CHƯƠNG I - HỆ VẬN ĐỘNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
- Bảo vệ ( Các xương tạo nên các khoang chứa và bảo vệ các cơ quan bên trong )
- Nâng đỡ ( Tạo khung cứng làm cho cơ thể có một hình dạng nhất định, đảm bảo các tư thế của cơ thể )
- Vận động ( Vận chuyển, sinh sản, dinh dưỡng và sự biểu thị tình cảm thông qua sự co rút của cơ )
- Có vai trò trong việc phát ra âm thanh
II. HỆ XƯƠNG : gồm 200 chiếc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau.
1. Cấu tạo của xương
* Cấu tạo : gồm lớp màng xương và lớp mô xương
- Lớp màng xương : có các tế bào sinh xương ---> làm cho xương lớn lên, khi gãy được nối liền.
- Lớp mô xương : tạo nên lớp xương chắc và xương xốp, trong xương xốp có tủy đỏ tham gia vào cấu tạo hồng cầu.
* Trục giữa các xương dài rỗng, chứ tủy sống
- Ở trẻ em, khoang xương đều chứa tủy đỏ có chức năng tạo máu cho cơ thể.
- Trong quá trình phát triển cơ thể, một số tủy đỏ biến thành tủy vàng và có khả năng tạo máu.
* Bộ xương người được cấu tạo từ nhiều loại xương, chủ yếu là :
- Xương dẹt ( xương sọ, xương sườn ) : cấu tạo gồm 2 tấm xương đặt ở mặt ngoài và ở giữa 2 lớp xương xốp.
- Xương ngắn ( xương ngón tay, xương ngón chân ) : chủ yếu là do xương xốp tạo nên và ở mặt ngoài được phủ một lớp mỏng xương đặc.
- Xương dài : hai đầu of xương dài giống xương ngắn, thân xương được cấu tạo bằng xương đặc làm cho thành xương dày, ở giữa thân xương có ống tủy và ống tủy chứa tủy xương.
* Các xương được liên kết với nhau nhờ các khớp. Có 3 loại khớp :
- Khớp bất động : được tạo nên bởi sự dính liền các xương lại với nhau; các xương trong khớp không có sự cử động.
- Khớp bán động : các xương trong khớp này vận động nhưng hạn chế.
- Khớp động : là loại khớp điển hình, cho phép xương cử động rộng rãi ( phần lớn các xương trong cơ thể ).
2. Thành phần hóa học của xương
- Trong xương có :
+ 1/3 là chất hữu cơ : có tính đàn hồi ( do chất hữu cơ quyết định )
+ 2/3 là chất vô cơ : có tính chất cứng rắn ( do chất vô cơ đảm nhiệm )
- Trong xương chất hữu cơ và chất vô cơ kết hợp chặt chẽ với nhau :
+ Tỉ lệ các chất thay đổi theo từng lứa tuổi.
+ Càng trưởng thành, tỉ lệ chất hữu cơ càng giảm và chất vô cơ càng tăng.
3. Bộ xương cơ thể :
* Gồm 3 phần : Xương sọ, xương mình và xương chi
a) Xương sọ : là cơ quan bảo vệ nhiều bộ phận rất quan trọng ở sọ người.
- Có sọ não và sọ mặt, tỉ lệ giữa hai phần là kết quả của quá trình tiến hóa từ sọ động vật thành sọ người.
- Sự phát triển của xương sọ
+ Có sự gắn liền của một số xương sọ não ( cố định để bảo vệ )
+ Tỉ lệ sọ não tăng so với sọ mặt
+ Sọ não trẻ sơ sinh có các thóp là cho thể tích họo sọ tăng để chưa não
+ Liên kết giữa các xương được thay thế từ mô liên kết, thành sụn rồi thành xương.
b) Xương thân : Gồm cột sống và lồng ngực
* Cột sống : vừa là khung nâng đỡ, vừa là cơ quan bảo vệ cho bộ phận thần kinh trung ương ( vd như tủy sống )
- Gồm 33 - 34 đốt sống, các đốt sống này xếp chồng lên nhau và giữa các đốt sống có đĩa sụn gian đốt sống. Các lỗ đốt tạo thành một ống cột sống chứa tủy sống.
- Cột sống có hình dạng giống hình chữ S ( cổ, ngực, thắt lưng, cùng )
+ 7 đốt sống cổ
+ 12 đốt sống ngực
+ 5 đốt sống lưng
+ 5 đốt sống cùng
+ 4 - 5 đốt sống cụt
- Ý nghĩa : nhờ những khúc uốn mà cột sống có tác dụng như một lò xo làm giảm bớt ảnh hưởng của những va chạm cơ học đối với cơ thể.
* Lồng ngực : bảo vệ tim, phổi và một số bộ phận bên trong khoang bụng
- Có hình dạng như 1 cái lồng hình chóp, rộng ngang, hẹp trước, sau, đỉnh hướng lên trên, đáy ở dưới.
- Gồm các xương :
+ 1 xương ức
+ 12 đốt xương sườn, chia thành sườn thật, sườn giả và sườn cụt
+ 12 đốt sống ngực
+ Mỗi xương sườn gồm thân xương hình vòng cung, đầu sau và đầu trước có sụn để khớp với cột sống và xương ức.
c) Xương chi : gồm chi trên và chi dưới
* Chi trên : gồm xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay.
* Chi dưới :
- Xương chậu : to vì làm chỗ dựa cho 1 số cơ quan trong cơ thể, bảo vệ các cơ quan trong khoang bụng.
- Xương cùng
- Xương cụt
- Xương đùi
- Xương bánh chè
- Xương mác
- Xương chày
- Xương bàn chân
III. HỆ CƠ
1. Đặc điểm của cơ
- Có khả năng co rút
- Gồm 3 loại : cơ vân, cơ tim và cơ trơn
a) Cơ trơn
- Chiếm 1 tỉ lệ rất ít ( 20% trọng lượng cơ thể )
- Là thành phần cấu tạo của các cơ quan hình ống trong cơ thể như thành ống tiêu hóa, thành động mạch, thành tĩnh mạch.
- Hoạt động tự động
b) Cơ tim
- Có các vân ngang giống cơ vân nhưng giữa các sợi cơ có các đường nối tạo thành mạng lưới làm cho xung động lan tỏa nhanh.
- Hoạt động tự động
c) Cơ vân
- Chiếm 42% trọng lương cơ thể
- Tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể
- Hình dạng của cơ vân phong phú : cơ dài, cơ ngắn, cơ rộng
- Gân cơ nối với xương
- Hoạt động tự động
2. Sự phát triển cơ
a) Đặc điểm cơ trẻ em :
- Hệ cơ trẻ em phát triển yếu
- Cơ trẻ em chiếm 23% trọng lượng cơ thể
- Trong cơ trẻ em chứa nhiều nước, ít chất đạm, mỡ. Do đó khi trẻ bị tiêu chảy mất nước nặng sẽ sụt cân nhanh
- Sợi cơ mảnh, lực cơ yếu vì vậy không nên cho trẻ luyện tập, lao động chân tay nhiều, nâng vật qua khả năng of trẻ.
b) Đặc điểm phát triển
- Cơ trẻ em phát triển không đều
+ Các cơ lớn ( đùi, vai..) phát triển trước
+ Các cơ nhỏ ( ngón tay, lòng bàn tay ) phát triển sau
- Cơ trẻ em lớn lên cả về chiều dài và độ dày
+ Chiều dài : từng sợi xơ dài ra làm dài bắp cơ
+ Độ dày : tăng bằng 2 cách
• Từng sợi cơ trong cơ bắp to dần
• Tăng thêm sợi cơ mới
IV. Tư thế
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt tránh được bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
- Cho trẻ ngồi đúng tư thế, bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc của trẻ.
- Khi ngủ không nên cho trẻ em nằm giường quá cứng, quá mềm sẽ ảnh hưởng đến cột sống.
- Thường xuyên cho trẻ tập thể dục, song cần chú ý
+ Trước 3 tháng không nên cho trẻ đứng
+ Trước 6 tháng không nên cho trẻ tập ngồi.
+ Trước 9 tháng không nên cho trẻ đi, không nên dắt 1 tay. Nên có dụng cụ thích hợp để luyện tập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hh