Tự luận

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: người bình thường, tại sao khi ăn nhiều đường trong máu vẫn giữ tỉ lệ tương đối ổn định?
Bài làm:
-Ở người bình thường hàm lượng đường glucose trong máu luôn sấp sỉ 0,1 %
-Sau bữa ăn, có thể sử dụng hàm lượng Đường cho các cơ thể sống được bổ sung ở thức ăn nên hàm lượng đường glucozo Có Khuynh hướng tăng. Tuy nhiên, ở người hàm lượng đường glucozo được điều chỉnh bằng cách chuyển gluco -> glicogen nhờ tiết hoocmon insulin
-xa bữa ăn, hàm lượng glucozo có khuynh hướng giảm. Khi đó, gan sẽ bù đắp lượng glucozo thiếu hụt trong máu nhờ kích thích tuyến tuỵ tiết glicogen chuyển glicogen thành glucozo. Vì vậy hàm lượng glucozo trong máu được duy trì ở mức độ tương đối ổn định

Câu 2: cân bằng nội môi là gì? Trình bày ý nghĩa cân bằng nội môi
- cân bằng nội môi là duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể.  Vd: nồng độ glucozo trong máu ở người là 0,1% , thân nhiệt 36,7*C
- Vai trò: cân bằng nội môi giúp cơ thể tổng hợp và phát triển tạo cân bằng và ổn định môi trường bên trong, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện bằng các chức năng sinh lí của các tế bào cơ thể thông qua hệ enzim

Câu 3: trình bày vai trò của hệ bicacbonat trong điều hoà cân bằng PH nội môi
- hệ đệm bicabonat có vai trò quan trọng trong điều hoà cân bằng PH nội môi
+ nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi
+ nồng độ bicacbonat được thận điều chỉnh
Vì vậy tốc độ điều chỉnh PH của hệ đệm này rất nhanh. Hệ đệm bicacbonat có trong dịch nội bào và ngoại bào gồm ion bicacbonat HCO3- và axit cacbonic H2CO3. Trong đó HCO3- hoạt động như 1 bazo yếu, H2CO3 hoạt động như 1 axit yếu
Cơ chế: khi môi trường xuất hiện H+, PH giảm, dịch mang tính axit thì
HCO3(-) + H(+) -> H2CO3
Khi môi trường chuyển sang bazo
H2CO3 -> H(+) +HCO3(-)

Bài 24:
1. Giải thích hiện tượng chạm vào cây trinh nữ lá cụp lại
BL: Hiện tượng này gọi là ứng động vận động tự vệ của cây trinh nữ.
-Lá cây trinh nữ thường xoè lá chét thành 1 mặt phẳng, khi vật chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống. Lá khép cụp xuống do thế gôi ở cuống lá và gốc của lá chét giảm sức trương nước.
-Nguyên nhân khi va chạm ion K(+) ra khỏi không bào, gây mất nước giảm áp suất thẩm thấu phản ứng này nhanh 0,1s và hoàn thành trong 1 giây sự phục hồi cần 10-20 phút. Ngoài tác dụng nhận kích thích trực tiếp các lá khác cũng có phản ứng nhưng chậm hơn. Đây là hiện tượng ứng động không sinh trưởng chủ yếu do sự trương nước của tế bào không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của TB

Bài 26: cảm ứng ở động vật.
1. Cảm ứng là gì? Phân biệt cảm ứng ở TV và ĐV
K/n: cảm hứng là khả năng tiếp nhận, phản ứng lại kích thích của môi trường trong và ngoài cơ thể đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.
Phân biệt:
*TV:
- VD: thân cây hướng sáng
- Đặc điểm: chậm, thiếu chính xác
- Cơ chế : + hàm lượng auxin             +sức trương nước                              +biến đổi lí hoá của tế bào
*ĐV:
- VD: chạm vào nóng tay rụt lại
- Đặc điểm: nhanh, chính xác hơn, tổ chức thần kinh:
+lưới thần kinh.                                  +chuỗi hạch thần kinh
+ống thần kinh
- Co rút chất nguyên sinh

2. Giải thích hiện tượng khi chiếu sáng trùng roi tiến tới nguồn kích thích?
- cơ chế trùng roi phản ứng lại kích thích bằng hiện tượng co rút chất nguyên sinh của tế bào gọi là hướng động dương tim tới nguồn ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp

3. Tại sao ở con thuỷ tức khi chạm vào cơ thể toàn thân co rút?
- con thuỷ tức có hệ thần kinh dạng lưới gồm các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lứoi tế bào thần kinh
- Các tế bào thần kinh có các sợi thần kinh liên hệ với các tế bào cảm giác và liên hệ với các tế bào biểu mô cơ làm động vật co mình lại để tránh kích thích. Ở nhóm động vật này khi bị kích thích bất kì ở điêm nào trên cơ thể cũng gây phản ứng toàn thán tiêu tốn nhiều năng lượng

4. Tại sao ở con châu chấu khi chạm vào chân thì chân co lại ( trả lời cục bộ)
- châu chấu có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- Các tế bào thân kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối vơis nhau bởi các dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
- Ở châu chấu đã xuất hiện não( hạch thần kinh ở đầu) , mỗi hạch thần kinh là 1 trung tâm điều khiển hoạt động ở 1 vùng xác định của cơ thể.
- Khi bị kích thích tại 1 điểm trung tâm điều khiển hoạt động ở 1 vùng xác định của cơ thể nơi bị kích thích phản ứng lại( trả lời cục bộ) -> cơ thể tiết kiệm được năng lượng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sinhhọc