bài 37 - 38 - 39

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 37:SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. Khái niệm về ST và PT

1. Khái niệm về sinh trưởng

- Là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể ĐV

2. Khái niệm về phát triển

- PT bao gổm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau( sinh trưởng phân hóa hay biệt hóa TB, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể)

3 Mối quan hệ giữa ST và PT

- ST và PT liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường

+ ST tạo tiền đề cho PT

+ PT làm thay đổi ST

ST và PT

Hợ tử ----------------->Cơ thể ĐV

Quá trình ST và PT gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau

- Dài hoặc ngắn tùy thộc ĐV

- Đơn giản hay phức tạp, tùy ĐV sống

II. Phát triển không qua biến thái

1. Sự sinh trưởng

ST: Phát triển kích thước , khối lượng cơ thể ĐV theo thời gian (mức TB , mô, CQ , cơ thể

VD: Hợp tử < gà con <gà trưởng thành

- Tốc độ ST của mô, cơ quan khác nhau /cơ thể→ diễn ra không giống nhau. VD:

- Tốc độ ST diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau

VD:

ST tối đa / cơ thể→ đạt ở tuổi trưởng thành- tùy loài. VD:

- Tốc độ ST/ ĐV→ chỉ tiêu quan trọng/chăn nuôi

2. Sự phát triển

Sự phát triển của ĐV là sự biến đổi theo:

- Thời gian

+ Hình thái

+ Sinh lí TB

+ Mô, cơ quan

- Cơ thể : Hợp tử→ cơ thể trưởng thành

+ Giai đoạn cơ thể phát dục( khả năng sinh sản)

Người ta phân biệt 2 giai đoạn phát triển chính

1. Giai đoạn phôi

2. Giai đoạn hậu phôi

A. Giai đoạn phôi:

Hợp tử ( 1tế bào) → giai đoạn phân cách trứng→ phôi (nhiều tế bào giống nhau) giai đoạn phôi nang ( gồm 2 lá phôi có tế bào khác nhau) → giai đoạn phôi vị →phôi( 3 lá phôi có tế bào khác nhau) → giai đoạn mầm cơ quan( trong đó có ống thần kinh)

- Tức là 3 lá phôi vị( ngoại bì ,trung bì, nội bì) → mô → cơ quan→ cơ thể theo sơ đồ sau:

- Ngoại bì→ biểu bì da, hệ thần kinh

- Trung bì→ xương, cơ

- Nội bì→ ống ruột, gan ,tụy

B. Giai đoạn hậu phôi

- Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau phát triển không qua biến thái

- Con non giống con trưởng thành

VD: gà, động vật có vú

- Phát triển qua biến thái

+Con non : ấu trùng – chưa giống con trưởng thành

+Qua nhiều biến đổi về hình thái và sinh lí →cơ thể trưởng thành

VD: ĐV chân khớp, ếch nhái

III. Phát triển qua biến thái

1. Sự phát triển qua biến thái ở ếch nhái

- Trứng→ nòng nọc (sống trong nước, mang ngoài đuôi bơi ) ếch (cạn, hô hấp (da, phổi), chân nhảy)

- Đây là quá trình biến đổi ở mức phân tử,tế bào ,mô, cơ quan đòi hỏi nhân tố tác động quan trọng là hoocmôn tuyến giáp

3.2.Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp

a. Sự biến thái hoàn toàn

con non hoàn toàn khác con trưởng thành

VD: Bọ cánh cứng, bướm ruồi ,muỗi

Bọ cánh cứng: sâu → nhộng→ ruồi: dòi →nhộng→ ruồi →Muỗi: cung quăng→

b. Sự biến thái không hoàn toàn

- giai đoạn ấu trùng giống con trưởng thành như để trưởng thành cơ thể trưởng thành thì chúng phải qua nhiều lần lột xác

VD: Châu chấu, tôm, cua, ve sầu…

* Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp được điều chỉnh bởi:

· Hoómôn biến thái (ecđixơn)

· Hoócmôn lột xác (juvenin)

* Sự phát triển qua biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài với môi trường sống khác nhau- thức ăn – nhiệt độ - ánh sáng

VD:

- Sâu có bộ hàm thích nghi ăn trái cây

- Bướm có bộ vòi thích nghi hút nhựa, mật hoa

+ Sâu giai đoạn dinh dưỡng tích lũy chất cần cho biến thái

+ Bướm: Giai đoạn trưởng thành sinh dục→ đẻ trứng- duy trì thế hệ của loài.

BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. Điều hòa sinh trưởng

- Hoocmon quan trọng nhất trong sự điều hòa sinh trưởng ở người là hoocmon sinh trưởng (GH) và tiroxin

1. hoocmon sinh trưởng (GH)

- Nguồn gốc: Được sinh ra từ thùy trước tuyến yên

- Vai trò:

+ Tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, mô, cơ quan

→ Tăng cường quá trình sinh trưởng của tế bào

+ Hiệu quả sinh trưởng tùy thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của chúng

+ Có tác dụng với xương trẻ em, nhưng không tác dụng với xương người lớn

2. Hoocmon Tiroxin

- Nguồn gốc sinh ra từ tuyến giáp

- Tác dụng:

+ Làm tăng tác dụng chuyển hóa cơ bản→ tăng trưởng sinh trưởng

+ Sinh sản tiroxin bị rối loạn→ gây ra bệnh nhược giáp ( nhịp tim chậm, huyến áp cao, phù viêm)

Hoặc gây ra bệnh cường giáp( nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, sút cân, mắt lồi, bướu tuyến giáp)

Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT(Tiếp theo)

I.Anh hưởng của các yếu tố bên trong.

1. Tính di truyền.

- Di truyền quyết định đến sinh trưởng và phát triển ở mỗi loài.

- Tốc độ lớn và giới hạn lớn.

- Hệ thống gien điều khiển sinh trưởng, phát triển. VD: Bệnh già trước tuổi do sai lệch trong hệ gien.

2.Giới tính:

-Trong cùng loài, con cái có tốc độ lớn nhanh hơn và sống lâu hơn con đực.

-VD: Mối chúa dài gấp 2, nặng gấp 10 lần so với mối đực( đẻ 6.000 trứng/ ngày).

3. Các hooc môn sinh trưởng, phát triển:

- HGH, ti rôxin điều hoà tốc độ lớn, giới hạn lớn ở động vật.

- Sai lệch trong chế tiết các hooc môn này==> bệnh khổng lồ, bệnh lùn.

- Điều hoà sự phát triển phôi, hậu phôi.

- Hoocmôn biến thái(êcđixơn,juvenin, tirôxin..).

-Hoocmôn kích dục điều hoà trứng chín và rụng trứng(FSH, LH).

- Hoocmôn kích dục điều hoà sự dậy thì, động dục mang thai( testosteron, oestrogen, prôgesterôn..).

II. Anh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

1.Yếu tố thức ăn:

- Quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn.

- Tăng lizin 0.45%- 0.85% lớn nhanh( 80gram/ngày lên 210 gram/ ngày ở lợn thịt trong giai đoạn cai sữa.

- Thiếu vitamin, nguyên tố vi lượng: còi, sản lượng kém.

2. Yếu tố môi trường:

- O2*, CO2, H2O, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,.. ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

- Cá sống trong các khu vực bị ô nhiễm, O2 ít==> chậm lớn, không sinh sản.

-Cá rô phi 30**0C lớn nhanh, 18oC ngừng lớn, ngừng đẻ.

- Các chất độc hại==> gây quái thai.

III. Khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.

1. Cải tạo vật nuôi:

- Động vật nguồn thực phẩm, nguyên liệu.

- Tạo giống vật nuôi cho năng suất cao, thời gian ngắn.

2. Cải tạo giống di truyền:

Phương pháp lai giống, thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi==> tạo giống vật nuôi có năng suất cao thích nghi với điều kiện địa phương.

VD: Lợn ỉ lai.

3. Cải thiện môi trường:

Cải thiện môi trường sống thích hợp tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, nhằm thu được sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. các biện pháp như: sử sụng thức ăn nhân tạo, cải tạo chuồng trại, sử dụng chất kích thích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro