(4) "Đặt bút như có nửa thần", "Xuất khẩu thành nửa bài"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Cô giáo Trịnh thường nói: Học thuộc từ vựng không phải là mục đích sau cùng, điểm số cao trong các kỳ thi cũng không phải là mục đích sau cùng, mà mục đích sau cùng là phải thực sự nâng cao được năng lực tiếng Anh của mình qua các phương pháp học tập khác nhau. Cô dạy chúng tôi: Cảnh giới cao nhất trong học ngôn ngữ là bạn có thể điều khiển được nó, tức là bạn có thể diễn đạt trôi chảy ý nghĩ mình muốn nói ra mà không làm trò cười cho người ta. Cô thấu hiểu sâu sắc đạo lý này. cho nên cùng với việc học từ vựng, cô cũng đôn đốc chúng tôi luyện viết và luyện nói. Ban đầu tôi vẫn cho rằng, để có thể viết được một bài văn tiếng Anh súc tích và ý nghĩa hoặc có thể nói tiếng Anh trôi chảy mượt mà và không vấp váp chút nào giống như cô giáo Trịnh hay cô giáo Ngô thời cấp II là một việc vô cùng khó. Vì vậy, tôi quyết định, để mình cũng trở nên lợi hại như hai cô giáo, tôi nhất định phải rèn luyện bản lĩnh tiếng Anh đạt đến trình độ "đặt bút như có thần" và "xuất khẩu thành thơ".

Mới đầu, tôi rất phiền muộn về việc luyện viết, vì mỗi lần đặt bút viết, tôi đều cảm thấy miễn cưỡng, gượng gạo, lúc thì tôi không muốn viết, lúc thì tôi không biết viết thế nào. Do bị chi phối bởi tâm trạng, nên kế hoạch viết lách của tôi cũng bị trì hoãn một thời gian dài. Về sau, tôi và Cá Béo Ướp Muối nghĩ, chúng tôi đã dùng cơ chế giám sát lẫn nhau để học thuộc từ vựng, vậy thì tại sao không thử vận dụng cơ chế này vào phương diện rèn luyện kĩ năng viết? và thế là, hai đứa tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch viết văn: Mỗi ngày viết một đoạn văn ngắn khoảng hai trăm chữ trong thời gian quy định, chủ đề tự chọn, có thể viết tin tức thời sự, cũng có thể miêu tả cuộc sống. Ai không hoàn tất bài viết sẽ phải mời đối phương ăn cơm. Khi quy định này được đưa ra, hai đứa tôi lại bắt đầu hoạt động điên cuồng trong vòng quay mới.

Cô giáo Trịnh hướng dẫn chúng tôi: "Yêu cầu cơ bản nhất của một bài văn tiếng Anh hay là phải có kết cấu hoàn chỉnh. Phần mở bài phải đưa ra được tư tưởng trọng tâm của cả bài thông qua một câu văn nòng cốt. Mỗi một đoạn luận điểm trong phần thân bài đều phải được khai triển rõ ràng, mạch lạc các luận điểm bộ phận, luận chứng, luận cứ và câu chủ đề. Phần kết bài cần nhắc lại một lần nữa trọng tâm của cả bài, và cũng có thể viết mở rộng". Nghe vậy, trong lòng tôi cảm thấy bối rối khó hiểu: "Đây chẳng phải là ba yếu tố cấu thành một bài văn nghị luận trước đây mình từng học trong môn Ngữ văn ư? Sao văn chương tiếng Anh cũng phải viết như thế nhỉ?" Ban đầu tôi cảm thấy kết cấu này chặt chẽ nhưng có vẻ quá cứng nhắc, nên không muốn viết. Cô giáo khuyến khích chúng tôi đọc nhiều bài viết trên một số tạp chí Anh văn, thưởng thức cái gọi là văn bát cổ (*) trong tiếng Anh.

(*) Văn bát cổ hay còn gọi là văn tứ thư, là một thể văn khoa cử dưới thời Minh – Thanh, quy định nghiêm ngặt về phân đoạn, nội dung sáo mòn, hình thức gò bó, ngay đến số chữ cũng có giới hạn nhất định, con người chỉ có thể triển khai bài viết trong chủ đề có sẵn.

Tôi chạy ra tiệm internet đọc mấy bài viết trên trang The New York Times (Thời báo New York), phát hiện ra ngôn ngữ viết của tác giả dí dỏm, hài hước, hành văn lưu loát uyển chuyển, có cảm giác như mây bay nước chảy, nhưng đến khi tìm hiểu kỹ, thì tôi nhận thấy, quả thật khung xương của bài báo tuân theo kết cấu cô giáo nói.

Từ đó, tôi tuyên bố, muốn đạt được đến trình độ đặt bút viết như có thần giúp, mình phải bắt đầu từ việc nắm vững kết cấu bài văn. Khi có giàn khung tốt rồi, nhìn vào "hình thức bên ngoài" của bài văn, người đọc sẽ cảm thấy ưng mắt, họ dễ dàng nhận ra tư tưởng của người viết thể hiện qua bài văn đó. Nếu bài văn không có kết cấu chặt chẽ, không có đầu không có cuối, câu cú rời rạc, luận chứng, luận cứ không bổ sung cho nhau, thì dẫu người đọc đọc đi đọc lại bao nhiêu lần cũng vẫn cảm thấy lùng nhùng, không hiểu "mô tê" gì cả. Bấy giờ khẩu hiệu của chúng tôi là: Trước hết phải viết được một bài văn có kết cấu hoàn chỉnh, không cần biết câu từ có bóng bẩy hay không, luận chứng có mới mẻ hay không, vì sau khi viết xong chúng ta vẫn có thể sửa chữa, bổ sung mà! Hưởng ứng khẩu hiệu của mình, tôi và Cá Béo Ướp Muối bắt đầu đặt bút viết. Mấy bài đầu chúng tôi viết như cơm nguội, bài văn chỉ có mỗi bộ khung cứng nhắc, viết xong ngay đến bản thân mình còn chẳng buồn đọc lại. Nhưng càng về sau, nhờ luyện tập không ngừng, chúng tôi có thể viết ra những bài văn mà bản thân mình cảm thấy chấp nhận được, thậm chí còn hơi hài lòng.

Khi viết văn, tôi không quên nhắc nhở bản thân mình phải vận dụng tối đa những từ mới đã học vào bài viết, vì tôi thường nhớ rất kỹ mỗi từ vựng mình từng sử dụng qua. Ngoài ra, mỗi lần viết bài xong, tôi và Cá Béo Ướp Muối lại ngồi sửa bài cho nhau, chỉ ra lỗi sai của đối phương và góp ý xây dựng. Tôi học được rất nhiều quan điểm và góc độ khác nhau trong việc nhìn nhận, phân tích sự việc từ bài viết của Cá Béo Ướp Muối, ngược lại Cá Béo Ướp Muối cũng học được rất nhiều cách diễn đạt và phương thức cấu tạo câu tiếng Anh trong bài viết của tôi. Chúng tôi kiến trì luyện viết như vậy trong vòng nửa năm. Khi chưa luyện tập, chúng tôi chẳng biết gì, đến khi luyện tập đã vỡ vạc ra nhiều thứ, kết quả mang lại cũng khác. Về sau, mỗi lẫn thi môn viết, tuy chúng tôi chưa đạt tới mức "đặt bút như có thần", nhưng ít nhất cũng là "đặt bút có nửa thần", chúng tôi cấu tứ, viết văn, hoàn thành bài viết, rồi nộp bài một cách nhanh chóng và đạt điểm số rất cao.

So với luyện viết, luyện nói là một quá trình tương đối gian nan và khó xử. Cô giáo Trịnh dạy chúng tôi: Không có đường tắt giúp nâng cao kỹ năng nói, các bạn chỉ còn cách dũng cảm mở miệng nói thôi. Ban đầu tôi và Cá Béo Ướp Muối rất ngại nói, mỗi khi chúng tôi quyết định bắt đầu nói tiếng Anh từ giây phút này, thì y như rằng một giây sau chúng tôi lại im thin thít, phần vì không biết phải nói những gì, phần vì sợ mình nói sai. về sau cô giáo gợi ý chúng tôi nên bắt đầu luyện nói từ một việc đơn giản như thuật lại cuộc sống hàng ngày. Vì thế, chúng tôi bắt đầu thử dùng tiếng Anh miêu tả một ngày của mình cho đối phương nghe, ví dụ như nói vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, bạn làm những việc gì, lên lớp học những bài nào, gặp những ai, học được những kiến thức mới nào và có những cảm nhận mới gì... Vì hàng ngày, tôi và Cá Béo Ướp Muối đều đi học và tự học cùng nhau, nên nội dung câu chuyện cũng từa tựa như nhau, nhờ vậy chúng tôi có thể biết rõ những điều đối phương nói có chính xác và đầy đủ hay không. Khi không biết diễn đạt ý mình muốn nói bằng tiếng Anh như thế nào hoặc khi mắc lỗi sai về ngữ pháp khẩu ngữ, chúng tôi sẽ chỉ ra lỗi sai cho đối phương và cùng nhau giải quyết khó khăn. Trong trường hợp cả hai đứa đều không biết diễn đạt như thế nào, chúng tôi sẽ cắm cúi tra từ điển, học cách diễn đạt mới, rồi viết nó vào cuốn sổ tay, đặt nhiều câu bằng cách diễn đạt mới để ghi nhớ sâu hơn. Dùng khẩu ngữ thuật lại cuộc sống một ngày của mình có vẻ là một việc đơn giản, thậm chí còn hơi máy móc, nhưng theo tôi, đây là một phương pháp tốt dành cho những người mới bắt đầu luyện nói, vì bạn không cần phải quá lo lắng đến chuyện không biết nói gì, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khẩu ngữ tiếng Anh diễn đạt những chi tiết đơn giản như: "Hôm nay tôi thức dậy lúc bảy giờ sáng, sau khi đánh răng rửa mặt xong, tôi vội vã đi tới trường."

Đến khi chúng tôi có thể diễn tả cuộc sống hàng ngày một cách thuần thục, thì bước tiếp theo là thử sử dụng khẩu ngữ hình dung về một sự vật hay một nhân vật. Bước thứ hai không giống với bước thứ nhất ở chỗ, chúng tôi phải tự vắt óc suy nghĩ, nhớ lại tất cả những hình dung từ mà mình từng học trước đó. Chúng tôi đưa ra cho đối phương một chủ đề, ví dụ: "Bạn hãy miêu tả mẹ của bạn là một người như thế nào?", "Bạn hãy hình dung sân trường đại học của chúng ta là nơi như thế nào?", "Bạn hãy hình dung về người mà bạn thần tượng nhất"... Chúng tôi còn yêu cầu đối phương đưa ra ví dụ trong quá trình nói, ví dụ như: "Bạn hãy đưa ra ví dụ chứng minh vì sao bạn cho rằng mẹ của bạn là một người thầy vĩ đại", "Bạn hãy đưa ra ví dụ chứng minh vì sao bạn cho rằng bà ấy rất biết quan tâm đến người khác"... Luyện nói đến bước này là tương đối khó, vì muốn hình dung đầy đủ về một sự việc nào đó, bạn buộc phải nắm vững một lượng từ vựng nhất định. Lúc này, tôi mới nhận thức sâu sắc rằng, những từ vựng mình từng học trước đây toàn là từ "chết", bởi vì tôi không thể sử dụng chúng một cách linh hoạt vào những phút quan trọng. Phương pháp giải quyết vấn đề này của tôi là, vừa tra cứu vừa sử dụng, vừa sử dụng vừa ghi nhớ, nhớ rồi thuộc và sau khi sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần thì sẽ ghi nhớ kỹ hơn. Đơn cử như khi tôi hình dung mẹ của tôi là một người phụ nữ "thanh lịch, bình thản, quả quyết, kiên định", nhưng ban đầu tôi không biết một hình dung từ tiếng Anh nào trong mấy từ này. Vì vậy tôi bắt đầu mở từ điển ra tra cứu, tìm được mấy từ là "gracious, even-tempered, resolute, steadfast". Thật ra, trước đây tôi cũng học thuộc mấy từ này rồi, nhưng đến khi nói khẩu ngữ, tôi lại chẳng thể nhớ ra để sử dụng. Bởi vậy, tôi nhanh chóng viết chúng vào cuốn sổ tay, mỗi lần nói đến mẹ của mình, tôi luôn có ý thức sử dụng chúng, càng sử dụng càng thành thạo. Dần dần, qua quá trình tích lũy không ngừng và sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần, càng ngày càng có nhiều từ "chết" được "sống" lại. từ đơn hay từ ghép cũng đều như vậy.

Khi nói tiếng Anh trở thành thói quen sinh hoạt, chúng tôi không còn cảm thấy lo lắng như trước đây nữa. Bất kể đi tới xó xỉnh nào trong trường, tôi và Cá Béo Ướp Muối cũng đều nói chuyện oang oang bằng tiếng Anh, chúng tôi coi mỗi lần đối thoại là một cơ hội tốt để luyện nói. Tôi nhớ có một lần đi dạo phố, hai đứa tôi cũng nói tiếng Anh ở trong trung tâm mua sắm, bình phẩm xem bộ quần áo nào đó có đẹp hay không, đôi giầy nào đó có xinh hay không. Nhân viên bán hàng dùng tiếng Trung hỏi chúng tôi có cần giúp đỡ gì không, chúng tôi giả bộ không hiểu, đáp lại người ta: Sorry, we don't speak Chinese." Nhân viên bán hàng nghe xong, quay người chạy mất.

Do hồi cấp II học tiếng Anh, cô giáo Ngô dạy rất giỏi về mặt ký âm và phát âm, nên lúc này tôi không phải lo lắng về vấn đề phát âm như thế nào, mà chỉ canh cánh nỗi lo ngữ điệu. Năm thứ nhất cùng Cá Béo Ướp Muối luyện nói, tôi luôn tập trung cao độ, nên cũng không mất nhiểu thời gian để điều chỉnh ngữ điệu của mình, tôi chỉ mong nhanh chóng nâng cao kỹ năng nói, ít nhất cũng phải đạt tới trình độ không gặp trở ngại trong giao tiếp hàng ngày hay diễn đạt quan điểm cá nhân. Vì học kỳ II năm thứ nhất, tôi kiền trì luyện khẩu ngữ mỗi ngày. cộng thêm việc sử dụng tiếng Anh trong toàn bộ chương trình học của khoa, nên hơn nửa năm sau, kỹ năng nói của tôi được cải thiện rất nhiều, tôi không còn nói ngắc nga ngắc ngứ, ậm à ậm ừ nữa, trái lại còn có chút cảm giác "xuất khẩu thành nửa bài".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro