cách mặc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Sari không chỉ là một bộ quần áo truyền thống của người phụ nữ Ấn mà còn là một nét văn hóa tôn thêm sự bí ẩn và quyến rũ của người phụ nữ Ấn Độ. Những bộ quần áo được thiết kế cầu kì, chi tiết với nhiều họa tiết được thêu hoàn toàn bằng tay ôm trọn lấy vóc dáng của người phụ nữ..

Sari là gì?

Sari hay còn gọi là Saree

-là trang phục truyền thống của người Ấn Độ

-dành cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

Lịch sử phát triển

-xuất hiện lần đầu tiên ở tiểu lục địa Ấn Độvà được nhắc đến rất nhiều trong các sử thi, truyên thuyết của Ấn Độ.

-Xuất hiện từ khoảng năm 150 TCN đến nay nó được coi là trang phục truyền thống của Ấn Độ.

-Theo sử sách thì Sari lần đầu tiên được nhắc đến trong sử thi Ấn Độ, tính tới nay bộ sử thi nghệ thuật này cũng có niên đại khoảng 5000 năm tuổi.

Kết cấu 1 bộ sari

Sari truyền thống đó là trang phục làm từ các mảnh vải quấn quanh người gồm có 2 mảnh

-một để quấn quanh eo làm lớp váy lót che lấy người

-một để quấn ngang eo rồi bắt chéo qua vai và buông rủ xuống mềm mại.

Trang phục sari hiện đại có nhiều nét cách tân

-một mảnh vải đơn dài khoảng từ 5 -9 mét

-một mảnh rộng khoảng một mét.

- Hai mảnh không đơn điệu như trước đây mà được trang trí với nhiều chi tiết ren, viền và đính đá cầu kỳ, lộng lẫy hơn cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế, không mất đi nét truyền thống

-.Phần vải quấn quanh eo được coi là linh hồn làm nên vẻ đẹp của Sari, người mặc đẹp hay xấu là tùy thuộc vào cách quân này, với hàng trăm cách quấn khác nhau, phổ biến nhất là quấn sari quanh eo và vắt qua vai.

Nét đặc sắc của sari

-Sari không mang lại một vẻ đẹp khỏe khoắn, quan trọng hơn nó có thể che được khuyết điểm của người mặc và tôn lên đường cong thân hình quyến rũ của người con gái.

-mặc sari có thể lộ vai ,rốn tạo nên nét quyến rũ nhưng tuyệt đối sẽ không có bộ sari hở đùi và bắp chân  tọa nên phần tà váy dài từ eo đến gót chân.

Thiết kế sari

Điều quan trọng nhất khi may mỗi chiếc Sari là việc lựa chọn loại vải và màu sắc của nó, sau đó là đến thiết kế với các họa tiết in và thêu tay để may sari.

Màu sắc

Sari bình thường được nhuộm màu bằng lá cây, hoa văn cũng tương đối đơn giản, còn Sari cao cấp được trang trí bởi rất nhiều hoa văn, có rất nhiều hoa văn là được thêu lên, có cái là được máy dệt ra.

- mỗi vùng đất khách nhau thì trang phục Sari cũng được biến tấu đôi chút nhưng linh hồn vẫn chính là 2 mảnh vải quấn quanh của mình.

nhìn qua trang phục truyền thống Sari người ta có thể biết được một phần cuộc sống của người mặc.

+ Nếu là phụ nữ góa chồng thì trang phục truyền thống Sari thường là hai mảnh vải đơn giản màu trắng, không đeo trang sức.

+ Nếu là người đang mang bầu thì cô ấy sẽ mặc sari màu vàng trong 7 ngày.

+Cô dâu trong ngày cưới thì chọn màu đỏ cho trang phục Sari của mình.

+Còn những phụ nữ có vị trí không được cao lắm trong xã hội thì thường mặc sari màu xanh lá của đạo Hồi và áo màu xanh da trời.

-Họa tiết trên vải cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa khách nhau.

+Họa tiết voi biểu tượng cho nước, cho của cải, sự sinh sôi nảy nở và may mắn.

+Họa tiết xà cừ biểu tượng cho sự thần thánh và linh thiêng.

-chất liệu

Dù là phu nhân thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội, hay là phụ nữ nông thôn bận rộn cả ngày đều mặc cùng một loại kiểu dáng Sari giống nhau, chỗ khác biệt chỉ là ở chất liệu. Phụ nữ tầng lớp danh môn quý tộc thường mặc Sari làm bằng vải tơ lụa. Có bộ còn khảm nạm đá quý hoặc pha lê trong suốt ở trước thân áo, tạo nên ánh sáng chói lóa mắt.

người thiết kế

Mặc dù là trang phục truyền thống dành cho phụ nữ nhưng tại đất nước này, nhưng đàn ông lại thường là những người thiết kế bộ trang phục này. Bởi họ quan niệm rằng chỉ có đàn ông mới là người biết cách làm như thế nào để mang lại vẻ đẹp cho phụ nữ. Một chiếc sari được làm cầu kì có thể phải mất 7 tháng để hoàn thành.

Không nhiều quốc gia phổ biến được trang phục dân tộc trong mọi hoạt động của đời sống nhân dân như ở Ấn Độ. Mặc dù trải qua hai thời kì thuộc địa của Anh và Pháp nhưng Ấn Độ chưa bao giờ bị đồng hóa, trang phục dân tộc Ấn Độ dường như là một kiểu tuyên ngôn về sự tự do của dân tộc.

MỘT SỐ CÁCH QUẤN SARI

TRANG TRÍ SARI SANG TRỌNG

VỚI HỌA TIẾT THÊU THỦ CÔNG thùa đính tỉ mỉ và dính đá quý pha lê ...

Nhìn chung cho đến hiện nay thì màu trắng là màu dành cho quả phụ, màu vàng dàndành cho phụ nữ vừa mang thai, đỏ là màu lễ phục cưới và xanh lá mang biểu tượng hưng thịnh về cấp bậc cao trong xã hội.

Theo ghi chép, thì màu trắng trong đạo Bà La Môn tượng trưng cho sự cao quý và không tạp niệm, phụ nữ mặc sari trắng có phục sức là tầng lớp thượng lưu trong đạo Bà La Môn.

Trong khi đó nếu phụ nữ mặc áo sari đơn giản màu trắng, không có trang sức lại là biểu tưởng của quả phụ.

Áo sari trong ngày cưới thường có thêu màu đỏ với những sợi vàng. Hầu hết phụ nữ Ấn Độ khi về nhà cồng đều diện sắc đỏ. Màu đỏ theo phong tục là màu tượng trưng cho tình cảm và sự sinh sản.

Màu vàng là một màu thường được sử dụng nhất trong sarees Ấn Độ mô tả tôn giáo và khổ hạnh. Ngoài ra, màu vàng trong phong tục Ấn Độ còn có ý nghĩa giải phóng tinh thần ra khỏi vòng vây luân hồi, tạo phúc đức cho xã hội.

Theo đạo Bà La Môn, người phụ nữ khi mang thai sẽ mặc áo Saree màu vàng và đẹo vòng 7 ngày để cầu mong sự an lành đến cho con của mình.

Xanh lá cây được xem là màu sắc có địa vị tối cao trong đạo Hồi, vì vậy ở các thứ bậc khác nhau, người phụ nữ diện màu xanh lá trong trang phục Sari chứng tỏ họ được tôn trọng và là người có gia thế trong cuộc sống.

Tương tự như xanh lá, xanh ngọc và xanh da trời cũng là sắc màu thể hiện cấp bậc trong xã hội.

Địa vị càng cao thì màu sắc càng đậm.

Màu đen và các trang phục Sari màu đậm với biểu tượng chống lại sự tàn áctrong cuộc sống.

Sắc màu này thường được mặc bởi các góa phụ hay phụ nữ lớn tuổi có địa vị cao trong xã hội.

Hở đến đâu là vừa đủ trong trang phục Sari

Theo phong tục truyền thống trong trang phục của phụ nữ Ấn Độ thì người phụ nữ được phép để lộ nửa thân trên, tức là từ rốn trở lên. Vì vậy không quá ngạc nhiên nếu bắt gặp hình ảnh các cô gái da bánh mật vô cùng nổi bật và quyến rũ trong trang phục Saree để lộ eo, rốn và vai. Nhưng ngược lại, sẽ là cấm kỵ tuyệt đối nếu để hở nửa thân dưới, đặc biệt là phần bắp chân và đùi. Bởi theo tôn giáo của họ cho rằng lộ tay và chân sẽ làm người phụ nữ mất đi sự duyên dáng và thể hiện thân phận thấp hèn khi mặc Sari.

Trang phục truyền thống của các người đẹp Ấn thường có thể để lộ bắp tay.

Gợi cảm hơn với bộ váy áo Sari croptop để lộ vòng 2 quyến rũ.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro