Bức thư số 17: Triết học vs sự giàu sang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bạn thân mến!

Nếu bạn mong muốn đạt tới sự thông tuệ, thì phải có ý chí mà buôngbỏ tất cả. Dành toàn bộ sức lực của bạn để rèn luyện tâm trí, thậm chí còn phải gấp rút hơn. Và nếu có bất cứ thứ gì cản bước bạn, hãy mạnh dạn gỡ bỏ nó, hay cắt đứt đoạn tuyệt với nó.

"Thứ cản đường tôi", bạn nói, "là công việc kinh doanh của gia đình. Tôi muốn nó đủ vững để có thể tự vận hành khi không có tôi, khi tôi đang tập trung vào con đường rèn luyện tâm trí, để sự nghèo đói sẽ không bao giờ lànỗi lo đối với tôi hay khiến chính tôi trở thành gánh nặng cho người khác".

Khi bạn nói vậy, bạn dường như không nhận ra giá trị thật sự và sức mạnh của thứ tôi đang đề nghị bạn hướng tới. Bạn chỉ hiểu theo nghĩa thông thường những gì mà triết có thể mang lại, mà không biết nhìn đến tận cùng: nó có thể có ích cho bạn đến nhường nào trong mọi hoàn cảnh, từ sự trang bị cho những việc quan trọng, như Cicero đã nói, đến những thứ nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Tin tôi đi: bạn cần phải đặt triết vào vị trí trung tâm của cuộc đời. Nó sẽ khiến bạn không phải lo lắng về bảng cân đối kế toán của đời mình thêm nữa đâu.

Không nghi ngờ gì mục đích của bạn, điều cản bước bạn đến với triết, là muốn đảm bảo mình sẽ không phải sợ hãi đói nghèo. Nhưng thử xét theo một hướng khác xem nhé: bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng chính đói nghèo lại là thứ ta nên hướng tới? Rất nhiều người đã thừa nhận giàu sang là một trở ngại với việc theo đuổi triết học: nghèo đói thì không thể bị cản trở, tức là tâm trí được hoàn toàn thảnh thơi khỏi lo toan.

Khi tiếng còi báo động vang lên, người nghèo biết mình không phải là đối tượng bị tấn công. Khi chuông báo cháy, họ đi thẳng ra cửa thoát hiểm, đâu phải nặng lòng đắn đo tài sản cái gì mang theo cái gì không. Khi một chiếc tàu chuẩn bị cập bờ, họ có thể vô tư mà nhảy khỏi tàu mà biết chắc rằng sẽ không có sự ồn ào náo nhiệt nào đợi mình trên bến, không có một đống người chờ để hỗ trợ, hay những tên nô lệ xếp hàng xung quanh, chờ đợi được cho ăn. Làm no bụng là một vấn đề rất đơn giản vì người nghèo thường không bị bám lấy và thường chỉ có một vài người tụm lại, đặc biệt khi họ được rèn luyện để biết rằng chỉ cần được ăn là đủ (ý chỉ không cần cao lương mỹ vị).Về bản chất cái đói thì dễ chiều, trong khi bát đĩa lại thường đắt đỏ. Và người nghèo thì thường hài lòng ngay khi những nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn.

Tại sao, nếu như thế, bạn không kiếm lấy một người kế cận mà luôn cảnh giác trước giàu có để làm gương? Nếu bạn muốn có thời gian cho chính mình, bạn phải hoặc là nghèo hoặc là tập cho mình giống với người nghèo.

Vì có một sự thật hơi khó nhận ra: mọi rèn luyện (triết học) đều khôngcó nghĩa lý gì nếu như không có một chút nào để ý đến sự thanh đạm,mà sự thanh đạm xét thực chất chỉ là nghèo một cách tự nguyện mà thôi.

Vì vậy nên lý do của bạn không thể được chấp nhận. "Tôi chưa có đủ; một khi tôi có khoản tiết kiệm ấy, tôi sẽ dành toàn bộ thời gian cho triết". Hãy tự hỏi: Đâu là thứ trước nhất mà bạn muốn thu được? Đó lại chính là thứ mà bạn đang khước từ, thứ không được đặt đúng với tầm quan trọng của nó. Để tôi khẳng định lại một điều: bạn cần phải bắt đầu với triết. Bạn nói: "Nhưng kể cả vậy tôi vẫn cần phải có cái gì để sống chứ". Đồng ý, nhưng hãy vừa rèn luyện triết học vừa tìm cách trang trải những nhu cầu cần thiết. Nên nhớngay cả khi có thứ gì đó cản ngăn bạn có được một cuộc sống vinh quang, không gì có thể cản bạn có một cái chết vinh quang.

Tóm lại, sự rèn luyện triết học của ta không thể bị cản trở bởi nghèo đói hay thậm chí là những mong muốn khẩn cấp. Nhưng khi ta muốn thúc đẩy sự tiến bộ của mình, thậm chí ta cần phải sẵn sàng đối mặt với đói khổ. Bạn có thấy những người đã hiên ngang chịu đựng đói khổ khi thành trì của họ bị vây hãm, và thứ gì họ có được khi rèn luyện cho lý trí và sức chịu đựng trong tình huống đó ngoài sự tự do không bị rơi vào tay kẻ thù.Vậy, cái tự do tuyệt đối còn lớn lao đến thế nào, thứ tự do khỏi sợ hãitrước bất cứ điều gì trong cuộc sống, từ cả loài người đến những đấngthiêng liêng. Chẳng lẽ nó không đáng để ta theo đuổi, và vượt qua sự tầm thường của đói khổ.Thêm nữa, những đội quân thường phải chịuđựng đủ điều: họ sống bằng rễ cây, hay những thứ mà nghe tên thôi đãthấy rùng mình, tất cả chỉ để có được sự thống trị, và tệ hại hơn, đó là sự thống trị cho kẻ khác. Vậy không lẽ ta còn chần chừ trong việc chịu đựng đói khổ, khi mà thứ ta đạt được là sự tự do tuyệt đối của tâm trímình.

Vậy nên, đừng để giàu có là mục tiêu đầu tiên của bạn trước khi đến với triết. Thậm chí ngay cả khi không có tiền trang trải, bạn vẫn nên rèn luyện triết và đề cao nó trước nhất. Chính thế đó bạn. Không lẽ bạn mong muốn sẽ có sự thông thái sau khi bạn đã có những thứ khác? Chẳng lẽ nó chỉ đáng giá là thứ cuối cùng trong những thứ bạn cần trong cuộc sống này. Không, kế hoạch nên là: hãy trở thành triết gia, bất kể bạn đang sở hữu bao nhiêu của cải, bởi vì bạn có thực sự chắc là bạn không đang có quá nhiều rồi hay không? Và ngay cả khi bạn có thể mạnh miệng mà tuyên bố mình chả sở hữu gì, hãy hướng đến sở hữu một tâm trí sáng suốt trước nhất.

Nhưng tôi sẽ không có những thứ cần thiết để duy trì cuộc sống này. Đầu tiên, bạn sẽ khó có thể sống mà thiếu thứ bạn thực sự cần, vì như đã nói trong thư trước, những nhu cầu tự nhiên thì rất nhỏ bé và dễ dàng có được, và người thông thái thì tự hòa nhập với điều kiện sống. Nhưng nếu khắc khổ quá, ông ta sẽ thanh thản mà tìm đến cái chết. Mặt khác, nếu những thứ cần thiết cho cuộc sống là dư dả xung quanh, ông ta sẽ nhận ra sự giàu có của mình, và sẽ cho bụng mình thứ để ăn, lưng mình phản để nằm, mà không phải lo lắng điều gì cao sang hơn thế. Vui vẻ và không lolắng, ông ta sẽ cười vào cuộc sống bận rộn của bọn giàu có và sự bon chen của những kẻ chạy theo đồng tiền, khi nói: "Tại sao lại trì hoãn việc sống ngày hôm nay vì những thứ trong tương lai? Bạn đang chờ để thu lãi, khoản đầu tư có lợi nhuận, những tài sản thừa kế kếch sù, khi mà bạn có thể giàu có ngay lúc này?

Sự thông thái thưởng cho bạn ngay lập tức: Cảm giác hài lòng về tài sản đến với ai không còn coi tài sản quan trọng nữa".

Thực ra những điều tôi đang nói là cho người khác, vì bạn đã quá giàu rồi. Nghĩ về điều kiện sống ở những thời kỳ trước đây, và bạn sẽ thấy bạn giàu đến mức nào. Nhưng thứ gì đủ sẽ vẫn đủ cho mọi thế hệ.

Tôi có thể kết thúc bức thư ở đây, nhưng giờ bạn đã trở nên đòi hỏi. Vua Parthian không rời đi nếu không có đồ cống nạp, và bạn thì không chấpnhận lời tạm biệt đơn thuần. Vậy thì phần quà của bạn đây, một thứ tôi vẫn sẽ mượn từ Epicurus:

Với rất nhiều người, việc có tài sản không phải là kết thúc khó khăn mà lại là sự mở đầu (của những khó khăn/rắc rối khác).

Không ngạc nhiên: cái sai không nằm trong những thứ bên ngoài mà nằmtrong tâm trí họ. Bất cứ thứ gì khiến nghèo đói trở thành thử thách cũng sẽ khiến giàu có trở thành thử thách tương tự. Khi một người bị ốm, việc đặt ông ta lên một cái giường tre hay một cái giường bằng vàng đâu có khác nhau: ông ta vẫn sẽ bệnh mà thôi. Vậy nên, một tâm trí không sáng suốt thì không thể trị lành bởi giàu có hay nghèo khổ.

Tạm biệt!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro