sang coi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA VÀ ANH - MỸ. 3

1. Lịch sử pháp luật Châu Âu lục địa 3

2. Lịch sử pháp luật Anh-Mỹ 4

II. SO SÁNH NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN. 4

1. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa 4

2. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ 5

3. So sánh hai hệ thống pháp luật trên 5

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 8

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA VÀ ANH - MỸ.

Dân luật hay luật châu Âu lục địa hay luật Đức-La Mã là tên gọi để chỉ một hệ thống luật thịnh hành nhất trên thế giới. Trong vai trò của một hệ thống luật, nó thường được so sánh với thông luật hay luật Anh - Mỹ. Khác biệt chủ yếu thường được đưa ra giữa hai hệ thống này là ở chỗ luật Anh - Mỹ đề ra các quy tắc trừu tượng từ các vụ việc cụ thể, trong khi luật châu Âu lục địa bắt đầu từ các quy tắc trừu tượng để sau đó các quan tòa hay trọng tài phải áp dụng các quy tắc đó cho các vụ việc cụ thể.

1. Lịch sử pháp luật Châu Âu lục địa

Hệ thống dân luật dựa trên luật La Mã, đặc biệt là Corpus Juris Civilis (Dân pháp đại toàn) của Hoàng đế Justinian I, và sau đó được các học giả pháp lý thời Trung cổ phát triển thêm.

Sự chấp nhận luật La Mã có các đặc trưng khác nhau tại mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, hiệu lực của nó được tạo ra từ hành động lập pháp, nghĩa là nó trở thành luật thực chứng, trong khi ở các trường hợp khác nó được chấp nhận bằng các quy trình pháp lý đề ra bởi các nhà lý thuyết pháp lý.

Vì vậy, luật La Mã đã không chi phối một cách tuyệt đối tại châu Âu. Luật La Mã chỉ là nguồn luật pháp thứ cấp chỉ được áp dụng khi các tập quán và luật lệ cục bộ địa phương thiếu sự sửa đổi thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, các quy tắc cục bộ địa phương cũng chủ yếu được diễn giải theo luật La Mã (nó là truyền thống pháp lý chung của châu Âu theo kiểu này), kết quả là luật La Mã có ảnh hưởng như là của nguồn luật chính.

Ngoài nền tảng luật La Mã, là sự pháp điển hóa mở rộng cho luật La Mã đã được phê chuẩn, nghĩa là đưa nó vào trong các bộ luật dân sự. Khái niệm pháp điển hóa có nguồn gốc từ luật Hammurabi ở Babylon cổ đại.

Khái niệm pháp điển hóa được phát triển tiếp trong thế kỷ 17 và 18, như là sự biểu lộ của cả luật tự nhiên và các ý tưởng của phong trào khai sáng. Ý tưởng chính trị của thời đại này được thể hiện bằng các khái niệm dân chủ, bảo hộ sở hữu và pháp quyền. Quan điểm như vậy đòi hỏi phải có sự tạo ra một sự chắc chắn của luật pháp, thông qua sự ghi chép luật và sự đồng nhất của nó. Vì thế, sự pha trộn nói trên của luật La Mã và các tập quán, luật lệ địa phương đã ngừng tồn tại để nhường chỗ cho pháp điển hóa luật, để có thể góp phần cho các mục đích của ý tưởng chính trị nói trên.

Một nguyên nhân khác góp phần vào sự pháp điển hóa là ý niệm nhà nước dân tộc (quốc gia dân tộc), được sinh ra trong thế kỷ 19, đòi hỏi phải có sự ghi chép luật pháp mà có thể áp dụng được cho nhà nước đó.

Chắc chắn đã có những phản ứng đối với mục tiêu pháp điển hóa luật. Những người đề xuất ý tưởng pháp điển hóa coi nó như là có lợi cho sự chắc chắn, đồng nhất và việc ghi chép có hệ thống của luật pháp; trong khi những người phản đối lại cho rằng pháp điển hóa có thể gây ra sự cứng nhắc của luật pháp.

Cuối cùng, cho dù có sự phản đối và kháng cự thế nào đi chăng nữa đối với pháp điển hóa thì quá trình pháp điển hóa các bộ luật tư (tư pháp) châu Âu cũng tiến lên. Bộ Luật Dân sự Napoleon năm 1804, Luật Dân sự Đức (Bürgerliches Gesetzbuch) năm 1900 và luật dân sự Thụy Sĩ là các bộ luật dân sự quốc gia có ảnh hưởng nhiều nhất.

Do Đức là một cường quốc vào cuối thế kỷ 19 và hệ thống pháp lý của nước này được tổ chức khá tốt, trong khi nhiều quốc gia châu Á là các nước đang phát triển, nên Luật Dân sự Đức đã trở thành nền tảng cho các hệ thống pháp lý của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Trung Quốc, Luật Dân sự Đức được giới thiệu vào những năm cuối thời nhà Thanh và tạo thành nền tảng cho luật pháp của Trung Hoa Dân Quốc, hiện nay vẫn có hiệu lực tại Đài Loan.

2. Lịch sử pháp luật Anh-Mỹ

Có thể nói Common law khởi nguồn ở nước Anh. Trước khi cuộc chinh phục của người Norman diễn ra vào năm 1066, công lý và pháp luật được ban hành chủ yếu bởi tòa án hạt (the county court) và được chủ trì bởi các giám mục và các hạt trưởng và được áp dụng trong cả quyền hạn của giáo hội lẫn dân sự. Nhưng sau khi cuộc chinh phục của người Norman thành công vào năm 1066, một hệ thống pháp mới được hình thành. Tuy vậy không thể nói rằng common law đã hình thành năm 1066, lý do là vì William - thủ lĩnh cuộc chinh phục - đã không huỷ bỏ các tập quán và hệ thống toà án địa phương, các toà án này vẫn tiếp tục áp dụng thông lệ từ trước của họ và chưa có bộ luật nào chung cho toàn vương quốc. Tuy nhiên nhà vua có thành lập một số toà án hoàng gia tại thủ đô Westminster. Thẩm quyền các toà án này lúc đầu rất hạn chế nhưng về sau được mở rộng đến mức các toà án địa phương mất tác dụng. Quyết định của các toà án hoàng gia dần dần trở thành luật chung cho cả vương quốc và được gọi là luật thông lệ.

Luật thông lệ bắt nguồn từ quyết định của các tòa án. Do đó, xuất xứ truyền thống của luật thông lệ là các án lệ chứ không phải luật do cơ quan lập pháp ban hành. Truyền thống dựa lên án lệ lâu đời đến nỗi, khi luật thông lệ biến thành một tập hợp các quy định tố tụng cứng nhắc và máy móc, nhà vua đã không chấn chỉnh bằng cách ban hành luật mới mà lại thành lập một loại tòa án mới. Nếu một thần dân cho rằng một quyết định theo luật thông lệ không công bằng thì có thể thỉnh cầu lên nhà vua. Do có quá nhiều thỉnh cầu như vậy, nhà vua phải cho thành lập Tòa Đại pháp (The Court of Chancery - tòa án tối cao); dựa trên các nguyên tắc công bình (in equity - công bằng và bình đẳng), tòa án này được phép tự quyết định cách điều chỉnh sự phán xử theo luật thông lệ trước đó. Quyết định của tòa án này đã sản sinh ra một loại luật được gọi là luật công bình, cũng dựa trên quyết định các tòa án từ trước. Cả hai loại, luật thông lệ và luật công bình, đều là thành phần của truyền thống luật thông lệ nói chung.

Đế quốc Anh đã mang luật thông lệ sang tất cả các lục địa. Luật thông lệ đã được tiếp nhận ở nhiều nước, nhưng thành công nhất là ở các quốc gia nơi người định cư Châu Âu chiếm số đông và áp đặt luật lệ của họ lên người bản địa. Đó là thực tế xảy ra ở Úc, Canađa, New Zealand và Hoa Kỳ (Louisiana đã có luật thành văn trước khi trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ). Luật thông lệ cũng được áp đặt ở nhiều thuộc địa khác nhưng thường được điều chỉnh để thích ứng với tập tục địa phương. Trong một vài trường hợp, Hoa Kỳ đã áp đặt nhiều phần của luật thông lệ đối với các lãnh thổ uỷ trị mới (như tại Philippines). Tại châu Phi và châu Á, luật thông lệ vẫn được áp dụng ở các thuộc địa cũ của Anh Quốc. Ngày nay, Ấn Độ là nước theo luật thông lệ đông dân nhất.

II. SO SÁNH NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN.

1. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

Hệ thống luật châu Âu lục địa được hình thành và phát triển qua các tư tưởng pháp lí và hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của các nhà luật học La Mã và các tư tưởng chính trị - pháp lí của đạo Kitô từ thời các đế chế La Mã. Các nhà luật học La Mã đã đưa ra các nguyên tắc pháp lí, các định nghĩa, các khái niệm pháp lí, học thuyết pháp lí, tạo cơ sở cho việc xây dựng các hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu lục địa. Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã được coi là một trong những hệ thống pháp luật trên thế giới với những đặc trưng cơ bản sau:

• Chịu ảnh hưởng sắc của luật La Mã.

• Nguồn quan trọng nhất của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là các văn bản pháp luật thực định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hệ thống các văn bản pháp luật được phân chia theo thứ bậc, xác định rõ giá trị pháp lí của từng loại văn bản (vd. hiến pháp được coi là luật cơ bản, có giá trị pháp lí cao nhất). Có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao.

• Hệ thống pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp và thành các ngành luật.

• Án lệ không được coi là nguồn của pháp luật, toà án không có vai trò trong hoạt động lập pháp, mà chỉ có chức năng áp dụng pháp luật, hệ thống toà án được tổ chức theo thứ bậc, các vụ kiện, tranh chấp được phân theo cấp thẩm quyền xét xử.

2. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ

Hệ thống Anh - Mỹ, hay hệ thống luật Thông luật (Common law), được tạo ra và sàng lọc bởi các thẩm phán. Quyết định của một vụ án chưa được xử sẽ phụ thuộc vào các quyết định trong các vụ án xảy ra tương tự và quyết định này sẽ lại có ảnh hưởng tới các vụ việc tương tự trong tương lai. Khi mà chưa hề có một bản tuyên ngôn về pháp luật nào có thẩm quyền, thì các thẩm phán là những người có thẩm quyền và nhiệm vụ tạo ra pháp luật. Do đó hệ thống pháp luật này có những đặc trưng cơ bản sau:

• Hệ thống luật Anh - Mỹ có số lượng các hệ thống luật trực thuộc ít, chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống, tức là hừa nhận học thuyết về tiền lệ pháp.

• Thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc hệ thống pháp luật này đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật.

• Chế định pháp luật tiêu biểu của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là chế định ủy thác - chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh.

• Trong hệ thống pháp luật này không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư (trừ hệ thống pháp luật Anh).

Trong một vụ việc, khi các bên không đồng tình với nhau, thì tòa án pháp luật Anh - Mỹ sẽ xem lại các quyết định tiền lệ của các tòa án trước. Nếu có vụ việc tranh cãi tương tự như thế mà được giải quyết trong quá khứ, thì tòa án bị ràng buộc là phải tuân theo phán quyết trong vụ việc trước. Còn nếu vụ việc hiện hành có những đặc trưng cơ bản khác với các vụ việc trước, thì tòa án sẽ quyết định như là một vụ việc đầu tiên. Sau đó, quyết định mới này trở thành tiền lệ, và lại ràng buộc các tòa án trong tương lai phải tuân theo tiền lệ.

Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm Anh Quốc, hầu hết các tiểu bang của Mỹ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana, Canada (ngoại trừ tỉnh bang Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh.

3. So sánh hai hệ thống pháp luật trên.

Khác biệt về nguồn gốc ở chỗ, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ được phát triển từ các tục lệ, bắt đầu trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các tòa án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa phát triển từ bộ luật của pháp luật La Mã, dựa trên Corpus Juris Civilis (Dân pháp đại toàn) của Justinian. Nét đặc trưng rõ ràng nhất giữa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và Anh - Mỹ là hệ thống châu Âu lục địa được pháp điển hóa, trái lại hệ thống pháp luậ Anh - Mỹ không được tạo ra bởi cách ban hành pháp luật mà dựa trên đường lối xét xử các án lệ. Vì thế, khác biệt giữa hệ thống châu Âu lục địa và Anh - Mỹ không chỉ nằm ở thực tế nhỏ là sự pháp điển hóa, mà còn ở cách tiếp cận về phương pháp cho các bộ luật và đạo luật. Tại các quốc gia thuộc hệ thống châu Âu lục địa, lập pháp được coi là nguồn chính của luật. Theo mặc định, các tòa án phải dựa trên cơ sở của các điều khoản của các bộ luật và đạo luật để đưa ra các phán quyết của mình nhằm có giải pháp cho từng vụ việc cụ thể. Các tòa án vì thế có lý do lớn để trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc chung của luật, đưa ra tương tự luật từ nội dung của các điều khoản luật định để lấp kín các khiếm khuyết của luật và để đạt được sự chặt chẽ. Ngược lại, trong hệ thống Anh - Mỹ, các vụ việc là nguồn chủ yếu của luật, trong khi các đạo luật chỉ được coi là sự thêm vào trong hệ thống này và vì thế chỉ được diễn giải hẹp hơn.

Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và châu Âu lục địa là sản phẩm của hai quá trình tiếp cận pháp luật khác nhau một cách cơ bản. Ở hệ thống châu Âu lục địa, các nguyên tắc và quy định có chứa trong điều lệ và đạo luật, mà được áp dụng bởi tòa án. Vì thế, các đạo luật và điều lệ được lưu hành rộng rãi, trong khi án lệ tạo thành chỉ là nguồn pháp luật thứ yếu. Mặt khác, trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, pháp luật được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án, trong khi khái niệm cơ cấu thì thường bị thiếu. Sự khác biệt này là kết quả của vai trò khác nhau của người lập pháp trong hệ thống châu Âu lục địa và Anh - Mỹ. Hệ thống châu Âu lục địa dựa vào học thuyết phân chia quyền lực, nhờ đó vai trò của người lập pháp là thiết lập nên pháp luật, trong khi các tòa án sẽ áp dụng chúng. Mặt khác, trong hệ thống Anh - Mỹ, tòa án được giao nhiệm vụ chính là làm luật. Nguyên lý cơ sở về phân chia quyền lực cũng hơi khác nhau khi so sánh các quốc gia Anh - Mỹ với các quốc gia châu Âu lục địa. Ở một số nước theo hệ thống pháp luậ Anh - Mỹ, đặc biệt tại Hoa Kỳ, các thẩm phán được nhìn nhận như là để cân bằng quyền lực của các nhánh khác trong quyền lực nhà nước. Ngược lại, ý tưởng nguyên thủy về chia tách quyền lực tại Pháp là gán vai trò khác biệt cho việc lập pháp và cho các thẩm phán, với việc các thẩm phán chỉ áp dụng luật (các thẩm phán là la bouche de la loi; 'miệng của luật pháp'). Điều này được chuyển thành thực tế là nhiều tài phán dân luật từ chối ý niệm hình thức về tiền lệ có liên quan hay ràng buộc (mặc dù có lưu tâm tới luật-vụ việc đã giải quyết), hay hạn chế quyền đưa ra các tiền lệ chỉ dành cho Tòa tối cao.

Từ sự khác biệt về phân chia quyền lực nói ở trên, một trong những sự khác biệt giữa hệ thống Anh - Mỹ và châu Âu lục địa đó là sự ràng buộc có hiệu lực của các tiền lệ. Trong khi các tòa án trong hệ thống châu Âu lục địa có nhiệm vụ chính là quyết định các vụ việc bằng cách áp dụng và giải thích các quy tắc tiêu chuẩn pháp luật. Trong hệ thống Anh - Mỹ, các tòa án không chỉ quyết định các vấn đề tranh cãi giữa các bên liên quan, mà còn đưa ra hướng dẫn làm sao để giải quyết các vụ án tương tự trong tương lai. Việc giải thích pháp luật này của tòa án trong vụ việc cụ thể có sự ràng buộc tới các tòa án khác thấp hơn. Do đó, dưới hệ thống Anh - Mỹ, phán quyết của tòa án tạo ra nền tảng cho việc giải thích pháp luật.

Mặt khác, trái ngược với hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, đường lối xét xử dựa trên án lệ trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa không có hiệu lực ràng buộc. Nghĩa vụ tuân theo tiền lệ pháp không được áp dụng vào các tòa án châu Âu lục địa, nên phán quyết của tòa án thì không ràng buộc các tòa án thấp hơn trong các vụ việc xảy ra sau, và đó cũng không có gì là lạ đối với các tòa án khi có những quyết định trái ngược nhau trong các vụ việc tương tự. Trong hệ thống châu Âu lục địa, tòa án có nhiệm vụ giải thích pháp luật có trong bộ luật, mà không bị ràng buộc bởi việc giải thích cùng một đạo luật của tòa án cao hơn; điều này có nghĩa là dưới hệ thống châu Âu lục địa, thẩm phán là người giải thích pháp luật chứ không phải là người sáng tạo pháp luật.

Cũng tồn tại các khác biệt đáng kể trong các phương pháp luận pháp lý của các quốc gia châu Âu lục địa khác nhau. Ví dụ, người ta thường cho rằng các phán quyết của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thường dài dòng hơn và chứa đựng nhiều lý lẽ phức tạp, trong khi các phán quyết pháp lý của hệ thống châu Âu lục địa thường ngắn và có bản chất hình thức hơn. Về nguyên lý, điều này đúng tại Pháp, nơi các thẩm phán chỉ trích dẫn luật, mà không ưu tiên luật vụ việc (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thẩm phán không cân nhắc nó khi sơ thảo phán quyết.). Ngược lại, phán quyết của tòa tại các quốc gia nói tiếng Đức có thể cũng dài dòng như ở các nước nói tiếng Anh.

Do sự khác biệt trong cách hình thành, phương pháp mà hai bên dùng để thực hiện công việc cũng khác nhau.

Về phương pháp tư duy, thẩm phán bên châu Âu lục địa, như ở Pháp, khi đưa ra kết luận cho vụ án, họ tìm một điều luật thích hợp từ trong một bộ luật rồi lập luận và giải thích để áp dụng điều luật kia vào sự kiện đang xem xét. Việc đầu tương đối dễ dàng, việc sau - trong một chừng mực nào đó - có sáng tạo. Sau khi xem những giải thích đã có trước kia về một điều luật mà thấy có liên quan thẩm phán ghép sự kiện vào điều luật ấy. Để phân biệt xin gọi cách làm này là "qui trình đơn".

Các thẩm phán ở Hệ thống Anh - Mỹ suy tư theo một qui trình có ba giai đoạn: đi "tìm" luật bằng cách phân tích những sự kiện của vụ việc đang xem xét với những thứ tương tự trong các vụ án đã có trước kia để rút ra một nguyên tắc tổng quát; gói ghém nguyên tắc kia lại để đưa ra một điều luật khả dụng, với những ngôn từ giống như một điều khoản được ghi sẵn ở một bộ luật bên Dân luật; áp dụng điều luật vừa khám phá vào nội dung xét xử. Xin gọi cách này là "qui trình kép".

Sự khác biệt quan trọng nằm ở chỗ trong qui trình kép, thẩm phán có thể chọn từ trong số những luật của những vụ đã có trước, lấy một cái ra làm thành luật áp dụng cho vụ của mình; nếu chưa có luật để mà rút ra thì họ phải lập luận từ những sự kiện tương tự xảy ra trước kia hay đang có trước mặt để nêu lên một luật mới. Trong quá trình tìm chọn ấy, có khi thẩm phán không tìm ra được một luật nào rõ ràng. Ngoài ra, vì thẩm phán bên Anh - Mỹ đã biết rõ tình tiết của vụ đang thụ lý, nên có thể là khi tìm chọn một luật từ trong quá khứ để áp dụng cho bây giờ, dường như việc tìm chọn kia không phải là việc đi tìm một cái gì trong trừu tượng.

Ngược lại, các thẩm phán bên châu Âu lục địa, tra cứu một điều khoản luật trong một bộ luật đã được viết sẵn thành những điều tổng quát và ít nhiều có phần trừu tượng, rồi áp dụng điều luật này vào tình tiết đang thụ lý. Trong quá trình này, thẩm phán bên châu Âu lục địa có thể chọn một điều luật nào đó để áp dụng, và giải thích nó một cách nào đó để đạt kết quả mong muốn, nhưng không được tạo ra một luật mới. Thẩm phán ấy không làm bước hai của thẩm phán bên Anh - Mỹ, vì thế họ không có cơ hội để sáng tạo ra và thay đổi luật như một thẩm phán bên hệ thống Anh - Mỹ có thể làm.

Về nguồn gốc, trong luật của Pháp người ta đi tìm các "principe" từ các bộ luật đã được ban hành; trong khi "principle" ở Anh được rút tỉa từ sự phân tích các vụ án đã có trước. Về mục đích, "principe" ở Pháp là khởi điểm để đưa ra các quyết định trong bản án. Chúng là một trong những nguồn gốc của luật pháp và được tòa án áp dụng thẳng ngay luôn cho vụ việc liên quan. Ngược lại, "principle" ở Anh thường chỉ dùng khi có các tình huống mới hay những tình huống mà luật hiện hành không giải quyết được. Đúng ra, các "principle" được dùng để tạo nên nhưng qui phạm pháp luật mới và chính những qui phạm này mới là những điều được áp dụng. "Principle" ở Anh hay Mỹ không được áp dụng thẳng vào vụ việc.

Từ "regle de droit" (qui phạm pháp luật) của Pháp cũng không giống từ "legal rule" (qui phạm pháp luật) của Anh vì mỗi cái được sử dụng khác nhau trong mỗi hệ thống.

Ở Pháp "regle de droit" không khác với "principe" nhiều lắm, nhất là ở những văn bản pháp luật thời sơ khai. Khác biệt chính nằm ở chỗ các "principe" là những luật tổng quát hơn và quan trọng hơn. Còn "regle de droit" là một cái nằm ở trung tâm của mọi thứ và tòa áp dụng nó cho một sự việc có liên quan. Công việc của tòa án là tìm ra các "regle" có liên quan để áp dụng vào vụ việc.

Bên Anh, vị trí của "legal rule" khác hẳn. Cho dễ hiểu, có thể nói, ở đó người ta có nhiều luật, và có nhiều sách vở ghi chép luật. Nhưng "legal rule" không được rút từ một quyển sách có thẩm quyền nào (giống như bộ luật). Người ta chỉ có thể rút tỉa được nó sau một quá trình phân tích các bản án đã có trước kia. Vì thế, "legal rule" ít khi rành mạch, mà còn bị tùy thuộc vào một quá trình tiến hóa liên tục, và luôn luôn bị hỏi "nó là cái gì".

"Legal rule" ở Anh khác với "regle de droit" của Pháp ở chỗ cái trước là kết quả của sự tiến hóa của các phán quyết của tòa án, còn cái sau xuất phát từ một bộ luật hay một quy phạm được ban hành, có tính hệ thống và học thuyết. Vì thế người ta thường nói "Dân luật là qui phạm pháp luật của các giáo sư; còn Thông luật là luật của các thẩm phán".

Khi áp dụng một điều luật vào một vụ việc, tòa ở Pháp không nhìn đến hay tham chiếu vào một vụ tranh chấp nhất định nào. Các "regle de droit" lập nên khuôn khổ luật pháp và đưa ra các chỉ dẫn cho thẩm phán; vì thế, luật để cho thẩm phán một khoảng trống nào đó để họ giải thích và quyết định. Ở Anh, một điều luật mà tòa án áp dụng cho một vụ phải được rút ra từ những vụ án tương tự đã có trước. Khi làm như thế, người ta muốn điều luật dùng làm giải pháp cho vụ tranh chấp phải càng chính xác càng hay. Vì vậy, phạm vi áp dụng của "regle de droit" của Pháp rộng hơn là "legal rule" của Anh và cách sử dụng chúng cũng khác nhau. Hệ quả là, ở Pháp phương pháp tư duy pháp lý của thẩm phán và luật sư là tìm cách giải thích luật lệ (vì chúng rộng); còn ở Anh, là lý luận bằng cách so sánh và phân tích các bản án đã có. Phương pháp tư duy khác nhau tạo nên cách dẫn chứng cũng khác nhau. Ở Anh và Mỹ người ta "khai quật" (discovery) bằng chứng; còn bên Dân luật người ta "đưa ra" (production) bằng chứng.

Trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa. Nhân chứng chỉ được hỏi khi nội dung tường thuật của họ được coi là có liên quan đến vụ án. Việc trưng bằng chứng bằng văn bản chỉ bị bó buộc khi một bên có quyền đòi bằng chứng ấy dựa theo hợp đồng hay theo luật. Phiên tòa xét xử dựa trên các lời khai và lập luận của các bên và trên bằng chứng nêu ra trong lúc xử. Tòa xem xét nhân chứng và các bên chỉ được hỏi nhân chứng khi tòa cho phép.

Ở bên hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, trước khi mở phiên tòa, các bên tranh chấp đã tiến hành một thủ tục sơ khảo (pre-trial discovery), nên phiên xử của tòa chỉ xem xét các vấn đề chính còn lại của vụ tranh chấp. Ở đó chỉ có các sự việc cụ thể, sự kiện quan trọng, không có các lập luận pháp lý. Một trong những chức năng của phiên xử là xác định phạm vi của thủ tục sơ khảo. Trong thủ tục sơ khảo, các bằng chứng đã được hai bên "khai quật" (discover). Họ yêu cầu nhau trưng ra các bằng chứng, xem xét kỹ càng các văn kiện có liên quan đến những vấn đề bị tranh chấp, có khi họ bị buộc phải đưa ra các bằng chứng bất lợi cho mình. Các bằng chứng văn bản hay lời nói có thể được thu thập trong quá trình "khai quật". Cách làm là xin tòa ra trát (subpoena) buộc nhân chứng điều trần (deposition). Tại tòa xử các bên có quyền nêu bằng chứng. Các luật sư hầu như kiểm soát diễn tiến phiên tòa vì họ quyết định hỏi nhân chứng nào và theo thứ tự nào. Họ xem xét và đối chất với các nhân chứng của mình và của đối phương. Vị chánh án chỉ hỏi những câu để làm sáng tỏ vấn đề.

Một sự khác biệt nữa là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ không có sự phân chia các ngành luật thành luật công và luật tư như cách phân chia của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, việc phân chia thành công pháp và tư pháp xuất phát từ quan điểm về phương pháp điều chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội) khác nhau giữa công pháp và tư pháp. Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng việc phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp (Jus publicum và Jus privatum) xuất phát từ quan điểm rất phổ biến của các luật gia châu Âu lục địa là mối quan hệ giữa người cái trị và người bị trị đòi hỏi những chế định pháp luật khác với mối quan hệ giữa các tư nhân với nhau, lợi ích công và lợi ích tư không thể đặt lên cùng một bàn cân được. Còn đối với các quốc gia theo hệ thống pháp luật anh - Mỹ, có thể do có sự ác cảm trong việc phân chia giữa Jus publicum và Jus privatum có lien quan tới các cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị vào thế kỷ thứ 17, bởi vì việc phân chia này, do một số nguyên nhân, được xem là ý muốn của những người bảo hoàng áp đặt chế độ quân chủ lên pháp luật.

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Dù khác nhau về phương pháp tư duy nhưng trong quá trình hình thành thì cả hai hệ thống đều phải đối phó với sự phát triển của xã hội, nghĩa là với thực tế mới. Để làm việc này, khi xử một vụ có tình tiết mới, tòa án bên Hệ thống châu Âu lục địa sẽ giải thích các điều khoản trong bộ luật theo một cách nào đó để giải quyết và tạo nên một án lệ. Án lệ do tòa cấp sơ thẩm áp dụng cho những vụ án tương tự và cách này làm cho bộ luật trở thành thích nghi với thực tế. Cũng trong hoàn cảnh ấy, khi tòa án bên Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thấy phán quyết của những vụ cũ ràng buộc vụ họ đang xử không còn thích hợp, thì tòa sẽ hủy vụ cũ (overrule) và "tuyên bố" một luật mới và luật này ràng buộc các vụ sau kể từ đây. Một đằng tìm giải thích khác cho các điều luật, một đằng hủy cái cũ tuyên cái mới. Đó là phương cách mà hai bên đáp ứng với thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, những sự thích ứng trên cho phù hợp với thực tế không làm mất đi những nét đặc trưng riêng của từng hệ thống pháp luật, nó sẽ không biến hai hệ thống pháp luật trên hòa nhập thành một hệ thống pháp luật toàn vẹn. Đó chỉ là những thích ứng nhỏ để có thể theo kịp với trình độ phát triển của kinh tế, và sự thay đổi không ngừng của các quan hệ xã hội. Thiết nghĩ, một hệ thống pháp luật toàn vẹn là không tưởng

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA VÀ ANH - MỸ. 3

1. Lịch sử pháp luật Châu Âu lục địa 3

2. Lịch sử pháp luật Anh-Mỹ 4

II. SO SÁNH NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN. 4

1. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa 4

2. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ 5

3. So sánh hai hệ thống pháp luật trên 5

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 8

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA VÀ ANH - MỸ.

Dân luật hay luật châu Âu lục địa hay luật Đức-La Mã là tên gọi để chỉ một hệ thống luật thịnh hành nhất trên thế giới. Trong vai trò của một hệ thống luật, nó thường được so sánh với thông luật hay luật Anh - Mỹ. Khác biệt chủ yếu thường được đưa ra giữa hai hệ thống này là ở chỗ luật Anh - Mỹ đề ra các quy tắc trừu tượng từ các vụ việc cụ thể, trong khi luật châu Âu lục địa bắt đầu từ các quy tắc trừu tượng để sau đó các quan tòa hay trọng tài phải áp dụng các quy tắc đó cho các vụ việc cụ thể.

1. Lịch sử pháp luật Châu Âu lục địa

Hệ thống dân luật dựa trên luật La Mã, đặc biệt là Corpus Juris Civilis (Dân pháp đại toàn) của Hoàng đế Justinian I, và sau đó được các học giả pháp lý thời Trung cổ phát triển thêm.

Sự chấp nhận luật La Mã có các đặc trưng khác nhau tại mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, hiệu lực của nó được tạo ra từ hành động lập pháp, nghĩa là nó trở thành luật thực chứng, trong khi ở các trường hợp khác nó được chấp nhận bằng các quy trình pháp lý đề ra bởi các nhà lý thuyết pháp lý.

Vì vậy, luật La Mã đã không chi phối một cách tuyệt đối tại châu Âu. Luật La Mã chỉ là nguồn luật pháp thứ cấp chỉ được áp dụng khi các tập quán và luật lệ cục bộ địa phương thiếu sự sửa đổi thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, các quy tắc cục bộ địa phương cũng chủ yếu được diễn giải theo luật La Mã (nó là truyền thống pháp lý chung của châu Âu theo kiểu này), kết quả là luật La Mã có ảnh hưởng như là của nguồn luật chính.

Ngoài nền tảng luật La Mã, là sự pháp điển hóa mở rộng cho luật La Mã đã được phê chuẩn, nghĩa là đưa nó vào trong các bộ luật dân sự. Khái niệm pháp điển hóa có nguồn gốc từ luật Hammurabi ở Babylon cổ đại.

Khái niệm pháp điển hóa được phát triển tiếp trong thế kỷ 17 và 18, như là sự biểu lộ của cả luật tự nhiên và các ý tưởng của phong trào khai sáng. Ý tưởng chính trị của thời đại này được thể hiện bằng các khái niệm dân chủ, bảo hộ sở hữu và pháp quyền. Quan điểm như vậy đòi hỏi phải có sự tạo ra một sự chắc chắn của luật pháp, thông qua sự ghi chép luật và sự đồng nhất của nó. Vì thế, sự pha trộn nói trên của luật La Mã và các tập quán, luật lệ địa phương đã ngừng tồn tại để nhường chỗ cho pháp điển hóa luật, để có thể góp phần cho các mục đích của ý tưởng chính trị nói trên.

Một nguyên nhân khác góp phần vào sự pháp điển hóa là ý niệm nhà nước dân tộc (quốc gia dân tộc), được sinh ra trong thế kỷ 19, đòi hỏi phải có sự ghi chép luật pháp mà có thể áp dụng được cho nhà nước đó.

Chắc chắn đã có những phản ứng đối với mục tiêu pháp điển hóa luật. Những người đề xuất ý tưởng pháp điển hóa coi nó như là có lợi cho sự chắc chắn, đồng nhất và việc ghi chép có hệ thống của luật pháp; trong khi những người phản đối lại cho rằng pháp điển hóa có thể gây ra sự cứng nhắc của luật pháp.

Cuối cùng, cho dù có sự phản đối và kháng cự thế nào đi chăng nữa đối với pháp điển hóa thì quá trình pháp điển hóa các bộ luật tư (tư pháp) châu Âu cũng tiến lên. Bộ Luật Dân sự Napoleon năm 1804, Luật Dân sự Đức (Bürgerliches Gesetzbuch) năm 1900 và luật dân sự Thụy Sĩ là các bộ luật dân sự quốc gia có ảnh hưởng nhiều nhất.

Do Đức là một cường quốc vào cuối thế kỷ 19 và hệ thống pháp lý của nước này được tổ chức khá tốt, trong khi nhiều quốc gia châu Á là các nước đang phát triển, nên Luật Dân sự Đức đã trở thành nền tảng cho các hệ thống pháp lý của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Trung Quốc, Luật Dân sự Đức được giới thiệu vào những năm cuối thời nhà Thanh và tạo thành nền tảng cho luật pháp của Trung Hoa Dân Quốc, hiện nay vẫn có hiệu lực tại Đài Loan.

2. Lịch sử pháp luật Anh-Mỹ

Có thể nói Common law khởi nguồn ở nước Anh. Trước khi cuộc chinh phục của người Norman diễn ra vào năm 1066, công lý và pháp luật được ban hành chủ yếu bởi tòa án hạt (the county court) và được chủ trì bởi các giám mục và các hạt trưởng và được áp dụng trong cả quyền hạn của giáo hội lẫn dân sự. Nhưng sau khi cuộc chinh phục của người Norman thành công vào năm 1066, một hệ thống pháp mới được hình thành. Tuy vậy không thể nói rằng common law đã hình thành năm 1066, lý do là vì William - thủ lĩnh cuộc chinh phục - đã không huỷ bỏ các tập quán và hệ thống toà án địa phương, các toà án này vẫn tiếp tục áp dụng thông lệ từ trước của họ và chưa có bộ luật nào chung cho toàn vương quốc. Tuy nhiên nhà vua có thành lập một số toà án hoàng gia tại thủ đô Westminster. Thẩm quyền các toà án này lúc đầu rất hạn chế nhưng về sau được mở rộng đến mức các toà án địa phương mất tác dụng. Quyết định của các toà án hoàng gia dần dần trở thành luật chung cho cả vương quốc và được gọi là luật thông lệ.

Luật thông lệ bắt nguồn từ quyết định của các tòa án. Do đó, xuất xứ truyền thống của luật thông lệ là các án lệ chứ không phải luật do cơ quan lập pháp ban hành. Truyền thống dựa lên án lệ lâu đời đến nỗi, khi luật thông lệ biến thành một tập hợp các quy định tố tụng cứng nhắc và máy móc, nhà vua đã không chấn chỉnh bằng cách ban hành luật mới mà lại thành lập một loại tòa án mới. Nếu một thần dân cho rằng một quyết định theo luật thông lệ không công bằng thì có thể thỉnh cầu lên nhà vua. Do có quá nhiều thỉnh cầu như vậy, nhà vua phải cho thành lập Tòa Đại pháp (The Court of Chancery - tòa án tối cao); dựa trên các nguyên tắc công bình (in equity - công bằng và bình đẳng), tòa án này được phép tự quyết định cách điều chỉnh sự phán xử theo luật thông lệ trước đó. Quyết định của tòa án này đã sản sinh ra một loại luật được gọi là luật công bình, cũng dựa trên quyết định các tòa án từ trước. Cả hai loại, luật thông lệ và luật công bình, đều là thành phần của truyền thống luật thông lệ nói chung.

Đế quốc Anh đã mang luật thông lệ sang tất cả các lục địa. Luật thông lệ đã được tiếp nhận ở nhiều nước, nhưng thành công nhất là ở các quốc gia nơi người định cư Châu Âu chiếm số đông và áp đặt luật lệ của họ lên người bản địa. Đó là thực tế xảy ra ở Úc, Canađa, New Zealand và Hoa Kỳ (Louisiana đã có luật thành văn trước khi trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ). Luật thông lệ cũng được áp đặt ở nhiều thuộc địa khác nhưng thường được điều chỉnh để thích ứng với tập tục địa phương. Trong một vài trường hợp, Hoa Kỳ đã áp đặt nhiều phần của luật thông lệ đối với các lãnh thổ uỷ trị mới (như tại Philippines). Tại châu Phi và châu Á, luật thông lệ vẫn được áp dụng ở các thuộc địa cũ của Anh Quốc. Ngày nay, Ấn Độ là nước theo luật thông lệ đông dân nhất.

II. SO SÁNH NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN.

1. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

Hệ thống luật châu Âu lục địa được hình thành và phát triển qua các tư tưởng pháp lí và hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của các nhà luật học La Mã và các tư tưởng chính trị - pháp lí của đạo Kitô từ thời các đế chế La Mã. Các nhà luật học La Mã đã đưa ra các nguyên tắc pháp lí, các định nghĩa, các khái niệm pháp lí, học thuyết pháp lí, tạo cơ sở cho việc xây dựng các hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu lục địa. Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã được coi là một trong những hệ thống pháp luật trên thế giới với những đặc trưng cơ bản sau:

• Chịu ảnh hưởng sắc của luật La Mã.

• Nguồn quan trọng nhất của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là các văn bản pháp luật thực định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hệ thống các văn bản pháp luật được phân chia theo thứ bậc, xác định rõ giá trị pháp lí của từng loại văn bản (vd. hiến pháp được coi là luật cơ bản, có giá trị pháp lí cao nhất). Có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao.

• Hệ thống pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp và thành các ngành luật.

• Án lệ không được coi là nguồn của pháp luật, toà án không có vai trò trong hoạt động lập pháp, mà chỉ có chức năng áp dụng pháp luật, hệ thống toà án được tổ chức theo thứ bậc, các vụ kiện, tranh chấp được phân theo cấp thẩm quyền xét xử.

2. Đặc điểm cơ bản của Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ

Hệ thống Anh - Mỹ, hay hệ thống luật Thông luật (Common law), được tạo ra và sàng lọc bởi các thẩm phán. Quyết định của một vụ án chưa được xử sẽ phụ thuộc vào các quyết định trong các vụ án xảy ra tương tự và quyết định này sẽ lại có ảnh hưởng tới các vụ việc tương tự trong tương lai. Khi mà chưa hề có một bản tuyên ngôn về pháp luật nào có thẩm quyền, thì các thẩm phán là những người có thẩm quyền và nhiệm vụ tạo ra pháp luật. Do đó hệ thống pháp luật này có những đặc trưng cơ bản sau:

• Hệ thống luật Anh - Mỹ có số lượng các hệ thống luật trực thuộc ít, chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống, tức là hừa nhận học thuyết về tiền lệ pháp.

• Thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc hệ thống pháp luật này đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật.

• Chế định pháp luật tiêu biểu của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là chế định ủy thác - chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh.

• Trong hệ thống pháp luật này không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư (trừ hệ thống pháp luật Anh).

Trong một vụ việc, khi các bên không đồng tình với nhau, thì tòa án pháp luật Anh - Mỹ sẽ xem lại các quyết định tiền lệ của các tòa án trước. Nếu có vụ việc tranh cãi tương tự như thế mà được giải quyết trong quá khứ, thì tòa án bị ràng buộc là phải tuân theo phán quyết trong vụ việc trước. Còn nếu vụ việc hiện hành có những đặc trưng cơ bản khác với các vụ việc trước, thì tòa án sẽ quyết định như là một vụ việc đầu tiên. Sau đó, quyết định mới này trở thành tiền lệ, và lại ràng buộc các tòa án trong tương lai phải tuân theo tiền lệ.

Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm Anh Quốc, hầu hết các tiểu bang của Mỹ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana, Canada (ngoại trừ tỉnh bang Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh.

3. So sánh hai hệ thống pháp luật trên.

Khác biệt về nguồn gốc ở chỗ, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ được phát triển từ các tục lệ, bắt đầu trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các tòa án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa phát triển từ bộ luật của pháp luật La Mã, dựa trên Corpus Juris Civilis (Dân pháp đại toàn) của Justinian. Nét đặc trưng rõ ràng nhất giữa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và Anh - Mỹ là hệ thống châu Âu lục địa được pháp điển hóa, trái lại hệ thống pháp luậ Anh - Mỹ không được tạo ra bởi cách ban hành pháp luật mà dựa trên đường lối xét xử các án lệ. Vì thế, khác biệt giữa hệ thống châu Âu lục địa và Anh - Mỹ không chỉ nằm ở thực tế nhỏ là sự pháp điển hóa, mà còn ở cách tiếp cận về phương pháp cho các bộ luật và đạo luật. Tại các quốc gia thuộc hệ thống châu Âu lục địa, lập pháp được coi là nguồn chính của luật. Theo mặc định, các tòa án phải dựa trên cơ sở của các điều khoản của các bộ luật và đạo luật để đưa ra các phán quyết của mình nhằm có giải pháp cho từng vụ việc cụ thể. Các tòa án vì thế có lý do lớn để trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc chung của luật, đưa ra tương tự luật từ nội dung của các điều khoản luật định để lấp kín các khiếm khuyết của luật và để đạt được sự chặt chẽ. Ngược lại, trong hệ thống Anh - Mỹ, các vụ việc là nguồn chủ yếu của luật, trong khi các đạo luật chỉ được coi là sự thêm vào trong hệ thống này và vì thế chỉ được diễn giải hẹp hơn.

Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và châu Âu lục địa là sản phẩm của hai quá trình tiếp cận pháp luật khác nhau một cách cơ bản. Ở hệ thống châu Âu lục địa, các nguyên tắc và quy định có chứa trong điều lệ và đạo luật, mà được áp dụng bởi tòa án. Vì thế, các đạo luật và điều lệ được lưu hành rộng rãi, trong khi án lệ tạo thành chỉ là nguồn pháp luật thứ yếu. Mặt khác, trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, pháp luật được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án, trong khi khái niệm cơ cấu thì thường bị thiếu. Sự khác biệt này là kết quả của vai trò khác nhau của người lập pháp trong hệ thống châu Âu lục địa và Anh - Mỹ. Hệ thống châu Âu lục địa dựa vào học thuyết phân chia quyền lực, nhờ đó vai trò của người lập pháp là thiết lập nên pháp luật, trong khi các tòa án sẽ áp dụng chúng. Mặt khác, trong hệ thống Anh - Mỹ, tòa án được giao nhiệm vụ chính là làm luật. Nguyên lý cơ sở về phân chia quyền lực cũng hơi khác nhau khi so sánh các quốc gia Anh - Mỹ với các quốc gia châu Âu lục địa. Ở một số nước theo hệ thống pháp luậ Anh - Mỹ, đặc biệt tại Hoa Kỳ, các thẩm phán được nhìn nhận như là để cân bằng quyền lực của các nhánh khác trong quyền lực nhà nước. Ngược lại, ý tưởng nguyên thủy về chia tách quyền lực tại Pháp là gán vai trò khác biệt cho việc lập pháp và cho các thẩm phán, với việc các thẩm phán chỉ áp dụng luật (các thẩm phán là la bouche de la loi; 'miệng của luật pháp'). Điều này được chuyển thành thực tế là nhiều tài phán dân luật từ chối ý niệm hình thức về tiền lệ có liên quan hay ràng buộc (mặc dù có lưu tâm tới luật-vụ việc đã giải quyết), hay hạn chế quyền đưa ra các tiền lệ chỉ dành cho Tòa tối cao.

Từ sự khác biệt về phân chia quyền lực nói ở trên, một trong những sự khác biệt giữa hệ thống Anh - Mỹ và châu Âu lục địa đó là sự ràng buộc có hiệu lực của các tiền lệ. Trong khi các tòa án trong hệ thống châu Âu lục địa có nhiệm vụ chính là quyết định các vụ việc bằng cách áp dụng và giải thích các quy tắc tiêu chuẩn pháp luật. Trong hệ thống Anh - Mỹ, các tòa án không chỉ quyết định các vấn đề tranh cãi giữa các bên liên quan, mà còn đưa ra hướng dẫn làm sao để giải quyết các vụ án tương tự trong tương lai. Việc giải thích pháp luật này của tòa án trong vụ việc cụ thể có sự ràng buộc tới các tòa án khác thấp hơn. Do đó, dưới hệ thống Anh - Mỹ, phán quyết của tòa án tạo ra nền tảng cho việc giải thích pháp luật.

Mặt khác, trái ngược với hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, đường lối xét xử dựa trên án lệ trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa không có hiệu lực ràng buộc. Nghĩa vụ tuân theo tiền lệ pháp không được áp dụng vào các tòa án châu Âu lục địa, nên phán quyết của tòa án thì không ràng buộc các tòa án thấp hơn trong các vụ việc xảy ra sau, và đó cũng không có gì là lạ đối với các tòa án khi có những quyết định trái ngược nhau trong các vụ việc tương tự. Trong hệ thống châu Âu lục địa, tòa án có nhiệm vụ giải thích pháp luật có trong bộ luật, mà không bị ràng buộc bởi việc giải thích cùng một đạo luật của tòa án cao hơn; điều này có nghĩa là dưới hệ thống châu Âu lục địa, thẩm phán là người giải thích pháp luật chứ không phải là người sáng tạo pháp luật.

Cũng tồn tại các khác biệt đáng kể trong các phương pháp luận pháp lý của các quốc gia châu Âu lục địa khác nhau. Ví dụ, người ta thường cho rằng các phán quyết của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thường dài dòng hơn và chứa đựng nhiều lý lẽ phức tạp, trong khi các phán quyết pháp lý của hệ thống châu Âu lục địa thường ngắn và có bản chất hình thức hơn. Về nguyên lý, điều này đúng tại Pháp, nơi các thẩm phán chỉ trích dẫn luật, mà không ưu tiên luật vụ việc (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thẩm phán không cân nhắc nó khi sơ thảo phán quyết.). Ngược lại, phán quyết của tòa tại các quốc gia nói tiếng Đức có thể cũng dài dòng như ở các nước nói tiếng Anh.

Do sự khác biệt trong cách hình thành, phương pháp mà hai bên dùng để thực hiện công việc cũng khác nhau.

Về phương pháp tư duy, thẩm phán bên châu Âu lục địa, như ở Pháp, khi đưa ra kết luận cho vụ án, họ tìm một điều luật thích hợp từ trong một bộ luật rồi lập luận và giải thích để áp dụng điều luật kia vào sự kiện đang xem xét. Việc đầu tương đối dễ dàng, việc sau - trong một chừng mực nào đó - có sáng tạo. Sau khi xem những giải thích đã có trước kia về một điều luật mà thấy có liên quan thẩm phán ghép sự kiện vào điều luật ấy. Để phân biệt xin gọi cách làm này là "qui trình đơn".

Các thẩm phán ở Hệ thống Anh - Mỹ suy tư theo một qui trình có ba giai đoạn: đi "tìm" luật bằng cách phân tích những sự kiện của vụ việc đang xem xét với những thứ tương tự trong các vụ án đã có trước kia để rút ra một nguyên tắc tổng quát; gói ghém nguyên tắc kia lại để đưa ra một điều luật khả dụng, với những ngôn từ giống như một điều khoản được ghi sẵn ở một bộ luật bên Dân luật; áp dụng điều luật vừa khám phá vào nội dung xét xử. Xin gọi cách này là "qui trình kép".

Sự khác biệt quan trọng nằm ở chỗ trong qui trình kép, thẩm phán có thể chọn từ trong số những luật của những vụ đã có trước, lấy một cái ra làm thành luật áp dụng cho vụ của mình; nếu chưa có luật để mà rút ra thì họ phải lập luận từ những sự kiện tương tự xảy ra trước kia hay đang có trước mặt để nêu lên một luật mới. Trong quá trình tìm chọn ấy, có khi thẩm phán không tìm ra được một luật nào rõ ràng. Ngoài ra, vì thẩm phán bên Anh - Mỹ đã biết rõ tình tiết của vụ đang thụ lý, nên có thể là khi tìm chọn một luật từ trong quá khứ để áp dụng cho bây giờ, dường như việc tìm chọn kia không phải là việc đi tìm một cái gì trong trừu tượng.

Ngược lại, các thẩm phán bên châu Âu lục địa, tra cứu một điều khoản luật trong một bộ luật đã được viết sẵn thành những điều tổng quát và ít nhiều có phần trừu tượng, rồi áp dụng điều luật này vào tình tiết đang thụ lý. Trong quá trình này, thẩm phán bên châu Âu lục địa có thể chọn một điều luật nào đó để áp dụng, và giải thích nó một cách nào đó để đạt kết quả mong muốn, nhưng không được tạo ra một luật mới. Thẩm phán ấy không làm bước hai của thẩm phán bên Anh - Mỹ, vì thế họ không có cơ hội để sáng tạo ra và thay đổi luật như một thẩm phán bên hệ thống Anh - Mỹ có thể làm.

Về nguồn gốc, trong luật của Pháp người ta đi tìm các "principe" từ các bộ luật đã được ban hành; trong khi "principle" ở Anh được rút tỉa từ sự phân tích các vụ án đã có trước. Về mục đích, "principe" ở Pháp là khởi điểm để đưa ra các quyết định trong bản án. Chúng là một trong những nguồn gốc của luật pháp và được tòa án áp dụng thẳng ngay luôn cho vụ việc liên quan. Ngược lại, "principle" ở Anh thường chỉ dùng khi có các tình huống mới hay những tình huống mà luật hiện hành không giải quyết được. Đúng ra, các "principle" được dùng để tạo nên nhưng qui phạm pháp luật mới và chính những qui phạm này mới là những điều được áp dụng. "Principle" ở Anh hay Mỹ không được áp dụng thẳng vào vụ việc.

Từ "regle de droit" (qui phạm pháp luật) của Pháp cũng không giống từ "legal rule" (qui phạm pháp luật) của Anh vì mỗi cái được sử dụng khác nhau trong mỗi hệ thống.

Ở Pháp "regle de droit" không khác với "principe" nhiều lắm, nhất là ở những văn bản pháp luật thời sơ khai. Khác biệt chính nằm ở chỗ các "principe" là những luật tổng quát hơn và quan trọng hơn. Còn "regle de droit" là một cái nằm ở trung tâm của mọi thứ và tòa áp dụng nó cho một sự việc có liên quan. Công việc của tòa án là tìm ra các "regle" có liên quan để áp dụng vào vụ việc.

Bên Anh, vị trí của "legal rule" khác hẳn. Cho dễ hiểu, có thể nói, ở đó người ta có nhiều luật, và có nhiều sách vở ghi chép luật. Nhưng "legal rule" không được rút từ một quyển sách có thẩm quyền nào (giống như bộ luật). Người ta chỉ có thể rút tỉa được nó sau một quá trình phân tích các bản án đã có trước kia. Vì thế, "legal rule" ít khi rành mạch, mà còn bị tùy thuộc vào một quá trình tiến hóa liên tục, và luôn luôn bị hỏi "nó là cái gì".

"Legal rule" ở Anh khác với "regle de droit" của Pháp ở chỗ cái trước là kết quả của sự tiến hóa của các phán quyết của tòa án, còn cái sau xuất phát từ một bộ luật hay một quy phạm được ban hành, có tính hệ thống và học thuyết. Vì thế người ta thường nói "Dân luật là qui phạm pháp luật của các giáo sư; còn Thông luật là luật của các thẩm phán".

Khi áp dụng một điều luật vào một vụ việc, tòa ở Pháp không nhìn đến hay tham chiếu vào một vụ tranh chấp nhất định nào. Các "regle de droit" lập nên khuôn khổ luật pháp và đưa ra các chỉ dẫn cho thẩm phán; vì thế, luật để cho thẩm phán một khoảng trống nào đó để họ giải thích và quyết định. Ở Anh, một điều luật mà tòa án áp dụng cho một vụ phải được rút ra từ những vụ án tương tự đã có trước. Khi làm như thế, người ta muốn điều luật dùng làm giải pháp cho vụ tranh chấp phải càng chính xác càng hay. Vì vậy, phạm vi áp dụng của "regle de droit" của Pháp rộng hơn là "legal rule" của Anh và cách sử dụng chúng cũng khác nhau. Hệ quả là, ở Pháp phương pháp tư duy pháp lý của thẩm phán và luật sư là tìm cách giải thích luật lệ (vì chúng rộng); còn ở Anh, là lý luận bằng cách so sánh và phân tích các bản án đã có. Phương pháp tư duy khác nhau tạo nên cách dẫn chứng cũng khác nhau. Ở Anh và Mỹ người ta "khai quật" (discovery) bằng chứng; còn bên Dân luật người ta "đưa ra" (production) bằng chứng.

Trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa. Nhân chứng chỉ được hỏi khi nội dung tường thuật của họ được coi là có liên quan đến vụ án. Việc trưng bằng chứng bằng văn bản chỉ bị bó buộc khi một bên có quyền đòi bằng chứng ấy dựa theo hợp đồng hay theo luật. Phiên tòa xét xử dựa trên các lời khai và lập luận của các bên và trên bằng chứng nêu ra trong lúc xử. Tòa xem xét nhân chứng và các bên chỉ được hỏi nhân chứng khi tòa cho phép.

Ở bên hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, trước khi mở phiên tòa, các bên tranh chấp đã tiến hành một thủ tục sơ khảo (pre-trial discovery), nên phiên xử của tòa chỉ xem xét các vấn đề chính còn lại của vụ tranh chấp. Ở đó chỉ có các sự việc cụ thể, sự kiện quan trọng, không có các lập luận pháp lý. Một trong những chức năng của phiên xử là xác định phạm vi của thủ tục sơ khảo. Trong thủ tục sơ khảo, các bằng chứng đã được hai bên "khai quật" (discover). Họ yêu cầu nhau trưng ra các bằng chứng, xem xét kỹ càng các văn kiện có liên quan đến những vấn đề bị tranh chấp, có khi họ bị buộc phải đưa ra các bằng chứng bất lợi cho mình. Các bằng chứng văn bản hay lời nói có thể được thu thập trong quá trình "khai quật". Cách làm là xin tòa ra trát (subpoena) buộc nhân chứng điều trần (deposition). Tại tòa xử các bên có quyền nêu bằng chứng. Các luật sư hầu như kiểm soát diễn tiến phiên tòa vì họ quyết định hỏi nhân chứng nào và theo thứ tự nào. Họ xem xét và đối chất với các nhân chứng của mình và của đối phương. Vị chánh án chỉ hỏi những câu để làm sáng tỏ vấn đề.

Một sự khác biệt nữa là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ không có sự phân chia các ngành luật thành luật công và luật tư như cách phân chia của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, việc phân chia thành công pháp và tư pháp xuất phát từ quan điểm về phương pháp điều chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội) khác nhau giữa công pháp và tư pháp. Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng việc phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp (Jus publicum và Jus privatum) xuất phát từ quan điểm rất phổ biến của các luật gia châu Âu lục địa là mối quan hệ giữa người cái trị và người bị trị đòi hỏi những chế định pháp luật khác với mối quan hệ giữa các tư nhân với nhau, lợi ích công và lợi ích tư không thể đặt lên cùng một bàn cân được. Còn đối với các quốc gia theo hệ thống pháp luật anh - Mỹ, có thể do có sự ác cảm trong việc phân chia giữa Jus publicum và Jus privatum có lien quan tới các cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị vào thế kỷ thứ 17, bởi vì việc phân chia này, do một số nguyên nhân, được xem là ý muốn của những người bảo hoàng áp đặt chế độ quân chủ lên pháp luật.

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Dù khác nhau về phương pháp tư duy nhưng trong quá trình hình thành thì cả hai hệ thống đều phải đối phó với sự phát triển của xã hội, nghĩa là với thực tế mới. Để làm việc này, khi xử một vụ có tình tiết mới, tòa án bên Hệ thống châu Âu lục địa sẽ giải thích các điều khoản trong bộ luật theo một cách nào đó để giải quyết và tạo nên một án lệ. Án lệ do tòa cấp sơ thẩm áp dụng cho những vụ án tương tự và cách này làm cho bộ luật trở thành thích nghi với thực tế. Cũng trong hoàn cảnh ấy, khi tòa án bên Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thấy phán quyết của những vụ cũ ràng buộc vụ họ đang xử không còn thích hợp, thì tòa sẽ hủy vụ cũ (overrule) và "tuyên bố" một luật mới và luật này ràng buộc các vụ sau kể từ đây. Một đằng tìm giải thích khác cho các điều luật, một đằng hủy cái cũ tuyên cái mới. Đó là phương cách mà hai bên đáp ứng với thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, những sự thích ứng trên cho phù hợp với thực tế không làm mất đi những nét đặc trưng riêng của từng hệ thống pháp luật, nó sẽ không biến hai hệ thống pháp luật trên hòa nhập thành một hệ thống pháp luật toàn vẹn. Đó chỉ là những thích ứng nhỏ để có thể theo kịp với trình độ phát triển của kinh tế, và sự thay đổi không ngừng của các quan hệ xã hội. Thiết nghĩ, một hệ thống pháp luật toàn vẹn là không tưởng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#edsofh