saoma90

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban

hành Chỉ thị số 40 - CT/TN về việc xây dựng, nâng cao chất lượng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Mục tiêu của chỉ thị là

xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đảm bảo chất lượng, đủ

về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao

của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để thực hiện các Nghị quyết và Chỉ thị trên, Ngành GD-ĐT các

tỉnh ĐBSCL có nhiều nỗ lực và đã có những bước tiến quan trọng.

Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ và so sánh với bình quân

chung của cả nước và các vùng khác thì Giáo dục và Đào tạo của

ĐBSCL còn kém phát triển và nhiều bất cập.

Đa số các giáo viên (GV) giảng dạy có chất lượng, nhiệt tình, tâm

huyết với nghề dạy học. Bên cạnh đó, còn một bộ phận GV năng lực

giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đọan mới; chưa thực hiện

được việc đổi mới phương pháp giảng dạy, do đó chất lượng lên lớp

chưa cao.

Tình trạng học sinh yếu kém (HSYK) ở phổ thông nói chung và ở

bậc tiểu học nói riêng là một thực tế khiến chúng ta phải băn khoăn.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở khảo sát trình độ HS và phương pháp giảng dạy của

GV ở một số trường tiểu học thuộc năm tỉnh ĐBSCL: Tiền Giang,

Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh nhóm nghiên cứu đề xuất

một số giải pháp giúp GVVTH nâng cao chất lượng giảng dạy.

Các giải pháp này được thử nghiệm tại hai tỉnh Tiền Giang và Hậu

Giang.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

III.1. Tìm hiểu thực trạng dạy và học ở một số trường tiểu học thuộc

các tỉnh ĐBSCL thông qua việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn cán bộ

quản lý (CBQL), giáo viên (GV), học sinh (HS), phụ huynh học sinh

(PHHS).

III.2. Đánh giá thực trạng giáo viên và học sinh qua việc xử lý số liệu

và tập hợp các số liệu khảo sát.

Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng dạy và học ở các trường tiểu học

ĐBSCL.

III.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

vùng ĐBSCL.

III.4 Thử nghiệm các giải pháp đề xuất tại hai tỉnh Tiền Giang và Hậu

Giang.

- Sọan giáo án, tập huấn một số giáo viên dạy theo kế họach thử

nghiệm - Quay phim một số tiết dạy thử nghiệm.

III.5 Thiết kế một số giáo án điện tử và trò chơi học tập ở tiểu học .

III.6 Đánh giá kết quả thử nghiệm, đề xuất ý kiến.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà

nước liên quan đến công tác giáo dục nói chung và Giáo dục - Đào

tạo ở ĐBSCL.

- Nghiên cứu, tìm hiểu lý luận dạy học, các tài liệu về việc

đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.

- Tham khảo tư liệu của một số nước trong khu vực và thế

giới liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và giáo viên tiểu

học.

4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Dùng phương pháp thu thập, quan sát, lập biểu đồ, biểu

mẫu...

- Sọan 4 bộ phiếu khảo sát:

Mẫu 01 dành cho đối tượng là CBQL: lãnh đạo các Sở,

Phòng GD-ĐT, Ban giám hiệu các trường tiểu học.

Mẫu 02 đối tượng khảo sát là GV các trường tiểu học

Mẫu 03 đối tượng khảo sát là HS các trường tiểu học

Mẫu 04 đối tượng khảo sát là PHHS có con em học ở

các trường tiểu học.

- Thống kê, phân tích, xử lý số liệu

- Thử nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học và quy

trình dạy học sinh yếu kém.

V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói

riêng là việc làm mang tính chất quyết định, có ý nghĩa chiến lược để

nâng cao chất lượng giáo dục. Vấn đề này cần nhiều giải pháp đồng

bộ dưới sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo

dục và xã hội với sự nỗ lực của bản thân giáo viên

KHẢO SÁT ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

ĐBSCL VÀ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC Ở

TIỂU HỌC

I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

I.1 Tình hình tổng quát của đội ngũ GV

Giới tính và tuổi: 77,1% là nữ; độ tuổi dao động từ 21 tuổi (sinh

năm 1985) đến 54 tuổi (sinh năm 1952), 21,5% chưa quá 30 tuổi (sinh

sau năm 1975). Trong đội ngũ GV, 65,5% có độ tuổi từ 27 đến 42

(sinh trong khoảng 1979 đến 1964). Đây là độ tuổi sinh học thích hợp

cho việc dạy học bậc tiểu học nhưng cũng là độ tuổi

II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH TIỂU HỌC

Để tìm hiểu thực trạng về ý kiến của HS tiểu học tại khu vực

ĐBSCL nhằm đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy

và học bậc tiểu học của khu vực; đề tài đã tổ chức một đợt khảo sát

947 HS của các trường nội, ngoại thành thuộc các tỉnh Hậu Giang,

Trà Vinh, Tiền Giang và Bến Tre. Kết quả khảo sát đã mang lại một

bức tranh tổng thể về ý kiến của HS tiểu học khu vực ĐBSCL .

Chúng tôi khảo sát các môn học mà các em yêu

III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ HUYNH HỌC SINH

III.1 THỐNG KÊ CHUNG:

Tổng số phiếu PH được xử lý là 920 bao gồm các tỉnh Tiền Giang

(22%), Bến Tre (18.6%), Hậu

I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU

HỌC

I.1 Trả học sinh về đúng vị trí trung tâm của quá

trình dạy - học.

Cách thực hiện

Để trả học sinh về đúng vị trí trung tâm của quá trình dạy học thì

người thầy phải lui về vị trí người tổ chức mọi hoạt động của cả quá

trình dạy-học trên lớp. Điều đó không có nghĩa là giảm nhẹ vai trò

của người thầy hay bớt công việc cho người thầy trong suốt quá trình

dạy-học. Thực ra, làm cho đúng công việc người tổ chức hoạt động,

đòi hỏi người thầy phải làm việc nhiều hơn. Hoạt động của người thầy

không còn là giảng bài nữa. Nhưng người thầy phải cùng lúc thực

hiện bốn hoạt động cụ thể sau đây :

+Hoạt động 1 : Giao việc cho học sinh.

Học sinh đông, nhiều trình độ, người thầy phải tính toán sao cho

tất cả các học sinh trong lớp đều được hoạt động, hoạt động vừa sức

để kích thích được hứng thú hoạt động của các em. Các thầy cô giáo

có kinh nghiệm đã sử dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động cho học

sinh.

Trong trường hợp câu hỏi, bài tập đề ra đã rất cụ thể, thầy cô giáo

tổ chức cho học sinh làm việc độc lập cá nhân.

Trong trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi

hỏi một sự khái quát nhất định hoặc trong trường hợp nếu tổ chức làm

việc chung theo lớp thì có ít học sinh được hoạt động, thầy cô giáo

cần tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để các em có dịp trao

đổi, bàn bạc, giúp đỡ lẫn nhau và mọi học sinh đều được hoạt động.

Có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm đôi hoặc nhóm bốn. Không

nên tổ chức nhóm đông người khiến các em không có điều kiện làm

việc.

Trong trường hợp câu hỏi hay bài tập không yêu cầu học sinh phải

suy nghĩ lâu hoặc không đòi hỏi học sinh trình bày kết quả làm việc,

thầy cô giáo tổ chức cho học sinh làm việc theo đơn vị lớp. Hình thức

làm việc chung cả lớp rất thích hợp với khâu giới thiệu bài hoặc củng

cố bài.

Giao việc cho học sinh không đơn giản chỉ là nêu đề bài. Nếu vậy

sẽ không kích thích được hoạt động của học sinh, nhất là các học sinh

yếu kém. Những thầy cô giáo có kinh nghiệm khi nêu đề bài hay câu

hỏi bao giờ cũng cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi, của bài

tập trước khi cho cả lớp thực hiện bài tập. Không những thế thầy cô

giáo còn cần cho học sinh làm mẫu một phần câu hỏi, bài tập. Rút

kinh nghiệm chung cho cả lớp về cách làm bài trước khi để các em

độc lập làm nốt bài tập theo từng cá nhân.

Nói một cách tổng quát, giao nhiệm vụ cho học sinh nhất thiết

phải có hướng dẫn.

+Hoạt động 2 : Kiểm tra học sinh.

Nội dung hoạt động kiểm tra học sinh bao gồm việc nhắc nhở học

sinh làm việc, đánh giá độ chính xác trong cách làm của học sinh và

tháo gỡ những thắc mắc, băn khoăn của học sinh trong khi làm bài.

Khi giáo viên bảo các em suy nghĩ thì giáo viên không thể đánh giá

được việc làm của học sinh. Suy nghĩ là một hoạt động trừu tượng,

không nhìn thấy được. Nhưng khi yêu cầu các em làm việc trên bảng

con hay trên giấy thì bảng con và giấy sẽ xác nhận việc làm, thái độ

cùng kết quả việc làm của từng em. Công việc kiểm tra sẽ trở nên dễ

dàng, đơn giản.

+Hoạt động 3 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả công việc

làm.

Có nhiều hình thức để học sinh báo cáo kết quả công việc làm.

Thầy cô giáo có thể cho học sinh báo cáo trực tiếp với thầy cô giáo.

Từng em được thầy cô giáo cho báo cáo kết quả việc làm bằng nói

miệng hoặc xuất trình tập vở làm bài. Hình thức này giúp thầy cô giáo

trực tiếp được với từng học sinh, nhưng mất nhiều thời gian nên

không thể thực hiện được hết lớp.

KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#saoma90