sem

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá tŕnh vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi Ưch của nước ḿnh. Đối với nước ta trong tiến tŕnh hội nhập kinh tế quốc tế đ̣i hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH-HĐH) thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng là: “Đưa nước ta ra khỏi t́nh trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để làm được điều này cần sự nỗ lực từ hai phía: về phía Nhà nước cần ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển tạo “sân chơi” công bằng, hành lang pháp lư thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động; về phía doanh nghiệp cần năng động hơn với nền kinh tế hiện đại, chủ động nắm bắt thời cơ để vươn tới thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động, cùng với Nhà nước tạo nên sức mạnh tổng thể của nền kinh tế. Đặc biệt Nhà nước cần chó ‎ư hỗ trợ hơn nữa đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nhằm huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Năm 2003 tiếp tục là năm đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc của khối DNVVN, sè DNVVN đăng kư kinh doanh đạt tới gần 120000 doanh nghiệp, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp cả nước, chưa kể khoảng 15000 hợp tác xă và gần 2 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên phạm vi cả nước, DNVVN đóng góp khoảng 26% GDP, tạo việc làm cho khoảng 26% lực lượng lao động trong xă hội. Trong đó có khoảng 29000 DNVVN tham gia xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của khu vực này chiếm 25% tổng kim ngạch cả nước. Tuy nhiên, những đóng góp đó chưa tương xứng với tiềm năng của các DNVVN do hạn chế về vốn, thị trường, tŕnh độ chuyên môn… Hơn nữa, chất lượng sản phẩm của các DNVVN c̣n thấp, chưa đồng đều, chưa chú trọng đến hoạt động xuất khẩu nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chỉ ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, điều này làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế c̣n thấp. Để có thể giúp bản thân và một số người quan tâm về hoạt động xuất khẩu của các DNVVN có thể hiểu rơ hơn về thực trạng các DNVVN ở Việt Nam hiện nay nên tôi chọn đ̉ tài: “ Xúc tiến xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong tiến tŕnh hội nhập kinh tế quốc tế.”

Do thời gian và kiến thức hạn chế nên đề án c̣n nhiều

I – Tổng quan hoạt động xuất khẩu của DNVVN

1. Vai tṛ của DNVVN trong tiến tŕnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.1 – Khái niệm về DNVVN

Sự thành đạt, vững mạnh của một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường th́ DNVVN đóng vai tṛ vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Nói đến DNVVN có nghĩa là nói đến cách phân loại doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp, tuy mỗi quốc gia có các tiêu thức đánh giá quy mô của doanh nghiệp khác nhau nhưng khái niệm chung nhất về DNVVN như sau: “DNVVN là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh

doanh v́  mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo tiêu thức vốn, lao động, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo những quy định của từng quốc gia.”

Tiêu thức được sử dụng chủ yếu để phân loại doanh nghiệp ở hầu hết các nước là tiêu thức về quy mô vốn và số lao động. Tuy nhiên, việc lượng hoá các tiêu thức này phụ thuộc vào tŕnh độ phát triển kinh tế-xă hội từng nước trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào chiến lược, đường lối, chính sách áp dụng cho từng thời kỳ và nó thay đổi theo từng ngành nghề cụ thể. Ở Việt Nam, theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP, ngày 23-11-2001: “DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đă đăng kư kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kư không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động hàng năm không quá 300 người”. Tuy nhiên, trong khái niệm này c̣n có hạn chế là chưa đề cập đến giới hạn dưới của

DNVVN để có thể phân biệt với kinh tế hộ gia đ́nh v́ ở nước ta hiện nay số hộ gia đ́nh đăng kinh doanh rất nhiều, nếu coi chúng là DNVVN th́ Nhà nước sẽ không đủ nguồn lực và khả năng để thực hiện các chính sách ưu tiên, kiểm soát, đánh giá hỗ trợ cho tất cả các đối tượng này cùng một lóc.

1.2 – Vai tṛ của các DNVVN

Các DNVVN góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và có vai tṛ tích cực trong tiến tŕnh hội nhập kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay th́ việc phát triển DNVVN là vấn đề cấp thiết nhằm giải quyết những mục tiêu kinh tế - xă hội. Năm 2003 tiếp tục là năm đánh dấu sự lớn mạnh vượt trội của khối DNVVN, con sè DNVVN đăng kư kinh doanh đạt tới gần 120000, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp cả nước, chưa kể khoảng15000 hợp tác xă và gần 2 triệu hộ kinh

doanh cá thể đang hoạt động trên phạm bvi toàn quốc. Khối doanh nghiệp này đóng góp khoảng 26% GDP, 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, tạo việc làm cho khoảng 26% lực lượng lao động trong xă hội.   

Thực tế cho thấy DNVVN có mặt ở hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực, tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế, cùng với doanh nghiệp lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay, tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan hành chính sự nghiệp có chiều hướng giảm trong khi sè lao động làm việc trong các DNVVN lại có xu hướng tăng: tính đến tháng 8/1993, cả nước có 7000 doanh nghiệp Nhà nước, 6728 doanh nghiệp tư nhân, 2570 công ty trách nhiệm hữu hạn, 91 công ty cổ phần, và khoảng 638 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động, tổng cộng 17027 doanh nghiệp. Trong đó khoảng 96,5% là DNVVN, đă giải

quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động, nếu tính cả các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ th́ khối DNVVN giải qu‎yết việc làm cho 3,5 – 4 triệu lao động, chiếm khoảng 10 – 12% lực lượng lao động xă hội. Đến năm 2003, khối DNVVN góp phần tạo việc làm cho khoảng 26% lực lượng lao động trong xă hội, đặc biệt là lao động nông nhàn, lao động giản đơn, thủ công…tạo nguồn thu cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống xă hội, điều này cho thấy tiềm năng to lớn của DNVVN đang được khai phá. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn đầu tư, tŕnh độ chuyên môn nên các doanh nghiệp này mới chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ tới 55%, lĩnh vực sản xuất công nghiệp mới chiếm khoảng 17%, xây dựng và nông nghịêp cũng ở mức 14%.

Do đặc thù của ḿnh nên các DNVVN có khả năng tận dụng tốt các nguồn lực xă hội, khai thác được nguồn lực tại chỗ của các địa phương, các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo nên sự năng động cho nền kinh tế, hạn chế đư

những rủi ro khi có những biến động kinh tế xung quanh. Được thành lập với nguồn vốn nhỏ nên các DNVVN dễ dàng đi vào hoạt động và khả năng thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động với tŕnh độ thấp, chỉ cần đào tạo trong thời gian ngắn với chi phí thấp là có thể tham gia vào quá tŕnh sản xuất trong doanh nghiệp, đây chính là điểm mạnh của các DNVVN. Hơn nữa, các DNVVN có thể dễ dàng lùa chọn kỹ thuật phù hợp với lao động và khả năng tài chính của ḿnh, Ưt sử dụng kỹ thuật tiên tiến đ̣i hỏi số vốn đầu tư lớn và tŕnh độ của người sử dụng cao nên có thể tận dụng được máy móc, thiết bị sản xuất trong nước. Nguồn nguyên liệu các DNVVN sử dụng là nguyên liệu tại chỗ nên có thể tận dụng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng.

Khối DNVVN c̣n có tác dụng quan trọng thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự mềm mại, linh hoạt của các

DNVVN tạo ra một cơ cấu kinh tế có tính đổi mới và thích ứng cao cho nền kinh tế, cơ cấu ngành, thành phần, vùng tạo điều kiện tận dụng và thu hót tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nhanh quá tŕnh CNH-HĐH đất nước không chỉ ở chiều rộng mà cả ở chiều sâu. DNVVN khi tham gia vào quá tŕnh sản xuất làm tăng số lượng và chủng loại sản phẩm, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất-kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn.

Từ vai tṛ to lớn của các DNVVN trong nền kinh tế quốc dân chúng ta cần thẳng thắn nh́n nhận những điểm mạnh và hạn chế của các doanh nghiệp này để có thể phát huy được hết tiềm năng của khối DNVVN thúc đẩy sự phát triển kinh tế. DNVVN dễ dàng khởi sự, có khả năng linh hoạt cao, năng động nhạy bén với những thay đổi của thị trường, thu hót lực lượng lao động đông đảo với chi phí thấp giải quyết được vấn đề thất nghiệp, dễ dàng phát huy bản chất

hợp tác v́ mỗi doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc vài công đoạn của quá tŕnh sản xuất. Hơn nữa, các DNVVN có thể sản xuất phân tán khai thác được tiềm năng của các vùng và tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng kinh tế phát huy tốt tiềm lực của thị trường trong nước. Do quy mô nhỏ nên dễ quản lư, mối quan hệ giữa người làm công và chủ doanh nghiệp được duy tŕ tốt. Bên cạnh những lợi thế các DNVVN c̣n những điểm yếu cần khắc phục như: Khó thực hiện các dự án lớn, tính chất phức tạp; không đủ nguồn lực để áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất nhanh chóng nên không thể tăng nhanh năng suất lao động; vị thế trên thị trường thấp; lao động quản lư chưa được đào tạo bài bản, kinh nghiệm trên thị trường quốc tế c̣n Ưt và khối doanh nghiệp này vị phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp lớn nên sức cạnh tranh trên thị trường c̣n thấp. 2 – Hoạt động xuất khẩu của DNVVN

2.1 – Xuất khẩu – xúc tiến xuất khẩu ( XTXK) – xúc tiến thương mại (XTTM)

Một nền kinh tế muốn phát triển ổn định, bền vững th́ phải không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác vươn ra thị trường quốc tế, nếu hoạt động kinh tế chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia không quan hệ, giao lưu với nền kinh tế các quốc gia khác th́ tất yếu sẽ dẫn đến sự tŕ trệ, lạc hậu thụt lùi của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi mở rộng quan hệ nếu hoàn toàn là nhập siêu cũng là điều rất bất lợi đối với nền kinh tế, từ đó thấy được vai tṛ to lớn của việc xuất khẩu hàng hoá. Nói một cách đơn giản, xuất khẩu là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ ra thị trường nước ngoài để thu hót ngoại tệ. Xuất khẩu thuần túy là một chức năng của hoạt động thương mại, nhưng muốn đẩy mạnh xuất khẩu đem lại sự năng động và hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu th́ đó lại

là chức năng của XTTM. Trên thế giới có rất nhiều quan niệm về XTTM, tuy nhiên các quan niệm này đều có những điểm tương đồng song lại được diễn đạt dưới nhiều cách thức khác nhau. Theo điều 5 “Giải thích thuật ngữ” Luật thương mại Việt Nam được Quốc hội nước cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997: “XTTM là hoạt động nhằm t́m kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại.” Cách tiếp cận này coi XTTM là một trong 4 “P” của marketing mix bao gồm: Sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), và xúc tiến (promotion). Xu hướng phát triển của thương mại thế giới ngày nay cho phép chúng ta thấy rơ được những hạn chế, bất cập của quan niệm hẹp về XTTM như định nghĩa của Luật thương mại Việt Nam. Chỉ khi quan niệm XTTM theo nghĩa rộng như của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC): “XTTM là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại.” mới có thể giải quyết được những hạn chế của quan niệm hẹp về XTTM như: Vấn đề tăng trưởng bền vững của thương mại làm động lực cho phát triển kinh tế, vấn đề năng lực cung ứng cho xuất khẩu trong môi trường toàn cầu hoá, thương mại điện tử…

Dưới góc độ kinh doanh quốc tế hoạt động XTTM bao gồm: XTXK, xúc tiến nhập khẩu và XTTM nội địa. Như vậy, có thể thấy rằng XTXK là một bộ phận, một hoạt động cụ thể trong tổng thể hoạt động XTTM. Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay trọng tâm của hoạt động XTTM là XTXK có nghĩa là đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về XTXK nhưng định nghĩa mang tính tổng quát nhất là: “XTXK là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng xuất khẩu thông qua các biện pháp, chính sách, khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động xuất khẩu.”

Trong tiến tŕnh CNH-HĐH, XTXK giữ vị trí quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế – xă hội. Đặc biệt, trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX khẳng định: Đẩy mạnh xuất khẩu luôn được coi là một trong những hoạt động kinh tế trọng điểm của đất nước. Về phía doanh nghiệp, XTXK giữ vai tṛ mở đường cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế, hoạt động XTXK chính là hoạt động marketing xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm mục tiêu thâm nhập thị trường quốc tế.

Bên cạnh vai tṛ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xă hội, XTXK c̣n có tác động rất lớn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm giải quyết vấn đề thất nghiệp và góp phần tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống người lao động. Đối với doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu, XTXK góp phần đảm bảo thành công, hiệu quả cho

hoạt động xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.2– XTXK đối với các DNVVN

Xuất phát từ vai tṛ quan trọng của DNVVN ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển DNVVN nhất là chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm khai thác tối đa tiềm năng xuất khẩu của khối doanh nghiệp này. Hiện nay, cả nước có khoảng 29000 DNVVN tham gia xuất khẩu, giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, con số này khá nhỏ so với 40% đóng góp của DNVVN ở các nước đang phát triển vào kim ngạch xuất khẩu. Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh của thương mại thế giới sẽ mở ra thị trường mới cho các DNVVN, gia tăng mạnh mẽ thị phần của họ trong xuất khẩu 

của thế giới đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu đúng theo tiềm năng vốn có của khối doanh nghiệp này.

Các hiệp định của tổ chức thương mại thế giới – WTO: Cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và việc cam kết không phân biệt đối xử trên các thị trường nước ngoài tạo cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế cho các DNVVN. Tuy nhiên, nó cũng đ̣i hỏi DNVVN phải linh hoạt nắm bắt đặc điểm của thị trường, các quy định chung nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh trạnh của ḿnh nếu muốn tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, việc giao lưu, trao đổi buôn bán quốc tế trở lên thuận tiện và chi phí giảm đi rất nhiều tạo cơ hội tốt cho các DNVVN v́ khả năng tài chính của khối doanh nghiệp này thường yếu không có được tiềm lực tài chính như các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, nếu các DNVVN có thể tận dụng tốt những

lợi thế cạnh tranh của ḿnh so với các doanh nghiệp lớn như: Lợi thế về sự năng động, nhạy bén với thị trường, lợi thế do vốn đầu tư Ưt nên sau khi thành lậo có khả năng đi vào hoạt động ngay và nhanh chóng thu hồi vốn, phục vụ các thị trường cá biệt tốt hơn…th́ thị trường và hiệu quả hoạt động xuất khẩu của DNVVN sẽ được nâng lên một cách rơ rệt.

Tuy nhiên, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội lớn cho các DNVVN mà nó c̣n là thách thức rất lớn đối với khối doanh nghiệp này. Với một nguồn vốn hạn chế khó có thể đảm bảo hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu, hơn nữa ở nước ta hiện nay chưa có cơ chế chính sách hợp lư về hỗ trợ, cho vay đối với các DNVVN, các doanh nghiệp này phải vay vốn với mức lăi suất cao, số lượng vốn được vay Ưt, thời gian vay quá ngắn không phù hợp với chu kỳ kinh doanh sản phẩm. Bên cạnh đó, các DNVVN phải hoạt động với những phương tiện, máy móc cũ kỹ, lạc hậu: có khoảng 20% sè

DNVVN tại Hà Nội sử dụng công nghệ lạc hậu hàng chục năm. Do thiếu vốn mua sắm các trang thiết bị tiên tiến, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng snả phẩm kém, không đồng bộ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, đội ng̣ lao động được đào tạo bài bản ở tỷ lệ thấp do đó việc tiếp cận thông tin kinh tế, thị trường quốc tế và kiến thức về marketing xuất khẩu bị hạn chế nhiều. Ngay cả các chủ doanh nghiệp cũng thiếu những kiến thức nhất định về kinh doanh đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Theo thông tin từ hiệp hội DNVVN tại Hà Nội, số chủ DNVVN tại Hà Nội đă qua đào tạo đại học chỉ chiếm khoảng 20-30%, 15-20% các chủ doanh nghiệp đă qua trường dạy nghề, khoảng một nửa số chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo chính thức, hầu hết là tự đào tạo lấy. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNVVN. 3- Kinh nghiệm hoạt động XTXK của một số nước

Ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đầu của quá tŕnh h́nh thành và phát triển nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực XTXK hầu như chưa có. V́ vậy, để hoạt động XTXK trong thời gian tới đạt được hiệu quả cao chóng ta cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm hoạt động XTXK của một số nước trên thế giới để có thể xây dựng một cách linh hoạt vào nước ta góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Sau chiến tranh thế giới lần hai nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề tưởng chơng không thể phục hồi được, hoạt động ngoại thương chưa phát triển. Vậy mà ngày nay Nhật Bản đă là một trong những cường quốc kinh tế lớn mạnh trên thế giới, có được thành công này là nhờ hệ thống cơ chế, chính sách hợp lư của Nhật Bản. Đặc biệt phải nói tới thành công

trong công tác XTXK thời gian qua. Vào năm 1950 khi không c̣n chịu sự giám sát của Ban chỉ huy quân Đồng minh, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nhật Bản đă tăng cường hệ thống pháp luật về ngoại thương theo hướng tự do xuất khẩu và nới lỏng quản lư nhập khẩu. Kể từ đó hàng loạt các chương tŕnh XTXK được thực hiện như: Cải thiện các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, khuyến khích đặc biệt thông qua hệ thống thuế, tài chính, bảo hiểm và kiểm tra xuất khẩu, xúc tiến hệ thống quản lư thương mại đảm bảo trật tự và công bằng trong công tác xuất khẩu… Chính phủ Nhật Bản cũng có những chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đẩy mạnh xuất khẩu đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản. Cùng với việc thực hiện XTXK ở trong nước, Chính phủ Nhật Bản đă đẩy mạnh các hoạt động XTXK ở nước ngoài bằng cách thành lập cơ quan đại diện Chính phủ ở nước ngoài để tiến hànhcác hoạt động XTXK: Tổ chức các cuộc triển lăm, hội chợ thương mại, thành lập các cơ quan nghiên cứu thị trường. Đặc biệt năm 1958 Nhật Bản thành lập JETRO, một tổ chức chuyên môn của Chính phủ thực thi chính sách thương mại XTXK. Ngay từ khi mới ra đời JETRO đă tiến hành nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, cung cấp các thông tin thương mại, dịch vụ tư vấn thương mại, tổ chức hội chợ và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế… Với việc thực hiện các chính sách: Hỗ trợ tài chính và thuế cho xuất khẩu, bảo hiểm và kiểm tra xuất khẩu, xúc tiến thiết kế sản phẩm… Hoạt động xuất khẩu của Chính phủ đă đạt được những kết quả kỳ diệu: Năm 1950 kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD, năm 1960 đạt 4,05 tỷ USD, năm 1990 đạt 286,9 tỷ USD đến năm 2000 đạt 453,6 tỷ USD. Đây là bước đại nhẩy vọt trong hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản mà bất kỳ một quốc gia nào cũng phải học tập. Vào những năm 1960-1970 nền công nghiệp Hàn Quốc vốn đă yếu kém lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh Triều Tiên do đó việc khôi phục và phát triển nền kinh tế là rất khó khăn. Để khôi phục nền kinh tế chính sách công nghiệp hoá của Hàn Quốc chú trọng vào thay thế nhập khẩu nhưng chính sách này nhanh chóng bộc lé những yếu kém rơ rệt. Đầu những năm 60 khi Mỹ thực hiện cắt giảm các khoản viện trợ đă buộc Chính phủ Hàn Quốc phải chuyển chính sách thương mại từ thay thế nhập khẩu sang XTXK. Những năm giữa thập kỷ 60 đă đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử kinh tế Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách tỷ giá hối đoái, tự do hoá thương mại, khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Hơn nữa, Chính phủ thực hiện miễn thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, hỗ trợ về tài chính chocác nhà xuất khẩu, thành lập quỹ xúc tiến công nghiệp xuất khẩu, xây dựng hệ thống bảo hiểm xuất khẩu… Bên cạnh đó Chính phủ ban hành luật xúc tiến các ngành công nghiệp xuất khẩu, thành lập tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư (KOTRA). KOTRA tiến hành các hoạt động như: Nghiên cứu xác định cơ hội thị trường mới, tổ chức các hội nghị, hội thảo với khách hàng, tổ chức và tham gia các hội trợ triển lăm thương mại quốc tế, cung cấp các dich vụ tư vấn, cung cấp các thông tin, dịch vụ hỗ trợ marketing cho các DNVVN… Nhờ hàng loạt chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc đă đạt được những thành công quan trọng góp phần khôi phục và phát triển nền kinh tế lên một tầm cao mới.

Cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, Thái Lan từ khi tiến hành XTXK hoạt động xuất khẩu đă đạt được những kết quả ngoạn mục: Kim ngạch xuất khẩu năm 1957 là 193 triệu USD,

năm 1992 là 21144 triệu USD, năm 1999 là 58463 triệu USD. Ở Thái Lan cục XTTM (DEP) cũng có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu. DEP cung cấp các thông tin về thị trường, về sản phẩm, về khách hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp theo yêu cầu, tiến hành dịch vụ hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu. Tổ chức các hội trợ thương mại trong nước và tham gia vào các hội chợ thương mại ở nước ngoài, tổ chức các pḥng trưng bày giới thiệu sản phẩm mới, cập nhập các thông tin về xu thế phát triển sản phẩm… Nhờ có cục XTTM và các chính sách khuyến khích xuất khẩu hợp lư của Chính phủ trong thời gian qua nền kinh tế Thái Lan đă dần phát triển ổn định và khắc phục được hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997.

         Trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế mới hiện nay đang

tạo ra những cơ hội cùng những thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu. Đồng thời qua quá tŕnh nghiên cứu thực tiễn XTXK của Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan chóng ta cần có cách nh́n nhận, tiếp cận XTXK với nghĩa tổng quát là chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, từ đó có các chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu góp phần vào sự phát triển kinh tế.

II – Thực trạng hoạt động XTXK của DNVVN ở Việt Nam

1 - Xuất khẩu vầ thực trạng hệ thống tổ chức XTXK của các DNVVN

1.1 - Xuất khẩu của các DNVVN Việt Nam

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay hoạt động xuất khẩu của nước ta đă có bước phát triển ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung b́nh hàng năm của thập kỷ 90 là 21,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 2,4 tỷ USD đến năm 2000 đạt 16,5 tỷ USD tăng 6,87 lần. Đặc biệt,

trong thời gian này thị trường xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam cũng không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có những thay đổi đáng kể: Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu thô giảm, tăng xuất khẩu các sản phẩm đă qua chế biến. Hàng Việt Nam đă chiếm được những thị phần nhất định ở những thị trường lớn nhất thế giới như: EU, Mỹ, Nhật Bản và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng tăng nhanh trong những năm gần đây. Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực XTXK của Nhà nước, các tổ chức XTXK và các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có DNVVN.

Hiện nay, có khoảng 80-85% các doanh nghiệp xuất khẩu là các DNVVN, từ đó có thể thấy được vai tṛ của các DNVVN trong nền kinh tế nước ta nói chung cũng như trong hoạt động xuất khẩu nói riêng. Có được điều này là do các cơ chế, chinh sách của Đảng và Nhà nước đă tạo điều kiện thuận lợi để phát triển DNVVN như: Luật thương mại năm 1997

Nghị định57/1998/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thương mại có tác động thúc đẩy việc mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho mọi doanh nghiệp kể cả DNVVN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro