Ngày thứ 4- thứ ba

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vài tiếng đồng hồ sau, màu đỏ trong nước biến mất. Trước đó, những đám bọt xà phòng nổi trên mặt nước, trôi qua trước mặt chúng tôi. Chắc là có người đang quét dọn căn phòng đầu tiên. Giết người tất nhiên phải đầm đìa máu me, kẻ sát nhân phải thanh lý hiện trường.

Lúc này đồng hồ của chị tôi đã chỉ 12 giờ đêm, có nghĩa là đã bước sang thứ Ba - ngày thứ tư chúng tôi bị nhốt ở đây.

Tôi lại lội xuống rãnh nước để sang căn phòng số 1 phía đầu dòng chảy.

Lúc đi qua phòng số 3 và số 2, người ở đó đều bảo tôi giải thích về những thứ trôi theo dòng nước, nhưng tôi chỉ nói “Sẽ giải thích sau”, rồi trườn sang phòng số 1.

Đúng thế, người phụ nữ hôm qua vẫn ở đây nay đã biến mất. Căn phòng sạch bong, đã có người vào cọ rửa. Tuy không biết đó là ai nhưng chắc chắn là kẻ đã nhốt chúng tôi vào nơi này.

Sợi tóc dài mà chị tôi nhặt được đúng là tóc của một phụ nữ bị nhốt ở phòng số 4 trước chúng tôi, và đã bị giết.

Kẻ quét dọn căn phòng hắn đã bỏ sót vì sợi tóc ngẫu nhiên rơi ở góc phòng, nơi nước xà phòng không chảy tới.

Chẳng ai nhìn thấy kẻ đã đưa chúng tôi đến đây nhốt lại để rồi lần lượt giết chết. Chỉ biết rằng, những tiếng bước chân bên ngoài cánh cửa sắt kia chính là của hắn.

Mỗi ngày hắn đều giết người trong phòng, từng người từng người một. Hình như hắn rất khoái trá với việc giam người ta sáu ngày rồi băm nát ra thành từng mảnh nhỏ.

Chúng tôi đều không nhìn thấy hắn, cũng không nghe thấy giọng hắn. Nhưng rõ ràng hắn có tồn tại, hắn vẫn đi qua đi lại ngoài kia. Hằng ngày hắn dành cho chúng tôi chút bánh mì, nước uống và cái chết. Phải chăng chính hắn đã thiết kế bảy căn phòng này và đặt ra quy tắc lần lượt giết từng người?

Có lẽ vì không nhìn thấy kẻ thủ ác nên cảm giác ghê tởm trong tôi rất mờ nhạt. Hắn sắp giết hai chị em tôi, chỉ đến lúc đó chúng tôi mới có thể nhìn rõ mặt hắn.

Hắn cứ như một thần chết vậy. Tôi, chị tôi và những người khác nữa, tất cả chúng tôi đều nằm trong quy tắc tuyệt đối của hắn, trước sau gì cũng sẽ bị tử hình.

Tôi sang căn phòng số 2, người con gái tóc dài trong đó đã bị nhốt đến ngày thứ sáu. Tôi thuật lại cho chị nghe những suy đoán hôm qua của chị tôi. Chị không hề cho rằng chuyện tôi kể là hoang đường, vì chính chị đã nhìn thấy những mảnh thi thể của người phụ nữ trong phòng số 1 trôi qua phòng chị. Hình như chị mơ hồ cảm thấy mình sẽ không bao giờ thoát khỏi nơi này. Nghe tôi kể xong, chị chỉ yên lặng, giống như chị gái tôi.

“Lát nữa em sẽ trở lại.” Nói xong, tôi lại sang căn phòng số 3 và kể lại mọi chuyện như vừa rồi.

Theo đúng sắp đặt thì ngày mai người phụ nữ này sẽ bị giết. Chị vốn không biết mình sẽ bị nhốt ở đây bao lâu, sau này thế nào. Nhưng giờ thì tất cả đã rõ ràng, chị biết chắc chắn ngày mai mình bị giết.

Chị bưng miệng khóc, nước mắt lã chã tuôn rơi.

Tôi không hiểu lầm, biết khi nào mình bị giết thì tốt, hay đừng biết thì hơn? Nếu như không biết gì, bất ngờ nhìn thấy những mảnh xác chết trôi qua, sau đó sống trong tình trạng bất an, rồi một hôm bỗng bị người lạ mặt mở cửa bước vào và giết chết, có khi sẽ dễ chịu hơn.

Nhìn chị đang thút thít, tôi chợt nhớ đến người đàn bà cực kỳ thiểu não ở căn phòng số 7. Hắn là những người tiếp theo sẽ giống như bà ấy.

Tuyệt vọng. Chỉ vài ngày bị nhốt trong căn phòng bê tông này, mọi người đều nhận ra đây hoàn toàn không phải là một trò đùa. Ai ý thức được cái chết sắp đến với mình đều sẽ sợ hãi cả.

Hằng ngày, người phụ nữ ở phòng số 7 phải nhìn từng mảnh xác chết của những người xa lạ trôi qua trước mặt, chắc chắn đã nghĩ rằng lần sau rất có thể sẽ đến lượt mình. Bất giác hình dung ra gương mặt khiếp hãi của bà, tim tôi đau thắt lại.

Tôi kể lại mọi chuyện cho hai người ở phòng số 5 và số 6.

Cuối cùng, tôi sang phòng số 7. Phòng này có một phụ nữ mới đến, thấy tôi từ rãnh nước chui ra, người ấy kêu thét lên.

Sau đó tôi trở lại phòng số 4 với chị.

Tôi rất lo cho chị tôi, chị vẫn ngồi bất động ở góc phòng. Tôi bước lại gần, nhìn đồng hồ của chị. Bây giờ là 6 giờ sáng.

Bên ngoài vang lên tiếng bước chân. Một lát bánh mì được luồn qua khe cửa, rồi có tiếng rót nước vào đĩa.

Ánh sáng từ bên ngoài vẫn hắt qua khe khiến một khoảng nền bê tông màu xám sát chân cửa sáng hẳn lên. Lúc này có một cái bóng đang động đậy, tức là đang có người đứng bên ngoài.

Hắn chính là tên ác quỷ đã giết rất nhiều người và hiện đang giam giữ chúng tôi. Nghĩ đến đây, tôi có cảm giác một thứ sức ép đen tối và đáng sợ toát ra từ người hắn, xuyên qua cánh cửa này rồi bóp chặt lấy lồng ngực tôi.

Chị tôi bỗng đứng bật dậy. “Chờ đã.”

Chị nhoài người xuống mặt đất áp sát khe cửa, lớn tiếng gọi ra. Chị cố thò tay qua khe nhưng cổ tay kẹt cứng lại.

“Xin ông nghe tôi nói đã, ông là ai?”

Chị gào to hết cỡ nhưng kẻ đứng ngoài cửa vẫn không bận tâm, hắn coi chị tôi như không tồn tại. Rồi cút thẳng, tiếng bước chân xa dần.

“Đồ khốn nạn... đồ khốn nạn...”

Chi tôi tựa lưng vào bức tường ngay sát cánh cửa, lầm bầm chửi rủa một hồi.

Cánh cửa sắt không có tay nắm, nhưng nhìn bản lề thì đoán được chỉ đẩy vào bên trong mới có thể mở nó ra.

Khi cửa mở là lúc chị em tôi phải chết.

Mình sắp chết, tôi thầm nghĩ. Ban đầu, khi bị đem nhốt vào đây và không thể trở về nhà, tôi khóc thảm thiết mất mấy lần, nhưng tôi chưa từng khóc vì mình sắp bị giết.

Bị giết chết sẽ như thế nào? Tôi không thể cảm nhận được. Ai sẽ giết tôi?

Chắc là đau lắm, và, chết rồi thì thế nào? Tôi rất sợ. Nhưng ngay lúc này, điều tôi lo sợ nhất là chị tôi còn hoảng loạn hơn cả tôi. Nhìn chị ngồi co ro, đôi mắt lo âu cứ đảo quanh bốn phía, lòng tôi rối bời. Giờ tôi phải làm gì đ?ây

“Chị ơi...?”

Tôi chỉ còn biết đứng yên mà gọi chị. Hai tay vẫn ôm chặt đầu gối, chị thẫn thờ nhìn tôi.

“Em nói cho họ biết về quy tắc bảy căn phòng rồi à?” Tôi lúng túng gật đầu.

“Em đã làm một việc rất tàn nhẫn, biết không?”

Tôi giải thích rằng tôi không biết là không nên làm thế, nhưng hình như chị chẳng muốn nghe.

Tôi sang căn phòng số 2.

Nhìn thấy tôi, người phụ nữ ở đó nở nụ cười nhẹ nhõm, “Chị cứ tưởng em không sang nữa, chị đang không biết nên làm thế nào.”

Nụ cười của chị không thật rõ nét nhưng vẫn sưởi ấm lòng tôi. Đã lâu lắm rồi trong những căn phòng bê tông này không nhìn thấy một nụ cười, nét cười thanh thản của chị như mang theo cả ánh sáng và hơi ấm.

Một người biết mình hôm nay sẽ chết mà vẫn có thể giữ vẻ mặt yên bình như vậy, tôi thật không sao hiểu nổi.

“Ban nãy có người thét gọi gì đó, chắc là chị gái em?” “Vâng. Chị nghe thấy à?”

“Chị nghe không rõ là gì nhưng chị đoán đó là chị gái em?”

Sau đó, chị kể với tôi về quê hương của mình. Chị nói trông tôi rất giống một đứa cháu trai của chị. Chị còn nói trước khi bị nhốt ở đây, chị là nhân viên văn phòng, ngày nghỉ thường đi xem phim...

“Khi em thoát ra khỏi đây rồi, chị mong em có thể giao vật này cho người nhà của chị...”

Chị tháo sợi dây chuyền đang đeo trên cổ, đeo nó lên cổ tôi. Đó là một sợi dây chuyền bạc có đính một chữ thập nho nhỏ. Chị nói đây là bùa hộ mệnh của mình, bị nhốt ở đây, ngày nào chị cũng sờ lên nó và cầu nguyện.
Gần như cả ngày hôm đó tôi ngrồointg phòng s ố 2 và trở thành bạn tâm giao của chị. Tôi và chị ngồi cạnh nhau ở góc phòng, tựa lưng vào tường, có thể co duỗi chân tùy ý. Có lúc tôi đứng lên vừa nói vừa khoa chân múa tay, ngọn đèn treo trên trần hắt cái bóng to tướng của tôi lên tường.

Có tiếng nước chảy dưới rãnh. Nhìn xuống đó, tôi mới sực nhớ ra là gần đây mình toàn lội thứ nước bẩn thỉu kia, chắc chắn cơ thể bốc mùi khiến người ta khó chịu lắm. Tôi bèn ngồi nhích ra, cách xa chị một chút.

“Sao phải ngồi xa thế? Chị bao nhiêu hôm không tắm, mũi đã tê liệt luôn rồi... Nếu có thể thoát ra khỏi đây thì việc đầu tiên chị phải làm là tắm gội một trận thỏa thuê.” Chị nói và tủm tỉm cười.

Lúc nói chuyện, chị rất hay cười. Tôi không hiểu nổi chị nữa.

“Biết mình sắp bị giết, sao chị vẫn không khóc lóc thở than gì cả?”

Tôi không sao giấu nổi sự hoài nghi. Chị ngẫm nghĩ một chút mới trả lời, “Chị đã chấp nhận rồi.” Khuôn mặt dịu dàng mà cô đơn khiến chị giống hệt một pho tượng nữ thần nơi giáo đường.

Lúc từ biệt, chị nắm chặt tay tôi rất lâu. “Ấm quá.” Chị nói.

Tôi về căn phòng số 4 trưi ớc 6 g ờ tối.

Tôi kể với chị tôi về sợi dây chuyền đeo trên cổ, chị ôm tôi thật chặt.

Không lâu sau đó, nước trong rãnh bắt đầu chuyển sang màu đỏ, rồi tôi nhìn thấy tròng mắt, những lọn tóc lần lượt trôi qua...

Tôi bước sát lại rãnh nước, dùng cả hai tay cẩn thận vớt lên những ngón tay đang trôi theo dòng nước bẩn thỉu. Những ngón tay đã từng siết chặt lấy tay tôi trong phút giây cuối cùng giờ đây chỉ còn là những mảnh vụn lạnh lẽo.

Lòng tôi quặn đau, đầu óc bị nhuộm thành màu đỏ, như dòng nước này. Dường như cả thế giới đều trở nên đỏ rực và nóng rẫy, tôi không thể suy nghĩ gì được nữa.

Khi tỉnh lại, tôi thấy mình vẫn đang nức nở trong lòng chị tôi. Chị vuốt tóc đang bết lại trên trán tôi. Mớ tóc dính nước bẩn, khô đi rồi biến thành từng nhúm cong queo.

“Nhớ nhà quá.”

Giọng chị thật khẽ khàng, chẳng hề ăn nhập với căn phòng bê tông xám xịt này.

Tôi gật đầu.

Có kẻ sát nhân, và có nạn nhân. Quy tắc của bảy căn phòng là tuyệt đối không thể thay đổi. Vốn dĩ chỉ có kẻ giết người biết rõ quy tắc của chính hắn, nhưng đã bị người bị giết là chúng tôi nắm được.

Đó là do một ngoại lệ.

Khi bắt người đem về đây nhốt, hung thủ đã gom hai chị em tôi vào một căn phòng, có thể hắn cho rằng tôi còn trẻ con, không tính là một người, có thể vì chị tôi chưa trưởng thành, hắn liền gộp hai chị em một nhóm, tương đương với một người trưởng thành.

Vì cơ thể tôi nhỏ bé, di chuyển vừa trong cống ngầm nên sang được các căn phòng khác để tìm hiểu tình hình, rồi từ đó suy ra quy tắc giết người của hung thủ. Hung thủ không hề biết chúng tôi đã lần ra quy tắc của hắn.

Mối quan hệ giữa kẻ giết người và người bị giết tuyệt đối không thể đảo ngược. Cả bảy căn phòng đều chung một tình trạng như thế, giống như phép tắc mà Thượng đế đã ấn định.

Tuy nhiên, tôi và chị tôi đã bắt đầu nghĩ cách để sống sót.

Ngày thứ tư trôi đi, ngày thứ năm của chúng tôi rơi vào thứ Tư trong tuần. Căn phòng số 2 trống rỗng, còn phòng đầu tiên lại xuất hiện một nạn nhân mới.

Quy tắc ở bảy căn phòng đã lặp lại nhiều lần, chúng tôi không biết nó bắt đầu được áp dụng từ khi nào, không biết đã có bao nhiêu thi thể trôi qua rãnh nước này.

Tôi di chuyển qua lại trong rãnh nước để trò chuyện cùng mọi người. Ai cũng chán chường bi quan nhưng khi tôi sắp rời đi thì họ đều mong muốn tôi sẽ còn quay lại. Bị nhốt một mình một phòng, buộc phải nếm trải sự cô độc thì làm sao không khổ sở cho được.

“Chỉ mình em có thể chạy qua chạy lại giữa các phòng, có lẽ em sẽ thoát nạn...?”

Khi tôi nhảy xuống rãnh nước, chị tôi nói vậy.

“Tên khốn kiếp ấy không biết em có thể qua lại giữa các phòng, cho nên ngày mai, dù chị bị giết thì em vẫn có thể trốn sang phòng khác. Nếu cứ tiếp tục trốn, em sẽ không bị hắn giết.”

“Nhưng rồi em sẽ lớn lên, người to ra, không thể bò xuống rãnh nước này được nữa. Với cả, thằng cha ấy vẫn nhớ rằng phòng này nhốt hai người, nếu không thấy em ắt hẳn hắn sẽ đi tìm?”

“Kể cả như thế thì em vẫn có thể sống thêm ít lâu mà!”

Chị tôi rất cố chấp, một mực khuyên tôi ngày mai cứ làm như thế. Nhưng tôi cảm thấy chẳng qua chỉ là kéo dài thêm khoảng thời gian khốn khổ mà thôi. Có lẽ chị cho rằng sau này tôi có thể rình cơ hội mà trốn ra được.

Nhưng tôi biết, không có cơ hội nào cả. Không hề thấy một con đường nào để thoát được khỏi đây.

Trước khi chết, người phụ nữ trẻ ở phòng số 3 đã nói chuyện với tôi mãi. Tên của chị hơi kỳ lạ, tôi chỉ biết cách phát âm chứ không biết viết thế nào. Chị bèn lần túi áo rút ra cuốn sổ tay và viết tên chị cho tôi xem dưới ánh đèn lờ mờ. Đó là một cuốn sổ nhỏ có kèm theo cả bút chì. Kẻ thủ ác kia không tịch thu quyển sổ, nó vẫn nằm trong túi áo của chị.

Đầu cây bút chì có vô số vết răng cắn, lộ ra ruột bút nham nhở. Chắc chị đã phải cắn phần gỗ để cho ruột bút chì lòi ra.

“Chị sống một mình ở nội thành, cha mẹ rất hay gửi đồ ăn. Lo lắng cũng phải, chị là cô con gái độc nhất mà. Nào là khoai tây, nào là dưa chuột, họ cứ đóng hết vào thùng các tông rồi gửi chuyển phát đến tận nhà cho chị. Nhưng lúc nào chị cũng ở công ty, chẳng bao giờ nhận được.”

Chị còn lo lúc này, có khi nhân viên giao hàng đang cầm gói đồ mà cha mẹ chị gửi gắm đứng ở cửa căn hộ chờ chị về nhận. Kể đến đây, chị nhìn xuống dòng nước lúc nhúc dòi bọ côn trùng trong cái rãnh ở giữa căn phòng.

“Hồi nhỏ chị rất hay ra con sông nhỏ cạnh nhà nô đùa.”

Con sông nhỏ ấy nước trong vắt, có thể nhìn thấy cả những viên sỏi ở đáy sông. Dòng sông như hiện ra trong trí tưởng tượng của tôi qua những lời chị kể, giống hệt một thế giới trong mơ. Mặt nước phản chiếu nắng trời, từng tia lấp lánh rơi xuống rồi như vỡ tan ra, chiếu sáng khắp mọi nơi. Trên cao, bầu trời xanh ngắt rộng mở, khiến người ta có cảm giác mình sẽ thoát khỏi lực hút trái đất rồi bay lên, bay lên mãi, không biết sẽ bay đến tận nơi nào.

Nhưng ngay lúc này đây, dường như tôi đã quen với tất cả: từ căn phòng bê tông âm u, chật chội, rãnh nước bốc mùi ô uế cho đến ánh đèn lờ mờ nổi bật giữa không gian tăm tối. Thế giới bình thường ở ngoài kia sắp rơi vào quên lãng mất rồi. Chợt nhớ đến cái thế giới lồng lộng gió ấy tôi cảm thấy xót xa.

Tôi khát khao được nhìn thấy bầu trời. Chưa bao giờ tôi có mong muốn mãnh liệt đến thế. Trước khi bị nhốt vào đây, tại sao tôi chưa từng thỏa sức ngắm nhìn trời mây?

Hôm qua, trong căn phòng số 2, tôi và người phụ nữ ở đó đã ngồi bên nhau và trò chuyện thật lâu.

Hôm nay, người phụ nữ này không khóc, không tỏ ra phẫn nộ trước sự bất công. Câu chuyện của chúng tôi bình thường giống như những câu chuyện phiếm ban chiều trên chiếc ghế dài trong công viên. Tôi tạm quên cái thực tế mình đang bị vây hãm trong căn phòng bê tông màu xám, chật hẹp và kiên cố tuyệt đối này.

Hai chúng tôi cùng hát. Tôi bỗng tự hỏi mình, có thật người này sắp bị giết không? Và tôi lại nhớ ra chính mình đang ở trong hoàn cảnh tương tự.

Tôi cứ nghĩ về nguyên nhân chúng tôi phải chết, nhưng cuối cùng chỉ có thể quy kết cho kẻ tàn ác kia muốn giết chúng tôi mà thôi.

Chị đặt cuốn sổ tay lúc nãy vào tay tôi.

“Nếu em có thể trốn ra, xin em hãy giao cuốn sổ tay này cho cha mẹ chị!” “Nhưng...”

Liệu tôi có thể trốn thoát khỏi đây không? Người phụ nữ hôm qua ở phòng số 2 mong tôi thoát thân, nên đã giao cho tôi sợi dây chuyền gắn cây thánh giá. Nhưng tôi không thể đảm bảo mình sẽ ra nổi.

Tôi định nói như thế thì nghe động như có người đứng ngoài cửa. “Gay rồi!” Chị ngây đờ ra.

Chúng tôi hiểu rằng giờ chết đã đến, gần 6 giờ tối. Tôi phải rời phòng này trước 6 giờ nhưng vì mải nói chuyện nên quên khuấy đi mất. Người phụ nữ không đeo đồng hồ, cả hai lại trò chuyện rất tâm đầu ý hợp, thành ra quên béng.

“Em mau trốn đi!”

Tôi đứng lên, nhảy xuống rãnh nước rồi chui vào cửa cống ngầm hình vuông. Đúng ra phải trở về phòng với chị tôi ở cuối nguồn nhưng tôi chọn phía đầu nguồn vì đang đứng gần cửa cống này hơn.

Đúng lúc chui vào cửa cống thì sau lưng tôi vang lên tiếng mở cửa sắt nặng nề. Đầu óc tôi bất giác nóng bừng.

Kẻ nhốt chúng tôi vào đây đã xuất hiện. Tôi luôn nghĩ rằng mình không được phép nhìn thấy hắn cho đến khi tới lượt bản thân bị giết, hắn là thứ ám ảnh ghê gớm trong tâm trí tôi. Hắn đã trở thành biểu tượng tàn nhẫn của chết chóc mà tôi kinh sợ. Chỉ cần đến gần hắn thôi, có lẽ từ đầu tới chân tôi sẽ tan thành tro bụi.

Trống ngực tôi đập thình thịch.

Tôi trườn qua cống ngầm rồi ngoi lên giữa phòng số 2 trống trơn không người. Đứng trong rãnh nước ra sức hít thở thật sâu một hồi, tôi mới đặt cuốn sổ tay xuống đất.

Kể từ lúc này, trong căn phòng số 3 kia, thằng cha đó bắt đầu giết chị ấy. Nghĩ tới đây, tôi run tay vì sợ hãi. Dù biết là vô cùng nguy hiểm, nhưng có một việc mà tôi bắt buộc phải làm.

Tôi và chị tôi phải trốn ra khỏi nơi này, nhưng làm thế nào để trốn thoát, chúng tôi vẫn chưa nghĩ ra. Đối với chúng tôi, mỗi manh mối đều vô cùng quan trọng, chị tôi muốn biết càng nhiều thông tin càng tốt. Nếu trốn thoát được chúng tôi sẽ lại có thể nhìn thấy bầu trời.

Để làm được điều đó, tôi phải nhìn tận mắt những điều bí ẩn đen tối và kể lại với chị.

Những điều bí ẩn ấy không gì khác hơn là bộ mặt của kẻ đã nhốt chúng tôi ở đây và trình tự hắn ra tay giết người.

Tôi muốn quay trở lại phòng số 3 để lén nhìn tất cả sự việc đương nhiên không thể ló mặt vào phòng, vì hắn sẽ phát hiện ra ngay và giết tôi luôn thể. Tôi phải cực kỳ khéo léo nhìn trộm từ dưới nước. Nhưng dù là thế thì tôi vẫn rất căng thẳng, đầu óc rối bời. Nếu đang lén nhìn rồi bị hắn phát hiện ra, thì tôi khỏi cần chờ đến ngày mai mới chết.

Xuôi theo dòng nước chảy, dưới bức tường giáp với phòng số 3 là cái miệng cống hình vuông. Tôi vừa trườn qua nó sang đây, bây giờ tôi quỳ xuống rãnh và chuẩn bị quay trở lại. Nước vừa khéo ngập đến mé trong đùi tôi, cứ từ từ chảy vào cái cống hình vuông trước mặt.

Tôi hít sâu một hơi, thận trọng bò vào trong cái hóc, cố không gây bất kỳ tiếng động nào. Nước chảy rất chậm, không thể đẩy trôi tôi đi. Nếu chống tay và chân rồi vươn về phía trước, tôi hoàn toàn có thể bơi ngược dòng. Tôi phát hiện ra điều này qua những lần trườn tới trườn lui giữa các căn phòng, nhưng phải rất cẩn thận vì đường rãnh bê tông chứa nước bẩn lâu ngày đã đóng thành một lớp lầy nhầy trơn tuột.

Còn trong cống ngầm thì mặt nước gần như ngập sát nóc cống, không thể quan sát được gì. Muốn nhìn thấy những gì đang diễn ra trong phòng số 3 thì bắt buộc phải ngụp lặn dưới nước rồi mở mắt ra.

Làm như vậy trong rãnh nước bẩn thỉu này quả là một việc kinh khủng, nhưng tôi vẫn quyết tâm.

Tôi cố gắng bấu chặt tay và chân trong đáy cống, duy trì tư thế như sắp nhoài sang phòng số 3. Nước tràn qua người tôi rồi chảy về phía trước. Mở mắt ra trong nước, tôi có thể nhìn thấy ánh sáng lờ mờ ở ô vuông. Đó là ánh đèn ở căn phòng số 3.

Xen lẫn tiếng nước chảy, có tiếng ầm ĩ của máy móc.

Vì nước quá đục nên tôi không nhìn rõ, nhưng vẫn nhận ra một bóng đen đang động đậy.

Có một đám dòi bọ bám trên những thứ thiu thối trôi qua trước mặt tôi.

Để nhìn rõ hơn, tôi đành nhích về phía trước, đến gần cửa cống hơn một chút.

Tay chân chợt trượt đi, tôi phải ra sức bấu chặt các đầu ngón xuống đáy và thành cống. Những mảng nhớt bám trên bề mặt thành cống bị ngón tay ngón chân tôi cào bong ra, để lại những đường ngoằn ngoèo. Người tôi bị nước đẩy đi một đoạn rồi dừng lại. Lúc này đầu tôi nhô ra ngoài miệng cống.

Tôi đã nhìn thấy.

Người phụ nữ vừa nói chuyện với tôi giờ chỉ còn là một đống máu thịt vung vãi.

Cánh cửa sắt luôn luôn đóng im ỉm, lúc này mở toang, mặt trong phẳng phiu nhưng mặt ngoài thì có then cài. Khi có người bị nhốt vào phòng, cái then đó sẽ chốt lại, và người trong phòng chỉ còn nước chờ chết.

Còn gã đàn ông kia, hắn đang đứng trước đống thịt bừa bãi không còn là xác người nữa, lưng quay về phía tôi. Nếu hắn quay mặt về bên này thì chắc hẳn tôi sẽ bị hắn phát hiện ra ngay tức khắc.

Không thấy mặt hắn nhưng tôi có thể nhìn thấy chiếc cưa điện trong tay hắn đang chạy và phát ra tiếng rít inh ỏi. Tôi đã hiểu tại sao đôi khi chúng tôi nghe thấy tiếng máy chạy, thì ra là tiếng ồn của cái cưa. Hắn đứng rất thẳng, lạnh lùng xọc cái cưa vào đống thịt để băm nát hơn. Chỉ lát sau, những mảnh đo đỏ bắn tứ tung văng ra khắp phòng.

Cả căn phòng là màu đỏ máu.

Tiếng cưa máy bất chợt im bặt, trong căn phòng chỉ còn tiếng nước xối. Hắn sắp quay đầu lại.

Tôi vội bấm các đầu ngón tay bám chặt thành cống ngầm và lập tức lùi lại.

Đoán rằng hắn không nhìn thấy tôi, nếu tôi chậm một giây nữa thôi thì nguy rồi!

Tôi lùi về căn phòng số 2, không có người, nhưng không dám tin chắc ở đây sẽ được an toàn. Phòng này sắp nhốt một người mới, cánh cửa sắt có thể bị mở ra bất cứ lúc nào. Tôi nhặt cuốn sổ tay lên rồi lủi sang phòng số 1. Lúc này tôi không có cách nào đi qua phòng số 3 để trở về phòng số 4 với chị tôi.

Tôi ngồi bên người phụ nữ ở phòng số 1. “Em đã nhìn thấy những gì thế?”

Có lẽ trông sắc mặt tôi quá tồi tệ nên chị mới hỏi như thế. Chị bị nhốt vào đây tối hôm qua, là người bị đưa vào muộn nhất so với những người đang sống. Tôi kể với chị về quy tắc giết người ở bảy căn phòng nhưng không hề hé răng về cảnh tôi vừa nhìn thấy.

Tôi mở cuốn sổ tay của người phụ nữ ở phòng số 3 và bắt đầu đọc. Vì vừa bị ngập nước nên các trang sổ cứ dính với nhau, phải rất tỉ mỉ mới gỡ được từng trang ra. Giấy nhàu nát hết nhưng vẫn lờ mờ nhận ra mặt chữ.

Đó là một bức thư dài gửi cho cha mẹ. Trong thư có rất nhiều cụm “Con xin lỗi”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro