CHƯƠNG III - HỆ HÔ HẤP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. CHỨC NĂNG CỦA HỆ HÔ HẤP
* Thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
- Cung cấp 02 cho hoạt động của tế bào và các mô
- Thải khí C02 ra khỏi cơ thể
a) Sự trao đổi khí ở phổi ( hô hấp ngoài )
b) Sự trao đổi khí ở mô ( hô hấp trong )
II. CẤU TẠO CỦA HỆ HÔ HẤP
* Bao gồm 2 bộ phận là : bộ phận dẫn khí và bộ phận thở
1. Bộ phận dẫn khí
a) Khoang mũi
- Là bộ phận đầu tiên của cơ quan hô hấp
- Có các lông mũi, niêm mạc mũi với hệ thống mao mạch dày đặc và các tuyến nhầy
- Chức năng : lọc sạch không khí nhờ các lông mũi và dịch nhầy, hâm nóng không khí và đảm bảo độ ẩm nhờ các mao mạch và dịch nhầy tiết ra, nhận các kích thích về mũi nhờ các tổ chức thần kinh trên thành mũi
b) Thanh quản
- Tiếp giáp với khoang mũi
- Có chức năng dẫn khí và phát âm thanh
c) Khí quản
- Phần tiếp theo của thanh quản
- Là một ống trụ, gồm 16 - 20 vành sụn hình móng ngựa
- Có chức năng lọc sạch không khí và dẫn khí
d) Phế quản
- Phần tiếp theo của khí quản
- Cấu tạo giống khí quản, nhưng các vòng sụn hoàn toàn tròn
2. Bộ phận thở
- Gồm hai lá phổi
- Hai lá phổi nằm trong lồng ngực, mỗi lá phổi bao gồm : các thùy, tiểu thùy, phế nang và màng phổi bao bọc
- Ở lá phổi trái chia làm 3 thùy, lá phổi phải có 2 thùy
III. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÔ HẤP
1. Nhịp thở, kiểu thở
a) Nhịp thở
- Là mỗi lần thở ra và hít vào
- Trẻ sơ sinh nhịp thở rất nhanh và không đều
- 14 - 15 tuổi là 22 lần/phút
- Người lớn : nam 16 lần/phút và nữ 17 lần/phút
b) Kiểu thở
- Kiểu thở thay đổi theo lứa tuổi và giới tính
- Trẻ sơ sinh có kiểu thở bụng
- Trẻ 2 tuổi thở hỗn hợp ngực và bụng
- Và từ 10 tuổi trở đi con gái thở ngực và con trai thở bụng
2. Cử động hô hấp
a) Hô hấp thường
- Hít vào nhờ co cơ nâng sườn và cơ hoành, làm cho lồng ngực mở rộng, áo lực trong màng phổi giảm, mở rộng hai lá phổi làm cho khí trời tự do tràn vào các phế nang qua đường dẫn khí
- Khi thở ra, các cơ hít vào đều giãn làm cho thể tích lồng ngực bị giảm đi, áp suất trong lồng ngực tăng lên, làm chi khí trong phế nang và đường dẫn khí ra ngoài
b) Hô hấp sâu
- Ngoài các cơ hô hấp hít vào còn có sự tham gia của cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ treo...
- Ho và hắt hơi là những phản xạ tự vệ ( thở ra mạnh và đột ngột ) để ngăn hay tống ra ngoài những chất kích thích có hại.
IV. ĐẶC ĐIỂM HÔ HẤP TRẺ EM
1. Cấu tạo
a) Khoang mũi
- Nhỏ và ngắn, nên không khí không được lọc sạch, sưởi ấm một cách đầy đủ
- Khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc yếu, các xoang chưa phát triển
b) Thanh quản
- Trẻ dưới 6 - 7 tuổi khe thanh âm và thanh đới ngắn. Từ 12 tuổi trở đi thanh đới của nam dài hơn nữ
c) Khí quản
- Trẻ dưới 4 - 5 tháng có hình phễu. Sau này biến đổi dần thành hình trụ
d) Phế quản
- Phế quản phải rộng và dốc hơn phế quản trái, vì vậy dị vật dễ rơi vào phế quản phải
e) Phổi
- Phổi trẻ em lớn dàn theo lứa tuổi
- Ở trẻ em màng phổi mỏng, dễ bị giãn khi hít vào sâu hoặc khi bị tràn khí, tràn dịch màng phổi
2. Hoạt động của cơ quan hô hấp trẻ
a) Thể tích phút
- Là lượng không khí hít vào trong mỗi phút
b) Thể tích thông khí ở phổi
- Phản ánh cường độ của quá trình trao đổi chất
- Trẻ càng lớn thì càng thở sâu hơn
b) Sự trao đổi khí
- Trẻ em khác người lớn, 5 tuổi lượng C02 trong khí thở ra chỉ bằng 1/3 so với ở người lớn
d) Sự điều hòa hô hấp
- Trung khu điều hòa hô hấp của trẻ dễ bị hưng phấn. Vì thế, trẻ thở nhanh khi xúc động, hoặc lao động chân tay, hay khi nhiệt độ tăng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hh