HÃY THEO ĐUỔI ĐAM MÊ, NỖI ĐAU SẼ THEO ĐUỔI BẠN.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trẻ em là những sinh vật thuần khiết, chúng có xu hướng giúp đỡ người khác và tin rằng sẽ được đối xử theo cách tương tự. Thế giới trong mắt trẻ em tương tự chiếc tủ điện thoại theo yêu cầu, chúng luôn nghĩ rằng những thứ mình thích người khác cũng thích, và chuyện thuyết phục ai đó thật dễ dàng. Bằng lòng nhiệt thành và sự tự tin, mọi đứa trẻ luôn nghĩ rằng lời mời cùng chơi búp bê của chúng thật hấp dẫn và chẳng ai cưỡng lại được.

Điều này vẫn thường đúng khi chúng còn là những đứa trẻ đáng yêu, nhưng nhanh chóng phai mờ dần từng ngày từng ngày kể từ khi chúng bắt đầu lớn. Tuy vậy, dù rằng thực tế đối xử với trẻ em và người lớn khác nhau, nhưng không phải mọi người lớn đều thoát ra khỏi cái bóng tư duy của trẻ em.

Chúng ta, sâu thẳm trong tâm can, luôn tồn tại một niềm tin mãnh liệt rằng khi ta dốc lòng vì điều gì đó, thế giới sẽ đối xử với ta theo hướng trượng nghĩa tương tự.

Tiếc thay, thực tế luôn diễn ra theo hướng khiến ta cảm thấy đau khổ. Ta không đủ giàu bằng người khác, không đủ giỏi bằng bạn bè và cũng chẳng đủ thú vị hay nổi bật bằng bất kỳ người nào ta để mắt đến. Ta có một công việc nhàm chán, một cuộc sống mà ở đó ai cũng muốn ta hãy im miệng lại, hoặc ít nhất chỉ nên làm theo những chỉ dẫn của họ.

Tất cả những điều này gần như tồn tại độc lập với mong muốn của chúng ta. Thực tế phớt lờ đi những khao khát tinh thần mãnh liệt dù cho ta luôn hướng đến những điều tốt đẹp.

Ký ức về những lần ta dốc lòng vì người khác nhưng chẳng nhận lại được gì, dần khiến ta thu mình lại và thôi không còn san sẻ chút hy vọng còn sót lại của bản thân cho bất kỳ ai khác nữa.

Bất kỳ người trưởng thành có mức nhận thức trung bình nào cũng sẽ sớm nhận ra rằng sự đau khổ kinh niên mà họ phải trải qua là lỗi của hệ thống. Có thứ gì đó lớn hơn bao trùm lấy họ, những quy luật kinh tế, định kiến văn hóa, làn sóng tư tưởng… chồng chồng lớp lớp, đan cài lẫn nhau và đặt ra những giới hạn. Và dù rằng họ luôn có những nỗ lực cá nhân, cũng chỉ tạo ra được sự xê dịch nằm trong vùng giới hạn nhất định nào đó.

Họ sẽ sớm nhận ra rằng sự thẳng thắn và chân thành của họ có khi còn khiến họ gặp khó khăn hơn trong môi trường công sở, trong khi những người giỏi việc nịnh bợ và làm trò hèn mọn lại thăng tiến nhanh. Hay việc một sản phẩm thủ công tốn nhiều công sức và sự tỉ mỉ để hoàn thiện, lại không hiệu quả bằng những món hàng công nghiệp Trung Quốc được nhập số lượng lớn được khoác lên lớp áo tinh thần dân tộc ngụy tạo nào đó.

Rồi họ sẽ sớm nhận ra rằng những phẩm chất tốt đẹp chỉ tốt cho đời sống tinh thần cá nhân, còn việc kinh doanh chỉ kiếm ra tiền khi bạn giải quyết được bài toán về dòng tiền, thị trường, logistics và những thứ tương tự. Giữa phẩm chất và sự hiểu biết, có cả hai sẽ tốt hơn chỉ một, nhưng có cái thứ hai sẽ tốt hơn cho cuộc sống của cá nhân ai đó.

Trật tự xã hội mới, cụ thể là tư bản chủ nghĩa, đã tạo ra xã hội mà ở đó mỗi người là một bánh răng nhỏ trong một cỗ máy lớn. Bạn sẽ nhận thấy điều này ở công ty bạn đang làm, bạn sẽ thấy điều này ở xã hội bạn đang sống. Chúng ta mỗi người làm một việc riêng biệt, những việc mới mẻ, xa lạ và dường như đi xa khỏi bản năng sinh học. Bạn sẽ ngồi trả lời từng email dù cơ thể sinh học của bạn chẳng biết việc này để làm gì, hoàn thành những chứng từ dù cho việc ấy không tạo ra bất kỳ hormone gây hạnh phúc nào - ngoại trừ một vài trường hợp còn tạo ra stress.

Ta được gắn bó với một chức năng cụ thể - hoặc viết, hoặc sáng tạo, hoặc vẽ, hoặc thu thập số liệu, hoặc điều phối - và biết rằng bản thân sẽ không được thử làm phi công, bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, phi hành gia… trong cùng một cuộc đời. Giá như ta có thể liên tục sống nhiều cuộc đời, y như cách ta chơi game, hay như khi ta đã kỳ vọng ở thời thơ ấu. Ta nhớ về thuở bé, khi thì trùm chăn để làm siêu anh hùng, khi thì ngồi tỉ mẩn xếp lego như một kiến trúc sư thực thụ và khi thì đem đồ chơi ra kê búa đập một phát để thỏa mãn khát khao của kẻ đập phá.

Sống giữa thực tế khô cứng về “get thing done” (làm cho xong) những thứ được giao, chúng ta vẫn không quên đi khao khát trở thành cá thể “ra gì và này nọ”. Một cá thể là trung tâm trong cuộc đời của chính ta, chứ không phải kiểu cảm thấy bản thân đang ngày một tiệm cận với việc trở thành khán giả ngồi xem thước phim cuộc đời mà trong đó mình chỉ là nhân vật phụ.

Sự vượt trội cá nhân đã bị triệt tiêu kể từ sau cách mạng công nghiệp, nhưng những câu chuyện về cá nhân nổi bật vẫn được lưu truyền rộng rãi trong thời đại tư bản. Chúng ta được nghe về những người giàu lên từ xuất thân nghèo khó (dù rằng số này ít như nước giữa sa mạc), về những startup thành công tự thân (dù số này hoặc chiếm thiểu số, hoặc được dựng chuyện để thu hút truyền thông) hay về những người nổi tiếng nắm giữ nhiều quyền lực, tiền tài và danh vọng (dù cho phía sau những người đại diện ấy là công sức của cả tập thể).

Những câu chuyện này thật hấp dẫn và chừa cho ta một lỗ hổng để tiếp tục nuôi những hy vọng đổi đời. Con người là giống loài cố chấp, họ sẵn sàng tin rằng họ có thể trúng số vì đã từng có người trúng (dù cho tỷ lệ này chỉ là một phần tỷ), và tin rằng họ sẽ thành công, chứ không phải thất bại, vì có ai đó giống họ đã từng thành công.

Có lẽ chẳng ai buồn để ý rằng những câu chuyện hấp dẫn, thu hút thường chủ yếu do chúng lạ và không tồn tại trong thực tế. Những câu chuyện này chỉ là phương tiện vỗ về cho những thứ chúng ta đã mất - tương tự với sự phổ biến của những tiểu thuyết nông thôn trong giai đoạn đô thị hóa.

Những tỷ phú như Bill Gates hay Jack Ma thường bảo với công chúng rằng hãy làm những gì bạn thích, hãy theo đuổi đam mê, hãy nỗ lực… nhưng không nói thêm rằng “nếu không được như chúng tôi, cũng đừng buồn”. Vì mặc dù việc làm điều mình thích, theo đuổi đam mê hay nỗ lực là một cách hay để tận hưởng hết những “tính năng” được thiết kế trong cuộc đời bạn đang trải nghiệm, nhưng nó cách rất xa, hay thậm chí chẳng liên quan gì đến một cuộc đời thành công và hạnh phúc.

Trước hết, hãy thừa nhận rằng trong hệ thống này, chúng ta đặt nặng giá trị kim tiền và xem đó như điều kiện tiên quyết để đánh giá mức độ thành công. Những người có tiền trong mắt người khác cũng là những người hấp dẫn, thu hút và thú vị.

Để trở thành người có tiền, bạn phải hiểu về hệ thống và biết cách khai thác nó. Chẳng hạn vì bạn biết rằng thế hệ Z gen đang lớn và có nhu cầu về đồ nội thất theo bộ, theo phong cách tối giản và giá rẻ, thay vì những bộ trường kỷ hầm hố hay tủ giường sập bằng gỗ quý đắt tiền mà 6x 7x ở Việt Nam từng thích. Rồi bạn bỏ thời gian để tìm kiếm đối tác sản xuất ở Trung Quốc, đơn vị vận chuyển, kho bãi; bạn lên kế hoạch xây dựng thương hiệu bằng những hình ảnh và nội dung liên quan đến minimalism; và bằng một chút may mắn, bạn sẽ kiếm được tiền dù rằng chẳng hề thích thú gì công việc này cả.

Hoặc bạn nhận biết rằng xu hướng Stoicism sắp trở thành trào lưu mới ở Việt Nam, nên bạn tranh thủ dịch sách từ trước, lập những cộng đồng và liên hệ làm thân với nhà xuất bản… Giả sử may mắn mỉm cười với bạn và bạn kiếm được một ít tiền từ những thương vụ kinh doanh này, đó là do bạn đã giải đúng bài toán.

Những việc trên chẳng liên quan gì đến phẩm chất của người thực hiện cả. Có thể họ có mong muốn giúp ích cho xã hội, có thể họ chỉ muốn trục lợi cho bản thân, nhưng khi họ giải đúng bài toán, họ sẽ có tiền, và trở thành người thành công - xã hội sẽ nhìn nhận họ như doanh nhân thành đạt đầy thú vị. Khải Silk là một ví dụ, rất rất nhiều người khác cũng tương tự.

Vì vậy, theo đuổi đam mê, có những phẩm chất tốt đẹp hay luôn truy cầu điều đúng đắn cho người khác và xã hội có thể không dẫn bạn đến một cuộc đời thành công. Có thể còn khiến bạn trở thành kiểu người thất bại thảm hại trong xã hội này. Nhưng hãy biết rằng, đó không phải lỗi của bạn.

Chúng ta đã được chứng kiến nhiều trang tin chất lượng chết trước lũ báo lá cải, chứng kiến nhiều tác phẩm đầy tính nghệ thuật bị đè bẹp bởi những thứ sặc mùi văn hóa đại chúng, được nghe về những cửa hàng có tâm đóng cửa vì không thể cạnh tranh nổi. Tất cả những thứ ấy đã bị đào thải bởi quy luật thị trường, bất kể phẩm chất của chúng như thế nào, và chúng ta cũng không ngoại lệ.

Thị trường có khuynh hướng bỏ qua hoặc vô cảm trước những công sức chân thành và tận tâm của chúng ta. Hoặc có lẽ chính chúng ta đang vô cảm trước công sức chân thành và tận tâm của những người khác.

Ngày nay, mọi người đã quá mệt mỏi để quan tâm đến “phẩm chất ẩn sâu” của người khác, vì chính họ còn đang dần lãng quên bản thân mình. Chúng ta rời khỏi cơ quan vào cuối ngày, khi đã kiệt sức về cả thể xác lẫn tinh thần và chỉ muốn tìm kiếm những thứ để giải tỏa.

Ta không hứng thú với những món ăn giàu tính truyền thống nữa, nếu việc ăn chúng trở nên quá cầu kỳ và phức tạp. Ta không còn đủ rảnh rỗi để quan tâm đến số phận của những người dân tộc thiểu số đan thảm. Ta cũng không còn tâm trí để theo dõi những cuộc tranh luận uyên thâm, đọc những biết viết quá nặng yếu tố tri thức.

Chúng ta cần những thứ đơn giản hơn, ngắn hơn, bắt mắt và gợi nhiều cảm xúc dễ dàng hơn. Đó có thể là những video TikTok vui nhộn, gợi dục, buồn cười. Đó có thể là tin tức nhảm nhí nào đó khiến ta cảm thấy cuộc đời mình vẫn còn tốt hơn nhiều người khác. Những thứ kiểu kiểu thế.

Chúng ta tiêu thụ thứ gì, thì sản xuất thứ ấy. Do đó, dù không phải tất cả, nhưng phần lớn những thứ trôi nổi trên thị trường đều được gắn lên lớp vỏ ngoài hào nhoáng, thu hút nhưng có bản chất nông cạn. Và chẳng ai thấy phiền về điều này cả, vì chẳng ai quan tâm đến nông cạn hay sâu sắc, thứ mọi người quan tâm là độ hiệu quả.

Trong xã hội có trật tự thế này, lời khuyên theo đuổi đam mê là một lời khuyên tệ. Vì giả như sự đam mê của bạn là thuần khiết (vì thực tế chúng ta vẫn thường ngộ nhận về đam mê của chính mình), nó không dẫn đến sự giàu có và thành công, thậm chí nhiều khả năng dẫn bạn đến con đường nghèo khó.

Xã hội này đánh giá cao những người có nhiều tiền và không xem trọng những ai không giỏi kiếm tiền, do vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy đau khổ khi con đường theo đuổi đam mê không dẫn đến thứ bạn tìm kiếm.

Hãy ngừng theo đuổi đam mê. Để có một cuộc đời thành công và dễ dàng, bạn cần theo đuổi một môi trường sống tốt, một môi trường giáo dục tốt, những người bạn tốt, những mối quan hệ có giá trị, môi trường làm việc lành mạnh; hãy theo đuổi tri thức, theo đuổi người bạn đời luôn ủng hộ ta và tránh xa những rắc rối thị phi. Có hết những điều ấy, chúng ta còn cần thêm rất rất nhiều may mắn.

Bạn thấy đấy, đam mê chẳng là gì cả, nên đừng buồn nếu thất bại khi theo đuổi chúng. Nếu chẳng may bạn vẫn chưa có được cuộc đời như mong muốn, có thể vì bạn chưa làm đầy đủ các bước cần thiết.

Đừng vì những định nghĩa thành công dễ dãi mà những cuốn sách bán chạy rẻ tiền đã vẽ ra, để rồi tự dằn vặt bản thân vì bạn chưa thể đạt được chúng trong khi mọi người có thể.

Vì mọi người cũng không thể, thế nên sách ấy mới bán chạy.

Và vì cuộc đời của bạn không phải món hàng trên thị trường, đừng chờ đợi được định giá bởi hệ thống.

#MonsterBox

Bài viết tham khảo từ bài “The Sorrows of Work” của The School of Life. Monster Box không sở hữu ý tưởng. Khuyến khích đọc bài viết gốc để có góc nhìn chi tiết và toàn diện hơn.

________________________

ALL PASSIONS LEAD TO PAIN

At their very core, children are creatures of purity. They lean towards helping others out with a puerile dogma that they get what they give. They act upon this world as nothing more of a “what-if” telephone booth, wherein everyone would get as much favorable of what they favor. In a like manner, talking someone into would be as easy as a cake. After all, they purport that their invitation to play doll must be compelling to others, mustn’t it?

As they grow up, such a notion fades away, little by little. That said, given the dissimilar perceptions towards this world, many an adult still are hard-stuck at their puerile dogmas.

Deep inside, we have many a time desired to somehow “win back” as handsomely as what we have given.

Given the fact that things have forevermore turned out any less miserable. We indeed are neither as well-off as others, as outstanding as our friends nor as elegant as whoever we have a crush on. We’re earning a meagre income by slogging through painfully dull jobs, living a life in wherein we were beforehand told to either shut up or meekly obey orders.

However it looks, this world goes violently against our wills. It turns a blind eye to our overwhelming desires, even when we’re set out to seek goodness.

Having many a time jogged through memories of the all-out dedication that gained us bitterly nothing back, we would eventually withdraw into our own worlds, into the flickering hopes of ours, if any is left.

Sooner or later, it would violently strike on us - the very moment we realize that many a system failure has granted us chronic sufferings. There must always have been something overruling ourselves, our economic laws, our cultural prejudices, and the very ideologies. It gives the very grounds for inherent intangibilities and limits.

As a rule, however hard we might try, we would eventually only bring about the changes beforehand forecasted.

At workplace, we would soon realize that our sincerity could turn out any less troublesome, inasmuch as the flattery would instead get promoted. We’ve many a time witnessed arduous and meticulously done handicrafts turning out inferior to some imported made-in-china commercial goods cloaked up as to evidence nationalism.

Soon enough, we would get the picture that “humane” personalities are purely to nourish one’s mental health, forasmuch as a thriving business rests entirely on the cash flow, market, logistics and stuff like that. Given that owning both would be ideal, the latter alone is enough to satisfy his individual desires.

The capitalist order has acted as a precursor to a society wherein each individual functions as a small cog of a greater machine. Together we feel it as a whole, given that we’ve many a time been assigned with tasks seemingly of no good to our own biological instincts. We sit still, replying to every email even though it has nothing to do with our biological body, finishing the documentation works, given that it does hardly cause our body to secrete any happy, let alone stress hormones.

We’re born hooked up on specific functions - either writing, creating, drawing, collecting data, or coordinating - knowing that we have no other opportunities to be a pilot, doctor, engineer, scientist, or astronauts the very life of ours. We spoil for the privilege to live all-in-one lives as in the RPG games we savor or in our puerile childhood dreams.

We, thus, bitterly jog through the beautiful memories when we cloaked ourselves up with a blanket to play superhero, patiently sat and meticulously play lego as if we had been a real architect and hammered this “masterpiece” to play the outlaw.

Given the bitter reality of daily getting whatever we are assigned done, we still are hurting for becoming “extraordinary” individuals, the protagonists of our own movies, instead of some good-for-nothing tetartagonists.

On the other hand, given that the industrial revolution did do away with personal superiority, stories of the exceptional are still somewhat “out of this capitalist era”. We’ve all too often been told of the well-heeled thriving on down-and-out backgrounds (which is any less of a drop in the ocean), successful single-person startups (albeit either trivial or made up) and celebrities holding a handsome amount of power, money and fame (given the collective efforts catalyzing them).

Compelling as these might seem, they do leave us with a loophole to cultivate life-changing hopes. At the very core, humans are  obstinate. We wholeheartedly believe that we would one day win the lottery since there have indeed been winners (from the one in a billion odds), or one way or another triumphally succeed, for there must have been someone similar to us did.

Hardly have we ever noticed that those compelling stories could only suck us in since they’re either bizarre or fictional. After all, they are purely something to let up on our bitter losses - which is pretty much similar to the emerging rural novels within the dawn of urbanization.

Bill Gates and Jack Ma have all too often encouraged others to do as their will, and to go all out on their passions. Still, they did forget to disclaim "don’t get upset should you fail". Since given they are to fully savor all the "features" beforehand set up for us, passions still are farway, if not irrelevant to a fruitful or happy life.

First, we’re living in a system that fiercely lauds material values, thus, takes them as the very scope to measure everyone. To all appearance, the well-heeled must appear appealing and intriguing to others.

That said, to earn such values, we must beforehand understand the system and the very way to feast on it. To demonstrate, as we’re cognizant that the growing Gen Z would one way or another demand cheap minimalist furniture sets, instead of the “cool” pricey settees or wooden closets the baby boomers did savour. Afterward, we take time to seek manufacturing partners, shipping units, warehousing services. We plan that the brand would revolve around minimalist contents. In the end, with some sheer luck, we would earn a fortune, given that it has nothing to do with our passion.

In another example, as we are feeling so violently that Stoicism is about to emerge in Vietnam, we would beforehand translate Stoicism books, building up community and keep in close contact with the publishers. After all, the money we could ever earn from this business is attributed to our wise solution to the up and coming problem, instead of our passion, isn’t it?

As far as can be seen, one’s personalities play no role in these businesses. Some of the thriving might crave to better the society, whilst many others might have willed to earn some fortunes for themselves. Still, as they solve the problem, they would win back what they desire, and eventually become the successful. The entire society would, thus, act upon them as some handsome successful businessmen.

In this manner, either pursuing your passions, owning spectacular personal traits, or bettering the society might still run you into miseries, if not turning yourselves into lesors. Even when it’s not your fault.

We have many a time witnessed high-quality news sites dying at the very storms of tabloids, masterpiece eboulement spearheaded by the mediocre arts full of pop culture, or scrupulous store closures upon failing to compete with their unscrupulous counterparts. It is the laws of the market that rule them, or even us, out.

On the whole, the market has cold-shouldered either our sincerity or all-out efforts. Or is it our disdain for others’?

The modern society has spared individuals no time to look back into their own “hidden traits”, let alone others’. As a rule, we leave the office late at night, physically and mentally exhausted. At that point, all what we ever care is a relief.

We would turn our back on traditional dishes, should the preparation get too sophisticated and persnickety. We could earn for ourselves any free time to mind the ethnic doing tapestry. Nor are we mindful enough to enjoy fierce arguments or long tedious scientific articles.

We thirst for whatever more straightforward, versed, eye-catching and emotional. Sensual and hilarious TikTok videos, thus, “do we good”. Also, it could be some quick-bite tabloids that makes us instead “savour” what we have so far been doing.

When there is demand, there is supply. Given the only thing we do care of - the efficiency of those “bullshits”, they have cloaked up as something elegant. After all, to purely stow away their superficiality.

Insomuch as given the inherent social order, “pursue your passion” seems any less of an awful advice, since your pure lofty passions (which you have all too often misinterpreted) are hardly gaining you any success, if not a down-and-out fate.

We live in a society that coevally lauds the well-heeled and belittles those failing to earn. After all, doesn’t it sound desperate should your all-time passion still get you to end up a deadwood to this society?

Put and end to your passion. To rather end up successful, you should instead pursue a good living environment, a good educational environment, a healthy working environment, and precious relationships. Pursue knowledge, pursue a partner having our back and never gamble on hazardous risks. And a little bit of luck.

After all, passion can’t seem any less fruitless.

Don’t get distressed at miserable failures to pursue them and a life you woefully hurt for. Revise all the necessary steps. Do as what we have instructed above.

Don’t fall for the effortless successes drawn out in catchpenny self-helps, thus, blame yourselves on not getting as far as others.

Since no one else could, should they ever feast on these craps.

Since your lives are not something for sale, don’t sit still and wait to get a price tag.

#MonsterBox

This article revolves around the core arguments in The School of Life's "The Sorrows of Work". Monster Box, thus, does not own the original idea. After all, we do encourage your to read the original version to gain crucial insights.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#science