VICTIM-BLAMING:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VICTIM-BLAMING: NÓI NHỮNG ĐIỀU (BẠN CHO LÀ) ĐÚNG ĐẮN, KHÔNG KHIẾN THẾ GIỚI TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN.

Thế giới này có thể chia làm 3 nhóm người: những người chủ quan, những người không khách quan và những người chủ quan nhưng nghĩ mình khách quan.

Tôi là một người chủ quan, trong phần lớn thời gian là thế, và tôi cũng hy vọng bản thân sẽ được những người chủ quan khác giúp mở rộng thêm góc nhìn, thay vì tự nghĩ mình khách quan rồi cho rằng những thứ mình thấy đã là chân lý, đúng đắn và không còn cần nghe thêm gì từ ai nữa.

Kiểu người thứ 3, theo tôi, là kiểu nguy hiểm nhất. Nhóm này thường có xu hướng thích đơn giản hóa vấn đề rồi tự suy diễn dựa trên những thứ đã bị giản lược đến mức sai lệch bản chất, và nghĩ rằng như thế là khách quan.

Ví dụ, trong chuyện victim-blaming (đổ lỗi nạn nhân) hay body-shaming (trêu chọc ngoại hình), dù nhận thức của cộng đồng về hai vấn đề trên đã có nhiều sự cải thiện, nhưng vẫn xảy ra tranh cãi hết năm này đến năm khác vì đó là những vấn đề phức tạp và tinh vi.

Những người nghĩ rằng họ đã biết về victim-blaming, về body-shaming, rằng họ không hề bỏ qua tội ác của kẻ phạm tội, NHƯNG… họ cần làm vậy để răn đe, cảnh tỉnh người khác, để giúp nạn nhân hiểu ra và không đặt bản thân vào chỗ nguy hiểm thế nữa, hay để những người béo biết đường giảm cân…

Cứ mỗi khi từ “NHƯNG” xuất hiện, tất cả mọi thứ xuất hiện phía trước nó đều vô nghĩa, và chứng minh rằng bạn chẳng hiểu gì về victim-blaming cả [1].

1. Vì sao dù biết là không đúng nhưng nhiều người vẫn đổ lỗi cho nạn nhân?

Nhiều người lập luận rằng việc đổ lỗi có nhiều kiểu, có kiểu chỉ để sướng mồm, có kiểu cố tình ác ý nhưng đôi khi vẫn có kiểu đổ lỗi vì mục đích tốt. Chẳng hạn, để cảnh tỉnh nạn nhân và người khác không nên làm điều này điều kia nhằm giảm thiểu khả năng gặp phải những tai nạn đó nữa.

Không, đó chỉ là suy nghĩ cảm tính thôi, chẳng có bất kỳ mục đích tốt đẹp nào, cũng như việc ấy chẳng hề đem lại hệ quả tốt đẹp nào cả. Ý tôi là, để nhắc lại một lần nữa nhé, không hề có bất kỳ ánh sáng le lói tốt đẹp nào phía sau việc đổ lỗi nạn nhân cả.

Đầu tiên, về động lực phía sau hành vi đổ lỗi của bạn, việc này thường không xuất phát từ động cơ lý tính hay có sự tính toán đạo đức nào cả, chỉ đơn giản là một cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể người - hay nói cách khác - cảm tính.

Một trong những hiện tượng tâm lý góp phần dẫn đến xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân (mà vẫn không cảm thấy tội lỗi về việc đó) chính là “fundamental attribution error” (tạm dịch: lỗi quy kết cơ bản). Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta quy kết (đổ lỗi) hành vi, hậu quả của một người hoàn toàn là do lỗi chủ quan của họ và bỏ qua các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân bên ngoài trong khi những nguyên nhân đó thật ra có thể đóng vai trò quan trọng trong sự việc. Và đặc biệt, chúng ta lại ứng xử ngược lại với những trường hợp tương tự của bản thân [2].

Ví dụ, khi một người bạn cùng lớp làm kiểm tra không tốt, ta thường có xu hướng quy kết hậu quả đó đến từ những đặc điểm nội tại, chẳng hạn như người bạn đó đã không học bài đủ chăm, không đủ thông minh để đạt được điểm cao, hay đơn giản do bạn đó lười. Nhưng khi chúng ta đạt điểm thấp, ta lại có xu hướng đổ lỗi cho những lý do khách quan như đề bài quá khó, môn học này chưa đủ hấp dẫn để cố gắng, giám thị gác thi gắt gỏng, bạn bè trong phòng thi kém thân thiện hay vì hôm qua nhà hàng xóm hát karaoke ồn quá không ôn bài được.

Điều này cũng xảy ra tương tự khi ta bắt gặp một câu chuyện nào đó về các loại quấy rối và bạo hành. Khi tiếp cận với câu chuyện, ta sẽ có hình dung đầu tiên là việc đó xảy ra có lẽ phần lớn do lỗi của nạn nhân, và thường sẽ bỏ qua hoặc xem nhẹ những yếu tố bên ngoài. Ta dễ dàng đi đến những kết luận vội vã như “con bé ấy chắc phải dễ dãi lắm mới bị sàm sỡ”, “cô này bị hiếp dâm do ăn mặc hở hang, đi chơi về khuya chứ gì” hay “đi ngoài đường cầm điện thoại hớ hênh để bị giật, tiên trách kỷ hậu trách nhân thôi” nhưng khi bản thân bị rơi vào tình trạng tương tự, bạn sẽ nói rằng do xã hội quá mất an ninh trật tự, do bọn cướp quá trắng trợn và mất dạy hay do lũ biến thái càng ngày càng đông.

Bên cạnh đó, khi nhìn lại những sự kiện xảy ra trong quá khứ, người ta có xu hướng tin rằng nếu bản thân nằm trong trường hợp đó, họ có thể dự đoán được những hậu quả sẽ xảy ra nhưng thực tế chúng ta không có cách nào để thực sự biết được điều gì sẽ xảy ra. Nếu bạn nghĩ là có, hãy tự dùng khả năng ấy để dự đoán ngày mai của chính bạn.

Hiệu ứng tâm lý này được gọi là Hindsight Bias (tạm dịch: thiên lệch nhận thức muộn) [3]. Hindsight Bias mặc nhiên cho rằng các nạn nhân đã có thể dự đoán được và ngăn chặn bất kỳ vấn đề nào sắp xảy ra với họ - từ đó tự bản thân biết đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn.

Để dễ hình dung hơn, gần đây có vụ nữ nhân viên bị cấp trên quấy rối tình dục khi đi uống bia cùng công ty. Nhiều người lập luận rằng “con gái phải biết tự giữ lấy mình, đi chơi mà uống say thế là không được, xảy ra chuyện cũng không có gì lạ”, điều này nghe hết sức hợp lý và nhân văn. Tuy nhiên, mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu cuộc đi chơi tương tự diễn ra trên thế giới và có thật rằng uống ít bia lại trong lần đi chơi này sẽ ngăn chặn được nguy cơ quấy rối tình dục hay không? Có phải cách tốt nhất để ngăn chặn bị quấy rối tình dục là đừng đi chơi khuya nữa và đừng uống bia nữa hay không, ngay cả với đồng nghiệp, bạn bè, người thân?

Tôi nghĩ lời khuyên đừng uống rượu bia khi lái xe hay để bảo vệ sức khỏe mới hợp lý và nhân văn, dựa trên bằng chứng khoa học. Còn trong lúc những kẻ thủ ác vẫn tồn tại ngoài kia, không dịp này thì dịp khác, không người này thì người khác, việc quấy rối dường như chắc chắn sẽ xảy ra vào thời điểm nào đó, với ai đó.

Cuối cùng, có giả thuyết phổ biến cho rằng thế giới này luôn công bằng và mọi thứ xảy ra đều có lý do chính đáng. Niềm tin này khá phổ biến và được nhiều người tin theo. Chẳng hạn, khi điều tồi tệ xảy ra với ai đó, ta thường tin rằng họ đã phạm phải một lỗi lầm nào đó để dẫn đến kết cục tồi tệ như vậy, và họ dù ít hay nhiều đều xứng đáng với nỗi đau đó. Hiện tượng này được gọi là just-world phenomenon (tạm dịch: định kiến “đời mà”).

Niềm tin này khiến chúng ta dễ dàng đi đến những kết luận như ai đó gặp chuyện xấu nghĩa rằng bản chất họ xấu và thế giới đã phản ứng theo hướng hiển nhiên. Cô gái ăn mặc hở hang, lối sống phóng túng hay những thứ tương tự khiến cô ấy bị quấy rối tình dục, người lơ đễnh nên bị mất cắp là đúng và họ - những người “tốt” - sẽ không bao giờ gặp chuyện như thế vì họ luôn cư xử đúng mực, giữ gìn nhà cửa cẩn thận và tốt với tất cả mọi người.

(Người mẫu mực nào lại cư xử kiểu đổ lỗi cho nạn nhân?)

Tư duy này gần giống với kiểu tư duy của những anh chàng “good boy” tự xưng, những người luôn nghĩ rằng vì họ tốt nên họ xứng đáng được thế giới đối xử tốt. Thế giới thực ra không hoạt động kiểu thế. Người xấu ngoài kia nhởn nhơ rất nhiều, trong khi người tốt vẫn liên tục gặp phải vận xui. Mọi thứ dường như là ngẫu nhiên.

Tâm trí của những chàng “good boy” kể trên đã tạo ra một cơ chế phòng vệ như thế để có thể giúp bản thân vượt qua nỗi sợ phải đối mặt với những tổn thương (fear of facing vulnerability) và đồng thời thỏa mãn nhu cầu giảm thiểu sự lo lắng (desire to minimize anxiety) [5]. Nhưng cũng chính cơ chế này đã tạo ra tổn thương cho người khác, cho những nạn nhân không chỉ gánh chịu nỗi đau thể xác từ kẻ ác nhân mà còn vô vàn nỗi đau tinh thần đến từ đồng loại.

Một thí nghiệm nổi tiếng của Lerner (1966) cũng đã chứng minh sự hiện diện của cơ chế này. Lerner yêu cầu một nhóm phụ nữ ngồi xem đoạn video về một người phụ nữ khác đang bị sốc điện như là một hình phạt vì cô ấy không nhớ từ vựng đã học hôm trước (tất nhiên vụ sốc điện chỉ là diễn thôi).

Ban đầu, những người phụ nữ tham gia thí nghiệm tỏ ra thương cảm và buồn vì sự đau đớn của cô gái, nhưng sau cùng, khi được hỏi, họ cho rằng cô gái ấy xứng đáng với số phận của mình, nếu cô ấy chịu học bài thì đã không bị sốc điện rồi. Nói cách khác, vì họ không thể mang lại công lý cho cô gái đó, họ lựa chọn bảo vệ niềm tin của bản thân rằng thế giới là một nơi công bằng, nạn nhân đã không phải là một người tốt, và vì vậy hình phạt sốc điện là hoàn toàn xứng đáng [6].

Họ, lẽ ra, nên tự đặt câu hỏi rằng vì sao không học từ vựng lại phải chịu hình phạt bị sốc điện?

2. Hãy dừng lại đi hỡi những chiến binh công lý.

Vào năm 2003, cô bé 14 tuổi Elizabeth Smart bị bắt cóc ngay tại phòng ngủ của mình ở thành phố Salt Lake. Cô bé bị giam giữ, lạm dụng và tra tấn trong suốt 9 tháng sau đó bởi cặp vợ chồng bệnh hoạn Brian Mitchell và Wanda Barzee. Sau khi được giải cứu, những tưởng cô bé sẽ nhận được sự đồng cảm và an ủi từ cộng đồng nhưng không, rất nhiều người đã đặt ra các câu hỏi như tại sao cô bé đã không cố gắng trốn thoát hoặc báo cho người khác, hay cô bé đã làm gì vào đêm khuya để bị bắt cóc...

Có lẽ những người này nghĩ rằng việc họ làm nhằm mục đích tốt, nhằm cảnh tỉnh nạn nhân và những người khác. Nhưng nạn nhân không cần những lời cảnh tỉnh như thế vì hơn ai hết họ hiểu rõ bối cảnh của sự việc, họ hiểu vì sao điều đó lại xảy ra với họ, họ hiểu vì sao họ đã không thể phản kháng và hơn ai hết, chỉ có họ mới hiểu rõ nhất những nỗi đau bản thân đã và đang gánh chịu.

Và những lời “cảnh tỉnh” ấy chính nó đang nằm trong phòng kín, nơi tin rằng không học từ vựng thì xứng đáng bị giật điện, thay vì vượt ra khỏi và phá bỏ hình phạt đầy vô lý ấy.

Những lời đổ lỗi cho nạn nhân với “mục đích tốt”, ngược lại, đã làm nhiều nạn nhân không dám khai báo cho cảnh sát vì sợ bị đổ lỗi và đánh mất lòng tin của người khác. Chỉ có 15% nạn nhân dám khai báo cho những sự việc xảy ra với họ vào năm 2013 tại Mỹ [7]. Ở Việt Nam, 83% nhà báo nữ từng bị quấy rối tình dục thừa nhận rằng họ không báo cáo những tội ác đó [8].

Đừng xem nhẹ hành vi đổ lỗi của bạn và nghĩ rằng mọi chuyện đã xảy ra với nạn nhân đều không quá tiêu cực, hơn 50% phụ nữ mắc phải rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (Posttraumatic Stress Disorder - PTSD) tại Mỹ, và con số này lên đến 90% đối với tất cả nạn nhân trong vòng 2 tuần sau khi xảy ra tai nạn [9]

Tồi tệ hơn, victim-blaming còn tiềm ẩn bên trong những mối quan hệ xã hội phức tạp. Chẳng hạn, đàn ông thường có xu hướng đổ lỗi về ngoại hình cho phụ nữ hơn là chiều ngược lại [10], người da trắng thì đổ lỗi cho người da đen nhiều hơn là người cùng màu da với họ [11], những người thuộc hội chứng sợ đồng tính (homophobia) thường thích đổ lỗi cho những người đồng tính hơn những người dị tính [12], những nạn nhân bị cưỡng hiếp bởi người quen phải chịu sự đổ lỗi nhiều hơn là những nạn nhân bị cưỡng hiếp bởi người lạ [13], và phụ nữ hiện đại (những người phá cách trong cách ăn mặc) thường bị đổ lỗi nhiều hơn những người phụ nữ truyền thống [14].

Sự đổ lỗi này, không hơn không kém chỉ là định kiến được pha chút đạo đức giả, chứ không hề có chút lý tính hay đạo đức nào cả.

3. Vậy, chúng ta nên làm gì?

Hãy đồng cảm (Empathize) với nạn nhân.

Mọi chuyện đã xảy ra, nạn nhân đã chịu tổn thương và lời nói của bạn không những không thay đổi được sự thật, ngược lại còn khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Vậy, chi bằng hãy im lặng?

Hãy tự giết chết niềm tin rằng thế giới này là hoàn hảo và công bằng.

Nếu thật sự thế, có lẽ bây giờ tất cả chúng ta đã có điều kiện sống tốt đẹp hơn vì chúng ta đều nghĩ rằng mình xứng đáng được như thế. Cuộc sống này, ngược lại, vô cùng phức tạp và tồn tại nhiều rủi ro. Chúng ta không thể biết ngày nào mình sẽ trở thành nạn nhân (bất kể ta tốt bụng và tử tế đến mức nào). Hãy tự kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả.

Vì thành phố Gotham luôn sản sinh ra tội phạm, không người này trở thành tội phạm thì cũng người kia, và sớm hay muộn, tội ác không xảy ra với người này cũng xảy ra với người kia. Đổ lỗi cho từng nạn nhân chẳng giải quyết được gì. Chi bằng hãy thay đổi Gotham.

Và hãy đưa những lời khuyên, trước khi mọi thứ xảy ra.

Còn khi chuyện đã rồi, hãy dùng lời lẽ một cách có ý nghĩa hơn. Đôi lúc việc bạn lặp đi lặp lại một sự thật lại khiến bạn trở thành một kẻ khốn nạn không hơn không kém, những câu kiểu “tao đã nói với mày từ đầu rồi mà” chẳng hạn.

Cuối cùng, đây là một quan điểm gây tranh cãi. Tranh cãi về trách nhiệm của nạn nhân trong một vụ án đến nay vẫn được đưa ra để trao đổi qua lại trong các phiên tòa, hay những buổi trà dư tửu hậu trên khắp thế giới.

Nhưng tôi đã nói ở đầu bài rồi đấy, tôi là một người chủ quan, rất mong được những người chủ quan khác giúp mở rộng góc nhìn.

#MonsterBox
___________

VICTIM-BLAMING: BRAGGING ABOUT WHAT YOU PURPORT TO-BE-TRUE IS NOT BETTERING THIS WORLD

*The article might appear controversial.

Humans can be bracketed into three major groups: subjective, non-objective and subjective people purporting themselves as any less objective.

As, for the most part, a subjective person, I do count on other subjective people to better others’ perspectives, instead of declaring themselves as objective, their dogmas as ultimate truths, and their minds as preeminent-enough-to-deny-others’ views.

To all appearances, the third type must be the most ‘hazardous’. They indeed tilt towards simplifying (distorting) the nature of problems and inferring many a thing from that distorted view. After all, they think of that as any-less-objective.

To put into perspective, given the somewhat-heightened public awareness on victim-blaming and body-shaming, their inherently entangled and ‘cunning’ natures still are stirring up year-on-year fiercer controversies.

Those bragging about victim-blaming and body-shaming are purporting that they have hardly turned a blind eye to the actual crimes. Rather, what they ever do is to ‘deter and alert’ others, to heighten the victims’ awareness so that they would not out head towards pitfalls, and to ‘instruct’ the overweight on how to get lean.

Should you ever fall for any of which, the only thing you have ever evidenced is your superficial-than-superficial knowledge on the two issues [1].

1. Howbeit unscrupulous, why are many still blaspheming the victims?

Many do argue that there are ‘fifty shades of blame’, some of which are either ‘for-fun-only’, with malicious, or good intentions. They, to demonstrate, interpret their blaspheming as to wise up victims and others, thus, minimizing the chance of again running into those accidents.

Given that it is purely a sentimental thought, with neither any moral intention nor favourable consequences. After all, I can rarely spell out any dim light of goodness in victim-blaming.

Regarding the very motivations for your blaming behavior, it does hardly originate from any rational or moral motives. Rather, it is purely a natural reaction mechanism among humans, in other words, an any-less-emotional motivation.

On the whole, the psychology behind the blaming tendency (albeit hardly self-gnawing at this behavior) is known as the "fundamental attribution error". The phenomenon takes place as we condemn (or blame) the behaviors and the very way one ends up as their subjective faults, yet turning a blind eye to any other objective external causes, given their could-be-critical roles in the situation and the little-known fact that we would behave against that blasphemy we ourselves are stormed by the same situation [2].

To put into perspective, we have all too often attributed a classmate’s bad grades to internal traits: it must have been either their negligence to study, their in-born low intellectual levels or straightforwardly enough, their apathy. On the other hand, whenever we get a bad mark, we would turn to many an objective reason: the must-have-been too arduous examination, not-that-engaging subjects, grumpy supervisors, ill-favored exammates or the noisy neighbors leaving us no time to revise the lessons.

It as well applies to any other stories on harassment and violence. Upon being told of it, we would unwittingly immediately associate that accident to the victims' fault, whilst overlooking the external factors. We effortly leap to hasty conclusions of "she must have been so promiscuous that she got sexually harassed", "tat girl must have been rap*d for dressing too loosely and going out late at night" or "he must have held that phone irresponsibly, shame on him, lay the blame on himself first ¯\_(ツ)_/¯”. Later, should we ever run into similar situations, we would, however, blaspheme the society as too insecure/overflooded with bastards and street gangs as too impudent/ill-behaved.

Looking back at past events, people do indeed proclaim that had they been in that situation, they could have predicted the very consequences, given the fact that they could not. Should they insist on this, tell them to predict their own tomorrow.

Such a psychological effect is known as the Hindsight Bias [3]. It postulates that the victims must have been capable of anticipating, thus, preventing any problems about to happen - from which, taking up smarter decisions.

Straightforwardly enough, a recent case has it that a female employee got sexually harassed by their superiors whilst hanging out with the whole company. Many did argue that "As girls, they themselves had better be perfectly aware of the situation. Hanging out late and drinking were unacceptable, thus, the consequences were foreseeable". Which sounds indeed so reasonable and ‘humane’. That said, how many hangouts, on a global scale, every day? Forasmuch as would drinking less this time prevent sexual harassments next time? Isn’t the best way to halt this moral corruption never again hanging out late and staying away from beer, even with colleagues, friends and relatives?

Then what seems reasonable and humane must be to not drive upon drinking alcohol instead. While the perpetrators still are latent elsewhere, someone must be doomed harassed, sooner or later.

Last but not least, the ultimate, ubiquitous theory purports that the world is fair and things are there for some reasons. To put into perspective, some disasters sweeping someone must have been the very consequences of their previous mistakes, and they must have been, more or less, deserved that. This is known as the so-called just-world phenomenon.

Such a fallacious belief gets us to effortlessly fall for superficial conclusions: someone is desperately dogged due to their ‘corrupted’ nature. The world, thus, is purely justifying things. A loosely dressed girl, a promiscuous lifestyle or many other old-as-the-hill things are getting her sexually harassed, whilst the absent-minded are getting robbed. After all, the "good" must have hardly ever run into such troubles for they have always handsomely behaved, and kept an eye on belongings.

(Blaming the victim itself must have been a handsome behavior, mustn’t it?)

This appears any less of the self-proclaimed ‘good boys’ hurting for good treatment from others, for they themselves must have been ‘good enough’. Given the very fact that it is not how the world actually operates. Schemers are still out there, enjoying human rights as ordinary people, whilst the scrupulous are all too ill-fated.

After all, everything is appearing unpremeditated.

This "good boy" mechanism serves as a defensive wall against the very fear of facing vulnerability, and for the desires to minimize anxiety [5], as an authoritative tool to inflict miseries on others. The victims, thus, are racked with not only physical pains but also nagging-excruciating-mental pains from their ‘fellow’ humans.

Lerner’s famous experiment (1966) did indeed evidence this mechanism. He, accordingly, asked a group of women to watch the video of another woman getting electrified for not remembering the previously-taught vocabulary (the punishment, however, was mock).

At first glance, these women did feel sorry for the girl’s suffering, still, as a rule, they presumed that she worthed of the punishment, ‘had she taken the revisions, she would not have been electrified’. In other words, as they could grant the girl no justice, they would rather defend their beliefs that the world must have been a heavenly justified place, wherein the victim - the ill-behaved - deserved the punishment [6].

They, however, did never put forward the very question of why not learning what one had been taught would ever get them electrified.

2. It is time to stop, social justice warriors

In 2003, 14-year-old Elizabeth Smart was kidnapped in her own bedroom in Salt Lake. She was thereafter locked up, abused and tortured for the next nine months by a heinous couple - Brian Mitchell and Wanda Barzee. After getting rescued, she wideyedly thought that her pain would get sympathized and soothed by the community before…

Many did put forward absurd questions of either why she had neither ‘strived’ to escape nor ‘notified’ others, or what she was doing so late the night she got kidnapped?

In all likelihood, these people are proclaiming that they are with good intentions, which is to alert the victim and others. Nevertheless, the victims must be heedless of such warnings, for they know all too well the very context of the incident, of why it did happen, and why they were rather destitute. After all, they know their pain better than anyone else.

Inasmuch as those “alerting” words are tucked away in private rooms, where fan out the very notion that not revising vocabulary is worth electrifying, instead of ever trying to outlaw that absurd punishment.

Given those "good intentions", victim blaming has, however, freaked victims and disheartened them so violently so that they would hardly step up and report to the police, for fear of getting blasphemed and losing others’ faith. Only 15% of US victims did report what happened to them in 2013 to the police [7], whilst 83% the Vietnamese female journalists once sexually harassed also admitted that they had never reported such crimes [8].

Don't underestimate your blaspheming behavior and purporting that every incident to others is not-that-harsh. Over 50% US women are suffering from Posttraumatic Stress Disorder. The figure did soar to 90% among all victims, within 2 weeks after the incidents [9].

Worse still, victim-blaming has been tucked away in entangled social relationships. To put into perspective, men gravitate towards blaming women for their appearances instead of the other way around, [10] whites are prone to blaspheme blacks instead of their colleagues, [11] homophobians would rather blame homosexuals than heterosexuals, victims abused by acquaintances are more harshly blamed than those harmed by strangers [13], and modern women (who reform their own dress codes) are more regularly targeted at than their traditional counterparts [14].

Such a behavior is nothing but a hypocrisy-colored prejudice, with indeed neither rationality or morality.

3. After all, what should we do?

Empathize with the victim.

Things did break out, the victim got hurt, and blaspheming words are, instead of improving the situation, exacerbating it. Then, isn’t keeping your mouth shut the most outstanding move?

Rub off the wide-eyed proclamation of a ‘perfectly justified’ world.

If that's the case, we must be savoring better lives, for we proclaim that we do deserve it. This life, however, is woefully entangled with pitfalls tucked away in every corner. We could never imagine one day we would become victims (however handsome we are). How about bettering this world for the commonwealth?

For Gotham is forevermore introducing new criminals, one after another would commit some crimes, and sooner or later, crimes that ‘missed’ someone would end up rocking others. Blaspheming victims, thus, is not changing anything. Only by changing the entire city would be of some help.

Advice, if any, should be given before anything could take place.

When everything is over, advice is hardly of any help. Every so often, the very fact that you mouthfully repeat the same thing over and over again would get you no further than an asshole. "I did tell you from the beginning", for example.

After all, this is a murderously controversial argument. Fierce controversies over the responsibility of the victim have all too often been put forward in court sessions, and after-school hangouts everywhere.

As aforeargued, I myself am a subjective person desperately longing for other subjective colleagues to broaden my narrow perspective.

#MonsterBox

- Artist: NoA.
- Trans: Heinous.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#science