shtt20110111

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 3:

Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ

1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.

4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ. 

 Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá - Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Chương 1:

Tài sản trí tuệ:Là sản phẩm của óc sáng tạo của con người, tri thức của nhân loại.Về bản chất là vô hình, nhưng lại được chứa đựng trong một hình thái hữu hình cố định.

Các thuộc tính của tài sản trí tuệ:

- Tính vô hình:Được thể hiện qua mối quan hệ giữa quyền shtt với các vật hữu hình và quyền sở hữu với vật đó.

- Tính công:Tài sản trí tuệ được bảo hộ và không cho phép tổ chức,cá nahan nào sao chép tài sản này,song các tổ chức,cá nhân có thể thừa hưởng các thành quả do tài sản trí tuệ hiện có mang lại để sáng tạo ra các tài sản trí tuệ mới hữu ích,phục vụ nhân loại.

- Tính "phát sinh" (tích lũy):Khi tstt được sử dụng,nó sẽ tạo ra nhiều tstt hơn.

- Tính "tương đối":Thuộc các quyền của người nắm giữ tstt.

Các đối tượng quyền SHTT:

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:

+Khái niệm:

-Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

-Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

+Đối tượng bảo hộ quyền tác giả:

-Tác phẩm văn học nghệ thuật,khoa học:tác phẩm văn học, khoa học,báo chí,âm nhạc,sân khấu,...

-Tác phẩm phái sinh:tác phẩm dịch,phóng tác,cải biên,...

+Đối tượng không thuộc quyền bảo hộ quyền tác giả:

-Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó

-Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. 

+Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:

-Phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà ko sao chép từ tác phẩm của người khác

-Tác phẩm phải được thể hiện và định hình trên một đối tượng vật chất nhất định.

+Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:

-Quyền nhân thân:vô thời hạn

-Quyền tài sản:

        TP điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 50 năm kể từ khi được công bố/ định hình

        TP còn lại: Bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả / tác giả cuối cùng (trong đồng tác giả) chết

+Đối tượng đc bảo hộ quyền liên quan:

-Cuộc biểu diễn

-Bản ghi âm,ghi hình

-Chương trình phát sóng,tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

+Điều kiện đc bảo hộ quyền liên quan:Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

Quyền sở hữu công nghiệp:

1.Sáng chế: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên

Có 2 loại sáng chê: sáng chế sản phẩm (cơ cấu,chất,vật liệu sinh học) và sáng chế quy trình

¨      ĐK bảo hộ: Có tính mới

¨      Có trình độ sáng tạo

¨      Có khả năng áp dụng công nghiệp

Căn cứ xác lập quyền

-Quyền SHCN đối với sáng chế được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định.

Thủ tục xác lập quyền

-Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ

Thời hạn bảo hộ Sáng chế

- Có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm (với bằng độc quyền sáng chế) và mười năm (với bằng độc quyền giải pháp hữu ích) kể từ ngày nộp đơn

- Phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo kỳ hạn trong thời hạn bảo hộ (nếu không sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ);

- Không có chế độ gia hạn

2. Bí mật kinh doanh : Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh ví dụ

-          Quy trình sản xuất

-          Công thức hóa học

-          Phương pháp bán hàng

-          Hợp đồng mẫu

-          Danh sách khách hang

Điều kiện bảo hộ :

¨      Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được

¨      Khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh

¨      Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được

Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật KD:

¨      Bí mật về nhân thân

¨      Bí mật về quản lý nhà nước

¨      Bí mật về quốc phòng, an ninh

¨      Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh

Căn cứ xác lập quyền

-Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Thủ tục xác lập quyền

-Không cần đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền

Thời hạn bảo hộ

-Vô thời hạn

3. Kiểu dáng công nghiệp : Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này.

Chức năng :

-          Chức năng thẩm mỹ: Làm đẹp cho sản phẩm, làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn

-     Chức năng phân biệt: Giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại.

Điều kiện bảo hộ

¨      Có tính mới

¨      Có tính sáng tạo

¨      Có khả năng áp dụng công nghiệp

? Ngoại lệ đối với tính mới

-          Bị người khác tự ý công bố mà không được phép của người có quyền đăng ký KDCN

-          KDCN được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học

-          KDCN được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam, hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức

Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa Kiểu dáng công nghiệp:

¨      Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có

¨      Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

¨      Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

Căn cứ xác lập quyền

-Quyền SHCN đối với KDCN được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định.

4. Nhãn hiệu : Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Điều kiện bảo hộ

-          Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

-          Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá dịch vụ của chủ thể khác.

Lưu ý khi chọn nhãn hiệu:

-          Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của các hàng hóa cùng loại hoặc tương tự đang được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 5 năm hoặc đang được sử dụng và thừa nhận rộng rãi

-          Không trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu nổi tiếng

-          Không trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ

-          Đảm bảo rằng nhãn hiệu đó dễ đọc, viết, đánh vần và ghi nhớ

-          Không có ẩn ý trong ngôn ngữ của bất kỳ thị trường tiềm năng nào

-          Phù hợp với tất cả các loại phương tiện quảng cáo

Các loại Nhãn hiệu

-          Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

-          Nhãn hiệu tập thể

-          Nhãn hiệu chứng nhận

-          Nhãn hiệu liên kết

-          Nhãn hiệu nổi tiếng

Căn cứ xác lập quyền

-          Quyền SHCN đối với NH được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định.

-          Công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

-          Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Thủ tục xác lập quyền

-Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ

Phạm vi bảo hộ

Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại cơ quan đăng ký bảo hộ tại Việt Nam chỉ được bảo hộ trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam

Một Nhãn hiệu có thể đăng ký và bảo hộ tại nước ngoài theo 3 kênh

      - Kênh quốc gia

      - Kênh khu vực

      - Kênh quốc tế

5. Tên thương mại: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Căn cứ xác lập quyền

Trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục SHTT

Thủ tục xác lập quyền

Không cần đăng ký tại Cục SHTT

Thời hạn bảo hộ Không hạn chế

6. Chỉ dẫn địa lý : Là dấu hiệu dùng để chỉ sản  phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Điều kiện bảo hộ

-          Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

-          Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.     

Căn cứ xác lập quyền

Quyết định cấp văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký

Thủ tục xác lập quyền

Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về nhà nước và Nhà nước là CSH của các CDĐL

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý đó thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. 

Thời hạn bảo hộ : Vô thời hạn

Ý nghĩa của việc bảo hộ CDĐL

F Đối với người tiêu dùng

F Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sx-kd được sử dụng CDĐL trên hàng hóa của mình

F Đối với địa phương và quốc gia có CDĐL được bảo hộ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro