạn trợ cấp của chúng bị biến đổi.

Các trợ cấp được sử dụng như một phần của chính sách “làm nghèo hàng xóm” cuối cùng có thể gâyra trợ cấp trả thù của nước láng giềng và dẫn tới “chiến tranh trợ cấp''. Chính sách trợ cấp khi đó sẽ bị phê phán không chỉ cản trở một sảnphẩm đạt tới vị trí cạnh tranh xứng đáng mà còn do làm tiêu hao nguồn lực của các nước liên quan một cách không cần thiết. Kết quả là gánh nặng ngày càng lớn cho những người nộp thuế. Vì vậy, những chính sách nàykhông bao giờ cải thiện phúc lợi xã hội của bất cứ ai có liên quan.

Cần chú ý rằng, trong khi SCM cho phép các nước đang phát triển sử dụng trợ cấp XK trong giai đoạn quá độ thì các trợ cấp này vẫn có thể đánh thuế đối kháng bởi nước NK trong giai đoạn này nếu như chúng gây ra tổn hại cho nước NK. Điều này cũng áp dụng cho các nước đang phát triển được miễn khỏi qđịnh cấm sử dụng trợ cấp XK. Mặc dù Hiệp địnhcho phépnước NK duy trì trợ cấp XK đối với các mặt hàng được coi là NK nhạy cảm (ví dụ: hàng dệt, da và đồ da ..) nhưng việc này cũng rất nguy hiểm do đó, một điều rất quan trọng là các CP phải áp dụng những chính sách TM và trao đổi QT sao cho loại bỏ được những thành kiến đối với XK của nước họ và giảm bớt nhu cầu về trợ cấp XK. Các CP cũng cần thiết xem xét, bàn bạc, hợp tác với các doanh nghiệp XK trong nước cũng như các hiệp hội của họ để sự hỗ trợ có thể được cungcấp dưới dạng các trợ cấp được phép thực hiện và ưu tiên hơn những biện pháp không bị khiếu kiện bởi nước NK.

Ngoài ra, các biện pháp đối kháng cần phải được áp dụng một cách thích hợp hoặc hoàn toàn không áp dụng. Nếu sử dụng không hợp lý các biện pháp này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới TM của các mặt hàng liên quan và ảnh hưởng tới TM thế giới.

(^.^) vs (^o^)

HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Các biện pháp tự vệ giúp hạn chế NK trong trường hợp khẩn cấp. Hiệp định về Các biện pháp tự vệ cho phép nước NK tạm thời hạn chế NK nếu các cơ quan có thẩm quyền, sau khi tiến hành điều tra, khẳng định rằng việc hàng đang được NK với số lượng tăng (tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước) sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất nhưng sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh với những sản phẩm đó. Hiệp định còn qđịnh rằng các biện pháp như vậy (có thể dưới hình thức tăng thuế so với mức thuế trần hoặc hạn chế số lượng) phải được áp dụng trên cơ sở tối huệ quốc.

Các cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ có thể do CP tự động tiến hành khi thấy cần thiết hoặc dựa trên cơ sở khiếu kiện của ngành công nghiệp bị thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế, các cuộc điều tra thường được thực hiện trên cơ sở khiếu kiện của các ngành công nghiệp bị thiệt hại.

Hiệp định đưa ra các tiêu chuẩn mà các cơ quan điều traphải xem xét khi xác định liệu số lượng hàng NK tăng có gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp trong nước hay không. Hiệp định cũng đặt ra những yêu cầu cơ bản về thủ tục tiến hành điều tra. Một trong những mục tiêu của các yêu cầu về thủ tục đó là tạo cơ hội thích đáng cho nhà cung cấp nước ngoài và các CP có thể chịu tác động của các biện pháp tự vệ đó cung cấp chứng cứ và bảo vệ lợi ích của mình .

Mục tiêu cơ bản khi áp dụng biện pháp tăng cường bảo hộ tạm thời là tạo thêm thời gian cho ngành công nghiệp bị thiệt hại để họ sẵn sàng đối phó với cạnh tranh gia tăng sau khi các biện pháp hạn chế được bãi bỏ. Hiệp định cố gắng bảo đảm rằng các biện pháp hạn chế được áp dụng trong thời gian tạm thời bằng cách đưa ra thời hạn tối đa để áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm là 8 năm. Tuy nhiên, các nước đang phát triển có thể áp dụng biện pháp tự vệ trong thời hạn tối đa 10 năm.

1. Khái quát

Để tạo cho các ngành công nghiệp có thời gian thích nghi dần với cạnh tranh tăng do giảm thuế và tháo gỡ các hàng rào TM khác, GATT yêu cầu việc cắt giảm thuế theo thỏa thuận trong đàm phán TM đa phương phải được thực hiện theo nhiều giai đoạn do các bên thỏa thuận. Do vậy, việc giảm thuế đối với các sản phẩm công nghiệp theo thỏa thuận của Vòng đàm phán Uruguay sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm và chia thành 5 lần cắt giảm bằng nhau. Tương tự như vậy, việc cắt giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ trong nước và trợ cấp XK sẽ được thực hiện từng bước trong thời hạn 6 năm. Các nước đang phát triển có thời hạn thực hiện cắt giảm thuế lâu hơn.

Các qđịnh của GATT thừa nhận rằng tuy việc cắt giảm thuế được thực hiện theo nhiều giai đoạn nhưng một số ngành công nghiệp hoặc nông nghiệp có thể gặp phải khó khăn trước mắt do phải cạnh tranh với hàng NK tăng. Những khó khăn này có thể bắt nguồn từ việc không hợp lý hoá cơ cấu sản xuất hoặc không áp dụng những đổi mới công nghệ cần thiết để tăng năng suất. Để tạo thêm thời gian cho các ngành công nghiệp bị thiệt hại thích ứng với cạnh tranh, Điều XIX của GATT qđịnh rằng trong trường hợp do cắt giảm thuế mà một sản phẩm đang được nhập ''với số lượng tăng và trong điều kiện đó sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến các nhà sản xuất trong nước”, thì nước NK có thể áp dụng các biện pháp tự vệ để hạn chế hàngnhập trong mộtthời gian nhất định.

Chủ yếu vì GATT yêu cầu các biện pháp tự vệ phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử, các nước đã áp dụng các biện pháp hạn chế XK tự nguyện (VERs) hoặc Hiệp định Tiếp thị (có trật tự (OMAs. Theo các thỏa thuận này, các nước NK yêu cầu các nước XK có khối lượng hàng XK đang tăng phải hạn chế hàng XK của mình trong giới hạn được thỏa thuận. Mặc dù các thỏa thuận này được gọi là ''tự nguyện'', trên thực tế không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Bởi vì nước NK chỉ áp dụng biện pháp hạn chế NK từ các nước nhất định nên các biện pháp đó không phù hợp với nguyện tắc không phân biệt đối xử.

Trong ba thập kỷ qua một số nước phát triển, chủ yếu là Mỹ và các nước thành viên liênminh châu Âu, tăng cường sử dụng các biện pháp vùng xám này (gọi như vậy vì còn có sự ngờ vực về tính hợp chuẩn của biện pháp đó với qđịnh của GATT), CP của cácnước này trong một số trựờng hợp đã khuyến khích và ủng hộ các sáng kiến của các ngành công nghiệptham gia những thỏa thuận hạnchế XK tự nguyện với đối tác của mình ở các nước XK. Dự tính rằng hiện có khoảng trên 200 thoả thuận song phươngvề VERs. Các thoả thuận này liên quan đến các hàng nôngsản như thịt bò; Hàngđơn giản như đồ da và cao su, đồ du lịch, đồ sành sứcho đến các hàng chế tạo tinh vi như vô tuyến, ôtô, xe tải.

2. Những qđịnh chính

2.1. Cam kết xóa bỏ VERs

Mục đích chính của Vòng đàm phán Uruguay trong lĩnh vực này là bảo đảm rằng các biện pháp hạn chế như VERs và các biện pháp phân biệt đối xử tương tự khác phải phù hợp với các nguyên tắc và qđịnh của GATT. Để đạt mục đích đó, Hiệp định về các biện pháp tự vệ yêu cầu các biện pháp vùng xám hiện hành phải được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian 4 năm (đến ngày 1-1-1999. Tuy nhiên, mỗi nước thành viên có thể duy trì một trong số các biện pháp đó thêm một năm so với thời hạn qđịnh. Thêm vào đó, các nước cam kết không tìm cách áp dụng hoặc duy trì bất kỳ biện pháp han chế XK tựnguyệnthỏa thuận tiếp thị có trật tự hoặc bất kỳ biện pháp tương tự nào đối với XK và NK.

Các nước cũng không được “khuyến khích hoặc ủng hộ việc áp dụng hoặc duy trì'' các thỏa thuận giữa các ngành công nghiệp tương tự như các biện pháp của CP được mô tả trên đây.

2.2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng

Hiệp định còn qđịnh rằng các biện pháp tự vệ được áp dụng chỉ sau khi các cơ quan điều tra xác định rằng:

- Sản phẩm đang được nhập với số lượng tăng (tăng tuyệt đối hoặc tăng tương đối so với sản xuất trong nước)

- Trong điều kiện đó sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với người sản xuất những sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh.

Theo Điều 4.l của Hiệp định về các biện pháp tự vệ, thuật ngữ "thiệt hại nghiêm trọng'' được định nghĩa như là ''sự gây hại toàn diện và đáng kể đến vị trí của một ngành công nghiệp trong nước". Ngành công nghiệp trong nước được định nghĩa là ''những người sản xuất các sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nói chung'' hoặc những người mà ''tổng số sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm tỷ phần lớn trong tổng sản lượng trong nước của sản phẩm đó''. Như vậy, CP không được phép áp dụng các biện pháp tự vệ để hạn chế NK trong trường hợp chỉ có một vài nhà sản xuất gặp khó khăn trong cạnh tranh với hàng NK.

2.3. Thủ tục điều tra

Hiệp định yêu cầu từng nước thành viên chỉ định các cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra và đưa ra các thủ tục dự kiến tiến hành để thông báo công khai cho công chúng.

Việc điều tra có thể do CP hoặc do một ngành công nghiệp có tổng sản phẩm chiếm một tỷ phần lớn trong tổng sản lượng trong nước của mặt hàng được NK yêu cầu tiến hành. Tuy nhiên, trên thực tế, các cuộc diều tra thường được khởi xướng dựa trên yêu cầu của người sản xuất và đại diện cho hiệp hội những người sản xuất. Các đơn yêu cầu thường nêu rằng số lượng hàng nhập tăng đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất, dẫn đến tình trạng như không có lãi, giảm sản xuất, không tận dụng hết công suất và/hoặc phải cắt giảm lực lượng lao động.

Theo Điều 3 của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ, các cơ quan điều tra phải thông báo công khai về việc tiến hành điều tra và bố trí điều trần công khai hoặc các hình thức phù hợp khác để ''các nhà NK, XK và các bên quan tâm khác có thể đưa chứng cớ và nêu quan điểm của mình''. Các cơ quan điều tra cũng phải thẩm định những quan điểm và ý kiến chống lại việc áp dụng các biện pháp tự vệ được yêu cầu và xác định xem yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đó có phải vì lợi ích chung không.

Điều 4.2 Hiệp định về Các biện pháp tự vệ qđịnh rằng các cơ quan điều tra có thể cho phép áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau khi đánh giá tất cả các nhân tố khách quan và định lượng liên quan và đi đến kết luận rằng có "mối quan hệ nhân quả giữa việc tăng NK sản phẩm liên quan và thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng'' trong ngành công nghiệp đó.

Các nước không được phép áp dụng các biện pháp tự vệ nếu khó khăn mà ngành công nghiệp gặp phải không xuất phát từ việc tăng NK (ví dụ như tổng cầu về hàng đó giảm. Để bảo đảm tính minh bạch, các cơ quan điều tra còn phải công bố công khai các báo cáo và kết luận của họ.

2.4. Áp dụng biện pháp tự vệ

Lời nói đầu của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ nhấn mạnh rằng khi tiến hành các biện pháp tự vệ, mục tiêu của CP là thúc đẩy "điều chỉnh cơ cấu" và "tăng cường chứ không phải hạn chế cạnh tranh trên thị trường QT". Để đạt được mục đích này, Hiệp định qđịnh rằng các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong thời hạn tạm thời để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp bị thiệt hại tiến hành các bước tự điều chỉnh nhằnh thích ứng với cạnh tranh tăng xuất hiện sau khi ngừng áp dụng các biện pháp tự vệ đó.

Hơn nữa, theo Điều 5 của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ, các biện pháp tự vệ được áp dụng chỉ "ở mức độ cần thiết để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và thúc đẩy điều chỉnh" và "dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng NK từ tất cả các nguồn khác nhau".

Các cơ quan điều tra sẽ quyết định hình thức tự vệ nào sẽ được áp dụng tăng mức thuế trần hoặc áp dụng hạn chế số lượng NK. Khi áp dụng hình thức hạn chế số lượng, quota có thể được phân bổ giữa các nước cung cấp chủ yếu. Trong trường hợp đó, quota được phân bổ dựa trên sự tham khảo ý kiến các nước cung cấp trên cơ sở tỷ phần NK của các nước này trong thời gian nhất định trước đó. Việc phân bổ tỷ phần dựa trên cơ sở này có tính đến lợi ích thích đáng của các nhà cung cấp mới.

Trong trường hợp ngoại lệ, hiệp định cho phép các nước thành viên, xuất phát từ nguyên tắc không phân biệt đối xử và áp dụng hạn chế số lượng chỉ với một hoặc nhiều nước khi NK của các nước "tăng một cách không cân xứng với tổng mức tăng NK của sản phẩm đó trong một thời gian nhất định". Để bảo đảm rằng các biện pháp đó chỉ áp dụng trong trường hợp ngoại lệ, Hiệp định qđịnh chỉ áp dụng các biện pháp đó sau khi tham khảo ý kiến và được sự nhất trí của Hội đồng về Các biện pháp tự vệ. Hội đồng này được thành lập theo Hiệp định.

2.5. Bồi thường thiệt hại TM

Điều 8 Hiệp định về Các biên pháp tự vệ qđịnh rằng, một nước thành viên dự định áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ đưa ra đề nghị bồi thường cho nước có lợi ích TM bị ảnh hưởng xấu do việc áp dụng các biện pháp này. Việc bồi thường có thể được thỏa thuận dưới hình thức nước muốn áp dụng các biện pháp tự vệ giảm thuế đánh vào các sản phẩm XK khác của nước bị hạn chế TM. Nếu không thể đạt được sự thỏa thuận về bồi thường TM tương xứng giữa nước dự định áp dụng biện pháp tự vệ và các nước thành viên XK bị ảnh hưởng thì các nước thành viên XK có thể áp dụng hành động trả đũa.

Biện pháp trả đũa thường dưới hình thức chấm dứt sự nhân nhượng hay không thực hiện nghĩa vụ mà nước áp dụng biện pháp tự vệ lẽ ra có quyền yêu cầu. Tuy nhiên, quyền thực hiện hành động trả đũa không thể thực hiện được trong vòng 3 năm đầu kể từ khi biện pháp tự vệ có hiệu lực trong trường hợp biện pháp tự vệ được áp dụng phù hợp với các điều khoản của Hiệp định và do mức tăng tuyệt đối hàng NK (chứ không phải do tăng tương đối so với sản xuất trong nước.

2.6. Đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển

Điều 9 của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ qđịnh hình thức đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng các biện pháp tự vệ. NK từ một nước đang phát triển được miễn không bị áp dụng các biện pháp tự vệ nếu tỷ phần NK của sản phẩm đó vào nước áp dụng biện pháp tự vệ nhỏ hơn 3%. Việc miễn trên không áp dụng trong trường hợp các nước đang phát triển có tỷ phần NK riêng rẽ nhỏ hơn 3% nhưng tổng cộng lại chiếm trên 9% hàng NK.

2.7. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ

Các điều khoản khác của Hiệp định chủ yếu nhằm bảo đảm các biện pháp tự vệ được áp dụng trong thời hạn tạm thời. Do vậy, Hiệp định qđịnh rằng:

-Các biện pháp tự vệ có hiệu lực từ ngày l-l-1995 khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực phải kết thúc sau 8 năm hoặc vào ngày l-l-2000 mà không được muộn hơn.

-Thời hạn khởi đầu tối đa để áp dụng biện pháp tự vệ là 4 năm. Thời hạn này có thể được kéo dài tối đa thành 8 năm (10 năm đối với các nước đang phát triển) (Điều 7 Hiệp định về Các biện pháp tự vệ.

Để giúp các ngành công nghiệp bị thiệt hại sẵn sàng đối phó với cạnh tranh tăng sau khi xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp tự vệ, Hiệp định qđịnh rằng mọi biện pháp có thời hạn trên 1 năm phải được xóa bỏ dần. Đối với các biện pháp có thời hạn trên 3 năm, phải rà soát giữa kỳ để xem có thể xóa bỏ trong thời gian sớm hơn không.

Thêm vào đó, Hiệp định ngăn cản các nước trốn tránh mốc giới hạn của thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ bằng cách cấm áp đặt lại việc bảo hộ cho cùng một sản phẩm trong một thời hạn bằng thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ ban đầu. Trong mọi trường hợp, không thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ ngay trong thời gian tiếp theo trong vòng dưới 2 năm. Tuy nhiên, các biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng trong thời gian 6 tháng hoặc ngắn hơn có thể được áp dụng lại sau thời hạn một năm nếu các biện pháp đó không áp dụng đối với cùng một loại sản phẩm hơn 2 lần trong vòng 5 năm.

Ở đây một lần nữa, trách nhiệm qđịnh ít nghiêm khắc hơn đối với các nước đang phát triển và các nước này có thể áp dụng lại biện pháp tự vệ đối với cùng một sản phẩm ngay sau một thời gian bằng nửa thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trước (nhưng không phải trong thời hạn dưới 2 năm.

3. Tự vệ nhằm mục đích pháp triển: nguyên tắc linh hoạt cho các nước đang phát triển

Hiệp định về Các biện pháp tự vệ không có qđịnh cụ thể về ưu tiên dành cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nguyên tắc của GATT qđịnh tính linh hoạt đặc biệt dành cho các nước đang phát triển khi áp dụng biện pháp tự vệ để hạn chế NK trong thời hạn tạm thời nhằm thúc đẩy sự phát triển của những nền công nghiệp mới và non trẻ. GATT đưa ra những điều kiện khắt khe khi áp dụng các nguyên tắc này, hơn nữa các biện pháp tự vệ thường có thể chỉ áp đụng với sự đồng ý của WTO.

3.1. Những qđịnh chung

Theo Hiệp định GATT 1994, Điều XVIII, và Tuyên bố Vòng Tokyo về Biện pháp tự vệ vì mục đích phát triển (1979), các qđịnh của GATT thừa nhận rằng để thực hiện các chương trình và chính sách phát triển KT của mình, nếu cần thiết, CP của các nước đang phát triển có thể hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mới và non trẻ hoặc phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp hiện có; sự hỗ trợ này có thể dưới hình thức các biện pháp tự vệ để hạn chế NK trong những thời hạn tạm thời. Vì việc áp dụng các biện pháp hạn chế này có thể gây tác động tiêu cực đối với lợi ích của các nước XK, GATT đã đưa ra những điều kiện ngặt nghèo khi thông qua các biện pháp đó.

3.2. Điều kiện để các nước đang phát triển áp dụng biện pháp tự vệ

Nếu CP mong muốn bảo hộ cao hơn thông qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế phải thông báo với Ban Thư ký về:

- Một ngành công nghiệp riêng rẽ, hoặc các ngành công nghiệp hiện có hay mới ra đời cần được bảo hộ ở mức độ cao hơn để phát triển;

- Bản chất của các biện pháp hạn chế dự kiến áp dụng (tăng thuế so với mức thuế trần, áp dụng hạn chế số lượng NK hoặc áp dụng chế độ cấp giấy phép);

- Các khó khăn đặc biệt mà hàng NK gây nên đối với sự phát triển của ngành cống nghiệp đó; và

- Lý do mà việc áp dụng các biện pháp ngoài biện pháp hạn chế NK là không khả thi.

CP phải thông báo với Ban Thư ký trước khi áp dụng biện pháp tự vệ. Trong các trường hợp ngoại lệ khi việc thông báo muộn về biện pháp tự vệ có thể gây khó khăn đặc biệt cho ngành công nghiệp liên quan, CP của các nước đang phát triển phải thông báo ngay sau khi biện pháp được áp dụng.

Việc áp dụng các biện pháp tự vệ hoặc duy trì các biện pháp đó trong trường hợp thông báo sau khi các biện pháp được áp dụng thường có thể được chấp nhận nếu sau khi thẩm định nguyên nhân phải áp dụng các biện pháp tự vệ, các nước thành viên của WTO nhất trí thông qua. Nếu thuế suất của một sản phẩm được cam kết không tăng cao hơn mức thuế trần thì các biện pháp hạn chế có thể được áp dụng chỉ khi có sự đồng ý trước của WTO. Tuy nhiên, trong trường hợp không cam kết mức thuế trần, có hai trường hợp để ngỏ cho nước đang phát triển muốn bảo hộ cao hơn; 1) có thể tăng mức thuế; 2) có thể áp dụng hạn chế số lượng hoặc chế độ cấp phép hạn chế với điều kiện phải báo cáo WTO và tham khảo các thành viên khác và được họ chấp thuận, nếu không họ có thể sử dụng các biện pháp trả đũa khi các biện pháp đó ảnh hưởng đến lợi ích TM của họ.

3. Tác động đối với kinh doanh

Những qđịnh mới và những qđịnh được sửa đổi về biện pháp tự vệ đã củng cố thêm các qđịnh của GATT về an ninh tiếp cận thị trường. Các nước NK bịcấm không được yêu cầu các nước XK đề nghị các doanh nghiệp của mình hạn chế XK theo VERs hoặc các thỏa thuận tương tự. Cần lưu ý rằng, với quy CP không được khuyến khích các ngành công nghiệp của mình có các thỏa thuận như vậy với các ngành công nghiệp ở các nước khác, Hiệp định cảnh báo các nước không tham gia các thỏa thuận tương tự ngay cả trên cơ sở không chính thức.

Như đã nêu ở trên, hầu hết thuế suất của các nước phát triển và phần lớn thuế suất của các nước đang phát triển phải cam kết không được tăng, tức là hạn chế quyền tăng thuế của các nước. Theo qđịnh của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ, các nước NK sẽ có thể áp dụng các biện pháp hạn chế NK chỉ khi các cuộc điều tra xác định rằng NK tăng đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp trong nước của họ. Các qui định còn cố gắng bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp XK bằng cách trao cho họ quyền bảo vệ lợi ích của mình trong suốt quá trình điều tra và khi cần thiết đưa ra chứng cứ khẳng định rằng việc áp dụng các biện pháp hạn chế sẽ không nhằm vào lợi ích của công chúng tiêu đùng ở nước NK.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những qđịnh chung về các biện pháp tự vệ không áp dụng ngay đối với các sản phẩm dệt. Hiệp định về Dệt may qđịnh rằng các biện pháp hạn chế có tính chất phân biệt đối xử hiện áp dụng đối với các sản phẩm dệt ở một số nước NK phải được chia thành bốn giai đoạn và kết thúc trong thời hạn 10 năm. Trong thời hạn này, Hiệp định cho phép các nước áp dụng biện pháp tự vệ để hạn chế NK trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng NK từ các nước XK này với các nước mà tình trạng ''tăng nhanh và tăng đáng kể lượng hàng NK" từ các nước đó đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước. Việc mua bán hàng dệt sẽ do các qđịnh của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ điều chỉnh trên cơ sở áp dụng các biện pháp tự vệ một cách không phân biệt đối xử chỉ kể từ sau ngày l-l-2005. Vào thời hạn đó Hiệp định về Dệt may sẽ kết thúc sau 10 năm thực hiện (xem thêm Chương 9.

Cần phải nhìn nhận các qđịnh này không chỉ từ quan điểm của các doanh nghiệp XK mà còn từ quan điểm của doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trên thị trường trong nước do lượng hàng NK tăng đột ngột. Những doanh nghiệp này có quyền kiện các CP đã áp dụng biện pháp tự vệ để hạn chế NK. Các đơn kiện đó không thể do một công ty đơn lẻ hay một số công ty mà phải do những người sản xuất có "sản lượng chiếm phần lớn tổng sản lượng sản xuất trong nước'' đứng ra làm nguyên đơn. Trên thực tế, các đơn kiện hoặc yêu cầu như vậy thường do hiệp hội của các nhà sản xuất thay mặt họ đứng ra kiện. Các đơn kiện có thể được trình chỉ khi nào có khả năng xác định được rằng có mối liên hệ nhân quả giữa việc tăng NK và cái mà người ta cho là ''thiệt hại nghiêm trọng" đối với ngành công nghiệp. Khả năng để các ngành công nghiệp bị thiệt hại có thể tranh thủ được các điều khoản này phụ thuộc vào khả năng tận dụng các biện pháp bảo hộ tạm thời, có tính đến các điều kiện ngặt nghèo của Hiệp định đối với việc áp đặt các biện pháp tự vệ.

Trên thực tế, sự linh hoạt đối với các nước đang phát triển theo qđịnh của Hiệp định ít khi được áp dụng. Một trong những lý do chính là vì cho tới khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay, hầu hết các nước đang phát triển đều cam kết mức thuế trần. Điều này tạo điều kiện cho họ bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ đang phát triển khi cần thiết bằng biện pháp tăng thuế.

Như đã nêu ở phần trên, trong Vòng đàm phán Uruguay, phần lớn các nước thành viên đều cam kết không tăng thuế suất quá mức thuế trần. Các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển tin rằng họ cần phải được bảo hộ ở mức độ cao hơn để phát triển các ngành công nghiệp mới và các ngành công nghiệp hiện có, và do đó họ sẽ phải yêu cầu CP mình áp dụng "các điều khoản tự vệ nhằm mục đích phát triển".

Việc áp dụng các biện pháp hạn chế NK dự kiến (như tăng mức thuế trần hoặc hạn chế số lượng) phải được WTO phê chuẩn. Vì việc áp dụng các biện pháp này không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, nên WTO sẽ chỉ thông qua nếu các thành viên thỏa mãn điều kiện rằng, căn cứ vào các yếu tố như nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có và các xu hướng sản xuất và tiêu thụ hiện thời, mức độ bảo hộ cao sẽ giúp ngành công nghiệp trên trở nên có sức cạnh tranh QT trong một thời gian hợp lý. Hơn nữa, để thông qua biện pháp này, WTO sẽ phải đưa ra các điều kiện ngặt nghèo để bảo đảm rằng các biện pháp hạn chế chỉ được duy trì trong thời hạn tạm thời, và trong thời hạn đó phải tiến hành các bước tháo gỡ dần các biện pháp bảo hộ.

(^.^) vs (^o^)

HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG PHÁ GIÁ VÀ THUẾ ĐỐI KHÁNG

Các qđịnh của GATT áp dụng với hai loại hình TM ''không công bằng" làm bóp méo điều kiện cạnh tranh. Thứ nhất, cạnh tranh có thể không công bằng nếu hàng XK được hưởng lợi từ trợ cấp. Thứ hai, các điều kiện cạnh tranh có thể bị bóp méo nếu hàng XK được bán phá giá trên thị trường nước ngoài.

Nhìn chung, người ta thường cho rằng tất cả hàng NK với chi phí thấp đều là hàng NK phá giá. Tuy nhiên, ADA (ADP) đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe để xác định "khi nào một sản phẩm được xem là bị phá giá". Nói chung, một sản phẩm được coi là phá giá nếu giá XK thấp hơn giá của sản phẩm tương tự ở nước XK. Một sản phẩm cũng được xem là phá giá nếu nó được bán với giá thấp hơn chi phí để sản xuất ra nó.

ADA và Hiệp định Trợ cấp và biện pháp đối kháng cho phép các nước áp đặt thuế đốí kháng đối với việc NK các sản phẩm được hưởng lợi từ thực tiễn thượng mại không công bằng. Tuy nhiên, một nước NK có thể áp dụng thuế đối kháng đối với hàng NK được tài trợ và áp dụng thuế chống phá giá đối với hàng NK bán phá giá nếu trên cơ sở điều tra nước đó xác định được rằng hàng NK như vậy đang gây "thiệt hại vật chất" cho một ngành công nghiệp trong nước. Các cuộc điều tra để áp dụng các loại thuế trên thường được tiến hành trên cơ sở có khiếu kiện của một ngành công nghiệp hoặc đại diện cho một ngành công nghiệp cho rằng hàng NK đang gây thiệt hại cho ngành công nghiệp đó.

Hai hiệp định trên đưa ra các điều kiện tương tự để xác định thiệt hại. Các thủ tục tiến hành điều tra các khiếu kiện để áp dụng thuế chống phá giá và thuế đối kháng do vậy cũng tương tự như nhau.

1. Khái quát

Các điều khoản cơ bản của GATT 1994 về việc áp dụng các biện pháp trợ cấp được thể hiện qua SCM. Như lưu ý trên đây, mục đích chính của các điều khoản này là cấm hoặc hạn chế áp dụng biện pháp trợ cấp có thể gây tác động xấu tới lợi ích của các thành viên khác. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng các biện pháp trợ cấp được cho phép mà dẫn đến thiệt hại vật chất đối với ngành công nghiệp trong nước của một thành viên NK, các qui định này cho phép nước NK áp dụng biện pháp khắc phục có thể dưới hình thức thuế đối kháng. Tương tự như vậy, ADA đưa ra các qđịnh cơ bản của GATT về phá giá, cho phép các thành viên đánh thuế chống phá giá đối với hàng NK phá giá.

Các qđịnh của SCM và ADA không lên án việc phá giá hoặc tài trợ. Các qđịnh thừa nhận rằng, giá của hàng NK thấp hơn do phá giá hoặc tài trợ có thể có lợi cho người sử dụng và tiêu dùng hàng công nghiệp ở nước NK. Do vậy hai hiệp định đưa ra một nguyên tắc quan trọng là, các thuế đối trọng dưới hình thức thuế đối kháng đánh vào hàng NK được tài trợ hoặc thuế chống phá giá đối với hàng NK phá giá không thể chỉ áp dụng dựa trên cơ sở cho rằng sản phẩm được hưởng lợi từ tài trợ hoặc được phá giá. Các thuế đối trọng này chỉ có thể được áp dụng sau khi cơ quan thẩm quyền đã tiến hành điều tra và khẳng định được rằng hàng NK phá giá hoặc tài trợ đã gây ''thiệt hại vật chất'' cho ngành công nghiệp đó.

Các nguyên tắc tương tự được vận dụng khi CP sử dụng các biện pháp tự vệ hạn chế NK nhằm hỗ trợ cho một ngành công nghiệp trong nước đang bị thiệt hại do hàng NK đột ngột tăng nhanh. Tuy vậy, tiêu chuẩn ''thiệt hại'' đối với ngành công nghiệp phải được xác định để biện hộ cho các biện pháp tự vệ còn cao hơn nhiều so với yêu cầu đặt ra để đánh thuế đối kháng và thuế chống phá giá. Đối với các biện pháp tự vệ, thiệt hại đối với ngành công nghiệp phải ở mức ''nghiêm trọng"; đối với thuế đối kháng và thuế chống phá giá, tiêu chuẩn chứng minh thiệt hại vật chất thấp hơn là phù hợp. Sự khác biệt về tiêu chuẩn này là do trên thực tế, một mặt các khó khăn của ngành công nghiệp không phát sinh từ cạnh tranh không công bằng, mặt khác các khó khăn đó lại do thực tế TM không công bằng giữa các nhà sản xuất nước ngoài.

Các phần sau sẽ đề cập hai nội dung chính:

- Khái niệm phá giá như đã được khái quát trong các qđịnh của GATT;

- Các qđịnh và thủ tục mà các nước phải tuân thủ khi đánh thuế chống phá giá và thuế đối kháng.

Các qđịnh được đưa ra trong các SCM và ADA về áp dụng các loại thuế đối kháng có nội dung tương tự như nhau. Hơn nữa, ở cấp độ quốc gia, các cơ quan chịu trách nhiệm điều tra khiếu kiện để áp dụng thuế chống phá giá và thuế đối kháng trong hầu hết các trường hợp đều là một.

 2. Khái niệm phá giá

Một số người coi tất cả các loại hàng NK với giá thấp đều là hàng phá giá. Tuy nhiên, ADA đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe để xác định khi nào thì đối xử với một sản phẩm NK như là hàng phá giá. Đặc biệt Hiệp định qđịnh rằng một sản phẩm được xem là phá giá nếu giá XK của nó thấp hơn giá của sản phẩm tương tự bán ra cho người tiêu dừng ở nước XK (Điều 2.1. Nói cách khác, nếu trên cơ sở so sánh giá XK và giá tiêu dùng ở nước XK mà phát hiện ra rằng giá tiêu dùng cao hơn thì sản phẩm đó có thể bị đối xử như là sản phẩm phá giá.

Tuy nhiên, Điều 2.2 của ADA qđịnh rằng xác định phá giá trên cơ sở nêu trên có thể không phù hợp:

- Khi giá bán trên thị trường nội địa của nước XK không theo ý nghĩa TM thông thường (ví dụ như giá bán thấp hơn chi phí sản xuất); và

- Khi khối lượng hàng trên thị trường trong nước không đáng kể.

Trong các trường hợp này, Hiệp định cho phép xác định có phá giá hay không bằng cách so sánh giá XK với (Xem Hộp 19):

- Giá so sánh của sản phẩm tương tự khi XK sang nước thứ ba; hoặc

- Giá cấu thành, tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất của sản phẩm NK, cộng các chi phí chung, chi phí hành chính và chi phí bán, cộng tiền lãi.

Tuy nhiên, theo Điều 2.2 chú thích 2 của ADA, để bảo đảm ở mức độ tối đa có thể được, việc xác định phá giá trên cơ sở so sánh giá XK với giá tiêu dùng trong nước XK, Hiệp định qđịnh việc kiểm tra đại diện 5%. Để so sánh giá, các cơ quan điều tra phải sử dụng giá cấu thành nếu giá trị hàng bán trên thị trường trong nước của nước XK chiếm từ 5% lượng sản phẩm bán sang nước NK trở lên.

HỘP 19: Định nghĩa về phá giá (Trích ADA, Điều 2)

2.1. Theo Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là phá giá, nếu như có được bán trên thị trường của nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó, nếu giá XK của sản phẩm được XK từ nước này sang nước khác thấp hơn giá so sánh, theo cách thức TM thông thường, đối với các sản phẩm tương tự được đưa ra tiêu thụ trên thị trường của nước XK.

2.2. Trong trường hợp không có sản phẩm tương tự để so sánh giá cả trên thị trường nội địa của nước XK, hoặc do có các hoàn cảnh đặc biệt trên thị trường, hoặc trường hợp sản phẩm cùng loại chỉ được bán với số lượng rất nhỏ trên thị trường của nước XK nên không thể so sánh được giá cả, mức độ phá giá sẽ được xác định bằng cách so sánh với giá cả của sản phẩm tương tự được XK sang thị trường của một nước thứ ba cần thiết, miễn là giá đưa ra để so sánh phải là giá cả tiêu biểu của sản phẩm được đưa ra so sánh, hoặc giá đó phải bao gồm chi phí sản xuất ở nước mà sản phẩm có xuất xứ cộng với các chi phí hành chính, chi phí bán hàng và các chi phí khác cũng như các khoản lãi khi bán các sản phẩm đó.

2.6. Trong Hiệp định này, thuật ngữ ''sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm có các đặc điểm để nhận biết hoàn toàn giống với các đặc điểm của sản phẩm được đưa ra xem xét, so sánh về mọi phương diện, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm như vậy, thì một sản phẩm khác mặc dù không giống hoàn toàn về mọi phương diện, cũng được xem làsản phẩm tương tự nếu có các đặc điểm giống nhau.

3. Nguyên tắc và thủ tục áp dụng thuế đối kháng và thuế chống phá giá

3.1. Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh thuế

3.1.1. Thiệt hại đối với ngành công nghiệp trong nước

Điều 3 ADA (xem Hộp 20) và Điều 5 SCM đưa ra nguyên tắc cơ bản là thuế đối kháng và thuế chống phá giá chỉ được áp dụng nếu qua điều tra khẳng định được rằng:

- Lượng hàng NK phá giá hoặc được trợ cấp có sự gia tăng đáng kể, theo nghĩa tuyệt đối hoặc theo nghĩa tương đối so với sản xuất hoặc tiêu dùng; hoặc

- Giá của các hàng NK đó rẻ hơn giá của sản phẩm tương tự ở trong nước, kìm giá của sản phẩm tương tự hay ngăn chặn làm giá của sản phẩm tương tự không tăng lên; và

- Kết quả là gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành công nghiệp đó của nước NK.

HỘP 20: Xác định thiệt hại (Trích ADA, Điều 3)

3.1.Việc xác định thiệt hại theo tinh thần của Điều VI Hiệp định GATT l994 phải dựa trên cơ sở các chứng cứ rõ ràng và xem xét khách quan của cả a) khối lượng và các ảnh hưởng của hàng NK phá giá đối với giá cả mặt hàng cùng loại được bán hoặc tiêu thụ trên thị trường nội địa, và b) các ảnh hưởng tiếp theo của các loại hàng phá giá này đối với các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng đó.

3.3. Nếu hàng NK từ nhiều nước khác nhau cùng một lúc bị điều tra để xác địnhxem có phải là hàng phá giá hay không, thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chỉ có thể tiến hành việc điều tra đánh giá ảnh hưởng của các loại hàng này khi có căn cứ cho rằng: a)mức độ phá giá có liên quan đến hàng NK cao hơn mức cho phép được qđịnh tại Điều 5.8 và khối lượng hàng NK từ mỗi nước có số lượng lớn, và b) việc đánh giá các ảnh hưởng của hàng NK là cần thiết theo các điều kiện cạnh tranh giữa các loại hàng NK với nhau và giữa hàng NK với hàng nội địa cùng loại.

3.4. Việc xem xét các ảnh hưởng của hàng phá giá đối với một ngành sản xuất công nghiệp trong nước phải dựa trên việc đánh giá toàn diện các yếu tố và các chỉ số về KT có liên quan đến thực trạng của ngành công nghiệp đó, bao gồm sút giảm trên thực tế hoặc sẽ sút giảm về sức bán, lợi nhuận, sản phẩm, thị phần, tái đầu tư, năng suất, khả năng sử dụng công suất; các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả trong nước; phạm vi, mức độ phá giá; ảnh hưởng tiêu cực hoặc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với lưu lượng tiền mặt, kiểm kê, việc làm, tiền lương, sức tăng trưởng vàkhả năng huy động vốn hoặc đầu tư. Danh sách các yếu tố này mang tính chất mô phỏng và không đầy đủ, và một hoặc một vài yếu tố nào đó trong số các yếu tố đã nêu cần có tính chất quyết định đối với việc xác định các ảnh hưởng của hàng NK phá giá.

3.5. Thông qua việc xem xét các ảnh hưởng của hàng NK phá giá như qđịnh tại các khoản 2 và 4, thiệt hại theo tinh thần của Hiệp định này phải được chứng minh là do hàng hoá NK phá giá gây ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng NK phá giá và thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất công nghiệp trong nước phải dựa trên việc xem xét toàn bộ các chứng cứ có liên quan mà cơ quan có thẩm quyền điều tra thu thập được. Ngoài các loại hàng phá giá, cơ quan có thẩm quyền điều tra cũng phải, xem xét các yếu tố khác đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất công nghiệp trong nước mà họ phát hiện được, và những thiệt hại do các yếu tố này gây ra không được coi là hậu quả của việc nhập các loại hàng phá giá. Các yếu tố có thể có liên quan này bao gồm khối lượng và giá cả của hàng NK được bán với giá không phải là phá giá, việc giảm sút nhu cầu hoặc thay đổi thị hiếu tiêu dùng, các hoạt động hạn chế buôn bán và thực tiễn cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước, các tiến bộ về công nghệ, sự phát triển của các hoạt động XK và năng suất của ngành sản xuất công nghiệp trong nước.

 

3.1.2. Mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK được trợ giá hoặc phá giá với sự thiệt hại của ngành công nghiệp trong nước.

Hai Hiệp định qđịnh cụ thể là để xác định liệu hàng NK phá giá có gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hay không, "các yếu tố KT liên quan về tình trạng ngành công nghiệp'' phải được tính đến, bao gồm:

- Sự sút giảm trên thực tế khả năng gây ra sự sút giảm về sản lượng, số lượng hàng bán, tỷ phần thị trường, tiền lãi, năng suất, hoàn vốn đầu tư, hoặc tận dụng công suất;

- Tác động đối với giá trong nước.

- Tác động trên thực tế hoặc khả năng gây tác động đối với dòng vốn, hàng tồn kho, việc làm, lương bổng, tăng trưởng, khả năng tăng vốn hoặc đầu tư.

Trong điềutra về phá giá, một trong số các nhân tố khác cần phải tính đến là mức độ phá giá. Tương tự như vậy, trong điều tra để áp dụng thuế đối kháng với hàng NK là nông sản, một nhân tố nữa phải tính đến là liệu việc đánh thuế có làm tăn gánh nặng lên các chương trình hỗ trợ của CP hay không.

Hai Hiệp định qđịnh rõ danh mục các yếu tố KT nêu trên có tính chất giải thích mô phỏng chứ không đầy đủ và "một hoặc một vài trong số những nhân tố này cần phải có ý nghĩa quyết định''.

Hiệp định còn qđịnh rằng các cơ quan điều tra cũng phải thẩm định xem liệu có phải các nhân tố khác ngoài nhân tố hàng NK phá giá hoặc được tài trợ đang gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hay không. Thuế đối kháng hoặc thuế chống phá giá không được áp dụng nếu các nhân tố chủ yếu liên quan đến khó khăn của ngành công nghiệp đó là các nhân tố ngoài nhân tố hàng NK được tài trợ hoặc phá giá. Các nhân tố này có thể bao gồm:

- Sự giảm cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng;

- Thực tiễn hạn chế TM và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước;

- Phát triển công nghệ và diễn biến XK; và

- Năng suất của ngành công nghiệp trong nước

Hơn nữa để áp dụng thuế đối kháng hoặc thuế chống phá giá cần phải khẳng định rõ rằng có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK được tài trợ hoặc phá giá và sự thiệt hại của ngành công nghiệp. Trong trường hợp ngành công nghiệp gặp phải khó khăn do các nhân tố nêu trên gây ra (như ''sự giảm cầu hay thay đổi cách thức tiêu dùng" chứ không phải trực tiếp do hàng NK được trợ cấp hay phá giá thì khi đó không được áp dụng thuế đối kháng hoặc thuế chống phá giá. Cũng không được áp dụng những loại thuế đó nếu NK tăng chỉ gây tác động xấu đến một số nhà sản xuất. Các loại thuế này chỉ được áp dụng khi khẳng định được rằng hàng NK đang gây khó khăn cho nhà sản xuất là ''những người có tổng sản phẩm chiếm tỷ phần chính trong tổng sản xuất trong nước'' của ngành công nghiệp.

3.1.3. Gộp các loại hàng NK

Theo Điều 3.3 ADA và Điều 15.3 SCM, thông thường khi tiến hành điều tra hàng NK từ một số nước, việc đánh giá liệu các hàng NK đó có gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hay không phải được tiến hành riêng rẽ ở từng nước. Tuy nhiên, các hiệp định cho phép các cơ quan điều tra trong một số trường hợp nhất định được đánh giá gộp tác động cộng hưởng của tất cả các hàng NK đang trong điều tra để xác định sự thiệt hại. Việc đánh giá gộp chỉ được cho phép khi:

- Chênh lệch phá giá hoặc khoản được trợ cấp của mỗi nước riêng rẽ vượt quá mức giới hạn;

- Khối lượng hàng nhập từ mỗi nước không phải là nhỏ; và

- Việc đánh giá gộp là phù hợp với điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm NK và điều kiện cạnh tranh giữa sản phẩm NK với sản phẩm nội địa tương tự.

3. 1.4. Khởi kiện của nguyên đơn

Cần phải lưu ý rằng hai Hiệp định đều qđịnh rằng trừ các trường hợp ngoại lệ, các cuộc điều tra về phá giá hoặc biện pháp đối kháng được khởi tố chỉ dựa trên cơ sở đơn kiện ''của hoặc đại diện cho" ngành công nghiệp trong nước. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, CP của một nước NK mới có thể khởi tố để áp dụng thuế chống phá giá và thuế đối kháng.

Hơn nữa, theo Điều 5.4, ADA và Điều 11.4, SCM, để bảo đảm rằng thuế chống phá giá và thuế đối kháng chỉ được áp dụng khi có nhiều nhà sản xuất bị ảnh hưởng, các hiệp định đã đưa ra hai tiêu chuẩn có tính chất bổ sung cho nhau:

- Thứ nhất, các nhà sản xuất ủng hộ việc áp dụng mức thuế 50% sản xuất của những nhà sản xuất ủng hộ hoặc chống lại đơn kiện (một bộ phận các nhà sản xuất có thể không muốn thể hiện quan điểm ủng hộ hay không ủng hộ việc khởi kiện nên bộ phận này không được gộp vào để tính tỷ lệ phần trăm);

- Thứ hai, các nhà sản xuất ủng hộ việc áp dụng thuế phải chiếm ít nhất 25% tổng sản xuất của ngành công nghiệp đó.

Các cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận liệu người kiện có đủ quyền kiện trước khi khởi tố điều tra không.

3.2. Các qđịnh thủ tục

3.2. 1. Cung cấp thông tin trong đơn kiện

Hai hiệp định còn qđịnh ngành công nghiệp khởi kiện phải có trách nhiệm cung cấp các loại thông tin sau đây để chứng minh rằng các hàng NK được tài trợ hay phá giá đang gây thiệt hại cho ngành đó:

- Tổng tỷ phần sản xuất trong nước của các nhà sản xuất là nguyên đơn;

- Mô tả sản phẩm mà họ cho là đã được trợ cấp hoặc phá giá;

- Têncủa các nước XK, nhà XK hoặc nhà sản xuất nước ngoài có tên tuổi và danh mục các nhà NK sản phẩm đó;

- Thông tin về phá giá hoặc trợ cấp;

Trong đơn yêu cầu đòi áp dụng biện pháp chống phá giá, các thông tin này phải bao gồm giá mà sản phẩm được bán trên thị trường trong nước của nước XK và thông tin về giá XK;

Trong đơn yêu cầu áp dụng thuế đối kháng, thông tin phải bao gồm bằng chứng về sự tồn tại, khối lượng và bản chất của tài trợ;

Thông tin liên quan đến sự ''thiệt hại'' và mối quan hệ nhân quả;

Thông tin về khối lượng hàng NK phá phá giá hoặc được tài trợ;

Thông tin về tác động của các hàng NK này đối với giá cả trong nước, và đối với ngành công nghiệp trong nước.

Trên thực tế, đại bộ phận đơn kiện không đủ chứng cứ hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên đều bị các cơ quan điều tra bác bỏ.

Do việc nộp đơn kiện đơn thuần thường gây ra sự bất trắc trong TM, Điều 5.5, ADA và Điều 11.5 SCM, yêu cầu các cơ quan điều tra tránh công bố công khai về việc nộp đơn kiện. Tuy nhiên, theo Điều 12. l.của ADA và Điều 22.2 của SCM, khi đã có quyết định khởi tố điều tra, các cơ quan phải có trách nhiệm thông báo công khai về việc khởi tố điều tra trong đó nêu rõ tên của nước hoặc các nước XK, cơ sở để nói rằng có trợ cấp hoặc phá giá, và tóm tắt những lập luận cho rằng có gây ra sự thiệt hại.

3.2.2. Thông báo cho CP

Theo Điều 6.l.3 ADA và Điều 12.1.3 SCM, các cơ quan điều tra phải thông báo cho CP của các thành viên XK về việc nhận được đơn kiện có căn cứ phù hợp và thông báo trước khi khởi tố điều tra chống phá giá hoặc đối kháng. Ngay sau khi khởi tố điều tra, các cơ quan phải cung cấp cho CP của các thành viên XK toàn văn đơn kiện. Hơn nữa, Điều 13 của SCM qđịnh trách nhiệm của nước điều tra phải hỏi ý kiến CP của nước XK sau khi chấp nhận đơn kiện nhưng phải trước khi việc điều tra bắt đầu. Cách tham khảo như vậy tạo cơ hội cho CP của nước điều tra khẳng định rằng liệu dựa trên cơ sở thông tin được cung cấp trong đơn về các tác động thiệt hại được nói đến do có tài trợ đối với ngành công nghiệp, nước XK có sẵn sàng thay đổi thực tế tài trợ của mình để đạt được thỏa thuận mà các bên cùng chấp nhận hay không.

3.2.3. Quyền cung cấp chứng cớ

Các qđịnh của hai Hiệp định còn nhằm bảo đảm rằng một khi các nước điều tra bắt đầu, các nhà XK và NK các sản phẩm bị cho là phá giá hoặc tài trợ, CP của các nước XK và các bên quan tâm khác (như các hiệp hội kinh doanh hay TM mà các nhà XK hoặc sản xuất là thành viên) có cơ hội thích hợp để cung cấp chứng cứ miệng hay chứng cứ viết để bác bỏ đơn kiện của nguyên đơn và bảo vệ lợi ích của họ. Để đạt mục đích đó, các hiệp định qđịnh cụ thể rằng:

- Phải cung cấp toàn văn đơn kiện cho tất cả các nhà XK có tên tuổi bị kiện là đang phá giá hoặc hưởng lợi từ trợ cấp và CP của các nước XK có liên quan;

- Bằng chứng do một bên nêu ra phải lập tức được cung cấp cho các bên tham gia điều tra khác; và

- Các bên có quyền xem tất cả các thông tin (trừ các thông tin mật) được các cơ quan điều tra sử dụng trong điềutra để giúp họ trong việc trình bày.

Ngoài ra, Điều 6.12 ADA và Điều 12.10 SCM qđịnh rằng trong điều tra chống phá giá và đối kháng những người sử dụng công nghiệp và các tổ chức người tiêu dùng sản phẩm đang trong điều tra sẽ được tạo cơ hội để thể hiện quan điểm của mình liên quan đến việc trả lời liệu vụ kiện có đáp ứng đủ yêu cầu pháp quy để áp dụng các loại thuế đó hay không (chẳng hạn các yêu cầu về phá giá hay trợ cấp, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả. Có thể vận dụng điều khoản này để bảo vệ các lợi ích cơ bản của người sử dụng và người tiêu dùng khi các cơ quan cho rằng ngành công nghiệp là nguyên đơn kiện đòi áp dụng hành vi chống phá giá hoặc đối kháng chủ yếu vì các lý do bảo hộ và việc áp dụng đó có thể dẫn tới sự tăng giá không biện minh được.

3.2.4. Thông tin do các nhà XK cung cấp và các quy đinh về thông tin tốt nhất.

Trong khi cho phép các công ty XK được bảo vệ lợi ích của mình trong quá trình điều tra, Điều 6.l.l ADA và Điều 12.l.l SCM còn buộc các công ty XK phải hợp tác với các cơ quan điều tra và cung cấp cho các cơ quan điều tra những thông tin mà họ có thể yêu cầu về chi phí sản xuất và các vấn đề khác. Trên thực tế, các cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin đó dựa theo mẫu khai và trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi có yêu cầu cung cấp thông tin. Trong trường hợp các công ty không thể trả lời trong thời hạn đó, các hiệp định trên kêu gọi các cơ quan điều tra thông cảm xem xét yêu cầu gia hạn và hỗ trợ các công ty nếu họ có yêu cầu khi cung cấp thông tin theo mẫu qđịnh. Tuy nhiên, trong trường hợp các công ty XK từ chối hợp tác hoặc không cung cấp thông tin theo yêu cầu trong thời hạn hợp lý, các cơ quan điều tra có thể đưa ra quyết định dựa trên các thông tin tốt nhất hiện có.

3.2.5. Điều tra tại chỗ

Theo Điều 6.7 và Phụ lục l của ADA, Điều 12.6 và Phụ lục VI của SCM, các cơ quan điều tra thường thấy cần phải tiến hành điều tra tại chỗ để xác minh thông tin do các nhà XK và các công ty sản xuất cung cấp theo mẫu đơn hoặc thu thập thêm thông tin. Các hiệp định qđịnh rằng các cuộc điều tra đó có thể được thực hiện chỉ khi nào có sự thoả thuận của các nhà XK và sản xuất liên quan và nếu CP của nước XK không phản đối việc điều tra. Cần phải thông báo trước một thời gian về cuộc điều tra dự định. Trong thông báo nêu rõ loại thông tin cần thiết để các nhà XK và s.xuất có thể chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp thông tin đó.

3.3. Các qđịnh về phương pháp

Các phương pháp do các cơ quan điều tra sử dụng để tính toán trợ cấp theo đơn vị mà mỗi sản phẩm nhận được hoặc mức phá giá có thể ảnh hưởng lớn tới mức thuế đối kháng hoặc mức thuế chống phá giá phái trép. Do vậy, hai hiệp định đưa ra những hướng dẫn nhất định để các cơ quan điều tra tham khảo khi tính toán.

HỘP 21: Tham vấn và giải quyết tranh chấp (Điều 17 ADA.

l7.1. Trừ khi có qđịnh khác tại điều này, Hiệp định về các quy tắc và việc giải quyết tranh chấp được áp dụng đối với thủ tục trao đổi ý kiến tham vấn và giải quyết các tranh chấp được qđịnh tại Hiệp định này.

17.2. Cơ quan giải quyết tranh chấp, theo đề nghị của nước thành viên là nguyên đơn trong vụ tranh chấp, phải thành lập nhóm giải quyết tranh chấp để xem xét, giải quyết vụ việc trên cơ sở

- Văn bản trình bày của nguyên đơn về mức độ thiệthại xảy ra đối với các quyền lợi của họ được qđịnh trực tiếp hay gián tiếp trong Hiệp định này, hoặc về các cản trở đối với việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp định và

- Các tình tiết của sự việc mà cơ quan có thẩm quyền của nước NK đã xác định theo các thủ tục thích hợp trong nước.

….

17.6. Khi xem xét các vụ việc cụ thể được nói tại khoản 5:

- Trong khi xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ việc, nhón giải quyết tranh chấp phải xác định xem các tình tiết của vụ việc được các cơ quan có thẩm quyền đưa ra đã đầy đủ chưa, và các nhận xét, đánh giá về các tình tiết đó của các cơ quan này có vô tư, khách quan hay không. Nếu các tình tiết đã được xác lập đầy đủ và các ý kiến đánh giá, nhận xét về các tình tiết là vô tư, khách quan thì các ý kiến nhận xét đó phải được do tôn trọng, kể cả khi nhóm giải quyết tranh chấp có thể có các ý kiến kết luận khác nhau về các tình tiết của vụ việc.

- Nhóm giải quyết tranh chấp phải giải thích các qđịnh có liên quan của hiệp định này theo các nguyên tắc thông lệ về giải thích công pháp QT. Trường hợp nhóm giải quyết tranh chấp thấy rằng các qđịnh có liên quan có thể được giải thích theo nhiều cách, thì phải tìm biện pháp phù hợp với hiệp định này để lựa chọn hoặc dựa vào một trong số các giải thích đó.

17.7. Nhóm giải quyết tranh chấp không được tiết lộ các thông tin bí mật, nếu không có sự đồng ý của cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan đã cung cấp thông tin bí mật đó. Trong trường hợp nhóm giải quyết tranh chấp bị yêu cầu phải tiết lộ các thông tin đó, nhưng lại chưa được phép của người, tổ chức, hoặc cơ quan đã cung cấp thông tin thì nhóm giải quyết tranh chấp có thể đưa ra những điểm tóm tắt không bí mật về các thông tin đó.

 

3.3. 1. SCM

Điều 14 SCM qđịnh rằng luật pháp quốc gia hoặc việc thực hiện các qđịnh pháp quy của các nước thành viên phải nêu cụ thể các phương pháp mà các cơ quan điều tra sử dụng để xác định khoản tài trợ theo từng đơn vị sản phẩm. Thêm vào đó, để bảo đảm tính minh bạch, hiệp định qđịnh trách nhiệm của các cơ quan điều tra phải giải thích trong quyết định của họ về cách thức sử dụng biện pháp đã nêu cụ thể trong luật để xác định tài trợ cho từng đơn vị sản phẩm.

3.3.2. ADA

i. So sánh giá

Như nêu trên, theo Điều 2.4 của ADA, một sản phẩm được coi là phá giá chỉ khi giá XK của nhà sản xuất nước ngoài thấp hơn giá tiêu thụ trong nước của nước XK. Do vậy, mức độ phá giá chủ yếu được xác định bằng cách so sánh hai giá này. ADA đưa ra hướng dẫn dể bảo đảm sự so sánh công bằng giữa giá tiêu dùng trong nước và giá XK. Đặc biệt, Hiệp định qđịnh rằng phải so sánh giá ''ở cùng cấp độ TM, thông thường là giá sản xuất tại nhà máy, và hàng bán giữa các thời điểm càng gần nhau càng tốt”. Cũng có thể cho phép có sự khác biệt về điều kiện bán, thuế, cấp độ TM, số lượng, các đặc tính vật chất'' và các yêú tố khác ảnh hưởng tới sự so sánh giá.

Để so sánh giá, câu hỏi thường đặt ra là phải sử dụng phương pháp gì để xác định giá tiêu dùng trong nước khi người sản xuất đang bán hàng trên thị trường trong nước thấp hơn chi phí sản xuất trung bình hay bán lỗ. Một nhà sản xuất, người bán lỗ hàng trong một thời gian dài trên thị trường trong nước được gọi là đang phá giá ở thị trường nước ngoài, có thể làm được như vậy chỉ bằng cách sử dụng lãi thu được từ việc bán các sản phẩm khác (đó là trợ cấp sản phẩm chéo.Trước kia, một số nước không tính đến hàng bán trong nước theo cách như

vậy khi xác định giá tiêu đùng trong nước. Để bảo đảm sự thống nhất, trên thực tế khi các cơ quan điều tra so sánh, tính toán, hiệp định qđịnh rằng hàng bán trên thị trường trong nước dưới mức chi phí sản xuất được tính một cách đầy đủ (gồm có chi phí hành chính và chi phí bán) có thể không bị coi là phá giá chỉ trong các trường hợp được qđịnh trong Điều 2.l.1 và chú dẫn 3,4,5 của ADA như sau:

- Việc bán hàng diễn ra vượt quá thời gian gia hạn (thường là 1 năm);

- Giá bán trung bình trên thị trường trong nước thấp hơn chi phí bình quân gia quyền của từng đơn vị sản phẩm hoặc

- Lượng hàng bán thấp hơn mức chi phí tính theo đơn vị sản phẩm chiếm trên 20% tổng số, và

- Giá không phục hồi được sau một thời hạn hợp lý.

ii. Giá trung bình

Theo Điều 2.4.2 ADA, để xác định mức độ phá giá bằng cách so sánh giá XK và giá trong nước ở nước XK, các cơ quan điều tra thường sử dụng hệ thống tính trung bình, đặc biệt trong trường hợp có nhiều giao dịch nhỏ. Khi đó, để bảo đảm so sánh giá trên cơ sở đánh đồng (apple-to-apple basis), hiệp định qđịnh rằng việc so sánh thường phải đưa trên cơ sở:

- Hoặc mức bình quân gia quyền của giá tiêu dung trong nước với mức bình quân của tổng giá trị các giao dịch XK;

- Hoặc giá thị trường trong nước và giá XK dựa trên cơ sở từng giao dịch.

Hiệp định cho phép trường hợp ngoại lệ so với qđịnh chung này khi giá XK khác nhau một cách đáng kể giữa người bán, khu vực và thời điểm. Trong trường hợp đó, giá tiêu dung trung bình trong nước có thể so sánh với giá của một giao dịch XK đơn lẻ.

iii. Quy đổi tiền

Theo điều 2.4.l. ADA, việc so sánh giá tiêu dùng trong nước với giá XK thường liên quan đến việc tính giá xuất khẩư theo giá trị tiền của nước XK. Do dao động nên tỷ gía áp dụng để quy đổi tiềncó thể ảnh hưởng lớn tới mức phá giá. Để bảo đảm tính nhất quán trong phương pháp mà các cơ quan điều tra sử dụng, ADA qđịnh rằng tỷ giá trao đổi phổ biến vào ngày bán được dùng vào mục đích quy đổi.

Tuy nhiên, nếu giao dịch dựa vào tỷ giá hối đoái được công bố trong hợp đồng thanh toán sau thì tỷ giá đó được sử dụng để quy đổi.

iv. Giá cấu thành

Theo Điều 2.2,. 2.3 ADA, trong trường hợp lượng hàng bán trong nước ''ít”, giá tiêu thụ ở nước XK có thể không cung cấp đủ cơ sở để so sánh giá. Trong trường hợp đó, Hiệp định cho phép các cơ quan điều tra,sử dụng giá cấu thành thay giá tiêu thụ trong nước để so sánh giá. Giá cấu thành được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất sản phẩm của nước XK. Hiệp định đưa ra một số hướng dẫn về cách tính giá cấu thành.

Để so sánh giá, khi các cơ quan điều tra quyết định thay thế giá tiêu dùng ở nước XK bằng giá trị cấu thành được tính toán dựa trên chi phí sản xuất của ngành công nghiệp XK, ADA qđịnh các nguyên tắc để tính toán giá trị đó. Đặc biệt, Hiệp định qđịnh rằng các chi phí, ''thường phải được tính toán dựa trên cơ sở số liệu ghi lại của người sản xuất hoặc xuấtkhẩu đang trong điều tra với điều kiện rằng các số liệu đó phải phù hợp với nguyên tắc kế toán dược chấp nhận một cách phổ biến của nước XK''. Hiệp định còn qđịnh rằng các chi phí hành chính, chi phí chung, chi phí bán và lãi phải dựa trên số liệu thực tế về sản xuất và bán theo hình thức TM thông thường của sản phẩm tương tự của nhà XK hay nhà sản xuất đang trong điều tra. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể xác định các khoản chi phí dựa trên cơ sở nêu trên, Hiệp định qđịnh rằng có thể xác định dựa trên cơ sở:

- Số liệu thực tế của các nhà XK hoặc sản xuất sản phẩm cùng chủng loại chung

- Trung bình cộng chi phí và lãi của các nhà XK cùng sản phẩm đó; và

- Bất kỳ biện pháp nào phù hợp nếu khoản chi phí không vượt quá chi phí của những nhà XK hoặc nhà sản xuất sản phẩm cùng chủng loại đó.

3.4. .Nguyên tắc de minimis

Thông thường trong quá trình điều tra sơ bộ, các cơ quan điều tra cho rằng các nguyên đơn không thể khẳng định sự thiệt hại khi mức phá giá thấp hoặc lượng NK nhỏ. Hiệp định chống phágiá qđịnh rằng đơn kiện sẽ lập tức bị bác bỏ và điều tra chấm dứt nếu.:

- Mức phá gía đạt mức giới hạn là dưới 2% tỷ lệ giá XK (điều 5.8, ADA); hoặc

-Số lượng hang nhập từ một nước nào đó thấp hơn 3% tổng NK của các sản phẩm tương tự vào nước NK. Tuy nhiên quy tắc này không được áp dụng trong trường hợp các nước có tỷ phần riêng dưới 3% hợp lại chiếm trên 7% số lượng hàng NK của sản phẩm đang trong điều tra; hoặc

- Thiệt hại không đáng kể.

Tương tự, Điều 11.9 SCM yêu cầu các cơ quan chấm dứt điều tra trong các trường hợp dưới đây:

- Khi một sản phẩm có xuất xứ từ một nước phát triển mà:

* Khoản trợ cấp đạt mức giới hạn là dưới l%, hoặc

* Lượng hàng NK được trợ cấp hoặc sự thiệt hại là không đáng kể.

* Điều 27.l0 SCM qđịnh một sản phẩm có xuất xứ từ một nước đang phát triển nếu:

* Mức trợ cấp được hưởng không vượt quá 2% giá trị được tính theo đơn vị sản phẩm;

Hàng NK được trợ cấp chiếm dưới 4% tổng NK của nước NK. Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng khi các nước đang phát triển có tỷ phần riêng nhỏ hơn 4% hợp lại chiếm trên 9% tổng NK.

3.5. Nguyên tắc thuế thấp hơn

 Theo Điều 9.l ADA và Điều 12.2 SCM, cần phải lưu ý rằng cả hai hiệp định này đều nhấn mạnh là sau khi hoàn tất điều tra, các CP phải xem xét kỹ lưỡng liệu có nên hay không nên áp dụng thuế phụ thu ngay cả khi “đáp ứng được tất cả các yêu cầu liên quan đến việc áp dụng thuế''. Các hiệp định còn khuyến khích sử dụng nguyên tắc thuế thấp hơn. Theo cách này, ngay cả khi khẳng định được rằng hàng NK được trợ cấp hoặc phá giá đang gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước, quyết định nên đánh thuế toàn bộ phần chênh lệch phá giá hoặc toàn bộ khoản được trợ cấp, hay ít hơn các mức đó là do các cơ quan liên quan của CP ban hành, và nếu một mức thuế thấp hơn là phù hợp để khắc phục thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước thì phải đánh thuế thấp hơn. Nguyên tắc này được một số nước áp dụng bằng cách sau khi điều tra hoàn tất, các nước này cố gắng xác định mức thiệt hại và đánh thuế dựa trên cơ sở mức thiệt hại đó nếu nó thấp hơn mức chênh lệch phá giá hoặc mức trợ cấp.

3.6. Các biện pháp tạm thời

Điều 7 ADA và Điều 17 SCM còn cho phép áp dụng các biện pháp tạm thời dưới hình thức đặt cọc hoặc khế ước khi các cơ quan điều tra khẳng định các biện pháp này “là cần thiết để ngăn chặn sự thiệt hại gây ra trong quá trình điều tra''. Mặc dù vậy, các hiệp định qđịnh rằng chỉ nên áp dụng các biện pháp tạm thời sau khi các cơ quan điều tra khẳng định sơ bộ có phá giá hoặc trợ cấp và gây ra hâu quả làm thiệt hại tới ngành công nghiệp trong nước. Nếu khẳng định chắc chắn có đánh thuế và mức thuế cao hơn tiền đặt cọc hoặc khế ước, phần chênh lệch không được thu từ những người NK. Tuy vậy, người NK có quyền đòi thanh toán lại phần chênh lệch khi thuế xác định thấp hơn tiền đặt cọc.

3.7. Cam kết nâng giá

Điều 8 ADA và điều 18 SCM qđịnh, các nhà XK có thể tránh thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng bằng cách cam kết tăng giá XK. Tuy vậy, để tránh cho các nhà XK không phải có cam kết giá ngay cả khi hàng XK của họ không gây thiệt hại tới ngành công nghiệp trong nước của nước NK, các hiệp định cho phép cam kết nâng giá chỉ sau khi các Cơ quan điều tra khẳng định sơ bộ về thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước và về phá giá hoặc trợ cấp. Các hiệp định còn qđịnh rằng, quyết định đưa ra cam kết nâng giá nên thuộc về nhà XK và ''không một nhà XK nào bị ép phải tham gia các cam kết đó”. Cũng có khả năng các cơ quan của các nước NK có thể coi việc chấp nhận các cam kết là không thực tế, đây có thể là trường hợp ''số nhà XK trên thực tế hoặc có tiềm năng quá lớn''.

3.8. Công khai trước khi có quyết định cuối cùng

Theo Điều 6.9 ADA và Điều 12.8 SCM, các cuộc điều tra phải được hoàn tất trong thời hạn một năm và không được phép vượt quá 18 tháng kể từ khi bắt đầu được tiến hành. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, yêu cầu các cơ quan điều tra phải “tiết lộ” cho các bên quan tâm (như nhà XK, nhà sản xuất đang trong điều tra, CP của họ, nhà NK) về những cơ sở chính mà dựa vào đó quyết định người ta áp dụng thuế được ban hành.

3.9. Xác định mức tài trợ và mức phá giá

Theo Điều 6.10, 9.2 ADA và Điều 19.3 SCM, cần lưu ý rằng nếu có thể, nên xác định mức thuế đối kháng và chống phá giá một cách riêng rẽ cho từng nhà sản xuất hoặc XK. Do đó, mức thuế có thể thanh toán cụ thể khác nhau tùy thuộc yếu tố tài trợ hoặc phá giá được xác định cho từng nhà XK. Tuy vậy, các cơ quan điều tra có thể xác định thuế dựa trên cơ sở mẫu có giá trị dữ liệu (hoặc số lượng XK lớn nhất từ nước đang điều tra) nếu số nhà XK hoặc nhà sản xuất lớn đến mức việc tính toán các yếu tố tài trợ riêng rẽ hoặc mức phá giá là phải thực tế. Để quyết định lựa chọn cách đó các cơ quan điều tra bị hối thúc phải tham khảo các nhà sản xuất hoặc XK liên quan và lựa chọn cách mà họ ủng hộ nhiều hơn và chấp thuận. Thêm vào đó, bất kỳ nhà sản xuất hoặc XK nào không tham gia trong mẫu đó đều có quyền yêu cầu phải xác định mức phá giá riêng cho họ.

3.10. Điều khoản hoàng hôn

Điều 11 ADA và Điều 21 SCM còn yêu cầu rằng việc tiếp tục áp dụng các biện pháp đối kháng và chống phá giá (cả thuế và cam kết nâng giá) phải thường xuyên được đánh giá lại. Các cơ quan tiến hành đánh giá lại theo sáng kiến của riêng họ hoặc theo yêu cầu của bên quan tâm. Nếu theo kết quả của việc đánh giá lại, các cơ quan kết luận rằng các biện pháp trên không còn bảo đảm nữa thì phải chấm dứt việc áp đụng các biện pháp đó. Hơn nữa, các hiệp định còn có điều khoản hoàng hôn mà theo đó các biện pháp đối kháng và chống phá giá tự động hết hạn sau 5 năm áp dụng trừ khi việc đánh giá lại các biện pháp áp dụng đến kết luận rằng, nếu không có các biện pháp đó thì phá giá và thiệt hại sẽ tiếp tục hoặc tái diễn. Việc đánh giá lại vì mục đích này phải được bắt đầu trước ngày hoàng hôn và thường kết thúc trong vòng 1 năm.

4. Tác động đối với kinh doanh

Đối với doanh nghiệp, kiến thức về các qđịnh phức tạp về việc áp dụng thuế đối kháng và thuế chống phá giá đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng của họ với tư cách là những nhà XK hoặc sản xuất có lợi ích có thể bị ảnh hưởng của thực tế giá cả không công bằng của các nhà sản xuất nước ngoài.

Việc phải làm quen với các qđịnh được áp dụng trong lĩnh vực này ngày càng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc hiểu các qđịnh có thể tạo điều kiện cho một công ty XK có những bước đi thận trọng để tránh chống phá giá ở thị trường nước ngoài, nơi mà sức ép từ các ngành công nghiệp và các nhóm đòi áp dụng các biện pháp đó ngày càng tăng. Trong khi có thế tiếp tục tăng giá XK vốn thấp hơn giá trong nước ở thị trường không có nguy cơ bị đe doạ thì nên tránh áp dụng các biện pháp đó ở những thị trường có thể áp dụng chống phá giá. Ở những thị trường như vậy, có thể tránh thuế chống phá giá nếu nhà XK không cho phép sự chênh lệch giữa giá trong nước và giá XK xuống thấp hơn giới hạn hợp lý. Như đã lưu ý, nếu mức chênh lệch đạt mức giới hạn hoặc thấp hơn thì các cơ quan điều tra phải bác bỏ đơn kiện đòi áp dụng các loại thuế này. Các cơ quan điều tra cũng phải tính đến tỷ phần của một nước XK trong tổng NK của một sản phẩm. Có thể vì lợi ích của công ty XK mà họ không cho phép hàng XK của mình tăng giá ở thị trường mà họ lo ngại có sự khiếu kiện về hành vi chống phá giá trong khi có thể để đa dạng hoá TM của mình sang các thị trường khác.

Khi các cuộc điều tra bắt đầu, Hiệp định cho phép các công ty XK (và các hiệp hội TM hoặc kinh doanh mà họ là thành viên) có quyền bảo vệ lợi ích của mình. ADA qđịnh trách nhiệm của họ phải cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và các vấn đề khác trên cơ sở dùng mẫu khai do các cơ quan điều tra gửi đến. Các nhà XK cần phải hợp tác với các cơ quan này và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết, giải thích vì sao trong các vụ kiện chống phá giá, mức thuế phải trả được cố định riêng rẽ cho từng công ty XK trên cơ sở mức chênh giữa giá mà công ty đó qđịnh trên thị trường trong nước và giá XK của công ty.

Hiệp định còn qđịnh trách nhiệm của cơ quan điều tra phải thông báo cho CP các nước XK về quyết định khởi tố điều tra của mình. Các CP có quyền đưa bằng chứng gỡ kiện và bảo vệ lợi ích của nhà XK. Vì chi phí pháp lý và các chi phí khác phát sinh khi tham gia điều tra là khá lớn và thường vượt quá khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên họ thường cần phải dựa vào CP để bảo vệ lợi ích của mình.

Các hiệp định còn tìm cách bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp thấy mình đang bị thiệt hại do thực tế giá cả không công bằng của những nhà cung cấp nước ngoài. Các doanh nghiệp bịảnh hưởng có quyền kiện lên các cơ quan điều tra quốc gia của mình đòi áp dụng thuế chống phá giá nếu hàng NK đang bị phá giá và đòi áp dụng thuế đối kháng nếu hàng NK được trợ cấp. Tuy nhiên, các hiệp định đưa ra điều kiện khắt khe để áp dụng quyền này. Đặc biệt, yêu cầu áp dụng thuế chỉ được đưa ra nếu có cơ sở như sự ủng hộ của các nhà sản xuất chiếm ít nhất 25% tổng sản xuất trong nước của mặt hàng được cho là bị phá giá hoặc được trợ cấp. Thêm vào đó, đơn kiện phải cung cấp thông tin xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc tăng hàng NK được phá giá hoặc được trợ cấp và sự thiệt hại cho nhà sản xuất dưới hình thức thiệt hại về sản xuất, bán hàng trong nước hoặc mất việc.

Đơn kiện về hàng NK bị phá giá hoặc được trợ cấp ngày càng tăng ở hầu hết các nước đang phát triển áp dụng biện pháp tự do hoá. Trong khi có nhiều đơn kiện lấy lý do các ngành công nghiệp, vốn đã quen được bảo hộ cao, không có khả năng điều chỉnh để thích ứng với điều kiện cạnh tranh thay đổi do tháo bỏ hàng rào thuế quan và các hàng rào khác thì một số đơn kiện về thực tế giá không công bằng của các nhà cung cấp nước ngoài là chắc chắn có thực. Việc hiểu thêm về các hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng vận dụng một cách phù hợp quyền khiếu kiện của mình để đòi các cơ quan áp dụng thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng trong các trường hợp đó. Các điều kiện rõ ràng mà hiệp định đưa ra sẽ bảo đam rằng các loại thuế chỉ được áp dụng khi khẳng định được hàng NK được phá giá hoặc trợ cấp đang gây thiệt hại cho ngành công nghiệp liên quan.

Chương V: HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI (TRIMS)

Giới thiệu chung

1.1. Khái quát

Các biện pháp đầu tư liên quan đến TM (TRIMS) bao gồm các qđịnh của nước nhận đầu tư đối với đầu tư nước ngoài có tác động tới các luồng trao đổi hàng hoá xuất NK (TM hàng hoá. Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến TM được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và được gọi là Hiệp định TRIMs

Trong quá trình đàm phán có nêu ra một số biện pháp đầu tư liên quan đến TM như sau:

- Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá (Local Content Requirements) qđịnhtỷ lệ nguyên liệu mua tại nước nhận đầu tư được dùng làm đầu vào sản xuất của doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài;

- Yêu cầu về XK (Export Performance Requirements) qđịnh nhà đầu tư phải XK một tỷ lệ sản phẩm nhất định;

- Yêu cầu cân bằng mậu dịch (Trade Balance Requirements) qđịnh lượng NK của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá lượng XK hoặc ở một tỷ lệ nào đó;

- Yêu cầu tiêu thụ nội địa (Domestic Sales Requirements) qđịnh tỷ phần sản phẩm được phép tiêu thụ trong nội địa;

- Hạn chế chuyển ngoại hối (Remittance Restrictions) bao hàm các qđịnh về chuyển lợi nhuận, tiền vốn lãi cổ phần và các khoản tiền liên quan khác ra nước ngoài;

- Hạn chế giao dịch ngoại hối (Foreign - Exchange Restrictions): hạn chế lượng ngoại hối mà nhà đầu tư nước ngoài cần mua để NK;

- Hạn chế sản xuất (Manufacturing Limitation): cấm nhà đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm nào đó;

- Yêucầu về sản xuất (Manufactunng Requirenlents): qđịnh một số sản phẩm phải được sản xuất tại địa phương;

- Yêu cầu sản phẩm chỉ định (Product Mandating Requirements): qđịnh nhà đầu tư nước ngoài nhất thiết phải sản xuất sản phẩm chỉ định và XK đến thị trường nước ngoài qđịnh;

- Yêu cầu cấp giấy phép (Licensing Requirements): buộc các nhà đầu tư nước ngoài cấp giấy phép cho các công nghệ tương tự hay khác các công nghệ mà nhà đầu tư đó dùng trong nước họ đối với các hãng của nước nhận đầu tư;

- Yêu cầu về chuyển giao công nghệ (Techonology Transfer Requirements): qđịnh các công nghệ chỉ định cần được chuyển giao theo các điều khoản phi TM và/hoặc ở một mức độ cụ thể và một số nghiên cứu và triển khai (R&D) cần được tiến hành tại nước nhận đ.tư;

- Yêu cầu về tỷ lệ cổ phần trong nước (Local Equity Requitements): qđịnh số phần trăm (%) cổ phần của một hãng phải do các nhà đầu tư trong nước nắm.

1.2. Xu hướng mở cửa đầu tư

Từ cuối những năm 1980, toạ độ phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu gia tăng nhanh chóng và hướng đầu tư ngày càng được mở rộng. Tốc độ tăng hàng năm của FDI khoảng 30%, gần bằng 3 lần mức tăng trưởng XK và gấp 4 lần mức tăng khối lượng sản xuất toàn cầu trong cùng thời kỳ. Tổng khối lượng FDI năm 1980 mới là 500 tỷ USD, đến năm 1990 đã là 1.500 tỷ USD và đến năm 1995 đạt mức 3.000 tỷ USD. Tác động của FDI đối với mỗi nền KT càng tăng: năm 1985 tỷ lệ FDI trong hình thành vốn trong nước (GDP) là 2%, đến năm 1995 tăng lên 5%. Cũng trong năm 1985, tổng lượng FDI mà các nước đang phát triển thu được chỉ chiếm 3% trong việc hình thành vốn nước đó, đến năm 1995 tăng lên 8%. Mặt khác, trong thập niên 70, tỷ lệ FDI mà các nước đang phát triển thu được chỉ chiếm 1% tổng FDI toàn cầu thì đến năm 1995 tỷ lệ này là 15%.

Theo số liệu về đầu tư trực tiếp trong hai năm 1995 và 1996 được thống kê (xem bảng 3), các nước phát triển là các nước XK vốn chính chiếm khoảng 80% và cũng là nơi nhận vốn nhiều, chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng có lượng xuất NK vốn cao nhất từ trước đến nay.

Theo đà phát triển của nguồn đầu tư xuyên quốc gia này đã nổi lên xu hướng mở cửa đầu tư. Đối với xu thế này hiện nay có hai trường phái quan điểm. Các nước đang phát triển một mặt tranh thủ vốn, công nghệ của các nước đầu tư đua nhau đưa ra các điều kiện ưu đãi đầu tư để thu hút FDI, mặt khác đặt ra nhiều qđịnh và hạn chế đối với đầu tư nước ngoài với mục đích bảo vệ và thúc đẩy những ngành công nghiệp non trẻ và tránh thâm hụt cán cân thanh toán.


BẢNG 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1995 và 1996 (tỷ USD)

1995

1996

Tổng

luồng vào

Tổng

luồng ra

Tổng

luồng vào

Tổng

luồng ra

Tổng

338,7

16,5

346,8

349,2

Các nước phát triển

291,3

05,9

294,7

208,2

Các nước đang phát triển

47,0

96,3

51,5

128,7

Nga và Đông Âu

4,0

14,3

0,6

12,3

Nguồn: Báo cáo Đầu tư thế giới năm 1997 của UNCTAD.

Hơn nữa, theo các nước này, các biện pháp đầu tư liên quan nhiều đến việc thực hiện chủ quyền quốc gia là một công cụ trong chính sách KT tổng thể của nước nhận đầu tư và giúp các nước này chống lại các hoạt động kinh doanh hạn chế (Restrictive Business Practices - RBP) của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia.

Các nước XK tư bản chủ yếu là các nước phát triển, nhằm bảo vệ quyền lợi đầu tư của mình ở nước ngoài, muốn loại bỏ các biện pháp đầu tư để tạo điều kiện thông thoáng cho đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng KT nói chung.

Trong nỗ lực mở cửa đầu tư, không thể không kể đến các Nguyên tắc đầu tư không ràng buộc (Non-binding Investment Principles) được thông qua vào tháng 11-1994 tại Diễn đàn Hợp tác KT châu Á - Thái Bình Dương (APEC. Các nguyên tắc này đưa ra những qđịnh đối với đầu tư như không phân biệt đối xử, đãi ngộ quốc gia...

Trước khi Hiệp định TRIMs của WTO được ký kết, cũng có một số hiệp định QT qđịnh về các biện pháp đầu tư. Tuy nhiên, chúng chỉ cung cấp một số hướng dẫn hạn chế về nội dung và phạm vi. Ví dụ, Luật Tự do hoá dòng chu chuyển vốn của OECD (Code on Liberalisation of Capital Movements) yêu cầu các thành viên tháo gỡ các hạn chế về đầu tư trực tiếp trên bình diện rộng. Mặc dù vậy, tính hiệu quả của luật này còn hạn chế bởi có rất nhiều ý kiến bảo lưu của từng thành viên.

Hiện nay, các thành viên OECD đang đàm phán Hiệp định đa phương về đầu tư (Multilateral Agreement on Investment – MAI) dự định bảo đảm cả việc mở cửa lẫn bảo hộ đối với đầu tư trực tiếp. Các cuộc đàm phán đã bắt đầu từ năm 1995 để đệ trình bản dự thảo lên Hội nghị Bộ trưởng vào tháng 5-1997. Tuy nhiên, công việc phải kéo dài cho đến Hội nghị Bộ trưởng vào tháng 4-1998 vì các khó khăn chính trị khiến cho chưa thỏa thuận được về các cam kết tự do hoá và cuộc đàm phán đã được đình hoãn vô thời hạn. Hiệp định dự tính sẽ qđịnh: 1) mức độ kỷ luật cao hơn đối với việc bảo hộ đầu tư; 2) các nghĩa vụ bao trùm nhằm mở cửa đầu tư; và 3) một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả bao hàm cả lịch trình giải quyết các tranh chấp giữa các nhà đầu tư và các nước cũng như giữa các nước với nhau. Một số điểm tranh luận chưa được giải quyết trong khuôn khổ MAI bao gồm: liệu có cho phép các trường hợp ngoại lệ đối với một số lĩnh vực cụ thể trong điều khoản ngừng áp dụng (standstill clause) hay không; liệu các trường hợp ngoại lệ về Quy chế Tối huệ quốc có được áp dụng cho các tổ chức hội nhập KT khu vực hay không; liệu có bao gồm cả việc cấm các sự tẩy chay đầu tư thứ cấp hay không; liệu có cho phép một ngoại lệ chung vì lý do văn hoá và liệu có bao gồm các điều khoản qđịnh về các vấn đề về môi trường và lao động hay không.

Như đã đề cập ở trên, MAI có xu hướng tạo điều kiện mở cửa đầu tư và cung cấp biện pháp bảo hộ đầu tư, có lợi phần nhiều cho các nước phát triển. Vậy các nước đang phát triển sẽ tham gia hay không. Từ suy nghĩ đó, Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Xingapo tháng 12-1996 đã quyết định thành lập Nhóm công tác về mối liên hệ giữa TM và đầu tư, mà ở đó các nước sẽ xem xét nhu cầu về luật lệ đầu tư toàn diện có sự tham gia của cả các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển.

Hiệp định TRIMs của WTO ký tại Vòng đàm phán Uruguay được coi là bước thoả hiệp ban đầu của hai trường phái quan điểm: một bên là các nước phát triển nêu lên tác động bóp méo của đầu tư đối với quy chế mậu dịch đa phương, và vì thế đòi hỏi đàm phán phải bao hàm cả các vấn đề chính sách tác động đến luồng đầu tư trực tiếp; bên kia là các nước đang phát triển với lý do GATT không có chức năng đàm phán về các vấn đề đầu tư và yêu cầu đàm phán cả về các vấn đề do các tập đoàn xuyên quốc gia đặt ra như là RBPs. Vì vậy, phạm vi của TRIMs có phần hạn chế.

Các nước đang phát triển và Hiệp định 

Việc ngày càng mở rộng TM và đầu tư giữa biên giới các nước cần chú ý tới nhu cầu đặc biệt về phát triển TM và đầu tư của các nước đang phát triển, nhất là các nước kém phát triển (Lời mở đầu của Hiệp định.

Như trên đã nêu, các nước đang phát triển và kém phát triển được hưởng thời gian chuyển đổi dài tương ứng là 5 và 7 năm để cắt giảm các biện pháp TRIMs không phù hợp với GATT (Điều 5.2. Một nước đang phát triển gặp khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định này có thể đề nghị Ủy ban về TM hàng hoá kéo dài thời gian chuyển đổi của mình. Uỷ ban sẽ cân nhắc tới nhu cầu phát triển, TM, tài chính của thành viên khó quyết định (Điều 5.3.

Các nước đang phát triển và kém phát triển có thể duy trì các biện pháp đầu tư đã bị cho là vi phạm Điều III và Điều XI của GATT, miễn là các biện pháp này đáp ứng được các điều kiện của Điều XVIII của GATT. Theo Điều XVIII của GATT 1994 các thành viên có mức sống thấp và đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, trong một số trường hợp, có thể áp dụng một số biện pháp đầu tư bị GATT cấm áp dụng vì mục đích nâng cao mức sông cho người dân, vì nhu cầu phát triển KT và về lâu dài vẫn bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu của hiệp định GATT 1994.

 

Chương VI: HIỆP ĐỊNH VỀ DỆT MAY VÀ HIỆP ĐỊNH VỀ NÔNG NGHIỆP

Những vòng đàm phán trước của GATT, đặc biệt là Vòng Tokyo, đã cắt giảm đáng kể hàng rào thuế quan của các nước phát triển đối với sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, việc xóa bỏ những biện pháp hạn chế về số lượng và các biện pháp phi thuế quan khác đối với hàng NK không đạt được nhiều tiến bộ. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghiệp, các hạn chế số lượng có tính phân biệt đối xử đối với các sản phẩm dệt may NK được áp dụng dưới vỏ pháp lý là Hiệp định Đa sợi (MFA. Các vòng đàm phán trước cũng không đạt được thỏa thuận nào đối với các chính sách bảo hộ nông nghiệp ngặt nghèo của các nước phát triển. Hơn nữa, hầu như không có sự thay đổi nào trong chính sách trợ cấp XK của các nước phát triển, những chính sách này đã bóp méo các điều kiện cạnh tranh trong thị trường TMQT.

Vòng đàm phán Uruguay đã cải thiện đáng kể tình hình nói trên. Những kết quả chính của kết quả Vòng đàm phán này có thể được tóm tắt như sau:

- Cam kết cắt giảm thuế đối với các sản phẩm công nghiệp của các nước cao hơn hẳn các cam kết được đưa ra trong Vòng đàm phán Tokyo.

- Bằng việc thông qua Hiệp định về Dệt may, các nước đã đồng ý cắt giảm theo giai đoạn những hạn chế trong Hiệp định Đa sợi (MFA) trong khoảng thời gian 10 năm đến ngày l-1-2005.

- Hiệp định về Nông nghiệp đã tạo ra một khung pháp lý cho việc đưa TM trong nông nghiệp dần dần tuân thủ các nguyên tắc của GATT và tự do hoá trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Các nước đang phát triển và các nền KT chuyển đổi đã tham gia tích cực trong đàm phán và đồng ý cắt giảm thuế quan đối với cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp.

- Hầu hết các hàng rào thuế quan của các nước phát triển đều được ràng buộc không tăng tiếp, đối với các nước đang phát triển và các nước có nền KT chuyển đổi, tỷ lệ thuế đã ràng buộc tăng lên một cách đáng kể.


1. Một số qđịnh chung

WTO có qđịnh cụ thể về giảm thuế quan thời gian thực hiện (tức thời gian chuyển tiếp để thực hiện cam kết) cho từng loại nước khác nhau, theo đó mốc thời gian thời gian thực hiện đều được tính từ ngày 1-1-1995. Như vậy, gia nhập WTO càng muộn thì thời gian thực hiện càng ngắn, thậm chí không có thời gian thực hiện.

Tuy nhiên trên thực tế, mọi cam kết cụ thể về giảm thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan cũng như về thời gian thực hiện ... phụ thuộc chủ yếu vào kết quả thương lượng giữa các nước. Cụ thể, các nước gia nhập WTO sau ngày 1-1-1995 đều đã đàm phán để thời gian thực hiện trong một số lĩnh vực được tính từ thời điểm chính thức gia nhập WTO của nước đó.

2. Qđịnh của WTO về thuế

Lời nói đầu và Điều XXVIII bis của GATT 1994 qđịnh các nước phải giảm bớt hoặc nếu có thể thì loại bỏ thuế suất áp dụng trên cơ sở có đi, có lại thông qua đàm phán, và các thuế suất áp dụng đã được giảm bớt đó phải được "ràng buộc", nghĩa là cam kết không tăng trở lại nữa. Cụ thể, hiện nay tất cả các nước thành viên WTO đã cam kết ràng buộc các loại thuế quan của họ trong lĩng vực nông nghiệp; khoảng 98% số lượng mặt hàng công nghiệp NK vào các nước phát triển và đang chuyển đổi có mức thuế suất áp dụng ràng buộc. Tỷ lệ đó của các nước đang phát triển là 73%.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các nước - đặc biệt là các nước đang phát triển - có thể thương lượng về mức thuế trần cao hơn mức thuế áp dụng để đề phòng những trường hợp bất trắc trong thời gian thực hiện giảm thuế. Trong trường hợp này (chiếm 27% hàng công nghiệp NK của các nước đang phát triển), các nước cam kết ràng buộc đối với mức thuế trần chứ không phải mức thuế áp dụng trên thực tế. Thuế trần ràng buộc này có thể là một thuế suất áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm NK hoặc cho một lĩnh vực, hay cũng có thể gồm những mức thuế suất khác nhau cho từng mặt hàng.

Điều II qđịnh các nước không được phép áp dụng thuế suất cao hơn thuế suất ràng buộc đối với tất cả các thành viên.

Điều XXVIII qđịnh: Trước khi sửa đổi hoặc rút lại cam kết ràng buộc của mình, các nước phải thương lượng với các thành viên của WTO có liên quan để đưa ra các nhượng bộ nhằm bù đắp những thiệt hại do việc tăng thuế suất gây ra, chẳng hạn bằng cách giảm thuế suất đối với các mặt hàng khác.

WTO không qđịnh cụ thể về mức thuế suất cao nhất mà một nước có thể áp dụng. Mọi kết quả thực hiện về thuế suất đều phụ thuộc vào đàm phán trực tiếp giữa nước gia nhập và các thành viên WTO. Như vậy, mặc dù các cam kết giảm thuế có tính chất ràng buộc pháp lý, nhưng các nước vẫn có thể đàm phán để nâng thuế suất ràng buộc lên với điều kiện có đền bù, hoặc tăng những thuế suất áp dụng chưa bị ràng buộc lên ngang với mức thuế trần đã cam kết ràng buộc.

Phần này sẽ tóm tắt những cam kết đạt được trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và quá trình cắt giảm dần những hạn chế trong lĩnh vực dệt may theo các điều khoản của Hiệp định về Dệt may nói riêng. Tiếp đó sẽ là một bản mô tả những qđịnh mới được áp dụng đối với nông sản theo Hiệp định về Nông nghiệp và những cam kết tự do hoá các nước đưa ra theo qđịnh của Hiệp định này. Phần cuối sẽ nêu lên những bước mà các doanh nhân phải thực hiện để tận dụng tối đa những lợi thế của các biện pháp tự do hoá trên.

3. Các sản phẩm công nghiệp

3.1. Cắt giảm thuế

Trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển đồng ý giảm 40% mức thuế. Các nước đang phát triển và các nền KT chuyển đổi giảm 30% mức thuế của mình.

Để đạt được mức thuế cuối cùng được thỏa thuận vào ngày 1-1-2000, những cắt giảm thuế nêu trên sẽ được tiến hành trong 5 giai đoạn. Bảng 4 đến 6 cho thấy mức thuế bình quân gia quyền của một số nền KT chuyển đổi đang phát triển và phát triển trước Vòng đàm phán Uruguay và mức thuế sẽ được áp dụng sau ngày 1-1-2000, là thời hạn đặt ra cho việc hoàn thiện việc cắt giảm thuế đã được thỏa thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.

 BẢNG 4: Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệpa/ của một số nưóc phát triển trước và sau Vòng đàm phán Uruguay (%)

Nước phát triển

Mức thuế bình quân gia quyền

Trước vòng Uruguay

Sau vòng Uruguay

Các nước phát triển

6,3

3,8

Ôxtrâylia

20,1

12,2

Áo

10,5

7,1

Canada

9,0

4,8

EU

5,7

3,6

Phần lan

5,5

3,8

Aixơlen

18,2

11,5

NhậtBản

3,9

1,7

Niu Dilân

23,9

11,3

Nauy

3,6

2,0

Châu Phi

24,5

17,2

Thụy Điển

4,6

3,1

Thụy Sĩ

2,2

1,5

Mỹ

5,4

3,5

Nguồn: Business guide to the Uruguay Round, International Trade Center, 1995, tr. 245.

BẢNG 5: Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệpa/ của một số nước đang phát triển trước và sau Vòng đàm phán Uruguay (%)

Nước phát triển

Mức thuế bình quân gia quyền

Trước vòng Uruguay

Sau vòng Uruguay

Achentina

38,2

30,9

Braxin

40,6

27,0

Chilê

34,9

24,9

Côlômbia

44,3

35,1

Côxta Rica

54,9

44,1

En Xanvađo

34,5

30,6

Ấn Độ

71,4

32,4

Hàn Quốc

18,0

8,3

Malaixia

10,2

9,1

Mêhicô

46,1

33,7

Pêru

34,8

29,4

Philippin

23,9

22,2

Rumani

11,7

33,9

Xingapo

12,4

5,1

Xri Lanca

28,6

28,1

Thái Lan

37,3

28,0

Thổ Nhĩ Kỳ

25,1

22,3

Vênêzuêla

50,0

30,9

Dimbabuê

4,8

4,6

Nguồn: Business guide to the Uruguay Round, International Trade Center, 1995, tr 246.

Chú thích: a/ Trừ dầu khí

BẢNG 6: Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệpa/ của một số nền KT chuyển đổi (%)

Nền KT chuyển đổi

Mức thuế bình quân gia quyền

Trước vòng Uruguay

Sau vòng Uruguay

Các nền KT chuyển đổi

8,6

6,0

Cộng hoà séc

4,9

3,8

Hunggary

9,6

6,9

Balan

16,0

9,9

Cộng hoà Xlôvakia

4,9

3,8

Nguồn: Business guide to the Uruguay Round, International Trade Center, 1995, tr. 246.

Chú thích: a/ Trừ dầu khí

Trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển và một số nước đang phát triển cũng đồng ý sẽ xoá bỏ tất cả hàng rào thuế quan trong một số lĩnh vực thường được gọi là các lĩnh vực có mức thuế 0%. Những lĩnh vực này bao gồm dược, thiết bị nông nghiệp, thiết bị xây dựng, thiết bị y tế, đồ nội thất, giấy, thép và đồ chơi. Do đó, cộng với những cam kết khác, tỷ lệ sản phẩm công nghiệp thâm nhập vào thị trường các nước phát triển trên cơ sở miễn thuế sẽ tăng gấp đôi từ 22% đến 44%. Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp sẽ giảm từ:

- 6,3% đến 3,8 % đối với các nước phát triển;

- 15,3% đến 12,3% đối với các nước đang phát triển; và

- 8,6% đến 6% đối với các nền KT chuyển đổi.

Điều đáng lưu ý là mặc dù các nước phát triển giảm thuế áp dụng trung bình từ 6,3% năm 1995 xuống còn 3,8% vào ngày l-l-1999 (tức giảm 40%), song các sản phẩm XK nhạy cảm của các nước đang phát triển

không được giảm th uế nhiều, cụ thể như sau:

Tăng số lượng mặt hàng được miễn thuế (thuế suất = 0) từ 22% lên 44% đối với những mặt hàng không nhạy cảm.

Thuế suất của các mặt hàng ít nhạy cảm giảm mạnh hơn mức trung bình như: kim loại giảm 69%; máy móc phi điện tử giảm 68%; gỗ và giấy giảm 65%.

Thuế suất của các mặt hàng nhạy cảm giảm nhẹ hơn mức trung bình như: dệt may giảm 16%; khoáng sản giảm 25%; thiết bị vận tải giảm 27%; cá, sản phẩm từ cá giảm 30%; thuộc da, cao su, giày dép giảm 32%.

3.2. Ràng buộc thuế

Một khía cạnh quan trọng khác của Vòng Uruguay là tiến bộ đạt được trong việc ràng buộc thuế. Hầu hết tất cả hàng NK đến các nước phát triển sẽ có mức thuế ràng buộc; tỷ lệ ràng buộc đối với các nước đang phát triển là 73% và khoảng 98% đối với các nền KT chuyển đổi. Một trong những lợi ích của việc ràng buộc thuế là bảo đảm tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp có thể vạch kế hoạch phát triển TM mà không phải lo ngại đến sự gia tăng thuế và các biện pháp hạn chế số lượng.

3.3. Xoá bỏ các hạn chế số lượng

Một yếu tố quan trọng không kém trong việc tạo ra các cơ hội tiếp cận thị trường là các qđịnh về cắt giảm dần những hạn chế số lượng đối với các sản phẩm công nghiệp. Hiệp định về Dệt may qđịnh việc xoá bỏ theo từng giai đoạn những hạn chế với hàng dệt may; Hiệp định về Các biện pháp tự vệ (Agreement on Safeguards) sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế XK tự nguyện (VERS) và các biện pháp ''vùng xám'' (grey area measures.

3.3.1. TM dệt may trước Vòng Uruguay

Trong suốt hơn ba thập kỷ, TMQT trong lĩnh vực dệt may phụ thuộc vào các hiệp định song phương về hạn ngạch. Phạm vi các sản phẩm bị kiểm soát bởi chế độ hạn ngạch này mở rộng từ các sản phẩm bông sợi trong các thỏa thuận ngắn hạn và dài hạn vào đầu những năm 1960 và 1970 sang các sản phẩm sợi tự nhiên và nhân tạo sau năm lần gia hạn Hiệp định Đa sợi (MFA.

Vào cuối năm 1994, khi Hiệp định này hết hạn MFA đã có 39 thành viên. Tám thành viên trong số đó là các nước phát triển đồng thời là những nước NK; 81 thành viên còn lại, phần lớn là các nước đang phát triển là những nước XK. MFA khuyến khích nước NK và XK ký kết các thỏa thuận song phương trong đó yêu cầu các nước XK hạn chế XK tất cả hoặc một số những sản phẩm dệt may nhất định.

Khi ký kết những hiệp định song phương này, các nước phải tuân thủ chặt chẽ những qđịnh của MFA về:

- Qđịnh các hạn ngạch và chủng loại;

- Mức độ hạn chế; và

- Thực hiện những qđịnh về tỷ lệ tăng mức độ XK hàng năm, tiếp tục thực hiện những hạn ngạch chưa sử dụng của năm trước; và để lại một phần hạn ngạch của năm hiện tại để thực hiện vào năm sau.

Khi Hiệp định về Dệt may có hiệu lực vào ngày 1-1-1995, một vài nước và khu vực NK (Mỹ, Canađa, EC, Nauy, Phần Lan và Ôxtrâylia) đã có 90 hiệp định song phương hạn chế hàng XK của các nước XK. Thêm vào đó, 29 hiệp định không nằm trong MFA hoặc những biện pháp đơn phương hạn chế hàng NK dệt may.

3.3.2. Đưa TM dệt may vào GATT

Xuất phát từ khía cạnh pháp lý đơn thuần, việc duy trì những hạn chế số lượng này không phù hợp với những qđịnh của GATT. Tuy nhiên, MFA đã tạo ra một cái ô pháp lý để có thể vi phạm những nguyên tắc của GATT. Mục đích chính của Hiệp định về dệt may là đưa TM dệt may tuân thủ những qđịnh của GATT bằng cách yêu cầu các nước thành viên đang sử dụng những hạn chế số lượng phải cắt giảm chúng trong thời gian 10 năm.

Sau khoảng thời gian 10 năm từ ngày 1-1-2005, không nước nào được sử dụng những hạn chế đối với hàng nhập dệt may, trừ khi họ có thể chứng minh rằng những biện pháp này phù hợp với những điều khoản của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ. Nói cách khác, một nước NK chỉ có thể áp đặt những hạn chế sau khi họ có thể chứng minh được, qua quá trình điều tra rằng sự gia tăng hàng NK chính là nguyên nhân gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến ngành dệt may trong nước. Hơn nữa, những hạn chế này sẽ phải được áp dụng cho hàng NK từ tất cả các nguồn, không phân biệt đối xử với hàng NK từ một hoặc hai nước nào như trong trường hợp các hạn chế của Hiệp định Đa sợi, (MFA.

3.3.3. Phương pháp hoà nhập Hiệp định về Dệt may (ATC)

Cơ sở của việc hoà nhập lĩnh vực dệt vào trong GATT là danh sách các sản phẩm dệt trong phụ lục kèm theo Hiệp định về Dệt may. Danh sách này bao hàm tất cả các sản phẩm dệt, kể cả những sản phẩm bị hạn chế số lượng. Quá trình hoà nhập này được tiến hành theo bốn giai đoạn. Tại mỗi giai đoạn, các sản phẩm đạt đến một mức độ phần trăm nhất định của khối lượng hàng NK của một nước năm 1990 (năm cơ sở) sẽ được đưa vào quá trình hoà nhập. Những tỷ lệ phần trăm đó là (Điều 2.b):

- 16% của các sản phẩm trong danh sách vào thời điểm HĐ có hiệu lực (1/1/1995);

- 17% vào cuối năm thứ ba (1-1-1998);

- 18% vào cuối năm thứ bảy (1-1-2002)

- 49% còn lại vào cuối năm thứ 10 (1-1-2005)

Khi đưa các sản phẩm vào trong quá trình hòa nhập, các nước không cần giới hạn việc hòa nhập đối với các sản phẩm có những qđịnh về số lượng. Hạn chế duy nhất mà Hiệp định đưa ra là các sản phẩm thuộc một trong bốn chủng loại là bông vụ và chỉ, sợi, hàng dệt may sẵn và hàng may mặc.

Trong trường hợp của Mỹ và Liên minh châu Âu, vào năm 1990 (năm cơ sở) tỷ lệ phần trăm của hàng NK không bị chi phối bởi các biện pháp hạn chế số lượng là khoảng 34% với Mỹ và 37 % với EU. Đối với những nước sử dụng các hạn chế, tỷ lệ phần trăm này cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, những nước sử dụng các biện pháp hạn chế số lượng nhiều có thể sẽ hoàn thành nghĩa vụ của họ đặt ra trong hai năm đầu tiên mà không cần thiết phải xoá bỏ nhiều hạn chế về số lượng. Họ có thể làm như vậy vì thực tế cả Mỹ và EU đã không đưa thêm bất cứ biện pháp hạn chế nào đối với hàng dệt may vào giai đoạn thứ nhất từ ngày 1-1-1995. Người ta có thể hiểu rằng, những bước thật sự để xoá bỏ các hạn chế số lượng chỉ bắt đầu vào giai đoạn thứ ba là năm 2002 và phần lớn những hạn chế này sẽ chỉ được xoá bỏ vào ngày cuối cùng của giai đoạn chuyển đổi.

Tuy nhiên, Hiệp định cố gắng củng cố và mở ra một thị trường lớn hơn cho các sản phẩm dệt may mà có thể vẫn bị ràng buộc bởi các hạn chế trong quá trình chuyển đổi. Để làm như vậy, Hiệp định yêu cầu rằng hạn ngạch hàng năm cho mỗi hạng mục dệt theo các hiệp định song phương phải tăng liên tục. Vì vậy, nếu tỷ lệ tăng hạn ngạch hàng năm cho một sản phẩm theo một hiệp định song phương là 3%, nó sẽ phải tăng lên:

- 16% một năm trong 3 năm đầu tiên;

- 25% một năm trong 4 năm tiếp theo; và

- 27% trong 3 năm tiếp theo.

3.3.4. Hoà nhịp các biện pháp hạn chế không nằm trong MFA (ATC, Điều 3)

Hiệp định về Dệt may cũng yêu cầu các nước đang áp dụng những hạn chế không nằm trong MFA phải cắt giảm chúng trong 10 năm. Chương trình cắt giảm dần những biện pháp hạn chế này sẽ được nước NK chuẩn bị và đệ trình lên Uỷ ban giám sát hàng dệt may (TMB. Uỷ ban này được thành lập theo Hiệp định về Dệt may để giám sát việc thực hiện Hiệp định.

3.3.5. Những biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp (ATC, Điều 6)

Một điều cần chú ý là mặc dù Hiệp định về Dệt may khuyến khích các nước xoá bỏ những hạn chế đối với các sản phẩm dệt nhưng nó cũng cho phép các nước sử dụng những biện pháp tự vệ trong quá trình chuyển đổi. Những biện pháp tự vệ trong quá trình chuyển đổi có thể được áp dụng đối với những sản phẩm dệt không nằm trong GATT nếu nước NK cho rằng:

- Sản phẩm được nhập với số lượng tăng đáng kể gây ra những tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa đến công nghiệp dệt trong nước có sản phẩm tương tự;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa sự tổn hại nghiêm trọng đối với công nghiệp trong nước với sự gia tăng nhanh chóng và đột xuất của hàng NK từ nước XK hoặc hàng XK của những nước bị hạn chế.

Những hạn chế này có thể sẽ được áp dụng chỉ sau khi có sự tham khảo và có sự thỏa thuận với nước XK về mức độ NK. Tuy nhiên, Hiệp định cho phép các nước sử dụng các biện pháp hạn chế thậm chí cả khi ko có sự thỏa thuận với đ.kiện phải báo cho UB giám sát hàng dệt may. Nước NK phải tuân thủ q.định của C.quan Giám sát hàng dệt (TMB.

3.3.6. Xoá bỏ những biện pháp "vùng xám"

Cùng với việc xoá bỏ những hạn chế đối với các sản phẩm dệt, các nước cũng cam kết, theo các qđịnh của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ, xoá bỏ những biện pháp hạn chế XK tự nguyện và các biện pháp ''vùng xám" khác được sử dụng trên cơ sở phân biệt đối xử với hàng NK của một vài nước được xác định trước, hoặc làm cho chúng phải phù hợp với những qđịnh của Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Những biện pháp ''vùng xám" này được áp dụng đối với các sản phẩm như hàng du lịch, giày, công cụ máy, trang thiết bị điện tử, vô tuyến và đèn hình.

4. Các sản phẩm nông nghiệp

4.1. Tổng quan

Nhìn chung có thể chia các sản phẩm nông nghiệp thành hai nhóm: sản phẩm nhiệt đới và các sản phẩm khác. Mặc dù không có định nghĩa chính xác nhưng thông thường những sản phẩm được coi là sản phẩm nhiệt đới là đồ uống gồm chè, cà phê và cacao, hàng bông, sợi có lanh, và cây sizal; hoa quả có chuối, xoài và ổi; và các sản phẩm khác phần lớn trồng tại các nước đang phát triển được coi là hàng nông sản nhiệt đới. Vào nhữngnăm sau khi GATT được thành lập, những sản phẩm này phải chịu cả thuế quan lẫn thuế nội địa rất cao tại thị trường các nước phát triển. Do những sản phẩm này là hàng XK chủ yếu của các nước đang phát triển, những vòng đàm phán cuối cùng của GATT, đã đặt ưu tiên cho việc xoá bỏ những hạn chế cản trở việc NK những sản phẩm này. Chính vì vây, thậm chí ngay trước Vòng đàm phán Uruguay, một phần lớn những sản phẩm này, dưới dạng nguyên liệu thô hoặc chế biến đã thâm nhập thị trường các nước phát triển và được miễn thuế theo tỷ lệ thấp của các điều khoản tối huệ quốc, hoặc theo những hiệp định ưu đãi song phương.

Tuy nhiên, phần lớn các nước phát triển vẫn tiếp tục áp dụng những hàng rào thuế quan cao và những biện pháp phi quan thuế với hàng nông sản NK (đại mạch và các ngũ cốc khác, thịt, sản phẩm thịt và sữa) bằng những biện pháp hạn chế số lượng, giấy phép và các biện pháp thuế khác. Mục đích cơ bản khi đưa ra hàng rào bảo hộ đối với những sản phẩm này là để bảo đảm cho người sản xuất trong nước mức giá cao hơn hẳn giá thế giới và từ đó tạo thêm thu nhập cho họ. Những chính sách này, không những làm giảm cơ hội buôn bán TM của những người sản xuất nước ngoài có tính cạnh tranh cao hơn, mà còn làm tăng gánh nặng đối với ngân sách CP. Điều rõ ràng là nếu giá trong nước vượt quá giá thế giới thì sản phẩm chỉ có thể được bán ra thị trường thế giới thông qua trợ giá XK. Mặc dù nông nghiệp không được bảo hộ chặt chẽ ở các nước đang phát triển, nhiều nước vẫn áp dụng hàng rào thuế quan cao và hạn chế hàng nhập nông sản thông qua những hạn chế về số lượng. Thực phẩm và những hàng cần thiết khác đối lúc được nhập qua các tổ chức ngoại thương nhà nước.

Hiệp định về Nông nghiệp được đàm phán tại Vòng Uruguay thiết lập một chương trình cho việc cải tổ dần TM trong nông nghiệp, chương trình nhằm hình thành ''một hệ thống TM nông nghiệp định hướng thị trường, bình đẳng và công bằng" bằng cách yêu cầu các nước áp dụng những nguyên tắc mới trong cả:

- Việc sử dụng những biện pháp tại biên giới kiểm soát hàng NK;

- Việc sử dụng những biện pháp trợ giá XK và các biện pháp hỗ trợ khác nhằm bảo đảm thu nhập cho người nông dân.

4.2. Các biện pháp tại cửa khẩu

4.2.1. Thuế hoá

Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định về Nông nghiệp là những nguyên tắc mới. Những nguyên tắc này yêu cầu các nước bãi bỏ các biện pháp phi quan thuế (như các hạn chế số lượng, giấy phép và phí) bằng cách chuyển đổi chúng sang những mức thuế tương đương và đưa chúng vào trong các hạng mục thuế đã được cố định. Do đó các nước phát triển đã đặt ra mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm (chủ yếu là các sản phẩm từ khu vực ôn đới) mà trước đó họ áp dụng các biện pháp phi quan thuế. Việc chuyển hoá các biện pháp phi quan thuế được căn cứ trên cơ sở giá trung bình của thế giới đối với sản phẩm đó và giá mà nó được bảo trợ tại nước NK. Mức thuế sau khi đã thuế hoá và các loại thuế khác sẽ được ràng buộc lại với mức thuế trần để ngăn chặn sự gia tăng thuế sau đó.

Theo các qđịnh của GATT, nghĩa vụ thực hiện thuế hóa những biện pháp phi quan thuế không áp dụng cho những nước đang phát triển trong giai đoạn khó khăn về cán cân thanh toán. Họ còn được phép sử dụng những biện pháp phi quan thuế này. Tuy nhiên, những nước đang phát triển, kể cả những nước có khó khăn về cán cân thanh toán, vẫn phải ràng buộc mức thuế của họ. Đối phó lại với qđịnh này, họ thường đưa ra những mức thuế trần cao hơn nhiều so với mức thuế hiện tại.

4.2.2. Tỷ lệ phần trăm cắt giảm đối với thuế

Các nước đồng ý cắt giảm thuế theo những tỷ lệ phần trăm nhất định. Các nước phát triển và có nền KT chuyển đổi phải giảm 37% và các nước đang phát triển giảm 24%. Những cắt giảm này sẽ được các nước phát triển thực hiện trong giai đoạn 6 năm và các nước đang phát triển trong 10 năm. Những nước kém phát triển nhất mặc dù đã ràng buộc thuế với mức thuế trần cao hơn, không nhất thiết phải cắt giảm chúng.

Các qđịnh này cũng yêu cầu mức thuế cắt giảm tối thiểu đối với một sản phẩm là 15% đối với các nước phát triển và 10% đối với các nước đang phát triển.

4.2.3. Sản phẩm nhiệt đới

Do tầm quan trọng của các sản phẩm nhiệt đới đối với ngoại thương của các nước đang phát triển, các cuộc đàm phán về cắt giảm và loại bỏ thuế quan và các biện pháp hạn chế khác được đặc biệt ưu tiên và được tổ chức riêng. Đàm phán trong lĩnh vực này đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc xoá bỏ những mức thuế quan ưu đãi theo MFN và những hạn chế khác đối với những sản phẩm này tại các nước phát triển. Các nước đang phát triển cũng cắt giảm thuế đối với những sản phẩm này. Phần lớn các nước thực hiện việc cắt giảm không thông qua giai đoạn chuyển đổi.

4.2.4. Sản phẩm ôn đới

Đối với hàng ôn đới, tỷ lệ thuế hiện áp dụng, sau khi thuế hoá, phản ánh mức độ bảo hộ của các biện pháp phi quan thuế trước đây. Do mức độ này trước đây cao, những tỷ lệ mới áp dụng đối với những sản phẩm này ở một số nước nói chung là khoảng từ 60% đến 100%; với một số nước khác thì khoảng từ 80% đến 350%. Một trong những mục tiêu cơ bản đòi hỏi các nước thuế hoá các biện pháp phi quan thuế của mình là để tăng cường tính minh bạch của hàng rào bảo hộ. Mục tiêu trên không đạt được đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp. Các nước đã không sử dụng thuế giá trị mà sử dụng thuế cụ thể với từng hạng mục. Những biểu thuế này, trong một số trường hợp được tính trên cơ sở giá trị tối thiểu hoặc biểu giá tham khảo.

Với một số sản phẩm có mức độ bảo hộ cao, một trở ngại lớn là bản thân quá trình thuế hoá sẽ ko có tác động lớn đến quá trình tự do hoá kể cả sau khi thực hiện. Vì vậy, các biện pháp cam kết mở cửa hiện tại và tối thiểu đc áp dụng để bổ sung cho quá trình thuế hoá.

5. Đánh giá những thành quả của tự do hoá

Nhiều công trình nghiên cứu đã được các tổ chức QT tiến hành ở cấp độ vĩ mô để đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết này đối với TM và thu nhập thế giới. Tất cả những nghiên cứu này đều thống

nhất ý kiến rằng việc cắt giảm hàng rào thuế quan sẽ dẫn đến gia tăng TM và thu nhập trên thế giới. Nội dung được tranh luận nhiều nhất tập trung vào đánh giá bản chất những thành quả này và việc phân phối những thành quả này trong các nhóm người và nước sản xuất khác nhau. Những đánh giá này khác nhau chủ yếu do sự khác nhau về phương pháp và giả thiết đặt ra cũng như về thông tin và số liệu được sử dụng khi các nhà nghiên cứu thực hiện công việc đánh giá.

5.1. Thành quả về mặt thu nhập

Ban Thư ký WTO dự đoán rằng bằng cách sử dụng các biểu mẫu với số liệu cụ thể (không kể đến tác động của việc tăng thu nhập đối với đầu tư và tiết kiệm) tỷ lệ tăng hàng năm của thu nhập thế giới sẽ là 110 tỷ USD đến 315 tỷ USD vào năm 2005. Mô hình năng động (với giả thiết rằng phân chia thu nhập được đầu tư và tiết kiệm) sẽ nâng tỷ lệ này lên 60% từ 185 tỷ USD lên 510 tỷ USD.

HỘP 24: Các cam kết mở cửa hiện tại và tối thiểu (Hiệp định về Nông nghiệp, Điều 5.2)

Cam kết mở cửa hiện tại:

Nhiều nước đã có những thỏa thuận đặc biệt đối với sản phẩm NK thịt và các sản phẩm ôn đới trên cơ sở miễn thuế hoặc ưu đãi. Để bảo đảm những sản phẩm NK này không bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng tỷ lệ thuế quá cao trong quá trình thuế hoá, nước NK đã đưa ra các cam kết hiện tại bằng cách thiết lập hạn ngạch thuế đánh vào hàng NK với tỷ lệ thuế thấp. Nhờ những cam kết này, hàng NK trong hạn ngạch được hưởng tỷ lệ thuế thấp hơn tỷ lệ hiện tại. Tỷ lệ thuế cao hơn sẽ đánh vào hàng NK vượt quá giới hạn hạn ngạch cho phép.


Các cam kết mở cửa tối thiểu

Đối với các sản phẩm được nhập ít hoặc không nhập trước đây do các biện pháp bảo hộ chặt chẽ, các nước phải đưa ra những cam kết tối thiểu bảo đảm việc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm này. Những cam kết này tạo điều kiện hình thành hạn ngạch thuế tương đương với 3% tiêu thụ nội địa trong giai đoạn cơ sở 1986-1988 và tăng lên 5% vào cuối năm 2000 đối với nước phát triển và năm 2004 đối với nước đang phát triển. Những tỷ lệ thấp hơn (đưa ra trong các chương trình hành động quốc gia nhưng nhìn chung không quá 32% tỷ lệ thuế ràng buộc) đánh vào hàng NK trong phạm vi giới hạn hạn ngạch và tỷ lệ cao hơn đánh vào hàng NK vượt quá giới hạn hạn ngạch. Do kết quả của các cam kết mở cửa thị trường tối thiểu, các nước phải NK một số lượng khiêm tốn nhất những hàng hóa hạn chế chặt chẽ nhất. Bên cạnh các sản phẩm về thịt, các cam kết này cũng bao gồm cả những sản phẩm về sữa, và các loại rau, và hoa quả tươi.

5.2. Thành quả đối với TM thế giới

Một lần nữa lại có sự khác nhau về cách đánh giá. WTO đánh giá sự tăng trưởng của tổng số lượng hàng XK và của các nhóm sản xuất chính vào năm 2005 sau khi thực hiện các kết quả của Vòng đàm phán Uruguay. Trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng cao sẽ xuất hiện trong:

- Dệt may,

- Thiết bị vận tải,

- Sản phẩm cá; và

- Các sản phẩm khác (bao gồm cả sản phẩm gỗ, da và máy cơ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng cao sẽ xuất hiện trong:

- Các sản phẩm lâm nghiệp, và

- Những sản phẩm nông nghiệp nhất định (thịt và các sản phẩm về thịt, sản phẩm tơ tằm, v.v..

Những tỷ lệ tăng trưởng được đánh giá vượt quá mức tăng 4% hàng năm của TM thế giới sẽ xuất hiện thậm chí ngay cả khi các kết quả của Vòng đàm phán Uruguay không được thực hiện.

5.3. Những nhân tố tác động

Những đánh giá trên cho rằng, để có thể tận dụng được đầy đủ quá trình tự do hoá, các nước phải duy trì các chính sách mở cửa và tự do hoá để bảo đảm việc sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn lực nội địa. Trong trường hợp không thể theo được tốc độ tự do hoá hoặc buộc phải thực hiện những biện pháp hạn chế - do những nhân tố như suy thoái KT, khủng hoảng tiền tệ hoặc sự chấm dứt đột ngột của đầu tư nước ngoài - các doanh nghiệp của một số nước có thể sẽ không tận dụng được lợi thế của những biện pháp mở cửa ở mức độ tương tự với các nước đang theo đuổi các chính sách mở cửa thị trường. Vì vậy, lợi ích lâu dài của các doanh nghiệp chính là việc khuyến khích CP của họ theo đuổi các chính sách TM tự do.

Những thành quả của tự do hoá có thể sẽ bị cản trở nếu những cam kết không được thực hiện trên thực tế mà chỉ trên giấy tờ. Rất nhiều người cho rằng đều này có thể xảy ra, ít nhất là trong một số cam kết tự do hoá được thực hiện trong Vòng đàm phán Uruguay. Ví dụ, đối với lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực có mức thuế bảo hộ thấp trong các nước phát triển, sự gia tăng hàng NK chủ yếu là do việc xoá bỏ hạn chế đối với hàng dệt may và những hạn chế đánh vào các sản phẩm khác theo VERs hoặc các biện pháp tương tự.

HỘP 25: Tóm tắt các cam kết mở cửa thị trường

Sản phẩm công nghiệp:

·Cắt giảm thuế: 40% đối với các nước phát triển và 30% đối với các nước đang phát triển và các nền KT chuyển đổi;

·Hầu hết tất cả thuế của các nước phát triển được ràng buộc và một phần thuế của các nước đang phát triển và các nền KT chuyển đổi được ràng buộc;

·Xóa bỏ dần những hạn chế trong Hiệp định Đa sợi (MFA) và các hạn chế khác áp dụng đối với hàng dệt may trong vòng 10 năm theo các qđịnh của Hiệp định về Dệt may;

·Tăng tỷ lệ phần trăm hạn ngạch trong Hiệp định Đa sợi trong thời gian xoá bỏ các hạn chế để tiếp tục mở cửa thị trường trong lĩnh vực này;

·Xoá bỏ các hạn chế XK tự nguyện (VERS) áp dụng đối với các sản phẩm khác trong giai đoạn bốn năm (1-1-1999.

Sản phẩm nông nghiệp:

·Bỏ các biện pháp phi quan thuế thông qua quá trình thuế hoá;

·Ràng buộc mức thuế sau khi đã thuế hoá;

·Cắt giảm 36% các mức thuế được ràng buộc đối với các nước phát triển và 24% đối với các nước đang phát triển;

·Trong những trường hợp nhất định áp dụng các cam kết tối thiểu và cam kết mở cửa thị trường hiện tại;

·Các cam kết cắt giảm giá trị và số lượng, các biện pháp trợ cấp XK ở những mức độ nhất định;

·Cam kết cắt giảm mức độ nhất định trợ cấp nội địa trên cơ sở Các biện pháp trợ cấp.

Đối với hàng dệt, như đã đề cập, các nước hạn chế NK có thể lên kế hoạch cho chương trình hoà nhập của lĩnh vực dệt may mà chưa cần bỏ hạn chế đối với một số lượng đáng kể các sản phẩm dệt may cho đến giai đoạn cuối cùng. Việc những nước này buộc phải làm như vậy do sức ép trong lĩnh vực dệt may hoặc do các lý do chính trị khác là hết sức rõ ràng qua thực tế của Mỹ và EU. Không đưa bất cứ sản phẩm dệt may nào đang được các biện pháp hạn chế bảo hộ và danh sách loại bỏ trong giai đoạn thứ nhất thực hiện từ ngày 1-1-1995. Nếu xu hướng này tiếp tục và nếu phần lớn những hạn chế này chỉ được xoá bỏ vào thời điểm cuối cùng hoặc vào ngày hết hạn Hiệp định về dệt may, dự đoán về tăng trưởng hàng NK có thể sẽ là ảo tưởng ít nhất là trong nửa thời gian đầu của giai đoạn 10 năm.

Đặt trong mối liên hệ với VERs, Hiệp định về Các biện pháp tự vệ đưa lại hai khả năng lựa chọn cho các nước vẫn đang sử dụng các biện pháp hạn chế. Những nước này có thể xoá bỏ những biện pháp này trong 5 năm hoặc áp dụng những một cách phù hợp với những qđịnh của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ, ví dụ áp dụng trên cơ sở MFN với hàng NK từ tất cả các nguồn. Sự lựa chọn thứ hai mặc dù có khả năng thực thi một cách hợp pháp, sẽ chỉ nới rộng những ảnh hưởng của các biện pháp,này tới tất cả các nước mà trước kia nó không có tác động đến.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đánh giá trước đây của họ về sự gia tăng TM trong nông nghiệp có thể hơi quá lạc quan. Có hai nhân tố chính khiến những nhận xét về lĩnh vực nông nghiệp ít lạc quan hơn. Thứ nhất, phần lớn những sản phẩm nhiệt đới mà các nước đang phát triển (đặc biệt là các nước kém phát triển nhất) xuất sang thị trường các nước phát triển vốn đã được miễn thuế hoặc phải chịu thuế rất thấp trên cơ sở MFN hoặc ưu đãi. Do đó bản thân những cắt giảm thuế quan có thể sẽ không có tác động lớn đến những sản phẩm này. Thứ hai, đối với sản phẩm nông nghiệp ôn đới như lúa mì và thịt, trong quá trình tính trị giá thuế tương đương của các biện pháp phi quan thuế, có nhiều trường hợp được tính vượt quá thực tế (thường được gọi là quá trình thuế hoá bẩn thỉu. Do đó, nhiều sản phẩm có mức bảo hộ mới cao hơn mức hiện tại, thậm chí cả khi đã cắt giảm thuế.

5.4. Tiềm năng phát triển TM đối với những nước đang phát triển

Trong bối cảnh đó, cần chú ý một đặc điểm quan trọng của Vòng đàm phán Uruguay. Đó là động lực mà nó tạo ra cho tiến trình tự do hoá TM ở những nước đang phát triển và có nền KT chuyển đổi. Tiến trìnhđàm phán Uruguay trùng hợp với thời điểm thay đổi các chính sách TM đóng sang các chính sách TM mở và tự do hơn, ngay cả ở các nước đang phát triển mà cho đến lúc đó vẫn đang theo đuổi những chính sách hạn chế TM. Vào cùng thời điểm, các nền KT chuyển đổi cũng từng bước thực hiện cải cách thị trường, tư nhân hoá và định hướng lại các chính sách TM và KT. Cả hai nhóm nước đã thống nhất quan điểm tại Vòng đàm phán Uruguay về cắt giảm thuế đơn phương hoặc bằng cách ràng buộc mức thuế đã cắt giảm hoặc đưa ra mức thuế trần. Những hàng rào thuế này sẽ tiếp tục được cắt giảm trong tương lai và trong một số trường hợp, mức cắt giảm còn lớn hơn so với mức được thỏa thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.

Trong một số trường hợp, những cắt giảm thuế trên cơ sở MFN có thể sẽ dẫn đến việc cắt giảm những điều kiện ưu đãi đối với những sản phẩm được qđịnh trong các hiệp định ưu đãi khu vực hoặc những hiệp định ưu đãi trong nội bộ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ thuế MFN của phần lớn các nước đang phát triển tham gia vào những hệ thống ưu đãi như vậy sẽ vẫn tương đối cao kể cả sau khi đã cắt giảm, và cho dù những ưu đãi ngoại biên đã bị thu hẹp đáng kể vẫn có những tác động tích cực đến TM.

Nhưng quan trọng hơn việc cắt giảm thuế là những bước mà các nước đang phát triển thực hiện để xoá bỏ các biện pháp phi quan thuế của họ, các bước này sẽ xoá bỏ những hạn ngạch và giấy phép hạn chế hàng NK và tạo điều kiện cho việc phân bổ tự do hàng NK. Trước đây, các biện pháp phi quan thuế đã ngăn cản sự phát triển TM của các sản phẩm được ưu đãi thông qua các thoả thuận ưu đãi QT hoặc khu vực. Tự do hoá chế độ NK có thể sẽ tạo ra động lực mới cho phát triển TM trên cả điều kiện tối huệ quốc, (MFN) cũng như điều kiện ưu đãi.

5.5. Tác động đối với kinh doanh

Bất chấp những nhược điểm khi thực hiện các cam kết trong Vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định Uruguay thúc đẩy sự gia tăng đáng kể TM và thu nhập trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng thực tế có thể thấp hơn người ta dự đoán trong các nghiên cứu KT vĩ mô. Trên thực tế, ít nhất đối với một số sản phẩm, việc thực hiện các cam kết có thể sẽ có những tác động khác nhau lên XK của những nước khác nhau. Do đó, những công ty XK của các nước đang phát triển hiện đang hưởng những điều kiện ưu đãi từ những thị trường NK lớn của các nước phát triển có thể sẽ mất những điều kiện ưu đãi này do việc cắt giảm thuế quan trên cơ sở MFN. Tác động này sẽ phụ thuộc vào mức độ ưu đãi trong TM, tính cả đến những yếu tố như giá cả và chất lượng sản phẩm. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực dệt may khi các hạn chế của Hiệp định Đa sợi được áp dụng trên cơ sở phân biệt đối xử, tác động của việc xoá bỏ những hạn chế này có thể sẽ rất khác nhau đối với những nước XK khác nhau.

Những phân tích như vậy nhấn mạnh việc cần phải có những nghiên cứu KT vĩ mô kết hợp với những phân tích vi mô nhằm xem xét các tác động khác nhau của việc thực hiện các cam kết của Vòng đàm phán Uruguay đối với một số sản phẩm. Những nghiên cứu vi mô sẽ được bổ sung bằng những nghiên cứu và phân tích tiếp theo về nhu cầu tiềm tàng trong các thị trường mở cửa. Việc phân tích về nhu cầu đó sẽ cho phép các doanh nghiệp hình thành kế hoạch và chiến lược thích hợp để tận dụng những cơ hội mới và nếu có thể, thoả mãn các điều kiện cạnh tranh khi chúng thay đổi trong quá trình thực hiện các cam kết Uruguay.

Việc thực hiện những nghiên cứu như vậy có thể sẽ vượt quá khả năng tài chính và kỹ thuật của từng doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp đó, sáng kiến thực hiện những nghiên cứu này

có thể sẽ được các viện nghiên cứu quốc gia hoặc các hiệp hội công nghiệp và TM đưa ra. Bản thân các tổ chức QT có thể thực hiện những nghiên cứu này đối với các sản phẩm đã được xác định hoặc hỗ trợ những viện hoặc hiệp hội nghiên cứu các nước khác nhau trong quá trình chuẩn bị.


Chương VII : THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

I. HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS)

Những quy định chung

1. Giới thiệu

1.1.Tầm quan trọng của dịch vụ

Dịch vụ ngày càng chiếm phần quan trọng trong nền KT của các nước, đặc biệt là các nước phát triển, và trong TMQT. Nếu như năm 1982 tổng giá trị TM dịch vụ của thế giới vào khoảng 500 tỷ USD thì năm 1992 đạt 1.000 tỷ USD. Hiện nay, TM dịch vụ chiếm 20% giá trị TM thế giới. Liên minh châu Âu (EU) là nguồn XK dịch vụ quan trọng nhất thế giới (chiếm khoảng 43% tổng TM dịch vụ của EU, sử dụng trên 42% lực lượng lao động xã hội và đóng góp gần 50% tổng sản phẩm quốc nội của các nước thuộc Liên minh.

1.2. Hiệp định chung về TM dịch vụ (GATS)

Do việc đưa vấn đề dịch vụ vào Hiệp định chung 1947 không thành nên cho đến khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay, tức là 46 năm sau đó, phạm vi điều chỉnh của Hiệp định chung về Thuế quan và TM (GATT) chỉ giới hạn trong lĩnh vực hàng hóa mà không bao hàm dịch vụ. Theo ước tính, hiện nay TM dịch vụ chiếm khoảng l/4 tổng TM hàng hóa thế giới. Được đàm phán tại Vòng đàm phán Uruguay, GATS là tập hợp đầu tiên các qđịnh đa phương có hiệu lực thi hành bắt buộc, điều chỉnh TM dịch vụ QT. Các qđịnh này áp dụng đối với mọi loại hình dịch vụ trừ các loại thuộc thẩm quyền điều chỉnh riêng của CP. Điều này chỉ hạn chế đối với việc cung ứng các dịch vụ không nhằm mục đích TM hoặc không nhằm cạnh tranh với một hoặc một số nhà cung ứng dịch vụ khác.

1.2.1. Cấu trúc của GATS

Tương tự như Hiệp định về hàng hóa, GATS cũng bao gồm các bộ phận hợp thành có liên quan chặt chẽ với nhau. Phần thứ nhất bao gồm hiệp định chính với 29 điều qđịnh các nguyên tắc, nghĩa vụ chung; phần thứ hai gồm một số phụ lục với các qđịnh riêng cho từng lĩnh vực, gồm qđịnh về đi lại của các nhà cung ứng dịch vụ, dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận chuyển hàng hải và dịch vụ viễn thông; phần thứ ba bao gồm các cam kết của những nước tham gia Vòng đàm phán Uruguay nhằm tạo khả năng tiếp cận thị trường của các nước này. Khác với GATT, GATS còn cho phép các nước có thể tạm thời chưa áp dụng quy chế tối huệ quốc trong một số lĩnh vực.

Phần thứ nhất (khuôn khổ chính) được cấu trúc như sau:

- Phần I: điều khoản duy nhất định nghĩa TM dịch vụ và nêu ra bốn phương thức cung cấp dịch vụ QT.

- Phần II: nội dung chính của Hiệp định, bao gồm các điều khoản qđịnh các nghĩa vụ, nguyên tắc chung và các ngoại lệ.

- Phần III: cách thức mà các cam kết cụ thể được xây dựng theo 3 loại: tiếp cận thị trường, đãi ngộ quốc gia và các cam kết bổ sung.

- Phần IV: tiên liệu một sự tự do hóa dần dần nhằm nâng cao không ngừng mức độ cam kết chung trong tương lai.

- Phần V và VI: các vấn đề liên quan đến thể chế thể thức, việc thành lập Hội đồng TM dịch vụ và các phụ lục trong đó có 3 phụ lục về các khu vực đặc biệt.

Phần các cam kết cụ thể (phần thứ ba) xác định các điều kiện về tiếp cận thị trường và tiến hành các hoạt động. Những cam kết này được trình bày theo danh sách ứng với mỗi thành viên và được kèm theo Khuôn khổ chung. Riêng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) chỉ có một bảng cam kết duy nhất.

Hội đồng TM dịch vụ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát sự vận hành của GATS; đại diện của các thành viên WTO có thể tham gia Hội đồng này. Hội đồng họp mỗi khi thấy cần thiết cho việc thiết lập các qđịnh mới.


1.2.2. Phạm vi áp dụng của GATS (Điều II)

Hiệp định áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ được mua bán trên thế giới. Nó bao gồm tất cả các hình thức cung cấp dịch vụ. GATS xác định 4 phương thức cung cấp dịch vụ như sau:

- Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới - dịch vụ được cung cấp từ một nước sang một nước khác (ví dụ gọi điện thoại từ Việt Nam sang Mỹ); đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này chỉ có bản thân dịch vụ là đi qua biên giới, còn người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước nhận dịch vụ.

- Phương thức 2: Tiêu thụ ở nước ngoài - người tiêu dùng dịch vụ tại một nước khác, ví dụ như khi đi du lịch nước ngoài.

- Phương thức 3: Hiện diện TM - một công ty nước ngoài thành lập chi nhánh hoặc công ty con để cung cấp dịch vụ tại một nước khác, ví dụ như một ngân hàng của Mỹ lập chi nhánh ở Canađa.

- Phương thức 4: Hiện diện của các cá nhân trực tiếp cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là hiện diện của các thể nhân. Tức là công dân nước này trực tiếp cung ứng dịch vụ ở nước khác.

Bốn phương thức cung cấp dịch vụ này là yếu tố chủ yếu trong các cam kết của các thành viên WTO liên quan đến tiếp cận thị trường và chế độ đãi ngộ quốc gia.

1.2.3. Những lĩnh vực dịch vụ không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS

GATS không điều tiết toàn bộ các loại hình dịch vụ. Những loại dịch vụ sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS:

- Những qđịnh về di trú;

- Những dịch vụ thực hiện quyền lực nhà nước;

- Chính sách ngân sách và các biện pháp thuế;

- Hệ thống thuế quan;

- Một số mặt trong lĩnh vực bảo hộ các nhà đầu tư liên quan đến di chuyển tư bản;

- Quản lý tỷ giá ngoại hối.

1.2.4. Những lĩnh vực được đưa vào chương trình làm việc trong tương lai của GATS

WTO dự kiến sẽ đưa các vấn đề sau vào thảo luận trong các vòng đàm phán tương lai nhằm đưa ra những qđịnh thống nhất điều chỉnh ứng xử, của các nước trong các vấn đề này:

- Các biện pháp tự vệ;

- Các qđịnh đối với thị trường công cộng;

- Những qđịnh liên quan đến trợ cấp;

- Kỷ luật liên quan đến các qđịnh trong nước;

- TM và môi trường;

- TM và đầu tư;

- TM và chính sách cạnh tranh.

(^.^) vs (^o^)

2.1 Nội dung chủ yếu của GATS

Những qđịnh về nghĩa vụ chung quan trọng nhất của GATS bao gồm: chế độ tối huệ quốc (Điều II); minh bạch (Điều III); công nhận lẫn nhau (Điều VII); các nguyên tắc điều chỉnh độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ (Điều VIII); chế độ đãi ngộ quốc gia (Điều XVII); tiếp cận thị trường; và các qđịnh trong nước.

2.1. Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN)

Tối huệ quốc là một trong những nguyên tắc cơ bản GATS. Nguyên tắc này cũng được qđịnh trong GATT 1947. Điều khoản về tối huệ quốc qđịnh: "Đối với các biện pháp được qđịnh tại Hiệp định, mỗi thành viên sẽ dành ngay và vô điều kiện quy chế đối xử đối với dịch vụ của các thành viên khác không kém phần thuận lợi hơn so với dịch vụ và cung ứng dịch vụ của bất kỳ một thành viên nào khác'' (GATS, Điều II.1. Điều này có nghĩa là nếu một thành viên cho phép và tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài nào đó (kể cả nước không phải thành viên) hoạt động, ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng; thì thành viên đó cũng phải cho phép và tạo điều kiện bình đẳng như vậy cho công ty của các thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Nghĩa vụ này được áp dụng kể cả trong trường hợp thành viên không có cam kết cụ thể về việc cho các công ty nước ngoài tiếp cận thị trường của mình.

Các thành viên WTO cũng qđịnh danh sách một số các ngoại lệ đối với nguyên tắc tối huệ quốc. Trước khi GATS có hiệu lực, nhiều thành viên đã ký các hiệp định ưu tiên về dịch vụ với các nước khác. Các nước thành viên WTO, với quan điểm cần duy trì hiệu lực của các hiệp định đã ký, tạm thời tiếp tục dành một số thuận lợi trong một số lĩnh vực cho các công ty của một số nước, dưới hình thức ''ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc'' trong khi vẫn thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO. Các ngoại lệ này được qđịnh trong Phụ lục kèm theo Điều II. Theo Phụ lục này, các thành viên có thể duy trì trong một giai đoạn chuyển tiếp (10 năm) những biện pháp không phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc. Những biện pháp này phải được đưa ngay từ đầu vào danh sách những ngoại lệ MFN trước khi GATS có hiệu lực. Thành viên duy trì ngoại lệ phải mô tả rõ sự đối xử thuận lợi hơn mà họ dành cho những nước cụ thể nào và thời hạn của biện pháp này.

Những ngoại lệ MFN nhằm cho phép các thành viên duy trì các cam kết, thuận lợi hơn mà họ dành cho một số nước trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác khu vực, hoặc có điều kiện tốt hơn để mặc cả trong đàm phán về tự do hóa với những nước có chế độ TM hạn chế hơn. Tuy nhiên, những ngoại lệ này cứ 5 năm một lần được đưa ra xem xét lại và là đối tượng của những cuộc đàm phán về tự do hóa trong WTO. Một khi GATS đã có hiệu lực, lại càng khó khăn hơn cho các thành viên đạt được một ngoại lệ MFN, vì nó phải được sự chấp thuận của ít nhất 3/4 số thành viên của GATS, hơn nữa lý do để duy trì ngoại lệ này phải được xem xét lại hàng năm.

Chế độ tối huệ quốc dựa trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ TM giữa các thành viên của GATT/WTO. Việc áp dụng chế độ này nhằm đẩy mạnh tự do hóa TM giữa các nền KT thành viên của WTO.

2.2. Nguyên tắc Minh bạch hay công khai (Điều III)

Minh bạch là một trong những nguyên tắc then chốt của tự do hóa đa phương. Nó cho phép phát hiện những hạn chế và những biện pháp bảo hộ trái qđịnh của GATS, tạo điều kiện tốt hơn để các nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận thị trường các thành viên và cùng cạnh tranh.

Nghĩa vụ chính của các thành viên trong vấn đề này là công bố và thông báo sớm các thông tin qđịnh chung như thiết lập đầu mối cung cấp thông tin, qua đó các thành viên khác có thể thu nhận được những thông tin về hệ thống luật định liên quan đến TM qua các lĩnh vực dịch vụ của nhau đáp ứng mối quan tâm của họ. GATS qđịnh các thành viên có nghĩa vụ công bố và thông báo cho Hội đồng TM dịch vụ tất cả các biện pháp được áp dụng có ảnh hưởng đến sự vận hành của GATS, kể cả những hiệp định và điều ước QT mà họ ký kết và tham gia, những luật mới thông qua hoặc sửa đổi, những qđịnh dưới luật và thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực hoặc tiểu lĩnh vực dịch vụ. Mặt khác, các thành viên cũng có nghĩa vụ đáp ứng trong thời hạn sớm nhất những biện pháp như đã nêu trên, và phải lập những đầu mối cung cấp thông tin. Tuy nhiên, nguyên tắc công khai không bắt buộc các thành viên phải công bố những thông tin bí mật mà việc tiết lộ có thể gây trở ngại cho việc thực hiện luật pháp hoặc làm hại lợi ích quốc gia.

Đối với các nước đang phát triển GATS qđịnh hai điểm đặc biệt sau đây:

- Các nước phát triển phải lập các đầu mối tiếp xúc có nhiệm vụ cung cấp những hướng dẫn đặc biệt cho các nhà cung cấp dịch vụ của những nước đang phát triển. Những thông tin này bao gồm những chỉ dẫn về dịch vụ công nghệ có thể có được, các khía cạnh kỹ thuật và TM của việc cung cấp dịch vụ, việc đăng ký, công nhận để đạt được những yêu cầu có tính chuyên môn. Trong khi các nhà cung cấp dịch vụ của các nước đang phát triển có thể trực tiếp đưa yêu cầu thông tin cho đầu mối tiếp xúc của các nước phát triển để được đáp ứng, các nhà cung cấp dịch vụ của các nước phát triển phải chuyển yêu cầu thông tin của họ đối với các nước đang phát triển thông qua CP của nước đó.

- Các nước đang phát triển có thể thành lập các điểm đầu mối thông tin muộn hơn 2 năm so với thời hạn qđịnh cho các nước phát triển (tức vào ngày 1-l-1997.

2.3. Chế độ đãi ngộ quốc gia (Điều XVII, XVIII)

GATS qđịnh các thành viên phải dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.

Giống như MFN, chế độ đãi ngộ quốc gia được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, qđịnh này không thể được hiểu rằng các thành viên phải có nghĩa vụ đền bù những thiệt hại (hoặc bất lợi) trong cạnh tranh thuần túy do đặc tính ''ngoại quốc'' của dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác gây ra (có thể có trường hợp do thói quen, sở thích, văn hóa, ngôn ngữ... mà một số dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được người tiêu dùng ở một nước chấp nhận.

Các CP phải ghi vào trong danh sách cam kết của họ các điều kiện và những hạn chế mà họ gắn với việc cho hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Một khi các cam kết cụ thể đã được xác định, GATS nghiêm cấm sự phân biệt đối xử giữa những dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, cũng như là tất cả mọi hình thức hạn chế về số lượng, trừ phi một thành viên đã dành quyền duy trì thực hiện một biện pháp hạn chế nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này, biện pháp như vậy sẽ phải được loại bỏ thông qua các cuộc đàm phán.

2.4. Công nhận lẫn nhau (Điều VII)

Điều VII của Hiệp định khuyến khích các thành viên công nhận các thủ tục của nhau liên quan đến giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, cấp giấy phép và các thủ tục khác cần phải có trong việc đáp ứng các yêu cầu, điều kiện cần thiết cho phép nhà cung ứng dịch vụ hoạt động.

GATS qđịnh khi hai (hoặc nhiều hơn) thành viên có thỏa thuận về việc công nhận bằng cấp, chứng chỉ của nhau, các thành viên khác cũng phải được tạo điều kiện để đàm phán các hiệp định công nhận tương tự. Các thỏa thuận này phải mang tính không phân biệt đối xử và không được sử dụng như là công cụ cho bảo hộ trá hình. Các thành viên phải thông báo cho Hội đồng TM dịch vụ biết các hiệp định công nhận lẫn nhau giữa họ với các thành viên khác, thậm chí ngay cả ý định của họ tiến hành các cuộc đàm phán nhằm đạt thỏa thuận về công nhận với các thành viên khác.

Các thành viên phải tuân thủ các chuẩn mực đã được qđịnh bởi các cơ chế QT chuyên môn được thừa nhận, và việc công nhận lẫn nhau phải dựa trên những tiêu chí được QT chấp thuận rộng rãi. Các thành viên cũng phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức CP và phi CP QT có thẩm quyền nhằm xây dựng và thông qua các chuẩn mực QT chung cho sự công nhận lẫn nhau và thực hiện các hoạt động chuyên môn thích hợp cần thiết có liên quan đến các dịch vụ.

2.5. Tiếp cận thị trường (Điều XVI)

Tiếp cận thị trường có liên quan đến bốn cách thức cung cấp dịch vụ như đã được nêu ở trên. GATS qđịnh mỗi thành viên cần “dành cho các dịch vụ và những người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử đã được qđịnh trong việc áp dụng các thể thức, giới hạn và các điều kiện thỏa thuận và nêu cụ thể trong danh sách cam kết đặc biệt của mình''. Như vậy, điều khoản trên cấm việc duy trì các cản trở đối với việc tiếp cận thị trường mà không được GATS cho phép và bảo đảm cho việc áp dụng các điều kiện tương tự đối với tất cả các dịch vụ và người cung cấp dịch vụ.

Các quan niệm về tiếp cận thị trường và tự do hóa dần dần đã được đưa vào GATS, do các qđịnh áp dụng đối với các khu vực dịch vụ khá phức tạp. Điều này cho thấy một sự thay đổi quan trọng so với TM hàng hóa được bảo hộ bằng thuế quan và được tự do hóa thông qua việc cắt giảm thuế quan. Tuy nhiên, trên thực tế không có quan niệm nào trong số các quan niệm nêu trên được định nghĩa một cách rõ ràng trong GATS.

Trái với Hiệp định GATT về hàng hóa, trong GATS không hề có qđịnh dành cho người cung cấp dịch vụ quyền tiếp cận thị trường và tiến hành các hoạt động theo ý họ. Việc tiếp cận thị trường phải được đàm phán giữa các thành viên theo từng lĩnh vực và theo cách thức cung cấp dịch vụ. Mỗi thành viên chỉ phải dành quyền tiếp cận thị trường trong khuôn khổ đã được dự kiến trong danh sách các cam kết cụ thể của mình.

Các thành viên được phép giới hạn ở mức độ nhất định việc tiếp cận thị trường. Điều XVI.2 của GATS nêu một danh cách đầy đủ nhưng ngắn gọn các biện pháp giới hạn. Trong số các giới hạn định lượng được đưa ra, ngoài các giới hạn liên quan đến số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, còn có các giới hạn liên quan đến:

- Tổng giá trị các giao dịch và tiền vốn gắn với các dịnh vụ;

- Tổng số lượng các hoạt động dịch vụ;

- Tổng số các sản phẩm dịch vụ;

- Tổng số thể nhân cụ thể cung cấp một dịch vụ;

- Sự tham gia của tư bản nước ngoài.

Phần lớn các biện pháp này đều không mang tính chất phân biệt đối xử vì chúng có thể được áp dụng đối với những người cung cấp dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, chúng cho phép kiểm soát sự hiện diện của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên thị trường trong nước thông qua các hạn chế định lượng.

Bốn biện pháp định lượng đầu tiên kể trên có thể xuất hiện dưới hình thức xem xét các nhu cầu KT. Trong điều kiện GATS chưa định nghĩa việc xem xét các nhu cầu KT là thế nào và chưa chỉ ra các tiêu chí cần xem xét, việc áp dụng các biện pháp trên tỏ ra khá hạn chế và độc đoán, có thể làm cho việc tiếp cận thị trường mang tính không thể đoán trước được.

Những cam kết liên quan đến tiếp cận thị trường đưa đến một thực tế là thành viên đưa ra cam kết phải thực hiện việc giữ nguyên trạng, họ không được tự ý thay đổi các qđịnh trong nước có khả năng gây ra những hạn chế hay khó khăn cho việc tiếp cận thị trường.

2.6. Qđịnh trong nước (Điều VI)

GATS công nhận chủ quyền của các thành viên đưa ra những qđịnh điều chỉnh các dịch vụ trong nước. Hiệp định này chỉ quan tâm đến các khía cạnh mà các qđịnh trong nước có thể ảnh hưởng đến TMQT về dịch vụ. Trước hết, Hiệp định ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử giữa trong và ngoài nước và giữa những người nước ngoài với nhau trong lĩnh vực TM, dịch vụ. Tiếp đến, Hiệp định còn cố gắng thúc đẩy tính công khai (công chúng có thể tiếp cận được mọi qđịnh.

Điều khoản về qđịnh trong nước yêu cầu bảo đảm nguyên tắc chung, theo đó những biện pháp nội bộ phải được quản lý một cách khách quan, không thiên vị và hợp lý. Những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể phản đối các quyết định hành chính trước tòa án và được thông báo về kết quả của việc xem xét các yêu cầu của họ. Yêu cầu xin được cung cấp dịch vụ phải được giải quyết trong một thời hạn hợp lý. Các qđịnh và thể thức về yêu cầu chất lượng cũng như chuẩn mực kỹ thuật, vấn đề cấp phép không được trở thành những cản trở không cần thiết cho TM dịch vụ.

Ngoài ra, các qđịnh trong nước cần tuân thủ những quy tắc nhất định nhằm bảo đảm rằng những qđịnh đó: 1) dựa trên cơ sở những tiêu chí khách quan và minh bạch như thẩm quyền và năng lực cung cấp dịch vụ; 2) không quá khắt khe hơn mức cần thiết cho việc bảo đảm chất lượng dịch vụ; và 3) vấn đề thủ tục xin giấy phép không gây ra trở ngại đối với cung cấp dịch vụ.

Giữa hai vòng đàm phán, các CP thành viên cam kết không hủy bỏ hoặc giảm bớt những cam kết cụ thể của họ.

2.7. Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ (Điều VIII)

GATS không cấm sự tồn tại của độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ, nhưng có những qđịnh điều chỉnh vấn đề này. Theo đó, các thành viên có nghĩa vụ buộc người độc quyền cung cấp một dịch vụ nào đó trên lãnh thổ của mình phải tuân thủ nguyên tắc MFN và không được lạm dụng vị trí độc quyền khi cung cấp một dịch vụ không còn thuộc độc quyền của mình nữa.

Các thành viên cũng có nghĩa vụ cung cấp cho thành viên khác theo yêu cầu của họ những thông tin liên quan đến cách thức và cấu trúc của độc quyền cung cấp một loại dịch vụ được phép hoạt động trên lãnh thổ của mình. Thành viên còn phải thông báo cho Hội đồng TM dịch vụ biết trước việc họ dành độc quyền cung cấp một dịch vụ đã được đưa vào danh sách các cam kết cụ thể của mình. Trong trường hợp này, thành viên phải tiến hành những điều chỉnh có tính bù đắp phù hợp với những qđịnh thông thường về sửa đổi hoặc rút các cam kết. Việc thông báo trước những thông tin như vậy cho phép các thành viên khác đánh giá được liệu tình trạng độc quyền ở các thành viên khác có thể ảnh hưởng tới vị trí của các nhà cung cấp dịch vụ của họ trên thị trường của các thành viên có độc quyền đó hay không.

Những nguyên tắc trên về độc quyền cũng được áp dụng khi một thành viên cho phép một nhóm nhỏ những người cung cấp được nắm giữ đặc quyền khiến cho sự cạnh tranh giữa những người cung cấp trên thị trường đó bị hạn chế cơ bản.

2.8. Biện pháp thuế (Điều XIV)

Các luật về thuế và việc thực thi những luật này có thể tác động lớn đến TM dịch vụ, đặc biệt là khi những dịch vụ đó được cung cấp dưới hình thức hoạt động TM. Điều cần thiết là phải có sự điều chỉnh đối với những qđịnh về thuế của các nước để tránh tình trạng thuế song trùng và những cản trở đối với TM dịch vụ do chính sách thuế của các nước gây ra.

2.8.1. Đối với thuế trực tiếp

Điều XIV. d qđịnh một trường hợp ngoại lệ đối với nghĩa vụ đãi ngộ quốc gia theo đó các thành viên có thể áp dụng những biện pháp nhằm bảo đảm đánh thuế hoặc thu thuế công bằng và hiệu quả. Theo qđịnh của GATS, thuế trực tiếp bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào thu nhập toàn bộ, vào tư bản toàn bộ và các yếu tố của thu nhập hoặc tư bản, trong đó bao hàm cả các thuế trên giá trị thặng dư có được khi chuyển nhượng tài sản, chuyển đổi do chết, thừa kế, cho không, tiền lương, chuyển khoản giữa các công ty cũng như phần lãi tư bản.

2.8.2. Đối với thuế gián tiếp

Các luật về thuế gián tiếp đặt dưới sự điều chỉnh của qđịnh về chế độ đãi ngộ quốc gia, trừ trường hợp có bảo lưu ghi trong danh sách các cam kết cụ thể nhằm duy trì việc thực hiện mang tính phân biệt đối xử.

Các ngoại lệ đối với nghĩa vụ MFN cũng được phép trong trường hợp chúng cần thiết cho việc áp dụng các hiệp định nhằm tránh đánh thuế song trùng. Do vậy, hệ thống các hiệp định songphương của các thành viên GATS vẫn còn được duy trì, và các nước không cần đàm phán về các miễn trừ nghĩa vụ MFN để được tiếp tục thực hiện những ưu đãi trong khuôn khổ các hiệp định song phương để tránh đánh thuế song trùng.

2.9. Ngoại lệ chung và ngoại lệ liên quan đến an ninh (Điều XIV)

Điều XIV của GATS qđịnh nhiều ngoại lệ vốn được áp dụng theo truyền thống trong TM dịch vụ. Những ngoại lệ này cho phép thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, sức khỏe con người, súc vật cũng như bảo vệ vệ sinh thực vật. Những ngoại lệ được qđịnh cụ thể đối với TM dịch vụ liên quan đến các vấn đề sau:

- Duy trì trật tự công cộng;

- Phòng ngừa các hành vi gian lận hoặc cố ý sai phạm;

- Hậu quả của việc không thực hiện các hợp đồng về dịch vụ;

- Thông tin mật của các hồ sơ và tài khoản cá nhân;

- An ninh;

- Đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp và các hiệp định nhằm tránh đánh thuế song trùng.

Các thành viên có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu như nêu trên, với điều kiện các qđịnh trong nước không dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử một cách độc đoán và không phải là một sự hạn chế trá hình đối với TM.

Điều XIV.b chứa đựng một ngoại lệ nhằm bảo vệ những lợi ích chủ yếu liên quan đến an ninh; ngoại lệ này tương tự như trong GATT, gắn với vấn đề hậu cần của các lực lượng vũ trang, vấn đề hạt nhân, chiến tranh và gìn giữ hòa bình, an ninh QT. Hội đồng TM Dịch vụ phải được thông báo về các biện pháp mà các thành viên áp dụng liên quan đến các ngoại lệ này.

2.10. Trợ cấp (Điều XV)

Trong khuôn khổ GATS, cho đến nay chưa có một quy chế cụ thể nào được thỏa thuận về vấn đề trợ cấp trong TM dịch vụ. Tuy nhiên, GATS thừa nhận rằng, trong một số hoàn cảnh, trợ cấp có thể gây hậu quả làm chệch hướng TM dịch vụ. Trong khi chờ đợi thỏa thuận một quy chế có thể áp dụng để điều chỉnh vấn đề này, các thành viên phải tham khảo ý kiến của nhau khi việc tiến hành trợ cấp có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho việc cung cấp một số dịch vụ nào đó.

Các thành viên GATS đều đồng ý về nhu cầu cần thống nhất một quy chế đa phương điều chỉnh vấn đề trợ cấp trong các lĩnh vực dịch vụ nhằm hạn chế những hậu quả sai lệch đối với TM dịch vụ. Hiệp định mới về trợ cấp trong lãnh vực hàng hóa chắc chắn sẽ là căn cứ tham khảo để soạn thảo một hiệp định như vậy.

Mặc dù chưa có một quy chế cụ thể về trợ cấp trong khuôn khổ GATS, các thành viên không được hoàn toàn tự do tiến hành trợ cấp một cách phân biệt đối xử trong lĩnh vực dịch vụ. Khi một CP thành viên trợ cấp cho những người cung cấp dịch vụ của mình hoặc trợ cấp phân biệt đối xử, như vậy tức là họ đã vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Vì vậy, một số thành viên đưa vào danh sách cam kết cụ thể của mình nhiều bảo lưu trong mục đãi ngộ quốc gia để tránh khả năng bị các nước khác phản đối về chính sách trợ cấp.

2.11. Thanh toán và chuyển tiền QT (Điều XI)

GATS thừa nhận việc tự do hóa các giao dịch KT trong thực tiễn, đòi hỏi việc di chuyển tư bản phải thực hiện có nguyên tắc, và do vậy qđịnh các thành viên phải cho phép thực hiện ''việc chuyển tiền và thanh toán QT liên quan đến các giao dịch hàng ngày có liên quan tới các cam kết đặc biệt'' Qđịnh này nhằm ngăn chặn tình trạng các cam kết về giao dịch trong một khu vực bị ảnh hưởng xấu bởi các hạn chế về thanh toán và chuyển tiền gắn với việc cung cấp dịch vụ. Những hạn chế này không thể được duy trì hoặc đưa vào Danh sách các cam kết.

2.12. Tập quán TM (Điều IX)

GATS thừa nhận rằng một số tập quán TM có thể hạn chế TM dịch vụ giữa các nước; GATS khuyến khích các thành viên hợp tác, tham khảo và trao đổi thông tin với nhau nhằm loại bỏ những tập quán bất lợi cho phát triển TM dịch vụ giữa các thành viên.

2.13. Việc đi lại của nhà cung cấp dịch vụ (phần Phụ lục)

GATS chỉ đưa ra những qđịnh về sự lưu trú tạm thời của những người cung cấp dịch vụ nước ngoài tại một nước khác. Những đối tượng này bao gồm những cá nhân độc lập hoặc những người làm công ăn lương của các công ty dịch vụ nước ngoài. GATS thừa nhận các thành viên có chủ quyền trong việc kiểm soát việc ra vào lãnh thổ của họ, đưa ra những qđịnh về cư trú và tiếp cận thị trường lao động, theo đó những qđịnh về thị thực nhập cảnh có thể được áp dụng trên cơ sở song phương, có đi có lại. Nhiều thành viên đã tiến hành đàm phán các cam kết về vấn đề này bao gồm sự đi lại của các nhân viên của một công ty giữa các cơ sở trong và ngoài nước, đi lại của các cán bộ, chuyên gia của các công ty, các doanh nhân nước ngoài...

2.14. Liên kết KT (Điều V)

Tương tự như GATT, GATS cho phép các thành viên ký kết một số thỏa thuận riêng dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt mà không bị buộc phải dành những ưu đãi này cho các nước không tham gia thỏa thuận riêng này. Điều V của GATS ghi nhận, Hiệp định ''không ngăn cản các thành viên ký kết hoặc tham gia vào các hiệp định tự do hóa TM dịch vụ đa phương giữa các thành viên''. Khái niệm về hiệp định liên kết KT này rất linh hoạt, không nhất thiết phải là một hiệp định liến kết thuế quan hay mậu dịch tự do, và cũng không nhất thiết phải mang tính chất khu vực.

Tuy nhiên, cũng giống như GATT, một hiệp định liên kết KT như vậy không được làm cho các trở ngại đối với một lĩnh vực dịch vụ TM cao hơn mức độ cung đã áp dụng trước khi ký kết. Các hiệp định này phải bao quát một số lượng lớn các lĩnh vực dịch vụ và không được loại trừ bất kỳ một hình thức cung cấp dịch vụ nào, đồng thời phải tạo thuận lợi cho tự do hóa hoặc ít nhất là không làm trầm trọng thêm các biện pháp hạn chế hiện hành.

Theo GATS, một chi nhánh công ty nước ngoài đặt ở một nước thành viên của một hiệp định liên kết KT phải được hưởng sự đối xử giống như các công ty của nước này với điều kiện chi nhánh công ty đó thực hiện các hoạt động TM quan trọng trên lãnh thổ nước sở tại.

Các hiệp định liên kết KT phải được thông báo cho Hội đồng TM dịch vụ. Theo đề nghị của bất kỳ một thành viên nào có quan tâm, GATS có thể thành lập một Nhóm Công tác có nhiệm vụ xem xét tính hỗn hợp của hiệp định trên giữa các thành viên so với các qđịnh của GATS. Trong trường hợp hiệp định không phù hợp với GATS, Nhóm Công tác có thể đưa ra những khuyến nghị để các nước ký hiệp định tham khảo, điều chỉnh cho phù hợp với GATS.

Nếu các cam kết cụ thể của một thành viên phải bị điều chỉnh hoặc hủy bỏ do hậu quả của việc họ tham gia vào một hiệp định liên kết KT, thành viên này phải tiến hành các cuộc đàm phán nhằm duy trì một mức độ cam kết chung không kém phần thuận lợi về TM so với những cam kết mà họ đã đưa ra trước đây trong danh sách các cam kết cụ thể. Những điều chỉnh bổ sung phải được mở ra cho mọi thành viên khác của GATS theo tinh thần của điều khoản tối huệ quốc.

2.15. Tự do hóa từng bước (Điều XIX)

Cũng giống như GATT, GATS có mục tiêu tự do hóa dần dần TM dịch vụ giữa các thành viên. Tuy nhiên, GATS không đặt mục tiêu cụ thể về mức độ tự do hóa cần đạt được. Như Lời nói đầu của Hiệp định nêu rõ, các CP thành viên mong muốn sớm nâng cao mức độ tự do hóa TM dịch vụ thông qua các cuộc đàm phán đa phương. Theo qđịnh, các cuộc đàm phán này được bắt đầu muộn nhất là 5 năm sau khi Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực; sau đó, các cuộc đàm phán mới sẽ tiếp diễn theo định kỳ nhằm đưa ra các cam kết cụ thể tiếp tục nâng cao mức độ tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ.

Phương pháp tiếp cận về tự do hóa mà GATS chủ trương dựa trên sự trao đổi thỏa thuận giữa các bên với giả thuyết rằng sự tự do hóa có lợi cho chính nước thực hiện nó.

2.16. Thay đổi các cam kết cụ thể (Điều XXI)

Khi một thành viên đã đưa ra một cam kết được ghi vào danh sách, họ bị ràng buộc bởi cam kết đó. Tuy nhiên, GATS cũng qđịnh rằng mỗi thành viên của GATS có thể sửa đổi hoặc rút lui bất kỳ một cam kết nào được ghi trong danh sách 3 năm sau khi cam kết đó có hiệu lực. Ý định thay đổi hay rút một cam kết phải được thông báo cho Hội đồng TM dịch vụ.

Khi lợi ích của một thành viên bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hoặc sự rút cam kết của một thành viên khác thì thành viên đó có quyền tiến hành các cuộc thương lượng nhằm đạt được sự nhất trí về việc đền bù cần thiết. Các thành viên liên quan phấn đấu duy trì một mức độ cam kết chung cùng có lợi cho nhau và không kém thuận lợi hơn so với qđịnh. Việc bù đắp được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tối huệ quốc.

Thể thức thay đổi danh sách các cam kết chưa được qđịnh cụ thể, song có thể trong tương lai GATS sẽ xác lập những nguyên tắc về thể thức này.

Nếu các cuộc thương lượng không dẫn đến sự thỏa thuận chung, các thành viên mong muốn sử dụng quyền của mình phần tham gia vào một Tòa án trọng tài bắt buộc. Khi một thành viên thay đổi cam kết không tuân thủ các kết luận của Tòa án trọng tài, các thành viên bị ảnh hưởng tham gia vào vụ xử có thể thay đổi hoặc rút các cam kết tương tự dành cho thành viên nói trên.

3. Danh sách các cam kết

3.1 Bản chất và nội dung cam kết của các nước

Như đã nêu, các cam kết cụ thể của các nước được đưa vào danh sách kèm trong phần Phụ lục của Hiệp định GATS là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định và có tính chất ràng buộc về pháp lý. Những cam kết này được xây dựng theo một mẫu thống nhất, chủ yếu liên quan tới những thể thức và điều kiện tác động đến TM trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể. Trong phần này, các thành viên nặng về mô tả hiệu quả thực tiễn (chẳng hạn như về sự tham gia của tư bản nước ngoài hoặc các loại nhà cung cấp dịch vụ có quyền tiếp cận thị trường), hơn là trình bày chi tiết các điều khoản qđịnh của luật pháp. Các cam kết liên quan đến 12 lĩnh vực và 155 tiểu lĩnh vực được sắp xếp theo 4 loại hình cung cấp dịch vụ. Cần phân biệt các cam kết này với các nghĩa vụ chung áp dụng bình đẳng cho tất cả các nước thành viên (xem Hộp 26.

HỘP 26: Bản chất cam kết của các nước trong GATS

Tùy theo thỏa thuận với các đối tác trong quan hệ buôn bán, một nước có thể quyết định lựa chọn các lĩnh vực, phạm vi áp dụng cũng như những hạn chế mà trong đó nước đó muốn có cam kết riêng về tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, một khi đã quyết định thì nước đó phải áp dụng các biện pháp đã lựa chọn trên cơ sở nguyên tắc tối huệ quốc, có nghĩa là phải ''dành cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà nước đó dành cho nước thứ ba trong cùng điều kiện”.

Mục tiêu của các qđịnh về tiếp cận thị trường là để dần dần loại bỏ các biện pháp hạn chế số lượng các nhà cung ứng dịch vụ, tổng giá trị các giao dịch dịch vụ, tổng giá trị các hoạt động dịch vụ, và số lượng người làm việc trong khu vực dịch vụ; đồng thời cũng dần dần loại bỏ các biện pháp hạn chế đối với các hình thức pháp nhân hoặc liên doanh cung ứng dịch vụ, hoặc các hạn chế liên quan đến việc qđịnh mức trần của vốn nước ngoài đầu tư vào khu vực dịch vụ.

Theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài cần phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với các nhà cung ứng dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, nghĩa vụ này phụ thuộc vào các điều kiện do mỗi thành viên cam kết. Việc đối xử đối với các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài không nhất thiết phải tương tự như đối với dịch vụ trong nước, miễn là sự đối xử này không làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh theo hướng thiên vị cho các nhà cung ứng dịch vụ trong nước. Các thành viên vẫn có thể cam kết bổ sung, chẳng hạn như các biện pháp liên quan đến quy chuẩn, điều kiện cấp giấy phép - những vấn đề không thuộc nội đung bao hàm trong khái niệm tiếp cận thị trường hoặc đãi ngộ quốc gia.

(Nguồn: J. Kraus: Đàm phán GATT - một số hướng dẫn về kết quả Vòng đàm phán Uruguay, Phòng TMQT 1994, tr. 43-44.

3.2.Các cam kết về tự do hóa.

Trong danh sách các cam kết của mình, mỗi thành viên chỉ rõ họ sẽ áp dụng nghĩa vụ về tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia như thế nào đối với TM dịch vụ trong từng lĩnh vực, bao gồm cả những hạn chế và các điều kiện áp dụng cho mỗi loại hình cung cấp dịch vụ.

3.2.1. Hạn chế theo chiều ngang

Nhằm tránh trùng lặp, hầu hết các nước đều dành phần đầu của Danh sách các cam kết cho các cam kết theo chiều ngang liên quan đến các biện pháp có thể áp dụng đối với các lĩnh vực được liệt kê, chủ yếu là các dịch vụ cần có sự hiện diện TM và di chuyển của các tự nhiên nhân (Xem bảng mẫu dưới đây.

Bảng mẫu cho thấy có ba cột dọc chính lần lượt ứng với các vấn đề: tiếp cận thị trường (thể thức, hạn chế và điều kiện), đãi ngộ quốc gia (điều kiện và yêu cầu),và cuối cùng là các cam kết bổ sung; hàng ngang là đường lĩnh vực.


BẢNG 7: Mẫu danh sách các cam kết cụ thể

Hình thức cung cấp

Điều kiện thâm nhập thị trường

Điều kiện NT

Cam kết

bổ sung

A. Cam kết theo chiều ngang (có thể ad đ.với các lĩnh vực của ds)

1. Cung cấp qua biên giới

Không

Không

2. Tiêu thụ ở nước ngoài

Không

Không

3. Hiện diện TM

Yêu cầu phải lập thành công ty

Hạn chế mua bất động sản

4. Hiện diện của các tự nhiên nhân

Chỉ được củng cố đối với việc lưu chuyển nhân viên trong nội bộ công ty

Không được củng cố, trừ trường hợp có chỉ dẫn trái ngược trong cột “tiếp cận thị trường ”

B. Cam kết theo lĩnh vực (Các hạn chế đc áp dụng đối với 1 số h-động DV cụ thể)

1. Cung cấp qua biên giới

Không

Không

2. Tiêu thụ ở nước ngoài

Không

Không

3. Hiện diện TM

Không

Không

4. Hiện diện của các tự nhiên nhân

Không được củng cố trừ trường hợp có chỉ dẫn trái ngược trong khu vực theo chiều dọc

Không được củng cố trừ trường hợp có chỉ dẫn trái ngược trong khu vực theo chiều dọc

Nguồn: Báo cáo của Ban Thư ký GATT: "Kết quả đàm phán TM đaa biên tại Vòng đàm phán Uruguay - Tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ: kết quả", Geneva, 11-1994.

(Phần lớn các danh sách không hàm chứa các hạn chế theo chiều ngang được áp dụng đối với hình thức cung cấp qua biên giới và tiêu thụ ở nước ngoài -hình thức 1 và 2.)

- Về cột ''tiếp cận thị trường'', khi một thành viên ký một cam kết trong một lĩnh vực hoặc tiểu lĩnh vực họ phải chỉ rõ đối với mỗi loại hình cung cấp dịch vụ có những hạn chế gì về tiếp cận thị trường, điều kiện cần đáp ứng là gì.

- Về cột ''đãi ngộ quốc gia'', thành viên mong muốn duy trì các hạn chế trong việc áp dụng nghĩa vụ này (có nghĩa là áp dụng những biện pháp cư xử kém thuận lợi hơn đối với dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài), phải ghi rõ những hạn chế đó ở cột này.

- Về cột ''cam kết bổ sung'', việc đưa thêm các hạn chế khác với những gì đã nêu trong hai cột trước vào đây là không bắt buộc. Tuy nhiên, các thành viên có thể tự quyết định đưa thêm vào đây những hạn chế cụ thể bổ sung chủ yếu liên quan đến các phẩm chất, tiêu chuẩn kỹ thuật, các qđịnh hoặc thể thức cho phép và các quy chế nội bộ khác.

Nhìn chung, các nước phát triển không nêu rõ ràng nhiều hạn chế theo chiều ngang liên quan đến sự hiện diện TM của các nhà cung cấp dịch vụ. Điều cơ bản thống nhất trong các cam kết của các nước này về tự do hóa (tiếp cận thị trường) là cho phép các công ty dịch vụ của nước ngoài được phép lập chi nhánh công ty để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc đầu tư vào ngành công nghiệp dịch vụ tại các nước đó. Tuy nhiên, trong phần lớn các danh sách cam kết trong vòng đàm phán Uruguay, các cam kết theo chiều ngang về di chuyển của các tự nhiên nhân chủ yếu hạn chế ở vấn đề di chuyển nhân lực chủ yếu (các giám đốc, đội ngũ kỹ thuật gắn với sự hiện diện TM tại nước đặt chi nhánh công ty) của nội bộ công ty và vấn đề đi lại ngắn hạn của các doanh nhân.

Một trong những đòi hỏi then chốt của các nước đang phát triển là các thành viên GATS cần cam kết chắc chắn và mang tính pháp lý cho phép các nhà chuyên môn độc lập được làm việc ở nước ngoài mà không bị yêu cầu phải thành lập một công ty hoặc một hình thức hiện diện TM nào khác. Tại Vòng đàm phán Uruguay, đề nghị này đã không nhận được đáp ứng thuận lợi. Những cuộc thương lượng diễn ra sau vòng đàm phán này đã đưa lại kết quả là 6 trong số các thành viên của GATS đã cam kết thuận với đề nghị nêu trên. Liên minh châu Âu và các nước thành viên đã bảo đảm cho phép, ở mức độ khác nhau, các nhà chuyên môn nước ngoài được thực hành tạm thời công việc chuyên môn của họ ở 14 nước thuộc Liên minh (trừ Bồ Đào Nha) mà không cần phải thiết lập sự hiện diện TM tại đây. Thụy Sĩ và Nauy cũng có những cam kết bổ sung tương tự về nội dung nhưng hạn chế hơn về phạm vi. Canađa bổ sung một số cam kết liên quan đến việc nhập cảnh và cư trú tạm thời của các nhà chuyên môn nước ngoài trên cơ sở có hợp đồng ký kết. Ôxtrâylia đưa thêm một số qđịnh mềm dẻo hơn liên quan đến nhập cảnh, lưu trú của doanh nhân. Ấn Độ cũng thay đổi các cam kết trước đây của mình.

Nhiều thành viên đang phát triển qđịnh điều kiện đối với những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài là phải thành lập liên doanh với nước sở tại. Trong một số trường hợp, còn có điều kiện về hạn chế tỷ lệ cổ phần mà các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể nắm giữ trong các liên doanh. Một số nước dựa vào các qđịnh có tính ưu đãi của GATS nhằm thúc đẩy sự tham gia của các nước đang phát triển vào tự do hóa TM dịch vụ để đưa ra một số điều kiện, như việc xem xét chấp thuận cho thiết lập sự hiện diện TM của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải căn cứ trên nhu cầu của nền KT và khả năng chuyển giao công nghệ hiện đại của công ty nước ngoài. (Xem Hộp 27 để có thêm chi tiết về những tiêu chí phổ biến mà các nước đang phát triển vận dụng đối với việc cho phép lập công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài tại nước mình.

 

HỘP 27: Nội dung và những hạn chế trong cam kết theo chiều ngang của các nước đang phát triển trong việc cho phép thiết lập sự hiện diện TM của nước ngoài trên lãnh thổ của mình.

·Việc thiết lập hiện điện TM phải dựa trên cơ sở liên doanh;

·Người nước ngoài không được nắm đa số cổ phần của liên doanh;

·Một bộ phận nhân viên của công ty phải là người bản địa;

·Phải sử dụng công nghệ và kinh nghiệm quản lý thích hợp và tiên tiến;

·Phải huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nhân viên bản địa;

·Khi điều kiện cho phép, cần sử dụng những nhà thầu tại bản địa;

·Phải cung cấp báo cáo chính xác và nhanh chóng về hoạt động của công ty, bao gồm cả những dữ liệu KT, công nghệ, kế toán, hành chính.

3.2.2. Danh sách các ngoại lệ MFN

Như đã nêu, các thành viên GATS có nghĩa vụ áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc đối với tất cả các biện pháp có ảnh hưởng với TM dịch vụ. Tuy nhiên, GATS cũng cho phép một số biện pháp nhất định được miễn trừ áp dụng quy chế này. Các biện pháp như vậy phải được ghi rõ trong danh sách các ngoại lệ MFN. Danh sách này công khai và cụ thể. Các thành viên duy trì những biện pháp như vậy phải cung cấp những thông tin sau đấy đối với từng biện pháp ngoại lệ MFN:

- Mô tả lĩnh vực dịch vụ mà biện pháp ngoại lệ được áp dụng;

- Mô tả biện pháp áp dụng và chỉ rõ lý do cũng như giải thích về việc đối xử ưu đãi chứa đựng trong biện pháp này;

- Nêu cụ thể nước được hưởng biện pháp ưu đãi;

- Thời gian biện pháp này được duy trì;

- Các điều kiện minh bạch cho việc áp dụng ngoại lệ.

3.2.3. Cam kết theo lãnh vực

Các cam kết theo lĩnh vực bổ sung cho các cam kết theo chiều ngang. Trong khi các nước phát triển đưa vào danh sách cam kết của mình tất cả các lĩnh vực, các nước đang phát triển chỉ đưa một số lượng hạn chế các lĩnh vực và vận dụng sự mềm dẻo ở những mức độ nhất định và những yếu tố như trình độ phát triển của họ.

Thể loại hạn chế được ghi trong phần cam kết theo lĩnh vực liên quan đến các đặc điểm của hoạt động dịch vụ và phương thức mà dịch vụ được thực hiện. Dưới đây là phần trình bày về bản chất và nội dung của các cam kết và hạn chế trong bốn lĩnh vực: dịch vụ xây dựng và kỹ thuật ứng dụng, dịch vụ XH và y tế, dịch vụ tư vấn về quản lý, dịch vụ tài chính.

i. Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật ứng dụng

Lĩnh vực này bao gồm:

- Công việc xây dựng nhà cửa nói chung;

- Công việc xây dựng cho kỹ thuật ứng dụng dân sự;

- Công việc lắp đặt và lắp ráp;

- Hoàn thiện nhà cửa và các công việc khác.

Cho tới nay 48 nước đã có cam kết trong lĩnh vực này. TM trong lĩnh vực này không diễn ra thông qua các chu chuyển qua biên giới hoặc thông qua di chuyển của những người tiêu thụ tới các địa điểm ở ngoài nước. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật ứng dụng xây dựng nước ngoài phải có văn phòng tại các nước đang phát triển để tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ. Tất cả các nước phát triển và phần lớn các nước đang phát triển không đưa ra những hạn chế liên quan đến việc thiết lập sự hiện diện TM trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ứng dụng xây dựng (như vậy có nghĩa là các nước này sẽ cho các công ty nước ngoài được hưởng sự đối xử giống như đối với các công ty bản địa trong lĩnh vực này. Một số nước đang phát triển đòi hỏi các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ xây dựng phải lập công ty liên doanh với các công ty bản địa.

Liên quan đến việc đi lại của các tự nhiên nhân, các nước chưa có một cam kết nào cho phép những người không phải là cán bộ quản lý được vào làm việc trên cơ sở các hợp đồng tạm thời trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng.

ii. Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội

Chỉ có một số nước đã có cam kết trong lĩnh vực này. Điều này phần nào do thực tế tại một số nước, các dịch vụ này không do khu vực tư nhân mà do CP hoặc các bệnh viện công đảm nhiệm. Lĩnh vực này bao gồm:

- Các dịch vụ bệnh viện;

- Các dịch vụ khác liên quan đến sức khỏe con người;

- Các dịch vụ xã hội.

Về quyền của người nước ngoài được lập bệnh viện, EU và Mỹ qđịnh việc lập bệnh viện của người nước ngoài phải chịu một số hạn chế có tính định lượng cần được xem xét, như số lượng giường bệnh gắn với dân cư ở vùng dự kiến xây dựng bệnh viện. Một số nước đang phát triển qđịnh người nước ngoài lập bệnh viện phải thông qua liên doanh với người bản địa.

Hầu hết các nước đều cho rằng họkhông bị ràng buộc trong việc cam kết dành thuận lợi cho sự đi lại làm việc của các tự nhiên nhân nước ngoài. Điều này có nghĩa là họ tiếp tục áp dụng luật hiện hành của mình, theo đó mức độ tương đương và các tiêu chuẩn chuyên môn không phải đều được thừa nhận để bác sĩ, y tá và các nhà cung cấp dịch vụ y tế, xã hội nước ngoài có thể hoạt động ở nước mình.

iii. Dịch vụ tư vấn quản lý

Dịch vụ tư vấn quản lý bao gồm các hoạt động rất rộng như tài chính, sản xuất, tiếp thị, dịch vụ tư vấn về nguồn nhân lực.

Những dịch vụ này có thể cung cấp qua biên giới nhờ các phương tiện thông tin. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt hơn, việc thiết lập sự hiện diện TM rất cần thiết. Trong số 45 nước đã có cam kết về dịch vụ tư vấn quản lý, phần lớn đã cam kết cho phép cung cấp dịch vụ mà không hạn chế trên cơ sở hình thức cung cấp qua biên giới hoặc thiết lập sự hiện diện TM. Một số ít nước đang phát triển không cam kết cho phép cung cấp dịch vụ này trên cơ sở cung cấp qua biên giới, nhưng cho phép lập liên doanh với các công ty bản địa. Không có nước nào tán thành cam kết cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý thông qua việc di chuyển của các tự nhiên nhân. Như vậy có nghĩa, những qđịnh hiện hành của các nước về việc cấm người nước ngoài cung cấp loại dịch vụ này, trừ phi họ phải thành lập sự hiện diện TM, sẽ vẫn được tiếp tục áp dụng.

iv. Dịch vụ tài chính (chi tiết xem thêm mục VII về đàm phán dịch vụ tài chính)

Dịch vụ tài chính bao gồm các dịch vụ về bảo hiểm, tái bảo hiểm, các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm cũng như ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác.

Các cuộc thương lượng về khu vực dịch vụ này nhằm đẩy thêm nữa các cam kết trong Vòng đàm phán Uruguay đã mang lại những cam kết mới sau đây:

- Tăng thêm số lượng các cơ sở tài chính nước ngoài được cấp giấy phép thành lập;

- Nâng tỷ lệ cổ phần do nước ngoài được nắm giữ trong các công ty tài chính, bảo hiểm hoặc chi nhánh ngân hàng;

- Xóa bỏ hoặc tự do hóa các yêu cầu về quốc tịch hoặc cư trú đối với các thành viên của văn phòng các thể chế tài chính;

- Sự tham gia của các ngân hàng do nước ngoài nắm giữ vào hệ thống thanh toán.

v. Dịch vụ viễn thông (chi tiết xem thêm mục V Hiệp định về Viễn thông)

Phần phụ lục của GATS về thông tin viễn thông xác định các quy tắc áp dụng đối với lĩnh vực thông tin viễn thông và những biện pháp có ảnh hưởng tới việc tiếp cận hệ thống và các dịch vụ thông tin viễn thông. Theo đó, các thành viên không được yêu cầu cho phép các công ty tư nhân xây dựng mạng hoặc cung cấp các dịch vụ thông tin viễn thông, nếu như được phép thì họ phải ghi rõ trong danh sách cam kết của mình mức độ tiếp cận thị trường và các điều kiện cần thiết.

Các nước đang phát triển có thể áp đặt những biện pháp nhằm tăng cường hệ thống kiến trúc hạ tầng quốc gia về thông tin viễn thông và năng lực cung cấp các dịch vụ thông tin viễn thông, giúp họ tham gia một cách rộng rãi hơn vào TM dịch vụ trong lĩnh vực này.

Phần lớn các mạng thông tin viễn thông công cộng đều thuộc độc quyền của Nhà nước. Mặc dù có khuynh hướng tư nhân hóa lĩnh vực này, nhưng tới nay mới chỉ có một số lượng không đáng kể các nước cho phép khu vực tư nhân hoạt động. Nhằm thúc đẩy tự do hóa dần trong lĩnh vực này, Bộ trưởng TM của các nước thành viên của WTO đã quyết định tiến hành các cuộc đàm phán về thông tin viễn thông và tháng 2-1997, Hiệp định về tự do hóa các dịch vụ thông tin viễn thông đã được ký kết. 72 CP thành viên đã cam kết ở mức độ khác nhau mở cửa thị trường của họ cho các nhà cung cấp dịch vụ thông tin viễn thông nước ngoài. Các thị trường này chiếm tới 93% tổng giá trị giao dịch trong và ngoài nước của cả thế giới (khoảng 600 tỷ USD/năm. Các dịch vụ được mở ra bao gồm: điện thoại, thư điện tử, truyền dữ liệu, điện tín, fax, nhắn tin, dịch vụ vệ tinh cố định và di động, điện thoại di động...

vi. Dịch vụ giao thông

Dịch vụ giao thông hàng hải

Tại Vòng đàm phán Uruguay, người ta chia dịch vụ giao thông hàng hải thành 3 loại sau:

- Vận chuyển hàng hóa và hành khách QT,

- Các dịch vụ bổ trợ (bốc xếp, lưu kho, bến bãi, làm tục NK, xếp vào container, dịch vụ quá cảnh...);

- Các dịch vụ về cảng (hướng dẫn tàu, neo đậu, tiếp liệu, dọn dẹp rác, phụ lái, trang thiết bị, sửa chữa gấp....

Các cam kết liên quan đến các loại dịch vụ nói trên phải phù hợp với các qđịnh của GATS về thể thức và điều kiện bảo đảm tính hợp lý và không phân biệt đối xử.

Nhằm đạt được các cam kết toàn diện về dịch vụ giao thông hàng hải, các Bộ trưởng thành viên của WTO đã quyết định tiến hành các cuộc thương lượng trên cơ sở tự nguyện. Đã có 40 nước tham gia vào các cuộc thương lượng này.

Dịch vụ giao thông hàng không

Phụ lục về giao thông hàng không nói rõ Hiệp định GATS được áp dụng đối với tất cả các dịch vụ hàng không dù là dịch vụ thông thường hay dịch vụ hỗ trợ.

Lúc đầu, các quyền lưu thông và các dịch vụ gắn trực tiếp tới việc thực hiện các quyền này được loại trừ. Phụ lục của GATS nêu ra một định nghĩa về quyền lưu thông bao gồm cả các điểm máy bay đậu để lấy hoặc trả khách, các tuyến đang được khai thác, năng lực cung cấp, giá vé áp dụng và các tiêu chí về sở hữu và kiểm soát các công ty hàng không. Hiện nay, các quy tắc của GATS chỉ được áp dụng đối với những quyền thứ cấp sau đây:

Các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, ngoại trừ bảo dưỡng theo ngành dọc;

Bán hoặc TM hóa, kể cả việc nghiên cứu thị trường, vấn đề quảng cáo và phân phối, nhưng không bao gồm việc thuế hóa và các điều kiện khác về bán;

Các dịch vụ về hệ thống tin học cho việc đặt chỗ chứa đựng các thông tin về giờ bay, các chỗ còn trống, giá vé và các nguyên tắc thuế hóa, thông qua đó việc giữ chỗ và bán vé có thể được thực hiện.

Các thành viên chỉ có thể ký với nhau các cam kết đặc biệt đối với các dịch vụ hỗ trợ được công khai kể ra trong phần Phụ lục. Những cam kết đặc biệt hoặc các nghĩa vụ theo GATS không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ xuất phát từ các hiệp định song phương hoặc đa phương,ví dụ như công ước Chicago.

Theo qđịnh, cứ sau 5 năm, phạm vi áp dụng của Phụ lục GATS về dịch vụ hàng không lại được xem xét lại nhằm mở rộng khả năng về phạm vi áp dụng của những quy tắc của GATS trong lĩnh vực dịch vụ này.

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI HIỆP ĐỊNH

Sự tham gia của các nước đang phát triển vào tiến trình tự do hóa TM dịch vụ là một trong những mục tiêu cơ bản của Vòng đàm phán Uruguay. Các nước đang phát triển quan tâm tới sự mất cân đối hiện nay của trình độ phát triển các lĩnh vực dịch vụ của họ so với các nước phát triển. Họ sợ rằng sự tự do hóa TM dịch vụ sẽ dẫn đến việc hàng loạt đầu tư từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển trong khi các nước này chưa có khả năng phát triển các ngành dịch vụ của bản thân họ. Tuy nhiên, các nước phát triển cho rằng hiện nay trong các nước đang phát triển đã có một số lĩnh vực được tự do hóa và có sức cạnh tranh tốt; cần dự kiến tiến hành các cuộc thương lượng tự do đầy đủ trong thời gian tới, ít nhất cũng là đối với các lĩnh vực đã được bước đầu tự do hóa.

Nhìn chung, GATS không dành một quy chế đặc biệt bảo đảm sự đối xử ưu đãi cho các nước đang phát triển như trường hợp GATT trước đây. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng được hưởng một sự quan tâm nhất định trong các cam kết cụ thể.

1. Nhận thức các lợi ích chung

Các quốc gia thành viên tin rằng việc thiết lập khuôn khổ TM dịch vụ đa phương sẽ thúc đẩy mở rộng XK của các nước đang phát triển qua việc củng cố năng lực dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, do sự mất cân đối trong mức độ phát triển qđịnh trong lĩnh vực dịch vụ ở các nước thành viên nên Hiệp định thừa nhận rằng các thành viên đang phát triển cần phải điều chỉnh cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ các nước này để đạt được các mục tiêu chính sách quốc gia (Lời nói đầu).

Các thành viên sẽ đàm phán các cam kết cụ thể thúc đẩy sự tham gia của các nước đang phát triển vào TM dịch vụ thế giới. Ưu tiên sẽ được dành cho các nước chậm phát triển thậm chí ngay cả khi các nước này gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của chính mình. Đàm phán sẽ liên quan đến việc tăng cường ngành công nghiệp dịch vụ của các thành viên đang phát triển, chẳng hạn như tiếp cận công nghệ trên cơ sở TM; tăng mức tiếp cận đối với các kênh phân phối và mạng thông tin; tự do hóa tiếp cận thị trường trong những lĩnh vực và cách cung cấp hàng XK phù hợp với các nước này (chẳng hạn như các ngành dịch vụ cần nhiều lao động. Ngoài ra, định hướng cách thức ưu đãi đặc biệt đối với các nước chậm phát triển sẽ được thiết lập cho các vòng đàm phán tự do hóa TM tới (Điều IV.

Trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các thành viên phát triển và mọi thành viên khác sẽ thiết lập các đầu mối để giúp các nhà cung cấp dịch vụ từ các nước đang phát triển nhận được thông tin về: các khía cạnh TM và kỹ thuật của việc cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau, đăng ký cung cấp dịch vụ; chứng nhận chuyên môn; và công nghệ dịch vụ hiện có.

2. Nghĩa vụ

Trong những hiệp định tự do hóa TM dịch vụ thành viên là quốc gia đang phát triển sẽ được đối xử ưu đãi hơn, đặc biệt là đối với vấn đề xoá bỏ phân biệt đối xử. Ưu đãi trong toàn bộ lĩnh vực dịch vụ, trong các lĩnh vực cụ thể và các tiểu lĩnh vực phù hợp với mức phát triển của thành viên có liên quan.

Mục tiêu chính sách quốc gia và mức độ phát triển toàn lĩnh vực cũng như trong các lĩnh vực cụ thể được xem xét trong quá trình đàm phán tự do hoá. Các thành viên đang phát triển có thể mở cửa ít lĩnh vực hơn, tự do hóa ít hình thức giao dịch hơn và cho phép điều kiện tiếp cận thị trường trong khuôn khổ phát triển KT nhằm tăng cường tham gia vào hoạt động TMQT (Điều XIX.2.

Thành viên là quốc gia đang phát triển có thể qui định một số điều kiện hợp lý đối với việc tiếp cận, sử dụng hệ thống và dịch vụ viễn thông công cộng phù hợp với mức độ phát triển. Việc sử dụng những hạn chế này phải được ghi trong danh sách cam kết và phải tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin trong nước cũng như năng lực dịch vụ, tăng cường tham gia vào TMQT trong lĩnh vực viễn thông (Phụ lục về viễn thông, đoạn 5.g).

3. Thời gian thực hiện Hiệp định

Thời hạn 2 năm thiết lập đầu mối tư vấn về luật lệ, hành chính sẽ được áp dụng linh hoạt đối với các nước đang phát triển (Điều III.4)

4. Hỗ trợ kỹ thuật

Hỗ trợ kỹ thuật đối với nước đang phát triển được Ban Thư ký WTO cung cấp qua khuôn khổ đa phương và do hội đồng TM dịch vụ quyết định (Điều XXV.2.

Các thành viên khuyến khích việc tham gia hoàn toàn của mọi CP, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các thực thể khác vào các chương trình phát triển QT và khu vực thông qua các tổ chức như Liên minh viễn thông QT (ITU), Chương trình phát triển LHQ (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB) (Phụ lục về viễn thông, đoạn 6.a.

Các thành viên khuyến khích và ủng hộ hợp tác viễn thông giữa các thành viên là các nước đang phát triển ở các cấp độ QT, khu vực và tiểu khu vực (Phụ lục về viễn thông, 6.b.

Mỗi thành viên sẽ cung cấp thông tin cho các nước đang phát triển về dịch vụ viễn thông và những phát triển trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

Đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dịch vụ, các Uỷ ban phụ trách từng lĩnh vực của WTO sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đối với thành viên là nước đang phát triển và các nước đang phát triển đàm phán gia nhập WTO.

Một trong những nguyên tắc của GATS là tự do hóa từng bước, bảo đảm tôn trọng những mục tiêu của chính sách quốc gia và trình độ phát triển khác nhau của các thành viên. Có thể thấy được một sự linh hoạt nhất định từng đãi ngộ dành cho các nước đang phát triển như: các nước này được phép mở cửa ít hơn các lĩnh vực dịch vụ của họ và tự do hóa ít hơn các loại hình giao dịch khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể thâm nhập nhiều vào thị trường của họ; họ cũng có thể duy trì mức độ bảo hộ chung cũng như trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể cao hơn so với các nước phát triển; các nước phát triển phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước phát triển, trong đó bao gồm cả việc lập các trung tâm trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ của các nước đang phát triển.

 

(^.^) vs (^o^)

TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH DOANH

1. Đánh giá lợi ích

Với việc đạt được những cam kết như đã nêu, các nước đã thực hiện được bước tiến ban đầu theo hướng tự do hóa TMQT về dịch vụ. Khác với TM hàng hóa, khó có thể lượng hóa được hiệu quả tiềm năng của tự do hóa TM trong lĩnh vực dịch vụ vì hai lý đo như sau: Thứ nhất, không có thuế quan tương đương trong lĩnh vực dịch vụ, vì việc bảo hộ được thực hiện thông qua các luật lệ, qđịnh trong nước phân biệt đối xử với những người cung cấp dịch vụ nước ngoài; hiệu quả của những biện pháp như vậy hoặc việc loại bỏ chúng không thể định lượng nuột cách dễ dàng; và Thứ hai, ít nhất hiện nay, các dữ liệu toàn diện cần để đánh giá hiệu quả TM của việc tự do hóa những dịch vụ đặc biệt theo những hình thức cung cấp dịch vụ khác nhau, nói chung là không có.

Tuy nhiên, những khó khăn thực tiễn của việc định lượng hóa những lợi ích thu được không thể làm cho ta quên đi được thực tế là, những cam kết về tự do hóa mà các nước đã đưa ra và các quy tắc của GATS tạo ra cho các ngành công nghiệp dịch vụ những cơ hội mới về TM mà các nước dù với tư cách người XK hay NK đều có thể tận dụng được.

2. Tầm quan trọng của NK dịch vụ

Các cam kết mà một số nước đang phát triển đưa ra trong lĩnh vực tài chính sẽ dẫn tới việc thiết lập thêm nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm và hãng cung cấp dịch vụ bảo hiểm của nước ngoài tại các nước này. Như đã ghi nhận ở trên, hiệu năng và sự cạnh tranh của các nhà công nghiệp chế tạo cũng như các nhà bản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp các dịch vụ (như ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ khác) và sự tồn tại của hệ thống thông tin viễn thông, cơ sở hạ tầng về thông tin. Tuy nhiên, trong hầu hết các nước đang phát triển, sự phát triển của các ngành dịch vụ còn rất chậm so với sự phát triển của khu vực chế tạo. Hơn thế nữa, do trong lĩnh vực dịch vụ có mức độ bảo hộ cao nên hiệu năng của khu vực này thấp.

3. Những cơ hội mới về hợp tác bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

Những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ cũng tạo thuận lợi cho các công ty của các nước đang phát triển cộng tác với các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ và tiếp thu công nghệ của các công ty đó; trong quá trình đàm phán các thỏa thuận hợp tác, các nước đang phát triển có thể sử dụng thế mạnh mặc cả từ những hạn chế mà họ áp đặt cho các công ty nước ngoài. Thông thường, những hạn chế này chủ yếu là các công ty nước ngoài phải đưa vào những công nghệ hiện đại mới nhất và phải đào tạo các nhân viên bản địa làm việc cho họ.

4. Cơ hội cho XK

Về mặt XK, các nước đang phát triển nhìn chung được xem là có lợi thế so sánh trong các khu vực dịch vụ cần nhiều lao động hoặc yêu cầu đội ngũ nhân viên kỹ thuật khéo léo. Sau đây là những lĩnh vực dịch vụ mà các nước đang phát triển có thể phát triển TM với hai yếu tố lợi thế trên:

- Dịch vụ kinh doanh, kể cả dịch vụ tư vấn về quản lý, dịch vụ máy vi tính, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ thuê mướn;

- Thông tin liên lạc;

- Xây dựng và kỹ thuật ứng dụng;

- Phân phối;

- Dịch vụ giáo dục;

- Dịch vụ môi trường;

- Dịch vụ tài chính, bảo hiểm và ngân hàng;

- Dịch vụ y tế;

- Dịch vụ du lịch;

- Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao;

- Dịch vụ giao thông.

 5. Mối liên hệ giữa các cam kết và luật lệ trong nước

Các cam kết có liên quan tới một số mặt nhất định của luật lệ trong nước. Để có thể đánh giá được tác động có lợi của những cam kết này, cần xem xét chúng trong khung cảnh của luật lệ trong nước và các qđịnh áp dụng trong khu vực dịch vụ mà nước đó đã có cam kết. Trong một số trường hợp, các cam kết chỉ tái khẳng định hoặc củng cố một thực tiễn hiện thời, ví dụ như cho phép thành lập một chi nhánh hay một công ty con. Trong một số trường hợp khác, nó có thể dẫn tới việc chấp nhận một nghĩa vụ mới.

Đối với những nhà cung cấp dịch vụ quan tâm đến việc mở mang TM với các nước đang phát triển, những thông tin trong các danh sách cam kết của các nước sẽ chỉ có giá trị thực tiễn nếu như các danh sách đó cung cấp những thông tin thích hợp về luật lệ, qđịnh và thực tiễn được áp dụng làm cơ sở cho các cam kết được đưa ra.

6. Các cơ hội cho các tự nhiên nhân cung cấp dịch vụ

Trong một số lĩnh vực lợi thế cạnh tranh của nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là các nền KT mới công nghiệp hóa, bắt nguồn từ đội ngũ lao động có tay nghề cao của họ. Nhiều dịch vụ có tỷ lệ hàm lượng nhân công khéo léo cao được cung cấp thông qua dòng di chuyển tạm thời của các tự nhiên nhân tới nước mà những dịch vụ đó được yêu cầu. Các cam kết theo chiều ngang đạt được gần đây đã cung cấp những cơ hội mới cho những người có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao bán những dịch vụ của mình ở nước ngoài mà không phải lập đại diện (sự hiện diện TM) ở nước đó.

7. Tầm quan trọng của việc thông qua một pháp nhân

Trong danh sách các cam kết của mình, nhiều nước đã chỉ rõ các điều kiện mà họ áp dụng trong việc cho phép các công ty của họ sử dụng dịch vụ của các kỹ thuật viên và chuyên gia nước ngoài trong thời gian tạm thời. Những cam kết đó cũng thường nêu điều kiện rằng muốn được đồng ý chấp thuận, công ty trong nước phải ký hợp đồng với một công ty kinh doanh nước ngoài cung cấp dịch vụ của chuyên gia mà công ty trong nước muốn sử dụng. Do vậy, những người muốn cung cấp loại dịch vụ như vậy ra bên ngoài cần phải tổ chức thành một công ty hoặc một dạng đối tác tương tự chứ không nên hoạt động đơn lẻ hoặc dưới dạng một nhóm lỏng lẻo.

8. Cơ hội để mở rộng TM giữa các nước đang phát triển

Gần đây, cam kết của các nước đang phát triển được cải thiện hơn và mở ra những cơ hội để tăng cường TM dịch vụ Nam - Nam thông qua việc thành lập các liên doanh và các thỏa thuận hợp tác đặc biệt là dựa trên cơ sở khu vực. Ngoài việc thúc đẩy TM Nam - Nam, các côngxoócxiom đó có thể cung cấp được những kinh nghiệm và kỹ năng tốt, và do đó nâng cao được hình ảnh và năng lực của họ trên thương trường khu vực và QT.

(^.^) vs (^o^)

NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA GATS

 HỘP 28: Một số hạn chế của GATS

(Phát biểu của Tổng giám đốc WTO Renato Ruggiero tại Hội nghị thương mại dịch vụ do Ủy ban châu Âu tổ chức tại Bruselles, 2-6-1998)

... Nhưng vấn đề còn đáng quan tâm hơn đối với chúng ta ngày hôm nay là: hạn chế của GATS là gì? Bởi lẽ, vòng đàm phán mới sẽ là dịp để chúng ta khắc phục những hạn chế này. Điểm yếu nhất hiện tại là số lượng và chất lượng các cam kết QG hãy còn khiêm tốn: lịch trình của từng nước còn dè dặt và vẫn còn nhiều ĐK, hạn chế kèm theo các cam kết QG. Chúng ta mới chỉ thấy tự do hóa thực sự trong lĩnh vực viễn thông và DV tài chính. Để thụ hưởng một cách đầy đủ hơn những gì mà HĐ có thể mang lại, chúng ta cần tiếp tục mở rộng các cam kết trong lĩnh vực này đồng thời, trong chừng mực có thể, loại bỏ các hạn chế không cần thiết.

Một hạn chế nữa của GATS là chưa bao hàm đầy đủ một số lĩnh vực cơ bản. Ví dụ điển hình nhất là dịch vụ hàng không. Trừ ba loại dịch vụ tương đối nhỏ, lĩnh vực hàng không hầu như đã bị cố tình loại khỏi nội dung điều chỉnh của Hiệp định. Các nước đã nhất trí xem xét lại vấn đề này để làm sao đưa lĩnh vực hàng không vào khuôn khổ Hiệp định. Đây cũng là một trong số các nội dung chủ yếu của vòng đàm phán mới. Trong GATS, các nước ngày càng quan tâm hơn đến việc sử dụng vận tải hàng không, đặc biệt là vận tải hàng hóa bằng đường không. Chính điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Vận tải hàng hải cũng chưa được đề cập một cách đầy đủ do cả Liên minh châu Âu lẫn Mỹ đều chưa có cam kết trong lĩnh vực này. Do đó, các nước còn có nghĩa vụ tiếp tục đàm phán. Kết quả đàm phán về vấn đề hàng hải năm 1996 vẫn chưa đáng là bao; tuy nhiên, người ta đã thỏa thuận tiếp tục nối lại đàm phán ở phạm vi bao trùm hơn vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX. Hy vọng lúc đó tình hình và kết quả đàm phán sẽ khả quan hơn. Chưa thể khẳng định được là GATS đã qđịnh một cách đầy đủ các điều kiện về hạ tầng cơ sở cho TM thế giới; lý do là các dịch vụ kèm theo TM hàng hóa thế giới vẫn chưa được qđịnh đầy đủ theo đúng nghĩa của nó trong GATS. Ngoài ra, cũng thật khó có thể trông đợi một sự cam kết mang tính chất toàn diện hơn do việc chính các nước lớn đã chủ định loại trừ một số lĩnh vực quan trọng ra khỏi phạm vi điều chỉnh của GATS.

Chúng ta cũng biết rằng GATS còn chưa qđịnh các biện pháp thuộc ba lĩnh vực đã bị Vòng đàm phán Uruguay chủ ý để lại chưa xem xét, đó là các biện pháp bảo đảm an toàn, vấn đề trợ cấp và mua sắm CP.

Hiện đang tiến hành đàm phán về các biện pháp nêu trên, các nước cũng đã thỏa thuận thời hạn kết thúc đàm phán về các biện pháp bảo đảm an toàn là tháng 7-1999. Tuy nhiên, chắc là đàm phán về trợ cấp và mua sắm CP chưa thể kết thúc nếu các nước không quyết định mở rộng phạm vi và nội đung đàm phán.

Hiện tại cũng đang đàm phán về pháp luật trong nước điều chỉnh lĩnh vực kế toán theo qđịnh tại Điều VI của GATS; đàm phán về vấn đề này sẽ kết thúc sớm nhưng chắc chắn nó sẽ đặt ra một loạt vấn đề mà các nước phải xem xét ngay từ bây giờ. Điều VI qđịnh một số nguyên tắc chung cơ bản của việc điều chỉnh trong nước tất cả các loại dịch vụ. Mục tiêu của các nguyên tắc này là bảo đảm để các biện pháp liên quan đến điều kiện gia nhập thị trường dịch vụ, quy chuẩn kỹ thuật và chế độ cấp phép phải khách quan, minh bạch và hợp lý. Tuy nhiên, các nguyên tắc này còn rất chung, chưa đủ độ cụ thể và chính xác để giải quyết các vấn đề liên quan, chẳng hạn như giải quyết tranh chấp trong trường hợp có khiếu nại. Điều VI cần được cụ thể hóa hơn nữa. Theo quyết định của Hội nghị cấp Bộ trưởng thì lĩnh vực kế toán sẽ được ưu tiên xem xét; hy vọng là trong vòng vài tháng nữa sẽ có kết quả cụ thể. Điều này có nghĩa là sau ba năm đàm phán, chúng ta sẽ đưa ra được các qđịnh nhằm khuyến khích dịch vụ trong lĩnh vực kế toán, và đồng thời cũng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc điều chỉnh trong nước trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, do Điều VI không chỉ áp dụng cho lĩnh vực kế toán mà áp dụng không cho mọi loại hình dịch vụ nên rõ ràng là khó khăn không chỉ đơn thuần phát sinh trong lĩnh vực kế toán. Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có thể tiếp tục duy trì xu hướng đàm phán từng lĩnh vực một theo kiểu như đã áp dụng đối với lĩnh vực kế toán hay không. Vấn đề mà CP các nước phải xử lý là liệu họ có nên chuyển hướng theo phương thức hàng ngang hay không. Tôi nghĩ, theo logic của GATS thì các nước nên làm như vậy. Ngoài ra, các nước cũng cần cân nhắc thêm nhu cầu tiếp thị hoàn thiện bản thân Hiệp định GATS.

Cuối cùng, thiết nghĩ chúng ta còn phải làm nhiều hơn nữa để giúp công chúng hiểu tốt hơn về lợi ích của GATS nói riêng và tự do hóa TM nói chung. Lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất trong tự do TM toàn cầu, chính là người đại diện có thế lực nhất của quá trình toàn cầu hoá. Đương nhiên không thể tránh khỏi thực tế là sẽ có một số người chống lại xu hướng tiếp tục tự do hóa lĩnh vực dịch vụ.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực TM dịch vụ, GATS vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đối với những hạn chế này, Tổng giám đốc WTO, Renato Ruggiero, nêu ra một số nhận xét tại Hội nghị TM dịch vụ do Uỷ ban châu Âu tổ chức tại Bỉ ngày 2-6-1998 (xem Hộp 27).

HIỆP ĐỊNH VỀ VIỄN THÔNG CƠ BẢN TRONG KHUÔN KHỔ WTO

Năm 1995, thu nhập từ dịch vụ viễn thông toàn cầu là 601,9 tỷ USD, chiếm 2,1% GDP toàn cầu. Thu nhập từ các dịch vụ di động dự tính đạt khoảng 82 tỷ USD năm 1995, chiếm 14% tổng thu nhập. Thu nhập từ dịch vụ viễn thông tăng 7% trong năm 1995, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trung bình là 5,2% từ năm 1980. Ngoài ra, số lượng đường điện thoại chính tăng khoảng 7,5% năm 1995. Lưu lượng viễn thông quốc tế tăng 13% năm 1995 và trong 5 năm qua, mức tăng trung bình hàng năm là 12%. Trong các dịch vụ mới mẻ hơn như dịch vụ điện thoại di động, số lượng người đăng ký sử dụng tăng 60% năm 1995 và mức tăng trung bình từ năm 1990 là hơn 50%. Đối với thiết bị viễn thông, giá trị XK đạt 58% năm 1995, tăng 20% so với năm trước. Những con số này cho thấy, trong lĩnh vực dịch vụ, viễn thông đạt mức tăng trưởng rất nhanh. Bên cạnh đó, theo số liệu năm 1995, 130 thành viên WTO chiếm 95% tổng thu nhập viễn thông toàn cầu, tương đương với 570 tỷ USD năm 1995. 69 thành viên WTO, đưa ra cam kết trong đàm phán viễn thông cơ bản chiếm hơn 550 tỷ USD, tương đương với 96% thu nhập từ viễn thông của các thành viên WTO, nhất trí kế hoạch tự do hoá các thị trường viễn thông để mở cửa cho đầu tư và cạnh tranh theo những điều khoản đã thỏa thuận.

Hiệp định về Viễn thông đã được ký vào ngày 15-2-1997 là sự nối tiếp thỏa thuận sơ bộ tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tháng 12-1996 về việc xoá bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm CNTT. Liên đoàn viễn thông quốc tế (Intenational Telecommunications Union) dự kiến rằng với việc ký Hiệp định này, thu nhập của ngành viễn thông thế giới sẽ tăng từ mức 800 tỷ USD trong năm 1996 lên đến l.200 tỷ USD hoặc gấp đôi vào năm 2000 do nhu cầu điện thoại quốc tế của khách hàng, số người sử dụng hệ thống điện tử trực tuyến sẽ tăng nhiều do việc tư nhân hoá ngành viễn thông ở các nước trên toàn cầu đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt, là trong lĩnh vực thông tin di động. Việc ký kết Hiệp định tự do hoá thị trường và đầu tư vào ngành viễn thông là bước ngoặt thật sự chấm dứt lịch sử 60 năm ngành này bị chính sách bảo hộ độc quyền và giá cao chi phối. Chính sách khép chặt cửa trong nước sẽ được thay thế bằng mở cửa thị trường, xu hướng điều tiết bị bãi bỏ.

Hiệp định trong khuôn khổ WTO nhằm thúc đẩy TMQT về dịch vụ viễn thông cơ bản đã có hiệu lực từ ngày 5-2-1998. 72 thành viên WTO đã tham gia và đưa ra cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận này. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm dịch vụ điện thoại, truyền số liệu, telex, điện tín, fax, dịch vụ cho thuê vi mạch riêng (chẳng hạn như mua bán khả năng truyền dẫn), hệ thống vệ tinh di động và cố định, điện thoại di động, dịch vụ số liệu di động, hệ thống nhắn tin và liên lạc cá nhân.

1. Những quy định chung

Dịch vụ viễn thông theo nghĩa rộng bao gồm cả dịch vụ và thiết bị (hàng hoá). Từ phương diện này, có nhiều hiệp định trong khuôn khổ WTO điều chỉnh lĩnh vực viễn thông. Về phương diện hàng hoá, đó là Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT), Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Về phương diện dịch vụ, viễn thông chịu sự điều chỉnh của Hiệp định Thương mại dịch vụ (GATS), kể cả viễn thông cơ bản và viễn thông giá trị gia tăng. Bao trùm cả hai phương diện trên là Hiệp định về Mua sắm CP và một số quy định về sở hữu trí tuệ. Tất cả những quy định trên đều có ý nghĩa rất quan trọng đối với lĩnh vực viễn thông.

Một số điều khoản của GATS có liên quan đến dịch vụ viễn thông. Điều VI đưa ra các quy định ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử giữa trong và ngoài nước và giữa những người nước ngoài với nhau trong lĩnh vực thương mại dịch vụ; Điều VIII về độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ, Điều IX về các biện pháp hạn chế kinh doanh (đã đề cập ở chương này).

2. Các cam kết cụ thể

Trong số các quyết định liên quan đến dịch vụ được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Marakesh vào tháng 4-1994, có quyết định tiếp tục đàm phán về thương mại viễn thông cơ bản sau vòng đàm phán Uruguay.

Lịch trình các cam kết dịch vụ cụ thể do các thành viên đưa ra được xem là một phần thống nhất của Hiệp định. Điều này có nghĩa là tương tự như lịch trình cắt giảm thuế hàng hoá trong GATT, các cam kết này mang tính ràng buộc pháp lý.

Lịch trình chứa đựng các cam kết cụ thể của các nước thành viên về tiếp cận thị trường đãi ngộ quốc gia, và có thể có thêm các cam kết khác. Về tiếp cận thị trường (Điều XVI) quốc gia thành viên đưa ra các cam kết về loại bỏ hạn chế số lượng, và một số hình thức khác như hạn chế sự tham gia của phía nước ngoài.

Về đãi ngộ quốc gia (Điều XVII), đãi ngộ không phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và ngoài nước. Các cam kết khác (Điều XVIII) tạo điều kiện đàm phán các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ không được điều chỉnh trong phần tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia.

Đàm phán viễn thông kết thúc ngày 15-2-1997 với 55 lộ trình của 69 quốc gia và lãnh thổ (15 thành viên EU đưa ra chung một lộ trình). Các quốc gia tham gia gồm có Ăngtigoa và Bácbuđa, Ôxtrâylia, Bănglađet, Bêlixê, Bôlivia, Braxin, Brunây Đarutsalam, Bungari, Canađa, Chilê, Côlômbia, Côt Đivoa, Séc, Cộng hoà Đôminica, Êcuađo, En Xanvađo, EU và các nước thành viên, Gana, Grenađa, Goatêmala, Hồng Công, Hunggari, Aixơlen, Ấn Độ, Inđônêxia; Ixraen, Giamaica, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Môritiut, Mêhicô, Ma rốc, Niu Dilân, Nauy, Pakixtan, Papua Niu Ghinê, Pêru, Philippin, Ba Lan, Rumani, Xênêgan, Xingapo, Xri Lanca, Thụy Sĩ, Cộng hoà Xlôvakia, Nam Phi, Thái Lan, Triniđát và Tôbagô, Tuynidi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Vênêzuêla. Trước khi Hiệp định có hiệu lực ba nước là Bácbađốt, đảo Síp và Xurinam, đồng ý mở cửa thị trường nội địa trong lĩnh vực này.

Nội dung các cam kết của các nước gồm:

Đối với dịch vụ điện thoại: 47 cam kết của 61 CP cam kết sự cạnh tranh cung cấp (có nghĩa là cho phép hai nhà cung cấp hay nhiều hơn hoạt động). Hầu hết các cam kết cho phép cung cấp dịch vụ điện thoại công cộng, có thể ngay lập tức hoặc đưa vào dần, trong ít nhất một phần thị trường: 41 lộ trình (55 nước) cam kết dịch vụ nội địa, 37 cam kết (51 nước) về dịch vụ nội địa đường dài và 42 cam kết của 56 CP về dịch vụ quốc tế. Việc bán lại điện thoại công cộng được cam kết trong 28 lộ trình (42 nước) và hơn 70% của 59 nước cho phép một mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực điện thoại công cộng.

Đối với các dịch vụ khác: 49 lộ trình (63 nước) có cam kết về dịch vụ truyền dữ liệu, 46 lộ trình (60 nước) cho phép tiếp cận đối với thị trường điện thoại di dộng, 41 lộ trình (55 nước) cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ cho thuê vi mạch (cung cấp năng lực truyền dữ liệu), 45 lộ trình (59 nước) cam kết đối với một số loại hình dịch vụ di động khác như máy tính cá nhân, dữ liệu điện thoại di động hoặc máy nhắn tin. Đối với việc liên lạc có liên quan đến vệ tinh, 37 lộ trình (51 nước) cam kết đối với một số hoặc tất cả loại hình dịch vụ vệ tinh di động và 36 lộ trình (50 nước) cam kết đối với lĩnh vực dịch vụ vệ tinh di động. Ngoài ra, 8 nước đưa ra cam kết đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (e-mail, xử lý dữ liệu trực tuyến).

Thời hạn có hiệu lực chính thức của các cam kết là ngày 5-2-1998 nhưng nếu các cam kết được đưa vào thực hiện dần thì thời hạn thực hiện thực tế sẽ là thời gian ghi trong lộ trình. Khoảng 40% quốc gia tham gia đưa vào thực hiện dần cam kết đối với dịch vụ điện thoại.

57 quốc gia đã cam kết đưa ra các điều luật tham khảo và 8 nước khác đồng ý áp dụng một phần lớn các quy định này. Số nước còn lại có thể đưa ra các quy định này chậm hơn. Ngoài việc mỗi nước phải có cơ quan điều hành độc lập, các qui định nêu rõ ràng việc bảo vệ cạnh tranh và giải quyết các lĩnh vực đặc thù như giá và các vấn đề khác liên kết mạng để có thể thực hiện được việc nối mạng điện thoại liên tục.

3. Tác động đối với kinh doanh

Nhìn chung, Hiệp định này cung cấp những cơ hội to lớn cho các tập đoàn viễn thông lớn, nhất là các tập đoàn viễn thông Mỹ. Người ta ước tính rằng, các tập đoàn của Mỹ từ chỗ chỉ cạnh tranh trên 17% thị phần viễn thông của 20 thị trường hàng đầu thế giới thì nay họ sẽ cạnh tranh với 95% thị phần của 600 tỷ USD thu nhập viễn thông của toàn thế giới.

Sự bùng nổ của thị trường viễn thông sẽ làm tỷ lệ tăng trưởng từ một con số lên đến hai con số. Dự tính rằng những người sử dụng điện thoại sẽ giảm được 1.000 tỷ USD cước phí sử dụng điện thoại và cải tiến dịch vụ trong 14 năm tới nhờ có hiệp định này.

 

HIỆP ĐỊNH VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ITA)

TMQT đối với sản phẩm CNTT chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thương mại hàng hoá, khoảng 10,2%, tương đương với 500 tỷ USD (năm 1996). Tại Hội nghị Bộ trưởng tại Xingapo năm 1996, 28 quốc gia và lãnh thổ hải quan độc lập ký Tuyên bố Bộ trưởng về thương mại sản phẩm CNTT nhằm cắt giảm thuế quan vào tháng 1-2000.

Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Xingapo, gần ba mươi quốc gia và lãnh thổ đã tham gia Hiệp định (Ôxtrâylia, Canađa, Liên minh châu Âu gồm 15 quốc gia, Hồng Công, Aixơlen, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc Nauy, Đài Loan, Xingapo, Thụy Sĩ và Mỹ). Về sau, 16 quốc gia đã gia nhập thêm, nâng tổng số thành viên lên tới 44 (Côxta Rica, Cộng hoà Séc, En Xanvađo, Extônia, Ixraen, Ấn Độ, Ma cao, Malaixia, Niu Dilân, Philippin, Ba Lan, Rumani, Cộng hoà Xlôvakia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Líchtenxtên), chiếm hơn 93% thương mại hàng hoá CNTT. Ngày 26-3-1997, các thành viên tham gia Hiệp định thành lập Uỷ ban mở rộng thương mại đối với sản phẩm CNTT để giám sát việc thực hiện Hiệp định, thỏa thuận và xem xét việc mở rộng phạm vi điều chỉnh hàng hóa cũng như yêu cầu gia nhập của các nước khác.

Hiệp định về CNTT chia quá trình cắt giảm thuế thành 4 giai đoạn bằng nhau (mỗi giai đoạn cắt giảm 25%). Giai đoạn 1 - tháng 1-1997; giai đoạn 2 - tháng 1-1998; giai đoạn 3 - tháng l-1999; giai đoạn 4 - hoàn thành việc cắt giảm thuế trước ngày 1-1-1999. Một số nước đang phát triển được phép hoàn thành việc cắt giảm thuế quan sau năm 2000 nhưng không được muộn hơn năm 2005. Ngoài việc cắt giảm thuế quan thông thường, Tuyên bố ITA còn yêu cầu việc xoá bỏ các loại thuế và lệ phí khác vào ngày l-7-1997. Hiệp định về CNTT điều chỉnh 6 mặt hàng chính: máy vi tính (bao gồm máy in, máy quét, màn hình ổ đĩa cứng...), sản phẩm viễn thông (máy điện thoại, máy fax, modem, máy nhắn tin... ), bán dẫn, thiết bị sản xuất bán dẫn, phần mềm (đĩa mềm, CD-ROM) và các thiết bị khoa học.

Đầu năm 1998, 14 thành viên Hiệp định: Ôxtrâylia, Canađa, Liên minh châu Âu, Hồng Công, Ixraen, Nhật Bản, Malaixia, Nauy, Philippin, Xingapo, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, đề nghị đưa thêm vào ITA hàng trăm danh mục mặt hàng cần được điều chỉnh. Các mặt hàng này gồm có: thiết bị sản xuất bảng vi mạch, thiết bị sản xuất tụ điện, thiết bị máy thu thanh, thu hình, truyền hình; sản phẩm viễn thông, cấu phần và đầu vào của sản phẩm CNTT. Tuy nhiên, hiện nay các nước tham gia vẫn chưa đạt được sự nhất trí về việc đưa danh mục các sản phẩm bổ sung vào Hiệp định về CNTT.

Tiếp theo đó, ngày 11-12-1998, Uỷ ban thành viên về mở rộng thương mại CNTT đã nhất trí tiếp tục đàm phán mở rộng phạm vi của Hiệp định CNTT trong WTO vào ngày 22-2-1999. Quyền chủ tịch Uỷ ban, ông Ronald Saborio Soto (Côxta Rica) đã ghi nhận rằng 35 trong tổng số 44 thành viên đã nhất trí thông qua bản dự thảo của Hiệp định về CNTT số II (ITA.II) trong đó có thêm một loạt các sản phẩm mới. Hai thành viên không chấp nhận Hiệp định này và hai thành viên khác đề nghị cần có thời gian cụ thể để thực hiện. Các thành viên ủng hộ ITA.II gồm Ôxtrâylia, Canađa, Côxta Rica, Cộng hòa Séc, EU (15 nước), Hồng Công, Aixơlen, Ixraen, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Ba Lan, Rumani, Xingapo, Cộng hoà Xlôvakia, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Đài Loan và Extônia.

Nhiều thành viên cho rằng những điều khoản trong ITA.II là khiêm tốn, nhưng vẫn là một biện pháp mang tính thỏa hiệp hơn, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Các thành viên này cũng yêu cầu hoàn thiện sớm ITA.II để Uỷ ban có thể tiếp tục tiến hành cụ thể hoá nó, kể cả những nội dung liên quan đến các biện pháp phi quan thuế trong các sản phẩm CNTT. Một số thành viên phản đối việc đưa vào Hiệp định khái niệm ''hàng tiêu dùng điện tử''. Một số thành viên khác lại cho rằng họ sẽ cần thời gian để xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với một số sản phẩm CNTT.

Malaixia nhấn mạnh ITA.II có những sản phẩm mà họ yêu cầu, do đó họ không thể đồng ý với Hiệp định này trừ khi nó được sửa đổi. Ấn Độ bày tỏ những lo ngại vềmột số sản phẩm CNTT liên quan đến an ninh quốc phòng và tuyên bố họ cần có thời gian để cân nhắc. Họ cũng nhấn mạnh sẽ không có sự đồng thuận đối với ITA.II trừ khi nó được thay đổi theo đề nghị của các nước đang phát triển.

En Xanvađo cho rằng cần có sự tham khảo rộng rãi dư luận trong nước trước khi chấp thuận ITA.II. Philippin khẳng định họ chưa thể cân nhắc ITA.II vì phải thông qua trước Quốc hội trước khi có quyết định cuối cùng.

 

(^.^) vs (^o^)

ĐÀM PHÁN VỀ TÀI CHÍNH

Cho đến tận thời điểm cuối của Vòng đàm phán Uruguay, đàm phán về hiệp định tài chính vẫn không mang lại kết quả như mong đợi. Các cam kết mở cửa thị trường và áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia được đưa ra nhưng chưa đủ để hình thành một hiệp định riêng rẽ cho tài chính. Các trường hợp miễn trừ MFN dựa trên cơ sở có đi có lại vẫn tồn tại nhiều. Phụ lục II của phần Dịch vụ tài chính trong GATS quy định tiếp tục đàm phán về dịch vụ tài chính sau Vòng đàm phán Uruguay. Vào tháng 6-1995, sáu tháng sau khi GATS có hiệu lực, các nước tiếp tục đàm phán về dịch vụ tài chính.

Vòng đàm phán năm 1995 kết thúc vào ngày 28-7-1995, kéo dài hơn dự định gần một tháng. Kết quả cuối cùng là một hiệp định tạm thời (Interim Agreement) ra đời nhưng các thành viên cho rằng kết quả đàm phán không được như mong đợi và cần tiếp tục đàm phán tiếp trong năm sau. Tiếp theo Hiệp định tạm thời này, 29 thành viên WTO (kể cả 15 thành viên EU) đã cắt giảm bớt các ngoại lệ MFN của họ. Những cắt giảm này được đưa vào trong Nghị định thư II của GATS. Ba nước gồm Côlômbia, Môritiut và Mỹ quyết định không điều chỉnh các cam kết của họ và giữ các ngoại lệ MFN trên cơ sở có đi có lại. Mỹ không tham gia ký còn vì lý do rằng cam kết của các nước đang phát triển chưa thỏa đáng. Những cam kết trên được 43 nước thừa nhận. Trước tình hình đó, tháng 12-1996, Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Xingapo đã kêu gọi các nước, nhất là Mỹ, nối lại đàm phán.

Vòng đàm phán về dịch vụ tài chính được tiếp tục vào tháng 4-1997. Các thành viên lại có cơ hội để điều chỉnh các cam kết của mình và đưa ra các miễn trừ MFN trong dịch vụ tài chính. Ngày 12-12-1997, một loạt các cam kết mới trong dịch vụ tài chính đã được đưa ra trong GATS. Tổng số có 56 thành viên trong số 70 thành viên đã có chương trình cam kết cụ thể và 16 danh sách miễn trừ MFN được đưa ra và được đưa vào Nghị định thư V của GATS. Thời hạn để các thành viên phê chuẩn Nghị định thư V là ngày 29-1-1999. Có 52 thành viên đã thực hiện việc phê chuẩn đúng hạn và đồng ý thực hiện Nghị định thư vào ngày 1-1-1999. Uỷ ban về Thương mại dịch vụ cũng mở rộng thời hạn phê chuẩn cho các thành viên còn lại đến tận ngày 15-6-1999.

Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan quyết định rút bớt danh sách miễn trừ MFN trên cơ sở có đi có lại của họ. Một vài nước như Hunggari, Philippin và Vênêzuêla cắt giảm bớt phạm vi của danh sách miễn trừ MFN.

Nghị định thư này dựa trên 8 nguyên tắc:

- Thực hiện mục tiêu tự do hóa đối với các loại hình dịch vụ tài chính, trừ một số dịch vụ của CP, thông qua đàm phán định kỳ để thực hiện và mở rộng cam kết của mỗi nước;

- Áp dụng chế độ tối huệ quốc;

- Áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia.

Các hoạt động dịch vụ tài chính trong GATS gồm:

- Bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, bảo hiểm môi giới chứng khoán, bảo hiểm dịch vụ bổ trợ;

- Ngân hàng các dịch vụ tài chính: Ngân hàng bao gồm tất cả các dịch vụ do ngân hàng cung cấp như gửi tiền, cho vay, thanh toán, dịch vụ giao dịch. Các loại hình dịch vụ tài chính khác bao gồm buôn bán ngoại tệ, cổ phiếu, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, thanh toán chi trả, cung cấp thông tin tài chính.

Các cam kết cụ thể của các nước đạt được qua vòng đàm phán này như sau:

- Mỹ và EU: là những thị trường tài chính lớn và mở cửa đối với bên ngoài. Hiệp định là thắng lợi lớn của Mỹ - EU trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á. Mỹ cho phép 100% sở hữu nước ngoài trong các cty bảo hiểm nội địa, thay đổi chế độ quản lý đối với ngân hàng nước ngoài; các cty nước ngoài được phép lập ngân hàng ở các bang của Mỹ, đồng thời CP sẽ chú trọng hơn đến việc giải quyết đơn xin mở ngân hàng mới của nước ngoài. EU có những hạn chế nhất định đối với một số dịch vụ bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm ô tô; đồng thời cam kết sẽ xem xét các vấn đề có thể gây tác động xấu đến thị trường bảo hiểm nội địa.

- Nhật Bản: kể từ tháng 4-1998, Nhật không hạn chế kinh doanh dịch vụ ngân hàng và các loại dịch vụ tài chính khác (riêng bảo hiểm và các loại dịch vụ bảo hiểm liên quan chỉ cho phép kinh doanh trực tiếp, không qua trung gian). Ngoài ra, Nhật chấp nhận "đa phương hóa" hiệp định bảo hiểm song phương Nhật - Mỹ bằng việc đưa ra thời gian biểu tự do hóa thị trường bảo hiểm trong nước (nghĩa là các nước thành viên WTO sẽ được hưởng thành quả đàm phán trước đây của Mỹ).

 - Canađa: điều chỉnh lại các quy định ngặt nghèo trong lĩnh vực tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài kinh doanh trong thị trường dịch vụ tài chính nội địa; khuyến khích thành lập các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Canađa liên kết với chi nhánh ngân hàng nội địa (hiện có khoảng hơn 40 ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hoạt động ở Canađa).

- Inđônêxia: Cam kết đến năm 2020 sẽ xóa bỏ mọi hạn chế liên quan đến tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - phi ngân hàng (non - bank financial services); các cty dịch vụ tài chính phi ngân hàng nước ngoài có thể chiếm 100% cổ phần trong thị trường chứng khoán; không hạn chế nước ngoài kinh doanh bảo hiểm trong trường hợp không có cty bảo hiểm nội địa kinh doanh về lĩnh vực cụ thể đó, hoặc các cty bảo hiểm Inđônêxia không muốn kinh doanh loại bảo hiểm này; nước ngoài có thể mua 49% cổ phần của ngân hàng địa phương.

- Malaixia: Cho phép 13 cty 100% vốn nước ngoài hiện đang hoạt động ở nước này vẫn giữ nguyên cơ cấu phần vốn trước đây; nhưng quy định một ngân hàng ngoại thương không được phép có cổ phẫn ở ngân hàng ngoại thương khác. Về bảo hiểm, đến ngày 30-6-1998 các chi nhánh cty bảo hiểm nước ngoài buộc phải sáp nhập với địa phương và phần vốn nước ngoài không được quá 51%; đối với các cty mới - phần vốn nước ngoài không được quá 30% (Malaixia là nước đang phát triển có thị trường tài chính tương đối mở cửa nhất, thậm chí từ trước Vòng đàm phán Uruguay: trong số 35 ngân hàng thương mại có 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; trong số 49 cty bảo hiểm có 44 cty với số vốn nước ngoài ngang hoặc chiếm phần áp đảo so với phần vốn của nước chủ nhà).

- Philippin: Cam kết mở cửa thị trường hơn (phụ thuộc vào các mục tiêu phát triển của đất nước, khuyến khích tăng trưởng thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ...). Về ngân hàng, 70% số tài sản phải do ngân hàng nội địa quản lý, trong đó người Philippin chiếm đa số. Về các loại dịch vụ tài chính khác, Philippin cho phép phần vốn nước ngoài là 51% đối với chứng khoán, 40% đối với cho thuê, môi giới tiền tệ, môi giới hối đoái... Về lập chi nhánh ngân hàng mới, hạn chế cấp 10 giấy phép trong thời gian từ năm 1995 - 2000. Về bảo hiểm, Philippin cho phép 51% phần vốn nước ngoài trong cty bảo hiểm nội địa và trong một số dịch vụ bảo hiểm khác là 40%.

- Thái Lan: Đã từ bỏ chính sách bảo hộ ban đầu (do phải đương đầu với khủng hoảng tài chính trong nước), nay cam kết giữ nguyên cơ cấu cổ phần vốn hiện có của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm). Về bảo hiểm, Thái Lan cho phép cty nước ngoài chiếm 25% vốn pháp định.

- Xingapo: cho phép các cty bảo hiểm nước ngoài chiếm 49% phần vốn của cty trong nước; các trung gian tái bảo hiểm có thể lập chi nhánh và các cty tài chính có thể kinh doanh ngoại tệ - vàng, có thể mua lại các tồn trữ ngoại tệ, cổ phần cty hoặc mua lại nợ.

- Hàn Quốc: đã đưa ra 34 cam kết mới, có cải thiện hơn so với cam kết ban đẩu vào năm 1995. Do tình hình bầu cử tổng thống nên cam kết của Hàn Quốc về lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm không cải thiện nhiều.

- Braxin: cam kết giảm vai trò Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường tư nhân hóa các ngân hàng nhà nước, ngân hàng nước ngoài có thể mua ngân hàng nội địa (nếu Hội đồng Tiền tệ quốc gia và Tổng thống phê duyệt), nghĩa là cho phép thành lập các ngân hàng, cty bảo lãnh, bảo hiểm 100% vốn nước ngoài.

- Ấn Độ: sẽ cho phép mỗi năm mở thêm 12 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (so với quy định 8 chi nhánh hiện nay); cam kết sẽ cho phép nước ngoài mở thêm nhiều chi nhánh hơn và có thể nhân gấp đôi số lượng chi nhánh nhỏ trên toàn lãnh thổ (từ 5-6 lên 10-12). Ấn Độ không cam kết cụ thể gì về dịch vụ bảo hiểm.

Tóm lại, tổng cộng có 52 nước đã bảo đảm mở cửa thị trường bảo hiểm rộng rãi hơn (14 nước cam kết sẽ mở cửa thị trường bảo hiểm mà Mỹ đặc biệt quan tâm); 59 nước cam kết sẽ cho phép 100% sở hữu nước ngoài trong các chi nhánh ngân hàng, và 44 nước sẽ cho phép 100% sở hữu nước ngoài trong các cty chứng khoán.

Chương VIII: HIỆP ĐỊNH VỀ MUA SẮM CHÍNH PHỦ VÀ VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

I. HIỆP ĐỊNH VỀ MUA SẮM CHÍNH PHỦ

Tại Vòng đàm phán Kennedy (1964- 1967), lần đầu tiên thủ tục về mua sắm CP được thừa nhận như một loại hàng rào phi quan thuế quan trọng. Tại Vòng Tokyo (1973-1979), thương lượng về mua sắm CP đã được các thành viên là một số nước công nghiệp phát triển đàm phán, và kết quả là Hiệp định về Mua sắm CP được ký kết vào năm 1979. Hiệp định này đã được bổ sung vào năm 1988 và được gọi tắt là Hiệp định 1988.

Tiếp theo, các cuộc thương lượng nhằm mở rộng phạm vi áp dụng và bổ sung một số quy định cụ thể của Hiệp định 1988 đã được tổ chức trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay (1987-1993) và đã đạt được kết quả vào tháng 12-1993, ký kết chính thức tại Marrakesh tháng 4-1994 và có hiệu lực từ ngày 1-1-1996.

1. Giới thiệu chung

Mua sắm CP, hay mua sắm tài sản công, là việc mua, cho thuê hoặc mướn các sản phẩm hay dịch vụ của các cơ quan CP. Thị trường mua sắm CP đang ngày một tăng lên, hiện nay khoảng 10-15% GDP của các nước.

Vì những lý do như bảo vệ an ninh quốc gia hay khuyến khích doanh nghiệp trong nước, các CP có xu hướng mua sắm, hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp nước mình. Trên thực tế, việc phân biệt đối xử đối với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài trong mua sắm CP thể hiện dưới những hình thức như:

- Cấm doanh nghiệp nước ngoài tham gia đấu thầu các hợp đồng mua sắm CP;

- Ưu đãi những doanh nghiệp sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ trong nước khi thực hiện hợp đồng mua sắm CP;

- Đặt điều kiện, quy định về tư cách thể nhân, phân biệt đối xử để ngăn cản doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự thầu...

2. Khái quát nội dung Hiệp định

2.1. Hiệp định 1988

Hiệp định 1988 quy định cụ thể về nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và không phân biệt đối xử trong mua sắm CP, theo đó các thủ tục mua sắm CP phải công bằng và minh bạch. Theo quy định này, đối với sản phẩm cũng như người cung cấp sản phẩm nước ngoài, các bên tham gia Hiệp định phải áp dụng những đãi ngộ không kém thuận lợi hơn so với đãi ngộ đối với sản phẩm và người cung cấp sản phẩm trong nước; đãi ngộ đó phải được áp dụng ngay tức thời và vô điều kiện kể cả về mặt luật pháp lẫn thủ tục và biện pháp áp dụng trên thực tế, nhưng chỉ đối với các hợp đồng mua sắm CP có trị giá trên 130.000 SDR (quyền rút vốn đặc biệt).

Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định trên nguyên tắc các thủ tục mời thầu đối với tất cả hoặc một số thể nhân được lựa chọn. Hiệp định yêu cầu phải có thông báo ít nhất 40 ngày trước khi thực hiện đấu thầu, phải cung cấp những thông tin hữu quan về hợp đồng trúng thầu; tuy nhiên trong một số trường hợp (có quy định rõ ràng) thủ tục đấu thầu có thể được áp dụng cho một thể nhân duy nhất (single tendering).

Cho đến nay, 12 nước và nền kinh tế đã tham gia Hiệp định 1988, trong đó có Hồng Công và Xingapo là nuớc/ lãnh thổ đang phát triển, các nước còn lại là Áo, Canađa, Phần Lan, Ixraen, Nhật Bản, Nauy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Mỹ.

Điều đáng lưu ý là ngoài việc các quy định của Hiệp định không được áp dụng đối với các hợp đồng mua sắm CP có giá trị dưới 13.000 SDR, Hiệp định 1988 còn hạn chế chỉ áp dụng chủ yếu dối với CP trung ương, ngoài ra chỉ một số ít chính quyền địa phương được từng nước chỉ định tham gia và đưa vào Phụ lục Hiệp định.

2.2 Hiệp định 1996

Như đã quy định rõ trong GATT 1994, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không được áp dụng trong mua sắm CP đối với trường hợp mua sắm hàng hóa cho việc sử dụng của bản thân cơ quan CP (GATT 1994, Điều III.8a). Hơn nữa, đãi ngộ MFN cũng không được áp dụng đối với những trường hợp CP NK sản phẩm từ nước ngoài để các cơ quan CP sử dụng (GATT 1994, Điều XVII.2).

Do những hạn chế này, các nước phát triển trong GATT đã thương lượng để có những quy đinh chặt chẽ hơn áp dụng cho mua sắm CP. Tuy nhiên, Hiệp định về mua sắm CP 1996 chỉ là một hiệp định nhiều bên, việc tham gia Hiệp định là không bắt buộc đối với các thành viên WTO. Cho tới nay mới có các nước và lãnh thổ sau đây tham gia Hiệp định 1996: Canađa, Hồng Công, Liên minh châu Âu với 15 nước thành viên, Hàn Quốc, Ixraen, Nhật Bản, Lichtenxtên, Nauy, Xingapo, Thụy Sĩ và Mỹ.

So với Hiệp định 1988 chỉ bao gồm 9 điều, Hiệp định 1996 có 24 điều quy định cụ thể hơn các nghĩa vụ và có một số điểm mở rộng, cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng mở rộng sang các thể nhân ở cấp dưới CP trung ương cũng như các thể nhân có liên quan tới CP. Các thể nhân này được liệt kê rõ trong danh sách các ''thể nhân mua sắm'' đính kèm theo Hiệp định, thông thường bao gồm: các Bộ, ngành và các cơ quan CP trung ương; các chính quyền thành phố, địa phương; và các doanh nghiệp công ích như phân phôi điện nước, cầu cảng, sân bay.

Phạm vi áp dụng không giới hạn trong hàng hóa mà mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ. Đối với hàng hóa, Hiệp định được áp dụng đối với tất cả các hợp đồng mua sắm của các thể nhân trên, trừ các hợp đồng mua bán thiết bị quốc phòng. Về dịch vụ, chỉ những dịch vụ đã được từng nước liệt kê trong phụ lục Hiệp định của mình mới chịu sự chi phối của Hiệp định.

Thủ tục tiến hành mua sắm CP: Hiệp định quy định rõ khi giá trị hợp đồng mua sắm vượt quá mức ngưỡng đã được từng bên tham gia xác định trước thì phải mời thầu; tạo cơ hội công bằng cho các thể nhân nước ngoài tham gia đấu thầu; và người trúng thầu phải là người đã chào giá thấp nhất hoặc đáp ứng được tốt nhất các tiêu chuẩn trúng thầu đã đề ra trong giấy gọi thầu. Ngoài ra, sau khi đấu thầu xong, cơ quan mở thầu có trách nhiệm công bố các thông tin có liên quan như: tên và địa chỉ thể nhân trúng thầu; giá trị hợp đồng trúng thầu; giá chào cao nhất và thấp nhất; và lý do bác bỏ một hồ sơ dự thầu (nếu người có hồ sơ bị bác bỏ đó có yêu cầu chính thức).

Thủ tục kháng nghị: các bên tham gia có trách nhiệm phải lắng nghe kháng cáo của các nhà cung cấp; những kháng cáo đã được đệ trình phải được một toà án hay một cơ quan có tư cách độc lập và vô tư xem xét. Nếu xác định thực sự có việc vi phạm Hiệp định, bên vi phạm phải có các biện pháp thay đổi hoặc bồi thường thích đáng theo đúng quy định của Hiệp định.

Thủ tục giải quyết tranh chấp: Hiệp định quy định các tranh chấp được giải quyết phù hợp với Bản ghi nhớ về quy định và thủ tục đối với việc giải quyết tranh chấp (DSU), tuy nhiên có hai điểm khác biệt: thời gian xem xét của bồi thẩm đoàn được rút ngắn lại; và việc trả đũa chéo bị cấm tuyệt đối.

Đối với trường hợp mua sắm của các thể nhân ở cấp chính quyền địa phương và các thể nhân có liên quan tới CP, thủ tục mời thầu và quy định cung cấp thông tin đơn giản hơn so với CP trung ương.

Cấm áp dụng các quy định như tỷ lệ nội địa, chuyển giao công nghệ, đầu tư hay mua bán hàng đổi hàng... trong mua sắm CP.

Quy định riêng cho các nước đang phát triển: nếu tham gia Hiệp định về Mua sắm CP, các nước đang phát triển không bắt buộc phải thực hiện đầy đủ tất cả các quy định của Hiệp định ngay khi gia nhập, ngoài ra có thể giới hạn việc thực hiện Hiệp định đối với một số cơ quan CP nhất định...

3. Các cuộc đàm phán mới

Ngày 25-6-1998, Uỷ ban Mua sắm CP của WTO quyết định cố gắng hoàn tất các cuộc thương lượng mới về Hiệp định 1996 trước Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ ba, tổ chức vào cuối tháng 11, đầu tháng 12-1999 tại Mỹ. Các cuộc thương lượng mới dự kiến sẽ tập trung vào 3 mục tiêu sau:

- Mở rộng số nước tham gia Hiệp định;

- Mở rộng phạm vi và dối tượng áp dụng của Hiệp định; và

- Xem xét việc thông qua một Hiệp định riêng về nguyên tắc minh bạch trong mua sắm CP.

 

II. THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

 Doanh nghiệp thương mại nhà nước được định nghĩa rộng là các doanh nghiệp CP hay phi CP có một số đặc quyền, đặc lợi nhất định theo quy định của luật pháp trong nước trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa liên quan tới xuất NK.

Như vậy về hình thức, thương mại nhà nước là hoạt động xuất hay NK với mục đích kiếm lời. Trong khi đó mua sắm CP là việc mua hay thuê hàng hóa, dịch vụ để CP sử dụng, tiêu dùng hoặc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác rồi mới bán lại.

WTO không có hiệp định riêng về thương mại nhà nước mà chỉ có một Thỏa thuận về việc giải thích Điều XVII của GATT 1994, trong đó quy định nghĩa vụ của các doanh nghiệp thương mại nhà nước như sau:

1. Kinh doanh chỉ căn cứ vào tính toán thương mại

Quy định cơ bản nhất được áp dụng đối với các doanh nghiệp thương mại nhà nước là phải hoạt động ''phù hợp với những nguyên tắc chung về đãi ngộ không phân biệt

đối xử'' và để đạt được điều đó cần:

- Tiến hành mua, bán duy nhất trên cơ sở tính toán thương mại, nghĩa là mua bán phụ thuộc vào giá cả, chất lượng, tình trạng khan hiếm, khả năng tiếp thị, chi phí vận tải và các điều kiện mua bán khác; và

- Tạo cơ hội cạnh tranh đầy đủ và công bằng cho doanh nghiệp của nước ngoài trong việc tham gia hoạt động mua bán các mặt hàng đó.

2. Minh bạch

Các CP có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng Thương mại hàng hóa của WTO những thông tin đầy đủ về doanh nghiệp thương mại quốc doanh của mình về các mặt sau:

- Danh sách các doanh nghiệp thương mại nhà nước có tham gia hoạt động xuất NK;

- Các sản phẩm, hàng hóa mà các doanh nghiệp đó kinh doanh; và

- Các thông tin có liên quan khác để các bên hữu quan có thể căn cứ vào đó đánh giá được phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp trên.

Nếu các thông tin trên không đầy đủ hoặc thiếu chính xác, các thành viên WTO có thể thông báo cho Hội đồng Thương mại hàng hóa; bản thân Hội đồng này cũng có một Nhóm Công tác riêng phụ trách việc rà xét thông báo về doanh nghiệp thương mại nhà nước của các thành viên.

Chương IX: HIỆP ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI (TRIPS)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Hiệp định TRIPS là nội dung mới được đưa vào khuôn khổ WTO. Trong suốt thời gian tồn tại của GATT, nội dung này là đối tượng điều chỉnh của các hiệp định và công ước quốc tế riêng rẽ và không nằm trong khuôn Khổ Gatt.

Trước khi TRIPS ra đời, trong suốt thế kỷ qua, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các tổ chức tiền thân của nó đã có nhiều cố gắng xây dựng các quy định để bảo hộ tương xứng quyền sở hữu trí tuệ ở cấp quốc tế. Kết quả là một số công ước quy định trách nhiệm quốc tế trong việc bảo hộ quyền của chủ sở hữu trí tuệ đã thông qua như Công ước Rome (1961), Công ước Paris (1967), Công ước Stockholm (1967, sửa đổi 1979), Công ước Berne (1971)...

Hiệp định TRIPS ra đời với nhận thức rằng giá trị hàng hóa và dịch vụ tham gia trong TMQT ngày càng thể hiện sự kết tinh của yếu tố công nghệ và tính sáng tạo trong hàng hóa và dịch vụ đó. Nói cách khác, trao đổi hàng hóa và dịch vụ cũng bao hàm trao đổi sự sáng tạo của trí tuệ con người, tức là "sở hữu trí tuệ" kết tinh trong hàng hóa và dịch vụ.

Trong thể thống nhất của nền kinh tế thế giới, sự phát triển của TMQT có thể bị ảnh hưởng nếu các tiêu chuẩn để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà các nước đưa ra khác xa nhau. Hơn nữa, việc thực hiện không triệt để quyền sở hữu trí tuệ có thể khuyến khích trao đổi hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền, nhất là trong điều kiện tiến bộ công nghệ hiện nay, do đó vi phạm lợi ích thương mại chính đáng của người sản xuất, vi phạm lợi ích của chủ sở hữu hoặc người được phép sử dụng các quyền đó.

Ngay từ đầu Vòng đàm phán Tokyo, các nước phát triển đã đề nghị áp dụng trong khuôn khổ GATT các biện pháp kiểm soát việc buôn bán hàng giả và hàng vi phạm bản quyền. Bước sang Vòng đàm phán Uruguay, các nước này đề nghị rằng không chỉ đàm phán về buôn bán hàng giả mà còn đàm phán nhằm xây dựng các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu để các nước thành viên thông qua. Trong khi, nhìn chung các nước đang phát triển không phản đối đề nghị áp dụng biện pháp đối với hàng giả nhưng lúc đầu họ chống lại việc trao đổi về các tiêu chuẩn tối thiểu. Các nước này lo ngại rằng đàm phán như vậy sẽ buộc họ phải thay đổi chính sách của mình. Vì các lý do phát triển và xã hội, các nước này không cấp văn bằng sáng chế hay chỉ bảo hộ một số sản phẩm dưới 20 năm, khoảng thời gian thông thường mà các nước phát triển bảo hộ văn bằng sáng chế liên quan đến các sản phẩm như dược phẩm, hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón. Họ cũng lo ngại rằng việc thông qua các tiêu chuẩn tối thiểu có thể dẫn đến tăng tiền thù lao phải trả khi sử dụng các công nghệ được cấp văn bằng theo giấy phép và do vậy sẽ tăng giá thành phẩm. Tuy nhiên, các quan điểm này không thắng thế và các nước phát triển gây sức ép để đàm phán tập trung hơn vào việc xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất về nội dung nhằm bảo hộ cao hơn các quyền sở hữu trí tuệ. Thái độ của các nước phát triển cũng như đang phát triển chuyển biến cùng với quá trình đàm phán. Kết quả là các nước đã nhất trí thông qua Hiệp định TRIPS.

Hiệp định TRIPS đã đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu để bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực bản quyền và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, thiết kế công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí vi mạch, và thông tin bí mật. Hiệp định TRIPS cũng bao gồm các điều khoản về nguyên tắc và biện pháp nhằm thực hiện hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ và về việc thành lập một cơ chế hiệp thương, giám sát cấp quốc tế để bảo đảm sự tuân thủ các tiêu chuẩn của các thành viên ở cấp độ quốc gia.

Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên các công ước quốc tế hiện hành có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và đã đưa vào phần lớn các điều khoản của các công ước đó như Công ước Paris (1967) về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ước Berne (1971) về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Rome (1961) về bảo hộ người trình diễn, người sản xuất băng đĩa ghi âm và tổ chức phát thanh truyền hình; Hiệp định về Sở hữu trí tuệ liên quan đến mạch tổ hợp (1989)... Hiệp định còn quy định rằng, trong khi tuân thủ các công ước này, các nước có thể đảm bảo mức độ bảo hộ cao hơn so với yêu cầu trong Hiệp định TRIPS nếu như không trái với điều khoản của Hiệp định.

Các điều khoản chính của Hiệp định TRIPS chia thành 5 nhóm như sau:

- Các nguyên tắc cơ bản và nghĩa vụ chung;

- Những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, thời hạn bảo hộ và việc giám sát các biện pháp chống cạnh tranh trong giấy phép hợp đồng;

- Các biện pháp kinh doanh hạn chế;

- Bảo đảm thực hiện quyền sở hữu công nghiệp (lệnh của toà án, biện pháp hải quan...);

- Thỏa thuận về thời kỳ chuyển tiếp để thực hiện các quy định ở cấp quốc gia.

2. Nghĩa vụ và quyền lợi

2.1. Các quy tắc cơ bản và nghĩa vụ chung

Điều 3 và 4 của Hiệp định TRIPS khẳng định lại nguyên tắc cơ bản là đãi ngộ quốc gia đã được khái quát trong các công ước quốc tế khác nhau về quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, Hiệp định quy định rằng liên quan đến việc "có, dành được, phạm vi, duy trì và thực hiện'' quyền sở hữu trí tuệ là một nước không được đối xử với chủ thể nước ngoài kém hơn so với chủ thể nước mình. Thêm vào đó, hiệp định yêu cầu các nước dành chế độ tối huệ quốc cho nước ngoài mà không có sự phân biệt.

2.2. Các tiêu chuẩn tối thiểu bao gồm cả thời hạn bảo hộ

Hiệp định đưa ra quy định mới thông qua việc xác định những yếu tố cơ bản của bảo hộ, quyền được chuyển giao và thời hạn bảo hộ tối thiểu cho từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nêu dưới đây:

- Văn bằng sáng chế;

- Bản quyền và quyền liên quan;

- Nhãn hiệu;

- Thiết kế công nghiệp;

- Thiết kế, bố trí ngạch tổ hợp;

- Thông tin không được tiết lộ bao gồm cả bí mật thương mại;

- Chỉ dẫn địa lý, kể cả tên xuất xứ.

Hiệp định cũng bao gồm một phần liên quan đến giám sát các biện pháp chống cạnh tranh trong giấy phép hợp đồng.

2.2.1. Văn bằng sáng chế

i. Định nghĩa và phạm vi điều chỉnh

Văn bằng sáng chế xác định quyền sở hữu đối với "sáng chế" (invention). Sáng chế có thể được hiểu như một ý tưởng sáng tạo cho phép đưa vào thực tiễn giải pháp cho một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực công nghệ. Hiệp định quy định rằng sáng chế sẽ được đăng ký dưới hình thức một văn bằng sáng chế khi:

- có nội dung mới;

- có tính chất sáng tạo; và

- có khả năng để áp dụng trong công nghiệp.

Điều 27 của Hiệp định còn quy định thêm rằng các nước sẽ cấp văn bằng sáng chế cho mọi sáng chế trong tất cả các lĩnh vực công nghệ và đối với cả:

- Sản phẩm, và

- Quy trình, kể cả các quy trình vận dụng trong sản xuất sản phẩm.

Hơn nữa, văn bằng sáng chế được cấp không phân biệt nơi có sáng chế và đối với sản phẩm NK hay sản xuất tại địa phương.

Duy chỉ có những sản phẩm hoặc quy trình sau là các nước được phép không cấp văn bằng sáng chế:

- Các phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và phẫu thuật để điều trị cho người hoặc động vật;

- Thực vật và động vật không phải là các tổ chức hữu cơ siêu nhỏ;

- Các quy trình về cơ bản có tính chất sinh học để sản xuất ra thực vật và động vật mà không phải là các quy trình vi sinh và không có tính chất sinh học.

Tuy nhiên, khi một nước loại bỏ không cấp văn bằng sáng chế cho các giống thực vật thì nước đó sẽ phải thực hiện bảo hộ thể chế độ sui generis được quy định trong Công ước về Bảo hộ các giống cây trồng mới của Liên đoàn Bảo hộ giống cây trồng mới. Mục tiêu của Công ước là bảo đảm rằng các nước thành viên tôn trọng những thành tựu về giống cây và giống con bằng cách quy định đặc quyền sở hữu các giống cây và giống con đó dựa trên một loạt nguyên tắc rõ ràng và thống nhất. Theo quy định này, các giống cây và giống con đủ tiêu chuẩn bảo hộ khi:

- Khác biệt với các giống phổ biến hiện có;

- Đủ mức độ thuần chủng;

- Ổn định; và

- Mới theo nghĩa phải chưa bị thương mại hoá.

Cũng như tất cả các quyền sở hữu khác, quyền cấp cho giống cây trồng chỉ có giá trị trong một thời hạn nhất định mà khi kết thúc thời hạn các giống được bảo hộ trong phạm vi quyền đó được đưa ra công khai. Không cần phải có sự cho phép của chủ sở hữu các quyền đó khi sử dụng giống được bảo hộ để nghiên cứu, bao gồm cả việc sử dụng nó để nhân thêm giống mới. Công ước này do Liên đoàn quốc tế về Bảo hộ các giống mới có văn bằng sáng chế (UPOV) đưa ra. Năm 1991, Công ước sửa đổi được thông qua nhưng vẫn chưa có hiệu lực.

ii. Quyền của chủ văn bằng sáng chế

Điều 28 Hiệp định TRIPS quy định rằng văn bằng sáng chế mang lại cho chủ sở hữu văn bằng sáng chế đặc quyền về sở hữu trí tuệ; những quyền này cho phép chủ sở hữu văn bằng sáng chế ngăn chặn người khác sử dụng sáng chế trong phạm vi bảo hộ của văn bằng. Nhà sản xuất muốn sử dụng sáng chế đã được cấp văn bằng phải có giấy phép hoặc được sự ủy quyền của chủ sở hữu văn bằng sáng chế và thường kèm theo yêu cầu đòi trả tiền thù lao.

Hiệp định quy định rõ những đặc quyền của chủ sở hữu văn bằng sáng chế. Đặc biệt hiệp định quy định rằng nếu đối tượng của văn bằng sáng chế là một sản phẩm thì mọi người thứ ba có thể sản xuất, bán, hoặc NK sản phẩm đó chỉ khi được sự đồng ý của chủ sở hữu văn bằng sáng chế đó. Nếu đối tượng của văn bằng là một quy trình sản xuất thì các bên thứ ba không thể sử dụng quy trình đó mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu văn bằng sáng chế; họ cũng không thể bán hoặc NK sản phẩm trực tiếp được sản xuất nhờ áp dụng quy trình được cấp văn bằng sáng chế này mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu văn bằng sáng chế.

Hơn nữa, Hiệp định quy định rằng trong quá trình tố tụng dân sự đối với những vi phạm văn bằng sáng chế của một quy trình sản xuất, sản phẩm vi phạm được coi là sản xuất nhờ áp dụng quy trình sản xuất được cấp văn bằng sáng chế nếu sản phẩm đó tương tự sản phẩm được sản xuất qua quy trình đó. Trong trường hợp này, bởi vì nhìn chung chủ sở hữu văn bằng sáng chế khó có thể thu thập bằng chứng để xác định quy trình sản xuất đã được áp dụng trên thực tế nên trách nhiệm chứng minh sẽ thuộc về phía bị đơn tức là bị đơn phải chứng minh được sản phẩm được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được cấp văn bằng.

iii. Giấy phép bắt buộc

Điều gì xảy ra nếu chủ sở hữu văn bằng sáng chế từ chối không cấp giấy phép sử dụng sáng chế đã được cấp văn bằng bằng cách đưa ra các điều khoản không hợp lý?. Theo Điều 31 của Hiệp định, pháp luật của nhiều nước quy định rằng trong trường hợp một nhà sản xuất không có hoặc có được với giá cắt cổ một sản phẩm được cấp văn bằng, trên cơ sở vì lợi ích chung CP có thể cho phép một nhà sản xuất quan tâm sử dụng văn bằng sáng chế và yêu cầu nhà sản xuất đó phải trả cho chủ sở hữu văn bằng sáng chế một khoản tiền thù lao mà CP cho là hợp lý. Tuy nhiên, Hiệp định đặt ra những điều kiện ngặt nghèo về cấp giấy phép đó để bảo đảm rằng các giấy phép bắt buộc chỉ được cấp trong những trường hợp ngoại lệ và đối với từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt, Hiệp định quy định rằng giấy phép bắt buộc có thể được cấp chỉ khi nào nhà sản xuất có quan tâm đã cố gắng nhưng không có được sự uỷ quyền sử dụng trong thời hạn hợp lý và với những điều kiện hợp lý.

Điều 31 của Hiệp định đặt ra những điều kiện để cấp giấy phép bắt buộc cho các văn bằng sáng chế. Các điều kiện này phải được hoàn tất trước khi CP có thể can thiệp và cấp giấy phép cho nhà sản xuất sử dụng công nghệ được cấp văn bằng sáng chế. Theo quy định chung, giấy phép bắt buộc để sử dụng công nghệ được cấp văn bằng sáng chế có thể do CP nước đăng ký văn bằng sáng chế cấp nếu người sử dụng (có thể là CP hoặc cty hoặc cá nhân) không xin được giấy phép của người sở hữu văn bằng sáng chế với những điều khoản thương mại hợp lý. Trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia, các trường hợp cực kỳ khẩn cấp khác, và trong trường hợp sử dụng phi thương mại công khai thì không phải đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, phải thông báo cho chủ sở hữu văn bằng sáng chế về việc sử dụng này.

Việc cấp giấy phép bắt buộc còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Giấy phép đó được cấp cho nguồn cung chủ yếu ở thị trường trong nước;

- Giấy phép chấm dứt nếu và khi điều kiện dẫn đến việc cấp giấy phép không còn nữa;

- Đối với công nghệ bán dẫn, giấy phép chỉ được sử dụng phi thương mại công khai hoặc để khắc phục các biện pháp được khẳng định là chống cạnh tranh;

- Việc cấp giấy phép phải để sử dụng không có đặc quyền;

- Chủ sở hữu văn bằng sáng chế sẽ được trả tiền tương xứng dựa theo giá trị kinh tế của giấy phép;

- Chủ sở hữu văn bằng sáng chế có quyền kháng cáo đối với quyết định cấp giấy phép bắt buộc hoặc bất kỳ quyết định nào liên quan đến khoản tiền thù lao được trả.

iv. Tiết lộ thông tin

Theo Điều 29 của Hiệp định, mặc dù các chủ sở hữu văn bằng sáng chế có đặc quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế của mình nhưng họ không thể giữ kín thông tin kỹ thuật về những sáng chế đó. Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu những người đăng ký văn bằng sáng chế tiết lộ những thông tin như vậy về sản phẩm và quy trình sản xuất sẽ được cấp văn bằng sáng chế để tạo điều kiện cho những người có đủ trình độ kỹ thuật hiểu và sử dụng thông tin đó để tiếp tục nghiên cứu hoặc áp dụng vào công nghiệp sau khi thời hạn bảo hộ của văn bằng kết thúc. Bất kỳ ai trong cơ quan cấp văn bằng quan tâm đều có thể có được thông tin đó sau khi thanh toán những lệ phí cần thiết.

Những điều khoản về tiết lộ thông tin công khai điều hoà hai mục tiêu mâu thuẫn nhau của CP khi cấp quyền văn bằng sáng chế. Bằng việc cấp đặc quyền sáng chế, CP tạo ra yếu tố kích thích cho người sáng chế nghiên cứu và thưởng cho công việc sáng tạo của họ. Những đặc quyền này còn tạo điều kiện cho các nhà sản xuất bù lại và hưởng lợi từ đầu tư vào nghiên cứu và triển khai của mình. Đồng thời, qua việc yêu cầu người sáng chế phải tiết lộ thông tin công khai về sáng chế của mình, các CP cố gắng bảo đảm rằng các sáng chế đó được dùng vì lợi ích của cộng đồng nói chung và vì để phát triển hơn nữa nghiên cứu và triển khai công nghệ. Trong khi những người khác không thể sử dụng thông tin đó vì mục đích thương mại cho đến khi văn bằng sáng chế hết hạn thì những thông tin đó lại được để mở cho các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức kinh doanh sử dụng vì mục đích nghiên cứu. Thậm chí, thông tin đó còn để mở cho họ đăng ký văn bằng sáng chế thứ cấp trên cơ sở sáng chế được cấp văn bằng trước đó. Hiệp định làm sáng tỏ điều này bằng cách nêu rõ rằng luật pháp của các nước thành viên "sẽ yêu cầu người đăng ký văn bằng sáng chế phải tiết lộ thông tin sáng chế một cách rõ ràng, đầy đủ để người có chuyên môn áp dụng được sáng chế đó".

2.2.2. Bản quyền và các quyền liên quan

Đối tượng bảo vệ bản quyền bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và bất kỳ hình thức thể hiện nào. Tuy nhiên, để một tác phẩm được bảo hộ bản quyền thì tác phẩm đó phải mang tính sáng tạo nguyên gốc. Ý tưởng của công trình không nhất thiết phải là mới nhưng hình thức mà nó thể hiện dù là công trình văn học, nghệ thuật hay khoa học đều phải có sự sáng tạo nguyên gốc của tác giả.

i. Các quyền bản quyền

Chủ sở hữu bản quyền của một tác phẩm được bảo hộ có quyền không cho người khác sử dụng bản quyền mà không được sự uỷ quyền của họ. Vì vậy, các quyền của chủ sở hữu bản quyền thường được mô tả như các đặc quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ. Những việc làm liệt kê dưới đây thường phải được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền:

- Quyền sao chép: sao chép và nhân bản tác phẩm;

- Quyền biểu diễn: biểu diễn tác phẩm trước công chúng (như kịch hoặc hoà nhạc);

- Quyền ghi âm: ghi âm tác phẩm (là băng, đĩa ghi âm hoặc "phonograms'' theo ngôn ngữ kỹ thuật trong luật bản quyền);

- Quyền ghi phim: làm phim (thường gọi là tác phẩm điện ảnh theo ngôn ngữ kỹ thuật);

- Quyền phát thanh truyền hình: phát sóng tác phẩm trên đài phát thanh và truyền hình.

- Quyền dịch và sửa: dịch và sửa tác phẩm.

Bên cạnh các đặc quyền có tính chất kinh tế, luật bản quyền còn quy định các quyền đạo đức của tác giả đầu tiên. Các quyền này cho phép tác giả ngay cả sau khi chuyển giao các quyền kinh tế của mình thì vẫn được quyền yêu cầu để sở hữu tác phẩm và chống lại mọi hành vi xuyên tạc hay vi phạm khác đối với tác phẩm mà những hành vi đó có thể làm ảnh hưởng đến tiếng tăm hoặc danh dự của tác giả.

ii. Các quyền liên quan

Các tác phẩm văn học và nghệ thuật được sáng tạo ra để phổ biến cho công chúng. Chính tác giả của tác phẩm không thể lúc nào cũng làm được việc này vì để làm được việc đó thường cần tới những người trung gian có kỹ năng chuyên môn thể hiện những tác phẩm đó dưới hình thức phù hợp để đông đảo công chúng có thể tiếp cận được. Do vậy, bên cạnh việc bảo hộ quyền của tác giả của tác phẩm, cũng cần phải bảo hộ các quyền của:

- Nghệ sĩ thể hiện đối với việc biểu diễn của họ;

- Nhà sản xuất băng đĩa ghi âm đối với băng đĩa ghi của họ;

- Cơ quan phát thanh, truyền hình đối với các chương trình phát thanh và truyền hình của họ.

Các quyền của nghệ sĩ thể hiện, người sản xuất băng đĩa ghi âm, ghi hình, và các tổ chức phát thanh và truyền hình được gọi là các quyền liên quan vì các quyền này được hình thành song song với bản quyền, việc thực hiện các quyền này thường gắn với việc thực hiện bản quyền. Các luật bản quyền thường cũng điều chỉnh các quyền liên quan.

iii. Các quy định của Hiệp định TRIPS

Các điều khoản chính về bản quyền và các quyền liên quan được bao hàm trong nội dung của Công ước Berne và Công ước Paris. Hiệp định TRIPS bổ sung những điều khoản đặc biệt liên quan đến:

- Các chương trình và dữ liệu máy tính;

- Quyền thuê các chương trình vi tính, băng và đĩa ghi âm, ghi hình, phim;

- Quyền của người trình diễn và sản xuất băng và đĩa ghi âm, ghi hình;

- Quyền của các tổ chức phát thanh và truyền hình.

Có thể tóm tắt các điều khoản về bản quyền trong Hiệp định TRIPS như sau:

- Các chương trình vi tính (Điều 10): Hiệp định quy định rằng các chương trình vi tính sẽ được xem là tác phẩm văn học và được bảo hộ theo luật bản quyền quốc gia.

- Quyền thuê mướn (Điều 11): Hiệp định yêu cầu các nước trao cho tác giả của những chương trình vi tính, ghi âm và phim "quyền cho phép hoặc cấm thuê thương mại'' các tác phẩm có bản quyền của họ. Một nước thành viên "sẽ được loại trừ khỏi trách nhiệm này đối với các tác phẩm điện ảnh trừ khi việc thuê mướn dẫn tới việc sao chụp tràn lan các tác phẩm đó... làm tổn hại về vật chất đối với đặc quyền nhân bản ban cho tác giả".

- Bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất băng, đĩa ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình:

- Người biểu diễn (Điều 14): Hiệp định quy định "đối với việc ghi chương trình biểu diễn trong băng, đĩa ghi âm'', người biểu diễn có quyền ngặn chặn việc nhân bản băng đĩa đã ghi đó. Họ cũng có quyền ngăn cản việc "phát thanh, truyền hình bằng các phương tiện không dây và tường thuật trực tiếp các chương trình biểu diễn cho công chúng'' mà không được sự uỷ quyền;

- Người sản xuất: người sản xuất băng, đĩa ghi âm sẽ có quyền cho phép hoặc cấm nhân bản trực tiếp hoặc gián tiếp các băng, đĩa của họ;

- Các tổ chức phát thanh và truyền hình: các tổ chức này sẽ có quyền cấm thực hiện các hành vi sau nếu không được họ cho phép:

·Ghi băng, đĩa;

·Nhân bản băng, đĩa đã ghi;

·Phát thanh và truyền hình lại bằng các phương tiện không dây hoặc phổ biến trên vô tuyến các chương trình phát thanh và truyền hình của họ.

2.2.3. Nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa (cũng như nhãn hiệu dịch vụ trong trường hợp đó là dịch vụ) là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của một xí nghiệp công nghiệp hay thương mại với hàng hóa của các xí nghiệp khác. Dấu hiệu đó có thể bao gồm một hoặc nhiều từ, chữ, số, yếu tố hình và sự kết hợp các màu sắc khác biệt. Dấu hiệu đó có thể là sự kết hợp bất kỳ yếu tố nào nêu trên. Vì mục đích cơ bản của nhãn hiệu hàng hóa là để phân biệt nên luật của hầu hết các nước quy định rằng mọi dấu hiệu được bảo hộ đều phải khác biệt với các dấu hiệu khác.

Nhãn hiệu phục vụ hai mục đích: giúp chủ sở hữu bán và phát triển sản phẩm của mình bằng cách nâng cao uy tín nhãn hàng; giúp người tiêu dùng qua việc giúp họ lựa chọn trong số các khả năng và khuyến khích chủ sở hữu nhãn hiệu duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm bán ra mang nhãn hiệu của mình.

Mặc dù ở một số nước và trong một số trường hợp chủ sở hữu có đặc quyền khai thác nhãn hiệu bằng việc mở rộng sử dụng nhãn hiệu trong thương mại mà không đăng ký nhưng để bảo hộ một cách hiệu quả thì nói chung cần phải đăng ký nhãn hiệu tại một cơ quan CP (thường cũng là cơ quan cấp văn bằng sáng chế). Những người muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải khai báo thực chất hàng hóa mà nhãn hiệu liên quan sẽ được đăng ký. Cơ sở của nguyên tắc này là người đăng ký nhãn hiệu chỉ có thể sử dụng nhãn hiệu với những hàng hóa được khai báo. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu đối với những hàng hóa hoặc dịch vụ khác tuỳ thuộc vào khả năng vi phạm những nhãn hiệu đã được đăng ký. Điều này được kiểm chứng dựa vào sự giống nhau tương đối của hàng hóa hoặc danh tiếng của nhãn hiệu.

i. Các quy định quốc tế về sử dụng nhãn hiệu:

Các quy định quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa được nêu trong Công ước Paris. Hiệp định TRIPS bổ sung những quy định liên quan đến các lĩnh vực sau:

- Định nghĩa ''nhãn hiệu";

- Đặc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Cấm áp đặt những yêu cầu đặc biệt về sử dụng nhãn hiệu;

- Cấp giấy phép và chuyển nhượng nhãn hiệu;

- Huỷ nhãn hiệu.

ii. Định nghĩa nhãn hiệu

Điều 15 của Hiệp định quy định rằng các dấu hiệu hoặc sự kết hợp các dấu hiệu hàng hóa có thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một cam kết với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cam kết khác có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Những nhãn hiệu này bao gồm tên, chữ, số các yếu tố hình hoặc sự kết hợp màu sắc. Một nước có thể quy định rằng một dấu hiệu được sử dụng trong một thời gian mới đủ tiêu chuẩn đăng ký.

iii. Các đặc quyền

Theo Điều 16, các chủ sở hữu của nhãn hiệu đã được đăng ký có đặc quyền cấm bên thứ ba dùng những dấu hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự với những dấu hiệu của nhãn hiệu đã được đăng ký mà việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn. Nếu một nhãn hiệu tương tự được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ tương tự thì ''sẽ coi như là việc làm đó có thể gây nhẩm lẫn''.

iv. Các yêu cầu đặc biệt

Điều 20 của Hiệp định quy định trách nhiệm của các nước phải dừng việc cho phép sử dụng nhãn hiệu nước ngoài nếu những nhãn hiệu đó được kết hợp với một nhãn hiệu khác để tạo thành một dạng xuất xứ hàng hóa quốc gia. Hiệp định cũng đòi hỏi các nước không áp đặt những yêu cầu đặc biệt cho việc sử dụng nhãn hiệu, chẳng hạn những yêu cầu có thể gây hại đến khả năng ''phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một cam kết với những hàng hóa và dịch vụ của các cam kết khác''.

v. Cấp giấy phép và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá

Điều 21 của Hiệp định cho phép các nước thành viên tự do xác định ''các điều kiện về cấp giấy phép và chuyển nhượng nhãn hiệu''. Tuy nhiên, Hiệp định quy định rằng

không được buộc chủ sở hữu cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đồng thời với việc kinh doanh nhãn hiệu đó.

vi. Huỷ bỏ nhãn hiệu

Bảo hộ cấp cho chủ sở hữu của một nhãn hiệu đã đăng ký dựa trên giả thiết cho rằng chủ sở hữu sẽ sử dụng nhãn hiệu vì mục đích thương mại. Luật của hầu hết các nước quy định việc huỷ bỏ nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó không được sử dụng quá một thời hạn nhất định. Việc luật của hầu hết các nước ngày càng chú trọng đến huỷ bỏ những nhãn hiệu không được sử dụng có liên quan đến mức tăng đáng kinh ngạc của số lượng nhãn hiệu trong hồ sơ chờ đăng ký hàng năm. Thực tế, việc phổ biến nhãn hiệu và sử dụng nhãn hiệu ngày càng nhiều trong thương mại đã dẫn đến tình trạng thực sự hiếm các biểu tượng hoặc nhãn hiệu để những người đăng ký mới chọn và sử dụng. Lý do cuối cùng là trí sáng tạo của con người để tạo ra nhãn hiệu mới bằng cách kết hợp chữ, số hoặc ảnh không phải là vô hạn.

Điều 19 của Hiệp định TRIPS đưa ra một số hướng dẫn nhất định mà các cơ quan đăng ký cần phải tuân theo khi huỷ bỏ những nhãn hiệu vì không được sử dụng. Hiệp định quy định rằng một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị huỷ ''chỉ sau một thời hạn ít nhất là 3 năm liên tục không được sử dụng". Trong khi ra quyết định đó, phải cân nhắc thoả đáng tình hình quản lý chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài, chẳng hạn như các biện pháp hạn chế NK do CP áp dụng đối với việc NK những hàng hóa có nhãn hiệu đó. Hơn nữa, việc sử dụng ví dụ trong trường hợp giấy phép phải được thừa nhận như sự sử dụng của chính chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đó.

2.2.4. Kiểu dáng công nghiệp

Không phải tất cả các nước hiện nay đều bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm các yếu tố trang trí của sản phẩm như hình dáng, kiểu, vẻ, màu sắc. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ chủ yếu là các vật tiêu dùng chẳng hạn như vải dệt, da và các sản phẩm thuộc da, ô tô.

Điều 25 của Hiệp định TRIPS quy định trách nhiệm của các nước thành viên phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khi đó là kiểu dáng mới hoặc nguyên gốc.

Các kiểu dáng do vậy cần phải đủ tiêu chuẩn hoặc có tính chất sáng tạo hoặc là nguyên gốc thì mới được bảo hộ. Trong đàm phán, một số nước đã đề nghị cấp quyền sở hữu cho các kiểu dáng công nghiệp chỉ khi các kiểu dáng công nghiệp đó "mới và nguyên gốc"... Tuy nhiên, một số nước không ủng hộ việc áp dụng nguyên tắc này vì họ cảm thấy việc áp dụng nguyên tắc đó có thể gây khó khăn cho việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có đặc quyền sử dụng và có thể không cho phép các bên thứ ba "làm, bán, hoặc, nhập các vật có mang kiểu dáng hoặc thể hiện kiểu dáng như qua sao chép hoặc gần như sao chép kiểu dáng đã được bảo hộ" mà không được phép của chủ sở hữu.

Hiệp định có điều khoản đặc biệt tính đến chu kỳ tuổi thọ ngắn và số lượng nhiều của kiểu dáng mới trong ngành dệt. Theo Hiệp định, ''bất kỳ khoản chi phí, sự kiểm tra hay phổ biến nào'' đều không được phép hạn chế một cách không hợp lý khả năng tìm kiếm và dành bảo hộ.

2.2.5 Các quyền sở hữu trí tuệ khác

Các điều khoản trong Hiệp định TRIPS về chỉ dẫn địa lý, tiết lộ thông tin và thiết kế, bố trí mạng vi mạch có thể được tóm tắt như sau:

i. Chỉ dẫn địa lý (Điều 22 và 23): các chỉ dẫn địa lý nhằm thông báo cho người tiêu dùng rằng một hàng hóa nào đó "có chất lượng, uy tín và các đặc tính khác" mà về"cơ bản là nhờ xuất xứ địa lý của hàng hóa đó". Hiệp định quy định rằng các nước không được cho phép đăng ký nhãn hiệu có bao gồm những chỉ dán có thể gây nhầm lẫn về xuất xứ địa lý của hàng hoá. Ví dụ phổ biến nhất cho loạihình này là ''rượu sâm panh'', một thuật ngữ đi cùng với rượu vang được sản xuất ở một địa danh của Pháp. Do vậy, về nguyên tắc, không cho phép gọi rượu vang được sản xuất ở nơi nào khác (như ở Mỹ hoặc Achentina chẳng hạn) là ''rượu sâm panh'' cho dù ở nước sản xuất loại rượu vang đó có thể coi nó tương tự như sâm panh của Pháp.

ii. Thông tin không được tiết lộ (Điều 39): lần đầu tiên trong công pháp quốc tế, Hiệp định có những điều khoản công khai yêu cầu phải tiết lộ công khai thông tin - bí mật thương mại hoặc bí quyết công nghệ - thì mới được bảo hộ. Việc bảo hộ áp dụng đối với những thông tin bí mật, những thông tin có giá trị thương mại. Hiệp định không yêu cầu đối xử với thông tin bí mật như một hình thức sở hữu nhưng Hiệp định quy định rằng một người nào đó kiểm soát thông tin đó một cách hợp pháp phải có khả năng ngăn cản người khác tiết lộ, có được hoặc sử dụng thông tin đó theo cách trái với thông lệ thương mại trung thực mà không có sự đồng ý của người đó. Hơn nữa, Hiệp định có những điều khoản về số liệu kiểm tra bí mật và số liệu khác phải trình theo yêu cầu của CP ''như là một điều kiện để cho phép đưa ra thị trường các sản phẩm hóa dược và hóa nông”. Các CP thành viên phải bảo hộ các dữ liệu đó khỏi sự sử dụng không công bằng vì mục đích thương mại.

iii. Thiết kế, bố trí mạng vi mạch (Điều 35 đến 38): Trừ trường hợp có quy định khác, Hiệp định yêu cầu các nước bảo hộ thiết kế và bố trí mạng vi mạch theo Hiệp định Washington về Sở hữu trí tuệ liên quan đến mạng vi mạch (đàm phán năm 1989). Các điều khoản bổ sung quy định rằng việc nhập hoặc bán hàng hóa có nội dung thiết kế mạng vi mạch đã được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, những người có hàng mà không biết hàng đó có mạng vi mạch được sao chép bất hợp pháp sẽ không bị coi là bất hợp pháp. Người ''vi phạm vô ý'' có thể bán hoặc vứt vật có được trước khi họ biết được việc sử dụng thiết kế mạng vi mạch đó là bất hợp pháp; thế nhưng, họ vẫn phải trả chủ sở hữu một khoản tiền thù lao hợp lý. Một điều khoản khác của Hiệp định cam cấp giấy phép bắt buộc đối với quyền đã được bảo hộ trừ trường hợp sử dụng công khai vì mục đích phi thương mại hoặc để khắc phục các biện pháp mà theo thủ tục tố tụng tư pháp và giải quyết hành chính xác định là các biện pháp chống cạnh tranh.

2.2.6. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ (trừ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và thông tin bí mật) được giới hạn trong một thời gian nhất định. Hiện nay, thời hạn bảo hộ tối thiểu khác nhau giữa các nước, Hiệp định TRIPS đưa ra thời hạn pháp quy tối thiểu cho các loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, cụ thể là:

- Văn bằng sáng chế: 20 năm kể từ ngày nhập hồ sơ đ.ký văn bằng sáng chế (Điều 33);

- Bản quyền: các tác phẩm không phải là điện ảnh, tranh ảnh: 50 năm kể từ ngày được phép phổ biến hoặc suốt thời gian tác giả sống cộng thêm 50 năm;

- Tác phẩm điện ảnh: 50 năm sau khi tác phẩm được phổ biến cho công chúng hoặc từ khi tác phẩm đó ra đời trong trường hợp tác phẩm đó không được phổ biến;

- Tác phẩm tranh: 25 năm kể từ khi tác phẩm ra đời;

- Nhãn hiệu: 7 năm kể từ lần đăng ký đầu tiên và sau mỗi lần gia hạn đăng ký; việc đăng ký có thể gia hạn một cách nghiễm nhiên (Điều 18).

- Người biểu diễn và sản xuất băng, đã ghi âm: 50 năm kể từ khi kết thúc năm mà băng đĩa được ghi hoặc khi chương trình biểu diễn được thực hiện (Điều 14.5);

- Phát thanh, truyền hình: 20 năm kể từ khi kết thúc năm mà việc phát thanh, truyền hình được thực hiện (Điều 14.5);

- Kiểu dáng công nghiệp: ít nhất là 10 năm (Điều 26.3);

- Thiết kế, bố trí mạch tổ hợp: 10 năm kể từ ngày đăng ký hoặc 10 năm kể từ ngày khai thác đầu tiên trong trường hợp không phải đăng ký (Điều 38.2 và 3).

Chủ sở hữu trí tuệ mất quyền được bảo hộ khi thời hạn bảo hộ chấm dứt. Kể từ thời điểm đó, văn băng sáng chế, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác có thể bị bất kỳ ai trong công chúng khai thác mà không cần xin phép chủ sở hữu.

2.2.7. Các biện pháp hạn chế

Trong các Vòng đàm phán GATT, các nước đang phát triển lo ngại rằng tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp lạm dụng một cách độc quyền; họ là những người có vị thế mạnh hơn để áp đặt những điều kiện hạn chế về cấp giấy phép công nghệ. Để bảo đảm việc tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ không gây ra tác động tiêu cực cho chuyển giao công nghệ với những điều khoản thương mại hợp lý, Hiệp định quy định rằng các nước có thể thông qua các biện pháp phù hợp, bao gồm xây dựng luật pháp để ngăn ngừa chủ sở hữu trí tuệ không được lạm dụng quyền, và không được thông qua các biện pháp hạn chế thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây tác hại đến chuyển giao công nghệ.

 

2.3 Các điều khoản thực thi

Nét khác biệt giữa Hiệp định TRIPS và các Công ước WIPO là sự chú trọng tới việc thực thi các tiêu chuẩn và quy định về sở hữu trí tuệ của các thành viên. Để đạt mục đích đó, Điều 42-61 của Hiệp định đã đưa ra thể chế thủ tục và phương pháp mà các nước phải áp dụng để:

- Tạo điều kiện cho chủ sở hữu trí tuệ khiếu nại bao gồm cả việc giảm án tạm thời theo luật dân sự;

- Ngăn cản các cơ quan hải quan cho nhập hàng giả, hàng xâm phạm bản quyền và các hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác;

- Truy tố những người làm hàng giả, hàng vi phạm bản quyền theo luật hình sự.

Hiệp định quy định rằng toà án quốc gia phải có đủ khả năng ''ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời có hiệu quả và biện pháp khẩn cấp'' để bảo vệ bằng chứng liên quan đến tin tức cho rằng có sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và để ngăn cản việc vi phạm trong đó có việc ngăn cản không cho đưa hàng NK vi phạm vào kênh thương mại trong phạm vi tài phán của mình. Khi xác định có sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, toà án sẽ có quyền ra lệnh người vi phạm thanh toán cho chủ sở hữu những tổn thất mà họ gây ra. Thêm vào đó, để tạo cơ chế răn đe hiệu quả, toà án có quyền ra lệnh huỷ bỏ những hàng vi phạm để những hàng đó không tham gia vào kênh thương mại.

3.2. Ngăn cản các cơ quan hải quan cho nhập hàng vi phạm

Các nước thành viên còn bị yêu cầu thông qua các thủ tục mà theo đó các chủ sở hữu trí tuệ có cơ sở để nghi ngờ rằng:

- hàng giả vi phạm nhãn hiệu của họ; hoặc

- hàng vi phạm bản quyền của họ có khả năng được nhập sẽ có thể yêu cầu các cơ quan hải quan giữ lại hàng hóa đó. Các nước tuỳ ý chọn những thủ tục hải quan để giữ lại những hàng hóa xâm phạm văn bằng sáng chế và các quyền sở hữu trí tuệ khác.

3.3. Tố tụng hình sự

Hiệp định còn kêu gọi các nước nhận thức rằng khi xuất hiện ''việc làm hàng giả hoặc đánh cắp bản quyền có quy mô thương mại'', người vi phạm bị truy tố theo luật hình sự và bị phạt tù hoặc phạt tiền đủ để răn đe.

3.4 Thời gian chuyển tiếp

Luật quốc gia của một số nước đặc biệt là các nước đang và kém phát triển, hiện nay chưa phù hợp với các điều khoản của Hiệp định TRIPS như mô tả trên đây. Chẳng hạn, trong lĩnh vực văn bằng sáng chế, trong khi Hiệp định yêu cầu phải cấp văn bằng sáng chế cho những sáng chế trong tất cả các lĩnh vực công nghệ thì một số nước lại loại bỏ không cấp văn bằng sáng chế cho các sản phẩm hóa học, lương thực và thực phẩm. Ở một số nước, thời hạn của văn bằng sáng chế cho các sáng chế liên quan đến phân bón, thuốc trừ sâu và dược phẩm cũng ngắn hơn nhiều so với thời hạn 20 năm được quy định trong Hiệp định. Hơn nữa, đối với dược phẩm, một số nước chỉ bảo hộ cho quy trình sản xuất chứ không bảo hộ sản phẩm. Trong lĩnh vực bản quyền, nhiều nước không cho các chương trình vi tính là đủ tiêu chuẩn bảo hộ. Một số nước lại không bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Để tạo điều kiện cho công nghiệp và thương mại ở các nước này sẵn sàng thích ứng được với những thay đổi mà Hiệp định TRIPS yêu cầu, các thành viên được cho phép có thời kỳ chuyển tiếp để trong thời gian đó hợp chuẩn luật pháp và quy phạm trong nước với các điều khoản của Hiệp định:

- Các nước phát triển: 1 năm, tức là đến ngày 1-1-1996;

Các nước đang phát triển: 5 năm, tức là đến ngày 1-1-2000;

- Các nền kinh tế chuyển đổi: 5 năm tức là đến 1-1-2000 nếu họ gặp khó khăn trong cải cách luật sở hữu trí tuệ;

- Các nước kém phát triển: 11 năm, tức là đến ngày 11-11-2000.

- Thêm vào đó, các nước đang phát triển hiện mới bảo hộ cho quy trình sản xuất và chưa bảo hộ sản phẩm, chẳng hạn trong lĩnh vực lương thực, hóa chất, dược phẩm, có thể kéo dài việc đăng ký trách nhiệm bảo hộ sản phẩm đến ngày 1-1-2005.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, yêu cầu các nước thành viên không được có bất kỳ biện pháp gì có thể dẫn đến mức bảo hộ sở hữu trí tuệ thấp hơn mức bảo hộ hiện có trên lãnh thổ của họ. Tất cả các nước đều có trách nhiệm áp dụng quy định về MFN và NT kể từ ngày 1-l-1996.

II. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ KÉM PHÁT TRIỂN

Theo Hiệp định TRIPS được đàm phán trong Vòng đàm phán Uruguay, các quốc gia cam kết bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu trong luật pháp quốc gia đối với từng lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ. Các tiêu chuẩn này là những tiêu chuẩn được quy định trong các công ước quốc tế khác nhau cộng thêm một số trách nhiệm khác nhằm bảo hộ cao hơn đối với quyền sở hữu trí tuệ. Thực chất, Hiệp định TRIPS nhằm nâng các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các nước đang và kém phát triển lên cao bằng các tiêu chuẩn và khuôn mẫu đã có từ lâu ở các nước công nghiệp tiên tiến. Hơn nữa, để tạo điều kiện cho chủ sở hữu trí tuệ thực hiện quyền được bảo hộ của mình, luật pháp quốc gia cũng phải quy định các thủ tục khiếu nại và biện pháp khắc phục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Việc thực hiện Hiệp định sẽ dẫn đến những thay đổi trong cách giải quyết các vấn đề sở hữu trí tuệ ở các nước đang và kém phát triển. Nó hạn chế một cách đáng kể tự do của các nước đang và kém phát triển trong việc xây dựng chế độ sở hữu trí tuệ của mình phù hợp với mục tiêu và trình độ phát triển quốc gia. Tuy nhiên, là một văn bản pháp lý, Hiệp định quy định những phạm vi nhất định cho phép các nước đang và kém phát triển có thể vận dụng và tranh thủ trong quá trình điều chỉnh luật pháp trong nước như sau:

Thứ nhất, trong khi tất cả các thành viên WTO là nước phát triển phải thực hiện các nghĩa vụ bảo hộ, sở hữu trí tuệ ngay sau một năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực (Điều 65.1) thì các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi được hưởng thời hạn chuyển tiếp là 5 năm, trừ các nghĩa vụ liên quan đến MFN và NT là phải áp dụng sau thời hạn một năm nêu trên (Điều 65.2) Các nước kém phát triển không phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định trong vòng 11 năm kể từ ngày có hiệu lực. Thời hạn này có thể kéo dài nếu một nước nào đó yêu cầu và Hội đồng TRIPS xem xét và chấp thuận trên cơ sở phù hợp với Hiệp định.

Một khía cạnh quan trọng của các thời kỳ chuyển tiếp (trừ trường hợp gia hạn của các nước kém phát triển) là việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định có tính chất tự động, có nghĩa là không phải tuyên bố chính thức hay có bất kỳ một hình thức bảo lưu chữ ký hay phê chuẩn Hiệp định (Điều XVI.5, Hiệp định Marrakesh không cho phép bất kỳ sự bảo lưu nào đối với Hiệp định và phần Phụ lục của Hiệp định, trừ một số trường hợp cụ thể). Như vậy, không một quốc gia thành viên nào có trách nhiệm phải sửa đổi luật pháp của mình trước khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp, các tiêu chuẩn của Hiệp định không phải nghiễm nhiên được áp dụng vì Hiệp định không phải là "tự thực hiện'' ("self-executing") mà cần phải thông qua văn bản pháp lý để Hiệp định đi vào hoạt động. Chỉ kể từ ngày đó, bất kỳ một thành viên nào khác mới có thể yêu cầu sự hợp chuẩn với Hiệp định và có thể khởi tố theo Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

Điều cần lưu ý rằng Hiệp định cho phép các nước đang và kém phát triển kéo dài thêm thời hạn chuyển tiếp 5 năm nữa đối với văn bằng sáng chế cấp cho sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn bổ sung này có lẽ chỉ mang tính hình thức chứ không có ý nghĩa thực tế đối với các lĩnh vực quan trọng như dược phẩm và sản phẩm nông nghiệp, vì trên thực tế, TRIPS cho phép bảo hộ văn bằng sáng chế đối với sản phẩm và quy trình sản xuất kể từ ngày nhập hồ sơ đăng ký văn bằng tức là ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực.

Thứ hai, các nước đang và kém phát triển có thể xây dựng và áp dụng chế độ cấp giấy phép bắt buộc có hiệu quả để bảo đảm mức độ cạnh tranh phù hợp và bảo đảm có thuốc và các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho dân. Tuy nhiên, phải đáp ứng được một số điều kiện cụ thể mà chính vì lẽ đó có thể hạn chế phần nào biện pháp cấp giấy phép bắt buộc.

Thứ ba, các nước đang và kém phát triển có thể tranh thủ các điều khoản về quyền đã được sử dụng có tính chất quốc tế ("international exhaustion of rights'') và các trường hợp đặc quyền ngoại lệ để chống lại hiện tượng tập trung quyền lực thị trường trong tay một nhóm kinh doanh và thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển của nước mình.

Thứ tư, trong một số lĩnh vực cụ thể, các nước đang và kém phát triển có thể đưa ra các giải pháp cụ thể hoặc biện pháp phù hợp. Chẳng hạn, không một điều khoản nào trong Hiệp định TRIPS loại bỏ quyền nghiên cứu và học tập ("reverse engineering") một cách chính đáng các sản phẩm bán dẫn và phần mềm, một phương tiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh và khuyến khích sáng tạo. Các nước đang và kém phát triển cũng có thể xây dựng chế độ bảo hộ Sui generis thay vì chế độ bảo hộ văn bằng sáng chế đối với các giống cây trồng để bảo đảm quyền của nông dân tái sử dụng giống và bảo đảm có giống đã được bảo hộ để phục vụ mục đích nhân giống mới.

III. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH DOANH

Hiệp định TRIPS có tác động làm hài hoà các tiêu chuẩn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Trừ trường hợp ngoại lệ về bảo hộ dược phẩm thì đến năm 2000, khi giai đoạn chuyển tiếp dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi để thực hiện Hiệp định kết thúc, quá trình hài hoà hóa đó chấm dứt. Nói cách khác, các nước tham gia vào hoạt động TMQT cùng áp dụng các tiêu chuẩn chung tối thiểu về sở hữu trí tuệ. Việc Hiệp định nhấn mạnh biện pháp thực thi việc bảo hộ sở hữu trí tuệ có nghĩa là trong tương lai sẽ áp dụng một cách nghiêm khắc hơn ở cấp độ quốc gia các quyền sở hữu trí tuệ cả trên thị trường trong và ngoài phạm vi biên giới quốc gia. Vì lẽ đó, Hiệp định TRIPS có một ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước.

Trước kia, sự vi phạm quyền của chủ sở hữu trí tuệ chủ yếu tác động đến thương mại trong nước và gây nhiều khó khăn chủ yếu ở cấp độ quốc gia như xâm phạm lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và ảnh hưởng đến tiến bộ khoa học và đời sống văn hóa quốc gia. Ngày nay, càng phải thừa nhận rằng các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các nước thông qua cũng như tính hiệu quả của việc bảo đảm các tiêu chuẩn đó có ý nghĩa đáng kể đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước nói riêng cũng như sự phát triển của TMQT nói chung. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tác động to lớn đó mà đáng kể nhất là những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sản xuất công nghiệp ở hầu hết các nước công nghiệp hóa ngày càng có nội dung nghiên cứu và công nghệ. Kết quả là, các sản phẩm XK của họ - cả các sản phẩm truyền thống (như hóa chất, phân bón, dược phẩm) lẫn các sản phẩm tương đối mới (như thiết bị viễn thông, máy vi tính, tivi...), giờ đây càng kết tinh nhiều yếu tố đầu vào có tính chất sáng tạo và hàm lượng công nghệ cao được cấp văn bằng sáng chế. Do vậy, các nhà sản xuất phải quan tâm để bảo đảm rằng ở bất kỳ nơi nào mà họ tiêu thụ sản phẩm thì quyền văn bằng sáng chế của họ phải được bảo hộ một cách tương ứng để họ có thể bù lại được các chi phí nghiên cứu và phát triển. Như vậy, nếu thiếu một chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp tức là thiếu một nhân tố kích thích và bảo đảm sự tăng trưởng của sản xuất và XK.

Đối với các nước đang phát triển, việc bảo hộ hiệu quả hơn đối với quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm tăng số văn bằng sáng chế đăng ký ở các nước đó. Về bản chất, các quy định về văn bằng sáng chế luôn tìm cách duy trì sự cân đối giữa yêu cầu bảo hộ quyền của chủ sở hữu văn bằng sáng chế với yêu cầu của các ngành công nghiệp và xã hội nói chung đòi hưởng lợi từ kiến thức mới và tiên tiến. Vì các chủ sở hữu văn bằng sáng chế phải tiết lộ các thông tin kỹ thuật liên quan nên những người có đủ trình độ kỹ thuật có thể học hỏi được từ các sáng chế đó. Việc tiếp cận các thông tin kỹ thuật này tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp đặc biệt ở các nước mới công nghiệp hóa, có đủ đội ngũ cán bộ kỹ thuật tốt tận dụng cơ hội để phát triển nghiên cứu và sáng tạo ra các sản phẩm và quy trình sản xuất mới, khác với các sản phẩm và quy trình đã được cấp văn bằng. Nhờ đó, các nước đang và kém phát triển có thể nâng dần khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Thứ hai, hiện nay nhiều nước đang phát triển tháo bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, làm nảy sinh nhiều cơ hội mới cho ngành sản xuất các sản phẩm được cấp văn bằng sáng chế theo giấy phép, hoặc trong khuôn khổ liên doanh. Tuy nhiên, sự sẵn sàng của các ngành công nghiệp của các nước công nghiệp hóa tham gia các hiệp định như vậy và cung cấp công nghệ lại phụ thuộc vào chế độ sở hữu trí tuệ của nước chủ nhà trong bảo đảm quyền sở hữu công nghệ của họ, không để cho các đối tác địa phương chiếm đoạt dưới hình thức sử dụng quyền nghiên cứu và học tập công nghệ mới ("reverse engineering"). Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ còn tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho các cty ở các nước đang phát triển tham gia vào liên doanh và các hiệp định hợp tác khác để chuyển giao công nghệ với các điều kiện thương mại nhất định. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhân tố quan trọng trong quyết định của các cty của các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển, đặc biệt trong các ngành như công nghiệp hóa chất, dược phẩm và những ngành sản xuất các sản phẩm dễ bắt chước như điện tử, vi tính...

Ngoài ra, việc tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ còn khuyến khích các đối tác nước ngoài trong liên doanh tiến hành công tác nghiên cứu và phát triển ngay tại nước chủ nhà đang phát triển vì hiện nay hầu hết công tác nghiên cứu đều được tiến hành tại các nước phát triển. Việc phát triển nghiên cứu như vậy sẽ tạo điều kiện cho các đối tác địa phương gây ảnh hưởng lớn đến cả nội dung và các ưu tiên của công tác nghiên cứu.

Thứ ba, các tiến bộ công nghệ trong các sản phẩm tham gia TMQT cũng tưng ứng với các tiến bộ công nghệ giúp cho việc sao chép và bắt chước trở nên đơn giản và với giá thành thấp. Vì vậy, ở những nước mà luật về sở hữu trí tuệ không nghiêm, sản xuất hàng giả và hàng vi phạm bản quyền phục vụ cho thị trường trong nước lẫn XK ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của các chủ sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà XK; làm bóp méo cạnh tranh và thương mại công bằng trên thương trường thế giới.

Tóm lại, tuy về lợi ích trước mắt, các nước, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển, có thể gặp khó khăn trong điều chỉnh cơ chế luật pháp cũng như phải trả giá cao hơn cho các công nghệ được cấp văn bằng sáng chế, nhưng về lợi ích trung và dài hạn, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các quy định của Hiệp định TRIPS sẽ có tác động tích cực đến việc thúc đẩy phát triển công nghệ, văn hoá, tăng cường thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như sự tăngtrưởng của các nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Chương X: TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

I. QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỀ GATT & WTO

Hệ thống thương mại thế giới do GATT và sau này là WTO điều chỉnh luôn thể hiện quá trình mâu thuẫn về lợi ích, nổi bật là giữa hai nhóm nước chính là các nước phát triển và đang phát triển. Ngoài quan điểm, thường được gọi là chính thống mà phần lớn là của các nước phát triển, còn tồn tại quan điểm không chính thống của các nước đang phát triển để giải thích cách nhìn nhận bản chất của hệ thống thương mại thế giới do WTO điều chỉnh. Cho dù bản thân quan điểm của các nước đang phát triển cũng hết sức đa dạng và mức độ tương đồng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước hoặc nhóm nước trong từng hoàn cảnh khác nhau, nhìn chung các nước đang phát triển cho rằng Tổ chức Thượng mại thế giới mặc dù được cải thiện rất nhiều so với GATT, nhưng vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được lợi ích của các nước đang phát triển và vẫn còn bị chị phối nặng nề bởi các nước phát triển. Phần này sẽ phân tích và xem xét WTO theo quan điểm của các nước đang phát triển trên cả các góc độ tích cực và tiêu cực để từ đó thấy rõ hơn sự phức tạp của hệ thống thương mại thế giới.

Theo một số nước đang phát triển, kể từ khi Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại GATT được hình thành cho đến WTO, toàn bộ chương trình tự do hoá thương mại đều do các nước phát triển sắp đặt và dàn dựng theo lợi ích của họ. Các nước đang phát triển chỉ đóng vai trò hết sức thụ động. Trọng tâm chính của chương trình tự do hoá thương mại trong GATT trong suốt hơn năm thập kỷ tồn tại là xoá bỏ hàng rào thuế quan cản trở thương mại. Mục đích này được các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai đưa vào chương trình hoạt động của GATT. Vào thập niên 1980, khi các biện pháp phi quan thuế ngày càng phát triển và trở thành những trở ngại chính cản trở thương mại thế giới, tại Tokyo (1973-1979), các nước phát triển đã đề xướng phải có cách hạn chế các biện pháp phi quan thuế được coi là không có tính minh bạch và bóp méo thị trường. Hàng loạt các văn bản liên quan đến hạn chế các biện pháp phi quan thuế được hình thành sau Vòng Tokyo, nhưng có rất ít các nước đang phát triển tham gia. Ngay từ giai đoạn này, các nước đang phát triển cũng nhận thấy những văn bản này không phục vụ lợi ích của họ.

Cùng thời điểm, các nước phát triển cũng nhận thấy bên cạnh thương mại hàng hoá, sự phát triển lợi thế cạnh tranh của họ trong những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao và vốn lớn như dịch vụ sở hữu trí tuệ và đầu tư chỉ có thể đem lại nhiều lợi ích nếu được thể chế hoá chính thức trong hệ thống thương mại thế giới. Từ đó, các nước phát triển đã phát động vòng đàm phán mới của GATT, Vòng đàm phán Uruguay, hay còn được gọi là ''Vòng đàm phán của tất cả các vòng đàm phán'' (The Round of all Rounds). Sau những lần đàm phán căng thẳng, Vòng đàm phán Uruguay cũng kết thúc với sự thành công của các nước phát triển. Nhìn chung, họ đã thể chế hoá được phần nào 3 lĩnh vực "mới" như đã nói ở trên. Riêng đối với đầu tư, kết quả chỉ mới dừng lại trong việc hạn chế các biện pháp quản lý đầu tư trong Hiệp định TRIMS của thương mại hàng hoá.

Có quan điểm cho rằng kết quả Vòng đàm phán Uruguay cũng thể hiện thắng lợi của các nước đang phát triển vì họ đã thành công trong việc đưa hai lĩnh vực nông nghiệp và dệt may, hai lĩnh vực trọng yếu của các nước đang phát triển vào trong WTO. Mặc dầu vậy, trong cả hai lĩnh vực, kết quả mở cửa thị trường của các nước phát triển cũng rất hạn chế: thị trường nông nghiệp của các nước phát triển vẫn được bảo hộ cao do quá trình thuế hoá bẩn thỉu (dirty táriffication: được đề cập chi tiết trong phần nông nghiệp ở dưới) và sự duy trì các biện pháp trợ cấp được ngụy trang khéo (các biện pháp trợ cấp được phép sử dụng); thị trường dệt may vẫn chịu sự chi phối của các hạn ngạch và thời gian xoá bỏ các hạn ngạch là rất dài (10 năm) với lý do ngành công nghiệp dệt may của những nước phát triển cần có thời gian chuyển đổi sau một thời gian dài bảo hộ. Người ta đã phải đặt câu hỏi rằng ngành dệt may của những nước này đã có hơn 30 năm để chuyển đổi dưới những cái gọi là Thỏa thuận Dệt may dài hạn, ngắn hạn và Hiệp định Đa sợi (MFA), vậy thời gian 10 năm có đủ để họ chuyển đổi không ?

Hơn thế, chỉ trong vòng một năm thực hiện các Hiệp định mới đạt được trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển lại có ý định đưa thêm những vấn đề mới vào trong chương trình tự do hoá của WTO là: đầu tư (tiếp theo nỗ lực trong Vòng đàm phán Uruguay lần trước với quy mô lớn hơn lần này dưới hình thức một hiệp định tương tự Hiệp định đa phương về đầu tư - MAI); tiêu chuẩn lao động, minh bạch trong mua sắm CP, chính sách cạnh tranh và vấn đề môi trường.

Cho đến thời điểm này, ở một chừng mực nhất định, các nước đang phát triển đã thành công trong việc phản đối đưa thêm những nội dung trên vào chương trình tự do hóa của WTO. Do phản ứng mạnh mẽ của các nước đang phát triển, vấn đề về tiêu chuẩn lao động tạm thời bị gạt ra, ít nhất là cho đến hiện nay. Dự kiến của các nước phát triển đưa Hiệp định Đa phương về đầu tư vào trong WTO cũng tạm thời hoãn lại và các nước đồng ý trước mắt chỉ dừng ở nước độ nghiên cứu vấn đề đầu tư và tiêu chuẩn lao động.

Những thành công trên của các nước đang phát triển hết sức mỏng manh và các nước phát triển tiếp tục bằngcách này hay cách khác để đạt được mục đích của họ là đưa những vấn đề trên vào vòng đàm phán mới của WTO. Theo dự kiến, sau khi những dự kiến về tiêu chuẩn lao động và đầu tư được hoàn thành các nước phát triển sẽ tiếp tục gây sức ép đưa vấn đề tiêu chuẩn lao động vào WTO. Hơn thế, các nước phát triển còn thông qua các kênh khác, như Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO để gây sức ép đưa vấn đề tiêu chuẩn lao động vào WTO. Trên thực tế, các nước phát triển đã có một số thành công trong việc đưa thêm những vấn đề mới không nằm trong các hiệp định củaWTO. Ví dụ, Hiệp định về CNTT (ITA), do một nhóm nước phát triển đứng đầu là Mỹ đưa ra trong Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Xingapo năm 1996 và đã được thông qua. Đây là những lĩnh vực mà các nước phát triển thực sự có lợi thế cạnh tranh mạnh. Khác với Vòng đàm phán Uruguay, các dự thảo về đầu tư hoặc CNTT chỉ được đàm phán trong một nhóm nhỏ các nước phát triển lớn như Mỹ, các nước EU, Nhật và Canađa trước khi được đưa ra thảo luận chung. Nội dung Hiệp định cũng như toàn bộ tiến trình đàm phán được tiến hành bí mật và đi ngược lại với nguyên tắc công khai minh bạch của WTO. Các nước đang phát triển bị ép đưa ra các cam kết với rất ít lợi ích trong điều kiện phát triển hiện nay của họ. Theo các nước phát triển, trước mắt, những nước đang phát triển có thể sẽ không có lợi ích lớn. Nhưng về lâu dài họ có thể có nhiều lợi ích khi có đủ thời gian để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tính cạnh tranh trong lĩnh vực CNTT. Mặc dù vậy, có hai điều cần lưu ý. Thứ nhất, Hiệp định về CNTT lại được bảo hộ chặt chẽ bởi Hiệp định về Sở hữu trí tuệ đã được ký kết trong Vòng đàm phán Uruguay. Điều đó có nghĩa là các CNTT mới sẽ chỉ được chuyển giao sau khi chúng đã được khai thác gần hết giá trị. Thứ hai, lịch sử của hệ thống thương mại thế giới đã cho thấy, nếu thực sự các nước đang phát triển đạt được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ cao như CNTT trong tương lai, cái gì có thể bảo đảm rằng các nước phát triển không có những biện pháp bảo hộ mới để hạn chế sự cạnh tranh từ các nước đang phát triển. Dệt may là ví dụ điển hình. Nhiều nước đang phát triển đã có công nghệ dệt may tiên tiến bắt kịp với các nước phát triển nhưng vẫn hết sức khó khăn trong việc thâm nhập thị trường các nước phát triển.

Một điểm nữa cũng cần nhấn mạnh là hệ thống thương mại thế giới dưới sự điều chỉnh của GATT trước đây và WTO hiện nay dường như thiên về thực hiện các thỏa thuận dựa trên cơ sở có đi có lại được nhấn mạnh tại Phần mở đầu của GATT và WTO. Mặc dù trong GATT 1994 các nước kém phát triển và đang phát triển được phần nào miễn trừ việc đưa ra các cam kết trên cơ sở có đi có lại (Phần IV, GATT, Điều XXXVI), nhưng trên thực tế đàm phán song phương cũng như đa phương, hầu hết tất cả các cam kết đưa ra đều theo những nguyên tắc ngầm định là: ''cho nhiều thì có nhiều, cho ít có ít và không cho thì không có''. Điều này hạn chế rất nhiều sự phát triển kinh tế của các thành viên đang phát triển khi điều kiện kinh tế của họ còn kém nhiều so với các nước phát triển. Thêm vào đó, khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển về kinh tế thương mại sẽ làm các nước giàu ngày càng thu được nhiều lợi ích hơn còn các nước nghèo ngày càng có ít lợi ích hơn trong WTO. Đây là thực tế đã xảy ra trong GATT và nhiều khả năng sẽ được tiếp tục trong WTO. Một thí dụ điển hình của hiện tượng này là mức thuế áp dụng hiện tại của các nước phát triển trong WTO. Nếu thoạt nhìn thì mức cắt giảm thuế chung theo các cam kết trong WTO của các nước phát triển là cao hơn các nước đang phát triển (chi tiết trong các phần trên). Tuy nhiên, nếu xét theo từng lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp và dệt may, hai lĩnh vực quan tâm chính của các nước đang phát triển vì họ có lợi thế cạnh tranh, thì mức bảo hộ vẫn cao (chi tiết trình bày trong phần về nông nghiệp và dệt).

Hạn chế của nguyên tắc có đi có lại đã được chỉ ra ngay từ những thập kỷ đầu tồn tại của GATT. Vào giữa thập niên 1960, các nước đang phát triển đã yêu cầu điều chỉnh lại nguyên tắc này và Phần IV về Thương mại và phát triển của GATT được hình thành chủ yếu theo yêu cầu của các nước đang phát triển, theo đó các nước phát triển khôngược đòi hỏi có đi có lại đối với các cam kết đưa ra trong đàm phán thương mại với các nước đang phát triển (GATT, Điều XXXVI). Phần IV của GATT bao gồm các điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. Nhưng những điều khoản này trên thực tế đã không được thực hiện nghiêm túc. Vào thập niên 1970, các nước đang phát triển tiếp tục yêu cầu điều chỉnh các điều khoản của GATT và tại Vòng đàm phán Tokyo, Điều khoản tạo điều kiện thuận lợi (enabling clause) được hình thành, cho phép các nước phát triển là thành viên của GATT được dành những ưu đãi cho các nước đang phát triển mà không phải dành cho các nước khác những ưu đãi tương tự trên cơ sở MFN. Thoạt nghe sẽ thấy đây là điều khoản hết sức có lợi cho các nước đang phát triển. Thế nhưng, cần lưu ý rằng điều khoản này chỉ cho phép có những ưu đãi đặc biệt chứ không cho phép miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ trong GATT. Bản thân điều khoản này cũng không cung cấp những cam kết đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và không trói buộc các nước phát triển phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, điều khoản này cũng không thật sự đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển như mong đợi.

Một nhược điểm khác nữa của WTO là công cụ thực hiện quyền và nghĩa vụ trong thương mại vẫn là biện pháp trả đũa. Khó có nước đang phát triển nào có thể đủ sức mạnh để áp dụng biện pháp này. Đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng các biện pháp này là không thực tế xét trên cả góc độ kinh tế và chính trị. Về kinh tế, khi áp dụng các biện pháp trừng phạt có nghĩa là phải trả giá vì bản thân các nguồn cung cấp từ bên ngoài sẽ bị cắt. Nguồn lực hạn chế của các nước đang phát triển khó cho phép họ thực hiện biện pháp này. Về chính trị, khi áp dụng trừng phạt kinh tế với các nước lớn gần như đồng nghĩa với việc chấp nhận thách thức về chính trị với các nước phát triển.

Ngoài những nhược điểm trên của WTO, một nhân tố khác chi phối không những việc thực hiện các quy định của WTO mà còn cả môi trường kinh tế thế giới, đặc biệt là các cơ hội kinh tế và triển vọng thương mại của các nước đang phát triển, đó là các chính sách và biện pháp thương mại trong nước của các nước phát triển. Do phạm vi và quy mô kinh tế của các nước phát triển là lớn, đặc biệt đối với những nước và cộng đồng như Mỹ, Nhật Bản, EU, nên các chính sách kinh tế thương mại của họ có tác động đáng kể đối với môi trường thương mại thế giới. Các nước phát triển thường áp dụng các chính sách và biện pháp hạn chế thương mại trong các lĩnh vực như dệt may, giày da, thép, nông nghiệp, v.v. dưới sức ép của các nhóm lợi ích hoặc ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại thương mại. Nạn nhân của những chính sách và biện pháp hạn chế này sẽ là các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực nói trên. Thông thường, việc áp dụng những chính sách đó là trái với quy định của GATT/WTO. Tuy nhiên, như đã nói, dưới sức ép của các nhóm lợi ích và ngành công nghiệp trong nước, CP các nước phát triển sẵn sàng đi ngược lại quy định chung của GATT/ WTO để bảo vệ những nhóm này, thực chất là bảo vệ chính quyền lợi chính trị của CP đương quyền.

Mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển là đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống thương mại thế giới mà hiện do WTO chủ đạo. Đặc điểm này càng trở nên nổi bật khi phần đông các nước đang phát triển đang xin gia nhập phải chịu sức ép mở cửa hết sức mạnh với rất ít sự ưu đãi và do đó càng cho thấy hệ thống thương mại do WTO chi phối phần nhiều thiên về các nước phát triển.

Những bất cập của WTO được thể hiện trên nhiều khía cạnh, bao gồm cả những hiệp định đã được ký kết trong Vòng đàm phán Uruguay, vòng đàm phán thể hiện một khoảng cách lớn về chính trị và kinh tế giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển đã đạt được các cam kết của các nước đang phát triển trong những lĩnh vực họ có lợi thế cạnh tranh, đồng thời vẫn kéo dài được thời gian mở cửa thị trường trong những lĩnh vực không có lợi thế cạnh tranh. Những mặt tích cực cũng như tiêu cực của Vòng đàm phán Uruguay đối với các nước đang phát triển sẽ được phân tích cụ thể dưới đây.


II. THỰC CHẤT CỦA MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG

Mở cửa thị trường là mục đích quan trọng nhất của WTO cũng như GATT trước đây. Khái niệm mở cửa thị trường là rất rộng miêu tả mức độ mà hàng hóa và dịch vụ có thể thâm nhập và cạnh tranh bình đẳng với sản phẩm và dịch vụ sản xuất tại chỗ ở một thị trường khác. Do đó, các biện pháp ngăn cản sự lưu thông của hàng hóa như thuế quan, phi quan thuế và các biện pháp ảnh hưởng tới cạnh tranh bình đẳng như trợ cấp sản xuất và XK sẽ được xoá bỏ hoặc hạn chế. Trong WTO, tiến trình mở cửa thị trường, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, được cải thiện đáng kể do:

- Đối với các sản phẩm công nghiệp, các nước phát triển sẽ cắt giảm mức thuế bình quân gia quyền từ 6,3% đến 3,8 %; các nước đang phát triển từ 15,3% đến 12,3 % và các nền kinh tế chuyển đổi từ 8,6% đến 6%. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp thâm nhập vào thị trường các nước phát triển trên cơ sở miễn thuế sẽ tăng từ 22% đến 44%.

- Trong dệt may các nước phát triển cam kết loại bỏ các hạn chế đối với sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển. Những hạn chế này được áp dụng trong Hiệp định Đa sợi (MFA) không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATT 1947 và sẽ được loại bỏ dần trong thời hạn là 10 năm và kết thúc vào ngày 1-1-2005. Sau đó thương mại trong lĩnh vực dệt may sẽ hoàn toàn tuân thủ các quy định của GATT 1994.

- Trong nông nghiệp, các nước phát triển cam kết sẽ chuyển đổi tất cả các biện pháp phi quan thuế sang thuế quan và cắt giảm dần. Các nước phát triển cũng đồng ý cắt giảm mức trợ cấp sản xuất và XK trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mở cửa thị trường hàm chứa cả những mặt tích cực cũng như tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Về mặt tích cực, mở cửa thị trường sẽ củng cố cơ hội phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Mô hình các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi hiện đang theo đuổi là mô hình hướng vào XK và mở cửa thị trường. Mô hình này chỉ có thể có hiệu quả trong một hệ thống thương mại đa biên mở như của WTO. Vòng đàm phán Uruguay đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử thương mại thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính các nước đang phát triển là động lực thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại chứ không phải các nước phát triển. Trong thập kỷ 1970 và 1980, khi các nước phát triển tăng cường bảo hộ với các biện pháp phi quan thuế thì một số nước đang phát triển, dưới sức ép của các chương trình điều chỉnh cơ cấu của IMF và WB, đã bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế mở hướng vào XK. Sự thành công của các quốc gia và các lãnh thổ phát triển châu Á, NICS với mô hình mở cửa hướng vào XK càng thúc đẩy các nước đang phát triển theo đuổi mô hình này. Cuối cùng, sự sụp đổ của nền kinh tế kế hoạch hóa ở Liên Xô - Đông Âu vào đầu thập kỷ 1990 cũng như tính kém hiệu quả của một số nền kinh tế đóng, hướng nội như Ấn Độ, Braxin dường như càng làm tăng thêm sức thuyết phục của mô hình kinh tế hướng ngoại. Trong bối cảnh như vậy, việc gia nhập WTO đã trở thành một nhu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi để có thể phát huy được chính sách mở cửa hướng vào XK.

Đồng thời, mở cửa thị trường đã tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh. Quá trình mở cửa thị trường như cắt giảm thuế và các biện pháp phi quan thuế của bản thân các nước đang phát triển buộc họ phải cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung vào những lĩnh vực sản xuất có hiệu quả dẫn đến việc nâng cao tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, mở cửa cũng tạo điều kiện cho các nước đang phát triển đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ lao động góp phần làm tăng thêm tính hiệu quả của nền kinh tế và củng cố năng lực cạnh tranh.

Về mặt tiêu cực của việc mở cửa thị trường, hàng rào bảo hộ đối với một số lĩnh vực trước đây được bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan nay chuyển sang thuế quan ở mức cao hơn bình thường. Mặc dù các hàng rào phi quan thuế được chuyển hóa thành thuế quan và sẽ được ràng buộc và cắt giảm dần, nhưng quá trình thuế hóa này, đặc biệt là trong nông nghiệp, đã làm cho mức độ bảo hộ cao hơn nhiều lần so với mức bảo hộ của các biện pháp phi quan thuế (tất nhiên vẫn rõ ràng và có tính dự đoán hơn so với các biện pháp phi thuế quan). Do đó, các nước phát triển vẫn có thể duy trì mức độ bảo hộ cao hơn mức trung bình đối với các sản phẩm thiết yếu của họ, gây khó khăn cho hàng NK của các nước đang phát triển. Trong WTO, quá trình thuế hóa các biện pháp phi quan thuế này được gọi là 'thuế hóa bẩn thỉu" (dirty tariffication). Tất nhiên, không chỉ riêng các nước phát triển áp dụng biện pháp này, có một số nước đang phát triển cũng áp dụng biện pháp thuế hóa bẩn thỉu này. Nhưng nếu nhìn tổng thể, các nước đang phát triển vẫn là nạn nhân chính vì những mặt hàng được coi là thiết yếu đối với họ như hàng nông sản sẽ vấp phải hàng rào thuế quan rất cao ở thị trường các nước phát triển.

Đối với một số nước kém phát triển phải NK lương thực với giá cao hơn, các nước phát triển cam kết cắt giảm 36% (so với giai đoạn cơ sở 1986 - 1990) giá trị trợ cấp XK trực tiếp và số lượng các mặt hàng được trợ cấp xuống 21%trong vòng 6 năm. Những cắt giảm về trợ cấp này sẽ dẫn đến việc tăng giá XK lương thực của các nước phát triển và nạn nhân sẽ là các nước kém phát triển phải NK lương thực. Tuy nhiên, tác động tiêu cực này sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn vì giá NK cao buộc các nước này phải tăng lượng cung trong nước và dẫn đến phát triển sản xuất lương thực trong nước.

III. VỀ CHẾ ĐỘ THƯƠNG MẠI DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC

Chế độ thương mại dựa trên nguyên tắc của WTO thể hiện trên hai khía cạnh. Thứ nhất, tất cả các lĩnh vực của hệ thống thương mại thế giới, từ thương mại hữu hình (hàng hoá) đến vô hình (dịch vụ, sở hữu trí tuệ) đều được thể chế hóa dưới một cái ô thống nhất là WTO. Đối với phần lớn các nước đang phát triển, một trong những thành quả quan trọng của Vòng đàm phán Uruguay là việc thể chế hóa hệ thống thương mại thế giới vào trong một bộ máy duy nhất là WTO. Trong thương mại hữu hình, trước WTO, GATT chỉ có thể chi phối một phần của mảng này. Một mảng lớn của thương mại hàng hóa có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của các nước đang phát triển là dệt may và nông nghiệp thì lại không nằm trong sự chi phối GATT. Đây cũng là lý do mà GATT được gọi là câu lạc bộ của những nước giàu có. Tuy nhiên, WTO đã đưa hai lĩnh vực này vào trong quỹ đạo của mình.Vượt xa hơn GATT, WTO còn bao trùm cả mảng thương mại vô hình gồm các lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư liên quan đến thương mại (hay thường được gọi là những lĩnh vực mới trong WTO). Thứ hai, chế độ thương mại dựa trên nguyên tắc được hiểu là các quan hệ thương mại trong hệ thống thương mại đa phương được xử lý trên các nguyên tắc chung và hạn chế dần các ngoại lệ hoặc ưu đãi. Những đặc điểm này của WTO có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với các nước đang phát triển.

Về mặt tích cực, trước hết việc thể chế hóa tất cả các quan hệ thương mại vào trong một đầu mối sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển gây ảnh hưởng với hệ thống TMQT. Ít nhất các nước đang phát triển cũng có thể tác động đến cơ chế thương mại thế giới thông qua một thể chế thống nhất như WTO, một điều mà vào những năm 1970 và 1980 khó có thể làm được. Cơ chế bỏ phiếu theo tỷ lệ đa số cho phép các nước đang phát triển phản đối hoặc phủ quyết những chính sách thương mại không bình đẳng của các nước phát triển (nếu theo cơ chế này thì các nước phát triển trong OECD chỉ chiếm chưa đến l/5 số phiếu). Tiếp theo, sự nhất thể hóa này tăng cường tính công khai minh bạch và nhất quán của hệ thống thương mại thế giới. Thông tin thương mại được cung cấp thường xuyên và đầy đủ cho tất cả các thành viên WTO. Một trong những bất lợi của các nước đang phát triển trước đây là sự thiếu thông tin cập nhật thường xuyên về TMQT. Đây càng là trở ngại lớn khi những nước này không đủ khả năng về tài chính cũng như nhân lực để tiếp cận và khai thác thông tin thương mại. Trở ngại này đã được khắc phục trong WTO. Cơ chế thông tin hữu hiệu có thể kể đến là Cơ chế kiểm soát chính sách thương mại (Trade Policy Review Mechanism, TPRM). Mục đích của bộ máy này là nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch về cơ chế thương mại của từng nước thành viên WTO, đặc biệt, chính sách thương mại của những nước phát triển là đối tượng rà soát nhiều hơn. Cuối cùng, đó chính là sự chuyển đổi từ bộ máy hoạt động dựa trên cam kết và lợi ích chung của GATT (commitment on interest- based regime) sang bộ máy hoạt động dựa trên nguyên tắc đã hạn chế các nước phát triển chỉ hứa suông mà không thực hiện hoặc thực hiện cam kết đó một cách có điều kiện. Trong GATT, mặc dù các nước phát triển cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình trong nhiều lĩnh vực, nhưng việc thực hiện các cam kết đó trên thực tế không đúng như những gì được hứa hẹn. Hơn nữa, do có lợi ích chung trong một số lĩnh vực, dựa vào sức mạnh của mình, các nước phát triển thường áp đặt việc thực hiện cam kết với những điều kiện nhất định nấp dưới chiêu bài tự nguyện. Ví dụ, các thỏa thuận hạn chế tự nguyện (Voluntary Restraint Arrangement, VRA) hoặc các biện pháp hạn chế XK tự nguyện (Voluntary Export Restraint, VERs) trong đó một nước - thường là nước đang phát triển - đồng ý hạn chế việc XK sang nước khác một mặt hàng nào đó ở mức tối đa trong một thời hạn nhất định. VRA được áp dụng cho các sản phẩm trong lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp và dệt may. Trong WTO, tất cả những thỏa thuận tự nguyện theo dạng này là bất hợp pháp.

Về mặt tiêu cực, cơ chế thương mại dựa trên nguyên tắc sẽ làm suy giảm các ưu đãi của hệ thống thương mại thế giới đối với các nước đang phát triển. Trong Phần IV của GATT từ Vòng đàm phán Kennedy ngày 22-6-1966 bổ sung cho Điều XXXVI và XXXVIII, các nước phát triển đồng ý sẽ không đòi hỏi sự có đi có lại trong cắt giảm thuế và xoá bỏ các hàng rào thương mại vì lý do phát triển ở các nước nghèo. Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển sự ưu đãi về tỷ lệ thuế đối với hàng hóa của họ trên thị trường của các nước phát triển cũng sẽ bị cắt giảm. Mặc dù trong WTO, những ưu đãi này vẫn được tiếp tục nhưng hạn chế hơn và với thời hạn ngắn hơn. Vào cuối thời kỳ chuyển đổi, các nước đang phát triển sẽ phải áp dụng hầu hết các nguyên tắc của WTO mà không có sự ưu đãi nào nữa. Chính vì vậy, một số nước đang phát triển khi gia nhập WTO không thể và không nên đặt hy vọng vào quyền được hưởng những ưu đãi về thương mạI của WTO vì trước sau những ưu đãi này sẽ không còn.

Điểm bất lợi khác của các thành viên đang phát triển trong WTO là khả năng tham gia đóng góp vào các diễn đàn của WTO. Một điều khó có thể phủ nhận là cơ chế thương mại được nhất thể hóa đã tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận nhiều thông tin để phục vụ lợi ích của họ. Tuy nhiên, khả năng tham dự được tất cả các phiên họp của WTO để có thông tin cập nhật về các vấn đề hiện được tranh cãi lại là chuyện khác. Phần lớn các nước đang phát triển đều khó có điều kiện về tài chính cũng như nhân sự để tham dự đầy đủ các phiên họp trong WTO.

IV. VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Một trong những thành tựu quan trọng của WTO đối với các nước đang phát triển là cơ chế giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bao trùm lên tất cả các lĩnh vực liên quan đến thương mại. Trong GATT, vấn đề giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều XXII và XXIII; trong GATS, được quy định tại Điều XXII và XXIII; và trong TRIPS được quy định tại Điều 64. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thành lập các ban hội thẩm, chấp nhận các bản báo cáo của ban hội thẩm và cơ quan trung thẩm, duy trì việc giám sát thực hiện các quyết định và khuyến nghị cho phép các nước được quyền trả đũa trong các trường hợp các khuyến nghị bị bỏ qua. Về mặt tích cực, thứ nhất, so với GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ có lợi nhiều cho các nước đang phát triển vì nó thông thoáng hơn, ít tốn thời gian, trên cơ sở tự động và có tính ràng buộc. Thông thường, bước đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chấp là quá trình tham vấn của các bên có mâu thuẫn thương mại. Nếu quá trình tham vấn này không giải quyết được mâu thuẫn của hai bên thì một ban hội thẩm sẽ được tự động thành lập. Nếu hai bên không nhất trí với quyết định cuối cùng của ban hội thẩm thì họ có thể đưa lên ban chung thẩm. Khoảng thời gian giữa các công đoạn được quy định rõ ràng và chặt chẽ để tránh tình trạng xử kiện kéo dài. Quyết định cuối cùng của ban chung thẩm hoặc hội thẩm chỉ có thể bị bác bỏ bằng sự đồng thuận của tất cả các thành viên; sự phủ quyết đơn lẻ của một thành viên là không có hiệu lực. Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương không cho phép các nước phát triển áp đặt luật của mình trong giải quyết tranh chấp TMQT, ví dụ việc áp dụng đơn phương Đạo luật 301 của Mỹ trong giải quyết tranh chấp thương mại với các nước.

Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO cũng còn những hạn chế nhất định. Theo cơ chế này, mặc dù các nước được áp dụng biện pháp trả đũa với những nước không tuân thủ quyết định phán quyết cuối cùng, nhưng việc thực hiện các biện pháp trả đũa này cũng không hiệu quả nếu nước thực hiện nó là nước nhỏ đang phát triển. Trong nhiều trường hợp, do sức ép chính trị hoặc văn hoá-xã hội mà nước vi phạm có xu hướng không thực hiện phán quyết cuối cùng của Ban giải quyết tranh chấp. Thậm chí, những nước vi phạm còn sẵn sàng chịu các biện pháp trả đũa của nước thắng kiện nếu những nước này là nước nhỏ và không phải là đối tác quan trọng. Do đó, có khi việc thực hiện các biện pháp trả đũa lại có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với các nước nhỏ nếu họ áp dụng nó chống lại các nước lớn hơn. Một nhược điểm khác của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến vai trò của Ban giải quyết mâu thuẫn thương mại đối với các trường hợp chống phá giá. Đây là những trường hợp các nước đang phát triển thường gặp trong thương mại với các nước phát triển. Trong những trường hợp như vậy, Ban giải quyết không ra quyết định liệu những biện pháp chống phá giá có phù hợp với các quy định của WTO hay không mà chỉ xem xét liệu quá trình thu thập và đánh giásố liệu có hợp lý hay không. Cuối cùng, trong những năm gần đây, do cơ chế giải quyết tranh chấp ngày càng trở nên thiên về kỹ thuật đòi hỏi các nước đang phát triển phải có chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt khi bên bị kiện là các nước phát triển. Đối với một số nước đang phát triển, quá trình thuần tuý kỹ thuật này rất khó đáp ứng do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức cũng như tài chính vì trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển phải thuê luật sư và chuyên gia của chính các nước phát triển.

 

 

 

(^.^) vs (^o^)

CHƯƠNG XXX: NHỮNG BẤT CẬP CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH TRONG WTO

Những bất cập của WTO đối với các nước đang phát triển được thể hiện trong từng hiệp định cụ thể về nông nghiệp; dệt may; dịch vụ; sở hữu trí tuệ; các biện pháp quản lý đầu tư liên quan đến thương mại. Hai lĩnh vực nông nghiệp và dệt may trong nhiều thập kỷ đã nằm ngoài sự kiểm soát của GATT. Trong các Vòng đàm phán trước Uruguay, các nước đã nhiều lần cố gắng đàm phán để đưa những lĩnh vực này vào trong khuôn khổ của GATT nhưng thất bại. Cũng chính vì thế hai lĩnh vực này còn được gọi là hai vấn đề còn lại của GATT.

I. HIỆP ĐỊNH VỀ NÔNG NGHIỆP

1. Vấn đề nông nghiệp trong Vòng đàm phán Uruguay

Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng và gây ra nhiều tranh cãi trong Vòng đàm phán Uruguay. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tồn tại 3 quan điểm của 3 nhóm nước gồm nhóm các nước XK, nhóm các nước NK và nhóm trung gian là những nước tự túc được lương thực và tuỳ theo từng hoàn cảnh có thể trở thành nước XK hoặc NK đối với một loại nông sản nhất định. Hàng nông sản trong phần này tập trung vào 4 nhóm chính: ngũ cốc gồm lúa mạch, mì, gạo, hạt thô (ngô); hạt có dầu và sản phẩm từ hạt có dầu; sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt và các sản phẩm thịt; đường (chương này không đề cập đến các sản phẩm lâm nghiệp và ngư nghiệp) Đây cũng là những mặt hàng nông sản có khối lượng thương mại lớn trên thế giới. Hầu hết các nước đang phát triển đều thuộc nhóm nước NK nông sản hoặc nhóm thứ ba là những nước tự túc được lương thực và tham gia XK một vài mặt hàng nông sản nhất định. Có rất ít các nước đang phát triển là nước XK chính tất cả 4 nhóm hàng nông sản trên. Trong giai đoạn 1983 - 1985, các nước đang phát triển nói chung nhập khoảng 36 tỷ USD hàng nông sản thuộc 4 nhóm nói trên, trong đó các nước XK dầu lửa là 14,7 tỷ USD, các nước XK hàng công nghiệp là 5,9 tỷ USD và các nước kém phát triển nhất là 2,5 tỷ USD. Vào cùng thời điểm các nước phát triển chỉ nhập 15,5 tỷ USD hàng nông sản từ các nước đang phát triển và trong số các nước đang phát triển này có rất ít nước có thể XK hầu hết các mặt hàng nông sản trên. Một đặc điểm khác cũng cần lưu ý là mặc dù ít nước đang phát triển có thể là những nước XK chính về tất cả bốn nhóm hàng nông sản nói trên, những mặt hàng nông sản có thế mạnh của từng nước đang phát triển được XK đều là những mặt hàng có tính sống còn đối với họ.

1.1. Những nhân tố chính thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định về Nông nghiệp

Gánh nặng tài chính ngày càng gia tăng đối với các chính sách hỗ trợ nông nghiệp ở các nước phát triển khiến những nước này muốn thúc đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện Hiệp định về Nông nghiệp. Cung vượt quá cầu trong nông nghiệp đã làm cho giá nông sản trên thế giới sụt giảm, gây sức ép ngày càng lớn với việc tăng cường sự hỗ trợ trong nước cho nông dân các nước phát triển. Khi xét cụ thể mối quan hệ cung cầu trong nông nghiệp ta thấy:

Về cầu: Có 4 yếu tố chính cần phải tính đến, đó là tốc độ tăng dân số; mức độ mà các nước có thể tự túc sản xuất lương thực; mức sống của người dân thể hiện qua thu nhập; và điều kiện khí hậu tự nhiên. Tốc độ tăng dần số cao, thu nhập đầu người thấp cộng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sẽ khiến một quốc gia không thể tự túc được lương thực và buộc phải NK và ngược lại. Đối với thị trường NK của các nước phát triển, nếu xét theo trên cả 4 yếu tố trên sẽ thấy thị trường NK nông sản của những nước này có xu hướng giảm. Trong 4 yếu tố này, theo lý thuyết thì ở các nước phát triển, yếu tố thu nhập có ảnh hưởng nhiều hơn đến mức cầu trong nước, hay còn gọi là quy luật biến đổi theo thu nhập. Những biến động trước mắt về thu nhập (tăng-giảm) sẽ khiến cầu biến động theo (tăng-giảm) một cách tương đối. Tuy nhiên, về lâu dài quy luật này không có tác dụng. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với các nông sản như lương thực, đồ uống và đặc biệt nông sản thô thì dù thu nhập của dân chúng có tăng lên đáng kể thì mức cầu cũng không tăng nhanh và thậm chí còn chậm hơn thu nhập. Thêm vào đó, nhờ các yếu tố kỹ thuật tiên tiến, các nước phát triển có thể có những sản phẩm thay thế làm giảm thêm nữa lượng cầu về nông sản thô từ các nước đang phát triển. Do đó, nhìn chung nhu cầu NK của các nước phát triển về nông sản có xu hướng tăng chậm nếu xét theo những yếu tố trên. Ngược lại, đối với thị trường NK của các nước đang phát triển, nếu xét trên 4 yếu tố này sẽ thấy trong thời gian tới, họ vẫn sẽ là những nước NK nông sản chính, đặc biệt nếu xét theo góc độ tăng trưởng dân số. Với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất thì ngay cả những nước đang phát triển XK lương thực hiện nay như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả Việt Nam trong 10 năm tới sẽ biến thành các nước NK lương thực.

Về cung: Hai yếu tố chính ảnh hưởng tới cung trong nông nghiệp là chính sách nông nghiệp và khoa học kỹ thuật. Cả hai yếu tố này đều quan trọng như nhau và các nước phát triển đều có đủ cả hai yếu tố. Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với các chính sách hỗ trợ nội địa và trợ cấp XK, các nước phát triển từ chỗ là các nước NK lương thực đã nhanh chóng trở thành những nước XK lương thực. Tuy nhiên, do lượng cầu trong nước không lớn nhưng lại có lượng cung lớn nên buộc các nước phát triển phải XK nông sản và một phần được xuất theo hình thức viện trợ lương thực sang các nước đang phát triển. Lượng cung trên thế giới lại càng lớn khi số lượng các nước đang phát triển tham gia XK nông nghiệp ngày càng tăng dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và giá nông sản nhìn chung sụt giảm nhanh chóng. Để đáp ứng với sự sụt giá nông sản, các nước phát triển ngày càng phải tăng sự hỗ trợ cho nông dân trong nước và đến lúc sự hỗ trợ này trở thành gánh nặng với họ. Hơn nữa, về thực chất, gánh nặng tài chính này phần lớn lại đổ lên vai người tiêu dùng của chính các nước phát triển do phải trả giá tiêu thụ cao hơn nhiều so với giá thế giới. Vì vậy, làn sóng phản đối chính sách bảo bộ nông nghiệp cũng gia tăng ở các nước phát triển.

Một yếu tố khác thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định về Nông nghiệp cũng cần phải nhắc đến là sự gia tăng của các nước đang phát triển trong XK nông sản. Sự phát triển này cộng thêm với sự bất mãn vốn có của các nước đang phát triển về sự bất lực của GATT trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra sức ép mạnh mẽ buộc các nước phát triển phải mở cửa lĩnh vực nông nghiệp.

1.2. Những vấn đề trong Vòng đàm phán Uruguay

Xuất phát từ thực tế là quy luật cung cầu trong thương mại nông nghiệp đã bị bóp méo trong suốt thời gian tồn tại của GATT, những vấn đề chính đặt ra đối với lĩnh vực nông nghiệp trong Vòng đàm phán Uruguay gồm:

- Sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp cộng với sự chênh lệch lớn về giá cả giữa thị trường thế giới và trong nước;

- Chủ nghĩa bảo hộ thông qua các chính sách hỗ trợ nội địa và trợ cấp XK và những tác động tiêu cực của nó đối với các nước đang phát triển;

- Sự thiếu hiệu quả của GATT và phản ứng của các nước (EU) đối với việc mở cửa thị trường nông nghiệp;

- Gánh nặng tài chính ngày càng tăng đối với các nước phát triển trong các chính sách hỗ trợ nông nghiệp khiến các nước này muốn thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán nông nghiệp.

1.3. Quan điểm của các nhóm nước trong Vòng đàm phán Uruguay

EU phản ứng tiêu cực với việc tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp và cho rằng nguyên nhân của các vấn đề trên chính là sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật chứ không phải do chính sách hỗ trợ của CP. Sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng nông sản khiến cung vượt quá cầu đi đôi với sự phát triển vượt bậc của sinh học trong việc tạo ra những giống vật nuôi và cây trồng mới và đã tăng cường khả năng tự cung tự cấp của các quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, thương mại trong nông nghiệp không những sẽ bị hạn chế như hiện nay mà còn tiếp tục bị hạn chế trong tương lai do lượng cung tiếp tục tăng. Thậm chí không có sự hỗ trợ của nhà nước, khoa học kỹ thuật sẽ tiếp tục làm cho sản lượng nông nghiệp tăng vọt trong tương lai. EU đề nghị quá trình tự do hóa trong nông nghiệp phải được tiến hành theo giai đoạn và tuỳ theo thị trường của từng loại nông sản khác nhau. Tại Hội nghị Bộ trưởng Brussels tháng 12- 1990, EU nhận ra rằng nếu không có sự nhân nhượng với những nước đòi tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp thì khó có thể đi đến một hiệp định cụ thể. Tuy nhiên, nếu EU nhân nhượng trước khi cải tổ Chương trình Nông nghiệp chung (CAP) của mình thì sẽ vấp phải sự phản kháng trong nội bộ. Do đó EU quyết định sẽ cải tổ phần nào CAP từ năm 1991 trước khi đi đến nhân nhượng cụ thể.

Mỹ và nhóm Cairns ủng hộ đẩy mạnh tự do hóa trong nông nghiệp và cho rằng các chính sách như hỗ trợ nội địa, trợ cấp XK, hạn chế NK là những nguyên nhân chính bóp méo thương mại, gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu trong nông nghiệp. Mỹ đề nghị xoá bỏ hoàn toàn trợ cấp nông nghiệp và các chính sách hạn chế NK trong vòng 10 năm, đồng thời hoà hợp các tiêu chuẩn sức khoẻ và vệ sinh dịch tễ.

Các nước đang phát triển NK nông sản cho rằng cung vượt quá cầu chỉ xảy ra đối với một số nông sản ở một số nước phát triển. Xét trên toàn cầu, cung vẫn thấp hơn cầu. Trong một vài trường hợp, do các chính sách trong nước, đặc biệt ở các nước phát triển đã khiến những nước này nhanh chóng biến thành các nước XK nông sản lớn. Tuy nhiên, vấn đề chính trên thế giới đối với thương mại trong nông nghiệp là sức mua không đủ và sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu. Những nước này khuyến nghị việc tự do hóa thương mại nông nghiệp phải tính đến lợi ích phát triển của những nước nghèo như tăng thu nhập, việc làm, bảo đảm an toàn lương thực không để xảy ra các hậu quả chính trị- xã hội. Trong quá trình tự do hóa cần có sự hỗ trợ thêm từ các nước phát triển đối với những nước đang phát triển, ví dụ phải có những ưu đãi nhất định trong thực hiện các cam kết, bảo lưu các biện pháp trợ cấp XK và hỗ trợ nội địa vì đối với một số nước đang phát triển, nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của đất nước.

Do những quan điểm mâu thuẫn nhau nên Vòng đàm phán Uruguay về nông nghiệp tiến triển chậm chạp. Đặc biệt cuộc cải tổ CAP của EU không đạt được nhiều kết quả khả quan để tạo động lực thúc đẩy quá trình đàm phán tiếp theo. Trước tình hình đó, Giám đốc của GATT, ông Dunkel đã dự thảo một hiệp định về nông nghiệp, bao hàm những điều khoản nhân nhượng của các bên. Theo dự thảo, quá trình tự do hóa trong nông nghiệp được thúc đẩy mạnh hơn với nhiều ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển trong nhiều lĩnh vực. Mỹ và nhóm Cainrs tuyên bố chấp nhận dự thảo này trong khi EU phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là Pháp, và cho rằng nó sẽ đe doạ phá hoại lợi ích của EU. Ngày 20-11-1992, một dự thảo khác được soạn thảo được gọi là dự thảo Blair House. Dự thảo này có phần thiên về các đòi hỏi của EU và được EU chấp nhận trong khi Mỹ và nhóm Cainrs không hài lòng lắm. Hiệp định về Nông nghiệp được thông qua với phần lớn nội dung lấy từ dự thảo Blair House.

2. Kết quả của Hiệp định và tác động đối với các nước đang phát triển

2.1. Kết quả

Cũng như trong các lĩnh vực khác, trong nông nghiệp, tiếp cận thị trường là mức độ một nước cho phép hàng NK bên ngoài thâm nhập vào thị trường của mình. Trong nông nghiệp, ngoài thuế quan, các biện pháp phi quan thuế thường được sử dụng để điều tiết việc NK nông sản. Các điều khoản của tiếp cận thị trường trong Hiệp định về Nông nghiệp nhằm điều tiết và hạn chế các cản trở đối với thương mại trong nông nghiệp. Do đó các biện pháp mở cửa thị trường trong Hiệp định về Nông nghiệp tập trung vào hai vấn đề chính là cắt giảm thuế và cam kết mở cửa thị trường tối thiểu.

2.1.1. Về cắt giảm thuế quan

- Tất cả các hàng rào phi quan thuế sẽ bị ràng buộc và sau đó giảm dần theo các cam kết trong Hiệp định về Nông nghiệp. Các nước không được phép tăng mức thuế trần.

- Tất cả các biện pháp phi quan thuế phải được chuyển thành thuế. Quá trình này được gọi là thuế hóa. Mức thuế quan tương ứng của các biện pháp phi quan thuế được lấy mức cơ sở là năm 1986-1988.

- Các nước phát triển sẽ phải cắt giảm 36% thuế đều trong 10 năm. Mức cắt giảm này không tính theo giá trị thương mại trung bình. Có nghĩa là có những hạng mục được cắt giảm nhiều hơn, miễn là bảo đảm tổng số cắt giảm sẽ là 36% hoặc 24%. Tuy nhiên, Hiệp định cũng quy định mỗi dòng thuế phải cắt giảm ít nhất 15% đối với các nước phát triển, 10% đối với các nước đang phát triển và tiến trình cắt giảm phải được tiến hành đều đặn theo từng năm.

- Hiệp định chung quy định hai ngoại lệ đối với quá trình thuế hóa, đó là: l) trong những hoàn cảnh nhất định, nước được sử dụng quyền tự vệ; và 2) các nước được hưởng các ưu đãi đặc biệt trong một số mặt hàng nông sản nhất định.

2.1.2. Về mở cửa thị trường tối thiểu

- Trong trường hợp không có nhu cầu NK đối với một số sản phẩm nhất định, các nước phát triển vẫn phải tạo cơ hội mở cửa thị trường tối thiểu cho những sản phẩm đó là 3% so với sức tiêu thụ nội địa trong thời kỳ cơ sở 1986-1988. Tỷ lệ 3% này bắt đầu thực hiện từ năm 1995 và nâng lên 5% vào năm 2000. Tỷ lệ này là l% đối với các nước đang phát triển và sẽ tăng lên 4% và năm 2004. Điều chú ý ở đây là việc bảo đảm mở cửa thị trường tối thiểu không yêu cầu các nước phải NK một khối lượng hàng nhất định mà chỉ yêu cầu phải tạo cơ hội cho tiếp cận thị trường.

GIẢM 20% HOẶC 13,3%

HỘP VÀNG

Amber Box

MỨC TRẦN LÀ 5% HOẶC

GIỚI HẠN HỖ TRỢ THEO SẢN PHẨM

Product –specific de minimis

10% TÍNH THEO AMS

GIỚI HẠN HỖ TRỢ THEO SẢN PHẨM

Non - Product –specific de minimis

KHÔNG CẮT GIẢM

HỘP XANH DA TRỜI

Blue Box

KHÔNG VƯỢT QUÁ

MỨC NĂM 1992

CÁC ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

Special and Differential Treatment

KHÔNG CÓ MỨC TRẦN

HỘP XANH

Green Box

2.1.3. Hỗ trợ trong nước (Domestic support)

Hiệp định Nông nghiệp phân loại các hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp thành những nhóm khác nhau căn cứ trên mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này đối với thương mại trong nông nghiệp bao gồm:

- Các biện pháp trong ''hộp xanh'' (green box) như cứu trợ khi có thiên tai, nghiên cứu, kiểm soát dịch bệnh, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và an toàn lương thực, được coi là những biện pháp có ảnh hưởng ít nhất do đó được chấp nhận.

- Các biện pháp trong ''hộp xanh da trời'' (blue box) như các thanh toán trực tiếp cho người sản xuất trong các chương trình hạn chế sản xuất, đặc biệt của các nước EU (chương trình bồi thường cho nông dân) và Mỹ (chương trình thanh toán chênh lệch), không cam kết cắt giảm.

- Các biện pháp trong ''hộp vàng''(amber box) gồm trợ giá; các thanh toán trực tiếp không phải là ngoại lệ; là những biện pháp có ảnh hưởng tới thương mại trong nông nghiệp và phải cắt giảm. Các nước phát triển phải cắt giảm đều 20% mức trợ cấp so với lượng hỗ trợ tổng cộng (AMS) của giai đoạn cơ sở trong vòng 6 năm và các nước đang phát triển là 13,3% trong vòng 10 năm. Nếu lượng hỗ trợ tổng cộng, AMS của năm 1986 cao hơn mức trung bình trong giai đoạn 1986 - 1988, các nước được phép sử dụng mức năm 1986.

- Giới hạn các biện pháp hỗ trợ (de minimis) cho phép các nước duy trì ở mức độ nhất định lượng hỗ trợ hàng năm tính bằng tiền của các biện pháp hỗ trợ trong nước (lượng hỗ trợ tổng cộng AMS). Các nước phát triển được phép duy trì cao nhất là 5% mức hỗ trợ sản xuất đối với các sản phẩm cụ thể cũng như đối với tổng lượng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước. Các nước đang phát triển được duy trì tối đa là 10%.

- Các đãi ngộ đặc biệt và ưu đãi dành cho các nước đang phát triển cho phép các nước này sử dụng các trợ cấp đầu tư và đầu vào khác để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

2.1.4. Trợ cấp XK

Những khoản chi của CP hoặc những khoản đóng góp tài chính của các CP cho các nhà sản xuất hay XK trong nước để họ XK hàng hóa hay dịch vụ được gọi là trợ cấp XK. Theo Hiệp định về Nông nghiệp, các nước phát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo lượng trợ cấp) và 36% (tính theo tiền) trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển là 14% (theo lượng) và 24% (theo tiền) trong vòng 9 năm. Thời kỳ cơ sở của cắt giảm trợ cấp XK được tính từ 1986 - 1990. Trong quá trình cắt giảm, các nước có thể linh hoạt tuỳ theo sự biến động của thị trường vào thời điểm từ 2 đến 5 năm đầu, cho phép các nước có thể tiếp tục trợ cấp XK. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thì mức trợ cấp trong năm tiếp theo phải bị cắt giảm tiếp để bảo đảm mức cắt giảm tổng cộng trong toàn bộ quá trình không bị ảnh hưởng.

Các cam kết cắt giảm được thực hiện theo nhóm sản phẩm chứ không theo từng sản phẩm cụ thể. Các nước không được phép bổ sung thêm các hình thức trợ cấp mới cũng như không được tăng trợ cấp so với các loại hình và số lượng trợ cấp trong thời kỳ cơ sở, trừ những trợ cấp được miễn trừ công bố trong lịch trình cắt giảm của nước đó.

2.2. Tác động đối với các nước đang phát triển

2.2.1. Về mở cửa thị trường

Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tiềm năng về XK nông nghiệp, có điều kiện mở rộng thị trường. Do tác động của quá trình thuế hóa và cắt giảm thuế quan, các nước đang phát triển sẽ có điều kiện thâm nhập nhiều hơn vào thị trường các nước phát triển. Do những sản phẩm nông nghiệp ôn đới sẽ là mục tiêu tự do hóa trước nên những nước đang phát triển trong nhóm Cairns sẽ là những nước được lợi nhiều nhất trong XK ngũ cốc, thịt và đường và các thành viên ASEAN trong nhóm này sẽ được hưởng lợi ít hơn vì bản thân họ không phải là những nước XK sản phẩm nông nghiệp ôn đới lớn. Đồng thời, việc loại bỏ các biện pháp phi quan thuế sẽ khiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp công khai minh bạch và có tính dự đoán cao hơn.

Tuy nhiên, kết quả của quá trình mở cửa trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Thứ nhất, cho dù hàng rào bảo hộ nông nghiệp đã trở nên rõ ràng và công khai hơn thông qua quá trình thuế hóa tất cả các biện pháp phi quan thuế, mức bảo hộ bằng thuế trong nông nghiệp vẫn còn rất cao ở những nước phát triển.

Cách thông thường mà các nước sử dụng để chuyển các biện pháp phi quan thuế sang thuế quan là sử dụng quy tắc ''chênh lệch giá'' (price-gap): lấy giá của một mặt hàng được bảo hộ bằng các biện pháp phi quan thuế trừ đi giá cũng của mặt hàng đó nhưng trong điều kiện không có bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế khó thiết lập được giá của mặt hàng trong điều kiện không có bảo hộ bởi các biện pháp phi quan thuế. Do đó, người ta thường lấy giá của mặt hàng đó trên thế giới và coi đây là mức giá trong điều kiện không có bảo hộ bằng các biện pháp phi quan thuế. Mức giá này sẽ được lấy từ vận đơn NK có hàng nhập.

Nếu coi PD là giá trong nước; PI là giá dựa theo vận đơn của hàng nhập; T là mức thuế tương đương, ta sẽ có:  T = 100% x (PD – PI)

Ví dụ, giá gạo của Mỹ trong nước là 1,5 USD/kg, trong khi trên thế giới là 1 USD/kg, thì mức thuế tương đương với bảo hộ bằng hàng rào phi quan thuế sẽ là:

T = 100% x (1,5 - 1) = 50%

Thời gian cơ sở được chọn cho quá trình thuế hóa là từ 1986-1988 với lý do đây là thời gian các số liệu về giá mặt hàng nông sản trong nước cũng như trên thế giới là tương đối đầy đủ nhất. Tuy nhiên, trong thời gian này giá nông sản trong nước ở một số nước phát triển là rất cao do mức bảo hộ phi quan thuế cao và giá trên thế giới lại rất thấp. Do đó, mức thuế tương đương với các biện pháp phi quan thuế trở nên cao bất thường đối với một số mặt hàng tính theo phương pháp này. Phương pháp này được gọi là “thuế hóa bẩn thỉu”. Mức độ “bẩn thỉu” của quá trình thuế hóa này phụ thuộc vào từng mặt hàng và từng nước hoặc nhóm nước.

Trong các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức quốc tế thì EU và EFTA có mức thuế tương đương sau quá trình thuế hóa cao hơn nhiều lần so với mức thuế thời kỳ cơ sở. Đối với EU, mức thuế được thuế hóa so với thời kỳ cơ sở đối với gạo cao hơn 207%; sữa 97,2%; bơ 72%; đường 63%; lúa mạch 58,5%; lúa mì 52,6% và thịt cừu 21%. Các nước thuộc EFTA gồm Áo, Phần Lan, Nauy và Thụy Sĩ thành lập mức thuế tương đương cao đối với đường, các sản phẩm sữa, lúa mì, thịt bò, lợn và cừu. Mỹ có mức thuế tương đương cao: đối với đường cao hơn 60% so với thời kỳ cơ sở. Canađa có mức thuế cao hơn thời kỳ cơ sở 100% với các sản phẩm sữa và 200% với gia cầm.

 BẢNG 8: Cam kết giảm thuế đối với lúa mì của một số nước (%)

Nước

Thuế ban đầu

Mức cắt giảm

Ôxtrâylia

0

-

Canađa

90

15

EU

142,3

36

Hunggari

50

36

Hàn Quốc

10

82

NhậtBản

422,9

15

Niu Dilân

0

-

Ban Lan

143,2

36

Thụy Sĩ

477,6

15

Mỹ

6

55

Nguồn: Merlinda D. Ingco: Tự do hóa nông nghiệp trong Vòng đàm phán Uruguay: Một bước tiến và một bước lùi? Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 1995.

Thứ hai, trong quá trình cắt giảm thuế, do quy định mức cắt giảm chung chỉ là 36% và mặc dù mức cắt giảm tối thiểu với một dòng thuế được quy định là 15%, các nước phát triển thường giữ mức thuế cao đối với các sản phẩm nhạy cảm trong khi lại cắt giảm rất mạnh ở những sản phẩm khác để bảo đảm tổng số mức cắt giảm vẫn là 36%. Nói cách khác, chỉ cắt giảm thuế mạnh đối với những mặt hàng vốn có thuế ban đầu thấp và cắt giảm thấp với mặt hàng vốn có thuế ban đầu cao, miễn là bảo đảm mức cắt giảm trung bình là 36%. Xin nêu một ví dụ đối với lúa mì, nói chung (xem Bảng 8).

Biện pháp này đã khiến thuế trong một số hàng nông sản tăng lên nhanh chóng vào cuối Vòng đàm phán Uruguay, đặc biệt đối với hàng chế biến XK từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.

2.2.2. Về hỗ trợ trong nước

Nhìn chung, các điều khoản về giảm dần và xoá bỏ sự hỗ trợ trong nước đối với sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện tăng tính cạnh tranh của hàng nông sản của các nước XK đang phát triển. Do mức hỗ trợ nội địa giảm, hàng nông sản của các nước phát triển phải cạnh tranh một cách bình đẳng hơn với hàng nông sản của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế các điều khoản liên quan đến hỗ trợ XK phần nào đã hợp pháp hóa các hỗ trợ của CP các nước phát triển với hàng nông sản của họ trong khi tăng mức giới hạn và ràng buộc sự hỗ trợ này của CP các nước đang phát triển đối với hàng nông sản của họ. Phần lớn những hỗ trợ nội địa trong hộp xanh da trời được miễn trừ không phải cắt giảm. Các biện pháp trong ''hộp xanh da trời'' được tạo ra để hợp pháp hóa những chi phí trực tiếp cho nông dân của EU và Mỹ, Mặc dù những biện pháp hộp xanh da trời không bị cắt giảm và phải tuân thủ Điều khoản hạn chế hợp lý (Due Restraint Clause) quy định các chi phí hỗ trợ đối với một sản phẩm nhất định không được vượt quá số lượng vào thời điểm năm 1992, các biện pháp hộp xanh khiến EU không cần phải tiến hành cải cách các chính sách nông nghiệp chung của mình. Riêng đối với Mỹ, những thanh toán cho sự thiếu hụt của nông dân để bù đắp lại sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá được nhận đã được chuyển thành các thanh toán hợp đồng linh hoạt với sản xuất (production flexibility contract payments) và vì vậy những biện pháp này thuộc ''hộp xanh”. Đối với các nước đang phát triển, về mặt lý thuyết cũng có thể áp dụng các biện pháp hộp xanh, tuy nhiên họ ít khi chọn giải pháp này vì để thực hiện nó cần có chi phí rất lớn. Ngoài ra, các hình thức hỗ trợ nội địa của các nước đang phát triển, ví dụ trợ cấp đầu tư và đầu vào cho các nông dân có thu nhập thấp, mặc dù được phép nhưng lại bị ràng buộc ở mức trần và không được vượt quá mức hỗ trợ năm 1992. Cuối cùng tương tự như trong mở cửa thị trường, các nước phát triển vẫn có thể duy trì hỗ trợ nội địa đối với các hàng nông sản thiết yếu. Do việc cắt giảm tổng lượng hỗ trợ không dựa trên từng sản phẩm nông sản cụ thể nên các nước vẫn có thể duy trì sự hỗ trợ trong nước với một số loại nông sản trong khi hoàn toàn loại bỏ sự hỗ trợ với các loại khác để bảo đảm mức cắt giảm vẫn đúng như cam kết. EU duy trì hỗ trợ nội địa đối với đường, thịt bò và rau quả trong khi giảm đáng kể hỗ trợ nội địa đối với ngũ cốc và hạt dầu.

2.2.3.Về trợ cấp XK

Quá trình cắt giảm trợ cấp XK hàng nông sản của các nước phát triển sẽ có tác động khác nhau lên các nhóm nước đang phát triển. Đối với những nước đang phát triển, XK nông sản sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trong lĩnh vực XK nông sản. Đã từ lâu quy luật thị trường bị bóp méo trong lĩnh vực này do trợ cấp XK nặng nề của các nước phát triển. Chính sách trợ cấp XK là hệ quả của chính sách hỗ trợ trong nước cho nông dân. Giá nông sản trong nước trở nên cao hơn nhiều so với giá trên thị trường thế giới và do đó, để XK được thì CP các nước phát triển buộc phải trợ cấp cho nông dân nước họ. Nói cách khác, bản chất của trợ cấp XK chính là bán phá giá nông sản. Nếu trong lĩnh vực công nghiệp, trợ cấp cho phép các nước XK với giá thấp hơn giá trong nước thì bị coi là bán phá giá và bị cấm theo WTO thì ngược lại, trong Hiệp định về Nông nghiệp, do Mỹ và EU là các nước XK nông sản lớn nên họ không đề cập đến thuật ngữ bán phá giá mà dùng các cụm từ khác để thay thế, ví dụ trợ cấp XK hoặc cạnh tranh XK. Nhưng bản chất của vấn đề không thay đổi và việc cắt giảm chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển tăng tính cạnh tranh trong XK nông sản.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu của quá trình cắt giảm trợ cấp XK, những kết quả khả quan đối với các nước đang phát triển như trên đã nói sẽ rất hạn chế vì các nước phát triển đều có những biện pháp khôn khéo để vẫn bảo đảm sự hỗ trợ đối với XK nhưng một mặt vẫn thực hiện các cam kết cắt giảm trợ cấp XK. Ví dụ, các nước phát triển biến các biện pháp trợ cấp XK thành các thanh toán thiếu hụt liên quan đến sản lượng (output-related deficiency payments) và những biện pháp này nằm trong các biện pháp của ''hộp xanh''. Đạo luật Nông nghiệp Mỹ năm 1996 đã chuyển các quỹ trợ cấp XK thành các quỹ xúc tiến thị trường, mở rộng chương trình Bảo hiểm tín dụng XK trong đó tín dụng thương mại được phát triển để tài trợ cho việc buôn bán các nông sản XK của Mỹ ở những nước thu nhập trung bình hoặc thấp. Cho đến nay, Mỹ đã tài trợ khoảng 5,5 tỷ USD cho chương trình này và hiện đang dành khoảng 1 tỷ USD để thực hiện một chương trình 7 năm cung cấp tín dụng cho các ''thị trường mới nổi lên''. Các trợ cấp trá hình này được nghiễm nhiên coi là nằm trong ''hộp xanh'' và được phép theo Hiệp định về Nông nghiệp. Cuối cùng, cũng tương tự như trong hỗ trợ nội địa, do việc cắt giảm là tính theo nhóm mặt hàng và không theo từng mặt hàng cụ thể nên các nước có điều kiện duy trì trợ cấp cho những mặt hàng quan trọng đến cuối thời kỳ cắt giảm. Điều này càng khiến các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của việc thực hiện Hiệp định về Nông nghiệp khó có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với hàng nông sản vẫn tiếp tục được trợ cấp của các nước phát triển.

Đối với nhóm nước đang phát triển thứ hai, những nước NK nông sản, đặc biệt là lương thực sẽ chịu tác động tiêu cực trực tiếp nếu những trợ cấp XK của các nước phát triển bị cắt giảm. Việc cắt giảm trợ cấp sẽ dẫn đến mức độ suy giảm nhất định của sản lượng lương thực ở những nước phát triển XK lương thực. Chương trình viện trợ lương thực thực chất là chương trình XK lượng dư thừa lương thực sang những nước đang phát triển cần lương thực. Sản lượng lương thực trong nước sẽ bị suy giảm phần nào nếu trợ cấp XK bị cắt bỏ, dẫn đến những hạn chế trong viện trợ lương thực sang các nước đang phát triển này. Thêm vào đó, giá lương thực trên thế giới sẽ tăng do lượng cung giảm (tất nhiên điểm này sẽ kích thích các nước đang phát triển XK lương thực phát triển XK mạnh hơn) có ảnh hưởng tiêu cực đến các nước đang phát triển phải NK lương thực. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực này chỉ là tạm thời vì sự thiếu hụt lương thực trước mắt sẽ buộc những nước này phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp để phát triển sản xuất lương thực, bảo đảm an toàn lương thực. Do đó, về lâu dài tác động tích cực sẽ là bao trùm và giúp những nước này không bị phụ thuộc vào viện trợ lương thực từ những nước phát triển.

II. HIỆP ĐỊNH VỀ DỆT MAY

1. Vấn đề dệt may trong vòng đàm phán Uruguay

Trong suốt hơn ba thập kỷ, lĩnh vực dệt may được thể chế hóa trong Hiệp định Đa sợi (MFA) nằm ngoài các quy định và luật lệ của GATT. Theo Hiệp định này, thương mại dệt may được thực hiện dựa trên các thỏa thuận hạn ngạch song phương có tính chất phân biệt đối xử giữa những nước XK. Đồng thời, trong lần đàm phán thứ hai của Hiệp định Đa sợi, các nước NK được quyền áp đặt các hạn ngạch mới hoặc cắt giảm các hạn ngạch hiện có trong những điều kiện nhất định. Do đó, các vấn đề chính nổi lên trong Vòng đàm phán Uruguay về Dệt may là việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử của Hiệp định Đa sợi trái với nguyên tắc của WTO; quyền áp đặt hạn ngạch của các nước phát triển; và chuyển chế độ hạn ngạch sang thuế, sau đó cắt giảm dần để tự do hóa lĩnh vực dệt may.

1.1. Những nhân tố chính thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định về dệt may

Cũng như trong nông nghiệp, các nước đang phát triển ngày càng tỏ ra bất bình về Hiệp định Đa sợi và yêu cầu phải sớm đưa Hiệp định này vào khuôn khổ thương mại thế giới. Lịch sử phát triển của Hiệp định Đa sợi cho thấy sự bảo hộ gia tăng của các nước phát triển đối với lĩnh vực này bất chấp các quy định của GATT cũng như các quy luật của thị trường để bảo hộ cho lĩnh vực dệt may của mình. Trong giai đoạn đầu tiên từ năm 1955 đến 1960 những Hạn chế XK tự nguyện (Voluntary Export Restraints) được hình thành để hạn chế việc XK sản phẩm bông sợi từ Nhật, Hồng Công, Ấn Độ và Pakixtan sang Mỹ và Anh. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1961 với sự ra đời của Thỏa thuận ngắn hạn về dệt may (STA) giữa những nước đang phát triển XK dệt may lớn và những nước phát triển NK dệt may. Một năm sau, thỏa thuận này được thay thế bằng Thỏa thuận dài hạn về dệt may (LTA) hàng bông sợi có hiệu lực trong vòng 5 năm và sau được gia hạn thêm 3 năm nữa. Theo thỏa thuận này, các nước NK được yêu cầu các thành viên XK hạn chế lượng XK và áp đặt hạn ngạch XK mặc dù những hạn chế này là hoàn toàn trái với Điều XI của GATT. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ năm 1973 với sự ra đời của Hiệp định Đa sợi. Trong khi hai thỏa thuận trước chỉ hạn chế XK đối với hàng dệt may bông sợi tự nhiên thì Hiệp định đa sợi giới hạn hàng dệt may từ bông sợi tự nhiên đến nhân tạo (cũng vì vậy nên mới gọi là Hiệp định Đa sợi). Hiệp định này ngoài việc nâng giá tại các nước tiêu thụ còn có tác động bắt buộc các nước đang phát triển phải chuyển sang các mặt hàng có giá trị cao hơn, và do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước phát triển. Khái niệm có tính cốt lõi của Hiệp định Đa sợi là khái niệm ''rối loạn thị trường” do lượng NK của một mặt hàng nhất định đột ngột tăng và tác động tiêu cực lên công nghiệp trong nước. Do vậy, nước NK có quyền áp dụng các biện pháp hạn chế NK. Khái niệm này không tính đến thực tế là sự chênh lệch giá lớn giữa cùng một loại sản phẩm dệt may của một nước đang phát triển và một nước phát triển là do lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong lĩnh vực này (nhân công rẻ, nguyên liệu tự nhiên dồi dào, v.v.) đem lại chứ không phải do sự hỗ trợ của nhà nước tạo ra. Do đó, Hiệp định Đa sợi đã gây ra những hậu quả tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Hàng năm, trong lĩnh vực may mặc, các nước đang phát triển mất khoảng 5 - 10% lượng XK và 15 - 30 % công ăn việc làm.

1.2. Những vấn đề trong Vòng đàm phán Uruguay

Trong bối cảnh đó, mục tiêu của Vòng đàm phán Uruguay là đưa lĩnh vực dệt may vào sự chi phối của các quy định của GATT, cụ thể là:

- Xóa bỏ sự phân biệt đối xử qua chế độ hạn ngạch xuất NK.

- Xoá bỏ quyền áp đặt hạn ngạch của các nước phát triển

- Tự do hóa lĩnh vực dệt may.

1.3. Quan điểm của các nhóm nước trong Vòng đàm phán Uruguay

Các nước đang phát triển và EU. Khác với trong nông nghiệp, một số nước đang phát triển và EU đã đối lập với Mỹ trong lịch trình xóa bỏ hạn nghạch. Theo các nước đang phát triển này và EU thì quá trình chuyển đổi phải có giai đoạn. Như trên đã nhấn mạnh, các nước đang phát triển muốn thể chế hóa lĩnh vực dệt may trong GATT. Tuy nhiên, do phần lớn các nước đang phát triển XK hàng dệt may đều đang hưởng chế độ hạn ngạch của EU nên họ không muốn chấm dứt ngay lập tức chế độ này mà muốn có quá trình chuyển tiếp. Điển hình cho quan điểm này của các nước đang phát triển là Tổchức Dệt may Quốc tế - ITCB của các nước đang phát triển thành lập năm 1983 vớI 18 thành viên, chủ yếu là của châu Mỹ Latinh và châu Á. Một trong những lý do các nước đang phát triển ở châu Phi không tham gia tổ chức này vì họ là bạn hàng chính của EU và do đó được hưởng ngoại lệ miễn trừ trong Hiệp định Đa sợi theo Công ước Lomé. Họ đã đưa đề nghị của mình ra đàm phán lần đầu tiên vào năm 1989 và được EU ủng hộ.

Mỹ và Canađa đề nghị chuyển các hạn ngạch sang thuế quan thông qua quá trình thuế hóa như trong nông nghiệp. Nhưng Mỹ không đề nghị thời điểm cụ thể cho quá trình thuế hoá.

Nhật và các nước châu Âu khác ngay từ đầu không tỏ thái độ rõ ràng mặc dù cũng nhấn mạnh họ không yêu cầu phải gia hạn thêm cho Hiệp định Đa sợi chỉ vì quyền lợi của họ.

2. Kết quả của Hiệp định và tác động đối với các nước đang phát triển.

2.1. Kết quả

Hiệp định về Dệt may là nỗ lực nhằm đưa TMQT trong lĩnh vực dệt may trở lại khuôn khổ các nguyên tắc tự do hóa và không phân biệt đối xử của WTO vào ngày 1-1-2005. Đến ngày 1-1-1995, các nước thành viên phải áp dụng các biện pháp trên cho 16% khối lượng thương mại hàng dệt năm 1990 của mình. Đến ngày 1-1-1998, 17% khác sẽ được đưa thêm vào và đến ngày 1-1-2002 sẽ đưa thêm 18% nữa. Số còn lại sẽ được hoàn thiện vào ngày 1-1-2005.

2.2. Tác động đối với các nước đang phát triển

Hiệp định về Dệt may giúp các nước đang phát triển mở rộng thị trường sang các nước phát triển một cách đáng kể. Thứ nhất, nó sẽ tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước phát triển trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Hiện nay, phần lớn thị trường NK hàng dệt may của các nước đang phát triển, lớn nhất là EU, Mỹ và Canađa. Tùy theo từng nước XK cụ thể mà thứ tự của các thị trường này có thể thay đổi. Đối với Ấn Độ, EU chiếm 22% hàng dệt, 32% hàng may XK; Mỹ đứng thứ hai sau EU, chiếm 14% hàng dệt, và 30% hàng may. EU cũng là thị trường quan trọng của Hồng Công, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Thái Lan. Đối với Bănglađét và Malaixia, Mỹ NK hơn 50% hàng dệt may của những nước này. Thứ hai, việc xóa bỏ hạn ngạch sẽ dẫn tới giảm giá hàng may mặc tại những nước phát triển và là nhân tố kích thích phát triển nhu cầu tiêu dùng dẫn tới gia tăng NK từ những nước đang phát triển. Thứ ba, khác với nông nghiệp, quy luật biến đổi theo thu nhập sẽ có tác dụng tích cực trong dệt may. Nói cách khác, thu nhập càng tăng thì nhu cầu may mặc càng tăng. Do đó, giả sử nếu quá trình tự do hóa thương mại trong WTO làm tăng thu nhập trên thế giới thì sẽ dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu may mặc trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Hiệp định này cũng có những tác động tiêu cực đối với những nước đang phát triển, ít nhất cũng trong giai đoạn quá độ khi thực hiện Hiệp định. Thứ nhất, một mặt chế độ hạn ngạch gây tác động tiêu cực là bóp méo cạnh tranh bình đẳng nhưng mặt khác, trong suốt một thời gian dài cũng đã bảo đảm được thị trường XK tối thiểu cho một số nước đang phát triển, cho dù sự bảo đảm này vi phạm GATT. Dưới sự bảo đảm này, các nước đang phát triển không cần phải cạnh tranh với nhau vì dù muốn hay không thì hàng XK của họ vẫn thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển. Nói cách khác, chất lượng sản phẩm không quyết định được việc thâm nhập thị trường mà mức độ và số lượng hạn ngạch mới là yếu tố quyết định. Do đó, khi loại bỏ chế độ hạn ngạch, các nước đang phát triển sẽ buộc phải cạnh tranh với nhau mạnh mẽ hơn và các yếu tố như chất lượng, mẫu mã và giá cả, v.v. là các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của họ. Thứ hai, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của quá trình loại bỏ hạn ngạch của Hiệp định Đa sợi. Do sự phân bổ cắt giảm hạn ngạch không đều theo các giai đoạn nên các nước sẽ dồn tất cả những mặt hàng quan trọng hiện đang được hạn ngạch bảo hộ xuống cuối cùng của tiến trình. Cho nên trong những giai đoạn đầu của Hiệp định về Dệt may, những kết quả tích cực sẽ bị hạn chế và sẽ chỉ thực sự xuất hiện vào cuối thời điểm của Hiệp định. Bên cạnh đó, nghiên cứu ban đầu về tác động của việc loại bỏ hạn ngạch đối với các nước phát triển cho thấy nạn nhân sẽ là những người làm việc trong ngành công nghiệp dệt may. Dự đoán sẽ có khoảng 50.000 người mất việc làm tại Anh nếu Hiệp định về Dệt may được thực hiện. Làn sóng phản đối sẽ rất mạnh mẽ từ những người thất nghiệp và trong lịch sử ngành dệt may cũng như nông nghiệp nói chung, một trong các lí do khiến các nước phát triển có những biện pháp bảo hộ là phản ứng của tầng lớp bị thiệt hại do mở cửa. Rất khó có CP đương nhiệm nào có thể coi thường những phản ứng này và do vậy, người ta cũng đặt dấu hỏi vào khả năng thực thi của Hiệp định về Dệt may nếu CP của các nước phát triển vấp phải sự phản kháng của những người thất nghiệp trong lĩnh vực này. Từ STA đến LTA và Hiệp định Đa sợi là những nỗ lực của các nước phát triển tạo thời gian quá độ cho việc dịch chuyển cơ cấu ngành công nghiệp dệt may của mình trước sức cạnh tranh của các nước đang phát triển. Cái gọi là điều chỉnh cơ cấu trong dệt may này đã kéo dài hơn ba mươi năm nếu tính từ năm 1961 khi STA ra đời. Như vậy, 30 năm vẫn không đủ để thay đổi cơ cấu công nghiệp dệt may của các nước phát triển thì 10 năm quá độ nữa theo Hiệp định về Dệt may mới trong WTO liệu có đủ không vẫn còn là câu hỏi không ai có thể trả lời được.

III. HIỆP ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN TM

Mặc dù những “vấn đề mới”, được đưa vào Vòng đàm phán Uruguay: sở hữu trí tuệ (TRIPS), các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), dịch vụ (GATS) được xử lý riêng rẽ, nhưng những vấn đề này có ít mối quan hệ nhân quả với nhau và cùng tạo nên lợi thế so sánh và cạnh tranh mới trong kinh tế thế giới. Những vấn đề này phản ánh sự thay đổi cơ bản của cơ cấu kinh tế thương mại thế giới chuyển từ các lợi thế so sánh và cạnh tranh tĩnh bắt nguồn từ những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên và sức lao động sang tiềm năng khoa học kỹ thuật để phát minh sáng chế. Cạnh tranh về sáng tạo đã trở thành yếu tố quyết định hơn cạnh tranh về giá cả. Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới có thể được chia thành hai nhóm là: nhóm giàu chất xám và nhóm nghèo chất xám. Các yếu tố lao động và tài nguyên thiên nhiên đã không còn quan trọng nữa mà thay thế chúng là khoa học kỹ thuật và chất xám. Nhận thức được điều này, nhiều nước đang phát triển cố gắng thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ để nắm bắt được cơ hội phát triển. Trong khi đó nhiều nước phát triển lại cố gắng hạn chế quá trình chuyển giao này. Nói cách khác, họ áp dụng các chính sách hạn chế việc tự do hóa các lĩnh vực này nhưng vẫn bảo đảm lợi ích của mình. Những quan điểm trên được phản ánh rõ nét trong Vòng đàm phán Uruguay và việc đánh giá tác động của những vấn đề mới này tùy thuộc vào quan điểm của từng nước và nhóm nước căn cứ trên mục tiêu phát triển của mình.

1. Vấn đề sở hữu trí tuệ trong Vòng đàm phán Uruguay

Kể từ giữa thập niên 1980 thương mại hàng hóa dựa trên các học thuyết kinh tế cổ điển bắt đầu nhường chỗ cho thương mại dịch vụ và đầu tư trực tiếp. Cơ sở cho sự phát triển thương mại dịch vụ và đầu tư trực tiếp chính là khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật là yếu tố then chốt của sự phát triển nền kinh tế nói chung. Vấn đề sở hữu trí tuệ khi được đưa ra thảo luận tại vòng đàm phán Uruguay đã gặp phải sự bất đồng quan điểm hết sức lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

1.1. Những nhân tố chính thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

Sự bất lực của GATT trước quá trình phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật là động cơ chính thúc đẩy quá trình đàm phán về sở hữu trí tuệ. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, thương mại hàng hóa dần nhường chỗ cho thương mại dịch vụ, các dòng chảy đầu tư trực tiếp, sự chu chuyển kiến thức và thông tin. Tất cả những hoạt động này đều nằm ngoài phạm vi chi phối của GATT. Ngoài ra, công nghệ cũng là nhân tố chính đằng sau những biến đổi trong hệ thống thương mại thế giới không những chỉ vì nó tạo ra các sản phẩm và công nghệ mới, góp phần xoá nhoà ranh giới giữa các lãnh vực và nguyên tắc mà còn vì ngày nay, nó là động lực chính cho sự phát triển của các nước. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tin học và sinh học khiến cho các nước đang phát triển có cơ hội rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên, việc chuyển giao và sử dụng những tiến bộ này trong thị trường khoa học kỹ thuật trên thế giới chưa được hiệu quả do sự độc quyền và tính không công khai minh bạch của những cty đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia, những tổ chức nắm giữ các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cũng chính những tập đoàn lớn này đã thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ với mục đích nhằm tăng cường hơn nữa sự độc quyền trong sở hữu trí tuệ.

Vấn đề hàng giả hoặc nhại nhãn hiệu bao gồm từ các hàng phần mềm vi tính đến quần áo, phần lớn từ các nước Đông Nam Á, ngày càng trở nên cấp bách, đòi hỏi phải có các nguyên tắc luật lệ quốc tế ngăn chặn tình trạng này. Đây không chỉ dừng lại ở việc vi phạm bản quyền mà còn có tác động tiêu cực đến thương mại, do đó, cần phải được xử lý trong các quy định của GATT.

1.2. Những vấn đề trong Vòng đàm phán Uruguay

Mục đích của quá trình đàm phán về sở hữu trí tuệ là hình thành và phát triển một khuôn khổ bao gồm các nguyên tắc chung trong TMQT. Các nhóm đàm phán về sở hữu trí tuệ tập trung giải quyết những căng thẳng đang gia tăng trong TMQT nảy sinh từ những tiêu chuẩn khác nhau để bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ. Các Nhóm Công tác tập trung vào 3 vấn đề chính là: l) các biện pháp đối phó với hàng giả; 2) thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ; và 3) mối liên hệ giữa lĩnh vực sở hữu trí tuệ với các lĩnh vực khác trong Vòng đàm phán Uruguay.

1.3. Quan điểm của các nước về sở hữu trí tuệ

Các nước phát triển, điển hình là Mỹ, các nước EU, Nhật và Thụy Sĩ cho rằng không nên tách rời ba vấn đề trên vì thực chất cả ba vấn đề chỉ phản ánh một hiện tượng là việc thiếu một hệ thống hiệu quả bảo vệ những phát minh sáng chế mới trong mọi lĩnh vực hay còn gọi là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo những nước này, đây chính là nguyên nhân gây ra sự trì trệ trong TMQT và do đó cần được giải quyết chỉ trong khuôn khổ của GATT chứ không nên tách thành một lĩnh vực riêng. Mặc dù nhìn chung các nước phát triển đều kêu gọi thành lập những nguyên tắc và luật lệ để giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ trong GATT, nhưng cách thức tiếp cận vấn đề của họ không giống nhau. Thụy Sĩ chỉ đề nghị bổ sung thêm một số nguyên tắc mới về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ của GATT là: a) nghĩa vụ của các nước trong việc ngăn chặn những vi phạm về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; b) nghĩa vụ của các nước phải tôn trọng nguyên tắc không

phân biệt đối xử của GATT trong sở hữu trí tuệ và c) thực hiện việc bảo về quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó Mỹ và Nhật cho rằng GATT cần có thêm các phụ lục quy định sự điểu chỉnh luật pháp trong nước của các thành viên để tuân thủ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. EU không trực tiếp ám chỉ việc thay đổi luật lệ trong nước nhưng lại nhấn mạnh sự nhất trí của các thành viên của GATT trong một số nguyên tắc nhất định về quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả các quan điểm đều chỉ để bảo vệ bằng sáng chế; bản quyền; nhãn hiệu thương mại; thíêt kế và bố trí tổ hợp vi mạch. Tùy theo từng vấn đề cụ thể mà các nước cũng có những quan điểm khác nhau.

- Về bằng sáng chế. Theo Mỹ thì phải dành quyền phát minh cho bất cứ sáng chế nào trong khoa học kỹ thuật với điều kiện đây phải là sáng chế mới. EU cho rằng cần loại trừ hai ngoại lệ không cấp quyền phát minh đó là khi phát minh không phụ thuộc với trật tự an toàn và đạo đức xã hội và khi phát minh đó có tác hại sinh học lên cây trồng và vật nuôi.

- Về nhãn hiệu thương mại. EU dự định có những ngoại lệ nhất định liên quan đến độc quyền nhãn hiệu thương mại, trong khi đó các nước phát triển khác cho rằng phải loại bỏ hết các ngoại lệ đối với nhãn hiệu thương mại.

- Về bản quyền. Mỹ và Nhật đề nghị việc bảo vệ bản quyền, kể cả phần mềm vi tính, phải có giá trị trong suốt thời gian tác giả của sáng kiến đó còn sống cộng thêm với 50 năm nữa. EU cho rằng trong lĩnh vực phần mềm máy tính bảo vệ bản quyền phải ít nhất là 25 năm và không nhất thiết cứ phải thực thiện việc bảo vệ qua chế độ cấp bản quyền.

Các nước đang phát triển có quan điểm hết sức bị động khi đàm phán về quyền sở hữu trí tuệ. Mối lo ngại chính của họ là vấn đề sở hữu trí tuệ có thể làm tăng sự độc quyền của các tập đoàn xuyên quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển giao công nghệ cho các nước nghèo, đặc biệt là các phát minh trong công nghệ sinh học và hóa dược. Các nước đang phát triển phản đối việc đưa vấn đề sở hữu trí tuệ vào GATT vì họ cho rằng GATT chỉ liên quan đến “hàng hóa hữu hình”, và không thích hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hàng hóa vô hình''. Sở hữu trí tuệ nên được giải quyết trong WIPO-Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Nhưng quan điểm này của các nước đang phát triển không đứng vững được trước quan điểm của các nước phát triển cho rằng sở hữu trí tuệ cần được giải quyết trong GATT vì nó liên quan đến thương mại. Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng cố gắng tách rời các vấn đề liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ nói chung và tỏ ý chỉ sẵn sàng đàm phán về vấn đề đầu tiên (hàng giả). Nhưng điều đó cũng không được chấp nhận vì các nước phát triển cho rằng các vấn đề liên quan đến hàng giả chỉ là một phần rất nhỏ của sở hữu trí tụê và cần giải quyết trên phạm vi rộng hơn để đạt được những quy định bao trùm đối với sở hữu trí tuệ.


2. Kết quả của hiệp định và tác động đối với các nước đang phát triển

1.2. Kết quả

Kết quả chính của Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại là việc áp dụng các nguyên tắc của GATT trong lĩnh vực này. Các nguyên tắc cơ bản của GATT như đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc được quy định rõ tại Điều 3 và 4 của Hiệp định. Hiệp định được áp dụng đối với bản quyền các quyền liên quan, trong nhãn hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh, thiết kế và bố trí mạch bán dẫn tổng hợp và bảo vệ bí mật thương mại. Tiêu chuẩn bảo hộ được áp dụng là các tiêu chuẩn đã có trong Công ước Paris (sửa đổi năm 1967), Công ước Berne (sửa đổi năm 1971), Công ước Rome và Hiệp ước về Sở hữu trí tuệ liên quan đến mạng tổ hợp vi mạch. Các thành viên được tự do xác định các phương pháp phù hợp để thực hiện các quy định của Hiệp định này trong phạm vi hệ thống luật pháp của mình. Các nước phát triển được yêu cầu phải đưa các quy định pháp lý và thực tiễn của mình phù hợp với Hiệp định vào cuối năm 1995. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đến cuối năm 1999 mới phải thực hiện những điều đã cam kết.

2.2. Tác động đối với các nước đang phát triển

Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích các hoạt động phát minh sáng chế cũng như chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển. Các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển vì cảm thấy yên tâm hơn với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sự gia tăng đầu tư trực tiếp từ các tập đoàn này vào các nước đang phát triển cũng đồng nghĩa với sự gia tăng của chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, bản thân Hiệp định này cũng sẽ khuyến khích các nhà phát minh sáng chế của các nước đang phát triển. Ở một số nước đang phát triển, do hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không hiệu quả nên nhiều nhà khoa học của họ sau khi có phát minh sáng chế mới lại đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở các nước phát triển vì những nước này có hệ thống bảo vệ quyền tác giả chặt chẽ hơn. Vì vậy, Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các nước đang phát triển xây dựng được một hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả và từ đó sẽ khuyến khích được các phát minh sáng chế trong nước.

Tuy nhiên, Hiệp định về Quyền SHTT vẫn chưa giải quyết được những lo ngại của các nước đang phát triển. Thứ nhất, nhiều nước đang phát triển, điển hình là Ấn Độ, cho rằng Hiệp định này coi trọng việc bảo vệ quyền SHTT hơn việc phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Lý do chính để các nước phát triển gây sức ép mở rộng một thỏa thuận quốc tế chống hàng giả sang một hiệp định về quyền SHTT chính là những thiệt hại to lớn gây ra đối với họ do không có hệ thống bảo vệ SHTT hiệu quả. Tuy nhiên, các nước phát triển dường như không muốn nhắc đến quá khứ vì cũng chính nhờ hệ thống bảo vệ quyền SHTT lỏng lẻo trước đây mà nhiều nước công nghiệp hiện nay đã có thể phát triển được nền kinh tế của mình. Vì vậy, Hiệp định cần cân đối giữa mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tụê với nhu cầu về chuyển giao công nghệ trong giai đoạn đầu phát triển. Thêm vào đó, theo Hiệp định thì các nước đang phát triển phải có sự sửa đổi hoặc bổ sung các luật lệ của mình liên quan đến bảo vệ quyền SHTT vì đây là nghĩa vụ phải thực hiện. Quá trình sửa đổi này tất nhiên sẽ là một gánh nặng về hành chính cũng như tài chính cho các nước nghèo vì bản thân việc bảo vệ SHTT chưa phải là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của họ. Việc tập trung vào nó sẽ phân tán nguồn lực vốn đã rất hạn chế của những nước nghèo vào những lĩnh vực chưa phải là quan trọng nhất. Do vậy, trong quá trình đó, việc hỗ trợ kỹ thuật của các nước phát triển là rất cần thiết. Thứ hai, sự lo ngại của các nước đang phát triển về độc quyền của các cty đa quốc gia cũng chưa được giải quyết thỏa đáng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, từ 60% - 90% những phát minh do các tập đoàn này sở hữu không được ứng dụng trong sản xuất tại các nước đang phát triển. Điều 21 của Hiệp định cho phép người sở hữu nhãn mác được chuyển giao nhãn mác mà không cần phải chuyển giao công nghệ do đó sẽ hạn chế việc chuyển giao công nghệ. Điều 27 cũng cho phép các nước bảo vệ không những sản phẩm mà còn cả dây chuyền sản xuất trong tất cả các lĩnh vực do đó sẽ rất hạn chế các nước đang phát triển sẽ ít có cơ hội tiếp nhận công nghệ mới.

IV. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI

1. Vấn đề về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong Vòng đàm phán Uruguay

Cũng như đối với lĩnh vực SHTT, các nước phát triển cũng là những nước có sáng kiến đưa ra thảo luận trong Vòng đàm phán Uruguay những biện pháp quản lý đầu tư của các nước đang phát triển mà theo họ là không công bằng và cần phải đưa vào khuôn khổ của GATT.

1.1. Những nhân tố chính thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định về Các biện pháp đầu liên quan đến thương mại

Trong những thập niên vừa qua, đầu tư trực tiếp gia tăng một cách nhanh chóng không những ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với sự gia tăng của đầu tư trực tiếp là sự gia tăng của các biện pháp và chính sách quản lý đầu tư của nước nhận đầu tư để hướng đầu tư nước ngoài theo mục đích phát triển của mình. Những biện pháp này ảnh hưởng lớn tới dòng đầu tư trực tiếp và từ đó đã ảnh hưởng tới thương mại thế giới vì đầu tư và thương mại là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vào năm 1982, Mỹ đã kiện Canađa về việc thực hiện Đạo luật Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng trên thực tế, những nỗ lực để hình thành một hiệp định chung về các biện pháp quản lý đầu tư đã được hình thành trước đó vào năm 1979, cuối Vòng đàm phán Tokyo. Tuy nhiên, vấn đề này không được giải quyết tại Hội nghị Bộ trưởng GATT năm 1982. Sau đó, Mỹ tiếp tục được đưa ra trong Vòng đàm phán Uruguay.

1.2. Những vấn đề trong Vòng đàm phán Uruguay

Cùng với lĩnh vực thương mại dịch vụ, SHTT các biện pháp quản lý đầu tư liên quan đến thương mại là những vấn đề mới được đưa ra trong Vòng đàm phán Uruguay. Vấn đề chính được thảo luận là hạn chế các biện pháp quản lý đầu tư làm ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển tự do của đầu tư và thương mại và thống nhất những điều khoản mới của GATT để hạn chế những tác động tiêu cực này.

1.3. Quan điểm của các nước

Các nước phát triển điển hình là Mỹ và Nhật đề nghị có một hiệp định riêng về các biện pháp quản lý đầu tư để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư và giảm bớt những hạn chế đối với hoạt động đầu tư của các cty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Mỹ và Nhật cho rằng các chính sách quản lý đầu tư nước ngoài của những nước nhận đầu tư hiện nay chỉ có tác động tiêu cực đối với thương mại, ví dụ các biện pháp như các yêu cầu về hoạt động, các yêu cầu về XK, cân bằng thương mại, chuyển tiền ra nước ngoài, cấp giấy phép, tỷ lệ góp vốn, v.v.. Đối với từng biện pháp đầu tư cụ thể các điều khoản của GATT vẫn phù hợp và có thể áp dụng, do đó Mỹ đề nghị một mặt vẫn xem xét lại nội dung các điều khoản của GATT để áp dụng cho các biện pháp đầu tư này, đồng thời bổ sung thêm những đề nghị cần thiết. Mỹ đề nghị áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia và công khai đối với các biện pháp đầu tư và chỉ khi các nước áp dụng những nguyên tắc này mới xét đến những trường hợp ngoại lệ. Nhật nhấn mạnh một số biện pháp đầu tư cần ưu tiên trước, đó là các yêu cầu về tỷ lệ nội địa; XK; cân đối thương mại; bán hàng trong nước; chuyển giao công nghệ. Theo đó, Nhật yêu cầu xem xét lại Điều III, X, XI XII và XVIII của GATT liên quan đến tác động của các biện pháp hạn chế NK. Cũng như Mỹ, Nhật cho rằng cần có những điều khoản mới bổ sung thêm cho GATT để đối phó với các biện pháp đầu tư và nên có một hiệp định riêng về các biện pháp đầu tư.

Các nước Bắc Âu và EU có quan điểm khác với Mỹ và Nhật. Họ chỉ nhấn mạnh đến những biện pháp đầu tư có tác động trực tiếp đến thương mại và có mối quan hệ với các điều khoản của GATT. Theo đó, họ chia các biện pháp đầu tư thành hai nhóm là nhóm các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa và nhóm các yêu cầu về XK. Căn cứ vào các biện pháp này họ đề nghị xem xét một số điều khoản trực tiếp của GATT gồm Điều III (đãi ngộ quốc gia); Điều VI (các yêu cầu về XK có liên quan đến việc bán phá giá); Điều XI (các yêu cầu về tỷ lệ nội địa có liên quan đến các hạn chế NK); Điều XVI (các yêu cầu về XK có liên quan đến trợ cấp). Do đó các đề nghị của EU vạch ra ranh giới rõ ràng hơn giữa các vấn đề chung liên quan đến đầu tư trực tiếp với những vấn đề cụ thể liên quan đến các biện pháp đầu tư.

Các nước đang phát triển chỉ đồng ý đàm phán những biện pháp quản lý đầu tư có tác động trực tiếp và thực sự cản trở thương mại. Theo họ, nên áp dụng các điều khoản sẵn có của GATT để giải quyết chứ không nhất thiết phải có một hiệp định riêng bao trùm lên tất cả các biện pháp đầu tư. Quan điểm này cũng tương tự như quan điểm của EU. Các nước đang phát triển một mặt nhấn mạnh nhu cầu của họ về đầu tư nước ngoài, đồng thời họ cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hướng đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển của họ. Các nước đang phát triển cũng cho rằng họ cần phải có các chính sách quản lý đầu tư để đối phó với các hoạt động có tính hạn chế thương mại của bản thân các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia. Tuy nhiên, Mỹ và EU phản đối vì cho rằng các biện pháp hạn chế thương mại của các tập đoàn xuyên quốc gia không nằm trong phạm vi của GATT vì GATT chỉ liên quan đến các chính sách của CP. Các nước đang phát triển cũng kêu gọi phải có những đối xử ưu đãi đối với họ trong việc loại bỏ các biện pháp đầu tư. Tuy nhiên, đề nghị này cũng bị Mỹ phản đối và cho rằng chỉ có thể có ngoại lệ khi đã có nguyên tắc và thời gian xoá bỏ cụ thể các biện pháp đầu tư.

2. Kết quả của Hiệp định và tác động đối với các nước đang phát triển

2.1. Kết quả

Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại - TRIMs có hiệu lực từ ngày 1-1-1995. Hiệp định sẽ loại bỏ các điều kiện gắn với việc cho phép đầu tư có ảnh hưởng đến thương mại. Phụ lục của Hiệp định có danh sách minh hoạ các biện pháp về đầu tư được xem là không phù hợp với Điều III (đãi ngộ quốc gia) và Điều IX (loại bỏ hoàn toàn các hạn chế định lượng) của GATT, đó là các yêu cầu về tỷ lệ nội địa; XK; và hạn chế định lượng hàng NK. Các nước phát triển phải loại bỏ các biện pháp không phù hợp vào ngày 1-1-1997, các nước đang phát triển vào ngày 1-1-2000 và các nước kém phát triển nhất vào ngày 1-1-2002.

2.2. Tác động

Việc loại bỏ các biện pháp quản lý đầu tư sẽ khuyến khích dòng chu chuyển vốn và đầu tư đến tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước đang phát triển vẫn tỏ ra lo ngại về hiệp định này vì những mối bận tâm của họ về hoạt động của các cty đa quốc gia chưa được giải quyết thỏa đáng. Động cơ của các tập đoàn đa quốc gia trước sau vẫn như một, đó là tối đa hóa lợi nhuận thông qua đầu tư. Do đó, nếu không có chính sách hoặc chính sách quản lý đầu tư không hiệu quả sẽ rất khó có thể hướng đầu tư nước ngoài thật sự phục vụ lợi ích phát triển của nước nhận đầu tư. Lịch sử thương mại thế giới cũng cho thấy trong giai đoạn đầu phát triển, quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và sự phát triển của nền kinh tế trong nước là mối quan hệ chặt chẽ và cần được dung hoà. Bản thân các nước phát triển cũng đã áp dụng các biện pháp quản lý đầu tư nước ngoài chặt chẽ trong giai đoạn ban đầu khi xây dựng nền kinh tế của họ. Từ năm 1956 đến năm l963, Nhật Bản đã cho phép các cty nước ngoài kinh doanh tại Nhật với điều kiện không được chuyển lợi nhuận ra ngoài.

V. DỊCH VỤ

1. Vấn đề dịch vụ trong Vòng đàm phán Uruguay

Dịch vụ là lĩnh vực mới được đưa vào trong Vòng đàm phán Uruguay. Đây cũng là lĩnh vực mà quan điểm của các nước có sự khác biệt tương đối lớn. Hiệp định dịch vụ trong WTO có những tác động lớn đối với thương mại dịch vụ trên thế giới, và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, những nước NK chính về NK dịch vụ.

1.1. Những nhân tố chính thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng trong TMQT. Trong thập kỷ 90, thương mại dịch vụ đã tăng trưởng nhanh hơn thương mại hàng hoá. Tính riêng trong năm 1992, thương mại dịch vụ toàn cầu là 930 tỷ USD, chiếm 22,7% thương mại thế giới. Các nước phát triển nhờ những lợi thế về khoa học kỹ thuật nên có xu hướng chuyển mạnh sang phát triển ngành dịch vụ. Chỉ trong năm 1992, các nước OECD đã chiếm 82% tổng giá trị XK dịch vụ thương mại toàn cầu so với 79% năm 1982. Mỹ cũng là một trong những nước XK dịch vụ lớn nhất thế giới và thặng dư trong thương mại dịch vụ của Mỹ đã bù đắp lại đáng kể những thâm hụt trong thương mại hàng hóa vào những năm 1980 và 1990. Một nhân tố khác thúc đẩy đàm phán trong thương mại dịch vụ phải kể đến là vai trò của các cty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Những tập đoàn này nắm giữ những tiềm năng khổng lồ về tài chính, nguồn lực và thông tin và do đó có khả năng tổ chức và cung cấp dịch vụ trên toàn cầu và trong mọi lĩnh vực. Họ là những lực lượng chính vận động để thúc đẩy việc hình thành một khuôn khổ quản lý toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ để có điều kiện phát triển mạnh thương mại dịch vụ trên thế giới.

1.2. Những vấn đề trong Vòng đàm phán Uruguay

Mục đích chính của đàm phán lĩnh vực dịch vụ trong Vòng đàm phán Uruguay là thiết lập một khuôn khổ quốc tế các nguyên tắc và luật lệ đối với thương mại dịch vụ trên thế giới. Để làm như vậy, vòng đàm phán về dịch vụ tập trung vào những vấn đề chính sau:

- Các vấn đề liên quan số liệu và định nghĩa về các hoạt động dịch vụ;

- Cơ sở cho các nguyên tắc và luật lệ chung trong từng lĩnh vực cũng như trong từng hoạt động dịch vụ cụ thể;

- Phạm vi của khuôn khổ quốc tế về dịch vụ;

- Các hiệp định quốc tế hiện có về dịch vụ;

- Các biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế thương mại dịch vụ.

1.3. Quan điểm của các nước

Các nước phát triển đề nghị hình thành một khuôn khổ các luật lệ và nguyên tắc có tính ràng buộc để quản lý toàn bộ các hoạt động dịch vụ và những luật lệ nguyên tắc này sẽ được đưa vào trong GATT. Các nước phát triển yêu cầu phải loại bỏ các biện pháp quản lý sự chu chuyển của dịch vụ qua biên giới cũng như các quy định quản lý việc thiết lập chi nhánh sản xuất và cung cấp dịch vụ ở nước nhận dịch vụ. Những nguyên tắc và luật lệ mới này sẽ dựa trên các khái niệm về tính công khai minh bạch; không phân biệt đối xử; đãi ngộ quốc gia; độc quyền; trợ cấp; đăng ký; tham vấn và giải quyết tranh chấp. Nhưng các nước phát triển cho rằng không cần thiết phải định nghĩa thế nào là thương mại dịch vụ vì bản thân GATT cũng không đưa ra định nghĩa về thương mại hàng hoá.

Về số liệu liên quan đến thương mại dịch vụ, một số các nước phát triển thừa nhận hiện tại không có số liệu thống kê đầy đủ và chính sách về thương mại dịch vụ trên thế giới nhưng mặt khác lại cho rằng không thể chờ đợi để hoàn thiện hệ thống dữ liệu rồi mới tiến hành đàm phán về dịch vụ.

Các nước đang phát triển cho rằng dịch vụ phải được đưa thành một hiệp định riêng không nằm trong GATT vì họ lo ngại rằng nếu để trong GATT, các nước phát triển có thể sử dụng các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa để ép các nước đang phát triển về dịch vụ .Vì vậy, họ yêu cầu phải xem xét các hiệp định dịch vụ đã có như các hiệp định về dịch vụ hàng không và viễn thông quốc tế rồi trên cơ sở đó hình thành một hiệp định riêng về dịch vụ. Các nước đang phát triển yêu cầu sử dụng Tuyên bố của các Bộ trưởng của GATT làm cơ sở cho tất cả các đề nghị của các nước phát triển về dịch vụ. Tuyên bố nêu một khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương phải tính đến việc khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế của tất cả các thành viên và sự phát triển của các nước đang phát triển. Do đó họ đề nghị chỉ tập trung đàm phán các hoạt động dịch vụ mà các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh như lao động và cần phải nới lỏng các biện pháp quản lý sự dịch chuyển tự do của người lao động đến các nước. Tuy nhiên, các nước phát triển phản đối đề nghị này và cho rằng nó không liên quan đến dịch vụ và phải được giải quyết trong một khuôn khổ quốc tế về xuất nhập cảnh.

Các nước đang phát triển đề nghị phải làm rõ khái niệm dịch vụ vì nó không chỉ quan trọng trong xác định cơ sở cho các khái niệm khác như đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc trong dịch vụ mà còn giúp hạn chế những khái niệm có tính chủ quan của các nước phát triển về dịch vụ sau này. Nếu trong thời điểm hiện tại không thể đưa ra định nghĩa thế nào là thương mại dịch vụ thì ít nhất phải thống nhất được những loại hoạt động dịch vụ không nằm trong khái niệm này.

Về số liệu trong thương mại dịch vụ, các nước đang phát triển cho rằng nếu không có số liệu đầy đủ sẽ rất có thể xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm trong khuôn khổ một hiệp định về dịch vụ. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng không thể chờ đến khi hoàn thiện hệ thống số liệu rồi mới đàm phán mà vẫn tiếp tục đàm phán trong khi các nước phát triển tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển để hoàn thiện hệ thông số liệu ở những nước này.

Sự khác nhau của các nước phát triển và đang phát triển khi đưa ra các khái niệm cơ bản trong thương mại dịch vụ

Các khái niệm cơ bản

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Công khai minh bạch

Cần xem xét và công bố tất cả các biện pháp quản lý dịch vụ của nhà nước kể cả biện pháp gián tiếp nhưng có tác động đến thương maị dịch vụ.

Cần xác định rõ cái gì là biện pháp quản lý có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ. Nguyên tắc này cần phải áp dụng không những cho CP mà còn cho tất cả các tập đoàn cung cấp dịch vụ. Theo một số nước đang phát triển, những biện pháp hạn chế thương mại dịch vụ gồm: 1) các quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài; 2) đối xử công bằng với dịch vụ trong nước và NK; không kể đến đầu tư trực tiếp; 3) không phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Đãi ngộ quốc gia

Những người cung cấp dịch vụ nước ngoài được đối xử không kém thuận lợi hơn các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Phải có sự đối xử công bằng giữa các bên cung cấp dịch vụ và lao động nhưng ngoại trừ trong đầu tư (ví dụ, về hiện diện thương mại)

2. Kết quả của Hiệp định và tác động đối với các nước đang phát triển

2.1. Kết quả

Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ có hiệu lực từ ngày 1-1-1995. Nó bao gồm tất cả các loại hình thương mại trong dịch vụ, trừ các quyền hàng không song phương và các dịch vụ mua bán do các cơ quan CP thực hiện. Hiệp định bao hàm các nghĩa vụ chung áp dụng cho tất cả các dịch vụ thương mại, ví dụ như đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc, công khai, quy định nội địa, sự công nhận về trình độ bằng cấp, các thỏa thuận hội nhập kinh tế, độc quyền, những thông lệ kinh doanh, thanh toán và chuyển giao, các ngoại lệ chung và các ngoại lệ về an ninh. Hiệp định cũng quy định các nghĩa vụ liên quan đến cam kết thực hiện Hiệp định. Đó là sự bảo đảm mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia. Các thành viên phải cung cấp danh mục cam kết trong đó sẽ không áp dụng các điều kiện nghiêm ngặt hơn về mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia trong 3 năm.

2.2. Tác động đối với các nước đang phát triển

Nhìn chung, Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ đã thúc đẩy quá trình tự do hóa trong lĩnh vực này. Các nước đang phát triển vào những năm 1990 có điều kiện phát triển lĩnh vực dịch vụ hơn vì các hạn chế dịch vụ đã được giảm đi nhiều so với các lĩnh vực khác, đặc biệt là những lĩnh vực mà các nước đang phát triển có lợi thế như du lịch. Về mặt tiêu cực, việc Hiệp định nới rộng quyền di chuyển của các lao động cao cấp trước quyền di chuyển của lao động thông thường sẽ là một hạn chế đáng kể cho các nước đang phát triển, đặc biệt trong bối cảnh vốn được di chuyển tự do và nhanh chóng. Đây sẽ là lợi thế lớn cho các nước phát triển vì cả lao động lẫn vốn của họ có thể di chuyển tự do trong bối cảnh mới tạo ra lợi thế so sánh gần như tuyệt đối cho họ. Tuy nhiên, tác động của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ đối với các nước đang phát triển đòi hỏi phải được đánh giá trên từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể. Thêm vào đó, những hiệp định về dịch vụ tài chính và viễn thông cũng mới được ký kết gần đây nên cần có thời gian mới có thể đánh giá được những tác động này.

VI. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH WTO

Các phần trước đã đề cập những bất cập đối với các nước đang phát triển trong một số hiệp định của WTO. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện một số hiệp định cũng gây những tác động tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Dưới đây là một ví dụ điển hình.

Việc thực hiện các cam kết trong Vòng đàm phán Uruguay không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với phần lớn các nước đang phát triển. Việc dự thảo và ban hành các đạo luật cần thiết trong nước, việc thành lập bộ máy điều hành quá trình thực hiện các cam kết của WTO cũng như việc đào tạo và chuẩn bị bộ máy tham gia WTO là rất tốn kém và phức tạp.

Hơn nữa, việc giám sát tiến trình thực hiện các quy định WTO của các nước phát triển là hết sức khó khăn cho các nước đang phát triển. Quá trình thu thập số liệu từ các nước phát triển để theo dõi tính trung thực khi thực hiện các cam kết của họ trong WTO không phải dễ dàng đối với các nước đang phát triển vì họ không đủ khả năng về tài chính, chuyên môn để thực hiện những việc này và thường xuyên phải dựa vào dịch vụ tư vấn vốn rất tốn kém của các nước phát triển.

Hiệp định về Dệt may là minh họa rất rõ ràng về tính trung thực trong thực hiện các cam kết đã được các bên nhất trí. Hiệp định yêu cầu 33% hàng NK phải được miễn trừ khỏi các hạn chế định lượng kể từ ngày 1-1-1998. Nhưng các nước phát triển đưa ra một danh sách tất cả các sản phẩm bị hạn chế số lượng và không bị hạn chế số lượng. Các nước đang phát triển sẽ căn cứ vào danh sách này để lựa chọn ra các sản phẩm mà họ quan tâm để yêu cầu xoá bỏ các hạn chế định lượng theo quy định của Hiệp định về Dệt may. Phần lớn những sản phẩm này là các sản phẩm không chịu hạn chế định lượng và nếu nó lại rơi vào các sản phẩm mà các nước đang phát triển lựa chọn thì đương nhiên là các nước phát triển đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo đúng Hiệp định về Dệt may. Hơn nữa, bản thân các nước phát triển vẫn có chỗ “lùi'' khi cần thiết đó là các điều khoản về chống phá giá khi có tổn hại nghiêm trọng xảy ra đối với công nghiệp dệt trong nước. Việc xác định “tổn hại nghiêm trọng” đòi hỏi phải có những số liệu chính xác và khoa học. Đây là thách thức lớn với các nước đang phát triển.

Việc thực hiện các quy định về giải quyết tranh chấp và chống phá giá cũng có nhiều vấn đề và chi phí tốn kém đối với các nước đang phát triển. Tương tự như trong dệt

may, những yêu cầu của giải quyết tranh chấp và chống phá giá thường là về thu thập số liệu liên quan đến thị trường các nước phát triển. Cộng vào đó, kiến thức pháp lý liên quan đến luật TMQT và các vấn đề kỹ thuật khác của các nước đang phát triển cũng rất hạn chế. Do đó, việc thực hiện các quy định về các lĩnh vực này dường như làm tăng thêm bất lợi cho các nước đang phát triển trong TMQT.

Trong dịch vụ, đã quy định rõ các nước đang phát triển sẽ không phải thực hiện các cam kết trên cơ sở có đi có lại. Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển chỉ cần mở cửa một vài lĩnh vực dịch vụ hoặc giao dịch mà họ quan tâm. Nhưng thực tế trong các đợt đàm phán gần đây các nước phát triển vẫn gây sức ép buộc các nước đang phát triển phải có những cam kết hết sức lớn trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, viễn thông.

Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại nhấn mạnh đến các mục tiêu như phát triển và các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, không có điều khoản cụ thể quy định việc thực hiện các mục tiêu này. Ngược lại, trong Hiệp định về Quyền SHTT, các nước phát triển áp đặt những điều khoản hết sức cụ thể cho việc thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả các phát minh sáng chế của họ. Nói cách khác, những gì cần bảo vệ thì các nước phát triển cố đưa thành những nội dung thật chi tiết với những điều khoản ràng buộc cụ thể, còn những nội dung dưới sức ép của các nước đang phát triển phải đưa vào WTO, thì họ cố gắng chỉ nêu nguyên tắc, tránh điều khoản ràng buộc và cụ thể.

Một vấn đề tồn tại khác là các chính sách trong nước của các nước phát triển cho phép thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại đa phương, đặc biệt là Mỹ. Điều XVI.4 của WTO quy định các thành viên phải cải cách lại hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với các quy định của WTO. Nhưng nhiều nước phát triển lớn vẫn duy trì các chính sách trái với quy định của WTO và tự cho phép mình đơn phương thực hiện các biện pháp trả đũa hoặc trừng phạt cần thiết. Ngược lại, họ vẫn ép buộc các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước đang xin gia nhập phải thay đổi hệ thống luật pháp cho phù hợp. Một trong những lý do tại sao lại có nhiều nước đang phát triển tham gia WTO bất chấp những bất cập như trên đã nêu là để tránh sự áp đặt các biện pháp thương mại đơn phương của các nước phát triển. Nhưng theo một số nước đang phát triển, đây chỉ là ảo tưởng vì bản thân Cuba, một thành viên của WTO vẫn phải chịu sự trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ. Hơn thế, bản thân Mỹ trong các hiệp định thương mại song phương cũng yêu cầu các đối tác của mình không được buôn bán với nước không có quan hệ thương mại bình thường với Mỹ. Điều này trái với Điều I của GATT về không phân biệt đối xử.

 

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI VÒNG ĐÀM PHÁN MỚI

Vòng đàm phán tiếp theo của WTO được mở đầu tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ ba tại thành phố Seatle (Mỹ) vào tháng 11-1999. EU, Nhật, Canađa và một số nước phát triển khác có sáng kiến phát động một ''vòng đàm phán toàn diện'' tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ ba. Mỹ ban đầu tỏ ra lạnh nhạt với ý tưởng này và đề nghị thực hiện vòng đàm phán theo từng lĩnh vực một. Nhưng sau đó, Tổng thống Bill Clinton đã chấp thuận đề nghị của EU về phát động một vòng đàm phán mới. Như vậy, các nước phát triển lớn đã có sự nhất trí cao trong việc phát động một vòng đàm phán mới.

Một loạt các vấn đề mới được các nước phát triển đưa thêm vào trong vòng đâm phán mới như đầu tư, tiêu chuẩn lao động, môi trường, vv.. Mặc dù các nước đang phát triển vẫn phản đối mạnh mẽ việc đưa thêm những vấn đề này vào vòng đàm phán mới, nhưng những gì đã diễn ra tại vòng đàm phán Uruguay rất có thể sẽ lặp lại. Vòng đàm phán Uruguay, bất chấp sự phản đối của các nước đang phát triển, đã kết thúc với một loạt các hiệp định mới trong các lĩnh vực dịch vụ, SHTT, đầu tư. Tương tự như Vòng đàm phán Uruguay, lần này, EU đề nghị mở một vòng đàm phán “thiên niên kỷ” với một số nội dung mới như đầu tư, chính sách cạnh tranh và mua sắm CP. Đây là ba nội dung đã được đưa ra hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ hai tại Xingapo năm 1996. Phần đông các nước đang phát triển đã phản đốI việc đưa vào chương trình nghị sự ba nội dung này. Dưới sức ép mạnh mẽ của các nước phát triển, mặc dù ba nội dung này không được thông qua, nhưng đã được đưa vào các Nhóm Công tác để tiến hành nghiên cứu chi tiết.

Các nước đang phát triển cũng nhấn mạnh rằng các Nhóm Công tác chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề từ khía cạnh thuần túy chuyên môn chứ không được phép thảo luận làm thế nào để thể chế hoá các nội dung này thành các hiệp định cụ thể. Tuy vậy, sau gần 3 năm tiến hành nghiên cứu, các nước phát triển bộc lộ ý định nâng cấp các nghiên cứu này thành các hiệp định và dự định thông qua vòng đàm phán mới để hợp thức hoá ba vấn đề trên.

Ngoài ra, một số nước phát triển còn dự định đưa nội dung vấn đề môi trường và tiêu chuẩn lao động vào chương trình nghị sự, Nếu hai nội dung này được đưa vào thì sự phản kháng của các tổ chức NGO về môi trường và lao động sẽ giảm đi và bớt sức ép lên các nước phát triển để họ có thể thực hiện việc đưa các vấn đề quan tâm khác vào trong WTO.

Trong khi đó, ngoài những vấn đề trên, Mỹ còn muốn vòng đàm phán mới này sẽ rà soát lại việc thực hiện các hiệp định về dịch vụ, nông nghiệp và SHTT để từ đó mở thêm nhiều thị trường cho các tập đoàn dịch vụ, nông nghiệp của họ.

Các nước đang phát triển không đồng ý đưa các vấn đề mới vào vòng đàm phán này và cho rằng nó chỉ nên dừng lại ở việc xem xét việc thực hiện các cam kết trong Vòng đàm phán Uruguay. Một số nước đang phát triển như Ấn Độ đã lên tiếng cảnh báo rằng có nhiều nước đang phát triển do khủng hoảng tài chính sẽ không thể thực hiện đúng các cam kết của mình trong các hiệp định. Do đó, cần có các biện pháp thích hợp để giúp đỡ những nước này và đây nên là trọng tâm thảo luận tại vòng đàm phán mới. Các nước phát triển phần nào chia sẻ quan điểm của các nước đang phát triển, nhưng nhấn mạnh vẫn cần thiết phải đưa thêm những vấn đề mới vào vòng đàm phán vì nếu không, hệ thống thương mại thế giới sẽ tan rã theo nguyên tắc chiếc xe đạp: đạp thì đi và không đạp thì đổ.


(^.^) vs (^o^)

ĐẦU TƯ

Trong đầu tư, các nước phát triển quan tâm đến việc xoá bỏ các biện pháp quản lý đầu tư đối với đầu tư nước ngoài và đạt được các cam kết đa phương tính ràng buộc chặt chẽ về nguyên tắc tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đối với đầu tư nước ngoài. Theo đó, các biện pháp quản lý đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế rất nhiều quyền hạn của các nước đang phát triển và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập và thực hiện đầu tư vớI 100% quyền sở hữu.

Trong đầu tư cũng phải kể đến đề nghị của các nước OECD về Hiệp định đa phương về đầu tư (MAI). Ngay từ đầu dự thảo đã vấp phải sự phản kháng của các nước đang phát triển, thậm chí cả của một số nước phát triển. Nhiều thành viên OECD đã đưa ra những danh sách loại trừ dài đối với MAI. Thế nhưng cho đến nay, vẫn có nhiều khả năng một hiệp định tương tự sẽ được đưa ra thảo luận tại WTO. Trong tuyên bố của hội nghị Bộ trưởng WTO tháng 4 - 1998, các nước OECD đã khảng định hỗ trợ chương trình đầu tư trong WTO và khi nghiên cứu về đầu tư được Nhóm Công tác hoàn thiện, sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên khác để đưa MAI vào WTO. Gần đây nhất là vào tháng 4-1999, tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại bốn bên, Mỹ, Canađa, EU và Nhật đã nêu rõ sự cần thiết thúc đẩy tiếp quá trình tự do hoá đầu tư trong WTO thông qua MAI.

Khi EU đề xướng một vòng đàm phán ''thiên niên kỷ" là đã có hàm ý đưa kết quả của Nhóm Công tác về đầu tư thành một hiệp định tương tự như MAI. Đề nghị của EU được sự ủng hộ của Nhật. Trong một tuyên bố gần đây, EU và Canađa đã nói. MAI nên được đàm phán trong WTO. EU cũng cho rằng các nước đang phát triển có thể tham gia quá trình đàm phán này.

Các nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ việc đưa MAI hoặc một hiệp định tương tự MAI vào WTO vì:

Thứ nhất, phần lớn các nước đang phát triển là thành viên WTO. Nếu một hiệp định tương tự như MAI được thể chế hoá chính thức trong WTO, họ sẽ buộc phải thực hiện;

Thứ hai, một hiệp định về đầu tư với cách soạn thảo như hiện nay thì nhiều khả năng sẽ chỉ có lợi cho các nước phát triển. Vì thực tế có rất ít cơ hội cho các nước đang phát triển trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo và đàm phán một cách chính thức cũng như không chính thức. Điều này cũng tương tự như việc soạn thảo Hiệp định về SHTT, chỉ đến phút cuối cùng mới được đưa ra;

Thứ ba, nếu MAI được chính thức đưa vào WTO, đây sẽ là hiệp định gây trở ngại nhiều hơn cho các nước đang phát triển vì họ chủ yếu là những nước nhận đầu tư mà lại ít đầu tư ra ngoài và Hiệp định phần lớn nhằm hạn chế quyền hạn của nước nhận đầu tư;

Thứ tư, theo các nước đang phát triển, WTO chỉ là tổ chức thương mại thuần tuý và chỉ nên điều chỉnh những lĩnh vực liên quan đến thương mại. Nếu hình thành riêng một hiệp định về đầu tư trong WTO, các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc sẽ nghiễm nhiên được áp dụng trong đầu tư và điều này sẽ là bất lợi lớn cho các nước đang phát triển trong quản lý đầu tư nước ngoài.

Trước đây, tại Vòng đàm phán Uruguay, Mỹ đã cố gắng hình thành một hiệp định đầu tư riêng trong WTO. Nỗ lực này đã thất bại và kết quả chỉ dừng lại ở sự ra đời của Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong GATT. Nhưng các nước phát triển vẫn tiếp tục những nỗ lực của họ để có một hiệp định riêng về đầu tư trong WTO. Năm 1995, EU đã phát động một phong trào trong WTO để đàm phán về MAI. Các nước đang phát triển như Inđônêxia, Ấn Độ, Malaixia, Tandania, Uuganđa đã kịch liệt phản đối. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trước và trong suốt thời gian Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ hai tại Xingapo. Do sự phản đối của các nước đang phát triển, dự định đưa vào WTO chỉ giới hạn trong việc thành lập một Nhóm Công tác về đầu tư.

Nhưng đến nay các nước phát triển do EU và Canađa đứng đầu sẽ tiếp tục gây áp lực tạo ra một hiệp định tương tự MAI trong WTO. Hiệp định này sẽ bao hàm gần hết những gì mà MAI của OECD đề nghị đó là quyền thành lập đãi ngộ quốc gia bãi bỏ các yêu cầu hoạt động, quyền tiếp cận và rút khỏi các nguồn tài chính v.v...

(^.^) vs (^o^)

DỊCH VỤ

1. Vấn đề dịch vụ trong Vòng đàm phán Uruguay

Dịch vụ là lĩnh vực mới được đưa vào trong Vòng đàm phán Uruguay. Đây cũng là lĩnh vực mà quan điểm của các nước có sự khác biệt tương đối lớn. Hiệp định dịch vụ trong WTO có những tác động lớn đối với thương mại dịch vụ trên thế giới, và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, những nước NK chính về NK dịch vụ.

1.1. Những nhân tố chính thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng trong TMQT. Trong thập kỷ 90, thương mại dịch vụ đã tăng trưởng nhanh hơn thương mại hàng hoá. Tính riêng trong năm 1992, thương mại dịch vụ toàn cầu là 930 tỷ USD, chiếm 22,7% thương mại thế giới. Các nước phát triển nhờ những lợi thế về khoa học kỹ thuật nên có xu hướng chuyển mạnh sang phát triển ngành dịch vụ. Chỉ trong năm 1992, các nước OECD đã chiếm 82% tổng giá trị XK dịch vụ thương mại toàn cầu so với 79% năm 1982. Mỹ cũng là một trong những nước XK dịch vụ lớn nhất thế giới và thặng dư trong thương mại dịch vụ của Mỹ đã bù đắp lại đáng kể những thâm hụt trong thương mại hàng hóa vào những năm 1980 và 1990. Một nhân tố khác thúc đẩy đàm phán trong thương mại dịch vụ phải kể đến là vai trò của các cty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Những tập đoàn này nắm giữ những tiềm năng khổng lồ về tài chính, nguồn lực và thông tin và do đó có khả năng tổ chức và cung cấp dịch vụ trên toàn cầu và trong mọi lĩnh vực. Họ là những lực lượng chính vận động để thúc đẩy việc hình thành một khuôn khổ quản lý toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ để có điều kiện phát triển mạnh thương mại dịch vụ trên thế giới.

1.2. Những vấn đề trong Vòng đàm phán Uruguay

Mục đích chính của đàm phán lĩnh vực dịch vụ trong Vòng đàm phán Uruguay là thiết lập một khuôn khổ quốc tế các nguyên tắc và luật lệ đối với thương mại dịch vụ trên thế giới. Để làm như vậy, vòng đàm phán về dịch vụ tập trung vào những vấn đề chính sau:

- Các vấn đề liên quan số liệu và định nghĩa về các hoạt động dịch vụ;

- Cơ sở cho các nguyên tắc và luật lệ chung trong từng lĩnh vực cũng như trong từng hoạt động dịch vụ cụ thể;

- Phạm vi của khuôn khổ quốc tế về dịch vụ;

- Các hiệp định quốc tế hiện có về dịch vụ;

- Các biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế thương mại dịch vụ.

1.3. Quan điểm của các nước

Các nước phát triển đề nghị hình thành một khuôn khổ các luật lệ và nguyên tắc có tính ràng buộc để quản lý toàn bộ các hoạt động dịch vụ và những luật lệ nguyên tắc này sẽ được đưa vào trong GATT. Các nước phát triển yêu cầu phải loại bỏ các biện pháp quản lý sự chu chuyển của dịch vụ qua biên giới cũng như các quy định quản lý việc thiết lập chi nhánh sản xuất và cung cấp dịch vụ ở nước nhận dịch vụ. Những nguyên tắc và luật lệ mới này sẽ dựa trên các khái niệm về tính công khai minh bạch; không phân biệt đối xử; đãi ngộ quốc gia; độc quyền; trợ cấp; đăng ký; tham vấn và giải quyết tranh chấp. Nhưng các nước phát triển cho rằng không cần thiết phải định nghĩa thế nào là thương mại dịch vụ vì bản thân GATT cũng không đưa ra định nghĩa về thương mại hàng hoá.

Về số liệu liên quan đến thương mại dịch vụ, một số các nước phát triển thừa nhận hiện tại không có số liệu thống kê đầy đủ và chính sách về thương mại dịch vụ trên thế giới nhưng mặt khác lại cho rằng không thể chờ đợi để hoàn thiện hệ thống dữ liệu rồi mới tiến hành đàm phán về dịch vụ.

Các nước đang phát triển cho rằng dịch vụ phải được đưa thành một hiệp định riêng không nằm trong GATT vì họ lo ngại rằng nếu để trong GATT, các nước phát triển có thể sử dụng các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa để ép các nước đang phát triển về dịch vụ .Vì vậy, họ yêu cầu phải xem xét các hiệp định dịch vụ đã có như các hiệp định về dịch vụ hàng không và viễn thông quốc tế rồi trên cơ sở đó hình thành một hiệp định riêng về dịch vụ. Các nước đang phát triển yêu cầu sử dụng Tuyên bố của các Bộ trưởng của GATT làm cơ sở cho tất cả các đề nghị của các nước phát triển về dịch vụ. Tuyên bố nêu một khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương phải tính đến việc khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế của tất cả các thành viên và sự phát triển của các nước đang phát triển. Do đó họ đề nghị chỉ tập trung đàm phán các hoạt động dịch vụ mà các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh như lao động và cần phải nới lỏng các biện pháp quản lý sự dịch chuyển tự do của người lao động đến các nước. Tuy nhiên, các nước phát triển phản đối đề nghị này và cho rằng nó không liên quan đến dịch vụ và phải được giải quyết trong một khuôn khổ quốc tế về xuất nhập cảnh.

Các nước đang phát triển đề nghị phải làm rõ khái niệm dịch vụ vì nó không chỉ quan trọng trong xác định cơ sở cho các khái niệm khác như đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc trong dịch vụ mà còn giúp hạn chế những khái niệm có tính chủ quan của các nước phát triển về dịch vụ sau này. Nếu trong thời điểm hiện tại không thể đưa ra định nghĩa thế nào là thương mại dịch vụ thì ít nhất phải thống nhất được những loại hoạt động dịch vụ không nằm trong khái niệm này.

Về số liệu trong thương mại dịch vụ, các nước đang phát triển cho rằng nếu không có số liệu đầy đủ sẽ rất có thể xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm trong khuôn khổ một hiệp định về dịch vụ. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng không thể chờ đến khi hoàn thiện hệ thống số liệu rồi mới đàm phán mà vẫn tiếp tục đàm phán trong khi các nước phát triển tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển để hoàn thiện hệ thông số liệu ở những nước này.

Sự khác nhau của các nước phát triển và đang phát triển khi đưa ra các khái niệm cơ bản trong thương mại dịch vụ

Các khái niệm cơ bản

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Công khai minh bạch

Cần xem xét và công bố tất cả các biện pháp quản lý dịch vụ của nhà nước kể cả biện pháp gián tiếp nhưng có tác động đến thương maị dịch vụ.

Cần xác định rõ cái gì là biện pháp quản lý có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ. Nguyên tắc này cần phải áp dụng không những cho CP mà còn cho tất cả các tập đoàn cung cấp dịch vụ. Theo một số nước đang phát triển, những biện pháp hạn chế thương mại dịch vụ gồm: 1) các quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài; 2) đối xử công bằng với dịch vụ trong nước và NK; không kể đến đầu tư trực tiếp; 3) không phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Đãi ngộ quốc gia

Những người cung cấp dịch vụ nước ngoài được đối xử không kém thuận lợi hơn các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Phải có sự đối xử công bằng giữa các bên cung cấp dịch vụ và lao động nhưng ngoại trừ trong đầu tư (ví dụ, về hiện diện thương mại)

 


2. Kết quả của Hiệp định và tác động đối với các nước đang phát triển

2.1. Kết quả

Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ có hiệu lực từ ngày 1-1-1995. Nó bao gồm tất cả các loại hình thương mại trong dịch vụ, trừ các quyền hàng không song phương và các dịch vụ mua bán do các cơ quan CP thực hiện. Hiệp định bao hàm các nghĩa vụ chung áp dụng cho tất cả các dịch vụ thương mại, ví dụ như đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc, công khai, quy định nội địa, sự công nhận về trình độ bằng cấp, các thỏa thuận hội nhập kinh tế, độc quyền, những thông lệ kinh doanh, thanh toán và chuyển giao, các ngoại lệ chung và các ngoại lệ về an ninh. Hiệp định cũng quy định các nghĩa vụ liên quan đến cam kết thực hiện Hiệp định. Đó là sự bảo đảm mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia. Các thành viên phải cung cấp danh mục cam kết trong đó sẽ không áp dụng các điều kiện nghiêm ngặt hơn về mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia trong 3 năm.

2.2. Tác động đối với các nước đang phát triển

Nhìn chung, Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ đã thúc đẩy quá trình tự do hóa trong lĩnh vực này. Các nước đang phát triển vào những năm 1990 có điều kiện phát triển lĩnh vực dịch vụ hơn vì các hạn chế dịch vụ đã được giảm đi nhiều so với các lĩnh vực khác, đặc biệt là những lĩnh vực mà các nước đang phát triển có lợi thế như du lịch. Về mặt tiêu cực, việc Hiệp định nới rộng quyền di chuyển của các lao động cao cấp trước quyền di chuyển của lao động thông thường sẽ là một hạn chế đáng kể cho các nước đang phát triển, đặc biệt trong bối cảnh vốn được di chuyển tự do và nhanh chóng. Đây sẽ là lợi thế lớn cho các nước phát triển vì cả lao động lẫn vốn của họ có thể di chuyển tự do trong bối cảnh mới tạo ra lợi thế so sánh gần như tuyệt đối cho họ. Tuy nhiên, tác động của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ đối với các nước đang phát triển đòi hỏi phải được đánh giá trên từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể. Thêm vào đó, những hiệp định về dịch vụ tài chính và viễn thông cũng mới được ký kết gần đây nên cần có thời gian mới có thể đánh giá được những tác động này.

VI. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH WTO

Các phần trước đã đề cập những bất cập đối với các nước đang phát triển trong một số hiệp định của WTO. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện một số hiệp định cũng gây những tác động tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Dưới đây là một ví dụ điển hình.

Việc thực hiện các cam kết trong Vòng đàm phán Uruguay không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với phần lớn các nước đang phát triển. Việc dự thảo và ban hành các đạo luật cần thiết trong nước, việc thành lập bộ máy điều hành quá trình thực hiện các cam kết của WTO cũng như việc đào tạo và chuẩn bị bộ máy tham gia WTO là rất tốn kém và phức tạp.

Hơn nữa, việc giám sát tiến trình thực hiện các quy định WTO của các nước phát triển là hết sức khó khăn cho các nước đang phát triển. Quá trình thu thập số liệu từ các nước phát triển để theo dõi tính trung thực khi thực hiện các cam kết của họ trong WTO không phải dễ dàng đối với các nước đang phát triển vì họ không đủ khả năng về tài chính, chuyên môn để thực hiện những việc này và thường xuyên phải dựa vào dịch vụ tư vấn vốn rất tốn kém của các nước phát triển.

Hiệp định về Dệt may là minh họa rất rõ ràng về tính trung thực trong thực hiện các cam kết đã được các bên nhất trí. Hiệp định yêu cầu 33% hàng NK phải được miễn trừ khỏi các hạn chế định lượng kể từ ngày 1-1-1998. Nhưng các nước phát triển đưa ra một danh sách tất cả các sản phẩm bị hạn chế số lượng và không bị hạn chế số lượng. Các nước đang phát triển sẽ căn cứ vào danh sách này để lựa chọn ra các sản phẩm mà họ quan tâm để yêu cầu xoá bỏ các hạn chế định lượng theo quy định của Hiệp định về Dệt may. Phần lớn những sản phẩm này là các sản phẩm không chịu hạn chế định lượng và nếu nó lại rơi vào các sản phẩm mà các nước đang phát triển lựa chọn thì đương nhiên là các nước phát triển đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo đúng Hiệp định về Dệt may. Hơn nữa, bản thân các nước phát triển vẫn có chỗ “lùi'' khi cần thiết đó là các điều khoản về chống phá giá khi có tổn hại nghiêm trọng xảy ra đối với công nghiệp dệt trong nước. Việc xác định “tổn hại nghiêm trọng” đòi hỏi phải có những số liệu chính xác và khoa học. Đây là thách thức lớn với các nước đang phát triển.

Việc thực hiện các quy định về giải quyết tranh chấp và chống phá giá cũng có nhiều vấn đề và chi phí tốn kém đối với các nước đang phát triển. Tương tự như trong dệt

may, những yêu cầu của giải quyết tranh chấp và chống phá giá thường là về thu thập số liệu liên quan đến thị trường các nước phát triển. Cộng vào đó, kiến thức pháp lý liên quan đến luật TMQT và các vấn đề kỹ thuật khác của các nước đang phát triển cũng rất hạn chế. Do đó, việc thực hiện các quy định về các lĩnh vực này dường như làm tăng thêm bất lợi cho các nước đang phát triển trong TMQT.

Trong dịch vụ, đã quy định rõ các nước đang phát triển sẽ không phải thực hiện các cam kết trên cơ sở có đi có lại. Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển chỉ cần mở cửa một vài lĩnh vực dịch vụ hoặc giao dịch mà họ quan tâm. Nhưng thực tế trong các đợt đàm phán gần đây các nước phát triển vẫn gây sức ép buộc các nước đang phát triển phải có những cam kết hết sức lớn trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, viễn thông.

Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại nhấn mạnh đến các mục tiêu như phát triển và các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, không có điều khoản cụ thể quy định việc thực hiện các mục tiêu này. Ngược lại, trong Hiệp định về Quyền SHTT, các nước phát triển áp đặt những điều khoản hết sức cụ thể cho việc thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả các phát minh sáng chế của họ. Nói cách khác, những gì cần bảo vệ thì các nước phát triển cố đưa thành những nội dung thật chi tiết với những điều khoản ràng buộc cụ thể, còn những nội dung dưới sức ép của các nước đang phát triển phải đưa vào WTO, thì họ cố gắng chỉ nêu nguyên tắc, tránh điều khoản ràng buộc và cụ thể.

Một vấn đề tồn tại khác là các chính sách trong nước của các nước phát triển cho phép thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại đa phương, đặc biệt là Mỹ. Điều XVI.4 của WTO quy định các thành viên phải cải cách lại hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với các quy định của WTO. Nhưng nhiều nước phát triển lớn vẫn duy trì các chính sách trái với quy định của WTO và tự cho phép mình đơn phương thực hiện các biện pháp trả đũa hoặc trừng phạt cần thiết. Ngược lại, họ vẫn ép buộc các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước đang xin gia nhập phải thay đổi hệ thống luật pháp cho phù hợp. Một trong những lý do tại sao lại có nhiều nước đang phát triển tham gia WTO bất chấp những bất cập như trên đã nêu là để tránh sự áp đặt các biện pháp thương mại đơn phương của các nước phát triển. Nhưng theo một số nước đang phát triển, đây chỉ là ảo tưởng vì bản thân Cuba, một thành viên của WTO vẫn phải chịu sự trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ. Hơn thế, bản thân Mỹ trong các hiệp định thương mại song phương cũng yêu cầu các đối tác của mình không được buôn bán với nước không có quan hệ thương mại bình thường với Mỹ. Điều này trái với Điều I của GATT về không phân biệt đối xử.

(^.^) vs (^o^)

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI VÒNG ĐÀM PHÁN MỚI

Vòng đàm phán tiếp theo của WTO được mở đầu tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ ba tại thành phố Seatle (Mỹ) vào tháng 11-1999. EU, Nhật, Canađa và một số nước phát triển khác có sáng kiến phát động một ''vòng đàm phán toàn diện'' tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ ba. Mỹ ban đầu tỏ ra lạnh nhạt với ý tưởng này và đề nghị thực hiện vòng đàm phán theo từng lĩnh vực một. Nhưng sau đó, Tổng thống Bill Clinton đã chấp thuận đề nghị của EU về phát động một vòng đàm phán mới. Như vậy, các nước phát triển lớn đã có sự nhất trí cao trong việc phát động một vòng đàm phán mới.

Một loạt các vấn đề mới được các nước phát triển đưa thêm vào trong vòng đâm phán mới như đầu tư, tiêu chuẩn lao động, môi trường, vv.. Mặc dù các nước đang phát triển vẫn phản đối mạnh mẽ việc đưa thêm những vấn đề này vào vòng đàm phán mới, nhưng những gì đã diễn ra tại vòng đàm phán Uruguay rất có thể sẽ lặp lại. Vòng đàm phán Uruguay, bất chấp sự phản đối của các nước đang phát triển, đã kết thúc với một loạt các hiệp định mới trong các lĩnh vực dịch vụ, SHTT, đầu tư. Tương tự như Vòng đàm phán Uruguay, lần này, EU đề nghị mở một vòng đàm phán “thiên niên kỷ” với một số nội dung mới như đầu tư, chính sách cạnh tranh và mua sắm CP. Đây là ba nội dung đã được đưa ra hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ hai tại Xingapo năm 1996. Phần đông các nước đang phát triển đã phản đốI việc đưa vào chương trình nghị sự ba nội dung này. Dưới sức ép mạnh mẽ của các nước phát triển, mặc dù ba nội dung này không được thông qua, nhưng đã được đưa vào các Nhóm Công tác để tiến hành nghiên cứu chi tiết.

Các nước đang phát triển cũng nhấn mạnh rằng các Nhóm Công tác chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề từ khía cạnh thuần túy chuyên môn chứ không được phép thảo luận làm thế nào để thể chế hoá các nội dung này thành các hiệp định cụ thể. Tuy vậy, sau gần 3 năm tiến hành nghiên cứu, các nước phát triển bộc lộ ý định nâng cấp các nghiên cứu này thành các hiệp định và dự định thông qua vòng đàm phán mới để hợp thức hoá ba vấn đề trên.

Ngoài ra, một số nước phát triển còn dự định đưa nội dung vấn đề môi trường và tiêu chuẩn lao động vào chương trình nghị sự, Nếu hai nội dung này được đưa vào thì sự phản kháng của các tổ chức NGO về môi trường và lao động sẽ giảm đi và bớt sức ép lên các nước phát triển để họ có thể thực hiện việc đưa các vấn đề quan tâm khác vào trong WTO.

Trong khi đó, ngoài những vấn đề trên, Mỹ còn muốn vòng đàm phán mới này sẽ rà soát lại việc thực hiện các hiệp định về dịch vụ, nông nghiệp và SHTT để từ đó mở thêm nhiều thị trường cho các tập đoàn dịch vụ, nông nghiệp của họ.

Các nước đang phát triển không đồng ý đưa các vấn đề mới vào vòng đàm phán này và cho rằng nó chỉ nên dừng lại ở việc xem xét việc thực hiện các cam kết trong Vòng đàm phán Uruguay. Một số nước đang phát triển như Ấn Độ đã lên tiếng cảnh báo rằng có nhiều nước đang phát triển do khủng hoảng tài chính sẽ không thể thực hiện đúng các cam kết của mình trong các hiệp định. Do đó, cần có các biện pháp thích hợp để giúp đỡ những nước này và đây nên là trọng tâm thảo luận tại vòng đàm phán mới. Các nước phát triển phần nào chia sẻ quan điểm của các nước đang phát triển, nhưng nhấn mạnh vẫn cần thiết phải đưa thêm những vấn đề mới vào vòng đàm phán vì nếu không, hệ thống thương mại thế giới sẽ tan rã theo nguyên tắc chiếc xe đạp: đạp thì đi và không đạp thì đổ.

I. ĐẦU TƯ

Trong đầu tư, các nước phát triển quan tâm đến việc xoá bỏ các biện pháp quản lý đầu tư đối với đầu tư nước ngoài và đạt được các cam kết đa phương tính ràng buộc chặt chẽ về nguyên tắc tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đối với đầu tư nước ngoài. Theo đó, các biện pháp quản lý đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế rất nhiều quyền hạn của các nước đang phát triển và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập và thực hiện đầu tư vớI 100% quyền sở hữu.

Trong đầu tư cũng phải kể đến đề nghị của các nước OECD về Hiệp định đa phương về đầu tư (MAI). Ngay từ đầu dự thảo đã vấp phải sự phản kháng của các nước đang phát triển, thậm chí cả của một số nước phát triển. Nhiều thành viên OECD đã đưa ra những danh sách loại trừ dài đối với MAI. Thế nhưng cho đến nay, vẫn có nhiều khả năng một hiệp định tương tự sẽ được đưa ra thảo luận tại WTO. Trong tuyên bố của hội nghị Bộ trưởng WTO tháng 4 - 1998, các nước OECD đã khảng định hỗ trợ chương trình đầu tư trong WTO và khi nghiên cứu về đầu tư được Nhóm Công tác hoàn thiện, sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên khác để đưa MAI vào WTO. Gần đây nhất là vào tháng 4-1999, tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại bốn bên, Mỹ, Canađa, EU và Nhật đã nêu rõ sự cần thiết thúc đẩy tiếp quá trình tự do hoá đầu tư trong WTO thông qua MAI.

Khi EU đề xướng một vòng đàm phán ''thiên niên kỷ" là đã có hàm ý đưa kết quả của Nhóm Công tác về đầu tư thành một hiệp định tương tự như MAI. Đề nghị của EU được sự ủng hộ của Nhật. Trong một tuyên bố gần đây, EU và Canađa đã nói. MAI nên được đàm phán trong WTO. EU cũng cho rằng các nước đang phát triển có thể tham gia quá trình đàm phán này.

Các nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ việc đưa MAI hoặc một hiệp định tương tự MAI vào WTO vì:

Thứ nhất, phần lớn các nước đang phát triển là thành viên WTO. Nếu một hiệp định tương tự như MAI được thể chế hoá chính thức trong WTO, họ sẽ buộc phải thực hiện;

Thứ hai, một hiệp định về đầu tư với cách soạn thảo như hiện nay thì nhiều khả năng sẽ chỉ có lợi cho các nước phát triển. Vì thực tế có rất ít cơ hội cho các nước đang phát triển trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo và đàm phán một cách chính thức cũng như không chính thức. Điều này cũng tương tự như việc soạn thảo Hiệp định về SHTT, chỉ đến phút cuối cùng mới được đưa ra;

Thứ ba, nếu MAI được chính thức đưa vào WTO, đây sẽ là hiệp định gây trở ngại nhiều hơn cho các nước đang phát triển vì họ chủ yếu là những nước nhận đầu tư mà lại ít đầu tư ra ngoài và Hiệp định phần lớn nhằm hạn chế quyền hạn của nước nhận đầu tư;

Thứ tư, theo các nước đang phát triển, WTO chỉ là tổ chức thương mại thuần tuý và chỉ nên điều chỉnh những lĩnh vực liên quan đến thương mại. Nếu hình thành riêng một hiệp định về đầu tư trong WTO, các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc sẽ nghiễm nhiên được áp dụng trong đầu tư và điều này sẽ là bất lợi lớn cho các nước đang phát triển trong quản lý đầu tư nước ngoài.

Trước đây, tại Vòng đàm phán Uruguay, Mỹ đã cố gắng hình thành một hiệp định đầu tư riêng trong WTO. Nỗ lực này đã thất bại và kết quả chỉ dừng lại ở sự ra đời của Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong GATT. Nhưng các nước phát triển vẫn tiếp tục những nỗ lực của họ để có một hiệp định riêng về đầu tư trong WTO. Năm 1995, EU đã phát động một phong trào trong WTO để đàm phán về MAI. Các nước đang phát triển như Inđônêxia, Ấn Độ, Malaixia, Tandania, Uuganđa đã kịch liệt phản đối. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trước và trong suốt thời gian Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ hai tại Xingapo. Do sự phản đối của các nước đang phát triển, dự định đưa vào WTO chỉ giới hạn trong việc thành lập một Nhóm Công tác về đầu tư.

Nhưng đến nay các nước phát triển do EU và Canađa đứng đầu sẽ tiếp tục gây áp lực tạo ra một hiệp định tương tự MAI trong WTO. Hiệp định này sẽ bao hàm gần hết những gì mà MAI của OECD đề nghị đó là quyền thành lập đãi ngộ quốc gia bãi bỏ các yêu cầu hoạt động, quyền tiếp cận và rút khỏi các nguồn tài chính v.v...

II. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH

Các nước phát triển định đưa vấn đề này vào trong chương trình của WTO nhằm hình thành một số tiêu chuẩn tối thiểu về cạnh tranh trong WTO. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Bản thân họ cũng cần có các chính sách quy định các điều kiện cạnh tranh trong nước cũng như trên thế giới để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, nếu các nước phát triển không cùng phối hợp để có được tiếng nói chung trong việc hình thành các chính sách cạnh tranh quốc tế phù hợp với lợi ích của họ thì rất có thể họ sẽ bị ép buộc để chấp nhận các chính sách cạnh tranh chỉ phục vụ lợi ích của các tập đoàn kinh tế lớn từ các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển, chính sách cạnh tranh phải tạo được sự phát triển cân bằng giữa lợi ích của người tiêu dùng và sự cần thiết phải tạo ra một môi trường cạnh tranh trong đó các cty của họ có điều kiện phát triển thành những tập đoàn lớn tầm cỡ thế giới. Chính sách cạnh tranh phải đồng thời giúp các nước đang phát triển hạn chế những tác động tiêu cực của các chính sách và biện pháp cạnh tranh không lành mạnh của các nước phát triển cũng như các tập đoàn xuyên quốc gia của họ.

III. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Cũng tương tự như những vấn đề nêu trên, sáng kiến đưa thương mại điện tử vào WTO cũng xuất phát từ các nước phát triển. Mục đích của họ khi đưa ra sáng kiến thương mại điện tử là để đạt được một thoả thuận chính thức, theo đó các nước ký kết phải cam kết không đánh thuế NK các giao dịch thương mại qua biên giới nếunhững giao dịch này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Hiển nhiên, các nước đang phát triển sẽ bị bất lợi từ sáng kiến này vì khả năng hạn chế không cho phép họ thực hiện bán hàng (XK) thông qua các công cụ điện tử nên việc miễn thuế nhập không có ý nghĩa với họ. Ngược lại, họ là những nước mua (NK) hàng nhiều hơn nên nguồn ngân sách thu qua thuế sẽ bị mất. Thêm vào đó, việc đưa vấn đề thương mại điện tử vào WTO sẽ tạo ra một phương thức thương mại hoàn toàn mới trong các hoạt động thương mại của WTO vì các giao dịch này là loại hình đặc biệt không nằm trong cả thương mại hàng hoá lẫn dịch vụ, điều này sẽ có tác động lớn đến toàn bộ hệ thống thương mại thế giới cũng như WTO.

IV. TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG

Đây là những vấn đề các nước phát triển đang cố gắng đưa thêm vào vòng đàm phán thương mại đa phương sắp tới trong WTO. Tiêu chuẩn lao động đã được quy định chặt chẽ trong tổ chức Lao động thế giới (ILO). Một số tiêu chuẩn của ILO cũng được WTO sử dụng, ví dụ việc cấm sử dụng lao động tù nhân. Về cơ bản, khi có những bất đồng xuất hiện giữa các nước liên quan đến tiêu chuẩn lao động thì đều có thể được giải quyết trong phạm vi của ITO. Vấn đề chỉ xuất hiện khi các nước phát triển muốn liên hệ các tiêu chuẩn lao động với thương mại.

Phần lớn các nước đang phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế dựa trên lao động giản đơn, rẻ tiền và đây thường được coi là lợi thế cạnh tranh của họ. Lý do mà các nước phát triển đưa ra là các nước đang phát triển không bảo đảm được vấn đề nhân quyền trong lao động: lương thấp, điều kiện lao động tồi tàn, thậm chí còn lạm dụng lao động trẻ em. Nhưng những nhóm ủng hộ nhân quyền này của các nước phát triển không tính đến thực tế rằng với nguồn lực hạn chế của mình, việc cải thiện điều kiện làm việc và chế độ lương cho một nhóm người lao động ở các nước nghèo chỉ thực chất là chuyển những bất lợi sang nhóm người lao động khác. Đây là vấn đề nội bộ của các nước đang phát triển và chỉ có thể được giải quyết triệt để lâu dài trên cơ sở kinh tế phát triển.

Nhưng ẩn giấu đằng sau lý do trên là vấn đề bảo hộ. Khi việc mở cửa của các nước phát triển gây áp lực mạnh mẽ, công đoàn của các ngành công nghiệp dễ bị phá sảnphải áp dụng tiêu chuẩn lao động trong sản xuất vì các nước đang phát triển đã sử dụng lao động rẻ tiền gần như bóc lột để phá giá thị trường của họ. Nếu tiêu chuẩn lao động được đưa vào trong WTO, tác hại lớn nhất có lẽ là lợi thế cạnh tranh duy nhất của các nước đang phát triển sẽ bị hạn chế nhiều và khó có thể còn có tính cạnh tranh.

Tương tự như vấn đề tiêu chuẩn lao động, môi trường cũng trở lên gây cấn khi được đưa vào vòng đàm phán mới của WTO. Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường sẽ hạn chế rất nhiều đối với các nước đang phát triển vì bên cạnh nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên cũng là lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển. Nếu việc đánh thuế tài nguyên được áp dụng, có lẽ hàng của các nước đang phát triển sẽ phải chịu thuế nhiều hơn vì hàm lượng tài nguyên thô lớn. Đây sẽ là bất đồng chính trong vòng đàm phán mới của WTO nếu những vấn đề môi trường được đưa ra đàm phán.

Tóm lại, qua trình bày về một số vấn đề mới, có thể được đưa vào vòng đàm phán thiên niên kỷ của WTO, cho thấy các nước đang phát triển sẽ có thái độ hết sức thận trọng trong việc cân nhắc những vấn đề mới. Việc thể chế hoá những vấn đề này sẽ có tác động tiêu cực lẫn tích cực đối với các nước đang phát triển như đã phân tích ở trên. Cho đến nay, các nước đang phát triển vẫn luôn bị động trong việc đưa ra các sáng kiến và tự tổ chức lại để tạo áp lực đưa các sáng kiến vào chương trình nghị sự của WTO. Điều này một phần có thể lý giải do sự phức tạp của bản thân các hoạt động thương mại thế giới. Nhưng phần lớn là do thiếu sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa các nước đang phát triển. Cơ chế phối hợp toàn cầu duy nhất của các nước đang phát triển có lẽ chỉ có UNCTAD và ở chừng mực nhất định là G-77. Trong khi đó, các nước phát triển có hàng loạt các cơ chế như nhóm bốn bên trong WTO, G-8. Thậm chí cả IMF, WB đều bị các nước phát triển chi phối và tận dụng như các kênh bổ trợ để thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại có lợi cho họ. Điểm cần nhấn mạnh nữa là các cơ chế trên của các nước phát triển hoạt động thường xuyên hơn nhiều lần so với cơ chế hợp tác của các nước đangphát triển.

Một trở ngại cơ bản nữa cho sự phối hợp giữa các nước đang phát triển chính là sự khác nhau về lợi ích. Bản thân khối các nước đang phát triển cũng bị chia rẽ thành các nhóm kém phát triển, chuyển đổi, các nước bắt đầu quá trình công nghiệp hoá. Sự khácnhau về lợi ích này dẫn đến sự phân hoá trong nhóm các nước đang phát triển và đây là trở ngại chính cho sự hợp tác ngược lại trong khi giữa các nước phát triển cũng có sự khác nhau về lợi ích và phân hoá nội bộ, nhưng ở chừng mực nhất định, họ vẫn duy trì được mức độ phối hợp tương đối cao và nhất quán trong nhiều vấn đề.

Bất chấp sự khác nhau về lợi ích, giữa các nước đang phát triển vẫn có những điểm chung cơ bản làm cơ sở cho một sự hợp tác chặt chẽ. Điểm giống nhau thứ nhất có lẽ là các nước đang phát triển, kể các những nước và lãnh thổ trong giai đoạn tiền công nghiệp như NICs cũng nhỏ hơn rất nhiều lần so với các nước phát triển lâu đời như Mỹ, Nhật, các nước EU, Canađa. Thứ hai, lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển phần lớn vẫn chỉ dừng lại trong thương mại hàng hoá. Thậm chí ngay trong thương mại hàng hoá, lợi thế cạnh tranh của họ cũng chỉ dừng ở các lĩnh vực đòi hỏi ít vốn, lao động rẻ tiền. Giải pháp chính có lẽ là việc xác định mục đích tham gia WTO của các nướcđang phát triển. Vấn đề trọng tâm phải là sự phát triển. Sự phát triển này sẽ không vượt quá phạm vi của những quy định tại Phần IV của GATT. Thế nhưng, nếu chỉ đơn thuần đưa nội dung phát triển vào trong WTO là chưa đủ vì bản thân hệ thống thương mại do WTO hỗ trợ chỉ nhằm tự do hoá thương mại thông qua việc loại bỏ các hàng rào cản trở thương mại. Trong một hệ thống đã được định hình để hướng vào mục đích như vậy, việc đưa nội dung phát triển vào sẽ mang tính chất chiếu lệ chứ không có ý nghĩa thực tế. Cái cần phải đưa vào chính là nội dung mà theo đó thương mại chỉ là công cụ để phục vụ mục đích phát triển. Đây là điều mà các nước đang phát triển sẽ cần phối hợp chặt chẽ để thực hiện và làm WTO trở nên hữu ích hơn cho sự phát triển của họ.

 

(^.^) vs (^o^)

GIA NHẬP WTO – KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

I. MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN CÁC NƯỚC XIN GIA NHẬP WTO

WTO (WTO) được thành lập tại Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995. WTO thay thế tổ chức tiền nhiệm GATT kiểm soát TMQT giữa các nước thành viên trên cơ sở những luật lệ đã được thông qua. Hiện nay, WTO có 137 thành viên và hơn 30 nước khác, kể cả những nước lớn như Trung Quốc và Nga, đang trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức này. WTO hiện đang kiểm soát trên 90% tổng khối lượng TMQT và các nhà kinh tế dự đoán rằng nhờ có WTO mà đến năm 2002, phúc lợi ròng của thế giới sẽ tăng khoảng 270 tỷ USD so với mức nó có thể đạt được, tính theo thời giá năm 1993 nếu như mức độ bảo hộ mậu dịch giữ nguyên không thay đổi. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của WTO đối với TMQT và cũng lý giải tại sao các nước xin gia nhập tổ chức này. Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng hiện nay và không có một quốc gia nào muốn ở ngoài cuộc. Tuy nhiên, trở thành thành viên WTO là vấn đề thực sự khó khăn đối với các nước xin gia nhập và quá trình gia nhập thường kéo dài 3 đến 5 năm, thậm chí có thể dài hơn như trường hợp của Trung Quốc. Mỗi nước thường có những lý do riêng để xin gia nhập WTO, nhưng cũng có thể thấy một số lý do chung để các nước xin gia nhập WTO thông qua việc phân tích những lợi ích trong TMQT khi đứng trong tổ chức WTO.

1. Không bị đối xử phân biệt trong TMQT

Theo nguyên tắc của WTO, một thành viên của tổ chức này sẽ mặc nhiên được hưởng chế độ tối huệ quốc và những đãi ngộ quốc gia khác nếu như chúng được áp dụng từ tất cả các thành viên của WTO. Ngược lại, nếu không phải là thành viên thì sẽ không được hưởng những ưu đãi mà các thành viên dành cho nhau thông qua các cuộc thương lượng hàng hóa NK và một số dịch vụ từ các nước không phải thành viên sẽ bị đánh thuế ở mức phổ thông, không phải mức ưu đãi, thường cao hơn nhiều mức MFN mà các thành viên dành cho nhau. Ngoài ra, các thành viên có thể thay đổi các chính sách và biện pháp áp dụng đối với hàng NK từ nước không phải thành viên do đó sẽ tạo ra môi trường thương mại không ổn định cho các nước này. Điều này có thể thấy rất rõ trong biểu thuế quan của các nước phát triển. Chẳng hạn, hàng hóa XK sang Mỹ trong điều kiện không được hưởng ưu đãi MFN thường bị đánh thuế mức phổ thông rất cao (mức trung bình 30%), trong khi đó mức thuế MFN chỉ khoảng 5%. Ví dụ, mức thuế MFN của Mỹ đối với áo sơ mi sợi bông NK là 25%, trong khi mức thuế phổ thông là 40%. Mỹ áp dụng mức thuế 40% đối với mật ong NK nhưng mức thuế này có thể tăng lên đến 150% khi xảy ra tranh chấp thương mại với các nước không phải thành viên của WTO. Như vậy, khi một nước trởthành thành viên của WTO sẽ được hưởng ưu đãi MFN lâu dài của tất cả các thành viên khác, nhờ đó sẽ tăng được khả năng cạnh tranh của hàng hóa XK, đồng thời góp phần xoá bỏ những lý do để các cường quốc thương mại áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử trong việc ấn định các biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi đã vào WTO, để không bị phân biệt đối xử các nước phải thường xuyên tiếp cận nguyên tắc này trong tiến trình đàm phán tính đến sự đa dạng của các quan hệ kinh tế thương mại của mình với từng nước và phải tuân theo nguyên tắc có đi có lại.

2. Ổn định thị trường XK

Mục tiêu của WTO là tạo ra được sự hợp tác giữa các thành viên để kiểm soát TMQT theo những tiêu chuẩn và luật lệ đã được thông qua nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhau và trợ giúp cho sự phát triển bên trong của từng nền kinh tế thành viên. Tại Vòng đàm phán Uruguay, các nước đã nhất trí giảm các hàng rào quan thuế và phi quan thuế để cho hàng hóa được lưu chuyển một cách thuận lợi. Do đó, nếu là thành viên cửa WTO thì nước đó sẽ được hưởng quy chế này để mở rộng thị trường XK hàng hóa của mình. Điều này sẽ giúp cho thành viên có thể dự báo được thị trường cho hàng XK trong tương lai và tạo ra mối quan hệ thương mại chắc chắn hơn, góp phần tạo thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách về đầu tư và phát triển sản xuất công - nông, nghiệp, giảm thiểu những rủi ro trong TMQT. Tuy nhiên, sự ổn định thị trường chỉ được đảm bảo trong điều kiện không ngừng nâng cao sức cạnh tranh củahàng hoá.

3. Củng cố được hệ thống pháp luật trong nước

WTO là một tổ chức vi những quy định và “luật Chơi” chặt chẽ kiểm soát thương mại toàn cầu. Các hiệp định của WTO không ngừng nâng cao tính minh bạch của chính sách thương mại và tập quán TMQT.

Do đó, nếu trở thành thành viên, nhất là các nước đang phát triển và nước có ngành kinh tế chuyển đổi sẽ có điều kiện xây dựng và tăng cường các chính sách và thể chế điều hành, quản lý nền kinh tế của mình phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự ổn định trong môi trường kinh doanh nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, khi là thành viên của WTO, nước đó sẽ tăng cường được khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ cao từ các thành viên do tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định. Mặt khác, là thành viên, nước đó còn tranh thủ được sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc Tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)... vì trong quá trình đàm phán về các nguồn vốn ưu đãi, các tổ chức này đều gắn vớI điều kiện và cơ chế chính sách thương mại theo những chuẩn mực của WTO. Nhưng việc các nước phải sửa đổi hệ thống pháp luật trong nước để phù hợp với quy định của WTO cũng đồng thời ảnh hưởng đến một số lĩnh vực, gây những khó khăn nhất thời. Điều đáng lưu ý là phải làm sao tận dụng tối đa những lợi thế của việc tham gia tổ chức này và giảm thiểu những khó khăn.

4. Cơ hội để giải quyết tranh chấp trong TMQT

WTO có quy định về giải quyết tranh chấp trong TMQT. Do đó, nếu là thành viên các nước có thể tranh thủ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên này để giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tếthương mại với các nước khác, đặc biệt là với các cường quốc thương mại; từ đó bảo vệ được lợi ích thương mại chính đáng của nước mình mà không còn lo sợ bị các nước lớn chèn ép.

5. Nâng cao vị thế quốc tế và tạo thế đứng vững chắc hơn trong quan hệ quốc tế

Các nhà kinh tế ví WTO như một con tàu đang chạy, nếu như một nước không nhanh chóng nhảy lên tàu thì khoảng cách giữa họ và con tàu ngày càng xa, hay nói cách khác, họ sẽ bị tụt hậu. Thực tế cho thấy WTO là một diễn đàn thương lượng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại phát triển; ngoài các cam kết đã được thoả thuận, các thành viên sẽ tiếp tục thảo luận,và thương lượng các hiệp định mới về thương mại và đầu tư. Do đó, là thành viên sẽ có điều kiện tham gia vào quá trình quản lý nền kinh tế thông qua việc tham dự các vòng đàm phán để thu nhập thông tin, chiều hướng TMQT, bảo vệ quan điểm của nước mình về những vấn đề mới.

Nói tóm lại, các nước đều nhận thức một lôgíc: thương mại là động lực của sự phát triển kinh tế và thị trường, là nhân tố sống còn của thương mại không có thương mại thì, kinh tế không phát triển được, kinh tế không phát triển thì sự ổn định về an ninh, chính trị và xã hội cũng sẽ bị đe doạ. Trong khi đó WTO, với tư cách là một tổ chức quốc tế đã và đang quản lý, kiểm soát và tạo ra thị trường cho sự phát triển của thương mại toàn cầu.

Trên đây là một số lý do chính khiến các nước tìm kiếm thỏa hiệp và thương lượng để sớm được gia nhập WTO. Với việc trở thành thành viên, các nước sẽ tự tạo cho mình một vị trí thích hợp trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và TMQT mở rộng được quan hệ hợp tác với các nước nhằm phục vụ cho lợi ích phát triển của nước mình.

II. THỦ TỤC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI XIN GIA NHẬP WTO

1. Thủ tục xin gia nhập WTO

Giống như một số tổ chức quốc tế khác, kể cả GATT, Hiệp định về WTO có những quy định về thành viên sáng lập và thành viên gia nhập, thể hiện trong Nghị định thư. Để trở thành thành viên sáng lập, nước đó phải là thành viên của GATT 1947 tính đến ngày WTO bắt đầu có hiệu lực và phải tham gia Vòng đàm phán Uruguay thương lượng lộ trình về mở cửa thị trường, các cam kết về hàng hóa và dịch vụ trong phần phụ lục của GATT 1994 và GATS. Ngoài các thành viên sáng lập, bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan nào có đầy đủ quyền tự chủ trong việc tiến hành các hoạt động ngoại thương, đều có thể xin gia nhập WTO, với những điều kiện sẽ được thoả thuận giữa nước đó, lãnh thổ đó với các thành viên của WTO theo Điều XII của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO.

Việc gia nhập WTO hay gia nhập GATT trước đây phản ánh thể chế của tổ chức này là chiếc ô bao trùm việc giám sát, thực hiện và tiến hành các cuộc đàm phán về trách nhiệm ràng buộc giữa các quốc gia trong quan hệ thương mại đa phương. Trong WTO, các thành viên phải tuân thủ các luật lệ và quy định trong các hiệp định thương mại đa biên, và việc tuân thủ này, thể hiện trực tiếp trong chính sách và tập quán thương mại của các thành viên. Quá trình gia nhập tuân theo một thủ tục đơn phương, các thành viên sẽ đưa ra một số yêu cầu, đòi hỏi đối với nước xin gia nhập. Các nước xin gia nhập phải tuân thủ các luật lệ của WTO, phải trả phí hội viên bằng các nhượng bộ về thuế, các cam kết về trợ cấp nông nghiệp và thương mại dịch vụ để đổi lấy quyền hưởng các lợi ích của tự do hóa đã đạt được tại các vòng đàm phán đa phương trước đây. Tuy nhiên, sau khi trở thành thành viên, một nước có thể sẽ tham gia vào các vòng đàm phán thương mại đa biên trong tương lai của WTO trên cơ sở bình đẳng theo nguyền tắc có đi có lại và cùng có lợi. Nhượng bộ của nước xin gia nhập sẽ được đổi lại bởi nhượng bộ hưởng ứng của các nước đối tác thương mại của họ trong khi đó, nước xin gia nhập không có quyền đòi hỏi những lợi ích hay nhượng bộ vượt quá mức quy định trong các hiêp định đa phương của WTO, bao gồm những nhượng bộ về thuế và các cam kết về dịch vụ của các nướcthành viên WTO. Tuy nhiên, nước đó có quyền đòi hỏi được hưởng sự đãi ngộ đầy đủ mà WTO quy định. Nước thành viên WTO đang áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử với nước xingia nhập phải xoá bỏ ngay các biện pháp này ngay khi nước xin gia nhập được kết nạp, trừ khi có những quy định đặc biệt được ghi trong Nghị định thư xin gia nhập hoặc điều khoản “không áp dụng” được vận dụng đến.

Các thủ tục xin gia nhập WTO nhìn chung vẫn được thực hiện theo trình tự của GATT, nhưng được bổ sung cụ thể hơn trong WTO. Trước hết, mộtnước muốn gia nhập WTO phải gửi đơn xin gia nhập cho Tổng giám đốc WTO, thể hiện mong muốn xin gia nhập tổ chức này. Sau đó Đại hội Đồng bao gồm đại diện của tất cả thành viên, sẽ họp lại thông qua và quyết định thành lập Nhóm Công tác để xem xét đơn xin gia nhập và đề cử Chủ tịch của Nhóm Công tác. Thông thường, Chủ tịch là một Đại sứ thường trực tại WTO của một trong những thành viên. Thành Viên của Nhóm Công tác bao gồm tất cả những thành viên WTO có quan tâm. Đối với những trường hợp nước lớn xin gia nhập như Trung Quốc và Nga thì số lượng thành viên WTO tham gia Nhóm Công tác rất nhiều; đối với những nước nhỏ, thường chỉ có “tứ cường”: Canađa, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, cộng thêm Ôxtrâylia, Niu Dilân, Thụy Sĩ và một số các nước đang phát triển là bạn hàng thương mại chính cũng như một vài nước láng giềng có quan hệ buôn bán gần gũi với nước xin gia nhập.

Trong giai đoạn đầu tiên của thủ tục xin gia nhập, nước xin gia nhập phải gửi cho Ban Thư ký WTO bản Bị vong lục về chế độ thương mại, trong đó giải thích tất cả những chính sách và luật lệ trong nước liên quan đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và SHTT. Việc chuẩn bị bản Bị vong lục này là trách nhiệm đơn phương của nước xin gia nhập, do đó các chi tiết thường không hoàn chỉnh hoặc các luật lệ đưa ra không phù hợp với các quy định của WTO. Đôi khi các thành viên của Nhóm Công tác yêu cầu Ban Thư ký xem xét bản Bị vong lục của nước xin gia nhập trước khi lưu chuyển đến các thành viên để tránh tình trạng các tài liệu không được chuẩn bị hoàn chỉnh. Nhưng Ban Thư ký cho rằng họ không có trách nhiệm về nội dung của bản Bị vong lục đó.

Ngay sau khi bản Bị vong lục được lưu chuyển đến các thành viên của Nhóm Công tác để xem xét, quá trình gia nhập sẽ bước vào giai đoạn ''hỏi và đáp'', thường là giai đoạn tốn nhiều thời gian nhất, có khi kéo dài vài năm. Các thành viên Nhóm Công tác sẽ đưa ra nhưng câu hỏi để làm rõ thêm về thể chế, và chính sách của nước xin gia nhập, trên cơ sở bản Bị vong lục hoặc những bằng chứng trong thực tế thực hiện TMQT của nước xin gia nhập không phù hợp với các yêu cầu của WTO. Sau khi nhận được các câu trả lời, Nhóm Công tác sẽ họp để xem xét nếu việc trả lời chưa thỏa đáng thì các thành viên Nhóm Công tác sẽ tiếp tục đưa ra những câu hỏi khác để làm rõ hơn. Giai đoạn trả lời câu hỏi và đàm phán đa phương trong Nhóm Công tác kéo dài cho đến khi đáp ứng được các yêu cầu nêu ra và kết quả của các phiên họp sẽ được Nhóm Công tác tóm tắt lại trong một bản báo cáo làm một trong những cơ sở để thông qua việc gia nhập của nước xin gia nhập.

Cùng với quá trình đàm phán đa phương trong Nhóm Công tác, cũng sẽ có các cuộc đàm phán song phương giữa nước xin gia nhập với từng thành viên WTO có quan tâm. Thông thường, các cuộc đàm phán song phương diễn ra song song với các phiên họp chính thức của Nhóm Công tác liên quan đến giai đoạn ''hỏi và đáp'' về chế độ thương mại của nước xin gia nhập. Nhìn chung, quá trình diễn ra tại Nhóm Công tác chưa kết thúc cho đến khi các cuộc đàm phán song phương được hoàn thành.

Điều quan trọng trong quá trình đàm phán là ngay trước khi nước xin gia nhập trả lời hết các câu hỏi của các thành viên, họ thường được yêu cầu đưa ra các cam kết ban đầu (initial offers) về hàng hoá, dịch vụ và SHTT. Các cam kết này thường là: 1) Biểu thuế quan chi tiết mà nước xin gia nhập dự định áp dụng đối với hàng hóa nhậpkhẩu và mức thuế quan ràng buộc. Nước xin gia nhập sau này không thể tăng mức thuế quan áp dụng cao hơn mức này trừ những trường hợp đặc biệt đã được xác định. Tuy nhiên, mức thuế áp dụng có thể thấp hơn mức thuế ràng buộc; 2) Cam kết duy trì tiếp cận tự do thịtrường dịch vụ (biểu thuế và mức độ mở cửa về dịch vụ).

Bên cạnh đó, nước xin gia nhập còn bị yêu cầu cam kết về mức hỗ trợ đối với nông nghiệp trong một thời kỳ thích hợp (thường là giai đoạn 3 năm trước khi nước xin gia nhập nộp đơn) và những cam kết về giảm trợ cấp đối với thương mại nông sản (như trợ cấp XK…)

Quá trình thương lượng đa phương và song phương có thể kéo dài tuỳ thuộc vào mức độ đề nghị mở cửa của nước đang xin gia nhập và yêu cầu tiếp cận thị trường và các thành viên đưa ra. Sau khi kết thúc các cuộc đàm phán và nước đang xin gia nhập cam kết đã có luật lệ và thể chế cho phép việc tuân thủ các điều khoản của WTO, Ban Thư ký soạn thảo dự thảo. Nghị định thư gia nhập, quyết định gia nhập và các biểu cam kết đã được thảo thảo luận trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ (kể cả, các nhượng bộ và cam kết đạt được trong đàm phán song phương sẽ được áp dụng đa phương kể từ ngày gia nhập WTO) để Nhóm Công tác xem xét. Sau khi được Nhóm Công tác chấp thuận bằng sự nhất trí, toàn bộ văn bản này sẽ được đệ trình lên Đại hội đồng hoặc Hội nghị để thông qua lần cuối với ít nhất là 2/3 phiếu thuận. Nước xin gia nhập sẽ trở thành thành viên WTO sau 30 ngày kể từ khi nước đó chấp nhận có điều khoản gia nhập bằng việc ký vào Nghị định thư gia nhập hoặc gửi văn bản phê chuẩn nếu như thủ tục pháp lý của nước xin gia nhập cần có sự phê chuẩn.

2. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình gia nhập WTO

2.1. Trong khi trả lời câu hỏi, vấn đề mà các nước thuờng gặp phải là:

Các thành viên thường quan tâm về việc liệu luật lệ của nước xin gia nhập có phù hợp với các quy định của WTOkhông. Các luật lệ này bao gồm Luật Hải quan, biểu thuế quan và các quy định liên quan đến hoạt động xuất NK, Luật về Cty cổ phần, Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng, thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh tế, đánh thuế nội địa, quy định về lương thực và đồ uống có cồn, bảo hộ sáng chế và bản quyền, bảo vệ người tiêu dùng, mức độ tư nhân hóa nền kinh tế và sự can thiệp của CP trong việc quản lý các hoạt động kinh tế dựa trên nguyên tắc công khai.

Thẩm quyền pháp lý và khả năng thực hiện cam kết chính sách của các cơ quan nhà nước trung ương và liệu chính quyền bao cấp ở địa phương có thực hiện cam kết mà nước xin gia nhập đưa ra trong quá trình đàm phán gia nhập không.

Các nước thuộc Liên Xô trước đây còn gặp phải một số vấn đề có tính đặc thù như sự phân biệt đối xử trong việc áp dụng thuế VAT đối với hàng hóa NK từ các nước ngoài Liên Xô trước đây, các hiệp định tự do thương mại và liên minh thuế quan mà các nước này ký kết với nhau. Đối với vấn đề này, các nước thành viên quan ngại: 1) liệu các hiệp định này thực tế còn có hiệu lực không, và liệu các hiệp định này có phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định GATT và Điều V của Hiệp định GATS hay không.

2.2. Giai đoạn thương lượng

Đàm phán gia nhập WTO hiện nay phức tạp, gay go hơn là đàm phán gia nhập GATT 1947. Những nguyên tắc luật lệ điều tiết thương mại hàng hóa trong các hiệp định thương mại đa phương của WTO rất chặt chẽ và chi tiết hơn, đồng thời phạm vi áp dụng của những nguyên tắc này cũng mở rộng sang cả thương mại dịch vụ và SHTT. Các quy tắc này chỉ quy định sự linh hoạt có hạn cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, và yêu cầu các nước xin gia nhập nhân nhượng nhiều hơn trong việc giảm và định mức thuế trần, đưa ra các cam kết cụ thể trong nông nghiệp và các cam kết về thương mại dịch vụ.

Trong nhiều trường hợp, đàm phán gia nhập WTO yêu cầu các nước đang phát triển và chuyển đổi có những nhân nhượng đáng kể, có tác động tức thời đến sự thâm nhập của sản phẩm ngoại vào thị trường của họ (ví dụ giảm thuế quan và định thuế trần), và có tác động đáng kể chính sách trong nước. Trong quá trình đàm phán gia nhập, nước xin gia nhập thường bị yêu cầu phải sửa đổi, ban hành những luật lệ mới áp dụng các chính sách phù hợp với các yêu cầu của WTO. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với các nước xin gia nhập vì phải thay đổi cơ bản những luật lệ, thể chế và chính sách liên quan đến TMQT.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, trong một số trường hợp nước xin gia nhập có thể bị các thành viên của Nhóm Công tác yêu cầu những nghĩa vụ quy định khác vượt quá các nghĩa vụ trong các hiệp định thương mại đa phương hoặc phải thực hiện các cam kết cụ thể đối với các biện pháp nằm ngoài các hiệp định đó (ví dụ như tư nhân hoá). Đôi khi, một số thành viên khác có quan điểm rằng các nước đang xin gia nhập cần phải chấp nhận mức nghĩa vụ cao hơn các thành viên WTO. Chẳng hạn, nước xin gia nhập thường bị yêu cầu tham gia vào các hiệp định nhiều bên như Hiệp định về Mua sắm CP và hiệp định mới ký gần đây là Hiệp định về Viễn thông và CNTT.

III. KINH NGHIỆM ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ LÃNH THỔ  

Trong quá trình gia nhập WTO, mỗi nước có những cách tiếp cận khác nhau do có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều lấy các quy định của WTO làm tiêu chuẩn cho các cuộc cải cách trong nước. Dưới đây chỉ đề cập một số nước và lãnh thổ có điều kiện gia nhập tương tự mà Việt Nam có thể tham khảo, đó là: Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, một số nước và lãnh thổ khác.

1. Mở cửa thị truờng và giảm thuế quan

Nga và Trung Quốc cố gắng cắt giảm thuế quan trong nhiều lĩnh vực. Đây là hoạt động mà các nước khác có thể dễ dàng nhận thấy quyết tâm theo đuổi xu thế mở cửa kinh tế của Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, song song với cắt giảm thuế quan để chứng tỏ quyết tâm mở cửa, chưa có thống kê chính xác các biện pháp phi quan thuế mà hai nước sử dụng để bù đắp lại mức độ bảo hộ bị giảm do cắt giảm hàng rào thuế quan.

TRUNG QUỐC

Trong quá trình đàm phán, tất cả các nước xin gia nhập đều phải cắt giảm thuế quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc NK hàng hóa từ các thành viên WTO. Để thực hiện yêu cầu này, từ năm 1990, Trung Quốc liên tục thực hiện cắt giảm thuế quan. Năm 1991 Trung Quốc cắt giảm thuế từ mức 45% xuống mức 30% cho 225 mặt hàng; và đến năm 1993 tiếp tục giảm 8,8% thuế cho 2.899 mặt hàng; và đến năm 1995 Trung Quốc tuyên bố tiếp tục cắt giảm thuế đối với 4.000 loại hàng hoá. Đến tháng 4-1997, trước sức ép của các thành viên Nhóm Công tác, Trung Quốc đưa ra một chương trình loại bỏ những hạn chế đối với việc NK cho 385 chủng loại hàng hóa trên cơ sở thực hiện từng bước trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập WTO; và đến phiên họp tháng 7-1997, Trung Quốc lại đưa ra lộ trình cắt giảm thuế cho 86 nhóm sản phẩm trong vòng 8 năm thay cho 12 năm, kể từ ngày gia nhập WTO. Về cam kết mức thuế trung bình, tại Hội nghị Các nhà lãnh đạo APEC ở Osaka (Nhật Bản) tháng 11-1995, Trung Quốc tuyên bố giảm mức thuế trung bình từ 36% xuống 24%. Tiếp đến tháng 10 -1997, Trung Quốc giảm mức thuế trung bình xuống còn khoảng 17% và cam kết sẽ giảm xuống còn 15% vào năm 2000. Để chuẩn bị cho phiên họp của Nhóm Công tác đầu năm 1998, Trung Quốc chuẩn bị một kế hoạch chi tiết cắt giảm thuế nhằm phá vỡ những bế tắc trong thương lượng để gia nhập WTO. Theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ tiến hành giảm bình quân khoảng 30% thuế cho 7.000 mặt hàng nhằm đưa mức thuế trung bình về hàng công nghiệp xuống còn 10% vào năm 2005. Trong chuyến đi thăm Mỹ của Thủ tướng Chu Dung Cơ tháng 4-1999, Trung Quốc tiếp tục có những cam kết cắt giảm thuế mạnh mẽ. Trong công nghiệp, giảm mức thuế áp dụng từ 24,6% năm 1997 xuống còn 9,4% và 7,1% đối với hầu hết các sản phẩm ưu tiên của Mỹ.

Tóm tắt kinh nghiệm một số nước khi gia nhập WTO

1. Về nguyên tắc, trong đàm phán gia nhập luôn luôn khẳng định quyết tâm đổi mới và chuyển đổi sang cơ chế thị trường, điều này đặc biệt quan trọng với các nền kinh tế chuyển đổi;

2. Cố gắng chỉ đưa cam kết cao trong những lĩnh vực mạnh và quan tâm nhất của mình và cam kết thấp trong những lĩnh vực có năng lực cạnh tranh thấp. Để làm như vậy cần xác định rõ năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng;

3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong nước và thống nhất lập trường trước đàm phán. Trong đàm phán tiên có nhiều phương án, kể cả phương án “lùi” tối thiểu;

4. Các nước nhỏ nên tranh thủ các tổ chức khu vực mình tham gia để tăng cường vị thế đàm phán;

5. Trong các vòng đàm phán và tại bộ máy liên bộ, những vấn đề quan trọng phải có bộ chủ quản đảm nhiệm để nắm sâu và có thẩm quyền xử lý;

6. Người đàm phán phải liên tục bám quá trình và có đủ thẩm quyền thương lượng, vì vừa phải dàn xếp giữa các cơ quan quan trọng trong nước vừa, phải đấu tranh với bên ngoài;

7. Chú trọng cử người có năng lực làm việc tại các địa bàn quan trọng như Bắc Mỹ, EU, Geneva… để học hỏi thêm;

8. Tăng cường đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về WTO;

9. Phải dung hoà được lợi ích của các ngành lĩnh vực trong nước. Đây chính là quá trình điều chỉnh cơ cấu sâu rộng và không được nóng vội mà gia nhập trong điều kiện chưa chuẩn bị đầy đủ vì có thể xuất hiện những tổn thất khó lường về sau;

10. Vấn đề cải cách trong nước và gia nhập WTO có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Trung Quốc, cần chủ động điều chỉnh cơ cấu trong nước theo các quy định của WTO chứ không nên vào rồi mới điều chỉnh;

11. Về thuế quan, nên công bố mức thuế trần cao hơn mức áp dụng thực tế để khi cần bảo hộ thì có thể nâng thuế lên. Làm như vậy sẽ luôn chủ động trong đàm phán và hạn chế được phản ứng của các nước;

12. Trong đàm phán song phương, cần đặc biệt cảnh giác với Mỹ, EU, Nhật và Canađa. Đa số những thành viên này chỉ đưa ra nhân nhượng vào phút chót. Đồng thời, cả bốn thành viên này thường cùng tiến hành đàm phán song phương với nước xin gia nhập cùng thời điểm nên họ có thể cùng lúc gây sức ép mở cửa trên hầu hết các lĩnh vực của nước xin gia nhập;

13. Cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ kỹ thuật cũng như sự ủng hộ của các nước trong quá trình gia nhập;

14. Có chiến lược hội nhập rõ ràng và đối với nền kinh tế chuyển đổi, cần có kế hoạch phát triển khu vực kinh tế quốc doanh phù hợp với quy định của WTO.

Nguồn: Báo cáo tổng kết về Kinh nghiệm đàm phán gia nhập WTO của các nước, tháng 10-1998, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

NGA

Đối với trường hợp của Nga, từ tháng 3-1993 đến tháng 9-1996, Nga đã 5 lần thực hiện cất giảm thuế để đáp ứng yêu cầu của WTO. Mức thuế trung bình vào thời điểm này là 14%, nhưng mức thuế suất vẫn còn cao ở một số sản phẩm như đồ điện tử (30% - 60%), máy bay dân dụng (80%- 50%). Các thành viên của Nhóm Công tác cho rằng Nga là một trong những nước xuất máy bay dân dụng nhiều trên thế giới nên phải giảm thuế ở lĩnh vực này. Do đó, Nga buộc phải tuyên bố sẽ giảm thuế suất đối với máy bay dân dụng và tham gia hiệp định đa phương về máy bay dân dụng ngay khi trở thành thành viên của WTO. Tại cuộc họp cấp cao giữa Yeltsin và Clillton tháng 3-1997 ở Helsinki (Phần Lan), Nga chấp thuận giảm thuế trung bình về hàng hóa xuống còn 10%trong năm 1998 để phù hợp yêu cầu của WTO. Điểm đáng chú ý là tại phiên họp thứ năm của Nhóm Công tác tháng 4-1997, Nga vẫn không cam kết thực hiện nguyên tắc ''giữ nguyên trạng'' (standstill) với lý do nó sẽ gây ra những trở ngại cho công cuộc cải cách trong nước. Tuy nhiên, Nga đưa ra bảo đảm rằng mọi thay đổi về thể chế thương mại trong quá trình đàm phán gia nhập sẽ được thông báo kịp thời cho các thành viên của WTO và những thay đổi đó sẽ không nhằm mục đích làm tăng vị thế đàm phán của Nga.

ĐÀI LOAN

Về trường hợp Đài Loan, lãnh thổ này cũng liên tục thực hiện cắt giảm thuế quan. Tháng 7-1995, Đài Loan đưa ra đề nghị cắt giảm thuế suất cho 758 sản phẩm; như vậy trong giai đoạn 1986 - 1995, Đài Loan đã thực hiện giảmthuế cho 74% sản phẩm công nghiệp từ mức 24,4% xuống 6,38%. Tại phiên họp của Nhóm Công tác vào cuối năm 1995, Đài Loan công bố một kế hoạch cắt giảm thuế tại WTO. Theo đó, mức thuế trung bình về hàng nông sản, hiện đang ở mức 20,4% sẽ giảm xuống còn 14,3% trong năm đầu tiên kể từ ngày gia nhập WTO và xuống còn 12,3% vào năm thứ sáu kể từ ngày trở thành thành viên. Mức thuế trung bình đối với hàng công, nghiệp sẽ là 5,2% vào năm cuối cùng của thời gian chuyển tiếp. Vào đầu năm 1998, trong các cuộc thương lượng song phương,Mỹ và Đài Loan đã đạt được một hiệp định về mởcửa thị trường toàn diện. Theo Hiệp định này, Đài Loan cam kết sẽ cắtgiảm thuế trung bình xuốndưới nhức 5% vì việc cắt giảm 2/3 tỷ lệ giảm thuế ngay từ ngày gia nhập, phần cắt giảm còn lại sẽ được thực hiện vào năm 2002, với một số ngoại lệ kéo dài đến năm 2004. Theo kết quả vòng đàm phán song phương thứ 13 với EU đạt được ngày 23-7-1998, Đài Loan cam kết giảm thuế NK ô tô từ mức hiện hành 30%xuống còn 17,5% vào năm 2008, đồng thời sẽ tăng hạn ngạch NK lên 15.920 chiếc vào năm đầu tiên già nhập WTO, và cam kết loại bỏ thuế đối với rượu mạnh NK vào naăm 2000.

Trong quá trình chuẩn bị đưa ra các cam kết thực hiện yêu cầu của WTO, nước xin gia nhập cũng có thể tăng mức thuế suất đối với một số mặt hàng “nhạy cảm'' nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc tăng thuế phải được tiến hành trước khi bước vào đàm phán hoặc phải thông báo cho WTO và phải có lịch trình thời gian thực hiên cắt giảm thuế. Chẳng hạn, tháng 8-1995, Ba Lan tăng thuế suất NK đối với 4 loại thiết bị thông tin viễn thông để chuẩn bị cho việc tham gia đàm phán hiệp định về thiết bị công nghệp viễn thông. Đối với Bungaritrong quá trình đàm phán gianhập, với lý do thâm hụt cán cân thanh toán, nước này đã ban hành thuế phụ thu và lịch trình thực hiện. Tháng 8-1993 Bungari ban hành thuế phụ thu 3% đối với hàng hóa NK và bắt đầu thực hiện từ ngày 31-12-1993 và sẽ giảm hàng năm cho đến 31-12-1995. Tháng 6-1996 Bungari lại ban hành thuế phụ thu tạm thời 5% và đưa ra lịch trình giảm dần hàng năm cho đến tháng 7-2000.

Tóm lại, trong quá trình chuẩn bị và đàm phán gia nhập WTO, tất cả các nước đều tiến hành giảm thuế. Tuy nhiên, trước khi bước vào các cuộc thương lượng, nhiều nước đã chọn một số lĩnh vực cần thiết phải bảo hộ để tăng thuế. Đây là một trong những biện pháp bảo hộ để phát triển lĩnh vực đó trong một thời gian, đồng thời vẫn bảo đảm tăng thu cho ngân sách nhà nước trong thời gian chuyển tiếp, biện pháp này đã được nhiều nước áp dụng và được WTO chấp thuận. Điều quan trọng ở đây là nước xin gia nhập phải tự quyết định những lĩnh vực và đưa ra được lý do chính đáng cho việc bảo hộ hoặc việc tăng thuế phải được đưa ra trước khi bước vào đàm phán thương lượng và phải có lịch trình cắt giảm thuế phù hợp với các yêu cầu của WTO. Việc cắt giảm thuế phải được thực hiện một cách từ từ trong từng giai đoạn để tránh gây ra những bất ổn cho sự phát triển kinh tế nhằm đạt được lợi ích cao nhất nhưng vẫn được các thành viên WTO chấp nhận.

2. Các biện pháp phi quan thuế

Ngoài việc giảm thuế trong quá trình thương lượng, các nước xin gia nhập cũng bị yêu cầu phải giảm hoặc bãi bỏ các biện pháp phi quan thuế để tạo thuận lợi cho việc NK hàng hóa từ các nước thành viên WTO.

TRUNG QUỐC

Để thực hiện yêu cầu này, Trung Quốc đã liên tục thực hiện cắt giảm các biện pháp phi quan thuế nhằm đáp ứng đòi hỏi của các thành viên Nhóm Công tác. Tháng 8-1992, Trung Quốc bãi bỏ danh mục các mặt hàng thay thế NK. Tháng 1-1994, Trung Quốc tuyên bố bãi bỏ các hiện pháp phi quan thuế như hạn ngạch, giấy phép NK cho 283 chủng loại hàng hoá; tiếp đó đến tháng 5-1995, các biện pháp quản lý NK cho 285 sản phẩm khác cũng đã được huỷ bỏ. Tại phiên họp Nhóm Công tác tháng 7-1997, Trung Quốc đưa ra đề nghị giai đoạn chuyển tiếp 8 năm kể từ ngày gia nhập WTO để thực hiện thuế quan hóa và huỷ bỏ một sổ biện pháp phi quan thuế. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, Trung Quốc sẽ áp dụng hạn ngạch thuế suất (tariff rate quota) nhưng sẽ tăng phần trăm khối lượng hàng hóa NK hàng năm vào thị trường nội địa. Theo đó, TrungQuốc đề nghị mức tăng 10% hàng năm gía trị hàng hóa NK theo hệ thống hạn ngạch chịu thuế mới để thay thế cho các biện pháp phi quan thuế tráivới các quy định của WTO. Theo đề nghị này, một số lượng hàng hóa nhất định NK theo hạn ngạch chịu thuế sẽ được hưởng mức thuế thấp, phần nhập ngoài hạn ngạch sẽ chịu “thuế trừng phạt” rất cao hoặc bị tịch thu. Tuy nhiên, nhiều biện phápphi quan thuế khác vẫn được duy trì để bảo hộ sản xuất trong nước. Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp phi quan thuế để hạn chế NK như ngoài những biện pháp khác, hạn ngạch cho riêng từng nước yêu cầu về giấy phép NK, và quy định về đấu thầu được áp dụng đối với các hàng hóa có hạn ngạch và hàng hóa không cần hạn ngạch. Các biện pháp phi quan thuế thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp này không liên quan tới các biện pháp về quyền tự vệ chống bán phá giá và thuế đối kháng.

NGA

Về các biện pháp phi quan thuế, phía Nga tuyên bố không áp dụng hạn ngạch NK, nhưng trên thực tế, khoảng 200 mục bị cấm NK hoặc không được cấp giấy phép NK tự động theo danh sách các biện pháp phi quan thuế đã được phía Nga trình cho WTO. Trong số các mục này, khoảng 90 mục bị cấm NK vì những lý do khác với những lý do đã ghi trong hiệp ước Basle hay nghị định thư Montreal (phía Nga khẳng định các biện pháp này phù hợp với thoả thuận WTO). Về hệ thống giấy phép NK ti vi màu, phía Nga bắt đầu áp dụng một hệ thống giấy phép NK từ năm 1998. Cộng đồng thương mại của nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản, tỏ ra lo ngại về hệ thống này. Theo Nga các giấy phép này được tự động cấp và không hạn chế NK, nó chỉ có tác dụng đề phòng buôn lậu.

Về việc giới hạn thời gian giữa việc trả tiền trước và lấy hàng hải quan, theo “Luật Liên bang về quản lý và nguyên tắc về ngoại tệ'', các cty Nga được quyền ngay lập tức nhận tiền hoàn lại từ phía bên ký hợp đồng nếu họ không nhận được hàng hoá trong vòng 180 ngày sau khi đã trả tiền trước. Việc này đã gây ra khó khăn cho một số mặt hàng như máy móc xây dựng vì thông thường việc sản xuất đòi hỏi thời gian khá dài. Hơn nữa, nhiều khả năng từ tháng 1-1999, thời gian này có thể bị giảm từ 180 ngày xuống còn 90 ngày và sẽ được áp dụng ngặt nghèo hơn. Phía Nga được yêu cầu phải nới lỏng các hạn chế này trong quá trình đàm phán gia nhập.

ĐÀI LOAN

Trong quá trình đàm phán, Đài Loan đưa ra cam kết sẽ giảm dần các biện pháp phi quan thuế không phù hợp với WTO. Theo đó, các biện pháp hạn chế số lượng NK đối với 6 loại hàng hóa sẽ được bãi bỏ ngay khi gia nhập WTO và hạn chế NK đối với 9 loại hàng hóa khác sẽ được bãi bỏ trong thời kỳ chuyển tiếp. Đối với 27 chủng loại hàng hóa còn lại mà phải áp dụng các biện pháp hạn chế NK, Đài Loan cam kết sẽ thay thế bằng các biện pháp khác phù hợp với yêu cầu của WTO.

Thí dụ, Đài Loan áp dụng hạn chế số lượng NK đối với ô tô của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia nhưng đưa ra cam kết sẽ bãi bỏ chế độ này trong thời kỳ chuyển tiếp 10 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Trong thời kỳ chuyển tiếp này, Đài Loan sẽ áp dụng hạn ngạch nhưng sẽ tăng hạn ngạch hàng năm. Đối với lĩnh vực nông nghiệp “Nhạy cảm”, Đài Loan cam kết sẽ huỷ bỏ lệnh cấm nhập với 81 loại sản phẩm nông nghiệp sau khi gia nhập WTO và việc cấm nhập đối với 91 loại sản phẩm khác sẽ được thay thế bằng các biện pháp phù hợp với các yêu cầu của WTO. Đài Loan cũng tuyên bố sẽ bỏ hạn chế về số lượng NK đối với14 loại sản phẩm nông nghiệp ngay khi gia nhập WTO và những hạn chế về số lượng NK đối với 23 sản phẩm nông nghiệp khác sẽ được thay thế bằng các biện pháp phù hợp với WTO. Thí dụ về gạo NK, Đài Loan áp dụng “đối xử đặc biệt'' quy định tại Phụ lục V của Hiệp định về Nông nghiệp để thực hiện quá trình mở cửa thị trường gạo như Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm. Đài Loan đã chấp thuận sẽ mở cửa thị trường xe hơi trong khoảng thời gian quá độ là 8 năm kể từ khi gia nhập WTO. Các Thoả thuận về hạn ngạch thuế này đề ra hạn ngạch cho từng nước riêng và ngoài ra, một hạn ngạch chung cho các nhà sản xuất Đài Loan.

BUNGARI

Đối với Bungari, để có thời gian điều chỉnh tiêu chuẩn trong nước cho phù hợp với yêu cầu của WTO, nước này đưa ra đề nghị giai đoạn chuyển tiếp 18 tháng để thực hiện Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Về các biện pháp vệ sinh và vệ sinh dịch tễ, Bungari cam kết sẽ thực hiện theo đúng điều khoản của WTO kể từ ngày gia nhập mà không cần có giai đoạn chuyển tiếp. Ngoài ra, Bungari còn đưa ra một danh mục hàng hóa cần được quản lý bằng hạn ngạch hoặc giấy phép để bảo vệ sản xuất trong nước trong thời gian chuyển tiếp, chẳng hạn như yêu cầu về giấy phép đối với thuốc lá NK và giấy phép đối với một số hàng XK, đặc biệt là gạo, cần cho quốc tế dân sinh để ổn định thị trường. Bungari cam kết rằng, kể từ ngày gia nhập WTO, họ sẽ bãi bỏ hoặc sẽ không ban hành, tái ban hành hay áp dụng các biện pháp hạn chế NK về số lượng và các biện pháp phi quan thuế khác như hạn ngạch giấy phép NK, lệnh cấm nhập và các hạn chế khác không phù hợp với các quy đinh của WTO. Theo đó, Bungari sẽ bãi bỏ quy định về giấy phép hay bất kỳ biện pháp nào không phù hợp với yêu cầu của WTO đối với thuốc lá NK và các mặt hàng nông sản được quy định trong Hiệp định về Nông nghiệp kể từ ngày gia nhập WTO.

Nhìn chung, các nước gia nhập đều phải bãi bỏ dần các biện pháp phi quan thuế và chuyển sang thuế quan hóa để đáp ứng các yêu cầu của WTO. Tuy nhiên, các nước đều tính toán rất kỹ trong việc đưa ra các quyết sách để thương lượng những biện pháp phi quan thuế mà ít gây tác động đến sự phát triển kinh tế có thể xem xét bãi bỏ ngay hoặc chuyển sang thuế quan hoá những biện pháp khác “khó khăn hơn” thì nên đưa vào một lịch trình cắt giảm để có thời gian điều chỉnh. Thực tế cho thấy, ở một chừng mực nào đó, nước xin gia nhập vẫn có thể duy trì một số biện pháp nhậy cảm để bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời cũng cần tính đến một số biện pháp hỗ trợ cho các lĩnh vực bị tác động do việc bãi bỏ các biện pháp phi quan thuế. Đây thực sự là vấn đề khó khăn và nước xin gia nhập phải thật linh hoạt trong quá trình thương lượng thì mới bảo vệ được lợi ích của mình.


3. Kiểm soát giá cả và trợ cấp XK

Trong đàm phán, các nước xin gia nhập cũng được yêu cầu phải bãi bỏ các biện pháp quản lý và kiểm soát giá cả để cho thị trường quyết định nhằm tránh sự bóp méo về giá hàng tại thị trường nội địa.

TRUNG QUỐC

Trung Quốc đang trong quá trình xem xét lại trợ cấp của họ, bao gồm cả lãi suất ngân hàng nhà nước ở mức thấp. Trước đây, một mặt nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển tiếp sang kinh tế thị trường và mặt khác do các hạn chế về tài chính, Kể từ năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp giảm trợ cấp XK 12 tỷ nhân dân tệ hàng năm và bãi bỏ sự khác biệt về tỷ giá hối đoái, thực hiện chế độ một tỷ giá, và áp dụng chế độ hoàn thuế cho một số mặt hàng XK. Cho đến phiên họp của Nhóm Công tác cuối năm 1997, Trung Quốc vẫn duy trì các biện pháp quản lý XK đối với một số sản phẩm như chè, đường, thịt lợn, gia cầm, hạt có dầu, động vật sống và lúa gạo, nhưng đưa ra cam kết sẽ bỏ tất cả các khoản trợ cấp đối với các sản phẩm này trong vòng 6 năm kể từ ngày gia nhập WTO.

Trung Quốc được yêu cầu phải cung cấp danh sách các khoản trợ cấp kể cả vay nhượng bộ, tăng cường vốn, và thuế ưu đãi theo sự sắp xếp và phân loại trong Thoả thuận về Trợ cấp. Và ngoài ra, cung cấp một lịch trình rõ ràng cho việc loại bỏ các khoản trợ cấp phức tạp. Trung Quốc cũng đã cung cấp một danh sách các khoản trợ cấp trong phụ lục của dự thảo. Nghị định thư gia nhập trong phụ lục này Trung Quốc nói rõ ý định vào năm 2000 sẽ loại bỏ trợ cấp XK và trợ cấp cho việc sử dụng các linh kiện xe hơi nội địa thay vì linh kiện NK và hứa hẹn trong tương lai sẽ không trợ cấp XK nông nghiệp việc xác định các khoản trợ cấp phức tạp và lên lịch trình loại bỏ sẽ được tiếp tục tiến hành để đảm bảo rằng các khoản trợ cấp của Trung Quốc phù hợp với Thoả thuận về Trợ cấp.

NGA

Đối với Nga, việc giảm và loại bỏ trợ cấp đối với một số ngành công nghiệp không có sức cạnh tranh là một điểm quan trọng trong công cuộc cải cách tài chính mà CP Nga đang nỗ lực thực hiện. Việc trợ cấp đối với các ngành công nghiệp khai thác nguyên liệu nằm trong diện cải cách cơ cấu của các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề như than hoặc trong các khu vực kinh tế đáng lo ngại như phía cực Đông hay cực Bắc. Phía Nga báo cáo là không một khoản trợ cấp nào loại này nằm trong diện ''cấm'' của Thoả thuận về Trợ cấp Các khoản trợ cấp được áp dụng thông qua việc chính quyền trung ương trả trực tiếp cho các cty hoặc tổ chức vay, trợ cấp cho các chính quyền địa phương và vày CP cho các chương trình cụ thể. Năm 1997, các khoản trợ cấp cho công nghiệp có tổng giá trị khoảng 83.000 tỷ rúp (khoảng 14,5 tỷ .USD), tương đương với 3%,GDP của Nga. Tuy nhiên, điều hoàn toàn không được biết đến là các khoản trợ cấp dành cho chính quyền địa phương được sử dụng như thế nào. Nhiều nước đã yêu cầu thông tin chi tiết để có thể đánh giá thực trạng của các khoản này là cần có sự tìm hiểu xem các khoản này được quản lý ra sao để đảm bảo sự minh bạch. Về nông nghiệp, việc tự do hoá giá cả đã làm giá một số lượng sản phẩm dẫn đến khó khăn trong công nghiệp và dẫn đến việc phải trợ cấp cho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, dự trữ công cộng và vay ưu đãi các nước yêu cầu phải nghiên cứu cụ thể về trợ cấp nông nghiệp để bảo đảm phù hợp với Thoả thuận của WTO.

ĐÀI LOAN

Tại phiên họp năm 1995, đoàn đàm phán đưa ra đề nghị bảo đảm duy trì giá thu mua một số mặt hàng nông sản trong 3 năm, đồng thời để gắn với việc phải mở cửa thị trường gạo, Đài Loan sẽ khuyến khích một bộ phận nông dân không trồng lúa gạo nữa. Đối với các nông phẩm khác như lúa mì, ngô, đậu tương …, việc thu mua theo giá bảo đảm sẽ được giảm dần hàng năm và sẽ thay bằng các biện pháp khác phù hợp với các quyđịnh của WTO. Về ngành công nghiệp vũ trụ và các sản phẩm quốc gia, trước đây Đài Loan đã bày tỏ nguyện vọng không thực hiện các nghĩa vụ trong thoả thuận về Trợ cấp và các biện pháp đền bù đối với ngành công nghiệp vũ trụ. Tuy nhiên, trong cuộc họp với Nhật Bản vào tháng 5-1998, Đài Loan cho biết sẽ thực hiện các nghĩa vụ này. Đài Loan còn cho biết ý định sẽ tham gia Thoả thuận về thương mại hàng không dân dụng sau khi gia nhập vào WTO. Đây là một tiến bộ vì trước đây Đài Loan đã từng nói không có ý định tham gia thoả thuận này ngay cả sau khi gia nhập. Tại Đài Loan khi các cty tư nhân mua thiết bị tự động hoá và phòng ngừa ô nhiễm họ nhận được các biện pháp ưu đãi như giảm thuế đầu tư, là mức thuế được áp dụng khác nhau giữa sản phẩm trong nước và nước ngoài. Biện pháp trợ cấp này bị cấm trong Chương III của GATT và trong Thoả thuận về trợ cấp và các biện pháp đền bù. Tuy nhiên, Đài Loan cho biết sẽ loại bỏ việc phân biệt đối xử này trong bản sửa đổi đạo luật nâng cấp các ngành công nghiệp.

BUNGARI

Đối với Bungari khi thương lượng ở Nhóm Công tác, nước này đưa ra cam kết việc kiểm soát giá đối với hàng hóa và dịch vụ, nếu được áp dụng hoặc tái áp dụng, sẽ được thực hiện phù hợp với WTO và có tính đến lợi ích của các nước XK được quy định tại Điều III.9 của hiệp định GATT 1994. Danh mục các mặt hàng nằm trong diện chịu sự kiểm soát về giá cả sẽ được đăng trong Công báo của nhà nước. Việc kiểm soát giá cả đối với nông sản NK được hủy bỏ từ ngày 1-1-1995 và sẽ không tái áp dụng trừ trường hợp phù hợp với quy định trong các Hiệp định của WTO.

ÊCUAĐO

Êcuađo cam kết cần thời gian chuyển tiếp là 7 năm để thực hiện xoá bỏ dần hệ thống áp đặt giá cả cho phù hợp với Hiệp định về Nông nghiệp. Trong giai đoạn chuyển tiếp, nước này sẽ không mở rộng phạm vi áp dụng của hệ thống áp đặt giá và cũng sẽ không đưa lại các sản phẩm vào trong hệ thống này. CP cũng khẳng định sẽ không áp dụng chính sách áp đặt giá cả đối với sản phẩm của các lĩnh vực khác của nền kinh tế, trừ các sản phẩm về dược.

Tóm lại, về các biện pháp áp dụng trợ cấp XK và giá cả, các nước và lãnh thổ xin gia nhập phải đưa ra được lộ trình giảm dần trong từng giai đoạn cho phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên, trong quá trình thương lượng gia nhập WTO, các nước và lãnh thổ vẫn có thể duy trì một số biện pháp để hỗ trợ cho sản xuất và XK của đất nước và phải có lộ trình được các thành viên chấp thuận để gắn vào phần phụ lục của Nghị định thư gia nhập.

4. Doanh nghiệp quốc doanh và quyền kinh doanh xuất NK

WTO không cấm sự hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh, nhưng việc tạo ra một “sân chơi công bằng'' trong sản xuất và kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân là một trong những yêu cầu của WTO và được các thành viên của Nhóm Công tác rất quan tâm. Do đó, các nước và lãnh thổ xin gia nhập thường bị yêu cầu phải có những cam kết, rất cụ thể về vấn đề này.

TRUNG QUỐC

Sau gần 10 năm thương lượng, tại phiên đàm phán cuối năm 1994, Trung Quốc đưa ra lộ trình cho các cty trongnước, kể cả của nhà nước và tư nhân, sẽ có quyền như nhau trong kinh doanh xuất NK sau năm thứ tám tính từ ngày gia nhập WTO. Theo lộ trình này, CP chỉ duy trì quyền NK 8 mặt hàng chiến lược cho các xí nghiệp quôc doanh là: gạo, bông, dầu thực vật, đường, phân bón, xăng dầu, dầu thô và thuốc lá. Cũng trong lộ trình này, Trung Quốc sẽ giữ lại 6 loại sản phẩm để dành cho khoảng 60-100 cty được chỉ định thực hiện thương mại theo sự chỉ dẫn của nhà nước. Những sản phẩm đó là: thiếc, gỗ dán, gỗ, cồn, cao su tự nhiên và sắt thép. Trung Quốc đưa ra cam kết sẽ huỷ bỏ những hạn chế này trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, riêng đối với thiếc, gỗ dán và gỗ là sau 3 năm kể từ ngày gia nhập.

Đối với các cty đầu tư nước ngoài, Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép một số cty được tham gia vào các hoạt động xuất NK khi nước này trở thành thành viên của WTO. Sau giai đoạn chuyển tiếp 8 năm, tất cả các cty đầu tư nước ngoài sẽ được tự do kinh doanh xuất NK, trừ 8 loại hàng hóa dành cho xí nghiệp thương mại quốc doanh nêu trên. Về quyền thành lập cty thương mại, tại thời điểm này, Trung Quốc chỉ cho phép các cty thương mại nước ngoài được mở văn phòng đại diện và không được tham gia các hoạt động xuất NK. Trung Quốc tuyên bố ngay sau khi gia nhập sẽ xem xét cấp phép thành lập một số cty liên doanh giữa cty thương mại nước ngoài và cty thương mại trong nước để tham gia các hoạt động thương mại. Sau giai đoạn chuyển tiếp 8 năm thì tất cả các cty thương mại nước ngoài đều được phép thành lập liên doanh về xuất NK. Do sức ép của các thành viên Nhóm Công tác, tháng 12 - 1995, Trung Quốc lại đưa ra lộ trình mới về quyền thương mại sẽ được thực hiện sau giai đoạn chuyển tiếp là 5 năm thay cho 8 năm. Tuy nhiên, các nước thành viên WTO quan tâm vẫn muốn ép Trung Quốc phải rút ngắn giai đoạn chuyển tiếp xuống còn 2 hoặc 3 năm và không được dành ưu đãi cho các cty trong nước hơn các cty nước ngoài về quyền thương mại trong giai đoạn chuyển tiếp này. Đến cuối năm 1997, Trung Quốc đệ trình một đề nghị mới về giai đoạn chuyển tiếp là 3 năm đối với quyền thương mại và những cam kết này sẽ có hiệu lực ngay khi nước này gia nhập WTO. Sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp thì tất cả các cty nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đều có quyền tham gia vào các hoạt động thương mại.

MÔNG CỔ

Trong vấn đề này, Mông Cổ lại thực hiện theo một cách khác. Năm 1991, Mông Cổ ban hành Luật Tư nhân hóa để thực hiện tư nhân hóa các tài sản nhà nước theo nhiều giai đoạn, trừ việc tư nhân hóa nhà cửa. Trong quá trình đám phán, Mông Cổ đồng ý sẽ thông báo đầy đủ cho các thành viên về tiến độ của quá trình cải cách kinh tế và thể chế thương mại trong nước và cam kết cứ 2 năm một lần, sẽ gửi báo cáo cho WTO về việc triển khai chương trình tư nhân hóa và về các vấn đề khai thác khác theo quy định của WTO. Cũng trong năm 1991, Luật Cty và thành viên được ban hành theo đó, các cty nhà nước và tư nhân đều có quyền tham gia các hoạt động kinh doanh xuất NK. Mông Cổ cam kết sẽ đệ trình bản thông báo theo Điều XVII của GATT 1994 vào thời điểm gia nhập, khẳng định mọi luật lệ và quy định liên quan đến hoạt động thương mại của các xí nghiệp quốc doanh sẽ hoàn toàn phù hợp với các quy định của WTO.

BUNGARI

CP Bungari cam kết sẽ tăng cường luật lệ về hoạt động thương mại của các xí nghiệp quốc doanh phù hợp hoàn toàn với các quy định của các hiệp định WTO, đặc biệt là Điều XVII của GATT 1994 và Điều VII của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Trong đàm phán, Bungari cũng đưa ra một danh mục các xí nghiệp quốc doanh tham gia các hoạt động thương mại, và cam kết sẽ cung cấp một cách kịp thời cho các thành viên WTO (không quá 18 tháng một lần) các thông tin về việc triển khai chương trình tư nhân hoá Bungari đồng ý thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tính công khai của các chính sách thương mại trong nước và sẽ tham gia Chương trìnhkiểm điểm chính sách thương mại thông thường của WTO. Nhìn chung, WTO không cấm các hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh, nhưng các thành viên phải bảo đảm nguyên tắc công khai, không phân biệt đối xử giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cty tư nhân, giữa cty trong nước và cty nước ngoài trong hoạt động kinh doanh, kể cả kinh doanh xuất NK. Trong quá trình thương lượng, các thành viên WTO thường nhấn mạnh vấn đề này đối với các nước xin gia nhập, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Trong quá trình cải cách kinh tế để đàm phán gia nhập WTO, các nước này phải thực hiện tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh và ban hành những luật lệ mới phù hợp với các quy định của WTO. Kinh nghiệm trong đàm phán cho thấy các nước xin gia nhập thường cam kết giảm dần vai trò của các xí nghiệp quốc doanh; còn đối với một số lĩnh vực cần giữ lại sự độc quyền của nhà nước thì phải có lộ trình bãi bỏ và phải thông báo cho các thành viên WTO. Do vậy, để tạo thuận lợi cho đàm phán và dễ được các thành viên chấp nhận, các nước xin gia nhập phải chuẩn vị danh mục các lĩnh vực kinh doanh và các xí nghiệp quốc doanh nắm vai trò chủ đạo đồng thời phải công bố công khai thời gian và mức độ ưu đãi dành cho các xí nghiệp quốc doanh theo hướng loại bỏ dần.

5. Thương mại dịch vụ

Mở cửa thị trường cho các dịch vụ nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng được các thành viên WTO quan tâm, nhất là từ năm 1997, khi Hiệp định về Dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ tài chính được ký kết. Trong đàm phán các nước gia nhập thường bị yêu cầu phải mở cửa thị trường dịch vụ và dành quy chế đãi ngộ quốc gia cho các dịch vụ nước ngoài. Các hiệp định của WTO đưa ra những huớng dẫn cho việc tự do hóa dịch vụ và các nước xin gia nhập phải đưa ra cam kết về mức độ mở cửathị trường dịch vụ của nước mình.

TRUNG QUỐC

Trong đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc đã bắt đầu cho các cty nước ngoài được phép tham gia một số lĩnh vực dịch vụ và tuyên bố sẽ từng bước mở cửa thị trường dịch vụ. Năm 1994, Trung Quốc thực hiện cải cách chế độ tỷ giá hối đoái theo đó hệ thống hai tỷ giá được bãi bỏ và áp dụng chế độ một tỷ giá. Trong cuộc tiếp xúc với Nhóm Công tác vào tháng 6-1998, phía Trung Quốc đã bày tỏ thiện chí khi đưa ra một số đề nghị nhằm đạt được những cải thiện thực sự trong một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, phân phối, viễn thông, dịch vụ vận tải hàng hải, xây dựng...

Trong lĩnh vực tài chính, từ tháng l-1996, Trung Quốc thực hiện thả nổi đồng nhân dân tệ trong biên độ do Ngân hàng Trung ương quy định, cho phép một số ngânhàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài được thực hiện giao dịch nội tệ một cách hạn chế vào thời điểm này, 9 ngân hàng nước ngoài đã được cấp phép kinh doanh nội tệ tại Thượng Hải và Quảng Châu.

Các thành viên của WTO đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc trong việc thuận lợi hoá lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, ngay cả khi đã đưa ra một số đề nghị mới về dịch vụ tại vòng đàm phán tháng 12-1997, Trung Quốc vẫn duy trì một số hạn chế về các ràng buộc ngang (các đại diện thương mại chỉ được phép thành lập dưới dạng liên doanh); hạn chế về địa lý trong một số lĩnh vực (các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép hoạt động trong một số thành phố nhất định); hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (hạn chế về số lượng các cty và văn phòng trong từng thành phố hạn chế quyền sở hữu nước ngoài (không được phép chiếm cổ phần lớn trong một số lĩnh vực) và đòi hỏi về vốn tối thiểu đối với các cty muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Các yêu cầu về giấy phép vẫn được áp dụng đối với các cty nước ngoài về lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, và việc mở cửa lĩnh vực này sẽ được tiến hành một cách thận trọng.

Các thành viên WTO yêu cầu Trung Quốc phải xoá bỏ hạn chế trong việc mở cửa thị trường và trong phạm vi kinh doanh (ám chỉ các hoạt động kinh doanh dành cho doanh nghiệp và công dân Trung Quốc), kể cả việc bắt buộc thành lập văn phòng đại diện 2 năm trước khi mở dịch vụ ngân hàng và 3 năm hoạt động kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh đồng nội tệ. Trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, Trung Quốc được yêu cầu phải mở rộng phạm vi kinh doanh cho các cty bao hiểm nước ngoài, xoá bỏ việc bắt buộc thành lập văn phòng đại diện trong một khoảng thời gian nhất định và nới lỏng hoặc xoá bỏ các hạn chế về đãi ngộ quốc gia. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải được phép hán dịch vụ của họ thông qua một chi nhánh bảo hộ nước ngoài hay một cty nước ngoài tại Trung Quốc, trong cuộc tiếp xúc với Nhóm Công tác vào tháng 6-1998, phía Trung Quốc thông báo sẽ xoá bỏ các hạn chế về địa lý khi thành lập ngân hàng nước ngoài ngay khi gia nhập và sẽ mở rộng hơn nữa khu vực dành cho các đơn vị kinh doanh đồng nhân dân tệ. Về dịch vụ bảo hiểm, Trung Quốc thông báo sẽ mở rộng hơn nữa khu vực dành cho dịch vụ bảo hiểm và tăng số lượng giấy phép cấp cho các cty bảo hiểm nước ngoài.

Về dịch vụ viễn thông, các cty nước ngoài vẫn chưa được phép hoạt động tại thị trường nội địa. Các luật lệ hiện hành kiểm soát nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản quy định việc quản lý và sở hữu thuộc các cty dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, do sức ép trong đàm phán nên Trung Quốc cũng phải thay đổi dần. Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 10-1997, Chủ tịch Giang Trạch Dân tuyên bố Trung Quốc đang nghiên cứu và sẽ tham gia hiệp định về Dịch vụ viễn thông cơ bản một cách sớm nhất. Nhìn chung quan điểm của Trung Quốc về mở cửa lĩnh vực dịch vụ có thể thấy rõ như Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc đã từng nói là nhận thấy sự cần thiết bảo hộ cho các ngành công nghiệp trong nước phát triển, Trung Quốc sẽ tiến hành mở cửa từng bước thị trường nội địa cho các ngân hàng nước ngoài, các cty vận tải và dịch vụ khác. Chỉ khi ngành công nghiệp dịch vụ Trung Quốc tiếp tục phát triển thì Trung Quốc mới cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài các cơ hội tiếp cận nhiều hơn thị trường nội địa.

Trung Quốc đã đưa ra đề nghị về dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng nhưng chưa đạt được mức độ tự do hoá được yêu cầu trong lĩnh vực này. Trong cuộc tiếp xúc với Nhóm Công tác tháng 6-1998, Trung Quốc thông báo kế hoạch sẽ nâng cao đề nghị, bao gồm cả việc mở dịch vụ nhắn tin, dịch vụ điện thoại di động và toàn bộ lĩnh vực dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng trong vòng 5 năm sau khi được gia nhập. Kế hoạch này được xem là điểm khởi đầu khả quan cho các thương lượng sau này. Kế hoạch này phải được đưa vào đề nghị đã được xem xét để đệ trình cho các nước thành viên và có hy vọng làm việc này sẽ giúp xúc tiến các cuộc thương lượng về mở rộng phạm vi tự do hoá (thông tin vệ tinh, thông tin quốc tế,v.v.)và đẩy nhanh tiến độ tự do hoá lĩnh vực này.

Về dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ và đặc quyền đại lý) từ trước từ nay, sự tham gia của vốn nước ngoài vào lĩnh vực này của Trung Quốc luôn gặp phải những hạnchế khắt khe. Trong khi một số chính quyền địa phương đã cho phép các cty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực nêu trên, thì chính quyền trung ương chỉ cho phép các nhà bán lẻ mở cửa hàng thử nghiệm tại một số thành phố lớn và các vùng kinh tế. Việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối rất quan trọng vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với việc cải thiện thị trường tiêu thụ hàng hoá. Nó cũng góp phần vào phát triển kinh tế Trung Quốc thông qua việc nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn và mở rộng thị trường lao động. Đó là lý do mà nhiều nước phát triển như Nhật Bản muốn đàm phán với Trung Quốc về lĩnh vực này. Tháng 7-1998, phía Trung Quốc thông báo là trên nguyên tắc, Trung Quốc sẽ xoá bỏ các hạn chế về số lượng, về địa lý và cổ phần nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ trong vòng 5 năm sau khi được gia nhập, tuy vẫn sẽ tiếp tục duy trì một số hạn chế nhất định. Trung Quốc sẽ xóa bỏ hạn chế về vốn nước ngoài (hiện tại mức cao nhất của vốn nước ngoài là 49%); giới hạn về số lượng các liên doanh và các cửa hàng; giới hạn về địa lý trong việc thiết lập các liên doanh. Cam kết này được đánh giá là một tiến bộ đáng kể trong các đề nghị của phía Trung Quốc vì Trung Quốc đã chỉ ra khung thời gian cho việc tự do hoá toàn bộ (Mỹ và một số nước thành viên yêu cầu tự do hoá toàn bộ trong vòng 3 năm sau khi gia nhập). Về dịch vụ bán lẻ (kể cả các cửa hàng tự động và bán buôn (kể cả các cty thương mại), phía Trung Quốc được yêu cầu phải cải thiện các mục sau đây:

l. Vỏ xe và các phần có liên quan;

2. Cam kết về tối huệ quốc khi được gia nhập vào WTO;

3. Cụ thể hoá “một số tiêu chuẩn” trong các đề nghị đã được xem xét lại của phía Trung Quốc hoặc xóa bỏ các tiêu chuẩn đó;

4. Giữ nguyên các cam kết về đối xử ưu đãi đối với các nhà cung cấp dịch vụ đầu tư nước ngoài của các chính quyền địa phương;

5. Cam kết về việc duy trì và về các vấn đề có liên quan đến dịch vụ sau khi bán đối với bất cứ sản phẩm nào được sản xuất trong nước hoặc được các doanh nghiệp có vốn nước ngoài nhập vào;

6. Bãi bỏ thông lệ đối với các doanh nghiệp dùng vốn đầu tư nước ngoài để thâm nhập vào lĩnh vực dịch vụ phân phối để bán các sản phẩm nội địa và sản phẩm NK trong vòng hai năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

ĐÀI LOAN

Trong những năm cuối của quá trình đàm phán về dịch vụ, Đài Loan đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp tự do hóa và cải cách thể chế về các lĩnh vực luồng vốn vào, việc đi lại doanh nhân, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và giao thông vận tải. Đài Loan cam kết sẽ mở cửa hoàn toàn một số lĩnh vực dịch vụ, kể cả các dịch vụ chuyên môn, dịch vụ nghe nhìn, quảng cáo dịch vụ máy tính, xây dựng, bán buôn bán lẻ và dịch vụ môi trường ngay khi gia nhập WTO. Trong lộ trình thực hiện cam kết, chỉ có một trường hợp không được hưởng quy chế đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và một số ít khác không được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Chẳng hạn như trong đàm phán với Mỹ, Đài Loan đồng ý giảm phí nối mạng khoảng 40% đánh vào các cty viễn thông mới của Mỹ trong thời gian 9 tháng. Mức phí này cao gấp 5 lần mức phí áp dụng tại thị trường các nước phát triển nhằm hạn chế khả năng của các cty Mỹ trong cạnh tranh với cty viễn thông quốc doanh Chung Hwa Telecom. Nhưng họ cũng cam kết sẽ thực hiện mức phí quốc tế áp dụng cho việc nối mạng vào năm 2001 khi họ thực hiện tư nhân hóa cty Chung Hwa Telecom.

BUNGARI

Trong quá trình thương lượng Bungari khẳng định sẽ duy trì một số hạn chế về dịch vụ tài chính do gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Bungari đưa ra một giai đoạn chuyển tiếp 5 năm để loại bỏ những hạn chế này và Nhóm Công tác đã chấp thuận cho nước này áp dụng những biện pháp hạn chế đó đến ngày 31-12-2000.

Tóm lại, lĩnh vực dịch vụ ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi có sức cạnh tranh kém hơn so với các nước phát triển. Do vậy, trong quá trình đàm phán, nước xin gia nhập thường mở cửa những lĩnh vực dịch vụ mà họ có lợi thế so sánh. Đối với những lĩnh vực khác có sức cạnh tranh kém hơn họ, thường duy trì thời gian chuyểntiếp dài nhất có thể được để bảo hộ và tăng dần sức cạnh tranh của các cty trong nước nhằm ổn định nền kinh tế nước áp lực cạnh tranh của cơ chế thị trường tự do.

6. Mở cửa cho đầu tư nước ngoài

Như mọi người đều biết, Hiệp định về các biện pháp dầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) không phải là một hiệp định về đầư tư, nhưng nó cũng quy định một số chỉ dẫn cho các nước thành viên mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc bãi bỏ một số hạn chế các nước xin gia nhập thường được yêu cầu phải đưa ra các cam kết về vấn đề này.

TRUNG QUỐC

Trong quá trình đàm phán, Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã được bổ sung sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của WTO và Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa về đầu tư nhằm thu hút vốn từ bên ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài dần dần được phép tham gia các lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng và một số lĩnh vực dịch vụ khác. Trung Quốc cũng áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia trên cơ sở từng bước cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn áp dụng yêu cầu về chuyển giao công nghệ. Mặc dù yêu cầu này không được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài, nhưng trong quá trình thực hiện, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải chuyển giao công nghệ để đổi lấy việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Các nhà chức trách về đầu tư thường xem rất kỹ vấn đề chuyển giao công nghệ và cam kết đào tạo nhân công trước khi thông qua dự án đầu tư nước ngoài. Đối với các biện pháp khác bị cấm trong TRIMs, như yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa và tỷ lệ XK, các thành viên WTO yêu cầu Trung Quốc phải bãi bỏ ngay khi gia nhập, nhưng Trung Quốc muốn có một giai đoạn chuyển tiếp dài hơn. Cho đến cuối năm 1997, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được một cam kết cụ thể nào về vấn đề này.

NGA

Trong trường hợp của Nga, dưới “Sắc lệnh của Tổng thống về các biện pháp phụ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cho sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi Nga'' ngày 5-2-1998, các nhà đầu tư nước ngoài đó có một lượng vốn đầu tư và các dự án quy mô lớn được miễn thuế NK thiết bị và máy móc từ 5 đến 7 năm. Tuy nhiên, cùng lúc, họ được yêu cầu phải đáp ứng tỷ lệ nội địa hoá (50%) như là một điều kiện để được đối xử ưu đãi. Việc này đã gây thắc mắc vì mâu thuẫn với thoả thuận về TRIMs và về trợ cấp. Phía Nga cho biết sẽ loại bỏ sự đối xử ưu đãi trên cơ sở sắc lệnh của Tổng thống năm 2000, là kết quả của việc tư vấn của IMF. Bộ luật về thoả thuận bảo vệ cổ phần do Quốc hội Nga thông qua có những điểm không phù hợp với các nghĩa vụ của TRIMs liên quan đến tỷ lệ nội địa hoá. Ngoài ra, có thể Nga sẽ xem xét lại bộ luật này với mục đích tăng tỷ lệ nội địa hoá. Phía Nga giải thích rằng việc tính toán tỷ lệ này dựa trên cơ sở giá mua của doanh nghiệp địa phương, gồm cả mua bán của chi nhánh cty nước ngoài tại Nga. Do đó, không có vấn đề gì phức tạp liên quan đến tỷ lệ nội địa hoá. Dù sao thì các nước thành viên cũng yêu cầu xem xét kỹ nội dung của bộ luật này.

ÊCUAĐO

Trong trường hợp của Êcuađo, nhận thấy một số biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của TRIMs, nước này cam kết sẽ bãi bỏ áp dụng các biện pháp này trước ngày 1-2-2000. Đài Loan cũng làm như vậy theo các quy định hiện hành, các nhà đầu tư buộc phải sử dụng 50% tỷ lệ nội địa cho các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và 90% cho các dự án sản xuất xe máy. Nhưng Đài Loan cam kết những yêu cầu này sẽ được huỷ bỏ ngay khi gia nhập WTO.

Nhìn chung, do yêu cầu phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nước xin gia nhập thường thực hiện giảm dần các trở ngại. Hiệp định TRIMs chỉ cấm một số biện pháp về tỷ lệ nội địa, yêu cầu về tỷ lệ XK và cân bằng thương mại. Do đó, trong quá trình thương lượng, nước xin gia nhập thường tìm kiếm những ưu đãi để kéo dài việc thực hiện các biện pháp trên trong giai đoạn chuyển tiếp; đồng thời vẫn áp dụng một số biện pháp khác không trái với các quy định của WTO như quy định về chuyển lợi nhuận về nước và chuyển giao công nghệ.

7. Bảo hộ quyền SHTT

Bảo hộ quyền SHTT là một trong những yêu cầu của WTO mà các thành viên phải thực hiện. Do đó, trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO, nước xin gia nhập phải ban hành và tăng cường hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp tiêu chuẩn của Hiệp định về Quyền SHTT liên quan đến thương mại (TRIPS). Đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc mà còn mang lại lợi ích cho các nước xin gia nhập. Một nước có chế độ bảo hộ quyền SHTT mạnh sẽ góp phần không nhỏ vào việc thu hút đầu tư nước ngoài.

TRUNG QUỐC

Để hỗ trợ cho đàm phán gia nhập WTO về lĩnh vực này, kể từ năm 1991, Trung Quốc đã cải thiện đáng kể chế độ bảo hộ quyền SHTT bằng cách ban hành những luật lệ mới về bản quyền, phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại và bí mật thương mại. Trung Quốc cũng gia nhập một số công ước quốc tế về quyền SHTT mà trước khi bước vào đàm phán họ chưa tham gia. Chẳng hạn, Trung Quốc gia nhập Công ước Berne và Công ước về Bản quyền quốc tế ngày 15-10-1992, Công ước Geneva ngày 30-4-1993, Hiệp định về Hợp tác phát minh ngày 1-1-1994 và Thoả ước Madrid về Bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa 1-9-1995. Ngoài ra, để hỗ trợ cho đàm phán, Trung Quốc và Mỹ cũng đã ký một loạt hiệp định trong giai đoạn 1992 - 1996 nhằm tăng cường nghĩa vụ của Trung Quốc về bảo vệ quyền tác giả như, Hiệp định về Tăng cường bảo hộ phát minh và bản quyền của Mỹ năm 1992, Hiệp định về Tăng cường quyền SHTT năm 1995 và Hiệp định quy định các hành động thực hiện các điều khoản của Hiệp định 1995 và vấn đề mở cửa thị trường cho hàng hóa của hai bên. Trong các cuộc đàm phán đa phương với Nhóm Công tác, Trung Quốc cũng đưa ra cam kết sẽ thực hiện các yêu cầu của TRIPS ngay khi gia nhập mà không cần có giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cần cải thiện một số lĩnh vực sau khi sửa đổi, Luật Bảo hộ quyền SHTT của Trung Quốc đã có nhiều điểm tương đồng với nghĩa vụ của Hiệp định TRIPS. Nhưng vẫn còn có nhiều điểm chưa hợp lý mà các nước thành viên yêu cầu tiếp tục sửa đổi như: l) luật bản quyền không bảo vệ cơ sở dữ liệu có tính sáng tạo (hiện tại mới đang được dự thảo); 2) không có điều khoản nào bảo vệ các thiết kế mẫu mã nội thất; 3) các thủ tục xin đăng ký mẫu mã và nhãn hiệu tại Văn phòng Sáng chế và nhãn hiệu đã trao cho Ban kiểm tra sáng chế và Ban Xét duyệt và phán xét về nhãn mác quyền tối cao trong việc ra quyết định, mà không có một điều khoản nào của Toà án nhân dân Tối cao, hay các viện khác quy định luật đền bù (Trung Quốc đã có cam kết cải thiện vấn đề này trong năm 2000).

Ngoài ra, Trung Quốc được yêu cầu phải nỗ lực hơn trong việc xử lý các trường hợp liên quan đến quyền SHTT. Trung Quốc đã cho sửa đổi Luật Hình sự (thêm hình phạt khi vi phạm quyền SHTT), cung cấp khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hải quan trong việc bảo vệ quyền SHTT và tăng thêm quyền hạn cho Phòng Công Nghiệp và thương mại (IAC) và các văn phòng Uỷ viên công tố trong việc phát hiện các sản phẩm sao chép, ngoài ra còn thành lập một bộ phận phụ trách về quyền sở hữu tn tuệ trong Toà án tối cao. Tuy nhiên, các vụ vi phạm vẫn còn lan tràn và các vấn đề hành chính, vẫn gây khó khăn trong việc đánh giá thiệt hại và đền bù, tạo ra một xu thế bảo hộ cục bộ tại các địa phương. Cho nên Trung Quốc được yêu cầu phải cải thiện hoạt động của các cơ quan luật pháp, hành chính và các cơ quan hải quan phải tiến hành ngăn chặn luồng hàng này XK sang nước khác.

Về các hạn chế chuyển giao công nghệ, "Sắc lệnh về quản lý các hợp đồng NK công nghệ'' và các quy định có hiệu lực kèm theo đã hạn chế các hợp đồng NK công nghệ quốc tế (việc cấp giấy phép hợp đồng). Các hạn chế này ngăn cản chủ SHTT nước ngoài được hoàn toàn sử dụng quyền của họ và điều này đi ngược lại Hiệp định TRIPS. Phức tạp hơn là theo nội dung hợp đồng sẽ đẩy các nhà cung cấp công nghệ nước ngoài vào thế bất lợi làm ảnh hưởng đến việc tăng cường chuyển giao công nghệ (xem chương 12, Bảo vệ quyền SHTT, phần 2.l.3). Đặc biệt, các điều khoản trong sắc lệnh có thể vi phạm. Hiệp định TRIPS bao gồm: l) Thời hạn cấp giấy phép hợp đồng giới hạn trong 10 năm. Điều này có thể vi phạm Điều 28 của Hiệp định TRIPS (đã ghi rõ chủ nhân của bằng sáng chế có quyền được ký hợp đồng đăng ký quyền sáng chế của họ và điều 33 (bắt buộc các nước phải bảo vệ quyền sáng chế trong thời gian là 20 năm); và 2) Cấm hạn chế việc sử dụng công nghệ và giữ bí mật sau khi hợp đồng đã hết hạn. Chuyển giao công nghệ bao gồm cả chuyển giao ''know-how'' bí quyết và các thông tin không được tiết lộ. Hai điểm này vi phạm Điều 39.2 của Hiệp định TRIPS (điều khoản này yêu cầu ngăn chặn tiết lộ thông tin và việc sử dụng thông tin không được tiết lộ). Bản thân các phần khác của sắc lệnh không vi phạm Hiệp định TRIPS nhưng lại gây phức tạp, ví dụ: l) Bổn phận của bên cung cấp công nghệ không xâm phạm quyền của bên thứ ba khi cung cấp công nghệ, hoặc bổn phận của bên cung cấp công nghệ đảm bảo đáp ứng một trình độ công nghệ nhất định; và 2) Cấm các điều khoản hạn chế XK. Cả hai việc này đều gây cho bên cung cấp công nghệ nhiều bất lợi và có thể ngăn cản các hợp đồng cấp giấy phép. Các hạn chế về cấp giấy phép vi phạm Hiệp định TRIPS phải được sửa đổi cho phù hợp với Hiệp định và các hạn chế khác gây khó khăn hay ngăn cản chuyển giao công nghệ phải được cải thiện.

Có thông tin rằng một số nhân viên của cơ quan hải quan Trung Quốc, ngoài việc đánh thuế vào chuyển giao tài sản vô hình họ còn đánh thuế vào các hợp đồng đăng ký quyền sáng chế quốc tế giữa các chi nhánh nước ngoài tại Trung Quốc và cty mẹ. Đây là loại thuế đánh vào ''chuyển giao công nghệ'', không NK qua chuyên chở thông thường, cho nên có tính chất khác với thuế đánh theo giá NK qua chuyên chở và giá thuế có thể bao gồm cả chi phí có liên quan đến quyền SHTT và“know-how''. Đây là yếu tố có thể vi phạm điều khoản đãi ngộ quốc gia. Điều 3 của Hiệp định TRIPS. Người Trung Quốc đăng ký bằng báng chế không bị đánh thuế khi ký hợp đồng đăng ký bản quyền trong khi người nước ngoài bị đánh thuế, đưa họ vào tình thế bị đối xử bất lợi trong việc thực hiện quyền của họ.

NGA

Trong khi luật về quyền SHTT của Nga gần đạt mức của các nước phát triển và Nga đã có nhiều nỗ lực trong việc sửa đổi để phù hợp với Hiệp định TRIPS, vẫn còn có nhiều điểm cần được giải quyết có liên quan đến cách hiệu lực hoá các luật lệ và sắc lệnh. Ví dụ, Nga cần cải thiện luật trong nước liên quan đến việc bảo vệ quyền SHTT để bảo vệ thông tin mật, nhãn mác nổi tiếng của nước ngoài, và các quy định về hình thức chống lại các vi phạm bản quyền. Để đảm bảo tính hiệu lực của quyền SHTT, Nga cần phải xây dựng các biện phù cho các cơ quan hải quan nhằm thể chế hoá các hình phạt ngăn chặn vi phạm quyền SHTT, và nhằm củng cố hệ thống luật pháp của Liên bang Nga. Ngoài ra, Mỹ, EU và các nước khác cũng yêu cầu cải thiện các chế độ đãi ngộ quốc gia, MFN, bảo hộ đã có trước đây đối với thiết bị ghi âm, chỉ số địa lý và các thiết bị khác, các thủ tục cũng như giải pháp pháp lý và dân sự. Mỹ tính toán rằng giá trị CD, video, phần mềm máy tính vi phạm bản quyền tại Nga lên đến vài tỷ USD một năm. Nga hứa sẽ giải quyết các vấn đề này bằng cách ra sắc lệnh về luật, dự thảo các ''luật đặc biệt mới” và tăng cường tính hiệu lực của các bộ luật. Câu hỏi được đặt ra là bao giờ Nga có thể tuân theo Hiệp định TRIPS. Nga nói rằng do hoàn cảnh khó khăn và thiếu kinh nghiệm hành chính nên Nga cần thời gian để áp dụng một hệ thống thống nhất trên toàn quốc. Nga cũng yêu cầu một thời kỳ quá độ đến ngày l-l-2000,như các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi khác. Các nước thành viên yêu cầu Nga hoàn tất nghĩa vụ của TRIPS khi được gia nhập vì Nga không có điều kiện đặc biệt nào để đòi hỏi một thời kỳ quá độ.

ĐÀI LOAN

Hệ thống luật pháp của Đài Loan về quyền SHTT Luật về Bằng sáng chế, Luật về Nhãn hiệu và Luật Bản quyền đã được sửa đổi phù hợp với Hiệp định TRIPS, đã được cơ quan lập pháp thông qua năm 1997 trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Đài Loan nói các sửa đổi sẽ có hiệu lực ngay khi gia nhập nhưng các thành viên mong muốn Đài Loan áp dụng chúng sớm hơn. Vì những lý do chính trị; Đài Loan không phải là thành viên của Công ước Berne hay Paris và việc bảo hộ của Đài Loan không theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, những vấn đề khác về đãi ngộ quốc gia không dành cho người nước ngoài nhiều lợi thế. Ví dụ, việc sao chép lậu băng và phần mềm của Nhật Bản tràn lan tại Đài Loan các nước cố gắng giải quyết các vấn đề này bằng cách ký thoả thuận song phương thừa nhận lẫn nhau với Đài Loan. Năm 1996, Nhật Bản đa ký thoả thuận với Đài loan, thừa nhận lẫn nhau những yêu sách đặc biệt, trong việc áp dụng bằng sáng chế, nhưng đàm phán về áp dụng nhãn mác vẫn tiếp tục và chưa có phương hướng giải quyết vấn đề bản quyền vẫn chưa có tiến bộ. Nhiều người tin tưởng rằng việc gia nhập WTO, và tham gia Hiệp định TRIPS sẽ góp phần tìm ra cách giải quyết.

Đài Loan đề nghị một giai đoạn chuyển tiếp lâu 2 năm cho việc thực hiện các yêu cầu của TRIPS.

 Như đã nói ở phần đầu, các quy chế và quy định chi tiết và chặt chẽ hơn của WTO làm cho quá trình đàm phán gia nhập trở nên rất phức tạp. Mỗi nước xin gia nhập đều có cách làm riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của nước mình. Do đó, kinh nghiệm trong đàm phán rất đa dạng và phần trên chỉ nêu ra được một số ít cách làm trong quá trình đàm phán gia nhập của một số nước về một số lĩnh vực cụ thể của WTO. Từ cách làm của các nước đó, có thể đưa đến một kinh nghiệm chung là nước xin gia nhập thường phải bắt đầu bằng việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho nước mình, đồng thời phải quyết định các chính sách thương mại, kinh tế và bước đi trước khi bước vào đàm phán. Nhìn chung, nước xin gia nhập phải đưa ra các cam kết thực hiện các yêu cầu của WTO nhưng mỗi nước có cách làm khác nhau do trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Trong quá trình thương lượng, nước xin gia nhập phải cố gắng đạt được giai đoạn chuyển tiếp dài nhất có thể được để có thời gian điều chỉnh các chính sách và luật lệ trong nước và thực hiện các cam kết đã đưa ra. Đây là một trong những điểm rất quan trọng, vì trên thực tế có thể nêu phát minh những bất lợi không lường trước được trong quá trình thực hiện các cam kết tại các cuộc đàm phán gia nhập WTO. Đây cũng có thể là bài học tốt cho các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi tham khảo chuẩn bị cùng đàm phán gia nhập. Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa lý, chính trị và trình độ phát triển kinh tế nên một nước xin gia nhập không thể áp dụng một cách máy móc hoàn toàn những kinh nghiệm mà các nước đã và đang thực hiện để xây dựng chiến lược và sách lược đàm phán gia nhập WTO của nước mình.

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN – CÁC CHÍNH PHỦ, TỔ CHỨC QUỐC TẾ ĐƯỢC HƯỞNG QUY CHẾ QUAN SÁT VIÊN TẠI WTO (Tính đến ngày 10/02/1999)

STT

TÊN NƯỚC

I.NGÀY GIA NHẬP

1

Anh

1-1-1995

2

Ai Cập

30-6-1995

3

Ăngtigoa và Bácbuđa

1-1-1995

4

Ấn Độ

1-1-1995

5

Ănggôla

1-12-1996

6

Ôxtrâylia

1-1-1995

7

Áo

1-1-1995

8

Baren

1-1-1995

9

Ba Lan

1-7-1995

10

Bồ Đào Nha

1-1-1995

11

Bănglađet

1-1-1995

12

Bácbađốt

1-1-1995

13

Bỉ

1-1-1995

14

Bêlixê

1-1-1995

15

Bênanh

22-2-1996

16

Bôlivia

13-9-1995

17

Bôtxoana

31-5-1995

18

Braxin

1-1-1995

19

Brunây

1-1-1995

20

Bungari

1-12-1995

21

Buốckina Phaxô

3-6-1995

22

Burunđi

23-7-1995

23

Các tiểu vương quốc Arập thống nhất

10-4-1996

24

Camơrun

13-12-1995

25

Canađa

1-1-1995

26

Sát

19-10-1996

27

Chilê

1-1-1995

28

Côlômbia

30-4-1995

29

Cônggô (Bradavin)

27-3-1997

30

Cộng hoà Trung Phi

31-5-1995

31

Cộng hoà Séc

1-1-1995

32

Cộng hoà Dân chủ Cônggô

1-1-1997

33

Cộng hoà Đôminica

9-3-1995

34

Cộng hoà Cưrơgưxtan

20-12-1998

35

Liên minh châu Âu (EU)

1-1-1995

36

Cộng hoà Síp

30-7-1995

37

Cộng hoà Xlôvakia

1-1-1995

38

Côxta Rica

1-1-1995

39

Côt Đivoa

1-1-1995

40

Cuba

20-4-1995

41

Gibuti

31-5-1995

42

Đôminica

1-1-1995

43

Đan Mạch

1-1-1995

44

Đức

1-1-1995

45

Êcuađo

21-1-1996

46

En Xanvađo

7-5-1995

47

Extônia

5-1999

48

Phigai

14-1-1996

49

Gabông

1-1-1995

50

Gămbia

23-10-1996

51

Gana

1-1-1995

52

Grênađa

22-2-1996

53

Goatêmala

21-7-1995

54

Ghinê Bitxao

31-5-1995

55

Ghinê

25-10-1995

56

Guyana

1-1-1995

57

Haiti

30-1-1996

58

Hà Lan

1-1-1995

59

Hàn Quốc

1-1-1995

60

Mỹ

1-1-1995

61

Ônđurat

1-1-1995

62

Hồng Công

1-1-1995

63

Hunggari

1-1-1995

64

Hy Lạp

1-1-1995

65

Aixơlen

1-1-1995

66

Inđônêxia

1-1-1995

67

Ailen

1-1-1995

68

Ixraen

21-4-1995

69

Italia

1-1-1995

70

Giamaica

9-3-1995

71

Kênia

1-1-1995

72

Côoét

1-1-1995

73

Latvia

10-2-1999

74

Lêxôthô

31-5-1995

75

Lichtenxtên

1-9-1995

76

Luychxămbua

1-1-1995

77

Macao

1-1-1995

78

Mađagaxca

17-11-1995

79

Malauy

31-5-1995

80

Malaixia

1-1-1995

81

Manđivơ

31-5-1995

82

Mali

31-5-1995

83

Manta

1-1-1995

84

Marốc

1-1-1995

85

Môritani

31-5-1995

86

Môrixơ

1-1-1995

87

Mêhicô

1-1-1995

88

Mông Cổ

29-1-1997

89

Môdămbích

26-8-1995

90

Mianma

1-1-1995

91

Namibia

1-1-1995

92

Nam Phi

1-1-1995

93

Nauy

1-1-1995

94

Niu Dilân

1-1-1995

95

Nhật Bản

1-1-1995

96

Nicaragoa

3-9-1995

97

Nigiê

13-12-1996

98

Nigêria

1-1-1995

99

Pakixtan

1-1-1995

100

Parama

6-9-1997

101

Papua Niu Ghinê

6-9-1997

102

Paraguay

1-1-1995

103

Pêru

1-1-1995

104

Phần Lan

1-1-1995

105

Pháp

1-1-1995

106

Philippin

1-1-1995

107

Cata

13-1-1996

108

Rumani

1-1-1995

109

Ruanđa

22-5-1996

110

Xankit và Nêvit

21-2-1996

111

Xanta Luxia

1-1-1995

112

Xan Vinxen và Grênađin

1-1-1995

113

Xênêgan

1-1-1995

114

Xiêra Liôn

23-7-1995

115

Xingapo

1-1-1995

116

Xlôvênia

30-7-1995

117

Xlômôn

26-7-1996

118

Xri Lanca

1-1-1995

119

Xurinam

1-1-1995

120

Xoadilen

1-1-1995

121

Tandania

1-1-1995

122

Tây Ban Nha

1-1-1995

123

Thái Lan

1-1-1995

124

Thổ Nhĩ Kỳ

26-3-1995

125

Thụy Điển

1-1-1995

126

Thụy Sĩ

1-7-1995

127

Tôgô

31-5-1995

128

Tơriniđát và Tôbagô

1-3-1995

129

Tuynidi

29-3-1995

130

Uganda

1-1-1995

131

Uruguay

1-1-1995

132

Vênêzuêla

1-1-1995

133

Dămbia

1-1-1995

134

Dimbabuê

3-3-1995

CÁC NƯỚC CỦA LÃNH THỔ ĐƯỢC HƯỞNG QUY CHẾ QUAN SÁT VIÊN

STT

TÊN NƯỚC

STT

TÊN NƯỚC

1

Anbani

18

Macxêđônia

2

Angiêri

19

Mônđôva

3

Anđôra

20

Nêpan

4

Acmênia

21

Nga

5

Adecbaidan

22

Ôman

6

Bêlarut

23

Xamoa

7

Butan

24

Arập Xêut

8

Campuchia

25

Xâysen

9

Cápve

26

Xuđăng

10

Crôatia

27

Tônga

11

Đài Loan

28

Trung Quốc

12

Êtiôpia

29

Ucraina

13

Grudia

30

Udơbêkixtan

14

Gioocđani

31

Vanuatu

15

Cadăcxtan

32

Vaticaăng

16

Lào

33

Việt Nam

17

Litva

 

 

(^.^) vs (^o^)

MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA WTO

 WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việm làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;

Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của TMQT, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;

Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.

WTO thực hiện 5 chức năng sau:

· Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ TMQT của họ

· Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

· Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên.

· Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.

· Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

Các nguyên tắc pháp lý của WTO

 Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marraakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy dịnh về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau:

·         Hiệp định thành lập WTO;

·         20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá;

·         4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, SHTT, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại;

·         4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của CP, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;

·         23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.

WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là : tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.

1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT (mặc dù bản thân thuật ngữ "tối huệ quốc"không được sử dụng trong điều này)1. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).

Điều I. 1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên ký kết dành "ngay lập tức và không điều kiện” bất kỳ ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc NK, XK hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế, hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và NK một sản phẩm xuất xứ hoặc NK sang một Bên ký kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc NK sang các Bên ký kết khác.

Nếu như ngày nay quy chế MFN đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng thì trong lịch sử đã chỉ có một nhóm nhỏ các cường quốc phương Tây được hưởng quy chế “Tối huệ quốc”, thực sự có tính ưu đãi hơn các nước khác được đưa ra trong các hiệp định thương mại và hàng hải ký với các nước Á-Phi-Mỹ Latinh.

Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ‘hàng hoá’ thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sỏ hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS).

Mặc dù được coi là "hòn đá tảng“ trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN. Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập" (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và châm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một sônhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971 của Đại hội đồng GATT về “Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở Quyết định này, Hiệp địnhvề “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển” (Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT) đã được ký năm 1989.

Mặc dù được tất cả các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền tảng, nhưng thực tế cho thấy các nước phát triển cũng như đang phát triển không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này. Thông thường thì vi phạm của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn vi phạm của các nước phát triển.

Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nga ra trwocs GATT về thuế suất đăc biệt đối với cà phê chưa rang. Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê Arập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác). Hai loại cà phê đều được NK miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Sau khi xem xet Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến kết luận như sau: “Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào. Tuy nhiên, Điều I,1 của GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự.... Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau. Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ. Năm loại cà phê chưa rang NK có tên trong danh mục thuế uancủa Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với hai loại càc phê là A rập và Robusta, được NK từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với quy định của Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT”.

 2.Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa NK, dịch vụ và quyền SHTT nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền SHTT, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và SHTT có khác nhau. Đối với hàng hoávà SHTT, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obligation), có nghĩa là hàng hoá và quyền SHTT nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền SHTT trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối vận chuyển . Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ (exception).

Các nước, về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng NK và XK, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của WTO, cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b) ; nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về NK hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do XK quá nhiều (Điều XIX); vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lý do an ninh quốc gia (Điều XXI).

Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay NK. Vấn đề này được quy định lần đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thoả thuận vòng Tôkyô 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán U ruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thoả thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tôkyô ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại : loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo nguyên tắc "đèn hiệu giao thông" (traffic lights).

Riêng về vấn đề hạn chế số lượng đối với hàng dệt may được quy định trong Hiệp định đa sợi (MFA) và hiện nay được thay thế bởi Hiệp định về hàng dệt may của Vòng đàm phán U ruguay (ATC). Hiệp định ATC đã chấm dứt 30 năm các nước phát triển phân biệt đối xử đối với hàng dệt may của các nước đang phát triển. Các nước phát triển sẽ có một thời gian chuyển tiếp là 10 năm để bãi bỏ chế độ hạn ngạch về số lượng hiện hành. Điều I của Hiệp định ATC cũng quy định điều khoản cứu xét đặc biệt đối với một số nhóm nước; ví dụ như các nước cung cấp nhỏ, các nước mới bước vào thị trường (new entrants), các nước chậm phát triển nhất, các nước đã ký hiệp định MFA từ 1986 cũng như các nước XK bông.

Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia trên thực tế đã gây ra rất nhiều tranh chấp giữa các bên ký kết GATT/WTO bởi một lý do dễ hiểu là nếu các nước dễ chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các nước thứ 3 thì nước nào cũng muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa. Mục tiêu chính của nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá NK và hàng hoá nội địa cùng loại. Trong vụ Vênêxuêla kiện Mỹ về thuế môi trường đối với xăng dầu, Bồi thẩm đoàn của GATT đã khẳng định lại.

Điều III. 2 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của các bên ký kết tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho cả hàng hoá NK và hàng sản xuất trong nước. Trong vụ kiện khác mà Mỹ liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, Bồi thẩm đoàn của GATT đã khẳng định lại nguyên tắc việc áp dụng thuế nội địa, luật và quy định về mua bán vận chuyển, phân phối và sử dụng hàng hoá không được mang tính chất bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước.

Về vấn đề “doanh nghiệp nhà nước độc quyền thương mại”, Hiệp định không cấm các bên ký kết thành lập hoặc duy trì những doanh nghiệp nhà nước kiểu như vậy nhưng phải đảm bảo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia vẫn được áp dụng đối với những doanh nghiệp này. Trong vụ Mỹ kiện Thái Lan về những hạn chế số lượng và tăng thuế tiêu thụ đánh vào thuốc lá điếu NK, nhóm chuyên gia của GATT đã quyết định rằng CP Thái Lan có quyền thành lập "Thai Tobacco Monopoly" là cty của nhà nước độc quyền trong lĩnh vực NK và phân phối thuốc lá ở Thái lan và có quyền sử dụng cty này để điều chỉnh giá và hệ thống bán lẻ thuốc lá. Tuy nhiên, ngựoc lại,Thái Lan cũng có nghĩa vụ theo đãi ngộ quốc gia không được đối xử với thuốc lá NK kém ưu đãi hơn so với thuốc lá sản xuất trong nước. Vì vậy, việc Thái lan hạn chế NK nguyên liệu sản xuất thuốc lá ngoại và tăng thuế tiêu thụ nội điạ căn cứ vào tỷ lệ "nội hoá" trong thuốc lá là vi phạm Điều III của GATT về đãi ngộ quốc gia. Bồi thẩm đoàn của GATT đồng thời cũng bác bỏ lập luận của Thái lan viện dẫn điều khoản cho phép hạn chế số lượng vì lý do sức khoẻ vì cho rằng mục tiêu thực sự của CP Thái lan không phải là để hạn chế việc tiêu thụ thuốc lá nói chung (việc hạn chế NK và tăng thuế không áp dụng đối với sợi và giấy để sản xuất thuốc lá nội địa) mà thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá của Thái Lan.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.

 3.Nguyên tắc mở cửa thị trường

Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mỹ là "tiếp cận" thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.

Về mặt chính trị, "tiếp cận thị trường" thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý, "tiếp cận thị trường" thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán ra nhập WTO.

 4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của vụ U ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế NK khác nhau đối với cùng một mặt hàng NK. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét vụ này. Nhóm công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lý việc áp dụng các mức thuế NK khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà U ruguay có quyền "mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay. Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Đại hội đồng GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan "đàm phán" với U ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó. Vụ kiện của U ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lý không vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc "cạnh tranh công bằng".



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro