Phần Thực Vật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


PHẦN THỰC VẬT

Câu 3: Các hình thức sinh sản của thực vật:

Gồm 2 hình thức là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính,

Sinh sản hữu tính kéo theo sự hình thành hoa và sau khi thụ tinh thì tạo thành quả và hạt. Song đặc biệt hơn, sinh sản hữu tính là sự dung hợp của các giao tử đơn bội gồm nhân của trứng và nhân tinh trùng gọi là sự thụ tinh xảy ra bên trong bầu của hoa. Thế hệ con của sinh sản hữu tính là sự biểu thị nhiều biến dị cá thể do sự tái tổ hợp của NST xảy ra trong quá trình giảm phân và mặt khác còn nhờ sự dung hợp của các giao tử không tương đương đồng thời từ 2 bố mẹ khác nhau. Sinh sản hữu tính có thể tạo cho cây các tổ hợp gen mới để thích nghi tốt với môi trường sống đồng thời có khả năng mở rộng phạm vi phân bố của quả và hạt nhờ các cơ chế khác nhau.

Sinh sản vô tính trong thực vật hạt kín thường không tạo hoa quả và hạt. Thay vào đó các cấu trúc sinh dưỡng như rễ, thân, lá sinh ra thế hệ con. Trong sinh sản vô tính có 1 dạng cha mẹ và thế hệ con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân vì thế thế hệ con đều giống nhau và giống bố mẹ về bản chất di truyền. Tuy thế sinh sản vô tính để tạo ra 1 số lượng cây con từ 1 bố mẹ có ưu thế mong muốn con người phải sử dụng phương pháp nhân giống vô tính để tạo ra 1 lượng cây từ 1 cá thể nào đó có tổ hợp tính trạng mong muốn.

Câu 4 : Quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái của thực vật khép kín

· Quá trình hình thành giao tử đực hạt phấn

Thể giao tử được tạo ra trong nhị. Bao phấn chứa túi phấn với nhiều TB mẹ tiểu bào tử và mỗi tb này trải qua phân bào giảm nhiễm để tạo ra 4 tiểu bào tử đợn bội. 1 tiểu bào tử qua phân bào giảm nhiễm hình thành 2TB qua phân bào nguyên nhiễm hình thành 2TB được bao bọc bên trong vách với cách chạm trổ tinh vi. Cấu trúc này là hạt phấn và chứa 1 Tb ống và 1 Tb phát sinh. Tb phát sinh phân chia lập tức hoặc chậm hơn cho 2 tinh trùng. Như vậy tế bào tinh trùng có mặt bên trong hạt phấn là thể giao tử đực.

· Quá trình hình thành giao tử cái

Trong mỗi noãn của bầu hoa có tb mẹ đại bào tử lưỡng bội. Trải qua phân bào giảm nhiễm, tb mẹ đại bào tử tạo 4 đại bào tử đơn bội, 3 trong số này bị phân rã chỉ để lại 1 đại bào tử còn hoạt động. Nhân của đại bào tử này qua phân bào nguyên nhiễm cho đến khi được 8 nhân đơn bội. Bên trong 1 cầu trục gọi là túi phôi- thể giao tử cái. Ở 1 đầu có 3 tế bào đối cực ở giữa là 2 đầu là nhân và đầu kia là tế bào trong đó tb nằm giữa là tb trứng. Toàn bộ túi phôi được bao bọc bằng 2 tầng vở bọc và có 1 lỗ noãn nhỏ gần tb trứng.

Ở thực vật có hoa, trứng có mặt bên trong túi phôi. Túi phôi là thể giao tử cái và được định vị trong noãn. Theo định nghĩa của sự phát triển thì túi phôi tương đương với hạt phấn của cá thể đực. Đặc điểm khác nhau quan trọng là 1 số nhân bên trong túi phôi được màng và các tế bào chất bao bọc để tạo ra các tế bào riêng rẽ. 2 Tb khác nằm 2 bên trứng là tự bào. Trứng và trợ bào tạo nên cái gọi là bộ tế bào trứng. Các nhân cực thường không được màng bao bọc và thường dung hợp để tạo nhân đơn lưỡng bội. Do đó, một túi phôi trưởng thành mang tổng số 7 nhân gồm trứng, 2 trợ bào, 3 tb đối cực và nhân trung tâm lưỡng bội.

Câu 5 : Sự thụ phấn và thụ tinh.

Thụ phấn chỉ là quá trình truyền hạt phấn từ bao phấn đến núm nhụy do đó k nên nhầm lẫn với sự thụ tinh. 2 hình thức thường gặp trong thực vật có hoa là tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Trong quá trình tự thụ phấn thì sự truyền hạt phấn xảy ra ngay bên trong 1 hoa hay giữa 2 hoa trên cùng 1 cá thể. Ở thụ phấn chéo do hoa ở trên các cá thể khác nhau nên quá trình có xu hướng gây biến dị lớn hơn giữa các cá thể con và thích hợp cho chọn lọc tự nhiên. Do đó nhiều loài thực vật có hoa có biến thái hoa để thích nghi thụ phấn chéo diễn ra dễ dàng hơn.

Sự thụ tinh : Thụ phấn chỉ là bước đầu tiên trong quá trình sinh sản hữu tính. Khác với tế bào tinh trùng của thực vật bậc thấp, giao tử đực có mặt trong hạt phấn không di chuyển được và không cần nguồn nước bên ngoài để tiếp xúc với giao tử cái. Khi hạt phấn được mang đến núm nhụy, nó nảy mần tạo ra 1 ống phấn. Hạt phấn nảy mầm chứa 1 nhân ống phấn và 2 nhân tinh trùng là thể giao tử đực trưởng thành. Ống phấn sinh trưởng rồi chui qua các tế bào của núm nhụy và vòi nhụy để đến lỗ noãn. Sự nảy mần của hạt phấn cần cung cấp năng lượng lấy chủ yếu từ các thức ăn dự trữ bên trong hạt phấn. Về sau ống phấn tiết ra các enzim tiêu hóa các tế bào xung quanh của đầu nhụy và vòi nhụy để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng. Nhân ống phấn có mặt trong đỉnh chóp ống phấn điều tiết hoạt động này. Cuối cùng ống phấn đâm xuyên qua xoang của bầu nhụy và thâm nhập vào noãn, thường thông qua lỗ noãn. Nhân ống phấn và 2 nhân tinh trùng được phóng thích. Lúc này xảy ra quá trình thụ tinh kép. Một trong 2 nhân tinh trùng dung hợp với nhân của trứng tạo hợp tử lưỡng bội mà về sau sẽ biến thành phôi mới của cây, còn nhân tinh trùng thứ 2 đến kết hợp với hai nhân cực, tạo nhân nội nhũ 3n, trong khi nhân ống phấn bị phân rã. Như vậy quá trình thụ tinh kép đã hoàn thành.

Câu 6: sự phát triển của quả và hạt.

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển để tạo hạt. Hạt là một cấu trúc do sự phát triển của noãn tạo ra. Hạt chứa phôi thể bào tử và chất dinh dưỡng dự trữ. Trong quá trình phát triển, phôi tăng trưởng hình thành chồi mầm và rễ phôi hay rễ mầm. Ở hạt cây 1 lá mầm, phôi phát triển thành một lá mầm đơn, trong khi ở cây 2 lá mầm cho 2 lá mầm.

Hạt chứa nội nhũ như thầu dầu, ngô, nhân nội nhũ phân chia lặp lại nhờ mô phân bào nguyên nhiễm để tạo mô nội nhũ gồm các tế bào lớn dự trữ thức ăn. Ở hạt k chứa nội nhũ như đậu răng ngựa, thì lá mầm là vùng dự trữ thức ăn chủ yếu, nên sự phát triển của nội nhũ rất bị hạn chế. Vỏ noãn tạo vỏ ngoài của hạt và gồm tầng cứng ngoài gọi là vỏ bọc và 1 tầng trong mềm hơn gọi là vỏ lụa.

Khi hạt trưởng thành, bầu trương lên phát triển thành quả. Trong trường hợp đậu răng ngựa thì đó là quả đậu dài. Do đó, quả là bầu trưởng thành chứa hạt. Vách bầu biến thành vỏ quả, khi khô và nẻ ra theo 2 phía và phóng thích hạt để phát tán.

Cấu 7 : đặc điểm của hoa phù hợp với các lối thụ phấn

Hoa có 2 lối thụ phấn chính là thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ côn trùng.

Đối với thụ phấn nhờ gió hoa có một số đặc điểm như sau :

- Hoa thường tập trung ở ngọn để dễ dàng tiếp xúc với gió để được mang đi xa

- Bao hoa thường tiêu giảm để lộ bao phấn ra ngoài

- Chỉ nhị dài bao hoa treo lủng lẳng.

- Hạt phấn nhiều, rất nhỏ và nhẹ

- Đầu hoặc vòi nhụy dài có nhiều lông dính.

Đối với hoa thụ phấn nhờ côn trùng thì có một số đặc điểm như:

- Hoa có màu sắc sặc sỡ, hoa lớn hoặc 1 cụm các hoa nhỏ.

- Hoa có hương thơm, mật ngọt làm thức ăn cho côn trùng

- Hạt phấn to và có gai, vách dày, hạt phấn mắc vào nhau thành khối

- Đầu nhụy có chất dính, các bộ phận khác được sắp xếp để con trùng tiếp xúc dễ dàng

Câu 8 : Khái niệm vòng gỗ hàng năm.

Chỉ có cây 2 lá mầm mới có vòng gỗ hàng năm hay vòng sinh trưởng. Đó là các vòng đồng tâm được hình thành trong xilem thứ cấp. Đặc biệt trong vùng ôn đới thì mỗi năm cây gỗ tạo nên 1 vòng gọi là vòng năm. Xilem thứ cấp có độ dày hơn so với xilem sơ cấp và chứa các yếu tố mạch, quản bào, sợi và tb mô mềm xilem. Trong thân gỗ 2 lá mầm thì tỷ lệ xilem thứ cấp thường cao hơn phloem thứ cấp.

Câu 9: phân biệt gỗ dác gỗ lõi

Gỗ lõi là do gỗ dác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,... Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành "thùng rác" chứa các chất thải, chất bã của cây. Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ dác. Do gỗ lõi ít "rỗng" hơn gỗ dác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ dác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây.Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ dác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ dác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).

Câu 10 : các loại hoóc môn kích thích và ức chế Thực vật

Hoocmon là các chất hóa học do các bộ phận không chuyên hóa tạo ra như mô phân sinh đỉnh chồi, bao rễ, đỉnh rễ, lá trưởng thành, quả non, thân... Chúng có hàm lượng bé được chuyển đến các bộ phận khác của cây và gây ra các phản ứng sinh lí ở đó. Hoạt động của hoocmon là kích thích các quá trình sinh lý nhất định và ức chế các phản ứng khác như định hướng và điều chỉnh sinh trưởng thân rễ, sinh sản, rụng lá, nảy mầm hạt, trạng thái ngủ trong chồi mùa đông và hạt. Do đó, gọi chúng là chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên. Hoocmon hoạt động như tác nhân truyền tin giữa tế bào và kết hợp chặt chẽ với các thụ quan trên bề mặt của màng tế bào.

Trong thực vật có 5 nhóm hoocmon chủ yếu là : auxin, xitokinin, gibberellin, etilen, apxixic. Auxin được tạo ra từ mô phân sinh đỉnh chồi lá non, hạt, dẫn truyền có cực trong các tế bào mô mềm, nó có chức năng kéo dài nhân, kích thích sinh trưởng mô mạnh, ức chế chồi bên. Xitokinin được tạo ra trong rễ và được dẫn truyền đến các bộ phận khác như chồi cây theo hệ dẫn truyền xi lem, nó có chức năng kích thích phân chia tế bào và xác định tiến trình phân hóa. Gibberellin có mặt ở lá non, mô phân sinh đỉnh rễ và chồi, nó có chức năng kéo dài thân và lóng, huy động enzim khi nảy mầm hạt. Etilen thì có trong mấu của thân, quả chín, mô hóa già có tác dụng điều tiết sự rụng lá, hoa quả, kìm hãm sự kéo dài chồi bên, kích thích chín quả. Axit apxixic có ở lá trưởng thành, bao rễ, thân và được vận chuyển qua mô mạch, có chức năng ức chế sinh trưởng chồi, có vai trò quan trọng trong cơ chế mở lỗ khí, kích thích sự hóa già lá.

Câu 11: các loại cây theo quang chu kỳ

Quang chu kỳ là sự xen kẽ thời gian chiếu sáng và thời gian tối có liên quan đến sinh trưởng phát triển của cây. Quang chu kỳ tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. Phân loại cây theo quang chu kỳ có 4 loại :

Cây không cần ánh sáng: ra hoa trong đêm tối liên tục như khoai tây trồng từ mầm củ, hoa huệ, hoa dạ hương.

Cây trung tính : ra hoa ở ngày dài lẫn ngày ngắn như lạc, đậu, ngô...

Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện ngày ngắn đêm dài.

Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện ngày dài đêm ngắn.

Câu 12: sự trao đổi nước của thực vật.

Trong thực vật có 2 loại nước chính là nước tự do và nước liên kết.

Nước tự do : chứa trong các thành phần của tế bào, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn, không bị hút bởi các phần tử tích điện hay các liên kết hóa học. Nó đóng vai trò làm dung môi, làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia 1 số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

Nước liên kết : liên kết với các phần khác trong tế bào, mất các đặc tính lí hóa sinh của nước.

Cây hút nước nhờ rễ hay bộ rễ. trên mỗi mm2 bề mặt có hàng trăm tế bào lông hút. Tế bào lông hút có cấu tạo phù hợp với chức năng hút nước như thành tế bào mỏng, không có cutin, chỉ có 1 không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao. Các loại nước liên kết và tự do trong đất được lông hút hấp thụ dễ dàng nhờ áp suất thẩm thấu. Có 2 con đường hấp thụ nước từ rễ là qua thành tế bào- gian bào, qua chất nguyên sinh- không bào. Nước từ lòng đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ của cây nhờ thẩm thấu, nước bị đẩy lên bởi áp suất rễ. Nước được vận chuyển 1 chiều từ rễ lên lá, chiều của cột nước thì phụ thuộc vào chiều dài thân cây.

Các cơ chế đảm bảo vận chuyển nước trong thân cây :

- lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước

- lực đẩy của rễ

- lực trung gian

{;-n

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro