Hoàng Diệu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hoàng Diệu, còn gọi là Hoàng Kim Tích, sinh ở thôn Xuân Đài, xã Phú Tân, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, tại nhà thờ họ Hoàng ở Xuân Đài còn giữ câu đối:

Hải đạo Huệ Trì chi hương bản căn thâm cố
Nam châu Xuân Đài thử địa, dịch diệp hi long
Lời diễn nôm của Hoàng Diệu:

Hiệu Trì xứ vốn là cõi Bắc, do tổ tiên cội gốc vững bền
Xuân Đài châu nay thuộc miền Nam, truyền con cháu giống dòng hưng thịnh.
Tài liệu của gia tộc còn chép lại câu đối trước đây dán trước bàn học của Hoàng Diệu:

Hoành Cừ giáo nhân học mạc tiên nghĩa lợi chi biên
Âu Dương đối khách chí: thường tại sơn thuỷ chi gian
Nghĩa là:

Hoành Cừ dạy người cầu học: phải trước tiên phân biệt nghĩa trọng lợi khinh.
Âu Dương tiếp khách đến chơi: thường nhàn hạ luận bàn sơn thanh thuỷ tú.
Hoàng Diệu đỗ phó bảng khoa Quý sửu (1853), làm quan ở Hà Nội với chức vụ Tổng đốc. Ngày 24-4-1882 Ri vière hạ tối hậu thư buộc Hoàng Diệu phải ra lệnh cho quân đội rời khỏi thành, sau khi hạ hết khí giới và mở cửa thành, đòi ông và các quan văn bõ trong thành phải nộp mình cho chúng. Trong cảnh khói lửa mịt mùng ấy Hoàng Diệu bình tĩnh đi về trong dinh, rồi sau khi khăn áo chỉnh tề, tay cầm thanh gươm tuốt trần, ông nhảy lên mình voi xông pha mưa đạn đi tới hành cung. Rồi lấy chiếc khăn xanh đang bịt trên đầu treo mình lên cành cây tuẫn tiết đúng giờ Ngọ Nhằm ngày 8-3 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 25-4-1882. Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc, cùng với Nguyễn Tri Phương (người lãnh đạo quân dân Quảng Nam đã anh dũng giữ thành và tuyệt thực để giữ tròn danh tiết), Hoàng Diệu được thờ trong đền Trung Liệt trên gò Đống Đa.

Câu đối viếng Hoàng Diệu của Tôn Thất Thuyết:
Nhất tử thành danh tự cổ anh hùng phi sở nguyện (Tử mà thành danh, chí anh hùng từ xưa thường không toại)
Bình sinh trung nghĩa đương niên đại cục khả vô tâm (Sinh trọn trung nghĩa, nhìn đại cục có thể chẳng thẹn tâm)
Tiến sĩ Nguyễn Chánh, người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, điếu:
Công năng bất cầu sinh, khả vô nhượng thập niên tiền tráng liệt
Ngã diệc trường thái tức, như chi hà lục tỉnh thức giang sơn
Bản dịch:

Sống tạm ngài không thèm, so tiền nhân, mười năm trước đâu kém tráng liệt;
Thở dài tôi ngán lắm, nhìn xem non nước sáu tỉnh biết sao đây!
Lại có câu đối Nôm khuyết danh, điếu:

Bạn cũ có chết đâu, bốn biển chín châu nghe tráng liệt
Quê ta đành nhớ mãi, mười năm hai lượt khóc anh hùng
Hai tiếng mười năm trong câu đối của Nguyễn Chánh, trong câu đối Nôm của tác giả vô danh nói lên khoảng cách thời gian giữa cái chết của Nguyễn Tri Phương và cái chết của Hoàng Diệu. Thập niên tiền tráng liệt (người tráng liệt mười năm trước) trong câu đối của Nguyễn Chánh là một cụm từ dùng để chỉ Nguyễn Tri Phương, người đã qua đời trước Hoàng Diệu mười năm. Mười năm trong câu đối Nôm khuyết danh là "mười năm hai lượt khóc anh hùng": lần đầu là năm Quý Dậu 1873 (khóc Nguyễn Tri Phương) và lần sau là năm Nhâm Ngọ 1882 (khóc Hoàng Diệu)".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro