Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vương Hồng Sển
Sài Gòn năm xưa
Phần 1
Nhắc lại cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt
Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại
Đến bây giờ, còn phân phân bất nhứt: các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng
"Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, ngƣời nói khác, không ai chịu ai. Tranh
luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn nhƣ tôi là
chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trƣơng Vĩnh Ký, cũng tỏ
ra bối rối nhƣ ai!
*
Để dọn đƣờng tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của ngƣời Việt, chúng tôi trƣớc tiên, xin tóm
tắt cuộc Nam tiến nhƣ sau:
Căn cứ theo tài liệu lịch sử để lại, đại cƣơng cuộc Nam tiến không ngừng của dân tộc Việt Nam gồm
có những năm nầy, quan trọng nhứt:
- 939, tổ tiên Việt còn ở vùng Thanh Hoá, và nhờ có ông Ngô Quyền, cởi đƣợc ách Bắc thuộc, mở
đƣờng cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau đƣợc tự chủ ở cõi Nam.
- 1069, xuống đến Quảng Bình, Quảng Trị;
- 1307, nhà Trần gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chàm, mở rộng cõi bờ thêm hai châu Ô Lý
(Thừa Thiên);
- 1425, đến Thuận Hoá;
- 1471, đến Quy Nhơn;
- 1611, đến Phú Yên;
- 1653, đến Nha Trang;
- 1658, Cao Miên xin thần phục chúa Nguyễn, nhìn nhận quyền của triều đình Huế;
- 1680, Nguyễn chúa cho bọn tàn binh nhà Minh khai khẩn hoang địa vùng Đồng Nai;
- 1693, đến Phan Thiết
- 1698, đến Biên Hoà và Gia Định (Sài Gòn);
- 1708, MẠC CỬU dâng Hà Tiên cho chúa Nguyễn, Mạc đƣợc phong làm tổng binh đời đời vĩnh
trấn Hà Tiên;
- 1755, Cao Miên quốc vƣơng nhƣợng đất Tân Bôn và Lôi Lạp cho Võ Vƣơng. Trong Nam, ông
Nguyễn Cƣ Trinh với những kế hoạch khẩn hoang, dinh điền ở miền Nam. Vào cuối thế kỷ XVIII,
tại Gia Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định, ba ngƣời cùng lập thị xã nâng cao
đuốc văn hiến một thời:
- 1780, MẠC THIÊN TỨ (con MẠC CỬU) mất, không con nối hậu. Từ đây, đất Hà Tiên sát nhập cơ
đồ Nguyễn chúa: cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, đến đây đã hoàn thành.
Bản đại lƣợc tóm tắt nhƣ trên, gọn thì có gọn, nhƣng quá vắn tắt nên khó tránh sự tối nghĩa, và kém
sáng suốt, nhứt là đối với những ngƣời không nằm lòng lịch sử nƣớc nhà.
Về tổ chức đồn điền, xét ra đã có từ đời Hồng Đức (Lê Thánh Tôn), từ ngày vua Lê Lợi đuổi đƣợc
quân Tàu, thế nƣớc rất mạnh, hiềm vì đất đai chật hẹp không đủ cho dân cày cấy, nên Lê Thánh Tôn
thi hành chánh sách bành trƣớng vào Nam, lập kế đồn điền. Tổ chức nầy có hai phƣơng lợi: một là
trấn an biên thuỳ, hai là mở rộng bờ cõi một cách hoà bình. Nhơn thế, một chức quan đƣợc đặt ra,
gọi quan Thu ngự kinh lƣợc sứ, với nhiệm vụ chiêu tập những lƣu dân (gồm những dân tình nguyện,
những ngƣời phải tội lƣu trú ngoài biên cƣơng, hoặc những ngƣời bỏ làng để trốn lính và tránh sƣu
thuế…). Những ngƣời ấy đƣợc đƣa đi khai khẩn đất hoang, và đƣợc quan kinh lƣợc giúp đỡ và ủng
hộ. Họ lấn sang đất Chiêm Thành rồi sau này đất Thuỷ Chân Lạp và vẫn yên tâm mở rộng khu vực vì
sẵn bên có quân đội bảo vệ an ninh.
Sau một hai đời, thì những hạt mới đƣợc sung nhập lãnh thổ Việt. Lần lần, những lƣu dân miền Bắc,
miền Trung, dùng phƣơng pháp "tàm thực" ấy mà mở rộng đất đai bờ cõi Việt từ sông Cả đến tận
mũi Cà Mau. Sự bành trƣớng nầy đến ngày chạm súng với Lang Sa mới ngƣng.
Nhơn đây là bài khảo cứu về căn cội đất Sài Gòn, và muốn cho đầy đủ, chúng tôi không sợ lẩn thẩn,
mà thuật lại có đầu có đuôi "công cuộc mở mang bờ cõi" của tổ tiên ta trong cuộc Nam tiến, tính ra
kéo dài trên tám trăm năm (từ năm 939 đến năm 1780) mới hoàn thành. Có một khoảng trên dƣới
một trăm năm, cần phải nhấn mạnh nhứt là khoảng từ năm 1658 đến năm 1759, tức đoạn tổ tiên ta
chung đụng với ngƣời Cam Bốt, trên cõi Nam nầy. Ngày nay nƣớc Cao Miên và nƣớc Việt Nam là
hai ngƣời bạn thân, lẽ đáng không nên khơi lại chuyện cũ. Nhƣng nghĩ vì đây là lịch sử nên chúng tôi
xin hết sức thận trọng, vô tƣ và khách quan, thuật lại nhƣ sau để đánh tan những hiểu lầm.
1. Cõi Nam từ năm 1658 đến năm 1753
Lúc ấy đã có ngƣời Cam Bốt ở trên đất Nam nầy rồi. Nói chính đáng mà nghe, từ Huế, Chúa Hiền
Vƣơng đã từng cắt quân đi chinh phục miền Nam. Quân ta cả thắng Chàm và sau những chiến công
rực rỡ, dân Việt đã có dịp chen vai thích cánh với ngƣời Khơ me, nơi những vùng biên giới cũ
Chàm, kể từ năm 1658.
Một điều nên nhớ kỹ, là vào thời buổi ấy, DÂN THƢA ĐẤT RỘNG, DÂN LÀM ĂN KHÔNG HẾT,
việc đi khai khẩn đất hoang là thƣờng sự và không hề sanh ra việc gì rắc rối. Tục thƣờng ví "CHIM
TRỜI CÁ NƢỚC", ai bắt đƣợc nấy nhờ.
Một điều khác cần nói rõ thêm là đất miền Nam của bán đảo Ấn Độ - Chi Na cũng không phải thiệt
thọ "phần đất phụ ấm" của Khơ me. Sự thật thì dòng thổ dân tiên chiếm vùng nầy là giống Phù Nam
đã bị tiêu diệt từ thế kỷ thứ VII, và có thể ngƣời Khơ Me chiếm thay ngƣời Phù Nam từ thế kỷ thứ
VII, lại mấy có sự đòi hỏi tranh tụng gì? Tha hồ lúc ấy ai khai phá đƣợc khoảnh nào thì nấy làm chủ
ăn hoa lợi. Và nhƣ đã nói "đất ở không hết", tội gì tranh giành cho nhọc lòng lo, cho mệt xác. Sợ
nhứt là làm nhƣ vậy, chỉ sanh oán thù, ích gì?
Gƣơng xƣa tích cũ còn trƣớc mắt sờ sờ:
- Pháp quốc đã giàu mạnh, nhƣng còn nhà đất Gia Nã Đại, chẳng qua lúc ấy vừa chê xa xôi, vừa chê
ít hoa lợi…
- Trung quốc là nƣớc lớn, thế mà cắt đất Mã Cao để làm nhƣợng địa cho Bồ Đào Nha, rồi cũng cắt
đứt Hƣơng Cảng làm nhƣợng địa cho Anh Quốc, chung quy cũng vì thời buổi ấy hai chỗ nầy chỉ núi
đá trơ trơ, toàn đất hoang vu không sanh hoa lợi, "mất" hay "bỏ" vẫn không tiếc…
Nhắc lại, sau khi nhà Minh bên Trung Quốc bị nhà Mãn Châu thay thế, thì năm 1680, bọn di thần
Minh triều nhƣ Dƣơng Ngạn Địch, Huỳnh Tấn, Trần Thắng Tài, v.v… tự xƣng ngƣời "Trƣờng Phát"
(tóc dài) không khứng đầu hàng Thanh triều, vì họ ghét tục dân Mãn Châu cạo đầu gióc bín (để đuôi
sam nhƣ đuôi lừa). Bởi rứa, theo sử chép lại, các tƣớng ấy dìu dắt độ ba ngàn tinh binh trung thành
với cựu trào, lƣớt sóng trên năm mƣơi, sáu mƣơi chiến thuyền vƣợt trùng dƣơng tìm xuống miền
Nam, xin đầu hàng chúa Nguyễn, vì dân Nam cũng để tóc dài và trung thành với đạo Khổng Mạnh
nhƣ họ. Đứng trƣớc tình trạng khó xử này, chúa Hiền Vƣơng trong lòng bối rối không vừa, vì kỳ
trung chúa chẳng muốn gần gụi đám vong thần bất trị ấy; nhƣng với trí tinh khôn có thừa, ngoài mặt
chúa giả cách niềm nở tận tình. Chúa bày tiệc khoản đãi quân sĩ nhà Minh rồi "tống khứ" họ xuống
miền Đông Phố, cho họ đƣợc phép chiếm cứ vùng Đồng Nai thƣở đó tuy thuộc lãnh thổ Khơ Me,
nhƣng Miên Vƣơng tỏ ra không bận tâm nhiều đến vùng hoang địa ranh mức tầm ruồng nầy. Nhƣ
thế, nhơn một mũi tên, chúa Nguyễn bắn đƣợc hai chim; một đàng, đƣợc lòng ngƣời Tàu vì làm cho
họ có chỗ dung thân, đàng khác nhơn cơ hội, mƣợn tay tha nhơn, mở rộng bờ cõi một cách hoà bình,
không tốn hao binh sĩ; thật là ngón ngoại giao sắc cạnh khôn bì.
Nhắc lại, đƣợc lịnh Chúa Nguyễn, tƣớng Dƣơng Ngạn Địch kéo quân xuống chiếm đóng vùng Mỹ
Tho trên sông Tiền Giang (Mékong); còn Trần Thắng Tài, Huỳnh Tấn, và Trần An Bình thì đem bổn
bộ binh mã đến chiếm cứ vùng Biên Hoà, trên con sông Đồng Nai. Vì không nói đƣợc chữ "đ" nên
họ vẫn gọi "Đồng Nai" ra "Nồng Nại".
Khi ngƣời Khơ Me đụng độ với ngƣời Tàu thì đã lấy làm bực mình vì phong tục khác xa, không dè
đến khi ăn chung ở lộn với dân "duồng", họ lại càng thêm khó chịu. Họ ngầm ghét đám dân "Đồn
điền" mới.
Lần hồi, không cử động binh đao, mà ngƣời Cam Bốt (Campuchia) tự rút lui về miền thƣợng Lục
Chân Lạp (Haut Cambodge) bỏ đất hoang Thuỷ Chân Lạp (Basse Cochinchine) cho mặc tình ngƣời
Trung Quốc và Việt Nam tha hồ khai phá. (Cái nghiệp "hay hờn mát" và "ƣa giận quàng xiên" của
ngƣời Miên đến nay vẫn chƣa bỏ. Tỷ dụ nhƣ lối năm 1920, dân Miên và dân Việt đua nhau khai thác
xin khẩn đất hoang dọc theo kinh xáng mới đào vùng Phƣớc Long và Vĩnh Qƣới (Rạch Giá) để làm
ruộng. Mỗi khi đôi bên không thuận nhau về quyền tiên chủ sở đất nào, thì ngƣời Miên thƣờng thách
đố ngƣời Việt hãy đồng lòng đem sở đất tranh chấp "hiến nạp" ngon lành cho viên chức sở tại, nhƣ
vậy thì họ sẽ hết giận, báo hại quan thinh không phát tài ngang! Nhƣng ngƣời Việt đâu chịu làm vậy
và thƣờng có cách khéo giải hoà với bạn Miên khỏi "làm giàu vô cớ" cho quan! Duy ngày nay, còn
giận ai nữa mà Miên vẫn cất nhà xây mặt tiền vào vƣờn, ít chịu xây mặt ra đƣờng cái hay ngó ra con
sông tấp nập?
Nhắc lại năm Giáp Dần (1674), Chúa Hiền đã tầng sai binh xuống can thiệp vào việc nội bộ nƣớc
Miên do Nặc Ông Non cầu cứu dẹp hộ binh Xiêm. Đến khi vua Miên thấy cảnh ở Sài Gòn bị kẹp
giữa hai gọng kềm "Chệc", bèn cầu cứu với triều Huế, Chúa Hiền nhân cơ hội ấy để sai nha trảo
xuống dàn xếp… Thêm một cơ hội may mắn đến cho triều Huế là vào năm 1688 giữa ngƣời Tàu Mỹ
Tho và ngƣời Tàu Cù Lao Phố sanh ra sự bất hoà lớn. Chúa Hiền khi ấy đã mất, nhƣng Ngãi vƣơng
nối ngôi không kém sự trí mƣu. Huỳnh Tấn giết Dƣơng Ngạn Địch, binh chƣa lại nghỉn thì kế bị
Chúa Ngãi ra tay trƣớc, giết Huỳnh Tấn, dẹp tan đám giặc khách sót lại ở Mỹ Tho mà làm chủ tình
thế hai thị trấn tân tạo Mỹ Tho và Cù Lao Phố (Biên Hoà).
Chúa thừa thắng cho binh tƣớng kéo rốc lên Cam Bốt tới trƣớc thành Gò Bích, Miên Vƣơng một mặt
dẫn phi tần về thành U Đông, mặt khác sai sứ nạp biểu. Chúa Ngãi cho dân, quân về an dinh lập trại
Bến Nghé. Công việc ấy gọi là "đồn dinh”.
Thuở đó, xứ Cam Bốt có đến hai vua:
- Vua Nhứt, Chánh Vƣơng, ngự tại thành Lo Vek (sách sử Việt âm là "La Bích" hoặc "Gò Bích"
(Trƣơng Vĩnh Ký); (trong Việt Nam Sử lƣợc, Trần Trọng Kim, trang 329, ghi "thành Long Öc", phải
Lo Vek này chăng?!)
- Vua Nhì, tức Phó Vƣơng, đóng đo tại Prei Norkor, sau này Sài Gòn.
Một nƣớc hai vua, một xứ hai mặt trời, đây là một tình thế lƣỡng lập vạn bất đắc dĩ, không bao giờ
tồn tại đƣợc lâu. Về sau, nếu có xảy ra sự di dân Khmer tự mình bỏ Thuỷ Chân Lạp rút lui về Lục
Chân Lạp, âu cũng vì một lẽ Chánh Vƣơng ngầm muốn để còn một vua đặng dứt hậu hoạn về sau,
một lẽ nữa, cũng tại lòng dân Miên mà cũng có tay Trời già ở trong!
Prei Norkor vào thời bấy giờ, là một thôn nhỏ trong rừng già dựa kề một đồn kiên cố, dân cƣ thƣa
thớt, nhà cửa lèo tèo, cột cây nóc lá, tập trung trên các gò nổng cao ráo, chung quanh là ao sình nƣớc
đọng quanh năm, sâu vô trong nữa thì toàn là rừng rú thiên nhiên đã có từ tạo thiên lập địa, không ai
khai phá, đầy rẫy muỗi mòng, đỉa vắt và thú dữ: tây, tƣợng, hùm beo, khỉ, sấu… Prei Norkor dùng
làm nơi đồn trú của Phó Vƣơng Cao Miên (một cái gai trong mắt Chánh Vƣơng).
Việt Sử Trần Trọng Kim nói:
" Năm Mậu Tuất (1658), vua nƣớc Chân Lạp mất, chú cháu tranh nhau, sang cầu cứu bên chúa
Nguyễn, chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền sai quan đem ba ngàn quân sang đánh ở Mỗi Xuy (nay
thuộc Phúc Chánh, Biên Hoà) bắt đƣợc vua là Nặc Ông Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ,
rồi tha cho về nƣớc, bắt phải triều cống và phải bênh vực ngƣời An Nam sang làm ăn ở bên ấy.
"Năm Giáp Dần (1674), nƣớc Chân Lạp có ngƣời Nặc Ông Đài đi cầu viện nƣớc Xiêm La để đánh
Nặc Ông Nộn.
"Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hoà). Chúa Hiền bèn sai cai
cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dƣơng Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mƣu đem binh chia
ra làm hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài, phá đƣợc đồn Sài Gòn rồi tiến quân lên vây thành Nam
Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng. Nặc Ông Thu ra hàng. Nặc Ông Thu
chính là dòng con trƣởng nên lại lập làm chánh quốc vƣơng đóng ở Long Öc, để Nặc Ông Nộn đóng
ở Sài Gòn, bắt hàng năm phải triều cống.
"Năm Mậu Thìn (1688), Hoàng Tiến giết Dƣơng Ngạn Địch, rồi đem chúng đóng đồn ở Nam Khê,
làm tàu, đúc súng để chống nhau với ngƣời Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu cũng đào hào
đắp luỹ làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần phục chúa Nguyễn nữa.
"Bấy giờ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn sai quan đem quân đi đánh dẹp, dùng mƣu giết đƣợc
Hoàng Tiến và bắt vua Chân Lạp phải theo lệ triều cống.
Năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Kính làm kinh lƣợc
đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố (Giản Phố) ra làm dinh, làm huyện, lấy xứ Đồng Nai làm huyện
Phúc Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình.Đặt Trấn Biên dinh (tức Biên Hoà) và Phiên Trấn
dinh (tức Gia Định) sai quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những kẻ lƣu dân từ Quảng Bình trở vào để
lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những ngƣời Tàu ở đất Trấn Biên (Biên Hoà) thì lập làm
xã Thanh Hà: những ngƣời ở đất Phiên Trấn (Gia Định) thì lập làm xã Minh Hƣơng. Những ngƣời
ấy đều thuộc về sổ bộ nƣớc ta”.
(Việt Nam Sử lƣợc, Trần Trọng Kim, trƣơng 329-330)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#copy