sinh duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG X. SINH LÝ HỆ SINH DỤC

I. Cơ quan sinh dục nữ.

1.     Giải phẫu các bộ phận thuộc hế sinh dục nữ.

1.1  Buồng trứng

Vừa có chức năng nội tiết vừa có chức nang ngoại tiết. một người phụ nữ có 2 buồng trứng.

Phủ mặt ngoài buồng trứng là một lớp biểu mô mầm. Bên dưới là tổ chức xơ các những sợi đông đặc tạo thành màng trắng. tiếp theo là lớp tế bào gồm nhiều nang trứng và mỗi nang cho 1 trứng.

1.2  Vòi trứng

Có 2 vòi trứng từ tử cung chạy sang 2 bên ổ bụng. Gồm 4 đoạn:

- Thành: nằm trong thành tử cung, thông với buồng trứng qua lỗ tử cung của vòi.

- Eo vòi: là đoạn ngắn, hẹp, có tành dày gắn với sừng tử cung.

- Bóng vòi: là đoạn rộng nhất, dài nhất, chiếm 2/3 chiều dài vòi.

- Phễu: là đoạn hình phễu của vòi, sát với uồng trứng.

Cấu tạo mô học: gồm 3 lớp:

- Lớp thanh mạc: bọc ngoài.

- Lớp cơ trơn: cơ vòng dầy ở trong, cơ dọc mỏng ở ngoài.

- Lớp niêm mạc: có nhiều nếp dọc. chứa các tế bào biểu mô trụ có lông chuyển và các tế bào tiết: chức năng: cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng.

1.3 Tử cung

Nằm giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, tren âm đạo sau quai ruột non.

Từ trên xuống dưới có 4 phần:

+ Đáy: là phần hình vòm trên các sứng tử cung.

+ Thân tử cung: hẹp dần từ trên xuống đến eo tử cung.

+ Eo: là phần thắt lại giữa thân và cổ tử cung.

+ Cổ tử cung: gồm 2 phần:

- Phần trên âm đạo: nằm sau đáy bàng quang.

- Phần dưới âm đạo: nhô vào âm đạo.

Cấu tạo mô học: thành tử cũng gồm 3 lớp:

- Lớp thanh mạc: phủ các mặt của tử cung, tạo nên dây chằng rộng.

- Lớp cơ: có 3 tầng:

 Tầng giữa: là cơ vòng.

 Tầng ngoài và trong : là cơ dọc hoặc chéo (cổ tử cung không có cơ vòng).

- Lớp niêm mạc: gồm: lớp biểu mô trụ đơn, lớp mô liên kết dày nằm bên dưới, giàu mạch máu và các tuyến tử cung.

Niêm mạc tử cung: gồm 2 lớp:

+ Lớp chức năng: Hàng tháng bong ra dưới sự thay đổi của nội tiết tố.

+ Lớp nền: phát triển thay thế lớp chức năng sau mỗi lần hành kinh.

Mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc:

- Động mạch nền: không có sợi đàn hồi, tác dụng nuôi dưỡng lớp nền.

- Động mạch xoắn: có nhiều sợi đnà hồi có khả năng co thắt gây thiếu máu cục bộ tử cung trong chu kì kinh nguyệt.

1.4 Âm đạo

Là 1 ống xơ-cơ, được bọc lót bằng niêm mạc.

Gồm 2 thành: Thành trước: nằm sau bàng quang và niệu đạo.

Thành sau: nằm trước trực tràng.

Niêm mạc âm đạo:

- Là biểu mô lát tầng không sừng hóa, liên tiếp với niêm mạc của tử cung.

- Bề mặt có nhiều nếp ngang.

- Tế bào niêm mạc dự trữ một lượng lớn glycogen và sản phẩm thoái hóa của chúng sinh ra acid hữu cơ.

Âm đạo: là bộ phân giao hợp, cũng là đường ra của máu kinh nguyện và thai nhi.

1.5 Âm hộ

Là bộ phận sinh dục ngoài của nữ.

Có gò mu phía trước, hai bên là 2 nếp da lớn: môi lớn (ở ngoài) và môi bé (ở trong).

Khoảng lõm giữa các môi bé là tiền đình âm đạo.

Mở thông vào tiền đình: có lõ niệu đạo phía trước, lỗ âm đạo phía sau.

1.6 Tuyến vú

Là 2 tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước có các cơ ngức, đi từ xương sườn thứ VIII tới XI

Mặt trước của tuyến có một lồi tròn gọi là núm vú, nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung quanh là vùng da sẫm màu gọi là quầng vú.

Mỗi vú có từ 15-20 thùy mô tiết sữa, mỗi thùy do một số tiểu thùy tạo nên, các ống tiết sữa chạy theo hình nan hoa từ chu vi hướng vào vú.

2.      Chức năng của buồng trứng.

Buồng trứng vùa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết.

2.1 Chức năng ngoại tiết.

- Hàng thgawngs, đầu chu kì kinh nguyệt 2 buồng trứng có khoảng 6-12 nang trứng phát triển dưới tác dụng của Hormone FSH và LH.

- Nang này phát triển không đều, giữa chu kì kinh nguyệt, nang nào phát triển nhanh, chín sớm, vỡ ra và giải phóng noãn.

- Khi nang trứng chín, TB lót thành sản xuất ra estrogen. Khi trứng rụng dưới tác dụng của LH, TB lót thành nang thay đổi cấu trúc, hình thành nên hoàng thể. Hoàng thể sản xuất ra progestron.

- Trứng không thụ tinh: Hoàng thể thái hóa thành thể trắng.

- Trứng thụ tinh: Hoàng thể gắn vòa tử cung phát triển thành nhau và thai.

- Nhau sản xuất ra kích dục tố nhau. Kích thích hoàng thể tiếp tục tiết ra estrogen và progestron.

2.2 Chức năng nội tiết.

2.2.1 Estrogen.

+ Nguồn gốc:

Phụ nữ không có thai: Nửa đầu chu kì kinh nguyệt (CKKN), do TB hạt của lớp áo trong của nang trứng bài tiết. Nửa sau CKKN do hoàng thể bài tiết.

Phụ nữ có thai: Do nhau thai bài tiết.

Ngoài ra: 1 lượng nhỏ do tuyến vỏ thượng thận + tinh hoàn bài tiết

+ Bản chất:

- Là steroid, được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl- CoA.

- Có 3 loại estrogen: â- estradiol: là Hormone chủ yếu. estron và estriol.

+ Tác dụng:

- Ở tuổi dậy thì: Làm xuất hiện, duy trì đặc tính giớt tính nữ, giọng nói trong, dáng mềm mại, phatrs triển cơ quan sinh dục nữ: tử cung, âm đạo, âm hộ.

- Trong chu kì kinh nguyệt: phát triển niêm mạc tử cung, kích thích sự phát triển các tuyến niêm mạc.

- Tác dụng lên tử cung: tăng khối lương cơ tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai. Tăng co bóp cổ tử cung, tăng tính nhảy cảm của cơ tử cung va oxytocin, làm niêm mạc cổ tử cung bài tiết 1 lớp dịch nhày mỏng, loãng.

- Tác dụng lên vòi trứng: Tăng sinh tuyến và các TB biểu mô lông rung của niêm mạc ống dẫn trứng. giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.

- Tác dụng lên âm đạo: Kích thích các tuyến âm đạo bài tiết dịch acid.Làm biểu mô âm đạo thay đổi từ dạng khối đến dạng tầng => tăng khả năng chống đỡ của âm đạo với chấn thương, nhiễm khuẩn.

- Tác dụng với tuyến vú: làm phát triển hệ thống ống tuyến, phát triển mô đệm tăng lắng đọng ở vú.

- Tác dụng lên xương: tăng hoạt động của TB tạo xương phát triển và cốt hóa các xương dài, làm nở rộng xương chậu, tăng lắng đọng nước Ca­­2+  ở xương.

- Tác dụng lên chuyển hóa: tăng tổng hợp protein ở mô đích. Tăng nhẹ quá trình tổng hợp protein toàn cơ thể. Gây lắng đọng mỡ dưới da tạo dáng nữ giới.

- Tác dụng lên chuyển hóa muối và nước: gây giữu ion Na+  và giữ nước.

+ Điều hòa do ảnh hưởng của Hormone LH:

Lh tăng, kích thích nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen.

LH giảm: giảm bài tết estrogen

2.2.2 Progesteron

+ Nguồn gốc:

Có thai: do nhau thai bài tiết.

K có thai: chủ yếu do hoàng thể bài tiết ở nửa sau chu kì kinh nguyệt, ít do nang trứng + tuyến vỏ thượng thận bài tiết ở nửa đầu CKKN

+ Bản chất: là 1 steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc từ acetyl-CoA.

+ Tác dụng:

- Phát triển niêm mạc tử cung, kích thích tuyến niêm mạc tử cung bài tiết dich chứa có nhiều glycogen.

- Làm giảm co bóp tử cung.

- Tác dụng lên vòi trứng: kích thích tuyến niêm mạc tử cung bài tiết dich chứa chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng trúng đã thụ tinh, thực hiện quá trình phân chia trong khi chuyển vào buồng tử cung.

- Phát triển tuyến vú.

- Tác dụng lên chuyển hóa muối nước: Tăng hấp thụ Na+, Cl-, và H2O ở ống lượn xa.

- Tác dụng lên thân nhiệt: tăng thân nhiệt ở nửa sau CKKN.

+Điều hòa bài tiết:

Bởi Hormone LH:

- Nồng độ LH tăng: tăng bài tiết progesteron.

- Nồng độ LH giảm: hoàng thể bị thoái hóa làm giảm bài tiết Progesterol.

3.        Chu kì kinh nguyệt.

Là hiện tượng chảy máu từ niêm mạc tử cung qua âm đạo ra ngoài, xảy ra đều đặn hàng tháng, có chu kì gọi là chu kì kinh nguyệt.

Độ dài của một CKKN: tính từ ngày chảy máu đầu tiên của CK này đến ngày chảy màu đàu tiên của CK tiếp, bình thường 28-30 ngày.

3.1 Các giai đoạn của CKKN

3.1.1 Giai đoạn tăng sinh:

- Sự bài tiết hormone và biến đổi ở buồng trứng: Cuối chu kì trước, hoàng thể thoái hóa, progesterol + estrgen giảm đột ngột => kích thích lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên. Vùng dưới đồi bài tiết GnRH=> kích thích thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH.

Dước tác dụng của FSH và LH thì một số nang trứng nguyên thủy phát triển, sau vài ngày dưới tác dụng của LH Tế bào lớp áo trong bắt đầu tiết dịch nang trong đó có estrogen, tăng kích thước của nang và noãn cũng lớn lên gấp 3-4 lần.

- Biến đổi ở niêm mạc tử cung:

Dưới tác dụng của E, lớp nền tăng sinh nhanh chóng, niêm mạc tử cung được biểu mô hóa trở lại trong vòng 4-7 ngày sau hành kinh.

Niêm mạc dày lên, các tuyến dài ra mach máu phát triển theo cuois giai đoạn tăng sinh: niêm mạc dày thêm 3-4mm.

Các tuyến của cơ tử cung bài tiết 1 lớp dịch nhày kéo tành sợ dọc theo tử cung=> tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển dễ dàng vào tử cung.

- Hiện tượng phóng noãn.

·       Sau  7-8 ngày phát triển 1 nang bắt đầu phát triển nhanh: gọi là nang degraff. Nhũng nang còn lại thoái hóa.

·       Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrgen cao => gây Feed Back dương tính lên tuyến yên=> tăng bài tiết FSH và LH.

FSH và LH làm cho các TB hạt + TB trong tăng sinh, bài tiết mạnh=> kích thước của nang lớn: gọi là nang trứng chín.

·       2 ngày sau khi phóng noãn, LH bài tiết từ tuyến yên tăng đột ngột gấp 6-10 lần, cao nhất 16h trước khi phóng noãn.

FSH cũng tăng 2-3 lần.

FSH và LH phối hợp => nang trứng căng phồng lên.

Đồng thời LH kích thích tế bào hạt+ TB lớp áo trong tăng bài tiết progesterol, giảm bài tiết estrogen trước khi phóng noãn 1 ngày=> gây ra hiện tượng hóng noãn.

3.1.2  Giai đoạn bài tiết

- Bài tiết hormone va fbieens đổi buồng trứng, tuyến yên tiếp tục bài tiết FSH và LH.

LH làm một ít TB hạt còn lại ở vỏ nang trứng vỡ biến đổi thành hoàng thể, Hoàng thể tiết ra nhiều pro+est rồi thoái hóa, giảm dần chức năng bài tiết.

- Biến đổi của niêm mạc tử cung.

Estrogen làm cho lớp niêm mạc tử cung tiếp tục được tăng sinh. Sau đó dưới tác dụng của progesterol làm niêm mạc tử cung dày lên và bài tiết dịch.

Các tuyến dài thêm, cong queo, chứa đầy các chát tiết.

=> thay đổi này=> làm niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng sẵn sàng đón trững đã thụ tinh vào buồng tử cung.

- Hiện tượng kinh nguyệt

Sau phóng noãn nếu k có hiện tượng thụ tinh thì sau khoảng 2 ngày cuối cùng của CKKN hoàng thể bị thoái hóa, làm giảm đột ngột nồng độ estrogen và progesteron => gây ra hiện tượng kinh nguyệt.

Nồng độ Hormone bị giảm, niêm mạc tử cung bị thoái hóa=> động mạch xoắn lại và co thắt=> vỡ mạch máu, máu chảy rồi đông lại dưới lớp niêm mạc chức năng , lớp niêm mạc chức năng hoại tử rồi bong ra, ra khỏi tử cung theo đường âm đạo với máu.

Máu kinh nguyệt là máu k đông. Trường hợp cường kinh: do bong niêm mạc và chảy máu quá nhanh trong máu kinh nguyệt có thể có cục máu đông.

Thời gian chảy máu: 3-5 ngày, Niêm mạc lại được tái tạo nhờ estrogen được bài tiết từ noãn nang phát triển ở buongf trứng trong chu kì mới.

4.     Cơ chế, biểu hiện của dậy thì và mãn kinh

4.1 Dậy thì

Ở nữ giới, buồng trứng k hoạt động cho đến khi nhận được những kích thích phù hợp từ tuyến yên.

Khi nhận đượckích thích phù hợp, hai buồng trứng bắt đầu hoạt động=> sinh giao tử, bài tiết Hormonesinh dục nữ => làm thay đổi tam lý, sự trưởng thành và hoàn thiện chức năng sinh dục.

Thời kì phát triển và trưởng thành gọi là dậy thì.

+ Biểu hiện:

- Phát triển nhanh về chiều cao cũng như trọng lượng. thân hình mềm mại, cơ thể cân đối, khung chậu nở rộng hơn. Xuất hiện một số đặc tính sinh dục nữ thứ phát: hệ thống lông mu, lông nách phát trienr, giọng nói trong hơn.

- Chức năng giao tử của buồng trứng hoạt động: Hàng tháng, duoiwis tác dụng của Hormone tuyến yên=> nang trứng nguyên thủy phát triển tới chín và phóng noãn.

Đồng thời buồng trứng bắt đầu bài tiết progesteron và estrogen, làm cho chuyển hóa cơ thể tăng mạnh, cơ quan sinh dục phát triển cả về kích thước lẫn chức năng=> xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng.

- Tuổi dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên, khoảng 13-14 tuổi.

4.2 Mãn kinh

+ Cơ chế: do sự kiệt quệ của buồng trứng vào khoảng quanh tuổi 45, số nang noãn có khả năng đáp ứng với tác dụng của FSH và LH rất ít=> lượng estrogen giảm đến mức thấp nhất => không đủ tạo cơ chế điều hòa ngược dương tính kích thích phóng noãn.

+ Biểu hiện: Chủ yếu do giảm nồng đọ estrogen gây ra.

- Buồng trứng teo nhỏ, thoái hóa, không phóng noãn.

- Không có kinh nguyệt.

- Teo đường sinh dục trong tử cung, cổ tử cung, vòi trứng.

- Tẹo bộ phân sinh dục ngoài: Âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé.

- Vú trở nên phảng và nhẽo do tẹo các mô đệm và ống dẫn sữa.

- Giảm mô mỡ ở vùng xương mu, lông thưa hơn.

- Có biến đổi về hình thể. Dáng người k nhanh nhẹn, tỷ lệ vòng eo/mông tăng lên. Có thể mọc râu ở cằm và trên môi.

- Một số phụ nữ ở tiền mãn kinh tính tình dễ thay đổi, hay buồn bực cáu gắt, hay quên, vã mồ hôi vào ban đêm do rối loạn hệ thần kinh thực vật…

Trong thời kì mãn kinh, do giảm lượng estrogen=> phụ nữ dễ mắc một số bệnh: loãng xương, viêm âm đạo, viêm bàng quang, xơ vữa động mạch.

5.     Trình bày các biện pháp tránh thai.

5.1 Cơ sở sinh lý của các biện pháp tránh thai:

Mang thai là kết quả của 3 quá trình :Thụ tinh, Di chuyển trứng đã thụ tinh từ vòi trứng vào buồng tử cung, Làm tổ và phát triển của trứng trong buồng tử cung.

Muốn tránh thai cần can thiệp vào 1 trong 3 quá trình trên, hiện nay các biện pháp tránh thai chủ yếu can thiệp vào giai đoạn: Thụ tinh và làm tổ trong niêm mạc tử cung.

- Thụ tinh: ngăn cản phóng noãn, ngăn không cho noãn di chuyển vào vòi tử cung. K cho tinh trùng vào đường sinh dục nữ.

Với trứng đã thụ tinh: ngăn không cho hiện tượng gắn + làm tổ trong niêm mạc tử cung.

- Can thiệp vào quá trình làm tổ trong niêm mạc tử cung: dụng cụ tử cung

5.2 Các biện pháp tránh thai

5.2.1 Dùng thuốc tránh thai

+ Loại thuốc kết hợp 2 thành phần là progesteron và estrogen: đóng trong vỉ 28 viên, trong đó có 21 viên có thành phần thuốc tránh thai với hàm lượng như nhau, 7 viên còn lại không có thuốc tránh thai.

Tác dụng:

- Ức chế tuyến yên tiết FSH và LH => ức chế phóng noãn.

- Tiết dịch nhày ở cổ tử cung ít, làm niêm mạc tử cung biến đổi thành niêm mạc chê tiết giả.

=> thuốc có hiệu quả tránh thai cao.

+ Viên progesteron liều thấp:

- Làm giảm tiết dịch nhày cổ tử cung.

- Ngăn cản tinh trùng di chuyển vào trong cổ tử cung.

- Làm teo mỏng nội mạc tử cung.

=> Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ trong nội mạc tử cung

- Viên thuốc khẩn cấp:

Thành phần chủ yếu là ethyl estrogen liều cao 50µg/ ngày.

Uống 1 viên ngày trong vòng 48h sau giao hợp, 12h uống tiếp 1 viên nữa.

Tác dụng: - Gây phù nề mô đệm=> tuyến không có khả năng chế tiết

=> Ngăn cản quá trình làm tổ ở niêm mạc tử cung.

5.2.2 Tránh giao hợp vào ngày phóng noãn.

- Dựa vào khoảng thời gian cố định từ lúc phóng noãn đến ngày có kinh đầu tiên của chu kì vào khoảng 14 ngày.

Thời gian giao hợp an toàn là khoảng 1 tuần trước ngày có kinh lần sau

Áp dụng: Người có chu kì kinh nguyệt đều và cặp vợ choongfluoon sống gần nhau.

5.2.3 Biện pháp cơ học

Nam: Dùng bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo

Nữ: Màng ngăn âm đạo, mũ tử cung

Tác dụng:

- Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

- Tránh thai.

- Tránh bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục: Giang mai, HIV/AIDS….

Dụng cụ tử cung: là dụng cụ làm bằng chất dẻo, đưa vào buồng tử cung=> ngăn cản quá trình gắn và làm tổ của trứng đã thụ tinh.

5.2.4 Biện pháp tránh thai vĩnh viễn (triệt sản)

- Thắt ống dẫn tinh ở nam, thắt ống dẫn trứng ở nữ.

Tinh trùng vẫn được sản xuất nhưng không được phóng vào âm đạo khi giao hợp, noãn được phóng nhưng không được đưa vào ống dẫn trứng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro