1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tại sao cacbon được coi là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong cấu trúc nên các đại phân tử?

§  Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại

phân tử hữu cơ.

- Vì nguyên tử cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử, do vậy một nguyên tử cacbon có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon (tạo thành mạch thẳng hoặc mạch phân nhánh và tận cùng của chúng có thể tương tác với nhau tạo thành mạch vòng) và với nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng rất lớn các phân tử hữu cơ khác nhau.

+ Nguyên tử C liên kết với O tạo nên cacbohidrat hoặc lipit; hoặc liên kết với H,O và N để tạo nên protein và axit nuclêic là những chất hữ cơ có vai trò quyết định đối với tế bào Þ C là nguyên tố duy nhất có khả năng hình thành nên các hợp chất đa dạng, phức tạp và khá bền tạo nên cơ sở phân tử của tế bào sống.

Khi nghiên cứu thành phần hoá học của tế bào, người ta thường sử dụng thành phần, loại tế bào nào? Tại sao?

                                                                            

§ Người ta thường sử dụng các huyền phù tế bào tự nhiên như tế bào hồng cầu hoặc các tế bào đã được tách khỏi mô và phá vỡ màng bằng các máy vi thao tác. Nguyên thể (khối chất sống trần không màng), nấm nhày cũng là những đối tượng được sử dụng.

§ Vì: thành phần hoá học của chất sống tế bào và của toàn bộ cơ thể thường khác biệt nhau nhiều do trong cơ thể thường chứa các tổ chức vô bào (như các loại dịch), các thể vùi (không bào, hạt tinh bột, hạt alơron, giọt dầu, hạt glycogen...) và các sản phẩm thứ cấp trong các mô phân hoá (linhin, cutin, sáp, libe... ở thực vật; kitin, xương sụn, lông... ở động vật)

Những nhóm chức có tầm quan trọng sinh học :

                                                                                                                 

           H

– N

           H

Nhóm amin   

               

Nhóm cacboxyl                        

           O

–  C

          OH

 

     H

      |

 –  C      O

Nhóm anđêhit 

       H                                                                                                       

        |                            H –  C –

        |                                        

       H                                        

               OH

               |

     OH – P – OH

               O

             

Nhóm photphat

 

Nhóm metyl

         O

      – C – O –                    

Nhóm este

 

     – C –

        O

Nhóm xeton        

 

    H

     |

–  C – OH

     |

    H

Nhóm rượu               

                                                                                             

Các đặc tính lý học của nước

Đặc tính

Tầm quan trọng sinh học

Tỷ trọng

Khi di chuyển nước làm giá đỡ cho các cơ thể ở nước

Sức căng mặt ngoài

Màng mặt thoáng vững chắc cho phép các cơ thể nhỏ bám vào mặt bên trên hoặc treo bên dưới màng

Mao dẫn

Vì chúng phân cực, nên các phân tử nước bám vào nhiều loại bề mặt Þ nước có thể đi vào khoảng giữa các tế bào, thậm chí thắng cả trọng lực. Hiện tượng đó gọi là sự hút mao mạch hay mao dẫn và có vai trò trong sự vận chuyển nước trong các bó dẫn của thân cây.

Tính chịu nén

Nước không thể nén được. Điều này rất quan trọng trong các hệ vận chuyển và là phương thức nâng đỡ cho các cơ thể có bộ xương thuỷ tĩnh

Nhiệt dung đặc trưng

Nhiệt dung lớn của nước có nghĩa là cơ thể lấy và mất nhiệt chậm chạp, điều này có lợi cho điều hoà thân nhiệt

Nhiệt bay hơi

Nhiệt bay hơi lớn cho phép làm lạnh nhanh cơ thể bằng bay mồ hôi

Tính dẫn điện

Nước tinh khiết có độ dẫn điện thấp, nhưng các ion hoà tan làm cho tế bào chất dẫn điện tốt, điều đó quan trọng cho việc hoạt động chức năng của nhiều tế bào (tế bào thần kinh)

                                                                          

 Nước có những tính chất gì đối với nhiệt. Nêu tính điều hoà của nước đối với môi trường và cơ thể sinh vật?

- Nước là chất có tỉ nhiệt, dung nhiệt, khả năng dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất so với các chất lỏng khác.

- Do các tính chất đó, nước có vai trò to lớn trong quá trình trao đổi nhiệt và cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường và đảm bảo sự ổn định tương đối của điều kiện nhiệt độ của cơ thể nói chung và của tế bào nói riêng.

- Nước có nhiệt dung cao nên hấp thu nhiều năng lượng nóng lên chậm, khi toả nhiệt cũng chậm làm nhiệt độ thay đổi không đột ngột.

Phản ứng thuỷ phân? Phản ứng trùng ngưng (tổng hợp loại nước)?

- Phản ứng thuỷ phân: nước trực tiếp tham gia vào các phản ứng hoá học như các chất phản ứng. Các phân tử lớn bị phân ly thành các phân tử đơn giản hơn khi được thêm nước

- Phản ứng trùng ngưng: các phân tử nước được hình thành khi các polime được tổng hợp từ các đơn phân.

Vì sao nước đá thường nổi?

§ Nước đá thường nổi do

- Sự hấp thụ tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết hydro yếu. Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O-H.

- Trong nước đá, toàn bộ liên kết đều mạnh cực đại Þ các phân tử phân bố trong 1 cấu trúc mạng lưới dạng chuẩn, khoảng cách giữa các phân tử nước đá xa nhau hơn so với khoảng cách của các phân tử nước khi ở dạng lỏng Þ nước đá có cấu trúc thưa hơn ® nhẹ hơn và nổi trên mặt nước.

Trong nhiệt độ và áp suất bình thường: so với các hợp chất được cấu tạo từ hydro và nguyên tố nhóm VI của bảng phân loại tuần hoàn (H2S) ở trạng thái khí, nhưng nước lại ở trạng thái lỏng

- Do tính phân cực các phân tử hấp dẫn nhau. Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết yếu (liên kết hydro)

+ Liên kết hydro mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh; Sự hấp dẫn tĩnh điện cũng xảy ra khi lệch với trục O-H nhưng mối liên kết hydro lúc này yếu hơn.

- H2S ở thể khí vì các phân tử của chúng không phân cực và không hấp dẫn nhau mạnh như ở nước.

(Nước có tỷ trong lớn nhất ở 40C , trong khi ở mặt thoáng có thể thay đổi, thì nước ở độ sâu của đại dương luôn giữ ổn định ở nhiệt độ này)

Thành xenlulô có khả năng thấm nước?

- Xenlulô tuy không tan trong nước nhưng ưa nước vì có chứa có tính phân cực (1 phần tích điện âm và 1 phần tích điện dương) Þ các phân tử nước liên kết được với sợi  xenlulô ® thành xenlulô của tế bào thực vật vẫn dẫn nước.

Sự thuỷ hoá trong chất nguyên sinh:

§ Sự thuỷ hoá trong chất nguyên sinh: do phân tử nước phân cực nên khi gặp phần tử mang điện trong chất tế bào, như các keo protein chẳng hạn, thì chúng bị hấp dẫn bằng lực tĩnh điện. Kết quả là các phân tử nước quay đầu trái dấu điện tích vào nhau tạo nên màng nước bao quanh keo mang điện gọi là hiện tượng thuỷ hoá và lớp nước thuỷ hoá.

§ Màng thuỷ hoá này có 2 loại nước:

- Các phân tử nước gần với keo mang điện bị hấp dẫn 1 lực có thể đến 1000atm nên chúng sắp xếp rất trật tự và rất khó có thể tách ra khỏi keo mang điện, tạo nên dạng nước liên kết. Nước liên kết không còn các tính chất thông thường như không sôi ở 1000C, không đóng băng ở 00C, không tham gia các phản ứng hoá học... chúng bảo vệ cho keo nguyên sinh không bị kết dính.

- Càng xa trung tâm mang điện thì lực hút yếu hơn nên các phân tử nước sắp xếp không có trật tự và rất linh động, có thể dễ dàng tách khỏi trung tâm mang điện khi có 1 lực nào đó tác động. Chúng tạo nên dạng nước tự do.

§ Vai trò của nước tự do và nước liên kết:

- Nước liên kết trong chất nguyên sinh tạo nên độ bền vững của keo nguyên sinh chất nên có vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng chống chịu.

+ Hàm lượng nước liên kết trong cây phản ánh tính chống chịu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Tỷ lệ này càng cao thì cây càng chống chịu tốt. (cây xương rồng sống được trong điều kiện khô hạn của sa mạc chủ yếu là do tỉ lệ hàm lượng nước liên kết rất cao, chiếm 2/3 hàm lượng nước Þ hàm lượng nước liên kết trong cây là 1 chỉ tiêu đánh giá tính chống chịu hạn và nóng của cây trồng.

- Nước tự do là dạng nước rất linh động. Nó tham gia vào các phản ứng sinh hoá trong cây. Ngoài ra nước tự do tham gia vào dòng vận chuyển, lưu thông phân phối trong cơ thể, vào quá trình thoát hơi nước... Þ quyết định hoạt động sinh lý trong cây.

Tính điều hoà nhiệt của nước

- Nước điều hoà nhiệt độ không khí bằng cách hấp thụ nhiệt từ không khí và thải nhiệt ra không khí. Nước được xem như 1 ngân hàng dự trữ nhiệt bởi vì hấp thụ và thải nhiệt khi có sự thay đổi nhiệt độ dù rất ít.

- Bề mặt trái đất được bao phủ bởi nhiều tầng nước, nước điều hoà nhiệt độ môi trường trong giới hạn cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi được. Nước đóng vai trò điều hoà nhiệt độ cơ thể bằng cách khi lạnh giữ nhiệt còn khi nóng sẽ giải nhiệt bằng cách bốc hơi nước. 

Những thực vật ở vùng lạnh, nhiệt độ nước đóng băng, làm thế nào để sống được.

-Màng tế bào chứa nhiều axit béo không no.

+ axit béo không no thường sẽ ở dạng lỏng nên màng các tế bào này chứa nhiều axit béo không no đế tăng cường trạng thái lỏng, mềm mại của màng trong điều kiện lạnh giá

-Ống khí phát triển ở vỏ của rễ

-Hình thành các phân tử protein có thể chịu lạnh trong tế bào, tránh bị nước đóng băng.

+ Hình thành các phân tử protein có thể chịu lạnh trong tế bào như các enzyme chẳng hạn, nhờ vậy mà các quá trình trong tế bào vẫn được diễn ra, tạo năng lượng và nhiệt lượng giúp nước trong tế bào không bị đóng băng.

+ Cơ chế chống đóng băng tế bào: Đa số là tăng nồng độ chất tan dịch bào (giảm nhiệt độ đóng băng)

Mưa axit

- Bình thường nước mưa có độ axit nhẹ (pH khoảng 5-5,5), còn nước mưa axit có độ axit rất cao (pH khoảng 2-3) chua như giấm.

- Do sự công nghiệp hoá và đô thị hoá, các xí nghiệp, nhà máy, máy bay, ô tô, xe máy... đã rất nhiều khí độc (khí cacbon ôxit, lưu huỳnh ôxit, nitơ ôxit...) vào khí quyển. Các khí này phản ứng với hơi nước trong không khí tạo nên các axit, các axit theo mưa, tuyết, sương rơi xuống mặt đất, sông ngòi, ao hồ, rồi thấm vào đất, bám vào thực vật, động vật làm ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm hoặc gây chết cho sinh vật và con người. Mưa axit co 1thể gây hại cho cả cánh rừng, vườn cây, đồng cỏ rộng lớn.

Xác định bản chất và ích lợi của Dextran?

- Là 1 polisacaric (có khoảng 500 phân tử glucose).

- Do 1 số vi khuẩn (Leuconostoc dextranium) tiết ra, được dùng làm chất thay thế huyết tương điều trị sốc mất máu. Nhờ có phân tử lớn dextrin bị thải qua thận chậm hơn huyết thanh nên giữ được huyết áp khá lâu.

Tiêu chuẩn phân loại các loại đường đơn?

- Thường được phân loại dựa trên số phân tử C có trong phân tử.

+ Các loại quan trọng nhất đối với cơ thể: đừong 3C (trioz), đường 5C (petoz), đường 6C (hexoz)

Glucô có dạng mạch thẳng, mạch vòng trong điều kiện nào?

- Bột khô: glucô có dạng mạch thẳng.

- Khi hoà tan trong nước glucô có dạng mạch vòng, cấu trúc này trong dung dịch bền vững hơn Þ khi cân bằng, hầu như toàn bộ phân tử là dạng vòng, với dạng mạch thẳng là dạng trung gian tạm thời.

Tại sao thực vật lại dự trữ tinh bột còn động vật lại dự trữ glycogen mặc dù 2 chất này có cấu tạo hoá học là gần giống nhau?

- Ở động vật thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều => đòi hỏi nhièu năng lượng hơn do các hoạt động sống nên dự trữ năng lượng dưới dạng glicogen dễ huy động, dễ phân hủy và đây là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ. Glicogen dễ phân giải tạo năng lượng hơn tinh bột. Tinh bột cấu trúc phân nhánh, % chất không tan trong nước nhiều => khó sử dụng.

- Tinh bột nặng, dự trữ dài hạn chỉ sử dụng ở TV vì TV có đời sống cố định, ngoài ra tinh bột không có khả năng khuyếch tán và hiệu ứng thẩm thấu. Đồng thời TV không có cơ quan và hoocmon chuyển hóa glicogen (và ngược lại ở ĐV) => tinh bột là nguồn dự trữ chính.

 + Tinh bột là dạng dự trữ lí tưởng vì nó không khuếch tán ra khỏi tế bào và gần như không có hiệu ứng thẩm thấu.

Vì sao khi nhỏ các giọt mỡ vào trong nước chúng có xu hướng kết lại tao thành giọt to hơn?

- Dầu bản chất là lipit, có đặc tính kị nước, chất không phân cực Þ không liên kết với nước.

- Các phân tử kị nước có thể đẩy các phân tử nước gần kề nhau Þ Các giọt dầu nhỏ trong nước kết lại thành giọt to hơn làm giảm sự rối loạn mang liên kết hydro của nước.

Một giọt mỡ nhỏ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, các phân tử mỡ tạo nên 1 hình cầu định hướng. Nhưng nếu giọt photpholipit được thả vào nước, tất cả các phân tử đều hướng ra ngoài về phía nước. Chúng có những biểu hiện như thế do đặc tính gì?

§ Một giọt mỡ nhỏ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, các phân tử mỡ tạo nên 1 hình cầu định hướng:

§Giọt photpholipit được thả vào nước, tất cả các phân tử đều hướng ra ngoài về phía nước

- Photpholipit là phân tử lưỡng tính: có đầu phân cực ngắn ưa nước và đuôi dài không phân cực kị nước.

- Trong nước: có 2 vùng phân bố có xu hướng xếp ngược nhau:

+ Đuôi không phân cực, kị nước , có xu hướng tránh tiếp xúc với các phân tử nước Þ Phần kị nước của photpholipit sẽ liên kết với nhau sao cho bề mặt tiếp xúc với nước ít nhất.

+ Đầu phân cực là đầu ưa nước, có xu hướng hút về phía các phân tử nước  ngược lại phần ưa nước cũng liên hợp với nhau sao cho bề mặt tiếp xúc với nước càng rộng càng tốt.

Þ Giọt photpholipit được thả vào nước, tất cả các phân tử đều hướng ra ngoài về phía nước.

[ Nước phối hợp với các phân tử lưỡng tính tạo ra các phức micell dẫn đến hình thành các tổ chức và bào quan Þ nước ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các phân tử và cấu trúc sinh học. Cấu trúc micell khá ổn định có khả năng chứa hàng trăm, hàng nghìn phân tử. Sự ổn định của phức hợp trên có được nhờ sự hiện diện của tương tác kị nước xuất hiện không phải do đuôi không phân cực, mà chủ yếu nhờ sự giảm entropy do sự gia tăng sắp xếp có tổ chức của các phân tử nước xung quanh phần không phân cực của phân tử lưỡng tính tạo ra]

[Các phân tử nước chen giữa các đại phân tử sinh học kị nước để ổn định cấu trúc không gian ba chiều của chúng giữ vững hoạt tính sinh học]

Vì sao dầu, mỡ không tan trong nước?

- Vì chúng là những chất kị nước, không tạo được liên kết hydro với các phân tử nước xung quanh Þ dầu, mỡ không tan trong nước.

Dầu cọ và dầu dừa giống với mỡ động vật hơn các dầu thực vật khác và cũng là chất có thể gây bệnh về tim mạch ?

- Vì chúng có chứa ít liên kết đôi hơn so với các loại dầu thực vật khác.

Biến tính và hồi tính của protein

§ Biến tính của protein

- Đa số protein bị mất hoạt tính sinh học ® biến tính trong các điều kiện nhiệt độ và pH không thuận lợi.

+ Biến tính có thể xảy ra ở nhiệt độ 50-700C. Nó thường không ảnh hưởng đến các liên kết cộng hoá trị hoặc các cầu disunfua, nhưng các liên kết hydro yếu và điện hoá trị thì bị gãy và mạch polypeptit bị phá gỡ để hình thành các vòng cuộn thưa ngẫu nhiên. Hình dạng phức tạp của protein bị mất đi và không hoạt động được bình thường nữa.

§ Hồi tính của protein:

- Trong nhiều trường hợp sự biến tính là 1 quá trình thuận nghịch và các tính chất của protein có thể khôi phục khi đưa nó quay trở về các điều kiện bình thường. Quá trình này gọi là hồi tính, khi các protein đã duỗi xoắn lại cuộn trở lại thành cấu hình bình thường của nó.

(+ Bằng cách điều chỉnh này, nguyên liệu di truyền trong nhân tế bào có khả năng kiểm soát sự tổng hợp của nhiều enzim và các protein khác mà quá trình sống phải phụ thuộc)

                                                                                   

                              

Vì sao chim cánh cụt sống được ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét - 80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển... cũng không hề có mặt ở cực Nam. Vậy mà chim cánh cụt lại có thể làm được điều đó.

Cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.

Vì sao nhiệt độ cơ thể luôn là 37oC?

- Thân nhiệt của con người lại luôn giữ ở mức cố định khoảng 37oC .Về cơ bản, trong tổng số năng lượng của cơ thể loài người và các loài động vật có vú khác, có tới trên 70% số năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt. Cơ chế sản sinh ra nhiệt vô cùng phức tạp, được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của não bộ.

- Trong trạng thái tĩnh, nhiệt mà não bộ cùng các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, thận... sản sinh ra vượt quá 2/3 lượng nhiệt toàn cơ thể sản sinh ra, trong khi chất lượng của chúng lại chỉ chiếm chưa quá 10% toàn bộ cơ thể. Vậy nên cho dù nhiệt được sản sinh ra ở trạng thái đỉnh điểm thì nhiệt độ cơ thể vẫn luôn được giữ ở mức ổn định, bởi vì khi cơ thể đồng thời sản sinh ra nhiệt lượng thì cũng là lúc não chỉ huy các cơ quan liên quan thực hiện việc bài tiết nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh.

§Sự kỳ diệu của “máy điều hòa” trong cơ thể

- Cũng như các loài động vật có vú khác, trong cơ thể con người có một hệ thống tự điều hoà nhiệt độ. Trong trường hợp thông thường, nhiệt độ cơ thể không thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, bởi vì “máy điều hòa” trong cơ thể con người có thể thông qua trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể nằm ở não bộ có thể tự chủ và thi hành nhanh chóng hai chức năng là sản nhiệt và tỏa nhiệt, giúp cho cơ thể luôn giữ nhiệt độ không đổi.

- Khi cơ thể người phải đối chọi với những ngày hè nắng như thiêu, sự thay đổi rất nhẹ về nhiệt độ huyết dịch sẽ gây thư giãn cho mạch máu dưới da, xúc tiến cho da tỏa nhiệt trực tiếp ra bên ngoài. Ngược lại, vào những ngày mùa đông với những đợt gió mùa rét căm căm, kích thích lạnh sẽ tác động vào trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể, khiến cho mạch máu dưới da co lại, làm giảm nhiệt độ cơ thể, giảm thiểu sự tỏa nhiệt của da, đồng thời làm tăng độ căng cơ sườn, nâng cao độ trao đổi chất, xuất hiện “run cầm cập”, cơ thể tăng cường sản sinh nhiệt lượng.

Þ Với cơ chế điều tiết như vậy, nhiệt độ cơ thể của con người luôn được giữ ở mức cố định khoảng 37oC. Tuy nhiên khi “máy điều hòa” gặp trục trặc hay hỏng hóc, thân nhiệt có thể bị lên cao hoặc xuống thấp hơn mức 37oC lập tức có những dấu hiệu bất thường như con người có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, sốt... Trong trường hợp, nhiệt độ cơ thể tụt xuống dưới 31oC hoặc lên cao quá 42oC thì nguy cơ tử vong là rất cao.

§Thân nhiệt với những thay đổi của sinh lý 

- Trong một ngày một đêm, thân nhiệt cũng có sự dao động. Vào sáng sớm, nhiệt độ cơ thể ở mức thấp nhất, sau đó mới tăng dần, tới sẩm tối đạt trị số lớn nhất. Nhiệt độ cơ thể vào buổi tối lại giảm dần cho tới sáng hôm sau xuống tới trị số nhỏ nhất. Dao động chênh lệch giữa trị số lớn nhất và trị số nhỏ nhất khoảng 1oC.

- Các nhà khoa học còn chứng minh được có sự liên quan giữa thân nhiệt với giới tính, tuổi tác, trạng thái, tư tưởng, tình cảm. Theo đó, nhiệt độ cơ thể nữ thường hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể nam cùng độ tuổi. Mà nhiệt độ cơ thể nữ còn biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Nhiệt độ cơ thể nữ trong kỳ kinh nguyệt thường thấp hơn lúc bình thường 0,2 – 0,5oC. Còn trước kỳ kinh nguyệt và trước lúc có thai, nhiệt độ cơ thể phụ nữ lại cao hơn. Cũng theo các nhà khoa học thì sự thay đổi nhiệt độ cơ thể ở phụ nữ chủ yếu là do sự thay đổi về hormon nữ gây nên.

- Đối với trẻ em, hệ thống thần kinh trung khu và các tuyến mồ hôi trên da chưa phát triển đầy đủ nên chức năng điều tiết thân nhiệt cũng kém hơn, nhất là đối với các bé đẻ non, nhiệt độ càng dao động lớn. Tuy vậy, khả năng trao đổi chất ở trẻ em khá mạnh nên nhiệt độ cơ thể thường cao hơn người trưởng thành. Ngược lại ở người già, khả năng trao đổi chất diễn ra thấp nên nhiệt độ thường thấp hơn so với người trưởng thành.

- Sự biến đổi thân nhiệt và trạng thái hoạt động của cơ thể cũng có mối quan hệ rất rõ rệt. Khi cơ thể hoạt động và lao động với cường độ cao, thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên 1 – 2oC, như vận động viên chạy marathon, hoạt động cơ bắp khá mạnh, trong quá trình chạy nhiệt độ cơ thể tăng lên khá nhiều. Khi bị xúc động hoặc có những căng thẳng về thần kinh, do độ căng mạch máu tăng lên, cũng làm nhiệt độ cơ thể cao hơn.

Tại sao chúng ta bị sốt ?

- Thân nhiệt trung bình của chúng ta là 37 độ C. Bệnh sốt là một tình trạng mà thân nhiệt lên cao hơn mức độ này. Lượng nhiệt do các phản ứng hoá học trong cơ thể tạo ra và được kiểm soát bởi não bộ và da. Nếu không có bệnh hoặc không bị rối loạn chức năng trong cơ thể thì thân nhiệt vẫn giữ ở mức 37 độ C. Khi các vi khuẩn của con bệnh tấn công cơ thể, các chất gây sốt được tạo ra trong tế bào cơ thể. Cho nên, "các trung tâm kiểm soát thân nhiệt" bị ảnh hưởng, dẫn tới thân nhiệt tăng cao. Sự tăng thân nhiệt được gọi là "sốt". Những dấu hiệu đầu tiên của sốt là ớn lạnh, không muốn ăn và cảm thấy yếu người.

- Sốt là một cách thức của cơ thể chống lại các vi khuẩn của con bệnh. Trong lúc sốt, một vài bộ phận của cơ thể bắt đầu làm việc nhanh lên và một vài quy trình thuộc sinh lý cũng nhanh hơn. Mức độ sản sinh ra các hoocmôn, enzym và tế bào máu tăng nhanh một cách đáng kể. Những chất này bắt đầu kháng lại các vi khuẩn. Đồng thời, hệ tuần hoàn máu và hệ hô hấp tăng nhanh lên. Hai quy trình này làm cho cơ thể đánh bật các vi khuẩn bệnh. Sốt thường là triệu chứng nhiễm trùng nặng.

- Có nhiều loại sốt khác nhau, chẳng hạn như : bệnh sốt rét, sốt thương hàn...

- Nếu để bị sốt lâu thì không tốt. Trong lúc bị sốt, những phần bên trong cơ thể nóng lên và cơ thể thiếu nước gây ra sự co rút của các mao quản máu và đường tiểu. Protein tích luỹ trong cơ thể bị hao hụt. Não bị rối loạn bởi nhiệt độ tăng cao.

- Mặc dù sốt là một hoạt động thuộc sinh lý nhằm để chống lại con bệnh nhưng khi bị sốt ta nên dùng cách hạ sốt.

Tại sao người ta thấy lạnh khi bị sốt?

Bộ phận cân bằng nhiệt của cơ thể nằm trong não, gần hạch hypothalamus, luôn duy trì nhiệt độ cơ thể ở 370C. Khi hệ thống  miễn nhiễm báo động có virus  xâm nhập, như trường hợp cảm cúm chẳng hạn, hạch này tăng nhiệt độ bộ ổn nhiệt lên 400C. Nhưng mặt da khi đó vẫn còn ở 370C, thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể và tạo cảm giác lạnh.

Hạch hypothalamus phản ứng bằng cách tạo các đợt rùng mình để làm da ấm lên. Sau mấy ngày, nếu virus  bị đẩy lùi, nhiệt độ bên trong cơ thể hạ xuống, tình hình sẽ diễn ra ngược lại: ngoài da nóng hơn trong cơ thể. Để cân bằng, hạch hypothalamus làm đổ mồ hôi. Đó là lúc sắp hết bệnh.

Tại sao khi sốt người vừa nóng vừa lạnh?

Đó là do cơ chế điều hòa thân nhiệt. Lúc bắt đầu sốt, các thụ cảm thể nhiệt nhận thân nhiệt là thấp, do đáp ứng về mặt sinh lý nên người ta cảm thấy như bị lạnh. Sinh nhiệt gia tăng nhờ run rẩy và mất nhiệt giảm đi do co mạch.

Chính vì vậy cảm giác ớn lạnh hoặc rét run là những nét đặc trưng khi sốt bắt đầu, trái lại khi nguyên nhân gây sốt bị loại bỏ thì thân nhiệt trở lại bình thường và đáp ứng của người bệnh là cảm giác ấm. Ngoài ra khi sốt, các chất trung gian hóa họa tác động lên hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây ra phản xạ giãn mạch, vã mồ hôi tạo nên cảm giác nóng lạnh.

Tại sao mặc dù ở người ko tiêu hóa được xenlulozơ nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh

- Rau xanh rất giàu vitamin mà cơ thể cần. Ngoài ra ăn rau (xenlulozo) còn để tạo ổ cho vi sinh vật được lưu lại trong ruột non lâu hơn. Vì vi sinh vật có những men tiêu hóa mà ruột non không có, chúng sẽ giúp người tiêu hóa những chất mà con nguòi không thể tiêu hóa được.

Tại sao ko nên ăn mỡ động vật

Dầu thực vật và mỡ động vật đều thuộc loại lipid. Để đánh giá loại lipid nào có lợi hơn cho sức khỏe, người ta thường dựa vào các tiêu chí  sau:

1. Hàm lượng acid béo không bão hòa, chất  có thể hạ thấp nồng độ của cholesteron, có tác dụng phòng xơ vữa động mạch.

2. Hàm lượng acid béo cần thiết, chất không thể hợp thành trong cơ thể, cần phải hấp thụ từ thức ăn. Thiếu acid béo cần thiết có thể gây da khô, bong vẩy, miệng vết thương liền không tốt, tóc khô, dễ rụng.

3. Điểm nóng chảy của lipid. Điểm nóng chảy thấp dễ được mật nhũ hóa ở đường ruột nên tỷ suất hấp thu cao hơn.

4. Hàm lượng vitamin cần thiết cần hòa tan trong dầu mỡ  như vitamin A, D, E, K. 

Căn cứ vào các tiêu chí nói trên, dầu thực vật chứa acid béo không bão hòa nhiều hơn, điểm nóng chảy thấp hơn, thường chứa acid béo cần thiết nhiều hơn

Ngoài ra không ít dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu, dầu ngô, dầu hạt quỳ đều chứa khá nhiều vitamin E và K có lợi cho sức khỏe.

Mỡ động vật ngoài chứa nhiều vitamin A, D hòa tan trong mỡ, thường chứa khá nhiều acid béo bão hòa, ít acid béo cần thiết hơn, và điểm nóng chảy cao hơn. Vì thế dầu thực vật thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hơn mỡ động vật.

Chỉ trừ hai trường hợp ngoại lệ, đó là dầu gan cá tuy thuộc mỡ động vật nhưng lại chứa rất nhiều acid béo không bão hòa, và dầu dừa tuy thuộc dầu thực vật nhưng chứa acid béo bão hòa là chính.

Ở 1 số vùng để cây táo phát triển tốt người ta đóng 1 số cây kẽm ở thân cây. giải thick vì sao

Để cung cấp kẽm cho cây. Táo là cây thuộc nhóm mẫn cảm với thiếu kẽm. Vì thế thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất của cây.

Tại sao nước lại tồn tại được ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường?

- Do tính phân cực các phân tử nước hấp dẫn nhau, do đó nước tồn tại trong thể lỏng ở nhiệt độ và áp suất bình thường.

- Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết hydro yếu.

    + Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh, và sẽ yếu đikhi lệch khỏi trục O-H

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro