sinh hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt văn bản tại đây... Câu 1: Thế nào là liên kết hoá học? các liên kết hoá học yếu cơ bản trong hệ thống sống.

Liên kết hoá học là một lực hút giữa 2 nguyên tử lại với nhau.

* Có 4 loại liên kết hoá học yếu

a. Liên kết Hidro

- Được hình thành giữa 1 nguyên tử mang điện tích âm( nguyên tử nhận A) và 1 nguyên tử Hidro( nó đang nằm trong liên kết cộng hoá trị với 1 nguyên tử khác gọi là nguyên tử cho D).

A+H-D →A...H-D

- Trong hệ thống sống, nguyên tử cho thường là: N-H( Amin), H-O( Hidroxyl).

b. Liên kết ion

- Chính là tương tác tĩnh điện giữa 2 nhóm mang điện tích trái dấu

- Xảy ra trong 1 phân tử mà 1 nguyên tử có độ âm điện cao, hút điện tử về phía nó

- Liên kết ion không đóng vai trò quan trọng quyết định cấu hình không gian của các phân tử hữu cơ.

c. Liên kết Vander Waals

- Là tương tác không đặc hiệu xuất hiện giữa hai nguyên tử khi chúng tiến lại gần nhau

- Không phụ thuộc vào tính phân cực của các phân tử mà chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng

- Ở khoảng cách nhất định, 2 lực này bằng nhau → gọi là bán kính Vander Waals→ đặc trưng cho từng loại phân tử.

d. Liên kết kỵ nước

- Đối với các phân tử không phân cực, không hoà tan được trong nước chúng là những phân tử kỵ nước.

- Lực thúc đẩy các phân tử hay các vùng không cực của các phân tử liên kết với nhau thay vì với các phân tử H2O được gọi là liên kết kỵ nước.

→ Giúp ổn định cấu trúc các phân tử

Câu 2: Phân tích vai trò của các liên kết hoá học yếu trong hệ thống sống

* Có vai trò trong tương tác giữa Enzim với cơ chất

- Trong các phản ứng xúc tác, các enzim không gắn lên 1 phân tử bất kỳ, chúng có ái lực đặc biệt với chính cơ chất của chúng.

- Các phức hợp enzim cơ chất được hình thành và phá vỡ rất nhanh dưới ảnh hưởng của chuyển động nhiệt

- Một lực liên kết mạnh hơn giữa enzim và cơ chất hay giữa enzim và sản phẩm cơ làm cho hoạt động enzim chậm hơn rất nhiều

* Cơ cấu không gian của các phân tử sinh học

- Cấu hình phân tử protein và axit nucleic phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, bản chất của các liên kết yếu tồn tại trên phân tử đó.

+ Protein: tương tác kỵ nước có chức năng ổn định phân tử protein, liên kết H2 tạo nên cấu trúc bậc II và III của phân tử protein.

+ ADN: Có dạng xoắn kép nhờ liên kết H2 giữa các bazơ Nitơ

* Trật tự của các phân tử trong tế bào

+ Đảm bảo tương tác giữa các đại phân tử sinh học, đặc biệt là giữa protein và ADN: nhờ liên kết ion giữa phân tử ADN và các histon mang ADN được nén chặt trong NST nhưng vẫn có khả năng tiếp xúc với nhiều protein khác.

Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu trúc và chức năng quan trọng của protein

* Đặc điểm cấu trúc:

- Đơn vị cơ bản cấu tạo nên protein là các amin axit. Có 20 loại a.a khác nhau

- Protein gồm nhiều chuỗi polypeptit liên kết với nhau. Trong không gian chúng được uốn thành nhiều cấp

+ Cấu trúc bậc I: Cấu trúc mạch thẳng, khi bị thuỷ phân tạo ra axit amin. Cấu trúc này đặc trưng cho loài

+ Cấu trúc bậc II: Là sự cuộn lại của các protein cấp I, gồm 2 chuỗi peptit liên kết với nhau nhờ liên kết H2.

+ Cấu trúc bậc III: Là do các polypeptit có cấu trúc bậc II xếp chồng lên nhau tạo ra khí hình cầu. Sự cuộn lại thường do sự tương tác của các axit

+Cấu trúc bậc IV: Là cấu trúc bậc cao hơn so với cấu trúc bậc III, do các phân tử protein có kích thước lớn như Hemoglobin, enzim mà cấu trúc từ 2 sợi polypeptit trở lên.

* Phân loại: dựa vào hình dạng

- Protein sợi: các sợi polypeptit xếp song song theo 1 trục đơn tạo sợi cơ bản (cotagen, karadi, etastin) không tan trong H2O, rắn chắc và là cấu tạo chính của tóc, móng, sừng...

- Protein cầu: các sợi polypeptit cuộn chắc thành hình tròn hoặc cầu, tan trong nước

* Chức năng quan trọng của protein

- Protein enzim: Là chất xúc tác sinh học, vai trò làm tăng tốc độ phản ứng. Mỗi bước trong trao đổi chất đều được xúc tác bởi enzim.

- Protein điều khiển: 1 số protein không thực hiện chức năng gì nhưng nó lại điều khiển các protein khác thực hiện chức năng sinh học.

VD: Insulin điều khiển nồng độ đường trong máu

- Dự trữ: Các protein là nguồn cung cấp các chất cần thiết được gọi là protein dự trữ

- Vận động và co rút: các protein ở dạng sợi hoặc polime hoá để tạo sợi

VD: actin, myosin

- Cấu trúc: tạo độ chắc chắn, bảo vệ tế bào và mô. Cấu tạo nên màng sinh học

- Bảo vệ: có vai trò quan trọng trong các phản ứng miễn dịch

Câu 4: Trình bày sơ đồ cấu trúc cơ bản của ĐNN và cấu trúc ADN ở sinh vật Eucaryota?

* Cấu trúc cơ bản của ADN

- Dạng xoắn kép có 2 mạch đơn, mỗi sợi đơn là tập hợp của chuỗi polynucleotit

- Đơn phân tử là nucleotit gồm thành phần là: đường(đêoxi ribonu), axit photphoric và bazow Nitơ (A,T,G,X)

- Phot phat tự do- đầu 5' (liên kết với C số 5), 1 đầu có nhóm OH tự do gọi là đầu 3'

- 2 sợi đơn liên kết với nhau bằng liên kết H có vai trò quan trọng trong quá trình phiên mã ADN

- 2 sợi đơn có chiều liên kết ngược nhau. Nói cách khác: liên kết theo kiểu đối song song

- Các bazơ Nitơ liên kết với nhau bằng liên kết bổ sung

* ADN ở sinh vật Eucaryota

- Ở sinh vật Procaryota: ADN thường có dạng vòng

- Ở sinh vật Eucaryota: ADN có dạng thẳng

- ADN xoắn chặt, ADN kết hợp với Proteinhtạo thành NST

- Kích thước lớn: VD: ở người ADN dài 1m

ADN phải cuộn chặt, kết hợp với protein, do điều kiện của nhân rất nhỏ

- Cấu trúc đơn giản là 1 chuỗi nucleosom, gồm ADN kết hợp với protein dạng histon

- ADN procaryota chứa thông tin di truyền, trong khi ADN của Eucaryota chỉ chứa 1 phần thông tin di truyền còn lại là ADN rác

- Ở sinh vật Eucaryota chia thành 3 dạng ADN

+ Loại 1: ADN có trình tự lặp lại nhiều lần: chiếm 10- 15% trong hệ gen

Đặc điểm: không mã hoá, trình tự lặp lại nhiều lần, tập trung ở tâm động, đầu mút của NST.

Chức năng: tham gia vào quá trình phân chia NST

+ Loại 2: ADN trình tự lặp lại TB chiếm 25- 40% trong hệ gen. Cấu tạo đa dạng. Vị trí phân bố ở toàn bộ hệ gen, một số mã hoá cho các rARN

+ Loại 3: Loại trình tự duy nhất: mã hoá để tổng hợp protein mang thông tin di truyền. Các trình tự duy nhất hay còn gọi là các gen

Câu 5: Trình bày cấu trúc và chức năng của các loại ARN thông tin và ARN vận chuyển và ARN ribosom

* ARN thông tin ( mARN)

- Là bản sao của AND (gen)

- Mỗi phân tử mARN mang thông tin di truyền và xác định trình tự của mỗi polypeptit. Thông tin này được chép từ phân tử ADN sang phân tử mARN trong quá trình phiên mã.

- Quá trình chuyển thông tin di truyền được thể hiện như sau:

ADN phiên mã→ARN dịch mã→ protein

* ARN vận chuyển (tARN)

- Làm nhiệm vụ vận chuyển các amino axit hoạt hoá đến ribosom để tổng hợp protein từ các mARN tương ứng.

- Có ít nhất 1 loại tARN cho 1 loại amino axit

- Các tARN có cấu trúc dạng cỏ ba lá. Cấu trúc này được ổn định nhờ các liên kết bổ sung hiện diện ở nhiều vùng của phân tử tARN. Hai vị trí không có liên kết bổ sung đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chức năng của tARN.

+ Trình tự anticodon gồm 3 nucleotit

+ Trình tự CCA, có khả năng liên kết cộng hoá trị với một số amino axit đặc trưng.

* ARN ribosom (rARN)

- rARN là thành phần cơ bản của ribosom, đóng vai trò xúc tác và cấu trúc trong tổng hợp protein

- Ribosom của mọi tế bào đều gồm 1 tiểu đơn vị nhỏ và 1 tiểu đơn vị lớn. Mỗi tiểu đơn vị có mang nhiều protein và rARN (rARN là thành phần chủ yếu chiếm khoảng 65% ) có kích thước khác nhau.

Hai tiểu đơn vị nhỏ và lớn khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra một rãnh ở chỗ tiếp giáp của chúng để cho mARN đi qua.

Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu trúc và chức năng quan trọng của lipit?

* Đặc điểm cấu trúc

- Đơn vị cấu trúc của lipit là các axit béo. Mỗi axit béo được cấu tạo từ 1 mạch cacbonhydro (gồm nguyên tử C & H) gắn với 1 nhóm cacboxyl có tính axit.

+ Các axit béo khác nhau bởi độ dài của chúng, bởi số lượng và vị trí các liên kết đôi. Các axit béo không có liên kết đôi được gọi là các axit béo bão hoà. Các axit béo không bão hoà có ít nhất 1 liên kết đôi.

- Các lipit màng được hình thành từ 1 chuỗi dài axit béo nối với những nhóm có đặc tính ưa nước cao và được gọi là những phân tử lưỡng cực vì 1 đầu tương tác với nước, đầu kia thì kỵ nước.

* Chức năng của lipit

- Là nhân tố chính tạo nên các màng sinh học mà nếu thiếu thì mọi hoạt động của protein sẽ không thể phối hợp nhịp nhàng.

- Dự trữ chất dinh dưỡng.

- Vai trò điều hoà quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí của cơ thể.

Câu 7: Trình bày cấu trúc và chức năng quan trọng của polysacarit

* Cấu trúc

- Các polisacarit được hình thành từ nhiều monome, là các đường đơn giản (monomesacarit) nối với nhau bằng liên kết glicoside. Liên kết này được hình thành từ sự kết hợp giữa C1 của 1 phân tử đường với nhóm hydroxyl của phân tử kế tiếp.

+ Nguồn dự trữ tinh bột ở các tế bào động vật là glicogen, ở thực vật là tinh bột

+ Một polyme khác của glucozo là xenlulozo thế tạo nên thành tế bào thực vật và là hợp chất hữu cơ hiện diện nhiều nhất trong sinh quyển

Câu 8: trình bày đặc điểm chung của hệ gen, đặc điểm hệ gen của vi khuẩn và hệ gen của Eucaryota

- Hệ gen là toàn bộ thông tin di truyền ở tế bào, đặc trưng cho loài, thậm chí là đặc trưng cho cá thể.

- Genome chứa toàn bộ thông tin di truyền và các chương trình cần thiết cho cơ thể hoạt động

- Các gen trong genome của Eucaryota thường tồn tại nhiều bản sao và thường bị dán đoạn bởi các đoạn intron.

- Kích thước của hệ gen: không liên quan đến mức độ tiến hoá của sinh vật

Procaryota: hệ gen nhỏ

Eucaryota: hệ gen lớn

* Đặc điểm hệ gen của vi khuẩn

- Genome của vi khuẩn thường có kích thước nhỏ, ở dạng vùng khép kín

- Genome vi khuẩn được xem là chỉ chứa các đoạn ADN không lặp lại và các gen thường tồn tại dạng bản sao đơn.

* Đặc điểm hệ gen của Eucaryota

- Bên cạnh đoạn mang mã còn có những đoạn không mã hóa

- Gen tồn tại 2 hoặc nhiều bản sao. Trình tự nucleotit của các bản sao này có thể không giống nhau hoàn toàn nhưng lại cùng mã hoá cho 1 loại sản phẩm

- Các bản sao tương đồng của 1 loại gen gọi là họ gen

→ Trong hệ gen của Eucaryota, bên cạnh những gen đơn giản còn có họ gen.

Câu 9: Thế nào là gen nhảy? Nêu vai trò, cấu trúc và hoạt động

- Gen nhảy là những đoạn ADN có khả năng di chuyển, có thể ghép ở vị trí bất kỳ trong gennome mà không đòi hỏi sự tương đồng giữa nó với vịt trí ghép vào (có thể di chuyển tự do).

- Khi hoạt động thì nó gây ra sự biến đổi ở vị trí nó tách ra và ghép vào. Nó còn có thể ảnh hưởng cả tới gen phân bố xung quanh mặc dù cấu trúc của các gen không hề thay đổi.

- Có 2 nhóm Transposon

+ Nhóm 1 gồm các đoạn ADN có khả năng di chuyển độc lập → gây ra các đột biến không bền vững.

+ Nhóm 2: không có khả năng di chuyển do không mang dự trữ thông tin di truyền mã hoá cho các eenzim cần thiết. Sự di chuyển của Transposon ở nhóm này phụ thuộc vào sự có mặt của Transposon → tạo ra các đột biến bền vững.

* Các trình tự gắn xen IS và Transposon "hỗn hợp".

- Trình tự IS: là loại đơn giản nhất của vi khuẩn không giữ chức năng nào trong TB

+ Cấu trúc của IS gồm: Một trật tự có kích thước nhỏ (khoảng 1kb) trung tâm, trật tự này đặc trưng cho từng loài, 2 đầu có 1 đoạn ngắn các nu có trình tự giống nhau nhưng ngược chiều nhau.

+ Hoạt động: các trình tự gắn xen IS có khả năng xen vào vị trí bất kỳ trong genome. Tại các vị trí nó xen vào 1 đoạn nu đã được nhân đôi, giống nhau, cùng chiều.

- Transposon tổng hợp

+ Có những đoạn ADN có kích thước lớn hơn, có khả năng di chuyển gọi là các Transposon thường được giới hạn ở 2 đầu bằng 1 loại IS nào đó → gọi là Transposon tổng hợp.

+ Transposon thường chứa các gen mã hoá cho protein giúp cho vi khuẩn chống lại kháng sinh → tạo ra tính kháng thuốc của vi khuẩn. Thường phân bố ở Plasmit

- Cơ chế di chuyển: có 2 cơ chế

+ Cơ chế sao y bản chính (Transposon có mặt ở cả 2 vị trí). Phiên bản sau khi được sao chép từ vị trí cho sẽ được ghép vào vị trí nhận. Mỗi lần di chuyển, số lượng bản sao được tăng lên.

+ Cơ chế tách ra khỏi vị trí cũ di chuyển đến vị trí mới: Transposon có thể tách ra khỏi vị trí cũ và ghép vào vị trí mới → số lượng Transposon không thay đổi.

Câu 10: Thế nào là tái tổ hợp ADN? Đặc điểm, vai trò của các hình thức tái tổ hợp

- Là sự sắp xếp lại trật tự các gen trong genome

* Tái tổ hợp chung

- Điều kiện: giữa 2 phân tử ADN tương đồng

- Diễn ra qua 3 bước

+ B1: 2 phân tử AND tương đồng bị bẻ gãy nằm ở vị trí bất kỳ trên đoạn nu tương đồng.

+ B2: Các sợi đơn của phân tử ADN này sẽ nối bổ sung với các sợi đơn của ADN kia tạo ra 2 phân tử ADN dị hợp kép.

+B3: Cắt nối các phần sợi đơn chuyển đổi cho nhau để hoàn thiện ADN dị hợp kép → vị trí nối gọi là vị trí nối dị hợp có thể rất dài.

Có thể có hiện tượng 1 số bazơ không bắt cặp được vì không bổ sung, sẽ sửa chửa theo cơ chế sửa ADN của tế bào.

* Trao đổi gen

- Là do hiện tượng tái tổ hợp chung kết hợp với tổng hợp ADN có giới hạn, thường xảy ra trong giảm phân.

- Nguyên nhân: do giữa các NST tương đồng có thể trình tự các nu không giống nhau hoàn toàn. Khi xảy ra trao đổi chéo thì một số nu sẽ không bắt gặp được do không bổ sung, hiện tượng này sẽ bị tế bào phát hiện và 1 trong 2 sợi đơn bị loại bỏ, lấy sợi kia làm khuôn mẫu để tổng hợp đoạn thay thế → hiện tượng trao đổi gen

* Tái tổ hợp ADN xảy ra ở vị trí đặc hiệu

- Xảy ra ở vị trí nhất định, đòi hỏi phải có enzim để nhận biết được vị trí đó không cần vị trí nối dị hợp

- Thường xảy ra giữa sự tái tổ hợp của ADN thực vật thể & genome của vi khuẩn

Câu11: Thế nào là Operon? Trình bày mô hình điều hoà hoạt động gen ở Operon cảm ứng và Operon kìm hãm.

* Genome: Cấu trúc gồm có ADN điều khiển và ADN mang mã, chỉ có ở đối tượng Procaryota

- Lưu ý: ở procaryota cấu trúc operon được điều hoà bởi đoạn gen ngắn được gọi là gernome điều hoà → sản phẩm là các protein điều hoà

* Opeson cảm ứng

VD: Operon loctozơ

- Cấu trúc: có 3 gen cấu trúc (Z,Y,A) mã hoá cho 3 loại enzim khác nhau, những enzim này giúp cho tế bào chuyển hoá được đường lactơzo

- Hoạt động Opeson: tín hiệu điều hoà chính là đường lactozo đóng vai trò là chất cảm ứng. Khi môi trường có đường lactozo thì Operon mở, các enzim được sản sinh. Còn khi môi trường không có đường lactozo thì enzim không được sản sinh, Operon đóng.

- Cơ chế điều hoà

+ Protein điều hoà là protein kìm hãm, được tế bào sản sinh với số lượng nhỏ, có ái lực mạnh với Operatin. Xảy ra 2 trường hợp:

- Khi môi trường không có đường lactozo, protein kìm hãm được gắn vào vị trí (O) làm cho enzim không vào xúc tác cho quá trình phiên mã được → quá trình phiên mã không xảy ra → Operon đóng.

- Khi môi trường có đường lactozo, đường đóng vai trò chất cảm ứng, tương tác với protein kìm hãm, gây biến đổi cấu trúc của protein này, kết quả nó không bám được vào vị trí O. Lúc này Operon được mở →enzim có thể vào xúc tác cho quá trình phiên mã → tổng hợp ra ARN thông tin tương ứng.

* Operon kìm hãm- liên quan đến con đường đồng hoá

VD: Operon triptoplan

- Cấu trúc: ở phần điều khiển có 2 vị trí: P,O

+ Có 5 gen cấu trúc mã hoá khi cho 5 loại enzim khác nhau. Vai trò là xúc tác cho các phản ứng tổng hợp axit amin triptoplan.

- Hoạt động: khi ở môi trường không có axit amin triptoplan thì các enzim sẽ được sản sinh để giúp cho tế bào tổng hợp axit amin → Operon mở.

+ Khi môi trường có axit amin triptoplan, các enzim không được sản sinh, tế bào sẽ sử dụng các axit amin có sẵn ở môi trường → Operon đóng.

- Cơ chế điều hoà

+ Nhân tố điều hoà là protein kìm hãm

+ Nhân tố điều hoà tương tác với axit amin triptoplan → cấu hình thay đổi → có khả năng gắn vào vị trí (O).

TH1: Môi trường không có axit amin triptoplan, nhân tố kìm hãm không gắn vào vị trí O → enzim vào xúc tác cho quá trình phiên mã → ARN thông tin → qua quá trình giải mã tạo thành các enzim tổng hợp triptoplan.

TH2: Môi trường có axit amin triptoplan → axit amin tương tác với protein kìm hãm → làm cho cấu hình protein thay đổi, có thể gắn vào vị trí (O)→ làm cho quá trình phiên mã không được thực hiện, enzim không được sản sinh, tế bào sử dụng axit amin sẵn có của môi trường.

Câu 12: Phân tích điều hoà hoạt động gen ở Eucaryota

a. Điều hoà bằng cách thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc chất hay ADN

- Có những vùng nhạy cảm tương ứng với những gen hoạt động trong tế bào

- Khi protein điều hoà tương tác ở vùng nhạy cảm → thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc chất → bộc lộ các promoto tương ứng giúp cho quá trình phiên mã.

- Biếu hiện: khi có sự sắp xếp lại trên ADN

b. Sự điều hoà trong phiên mã

- Nguyên tắc chung: là sự tương tác giữa ADN và protein điều hoà

* Các trình tự ADN làm nhiệm vụ điều hoà biểu hiện gen

- Trình tự cis: là trình tự ADN riêng biệt điều hoà biểu hiện gen ( nằm ở đầu 5'), có thể nằm rất xa gen, có 2 phần đối xứng để tiếp nhận nhân tố trans ở trạng thái dimer.

- Các trình tự tăng cường: protein điều hoà tương tác vào trình tự này → tăng cường quá trình phiên mã. Trình tự này có thể nằm ở đầu 5' hoặc 3'. Thậm chí là trong gen vùng intron.

- Trình tự dập tắt

* Các nhân tố protein tham gia vào quá trình điều hoà biểu hiện gen: các nhân tố trans

- Ít nhất phải có 2 vùng cấu trúc và chức năng:

+ Vùng tương tác được với ADN

+ Vùng liên quan đến quá trình phiên mã

- Trans- cis: tương tác yếu: cấu hình của trans phải phù hợp với cấu trúc xoắn kép của ADN

→ Phụ thuộc vào sự tương tác giữa các enzim với nhau → giúp cho enzim ARN polymeraza tiếp cận được prômôtơ nhận biết được, xúc tác cho quá trình phiên mã.

c. Sự điều hoà sau phiên mã

- Sự ghép nối khác biệt: sự ghép nối khác nhau diễn ra ở các tế bào → mARN khác nhau

* Phản ứng đọc sửa mARN

- Diễn ra ở tế bào chất, khi 1 phân tử mARN mà trải qua phản ứng này có thể 1 số nu được thêm vào hoặc bớt đi, hoặc thay thế

Kết quả: trình tự các nu trên mARN không giống như trình tự nu ở gen được phiên mã.

- Không phải tất cả mARN đều phải trải qua các phản ứng này

- ARN phụ trợ sẽ tiến hành đọc sửa kích thước 40-80 bazo

+ đầu 5' có khả năng liên kết với đầu 3' của mARN cần sửa đổi

+ đầu 3' có đuôi poli...(mang rất nhiều các loại nu)

Quá trình đọc sửa được tiến hành từ đầu 3' về đầu 5' trên phân tử mARN cần sửa đổi.

Câu 13: Trình bày đặc điểm và những diễn biến chính của quá trình tái bản ADN?

* Đặc điểm chung

- Tái tổ hợp là sự sắp xếp lại của genome, nối các gen lại với nhau, kết quả là thay đổi thông tin di truyền của sinh vật.

- Sự tái tổ hợp có thể thực hiện giữa 2 đoạn NST tương đồng hoặc giữa 2 đoạn nu ở vị trí đặc biệt

- 2 loại: Tái tổ hợp chung và tái tổ hợp điểm

- Vai trò: tái tổ hợp tạo ra tính đa dạng của hệ geddieemra.

a. Tái tổ hợp chung

- Điều kiện: xảy ra giữa 2 NST tương đồng

- Các bước:

+ 2 phân tử ADN bị bẻ gãy, mỗi phân tử thành 2 đoạn, mỗi đoạn của phân tử này nối với đoạn của phân tử kia → kết quả 2 phân tử mới được tạo thành

+ Vị trí đứt gãy nằm ở bất kỳ trên đoạn nu tương đồng, tại vị trí nối liên kết tạo cặp giữa các cặp bazo nito bổ sung ở 2 đoạn ADN có thể tạo cặp không chính xác giữa các bazo niti vì các NST tương đồng không giống nhau hoàn toàn. Vị trí này được gọi là vị trí nối dị hợp

b. Tái tổ hợp điểm

- Không đòi hỏi tương đồng → xảy ra ở 2 ADN bất kỳ

- Xảy ra khi có enzim nhận biết được vị trí đặc biệt trên ADN

- Là sự tương tác giữa ADN và protein, phụ thuộc vào 1 vài protein, 1 trong những enzim này nhận biết được điểm cần biết

- Các phân tử tái tổ hợp sẽ hình thành đồng dạng do được cắt và nối ở những điểm xác định → kết quả tạo ra 2 NST đồng dạng.

Câu 14: Phân tích các cơ chế sửa chửa ADN trong tế bào?

a. Sửa chửa trực tiếp

Sửa chửa các liên kết dinmer nhờ enzim photpholyasc thông qua hiện tượng quang hoạt hoá để biến đổi các liên kết hoá học → đưa các nu về trạng thái bình thường.

b. Sửa chửa gián tiếp

- 2 trường hợp chính

+ Nếu sai sót chỉ xảy ra trên 1 sợi đơn, nó sẽ cắt bỏ sai hỏng, sửa chửa dựa vào trình tự bổ sung của mạch kia

+ Nếu sai sót xảy ra trên cả 2 sợi đơn, không có sợi làm khuôn mẫu thì nó sửa chửa theo cơ chế ngẫu nhiên → phải chấp nhận sai sót

Đây là nguyên nhân tạo nên tính đa dạng trong cơ chế di truyền của ADN

* Cắt bỏ sai hỏng (sai sót trên 1 sợi đơn)

Tiến hành theo 3 bước

- B1: Sai hỏng được phát hiện, đoạn ADN mang sai hỏng bị cắt bỏ nhờ enzim cắt → tạo ra khoảng trống

- B2: Tổng hợp 1 đoạn ADN mới tại vị trí đó dựa vào trình tự bổ sung của mạch kia nhờ enzim ADN polymelase

- B3: Bước hoàn thiện: nối đoạn mới tổng hợp ADN như mạch cũ nhờ enzim nối

- Tuỳ thuộc vào mức độ sai hỏng mà nó được sửa chửa theo các cách thức khác nhau

+ Sửa chửa ADN bằng cách loại bỏ bazo hỏng (BER) là những bazo bị khử mất nhóm amin, hoặc vòng liên kết bị hỏng...chúng được phát hiện bởi enzim ADN glycosylase → loại bỏ bazo hỏng ra khỏi phân tử đường, tạo khoảng trống A-P. Khoảng trống được nhận biết bởi enzim AP nuclease → loại bỏ phân tử đường ra khỏi sợi ADN. Tại vị trí đấy nó sẽ được sửa chửa bởi 2 enzim ADN polymerase và ADN ligase

+ Sửa chữa ADN bằng cách loại bỏ nucleotit hỏng: cho phép sửa chửa bất kỳ sai hỏng nào trên sợi đơn. Đầu tiên nhờ các enzim mà các sai hỏng được phát hiện, đoạn ADN mang sai sót sẽ bị loại bỏ (đoạn sai hỏng có thể dao động từ 12- 200nu)

Tại vị trí đó được sửa chửa nhờ enzim ADN polymerase và ADN ligase

* Sửa chữa theo cơ chế ngẫu nhiên:

- ADN bị tổn thương nặng, sai hỏng diễn ra trên cả 2 sợi đơn, cả 1 đoạn ADN bị mã hoá, không có mạch khuôn để sửa chửa theo cơ chế thông thường

Trong trường hợp này, để đảm bảo sự tồn tại của tế bào. Tế bào tiếp tục phân chia. Tại vị trí tổn thương đó. ADN được sửa chửa theo cơ chế ngẫu nhiên- các nu được đưa vào hoàn toàn ngẫu nhiên, chấp nhận sai sót.

Tuy nhiên đây cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo ra tính đa dạng của ADN

<PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>24 </PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lebalam87