CHUYỆN NUÔI CON VÀ SINH NỞ: CÓ NÊN NGHE THEO LỜI KHUYÊN CỦA "CÁC CỤ"?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bạn nghĩ sinh mạng trẻ sơ sinh mong manh đến mức nào? Có lẽ mong manh như giác mạc của những em bé bị mù do mẹ dùng sữa nhỏ vào mắt theo "lời khuyên dân gian", hoặc có lẽ yếu ớt như lá phổi của những đứa bé bỏ mạng do ngộ độc khí vì mọi người bắt mẹ và bé phải sưởi bếp than.

Theo số liệu từ Our World In Data, năm 2017 có 56 triệu người chết, 1/10 trong số này là trẻ em dưới 5 tuổi. Số người qua đời trước 5 tuổi còn cao hơn so với số người chết ở mốc 50, 60 hay thậm chí 70 tuổi. Để cho dễ hình dung, tổng số ca tử vong của nhóm từ 5-45 tuổi cộng lại mới bằng số trẻ xấu số trên [1].

Đó là số liệu ở năm 2017, quá khứ khốc liệt hơn rất nhiều. Cho dễ hình dung, vào năm 1950, cứ 4 trẻ ra đời lại có 1 trẻ qua đời. Cách đó khoảng 1 thế kỷ, cứ 2 trẻ được sinh ra lại có 1 trẻ chết trước khi trưởng thành. Tỷ lệ tử vong của trẻ đã giảm từ 27% ở năm 1950 xuống chỉ còn 2,9% ở năm 2017 - nhờ vào tiến bộ khoa học và y học [2].

Vậy, trong thời đại mà sự sống của trẻ em được tăng lên đáng kể nhờ vào sự phát triển của xã hội, những lời khuyên từ thời cứ 2 trẻ ra đời 1 trẻ qua đời, liệu có còn nhiều giá trị tham khảo?

Còn tùy vào lời khuyên đó như thế nào.

Không cần đến số liệu thống kê khảo sát, những câu dân gian truyền miệng như “gái chửa, cửa mả” hay “ba tháng còn sảy, bảy tháng còn sa” đã phần nào cho thấy sự nguy hiểm của việc sinh nở trong quá khứ. Và vì vậy, chẳng có gì lạ khi ông bà ta đặt ra hàng trăm thứ kiêng khem đối với sản phụ.

Họ đã phải đối mặt với một kẻ thù vô hình thực sự đáng sợ.

Nhiều lời khuyên khá vô thưởng vô phạt, như ăn mặn để sinh con trai. Khi mang thai không được phép chụp ảnh hay đi ăn cưới vì như vậy sinh con ra sẽ kém duyên. Hay mẹ bầu phải kiêng cắt tóc nếu không muốn “rút ngắn sinh mệnh” đứa trẻ, hoặc phải đợi đến khi thai được 8 tháng thì mới được sắm đồ; nếu không đứa trẻ sẽ “rời bỏ gia đình”. Đến khi sắp sinh phải chuẩn bị một con dao bằng bạc để tránh “tà”...

Đây đều là những niềm tin vô căn cứ, nếu không muốn nói là hết sức vô lý. Việc cho rằng mẹ bầu ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh hơn có thể dễ dàng bị lật tẩy thông qua việc so sánh giá trị dinh dưỡng [3]; nhưng nhiều niềm tin khó hiểu đến mức chẳng thể suy luận được tại sao người ta lại nghĩ ra và tin vào chúng. Lập luận thuyết phục nhất người xưa dùng là "do tà ma”.

Kể cả sau khi đã sinh hạ thành công, mẹ tròn con vuông; việc kiêng cữ vẫn chưa dừng lại, mà thậm chí còn hà khắc hơn, với những “kinh nghiệm” hết sức sai lầm và không kém phần kinh dị: treo phân su trước cửa hoặc cất giữ cuống rốn phơi khô để bé “dễ nuôi”. Ngoài chế độ dinh dưỡng “sáng chân giò, trưa chân chó, tối chân dê nấu đu đủ”, mẹ còn phải uống nước tiểu của bé sơ sinh để “gọi sữa về”.

Đỡ ghê rợn hơn là quan niệm về việc ở cữ (giai đoạn hậu sản giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau khi sinh) trong 1 tháng hoặc có khi lên đến 100 ngày. Trong thời gian ở cữ này, người mẹ ngoài việc nghỉ ngơi thì còn phải tránh một số điều cấm kỵ về tâm linh, kiêng cữ trong việc ăn uống, đi lại,… và gần như chỉ loay hoay bên cạnh chiếc giường. Việc ở cữ có thể khắc khe đến mức người mẹ không được ra ngoài, không được đọc sách báo, xem tivi, dùng điện thoại... Thế nên việc trầm cảm sau khi sinh cũng không có gì là khó hiểu [4].

Một trong những thứ kiêng kỵ khi ở cữ trước đây là sản phụ phải tuyệt đối tránh gió và nước, bằng cách: không đánh răng mà chỉ súc miệng bằng nước muối, không tắm gội, thậm chí cũng không được chải đầu - trong vòng ít nhất là 1 tháng. Dù nghe hợp lý, nhưng phần lớn những lời khuyên này không có cơ sở. Các bác sĩ tư vấn hoàn toàn ngược lại [5] [6], đại để không tắm thì bạn sẽ bẩn, thế thôi. Còn nếu các mẹ cứ răm rắp tuân theo những kiêng cữ trên, thì các cụ đã hơi thừa khi căn dặn thêm rằng “gái đẻ không được nằm gần chồng” (ai dám nằm gần nữa chứ).

Đúng là không phải tất cả những kinh nghiệm dân gian đúc kết hay lời ông bà dạy đều sai lầm và cổ hủ. Người xưa vốn rất giỏi quan sát các hiện tượng trong đời sống, từ tự nhiên đến xã hội để giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Nhưng họ làm thế vì họ không còn bất kỳ cách nào khác chính xác hơn. Họ không có khoa học giúp đỡ. Ông bà có lẽ sẽ buồn lắm khi biết con cháu mình sống ở thế giới có điều kiện đầy đủ hơn nhưng vẫn nghe vào những kiến thức lỗi thời.

Việc quan sát thông tin đầu vào và đưa ra dự đoán kết quả đúng có thể chỉ dựa vào quá trình nhìn thấy một hiện tượng lặp đi lặp lại hoặc thống kê, khác hoàn toàn với việc hiểu rõ và có khả năng giải thích chính xác quá trình, cơ chế phía sau hiện tượng đó. Khoa học có một cơ chế chi tiết và chính xác hơn nhiều.

Do đó, nhiều niềm tin trong việc sinh nở cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tuy vậy, ngoài những thứ sai mười mươi đã được chỉ ra, ta phải thừa nhận vẫn tồn tại điều ông bà dặn dò là đúng đắn. Tuy nhiên chúng không hề liên quan gì đến khía cạnh tâm linh huyền bí, mà hoàn toàn có thể được giải thích một cách đơn giản bằng khoa học về sau này.

Một điều kiêng kỵ trong thời gian mang thai là không được đến dự đám tang. Các bác sĩ cũng có lời khuyên tương tự, nhưng nguyên nhân không phải do “ma ám” hay “âm khí”, mà vì cơ thể người chết khi đó đã bắt đầu phân hủy và có thể khuếch tán vi khuẩn ra môi trường  [7]. Đồng thời, sản phụ cũng rất dễ bị tác động tiêu cực về mặt tâm lý khi dự tang lễ. Tương tự, việc mẹ bầu không được tiếp xúc với mèo [8] hoặc hạn chế người khác đến thăm phụ nữ mới sinh con [9] cũng có thể được giải thích là để tránh vô tình làm lây lan các loại mầm bệnh sang cho mẹ và bé, chứ không hề liên quan đến việc xui xẻo hay át vía gì cả.

Các cụ cũng quan niệm phụ nữ mang thai nên hạn chế trang điểm, điều này đúng; nhưng không phải với lý do mẹ làm đẹp thì con sẽ mất duyên. Việc thường xuyên sử dụng mỹ phẩm có chứa phthalates có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Son môi chứa chì cũng gây tác hại tương tự, đồng thời còn làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, việc sử dụng những loại kem trị mụn có chứa thành phần isotretinoin không chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai mà còn dẫn tới hiện tượng quái thai và thai lưu [10].

Vì không có nền tảng, cơ chế phía sau những lời khuyên, tồn tại nhiều lời khuyên mâu thuẫn lẫn nhau và lợi hại khó phân minh. Chẳng hạn các cụ khuyên nên bôi son hoặc nhọ nồi lên trán trẻ sơ sinh khi ra ngoài để tránh “tà ma dọa nạt”, trong khi làm da trẻ nhỏ lại nhạy cảm hơn nhiều so với người lớn.

Trẻ nhỏ không chỉ có làn da nhạy cảm mà dường như mọi thứ đều nhạy cảm - hệ hô hấp chẳng hạn. Ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân gây chết thứ hai ở trẻ sơ sinh [11], thế nên ngay cả việc nấu nướng trong những căn nhà có cấu trúc cẩu thả cũng rất nguy hiểm. Những bếp than thải ra đầy khí độc hại thuộc hàng bậc nhất, thật kỳ lạ lại được khuyên dùng để sưởi ấm cho mẹ và bé trong phòng kín.

Việc ở cữ cũng vậy, đúng như quan niệm của các cụ, đây là thời gian cần thiết để phục hồi và nghỉ ngơi, bởi cả mẹ và bé lúc này đều có sức khỏe và khả năng đề kháng rất yếu. Nhưng nó chỉ nên dừng lại ở việc tránh vận động mạnh, ăn uống điều độ hoặc quan tâm giữ ấm cơ thể; việc kiêng khem gắt gao quá mức sẽ chỉ phản tác dụng và thậm chí tạo ra sự áp lực, căng thẳng cho người mẹ.

Những người đang đọc bài viết này có lẽ phần lớn được tiếp xúc với kiến thức khoa học và lời khuyên từ bác sĩ, nhưng có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi lời khuyên từ “các cụ” vì câu chuyện nuôi con thường khá phức tạp.

Nuôi con tuy không phải cuộc chiến, nhưng những thứ dở khóc dở cười, xung đột thế hệ chỉ vì một chuyện cỏn con như có nên cho bé uống nước sau khi uống sữa hay không vẫn cứ xảy ra nhan nhản. Bao nhiêu bài báo, bao nhiêu chứng cứ khoa học đều có thể bị phản bác chỉ bằng những câu nói vô thưởng vô phạt như “tao nuôi chục đứa chúng mày còn được, có sao đâu” hoặc “trứng mà đòi khôn hơn vịt”.

Vấn đề nuôi con lúc này sẽ không chỉ còn là kiến thức đúng sai, mà còn là chuyện ứng xử. Tâm lý lo lắng thái quá bởi một quá khứ ám ảnh mọi thứ từ cái ăn cái mặc đến chuyện sống còn của thế hệ cũ là điều mà chúng ta nên thấu hiểu. Nhưng sức khỏe của trẻ em vẫn là thứ nên được đặt lên hàng đầu.

Vì đó là mạng người, là cuộc đời, chứ không phải dăm ba câu nói thể hiện cái tôi nữa.

Vấn đề thực ra không nằm ở ông bà, vấn đề nằm ở chính chúng ta. Có nhiều lời khuyên từ ông bà tuy không chính xác, thiếu cơ sở nhưng vô hại; ngược lại có nhiều lời khuyên khoa học phức tạp dễ bị bóp méo để trục lợi - và trào lưu tin vào những thứ này đang gia tăng trong thời gian gần đây.

Chuyện ngu ngốc thì thời nào cũng mắc phải. Thật kỳ lạ khi có những bà mẹ ra sức tẩy chay, phản đối những quan niệm cổ hủ, nhưng chính mình lại nuôi con theo những phương thức phản khoa học không kém.

Họ chê cười việc nhỏ sữa vào mắt hoặc tai của bé, nhưng lại tin vào những thứ như anti-vax hay sinh con thuận tự nhiên. Nhiều bà mẹ từ chối món chân giò hoặc cá chép kho mà các cụ cất công nấu cho, nhưng lại tin rằng trẻ nặng cân, ăn nhiều thì mới khỏe, và lấy làm xấu hổ khi con mình không “ăn giỏi” như các bạn.

Và cũng có những bậc phụ huynh luôn bảo là muốn hiểu con em mình, muốn xóa bỏ khoảng cách thế hệ; nhưng lại đút cơm bằng cách cho trẻ chơi iPad.

Loài người không cần quá ngu ngốc để tự tạo cho mình những niềm tin mù quáng, vì chúng ta vốn là giống loài khó hiểu.

Có ba điều chúng tôi đề cập đến trong bài viết này (trong trường hợp bạn quên).

1. Chúng ta đang ở thời buổi mà những lời khuyên xưa cũ càng ngày càng ít giá trị hơn, không phải vì bản thân chúng, mà vì chúng ta đã có những lời khuyên chất lượng hơn rất nhiều - những lời khuyên mà ông bà ước gì họ cũng có.

2. Sinh mạng của con bạn rất quan trọng, cuộc đời của nó cũng vậy.

3. Tiền nhân không ngu hơn hậu bối, nhưng sự ngu ngốc thời nào cũng có. Hãy thông minh, và hãy xem lại điều số 2.

Vì chúng ta ngu là lỗi của chúng ta, thật tội nghiệp nếu những đứa trẻ phải chịu trách nhiệm cho điều đó.

#MonsterBox
_____________

FOLK WISDOM AND THE PROBLEM OF RAISING CHILDREN.

How vulnerable do you think infant lives are?

According to Our World In Data, 56 million deaths were recorded in 2017. 10 percent of those were children under 5. This number was even higher than that of those who died at 50, 60 or 70 years old. To make it clear, the total death cases from 5 to 45 years of age just added up to that of children under 5 [1].

That was the story of 2017. In the past, this was even more tragic. In 1950, one out of four newborn children died. Moving back to another one century, one out of every two children could never reach their fifth birthday. Child mortality decreased from 27% in 1950 to only 2.9% in 2017 - thanks to science development and medical advances [2].

So, the question is in this era of such a developing society where child mortality has been reduced, whether or not advices from the previous generation are still valid.

Well, it depends.

Not to mention any survey statistics, ancient sayings had many to indicate how dangerous it was to give birth to a child. And therefore, it is easy to understand the existence of abstinence for pregnant women.

Those folk wisdom and old-wives' tales can be listed as eating salty foods to have a boy. Pregnant women are not supposed to attend weddings as they are seen as 'bad luck' or  it is a taboo for a pregnant woman to cut her hair; until the 8th month of pregnancy can women buy clothes for their children, if not that child will “leave the family behind”; when giving birth day is coming closer, family must prepare a silver knife to avoid “the evil”, etc.

These are all baseless beliefs, not to say ridiculous. The assumption that pregnant women eat more goose eggs can help their children smarter can be easily exposed by looking into the nutritional values ​​[3]; but for the beliefs above, it is weird how people could come up with and even believe them. The only thing people use to persuade each other is due to "evil".

Even after giving birth to their baby, abstinence has not stopped, but is even more draconian, with extremely misleading and horrifying "experiences": hanging meconium in front of the door or storing the dried umbilical cord for "easy-to-raise” kids. In addition to the " pig's trotter bone porridge" postpartum diet, the mother must also drink the newborn's urine to increase milk production, etc.

Less frightening is the concept of postpartum confinement, a traditional practice following childbirth that lasts a month or upto 100 days. During these days, the mother, in addition to rest, must avoid some spiritual taboos, abstain from eating, moving, ... and almost staying in bed for a whole day. Postpartum confinement is so tough that mothers could not go out, read books, watch TV or use their phones ... So the postpartum depression is not too difficult to understand [4].

One of the most taboo things in the past was that women had to be absolutely protected from wind and water, by not brushing their teeth, but rinsing their mouths with salt water, not bathing, not even combing their hair - within at least 1 month. Though plausible, most of these are unfounded. Doctors often advise the exact opposite [5] [6], that is if you don't take a bath, you'll get dirty, that's all. And if the mother insisted on strictly following the abstinence, then the old generation was a little redundant when they told us not to sleep with the husband after delivery.

It is true that not all of the experiences that the folk have drawn or the grandparents words are false and outdated. The ancients were very good at observing the phenomena in life, from nature to society to make their life easier.

But they do so because they have no other more accurate way. They have no science to help. Grandparents would probably be sad to hear that their children and grandchildren live in a more modern world, but still believe in folk wisdom.

Observing input information and making correct predictions can only be based on watching a repetitive phenomenon or statistical; This does not equal understanding and being able to accurately explain the process and mechanism behind that phenomenon. Science has a detailed mechanism that is much more accurate.

Therefore, many beliefs in childbirth also fall into the same problem. However, in addition to the things that were wrongly pointed out, we must admit that there are things that our grandparents told us are true. However, they have nothing to do with the mysterious spiritual aspect, but can be explained in a simple way by science.

One taboo during pregnancy is not to attend the funeral. Doctors also have similar advice, but the cause is not due to "haunting”, but because the dead body then began to decompose and can diffuse bacteria into the environment [ 7]. At the same time, women are also very vulnerable to negative psychological effects when attending funerals. Similarly, the fact that pregnant women are not allowed to play with cats [8] or restricting others to visit women giving birth [9] can also be explained as to avoid accidental spread of pathogens to the mother and the baby, and it has nothing to do with bad luck.

Pregnant women are also told not to wear makeup, this is true; But not for the reason that the more beautiful the mother is, the less charming her child will become. Frequent use of cosmetics containing phthalates can seriously affect a child's intellectual development. Lead-containing lipsticks have the same issue,they even increase the risk of miscarriage or premature birth at the same time. In addition, the use of anti-acne creams containing isotretinoin not only increases the risk of miscarriage but also leads to teratogenicity and stillbirth [10].

Because there is no basis behind the advice, there are many conflicts. For example, our folks recommend applying lipstick or a black pot to the infant's forehead when outdoors to avoid "ghosts," while young children's skin is much more sensitive than adults.

Infants not only have sensitive skin but almost every body part of them is sensitive - the respiratory system for example. Indoor air pollution is the second leading cause of death in babies, so cooking in sloppy structures is actually really dangerous. The charcoal stoves emitting full of toxic gas are strangely recommended for warming mothers and babies.

This is also an issue for postpartum confinement. Like people said, since the health state of  both the mother and the baby is pretty low, this is the essential time for recovery. But it should only stop at avoiding intense exercises, having a suitable diet or keeping the body warm, excessive abstinence will only be counterproductive and even create pressure and stress for the mother.

Those who are reading this article may have mostly been exposed to scientific knowledge and advice from doctors, but may be affected by advice from "the elderly" because the parenting story is often quite complicated.

Raising children is not a war, but the generation conflicts because of a small thing like whether to give the baby water after drinking milk or not is still going on. Regardless of science articles and scientific evidence, you can be rejected with "I have raised a whole family, okay" or "Don't try to teach your Grandma to suck eggs" .

Raising children now will not only be right and wrong, but also a behaviour problem. Excessive anxiety from the previous generation towards everything from what to wear to the survival of the older generation is something we should understand. But the health of children should always be the top priority.

Because it is a human life, a life, not a few sayings expressing the ego anymore.

The problem does not actually lie in the grandparents, it is us. There is too much advice from grandparents though inaccurate, lacks foundation but harmless; on the contrary, there are complex scientific tips that are easily distorted for lucrative purposes and the trend of believing in these things has been increasing recently.

Stupid things always somehow exist. It is strange that mothers try to boycott and oppose old-fashioned notions, but raise children themselves in equally anti-scientific ways.

They laugh at putting milk in their eyes or ears, but they believe in things like anti-vax or natural birth. Many mothers refuse to cook pig's trotters or other dishes recommended by the elderly, but believe that children who are overweight and eat a lot is a sign of a healthy body, and feel ashamed when their children do not eat "as well" as their peers.

And there are also parents who always say they want to understand their children, that they want to bridge the generation gap; but getting their children to eat by letting them use their iPad.

There are three things you need to remember in this article.

1. We are at a time when old advice is getting less and less valuable, not because of ourselves, but because we already have far better quality advice - the advice that our grandparents wish they had had.

2. Your child's existence is very important, so is his life.

3. Predecessors are not more stupid than descendants, but stupidity is always there. Be smart, and reread the 2nd statement.

#MonsterBox

- Artist: Sam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#science